Khảo sát giống được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố, 4 lần lặp lại với 4 nghiệm thức là bốn giống thanh trà: QM1 chua, Mỹ, QM2 chua, Thái, QM3 ngọt, quả lớn, QM4 ngọt,
Trang 1KHẢO SÁT BỐN GIỐNG THANH TRÀ [Bouea oppositifolia (Roxb.) Adelb.]
NHẬP NỘI VÀ CÁC KIỂU GHÉP THANH TRÀ TẠI XÃ XÀ BANG,
HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Tháng 8 năm 2010
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Con xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con nên người cùng những người thân đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho con trong suốt thời gian qua
- Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa cùng quý thầy cô trong khoa Nông Học của trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường
- Đặc biệt cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Văn Kế và cô Th.S Thái Nguyễn Diễm Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành tốt đề tài này
- Chân thành cảm ơn anh Th.S Đỗ Chiếm Quang giám đốc công ty Quốc Minh
và anh Đỗ Chiếm Hạnh cùng các anh chị công nhân trong công ty đã tạo mọi điều kiện
để em thực hiện tốt đề tài này
- Cảm ơn tập thể lớp DH06NH và tất cả bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài
Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010 Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Tuyết Anh
Trang 3TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát bốn giống thanh trà [Bouea oppositifolia (Roxb.) Adelb.] nhập
nội và các kiểu ghép thanh trà tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” Thời gian thực hiện từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 5 năm 2010 tại vườn giống công ty Quốc Minh thuộc địa bàn xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Mục tiêu nhằm khảo sát bốn giống thanh trà nhập nội, so sánh đánh giá giữa các nhóm cá thể, tìm ra cá thể tốt xây dựng thành vườn cây đầu dòng cho sản xuất Xác định được kiểu ghép cho tỉ lệ sống cao, cây mọc khỏe, ra nhiều lá giúp công ty giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế
Khảo sát giống được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố, 4 lần lặp lại với 4 nghiệm thức là bốn giống thanh trà: QM1 (chua, Mỹ), QM2 (chua, Thái), QM3 (ngọt, quả lớn), QM4 (ngọt, quả nhỏ) Thí nghiệm các kiểu ghép được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố, 4 lần lặp lại với 4 nghiệm thức là bốn kiểu ghép: nêm cành bên hông, chữ H, nêm đọt và cành dưới vỏ
Kết quả đạt được:
Khảo sát giống: Kết quả khảo sát giống cho thấy giống QM4 (ngọt, quả nhỏ) là giống thanh trà có nhiều ưu điểm vượt trội so với ba giống còn lại: quả nhỏ, dạng quả tròn, thời gian ra hoa kết quả ngắn, số quả/chùm nhiều, phẩm chất quả ngon, tỉ phần
ăn được cao Giống QM4 cho năng suất rất cao khác biệt rất có ý nghĩa so với ba giống còn lại Đây là giống thích hợp để xây dựng thành vườn cây đầu dòng, nhân giống trong tương lai
Thí nghiệm so sánh các kiểu ghép: Kiểu ghép cành dưới vỏ cho tỉ lệ sống cao nhất đạt 85% trong bốn kiểu ghép thí nghiệm Đây cũng là kiểu ghép có tốc độ tăng trưởng đường kính đọt, chiều cao đọt nhanh nhất, số lá khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn nhiều và thời gian từ khi ghép đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn khoảng 75 ngày, ngắn hơn so với ba kiểu ghép còn lại
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH viii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu 2
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tìm hiểu chung về cây thanh trà 3
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố 3
2.1.2 Các giống trồng 3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học, giá trị sử dụng và thành phần dinh dưỡng 4
2.1.4 Kĩ thuật trồng và chăm sóc 5
2.2 Các phương pháp ghép và ưu điểm của cây ghép 8
2.3Tổng quan điều kiện tự nhiên và kinh tế tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 10
2.3.1 Vị trí địa lý, diện tích tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 10
2.3.2 Khí hậu 10
2.3.3 Điều kiện kinh tế xã hội 11
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 11
3.1 Thời gian và địa điểm 12
3.2 Điều kiện thí nghiệm 12
3.2.1 Điều kiện đất đai 12
Trang 53.3 Vật liệu và phương pháp 15
3.3.1 Nội dung 1: Khảo sát đặc tính của bốn giống thanh trà tại trại Quốc Minh 15
3.3.2 Nội dung 2: Thí nghiệm bốn kiểu ghép thanh trà 18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Khảo sát bốn giống thanh trà 21
4.1.1 Các đặc điểm cây 21
4.1.2 Các đặc điểm lá 24
4.1.3 Các đặc điểm hoa 26
4.1.4Đặc điểm chùm quả 29
4.1.5Đặc điểm quả 31
4.1.6 Năng suất 36
4.2 Kết quả ghép cây 37
4.2.1 Tỷ lệ thành công 37
4.2.2 Ngày ra đọt, ngày đạt tiêu chuẩn xuất vườn 37
4.2.3 Chiều cao đọt ở giai đoạn 60 ngày sau ra đọt 38
4.2.4Đường kính đọt ở giai đoạn 60 ngày sau ra đọt 39
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
5.1 Kết luận 42
5.2 Đề nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC 43
Trang 6DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA Analysis of variance
