1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình huống đàm phán giữa công đoàn và người lao động tại công ty CP dược PHẩm 8

13 875 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 210 KB

Nội dung

13 ĐÀM PHÁN XỬ LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO THU HỒI NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH Giới thiệu tình huống: Ngân hàng TMCP An Bình cũng như các Ngân hàng Thương mại khác tại Việt Nam, luôn phải đối m

Trang 1

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ĐÀM PHÁN GIỮA CÔNG ĐOÀN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM 8

MỤC LỤC

Gi i thi u tình hu ng:ớ ệ ố 2

N i dungộ 4

1.1 Các nguyên t c đàm phán:ắ 4

2.1.1 Đàm phán c nh tranh:ạ 4

2.1.2 Đàm phán h p tác:ợ 5

2.1.3 Các bước chu n b đàm phánẩ ị 6

1.2 Chu n b đàm phán v i Công đoàn và ngẩ ị ớ ười lao đ ng t i Công ty c ph n Dộ ạ ổ ầ ược ph m.ẩ 7

2.2.1 Đánh giá tình hình : D a trên c s thu th p thông tin và x lý thông tin.ự ơ ở ậ ử 7

2.2.2 M c tiêu :ụ 7

2.2.3 Nhân s tham gia đàm phán :ự 8

2.2.4 Chi n lế ược và chi n thu t :ế ậ 8

2.2.5 Phân tích chi n lế ược đàm phán: 8

1.3 Chu n b đàm phán v i gi i ch c a Công ty C ph n Dẩ ị ớ ớ ủ ủ ổ ầ ược ph m.ẩ 9

2.3.1 Phân tích tình hình: 9

2.3.2 M c tiêu:ụ 10

Trang 2

2.3.3 Chu n b nhân s :ẩ ị ự 10

2.3.4 L a ch n chi n lự ọ ế ược và chi n thu t :ế ậ 11

2.3.5 Phân tích chi n lế ược đàm phán c nh tranh:ạ 11

1.4 K t qu đàm phán :ế ả 12

2.4.1 K t qu đàm phán v i ngế ả ớ ười lao đ ng c a công ty Dộ ủ ượ 12c : 2.4.2 K t qu đàm phán v i gi i ch c a công ty Dế ả ớ ớ ủ ủ ượ 12c : K t lu n:ế ậ 12

TÀI LI U THAM KH O :Ệ Ả 13

ĐÀM PHÁN XỬ LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO THU HỒI NỢ

TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH

Giới thiệu tình huống:

Ngân hàng TMCP An Bình cũng như các Ngân hàng Thương mại khác tại Việt Nam, luôn phải đối mặt với thực tế khách hàng làm ăn thua lỗ, ngân hàng không thu được nợ và để xử lý các món nợ không có khả năng thu hồi, các ngân hàng chỉ còn cách thu hồi và bán các tài sản đảm bảo cho khoản vay của khách hàng

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2010 vào khoảng 2,5%, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết tại phiên giải trình về lãi suất do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng 25/12/2010 (http://www.xaluan.com/ ngày 24/12/2010)

Trong đó Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) có tỷ lệ nợ xấu là 1,46% Tỷ lệ này tuy thấp nhưng vẫn là bài toán khó cho ngân hàng trong việc đàm phán thu hồi nợ và tài sản đảm bảo với khách hàng

