1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc giống lan đai châu (rhynchostylis gigantea) tại thái nguyên

163 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của lan Đai Châu.... Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tăng trưởng bộ lá của lan Đa

Trang 1

-DƯƠNG THỊ THÙY -DƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN

PHÁP

KỸ THUẬT CHĂM SÓC GIỐNG LAN ĐAI CHÂU

(RHYNCHOSTYLIS GIGANTEA) TẠI THÁI

NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-DƯƠNG THỊ THÙY -DƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN

PHÁP

KỸ THUẬT CHĂM SÓC GIỐNG LAN ĐAI CHÂU

(RHYNCHOSTYLIS GIGANTEA) TẠI THÁI

NGUYÊN

Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Xuân Bình

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Dương Thị Thùy Dương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đợt thực tập này thực sự bổ ích đối với tôi vì qua đây tôi không chỉ củng cốđược lý thuyết, tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn về các môn học trên giảng đường màcòn tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm sống, giao tiếp trong các mối quan hệ xãhội Những điều này có ý nghĩa rất thiết thực và sẽ trở thành nền tảng cho bước đicủa tôi sau này được vững chắc Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tậntình chỉ bảo của thầy giáo PGS.TS Ngô Xuân Bình, và các thầy cô giáo trong khoa,các anh chị thuộc Khu công nghệ tế bào, các anh chị em bạn bè và người thân đãgiúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Tuy nhiên, bài luận văn của tôi không tránh khỏi những sai sót do thời giancòn hạn chế và vốn kinh nghiệm chưa nhiều Kính mong được sự chỉ bảo,đóng góp

ý kiến của các thầy, các cô và các bạn để bài luận văn của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014

Học viên

Dương Thị Thùy Dương

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục iv

Danh mục chữ viết tắt v

Danh mục bảng biểu vi

Danh mục các biểu đồ vii

MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Giới thiệu chung về cây hoa lan 3

1.1.1 Nguồn gốc và phân loại hoa lan 3

1.1.2 Giới thiệu chung về lan rừng Việt Nam 8

1.1.3 Vai trò của hoa lan trong đời sống kinh tế 9

1.1.4 Đặc điểm hình thái và sinh học của hoa lan 10

1.1.5 Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản để nuôi trồng Lan Đai Châu (Rhynchostylis Gigantea) 14

1.1.6 Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hoa Lan Đai Châu 19

1.1.7 Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc hoa Lan Đai châu 19

1.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất kinh doanh, nuôi trồng hoa lan trong nước và trên thế giới 23

1.2.1 Trên thế giới 23

1.2.2 Tại Việt Nam 26

1.3 Tình hình nghiên cứu Lan Đai Châu ở trong nước và ngoài nước 28

1.3.1 Ngoài nước 28

1.3.2 Trong nước 28

Trang 7

2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 30

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 30

2.1.2 Vật liệu nghiên cứu và sử dụng 30

2.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 32

2.3 Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 32

2.3.1 Nội dung nghiên cứu 32

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 33

2.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 37

2.3.4 Phương pháp theo dõi 38

2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 40

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41

3.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của lan Đai Châu 41

3.1.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tăng trưởng bộ lá của lan Đai châu .41

3.1.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng bộ rễ của lan Đai châu .50

3.1.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng ra hoa ở lan Đai Châu 51

3.1.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến phát sinh bệnh hại ở lan Đai Châu 52

3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến khả năng sinh trưởng của lan Đai Châu 54

3.2.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến tăng trưởng bộ lá của lan Đai Châu 54

3.2.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến sinh trưởng bộ rễ của lan Đai Châu 62

Trang 8

năng ra hoa của lan Đai Châu 64

Trang 9

3.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến khả năng sinh

trưởng của lan Đai châu 65

3.3.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tăng trưởng bộ lá của lan Đai châu 65

3.3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng bộ rễ của lan Đai Châu 71

3.3.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến khả năng ra hoa ở lan Đai Châu 73

3.3.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến phát sinh, bệnh hại ở lan Đai Châu 74

3.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến sinh trưởng của lan Đai Châu 75

3.4.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của lan Đai Châu .75

3.4.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tăng trưởng bộ lá của lan Đai Châu 77

3.5 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Giberline đến sinh trưởng của lan Đai Châu 82

3.5.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Giberline đến tăng trưởng bộ lá của lan Đai Châu 82

3.5.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Giberline đến bộ rễ của lan Đai Châu 86

3.5.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Giberline đến khả năng ra hoa của lan Đai Châu 87

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 90

4.1 Kết luận 90

4.2 Đề nghị 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 10

Nxb : Nhà xuất bản

% : Phần trăm

VTM : Vitamin

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lá của lan Đai châu (Từ

tháng 8/2013 đến tháng 7/2014) 42Bảng 3.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tăng trưởng chiều dài lá lan

Đai châu 45Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tăng trưởng chiều rộng lá lan

Đai Châu 47Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến bộ rễ của lan Đai Châu (sau

12 tháng thí nghiệm) 50Bảng 3.5 Ảnh hưởng các loại phân bón lá đến thời gian ra hoa, số hoa, chiều dài

chùm hoa, tỷ lệ nở hoa và độ bền hoa lan Đai Châu 51Bảng 3.6 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến phát sinh bệnh hại ở lan Đai Châu 53

