TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “ Hiệu quả sản xuất kinh tế trang trại chăn nuôi heo thịt của tỉnh Bình Định” được tiến hành tại tỉnh Bình Định, thời gian từ tháng 6/2010 đến tháng 9/2011với m
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*****************
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:
TS THÁI ANH HÒA
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2011
Trang 3HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
HEO THỊT TỈNH BÌNH ĐỊNH
NGUYỄN VĂN DĨNH
Hội đồng chấm luận văn:
Chủ tịch: TS LÊ QUANG THÔNG
Trường Đại học Nông Lâm TPHCM
Thư ký: TS LÊ CAO THANH
Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM
Phản biện 1: TS NGUYỄN TẤN KHUYÊN
Trường Đại học Kinh Tế TPHCM
Phản biện 2: TS TRẦN ĐẮC DÂN
Trường Đại học Nông Lâm TPHCM
Ủy viên: TS PHAN THỊ GIÁC TÂM
Trường Đại học Nông Lâm TPHCM
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG
Trang 4Năm 2010-2011: Công tác tại trường cao đẳng Kinh tế đối ngoại
Địa chỉ liên lạc: thôn Mỹ Điền-xã Hòa Thịnh- huyện Tuy Hòa- tỉnh Phú Yên Điện thoại: 0909.364.237
Email: dinhch2008@yahoo.com.vn
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các dữ liệu thu thập từ những nguồn hợp pháp Nội dung và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 7 năm 2011
Học viên
Nguyễn Văn Dĩnh
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập cho tới khi hoàn thành Chương trình Cao học và bảo vệ thành công Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Nông nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Nhà trường, thầy, cô giáo, gia đình và bạn bè
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Trường Đại học Nông Lâm - Thủ Đức - TP HCM; phòng Sau Đại học và Khoa Kinh tế của Trường đã tạo cơ hội cho tôi học Chương trình Sau đại học;
Xin được khắc sâu lòng biết ơn đến thầy giáo hướng dẫn khoa học TS.Thái Anh Hòa, người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn;
Xin ghi nhớ Cha, Mẹ, Anh, Em và Bạn bè của tôi đã luôn động viên tinh thần, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập;
Một lần nữa, xin gửi tới Nhà trường, thầy, cô giáo, gia đình và bạn bè lời tri ân sâu sắc !
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Hiệu quả sản xuất kinh tế trang trại chăn nuôi heo thịt của tỉnh Bình Định” được tiến hành tại tỉnh Bình Định, thời gian từ tháng 6/2010 đến
tháng 9/2011với mục tiêu nghiên cứu là: (i) Đánh giá về hiệu quả kỹ thuật của kinh tế
trang trại chăn nuôi heo thịt, (ii) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của trang trại, nông hộ chăn nuôi heo thịt ở Bình Định, (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của chăn nuôi heo trang trại , (iv) so sánh hiệu quả của kinh tế trang trại so với kinh tế nông hộ chăn nuôi heo thịt ,(v) đề xuất phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi heo trong thời gian tới Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thống
kê mô tả và phương pháp tương quan hồi qui
Kết quả nghiên cứu cho thấy kinh tế trang trại chăn nuôi heo có vai trò rất lớn đối với sự phát triển nông nghiệp của tỉnh và nó đem lại hiệ quả cao hơn so với nông
hộ chăn nuôi heo Trang trại chăn nuôi heo thịt ở Bình Định đạt được hiệu quả kỹ thuật 94%, như vậy người chăn nuôi vẫn có thể tăng thu nhập bằng cách cải thiện kỹ thuật chăn nuôi Bên cạnh hiệu quả kỹ thuật, thu nhập từ trang trại chăn nuôi heo còn phụ thuộc vào qui mô đàn heo, kiến thức nông nghiệp, trình độ văn hóa của chủ trang trại, tiếp cận tín dụng và trình độ chuyên môn của chủ trang trại Trên cơ sở đó đề tài đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi heo trong thời gian tới
Trang 8SUMMARY
Thesis “Production efficiency and orientation of developing pig farm economy
in Binh Dinh province” is conducted in Binh Dinh province from June 2010 to September 2011 Research objectives are to: (i) Evaluate technical efficiency of fattening pig raising farms, (ii) Identify factors effecting to farms’ income and fattening pig farm households’ income in Binh Dinh, (iii) Analysis of factors affecting the productivity of pig farms, (iv) Compare economic efficiency between fattening raising farms and fattening raising households, (v) suggestion economic development for pig raising farms in the future Research used descriptive statistical method and regression method
Research result: pig farm economy has a very important role for agricultural development of province and it gives more efficient when comparing with pig raising households Fattening pig farms reached technical efficiency with 94% in Binh Dinh,
so raisers can still increase income by improving raising technique Besides technical efficiency, income of pig raising farms depended on: scale of pig herd, agricultural knowledge, education level of farm owner Based on research results, thesis raised orientations and solutions in order to develop pig farm economy in the future
Trang 9MỤC LỤC
TRANG CHUẨN Y i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ii
LỜI CẢM ƠN iv
TÓM TẮT v
SUMMARY vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG x
DANH SÁCH CÁC HÌNH xi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1Mục tiêu chung 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
Chương 1 TỔNG QUAN 4
1.1 Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội Bình Định có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại 4
1.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 4
1.1.1.1 Vị trí địa lý 4
1.1.1.2 Đất đai 5
1.1.1.3 Thời tiết, khí hậu, thủy văn 5
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 6
1.1.2.1.Dân số và nguồn lao động 6
1.1.2.2 Cơ sở hạ tầng 6
1.2 Quá trình hình thành, phát triển kinh tế trang trại trên thế giới, Việt Nam 7
1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới 7
1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 13
Trang 101.3.1 Nghiên cứu trên thế giới 16
1.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 17
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Cơ sở lý luận 18
2.1.1 Trang trại và kinh tế trang trại 18
2.1.2 Tiêu chí xác định kinh tế trang trại 20
2.1.3 Các lý thuyết liên quan trong quá trình phân tích của đề tài 22
2.1.3.1 Lý thuyết lợi thế kinh tế theo qui mô 22
2.1.3 2 Lý thuyết về chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp: 23
2.1.3.3 Mô h́inh Harrod- Domar 24
2.1.3.4 Lý thuyết phân tích hồi qui 24
2.1.3.5 Lý thuyết về hiệu quả kỹ thuật 25
2.1.3.6.1 Tập khả năng sản xuất 25
2.1.3.6.2 Giới hạn khả năng sản xuất 26
2.1.3.6.3.Hiệu quả 26
2.1.3.6.4 Hàm giới hạn ngẫu nhiên 28
2.1.4 Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật áp dụng trong đề tài 29
2.1.4.1 Tổng doanh thu của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ : 29
2.1.4.2 Lợi nhuận của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ 29
2.1.4.3 Thu nhập lao động gia đình của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ 29