Trang 3

Với mục tiêu Ngân hàng bảo toàn vốn và hỗ trợ khách hàng tối đa để khách hàng có thể tiếp tục kinh doanh, đảm bảo cuộc sống cho rất nhiều người lao động tại doanh nghiệp, Ngân hàng An Bình luôn áp dụng mô hình đàm phán Harvard (WIN-WIN) Tuy nhiên không phải lúc nào Ngân hàng cũng đạt được mục tiêu này Đó chính là khi khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, kinh doanh không tuân thủ pháp luật, không có ý thức trả nợ ngân hàng….Do vậy phương án đàm phán của Ngân hàng lúc này lại là cạnh tranh Tuy nhiên đàm phán cạnh tranh của Ngân hàng cũng có mục tiêu, mối quan tâm cụ thể đó là : Bảo toàn vốn cho Ngân hàng, đảm bảo công ăn việc làm cho các công nhân, kỹ sư tại doanh nghiệp vay vốn Đối với chủ doanh nghiệp khi họ không hợp tác với Ngân hàng trong việc trả nợ và kinh doanh không tuân thủ pháp luật, đương nhiên họ sẽ

là người thua trên thương trường (WIN –LOSE) Tất nhiên để thực hiện các công tác đàm phán như vậy, Ngân hàng sẽ khó khăn hơn nhiều so với đàm phán WIN-WIN

Tình huống cụ thể của Ngân hàng An Bình là thu hồi tài sản đảm bảo cho khoản nợ vay không trả được lên tới 500 tỷ đồng là nhà máy sản xuất dược phẩm với hơn 400 công nhân, kỹ sư đang làm việc Dựa vào các kiến thức và mô hình đã học, tôi sẽ xây dựng mô hình đàm phán cho Ngân hàng An Bình để đảm bảo mức độ thành công cao nhất cho Ngân hàng cũng như người lao động tại doanh nghiệp Và theo chúng tôi nếu đạt được mục tiêu này thì cuộc đàm phán của chúng tôi bản chất là WIN-WIN vì Ngân hàng An Bình đã đem lại thắng lợi cho bản thân ngân hàng và người lao động, Ngân hàng An Bình đã thực hiện được trách nhiệm xã hội của mình, thu hồi được nợ đã cho vay và đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động tại nhà máy Với 1 nội dung là thu hồi tài sản đảm bảo cho khoản nợ vay của công ty cổ phần Dược phẩm –

đó là nhà máy sản xuất thuốc, Ngân hàng An Bình phải thực hiện 02 cuộc đảm phán, đó là Đàm phán với giới chủ của Công ty cổ phần Dược phẩm và Đàm phán với công đoàn và công nhân,

kỹ sư đang làm việc tạo nhà máy sản xuất thuốc Mục tiêu là thu hồi nợ, nhưng mối quan tâm của Ngân hàng là bảo toàn vốn đã cho vay và đảm bảo lợi ích của người lao động tại Công ty cổ phần Dược phẩm

Tại sao Ngân hàng An Bình lại phải thực hiện 2 cuộc đàm phán : đó là vì giới chủ của Công ty

cổ phàn Dược phẩm đã có những hành vi kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật, điều này đã làm cho họ không có khả năng trả nợ ngân hàng, Chủ tịch của doanh nghiệp đã bị tạm giam khởi

tố điều tra, Ban lãnh đạo còn lại của doanh nghiệp có nhân sự liên quan tới các hoạt động phạm pháp do vậy họ không còn đáng tin cậy Đối với cuộc đàm phán thứ 2 Ngân hàng đánh giá người lao động của công ty chính là giá trị doanh nghiệp, giúp cho nhà máy tiếp tục hoạt động và như vậy nhà máy mới có giá trị trên thị trường Ngoài ra những người lao động này cũng là chủ nợ

Trang 4

đối với cựu Chủ tịch của doanh nghiệp.