CRD Completely randomized design
Trang 7DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất tại khu vực khảo sát 13
Bảng 3.2 Một số yếu tố khí hậu tháng 1 – 5 tại vùng khảo sát trong 5 năm 13
Bảng 4.1 Kích thước cây của các giống thanh trà 15 tuổi 21
Bảng 4.2 Đặc điểm lá trưởng thành 24
Bảng 4.3 Khoảng thời gian của các giai đoạn ra hoa kết quả 26
Bảng 4.4 Đặc điểm hoa 27
Bảng 4.5 Số quả/chùm của các giống thanh trà 6 tuần sau thụ 29
Bảng 4.6 Kích thước trung bình quả 31
Bảng 4.7 Phân tích quả thanh trà theo trọng lượng 34
Bảng 4.8 Thành phần hóa học 35
Bảng 4.9 Năng suất các giống thanh trà được khảo sát 36
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của các kiểu ghép đến số cây ghép thành công 37
Bảng 4.11 Ngày ra đọt, ngày đạt tiêu chuẩn xuất vườn và số lá xuất vườn 37
Bảng 4.12 Chiều cao đọt ở giai đoạn 60 ngày sau ra đọt……….…… 38
Bảng 4.13 Đường kính đọt ở giai đoạn 60 ngày sau ra đọt……… 40
Bảng PL1 Số quả/chùm của bốn giống thanh trà theo thời gian ……… 60
Bảng PL2 Chiều cao đọt qua các giai đoạn ……….…… 61
Bảng PL3 Đường kính đọt qua các giai đoạn ……… 61
Trang 8DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bốn kiểu ghép trên cây thanh trà 19
Hình 4.1 Cây thanh trà giống QM1 22
Hình 4.2 Cây thanh trà giống QM2 22
Hình 4.3 Cây thanh trà giống QM3 23
Hình 4.4 Cây thanh trà giống QM4 23
Hình 4.5 Lá bốn giống thanh trà 24
Hình 4.6 Lá non cây thanh trà 24
Hình 4.7 Phát hoa của cây thanh trà 28
Hình 4.8 Số quả/chùm của bốn giống thanh trà theo thời gian 29
Hình 4.9 Chùm quả và quả giống thanh trà QM1 32
Hình 4.10 Chùm quả và quả giống thanh trà QM2 32
Hình 4.11 Chùm quả và quả giống thanh trà QM3 33
Hình 4.12 Chùm quả và quả giống thanh trà QM4 33
Hình 4.13 Diễn tiến tăng trưởng chiều cao đọt 39
Hình 4.14 Diễn tiến tăng trưởng đường kính đọt 40
Trang 9Ở Việt Nam, cây thanh trà còn là một cây bán hoang dã Quả thanh trà nhỏ, chua và chưa được trồng tập trung Trong khi đó, ở Thái Lan và Mỹ đã có những giống thanh trà quả lớn, phẩm chất quả ngon và được người tiêu dùng rất ưa chuộng Do đó, việc nhập nội và trồng các giống thanh trà để đánh giá về khả năng thích nghi và hiệu quả kinh tế trong sản xuất là việc làm cần thiết
Vườn giống công ty Quốc Minh trước đây là vườn cây ăn quả của ông Tổng lãnh sự quán Thái Lan, hiện nay đã được công ty mua lại để làm vườn giống Trong vườn có rất nhiều giống thanh trà được trồng từ cây ghép có từ 10 đến 15 năm tuổi đã cho quả ổn định với nhiều dạng hình khác nhau, việc tách chúng ra thành từng nhóm
để khảo sát là rất cần thiết
Bên cạnh đó, để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, tăng nhanh số lượng cây giống, đáp ứng yêu cầu của thị trường, cần tìm hiểu kỹ thuật ghép thích hợp cho thanh trà để đạt được tỉ lệ thành công cao, giảm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất
Nhằm đáp ứng các mục tiêu này, được sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn
Kế, Th.S Thái Nguyễn Diễm Hương và được sự chấp thuận của khoa Nông Học,
Trường Đại Học Nông Lâm TP HCM đề tài: “Khảo sát bốn giống thanh trà [Bouea
oppositifolia Roxb.) Adelb.] nhập nội và các kiểu ghép thanh trà tại xã Xà Bang,
huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu” đã được tiến hành
Trang 101.2 Mục tiêu
- Khảo sát đặc tính của bốn giống thanh trà tại trại giống công ty Quốc Minh, so sánh đánh giá giữa các nhóm cá thể được khảo sát, nhằm tìm ra cá thể tốt xây dựng thành vườn cây đầu dòng, nhân giống phát triển ra sản xuất
- Xác định được kiểu ghép cho tỉ lệ sống cao (> 80%), cây mọc khỏe, ra nhiều
lá, giúp nhà vườn sản xuất cây giống tốt với chi phí thấp
1.3 Yêu cầu
- Phần khảo sát giống : ghi nhận các đặc tính thực vật học (thân, lá, hoa, quả)
và các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống qua theo dõi sự tăng trưởng chiều cao cây, kích thước tán, chu vi thân, năng suất, chất lượng quả và phân tích quả
- Phần ghép cây: theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của thân, lá Xác định tỉ
lệ chết, sống ở các kiểu ghép
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: bốn giống thanh trà
- Thời gian và địa điểm: thực hiện đề tài từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 5 năm
2010 tại vườn giống công ty Quốc Minh tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Các giới hạn:
+ Do thanh trà là cây trồng mới, tài liệu tham khảo còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm kiếm và tổng hợp tài liệu
+ Do cây thanh trà là cây đa niên, thời gian tiến hành thí nghiệm chỉ qua một
vụ nên việc thực hiện đề tài còn hạn chế Các số liệu thu thập được trong thời gian này chỉ mang ý nghĩa thời điểm, chưa đánh giá được tính ổn định của các yếu tố cấu thành năng suất
+ Do giống thanh trà mới chỉ được trồng tại vườn công ty Quốc Minh, trên đất latosol nâu đỏ tại xã Xà Bang huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nên chưa thể đánh giá được khả năng thích nghi của giống trên các chân đất khác
