TÓM TẮT Đề tài “Những thất bại của thị trường: Nghiên cứu trường hợp thị trường nghêu trắng tỉnh Tiền Giang” với mục tiêu nghiên cứu là làm rõ thực trạng và phân tích nguyên nhân gây nên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*********************
TRẦN HOÀI GIANG
NHỮNG THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG: NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP THỊ TRƯỜNG NGHÊU TRẮNG
Giáo viên hướng dẫn khoa học
Ts NGUYỄN VĂN NGÃI
Ts NGUYỄN THANH TÙNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3NHỮNG THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THỊ TRƯỜNG NGHÊU TRẮNG
Ở TỈNH TIỀN GIANG TRẦN HOÀI GIANG
Hội đồng chấm luận văn:
Đại học Nông Lâm TP HCM
Đại học Kinh Tế TP HCM
Đại học Nông Lâm TP HCM
Đại học Nông Lâm TP HCM
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG
Trang 4LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là: Trần Hoài Giang sinh ngày 27 tháng 09 năm 1972
Quê quán: Xã Đoàn Tùng huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương
Tốt nghiệp Phổ Thông Trung học tại trường cấp III Hùng Vương thị xã Phú Thọ tỉnh Vĩnh Phú, năm 1989
Năm 1991 nhập ngũ tại F543 Công Binh Quân Khu II, đến năm 1993 xuất ngũ
Năm 1994 theo học đại học hệ chính quy tại trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang
cơ sở hai tại 89 Đinh Tiên Hoàng quận Bình Thạnh Tp.HCM Năm 1999 tốt nghiệp ra trường
Hàm Nghi quận I TP HCM cho đến nay
Chức vụ hiện nay: Phó Phân viện Trưởng P/v Quy hoạch Thuỷ sản phía Nam địa chỉ tại 731 Lý Thường Kiệt quận Tân Bình, TP HCM
Năm 2008 theo học lớp đào tạo cao học tại khoa Kinh tế Nông nghiệp của trường Đại học Nông lâm Tp.HCM
Địa chỉ liên lạc: số 55/9 Tân Quý quận Tân Phú, TP.HCM
Số điện thoại: 0934329339
Email: giangvifep@yahoo.com.vn
Trang 5LỜI CAM KẾT
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2011
Tác giả
Trần Hoài Giang
Trang 6LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Kinh tế, Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo Sau đại học - trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và thực hiện đề tài trong thời gian qua
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Văn Ngãi, TS Nguyễn Thanh Tùng đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô giảng dạy đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và tận tâm truyền đạt những kiến thức chuyên môn cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Xin gởi lời cảm ơn đến các thành viên hội đồng đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến chỉnh sửa luận văn tốt nghiệp
Cảm ơn các Anh/Chị lớp Cao học Kinh tế Nông nghiệp khoá 2008 đã đoàn kết, gắn bó cùng tôi vượt qua chặng đường dài học tập ở bậc cao học
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến tập thể Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam, đặc biệt là các thành viên đã tham gia cùng tôi trong những lần điều tra thực tế để thực hiện đề tài này
Có được sự thành công trong ngày hôm nay là nhờ vào sự đóng góp và động viên của gia đình tôi, xin được ghi ơn tất cả người thân!
Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2011
Trần Hoài Giang
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài “Những thất bại của thị trường: Nghiên cứu trường hợp thị trường nghêu trắng tỉnh Tiền Giang” với mục tiêu nghiên cứu là làm rõ thực trạng và phân tích nguyên nhân gây nên các dạng thất bại của thị trường nghêu trắng của tỉnh Tiền Giang hiện đang gặp phải, đồng thời xem xét đến hệ thống thể chế chính sách và hiệu quả của chúng đối với việc điều chỉnh những thất bại của thị trường Từ đó, đề xuất những giải pháp để phát triển ngành hàng nghêu trắng của tỉnh Tiền Giang theo hướng bền vững
Thời gian nghiên cứu của đề tài từ tháng 7/2010 đến tháng 3/2011 Nghiên cứu được tiến hành tại hai huyện có nghề sản xuất nghêu phát triển tập trung là Gò Công Đông và Tân Phú Đông của tỉnh Tiền Giang Số liệu được thu thập thông qua các ban ngành và sử dụng bảng câu hỏi đã soạn sẵn được để tiến hành điều tra ngư hộ Số mẫu thu thập được bao gồm: 10 cơ sở khai thác giống tự nhiên, 38 hộ nuôi nghêu thịt, 5 cơ
sở, đại lý thu mua nghêu, 5 cơ sở chế biến nghêu xuất khẩu và 10 cán bộ quản lý ngành thủy sản cấp tỉnh và huyện có nuôi nghêu trong vùng nghiên cứu Đề tài áp dụng phương pháp phân tích định tính và phương pháp thống kê mô tả, xử lý số liệu bắng phần mềm SPSS và Excel
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã nhận dạng được 04 loại thị trường đang gặp phải những hiện tượng thất bại của thị trường, bao gồm: Thị trường tư liệu sản xuất; Thị trường vốn; Thị trường nghêu giống và Thị trường hàng hoá dịch vụ công Đề tài cũng
đã định danh và phân tích rõ nguyên nhân của các dạng thất bại chủ yếu của thị trường nghêu trắng tại Tiền Giang hiện nay, bao gồm các dạng: Thất bại do hiện tượng độc quyền về tư liệu sản xuất; Thất bại do tác động tiêu cực từ yếu tố ngoại lai; Thất bại do
sự khiếm khuyết của thị trường vốn sự thiếu vắng của thị trường bảo hiểm; Thất bại do thông tin phi đối xứng và Thất bại trong việc cung cấp hàng hoá – dịch vụ công Trong
đó, cho thấy thất bại trong việc cung cấp hàng hoá – dịch vụ công là thất bại nặng nề và ảnh hưởng rộng nhất đối với thị trường nghêu trắng hiện nay
Trang 8Đề tài đã thu thập được 21 văn bản thể chế hoá chính sách từ nhà nước và 14 văn bản của địa phương ban hành nhằm định hướng, điều tiết và khuyến khích phát triển ngành hàng nhuyễn thể trong đó có thị trường nghêu trắng, trên cơ sở đó cũng tiến hành phân tích được hiệu quả của hệ thống thể chế chính sách này đối với thị trường nghêu trắng hiện nay
Từ kết quả nghiên cứu về các dạng thất bại của thị trường, hiện trạng và hiệu quả của hệ thống thể chế chính sách từ nhà nước, địa phương đề tài đã đề xuất được những giải pháp cụ thể để điều chỉnh những dạng thất bại của thị trường nhằm hướng cho thị trường nghêu trắng tại Tiền Giang phát triển ổn định và bền vững trong tương lai
Trang 9ABSTRACT
Topic “ Market failures: Reseach the case of Meretrix lyrata market in Tien
Giang province” has research objectives that are to clarify reality and to analyze
forms of failure of Meretrix lyrata market in Tien Giang province, besides research
also considers institutional policy system and their efficiency for adjusting market
failures Thence, research proposes solutions in order to develop Meretrix lyrata
sector of Tien Giang province according to sustainable terms
Research time of thesis is from July 2010 to March 2011 Research is