Nội dung

1.1 Các nguyên tắc đàm phán:

Theo lý thuyết có rất nhiều chiến lược đàm phán: đàm phán hợp tác, đàm phán cạnh tranh và đàm phán thỏa hiệp… Trong giới hạn nội dung tình huống cụ thể tôi không đề cập tới chiến lược đàm phán thỏa hiệp do Ngân hàng không có gì để thỏa hiệp với chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không tuân thủ pháp luật

2.1.1 Đàm phán cạnh tranh:

 Mục tiêu : Giành được thắng lợi, Yêu cầu bên kia nhượng bộ

 Thái độ : Cứng rắn, Giữ vững lập trường

 Cách làm : Uy hiếp bên kia, thể hiện sức mạnh

 Điều kiện để thỏa thuận : Để đạt được cái muốn có mới chịu thỏa thuận

 Tìm ra phương án mà mình chấp thuận

 Kiên trì giữ vững lập trường

 Biểu hiện : Thi đua sức mạnh ý chí giữa đôi bên

 Kết quả : Tăng sức ép khiến bên kia khuất phục hoặc đổ vỡ

Đặc điểm của đàm phán cạnh tranh : Đàm phán được ấn định để thỏa hiệp các lợi ích mâu

thuẫn nhau, hoặc lựa chọn các phương án xung khắc nhau Dùng sức mạnh để ép bên kia nhượng bộ Dùng sức mạnh để thuyết phục đối thủ rằng họ không có lựa chọn nào khác Thông tin được chia sẻ với mục đích duy nhất là thuyết phục đối phương thỏa hiệp Thông tin chỉ ra điểm yếu của đối thủ là thông tin tốt Lựa chọn thay thế được sử dụng như một đòn bảy để thuyết phục đối phương thỏa hiệp hay từ bỏ các tiềm năng Thỏa thuận đạt được khi đối phương chấp nhận một đề nghị mà họ tin là tốt hơn so với phương án thay thế trên thực tế

Chiến lược đàm phán cạnh tranh :

Bước 1 : Đánh giá BATNA của bạn và cải thiện nó

Bước 2 : Xác định giới hạn dưới của bạn nhưng không tiết lộ

Bước 3 : Tìm hiểu BATNA của đối phương và giới hạn dưới của họ

Trang 5

Bước 4 : Đưa ra kỳ vọng cao (lạc quan nhưng thực tế)

Bước 5 : Đưa ra lời đề nghị trước (nếu đã chuẩn bị)

Bước 6 : Nếu đối phương đề nghị trước thì nhanh chóng thay đổi kế hoạch tương ứng Bước 7 : Lập kế hoạch nhượng bộ của bạn : Kế hoạch, cường độ và khoản thời gian của

sự nhượng bộ

Bước 8 : Hỗ trợ đề nghị của bạn bằng thực tế

Bước 9 : tôn trọng nguyên tắc công bằng

Bước 10 : tránh không rơi vào bẫy “chia đều”

2.1.2 Đàm phán hợp tác:

- Mục tiêu : Giải quyết công việc hiệu quả

- Phân tích công việc và quan hệ để trao đổi nhượng bộ

- Thái độ : Mềm dẻo với người, cứng rắn với công việc

- Sự tín nhiệm không liên quan đến đàm phán

- Trọng điểm đặt ở lợi ích chứ không ở lập trường

- Cách làm : Cùng tìm kiếm lợi ích chung

- Điều kiện để thỏa thuận : Cả 2 bên cùng có lợi

- Vạch ra nhiều phương án cho 2 bên lựa chọn

 Kiên trì tiêu chuẩn khách quan

 Biểu hiện: Căn cứ vào tiêu chuẩn khách quan để đạt được thỏa thuận

 Kết quả: Khuất phục nguyên tắc chứ không khuất phục sức ép

Đặc điểm của đàm phán hợp tác : Đàm phán hợp tác là chiến lươc đàm phán mà trong đó các

bên cùng hợp tác để tìm ra giải pháp “Thắng – Thắng” cho mâu thuấn của họ Đàm phán hợp tác tập trung vào phát triển những thỏa thuận mang lại lợi ích cho 2 bên Đó là đàm phán dựa trên mối quan tâm Lợi ích bao gồm nhu cầu, mong muốn, mối quan tâm và sự e ngại

Đàm phán hợp tác có 4 nguyên tắc (mô hình Harvard hay mô hình đàm phán dựa trên mối quan tâm) :