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến số lá của lan Đai

Châu (từ tháng 11/2013 đến tháng 7/2014) 55Bảng 3.8 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến tăng trưởng chiều dài

lá của lan Đai Châu (từ tháng 11/2013 đến tháng 7/2014) 57Bảng 3.9 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến tăng trưởng chiều

rộng lá của lan Đai Châu (từ tháng 11/2013 đến tháng 7/2014) 60Bảng 3.10 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến thời gian ra rễ, số

rễ, màu sắc rễ của lan Đai Châu (từ tháng 11/2013 đến tháng 7/2014) 62Bảng 3.11 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến thời gian ra hoa, số

hoa, chiều dài chùm hoa và độ bền hoa lan Đai Châu (từ tháng

11/2013 đến tháng7/2014) 64Bảng 3.12 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón lá N3M đến phát sinh bệnh hại

của lan Đai Châu (từ tháng 11/2013 đến tháng 7/2014) 65Bảng 3.13 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến số lá của lan Đai Châu (từ

tháng 8/2013 đến tháng 7/2014) 66

Trang 13

Bảng 3.15 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tăng trưởng chiều rộng lá lan

Đai Châu (Từ tháng 8/2013– tháng7/2014) 70

Bảng 3.16 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến thời gian ra rễ, số rễ và mầu sắc rễ của lan Đai Châu (Sau 12 tháng thí nghiệm) 71

Bảng 3.17 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến thời gian ra hoa, số hoa, chiều dài chùm hoa, và độ bền hoa ở lan Đai Châu 73

Bảng 3.18 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến phát sinh bệnh hại ở lan Đai Châu 74

Bảng 3.19 Ảnh hưởng của các loại giá thể đến tỷ lệ sống của lan Đai Châu 75

Bảng 3.20 Ảnh hưởng của các loại giá thể đến số lá và số rễ của lan Đai Châu 75

Bảng 3.21 Ảnh hưởng của các loại giá thể đến tăng trưởng kích thước lá lan Đai Châu 79

Bảng 3.22 Ảnh hưởng của giá thể đến số hoa của lan Đai Châu 80

Bảng 3.23 Ảnh hưởng của giá thể đến phát sinh bệnh hại lan Đai Châu 81

Bảng 3.24 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberline đến số lá lan Đai Châu 82

Bảng 3.25 Ảnh hưởng của chế phẩm Giberline đến chiều dài lá lan Đai Châu 83

Bảng 3.26 Ảnh hưởng của chế phẩm Giberline đến chiều rộng lá lan Đai Châu 85

Bảng 3.27 Ảnh hưởng của chế phẩm Giberline đến thời gian ra rễ, số rễ, và mầu sắc rễ lan Đai Châu 86

Bảng 3.28 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberline đến số hoa, thời gian ra hoa, số cây ra hoa, chiều dài chùm hoa,và độ bền hoa lan Đai Châu 87

Bảng 3.29 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberline đến phát sinh bệnh hại lan Đai Châu 88

Trang 15

Hình 2.1: Doanh thu từ một số chủng loại hoa chính tại Mỹ năm 2006 25

Hình 2.2: Biến động doanh thu một số loại hoa chính năm 1996 so với năm 2006 tại Mỹ 25

Hình 3.1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng số lá lan Đai Châu 44

Hình 3.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều dài lá lan Đai Châu 46

Hình 3.3: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều rộng lá lan Đai Châu 49

Hình 3.4: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng số lá lan Đai Châu 55

Hình 3.5: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều dài lá lan Đai Châu 58

Hình 3.6: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều rộng lá lan Đai Châu 60

Hình 3.7: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng số lá lan Đai Châu 67

Hình 3.8: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều dài lá lan Đai Châu 69

Hình 3.9: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều rộng lá lan Đai Châu 71

Hình 3.10: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng số lá và số rễ 77

Hình 3.11: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kích thước lá lan Đai Châu 80

Hình 3.12: Biểu đồ tôc độ tăng trưởng số lá lan Đai Châu 83

Hình 3.13: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều dài lá 84

Hình 3.14: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều rộng lá 86

Trang 17

Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi về địa lý khí hậu cũng như nhiệt độ, độ

ẩm và ánh sáng rất thích hợp với việc trồng Phong lan Rừng của chúng ta là mộttrung tâm với nhiều Phong lan quý như: Đai châu (Tai Châu), Ngọc điểm, Kimđiệp, Thủy tiên, Ý thảo, Long tu… thật là sinh đẹp mầu sắc sặc sỡ, đa dạng Có thểnói khắp nước ta từ thành thị đến nông thôn, bất cứ ở đâu, bất cứ người nào cũng cóthể trồng phong lan được Lan không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn đem lại giátrị kinh tế cho người sử dụng

Đai Châu là một trong những giống lan đẹp, lại nở vào dịp tết nguyên đánnên loài hoa này được biểu tượng cho dân tộc Việt Nam Vì vậy cần có những biệnpháp chăm sóc hợp lí, đúng cách như phân bón, chế độ ánh sáng, giá thể để nhằmmục đích cung cấp sản phẩm cho thị trường đồng thời bảo tồn nguồn lan rừng nóichung và Lan Đai Châu nói riêng

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phứctạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của TháiNguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung sovới các tỉnh trung du miền núi khác