2.1.4.4 Lượng tăng trọng heo thịt trên 1 tháng nuôi 30
2.2 Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 30
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 31
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 31
2.2.2.2 Phương pháp phân tích hồi qui 32
2.2.2.2.2 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ chăn nuôi heo 34
Trang 11Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
3.1 Tình hình chung về trang trại của tỉnh Bình Định 36
3.1.1 Các loại hình trang trại 36
3.1.2 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi heo của Tỉnh 38
3.2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại/nông hộ qua khảo sát 40
3.2.1 Đặc điểm của chủ trang trại 40
3.2.2 Tình hình sử dụng nguồn lực của các trang trại 41
3.3 Kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của các trang trại/ nông hộ 46
3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi heo của trang trại 47
3.4.1 Tính sự thay đổi thu nhập của trang trại chăn nuôi heo nếu họ đạt hiệu quả kỹ thuật 52
3.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của trang trại, nông hộ 52
3.6 Những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi heo ở Bình Định 57
3.6.1 Giải pháp về tăng qui mô đàn 57
3.6.2 Giải pháp kiến thức nông nghiệp 58
3.6.3 Giải pháp về thức ăn chăn nuôi 59
3.6.4 Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn 59
3.6.5 Các giải pháp về vốn và đầu tư tín dụng 60
3.6.6 Giải pháp tiêu thụ sản phẩm 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC
Trang 12DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Phân bổ điều tra trang trại, nông hộ chăn nuôi heo 31
Bảng 2.2 Kỳ vọng dấu của các biến độc lập (Xi) với biến phụ thuộc (Y) 33
Bảng 2.3 Kỳ vọng dấu của các biến độc lập (Xi) với biến phụ thuộc (Y) 34
Bảng 2.4 Đo lường kiến thức nông nghiệp 35
Bảng 3.1 Tình hình biến động số lượng trang trại tỉnh Bình Định 36
Bảng 3.2 Cơ cấu và phân bố các trang trại tỉnh Bình Định năm 2009 37
Bảng 3.3 Tình hình biến động chăn nuôi heo tỉnh Bình Định 39
Bảng 3.4 Đặc điểm của chủ trang trại, nông hộ chăn nuôi heo 40
Bảng 3.5 Tình hình sử dụng nguồn lực của trang trại, nông hộ chăn nuôi heo 41
Bảng 3.6 Nguồn tiếp thu kiến thức nông nghiệp của chủ trang trại, nông hộ 43
Bảng 3.7 So sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kết quả, hiệu quả chăn nuôi heo giữa trang trại và nông hộ 46
Bảng 3.8 Đặc điểm các biến trong mô hình năng suất chăn nuôi heo trang trại 48
Bảng 3.9 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng năng suất chăn nuôi heo trang trại bằng mô hình OLS và mô hình MLE 49
Bảng 3.10 Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của các trang trại 51
Bảng 3.11 Phân phối năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật 51
Bảng 3.12 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của trang trại chăn nuôi heo 53
Bảng 3.13 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ chăn nuôi heo 56
Trang 13DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định 4
Hình 2.1 Hình đo lường hiệu quả kỹ thuật 26
Hình 2.2 Hình đo lường hiệu quả của sản xuất 27
Hình 3.1 Cơ cấu trang trại của tỉnh Bình Định năm 2009 38
Hình 3.2 Những khó khăn của chăn nuôi heo trang trại 45
Hình 3.3 Những khó khăn của nông hộ chăn nuôi heo 45
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, việc chuyển đổi từ sản xuất tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa là xu hướng tất yếu khách quan của kinh tế nông hộ Một số hộ nông dân có điều kiện tích lũy vốn, đất đai, thuê mướn lao động, mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ cùng với chính sách hỗ trợ của nhà nước họ đã tạo ra kết quả, hiệu quả sản xuất ngày càng cao Chính điều đó đã, đang hình thành và phát triền các mô hình kinh tế trang trại ở nước ta
Trang trại là đối tượng để phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông hộ, là
mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính chất phổ biến và không ngừng phát triển,
là một loại hình sản xuất nông nghiệp khá phổ biến và đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới
Ở Việt Nam kinh tế trang trại đang từng bước chứng tỏ sức mạnh của mình trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thích ứng với cơ chế thị trường Mặc dù còn mới mẻ nhưng kinh tế trang trại đã thể hiện là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp có nhiều ưu thế và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay Thực tiễn đã khẳng định tác dụng nhiều mặt của kinh tế trang trại trong việc góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng nhiều, góp phần giải quyết các vấn
đề kinh tế - xã hội, môi sinh, môi trường của các địa phương và cả nước Trong quá trình phát triển của mình, trang trại tạo ra những khả năng to lớn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tỷ suất hàng hóa, từ đó có
sự đóng góp quan trọng vào thu nhập quốc dân, giải quyết việc làm cho hàng triệu người ở các vùng nông thôn
Nghị quyết lần thứ 4 BCH TW Đảng (khóa VIII) và Nghị quyết số 06 (ngày 10/11/1998) của Bộ Chính trị khẳng định và khuyến khích phát triển loại hình kinh tế
Trang 15trang trại Ngày 2/2/2000 Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại nhằm nêu bật vai trò và đề ra các chính sách thúc đẩy loại hình kinh
tế này phát triển
Mặc dù được Nhà nước khuyến khích phát triển nhưng kinh tế trang trại ở Việt Nam vẫn phát triển chậm cả về số lượng, quy mô trang trại, cả về năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế Những vấn đề về tích tụ đất đai, đầu tư vốn, sử dụng lao động, trình độ quản lý của chủ trang trại, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm và chính sách quy hoạch của Nhà nước, của vùng đang là những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Bình Định là tỉnh ở Miền trung, trong những năm gần đây nông nghiệp của tỉnh
có nhiều khởi sắc, trong đó có kinh tế trang trại Mặc dù mới phát triển nhưng kinh tế trang trại đã tự khẳng định là một phần quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, là bước đột phá thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, là con đường phát triển mang tính bền vững, giúp người nông dân thoát khỏi đói nghèo
và lạc hậu Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế trang trại của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, việc phát triển kinh tế trang trại ở Bình Định thời gian qua mang tính tự phát nên tính bền vững không cao, đa số trang trại gặp khó khăn trong tổ chức liên kết sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, định hướng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh Những vấn đề vướng mắc cần nhanh chóng giải quyết để phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi heo, trong giai đoạn hiện nay ở Bình Định là:
Hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại như thế nào ? Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của trang trại ?