Nguyên tắc 1 : tách con người ra khỏi vấn đề

Nguyên tắc 2 : Tập trung vào mối quan tâm chứ không phải mục tiêu đàm phán

Nguyên tắc 3 : Đưa ra các giải pháp đôi bên cùng có lợi

Nguyên tắc 4 : Yêu cầu các chỉ tiêu khách quan

Trang 6

Chiến lược đàm phán hợp tác :

Bước 1 : Áp dụng 4 nguyên tắc của mô hình đàm phán dựa trên mối quan tâm

Bước 2 : Đưa ra các câu hỏi về lợi ích và sự ưu tiên

Bước 3 : Cung cấp thông tin về lợi ích và sự ưu tiên của bạn

Bước 4 : Bóc tách vấn đề

Bước 5 : thực hiện những thỏa thuận trọn gói, không phải các giải pháp đơn lẻ

Bước 6 : đồng thời cung cấp nhiều đề nghị tương đương

2.1.3 Các bước chuẩn bị đàm phán

Nguyên tắc chuẩn bị đàm phán

Đánh giá tình hình:

- Thu thập thông tin về thị trường

- Thu thập thông tin về đối tượng kinh doanh

- Thu thập thông tin đối tác

- Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh

Phân tích SWOT

Điểm mạnh: là tất cả những yếu tố thuận lợi từ bên trong cho phép ta đạt được mục tiêu, tận dụng được mọi cơ hội và tránh được các nguy cơ

Điểm yếu: Là tất cả những yếu tố hạn chế bên trong khiến cho ta gặp khó khăn để đạt đến mục tiêu cũng như tận dụng được mọi cơ hội và tránh được những nguy cơ

Cơ hội: là tất cả những gì xảy ra bên ngòai có tác động thuận lợi đến hoạt động của ta

Nguy cơ: Là tất cả những gì xảy ra từ bên ngoài có tác động bất lợi đến hoạt động của ta

Đề ra mục tiêu.

Chuẩn bị nhân sự.

Lựa chọn chiến lược, chiến thuật:

Lựa chọn kiểu chiến lược

- Chiến lược “Cộng tác”

- Chiến lược “Thỏa hiệp”

- Chiến lược “Hòa giải”

- Chiến lược “Kiểm sóat”:

- Chiến lược “Tránh né”.

Trang 7

Lựa chọn chiến thuật

- Địa điểm đàm phán

- Thời gian đàm phán.

- Thái độ đàm phán.

1.2 Chuẩn bị đàm phán với Công đoàn và người lao động tại Công ty cổ phần Dược phẩm.

2.2.1 Đánh giá tình hình : Dựa trên cơ sở thu thập thông tin và xử lý thông tin.

- Người lao động tại Công ty Dược (mà sau họ là các gia đình lao động) đang gặp khó khăn về tài chính do không được trả đủ lương, các khoản cho vay đối với Chủ tịch cũ không có khả năng thu hồi, các khoản vay ngân hàng để mua cổ phiếu của công ty gây áp lực trả nợ gốc và lãi

- Về cơ bản, người lao động mong muốn được tiếp tục làm việc để đảm bảo cuộc sống

Họ lo lắng nếu ngân hàng thu hồi nhà máy thì số phận của nhà máy và công nhân là không thể định đoạt

- Thị trường Dược hiện nay vẫn là một thị trường rộng lớn, lợi nhuận cao Nếu nhà nước thực hiện bảo hộ ngành dược, yêu cầu danh mục thuốc sử dụng phải là thuốc sản xuất tại Việt Nam thì nhà máy sản xuất thuốc là một lợi thế

- Ngân hàng mong muốn thu hồi được nợ bằng cách bán nhà máy với giá cao cho nhà đầu tư mới