Trang 11Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tìm hiểu chung về cây thanh trà
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Thanh trà tên khoa học Bouea oppositifolia (Roxb.) Adelb Tên tiếng Anh: wild
mango hay gandaria thuộc họ Anacardiaceae (Nguyễn Văn Kế, 2008)
Thanh trà là cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, thuộc
họ Anacardiaceae (Poolpirm, 1994)
Cây thanh trà phân bố ở Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Indo
và đảo Hải Nam (Võ Văn Chi, 1996)
2.1.2 Các giống trồng
Theo Subhadrabandhu (2001) ở Thái Lan còn có giống thanh trà tên khoa học
Bouea macrophylla Griff là một loại cây ăn quả rất phổ biến Thanh trà Thái Lan
được chia thành 3 nhóm theo mùi vị của quả
Thanh trà chua (ma-praang prew): quả có vị chua gắt ngay cả khi đã chín Quả chua đến nỗi những con chim đều bỏ đi ngay sau khi ăn lần đầu tiên Những cây thanh trà thuộc giống này thường không được trồng và chỉ có thể tìm thấy những cây hoang dại trong rừng Tuy nhiên, quả của những cây thuộc giống này có thể được sử dụng để làm mứt
Thanh trà ngọt (ma-praang waan): đây là nhóm thanh trà được trồng phổ biến ở Thái Lan và có tên gọi “ma-praang” Các cây giống được trồng phải được chọn lọc dựa theo kích thước và mùi vị của quả Giống “ma-praang Ta It” được chọn lọc từ vườn cây ăn quả ở huyện Ta It, tỉnh Nonthaburi của Thái Lan từ hơn 100 năm trước, là giống được biết đến nhiều nhất và vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay
Thanh trà chua ngọt (ma-yong): nhóm thanh trà này gần giống với thanh trà ngọt, chỉ khác nhau ở vị của quả khi chín Quả thanh trà thuộc nhóm này khi chín vẫn còn một chút vị chua Ở Thái Lan, một số nhà vườn lại ưa chuộng nhóm này hơn nhóm thanh trà ngọt
Trang 122.1.3 Đặc điểm thực vật học, giá trị sử dụng và thành phần dinh dưỡng
Hột gần giống hột quả xoài nhưng có kích thước nhỏ hơn Nội nhũ màu trắng hoặc màu hồng tía, có vị đắng chát (Subhadrabandhu, 2001)
Giá trị sử dụng và thành phần dinh dưỡng
Quả thanh trà đặc biệt là thanh trà ngọt thường được dùng để ăn tươi hoặc làm
xi - rô Quả non chặt nhỏ và được dùng như một thành phần gia vị trong món sốt, hoặc được muối chua Lá non được dùng như rau sống và ăn kèm với nước sốt
Thành phần dinh dưỡng trong 100g quả thanh trà
Trang 13Khoảng cách trồng thích hợp trên đất có độ phì thấp là: 7 x 7 m (200 cây/ha), hoặc
8 x 8 m (156 cây/ha) Đối với nền đất có độ phì cao trồng với khoảng cách thưa hơn
9 x 9 m ( 123 cây/ha)
Chuẩn bị hố trồng
Hố trồng đào kích thước 50 x 50 x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt
ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10 - 12 kg phân chuồng
đã ủ hoai, 150 - 250 g super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với
50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối, kiến và nâng cao pH đất Ngoài vật liệu bón lót trên, không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm chua đất
Cách trồng
Dùng tay khoét một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2 - 3 cm, kích thước lớn hơn bầu cây một chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao rạch một đường xung quanh túi nylon, cách đáy 2 - 3 cm, bóc lấy đáy túi ra Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút túi nylon ra Dùng tay lấp và ém chặt lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay Chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ
rễ ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để tưới nước không chảy ra ngoài
Trồng xong cần cắm cọc, buộc thân cây vào cọc để tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nylon Nếu trồng vào mùa mưa thanh trà không cần che mát như sầu riêng hay măng cụt, mùa nắng cần che bóng
Trang 142.1.4.2 Chăm sóc
Tưới nước
Tưới nước ngay sau khi trồng, trồng vào đầu mùa mưa hay giữa mùa mưa sẽ đỡ tốn công tưới Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước ít nhất 1 tháng đầu, nên tưới bằng vòi phun với lượng nước tưới vừa đủ
Cắt tỉa cành
Thanh trà là loại cây đa thân, cây tự phân nhánh rất đều do đó việc cắt tỉa cành, tạo tán trong thời kì kiến thiết cơ bản đơn giản hơn so với các cây khác Định kỳ 2 - 3 tháng dùng kéo tỉa bỏ bớt các cành mọc rậm rạp, tạo cho tán cây thông thoáng cây sẽ cho năng suất cao ở vụ kế tiếp
Bón phân
Hàng năm vào đầu mùa mưa bón mỗi gốc 15 - 25 kg phân chuồng hoai/gốc, mục đích bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vi lượng, độ mùn, tăng độ phì và tăng khả năng giữ của đất trong mùa khô Bón bằng cách rải đều lên mặt đất xung quanh bồn
Phân hóa học
Năm thứ 1:
Sau khi trồng 20 ngày cần bón phân NPK (15 - 15 - 15) hay NPK (16 - 16 - 8) khoảng 100 – 150 g/gốc, bón bằng cách rải đều trên mặt đất xung quanh tán, tạo điều kiện cho rễ cây trồng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả nhất Sau khi bón dùng cào cỏ cào nhẹ lớp đất mặt để phân dễ thấm sâu, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng Có thể pha loãng phân với nước tưới hiệu quả sẽ cao hơn Sau đó định kỳ 3 - 4 tháng bón 1 lần, mỗi lần 100 - 200 g/gốc kết hợp phun thêm phân bón lá để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây
Năm thứ 2:
Dùng phân NPK trên bón liều lượng 0,5 - 1 kg, chia làm 2 lần bón (đầu và cuối mùa mưa)
Năm thứ 3 và thứ 4:
Cây bắt đầu cho quả, bón mỗi gốc 1,5 - 3 kg chia làm 3 lần
Lần 1: Bón sau khi thu hoạch
Trang 15Lần 2: Bón trước khi ra hoa, ở lần bón phân này có thể trộn thêm 0,5 kg phân lân nung chảy nhằm bổ sung thêm lân, canxi, magiê và một số nguyên tố trung vi lượng khác cho cây
Lần 3: Bón sau khi quả đậu 1 tháng
Khi cây cho quả ổn định mỗi năm bón 3 - 4 kg NPK (16 - 16 - 8), cộng thêm mỗi gốc 0,5 - 1 kg phân kali (K2SO4), phân kali sulphat bón trước thu hoạch khoảng 20 ngày bằng cách rải đều khắp mặt bồn sau đó tưới nước 2 - 3 lần để phân thấm sâu sẽ làm tăng đáng kể độ ngọt và màu sắc thịt quả
Thu hoạch quả
Cây thanh trà ghép cho quả sau 3 - 4 năm trồng, cây ≥ 7 năm tuổi cho năng suất
120 - 200 kg/cây Quả thanh trà khi chín có thể neo trên cây 12 - 15 ngày Dùng thang, kéo cắt quả và túi lưới để thu hoạch quả, hạn chế trèo lên cây vì dễ làm giãn, gãy cành
sẽ ảnh hưởng đến năng suất vụ sau
Khi cắt quả nên chừa 1 - 3 lá ở cuống quả, quả sẽ tươi lâu và dễ bán Sau khi hái nên phân loại những quả có cùng kích thước và độ chín Sau khi phân loại, quả được cho vào thùng xốp, mỗi thùng 20 - 25 kg để chuyển đến các khách hàng và đại lý tiêu thụ (Đỗ Chiếm Quang, 2007)
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu đục quả (hột)
Đặc điểm sinh học và gây hại
Sâu đục quả (hột) có tên khoa học là Deanolis albizonalis (Hampson) Ngài
thường đẻ trứng thành từng khối trên phần chóp quả, trứng có hình bầu dục, trắng sáp Khi quả bị sâu đục, ở phần chóp quả có một chất lỏng tiết ra từ vết đục Nơi vết đục sẽ nhanh chóng hình thành một chấm đen, thường có đường kính từ 1-2 cm
Sâu tấn công chủ yếu phần hột Các đường đục sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, phát triển làm cho quả có thể bị thối nhanh chóng nhất là ở phần chóp quả Khi
ăn hết phần hột, sâu sẽ di chuyển sang quả lân cận để tiếp tục ăn phá
Biện pháp phòng trừ
Loại bỏ những quả đã bị nhiễm vẫn còn trên cây hay đã rớt xuống đất
Trang 16Một tuần sau khi tượng quả, nên thăm vườn thường xuyên, nếu phát hiện có trên 2 % quả bị nhiễm trên tổng số quả trên cây thì tiến hành phun các loại thuốc có gốc Cyfluthrin và Deltamethrin
Nên sử dụng biện pháp bao quả, đây là một biện pháp rất hữu hiệu để phòng ngừa
sự gây hại không những của sâu đục quả mà còn hạn chế được bệnh thán thư trên quả
và ruồi đục quả
Cần phát hiện sự gây hại sớm để có biện pháp phòng trị kịp thời (quan sát phần chóp quả) Nếu phun thuốc kịp thời có thể diệt sâu vừa mới đục vào trong quả Trong trường hợp này thì vết đục sẽ thành thẹo và sau đó sẽ mất đi trong quá trình phát triển của quả (http://www.ctu.edu.vn)
Ruồi đục quả
Đặc điểm sinh học và gây hại
Ruồi đục quả có tên khoa học Dacus dorsalis Con trưởng thành dài 7 – 9 mm,
ngực có màu nâu đỏ, mép cánh có sọc đen Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc thủng vỏ trái đẻ trứng thành chùm vào phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt Dòi non nở ra đục ăn thịt trái, làm trái thối và hư
Biện pháp phòng trừ
Sử dụng túi nylon để bao trái
Thu hoạch kịp thời, nhặt trái rụng đem hủy
Diệt nguồn nhộng trong vườn bằng cách rắc Basudin 10G với liều lượng 100g/1 gốc
Dùng bẫy mồi diệt ruồi
Sử dụng chất dẫn dụ Vizubon-D, Ruvacon để hấp dẫn thành trùng đực.(http://www.sieuthinongnghiep.com)
2.2 Các phương pháp ghép và ưu điểm của cây ghép
Theo Subhadrabandhu (2001) thanh trà thường được trồng từ hột, tuy nhiên cây cũng có thể nhân giống dễ dàng bằng cách chiết, ghép và giâm cành Cây cho quả sau
6 - 8 năm trồng đối với cây trồng từ hột và 4 - 5 năm trồng đối với cây ghép
Hiện nay, trong các phương pháp nhân giống cây trồng thì phương pháp ghép được áp dụng rộng rãi trên thế giới và ở nước ta Ghép cây là một trong những phương
Trang 17của cây mẹ, tăng tuổi thọ cho cây, tỷ lệ nhân giống cao, thời gian nhân giống nhanh, cây con mau chóng thích hợp với môi trường sinh thái
Các phương pháp ghép:
Ghép cành: phần ghép là đoạn cành có một hoặc vài mắt (mầm ngủ) để ghép
áp, ghép nêm, ghép chẻ bên, nối ngọn…
Ghép mắt: cắt phần mầm ngủ với một ít gỗ để ghép chữ T, chữ H, ghép cửa sổ,
ghép hình cầu
Ghép đỉnh sinh trưởng: cắt đỉnh sinh trưởng ở đầu ngọn cành, kích cỡ cực
nhỏ, nhằm tránh sự lây lan của các bệnh virus
Ghép chắp: phần ghép không bị cắt rời khỏi cây mẹ được ghép áp vào cây gốc
ghép Sau khi vết ghép liền vỏ, cây sống mới cắt phần ghép rời khỏi cây mẹ
Ghép rễ: lấy đoạn rễ làm gốc ghép khi không có cây gốc ghép thích hợp
Những ưu điểm của cây ghép
Khả năng duy trì giống tốt Cây ghép là kết quả của nhân giống vô tính, cũng như chiết cành, giữ được hầu hết phẩm chất và tính trạng ưu tú của cây mẹ
Cây ghép mau ra quả hơn so với các cây trồng bằng hột hoặc cành giâm, vì cây ghép nhanh chóng hoàn thành diện tích tán lá cần thiết để ra quả