conducted in two districts that develop productive Meretrix lyrata sector are Go
Cong Dong and Tan Phu Dong of Tien Giang province Data are collected through technical departments and structured questionnaires are used to
investigate information from Meretrix lyrata production households Collected
sample includes: 10 exploiting natural breed agents, 38 raising commercial clam households, 5 clam purchasing agents, 5 exporters and 10 administrative officers
in provincial and district level aquaculture industry in study site Thesis applies qualitative analysis method and descriptive statistics method, and research processes data by SPSS and Excel
Research result of topic identified 04 market forms that encounter phenomena
of market failure, including: means of production market, capital market, breeding
Meretrix lyrata market, commercial Meretrix lyrata and public goods and services
market Research also determined and analyzed reason of essential failure forms of Meretrix lyrata market in Tien Giang province, it includes forms: Failure because of monopoly about means of production; Failure because of negative effect by external factors; Failure because of defect of capital market and absence of insurance market; Failure because of imbalance information and Failure in supplying public goods and services Research proved that failure of supplying public goods and services is a most
important failure, it effects strongly to present Meretrix lyrata market
Trang 10Research collected 21 documents relating to institutionalize govermental policy and 14 local documents that promulgated to orient, adjust and encourage molluscous
sector development including Meretrix lyrata industry Thence, research also analyzed efficiency of this institutional policy system for present Meretrix lyrata market
Based on research result about forms of market failure, reality and efficiency
of institutional policy system from state to locality, research proposed specific solutions in order to adjust forms of market failure and ensure sustainble
development in the future for Meretrix lyrata sector in Tien Giang province
Trang 113 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
1.1.1 Tình hình nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên thế giới 4
1.1.3 Tình hình nuôi nghêu ở ĐBSCL 7 1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 11
1.2.2.2 Năng suất và sản lượng 15 1.2.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tác nhân tham gia thị trường nghêu
Trang 121.2.3.1 Giai đoạn khai thác và cung cấp nghêu giống 16 1.2.3.2 Giai đoạn nuôi nghêu thịt 19 1.2.3.3 Giai đoạn tiêu thụ nghêu thịt tươi sống 23 1.2.3.4 Giai đoạn chế biến và tiêu thụ sản phẩm chế biến 24
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1 Cơ sở lý luận 26 2.1.1 Sự thất bại của thị trường 26 2.1.2 Vai trò của nhà nước đối phát triển nông nghiệp thủy sản 29 2.1.3 Những nghiên cứu trước đây 31 2.1.3.1 Nghiên cứu trong nước 31 2.1.3.2 Nghiên cứu của quốc tế 31 2.2 Phương pháp nghiên cứu 32 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu 32 2.2.1.1 Thông tin thứ cấp 32 2.2.1.2 Thông tin sơ cấp 33 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 35
2.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả 35
3.1 Xác định kênh sản xuất và thị trường ngành hàng nghêu trắng ở Tiền Giang 39 3.1.1 Kênh SX, phân phối và tiêu thụ ngành hàng nghêu trắng tỉnh Tiền Giang 39 3.1.2.2 Lĩnh vực nuôi nghêu thịt 42 3.1.2.4 Lĩnh vực chế biến tiêu thụ nghêu giá trị gia tăng 44 3.2 Phân tích những thất bại của các thị trường đối với ngành hàng nghêu trắng tại Tiền Giang và thực trạng của thể chế chính sách để giải quyết 46
3.2.1.1 Thị trường tư liệu sản xuất 46 3.2.1.2 Thị trường vốn 50
Trang 133.2.1.3 Thị trường nghêu giống 56
3.2.2.1 Thị trường đầu ra của nghêu giống 73 3.2.2.2 Thị trường đầu ra đối với nghêu thịt tươi sống 76 3.2.2.3 Thị trường đầu ra đối với nghêu chế biến giá trị gia tăng 81 3.3 Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần cải thiện sự vận hành của thị trường theo hướng hoàn hảo hơn, đồng thời nâng cao vai trò của nhà nước trong phát
3.3.1 Giải pháp phòng tránh những thất bại của thị trường 87 3.3.1.1 Giải pháp phòng tránh hiện tượng độc quyền đối với thị trường tư liệu sản
xuất 87 3.3.1.2 Giải pháp phòng tránh thất bại do tác động tiêu cực từ các yếu tố ngoại tác
đến thị trường giống và thị trường nghêu nguyên liệu 88 3.3.1.3 Giải pháp phòng tránh hiện tượng bất tương xứng về thông tin giữa các tác
nhân tham gia trong thị trường nghêu trắng 88 3.3.1.4 Giải pháp chấn chỉnh thất bại trong việc cung cấp hàng hóa công đối với các
thị trường trong ngành hàng nghêu trắng 89 3.3.1.5 Giải pháp chấn chỉnh thất bại do tính bất hoàn hảo của thị trường vốn 90 3.3.2 Một số giải pháp khắc phục những thất bại của thị trường 90
Trang 14DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDP: (Gross Domestic Product) - Tổng sản phẩm quốc nội
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NMCBXK: Nhà máy chế biến xuất khẩu
Vasep: Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản
Việt Nam
Trang 15DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Sản lượng (1.000 tấn) và giá trị (1.000 USD) nhuyễn thể nuôi của thế
Bảng 1.2 Sản lượng nhuyễn thể nuôi của 10 nước đứng đầu thế giới (1998-2008) 5
Bảng 1.3 Một số loài nhuyễn thể có giá trị xuất khẩu của Việt Nam 6
Bảng 1.4 Diễn biến diện tích nuôi nghêu ở ĐBSCL giai đoạn 2000-2009 8
Bảng 1.5 Diễn biến sản lượng (tấn) nghêu nuôi ở ĐBSCL giai đoạn 2000-2009 9
Bảng 1.6 Tình hình SX nghêu giống trong vùng ĐBSCL giai đoạn 2006- 2009 10
Bảng 1.7 Diễn biến DT nuôi nghêu của TG giai đoạn 2000-2009 ĐVT ha 15
Bảng 1.8 Diễn biến sản lượng nuôi nghêu của Tiền Giang giai đoạn 2000-2009 16
Bảng 1.9 Thống kê các hộ khai thác nghêu giống theo hình thức tổ chức 19
Bảng 1.10 Tuổi và số năm kinh nghiệm của chủ hộ nuôi nghêu 21
Bảng 1.11 Trình độ học vấn của các tác nhân tham gia trong lĩnh vực nuôi nghêu
thịt 21
Bảng 1.12 Thống kê về kỹ năng nuôi nghêu của các chủ hộ 23
Bảng 1.13 Độ tuổi và số năm kinh nghiệm của các tác nhân tham gia lĩnh vực thu
mua nghêu thịt 23
Bảng 1.14 Trình độ học vấn của nhóm tác nhân tham gia lĩnh vực thu mua nghêu
thịt tươi sống 24
Bảng 2.1 Danh sách các biến chủ yếu cần thu thập 34
Bảng 2.2 Đối tượng số mẫu và phương pháp điều tra 35
Bảng 3.1 Thống kê nguồn gốc của các chủ bãi nghêu tại Tiền Giang 47
Bảng 3.2 Tỷ lệ số hộ thả nuôi trên phần diện tích mới phát triển 48
