1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA SILIC DẠNG NANO ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TÍNH CHỐNG CHỊU BỆNH ĐẠO ÔN DO NẤM (Pyricularia grisea) TRÊN CÂY LÚA (Oryza sativa L.)

116 77 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 2,75 MB

Nội dung

Trong quản lý bệnh người ta chú ý đến silic là một nguyên tố không cần thiết đối với sự sinh trưởng của cây trồng nhưng nó là nguyên tố có lợi cho quá trình quang hợp và kiểm soát một số

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****

THẠCH VĂN HÙNG

ẢNH HƯỞNG CỦA SILIC DẠNG NANO ĐẾN SINH TRƯỞNG

VÀ TÍNH CHỐNG CHỊU BỆNH ĐẠO ÔN DO NẤM

(Pyricularia grisea) TRÊN CÂY LÚA (Oryza sativa L.)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 02/20012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****

THẠCH VĂN HÙNG

ẢNH HƯỞNG CỦA SILIC DẠNG NANO ĐẾN SINH TRƯỞNG

VÀ TÍNH CHỐNG CHỊU BỆNH ĐẠO ÔN DO NẤM

(Pyricularia grisea) TRÊN CÂY LÚA (Oryza sativa L.)

Trang 3

ẢNH HƯỞNG CỦA SILIC DẠNG NANO ĐẾN SINH TRƯỞNG

VÀ TÍNH CHỐNG CHỊU BỆNH ĐẠO ÔN DO NẤM

(Pyricularia grisea) TRÊN CÂY LÚA (Oryza sativa L.)

THẠCH VĂN HÙNG

Hội đồng chấm luận văn:

1 Chủ tịch: GS TS PHẠM VĂN BIÊN

Hội Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam

2 Thư ký: TS VÕ THỊ THU OANH

Đại Học Nông Lâm TP HCM

3 Phản biện 1: TS LÊ ĐÌNH ĐÔN

Đại Học Nông Lâm TP HCM

4 Phản biện 2: TS TỪ THỊ MỸ THUẬN

Đại Học Nông Lâm TP HCM

5 Uy viên: PGS TS PHẠM VĂN DƯ

Cục Trồng Trọt

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

HIỆU TRƯỞNG

Trang 4

Từ năm 2005-2008 làm cộng tác viên ban nông nghiệp xã An Quãng hữu

Năm 2008 theo học cao học ngành bảo vệ thực vật tại Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Tình trạng gia đình: đã có vợ kết hôn năm 2004 và một con sinh năm 2006 Điạ chỉ liên lạc:Thạch Văn Hùng, ấp Búng Đôi, xã An Quãng Hữu, huyện Trà

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thạch Văn Hùng

Trang 6

LỜI CẢM TẠ

Tôi chân thành cảm ơn:

Quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm-Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho tôi cũng như các bạn cùng lớp trong suốt thời gian học tập Đặc biệt thầy Phạm Văn Dư đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này

Quí nhà trường, khoa Nông học và phòng sau đại học đã tạo đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học này

Chân thành cám ơn chú Nguyễn Thanh Tùng-Trung tâm khuyến nông Long An

đã tận tình giúp đỡ tôi chọn địa điểm thực hiện thí nghiệm nghiên cứu và bác Nguyễn Văn Em đã phụ giúp trực tiếp tại nơi thực hiện thí nghiệm

Gia đình, bạn bè đã động viên chia sẻ kinh nghiệm và góp ý cho tôi trong qua trình học tập và nghiên cứu

Chào trân trọng

Thạch Văn Hùng

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Ảnh hưởng của silic dạng nano đến sinh trưởng và tính chống chịu bệnh đạo

ôn do nấm (Pyricularia grisea) cây lúa (Oryza sativa L)” với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng

phun nano silic dạng SiO2 ở phun đơn cũng như phun kết hợp thuốc trừ nấm đến sự phát sinh phát triển bệnh đạo ôn và năng suất lúa Thí nghiệm thực hiện trên giống OM 6162 có phản ứng nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn Silic phun ở 0, 100, 250, 500 và 1000 ppm với lượng nước phun

500 lít/ha ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 kết hợp với thuốc trừ nấm (Filia: Propiconazole và Tricyclazole) trên nền phun silic như ở thí nghiệm 1, silic phun 20, 35 và thuốc phun 25 ngày sau gieo, 10 ngày sau trổ Thí nghiệm bố trí kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại và thực hiện trong hai vụ, vụ hè thu từ 06-2010, và vụ đông xuân 2010-2011 tại Tân An-Long An

Ở phun đơn silic cũng như phun kết hợp thuốc trừ nấm trong kiểm soát sự mở rộng vết bệnh trên lá theo chiều dài và rộng đối với các vết bệnh đã hình thành rồi thì không cho hiệu quả trên tất cả các nghiệm thức

Phun silic ở nồng độ 500 và 1000 ppm giai đoạn 20, 35 và phun kết hợp thuốc trừ nấm

ở 25 ngày sau gieo cho hiệu quả cao trên tầng lá được phun Tính trung bình hai nghiệm thức

500 và 1000 ppm có tỷ lệ bệnh trên lá ở phun đơn silic giảm 37,3%, phun đơn thuốc giảm 26,5% và phun kết hợp giảm 59,3%, chỉ số bệnh trên lá ở phun đơn silic giảm 58,9%, phun đơn thuốc giảm 49,4% và phun kết hợp giảm 80,3% so với đối chứng, số vết bệnh các cấp trên

lá ở phun đơn silic giảm 63,1%, phun đơn thuốc giảm 58,9% và phun kết hợp giảm 85,5% so với đối chứng

Phun silic ở giai đoạn 20 và 35 ngày sau gieo không cho hiệu quả kiểm soát bệnh trên giai đoạn trổ bông ở phun đơn Ở phun kết hợp thuốc và silic 500 và 1000 ppm có tỷ lệ đạo ôn

Trang 8

biệt một cách có ý nghĩa giữa các nghiệm thức so với đối chứng

Phun đơn silic và phun kết hợp thuốc trừ nấm, ở nồng độ silic 500 và 1000 ppm năng suất trung bình hai vụ ở phun đơn silic tăng trung bình khoảng 15%, phun đơn thuốc tăng khoảng 10% và phun kết hợp tăng gần 30% so với đối chứng

Trang 9

ABSTRACT

The thesis “The effect of silic (SiO2) in nano silicon form on physiological

characteristics and resistance against rice blast (Pyricularia grisea) on rice (Oryza sativa l.)”

The purpose of this study was to research on effect of nano silicon form silica (SiO2) application on reaction of blast disease and physiological characteristics in irrigated field conditions The moderate resistant cultivar OM 6162 was planted in the farmers’ field condition Experiment was sprayed at five levels of SiO2 i.e 0, 100, 250, 500 and 1000 ppm Two experiments were conducted, levels of SiO2 were sprayed on first experiment and the second experiment plus fungicide (Filia: Propiconazole and Tricyclazole) Silic (SiO2) was applied after seeding 20 and 35 days Silic (SiO2) plus fungicide was spayed at 25 DAS and

10 DAH Experiments were laid out in two crops starting from June, 2010 to January 2011 in Tan An, Long An province Lay out of experiment in a randomized complete block design with 3 replications

Spraying Silic (SiO2) and Silic (SiO2) plus fungicide didn’t show any effect to lesion expansion (length and width) all treatments

Spraying Silic (SiO2) dose in 500 and 1000 ppm period at 20, 35 and Silic (SiO2) plus fungicide sprayed at 25 days seeding controls disease well on leaves Average two treatments with dose 500 and 1000 ppm with only Silic (SiO2) spray decreased disease incidence (DI) 37,3% and Silic (SiO2) plus fungicide (58,9%) respectively Spraying only fungicide (26,5%)

or Spraying only Silic (SiO2) disease severity (DS) decreased 58,9%, Silic (SiO2) plus fungicide (80,3%) and only fungicide (49,4%) compared with treatment control (non Silic (SiO2) respectively The Number of lesion levels on leaves only Silic (SiO2) decreased 63,1%, plus fungicide decreased 85,5% and only fungicide 58,9% compared with treatment control (non silicon)

Spraying Silic (SiO2 at 20 and 35 days after seeding didn’t show any effect to panicle blast incidence, Silic (SiO2 plus fungicide spraying two times with dose in 500 and 1000 ppm

Trang 10

neck blast incidence was only 2%

Spraying silicon and plus fungicide didn’t show clear effect to physiological characteristics such as: the plant height, the number of tillers/hill, the number of panicles/m2 The percentage of filled grains and unfilled grains had differences but not statistically different The Weight of 1000 grainswas not different The panicle emerging time and plant rice fall down were not found different in this experiment compared with control treatment (non silic SiO2)

Trang 11

MỤC LỤC

Trang chuẩn y i

Lý lịch cá nhân ii

Lời cam đoan iii

Lời cảm tạ iv

Tóm tắt v

Mục lục ix

Danh sách các chữ viết tắt xii

Danh sách các bảng xiii

Danh sách các hình xiv

1 Mở đầu 1 1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Nội dung và đối tượng nghiên cứu 2

1.3.1 Nội dung nghiên cứu 2

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu 2

2 Tổng quan tài liệu 3

2.1 Tổng quan về bệnh đạo ôn 3

2.2 Dinh dưỡng và bệnh hại 6

2.3 Phương pháp quản lý bệnh do nấm Pyricularia grisea gây ra trên lúa 7

2.4 Tổng quan về chất silic 10

2.4.1 Sơ lược về chất silic 10

2.4.2 Sơ lược lịch sử các nghiên cứu về chất silic và khả năng ngăn chặn mầm bệnh trên lúa 12

2.4.3 Tương tác giữa thuốc trừ nấm và silic đến hiệu quả kiểm soát bệnh đạo ôn lúa 13

Trang 12

2.4.4 Ảnh hưởng silic đến các yếu tố cấu thành nên tính kháng của cây trồng 14

2.4.5 Cơ chế tác động của silic đến sự hình thành tính kháng trên lúa 16

3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 19

3.1 Vật liệu 19

3.2 Phương pháp nghiên cứu 19

3.2.1Thí nghiệm 1: Đánh giá ảnh hưởng của silic đối với sự phát sinh-phát triển của bệnh đạo ôn và sinh trưởng cây lúa điều kiện đồng ruộng và năng suất 19