Hệ số nhân giống cao Từ một cây mẹ, giống tốt có thể lấy được nhiều mắt ghép tạo ra nhiều cây ghép Trong khi chiết không cho phép lấy nhiều cành trên một cây So với giâm cành cây ghép cũng có ưu điểm vì nhiều lọai cây ăn quả rất khó ra rễ khi giâm cành
Khai thác ưu điểm của cây gốc ghép:
- Điều chỉnh hình dáng cây ghép: do cây gốc ghép có tác động đến sinh trưởng của cây ghép nên người ta lai tạo ra cây có thân lùn và thân cao dài
- Tăng cường khả năng thích ứng với môi trường cho cây ghép
- Nâng cao phẩn chất quả: tác động của gốc ghép có thể làm thay đổi màu sắc kích cỡ của quả, tăng giá trị thương phẩm
Cứu chữa những cây hỏng gốc rễ Trong trường hợp cây bị hại ở phần gốc hoặc
rễ có thể dẫn đến chết toàn bộ cây, người ta tiến hành ghép rễ để cứu cây (Công Điều Chí và ctv., 2007)
Trang 182.3 Tổng quan điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
2.3.1 Vị trí địa lý, diện tích tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Có tọa độ địa lý 10’50 vĩ độ Bắc, 107’04 kinh độ Đông
- Tổng diện tích tự nhiên: 200.671 ha trong đó:
2010 sẽ tăng thêm 240.000 người, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 24.000 người
- Dân tộc: chủ yếu là dân tộc Kinh, ngoài ra có các dân tộc khác như Hoa, Châu Ro, Mường, Tày
- Lực lượng lao động: chiếm 51,56% số dân
- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vũng Tàu, Thị xã
Bà Rịa, các huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và Côn Đảo
2.3.2 Khí hậu
Khí hậu Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Một năm chia hai mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C, tháng thấp nhất khoảng 24,80C, tháng cao nhất khoảng 28,60C Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ Lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão
Trang 192.3.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2001 - 2010 khoảng 11,12 - 13,25% năm, trong đó công nghiệp tăng khoảng 13,0% - 14,4%, nông lâm nghiệp tăng khoảng 5,1 - 6,6%, dịch vụ tăng khoảng 10,1 - 13,3%
Giới hạn từ Quốc lộ 51 đến Quốc lộ 55 và đường 51C Vùng này quy hoạch để phát triển sản xuất nông nghiệp.Vùng cây ăn trái và chăn nuôi, tập trung tại các huyện Tân Thành, Long Điền, Châu Đức, Xuyên Mộc.(http://www.baria-vungtau.gov.vn)
Trang 20Chương 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 5 năm 2010
Địa điểm tiến hành:
Cả hai nội dung đều được tiến hành tại trại giống công ty Quốc Minh thuộc địa bàn xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
3.2 Điều kiện thí nghiệm
3.2.1 Điều kiện đất đai
Đất nơi bố trí thí nghiệm thuộc loại đất đỏ vàng Khu bố trí thí nghiệm nằm trên vùng đất khá bằng phẳng Kết quả phân tích đất tại khu thí nghiệm cho thấy đất có thành phần cơ giới nặng do sét nhiều (75,1%) (bảng 3.1) nên khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng cao, khó bị rửa trôi
pHnước và pHKCl lớn hơn 5 Các nguyên tố trung, vi lượng Ca, Mg ở mức từ thấp đến trung bình (2,26 meq/100 g; 1,38 meq/100 g), hàm lượng mùn trung bình, do
đó quá trình canh tác chú ý bón phân có chất hữu cơ để nâng cao độ phì của đất Bên cạnh việc cung cấp phân hữu cơ cần chú ý bón N, P, K theo nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây
Trang 21Bảng 3.1: Kết quả phân tích nhóm đất đỏ vàng (tầng 0 - 40 cm) tại huyện Châu Đức,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
( Nguồn: Trung tâm cây ăn quả miền Đông Nam Bộ, 2000)
3.2.2 Điều kiện khí hậu
Bảng 3.2: Một số yếu tố khí hậu tháng 1 - 5 tại vùng khảo sát trong 5 năm 2005 - 2009
Tháng Nhiệt độ
TB (0C)
Lượng mưa (mm/tháng)
Ẩm độ
TB (%)
Số giờ nắng (giờ/tháng)
1 25,9
26,5 27,2 29,1 29,1
( Nguồn: Đài KTTVKV Nam Bộ, trạm Bà Rịa - Vũng Tàu, 2005 - 2009 )
Trang 22Theo bảng 3.2 trung bình trong 5 tháng đầu năm từ năm 2005 - 2009:
Nhiệt độ: biến động từ 25,9 - 29,10C
Lượng mưa: biến động từ 2 - 49 mm/tháng
Ẩm độ không khí: tăng từ 75,2 - 80,4%
Giờ nắng: giảm từ 280 - 203 giờ/ngày
Nhìn chung, nhiệt độ và ẩm độ không khí trong thời gian này thuận lợi cho sự
sinh trưởng và phát triển của thanh trà Tuy nhiên, lượng mưa khá ít nên cần đảm bảo
đủ lượng nước tưới cho cây trong suốt giai đoạn này, không làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả
3.2.3 Điều kiện canh tác thanh trà tại trại giống công ty Quốc Minh
3.2.3.1 Chuẩn bị đất trồng
- Hố trồng có kích thước 50 x 50 x 50 cm, khoảng cách trồng 7 x 7 m, tương
đương với mật độ 204 cây/ha, bón lót mỗi hố 10 - 12 kg phân chuồng đã ủ hoai,
150 - 250 g super lân, 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao pH đất
3.2.3.2 Bón phân
Thời kỳ kiến thiết cơ bản
- Kéo dài 4 - 5 năm đối với thanh trà trồng bằng cây ghép Lượng phân bón trung bình khoảng 0,5 kg NPK (16 - 16 - 8) cho năm thứ nhất Sau đó tăng thêm 0,5 kg cho mỗi năm tiếp theo, chia làm hai lần bón vào đầu và cuối mùa mưa, cuốc hốc bón quanh tán rồi lấp đất lại giúp giảm rửa trôi phân, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng phân
Thời kỳ kinh doanh
- Đối với các giống thanh trà khảo sát lượng phân bón được sử dụng như sau: Phân vô cơ: dùng NPK (16 - 16 - 8), bón 1 kg/lần/cây, tần suất 3 lần/năm