Bảng 3.3 Tỷ lệ số hộ tham gia nuôi nghêu có vay vốn 50
Bảng 3.4 Nguồn và tỷ lệ số hộ vay vốn từ các nguồn vốn cho nuôi nghêu 51
Bảng 3.5 Thống kê ý kiến của người sản xuất về khả năng vay vốn cho sản xuất 52
Bảng 3.6 Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân gây chết nghêu tại Tiền Giang 57
Trang 16Bảng 3.7 Thống kê các hình thức mua nghêu giống hiện nay tại Tiền Giang 60
Bảng 3.8 Tỷ lệ mức độ quyết định về giá giao dịch nghêu giống 60
Bảng 3.9 Tỷ lệ nơi mua giống nghêu thả nuôi của các hộ nuôi nghêu thịt 61
Bảng 3.10 Ý kiến nhận xét về công tác khuyến ngư tại địa phương 66
Bảng 3.11 Ý kiến của các hộ về chất lượng tập huấn của khuyến ngư 67
Bảng 3.12 Thống kê số lượng chủ hộ được tập huấn kiến thức về đánh giá phân loại
nghêu giống 73
Bảng 3.13 Tỷ lệ các hình thức tiêu thụ nghêu giống tại Tiền Giang 74
Bảng 3.14 Tỷ lệ số người bán nghêu biết được những thông tin về giá cả thị trường
Bảng 3.15 Ý kiến của người nuôi nghêu về mức độ cung cấp thông tin về thị trường
nghêu từ nhà nước 79
Trang 17DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu tập trung 12
Hình 1.2 Trình độ học vấn vùng nghiên cứu tỉnh Tiền Giang 13
Hình 1.3 Biểu đồ diễn biến diện tích, sản lượng nuôi nghêu tỉnh Tiền Giang 16
Hình 2.1 Khung phân tích những thất bại của thị trường ngành hàng nghêu trắng
Hình 3.1 Sơ đồ kênh SX và phân phối ngành hàng nghêu trắng tại Tiền Giang 39
Hình 3.2 Sơ đồ biểu diễn các thị trường của lĩnh vực khai thác cung cấp nghêu
Hình 3.3 Sơ đồ biểu diễn các thị trường của lĩnh vực nuôi nghêu thịt 42
Hình 3.4 Sơ đồ biểu diễn các thị trường của lĩnh vực phân phối nghêu thịt 43
Hình 3.5 Sơ đồ biểu diễn các dạng thị trường của lĩnh vực chế biến nghêu 44
Hình 3.6 Nghêu chết trắng bãi tại Tiền Giang năm 2009 57
Hình 3.7 Biến động về giá nghêu giống (0,5-1 triệu con/kg) từ 2005-2009 58
Hình 3.8 Sơ đồ diễn tả các nguồn thông tin tác động đến việc quyết định mức giá
Trang 18MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Nghêu có giá trị cao về mặt dinh dưỡng cũng như kinh tế, được nhiều người ưa chuộng, hàm lượng đạm trong nghêu chiếm tới 56% tính theo trọng lượng khô (Nguyễn Hữu Phụng, 1996) Trong những năm gần đây, bên cạnh những mặt hàng thủy sản chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như tôm sú và cá tra mặt hàng nghêu trắng nổi lên như một điểm sáng trong sản xuất thủy sản của khu vực Ngoài giá trị kinh tế, nghêu còn được biết đến như một đối tượng sản xuất rất có ý nghĩa về mặt xã hội như giải quyết công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cộng đồng ven biển
Nhu cầu tiêu thụ nghêu rất lớn và có xu hướng gia tăng mạnh, bao gồm cả nhu cầu trong nước cũng như quốc tế Thị trường tiêu thụ nghêu mạnh nhất là Châu Âu,
Mỹ và Nhật Bản Tính đến tháng 11/2009 xuất khẩu (XK) nghêu của cả nước đạt 17.624 tấn, trị giá trên 37,2 triệu USD, tăng 49,6% về khối lượng (KL) và 50,3% về giá trị (GT) so với cùng kỳ năm 2008 với giá xuất khẩu trung bình đạt 2,11 USD/kg (Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam 12/2009)
Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có bờ biển dài 32 km với 3 cửa sông chính chảy ra biển Đông là Soài Rạp, Cửa Tiểu và Cửa Đại, có nhiều phù sa, chất mùn tạo nên một dãy biển thuận lợi cho nhiều loài sinh vật phát triển, trong đó có con nghêu Diện tích có khả năng phát triển nuôi nghêu của Tiền Giang khá lớn (khoảng 4.000 ha), sản lượng nghêu thịt hàng năm đạt trên dưới 20.000 tấn mang lại lợi ích về kinh tế cho người sản xuất, cũng như góp phần lớn vào giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng Tuy nhiên, dù có được những lợi thế so sánh để có thể phát triển mạnh và bền vững ngành hàng nghêu trắng, nhưng đến nay diện tích đưa vào thực nuôi mới chỉ chiếm hơn nửa diện tích tiềm năng (2.300 ha), năng suất trung bình có xu hướng giảm và tình trạng bất ổn trong sản xuất, tiêu thụ còn tồn tại
Trang 19Nghêu với đặc thù vừa là nguồn lợi tự nhiên có thể bị cạn kiệt, đồng thời cũng
là nguồn lợi có thể dùng những tác động của con người để duy trì và tái tạo Do vậy, quá trình từ khai thác/sản xuất nghêu giống, ương nuôi cho tới thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nghêu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động Bên cạnh những yếu tố thuộc
về khách quan như thay đổi thời tiết, môi trường nước… những yếu tố chủ quan của con người cũng gây nên những thất bại trong quá trình sản xuất tiêu thụ nghêu trắng
Có thể liệt kê một số những biểu hiện cụ thể sau: Người sản xuất thiếu thông tin trong quá trình sản xuất, kinh doanh; Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh (hiện tượng
ép giá, hiện tượng độc quyền tự nhiên); tác động tiêu cực từ bên ngoài (ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm dầu); Thiếu vắng một số thị trường cơ bản (tín dụng, bảo hiểm) và Thất bại trong cung cấp hàng hóa công (khuyến ngư, hạ tầng cơ sở, an ninh trật tự) Tất cả những biểu hiện đó có thể lý giải bởi thuật ngữ kinh tế như là: “Sự thất bại của thị trường” đã tác động và làm giảm hay thậm trí làm mất đi tính hoàn hảo của thị trường, đồng thời đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành hàng nghêu trắng của địa phương
Vì vậy, đề tài “Những thất bại của thị trường: Nghiên cứu trường hợp thị
trường nghêu trắng ở tỉnh Tiền Giang” được tiến hành nghiên cứu, nhằm nhận dạng
những thất bại của thị trường, đồng thời xác định những nguyên nhân gây ra những thất bại, làm cơ sở đề xuất những giải pháp góp phần cải thiện sự vận hành của thị trường nghêu trắng của Tiền Giang theo hướng hoàn hảo hơn
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mô tả hoạt động sản xuất kinh doanh và xác định các thị trường của các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của ngành hàng nghêu trắng tại Tiền Giang
- Phân tích những thất bại của thị trường và thực trạng của hệ thống chính sách đang được áp dụng để giải quyết những thất bại của thị trường nghêu trắng tại Tiền Giang
- Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần cải thiện sự vận hành của thị trường nghêu trắng của Tiền Giang theo hướng hoàn hảo hơn
Trang 203 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu tiến hành trên tại 02 huyện ven biển của tỉnh Tiền Giang là: H Gò Công Đông, H Tân Phú Đông, vì đây là hai huyện sản xuất nghêu chủ lực
- Nghiên cứu tập trung vào đối tượng nghêu trắng vì đây là một đối tượng chiếm tới hơn 95% sản lượng các loại nghêu hiện có ở vùng ĐBSCL cũng như của cả nước, do vậy đối tượng nghêu trắng là đối tượng sản xuất chủ lực hiện nay và có lợi thế phát triển sản xuất ở qui mô sản xuất hàng hóa