Thái Nguyên cũng là một trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên để pháttriển ngành trồng lan Trong quá trình điều tra và nuôi trồng thử nghiệm các loại lantại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy lan Đai Châu có khả năng phát triểnthuận lợi về điều kiện tự nhiên việc phát triển lan tại tỉnh Thái Nguyên còn nhiềukhó khăn: chưa có đơn vị chuyên sâu nghiên cứu về lan, chưa cung cấp được nguồnlan tại chỗ, kỹ thuật chăm sóc còn yếu kém, đặc biệt chưa quan tâm nhiều đến điềukiện nhiệt độ, ánh sáng, giá thể làm cho chất lượng của hoa lan Đai Châu chưa cao

Tình trạng trên đặt ra vấn đề cần giải quyết trước mắt và lâu dài là tìm hiểu

kỹ thuật tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo cho cây hoa lan ĐaiChâu có màu sắc đẹp, có độ bền cao

Trang 18

Cần điều tra, phân loại và đánh giá những biện pháp kỹ thuật phù hợp chocây hoa, giống hoa thích hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương Trên cơ sở đó

có thể tìm ra những biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất, nhằm nângcao giá trị kinh tế và tăng thu nhập cho người trồng hoa

Với điều kiện thuận lợi của Thái nguyên mà từ đó tôi đã tiến hành nghiên

cứu đề tài với chuyên đề: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc giống

lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea) tại Thái Nguyên”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Xác định ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc đến khả năng

sinh trưởng giống lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea) tại Thái Nguyên Kết quả

làm cơ sở để xây dựng biện pháp kỹ thuật chăm sóc loài lan rừng Đai Châu

1.3 Yêu cầu

- Xác định được ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng của lan Đai châu

- Xác định được ảnh hưởng của chế độ che ánh sáng đến sự sinh trưởng lan Đai châu

- Xác định được ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng của lan Đai Châu

- Xác định được ảnh hưởng của nồng độ Gibberline đến khả năng sinhtrưởng của lan Đai Châu

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Giúp cho sinh viên biết cách triển khai nghiên cứu một đề tài bắt đầu từ

bước lập đề cương nghiên cứu cho đến khi kết thúc báo cáo kết quả trước hội đồng

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả đề tài góp phần giải quyết yêu cầu thực tế sản xuất của các hộ nôngdân, các doanh nghiệp trồng hoa lan để lựa chọn các biện pháp kỹ thuật tốt nhấttrong việc nuôi trồng lan Đai Châu

Trang 19

Tạo tiền đề thúc đẩy nghề trồng hoa lan ở Thái Nguyên, góp phần chuyểndịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Trang 20

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu chung về cây hoa lan

1.1.1 Nguồn gốc và phân loại hoa lan

1.1.1.1 Nguồn gốc của hoa lan

Hoa lan (Orchidaceae) là một trong đỉnh cao của sự tiến hóa các loài cây có

hoa Hoa lan được con người biết đến rất sớm Ở châu Á, danh từ Lan là tên có từ

xa xưa trong tứ thư, ngũ kinh và cả trong kinh dịch của Bách Gia Chi Tử (TrungQuốc 551 - 479 trước Công Nguyên) Hoa lan được tượng trưng cho người quân tử.Khổng Tử đã hết lời ca ngợi hoa lan và có lẽ là người đầu tiên coi hoa lan là vua của

các loài hoa (Nguyễn Tiến Bân, 1997) [2].

Người ta cứ tưởng rằng cây lan được biết đến trước tiên ở châu Âu qua bảnviết tay bằng chữ Hy Lạp “Xem xét cây cỏ” (Enquiry into Plants) của Theophrastus(khoảng năm 370 - 479 trước Công nguyên)

Chữ Lan như vậy đã xuất hiện rất lâu đời tại Trung Hoa Cây lan được biếtđến đầu tiên ở Trung Hoa là Kiến lan (được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh Phúc Kiến),

mà tên khoa học sau này được đặt là Cymbidium Ensifolium Lan với người

phương Đông được tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp, Lan còn tượng trưng cho

sự đông đủ con cái (phúc) Vì Khổng Tử ví lan với đức cao quý cho nên theo thờigian lan cũng đồng nghĩa với người quân tử Hương thơm của lan biểu tượng chotình bạn (Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga, 2007)[22]

Ở phương Tây, tuy cây Lan được biết đến sau nhưng lại được chú ý đến bởicông dụng về dược liệu của nó sau đó mới đến vẻ đẹp của hoa Phrastus - được coi

là ông tổ của thực vật học và cũng có thể nói là cha đẻ của ngành học về lan đãdùng chữ Hy Lạp(Orkis) để chỉ những cây lan được tìm thấy ở vùng Địa Trung Hải.Đến thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Dioscorides đã dùng chữ Orchis để mô tả hailoài địa lan trong quyển sách về dược liệu của ông và sau này được Linnaeus ghi lạitrong quyển “Các loài cây cỏ” (Species Plantarum) vào năm 1753 Sau đó được

Trang 21

John Lindley sử dụng đầu tiên để đặt cho họ lan là: Orchidaceae từ năm 1836 và tênphân loại đó được tồn tại cho đến ngày nay (Phạm Hoàng Hộ, 1972)

[8].