Lần 1: tỉa cành sau thu hoạch,
Lần 2: trước ra hoa
Lần 3: bón sau khi đậu quả 1 tháng
Phân hữu cơ: bón phân chuồng đã ủ hoai, 50 kg/lần/cây, 2 lần/năm: sau thu hoạch và trước khi ra hoa
Trang 23Ngoài ra còn bổ sung thêm lân Văn Điển 4 kg/lần/cây, 2 lần/năm, bón cùng lúc với phân chuồng đã ủ hoai
+ QM2 (thanh trà chua, Thái): thanh trà có nguồn gốc từ Thái Lan, dạng quả thuôn dài, số quả/chùm ít Khi chín vỏ quả màu vàng cam, vị chua ngọt, hột có xơ mịn
+ QM3 (thanh trà ngọt, quả lớn): thanh trà có nguồn gốc từ Thái, dạng quả thuôn dài, số quả/chùm nhiều, trọng lượng quả trung bình, khi chín vỏ có màu vàng nhạt, vị ngọt, hột có xơ
+ QM4 (thanh trà ngọt, quả nhỏ): thanh trà có nguồn gốc từ Thái, dạng quả hơi tròn, số quả/chùm rất nhiều, quả nhỏ Quả chín có vỏ màu vàng nhạt, vị ngọt thơm, hột nhỏ, có xơ mịn
- Từ năm 1995 đến năm 2000: Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam phụ trách chăm sóc
- Từ năm 2000 đến nay: Công ty Quốc Minh phụ trách chăm sóc
- Dụng cụ: bảng treo, máy ảnh, sổ ghi chép,cân, thước đo, Brix kế Atago N50E
3.3.1.2 Phương pháp tiến hành
- Kiểm kê đeo thẻ cho các cây trong vườn
- Dựa theo các kết quả của trại phân ra thành 4 nhóm:
Trang 24+ Nhóm A: QM1 (thanh trà chua, Mỹ)
+ Nhóm B: QM2 (thanh trà chua, Thái)
+ Nhóm C: QM3 (thanh trà ngọt, quả lớn)
+ Nhóm D: QM4 (thanh trà ngọt, quả nhỏ)
- Chọn cây có cùng độ tuổi (chiều cao cây, đường kính gốc, đường kính tán)
- Bốc thăm ngẫu nhiên mỗi nhóm 4 cây để khảo sát các chỉ tiêu
3.3.1.3 Bố trí khảo sát
- Trong vườn thanh trà được trồng thành 12 hàng, mỗi hàng từ 4 đến 8 cây, chọn 12 cây để khảo sát, theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố (CRD), gồm 4 nghiệm thức (NT) tương ứng với 4 nhóm, 4 lần lặp lại (LLL), mỗi LLL tương ứng với
- Chu vi thân (m): dùng sơn đánh dấu 1 điểm cách gốc 50 cm, sử dụng thước dây
đo tại vị trí đã đánh dấu
+ Đặc điểm lá: chọn ngẫu nhiên 10 lá/cây đã được đánh dấu, chọn những lá trưởng thành nằm ngoài sáng, có màu xanh đậm
- Chiều rộng trung bình lá (cm): đo ở lá trưởng thành, đo ở vị trí lớn nhất của lá
- Chiều dài trung bình lá (cm): đo ở lá trưởng thành, đo từ gốc lá tới ngọn lá
- Chiều dài cuống lá (cm)
- Số cặp gân lá (cặp): đếm số cặp gân trên mỗi thân lá
- Màu sắc lá: quan sát bằng mắt thường
+ Đặc điểm hoa: mỗi giống chọn ra 40 phát hoa một cách ngẫu nhiên đều xung quanh
tán trên 4 cây
- Màu sắc hoa: dùng mắt thường quan sát
Trang 25- Chiều rộng phát hoa (cm): đo ở vị trí lớn nhất của phát hoa
- Thời gian từ khi ra hoa đến khi đậu quả (ngày)
- Thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch (ngày)
- Vị trí ra hoa: dùng mắt quan sát
- Mùa ra hoa
+ Đặc điểm quả: chọn ngẫu nhiên 10 chùm quả/cây đã được đánh dấu theo 4 hướng
Tổng số chùm quả cần đo cho mỗi giống là 40 chùm quả
- Số chùm quả/ cây
- Trong lượng chùm quả (kg): cân khi quả chín, 10 chùm/cây
- Số quả/ chùm (quả)
- Màu sắc quả khi chín: quan sát bằng mắt thường
- Chiều cao trung bình quả (cm): đo khi quả chín, theo chiều từ gốc cuống đến bụng quả, đo 10 quả/cây
- Đường kính trung bình quả (cm): đo khi quả chín, theo chiều rộng nhất của quả,
đo 10 quả/ cây
- Trọng lượng trung bình quả (g): cân khi quả chín, 10 quả cho mỗi cây
- Chiều cao quả/đường kính quả để suy ra hình dạng quả
+ Phân tích bên trong
- Màu sắc thịt quả: quan sát bằng mắt
- Cấu trúc thịt: cảm nhận bằng cảm quan
- Tỷ lệ % thịt trung bình (xác định 40 quả cho mỗi giống) = trọng lượng thịt/trọng lượng quả
- Độ Brix: đo bằng Brix kế
- Hàm lượng acid tổng số (TA): Lấy 10 ml dịch quả thêm 50 ml nước cất , chuẩn
độ bằng dung dịch NaOH 0,1N với chất chỉ thị màu là phenolphtalein 1 % cho đến khi dung dịch có màu hồng nhạt (phụ lục 2)
- Hàm lượng vitamin C: Lấy 20 ml dịch quả thêm 50ml CH3COOH 2 %, lắc đều và
để yên 30 phút Sau đó chuẩn với 2,6-diclophenolindophenol cho đến khi có màu tím hồng nhạt (phụ lục 2)
- Hàm lượng đường tổng số (% hay g/ml): chỉ phân tích theo phương pháp Lane và Eynon ( AOAC, 1984) (phụ lục 2)
Trang 26- Mùi vị: nếm thử
- Trọng lượng hạt (g): dùng cân, xác định 10 quả cho mỗi cây
Sâu bệnh hại:
- Ghi nhận tình hình sâu bệnh hại tại vườn trong thời gian khảo sát
Năng suất: chọn ngẫu nhiên 10 chùm/cây, đều theo 4 hướng để tính trọng lượng trung
- Giá thể trồng : 3 đất + 1 tro + 1 phân bò + 5 xơ dừa + 6 trấu
-Kích thước bịch nylon: 13 x 36 cm, đục lỗ ở đáy bịch
Trang 27Ghép nêm bên hông Ghép chữ H Ghép nêm đọt Ghép cành dưới vỏ
Hình 3.1 Bốn kiểu ghép trên cây thanh trà 3.3.1.2 Phương pháp tiến hành
Gốc ghép
- Cách gốc khoảng 15 cm mở những đường cắt tạo hình chữ H (ghép mắt chữ H), đường cắt xiên khoảng 2 cm (ghép nêm bên hông) Riêng đối với hai kiểu ghép nêm đọt và ghép cành dưới vỏ: cắt ngang thân tạo mặt cắt bằng phẳng, nhẵn ở vị trí cách gốc ghép 20 – 25 cm Sau đó chẻ tách mặt cắt theo đường kính đi qua tâm (ghép nêm đọt) hoặc chẻ tách mặt cắt thành hai phần: phần gỗ và phần vỏ (ghép cành dưới vỏ) với chiều dài từ 2 – 3 cm
Cành ghép, mắt ghép
- Đối với kiểu ghép chữ H, cắt xiên một đoạn trên cành, chứa mắt ghép có chiều dài