Trang 21Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Tình hình sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ
1.1.1 Tình hình nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên thế giới
Theo FAO (2010), tổng sản lượng và giá trị sản lượng nhuyễn thể nuôi của thế giới giai đoạn 1998-2008 tăng với tốc độ bình quân 5,5%/năm về sản lượng và 6,5%/năm về giá trị (bảng 1.1) là thấp hơn so với tốc độ tăng chung hàng năm của các loại thủy sản nuôi trên hế giới Nếu tính theo đơn giá/kg nguyên liệu thì nhuyễn thể nuôi có giá bình quân là 1USD/kg thấp hơn 0,55 USD/kg so với giá nguyên liệu chung của các loài thủy sản nuôi trên thế giới
Bảng 1.1: Sản lượng (1.000 tấn) và giá trị (1.000 USD) nhuyễn thể nuôi của thế
Nguồn: FAO, 2010
Theo FAO (2010), mười quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng nhuyễn thể nuôi giai đoạn 1998-2008 chủ yếu là các nước như: Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Chilê, Pháp, Tây Ban Nha, Việt Nam, Mỹ và New Zealand Sản lượng nhuyễn thể nuôi của 10 nước trên chiếm 64% tổng sản lượng và 64,2% tổng giá trị nhuyễn thể nuôi của thế giới
Cùng với việc phát triển nuôi thì thị trường sản phẩm NTHMV đang ngày càng được mở rộng Theo FAO (2007), Chilê là nước xuất khẩu hàng đầu với 75 nghìn tấn trong năm 2005 và sẽ còn tiếp tục tăng, dự kiến năm 2010 Chilê xuất khẩu khoảng 150 nghìn tấn Thị phần nhuyễn thể của Chilê ở Pháp tăng từ 25% năm 2005 lên 32% năm
2006 và 60% năm 2005 lên 75% năm 2006 ở Tây Ban Nha Tuy nhiên, năm 2006 thị
Trang 22phần của Chilê ở Ý chỉ còn 34% so 43% năm 2005 Thị trường Châu Âu được nhận định
có xu hướng là gia tăng nhập khẩu về sản lượng NTHMV đã qua chế biến hơn đông lạnh nguyên con Giá hàng năm còn tùy thuộc khá lớn vào sản lượng sản xuất nhuyễn thể tại chỗ của các nước Châu Âu
Bảng 1.2: Sản lượng nhuyễn thể nuôi của 10 nước đứng đầu thế giới (1998-2008)
1.1.2 Tình hình sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở Việt Nam
Khai thác: Tổng sản lượng khai thác tự nhiên ở biển và ven biển các loài
nhuyễn thể có vỏ thuộc hai lớp chân bụng và NTHMV ước đạt 300.000 - 350.000 tấn/năm Trong đó sản lượng cao nhất là dắt (130.000 - 150.000 tấn/năm), nghêu (50.000 - 60.000 tấn/năm) và sò huyết (40.000 - 50.000 tấn/năm)
Nuôi: Theo FAO (2010), năm 1998, sản lượng nhuyễn thể nuôi của Việt
Nam chỉ đạt 21,3 nghìn tấn đến năm 2003 đạt được 100 nghìn tấn và năm 2008 đạt
170 nghìn tấn, với nhiều đối tượng nhuyễn thể nuôi khác nhau như: hàu, nghêu, trai ngọc, sò huyết, ốc hương, bào ngư vành tai, vẹm xanh và tu hài
Trang 23Trong các loài nhuyễn thể nuôi ở Việt Nam hiện nay nghêu là một đối tượng nuôi đang phát triển mạnh và được nhiều địa phương ở vùng ven biển đặc biệt quan tâm Nguyên nhân là do dễ nuôi, chi phí thấp, giá bán cao hơn gấp đôi chi phí (giá bán tại bãi vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010 bình quân 20.000 đồng/kg) và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước đang lớn mạnh Từ một đối tượng hải sản được xem như nguồn thực phẩm phụ, bổ sung vào bữa ăn cho dân nghèo những lúc khan hiếm thức ăn, gần đây nghêu đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng hàng thứ hai sau tôm sú ở một
số tỉnh vùng ven biển ĐBSCL (Lê Xuân Sinh và ctv., 2007)
Bảng 1.3: Một số loài nhuyễn thể có giá trị xuất khẩu của Việt Nam
STT Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh Tên khoa học
1 Sò huyết Blood cookle Andara granosa
2 Sò lông Hakf - crenate Ark Anadara subcrenata
3 Nghêu lụa Undulating Venus Paphia undulate
4 Nghêu Bến Tre Hard Clam, Lyrate siatic Meretrix lyrata
5 Ngao dầu Asiatic Hard Clam Meretrix meretrix
6 Ngao vân Poker Chip Venus Meretrix lusoria
7 Điệp bơi viền vàng Japanese Moon ScAllop Amussium japonicum
8 Điệp quạt Noble ScAllop Chlamys nobilis
9 Vẹm xanh Green Mussel Perna viridis
10 Tu hài Snout Otter Clam Lutraria rhynchaena
11 Trai ngọc môi vàng Yellow Lip Pearl Shell Pinctada maxima
12 Trai ngọc trắng Japanese Pearl Oyster Pinctada fucata martensii
Nguồn: Trung Tâm Tin Học Thủy Sản, 2008
Trong bối cảnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, hàng khô, mực và bạch tuộc của Việt Nam năm 2009 gặp rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu và đều suy giảm do tác động của suy thoái kinh tế và những yêu cầu nghiêm ngặt về ATTP thì xuất khẩu mặt hàng nghêu lại khá thuận lợi và tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2008
Nhu cầu về nghêu trên thế giới đang ngày càng tăng cao, và hơn nữa vào ngày 9/11 năm 2009 con nghêu trắng Bến Tre đã được Hội đồng Quản lý biển MSC (Marine Stewardship Council-MSC) cấp giấy chứng nhận thương hiệu MSC, vì vậy
Trang 24sản phẩm nghêu của Bến Tre nói riêng và Việt Nam nói chung, chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội tiến sâu hơn, đồng thời khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên thị trường thế giới
1.1.3 Tình hình nuôi nghêu ở ĐBSCL
Nghề nuôi nghêu ở khu vực ĐBSCL hiện nay tập trung phát triển chủ yếu ở các tỉnh ven biển như: Bến Tre, Tiền Giang, Cần Giờ (TP HCM), Trà Vinh Một số tỉnh khác như Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau thì chỉ mới hình thành và đang củng cố về mặt tổ chức để quản lý khai thác giống tự nhiên và xây dựng mô hình nuôi Thời gian gần đây, do sức hấp dẫn của thị trường giá cả cũng như tỷ suất lợi nhuận của con nghêu cao hơn những con nuôi truyền thống khác đã thu hút sự quan tâm chú ý của các ngành, các cấp, nhất là những người dân nuôi thủy sản ở vùng ven biển đã từng gặp khó khăn trong nghề nuôi tôm sú Chính vì thế, mà nhiều địa phương đã có những động thái rất tích cực trong việc đầu tư quy hoạch, giao đất cho dân, tổ chức lại sản xuất, kêu gọi góp vốn đầu tư, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu mở rộng thị trường Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong việc hình thành bộ máy tổ chức
để xây dựng mô hình nuôi có hiệu quả và mang tính bền vững
Diễn biến về diện tích nuôi nghêu
Trên cơ sở tổng hợp các số liệu nghiên cứu của Phân viện quy hoạch thủy sản phía Nam (2009) thì diện tích tiềm năng nuôi nghêu ở 7 tỉnh ven biển ĐBSCL và TP.HCM vào khoảng 50.166 ha và diện tích có khả năng nuôi là khoảng 28.516 ha, chiếm 56,8% diện tích tiềm năng