3.2.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của silic kết hợp với phun thuốc hóa học đối với sự phát sinh-phát triển bệnh đạo ôn và sinh trưởng cây lúa điều kiện đồng ruộng và năng suất 22

3.2 Xử lý thống kê số liệu 23

4 Kết quả và thảo luận 25

4.1 Đánh giá ảnh hưởng của silic đến sự phát sinh-phát triển của bệnh đạo ôn và sinh trưởng cây lúa điều kiện đồng ruộng và năng suất 25

4.1.1 Ảnh hưởng silic đến sự tăng trưởng vết bệnh đạo ôn trên lá 25

4.1.2 Ảnh hưởng của silic đến số vết bệnh đạo ôn hình thành trên lá 27

4.1.3 Ảnh hưởng của silic đến tỷ lệ nhiễm bệnh đạo ôn trên lúa 29

4.1.4 Ảnh hưởng của silic đến chỉ số bệnh đạo ôn trên lúa 32

4.1.5 Ảnh hưởng silic đến sinh trưởng của cây lúa 34

4.1.5.1 Ảnh hưởng silic đến sinh trưởng chiều cao và nảy chồi của cây 34

4.1.5.2 Ảnh hưởng silic đến thời gian trổ bông và tính chống đổ ngã 35

4.1.5.3 Ảnh hưởng silic đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa 36

4.2 Đánh giá ảnh hưởng của silic kết hợp thuốc trừ nấm Filia (Propiconazole và Tricyclazole) đến sự phát sinh-phát triển của bệnh đạo ôn và sinh trưởng cây lúa điều kiện đồng ruộng và năng suất 38

4.2.1Ảnh hưởng silic kết hợp với thuốc trừ nấm đến tăng trưởng vết bệnh trên lá 38

4.2.2 Ảnh hưởng của silic và thuốc trừ nấm đến số vết bệnh hình thành trên lá 41

4.2.3 Ảnh hưởng của silic kết hợp thuốc trừ nấm đến tỷ lệ nhiễm bệnh đạo ôn lúa 43

4.2.4 Ảnh hưởng của silic kết hợp thuốc trừ nấm đến chỉ số bệnh(%) đạo ôn 45

Trang 13

4.2.5 Ảnh hưởng của silic kết hợp với thuốc trừ nấm đến sinh trưởng cây lúa 47

4.2.5.1 Ảnh hưởng của silic kết hợp với thuốc trừ nấm đến sinh trưởng chiều cao và nảy chồi của cây 47

4.2.5.2 Ảnh hưởng silic đến thời gian trổ bông và tính chống đổ ngã 48

4.2.5.3 Ảnh hưởng silic và thuốc trừ nấm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 49

5 Kết luận và đề nghị 52 5.1 Kết luận 52

5.2 Đề nghị 53

Tài liệu tham khảo 54

Phụ lục 62

Trang 14

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

CSCB: chỉ số nhiễm bệnh cổ bông

DAS: day after seeding

DAH: day after heeding

TLCB: tỷ lệ nhiễm bệnh cổ bông

NSG: ngày sau gieo

T1: nghiệm thức đối chứng (không xử lý silic)

Trang 15

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các nòi sinh lý được phát hiện một số quốc gia trên thế giới từ 1960-1970 5 Bảng 4.1 Ảnh hưởng của silic đến sự tăng trưởng vết bệnh đạo ôn (chiều dài và chiều

rộng) trên lá do nấm Pyricularia grisea gây ra, Tân An, Long An, Hè thu 2010 25

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của silic đến sự tăng trưởng vết bệnh đạo ôn (chiều dài và chiều

rộng) trên lá do nấm Pyricularia grisea gây ra, Tân An, Long An, Đông xuân

sớm 2010 -2011 27

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của silic đến số vết bệnh hình thành trên lá do Pyricularia grisea

gây ra trên hai vụ hè thu và đông xuân sớm, Tân An, Long An 2010-2011 28

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của silic đến tỷ lệ bệnh đạo ôn (%) do nấm Pyricularia grisea

gây ra trên lúa, vụ hè thu và đông xuân sớm, Tân An, Long An 2010-2011 30

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của silic đến chỉ số bệnh đạo ôn (%) do nấm Pyricularia grisea

gây ra trên lúa, hai vụ hè thu và đông xuân sớm Tân An, Long An 2010-2011 32

Bảng 4.6 Ảnh hưởng silic đến sự phát triển chiều cao cây lúa (cm), hai vụ hè thu và

đông xuân sớmTân An, Long An 2010-2011 34

Bảng 4.7 Ảnh hưởng silic đến khả năng nảy chồi/bụi tại hai vụ hè thu và đông xuân

sớm, Tân An, Long An 2010-2011 35

Bảng 4.8 Ảnh hưởng silic đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa vụ hè

thu, Tân An, Long An 2010 36

Bảng 4.9 Ảnh hưởng silic đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa vụ đông

xuân sớm,Tân An, Long An 2010-2011 37

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của silic kết hợp thuốc trừ nấm đến sự tăng trưởng vết bệnh trên

lá (chiều dài và chiều rộng) trên lá lúa do Pyricularia grisea gây ra, Tân An,

Long An, Hè thu 2010 39

Trang 16

Bảng 4.11 Ảnh hưởng silic kết hợp thuốc trừ nấm đến sự tăng trưởng vết bệnh trên lá

(chiều dài và chiều rộng) trên lá lúa do Pyricularia grisea gây ra, Tân An, Long

An, Đông xuân sớm 2010 -2011 40

Bảng 4.12 Ảnh hưởng silic kết hợp thuốc trừ nấm đến số vết bệnh hình thành trên lá do

Pyricularia grisea gây ra trên hai vụ hè thu và đông xuân sớm, Tân An, Long An

2010-2011 41

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của silic đến tỷ lệ bệnh đạo ôn (%) do nấm Pyricularia grisea

gây ra trên lúa, vụ hè thu và đông xuân sớm, Tân An, Long An 2010-2011 43

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của silic đến chỉ số bệnh đạo ôn (%) do Pyricularia grisea trên

lúa trong hai vụ hè thu vụ đông xuân sớm, Tân An, Long An 2010-2011 45

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của silic kết hợp với thuốc trừ nấm đến sinh trưởng chiều cao

(cm) hai vụ hè thu và đông xuân sớm, Tân An, Long An 2010-2011 47

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của silic kết hợp thuốc trừ nấm đến khả năng nảy chồi/bụi hai

vụ hè thu và đông xuân sớm, Tân An, Long An 2010-2011 48

Bảng 4.17 Ảnh hưởng silic kết hợp thuốc trừ nấm đến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất lúa vụ hè thu, Tân An , Long An 2010 49

Bảng 4.18 Ảnh hưởng silic kết hợp thuốc trừ nấm đến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất lúa vụ đông xuân sớm, Tân An, Long An 2010-2011 50

Bảng 4.19 Hiệu quả phun đơn silic và silic kết hợp thuốc trừ nấm so với không xử lý

đến năng suất lúa (tấn/ha) trung bình trên vụ hè thu và đông xuân sớm 51

Trang 18

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chính cho con người trên

toàn thế giới Sản lượng lúa hàng năm do con người sản xuất ra 460 x 106 tấn với diện tích

khoảng 145 x 106 ha (IRRI, 1989) Về mặt diện tích canh tác cây lúa đứng sau lúa mì, tuy

nhiên nếu tính về mặt năng lượng lúa cung cấp trên đơn vị 1 hecta thì nhiều hơn bất kỳ loại ngũ cốc nào khác (Datta, 1981) Với 95% số dân thế giới tham gia sản xuất lúa gạo và trong

đó châu Á chiếm khoảng 92% (Juliano và Hicks, 1993) mặt dù 35% diện tích trồng lúa tại Ấn

Độ nhưng Trung Quốc mới là nước sản xuất lúa gạo lớn nhất chiếm khoảng 35% so với Ấn

Độ 22%, Indonesia 8,5%, Bangladesh 4,7% Thái Lan 4,3%, và Việt Nam 3,4% (IRRI, 1989)

với các hệ thống trồng lúa chính như lúa cạn, lúa nước, lúa nước trời, lúa nước sâu và lúa nổi

Bệnh đạo ôn trên lúa là một trong những bệnh hại rất quan trọng, bệnh có thể tấn công trên mọi giai đoạn của lúa và bất cứ bộ phận nào của cây lúa trừ rễ Trên lá, bệnh hại làm giảm diện tích lá ảnh hưởng đến quang hợp làm giảm năng xuất của cây Tuy nhiên khi bệnh gây hại trên cổ bông và đốt thân thì ảnh hưởng lớn đến năng suất so với bệnh trên lá Theo Ou (1985), bệnh xuất hiện hầu hết trên các vùng trồng lúa có khoảng trên 80 quốc gia trồng lúa đều xem nó là một trong những bệnh quan trong, có thể làm giảm năng suất đến 40-50%, trong điều kiện nước ta hiện nay thì bệnh đạo ôn gây hại rất nghiêm trọng Các giống lúa mất dần tính kháng hay suy giảm theo thời gian do nhiều tác động khác nhau Hiện nay dinh dưỡng cây trồng và bệnh hại cũng được chú ý nhiều hơn trong quản lý dịch hại