Phân tích SWOT

- Phân tích điểm mạnh : Ngân hàng An Bình là chủ nợ lớn nhất, hồ sơ tài sản thế chấp hoàn chỉnh về mặt pháp lý Điểm mạnh của người lao động tại nhà máy Dược là họ

có công đoàn và Luật Lao động bảo hộ

- Phân tích điểm yếu : Điểm yếu của Ngân hàng : các chủ nợ khác cũng quan tâm tới nhà máy, có thể họ cũng mong muốn được chia sẻ giá trị của nhà máy Trong thực tế toàn bộ nguyên vật liệu của nhà máy thuộc một chủ nợ khác Ngoài ra Ban lãnh đạo

cũ cũng có ảnh hưởng bất lợi đối với tâm lý người lao động và có hành động cản trở việc thu hồi nợ của Ngân hàng Điểm yếu của Người lao động : Người lao động không phải là chủ sở hữu nhà máy

- Cơ hội : Ngân hàng thu hồi nhà máy, tìm nhà đầu tư mới để bán lại nhà máy và thu hồi nợ Với tình hình thị trường hiện nay, Ngân hàng sẽ bán được nhà máy và nhà đầu tư mới sẽ vận hành nhà máy với điều kiện không sa thải người lao động Người lao động chỉ có cơ hội tìm việc nơi khác nhưng rất khó khăn

- Nguy cơ : Nguy cơ của Ngân hàng : Có thể Công đoàn và người lao động sẽ không hiểu ngay cơ hội mà Ngân hàng mang đến do vậy cuộc đàm phán có thể có khó khăn Nguy cơ của Người lao động : Ngân hàng sa thải toàn bộ công nhân khi thu hồi nhà máy

2.2.2 Mục tiêu :

Thu hồi nhà máy và bán cho nhà đầu tư mới với giá cao nhất Điều này chỉ đạt được khi nhà máy hoạt động ổn định, liên tục Các nhà khoa học, các kỹ sư và công nhân lành nghề của nhà

Trang 8

máy chính và yếu tố hoạt động liên tục chính là các điều kiện cơ bản quyết định giá trị của nhà máy

Do vậy mục tiêu của cuộc đàm phán này chính là đạt được sự đồng thuận của toàn thể người lao động với cam kết tiếp tục làm việc tại nhà máy cho dù có sự thay đổi về người chủ sở hữu của nhà máy

2.2.3 Nhân sự tham gia đàm phán :

Đòi hỏi người hiểu rõ Luật lao động, hiểu rõ Nghị định của chính phủ về thu hồi tài sản đảm bảo cho khoản vay tín dụng, là người hiểu rõ đời sống của cán bộ, nhân viên, công nhân nhà máy Dược phẩm…Do vậy Nhân sự tham gia bắt buộc có Cán bộ tín dụng giám sát nhà máy, phó giám đốc pháp chế của Ngân hàng, Cán bộ Ban xử lý nợ

2.2.4 Chiến lược và chiến thuật :

Đàm phán hợp tác tại văn phòng Sở lao động thành phố

2.2.5 Phân tích chiến lược đàm phán:

Bước 1 : Áp dụng 4 nguyên tắc của mô hình đàm phán dựa trên mối quan tâm :

- Tách con người ra khỏi vấn đề : Người lao động của nhà máy không có lỗi đối với Ngân hàng trong việc công ty cổ phần Dược phẩm không trả nợ ngân hàng, do vậy Ngân hàng cần giúp đỡ họ và cũng là giúp đỡ chính mình Có thể họ sẽ chống lại Ngân hàng trong việc thu hồi nhà máy do họ nghĩ rằng ngân hàng là mối đe dọa dẫn đến việc họ bị mất việc làm Do vậy Ngân hàng cần giúp họ hiểu và người đi đàm phán phải hết sức bình tĩnh

- Mối quan tâm của Ngân hàng đó là thu hồi nhà máy, bán nhà máy với giá cao để thu hồi nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu và hình ảnh của Ngân hàng trước công chúng Mối quan tâm của Người lao động tại nhà máy là làm sao để không bị mất việc làm