Nuôi nghêu ở vùng ven biển ĐBSCL chủ yếu theo phương thức QCCT, chỉ có đầu tư về con giống, lao động quản lý, bảo vệ để khai thác nghêu giống hoặc thu hoạch nghêu thương phẩm Một số bãi có nguồn lợi nghêu giống phong phú và môi trường thuận lợi như: Bình Đại, Ba Tri (Bến Tre) và Gò Công Đông (Tiền Giang) thì hàng năm không cần phải thả thêm giống mà chỉ quản lý, bảo vệ và khai thác nghêu giống cung cấp cho hầu hết các vùng trong cả nước
Diện tích nuôi nghêu ở các tỉnh khu vực ven biển ĐBSCL từ năm 2000 đến năm 2009 có sự biến động tăng giảm không đều Tốc độ tăng bình quân đạt chậm
Trang 25chỉ -17%/năm Do, trong 9 năm có đến 5 năm diện tích bị giảm và chỉ có 2 năm tăng cao là năm 2007 và năm 2008 (Bảng 1.4)
Bảng 1.4: Diễn biến diện tích nuôi nghêu ở ĐBSCL giai đoạn 2000-2009
ĐVT: ha
Bến Tre 2.691 2.985 3.208 4.260 4.385 4.608 4.249 4.113 4.246 4.200 Tiền Giang 1.778 1.800 1.800 2.000 2.150 2.145 2.145 2.300 2.300 2.028
Tổng DT 6.692 6.977 6.171 8.063 7.923 7.472 8.562 10.608 9.248 7.258 Tốc độ
tăng/giảm (%)
4,3 -11,6 30,7 -1,7 -5,7 14,6 23,9 -13 -22
Nguồn: Phân viên Quy hoạch thủy sản phía Nam, 2009
Nhìn chung, diện tích nuôi nghêu các năm gần đây ở các tỉnh đang có xu hướng giảm nhiều Bên cạnh đó, năng suất và sản lượng nuôi là chưa thật sự ổn định và có chiều hướng giảm thấp do thiếu hụt con giống, sự cố tràn dầu, ô nhiễm nguồn nước nuôi cũng như những diễn biến bất thường của thời tiết khí hậu hàng năm làm ảnh hưởng tới NTTS nói chung và nghề nuôi nghêu, sò ven biển ĐBSCL nói riêng
Diễn biến sản lượng nghêu nuôi
Sản lượng nghêu nuôi từ năm 2000 đến 2009 ở khu vực các tỉnh ven biển ĐBSCL đang có xu hướng giảm dần sau năm 2003, đặc biệt trong hai năm 2005 và
2008 có mức tăng trưởng âm khá lớn Năm 2009, tuy có mức tăng trưởng dương 9% so năm 2008 nhưng sản lượng cũng chỉ xấp xỉ năm 2005 và bằng 63,4% sản lượng của năm 2000 (Bảng 1.5)
Trang 26Bảng 1.5: Diễn biến sản lượng (tấn) nghêu nuôi ở ĐBSCL giai đoạn 2000-2009
Nguồn: Phân viện Quy hoạch thủy sản phía Nam năm 2009
Khả năng cung cấp nghêu giống tự nhiên
Nguồn nghêu giống tự nhiên trước đây phần lớn là ở hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, các tỉnh khác trong vùng cũng có xuất hiện nhưng không đáng kể Nguồn nghêu giống khoảng 1.200 tấn/năm với nhiều loại kích cỡ khác nhau: loại từ 50 nghìn con/kg trở lên được thương lái hoặc người ương, nuôi thu mua và chuyển về
ương, nuôi ở Thái Bình và Nam Định hoặc Cần Giờ (TP HCM)
Tình hình sản xuất giống nhân tạo
Ở Bạc Liêu năm 2001 đã triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất giống
nghêu Meretrix lyrata” do Nguyễn Đình Hùng làm chủ nhiệm và đã sản xuất được
600 nghìn con giống 100 ngày tuổi (4 mm) Năm 2002, sản xuất đợt 1 được 2 triệu giống 65 ngày (1,8 mm); đợt 2 được 20 triệu giống nhỏ 35 ngày tuổi
Năm 2006, Viện nghiên cứu NTTS I chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống nghêu nhân tạo cho Trung Tâm giống thủy sản Tiền Giang và đã 3 năm liền sản xuất thành công và đang được phát triển nhân rộng từ sau năm 2008 (Bảng 1.6)
Trang 27Bảng 1.6: Tình hình SX nghêu giống trong vùng ĐBSCL giai đoạn 2006- 2009
Năm Số trại
sản xuất
Số lượng (triệu con)
Cỡ giống (1.000con/kg) Tỷ lệ có lãi (%)
2009 2 169,5 113 100
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Gò Gông Đông; Trung tâm Giống TS Tiền Giang, 2009
Năm 2007, tỉnh Trà Vinh đã tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống nghêu từ Trung Tâm giống thủy sản Tiền Giang và năm 2008 đã sản suất được 2 triệu con và năm 2009 sản xuất 4,5 triệu con nghêu giống cấp II
Năm 2009, ở huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã phát triển thêm 5 trại mới của các tổ chức cá nhân hoặc THV, bước đầu đã sản xuất ra hơn 30 triệu nghêu giống cấp II, trong đó có 80% số trại đều sản xuất có lãi
Tổ chức sản xuất nuôi nghêu thương phẩm
Tổ chức sản xuất nuôi nghêu thương phẩm hiện nay ở các tỉnh phần lớn là theo
hình thức THT/HTX, chỉ một vài khu vực ở Cần Giờ Tp HCM và Gò Công - Tiền Giang thì còn theo hình thức tư nhân
Trong năm 2008, Cần Giờ (Tp HCM) có 89 tổ nhóm nuôi nghêu; tỉnh Tiền Giang có 640 hộ (khoảng 82 tổ nhóm), 01 Ban quản lý cồn bãi của nhà nước và 01 HTX; tỉnh Bến Tre có 10 HTX nuôi nghêu tập trung ở 3 huyện: Bình Đại 2 HTX, Ba Tri
3 HTX và Thạnh Phú 5 HTX với 11.087 hộ xã viên (14.943 nhân khẩu) tham gia, tổng
số vốn góp là 11.038 triệu đồng, số lao động của 11 HTX là 5.520 người; Trà Vinh có 4 HTX và 6 THT, số xã viên là 1.717 người, tổng số vốn khoảng 45,7 tỷ đồng; Sóc Trăng
có 01 HTX; Bạc Liêu có 8 HTX với khoảng 2.345 hộ xã viên và Cà Mau có 01 HTX (Lê
Xuân Sinh và ctv, 2007) và Sở NN&PTNT vùng ven biển ĐBSCL, 2008)
Tổ chức tiêu thụ nghêu thương phẩm
Nghêu thương phẩm từ bãi tới người tiêu dùng thông qua rất nhiều trung gian, phần lớn là phải qua thương lái hơn 90%, còn lại khoảng 10% cho các đại lý mua bán
lẻ tiêu thụ nội địa Đặc biệt là các THT/HTX và các cơ sở nuôi rất khó tiếp cận với các
Trang 28nhà máy CBXK, giữa nhà máy CBXK và người nuôi nghêu trong thời gian qua chưa kết nối được với nhau mà chỉ thông qua các thương lái đây là một vấn đề cần được khắc phục trong tương lai để tăng hiệu quả sản xuất cho các cơ sở nuôi
Chế biến và xuất khẩu sản phẩm nghêu
Năm 2007, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Hai mảnh vỏ được thành lập, có nhiều NMCBXK tham gia, nhưng chỉ có 10 nhà máy có “CODE” cho các sản phẩm nghêu Trước đây, loại sản phẩm nghêu chế biến từ các nhà máy là nghêu luộc bóc nõn, gần đây có thêm mặt hàng luộc nguyên con
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội vùng nuôi nghêu Tỉnh Tiền Giang
Vùng nuôi nghêu tập trung ở tỉnh Tiền Giang chủ yếu thuộc địa bàn hai huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông
Huyện Gò Công Đông: Phía Bắc giáp sông Vàm Cỏ, tỉnh Long An, phía Nam giáp sông Cửu Đại-tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp thị xã Gò Công và huyện Gò
số: 184.262 người Kinh tế chủ lực là nông nghiệp (trồng sơ-ri, dưa hấu), thủy sản (sản xuất tôm sú giống và thức ăn tôm sú, nghêu, sò huyết), du lịch biển, tiểu thủ công nghiệp (công nghiệp chế biến thu mua thủy sản)
Huyện Tân Phú Đông tách ra từ Huyện Gò Công Đông từ năm 2007 Kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp và thủy sản
Trang 29Hình 1.1: Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu tập trung
Với chiều dài bờ biển là 32 km, vùng ven biển Gò Công, Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang có ưu thế rất lớn về nguồn lợi nhuyễn thủy (nghêu và sò huyết) mà đặc biệt
là nghêu (Meretrix lyrata) Tuy nhiên trong thời gian quan việc khai thác nguồn tài