Trong quản lý bệnh người ta chú ý đến silic là một nguyên tố không cần thiết đối với

sự sinh trưởng của cây trồng nhưng nó là nguyên tố có lợi cho quá trình quang hợp và kiểm soát một số bệnh quan trong trên cây lúa như làm gia tăng tính kháng kiểm soát bệnh đạo ôn

trên lúa (Datnoff và cs, 1997) Trong tình hình thâm canh hiện nay lúa được sản xuất liên tục

2-3 vụ/năm, đất bị lấy đi lượng dinh dưỡng rất lớn mà lượng dinh dưỡng bổ sung lại không đủ trong đó có silic Theo Achim Dobermann (2000) lượng silic cây lúa lấy đi từ đất khoảng 50-

Trang 19

110 kg cho 1 tấn lúa thu được Như vậy hàng năm lúa lấy hấp thu từ đất lượng silic rất lớn mà lượng bổ sung không đủ cho cây sử dụng Trong canh tác lúa hiện nay, lượng rơm bị lấy đi rất lớn phục vụ cho các ngành sản xuất khác như làm nấm rơm và nhiều mục đích do đó một lượng lớn silic mất đi là rất lớn Vì vậy bổ sung silic trực tiếp qua lá có ý nghĩa rất lớn đối với cây lúa trong kiểm soát một số bệnh quan trọng trên lúa và góp phần cải thiện năng suất bằng

hình thức tăng cường quang hợp cho cây lúa vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “ Ảnh hưởng

của silic dạng nano đến sinh trưởng và tính chống chịu bệnh đạo ôn do nấm (Pyricularia grisea) trên cây lúa (Oryza sativa L)”

1.3 Nội dung và đối tượng nghiên cứu

1.3.1 Nội dung nghiên cứu

- Ảnh hưởng của phun silic đến vết bệnh trên lá, sự phát sinh- phát triển bệnh đạo ôn, một số đặc tính sinh trưởng và năng suất

- Ảnh hưởng của phun silic kết hợp thuốc trừ nấm đến vết bệnh trên lá, sự phát sinh- phát triển bệnh đạo ôn, một số đặc tính sinh trưởng và năng suất

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Chất Nano SiO2 được sử dụng để thực hiện các nội dung nghiên cứu trên

Trang 20

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về bệnh đạo ôn

Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia grisea Sacc (teleomorph: Magnaporthe grisea), [Hebert]

Barr) Theo Ou (1985) bệnh đạo ôn xuất hiện trên 80 quốc gia trồng lúa có thể xuất hiện mọi giai đoạn trên cây lúa từ giai đoạn nhiễm trên hạt, trên lá lúa non cho đến lúa chín và bệnh còn tấn công trên thân, bẹ lá, đốt thân, cổ bông, gié và hạt lúc lúa chín và bệnh xuất hiện trên các nước ôn đới và nhiệt đới bị nhiễm đạo ôn

Theo Vũ Triệu Mân (2007) bệnh được mô tả đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1637, sau

đó được báo cáo nhiều nước khác như Nhật Bản vào năm 1760, Italia vào năm 1560, Hoa Kỳ vào 1906, Ấn Độ 1913 Có thể nói bệnh đạo ôn có lịch sử rất lâu đời Ở Việt Nam bệnh được phát hiện đầu tiên 1921 do một người Pháp (Vincens) phát hiện ở một số tỉnh nam bộ và bệnh phát hiện ở miền bắc năm 1951 do một người Pháp (Roger)

Hiện nay, bệnh đạo ôn lúa gây hại nghiêm trong nhiều nơi ở nước ta, theo Vũ Triệu Mân (2007) trong vụ đông xuân 1991-1992 bệnh gây hại trên 292000 ha trong đó 242000 ha bị nhiễm đạo ôn cổ bông, còn ở miền nam diện tích bị đạo ôn là 165000 ha

Theo Le Đinh Đon và cs (1999) bệnh đạo ôn cổ bông gây hại đồng bằng Sông hồng

138000 ha vào 1991 và 217000 ha và năm 1992 Tại Tiền giang bệnh đạo ôn lá phá hủy gần

300 ha lúc lúa giai đoạn nhỏ

Tại đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô năm 2000-2001 nhiệt độ thấp 22-25oC kéo dài bệnh đạo ôn bùng phát mạnh và hầu hết các giống lúa đưa ra sản xuất điều bị nhiễm đạo ôn lá và cổ bông (Pham Van Du và cs, 2001) Theo Pham Van Du và Le Cam Loan (2007), tại đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô năm 2002-2003 số diện tích bị

Trang 21

nhiễm đạo ôn 189 ngàn ha trên tổng số 1,6 triệu ha và hầu hết các giống lúa đưa ra sản xuất trong thời gian này trở nên mẫn cảm với bệnh đạo ôn, trong số giống đó có một số giống được cho là có tính kháng bền vững với bệnh đạo ôn và đã đưa vào sản xuất khoảng

15 năm Hiện nay các giống lúa tại đồng bằng sông Cửu Long không còn giữ được tính kháng đối với bệnh đạo ôn, trung bình chỉ từ 1-2 năm (Pham Van Du và Le Cam Loan, 2004) Theo Agrios (1997), các giống lúa chỉ có khả năng giữ được tính kháng trung bình 2-3 năm

John và Bonman (1985) đã thống kê các nòi sinh lý đã nghiên cứu ở một số nước trên thế giới (bảng 2.1)

Bảng 2.1 Các nòi sinh lý được phát hiện một số quốc gia trên thế giới từ 1960-1970

Trang 22

Tại Côte d.Ivoire đã phân lập được một số nòi điển hình trên các giống chỉ thị là: IA-1, IA-5, IA- 45, IA-80, IA-121, IB-1, IB-17, IB-29, IB-45, IB-61, IC-1, IC-9, IC-13, IG-2 ID-

13, ID-9, II-1, IF-1

Theo Yulin (2009), tại Hoa Kỳ có một số nòi điển hình gây hại IA-45, 1, 45,

IB-49, IB-54, IC-17, ID-1, IE-1, IG-1 và IH-1

Sehly và Bastawisi (1993) từ 1989-1993 tại Ai Cập đã phát hiện một số nòi điển hình:

IB-11, IB-17, IB-23, IB-27, IB-29, IC-25, IC-29 IC -17, IC-21, IC-3,13, IC-1, IC -3, IC -4,

IC-11, IC -27, IC -31, ID-13, ID-15, ID-5, ID-11, IG-1 IH-1 IE-5 IF-1

Uddin và Viji (2003) cho đến nay đã có hơn 50 loài là ký chủ của nấm Pyricularia

grisea và bệnh trên cỏ không có tên là “blast” mà tên “Grey Leaf Spot” từ báo cáo đầu tiên về

bệnh “Grey Leaf Spot” của Malca và Owen vào1957 trên cỏ có tên khoa học Stenotaphrum

secundatum tại Floria bởi vì khi đó bệnh không gây cháy hay chết cây giống như bệnh đạo ôn

trên lúa, chủ yếu bệnh gây hại trên tán lá là phổ biến trên loại cỏ này Năm 1991 Landschoot

và Hoyland lần đầu tiên báo cáo bệnh “Grey Leaf Spot” trên cỏ (Lolium perenne L.) là loại cỏ

phổ trồng trên sân gôn và nó bộc phát mạnh vào các năm 1996, 1998 và năm 2000 tại Hoa kỳ

và một số nước khác Theo Uddin và Viji (2003), Pyricularia grisea gây bệnh trên các loài

ngũ cốc như lúa mì, kê và các loại cỏ lá hẹp mà nấm còn gây bệnh trên một số cỏ lá hẹp có tên

khoa học như Ctenenthe, Marantha và Stromanthe

Lebrun và cs (1991) Pyricularia oryzae và P grisea là nấm bệnh có nhiều ký chủ mà giai đoạn hữu tính gọi chung là Magnaporthe grisea Nhóm đã tập hợp các nghiên cứu của nhiều tác giả về các ký chủ của nấm bệnh này, nấm Pyricularia grisea về mặt hình thái học giống như Pyricularia oryzae

Jia và Gealy (2008) đã xác định trên cỏ đuôi chồn (Alopecurus carolinianus) có một số nòi IB49 (ZN61), IC17 (ZN60), IC17 (ZN57), IE1 (ZN 4), IE1 (ZN 49), IE1k (ZN19)

và IE1k (TM2)

Cother (2002) không có bằng chứng nào chứng minh là các nòi gây bệnh đạo ôn đang tiến hóa

Trang 23

2.2 Dinh dưỡng và bệnh hại

IPM là sự kết hợp nhiều biện pháp bảo vệ cây trồng, ở đó chúng ta đưa ra kế hoạch kiểm soát mức phá hại của dịch hại dưới ngưỡng gây hại Sự hình thành tính kháng của thực vật chống lại với mầm bệnh và biểu hiện của cơ chế chống lại mầm bệnh do nhiều thành phần tạo nên (Reuvini, 1995) Tính kháng là khả năng của sinh vật có thể loại trừ hay đánh bại hoàn toàn hay ở một mức độ, tác động trên mầm bệnh, trong khi đó chống chịu là khả năng của thực vật chịu đựng tác động của bệnh mà không bị chết hay chịu tổn thương nghiêm trọng (Agrios, 1997)