Ở Việt Nam, dấu tích của những nghiên cứu về Lan ở buổi ban đầu không rõrệt lắm Những khảo sát ban đầu về lan ở Việt Nam là của Joanis Loureiro, một nhàtruyền giáo người Bồ Đào Nha, ông đã mô tả cây lan lần đầu tiên vào năm 1789trong cuốn “Flora Cochinchinesis” trong một cuộc hành trình đến Nam phần ViệtNam và đã được Bentham và Hoocker ghi lại trong “Enera Plantarum” (1862 - 1883)

(Nguyễn Quang Thạch và Cộng Sự, 2008)[20] Chỉ sau khi người Pháp đến Việt

Nam mới có những công trình được công bố, đáng kể là của: F Gagnepain và A.Guillaumin mô tả 101 giống gồm 750 loài lan cho cả ba nước Đông Dương trong bộ

“Thực vật chí Đông Dương” do H Lecomte chủ biên ở quyển 6 xuất bản từ năm

1932 – 1934 (Phạm Hoàng Hộ, 1972)[8] Một số tác giả khác cũng đề cập đến lanViệt Nam như Bên cạnh đó một số người Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu vềlan như ông Trương Đấu đáng kể nhất là quyển II “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”của giáo sư Phạm Hoàng Hộ với 289 loài lan được mô tả và vẽ hình Mới đây ôngcũng đã bổ sung thêm 364 loài lan trong quyển III tập 2 của bộ sách “Cây cỏ ViệtNam” xuất bản năm 1993 nâng tổng số lan có ở Việt Nam là 653 loài (Phạm Hoàng

Hộ, 1993)[23]

Lan được người chơi chia làm hai dòng chính là Địa lan và Phong lan Trong

đó, phong lan lại có hai nhánh là lan bản địa (lan Việt Nam) và Catlan (phiên âmqua tiếng Hán của lan Cattleya) được du nhập vào Việt Nam Catlan có nguồn gốc

từ những cánh rừng Nhiệt đới vùng Amazon Nam Mỹ, được những nhà thám hiểmchâu Âu đưa về cựu lục địa Sau này, nó theo chân những người Pháp đến Việt Namcuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Catlan tuy hơn hẳn lan bản địa vì nhiều màu sắcnhưng thực sự không thể so sánh được về mùi hương Bởi lan bản địa là lan vừa cóhương vừa có sắc, hương thì ngọt ngào quyến rũ, sắc thanh tao ấn tượng

Cho đến nay, thế giới đã biết được trên 750 giống với 25.000 loài tự nhiên và

Trang 22

75.000 loài do kết quả chọn lọc và lai tạo Trên khắp thế giới, hầu như nơi nào cóthực vật là có lan Nhưng số lượng nhiều ít khác nhau rất lớn liên quan mật thiết đếnnhiệt độ cao Mỗi loài có một cách phân bố và phát triển rất riêng biệt cho kiểu dáng

Trang 23

và kích cỡ của cây lan, sự khác biệt đó không chỉ vì xuất xứ từ các lục địa khác nhau mà còn có khi ở ngay trong một vùng địa lý vài kilomet vuông.

1.1.1.2 Vị trí phân bố cây hoa lan

Họ lan là một họ có tính chất toàn cầu, chúng xuất hiện và có mặt mọi nơitrên trái đất nhưng có khoảng 4/5 tập trung ở các vùng nhiệt đới Những vùng khíhậu khắc nghiệt như khu vực gần các địa cực thuộc Bắc Cực và Nam Cực người tavẫn thấy sự xuất hiện của hoa lan.Tuy nhiên số lượng địa lan ở đây rất ít ỏi chỉ cómột vài loài địa lan với sức sống vô cùng mạnh mẽ Ở các vùng Ôn Đới hoa lan bắtđầu phong phú hơn, phân bố nhiều loài địa lan sống sát mặt đất (Việt Chương,Nguyễn Việt Thái, 2002)[3]

Cây hoa lan (orchidaceae) thuộc họ phong lan (orchidaceae), bộ lan (orchidales), lớp một lá mầm (monocotyledoneae).

Họ phong lan phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắcnhư Thuỵ Điển, Aleska, xuống tận cuối cùng ở cực nam của Ostralia Tuy nhiên tậptrung phân bố của họ này là ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt châu Mỹ và Đôngnam á Ngay ở các vùng nhiệt đới họ phong lan cũng phân bố rộng khắp từ vùngđầm lầy sát Biển Hồ qua các đồi núi thấp lên các vùng núi cao Mặc dù đa số cácloài lan chỉ mọc ở độ cao dưới 2000 m so với mặt nước biển, song có một số ít loàisống cả ở độ cao 5000m so với mặt nước biển (ở Colômbia có một số loài phonglan sống ở núi quanh năm tuyết phủ) (Việt Chương, Nguyễn Việt Thái, 2002)[3]

Ở Châu Á, các nước Thái Lan, Lào Campuchia, Việt Nam có Hoàng thảo

(Dendrobium), Hồ điệp (Phalaenopsis), Phượng vĩ (Renanthera) Các nước Châu

Mỹ như Venezuela, Colombia có các chi Cattleya, Miltonia

Theo presley (1951) thì vùng Châu Á nhiệt đới có 250 chi và 6.800 loài, trong

đó có Dendrobium có 1.400 loài, chi phalaenopsis có 35 loài, chi Vanda có 60 loài

(Nguyễn Tiến Bân)[2]

Theo Briger (1971), ở vùng khí hậu ôn hoà số lượng loài giảm đi nhanhchóng và rõ rệt Bắc bán cầu có khoảng 75 chi và 900 loài Nam bán cầu có khoảng

Trang 24

40 chi và 500 loài, toàn Châu Âu có khoảng 120 loài và Bắc Mỹ khoảng 170 loài(Nguyễn Tiến Bân)[2]