Các trang trại ở Bình Định đã đạt được hiệu quả kỹ thuật hay chưa ?
Kinh tế trang trại có hiệu quả so với kinh tế nông hộ không ?
Năng lực sản xuất kinh doanh của các trang trại, sự kết hợp giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của các trang trại đang cần được quan tâm giải quyết như thế nào?
Làm thế nào để sản xuất kinh doanh của trang trại có hiệu quả, tăng thu nhập và tích lũy cho các trang trại? Để đánh giá đúng về kinh tế trang trại của Bình Định trong
Trang 16vấn đề “ Hiệu quả sản xuất kinh tế trang trại chăn nuôi heo thịt của tỉnh Bình Định” làm chuyên đề luận văn thạc sỹ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại chăn nuôi heo và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trang trại để từ đó tìm ra những giải pháp kinh tế nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn heo tại Bình Định
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá về hiệu quả kỹ thuật của kinh tế trang trại chăn nuôi heo thịt
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của chăn nuôi heo trang trại
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của trang trại, nông hộ chăn nuôi heo thịt ở Bình Định
- Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi heo trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế trong phát triển kinh tế trang trại với đối tượng là các trang trại và nông hộ chăn nuôi heo
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Ước lượng hiệu quả kỹ thuật
+ Phân tích lượng hóa các yếu tố tác động đến thu nhập của trang trại và nông
hộ để so sánh đối chiếu
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi heo trang trại
+ Đề xuất các giải pháp phát triển trang trại trong thời gian đến
- Thời gian thực hiện đề tài từ 06 /2010 đến 9/2011 tiến hành các công việc như: nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu và viết kết quả nghiên cứu
- Thời gian thu thập số liệu trong năm 2010
- Không gian: một số huyện của tỉnh Bình Định
Trang 17Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội Bình Định có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại
Trang 18tác 84.440 ha Bình quân khoảng 560 m2/1 khẩu và bình quân khoảng 500m2/1 khẩu nông nghiệp Với 1 thành phố, 10 huyện, Bình Định có dân số là 1.665.000 người (86% số ở nông thôn) và trong độ tuổi lao động là 866.000 người (87% làm việc ở nông thôn) Trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân thì nông, lâm, ngư nghiệp 83,4 % Bình Định có các quốc lộ 1A và quốc lộ 19 đi qua, đã được xây dựng tương đối hiện đại, thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá trong vùng cũng như cho xuất khẩu hàng hoá qua cảng Quy Nhơn Hệ thống sông ngòi khá thuận lợi cho giao thông đường thủy đi các tỉnh trong vùng (Niên giám thống kê Bình Định)
1.1.1.2 Đất đai
Tỉnh Bình Định có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, đồng thời có tiềm năng to lớn về phát triển sản xuất nông nghiệp Đất nông nghiệp: 96.800, 33 ha, chiếm 52,29% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bình quân diện tích đất nông nghiệp/người là 567m2 Bình quân diện tích đất canh tác/người là 487 m2 Thực hiện Luật đất đai năm 1993 và Nghị định 164/CP ngày 27-9-1993 về giao đất nông nghiệp, Bình Định đã hoàn thành việc giao 95% quỹ đất nông nghiệp cho hộ nông dân, đồng thời 5% còn lại là đất công điền cũng được giao cho hộ nông dân sử dụng thông qua đấu thầu dài hạn Là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn Đất đai tương đối mầu mỡ, phù hợp với việc trồng lúa, màu, cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả (Niên giám thống kê Bình Định)
1.1.1.3 Thời tiết, khí hậu, thủy văn
Là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, có 4 mùa rõ rệt; lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500-1.700 ml; nhiệt độ trung bình 23o C , có từ
1600 đến 1800 giờ nắng trong năm, độ ẩm trung bình từ 80% đến 90%; thuận lợi cho việc phát triển cây thực phẩm và cây màu Tuy nhiên, lượng mưa phân phối không đều, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp Lượng mưa trung bình trên 1.500ml Với nguồn nước đa dạng và phong phú cho phép đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất nông nghiệp của tỉnh
Nhìn chung, những đặc điểm về điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu ở Bình Định
có nhiều lợi thế để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá tỷ suất cao Cơ
Trang 19cấu cây trồng vật nuôi phong phú nhưng quy mô bố trí các loại đất ở các huyện, thành phố là không giống nhau
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1.Dân số và nguồn lao động
Dân số trung bình là 1.665 ngàn người và lao động trong độ tuổi khoảng 858 ngàn người, bằng 51,5% dân số Với 80% dân số làm nông nghiệp, nông dân nhạy bén với kỹ thuật và thị trường Đây là một điều kiện thuận lợi, nhưng theo kết quả điều tra cho thấy 100 lao động có 9 người chưa tốt nghiệp trung học cơ sở, số người tốt nghiệp cao đẳng, đại học ít Cho nên yêu cầu đào tạo và đào tạo lại lao động phù hợp với yêu cầu mới là một điều hết sức cấp bách hàng đầu trong quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh nói chung và kinh tế trang trại nói riêng (Niên giám thống kê Bình Định)
1.1.2.2 Cơ sở hạ tầng
Hệ thống thuỷ lợi, đê điều