Perrenoud (1990) báo cáo từ hơn 2400 nghiên cứu ảnh hưởng của đơn dinh dưỡng hay kết hợp với với nhiều yếu tố khác đến tính kháng hay mẫn cảm thực vật và nhận xét rằng hầu hết các bệnh trên thực vật không thể kiểm soát bằng việc sử dụng đơn dinh dưỡng vì vậy việc sử dụng đa dinh dưỡng là cần thiết cho quản lý bệnh hại

Lân là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng đóng góp vào sự hình thành nhiều enzyme và các protein bao gồm hầu hết các qua trình đồng hóa của thực vật (Bennett, 1993) Reuveni và

cs (1994) chứng minh lân có hiệu quả ngăn chặn mốc sương gây ra do (Sphaerotheca

fuliginea) trên dưa leo (Cucumis sativus L.) bệnh rỉ sắt (Puccinia sorghi) trên bắp (Zea mays

L.) Phun lân trên lá trên cây nho đang tăng trưởng (Vitis vinifera L.) cho hiệu quả hạn chế mốc sương do (Uncinula necator) và năng suất cao hơn cao hơn so với không xử lý (Reuveni

và Reuveni , 1998)

Kali (K) là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng tác động lớn đến điều tiết nước trong cây,

nó đảm bảo cho sức trương và duy trì thẩm thấu trong các tế bào (Bennett, 1993) Tế bào thiếu kali có thể bị mất áp lực trương và điều này có thể như là yếu tố vật lý cũng như công cụ cho

sự xâm nhiễm của nấm Kali có thể tác động đến bệnh hại thông qua các ảnh hưởng trực tiếp nấm bệnh bởi sự hình thành các phylloplane đối kháng lại các vi sinh vật (Reuveni và Reuven, 1998) Kettlewell và cs (1992) nhận thấy bệnh rỉ sắt và mốc sương trên lúa mạch

(Hordeum distychum L.) giảm khi phun trên lá bằng KCl Theo Bloom và Couch (1960)

cho rằng sử dụng kali trên cỏ sân gôn dưới điều kiện sử dụng lượng đạm cao có thể bù đắp lại một phần nhiễm bệnh đốm nâu Tredway và cs (2001) nhận thấy sử dụng kali trên cỏ

Trang 24

hằng niên trồng sân gôn làm giảm chất lượng cỏ và làm tăng tính mẫn cảm đối bệnh sọc đỏ

do (Laetisaria fuciformis Burd)

Mangan (Mn) là nguyên tố vi lượng có vai trò trong tính kháng với bệnh hại trên thực vật Lợi ích Mn trong đất chính là vùng rễ có ảnh hưởng giảm áp lực trên nhiều loại bệnh hại vùng rễ (Huber và Wilhelm, 1988) Graham (1983) cũng chú ý ảnh hưởng Mn tác động trên bệnh hại trong giới hạn thiếu nhưng cũng có một số dấu hiệu ngăn chặn bệnh hại trong trường hợp nằm trong ngưỡng đủ Mn Cây trồng tăng tính mẫn cảm đối với bệnh hại khi thiếu Mn và

có thể liên quan đến vài trò Mn trong cấu trúc thành tế bào như là một cơ chế chống lại sự xân nhiễm của mầm bệnh (Brown và cs, 1984) Uddin và cs(1999) báo cáo rằng giảm tỷ lệ bệnh

“Dollar Spot” do (Sclerotinia homoeocarpa) trên cỏ sân gôn (bentgrass) bón Mn trước khi

3 Phương pháp quản lý bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia grisea gây ra trên lúa

Bonman và cs (1985) dùng phương pháp hỗn hợp các giống có nhiều gen kháng khác nhau, đưa từ hai đến ba giống lúa trồng trong cùng một ruộng Dựa trên cơ sở lý thuyết đa dạng các dòng, dòng và pha trộn các giống:

- Đa dạng các dòng: là các dòng phải có sự đồng nhất có cùng gen kháng mục tiêu

- Dòng: sự pha trộn các dòng tạo nhiều sự đa dạng thông qua quá trình hồi giao hai hay ba lần với các giống bố mẹ trước đó

- Pha trộn giống: tạo nhiều sự đa dạng bởi vì mỗi giống có sự phân biệt rõ ràng không phải là cùng sản phẩm của qua trình hồi giao

Khi các thành phần pha trộn là có sự mẫn cảm với các mầm bệnh phổ biến, tiến trình phát triển bệnh sẽ tiến chậm hơn so các giống mẫn cảm trồng thuần là do: khoảng cách giữa

Trang 25

các cây kháng hoạt động giống như cái bẫy bào tử, khoảng cách xa hơn giữa các thành phần mẫn cảm và thêm tính kháng đối với một vài bệnh

Theo Marcheti và Bonman (1989), một số phương pháp quản lý Pyricularia oryzae có

hiệu quả như:

* Thuốc hóa học: thuốc hóa học quản lý bệnh đạo ôn có thập niên 1940 tuy nhiên nó

độc hại cho môi trường và con người Sự ra đời của hai hợp chất mới tricyclazole và

Pyroquilon trong những năm 1970 là bước tiến quản lý Pyricularia grisea Để cho hiệu quả

cao cần kết hợp với một số biện pháp khác như sử dụng đạm và giống kháng

* Biện pháp canh tác

- Thời gian trồng: có ý nghĩa quan trong trong quản lý bệnh trong các khâu tránh lây nhiễm từ các ruộng trồng xung quanh, tránh nhiệt độ xuống thấp ở giai đoạn mẫn cảm như trổ bông, vào chắc Đặc biệt có ý nghĩa đối với lúa cạn, mùa khô

- Phân bón: quản lý đạm có ý nghĩa đặc biệt đối với kiểm soát bệnh đạo ôn, xem như chìa khóa thành công trong khâu quản lý bệnh Khi tăng lượng đạm làm giảm hấp thu silic và tích lũy amino axit, cũng như hàm lượng hemicellulo và lignin Khi thiếu những thành phần này làm tăng tính mẫn cảm cây lúa đối với đạo ôn Prabhu và Morais đã thực hiện bón đạm dưới 15 kg N/ha cho kết quả làm giảm đạo ôn rất đáng kể trên lúa cạn ở Braxin vào năm

1986

- Quản lý nước: nước làm ảnh hưởng đến cây lý chủ nấm P grisea, với thí nghiệm của

Kahn và Lilly năm 1958 lúa cạn mẫn cảm đối với đạo ôn hơn so với lúa nước Trong điều kiện lúa cạn dễ “sốc” làm tính mẫn cảm với đạo ôn (IRRI, 1985) Trong điều kiện thiếu nước và có sương ban đêm kéo dài làm tăng tính mẫn cảm của cây lúa là do cây lúa mất sức nhiều hơn so với trong đều kiện không có sương Sau giai đoạn “sốc” hạn hán cây lúa bị bệnh nặng hơn so với trước giai đoạn “sốc” do hạn hán ghi nhận bởi Gill và Bonman (1988) Trong điều kiện có sương kéo dài cây lúa nước mẫn cảm với bệnh đạo ôn hơn cây lúa cạn Vì vậy quản lý nước bằng cách duy trì một mực nước thường xuyên và giảm “sốc” về nước trên cây lúa cạn sẽ làm tăng mức kiểm soát bệnh

Trang 26

- Gen: sự đa dạng giống kháng có thể là biện pháp cho hiệu quả nhất và phù hợp trong quản lý bệnh đạo ôn Trong đó sự đa dạng tính kháng có hiệu quả và bền vững trong kiểm soát bệnh, tuy nhiên có thể chỉ cho hiệu quả trong thời gian ngắn

* Giống kháng

Quản lý bệnh đạo ôn bằng giống kháng đem lại nhiều kết quả khác nhau với nhiều thuật ngữ như: kháng hoàn toàn “complete resistance” nó tương đương với “vertical resistance, specific resistance, true resistance” đã được chú ý nhiều vào lúc ban đầu Nhưng đã

có sự thay đổi khi có sự cố xảy ra trên giống Tongil tại Hàn Quốc sau 5 năm phóng thích ghi nhận bởi Lee và cs vào năm 1976 Tại Nhật Bản giống kéo dài chỉ được 3 năm trên giống Reiho khi phóng thích 1969 do Matsumoto ghi nhận vào 1974 Cũng trên giống Reiho tại Ai Cập gây hại 25% diện tích vào 1984, tại Colombia một loạt giống kháng phóng thích từ 1969-

1986 chỉ cho hiệu quả từ 1-2 năm do Ahn và Mukelar ghi nhận vào năm1986 Vì vậy các kiểu kháng khác đã được chú ý và phát triển cho đến ngày nay như “horizontal resistance, general resistance, field resistance, slow-blasting và partial resistance” sử dụng rộng rãi trong chọn giống và đem lại hiệu quả kéo dài hơn

Trang 27

2.4 Tổng quan về chất silic

2.4.1 Sơ lược về chất silic

Silic là một nguyên tố khoáng nhiều thứ 2 trong đất khoảng 28% trên vỏ trái đất (Epstein, 1991) Vùng có nhiệt độ cao có hàm lượng oxít sắt và nhôm cao thì nghèo các nguyên tố dinh dưỡng khác và silic (Juo và Sanchez, 1986) Đất có bổ sung silic thì làm giảm

