Ảnh hưởng của tỷ lệ sorbitol đến chất lượng sản phẩm:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÁ BÒ DA GIẤY TẨM GIA VỊ ĂN LIỀN (Trang 49)

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ sorbitol đến chất lượng sản phẩm:

Hình 3.6 biểu đồ ảnh hưởng tỷ lệ sorbitol đến điểm cảm quan

Bảng 4.21, P-Value bằng 0.049 nghĩa là có sự khá biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm chung của các nồng độ sorbitol khác nhau. Giữa nồng độ 2%, 4% và 8% là

không có sự khác biệt. Giữa nồng độ 6% và 8% cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Dựa vào biểu đồ trên, ta thấy tỷ lệ sorbitol không ảnh hưởng nhiều đến trạng thái, màu sắc mùi của sản phẩm, nó ảnh hưởng nhiều đến vị của sản phẩm. Vị sản phẩm cũng là chỉ tiêu có hệ số quan trọng cao nhất trong các chỉ tiêu là 1.20. Điểm chung của tỷ lệ 8% là cao nhất theo biểu đổ hình 3.6. Vậy ta sẽ chọn tỷ lệ sorbitol là 8% để sản phẩm đạt tốt nhất.

Hình 3.7 hình ảnh của sản phẩm xác định tỷ lệ sobitol 3.4.Ảnh hưởng của tỷ lệ Acesunfam K đến chất lượng sản phẩm:

Hình 3.8 biểu đồ ảnh hưởng tỷ lệ ACK đến điểm cảm quan của sản phẩm

Dựa vào bảng 4.22, P-Value bằng 0.0286 nghĩa là có sự khác biệt đáng kể có ý nghĩa thống kê giữa các nồng độ ACK khác nhau ở mức độ tin cậy 95. Ta thấy trên biểu đồ hình 3.8, điểm chung tăng dần và tăng tới tỷ lệ ACK 0.1% rồi lại giảm xuống, tỷ lệ 0.1% và 0.2% không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào,vậy ta sẽ chọn tỷ lệ ACK 0.1% cho sản phẩm có chất lượng tốt nhất và chi phí thấp nhất.

Hình 3.9 hình ảnh của sản phẩm xác định tỷ lệ ACK 3.5.Ảnh hưởng của tỷ lệ tiêu bổ sung đến chất lượng sản phẩm:

Hình 3.10 biểu đồ ảnh hưởng tỷ lệ tiêu đến điểm cảm quan của sản phẩm

Theo bảng 4.23, P-Value bằng 0.0117 nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các tỷ lệ tiêu với nhau. Điểm chung tăng dần từ 0% đến 6% và giảm xuống 8%. Tỷ lệ 8% cũng là tỷ lệ có điểm chung thấp nhất.Ta thấy nồng độ tiêu ảnh hưởng nhiều nhất đến mùi và vị của sản phẩm. Quan sát biểu đồ hình 3.10,điểm chung của nồng độ tiêu 6% là cao nhất, nồng độ 6% khác biệt hoàn toàn với các nồng độ còn lạ nên ta sẽ chọn nồng độ tiêu 6% cho sản phẩm có chất lượng đạt yêu cầu tốt nhất.

Hình 3.11: hình ảnh của các nồng độ tiêu sau khi phơi khô 3.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ mù tạt xanh bổ sung đến chất lượng sản phẩm:

Hình 3.12 biểu đồ ảnh hưởng tỷ lệ mù tạt xanh đến điểm cảm quan của sản phẩm

Hình 3.13 hình ảnh sản phẩm xác định nồng độ mù tạt xanh

Dựa vào bảng 4.24, P-Value bằng 0.00 nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa giữa điểm chung của các nồng độ mù tạt xanh.Nồng độ mù tạt xanh 1.5% cho kết quả tốt nhất. Thể hiện rõ nhất trên biểu đồ hình 3.12 và số liệu cảm quan bảng 4.24. Vậy ta sẽ chọn nồng độ mù tạt xanh là 1.5% để sản phẩm tạo thành đạt kết quả tốt nhất và ít tốn kém nhất, đạt hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÁ BÒ DA GIẤY TẨM GIA VỊ ĂN LIỀN (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w