Trang 25

Theo R.L Dresler (1981) ở Châu Mỹ nhiệt đới có 306 chi và 8.266 loài, Trênthế giới có một số nước tập trung nhiều loài như Colombia có 1.300 loài và TânGhinê có 1.450 loài (Phan Thúc Huân, 1987)[5]

Vào năm 1981 Presley cho rằng: Châu Á nhiệt đới đặc biệt Đông Nam Ấ có

khoảng 250 chi và 6.800 loài chủ yếu là Dendrobium và Vanda Châu Mỹ nhiệt đới có khoảng 306 chi và 8.266 loài thuộc các loại như Catleya, Epidendron Châu

phi có rất ít lan do khí hậu không thích hợp Châu Đại Dương có các loài lan phân

bố rộng rãi như Dendrobium, Cymbidium Các vùng Ôn Đới thuộc Châu Âu,

Mỹ,Á, có số lượng loài cũng không nhiều do khí hậu khắc nghiệt (Hoàng NgọcThuận, 2003)[17]

Theo Trần Hợp (1990) hệ thực vật họ phong lan nước ta vô cùng phong phú,chúng phân bố từ bắc vào nam Một số loài chỉ xuất hiện ở các tỉnh phía bắc, một sốkhác chỉ phân bố ở các tỉnh phía nam, số ít phân bố rộng từ bắc vào nam làm cho sựphân chia về phân bố khá phức tạp [6] Tuy nhiên có thể sơ bộ chia sự phân bố đólàm 6 khu vực sau:

- Khu Đông Bắc Bộ: đây là nơi có vĩ độ cao và khí hậu lạnh nhất nước ta, tập

trung một số loài lan Á Nhiệt Đới, Nhiệt Đới như Cymbidium, Phalaenopsis, Vanda, Paphiopedium, Dendrobium

- Khu Tây Bắc Bộ: nằm ở vị trí có vĩ độ cao, tuy nhiên có nhiều dãy núi che

chắn và có gió lào vào mùa hè nên các loài lan ở đây chịu nóng tốt hơn như: Eria, Bulbophylum, Rhynchostylis, Dendrobium

- Khu Trường Sơn Bắc: đây là vùng chuyển tiếp của khu hệ phong lan

miền Bắc và miền Nam Một số loài chủ yếu: Habenaria, Phaius, Flickingeria, Dendrobium

- Khu Trường Sơn Nam: do địa hình chia cắt nhiều nên các loài lan phân bố

ở đây rất phức tạp, có những loài Nhiệt Đới và Á Nhiệt Đới, đặc biệt có loài chịu

Trang 26

khô nóng kéo dài như: Eria, Cleisostoma, Liparis , loại chịu ẩm như Bromheadia, Calanthe

Trang 27

- Khu Đồng Bằng Miền Nam: khí hậu ở đây nhiệt đới với 2 mùa mưa và khô

rõ rệt số lượng loài phong lan, tập trung chủ yếu các loài: Bulbophyllum, Acampe, Dendrobium, Eria

- Khu Đảo: các loài chủ yếu: Bulbophylium, Apostasia, Liparis, Eria

1.1.1.3 Phân loại hoa lan

Theo hệ thống phân loại của viện sĩ hàn lâm Liên Xô Taktajan cùng Võ VănChi và Dương Đức Tiến (1978), cây hoa lan được phân loại như sau:

Giới: Plantae

Ngành mộc lan: (hạt kín-Magnoliophyta)

Lớp hành: (1 lá mầm – Liliopsida), phân lớp hành (Lilidae),

Bộ lan: (Orchidales)

Phân họ lan: (Orchidaceae).

Họ lan là 1 một họ lớn đứng thứ hai trong ngành Mộc lan, vô cùng phongphú, phức tạp và được phân bố trên những vùng địa lý khác nhau

Vào năm 1753, Linnê đã dùng luôn danh từ Orchid để chỉ các loài lan Đếnnăm 1836, John Lindley (1779 – 1865) dùng danh từ Orchid để chỉ chung cho cácloài lan và từ đó các loài lan được xếp thành một họ trong hệ thống phân loại gọi là

Orchidaceae Ông công bố, sắp xếp các tông thuộc họ lan và tên của họ lan được

dùng cho đến ngày nay (Trần Văn Bảo, 2002)[1] Theo Taktajan (1980) họ lanđược chia thành 3 họ phụ, tuy nhiên theo phân tích dầy đủ và chuyên sâu đặc tính ditruyền của các nhà khoa học đã chia họ lan thành 6 họ phụ (Trần Hợp, 1990)[6]

- Apostasicideae - Orchidadeae- Epidendroideae

- Cypridicideae- Vandoideae- Neottioideae

Theo Leonid V Averyanov & Anna L Averyanova (2003)[28] Việt Namhiện nay người ta đã biết được 897 loài thuộc 152 chi Chúng chiếm khoảng 75 -80% trong tổng số loài lan ước tính có ở nước ta Trong đó một số chi có giá trị kinh

Trang 28

tế lớn như Aerides (có 7 loài); Cymbidium (24 loài); Dendrobium (có 107 loài); chi Paphiopedilum (có 18 loài) và Rhychotilis (có 3 loài)

Trang 29

1.1.2 Giới thiệu chung về lan rừng Việt Nam

Việt Nam là một nước Đông Nam Á nằm trong khu vực châu Á nhiệt đới, làmột trong hai khu vực tập trung nhiều loài Lan