độ độc của các nguyên tố sắt và nhôm (Dobermann, 2000) Đất Ultisol và Oxtisol silic có thể chiếm đến 34% silic là các loại đất chính của vùng nhiệt đới, phần lớn thuộc Châu Phi và Nam Mỹ 1,666 triệu ha Đất Histosols và đất cát Entisols có hàm lượng silic thấp (Savant và

cs, 1997) Silic trong đất 200 -350 g Si/kg trong đất sét và 450- 480 g Si/kg đất cát, lượng silic hòa tan trong đất ở vùng nhiệt đới như đất Ultisol và Oxisol nói chung là thấp hơn đất vùng ôn đới (Foy, 1992) và có thể là nguyên nhân làm năng suất lúa thấp tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới so với vùng ôn đới (Savant và cs, 1997) Mặt dù các loại đất có chứa một lượng silic nhất định nhưng việc canh tác liên tục có thể làm giảm hàm lượng silic cần thiết cho cây, khi hàm lượng silic dưới 40 mg Si kg-1 thì được xem là đất bị thiếu silic(Dobermann, 2000)

Bổ sung silic qua con đường phân bón là yêu cầu cần thiết để tối đa hóa năng suất cho cây trồng Nhiều loại thực vật có thể hấp thụ silic, tùy thuộc vào loài lượng silic sinh học tích lũy trong cây có thể từ 10-100 g/kg (Epstein, 1991) Theo (Dobermann, 2000) trên cây lúa hấp thu silic 2-10% nhưng trung bình 5-6% trong rơm và 10% trong vỏ trấu

Trung bình trong 1 tấn lúa lấy đi 50-110 kg silic, khoai tây lấy đi lượng silic 50-70 kg Si/ha, các loại ngủ cốc lấy đi lượng silic là 100-300 kg Si/ha (Bazilevich và cs, 1975) Mía lấy

đi 500 -700 kg Si/ha (Anderson, 1991) Trong 1 tấn hạt lúa lấy đi còn để lại phần rơm thì chỉ mất khoảng 15 kg silic/vụ, lượng silic mất đi từ phương thức đốt và không đốt rơm thì không

có sự khác biệt, ngoại trừ rơm đốt thành đống lớn và tro rơm theo nước chảy khỏi ruộng (Dobermann, 2000)

Lượng silic trong cây 1 và 2 lá mầm là rất khác nhau, cây 2 lá mầm như cà chua, dưa leo, đậu nành hàm lượng silic sinh học trong cây thấp hơn 1g/kg Cây lá hẹp sống trên cạn như lúa mì, yến mạch hoang, lúa mạch đen, lúa mạch, lúa miến, bắp, mía có hàm lượng silic sinh học tích lũy trong cây khoảng 10g/kg Trong khi đó cây lá hẹp sống dưới nước có hàm lượng silic sinh học tích lũy trong cây có thể lên đến 50g/kg (Rodrigues và cs, 2001)

Trang 28

Lượng silic tích lũy trong cây có thể bằng hay lớn hơn lượng cần thiết cho cây tùy thuộc vào các loài thực vật khác nhau như họ Poaceae, Equisetaceae và Cyperaceae (Savant và

cs, 1997) Trên lúa silic tích lũy trong cây khoảng 108% lớn hơn lượng đạm ước lượng năng suất lúa 5000kg/ha lượng silic lấy đi 230-470 kg/ha từ đất (Savant và cs, 1997) Nếu cung cấp

đủ silic cho cây thì mô tế bào có thể chứa 3% hay lớn hơn (Snyder và cs, 1986) Lượng silic tối thiểu từ 3-5% trong mô tế bào cần thiết để kiểm soát bệnh (Datnoff và cs, 1997)

Silic xem như nguyên tố dinh dưỡng dị thường bởi vì có thể nó là nguyên tố dinh dưỡng không cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển cho cây Tuy nhiên silic hoà tan lại

tăng cường sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất của một vài loài bao gồm Equisetum,

lúa, mía, lúa mì và một vài loài cây 2 lá mầm (Savant cs, 1997) Thực vật hấp thu silic trong đất dạng monosilic axit (H2SiO4) Sự tập trung silic trong xylem của lúa thường cao hơn nhiều lần so với lượng silic trong dung dịch đất Biểu thị cho việc hấp thu silic có thể bằng con đường đồng hóa (Takahashi, 1995) Silic tích lũy dạng silicagel hay dạng vô định hình màu trắng đục SiO2nH2O trong thành tế bào và không bào của rễ và tế bào lá cũng như trong lá mầm (Yoshida và cs, 1962) (trích bởi Rodrigues và Datnoff, 2005)

Ảnh hưởng của silic đối với thực vật là làm giảm sự ảnh hưởng bất lợi yếu tố hữu sinh

và vô sinh trên nhiều loại cây trồng như lúa, yến mạch, lúa mạch, lúa mì, bầu bí và mía Lá, thân, cọng (cỏ) của thực vật đặc biệt là lúa sinh trưởng cần phải có sự hiện diện của silic làm cho cây đứng thẳng làm phân bố ánh sáng bênh trong tán lúa cải thiện được rất lớn (Ma và Takahashi, 1991) Silic làm gia tăng tính kháng tạm thời trong điều kiện hạn hán và sự tích lũy chất khô trong họ bầu bí và lúa (Adatia và Besford, 1986) và tăng cường sự oxi hóa của rễ lúa, giảm tổn thương rễ do sốc vì thay đổi khí hậu cũng như bão và thời tiết lạnh làm hư hại trên lúa, làm giảm bớt hư hại trên mía do sự kết đông của nước (Hodson và Sangster, 2002) Silic có sự ảnh hưởng đến hoạt động của một vài enzyme bao gồm enzyme quang hợp trên lúa

và cỏ sân gôn (Savant và cs, 1997) cũng như làm giảm sự già đi của lá lúa (Kang, 1980) Silic

có thể giảm do quá trình rò rỉ như là chất điện phân qua lá và tăng lên trong quá trình quang hợp trong điều kiện có nước và sốc nhiệt (Agarie và cs, 1998) Silic làm giảm độc tính các nguyên tố độc cho cây như sắt, nhôm đối với rễ cây lúa và mía và tăng cường tính kháng do sốc với muối cho lúa và lúa mạch (Liang và cs, 1996)

Trang 29

2.4.2 Sơ lược lịch sử các nghiên cứu về chất silic và khả năng ngăn chặn mầm bệnh trên lúa

Có lẽ nhà nghiên cứu đầu tiên cho rằng silic liên quan đến tính kháng bệnh đạo ôn

(Magnaporthe grisea ( Hebert) Yaegashi và Udagawa) Barr (anamorph Pyricularia grisea

(Cooke) Sacc.) là nhà dinh dưỡng học người Nhật tên Isenosuke Onodera (trích bởi Rodrigues

và Datnoff , 2005), Onodera cho xuất bản quyển sách “Chemical Studies On Rice Blast

Disease” Đây là bản báo cáo nghiên cứu đầu tiên đăng trên tạp chí scientific journal of

agronomy Để phục vụ cho nghiên cứu, ông ta lựa chon 13 giống lúa của các vùng khác nhau

phía tây Nhật Bản Onodera so sánh thành phần hoá học của cây lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn với một cây lúa khỏe cùng giống trên cùng cánh đồng và nhận thấy cây bị bệnh luôn chứa silic thấp hơn so với cây khỏe Silic tự nhiên tìm thấy trong mô cây tùy thuộc vào cánh đồng trồng lúa có cây đang sinh trưởng, khám phá này chưa đưa ra được vấn đề sự lây nhiễm bệnh đạo ôn

do sự giảm silic trong lúa hay cây ít silic thì dễ mẫn cảm với bệnh nhiều hơn Kết quả chỉ ra mối liên quan giữa hàm lượng silic và sự mẫn cảm đối với bệnh đạo ôn

Theo Rodrigues và Datnoff (2005), tổng hợp nhiều nghiên cứu ở Nhật Bản: năm 1927 Kawashima chứng minh việc sử dụng silic làm tăng cường tính kháng đối với bệnh đạo trên lúa khi gia tăng hàm lượng silic có trong lúa Kết quả cho biết hàm lượng silic chứa trong rơm

và vỏ trấu tương ứng với lượng silic bón vào đất, tỷ lệ bệnh đạo ôn trên bông giảm đi rất nhiều khi gia tăng hàm lượng silic trong mô tế bào cây lúa Ito và Hayashi (1931); Miyaki và Ikeda (1932) cũng chứng minh việc sử dụng silic làm gia tăng tính kháng chống lại bệnh đạo

ôn Inokari và Kubota (1930) cũng chứng minh việc sử dụng silic làm tăng lượng bùn trên những cánh đồng trồng lúa cũng như làm giảm tỷ lệ bệnh đạo ôn

Theo Volk và cs (1958), nghiên cứu thấy rằng số vết bệnh trên lá trên lúa Aloro giảm tuyến tính khi gia tăng lượng silic trong lá Rabindra và cs (1981) nhận thấy rằng lượng silic chứa trong lá và cổ bông cũng có sự khác nhau của 4 giống lúa trồng trong cùng điều kiện như nhau, cây giàu silic trong giai đoạn còn non có tỷ lệ bị bệnh trên lá và cổ bông giảm đi Mức

độ mẫn cảm đối với bệnh đạo ôn của một vài loại lúa giai đoạn sinh trưởng với các tỷ lệ khác nhau về silic trong cây không có tương quan lượng silic trong giai đoạn cây non (Savant và cs, 1997) Tuy nhiên các loại lúa trồng có sự tích lũy silic ở mức cao trong giai đoạn non không

Trang 30

phải luôn luôn tạo tính kháng cao hơn đối với bệnh đạo ôn so với các cây trưởng thành có hàm lượng silic thấp hơn trong cùng một điều kiện canh tác và môi trường (Winslow, 1992).

