Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm ở thời kỳ hoa nở đối với xoài Đài Loan tại Yên Châu, tỉnh Sơn La.... Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THANH XUÂN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG XOÀI ĐÀI LOAN
TRỒNG TẠI YÊN CHÂU, SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC S KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN, NĂM
2018
Ĩ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THANH XUÂN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG XOÀI ĐÀI LOAN
TRỒNG TẠI YÊN CHÂU, SƠN LA
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC S KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS ĐÀO THANH
VÂN
Ĩ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả
NGUYỄN THANH XUÂN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đào Thanh Vân đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài cũng nhưtrong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại học Nông lâm TháiNguyên; Viện Nghiên cứu Rau Quả, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, PhòngNông nghiệp, Trạm Khuyến nông, Trạm Khí tượng - Thủy văn, huyện Yên Châu,tỉnh Sơn La, Hộ gia đình mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài tại xã Chiềng Hặc,huyện Yên Châu đã nhiệt tình giúp tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnhluận văn tốt nghiệp
Tôi xin trân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã độngviên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thiện luận văn này
Tác giả
Nguyễn Thanh Xuân
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1
3 Yêu cầu của đề tài 2
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài 3
1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến đề tài
5 1.2.1 Những thuận lợi cơ bản 5
1.2.2 Những hạn chế cần khắc phục 5
1.2.3 Một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất trong trồng xoài tại Yên Châu
6 1.3 Những nét chung về tài nguyên cây xoài
6 1.3.1 Nguồn gốc và phân bố cây xoài trên thế giới 6
1.3.2 Đặc điểm sinh vật học của cây xoài
7 1.3.3 Một số giống xoài chính trồng ở Việt Nam
9 1.3.4 Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây xoài 11
1.3.5 Nhu cầu dinh dưỡng của cây xoài
13 1.3.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới 14
Trang 61.3.8 Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài tại Sơn La, Yên Châu 20
Trang 71.4 Tình hình nghiên cứu xoài trên thế giới 22
1.4.1 Một số kết quả nghiên cứu cây xoài trên thế giới 22
1.4.2 Một số kết quả nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lá, bao quả đối với xoài 24
1.5 Tình hình nghiên cứu cây xoài ở Việt Nam 26
1.5.1 Một số kết quả nghiên cứu về bảo vệ thực vật đối với xoài 26
1.5.2 Một số kết quả nghiên cứu về phân bón và phân bón qua lá đối với xoài 29
1.5.3 Một số kết quả nghiên cứu về bao quả đối với xoài 31
1.6 Tình hình nghiên cứu cây xoài tại Yên Châu 33
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.3 Về vật liệu nghiên cứu gồm 35
2.2 Nội dung nghiên cứu 36
2.3 Phương pháp nghiên cứu 36
2.4 Các chỉ tiêu theo dõi 40
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 43
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
3.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm ở thời kỳ hoa nở đối với xoài Đài Loan tại Yên Châu, tỉnh Sơn La 44
3.1.1 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ nấm đến bệnh phấn trắng, thán thư ở thời kỳ hoa nở trên cây xoài Đài Loan 44
3.1.2 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ nấm đến động thái rụng quả của cây xoài Đài Loan 46
3.1.3 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ nấm đến động thái tăng trưởng đường kính quả, một số chỉ tiêu về thành phần cơ giới quả 47
3.1.4 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ nấm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống xoài Đài Loan 48
3.1.6 Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thuốc trừ nấm trên cây xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu 49
Trang 83.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất, chất
lượng xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu 503.2.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến động thái rụng quả của cây
xoài Đài Loan 503.2.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến chỉ tiêu đường kính quả,
một số chỉ tiêu về thành phần cơ giới quả 513.2.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến tình hình sâu bệnh hại trên
cây xoài Đài Loan 523.2.4 Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón qua lá đến các yếu tố cấuthành năng suất và năng suất giống xoài Đài Loan 533.2.5 Ảnh hưởng của việc phun phân bón qua lá đến chất lượng xoài Đài
Loan trồng tại Yên Châu 543.2.6 Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá trên cây xoài
Đài Loan trồng tại Yên Châu 543.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bao quả đến mẫu mã, năng suất và
chất lượng xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu 553.3.1 Ảnh hưởng của việc bọc quả đến động thái rụng quả của cây xoài Đài
Loan trồng tại Yên Châu 553.3.2 Ảnh hưởng của các loại túi bọc quả đến chỉ tiêu đường kính quả, một sốchỉ tiêu về thành phần cơ giới quả 563.3.3 Ảnh hưởng của biện pháp bọc quả đến tình hình sâu, bệnh hại chính trênquả xoài Đài Loan 573.3.4 Ảnh hưởng của biện pháp bọc quả đến các yếu tố cấu thành năng suất vànăng suất xoài Đài Loan 603.3.5 Ảnh hưởng của biện pháp bọc quả đến chất lượng, mẫu mã quả xoài ĐàiLoan trồng tại Yên Châu 613.3.6 Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng túi bọc quả trên cây xoài ĐàiLoan trồng tại Yên Châu 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 10: Công thức: Coefficient ofvariation - Hệ
số biến động: Đường kính
: Đồng Bằng Sông Cửu Long: Food and Agriculture Organization
of the United Nations
- Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc: Good Agricultural Practices
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
: International Plant Genetic Resources Institute - Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế
: Least significant difference - Chênh lệch nhỏ nhất
: Năng suất trung bình trên 1 cây: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy chuẩn Việt Nam
: Đường kính R1: Đường kính R2: Trung bình: Trace elements - Các nguyên tố trung, vi lượng
: Tỉ lệ phần ăn được: Tỉ lệ rụng
: Thứ tự: European Union - Liên minh Châu Âu: Ủy ban nhân dân
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng khu vực trồng xoài trên thế giới
năm 2016 15Bảng 1.2: 10 nước đứng đầu về sản xuất xoài trên thế giới năm 2014 - 2016 16
Bảng 1.3: Diện tích và sản lượng xoài của Việt Nam 2011 - 2014 18Bảng 1.4: Tình hình sản xuất xoài tại một số xã của huyện Yên Châu
năm 2017 21Bảng 1.5 Một số loại túi bọc quả dùng trong nông nghiệp 32Bảng 3.1 Ảnh hưởng của thuốc trừ nấm đến tỷ lệ bệnh phấn trắng ở thời
kỳ hoa nở đối với xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu 44Bảng 3.2 Ảnh hưởng của thuốc trừ nấm đến tỷ lệ bệnh thán thư ở thời kỳ
hoa nở đối với xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu 45Bảng 3.3: Ảnh hưởng của thuốc trừ nấm đến động thái rụng quả của xoài
Đài Loan trồng tại Yên Châu 46Bảng 3.4: Ảnh hưởng của thuốc trừ nấm đến một số chỉ tiêu của quả xoài
Đài Loan trồng tại Yên Châu 47Bảng 3.5: Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ nấm đến các yếu tố cấu
thành năng suất của xoài Đài Loan 48Bảng 3.6 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ nấm đến chất lượng quả
xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu 49Bảng 3.7: Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ nấm đến hiệu quả kinh
tế trong sản xuất xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu 49Bảng 3.8 Ảnh hưởng của việc phun phân bón qua lá đến động thái rụng
quả của xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu 51Bảng 3.9 Ảnh hưởng của việc phun phân bón qua lá đến một số chỉ tiêu
của quả xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu 51Bảng 3.10 Ảnh hưởng của phân bón lá đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại
trên cây xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu 52
Trang 12Bảng 3.11 Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón qua lá đến các yếu tố
cấu thành năng suất của xoài Đài Loan 53Bảng 3.12: Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá đến chất lượng quả xoài
Đài Loan 54Bảng 3.13: Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón lá đến hiệu quả kinh tế
trong sản xuất xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu 55Bảng 3.14: Ảnh hưởng của các loại túi bọc quả đến động thái rụng quả của
cây xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu 56Bảng 3.15: Ảnh hưởng của các loại túi bọc quả đến đường kính quả, một
số chỉ tiêu về thành phần cơ giới quả xoài Đài Loan 57Bảng 3.16: Mức độ nhiễm bệnh hại trên cây xoài Đài Loan khi sử dụng túi
bọc quả 58Bảng 3.17: Mức độ nhiễm sâu hại trên xoài Đài Loan khi sử dụng túi
bọc quả 59Bảng 3.18: Ảnh hưởng của việc bọc quả đến các yếu tố cấu thành năng
suất của xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu 60Bảng 3.19: Ảnh hưởng của biện pháp bọc quả đến chất lượng, mẫu mã quả
xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu 61Bảng 3.20: Ảnh hưởng của việc bọc quả đến hiệu quả kinh tế trong sản
xuất xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu 62
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây xoài (Mangifera indica L.) thuộc chi Mangifera, họ Anacardiaceae (đào lộn hột), loài M indica, là cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao, có đặc điểm