Rừng đẹp nhất thế giới Châu Á và Châu Mỹ, Mỗi loài Lan rừng đều yêu cầumột điều kiện sinh thái nhất định trừ một vài loài Lan có khả năng thích nghi biên

độ khí hậu rộng (Phạm Hoàng Hộ, 1972)[8]

Các nhà khai thác Lan nhận thấy rằng các vùng ven suối, vùng trũng trongrừng sâu có mật độ cao hơn, tuy nhiên ở mức độ giới hạn nào đó càng vào sâu trongrừng mật độ Lan càng giảm dần

Chỉ tính riêng các tỉnh miền nam nước ta số lượng loài Lan đã lên tới 500loài, chưa kể một số loài chúng ta chưa tìm kiếm được thì Việt Nam là một trongnhững nước có số loài Lan rừng nhiều nhất thế giới

Lan rừng Việt Nam có mầu sắc rất đa dạng và phong phú, các mầu sắc đượcpha trộn một cách hài hòa, cân đối từ nhạt sang đậm như mầu trắng tuyền của loài

hoa Tuyết Ngọc (coelogyne mooreana), màu vàng của Kim Điệp (D chrysotoxum),

mầu đỏ của Huyết Nhung (Renathera coccinea), mầu tím của Phi Điệp (D.

anosmum) Với một số lượng mầu đa dạng như vậy, nếu được lai tạo Lan rừng Việt

Nam sẽ có một tổ hợp về mầu sắc rất phong phú Chưa kể một số loài Lan khảm có

sẵn trong thiên nhiên như loài Đuôi Cáo (Aeridesmultiflora), Bò Cạp (Arachnis annamensis) v,v

Về độ bền của Lan, Việt Nam có nhiều giống Lan rừng nở trên 2 tháng như

Mỹ Dung Dạ Hương, Huyết Nhung, Hoàng Lan, Hồng Lan có loại trung bình 1- 2

tuần như: Long Tu (Dendrobium primulinum), Kim Điệp, Đuôi Cáo, Ngọc

Điểm Thậm chí có loài chỉ nở một ngày như loài Thạch Hộc

Về kích thước, Lan rừng Việt Nam có nhiều loài hoa bé như các loài củagiống Eria, các loài khác có kích thước trung bình Một vài loài có kích thước lớnhơn 10cm như Hạc đỉnh, Huyết Nhung, Mỹ Dung Dạ Hương

Trang 30

Về hương thơm, Đây là ưu điểm chính của các loài Lan Việt Nam So vớicác loài Lan lai lan rừng Việt Nam Có kích thước bé hơn nhưng nhờ đa số có mùi

Trang 31

thơm nên vẫn hấp dẫn các người ái mộ như Mỹ Dung Dạ Hương, Hạc Đỉnh, ĐuôiCáo, Ngọc Điểm, Thạch Hộc, Thanh Ngọc, Nhất Điểm Hồng, Giả Hạc (NguyễnCông Nghiệp, 2000) [13].

1.1.3 Vai trò của hoa lan trong đời sống kinh tế

Hoa được mệnh danh là món trang sức đẹp nhất mà thiên nhiên ban tặngcho con người Con người chưa hề ngừng chiêm ngưỡng các tác phẩm tuyệt mỹ

ấy Trong thế giới của các loài hoa, hoa lan là một trong những loài hoa đẹp nhất.Hoa lan được coi là loài hoa tinh khiết, Hoa vương giả cao sang, vua của các loàihoa Hoa lan được nhiều người ưa thích, nhất là bộ phận môi làm nhiều nhà điêukhắc phải thán phục Hoa lan bao gồm nhiều mầu sắc được pha trộn một cách hàihòa, cân đối lắm khi lại hiện lên những nét tương phản rõ rệt, hay chìm lắng vàmất hút Cây lan lại mang những nét đặc thù thú vị như một dạng trồng cây khôngđất Khác với các loài kí sinh thông thường xem cây chủ là giá thể Vì vậy khôngphải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã dùng cây lan biểu tượng cho người quân tử:

“Mai, Lan, Cúc, Trúc” một đạo đức cao quý của dân tộc việt nam (Nguyễn Công

Nghiệp, 2000) [13]

Hoa lan đẹp rực rỡ kiêu kỳ, lan được coi là “Nữ hoàng của các loài hoa”.

Hơn thế nữa hoa lan lại rất lâu tàn và một số loài có hương thơm thoang thoảng.Bên cạnh đó các nhà khoa học cũng đã lao vào công cuộc sưu tầm, nuôi trồng vànhân cấy, lai tạo ra nhiều giống mới khiến chúng kì diệu lại kì diệu hơn (Trần VănBảo, 1999)[1]

Ngoài vẻ đẹp kiêu kì, quyến rũ, hương thơm đặc biệt phục vụ cho nhu cầuthưởng ngoạn, giải trí thì phong lan còn tạo ra một nguồn lợi kinh tế quan trọng

Theo khảo sát của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn diện tích trồng lan

ở Thành Phố Hồ Chí Minh hiện khoảng 50 ha tăng gấp 2 lần so với cách đây 2 năm

Đô thị hóa nông thôn, diện tích đất sản xuất ngày mỗi thu hẹp khiến ngành trồnghoa lan càng lộ rõ ưu thế của nó: chỉ cần diện tích nhỏ nhưng thu được lợi nhuận

Trang 32

cao Trên một ha đất trồng hoa lan cắt cành, có thể thu về trên một tỉ đồng mỗi năm(Nguyễn Thiện Tịch và Đoàn Thị Hoa, 2004)[14].