Hệ thống thuỷ lợi trong 3 năm (2006-2008) đã hoàn thành 12 trạm bơm, đào đắp hơn 5,3 triệu m3 đê, cải tạo 8 cống tưới đê Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho
hệ thống thủy lợi 3 năm là 77 tỷ đồng, bằng 19% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nông nghiệp, bình quân mỗi năm ngân sách tỉnh chi 8 tỷ đồng để thực hiện chủ trương này Ngoài ra còn đầu tư và các công trình khác như: 11 trạm bảo vệ thực vật, 11 trạm thú y huyện, thành phố được xây dựng kiên cố cao tầng Nhà kho, sân phơi ở một số xí nghiệp giống lúa, hoa màu được mở rộng (Niên giám thống kê Bình Định)
Giao thông nông thôn
Giao thông vận tải từng bước được cải thiện, vận chuyển hàng hoá, hành khách thông suốt từ tỉnh đến các thôn, xã và tới các khu vực Năm 2008, toàn tỉnh có 5.157
km đường xã, liên xã, liên thôn So với năm 2005 tăng 122 km, đường tốt tăng 11%, đường đá tăng 12%, đường xấu giảm 23,6% Tổng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn 3 năm là 166,77 tỷ đồng (Niên giám thống kê Bình Định)
Xây dựng điện nông thôn
Tỉnh Bình Định đã cơ bản hoàn thành điện khí hoá nông thôn, tổng số vốn đầu
tư trên 160 tỷ đồng (trong đó mạng lưới điện trung áp nông thôn là 331 km, 461 trạm, công suất 97.360 KVA, tổng vốn đầu tư 37,096 tỷ đồng) 100% số xã, 99% số hộ được
Trang 20Nước sạch và môi trường
Tỉnh đã xây dựng 10 trạm bơm tiêu cho vùng còn thiếu công trình Từng bước hoàn thiện việc kiên cố hoá kênh mương Trong 3 năm (2006 - 2008), tỉnh đã đầu tư xây dựng 18 công trình cấp nước sinh hoạt vừa và nhỏ để phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân vùng sâu, vùng xa Các hình thức cung cấp nước sạch cho hộ nông dân bước đầu phát triển và có kết quả tốt, góp phần tích cực tạo nguồn nước sạch cho người dân
sử dụng Vấn đề môi trường đã được tỉnh quan tâm Trong 5 năm đã triển khai nhiều đề tài, dự án khoa học vào các lĩnh vực môi trường Các đề tài, dự án đã trực tiếp phục vụ sản xuất và đời sống, góp phần tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi (Niên giám thống
kê Bình Định)
Tóm lại, Bình Định là một tỉnh có những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi, kết cấu hạ tầng phát triển khá so với nhiều địa phương trong cả nước Đó là những thuận lợi lớn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh và kinh tế trang trại nói riêng Nhưng cũng đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nữa cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát huy lợi thế so sánh của mỗi tiểu vùng thì mới đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn
1.2 Quá trình hình thành, phát triển kinh tế trang trại trên thế giới, Việt Nam 1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới
Xét về mặt lịch sử hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên thế giới cho thấy, kinh tế trang trại xuất hiện đầu tiên ở một số nước Tây Âu - cái nôi của cách mạng công nghiệp thế giới vào cuối thế kỷ 17 từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Công nghiệp ngay từ khi bắt đầu phát triển đã đòi hỏi ngay một khối lượng lớn nông sản hàng hoá như lương thực - thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của lao động công nghiệp và cư dân các khu công nghiệp và nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp hàng tiêu dùng Kinh tế tiểu nông tuy có số lượng đông đảo nhưng chủ yếu là sản xuất
tự túc, không đáp ứng được yêu cầu về nông sản hàng hoá của công nghiệp hoá, nên ngay lúc đó các nước công nghiệp hoá Tây Âu đã đi tìm kiếm loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp mới (Nguyễn Đình Điền, 2000)
Trong hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp các nước Tây Âu lúc bấy giờ đã hình thành 2 loại hình tổ chức sản xuất: Các cơ sở sản xuất nông nghiệp tập trung quy
Trang 21mô lớn, sử dụng lao động làm thuê phỏng theo mô hình các xí nghiệp sản xuất công nghiệp và các cơ sở sản xuất nông nghiệp phân tán, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu có xuất xứ từ các hộ nông dân có ruộng đất, lao động và vốn, tiến lên sản xuất nông sản hàng hoá với các quy mô và mức độ khác nhau (Nguyễn Đình Điền, 2000) Thực tiễn sản xuất đã chứng minh là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn, sản xuất tập trung sử dụng lao động làm thuê không đem lại hiệu quả như mong muốn và ngày càng chứng tỏ là không phù hợp với đặc thù của sản xuất nông nghiệp (nông, lâm , ngư) Khác với các xí nghiệp nông nghiệp có quy mô lớn, kinh tế hộ nông dân phân tán, quy mô nhỏ, các trang trại gia đình sản xuất đem lại hiệu quả cao, tạo ra nhiều nông sản hàng hoá với giá thành thấp hơn
Chính Mác lúc đầu cùng nghĩ rằng loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp của thời kỳ công nghiệp hoá phải là các xí nghiệp nông nghiệp tập trung, quy mô lớn sử dụng lao động làm thuê như công nghiệp, nhưng về cuối đời Mác đã có quan niệm khác Mác đã viết:" Ngay ở nước Anh có nền công nghiệp phát triển, loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp có hiệu quả nhất không phải là các xí nhiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình" và " Ở các nước chủ yếu là chế độ ruộng đất nhỏ, giá lúa mì thấp hơn ở các nước có phương thức sản xuất nông nghiệp tư bản chủ nghĩa" (Các Mác toàn tập, 1994)