- Giải pháp : Ngân hàng đảm bảo nếu người lao động ủng hộ Ngân hàng, ngân hàng sẽ đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động Điều này sẽ được cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán nhà máy

- Sự công bằng : Sở lao động thành phố là đơn vị đứng ra bảo vệ quyền lợi ngươì lao động Do vậy người lao động có sự đảm bảo về công bằng Ngân hàng được bảo hộ bởi các Luật của ngành, ngân hàng có các luật sư hỗ trợ, do vậy ngân hàng cũng được đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình

Bước 2 : Đưa ra các câu hỏi về lợi ích và sự ưu tiên:

- Lợi ích của Người lao đông : tiếp tục được làm việc Lợi ích của Ngân hàng : thu hồi vốn đã cho vay

- Ưu tiên : Bất kỳ cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức (kể cả nhóm người lao động tại nhà máy) có đủ năng lực tài chính đều có thể tham gia mua nhà máy và tái cơ cấu hoạt động nhà máy với điều kiện đảm bảo việc làm cho người lao động

Trang 9

Bước 3 : Cung cấp thông tin về lợi ích và sự ưu tiên của bạn :

Thông tin đầy đủ cho người lao động về kế hoạch mua-bán nhà máy và các ưu tiên đầu tư cũng như điều kiện đi kèm của hợp đồng mua bán Đặc biệt là điều khoản đảm bảo việc làm cho người lao động

Bước 4 : Bóc tách vấn đề:

Vấn đề gốm 2 mảng riêng biệt : Ngân hàng thu hồi nợ bằng nhà máy; Ngân hàng tìm giải pháp đảm bảo việc làm cho người lao động

Bước 5 : thực hiện những thỏa thuận trọn gói, không phải các giải pháp đơn lẻ:

Các thỏa thuận về đảm bảo việc làm cho người lao động chỉ thực hiện được khi ngân hàng tìm được nhà đầu tư mua nhà máy và toàn thể người lao động cam kết gắn bó với nhà máy

Bước 6 : đồng thời cung cấp nhiều đề nghị tương đương

Nếu người lao động không đồng ý, đại diện theo pháp luật của công ty thực hiện cho người lao động nghỉ việc theo đúng quy định của pháp luật Người lao động sẽ được nhận bồi thường thất nghiêp từ bảo hiểm xã hội Ngân hàng không can thiệp vào vấn đề này Ngân hàng thu hồi nhà máy và bán tài sản vào thời điểm thích hợp

WATNA của Ngân hàng : Đàm phán thất bại Ngân hàng vẫn có cơ hội thu hồi tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật, tuy nhiên giá bán nhà máy có thể không cao như kỳ vọng và hình ảnh Ngân hàng đối với nguyên tắc có trách nhiệm xã hội bị ảnh hưởng

WATNA của Người lao động : Nếu đàm phán thất bại, cơ hội việc làm của người lao động sẽ không được đảm bảo

1.3 Chuẩn bị đàm phán với giới chủ của Công ty Cổ phần Dược phẩm.

2.3.1 Phân tích tình hình:

Thu thập và xử lý thông tin:

Ban lãnh đạo của Công ty cổ phần Dược phẩm liên quan đến hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật và ngoài phạm vi kinh doanh và sản xuất dược phẩm Uy tín công ty bịảnh hưởng trầm trọng, công việc kinh doanh bị đình đốn Vài nhân sự thuộc Hội đồng quản trị và Ban điều hành phảỉ đối mặt với các cáo buộc hình sự tại toàn án kinh tế Công ty phải bầu lại Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tuy nhiên Ban lãnh đạo mới không đủ sức điều hành công ty Công ty hoàn toàn bị mất thanh khoản, không trả được nợ các ngân hàng và nhà cung cấp Các chủ nợ bắt đầu thực hiện xiết nợ Ban lãnh đạo mới có ít nhiều các chứng cứ có liên quan đến hoạt động phạm pháp của Ban lãnh đạo cũ và bản chất họ không hơp tác với ngân hàng để trả

nợ, cố tình trì hoãn các đề nghị Ngân hàng đưa ra để đảm bảo nhà máy sản xuất thuốc tiếp tục hoạt động và đảm bảo hoạt động kinh doanh phân phối thuốc Các giới hạn về thời gian giải quyết và các đề xuất ban đầu của Ngân hàng nhằm hỗ trợ hoạt động của công ty không được tôn