nguyên này còn nhiều hạn chế do đó mức đóng góp của nguồn lợi này cho ngành và cho tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng của nó
Nghêu là đối tượng nuôi mà sản lựơng thu được cao hơn so với các đối tượng nuôi khách trong tỉnh, diện tích nuôi tập trung ở các bãi triều của huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông Ngành nghề sản xuất chính của các hộ gia đình ở vùng nuôi nghêu Gò Công Đông và Tân Phú Đông chủ yếu là thủy sản chiếm 62,5%; nông nghiệp 14,6%; thương nghiệp 10,4%; còn lại làm nghề dịch vụ,
và các ngành khác
Lao động: lực lựơng lao động thủy sản ở hai huyện mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ
khoảng 1,5% tổng lao động của tỉnh nhưng là một trong 3 địa phương có nghề cá
Trang 30phát triển nhất trong tỉnh Tuy nhiên lao động có trình độ khá thấp, số chưa qua đào tạo chiếm 93,73 %, số lao động được đào tạo sơ cấp và công nhân kỹ thuật chiếm 2,04 %, số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chỉ chiếm 4,23% (Năm 2009)
Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Tiền Giang năm 2008 là 19,2 triệu đồng/ năm – tương đuơng 1.600.000đ /tháng, tăng 137 % so với năm 2001; Trong đó thu nhập bình quân đầu người ngành thủy sản là cao nhất: 86,3 triệu đồng/ năm ( tăng
68, 88 % so với năm 2000).( Sở NN&PTNT Tiền Giang 2008)
Ở huyện Tân Phú Đông có đến 39% số hộ không có đất sản xuất và vốn làm
ăn, phải đi làm thuê các nghề cào bắt – san thưa nghêu cho HTX và các hộ nuôi Nghêu ở Tân Thành, đi biển, làm nông,…
Cơ sở hạ tầng: Từ năm 2008 đến nay, tòan huỵên Gò Công Đông và Tân
Phú Đông đã có 100% số xã, phường có điện dùng đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn một
số rất ít hộ không sử dụng điện chủ yếu là hộ ít người ở vùng sâu Tỷ lệ xã, phường
có đường ô tô đến trụ sở UBND xã là 100% ở huyện Gò Công Đông và 83,3% ở huyện Tân Phú Đông; đường giao thông liên huyện đến hai huyện hiện vẫn còn khó khăn do phải đi qua phà đò
Giáo dục: Tỷ lệ xã có trường tiểu
học, trung học cơ sở là 100%, Hầu hết
các cơ sở trường học đều được xây dựng
bán kiên cố hoặc kiên cố, thay thế các
trường tạm trước đây Công tác giáo dục
đang được chú trọng và quan tâm đúng
mức, chất lượng giáo dục được tăng lên
Tuy nhiên huyện Tân Phú Đông do mới
tách nên cơ sở vật chất và chất lượng
giáo viên còn thiếu và khó khăn rất nhiều
Hình 1.2: Trình độ học vấn vùng nghiên
cứu tỉnh Tiền Giang
Trang 31so với Gò Công Đông Trình độ học vấn ở vùng nghiên cứu tỉnh Tiền Giang còn khá thấp thẻ hiện qua điều tra 6% mù chữ, 60,3% học đến cấp 1, 25% học cấp 2, còn lại học từ cấp 3 đến trình độ đại học
Y tế: Cơ sở khám chữa bệnh không ngừng được nâng cấp và hòan thiện
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về khám chữa bệnh tại chỗ và chăm sóc sức khở ban đầu cho nhân dân 100% số xã phường đều đã có trạm y tế tuy nhiên ở H.Tân Phú Đông chỉ khoảng 50% trạm có Bác sỹ, 76,9% trạm ở Gò Công Đông Số lượng giường bệnh, trang thiết bị y tế để phục vụ cho nhân dân ở vùng ven biển thuộc địa bàn hai huyện vẫn còn thiếu thốn
Nhìn chung từ những đánh giá về kinh tế - xã hội nêu trên có những nhận xét về sự tác động đến sự bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu :
Lực lượng lao động ở địa phương khá dồi dào, người lao động ở địa phương chịu khó học hỏi, có tinh thần sáng tạo, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường
Mức sống của người dân đựơc tăng lên khá nhiều, cơ sở hạ tầng khá hòa chỉnh hơn so với trước năm 2006 Ngành nghề sản xuất ở địa phương chủ yếu là nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thương mại do đó ít tạo áp lực gánh nặng lên nguồn lợi Nghêu Đặc biệt ở xã Tân Thành, nhờ hoạt động nuôi, ương Nghêu, sò huyết của Ban Quản Lý cồn bãi và hộ dân đã góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao kinh tế gia đình, đóng góp nhiều cho phúc lợi công cộng và ngân sách của địa phương
Tuy nhiên, do trình độ dân trí còn thấp so với các khu vực khác của tỉnh cũng
là một trở ngại lớn cho việc tuyên truyền luật, chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu luật còn hạn chế (đặc biệt
ở HTX nghêu) Vẫn còn nhiều hộ nghèo do không có đất sản xuất, thu nhập và mức sống của người dân còn thấp (chủ yếu ở Tân Phú Đông), tỷ lệ hộ nghèo còn cao do
đó việc huy động vốn để đầu tư phát triển bãi Nghêu còn gặp phải rất nhiều khó khăn Mặt khác tình hình Kinh tế còn khó khăn nên rất dễ phát sinh các trường hợp người dân địa phương và các nơi khác khai thác trộm nghêu giống
Trang 321.2.2 Tình hình sản xuất nghêu tại Tiền Giang
1.2.2.1 Diện tích nuôi
Diện tích nuôi nghêu ở Tiền Giang ít biến động qua các năm trong giai đoạn 2000-2009, và có xu hướng tăng nhanh trong hai năm cuối của giai đoạn Tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích đạt 2%/năm giai đoạn 2000-2009 Tuy nhiên, năm 2009 diện tích nuôi nghêu giảm (-12%) so với năm 2008, do trong năm 2008 tình hình nuôi nghêu gặp phải nhiều sự cố dẫn đến một số hộ nuôi nghêu bị thua lỗ nặng nề ảnh hưởng đến khả năng tài chính cũng như niềm tin để tiếp tục sản xuất trong năm 2009 Số liệu về diện tích thể hiện dưới (bảng 1.7)
Bảng 1.7: Diễn biến DT nuôi nghêu của TG giai đoạn 2000-2009 ĐVT: ha
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tiền Giang 1.778 1.800 1.800 2.000 2.150 2.145 2.145 2.300 2.300 2.028 Tốc độ
tăng/giảm
Nguồn: QHNTTS ĐBSCL đến năm 2010 – Viện KT&QHTS năm 2009
1.2.2.2 Năng suất và sản lượng
Năng suất nuôi nghêu của tỉnh biến động từ 6,7 – 12,3 tấn/ha/năm, cao nhất vào năm 2003 với năng suất 12,3 tấn/ha Năng suất tăng giảm rất thất thường và giảm mạnh trong các năm từ 2004 – 2008 và tăng trở lại trong năm 2009
Sản lượng nuôi nghêu gia tăng không ổn định và có xu hướng giảm trong giai
đoạn 2003 – 2005, giảm mạnh nhất vào năm 2005 (-44%) và tăng trở lại trong giai
đoạn 2006 – 2009 Tuy nhiên, các năm đạt diện tích nuôi cao nhất là năm
2007-2008 thì sản lượng vẫn còn thấp hơn so với năm 2003, như vậy cho thấy năng suất nuôi nghêu có xu hướng giảm trong những năm gần đây
Trang 33Bảng 1.8: Diễn biến sản lượng nuôi nghêu của Tiền Giang giai đoạn 2000-2009
Nguồn: Báo cáo Chi Cục TS – Sở NN và PTNT các tỉnh Tiền Giang, năm 2009
Hình 1.3: Biểu đồ diễn biến diện tích, sản lượng nuôi nghêu tỉnh Tiền Giang
1.2.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tác nhân tham gia thị trường nghêu trắng Tiền Giang
1.2.3.1 Giai đoạn khai thác và cung cấp nghêu giống
1) Một số đặc điểm về lịch sử hình thành nghề khai thác, sản xuất và cung ứng giống nghêu