Hiện nay, kinh tế trang trại phát triển với nhiều hình thức sở hữu khác nhau, song kinh tế trang trại gia đình vẫn là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phổ biến
ở tất cả các nước có nền công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển công nghiệp, trước hết ở châu Âu và Bắc Mỹ sau đó là ở các nước khác trên thế giới Nó đã thay thế dần nền kinh tế tiểu nông
Kinh tế trang trại ở các nước công nghiệp phát triển
Tây Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương là nơi tập trung các nước công nghiệp phát triển trên thế giới Các châu và khu vực còn lại mới có một số nước
Ở châu Âu, kinh tế trang trại mà mô hình trang trại gia đình phát triển đầu tiên
ở một số nước Tây Âu là những nước đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, sau đó đến các nước Bắc Âu và Đông Âu là những nước công nghiệp hoá chậm hơn Kinh tế trang trại ở các nước công nghiệp hoá Tây Âu thời gian đầu phát
Trang 22triển theo hướng tăng số lượng, và đến khi công nghiệp hoá đạt trình độ cao thì số lượng trang trại giảm nhưng quy mô trang trại lại tăng
Ở Pháp quy mô bình quân của một trang giai đoạn đầu giảm từ 5,9 ha/ 1 trang trại xuống 5,8 ha/ 1 trang trại và giai đoạn hai tăng từ 5,8 lên 29 ha/ một trang trại Năm 1990 có 983.000 trang trại đã sản xuất khối lượng nông sản nhiều gấp 2,2 lần so với nhu cầu trong nước, với tỷ số hàng hóa về hạt cốc là 95%, thịt sữa 70-80% rau quả trên 70% Hiện tại ở pháp, 42% thu nhập của trang trại là ngoài nông nghiệp Về tình hình sở hữu và sử dụng ruộng đất, năm 1990 có 70% trang trại gia đình có ruộng đất riêng, 30% trang trại phải lĩnh canh một phần hay toàn bộ (Lê Ngọc Quý, 1994)
Hiện tại, Hà lan có 128.000 trang trại, diện tích tương đương với diện tích đồng bằng sông Cửu Long, nhưng giá trị nông sản xuất khẩu chỉ đứng sau Mỹ Có 15.000 trang trại chuyên trồng hoa hàng năm sản xuất 7 tỷ bông hoa và 600 triệu chậu hoa, trong đó có 70% dành cho xuất khẩu Diện tích bình quân một trang trại là 16 ha Tính chung ở Hà Lan 17% thu nhập của các trang trại là ngoài nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong các trang trại chiếm 4,7% là nhờ vào trang bị máy mốc thiết bị hiện đại Nhiều trang trại trồng hoa, trồng rau, chăn nuôi đã sử dụng máy vi tính Chính vì vậy năng suất lao động trong các trang trại của Hà Lan rất cao (Lê Ngọc Quý,1994)
Khi công nghiệp hoá đạt trình độ cao, kinh tế trang trại ngày càng trở thành lực lượng sản xuất nông nghiệp chủ yếu và có nhiều điều kiện hơn để ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ nông công nghiệp (công nghệ sinh học, hoá học,
cơ điện) tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi, năng suất lao động cao, sản xuất ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn với tỷ suất hàng hoá cao, đưa khu vực Tây Âu từ chỗ thiếu lương thực, thực phẩm thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến những năm 70-80 trở thành khu vực xuất khẩu lương thực, thực phẩm
Tương tự như ở châu Âu, Bắc Mỹ kinh tế trang trại cũng phát triển gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, trước hết là ở nước Mỹ và Canađa Đặc điểm phát triển kinh tế trang trại ở đây là kinh tế trang trại không phải xuất phát từ kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp, tự túc mà được hình thành và phát triển trên cơ sở các hộ nông dân đi khai phá vùng đất mới
Ở Mỹ quá trình phát triển kinh tế trang trại được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn từ năm 1900 đến 1935, số lượng trang trại tăng từ 5,737 triệu lên 6,814 triệu
Trang 23trang trại, giai đoạn từ năm 1935 đến nay có xu hướng giảm dần Hiện nay, có 2,2 triệu trang trại Quy mô diện tích bình quân một trang trại có sự biến động ngược lại Trước năm 1950 quy mô giảm dần nhưng sau 1950 quy mô ngày càng tăng, từ 99 ha một trang trại lên đến nay 185 ha bình quân một trang trại Hiện nay trang trại gia đình ở
Mỹ chiếm 87% tổng số trang trại, 10% trang trại liên doanh và 3% là trang trại hợp doanh nông nghiệp Các trang trại đã sản xuất hơn 50% sản lượng đậu tương và ngô của toàn thế giới, xuất khẩu 40 -50 triệu tấn lúa mì, 50 triệu tấn ngô, đậu tương Lao động làm thuê của Hoa kỳ rất ít Loại trang trại nhỏ nhất thu nhập dưới 100.000 USD/ năm không thuê lao động, các trang trại có thu nhập từ 100.000 USD cũng chỉ thuê 1- 2,5 lao động Nhờ vào việc đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, nên năng suất lao động ở Mỹ rất cao Tính đến thời điểm năm 1990, ở Mỹ một lao động nông nghiệp
đủ nuôi được 80 người (Lê Ngọc Quý, 1994)
Châu Á là khu vực đi lên công nghiệp hoá chậm hơn châu Âu và Bắc Mỹ, đến nay chỉ một số nước và lãnh thổ ở Đông Bắc Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những nước công nghiệp phát triển Đây là vùng đi lên công nghiệp hoá sớm nhất châu
Á đồng thời cũng là địa bàn phát triển kinh tế trang trại đầu tiên của châu Á Đặc điểm của các nước công nghiệp phát triển Đông Bắc Á là đất ít người đông, quy mô đất đai của các hộ nông dân nhỏ bé Do đó trang trại gia đình ở đây có quy mô nhỏ nhất thế giới, bình quân chỉ dưới 1ha trong khi bình quân diện tích của các trang trại ở Tây Âu hiện nay là 20-30 ha (Nguyễn Đình Điền, 2000)
Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở Đài Loan có thể chia làm 4 giai đoạn