thích nghi rộng, sinh trưởng nhanh, quả đẹp, giá trị dinh dưỡng cao nên đượctrồng tại nhiều nước thuộc khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới với diện tích khoảnghơn 5,4 triệu ha (FAOSTAT, 2018)[44], xét về sản lượng thì có 3 khu vực sản xuấtxoài tập trung là châu Á, châu Mỹ, châu Phi
Cây xoài được trồng ở nước ta từ rất lâu đời và Việt Nam là nước nằm trongbản đồ phân bố cây xoài trên thế giới Tại miền Bắc, xoài chỉ chiếm 10% so với cảnước, phần lớn ở các vùng miền núi và trung du Tỉnh có diện tích xoài lớn nhấtmiền Bắc là Sơn La, trong đó huyện trồng xoài tập trung là Yên Châu
Đã có một số tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất đối với cây xoài,tuy nhiên việc sản xuất xoài ở miền Bắc Việt Nam còn một số yếu tố hạn chế: Xoàiđược trồng từ nhiều năm nay, ra rất nhiều hoa nhưng không đậu quả hoặc đậu ít,hiệu quả kinh tế thấp Xoài được trồng theo phương thức quảng canh là chủ yếu,không theo quy trình kỹ thuật, tán cao, cành rậm rạp, sâu bệnh phát triển, năng suấtthấp, không ổn định, đặc biệt là bọ cánh cứng đục quả xoài xuất hiện từ năm 2012
về đây đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm quả xoài Yên Châu, cầnphải cải tạo toàn bộ số diện tích này
Việc đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiệnđịa phương bên cạnh giống xoài bản địa là cần thiết Giống xoài Đài Loan là giống
có tiềm năng năng suất cao, quả có chất lượng tốt, tỉ lệ phần ăn được nhiều, mã quảhấp dẫn, thích hợp cho ăn tươi Tuy nhiên xoài Đài Loan cũng gặp những khó khănnhư nấm bệnh phấn trắng, thán thư, vấn đề về dinh dưỡng, sâu bệnh hại đã gây ảnhhưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng, mẫu mã quả, nhưng cho đến nay chưa
có bất kỳ đề tài nghiên cứu nào về vấn đề này đối với giống xoài Đài Loan trồng tại
Yên Châu Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi đề xuất đề tài: ‘‘Nghiên cứu một
số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La”.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định được loại thuốc trừ nấm, phân bón lá, túi bọc quả thích hợp đếnnăng suất, chất lượng xoài Đài Loan trồng tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Trang 143 Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật ở thời kỳ hoa
nở của xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất và chất lượngxoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bao quả đến năng suất và chất lượng xoài ĐàiLoan trồng tại Yên Châu, Sơn La
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về thửnghiệm một số loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón qua lá và túi bao quả đối vớigiống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệukhoa học phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu trên cây xoài ở nước
ta Là cơ sở khuyến cáo các biện pháp kỹ thuật hiệu quả áp dụng trong thực tế sảnxuất cho người dân
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho công tác xây dựng, địnhhướng, quy hoạch, quản lý, chỉ đạo sản xuất cây ăn quả trên đất dốc trong đó có câyxoài đạt hiệu quả hơn trong điều kiện đặc thù của địa phương cũng như các vùng cóđiều kiện tương tự
- Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong sản xuấtxoài tại Yên Châu sẽ góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tếcho người sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài
Cây xoài (Mangifera indica L.) là cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao,
được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước trong khu vực nhiệt đới và ánhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Mexico, Indonesia vv Cách đâykhông lâu người ta gọi xoài là “vua các quả“, cây xoài không những được trồng đểlấy quả, lấy gỗ, làm cây bóng mát, cây cảnh và cây che phủ đất chống xói mòn màtrong quả xoài chín còn có giá trị dinh dưỡng rất cao Trong 100 g phần ăn được có86,1% nước,
0,6% protein, lipit 0,1%, chất khoáng 0,3%, 1,1% xơ, hydrat cacbon 11,8%, Ca0,01%, lân 0,02%, Cu 0,03%, năng lượng 50 calo/100g, caroten (vitamin A) 4800đơn vị quốc tế (I.U), vitamin B1 40 mg/100 gam, vitamin PP 0,3 mg/100 gam,vitamin B2 50 mg/100 gam, vitamin C 13 mg/100 gam (Singh 1979), Theo Jain(1961) (Trích theo Trần Thế Tục, Ngô Hồng Bình, 2004)[20] trong quả xoài có cácloại đường như saccaroza, glucoza, fructoza và maltoza Ngoài ăn quả tươi, xoài còn
có thể chế biến thành nhiều mặt hàng có giá trị như chế biến đồ hộp, làm mứt, nướcgiải khát, cho lên men làm rượu, làm giấm nhân hạt xoài có thể dùng làm thuốc sáttrùng, hoa dùng làm thuốc và là nguồn mật rất tốt (Trần Thế Tục, Ngô Hồng Bình,2004)[20]
Cây xoài dễ trồng, tuổi thọ cao, phạm vi thích nghi sinh thái rộng Ở Việt Namcây xoài có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước Nhiều vùng miền có giốngxoài đặc sản như: xoài Yên Châu - tỉnh Sơn La, xoài Cát Hòa Lộc huyện Cái Bè - tỉnhTiền Giang, xoài Cát Chu huyện Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp, xoài Yên Minh - tỉnh
Hà Giang
Với mục đích chuyển một phần diện tích đất trồng cây hàng năm sang trồngmột số loại cây ăn quả từng bước quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả theo hướngsản xuất an toàn, tập trung, chuyên canh, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã xây dựng
và ban hành kế hoạch: Phát triển cây ăn quả giai đoạn 2015 - 2020; Kế hoạch tái cơcấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triến bền vững đếnnăm 2020 Từ đó mà diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung và
Trang 16xoài Đài Loan được trồng mới và ghép cải tạo rất nhiều.
Trang 17Xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu thường ra hoa vào thời điểm mưa phùn,
độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, gây rụng hoa,làm giảm năng suất, chất lượng và mẫu mã quả Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vậtphòng trừ nấm bệnh cho xoài sẽ chủ động ngăn chặn sự phát sinh, phát triển củanấm bệnh, đồng thời kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấmbệnh sẽ góp phần đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc, giúp người dân có sự lựachọn đúng đắn và hiệu quả trong sản xuất xoài
Phân bón lá là loại phân hóa học dạng bột hay nước chứa nhiều chất dinhdưỡng khi sử dụng pha với nước phun trực tiếp lên lá cây hay thân cây Khi bón qua
lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá.Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới95%, trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45 - 50 % chất dinh dưỡng.Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các yếu tố đa lượng nhưđạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg cácnguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng vì trong môitrường đất thường thiếu hoặc không có Ngoài ra trong thành phần của phân bón lácòn tăng cường chất điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, chấtkích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả, giảm hiện tượng rụng quả non, quả
to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh
Sử dụng bao quả ngoài tránh được sự va chạm cơ học do gió gây ra, làm giảm
sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn qua vết thương còn ngăn không cho sâu bệnh pháhại nhất là ruồi đục quả do đó mà giảm đáng kể việc sử dụng thuốc BVTV làm chosản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, kéo dài thời gian bảo quản từ 3 - 5 ngày sovới bình thường, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Bao quảcòn đem lại những lợi ích xã hội góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do tồn dưthuốc bảo vệ thực vật, an toàn đối với sức khỏe của cộng đồng Tạo tiền đề cho sảnxuất xoài theo hướng Global GAP và xuất khẩu cho các thị trường có tiêu chuẩn khắtkhe trong tương lai
Như vậy, để có được sản phẩm xoài Đài Loan năng suất cao, chất lượng tốtchúng ta cũng cần phải có những nghiên cứu cụ thể về sử dụng thuốc bảo vệ thựcvật, phân bón lá, túi bao quả cho giống xoài Đài Loan
Trang 181.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến đề tài
1.2.1 Những thuận lợi cơ bản
- Tài nguyên khí hậu, đất đai của huyện đa dạng, phong phú HuyệnYên Châu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chia thành 2mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, thường có rét đậm kéo dài, nhiệt độ trungbình năm là 230 C Độ ẩm trung bình 78,2%, tổng số giờ nắng 1986 giờ/năm,lượng bốc hơi bình quân 1.086% mm/năm, lượng mưa bình quân 1.444mm/năm Đất đai gồm nhiều loại đất Feralit Đây là những điều kiện thuận lợicho cây xoài sinh trưởng, phát triển
- Người dân huyện Yên Châu có kinh nghiệm trong sản xuất cây ăn quảvùng gò đồi Xoài là cây trồng có khả năng sinh trưởng mạnh, được người dânquan tâm trong việc tìm kiếm giống mới và biện pháp kỹ thuật để ghép cải tạophát triển cây ăn quả có giá trị cao trên đất đốc theo nhu cầu của thị trường
- Các điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở vật chất đang ngày càng được hoànthiện, thuận lợi trong việc giao lưu hàng hóa Có thị trường tiêu thụ rộng lớn(tam giác phát triển và thị trường các tỉnh phía nam Trung Quốc)
- Phát triển xoài trên đất dốc góp phần bảo vệ tài nguyên đất, chống xóimòn, bảo vệ đa dạng sinh học
- Công tác quảng bá, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông sản trên địabàn đang nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, tổ chức triển khai cóhiệu quả như: Tổ chức các hội thảo thu hút đầu tư nhằm khai thác tiềm nănglợi thế của vùng; Hội nghị xúc tiến đầu tư các tỉnh Tây Bắc; Tổ chức hội chợnông nghiệp hàng năm trong tỉnh
Trang 19- Việc thiết lập mối liên kết tiêu thụ sản phẩm quả xoài thông qua hợp đồngvới các doanh nghiệp, hợp tác còn nhiều hạn chế; các kênh tiêu thụ chủ yếu thôngqua tư thương, mạng lưới tiêu thụ còn mang tính tự phát, hệ thống vận chuyển,phân loại, đóng gói, tiêu thụ và tiếp thị mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế.