Datnoff và cs (1991) sử dụng CaSiO3 trên nền đất Histosol thiếu silic giảm tỷ lệ

nhiễm bệnh đốm nâu (Cochliobolus miyabeanus) và tỷ lệ bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa Các

triệu chứng biểu hiện trên cây lúa của bệnh đốm nâu và đạo ôn với toàn bộ vết bệnh bị hoá đen đối với những cây giàu silic Trong năm 1987 sử dụng CaSiO3 kiểm soát 30,5% đạo ôn cổ bông và 15% đốm lá Trong 1988 không bón thêm CaSiO3 đạo ôn cổ bông và đốm nâu giảm 17,4 và 32,4%

Hạt lem do nhiều nấm và vi khuẩn gây ra như Bipolaris oryzae, Curvularia sp, Phoma sp., Microdochium sp, Nigrospora sp, Fusarium sp và Pseudomonas glumae gây hại trên lúa

cạn Khi sử dụng SiO-2 thì tỷ lệ hạt lem giảm tuyến tính theo hàm lượng SiO-2 sử dụng, trung bình 17,5% với tỷ lệ SiO-2 200 kg/ha và tăng trong lượng hạt 20% so với đối chứng (Prabhu và cs, 2001)

Chang và cs (2002) nhiều bệnh do vi khuẩn với những báo cáo gần đây cũng cho thấy

chiều dài vết thương bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae) giảm đáng kể ở mức 5-22% với 4 loại

lúa trồng trong thí nghiệm Chiều dài vết thương giảm có tương quan rất rỏ với việc giảm lương đường hoà tan trong lá Các loại lúa có hàm lượng tích lũy silic cao trong rễ cũng làm

tăng tính kháng với tuyến trùng sưng rễ Meloidogyne spp (Swain và Prasad, 1988).

2.4.3 Tương tác giữa thuốc trừ nấm và silic đến hiệu quả kiểm soát bệnh đạo ôn lúa

Kitani và cs (1960) (trích bởi Rodrigues và Datnoff, 2005) là một trong những nhà khoa học đầu tiên chứng minh ảnh hưởng silic và thuốc trừ nấm và kết hợp hai yếu tố này đối với việc kiểm soát bệnh đạo ôn trên lúa Trong nghiên cứu này silic được sử dụng là CaSiO3 (2,25 tấn/ha), đạo ôn cổ bông ở nghiệm thức đơn silic 12% và đơn thuốc trừ nấm (phenyl mercuric acetate) 10% so với đối chứng 26,5% và kết hợp thuốc trừ nấm với silic đạo ôn cổ bông giảm còn 1,7% ở mức đạm 50 kg/ha Ở lượng đạm 75 kg/ha thì nghiệm thức đơn silic đạo ôn cổ bông 11,2%, đơn thuốc 7,4% với đối chứng 42,5% và kết hợp thuốc trừ nấm với silic đạo ôn giảm còn 2,5% Sử dụng silic kết hợp đạm tăng năng suất 37% (đạm 50 kg/ha) và

Trang 31

40% (đạm 75 kg/ha ) Còn đối với sử dụng thuốc trừ nấm cho năng suất tăng 28-34% Kết hợp giữa silic và thuốc trừ nấm giảm đạo ôn cổ bông dưới 3% và tăng năng suất 40-48%

Datnoff và cs (1997) đã đánh giá tác động kết hợp giữa silic và hai loại thuốc benomyl, propiconazole nhằm xác định lượng silic để kiểm soát được bệnh đạo ôn và đốm Lượng silic

sử dụng 0-2 tấn Si/ha, benomyl là 0 và 1,68 kg/ha và propiconazole là 0 và 0,44 lít /ha Thuốc trừ nấm phun giai đoạn bắt đầu làm đồng, bắt đầu trổ và phun sau khi lúa trổ bông 14 ngày Nghiệm thức không bón silic có tỷ lệ nhiễm bệnh đạo ôn 73%, phun benomyl có tỷ lệ nhiễm 27%, sử dụng đơn silic tỷ lệ nhiễm đạo ôn là 36% và nghiệm thức sử dụng kết hợp thuốc và silic tỷ lệ nhiễm bệnh là 13% Bệnh đốm nâu cũng cho kết quả tương tự với bệnh đạo ôn Ở nghiệm thức phun thuốc tỷ lệ nhiễm 61%, sử dụng silic 37%, còn kết hợp thuốc và silic tỷ lệ nhiễm 14%, còn đối chứng 87%

Seebold và cs (2004) thực hiện thí nghiệm với lượng silic là 0 và 1000kg/ha (CaSiO3)

và thuốc trừ nấm phun hai lần 20 và 35 ngày sau gieo với edifenfos sử dụng cho đạo ôn lá và tricyclazole sử dụng cho đạo ôn cổ bông Tỷ lệ nhiễm đạo ôn lá ở nghiệm thức silic kết hợp với thuốc edifenfos giảm 50-68% thấp hơn so với đối chứng Đối với đạo ôn cổ bông silic kết hợp thuốc tricyclazole tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn 28-66% so với đối chứng Nghiệm thức sử dụng đơn silic thì chỉ cho hiệu quả như sử dụng đơn thuốc ở mức độ kiểm soát bệnh cũng như năng suất Sử dụng đơn silic và kết hợp với thuốc tricyclazole tăng năng suất từ 28- 51% so với đối chứng

2.4.4 Ảnh hưởng silic đến các yếu tố cấu thành nên tính kháng của cây trồng

Seebold và cs (2001) đánh giá tác động silic trên vài thành phần của tính kháng của 4

loại lúa trồng với mức độ khác nhau về tính kháng đối với nòi IB-49 Magnaporthe grisea

trong điều kiện đất thiếu silic và bổ sung silic ở 0, 2, 5 và 10 tấn/ha CaSiO3 Trên giống M201

có gen kháng yếu với nòi IB-49 M grisea, giống Rosemont và Lemont có tính kháng không

hoàn toàn với bệnh đạo ôn và giống Katy kháng hoàn toàn với bệnh đạo ôn Các giống thời kỳ

ủ bệnh kéo dài khi tăng tỷ lệ silic, trong khi đó độ dài và mức độ mở rộng vết bệnh và kích thước bệnh giảm đột ngột

Ảnh hưởng đến lây nhiễm của Magnaporthe grisea là xác định số bào tử nẩy

mầm/mm2 vết thương, cao nhất ở giống M201 và Rosemont và thấp nhất giống Katy Mối liên

Trang 32

hệ giữa số bào tử nẩy mầm trên vết bệnh có tỷ lệ tuyến tính với lượng bón CaSiO3với tất cả các giống trồng Giống Lemont có số bào tử nẩy mầm 92% trên vết bệnh thấp hơn so với giống M201 và giống Katy 97% thấp hơn so với M201 Không có sự khác biệt giữa Lemont

và Katy ở nghiệm thức 10 tấn/ha CaSiO3 Không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức bón

khi lương bón tăng từ 0-10 tấn/ha CaSiO3 Mối liên hệ giữa lây nhiễm, số bào tử nẩy mầm trên vết bệnh có thể có sự tương với chu kỳ thứ hai, thêm vào đó vết bệnh nhỏ làm hạn chế sự lây nhiễm Hiệu quả của silic trên các thành phần tạo tính kháng thể hiện tốt hơn trên các giống kháng không hoàn toàn hay các giống nhiễm nhẹ Còn đối với giống kháng Katy thì số bào tử nẩy mầm vết bệnh không có sự tương quan với hàm lượng silic sử dụng

Số bào tử nẩy mầm trên mm2/vết bệnh khác nhau trên 4 giống Số bào tử nẩy mầm trên mm2 vết bệnh ở giống M201 cao hơn 3 lần và 10 lần so với 2 giống Remont và Lemont, hàm lượng CaSiO3 bón từ 0-10 tấn/ha lượng bào tử nẩy mầm giảm dần đến 47% Giống M201 giảm số bào tử mm2 vết bệnh khi tăng tỷ lệ CaSiO3, tính hiệu quả của silic về số bào tử vết bệnh là không rõ ràng Nói chung có sự giảm mức độ bệnh của các bào tử gây ra trên tất cả các giống Thực tế cho thấy chỉ có M201 là có sự giảm số bào tử nẩy mầm do ảnh hưởng của silic

Mặt dù có hàm lượng silic gần giống nhau trong mô lá như trên giống M201 không có

sự thay đổi bào tử nẩy mầm xảy ra trên giống Remont và Lemont ở lượng 0,5 và 10 tấn/ha CaSiO3 và không bào tử tái nhiễm lại trên giống Katy Vấn đề quan trọng đáng chú ý tổng số vết bệnh có trên lá, để đánh giá số bào tử trên giống kháng không hoàn toàn và giống kháng so với giống mẫn cảm và mật số giảm khi tăng tỷ lệ silic Vì vậy vết thương nhỏ duy trì tính kháng trên một vài giống trồng góp phần vào việc ước lượng số bào tử mm2 Đối với giống Katy bào tử nẩy mầm trên vết bệnh không có tương quan với tỷ lệ silic sử dụng Bào tử nẩy mầm trên vết thương ít có ý nghĩa về dịch tễ học so với giảm được số vết bệnh