Nghề khai thác nghêu giống ở Tiền Giang là một nghề khá mới, mặc dù nghề khai thác nghêu thịt đã có từ lâu đời Cũng giống như những địa phương có biển và
có nghêu giống tự nhiên xuất hiện, trước đây người dân sinh sống ven biển của tỉnh Tiền Giang coi nghề khai thác nghêu chỉ là nghề phụ, thậm chí không được coi là
Trang 34nghề Do nhu cầu tiêu thụ nghêu trước đây nghêu chỉ được coi là loại thức ăn
“chơi” hay thực là loại thực phẩm thay thế khi “lỡ chợ” do vậy việc khai thác nghêu
bị bó gọn về phạm vi và qui mô Tuy nhiên, từ khi nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với con nghêu tăng mạnh, kéo theo việc hình thành và phát triển của nghề nuôi nghêu thịt, nghề khai thác nghêu thịt được mở rộng sang lĩnh vực khai thác nghêu giống để phục vụ cho nhu cầu phát triển nghề nuôi nghêu cho đến nay Ngày nay công đoạn cung cấp nghêu giống là quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng
Trước đây, nghêu giống hoàn toàn có nguồn gốc và được khai thác từ tự nhiên nhưng hiện nay, nghêu giống có hai nguồn cung cấp đó là nguồn giống tự nhiên và nguồn giống nhân tạo Tiền Giang là một trong những tỉnh đầu tiên được chuyển giao ứng dụng thành công qui trình sản xuất nghêu giống nhân tạo, đến nay hàng năm các trại sản xuất nghêu giống nhân tạo đã cung cấp cho thị trường trong
và ngoài tỉnh một lượng nghêu giống khá lớn
Năm 2008 toàn tỉnh chỉ có 01 trại của Trung tâm Giống Thủy sản Tiền Giang đến năm 2009 ở Gò Công Đông (Tiền Giang) đã có thêm 5 trại mới của tư nhân/THT được thành lập và đã sản xuất ra khoảng hơn 48,1 triệu nghêu cấp II và mới đây (2010) cũng khu vực này đã xây thêm 4 trại sản xuất nghêu giống và một trại đã mở rộng qui mô sản xuất
Đối với nguồn giống khai thác từ tự nhiên: Tiền Giang là tỉnh có khả năng khai thác và cung cấp lượng nghêu giống lớn thứ 2 sau Bến Tre, do Tiền giang xuất hiện những bãi nghêu giống tự nhiên tập trung khá lớn Theo nguồn tin từ Chi cục Thủy sản Tiền Giang thì vùng biển khu vực này hiện nay đang xuất hiện nguồn nghêu giống tự nhiên với diện tích khá lớn khoảng 55 ha, chủ yếu ở xuất hiện ở cồn Ông Mão, cồn Vạn Liễu, Cồn Ngang thuộc hai huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông với số lượng giống khai thác được từ đầu năm 2010 tới nay là 17 tấn nghêu giống Sự xuất hiện nguồn nghêu giống tự nhiên đã tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động nuôi nghêu thương phẩm ở địa phương Kéo theo sự xuất hiện nghêu giống tự nhiên là sự phát triển nghề ương nghêu, cụ thể năm 2008 chỉ có vài
Trang 35cơ sở ương nghêu, nhưng đến năm 2010 đã phát triển lên khoảng 50 cơ sở Tuy nhiên, các cơ sở này chỉ ương nghêu cám lên nghêu giống, chưa có cơ sở nào ương nghêu giống lên nghêu trung (nghêu đạt kích cỡ nuôi thịt) mà phải bán giống cho các thương lái từ Hà Nội vào để họ nuôi lên nghêu trung và lại bán ngược vào khu vực này để nuôi thành nghêu thịt Đây cũng là khó khăn của nghề nuôi nghêu ở địa phương, chưa khai thác hết tiềm năng cũng như chưa chủ động được nguồn giống trong hoạt động nuôi nghêu thương phẩm
2) Đặc điểm về khai thác ương dưỡng và tiêu thụ nghêu giống
Kích cỡ khai thác nghêu giống hiện nay có rất nhiều loại, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của bãi hoặc khả năng quản lý của các HTX/THT Trước năm 2005, kích
cỡ giống khai thác phổ biến là khoảng 50 - 100 nghìn con/kg và phần lớn lượng nghêu giống này bán ra hai tỉnh là Nam Định và Thái Bình Một ít còn lại bán cho các cơ sở nuôi ở bãi Cần Giờ Tp HCM và Gò Công (Tiền Giang) để ương lên nghêu giống với kích cỡ dưới 5 nghìn con/kg Tuy nhiên, mục đích của các cơ sở không phải là ương lên kích cỡ nghêu trung để bán là chính mà là để nuôi thương phẩm, trừ khi mật độ khi đạt cỡ nghêu trung quá dầy hoặc giá giống tăng cao thì các cơ sở này thu tỉa bán lại cho các cơ sở nuôi thương phẩm trong vùng Sau năm 2005, do giá nghêu thương phẩm tăng cao và khan hiếm về giống nên người nuôi ở Nam Định và Thái Bình đã mua nghêu có kích cỡ nhỏ hơn khoảng 400 - 500 nghìn con/kg thậm chí có khi đến 1 triệu con/kg Từ đó, kích cỡ giống khai thác không bị phụ thuộc nhiều vào người mua Hơn nữa, do trước đây người khai thác hoặc thương lái chưa có kinh nghiệm trong việc phát hiện ra giống có kích cỡ nhỏ (bằng hạt cát) nhưng hiện nay nhiều người khai thác và thương lái đã biết nhận dạng loại nghêu cấp I một cách dễ dàng
3) Đặc điểm về các tác nhân tham gia vào giai đoạn khai thác, sản xuất và tiêu thụ nghêu giống
Nhóm tác nhân tham gia vào giai đoạn khai thác, ương dưỡng giống qua phỏng vấn ngẫu nhiên cho thấy hoàn toàn là người địa phương và nghề khai thác nghêu giống không phải là nghề truyền thống của họ với thời gian và kinh nghiệm khai thác giao động từ 1 đến 5 năm trở lại đây Điều này cũng phù hợp với thời gian
Trang 36nghêu giống tự nhiên xuất hiện cũng như thời gian nghề nuôi nghêu thực sự phát
triển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Trình độ học vấn của nhóm tác nhân tham gia công đoạn khai thác nghêu
giống, qua điều tra cho thấy 100% số người được điều tra về hoạt động khai thác
nghêu giống có trình độ phổ thông cơ sở Số người có trình độ học vấn cao nhất
cũng chỉ đạt đến lớp 7/12 và chiếm tỷ lệ không nhiều 2/10 người được phỏng vấn
Về kỹ thuật khai thác nghêu giống, kỹ thuật khai thác của các tác nhân tham gia
trong lĩnh vực này hoàn toàn nhờ vào kinh nghiệm, không có người nào được tập huấn
và đào tạo bài bản về nghề này Chính những hạn chế về trình độ học vấn, hạn chế về
mức độ đào tạo về con nghêu nói chung và về nghêu giống nói riêng đã hạn chế sự
hiểu biết về con giống trên các mặt như nguồn lợi, khả năng sinh sản của nghêu của
nhóm tác nhân này Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng khai thác không đảm bảo về tái tạo nguồn lợi, gây nên những hiện tượng như
khủng hoảng thừa, thiếu con giống thường xảy ra trên địa bàn tỉnh thời gian qua
Bảng 1.9: Thống kê các hộ khai thác nghêu giống theo hình thức tổ chức
Nguồn: Số liệu thống kê từ phiếu điều tra thực tế, năm 2010
1.2.3.2 Giai đoạn nuôi nghêu thịt
1) Một số đặc điểm về nghề nuôi nghêu trắng tại Tiền Giang
Tiền Giang có thời gian hình thành và phát triển khá mới và dựa trên nền tảng của sự
phát triển manh mún tự phát, hạn chế cả về qui mô cũng như mục đích nuôi Trước đây
nghề này chủ yếu sản xuất nghêu thịt phục vụ tiêu dùng và tiêu thụ nội địa là chính
Nghề nuôi nghêu thương phẩm chỉ thực sự phát triển từ những năm 2000 trở lại đây