1.2.3 Một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất trong trồng xoài tại Yên Châu
- Việc tham khảo và áp dụng kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuậtnâng cao năng suất, chất lượng xoài trồng tại Yên Châu sẽ góp phần tăng khả năng
ra hoa, đậu quả, hạn chế sâu bệnh đặc biệt khi thời tiết có mưa phùn, ẩm độ khôngkhí cao Cùng với các biện pháp canh tác, phòng trừ sâu bệnh mang tính tổng hợptrong thời kỳ xoài ra hoa, đậu quả và quả lớn thì cần mở rộng diện tích, nâng caonăng suất, chất lượng thì mới thực sự đem lại hiệu quả
- Cần tăng cường công tác xây dựng mối liên kết 4 nhà (nhà nước, nhàkhoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) nhằm tăng năng suất, chất lượngxoài, từ đó gia tăng giá trị kinh tế trong sản xuất
1.3 Những nét chung về tài nguyên cây xoài
1.3.1 Nguồn gốc và phân bố cây xoài trên thế giới
- Nguồn gốc: Xoài là một trong những loại cây ăn quả được trồng từ rất
lâu đời trên trái đất, cách đây khoảng 4.000 năm (De.Candoile, 1904) (trích theoMajumder, 1990)[29], Lim và Khoo (1985)[28], cho rằng, cây xoài được trồng ở Ấn
Độ cách đây khoảng 6000 năm Trong khi đó Bondad (1989)[25] lại khẳng định,nguồn gốc của cây xoài có liên quan đến 3 vùng lớn đó là Ấn Độ, Ấn Độ - Myanma
và Đông Nam Á
Vùng Ấn Độ: Được xem là nguồn gốc chính của cây xoài vì ở Ấn Độ cây
xoài được ghi lại từ những năm 2000 trước công nguyên (Singh, 1959)
Vùng Ấn Độ - Myanma: Được xem là quê hương của cây xoài vì có nhiều
giống xoài hoang dại và xoài trồng (De Candolle, 1904) (trích theo Majumder vàSharma, 1990)[29]
Vùng Đông Nam Á: Những căn cứ chính để nhiều tác giả đưa vấn đề này ra
là: trong chi Mangifera có tới 41 loài xuất hiện rải rác ở các nước vùng Đông Nam
Á, trong đó xoài được trồng rộng rãi nhất (Vũ Công Hậu, 2000)[10]
Trang 20- Phân bố xoài trên thế giới: Vùng phân bố chính cây xoài trên thế giới nằmtrong phạm vi vĩ độ từ 23o30’ Bắc đến 23 o30’ Nam (Singh, 1959) với 87 nướctrồng xoài (Bondad,1989)[25].
Những vùng xoài được trồng tập trung, có diện tích và sản lượng lớn là: Ấn
Độ, Đông Nam châu Á, Đông Bắc của Ôxtrâylia, (Vũ Công Hậu, 2000) [10],(Trần Thế Tục, 2004)[20]
Ở châu Á xoài được trồng nhiều ở Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Srilanca,Myanma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Lào, Đài Loan,Philippin và Indonesia (Singh, 1959) Ở châu Phi, xoài được người Ả Rập đưa vào
từ thế kỷ thứ 10, đến thế kỷ 19 thì được trồng ở nhiều nước Ở châu Mỹ xoài đượcnhập vào từ thế kỷ thứ 16 - 17, được trồng nhiều ở Florida (Mỹ), Mêhicô (Bondad, 1989)[25]
Ở Việt Nam, cây xoài đã được trồng từ rất lâu nhưng không biết là từ khi nào
và các giống xoài có nguồn gốc từ đâu, duy chỉ có Popenoe (1920)[36] cho biết,giống xoài Cambodiana được trồng đầu tiên ở Miami và Florida là giống có nguồngốc từ cây xoài gieo hạt mang đến từ Sài Gòn (Việt Nam) năm 1902 Tại Việt Namngười ta cũng đã tìm được một số cây dại cùng loài với cây trồng như Mắc Chai,
cây quéo M Langenifera.
Xoài được trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xoài tập trung là từ Bình Địnhtrở vào nhiều nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như: Đồng Tháp (trên9.000 ha, sản lượng 105,2 nghìn tấn) (2014), Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ
1.3.2 Đặc điểm sinh vật học của cây xoài
Xoài là cây thường xanh có thân lá cao lớn tới 10 - 20 m Tán cây to nhỏ, caothấp, tuổi thọ ngắn dài còn phụ thuộc vào giống, phương pháp nhân giống và điềukiện trồng trọt: trồng cây thực sinh, ở nơi đất tốt thì thân tán thường lớn và tuổi thọcao hơn nhiều so với cây chiết, cây giâm cành (Trần Như Ý và cs, 2000)[22]
Rễ: xoài là cây ăn quả lâu năm, rễ ăn sâu Bộ rễ bao gồm rễ cọc, rễ ngang
và rễ tơ Sự phân bố rễ phụ thuộc vào giống, hình thức nhân giống và tình hìnhđất đai Rễ xoài về cơ bản hoạt động quanh năm ngay cả vùng nhiệt đới chỉ cầnđất không quá khô
Trang 21Thân cành: với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới và á nhiệt đới hàng nămxoài bắt đầu sinh trưởng từ tháng 2 - 3 đến tháng 11 - 12 thì ngừng sinh trưởng,trong thời gian đó có thể ra nhiều đợt lộc Xuân (tháng 2 - 4), lộc Hè (tháng 5 - 6),lộc Thu (tháng 8 - 10) và lộc Đông (tháng 11 - 12), cây non, ở nơi đất tốt có thể ranhiều đợt lộc hơn (Trần Như Ý và cs, 2000)[22].
Lá: lá xoài thuộc loại lá đơn, mọc so le, tập trung trên ngọn cành, phía gốccành thường ít lá hơn Với đặc điểm lá nguyên, cứng mặt lá láng bóng, mép láphẳng hoặc hơi lượn sóng tùy giống Lá xoài có chiều dài 10 - 15 cm, rộng 8 - 12
cm, khi mới ra có màu xanh nhạt, màu hồng, màu tím hoặc màu nâu sau đó lá dầnchuyển sang màu xanh nhạt cho đến xanh sẫm Màu sắc lá non và hình dạng lá làđặc điểm khác nhau của giống
Hoa: xoài ra hoa thành chùm ở ngọn cành, chùm hoa to, dài khoảng 20 - 40
cm, có tới 200 - 400 hoa, nhưng cũng có trường hợp ra thành những chùm nhỏ xenvới lá ở ngọn cành Chùm hoa của xoài có 2 loại: chùm hoa có mang lá và chùmhoa không mang lá Hoa xoài có kích thước nhỏ 6 - 8 mm, có mùi thơm, có mật nênthường hấp dẫn được nhiều côn trùng Xoài có hoa đực và hoa lưỡng tính phân bốlẫn lộn trên cùng một cây
Quả và hạt: xoài thuộc loại quả mọng, ngoài có vỏ mỏng, có độ dai, vỏ quảmàu xanh, xanh vàng hoặc xanh lam, phía quả về phía mặt trời thường có màu hồngphấn hoặc màu hồng tím, khi chín thường quả chuyển sang màu vàng, cũng cógiống toàn bộ quả có màu hồng hoặc màu hồng tím Thời gian phát triển của quảtùy thuộc vào giống (thường kéo dài từ 2 - 4 tháng kể từ khi thụ tinh đến khi quảchín) Ở Việt Nam phần lớn các giống xoài đều thuộc nhóm giống chín trung bình
có thời gian phát triển của quả từ 3 - 3,5 tháng Quả xoài có nhiều hình dạng vớikhối lượng và kích thước khác nhau
Hạt xoài bên ngoài có lớp vỏ mỏng, bên trong có phôi Hạt xoài có thể đơnphôi hoặc đa phôi tùy giống Các hạt đa phôi chỉ có một phôi hữu tính, còn cácphôi khác là phôi vô tính do các tế bào phôi tâm hình thành (Trần Như Ý và cs,2000)[22]
Trang 221.3.3 Một số giống xoài chính trồng ở Việt Nam
1.3.3.1 Xoài Đài Loan (xoài Tượng da xanh)
so với nhiều giống xoài khác
- Đặc điểm sinh lý: tốc độ sinh trưởng nhanh Đây là loài cây dễ tính,cây có khả năng thích ứng ở trong điều kiện sinh thái khác nhau
1.3.3.2 Xoài Tròn Yên Châu
Xoài tròn Yên Châu có mật độ cành dầy, chắc khỏe, phân cành xiên, vỏ cànhhơi xù xì Lá xoài thuộc loại lá đơn, mọc so le, tập trung trên ngọn cành Lá thuôndài, đầu nhọn, có màu xanh hoặc xanh nhạt Mép lá lượn sóng, mặt lá mịn và cong
về sau, phía sau lá có nhiều gân Chiều dài của lá từ 17 20 cm, chiều rộng lá từ 6
-10 cm
Thời gian ra hoa từ tháng 1 đến tháng 2, thời gian đậu quả từ tháng 3 đếntháng 4, thời gian thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 6 Hoa xoài ra từng chùm, chùmhoa mọc trên ngọn cành (chùm thuần), độ dài chùm hoa từ 20 - 22 cm, cuống hoa
có màu xanh vàng hoặc xanh tím
Quả: có hình tương đối tròn, trọng lượng từ 200 - 250 g, nhựa quả trắng,trong, nhựa cây dạng sữa đục ngà, vỏ quả xanh nhạt, có các đốm lấm tấm, hạt dẹtnhiều sơ, khi xanh thịt quả màu xanh trắng Đặc biệt khi quả chín: vỏ có màu xanhbạc ngà chuyển dần sang vàng, thịt có lòng màu đỏ, vị ngọt, hương thơm đặc trưng
và dễ phân biệt được với các loại xoài của địa phương khác (Viện Thổ NhưỡngNông Hóa, 2002)[24]
1.3.3.3 Giống xoài dài Yên Châu (xoài Hôi)
Ra hoa vào tháng 12 thu hoạch vào tháng 6 Quả dài, hơi dẹt to hơn xoài tròn,khối lượng 150 - 250 g/quả Khi chín vỏ vàng xanh, thịt vàng ngọt nhưng hơi cómùi nhựa nên còn được gọi là xoài Hôi (Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, 2002)[24]
Trang 231.3.3.4 Xoài Thái Lan
Xoài Thái Lan là giống xoài ăn quả xanh được nhập từ Thái Lan và đượctrồng đầu tiên ở miền Nam Việt Nam
Đặc điểm: Lá có màu xanh đậm, dóng lá dài, thường khó ra hoa trong điềukiện tự nhiên
Vỏ quả có màu xanh đậm và rất dày khi trái vừa cứng bao đầu đã có vị ngon,ngọt Tỷ lệ xoài Thái Lan đậu trái cao, cây 5 tuổi cho năng suất từ 60 - 70 kg/cây.Trọng lượng trung bình của quả 0,35 - 0,4 kg/quả
Quả xoài thái tròn dài, hơi cong ở phía đuôi, vỏ xanh đậm có thể ăn xanh,chín đều rất ngon Xoài Thái Lan là một trong số các loại cây đang thích hợp trồng
ở khu vực nhiệt đới, đặc biệt phù hợp với khí hậu nước ta
1.3.3.5 Xoài Cát Hòa Lộc
Trồng nhiều ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) và huyện Cái Mơn (Bến Tre) Quả