2 - 3 cm, cắt bỏ lá chỉ giữ lại phần mắt ghép có gỗ
- Đối với ba kiểu ghép còn lại, cắt tạo vạt nêm trên đoạn cành ghép, chiều dài cành
từ 6 – 10 cm, riêng kiểu ghép nêm bên hông, chiều dài cành ghép 2– 3 cm, đường kính cành ghép tương đương đường kính gốc ghép, cắt bỏ lá
- Tra cành, mắt ghép vào gốc ghép Quấn dây PE ở điểm ghép từ dưới lên trên, bao kín mối ghép Trùm bọc nylon đối với hai kiểu ghép nêm đọt và ghép cành dưới vỏ
- Sau khi ghép đưa cây vào vườn ươm chăm sóc và theo dõi Khi mầm ghép đã bắt đầu phát triển khoảng từ 10 – 15 ngày sau ghép tiến hành cắt dây quấn (ghép chữ H), tháo bịch nylon (ghép nêm đọt, ghép cành dưới vỏ)
Trang 28- Khoảng 20–25 ngày sau ghép tiến hành cắt ngọn gốc ghép (ghép chữ H, ghép nêm bên hông) cho mắt ghép dễ nảy mầm
- Đối với các kiểu ghép nêm đọt, cành dưới vỏ và ghép nêm bên hông chỉ cắt dây cột ở gốc cành ghép khi đem trồng
3.3.1.3 Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố (CRD) gồm 4
NT tương ứng với 4 kiểu ghép, 4 LLL, mỗi LLL tương ứng với 10 cây Tổng số cây theo dõi là 4NT x 4LLL x 10 cây/LLL = 160 cây
- NTA: Ghép nêm bên hông gốc ghép
- NTB: Ghép mắt chữ H có gỗ
- NTC: Ghép nêm đọt
- NTD: Ghép cành dưới vỏ
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỉ lệ sống (%) = số cây sống (tính đến khi cây ghép được hai lá thật)/tổng số cây ghép ở một nghiệm thức
- Ngày ra đọt (ngày): được tính từ khi ghép cho đến khi xuất hiện đọt đầu tiên
- Số lá mới (lá): được đếm từ lúc mắt ghép có lá thật, 15 ngày đếm một lần đến khi cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn
- Chiều cao đọt (cm): đo ở đọt xuất hiện đầu tiên, 15 ngày đo 1 lần, đo đến khi cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn
- Đường kính đọt (mm): đo ở đọt xuất hiện đầu tiên, 15 ngày đo 1 lần, đo đến khi cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn
- Ngày đạt tiêu chuẩn xuất vườn (ngày): được tính từ lúc bắt đầu ghép đến khi cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn
Xử lý số liệu
- Phân tích thống kê bằng phần mềm MSTATC/ANOVA1
- Vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel
Trang 29Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khảo sát bốn giống thanh trà
4.1.1 Các đặc điểm cây
Bảng 4.1 Kích thước cây của các giống thanh trà 15 tuổi
Giống thanh trà Chu vi thân
(m)
Đường kính tán (m)
Chiều cao cây (m)
Chiều cao/
đường kính tánQM1 (chua, Mỹ) 1,1 abc 7,4 8,0 1,1 QM2 (chua, Thái) 1,1 abc 7,4 8,7 1,2 QM3 (ngọt, quả lớn) 1,2 abc 8,0 8,0 1,0 QM4 (ngọt, quả nhỏ) 1,1 abc 8,1 7,8 1,0
Ghi chú: Trong cùng một cột, các kí tự theo sau giá trị trung bình khác nhau thì khác biệt ý
nghĩa về mặt thống kê theo phép thử LSD
ns: sự khác biệt không có nghĩa về mặt thống kê theo phép thử LSD
Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy kích thước cây của các giống chỉ khác biệt
rất có ý nghĩa về mặt thống kê ở chu vi thân, các chỉ tiêu còn lại không có sự khác biệt
về thống kê Chu vi thân lớn nhất ở giống QM3 (ngọt, quả lớn) khác biệt rất có ý nghĩa
thống kê với giống QM1 (chua, Mỹ) nhưng không khác biệt về thống kê với hai giống
QM2 (chua, Thái), QM4 (ngọt, quả nhỏ) Chu vi thân cao nhất ở giống thanh trà QM3
(ngọt, quả lớn) là 1,2 m và thấp nhất ở giống QM1 (chua, Mỹ) là 1,1 m
Đường kính tán giống QM4 (ngọt, quả nhỏ) rộng nhất 8,1 m; đường kính tán
Trang 30Hình 4.1 Cây thanh trà giống QM1 (chua, Mỹ)
Trang 31Cây thanh trà
Hình 4.3 Cây thanh trà giống QM3 (ngọt, quả lớn)
Hình 4.4 Cây thanh trà QM4 ( ngọt, quả nhỏ)
Hình 4.4 Cây thanh trà giống QM4 (ngọt, quả nhỏ)
Trang 324.1.2 Các đặc điểm lá
Cả bốn giống thanh trà khảo sát đều có lá mọc đối, dạng lá thuôn dài, có mũi nhọn Lá non màu tím thẫm, khi trưởng thành phiến lá chuyển dần sang màu xanh đậm Lá có cuống ngắn, mép lá nguyên, mặt trên phiến lá màu xanh đậm, mặt dưới lá
có một gân chính nổi giữa bản lá
Bảng 4.2 Đặc điểm lá trưởng thành
Giống thanh trà Chiều dài
(cm)
Chiều rộng (cm)
Dài cuống (cm)
Số cặp gân ( cặp) QM1 (chua, Mỹ) 12,8 4,0 1,3 14
Ghi chú: ns: sự khác biệt không có nghĩa về mặt thống kê theo phép thử LSD
Từ kết quả xử lý thống kê (bảng 4.2) cho thấy kích thước lá của các giống không có sự khác biệt về thống kê Như vậy, lá không phải là một đặc điểm để có thể phân biệt các giống thanh trà
Chiều dài lá: các giống thanh trà có chiều dài lá chênh lệch nhau không lớn khoảng từ 11,8 đến 12,8 cm Trong đó, thanh trà QM1 (chua, Mỹ) có lá dài nhất 12,8
cm, lá ngắn nhất ở thanh trà QM2 (chua, Thái) là 11,8 cm
Chiều rộng lá: giống QM2 (chua, Thái) có lá nhỏ nhất là 3,7 cm, lá lớn nhất là hai giống QM1 (chua, Mỹ) và QM4 (ngọt, quả nhỏ) là 4,0 cm
Chiều dài cuống lá: chênh lệch nhau không nhiều giữa các giống trong khoảng
từ 1,3 đến 1,4 cm Cả ba giống thanh trà QM2 (chua, Thái), QM3 (ngọt, quả lớn), QM4 (ngọt, quả nhỏ) có chiều dài cuống là 1,4 cm, giống QM1 (chua, Mỹ) có chiều dài cuống nhỏ nhất là 1,3 cm
Số cặp gân: giống thanh trà QM3 có số cặp gân ít nhất 12 cặp, hai giống QM1
và QM4 có số cặp gân như nhau là 14 cặp