Từ 1952 đến 1968 số lượng trang trại tăng từ 679.750 lên 884.112 trang trại, mỗi năm bình quân tăng 1140 trang trại Từ năm 1970 đến năm 1975 số lượng trang trại giảm từ 887.112 xuống 867.547 trang trại Từ năm 175 đến 1979 số lượng trang trại lại tăng lên 898.341 trang trại Từ năm 1979 đến nay số lượng trang trại giảm xuống Quy mô diện tích bình quân của một trang trại cũng tăng giảm theo tỷ lệ nghịch với tăng giảm
số lượng trang trại Hiện nay diện tích bình quân của 1 trang trại ở Đài Loan là 1,12 ha được xếp vào loại những nước có quy mô đất đai trang trại nhỏ nhất thế giới Năm
1984 ở Đài Loan có 96.000 trang trại đến năm 1988 có 739.000 trang trại Số nông trại thuần nông chỉ chiếm 10% còn nông trại kiêm ngành nghề chiếm 90% Thu nhập của
Trang 24các trang trại từ các hoạt động phi nông nghiệp chiếm 62% (Hồ Ngọc Phương ,1990
cả khi công nghiệp hoá đạt trình độ cao
Kinh tế trang trại ở các nước đang phát triển
Các nước đang phát triển hiện nay tập trung ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh Trong quá trình đi lên công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển cũng bắt đầu hình thành và phát triển kinh tế trang trại để đáp ứng nhu cầu về nông sản hàng hoá của thời kỳ công nghiệp hoá, từng bước thay thế cho kinh tế tiểu nông, tự cấp tự túc Khi bắt đầu đi lên công nghiệp hoá, ở các nước đang phát triển một bộ phận kinh tế tiểu nông cũng đã bứt ra khỏi quỹ đạo sản xuất tự cung tự cấp tự túc, tiến lên sản xuất nông sản hàng hoá với mức độ khác nhau theo mô hình kinh tế trang trại như nhiều nước đang phát triển ở Đông Nam Á (Nguyễn Đình Điền, 2000)
Thái Lan là một nước đang phát triển ở Đông Nam Á trên con đường công nghiệp hoá, đang diễn ra sự chuyển dịch từ kinh tế tiểu nông sản xuất tự túc lên kinh tế trang trại sản xuất nông sản hàng hoá phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu Ở vùng đồng bằng có các trang trại sản xuất lúa gạo hàng năm xuất khẩu 5-6 triệu tấn gạo, lượng xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới Ở vùng đồi núi các trang trại trồng sắn
để chế biến bột sắn xuất khẩu, trồng mía làm đường và trồng dứa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dứa xuất khẩu Ở vùng ven biển phát triển các trang trại nuôi trồng thuỷ sản, chủ yếu là nuôi tôm xuất khẩu Ngoài ra còn các trang trại chăn nuôi gà thịt, gà trứng, lợn thịt xuất khẩu và các trang trại chăn nuôi bò sữa Kinh tế trang trại ở Thái Lan phát triển đồng thời ở cả các vùng đồi núi, đồng bằng và ven biển, vì có điều kiện thuận lợi và có nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước (Nguyễn Đình Điền, 2000)
Ở Malaisia và Inđônêsia thì lại khác, kinh tế trang trại tập trung phát triển trướt hết ở vùng đồi núi là nơi có điều kiện đất đai thích hợp và có tập quán sản xuất cây
Trang 25công nghiệp như cao su, cọ dầu, ca cao, hồ tiêu là những mặt hàng thị trường thế giới đang có nhu cầu Còn ở vùng đồng bằng đất hẹp, người đông sản xuất lương thực tự cấp tự túc là chủ yếu thì kinh tế trang trại chưa phát triển Các trang trại sản xuất cây công nghiệp ở vùng đồi núi được hình thành trên cơ sở các đồn điền cũ của tư bản tư nhân trong nước và của các công ty xí nghiệp nông nghiệp quốc doanh chuyển từ cơ chế sản xuất tập trung sử dụng lao động làm thuê sang cơ chế hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp tư nhân và quốc doanh với các hộ gia đình công nhân trên cơ sở giao khoán ruộng đất, cho vay vốn, ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm thô để chế biến xuất khẩu, hình thành các trang trại liên doanh với xí nghiệp, công ty kinh doanh, chế biến xuất khẩu cao su, cọ dầu, vv Ngoài ra, cũng có các hộ gia đình có đất đai và vốn tự sản xuất ra nông sản hàng hoá là các loại cây công nghiệp xuất khẩu theo mô hình trang trại (Nguyễn Đình Điền, 2000)
Nhìn chung các nước đang phát triển, kinh tế trang trại mới phát triển nên số lượng chưa nhiều, tỷ trọng trong tổng số các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp còn thấp nhưng đã trở thành lực lượng xung kích trong sản xuất nông sản hàng hoá và ngày càng phát triển cùng với xu thế tăng trưởng của công nghiệp hoá
Nhận xét
Kinh tế trang trại là sản phẩm tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, được hình thành và phát triển ở các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển đi lên công nghiệp hóa
Hầu hết các nước phải có chính sách giải quyết tốt vấn đề sở hữu đất đai, công
tư rõ ràng trên cơ sở đó hình thành các trang trại dưới nhiều hình thức: trang trại sở hữu đất hoàn toàn, trang trại lĩnh canh một phần, trang trại lĩnh canh hoàn toàn Chính giải quyết tốt quyền sở hữu hay quyền sử dụng đất đai, các trang trại mới có điều kiện hình thành hay mở rộng quy mô sản xuất, có nhiều cơ hội để đầu tư trang bị cơ sở vật chất và ứng dụng khoa hoc công nghệ cao vào quá trình hoạt động sản xuất của mình Chủ trang trại là người vừa quản lý trang trại nhưng cũng đồng thời là người trực tiếp lao động, có năng lực quản lý, biết ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, am hiểu tường tận về thị trường và luôn có những mong muốn vươn lên làm giàu