có khối lượng lớn: 350 - 500 gam, quả chín màu vàng chanh, thịt quả có màu vàngtươi, ăn ngọt và thơm, năng suất cao và được người dân vùng đồng bằng sông CửuLong rất ưa trồng Thời gian từ ra hoa đến quả chín khoảng 100 - 105 ngày (TrầnNhư Ý và cs, 2000) [22]
1.3.3.6 Xoài Thanh Ca
Trồng nhiều ở Nha Trang - Khánh Hòa, Bình Định Đây là giống xoài ngon,
ra hoa và quả chín nhiều đợt trong năm Quả hình trứng nặng trung bình 350 - 580gam, vỏ bóng, có màu vàng tươi, thịt quả ít xơ, nhiều nước, nhiều bột, ăn ngon,thơm (Trần Như Ý và cs, 2000) [22]
1.3.3.7 Giống GL6
Giống ít phân cành, tán thưa, thoáng Hoa nở tập trung vào tháng 4 Quả
to, mỗi chùm hoa để một quả, khối lượng quả trung bình 800 - 900 g/quả Khichín vỏ quả và thịt quả có màu vàng, vị ngọt đậm (Trần Thế Tục và Ngô HồngBình, 2001)[19]
Trong những năm gần đây một số tỉnh miền Bắc đã nhập và trồng khảonghiệm một số giống xoài Trung Quốc như Quế Hương, xoài tím, răng voi
Trang 241.3.4 Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây xoài
1.3.4.1 Đất đai
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới nhưng có khả năng thích ứng rộng (Oppenhiemer,1947)[33] Rất nhiều các kết quả nghiên cứu về sinh thái của cây xoài cho thấy, câyxoài hoàn toàn có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở trên nhiều loại đất khác nhau, từđất vàng, đất đỏ, đất đỏ vàng miễn là không quá nhiều sét, không có tầng đá và sét
ở dưới sâu và mạch nước ngầm cao nhất cũng cách mặt đất 2 - 2,5 m thích hợp choviệc trồng xoài Đất phù sa cũ hay mới ở ven sông cao sâu mầu, xốp là những đất lýtưởng nhất, pH đất dao động từ 5,5 - 7,5 được xem là phù hợp nhất cho xoài pháttriển Chỉ trừ đất đen, đất đá vôi có pH cao là thực sự không thích hợp cho trồngxoài (Singh, 1960)[38] Đứng về khía cạnh đất đai ở miền Bắc, chỉ trừ vùng đấtchạy dọc biên giới Việt Trung từ Hà Giang đến Cao Bằng, Lạng Sơn và vùng thuộcxương sống của khu vực Tây Bắc chạy từ Lai Châu đến Ninh Bình là đất đá vôi,không phù hợp cho trồng xoài
1.3.4.2 Nhiệt độ
Cây xoài là cây ăn quả nhiệt đới, nhưng hiện nay cây xoài cũng đã đượctrồng nhiều ở các vùng bán nhiệt đới như Đài Loan, Ixraen, Florida do cây xoài cóthể chịu được những đợt rét vài độ dưới không (- 2 đến 4 oC) và không gặp rét vàocác đợt sinh trưởng như ra lá non, ra hoa và đặc biệt là cây con rất mẫn cảm với giálạnh Tuy vậy, cây xoài còn chịu nóng rất tốt, ở nhiệt độ 40 - 45 oC cây vẫn mọcbình thường miễn là cung cấp đủ nước (Trần Như Ý và cs, 2000)[22] Nhiệt độthích hợp nhất là 23,9 - 26,7 oC (Singh, 1960)[39] Thời tiết, khí hậu là những yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp, có thể thúc đẩy hoặc làm trì hoãn việc nở hoa của xoài, cùngmột giống xoài thời gian ra hoa sớm hay muộn giữa các năm có liên quan đến nhiệt
độ không khí ở giai đoạn phân hóa mầm hoa (Singh, 1960)[39]
Whiley (1993)[41] khẳng định rằng có đầy đủ những số liệu cần thiết để kếtluận nhiệt độ là yếu tố quan trọng kích thích sự ra hoa ở xoài, nhiệt độ tới hạn cho
sự ra hoa giữa ngày và đêm là dưới 20/10 oC, nhưng nhiệt độ giữa ngày và đêmthích hợp cho sự ra lá là 15/10 oC Điều này cho thấy sự xuất hiện những đợt lạnh
Trang 25trước thời kỳ ra hoa có liên quan rất chặt với sản lượng xoài hàng năm, Elisea và Davenport, 1995)[32] do đó ở Nicaragua không có mùa Đông lạnh, nhiệt
(Nunez-độ trung bình năm từ 20 - 23 oC nên cây xoài ở đây ra hoa rất ít, (Maas, 1989)[30]
Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân làm cho xoài đậu quả ít hoặc không đậuquả là do ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài, có đến 50% hoa lưỡng tính không nhậnđược phấn hoa, do đó tỷ lệ thụ tinh chỉ đạt dưới 35% (Dương Nhất Tuyết, 1992).Nếu hoa xoài nở vào thời tiết mát, khô thì quá trình thụ phấn thụ tinh đạt kết quả cao(Singh, 1960)[38], (Ram và cs, 1989)[37], (Yang và cs, 1989)[42] Tuy nhiên người
ta có thể làm thay đổi đáng kể tỷ lệ hoa lưỡng tính trên một số giống xoài bằng biệnpháp hóa học (Chanai Yotpetch, 1988)[26], (Surmit Feungchan, 1991)[39]
Quả xoài thường phải mất 3 tháng kể từ khi hoa tàn, quả mới có thể đạt độchín đầy đủ, thời gian có thể biến động tùy theo giống và điều kiện thời tiết trongthời gian quả phát triển, nếu nhiệt độ cao sẽ phát triển nhanh và ngược lại Khả nănggiữ quả trên cây và độ lớn của quả có liên quan với số lượng lá trên cây, (Nakasone,1955)[31], (Cull, 1991)[27]
1.3.4.3 Lượng mưa và độ ẩm
Lượng mưa và độ ẩm đất cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cây xoài nhất
là thời kỳ cây con và thời kỳ quả lớn Về lượng mưa, đa số các tác giả cho rằng,lượng mưa khoảng 1000 mm/năm nếu phân phối đều là có thể trồng xoài được.Vùng chỉ có
250 - 300 mm như ở Pakistan nhưng vẫn trồng được xoài nếu có điều kiện tướinước Trên 1500 mm/năm xoài vẫn mọc tốt nhưng lá nhiều, hoa ít và nhiều sâu bệnh(Trần Thế Tục, 2001)[19] Theo Duarmannop (1974) (Trích theo Trần Thế Tục,2001)[19], cây xoài có thể sinh trưởng không cần tưới ở những vùng có lượng mưa
500 - 4000 mm, ở vùng có lượng mưa 700 - 2000 mm thì cây xoài sinh trưởng tốt
Nhiều tác giả nghiên cứu về cây xoài đều cho rằng: cây xoài cần 2 - 3 thángkhô hạn để ngừng sinh trưởng, phân hóa mầm hoa, nhưng (Singh, 1959) thì chorằng cần ít nhất 5 tháng mùa khô để hạn chế tối đa sinh trưởng sinh dưỡng và kíchthích xoài phân hóa mầm hoa, tuy nhiên thời điểm để xoài phân hóa mầm hoa biếnđộng tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng, nếu đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợpthì phân hóa mầm hoa sớm, nhanh và ngược lại
Như vậy muốn quá trình phân hóa mầm hoa ở xoài cần có một trong hai yếu
tố đó là nhiệt độ thấp và khô hạn
Trang 261.3.4.4 Ánh sáng và gió
Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về ảnh hưởng của ánh sáng đối vớicây xoài, nhưng hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận việc ra hoa của xoài chủyếu do tác động của nhiệt độ Tuy nhiên, cây xoài nếu được trồng ở điều kiện ánhsáng đầy đủ sẽ rất có lợi cho sinh trưởng, phân hóa mầm hoa và đậu quả Ánh sángcòn có tác dụng rất lớn trong việc tích lũy chất khô trong quả và có vai trò quantrọng trong quá trình hình thành chất anthocyanin quy định màu đỏ trong vỏ quả.Những quả nhận được nhiều ánh sáng sẽ biểu hiện màu rất rõ rệt, mã quả đẹp và cóchất lượng tốt
Gió cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến xoài trong thời kỳ mang quả, nếugặp điều kiện gió to sẽ gây rụng quả nghiêm trọng, những vườn cây xoài có tán cao,trồng thưa bị rụng quả nhiều khi gặp gió cấp 4 - 6, những vườn cây trồng dày, câythấp chỉ rụng khi gió mạnh trên cấp 8, sự rụng quả có sự sai khác nhau ở các giống.Thực hiện triệt để việc tỉa cành, tạo tán, loại bỏ cành vô hiệu để ánh sáng rơi vàođược gốc xoài Xoài là cây ưa sáng, nếu trồng dày cây sẽ yếu ớt, cành dài và nhỏ, lámỏng, những cành giáp nhau cây sẽ không ra trái Độ ẩm không khí thấp cũng gâyhại cho sự phát triển của xoài, độ ẩm quá cao cũng dễ làm cho xoài nứt quả và rụnghàng loạt Nếu ẩm độ cao (trên 80%) kết hợp với nhiệt độ khoảng 25 - 26 oC sẽ làmcho xoài dễ bị rệp, sáp, bọ trĩ gây hại và đặc biệt là bệnh thối trái do vi khuẩn
1.3.5 Nhu cầu dinh dưỡng của cây xoài
Thực vật nói chung và xoài nói riêng, muốn sinh trưởng và phát triển tốt cần phải
được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng cũng như vi lượng
- Đạm: có vai trò quan trọng với sinh trưởng, phát triển và năng suất củaxoài Đạm làm tăng số chồi, tăng số hoa và năng suất Thiếu đạm quá trình sinhtrưởng của cây bị đình trệ, lá nhỏ và chuyển vàng, chồi nảy ít, số hoa giảm, tỉ lệ đậuquả thấp, quả rụng nhiều, quả nhỏ, năng suất thấp
- Lân: Nhu cầu lân của xoài giai đoạn cho quả thấp hơn so với đạm và kali.Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ và mầm hoa Bón lân làm tăng năng suất
và phẩm chất Thiếu lân lá chuyển màu xanh tối, đầu lá chuyển khô và chết đen, lárụng sớm, tỷ lệ đậu quả giảm
- Kali: cần thiết cho quá trình hấp thu và vận chuyển chất hữu cơ trong cây.Thiếu kali xuất hiện những đốm vàng rải rác dọc theo mép lá và chóp lá, nhữngđốm này chuyển dần từ vàng sang nâu đen Thiếu kali lá nhỏ và mỏng, quả nonrụng nhiều, năng suất và chất lượng giảm
Trang 27- Canxi: rất cần thiết cho sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất, chấtlượng xoài Thiếu canxi (đặc biệt trong trường hợp thừa đạm và kali) thường làmcho vỏ quả mềm và bị nứt, khó bảo quản và vận chuyển.