Trang 33

Trong những năm gần đây xuất khẩu hoa lan tăng mạnh chín tháng đầu năm

2008, kim ngạch xuất khẩu hoa phong lan lại tăng 218% so với tháng 8 /2008, đạt61,0 nghìn USD Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hoa lan tiềm năng của chúng ta(Phát huy tiềm năng xuất khẩu phong lan Việt Nam, 2009)

1.1.4 Đặc điểm hình thái và sinh học của hoa lan

1.1.4.1 Đặc điểm chung của hoa lan

Họ lan (orchidacea) thuộc lớp một lá mầm, thân thác sống trên đất (địa

lan), trên kẽ đá (thạch lan) hoặc sống trên những cây gỗ lớn với bộ rễ khí sinh(phong lan)

- Thân

+ Thân của lan biến động từ 0,1-0,2m đến 3-4m

+ Thân lan có ở các loài đơn thân và một số loài vừa có thân vừa có giả hành(thân giả) – các loài lan có thân thường không có bộ phận dự trữ nước và các chấtdinh dưỡng

+ Thân mang rễ và lá, như các loài lan thuộc nhóm đơn thân, rễ và lá mọctheo hai chiều thẳng góc, phát hoa mọc trên thân ở các nách lá và song song với lá

và thẳng góc với rễ

- Thân giả

+ Thân giả của lan có ở các loài lan thuộc nhóm đơn thân, thân giả của cácloài lan khác giống cũng như cùng một giống, hình dạng rất khác nhau Thân giả rấtcần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Thân giả có chứa diệp lục, dự trữnhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trong quá trình sinh trưởng, phát triển và cảkhi cây lan ra hoa vào thời kỳ nghỉ Thân giả còn có chức năng giữ nước duy trì cho

sự sống của cây trong điều kiện khô hạn

+ Thân giả có thể hình thoi hoặc hình trụ hoặc hình dẹt hoặc hình tháp Cónhững loài lan thân giả bị thu bé lại, rất khó nhận biết Cũng có loài vừa có thân thậtvừa có thân giả.(Phan Thúc Huân, 1987)[5]

Trang 34

+ Thân giả của cây lan có kích thước khác nhau, có loại thân giả chỉ bằngđinh ghim nhưng cũng có loại than giả đến 7.8 m.

Trang 35

- Căn hành (thân - rễ)

Căn hành chỉ gặp ở lan đa thân, trừ một số ít bị thu nhỏ rất nhiều ở lan trunggian (Pseudomonopodial) Căn hành thật sự là thân cấp một và từ đó hình thànhthân cấp hai, chúng có thể dài ra và mang lá gọi là thân hoặc thu ngắn và dày lên tạothành giả hành có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.(Nguyễn Công Nghiệp,2000)[13]

- Rễ

Ở lan đa thân rễ thường được hình thành từ căn hành Rễ ở đa số các loài lan

có hình trụ, có nhánh bậc một, bậc hai, có thể có bậc ba và thường rất dài Ở đa số

thành viên của loài Cypripedilinae và nhiều loài lan đất khác rễ còn mang lông rễ Ở loài đơn thân thì rễ mọc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá.

Rễ trên không của loài phụ sinh có một trục chính bao quanh bởi mô khôngchặt giống bọt biển bao quanh gọi là mạc(valamen), mà các tế bào khi khô chỉ chứakhông khí Mạc này có thể hấp thụ hơi nước của không khí, cũng như tích lũy nướcmưa và sương đọng Do che phủ nhẹ nhàng với biểu bì mỏng của nó, làm cho rễ hút

ẩm nhanh và giữ ẩm trong một thời gian đáng kể Rễ lan thuộc loại rễ thịt, dạng thô,mập, màu trắng ngả vàng nhạt hơi trong, chính giữa là một lõi dạng sợi gỗ Rễ lan

có trực khuẩn sống cộng sinh, tức nấm rễ Chính vì lẽ đó mà có người cho rằngtrồng lan phải hết sức giữ gìn bộ rễ, không được rửa quá sạch để tránh ảnh hưởngđến gốc và sự hồi phục của mầm non Rễ có tác dụng bám vào giá thể giúp cây lanphát triển vững chắc và đặc biệt rễ có chức năng hút nước và dinh dưỡng.(NguyễnCông Nghiệp, 2000)[13]

- Lá: Lá lan là cơ quan dinh dưỡng của hoa lan Phiến lá thường có hình lưỡi

kiếm dài, số lượng lá khác nhau tùy từng chủng loại lan Những chủng loại lan khácnhau, hình dáng của lá cũng có sự khác biệt, như phiến lá dài hay ngắn, rộng hayhẹp; đầu lá nhọn hay tròn hay chẻ ra dạng đuôi chim én; mặt lá bằng phẳng hay cóđường gân; lá mỏng hay dày, có bóng hay không; mép lá có răng cưa không; khớp

Trang 36

cuống lá có hiện rõ không Đây là những điểm đặc trưng để phân biệt các chủng loạilan khác nhau Hình dáng của lá lan là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá giátrị thưởng

Trang 37

thức của giống hoa lan Thường có thể phân lá lan thành ba loại: lá đứng, lá nửađứng, lá cong rũ Ngoài ra cũng có một vị giáo sư phân lá lan thành bốn loại: dạngđứng, dạng gập, dạng lưỡi liềm và dạng vòng cung Mỗi loại dáng lá đều mang nétđẹp riêng của mình .(Nguyễn Tiến Bân, 1997)[2]