Trang 10

trọng Các khoản nợ của công ty đối với người lao động không được giải quyết và người lao động đã khởi kiện tại tòa án dân sự

Phân tích SWOT

Điểm mạnh của Ngân hàng : Ngân hàng nắm đầy đủ giấy tờ pháp lý chứng minh nhà máy là tài sản thế chấp hợp pháp của công ty cho khoản tín dụng đã cấp Các văn bản pháp luật cho phép ngân hàng toàn quyền thu hồi tài sản đảm bảo và bán đấu giá để thu hồi nơ Ngân hàng có thông tin về các hành vi liên quan đến kinh doanh vi phạm pháp luật của một số thành viên ban lãnh đạo công ty Ngân hàng dễ dàng tìm được nhà đầu tư mới cho nhà máy sản xuất dược phẩm để bán tài sản này thu hồi nợ Ngân hàng có đội ngũ luật sư chuyên nghiệp để bảo vệ lợi ích của Ngân hàng Ngân hàng có phương án tốt nhất cho người lao động của nhà máy sản xuất dược phẩm

Đối với công ty Dược : hầu như không có điểm mạnh có tính chất quyết định trong đàm phán với Ngân hàng Và đây chính là điểm yếu của họ

Điểm yếu :

- Có nguy cơ Ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ tranh chấp của 3 cổ đông nắm giữ 3% cổ phiếu của nhà máy Tuy nhiên cả 3 cổ đông này đều phụ thuộc vào các quyết định xử lý tài sản của Ngân hàng do họ có các khoản nợ vay cá nhân tại ngân hàng cũng như họ có dấu hiệu liên quan tới kinh doanh vi phạm pháp luật

- Ngân hàng chịu áp lực giảm tỷ nợ nợ quá hạn do đã cho Công ty cổ phần dược phẩm vay với thời gian ngắn nhất

Cơ hội : Đạt được sự đồng thuận về việc mua –bán tài sản thế chấp theo giá thỏa thuận với giới chủ của nhà máy với giá trị thu hồi lớn nhất và nhà máy không bị gián đoạn hoạt động, đảm bảo việc làm cho người lao động thuộc nhà máy dược phẩm và công ty kinh doanh và phân phối của

nó Ngoài ra ngân hàng sẽ cam kết cho giới chủ của nhà máy được phép thuê nhà máy để kinh doanh và trả tiền thuê cho Ngân hàng hoặc nhà đầu tư mới

Nguy cơ : có thể tiềm ẩn các nguy cơ bất hợp tác của giới chủ nhà máy Họ không bàn giao nguyên trạng nhà máy, kê khống giá trị nhà máy, trì hoãn và kéo dài thời gian giải quyết Các chủ nợ khác câu kết với giới chủ nhà máy để tìm kiếm các cơ hội thu hồi nợ họ đã cho vay

2.3.2 Mục tiêu:

Thu hồi trọn vẹn tài sản đảm bảo là nhà máy trong tình trạng hoạt động bình thường, bán cho nhà đầu tư trả giá cao nhất để thu hồi vốn vay

2.3.3 Chuẩn bị nhân sự :

Là những nhân sự thuộc Ban lãnh đạo và nhân viên ngân hàng am hiểu luật pháp và hoàn toàn độc lập với việc đã cho vay Công ty cổ phần dược phẩm

Ngày đăng: 14/03/2019, 11:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w