Magiê: Cây xoài có nhu cầu magiê khá cao, khuyến cáo bón phân cho xoài ởnước ngoài thường dùng NPK - Mg Thiếu magiê xuất hiện những vệt màu vàngthau dọc theo mép và gân lá xen lẫn đài màu xanh hình nêm trên phần thịt lá, năngsuất và chất lượng giảm
Thiếu lưu huỳnh xuất hiện những đốm chết hoại tử trên lá xanh, lá rụng sớm Thiếu kẽm lá non không nở lớn, lá mọc xít nhau, giảm năng suất và chấtlượng Tình trạng thiếu kẽm có thể được khắc phục khi phun dung dịch kẽm sunfat(ZnSO4) nồng độ 0,75% hoặc oxit kẽm (ZnO) nồng độ 0,2%
Thiếu Bo làm cho chùm lá non trên ngọn chuyển dần sang vàng từ mép lá trởvào, lá xoài biến dạng, một bên mép lá ngắn hơn làm cho lá có hình cong lưỡi liềm,sinh trưởng bị đình trệ Triệu chứng thiếu Bo xuất hiện khi hàm lượng bo (B) trong
lá nhỏ hơn 50 ppm, khi hàm lượng bo trong lá 50 - 100 ppm là ngưỡng bo tối ưu ởcây xoài
1.3.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới
Xoài là cây ăn quả có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, nhưng do có khả năngthích ứng rộng nên cây xoài được trồng không chỉ ở các vùng nhiệt đới mà cả ởnhững vùng á nhiệt đới có mùa Đông lạnh
- Qua bảng số liệu (Bảng 1.1) cho thấy tình hình sản xuất xoài trên thế giớitrong những năm gần đây không biến động nhiều về diện tích, song sản lượng tăng
do năng suất tăng
Năm 2012 diện tích xoài của toàn thế giới là 5,438 triệu ha, năng suất trung bình
đạt 77,9 tạ/ha, sản lượng đạt 42.418,914 tấn Đến năm 2016 chỉ tiêu về diện tích là5,425 triệu ha, năng suất tăng đạt 85,729 tạ/ha và sản lượng là 46.508,697 tấn
- So sánh về diện tích của 4 châu lục có diện tích trồng xoài năm 2016 có thểsếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau: châu Á (4.118,375 ha) > châu Phi (769,103ha) > châu Mỹ (527.985 ha) > châu Đại Dương (9,591 ha)
- So sánh về năng suất của 4 châu lục năm 2016 có thể sếp theo thứ tự từ lớnđến nhỏ như sau: châu Mỹ (112,966 tạ/ha) > châu Á (83,923 tạ/ha) > châu Phi(77,159 tạ/ha) > châu Đại Dương (49,416 tạ/ha)
Trang 28Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng khu vực trồng xoài
trên thế giới năm 2016
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, sản lượng xoài bình quân năm đạt khoảng
30 triệu tấn và mức tăng sản lượng hàng năm khoảng 2 - 4% Ba khu vực sản xuấtxoài chủ yếu của thế giới là: châu Á - Thái Bình Dương, Trung - Nam Mỹ và châuPhi Theo thống kê của FAO, trong năm 1980, sản lượng xoài của vùng châu Á -Thái Bình Dương đạt 12 triệu tấn, bằng 14% tổng sản lượng cây ăn quả trong vùng,chiếm 78% sản lượng xoài của thế giới Ấn Độ là nước có diện tích và sản lượngxoài lớn nhất Vào thời điểm trước năm 1990, một số nước có sản lượng xoài tăngnhanh: Pakixtan, Inđônêxia và Thái Lan, với mức tăng hàng năm đạt 2,7 đến 4%
Từ năm 2005 trở lại đây, sản lượng xoài của cả thế giới đạt 31,636 triệu tấn trong
đó Ấn Độ chiếm 37,39% (11,829 triệu tấn), đứng thứ hai là Trung Quốc, nước đặc
Trang 29trưng bởi điều kiện á nhiệt đới có mùa Đông lạnh, chiếm 13,3% (4,249 triệu tấn)gấp hơn hai lần sản lượng của Thái Lan, nước có sản lượng đứng thứ ba 1,802 triệutấn; Mexico (1,679 triệu tấn), Indonesia (1,412 triệu tấn), Braxin (1,002 triệu tấn),Indonesia (1,412 triệu tấn) Đến năm 2014 và 2016, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lanvẫn dẫn đầu về diện tích và sản lượng xoài trên thế giới Ấn Độ có diện tích 2,237triệu ha, với 18,779 triệu tấn, Trung Quốc tiếp tục đứng thứ 2 có 586 nghìn ha với
4,771 triệu tấn, Thái Lan đứng thứ 3 (3,432 triệu tấn), tiếp theo là Mexico thay thếcho Indonesia trong những năm trước đó vươn lên đứng vị trí thứ 4 (2,197 triệutấn), Indonesia đứng thứ 5 (2,184 triệu tấn), Pakistan (1,606 triệu tấn), Braxin(1,417 triệu tấn), Ai Cập (1,277 triệu tấn), Banglades (1,161 triệu tấn), Nigeria(0,917 triệu tấn) (Bảng 1.2) (FAO, 2018) [44]
Bảng 1.2: 10 nước đứng đầu về sản xuất xoài trên thế giới
năm 2014 - 2016 STT Lãnh thổ Vùng
2014
Vùng Lãnh thổ
2016 Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất (tạ)
Sản lượng (nghìn tấn)
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tạ)
Sản lượng (nghìn tấn)
1 Ấn Độ 2.515,970 73,257 18.431,330 Ấn Độ 2.237,000 83,947 18.779,000
2 TrungQuốc 567,214 81,879 4.644,271 Trung Quốc 586,027 81,413 4.771,038
3 Thái Lan 410,707 87,595 3.597,589 Thái Lan 410,694 83,569 3.432,129
(Nguồn FAOSTAT/FAO Statistics 2018) [44]
Trang 30Như vậy có thể thấy, mặc dù là cây ăn quả nhiệt đới nhưng trong nhữngnăm gần đây, cây xoài đang dần trở thành loài cây ăn quả có hiệu quả kinh tếcao, năng suất và sản lượng không ngừng gia tăng ngay cả ở các vùng khí hậuvốn không được xem là thuận lợi cho phát triển xoài Về mặt phân phối Mêxicô,Braxin, Peru, Ecuador và Haiti là nước cung cấp chính cho thị trường các nướcBắc Mỹ; các nước Ấn Độ và Pakistan chiếm lĩnh thị trường Tây Á; Philipines vàThái Lan bán xoài cho các nước vùng Đông Nam á Liên Minh châu Âu muaxoài của các nước Nam Mỹ và châu Á Mỹ là nước nhập khẩu xoài lớn nhất thếgiới Mêxicô, Peru, Ecuador và Brazil là những nước cung cấp xoài tươi chínhcho Mỹ, trong đó 60,8 % là của Mêxicô Trong 5 năm qua Braxin, Peru, Ecuadorngày càng cạnh tranh với Mêxicô xuất xoài qua Mỹ vào đầu và cuối vụ Mỹ cũngtái xuất một ít qua các nước khác, chủ yếu là Canada và Anh Những giống xoàitham gia xuất khẩu phổ biến nhất vẫn là Kent, Tommy Atkins, Haden và Keitt,đều có màu đỏ, ít xơ, thịt chắc, thích hợp vận chuyển xa hơn là các giống khác.Tiêu thụ xoài chế biến ngày càng tăng, những sản phẩm chế biến bao gồm nước
ép xoài, xoài miếng, xoài ngâm giấm, thịt xoài, mứt xoài, xoài cô đặc, xoài sấy,xoài lát ngâm muối và bột xoài Ấn Độ là nước xuất khẩu xoài chế biến nhiềunhất, sau đó là Pakistan, Braxin và Zimbabwe Những nước nhập khẩu dạng này
là Tiểu Vương Quốc Ả Rập, Ả Rập Saudi, Kuwait, Mỹ, và Canada Theo tổ chứcNông - Lương thế giới (FAO) nhập khẩu xoài tăng 1,4 % năm 2014 đạt 844.246tấn Những nước có nhu cầu lớn nhất thế giới đối với xoài là Mỹ và Liên minhchâu Âu (EU) Nhập khẩu xoài vào EU tăng khoảng 2,5 %/năm, đạt 223,662 tấnnăm 2014 Nước cung cấp xoài cho châu Âu đa dạng hơn Mỹ, bao gồm các nước
Mỹ La Tinh, Trung Mỹ, châu Phi, Ixraen, Pakistan, Ấn Độ và Tây Ban Nha HàLan là nước nhập khẩu xoài nhiều nhất khu vực châu Âu Anh, Pháp cũng là thịtrường quan trọng Các nước châu Á xuất khẩu chủ yếu sang Anh nơi có cộngđồng lớn người Ấn Độ và Pakistan sống Tuy nhiên dẫn đầu lượng xoài cung cấpcho thị trường này lại là Braxin chiếm 40% thị phần, đứng thứ hai là Peru(Vietnam trade office, 2018)[45]
Trang 311.3.7 Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài tại Việt Nam
Tại Việt Nam, xoài được trồng ở hầu khắp các vùng sinh thái trong cả nước(Trần Thế Tục, 2001)[19] Trong khoảng thời gian từ 2011 - 2014 diện tích xoài có