Trang 26Nhà nước luôn có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để các trang trại hoạt động có hiệu quả Nhà nước khuyến khích chủ trang trại đầu tư và phát triển trang trại Do đặc điểm của lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại là nông nghiệp nên luôn chịu nhiều những tác động của các yếu tố tự nhiên cũng như những biến động của thị trường, các chính phủ có chính sách trợ giá khi gặp hoàn cảnh, điều kiện bất lợi Nhờ vậy, các trang trại di trì và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thường xuyên liên tục
Cơ cấu sản xuất của các trang trại trên thế giới hiện nay phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú: trang trại gia đình, trang trại cổ phần, trang trại hợp tác xã, vv nhưng trang trại gia đình vẫn phổ biến hơn
1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Kinh tế trang trại đã xuất hiện khá lâu trong nền nông nghiệp hàng hóa và hiện nay nó đang tiếp tục phát triển đa dạng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta Bởi lẽ, như nhà triết học Hêghen người Đức đã từng nói: cái gì hợp lý thì nó tồn tại và phát triển
Thật vậy, ở nước ta ngay từ những năm 60, ở miền Bắc, Đảng và nhà nước đã
có cuộc vận động nhân dân vùng đồng bằng có mật độ dân cư đông đi xây dựng nông trang nơi các vùng đất hoang ở trung du, miền núi Trong thời kỳ này cùng với phong trào hợp tác hóa nên gọi là nông trang tập thể và sau đó được sát nhập vào các hợp tác
xã hoặc nông lâm trường quốc doanh Ở miền Nam trong thời kỳ Pháp thuộc, Mỹ ngụy
ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên, với các chính sách hạn điền 10 ha/hộ kinh tế trang trại cũng phát triển mạnh Ở Tây nguyên bên cạnh những đồn điền cao su, ca phê, chè của thực dân Pháp kinh tế trang trại của nông dân cũng phát triển Sau giải phóng năm 1975 các trang trại cũng được tập thể hóa vào hợp tác xã, hoặc sát nhập vào các nông, lâm trường quốc doanh (Ban tư tưởng văn hoá Trung ương, 2002)
Từ sau khi phong trào hợp tác xã nông nghiệp bị giảm sút, sản xuất nông lâm ngư nghiệp gặp nhiều khó khăn, kinh tế hộ nông dân đã được khẳng định vị trí, vai trò trong đường lối phát triển nông nghiệp ở nước ta Trong quá trình phát triển một bộ phận kinh tế nông hộ đã tiến lên sản xuất nông sản hàng hoá theo mô hình kinh tế trang trại ở các vùng từ đồi núi, đồng bằng và ven biển với nhiều loại hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp khá phong phú và đa dạng cụ thể như sau:
Trang 27Vùng đồi miền núi nước ta từ Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây nguyên và Đông Nam Bộ
có quỹ đất trống đồi núi trọc Đất đai và khí hậu hợp với trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc Những năm gần đây xuất hiện nhiều nhiều hộ nông dân đi vào sản xuất hàng hoá hình thành nên các trang trại trồng rừng, trồng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, điều, chè, quế ở Yên Bái cho thấy hơn 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu là sản xuất hàng hoá từ khu vực trang trại Toàn tỉnh Yên Bái có 45,55% trang trại thiếu từ 5-25 lao động, vùng trồng rừng kinh tế đạt 60.000 ha góp phần đưa độ che phủ cao 31,5% Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang đi lên kinh tế trang trại từ cây vải thiều, huyện vân Yên (Yên Bái) phát triển kinh tế trang trại từ cây quế; huyện Đắc Trung (Lâm Đồng), Đắc Min (Đắc lắc) phát triển trang trại từ cây cà phê, huyện Bình Long (Bình Phước), Bến Cát (Bình Dương) phát triển kinh tế trang trại từ cây cao su (Trần Kiên, 2000)
Nước ta có vùng ven biển dài hơn 2000 km từ Mống Cái đến Hà Tiên có nhiều
eo biển, bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn với tổng diện tích trên 400.000 ha và vùng lãnh hải rộng lớn có điều kiện để phát triển nuôi trồng, khai thác hải sản Về nuôi trồng hải sản tôm cua, cá, sò huyết đến 1997 có 15.666 trang trại nhỏ từ 1ha đến 5 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, 139 trang trại có quy mô từ 5ha - 20ha và 15 trang trại tư bản tư nhân có quy mô lớn hơn Hiện nay, đang phát triển các trang trại nuôi tôm trên cát khá phổ biến ở khu vực Duyên Hải miền trung (Trần Kiên, 2000)
Đồng bằng là vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở nước ta chiếm 70- 80% sản lượng lương thực thực phẩm của cả nước và cũng là nơi tập trung xuất khẩu gạo, các loại thực phẩm khác Ở đồng bằng Sông Cửu Long, tiêu biểu là vùng Đồng Tháp Mười
và tứ giác long xuyên sản lượng thóc hàng hoá đạt 8- 9 triệu tấn/năm và khối lượng gạo xuất khẩu đạt 3,4- 4 triệu tấn/năm Chủ yếu là sản phẩm hàng hoá của các trang trại Qua khảo sát thực tế về hiệu quả trang trại nông lâm thuỷ sản có 91% địa phương đánh giá là kinh tế trang trại hơn hẳn kinh tế hộ gia đình (Trần Kiên, 2000)
Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn và thuỷ sản năm 2001, như quy định của Tông cục thống kê về tiêu chuẩn trang trại thì đến ngày 1/10/2001, cả nước
có 61.017 trang trại Cơ cấu các loại trang trại: cây hàng năm có 21.756 trang trại (chiếm 35,66%), cây lâu năm có 16.578 trang trại (chiếm 27,17%), nuôi trồng thuỷ sản
Trang 28doanh tổng hợp là 2.240 trang trại (chiếm 3,67%) Các trang trại đã sử dụng 369,6 ngàn ha đất và mặt nước, bình quân một trang trại 6,08 ha đất và mặt nước đang sử dụng Các trang trại đã sử dụng 168.134 lao động của gia đình chủ trang trại và 206.067 lao động thuê mướn ngoài, bình quân 1 trang trại có 6,13 lao động Tổng vốn đầu tư của các trang trại là 8.294,7 tỷ đồng, bình quân một trang trại 135,9 triệu đồng vốn sản xuất Tổng thu của các trang trại là 5.360,9 tỷ đồng, bình quân một trang trại 87,85 triệu đồng, tỷ suất hàng hoá 92,6% Thu nhập bình quân một nhân khẩu của hộ chủ trang trại là 584 ngàn đồng, cao gấp 2,5 lần thu nhập bình quân một người lao động ở nông thôn (Nguyễn Quán, 2004)