Bất kỳ tỷ lệ silic sử dụng sự tăng trưởng vết bệnh hàng ngày trên giống M201 cao hơn

so với các giống Remont, Lemont và Katy Tỷ lệ tăng trưởng vết bệnh hai giống Remont và lemont chậm hơn 42 và 59% chậm hơn so với giống M201 Tỷ lệ tăng trưởng vết bệnh giảm

Trang 33

từ 0,43-0,8 mm/ngày (49%) khi tăng lượng silic 0-10 tấn/ha CaSiO3 và ảnh hưởng silic đến kích thước vết bệnh ít tác động đến việc lây nhiễm Khác với việc lây nhiễm chiều dài vết bệnh giảm trung bình 46% khi tăng lượng silic cho tất cả các giống Vì vậy cơ chế tác động silic làm giảm kích thước khi xuất hiện vết bệnh có hiệu quả đối với tạo tính kháng nhanh đối bệnh đạo trên lúa Tỷ lệ tăng trưởng vết bệnh gần như có liên đới chiều dài vết bệnh Vết bệnh

do M grisea gây ra được xác định kích thước và giới hạn tối đa của nó gần giống nhau về thời

gian cho tất cả các giống và tỷ lệ với lượng silic sử dụng, kết quả đo được giống nhau đối với chiều dài vết bệnh Hai thành phần của tính kháng, chiều dài vết bệnh quan trọng hơn về tính kháng đạo ôn trên lá hơn là chiều rộng vết bệnh bởi vì bào tử nẩy mầm sẽ không được quan sát cho đến khi phạm vi vết thương đến tối đa

Cũng giống kết quả thí nghiệm trên bệnh khô vằn tổng số vết bệnh, diện tích vết bệnh, mức độ bệnh và số chồi nhiễm bệnh giảm tương ứng 37%, 40%, 52%, 24% (Rodrigues và cs, 2003)

2.4.5 Cơ chế tác động của silic đến sự hình thành tính kháng trên lúa

Trên lúa các hướng xâm nhập của Magnaporthe grisea, việc gia tăng tính kháng từ

việc xử lý silic kết hợp với mật độ silic trong tế bào biểu bì, độ dài, ngắn của tế bào trên lá,

hoạt động giống như hàng rào vật lý cản trở sự xâm nhập của M grisea Giả thuyết hàng rào

vật lý này được cũng cố thêm nhờ khám phá bởi (Yoshida và cs, 1962) trích bởi Rodrigues và

cs (2005) là người báo báo có sự tồn tại lớp silic dày khoảng 2,5 μm bên dưới lớp cutin của lá

và bìa lá Lớp kép cutin-silic có thể cản trở M grisea xâm nhập vào lá và kết quả giảm số vết

thương trên lá Theo Volk và cs (1958) silic có thể tạo một phức hợp với thành phần hợp chất hữu cơ trong thành tế bào biểu bì Vì vậy làm tăng tính kháng đối với do tác động phân hủy

của enzyme do M grisea tiết ra

Kim và cộng sự (2002), khám phá một vài đặc điểm sinh học cơ chế kháng đối với bệnh đạo ôn khi thực hiện các quan sát độ dày thành tế bào biểu bì không có sự khác biệt do ảnh hưởng của silic Tuy nhiên tỷ lệ lớp silic so với thành tế biểu bì thì cao hơn nhiều ở giống kháng so với giống mẫn cảm Mặt dù tăng tính vững chắc thành tế bào được xem nguyên nhân chính làm giảm số vết bệnh trên lá nhưng không có bằng chứng chỉ ra rằng sự xâm nhập của

M grisea không vượt qua hàng rào vật lý nhờ vào hỗ trợ sự vững chắc thành tế bào

Trang 34

Ito và Sakamoto (1939) nghiên cứu cách phá vỡ tính kháng qua tế bào biểu bì trên lúa bằng cách chọn lá đang sinh trưởng với các lượng silic dùng khác nhau Kết quả việc phá vỡ tính kháng ở tế bào không chỉ do tế bào biểu bì-silic mà còn có sự đóng góp của nguyên sinh chất của tế bào biểu bì (trích bởi Rodrigues và Datnoff (2005) Trong một vài nghiên cứu khác trên giống lúa kháng bệnh đạo ôn có số vết bệnh thấp và tế bào biểu bì-silic dày hơn so với giống không kháng (Kawamura và On, 1948) và Hashioka (1942), mật độ silic trong tế bào biểu bì lá lúa không phải luôn luôn cân xứng với mức kháng của một vài giống lúa đối với bệnh đạo ôn (trích bởi Rodrigues và cs, 2005)

Seebold và cs (2001) đưa ra một số kết luận về cơ chế kháng do tác động của silic làm giảm bệnh đạo ôn Các tác giả ghi nhận rằng giảm số bào tử nẩy mầm trên vết bệnh (liên quan đến sự lây nhiễm) trên các giống kháng không hoàn toàn và giống mẫn cảm khi sử dụng CaSiO3 nhận thấy có một số thành công, đánh giá về sự lây nhiễm trên một đơn vị lây nhiễm,

và nhờ vào giả thuyết hàng rào kháng vật lý Tổng số vết thương giảm khi hàm lượng silic

tăng Silic chứng tỏ có ảnh hưởng trước khi có sự xâm nhập của M grisea vào tế bào biểu bì

hay sớm nhất có thể bằng cách khoá cửa vào của nấm

Những nghiên sâu hơn có thể hiểu rõ cơ chế tạo tính kháng của silic đối với bệnh đạo

ôn theo Rodrigues và cs (2003), khám phá chi tiết cấu trúc tương tác giữa M grisea và silic Tác giả chứng minh bằng dấu hiệu cơ chế sinh học tao tính kháng của silic đối với M grisea trên lúa trong mối tương quan tế bào lá tác động trở lại gây cản trở sự phát triển M grisea Được quan sát sau khi M grisea trên các mẫu thu nhận từ cây không bổ sung silic và phát hiện

cấu trúc cơ quan bên trong tế bào bị thiếu và vách thành tế bào không kéo dài trong tế bào thịt

lá và bó mạch có thể thấy rõ Một số cấu trúc hạt khoáng có tính axit nhẹ dễ tương tác thành tế bào nấm được nhìn thấy trên một số tế bào biểu bì Trên cây có bổ sung silic không có sợi nấm bao chung quanh do sự dày đặc của các hạt ưa axit bị hút bởi tế bào biểu bì, các bó mạch và tế bào thịt lá Hiện tượng xảy ra các hợp chất phenol phóng thích không chỉ làm các hạt khoáng

có màu xanh toluidine và tăng tính kết cấu và làm cho nó có đặc tính ưa axit đặc hiệu hơn, mà còn làm thay đổi sợi nấm Mức độ hoạt tính hóa sinh học của kitin tác động lên thành tế bào của nấm bệnh là không có sự khác biệt giữa mẫu có bổ sung silic và không silic sau 96 giờ

nhiễm M grisea Hạn chế men kitinases như là cơ chế đối phó lại bệnh đạo ôn tác nhân là M

grisea Một khía cạnh khác việc không có sợi nấm hay hình thành cái bẫy hay bao quanh sợi

Trang 35

nấm bởi chất vô định hình, trên các mẫu có bổ sung silic với giả thuyết đưa ra có các dẫn suất

phenol hay phytoalexin quyết định cơ chế chống lại với viêc lây nhiễm của M grisea Vì vậy

silic có hoạt động như bộ phận điều khiển khuếch đại, nói chung ảnh hưởng tạo nên các hợp

chất đối kháng sau khi M grisea xâm nhiễm vào tế bào biểu bì

Rodrigues và cs (2004) kiểm tra giả thuyết thay đổi sự phát triển của M.grisea trên mô

lá có xử lý silic có thể làm tăng sản xuất phytoalexin chống lại xâm nhiễm nấm bệnh ở nghiệm

thức có bổ sung silic Lúa không có bổ sung silic và cho nhiễm M.grisea không phóng thích

hợp chất chống lại xâm nhiễm nấm bao gồm momilactone Như vậy không có sự bảo vệ chống

lại sự xâm nhiễm nấm vào bên trong Lúa có bổ sung silic và lây nhiễm M.grisea phóng thích

rất nhiều số lượng momilactone có thể xuất hiện sớm hơn quá trình lây nhiễm làm giảm mức

độ gây hại của đạo ôn

Có hai giả thuyết đưa ra khi khi cây có bổ sung silic, khi đó tế bào tích lũy lớp silic dày đặc làm chậm đường vào và lưu trú của nấm trong tế bào khi đó cây có đủ thời gian tổng hợp

momilactone và tích lũy nó để chống lại độc tố của nấm M grisea và dung dịch silic trong tế

bào điều chỉnh chống lại nấm tấn công (Fawe và cs, 2001)

Trang 36

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu

- Giống: sử dụng giống nhiễm nhẹ với bệnh đạo ôn (OM 6162)

- Phân bón: sử dụng công thức bón phân theo khuyến cáo trung tâm khuyến nông Long An cho cả hai vụ hè thu và đông xuân (90-100 N, 50 P2O5 và 30 K2O).