- Hoa: Metchnikov (1903) đã coi sự thụ phấn của hoa phong lan là một trong

những mẫu mực kỳ lạ trong những hiện tượng hài hòa của tự nhiên Do đó, cấu tạocủa hoa phong lan cực kỳ phong phú và hấp dẫn (Trần Hợp, 1990)[6]

Hoa tập trung thành cụm, cụm hoa của lan xuất hiện sau hoặc trước hoặcđồng thời với sự hình thành của lá và củ giả Các loài lan đa thân, cụm hoa thườngsinh ra từ vách lá Kiểu chính của cụm hoa đặc trưng cho lan là chùm với hoa ởnách các lá bắc Cụm hoa chùm biến đổi nhiều hình dạng Ví dụ như dạng tán giả

do trụ bị rút ngắn, dạng bông khi thu ngắn cuống hoa mà không rút ngắn trụ

Về cấu tạo hoa:

+ Cánh đài: có nhiều mầu sắc và hình dạng khác nhau, dạng tròn như Vanda,dạng nhọn như Cattleya cả 3 cánh đài có thể giống nhau hoặc cánh đài lưng hơikhác với 2 cánh đài bên như các loài thuộc chi lan Hài, đôi khi cả 3 cánh đài đềudính lại với nhau như loài Hoàng Thảo Báo Hỉ

+ Cánh hoa: Là bộ phận quan trọng nhất để tạo nên vẻ đẹp quyến rũ của hoalan Hai cánh hoa bên rất giống về mầu sắc, kích thước với cánh đài rời hay dínhvới cánh đài bên

Cánh hoa phía dưới (cánh môi) đây là bộ phận quyết định phần lớn giá trịthẩm mỹ của hoa lan Cánh môi rất đa dạng, xếp đối diện với cánh đài lưng và cókích thước thường lớn hơn cả cánh môi có thể nguyên chia thùy, khía răng, có tuaviền, hay chia cắt thành các sợi mảnh Bề mặt cánh môi hoặc nhẵn, có nhiều gânhay nôi lên các phần phụ đa dạng Gốc cánh môi thường mang tuyến mật

+ Trụ hoa: Nằm giữa bông hoa có chứa cả nhị và nhụy Đầu trụ là nắp chứahạt phấn Ở hoa lan, hạt phấn được kết với nhau bằng một chất sáp tạo thành những

Trang 38

khối phấn, số lượng khối có thể là 2,4,6,8 tùy loài Khi hạt phấn rơi vào đầu nhụytạo nên sự thụ phấn, hoa héo đi nhanh chóng, bầu hoa phình to thành quả lan Nhụy

Trang 39

gồm có một bầu hạ không có ranh giới rõ rệt với cuống hoa và khi hoa nở bầu có 3

lá noãn dính với nhau thành 1 ô Vòi nhụy dính liền với nhị đực và có ba bầu nhụytrong đó có hai đầu bên làm nhiệm vụ sinh sản (Trần Hợp, 1990)[6]

- Quả và hạt

Quả lan thuộc loại quả nang nở ra theo 3 - 6 đường nứt, có dạng từ quả dàiđến hình trụ ngắn phình ở giữa Khi chín, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại vớinhau ở phía đỉnh và gốc.Ở một số loài khi quả chín vỏ quả không nứt ra, hạt chỉ rakhỏi vỏ khi vỏ này bị mục nát (Hoàng Ngọc Thuận, 2003)[17]

Hạt lan nhiều và nhỏ li ti Trọng lượng toàn bộ hạt trong một quả nang chỉbằng 1/10 - 1/1000 mg và hầu như không có trọng lượng (Việt Chương, NguyễnViệt Thái, 2002)[3]

1.1.4.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của Lan Đai Châu

Đai châu (Rhynchostylis Gigantea) thuộc họ phụ Vandoideae, tông Vanda là

loài Lan rừng phân bố rộng rãi từ Bắc vào Nam, mọc chủ yếu ở các thảm rừngthuộc tiểu vùng hệ thực vật Trung và Nam Trường Sơn và tiểu vùng hệ thực vậtNam Đông Dương Ngoài ra, Lan Đai Châu còn phân bố ở Lào, Campuchia, TháiLan, Trung Quốc

Lan Đai Châu là loại Lan đơn thân, sống bám trên vỏ cây, có khi trên vách

đá, chủ yếu từ vùng đất được phong hóa từ đá mẹ silicat Độ cao thường gặp cácloài Lan này là 0 -1500 mét so với mặt biển Lan Đai Châu được xếp là loài Lanhiếm và đang trong nguy cơ bị đe dọa bị tiêu diệt (Nguyễn Huy Trí, Đoàn Văn Lư,1994)[15]

Lan Đai Châu được người Việt Nam ưa thích vì hương thơm, dáng đẹp và nởhoa vào đúng các ngày đầu xuân

- Thân: Thân cây Lan mập, cây lâu năm có thể cao 80 -100 cm, ở độ cao này

cây có thể đẻ nhánh con

Trang 40

- Lá: Lá dày hình dải rộng dài 13- 40 cm, rộng 3-7cm, Lá có mầu xanh đậm

nổi các vạch trắng dọc, đỉnh chia hai thùy tròn, gốc có bẹ, Lá dày và rất bền

Ngày đăng: 30/01/2019, 01:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w