xu hướng giảm nhẹ ở khắp các vùng trong cả nước, tuy nhiên do áp dụng kỹ thuậtvào sản xuất nên sản lượng vẫn tăng qua các năm Năm 2011, diện tích xoài của cảnước là 86,4 nghìn ha, sản lượng 686,6 nghìn tấn Năm 2015, diện tích là 83,7 nghìn
ha, sản lượng hơn 702,9 nghìn tấn/năm Năm 2016 diện tích xoài là 86,3 nghìn ha,sản lượng đạt 724,4 nghìn tấn; Việt Nam thuộc nhóm 11 nước có diện tích thu hoạch
và sản lượng các loại quả xoài, măng cụt, ổi lớn nhất thế giới (tương ứng bằng1,43% và 1,61%); đứng thứ 4 ở Đông Nam Á (sau Thái Lan, Philippin, Indonesia)
Bảng 1.3: Diện tích và sản lượng xoài của Việt Nam 2011 - 2014
TT
Vùng
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
Vùng
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
2 Trung du miền núi phía
3 Bắc trung bộ và Duyên
Bắc trung bộ và Duyên
(Nguồn: Cơ sở dữ liệu Bộ NN&PTNT, 2017) [43]
Cây xoài được trồng phổ biến khắp nơi trong cả nước, từ vùng Trung du Bắc
bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải miền Trung, miền Đông Nam bộ nhưng phổbiến và tập trung nhất là Đồng bằng sông Cửu Long với 41.116 ha, chiếm 47,57%diện tích trồng xoài trong cả nước (Trần Văn Hâu, 2013)[8], vùng sản xuất hànghóa chủ yếu tập trung từ Bình Định trở vào
Trang 32Theo cơ sở dữ liệu của Bộ NN& PTNT [43] ở 13 tỉnh đồng bằng sông CửuLong có 39.800 ha xoài, trong đó nhiều nhất là tỉnh Đồng Tháp 9.100 ha, An Giang5.000 ha, Vĩnh Long 4.900 ha, Tiền Giang 4.800 ha, Kiên Giang 3.600 ha
Ở Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Khánh Hòa là tỉnh có diện tíchxoài lớn nhất 6.900 ha đứng thứ 2 về xoài là Bình Thuận 2.800 ha Những năm gầnđây nhờ các tiến bộ kỹ thuật về giống mới, kỹ thuật nhân giống, một số tỉnh nhưBình Định, Ninh Thuận, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, cũngđang chú ý phát triển cây xoài do đó sản lượng ngày một nâng lên Một số tỉnhthuộc đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc có điều kiện khí hậu thíchhợp cho cây xoài phát triển ra hoa, đậu quả như Sơn La 3400 ha, Phú Thọ 800 ha,
Hà Giang 700 ha
Do phải vận chuyển từ xa, phương tiện vận chuyển và bao gói thô sơ nên tỷ
lệ hao hụt và hư hỏng lớn, đẩy giá thành lên cao Thêm vào đó chúng ta chưa có hệthống cung ứng trực tiếp việc mua bán thường qua nhiều khâu trung gian làm cho
sự chênh lệch về giá bán tại vườn và giá bán cho người tiêu dùng rất lớn nên khôngkhuyến khích chủ vườn cải tiến sản xuất
Mỹ Đức Tây và chợ An Hữu là nơi mua bán xoài lớn nhất của tỉnh TiềnGiang và sau đó phân phối đi các vùng trong nước và xuất khẩu Có 70% xoài bán
ra Hà Nội và Lạng Sơn, 20% đưa về Thành phố Hồ Chí Minh và chỉ có khoảng10% là bán trong tỉnh
Về xuất khẩu: xoài thuộc nhóm sản phẩm cây ăn quả chủ lực quốc gia phục
vụ nội tiêu và xuất khẩu Năm 2016 sản lượng xoài đạt 724.434 nghìn tấn, xuấtkhẩu tươi đạt 220.000 tấn Các thị trường xuất khẩu rau quả chủ yếu của Việt Nam
là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hà Lan, Đài Loan trong đó Trung Quốc là thịtrường lớn nhất đối với rau, quả xuất khẩu của Việt Nam; Cũng trong năm 2016 có
10 thị trường lớn nhất, trên 20 triệu USD: bên cạnh Trung Quốc là thị trường lớnnhất (chiếm 70,8% thị phần), nhiều rau quả Việt Nam đã được xuất khẩu vào các thịtrường khó tính Mỹ (3,4%), Hàn Quốc (3,4%), Nhật (3,1%), tiếp đến là Hà Lan,Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Singapore và Úc (lần lượt từ 2,2 - 1.1%)
Trang 33Dự kiến đến năm 2020 tổng sản lượng xoài của nước ta đạt 770 nghìn tấn,trong đó ăn tươi và chế biến 470 nghìn tấn, xuất khẩu tươi là 300 tấn sang thị trườngcác nước: Trung Quốc, EU, Trung Đông, Đông Âu, Canada, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,
Úc, Newzealand
Tính đến nay Cục Bảo vệ Thực vật đã cấp mã số vùng cho cây ăn quả vớitổng diện tích 5.870 ha, trong đó có 1.043 ha xoài xuất khẩu đi Hàn Quốc, NhậtBản, New Zealand, Úc (Bộ Nông nghiếp và Phát triển Nông thôn, 2107)[2]
1.3.8 Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài tại Sơn La, Yên Châu
Theo Bộ NN&PTNT (2017)[2], diện tích xoài tại Sơn La đạt 5.731 ha (trong
đó diện tích cho sản phẩm 3.172 ha, diện tích trồng mới năm 2017 đạt 1.639 ha,ghép cải tạo 567 ha); năng suất 37,29 tạ/ha, sản lượng đạt 11.828 tấn Các giốngchính gồm xoài lai: xoài Úc R2E2, xoài xanh Thái Lan VR-XX1, xoài GL4, xoàiđịa phương (xoài tròn, xoài hôi) Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 91 hợp tác xã trồngcây ăn quả với diện tích trồng hiện có 2.121,44 ha Trong đó có 23 hợp tác xã trồngcây ăn quả được cấp chứng nhận VietGap với diện tích 419,36 ha Sản xuất theochuỗi giá trị được 25 chuỗi quả, sản lượng tiêu thụ được 3.669,7 tấn Có 8 hợp tác
xã tại các huyện Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu tổ chức sản xuất theo qui trình đượccấp 8 mã vùng trồng xoài, nhãn để xuất khẩu sang thị trường Úc với diện tích 76,1
ha Trong năm 2017, đã xuất khẩu được 6,8 tấn xoài sang thị trường Úc; Trong năm
2018, xuất khẩu sang thị trường Úc 30 tấn quả, thị trường Trung Quốc 770 tấn quả
Tổng diện tích cây ăn quả hiện có của huyện Yên Châu là 4.112 ha Trong đó
có 1.072,7 ha trồng xoài, diện tích cho sản phẩm là 418 ha, sản lượng 2.639 tấn quả.Diện tích ghép cải tạo là 90,5 ha, diện tích trồng mới là 159,26 ha; Diện tích chămsóc 495,44 ha, tập trung nhiều ở 6 xã: Tú Nang, Chiềng Hặc, Lóng Phiêng, ChiềngKhoi, Chiềng Đông, Sập Vạt
- Toàn huyện có 13 hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp với 295thành viên (có 05 HTX cây ăn quả, 01 HTX sản xuất rau, 01 HTX chăn nuôi, 6HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp)
Trên địa bàn huyện có 2 cơ sở sản xuất giống lưu vườn: tổ chức sản xuất 01
cơ sở (Vườn ươm giống Yên Châu - Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi, thủy sảnSơn La); Cá nhân sản xuất 1 cơ sở
Trang 34Bảng 1.4: Tình hình sản xuất xoài tại một số xã của
huyện Yên Châu năm 2017
Vùng trồng
Tình hình sản xuất Diện
tích (ha)
Diện tích cho sản phẩm (ha)
Trồng mới (ha)
Diện tích chăm sóc (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Yên Châu (2018))[16]
+ Diện tích trồng xoài của huyện Yên Châu tập trung tại xã Chiềng Hặc vớitổng diện tích là 203,3 ha chiếm 18,95% diện tích xoài toàn huyện, diện tích cho thuhoạch là 80 ha, năng suất trung bình đạt 63,5 tạ/ha, tổng sản lượng là 5.080 tấn.Đứng thứ 2 là xã Tú Nang, diện tích xoài của xã là 201,3 ha chiếm 18,8%, trong đódiện tích cho thu hoạch là 124 ha, năng suất bình quân 63,2 tạ/ha, sản lượng là7.836,8 tấn Tiếp đến là xã Chiềng Đông, xã Chiềng Khoi lần lượt có diện tích là
Trang 35131,91 ha, 107,9 ha với sản lượng đạt 2.289,6 tấn và 3.836,9 tấn Nguyên nhân chủyếu của sự khác biệt về sản lượng như trên là do diện tích cho thu hoạch ở các xã làkhác nhau, có những xã diện tích cao nhưng sản lượng thấp do một số diện tíchđang trong giai đoạn chăm sóc, chưa cho thu hoạch.