- Silic: sử dụng dạng nano SiO2 từ công ty Agro-Genesis- Singapore

- Các vật liệu khác như thước đo, bảng phân cấp bệnh, cân …

- Thời gian và địa điểm: thực hiện trong hai vụ hè thu từ tháng 06-2010 và đông xuân sớm từ tháng 10- 2010 cho đến tháng 01-2011 tại Tân An-Long An

- Thuốc trừ nấm: thuốc dùng là loại phổ biến nông dân thường sử dụng Filia 525 SE tại nơi thực hiện thí nghiệm, nồng độ theo khuyến cáo sử dụng của nhà sản xuất

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm thực hiện trên đồng ruộng, nguồn nấm bệnh đạo ôn do nấm (Pyricularia

grisea) không tiến hành lây nhiễm nhân tạo mà để bệnh lây nhiễm tự nhiên từ nguồn bệnh tồn

lưu trên ruộng Giống có phản ứng nhiễm nhẹ với bệnh đạo ôn để dễ dàng nhận biết tác động silic trong kiểm soát bệnh đạo ôn

Nội dung thực hiện qua hai thí nghiệm:

3.2.1Thí nghiệm 1: Đánh giá ảnh hưởng của silic đối với sự phát sinh- phát triển của bệnh đạo ôn và sinh trưởng cây lúa điều kiện đồng ruộng và năng suất

Nhằm đánh giá ảnh hưởng silic đến việc gia tăng tính kháng của lúa đến việc kiểm soát bệnh đạo ôn Thí nghiệm chỉ phun đơn silic trên lúa với hai lần phun mỗi lần cách nhau 15 ngày

Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm bố trí kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 5 nghiệm thức 3 lần lập lại

mỗi ô thí nghiệm có diện tích là 25 m2

Trang 37

 Nghiệm thức 1(đối chứng) không phun dung dịch silic,

 Nghiệm thức 2 phun dung dịch silic nồng độ 100 ppm,

 Nghiệm thức 3 phun dung dịch silic nồng độ 250 ppm,

 Nghiệm thức 4 phun dung dịch silic nồng độ 500 ppm,

 Nghiệm thức 5 phun dung dịch silic nồng độ 1000 ppm

Dung dịch silic được phun làm hai lần: lượng phun 500 lít/ha

 Lần thứ nhất phun vào lúc 20 ngày sau khi sạ,

 Lần thứ hai phun vào lúc 35 ngày sau khi sạ

Cả hai lần phun tiến hành vào chiều mát nhằm gia tăng tính hiệu quả của silic và dùng màng nhựa chắn giữa các ô thí nghiệm để tránh tác động không đồng nhất giữa các ô thí nghiệm

Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi trên lá: Đánh giá tỉ lệ bệnh, chỉ số bệnh, đo tăng trưởng vết bệnh và

đếm số vết bệnh cấp 1, 3, 5, 7 và 9 tiến hành sau khi phun silic

* Đo tăng trưởng vết bệnh và đếm số vết bệnh cấp 1, 3, 5, 7 và 9: nhằm đánh giá

ảnh hưởng kiểm soát bệnh của silic đến sự tăng trưởng (chiều dài và rộng) vết bệnh, chỉ tiêu quan sát thời gian khoảng 30-50 ngày sau khi sạ, và tiến hành đo 30-50 và đếm số vết bệnh vào giai đoạn 30-45 ngày sau sạ và định kỳ 5 ngày thực hiện một lần

* Cách thực hiện

- Trên mỗi ô thí nghiệm quan sát 4 bụi lúa chọn ngẫu nhiên theo đường chéo góc của

lô, chọn 20 lá và chọn 5 lá mỗi bụi với các lá thứ 1, 2 và 3 tính từ đọt trở xuống

- Trên mỗi lá chọn 1 hay 2 vết bệnh cố định nằm giữa lá để đo sự tăng trưởng vết bệnh theo chiều dài và chiều rộng

- Đếm số vết bệnh các cấp trên lá trên cây được đánh dấu

* Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên lá tính theo công thức: theo tiêu chuẩn bảo vệ thực vật 10TCN157-92 Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Tỷ lệ bệnh tính theo công thức

Tỷ lệ bệnh (%)= (m/N)* 100

Trang 38

m: số lá lúa bị nhiễm bệnh,

N: tổng số lá lúa điều tra

Chỉ số bệnh tính theo công thức

Chỉ số bệnh trên lá (%)=[(9n9 + 7n7 + 5n5 + 3n3 + n1)/9N]*100 n1 số lá bị bệnh có diện tích vết bệnh nhỏ hơn 1%,

n3 số lá bị bệnh có diện tích vết bệnh nhỏ hơn 5%, n5 số lá bị bệnh có diện tích vết bệnh nhỏ hơn 25%, n7 số lá bị bệnh có diện tích vết bệnh nhỏ hơn 50%, n9 số lá bị bệnh có diện tích vết bệnh lớn hơn 50%

N: tổng số lá lúa điều tra

* Cách thực hiện

 Trên thí nghiệm chọn 50 tép ngẫu nhiên theo đường chéo góc, chọn lá

1, 2 và 3 từ trên xuống để quan sát các chỉ tiêu theo dõi

 Thời gian điều tra bắt đầu sau khi phun silic lần một 10 ngày khoảng 30 ngày sau sạ và lần hai sau khi phun silic khoảng 40 ngày sau sạ và lần ba là 50 ngày sau sạ

Các chỉ tiêu theo dõi sau khi lúa trổ bông gồm tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh: theo tiêu chuẩn bảo vệ thực vật 10TCN157-92 Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Tỷ lệ bệnh trên cổ bông tính theo công thức

n2: số bông bị bệnh cấp 2 có dưới 30% gié bị bệnh, n3: số bông bị bệnh cấp 3 có 30 -60% gié bị bệnh, n4: số bông bị bệnh cấp 4 có trên 60% gié bị bệnh,

Trang 39

n5: số bông bị bệnh cấp 5 có từ 1vết bệnh trên cổ bông bị bệnh trở lên

N: tổng số bông được điều tra

* Cách thực hiện

- Trên mỗi ô thí nghiệm chọn 50 bông lúa ngẫu theo đường chéo góc tiến hành điều tra đánh giá tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh

- Thời gian tiến hành điều tra 15 ngày sau khi trổ bông

Chỉ tiêu năng suất và thành phần năng suất: Nhằm so sánh ảnh hưởng của silic đến năng

suất của lúa, so sánh năng suất giữa các nghiệm thức Tính năng suất trên các nghiệm thức sau khi thu hoạch

- Năng suất: gặt mẫu năng suất 5 m2, ở mỗi lô thí nghiệm vào khoảng 5 ngày trước thu hoạch, bỏ vào bao lưới đem về phơi sấy cẩn thận và tính trọng lượng mẫu sau đó qui ra tấn/ha

- Thành phần năng suất: chon gặt 10 bụi cho mỗi lô, đem về phơi khô và tính trọng lượng 1000 hạt, tỉ lệ hạt chắc, tỉ lệ hạt lép, tỉ lệ hạt lem, số bông/m2, số hạt chắc trên bông và

số hạt trên bông

- Đánh đặc tính sinh trưởng theo giai đoạn phát triển cây lúa:

+ Đếm số chồi trên bụi theo 4 giai đoạn 20, 35, 45 và 60 ngày sau sạ,

+ Đo chiều cao cây theo thời gian giai đoạn 20, 35, 45, 60 và 75 ngày sau sạ

* Cách thực hiện: trên mỗi ô thí nghiệm chọn 4 bụi lúa ngẫu nhiên theo đường chéo góc

tiến hành đếm số chồi và đánh dấu mỗi bụi lúa 2 cây để tiến hành đo chiều cao cây

+ Quan sát thời gian trổ bông: bắt đầu trổ, trổ 50% và trổ hoàn toàn,

+ Đánh giá tính đổ ngã của cây lúa ở giai đoạn trước thu hoạch

3.2.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của silic kết hợp với phun thuốc hóa học đối với

sự phát sinh-phát triển bệnh đạo ôn và sinh trưởng cây lúa điều kiện đồng ruộng và năng suất

Nhằm đánh giá ảnh hưởng silic đến việc gia tăng tính kháng và kết hợp với thuốc trừ bệnh đạo ôn đến khả năng kiểm soát bệnh đạo ôn và năng suất cây lúa

* Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm bố trí kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, với 5 nghiệm thức

3 lần lập lại và mỗi ô thí nghiệm có diện tích là 25 m2

 Nghiệm thức 1 (đối chứng không phun dung dịch silic có phun thuốc trừ nấm),

Trang 40

 Nghiệm thức 2 phun dung dịch silic nồng độ 100 ppm và thuốc trừ nấm,

 Nghiệm thức 3 phun dung dịch silic nồng độ 250 ppm và thuốc trừ nấm,

 Nghiệm thức 4 phun dung dịch silic nồng độ 500 ppm và thuốc trừ nấm,

 Nghiệm thức 5 phun dung dịch silic nồng độ 1000 ppm và thuốc trừ nấm

Dung dịch silic được phun làm hai lần: lượng phun 500 lít/ha

 Lần thứ nhất phun vào lúc 20 ngày sau khi mọc mầm

 Lần thứ hai phun vào lúc 35 ngày sau khi mọc mầm

Cả hai lần phun tiến hành vào chiều mát nhằm gia tăng tính hiệu quả của silic và dùng màng nhựa chắn giữa các ô thí nghiệm để tránh tác động không đồng nhất giữa các ô thí nghiệm

 Thuốc trừ bệnh (Filia 525 SE) phun làm hai lần: 25 ngày sau sạ và sau khi trổ 10 ngày

Các chỉ tiêu theo dõi như thí nghiệm 1 ở mục 3.2.1

Vụ hè thu tháng 06- 2010 và vụ đông xuân sớm từ tháng 10- 2010 cho đến tháng

01-2011 tại cùng địa điểm tại Tân An-Long An

Ngày đăng: 14/03/2019, 10:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w