So với những giống thanh trà được trồng ở Thái thì lá của các giống được trồng
Trang 33chiều rộng 5 - 7,6 cm (http://www.montosogardens.com) trong khi thanh trà tại vườn chỉ có kích thước từ 11,8 - 12,8 cm chiều dài và 3,7 - 4,0 cm chiều rộng
Hình 4.5 Lá bốn giống thanh trà
Hình 4.6 Lá non cây thanh trà
QM1 QM2 QM3 QM4
Trang 344.1.3 Các đặc điểm hoa
4.1.3.1 Khoảng thời gian của các giai đoạn ra hoa kết quả
Bảng 4.3 Khoảng thời gian của các giai đoạn ra hoa kết quả Đvt: ngày
Giống thanh trà Ra hoa - hoa
nở
Hoa nở - quả thụ
Quả thụ - thu hoạch
Tổng thời gian QM1 (chua, Mỹ) 10 aba 5 abc 51 abc 66 abc
Ghi chú: Trong cùng một cột, các kí tự theo sau giá trị trung bình khác nhau thì khác biệt ý
nghĩa về mặt thống kê theo phép thử LSD
Theo kết quả khảo sát cho thấy khoảng thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch có sự khác biệt về mặt thống kê giữa bốn giống thanh trà
Thời gian từ khi ra hoa đến khi hoa nở của các giống khác biệt rất có ý nghĩa về thống kê Cả ba giống QM1 (chua, Mỹ), QM2 (chua, Thái) và QM4 (ngọt, quả nhỏ) có thời gian ra hoa lâu nhất trong khoảng từ 10 – 11 ngày và khác biệt rất có ý nghĩa với giống QM3 (ngọt, quả lớn) là 8 ngày
Thời gian từ khi hoa nở đến quả thụ của các giống khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê Trong đó, giống QM4 (ngọt, quả nhỏ) có thời gian dài nhất là 8 ngày và khác biệt có ý nghĩa thống kê với hai giống QM1 và QM2, nhưng không có sự khác biệt về mặt thống kê so với giống QM3 (ngọt, quả lớn) Giống QM2 (chua, Thái) có thời gian ngắn nhất là 4 ngày và khác biệt có ý nghĩa thống kê với hai giống QM3 và QM4
Thời gian từ khi quả thụ đến thu hoạch của bốn giống khác biệt rất có ý nghĩa
về thống kê Trong đó, giống thanh trà QM1 (chua, Mỹ) có thời gian dài nhất là 51 ngày và khác biệt rất có ý nghĩa với ba giống còn lại Thời gian ngắn nhất ở giống QM4 (ngọt, quả nhỏ) là 40 ngày và khác biệt rất có ý nghĩa với ba giống còn lại Hai giống QM2 (chua, Thái) và QM3 (ngọt, quả lớn) có thời gian dao động trong khoảng
từ 45 đến 48 ngày và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với hai giống QM1 và QM4
Trang 35Trong bốn giống thì giống QM1 (chua, Mỹ) có thời gian từ khi ra hoa đến thu
hoạch dài nhất là 66 ngày và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với ba giống còn lại.Hai
giống có thời gian ngắn nhất là giống QM3 và QM4 dao động trong khoảng 59 - 60
ngày
Qua kết quả khảo sát cho thấy thanh trà trồng tại vườn ra hoa hai đợt trong năm,
đợt một bắt đầu từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 1, đợt hai bắt đầu từ khoảng cuối
tháng 1 đến đầu tháng 3, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 tháng, thời gian thu hoạch kéo
dài từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 Thời điểm ra hoa của các giống thanh trà trong
vườn tương đối trùng nhau, chênh lệch khoảng từ 3 - 5 ngày tùy theo giống Thanh trà
QM4 (ngọt, quả nhỏ) ra hoa sớm nhất, đợt hoa thứ hai vào khoảng giữa tháng 1, ra hoa
muộn nhất là giống QM1 (chua, Mỹ) đợt hoa thứ hai vào khoảng cuối tháng 1
Thanh trà trồng tại vườn có thời gian ra hoa và thu hoạch sớm hơn rất nhiều so
với các giống thanh trà khác Thanh trà hoang dại ra hoa tháng 1 - 3, có quả tháng 5 - 7
(http://vho.vn) Thanh trà trồng ở Thái ra hoa tháng 10 - 12, có quả tháng 4 - 5
(Subhadrabandhu, 2001)
4.1.3.2 Đặc điểm hoa của thanh trà
Kết quả khảo sát bốn giống thanh trà cho thấy các giống thanh trà đều có phát
hoa mọc ra từ nách lá và đầu ngọn cành, hoa nở từ gốc phát hoa đến ngọn phát hoa
Hoa thanh trà nhỏ, có từ 4 - 5 cánh và có màu vàng nhạt
Bảng 4.4 Đặc điểm hoa
Giống thanh trà Dài phát hoa
(cm)
Rộng phát hoa (cm) DPH/RPH QM1 (chua, Mỹ) 8,1 a 4,2 1,9
Ghi chú: Trong cùng một cột, các kí tự theo sau giá trị trung bình khác nhau thì khác biệt ý
nghĩa về mặt thống kê theo phép thử LSD
ns: sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê theo phép thử LSD
Trang 36Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy chiều dài phát hoa của các giống có sự khác biệt rất ý nghĩa về mặt thống kê Cả ba giống thanh trà QM1, QM2, QM3 đều có chiều dài phát hoa cao hơn giống QM4 (ngọt, quả nhỏ) và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với giống thanh trà QM4 Trong đó, chiều dài phát hoa lớn nhất ở giống QM1 (chua, Mỹ) là 8,1 cm và thấp nhất ở giống QM4 (ngọt, quả nhỏ) là 7,3 cm
Chiều rộng phát hoa của bốn giống không có sự khác biệt về mặt thống kê Giống thanh trà QM1 (chua, Mỹ) và giống QM2 (chua, Thái) có chiều rộng phát hoa lớn nhất là 4,2 cm và chiều rộng phát hoa nhỏ nhất ở giống QM3 (ngọt, quả nhỏ)
là 3,7 cm
Tỉ số DPH/RPH quy định hình dạng phát hoa, tỉ số này càng lớn thì phát hoa càng dài và có dạng hình tháp, tỉ số này càng nhỏ thì phát hoa càng ngắn và có dạng hình nón Tỉ số DPH/RPH của bốn giống không có sự khác biệt về mặt thống kê Giống thanh trà QM3 (ngọt, quả lớn) có tỉ số DPH/RPH lớn nhất là 2,1 và tỉ số DPH/RPH nhỏ nhất ở giống QM1 (chua, Mỹ) và QM2 (chua, Thái) là 1,9
Hình 4.7Phát hoa của cây thanh trà