Các giống xoài hiện đang được trồng phổ biến tại Yên Châu gồm có: XoàiTròn, xoài Hôi, xoài Đài Loan, xoài Thái Lan, xoài Úc, ngoài ra còn có một sốgiống bán hoang dại: quéo, muỗm, móc trai, xoài ngu
Cuối năm 2012 Cục sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫnđịa lý cho sản phẩm xoài tròn Yên Châu, tỉnh Sơn La Đây là loài xoài thứ 2 trong
cả nước, sau xoài Cát Hòa Lộc (Tiền Giang) được cấp chỉ dẫn địa lý Theo đó, xoàiphải được trồng tại xã Chiềng Pằn, Viêng Lán, Sập Vạt thuộc huyện Yên Châu, tỉnhSơn La thì mới được lấy tên là xoài Yên Châu Tùy vào thời điểm đầu vụ, giữa hoặccuối vụ mà giá bán từ 10 nghìn cho tới trên dưới 25 nghìn đồng/kg
Về xuất khẩu, trong năm 2017 xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu đã đượcCục Bảo vệ Thực vật cấp mã vùng trồng cho 7,4 ha tại xã Chiềng Hặc Trong năm
2018, toàn huyện đã xuất khẩu được 501 tấn xoài, trong đó xuất khẩu qua đườngchính ngạch là 21 tấn gồm thị trường Úc 3,2 tấn, Trung Quốc 17,8 tấn Xuất khẩuqua con đường tiểu ngạch 480 tấn, giá bán bình quân đạt từ 10 - 12 nghìn đồng/kg
Những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa giốngxoài tròn và xoài hôi của huyện Yên Châu vào danh mục nguồn gen cây trồng quýhiếm cần bảo tồn và phát triển Giống xoài tròn cũng được coi là giống bản địa duynhất của miền Bắc, Việt Nam được liệt kê trong danh mục của FAO cần được giữgìn và phát triển
1.4 Tình hình nghiên cứu xoài trên thế giới
1.4.1 Một số kết quả nghiên cứu cây xoài trên thế giới
1.4.1.1 Đặc điểm ra hoa - khả năng đậu quả ở xoài
Yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến phân hóa mầm hoa của xoài.Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến cây xoài thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau,trước hết nó ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của cây Người ta nhận thấy,trong điều kiện nhiệt độ ngày/đêm là 30/20 oC, hiệu suất quang hợp thuần của cây
Trang 36xoài là 8 mol CO2/cm2 lá/giây và 200 mmol H2O/m2 lá/giây Trong khi đó, nếugiảm nhiệt độ ngày đêm xuống còn 20/15 oC, hiệu suất quang hợp thuần chỉ còn 3mol CO2/cm2 lá/giây và 100 mmol H2O/m2 lá/giây (Pongsomboon, 1991)[35].Tuy nhiên, nhiệt độ thấp trong mùa Đông (cùng với điều kiện khô hạn) lại đóngvai trũ quan trọng cho quỏ trỡnh phõn húa mầm hoa Khi nhiệt độ ban đêm daođộng từ 8 - 15 oC, nhiệt độ ngày dưới 20 oC sẽ tạo yếu tố cảm ứng hình thành hoa(Ou, 1982)[34] Nhưng mặt khác, nhiệt độ thấp trong giai đoạn nở hoa lại là mộttrở ngại lớn cho phát triển xoài vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nẩy mầmcủa hạt phấn và khả năng thụ phấn, thụ tinh.
- Sự hình thành các bộ phận của hoa: Trước khi hoa nở, quá trình hìnhthành nên các bộ phận của hoa được diễn ra trong chồi đỉnh Khi quá trình phânhóa hoa diễn ra, mầm đỉnh sinh trưởng và bắt đầu kéo dài Nhìn bề ngoài, mầmđỉnh ở giai đoạn này có dạng hình nón, rất mập Mô phân sinh đỉnh kéo dài đểhình thành ra trục của chùm hoa Các mô phân sinh bên phát triển dài ra đểhình thành nhánh sơ cấp, nhánh thứ cấp, nhánh cấp 3 và mô hoa nguyên thủy.Sau vài ngày, nhánh chính của chùm hoa và mô hoa nguyên thuỷ được hìnhthành, mầm ngủ bước sang giai đoạn bật mầm Mô hoa nguyên thủy ở giai đoạnnày bắt đầu phát triển tạo thành các bộ phận của hoa Có hai loại hoa chính đư-
ợc hình thành trên chùm hoa xoài, hoa lưỡng tính và hoa đực (trong một số íttrường hợp xuất hiện dạng hoa dị hình)
- Thụ phấn, thụ tinh, khả năng đậu quả và giữ quả: xoài là cây thụ phấn nhờcôn trùng, chủ yếu là ong mật (Apis ftoreca), tiếp đến là ruồi và một số loài thụphấn khác Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân làm cho xoài đậu quả ít hoặc khôngđậu quả là do thời gian chín của nhị và nhụy không trùng nhau
- Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, thời tiết âm u thì bao phấn hoa xoài mở ít,hoặc không mở, quá trình thụ phấn, thụ tinh không thực hiện được, đây là nguyênnhân chính làm xoài không đậu quả (Singh, 1960)[39]
1.4.1.2 Sâu bệnh hại xoài
Thành phần sâu bệnh hại xoài ở các vùng trồng xoài trên thế giới đã được ghinhận rất phong phú (260 loại côn trùng và 25 loại bệnh hại) Các loại sâu hại quan
Trang 37trọng là: Rầy xoài, ruồi đục quả, sâu đục ngọn, những bệnh hại chính là thán thư
Colletotrchum gloeosporiodes, phấn trắng Oidium mangiferae Ruồi đục quả Bactrocera dorsalis và rầy xoài Idioscopus là hai loại sâu hại chính được các tác giả
nước ngoài nghiên cứu khá đầy đủ về tác hại, phân bố, đặc điểm hình thái, đặc tínhsinh học cũng như biện pháp phòng trừ
1.4.2 Một số kết quả nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lá, bao quả đối với xoài
1.4.2.1 Tình hình nghiên cứu bảo vệ thực vật đối với cây xoài
Hầu hết các nước trồng xoài trên thế giới đều ghi nhận những ảnh hưởngđáng kể của các loại sâu hại đến năng suất và chất lượng vườn quả Nhiều côngtrình nghiên cứu về sâu bệnh hại xoài đã được công bố, vì để đề ra các biện phápphòng trừ thích hợp, bước đầu tiên cần có kết quả điều tra thành phần cũng như sựphát sinh, gây hại của các loài dịch hại (Cunningham, 1997) (Trích theo NguyễnThị Tố Trân, 2002)[17]
Thành phần sâu hại và các đối tượng gây hại chính có sự khác biệt tùy theo
từng vùng, từng điều kiện cụ thể Trong đó, ruồi đục quả Bactrocera dorsalis và rầy xoài Idioscopus clypealis được ghi nhận là những dịch hại quan trọng đối với các
vùng trồng xoài trên thế giới (Hill, 1975), (Anonymous, 1989), Alujia, 1994), (Yee,1987) (Trích theo Nguyễn Thị Tố Trân, 2002)[17]
Nghiên cứu về ruồi đục quả Bactrocera dorsalis: phạm vi ký chủ và khu vực phân bố loài này rất rộng Điều kiện ẩm, ấm áp rất thích hợp đối với B Dorsalis.