Trang 37khi mà nhu cầu nghêu cho chế biến xuất khẩu gia tăng đồng thời với việc con nghêu được coi như một loại thức ăn cao cấp và mắc tiền tại các nhà hàng, siêu thị thì nghề nuôi nghêu thịt mới thực sự phát triển ở qui mô sản xuất hàng hóa
2) Đặc điểm của quá trình nuôi và tiêu thụ nghêu thịt
+ Công đoạn nuôi: Khác với trước đây, người dân phát hiện ra các bãi nghêu giống sẽ tiến hành khoanh vùng thả lưới và trông giữ cho đến khi nghêu đạt kích cỡ nghêu thương phẩm Tuy nhiên ngày nay, người nuôi nghêu tiến hành thả giống, quản lý và chăm sóc nghêu và chính những công đoạn này đã đưa cấp độ nuôi nghêu từ quảng canh truyền thống đến cấp độ quảng canh cải tiến
Năng suất nghêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tự nhiên như thời tiết, độ mặn, sa cấu chất đáy và lượng thức ăn tự nhiên trong nước và những yếu tố thuộc về kỹ thuật như chất lượng giống thả, thời điểm thả giống, mật độ giống thả kích thước giống và khả năng quản lý sân nghêu Theo số liệu thống kê cho thấy, năng suất nghêu nuôi trung bình tại Tiền Giang đạt 5,7 – 12,3 tấn/ha, kích thước nghêu thương phẩm đạt trung bình từ 50 – 80con/kg, thời gian thả nuôi trung bình khoảng 12 tháng với loại giống từ 500 – 800 con/kg và từ 14-16 tháng đối với loại giống cỡ kích thước từ 1000 – 3000 con/kg
+ Công đoạn tiêu thụ: Tại một số địa phương có nghề nuôi nghêu phát triển khá ổn định như Bến Tre, công đoạn tiêu thụ thường được tổ chức dưới hình thức đấu giá, việc đấu giá được tổ chức công khai và được thông tin đầy đủ đến các xã viên Nhưng đối với Tiền Giang, do các tác nhân tham gia trong lĩnh vực nuôi nghêu vẫn chủ yếu là hộ cá thể do vậy việc bán nghêu với giá nào là do các chủ hộ quyết định sau khi thương lượng với người mua Nguồn thông tin về giá tiêu thụ nghêu chủ yếu là do thương lái trả giá và bán theo người sản xuất cùng
3) Đặc điểm về tác nhân tham gia vào giai đoạn nuôi nghêu thương phẩm
Độ tuổi trung bình của chủ hộ các hộ nuôi nghêu tại Tiền Giang đạt 49 tuổi Người trẻ nhất trong các hộ được điều tra là 30 tuổi và người cao niên nhất là 68 tuổi, có thể nói là với độ tuổi trung bình là 49 là độ tuổi rất chín trong nghề nuôi nghêu nói riêng và cuộc sống nói chung
Trang 38Số năm kinh nghiệm trung bình đạt 8,7 năm Trong đó, người có số năm kinh
nghiệm trong nghề nuôi nghêu lâu nhất đạt tới 18 năm và người sớm nhất là 2 năm
Qua phỏng vấn sâu người có kinh nghiệm nuôi lâu nhất cho thấy xuất phát điểm của
chủ hộ này chỉ là hình thức khoanh vùng khu vực có nghêu giống tự nhiên để bảo
vệ và khai thác trong suốt những thập niên 80, chỉ cho đến những năm 2000 mới thả
giống để nuôi mà thôi
Bảng 1.10: Tuổi và số năm kinh nghiệm của chủ hộ nuôi nghêu
Số năm kinh nghiệm nuôi nghêu 38 2 20 8,7
Nguồn: Số liệu thống kê từ phiếu điều tra thực tế, năm 2010
Trình độ học vấn của chủ hộ khá thấp, trong tổng số hộ điều tra số người có
trình độ cấp III là rất thấp chỉ có 4/38 người, số người có trình độ cấp II là 22/38
Nguồn: Số liệu thống kê từ phiếu điều tra thực tế, năm 2010
Như vậy, cũng giống như nhóm tác nhân tham gia vào lĩnh vực khai thác sản
xuất giống, trình độ học vấn của nhóm tác nhân nuôi nghêu tuy có cao hơn nhưng
cũng còn nhiều hạn chế Đặc biệt trong tổng số hộ được điều tra không có một
người nào có trình độ trung cấp hay cao đẳng trở lên Như vậy, đối với một lĩnh vực
sản xuất cần rất nhiều những thành quả của khoa học, kỹ thuật thì lại bị nhiều hạn chế
Trang 39bởi trình độ văn hóa do vậy sẽ gặp phải những khó khăn trong khả năng tiếp nhận những chuyển giao tiến bộ khoa học từ nghiên cứu
Nguồn gốc của người tham gia nuôi nghêu: 100% số người được điều tra là người địa phương Khi tìm hiểu sâu về vấn đề này, ghi nhận được một số thông tin được cho là nguyên nhân sau: Thứ nhất: Do quy định của địa phương, mà cụ thể là của UBNDH là chỉ cho người dân có đăng ký hộ khẩu tại địa phương thuê mặt nước
để nuôi nghêu Thứ hai: Người nơi khác đến nếu đầu tư nuôi nghêu tại địa phương
các điều kiện tự nhiên như dòng chảy, đặc tính chất bãi, mùa vụ sản xuất ,không thể bằng dân địa phương; Thứ 3: chi phí sản xuất sẽ cao hơn nhiều so với người địa phương, vì những chi phí phát sinh như tiền thuê lại bãi thả nuôi từ người địa phương, tiền mua con giống, tiền đầu tư nhân công lao động và khả năng tiêu thụ sản phẩm khó có thể có được những thuận lợi như người địa phương…chính những điều trên đã tạo ra cho nghề nuôi nghêu địa phương một dạng sản xuất mang tính độc quyền khá cao
Về kỹ thuật sản xuất, 38/38 người được phỏng vấn cho biết họ nuôi nghêu hoàn toàn nhờ kinh nghiệm của bản thân cũng như sự đúc rút lẫn nhau qua quá trình sản xuất, hoàn toàn không có người nào được đào tạo bài bản về kỹ thuật nuôi nghêu Mặc dù những kỹ thuật được nghiên cứu cho lĩnh vực nuôi nghêu tuy chưa phải là nhiều như những đối tượng thủy sản khác như tôm, cá tra nhưng cũng không phải là không có Tuy nhiên, những kỹ thuật đó lại chưa được đầu tư nghiên cứu và ứng dụng và chuyển giao một cách rộng rãi, thậm trí ngay trong đào tạo những bậc
kỹ sư nuôi trồng thủy sản thì hàm lượng đào tạo chuyên sâu về con nghêu cũng còn nhiều hạn chế
Trang 40Bảng 1.12: Thống kê về kỹ năng nuôi nghêu của các chủ hộ
Nguồn: Số liệu thống kê từ phiếu điều tra thực tế, năm 2010
1.2.3.3 Giai đoạn tiêu thụ nghêu thịt tươi sống
1) Một số đặc điểm về nghề thu mua, tiêu thụ nghêu trắng tại Tiền Giang
Nghề thu mua nghêu thịt tại Tiền Giang có từ khá lâu đời gắn liền với quá
trình hình thành nghề khai thác nguồn lợi nghêu tự nhiên Tuy nhiên, trước những
năm 1990 nghề thu mua nghêu chủ yếu hoạt động nhỏ lẻ giới hạn trong phạm vi thu
mua tiêu thụ tại địa phương Sau những năm 2000 thị trường nghêu thực sự định
hình cả trong nước lẫn quốc tế và nghề nuôi nghêu thực sự phát triển thì nghề thu
mua nghêu đã thực sự phát triển Hiện nay, tại Tiền Giang tồn tại hai hình thức thu
mua tiêu thụ nghêu chính như sau: hình thức đại lý, nậu vựa cố định tại địa phương
và hình thức thu mua dưới dạng thương lái lưu động với khả năng thu mua rất lớn
và nơi tiêu thụ chủ yếu cho nhóm thương lái là các nhà máy chế biến nghêu
2) Đặc điểm về các tác nhân tham gia vào lĩnh vực thu mua tiêu thụ nghêu
Độ tuổi trung bình của nhóm tác nhân tham gia vào lĩnh vực thu mua tiêu thụ
nghêu thịt đạt 39 tuổi khá trẻ so với các lĩnh vực khác Kinh nghiệm đối với nghề
thua mua nghêu trung bình đạt 5,8 năm người có số năm kinh nghiệm cao nhất là 12
năm và người sớm nhất là 2 năm
Bảng 1.13: Độ tuổi và số năm kinh nghiệm của các tác nhân tham gia lĩnh vực thu
mua nghêu thịt
(hộ)
Thấp nhất (tuổi)
Cao nhất (tuổi)
Trung bình