Mật độ ruồi gia tăng khi xoài bắt đầu chín Danh sách thiên địch ruồi đục quả chưađược xác nhận đầy đủ.Các ký sinh tác động không đáng kể đến mật độ ruồi đục quả
Phun thuốc hóa học để phòng trừ ruồi đục quả cũng đã được áp dụng tuynhiên rất tốn kém và hiệu quả thấp so với các phương pháp đặt bẫy bả Một số biệnpháp hiệu quả ngăn ngừa sự gây họa của ruồi là bao quả Xử lý sau thu hoạch bằngcác biện pháp: xông hơi hóa học, hơi nóng, xử lý nước nóng, xử lý lạnh, bao giấytẩm hóa chất, chiếu xạ Chiếu xạ được xem là phương pháp tốt nhất
Nghiên cứu về rầy xoài: Cả hai loại rầy Idioscopus clypealis và Idioscopus
niveosparsus đều hại chủ yếu vào giai đoạn xoài ra hoa Ấu trùng và trưởng thành
chích hút nhựa trên các bộ phận: hoa, lá, cành và trái non Có thể tìm thấy rầy trên
Trang 38cây quanh năm với mật độ rất thấp Đến giai đoạn xoài ra hoa thì số lượng rầy tăngcao rất nhanh Thời điểm đạt đỉnh cao mật độ của rầy phụ thuộc chặt chẽ vào thờigian xoài nở hoa Sự phát sinh, gây hại của rầy cũng liên quan với điều kiện ngoạicảnh: nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa Rầy thường có mật độ rất cao ở các vườn xoàilớn, đặc biệt là các vườn rậm rạp, trồng dày và vườn tạp.
Phòng trừ rầy bằng thuốc hóa học hiện vẫn là biện pháp chủ yếu Số lần phunthuốc để đạt hiệu quả tùy thuộc theo từng loại thuốc cụ thể Ngoài ra, còn có một sốbiện pháp phòng trừ mang tính tổng hợp như dùng giống kháng, bẫy đèn, dọn sạch
cỏ dại, bụi rậm trong vườn quả, tăng cường sức đề kháng cho cây bằng cách chămsóc, bón phân, tưới nước, cắt tỉa cành
Nghiên cứu về bệnh hại: Các kết quả nghiên cứu của nước ngoài đã cónhững ghi nhận rất đầy đủ về triệu chứng, nguyên nhân, đặc điểm phát sinh, gây hại
và biện pháp phòng trừ của một số bệnh hại chính trên xoài như thán thư
Colletotrochum gloeosporioides, phấn trắng Oidium mangiferae, thối quả sau thu
hoạch
1.4.2.2 Tình hình nghiên cứu về phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng đối với cây
ăn quả và đối với xoài
Phân bón lá là một dạng phân đa yếu tố, chứa các chất đa lượng, trung lượng
và vi lượng, nó cung cấp một cách kịp thời dinh dưỡng cho cây trồng phát triển tốt,giúp cây nhanh chóng phục hồi sau khi trải qua các hiện tượng thời tiết bất thuận
Các nghiên cứu chỉ ra rằng: GA3 ngoại sinh có tác dụng tốt trong việc tăng tỷ
lệ đậu quả của những giống có kiểu gen tạo quả không hạt và kiểu gen tự bất tươnghợp (Parthernoarpic và Self - Incompartible), trong điều kiện không có thụ phấnchéo Vai trò sinh lý quan trọng của Giberellin đối với cây trồng nói chung là kíchthích sự giãn tế bào theo chiều dọc, kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, ảnh hưởngđến phân hoá giới tính của các cơ quan sinh sản (ức chế sự phát triển hoa cái, kíchthích sự phát triển hoa đực), kích thích sự sinh trưởng của quả
Trên cây xoài, Kachru và cs, (1971) (Trích theo Trần Văn Hâu, 2013)[8] chorằng chính hàm lượng chất có hoạt tính như gibberellin trong chồi cao đã làm ngăncản sự ra hoa và gây ra hiện tượng ra trái cách năm bởi vì qua thí nghiệm ông nhậnthấy hàm lượng chất có hoạt tính như gibberellin trong chồi ở năm nghịch cao hơn
Trang 39trong năm thuận và khi phun giberrellin ở nồng độ 400 ppm đã làm ức chế sự ra hoa
2 tuần trong năm thuận Trong giai đoạn phân hóa mầm hoa và giai đoạn đầu củaquá trình phân hóa tế bào trong những loài cây ra trái cách năm, sự ra hoa có thể bịngăn cản bởi sự hiện diện của GA3 và GA1/7 trong trái đang phát triển
1.4.2.3 Tình hình nghiên cứu về bao quả đối với cây ăn quả
Bao quả được áp dụng từ đầu năm 1950 ở Cebu, Philippines, tại đây để
phòng ngừa sâu đục quả xoài Deanolis sublimbalis, một trong những đối tượng
kiểm dịch khi nhập khẩu vào Úc, thì biện pháp hữu hiệu nhất được khuyến cáo đó làbao trái khi quả non có đường kính khoảng 3 cm và khi bao quả thì tỷ lệ quả đạt tiêuchuẩn xuất khẩu chiếm đến 80 - 90% Có hai loại túi chính được sử dụng, đó là: túibao chuyên dụng và túi bao tự tạo Một số nước (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc ) cónền sản xuất cây ăn quả với trình độ cao đã coi bao quả là một công đoạn không thểthiếu trong quy trình sản xuất một số chủng loại cây ăn quả để đảm bảo chất lượng
và mẫu mã sản phẩm Hiện tại, ở Nhật Bản có đến 3000 loại túi bao quả với các vậtliệu khác nhau, đó là chưa kể đến các dạng túi có kích cỡ khác nhau được làm ra từcùng một loại chất liệu Biện pháp bao quả được xem là một biện pháp tốt nhất
trong quản lý sâu đục hạt Bephrata cubensis, đồng thời rất hữu hiệu đối với sâu đục quả Nephopteryx sp và những loài bướm chích hút.
Trong những năm gần đây trên thế giới (Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan)
đã có các loại túi bao quả với chất liệu đặc biệt, có khả năng cho ánh sáng xuyênqua và duy trì màu sắc quả như trong điều kiện sản xuất bình thường; Có thể tái sửdụng qua 2 mùa vụ, dễ phân hủy trong môi trường ở điều kiện bình thường; dễ ápdụng và kết hợp với tỉa quả và xử lý thuốc BVTV trước khi bao quả góp phần tăngnăng suất quả từ 40 - 55%
1.5 Tình hình nghiên cứu cây xoài ở Việt Nam
1.5.1 Một số kết quả nghiên cứu về bảo vệ thực vật đối với xoài
Trong suốt giai đoạn phát triển từ lúc còn ra chồi, lá, hoa, quả xoài đều
bị dịch hại tấn công Xoài thường bị tấn công bởi rất nhiều loài gây hại quan
trọng và khó trị như rầy bông xoài (Idiocerus), bù lạch (Scirtothrips dorsalis), các loại sâu ăn bông và đục cành, sâu đục hột (Deanolis albizonalis) (Nguyễn
Thị Thu Cúc, 2003)[4]
Trang 40Có 3 loại côn trùng gây hại quan trọng, trực tiếp làm khô cành chết cây Đó
là xén tóc đục thân, cành lớn và hai loài sâu đục cành Theo Trần Văn Khải (2000)[13] ghi nhận trên xoài có 15 loài hiện diện phổ biến, 3 loài gây hại quan trọng
đó là sâu đục quả, rầy bông xoài, sâu đục cành Có 4 loài gây hại quan trọng mớiđược ghi nhận ở ĐBSCL là sâu ổ, bọ cắt lá, bọ đục cành (2 loài)
* Các loài côn trùng gây hại chính trên cây xoài:
a) Nhóm rệp:
Theo tác giả Đường Hồng Dật (2000)[6] đã ghi nhận có một số loài rệp hại
xoài như sau: Rệp sáp vảy Eucalymnatus teselatus Sign: rệp chích hút nhựa lá non,
hoa, làm cho lá và hoa bị rụng, cơ thể vàng nâu hay vàng xanh, dài 2 mm Rệp sáp
vảy tròn Aspidiotus destrustor Sign: lá phủ đầy rệp sẽ bị héo vàng, bị biến dạng và
cuối cùng bị khô Rệp trưởng thành cái có màu vàng nhạt, đường kính 1,5 - 2 mm
Trứng màu vàng nằm dưới bụng con cái Rệp sáp bông Icerya purchasi M: rệp cái
có kích thước cơ thể dài 6,5 mm, rộng 4,5 mm Rệp đực có thân dài 2 mm, sải cánh
6 mm Ấu trùng lột xác 2 lần Trứng màu đỏ nhạt, hình ôvan Một con cái có thể đẻ
từ 50 - 1300 trứng Phòng trị: sử dụng bọ rùa Rodolia cardinalis trừ rệp Phun các
loại thuốc như Bassa, Applaud Mic, Mipcin
Rệp sáp phấn Rastrococcus prinous: thành trùng dài 3 - 3,5 cm, cơ thể dẹp,
chung quanh cơ thể có các sợi tua sáp trắng rất dài Chiều dài sợi sáp ở đuôi bụngdài gấp 2 - 2,5 lần chiều dài của cơ thể Cả thành trùng lẫn ấu trùng đều trích hútnhựa lá xoài (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2003)[4] Rệp dính: chích hút nhựa cây ở mặtdưới lá, nhánh non và lá
Phòng trị: Dùng các loại thuốc Supracide 0,1%, Dimecron, Bi58, Hostathionvới nồng độ 0,2%
b) Ruồi đục trái
Ruồi đục trái cây là đối tượng kiểm dịch trong việc xuất khẩu và nhập khẩucủa nhiều nước trên thế giới, là một loài ruồi nguy hiểm Đặc điểm hình thái: Loài
Bactrocera corecta cánh trước có một băng ngang cuối cánh không liên tục Lưng
ngực màu hơi đỏ Đốt chày chân sau màu nhạt Loài Bactrocera dorsalis cánh trước
có băng ngang cuối cánh liên tục Lưng ngực màu đen Đốt chày chân sau có nhiều