Theo tài liệu phục vụ nghiên cứu nghị quyết TW5 khoá IX, hiện nay ở nước ta
có 11.780.184 hộ sản xuất nông nghiệp, có 130.000 hộ làm kinh tế trang trại, nếu xếp theo tiêu chuẩn quy định theo thông tư liên Bộ nông nghiệp và PTNT - Tổng cục thống kê số 69/2000/TTLB-TCTK ngày 23-6-2000 thì cả nước có 55.852 trang trại Các trang trại sử dụng lao động trong gia đình 45%, lao động thuê ngoài 55%
(trong đó lao động theo thời vụ khoảng 70%; riêng trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản lao động thời vụ 10-20% số lao động thuê ngoài (Ban tư tưởng văn hoá Trung ương, 2002)
Nhận xét về tình hình và xu thế phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Kinh tế trang trại ở ta được hình thành từ rất sớm Tuy nhiên, do những đặc điểm phát triển kinh tế của nước ta qua các thời kỳ khác nhau mà mô hình này có những giai đoạn phát triển theo những xu thế khác nhau, có lúc mất đi, có lúc phát triển nhanh Đặc biệt trong những năm gần đây, kinh tế trang trại có tốc độ phát triển nhanh chóng cả về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn
là trang trại gia đình nông dân và một số tỷ lệ đáng kể của gia đình cán bộ, công nhân,
bộ đội, công an đã nghỉ hưu Nhìn chung kinh tế trang trại ở nước ta phát triển mạnh ở
3 vùng: đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, sông Hồng và Tây nguyên Miền trung phát triển chậm Trong quá trình hình thành và phát triển của kinh tế trang trại ở nước
ta thời gian qua có thể rút ra mặt tích cực và tồn tại sau:
Trang 29Mặt tích cực
Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hoá
Kinh tế trang trại ngày càng hoạt động có hiệu quả, tạo ra động lực để phát triển kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp xoá bỏ phương thức sản xuất tự cung tự cấp trong sản xuất nông nghiệp Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng
1.3 Tổng quan về tài liệu
1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới
Theo Stefan M (2003), những trang trại quy mô nhỏ có tăng trưởng kinh tế đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới thị trường Trong khi đó White
và Dawson (2004) cho rằng các trang trại ở Tiểu vương quốc A Rập Thống Nhất gặp phải rủi ro về giá một cách đáng kể Các trang trại quy mô nhỏ đang đứng trước tương lai không sáng sủa (Peter và Hazell (2005), Chuỗi marketing đang thay đổi và trở nên phức tạp hơn về nhu cầu chất lượng và sự an toàn thực phẩm Các quốc gia đang phát triển đang phải cạnh tranh không công bằng với các quốc gia giàu có cả thị trường nội địa và xuất khẩu Điều này làm thu hẹp dần quy mô của các trang trại ở các quốc gia nghèo Họ cho rằng để giúp các trang trại nhỏ có tương lai tốt hơn cần có sự nỗ lực của chính phủ, NGOs và các bộ phận tư nhân để tạo ra môi truờng kinh tế cho sự phát triển của các trang trại
Trang 301.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Phạm Đăng Đoan Thuần (2008) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi tỉnh Bến Tre và đã kết luận hình thức tổ chức sản xuất (nông hộ/trang trại), qui mô đàn, vốn đầu tư tài sản cố định, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất (chăn nuôi thuần/kinh doanh tổng hợp) có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại Công trình nghiên cứu này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và giải pháp cho phát kinh tế trang trại ngành chăn nuôi nói chung Nhưng vì các trang trại chăn nuôi các loại vật nuôi khác nhau thì có đặc trưng khác nhau cần giải pháp khác nhau nên không thể dùng chung một giải pháp được Thêm vào đó, tác giả cũng chỉ nghiên cứu tổng quát các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của trang trại, và chưa tìm hiểu nguyên nhân của các ảnh hưởng đó, nên việc đưa ra các giải pháp thuyếtphục chưa cao
Lê Văn Thu (2004) cho biết được các yếu tố vốn, tuổi, lao động, vùng có ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của trang trại
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đều đề cập đến những vấn đề cơ bản của kinh tế trang trại và có thể tóm lược như sau:
1 Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tế phát triển kinh tế trang trại của các nước trong khu vực và trên thế giới
2 Đánh giá thực trạng về kinh tế trang trại, thông qua đó rút ra những thành công và hạn chế và các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế trang trại
3 Đưa ra những định hướng và giải pháp để phát triển kinh tế trang trại, đề nghị những chính sách vĩ mô và vi mô để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Chúng tôi cho rằng những công trình khoa học trên là những tư liệu rất quí báu
cả về mặt lý luận và thực tiễn và là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này
Trang 31Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Trang trại và kinh tế trang trại
Hiện nay, trong các tài liệu nghiên cứu khoa học kinh tế, trang trại và kinh tế trang trại được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau, thể hiện rõ qua các khái niệm
Theo hiệp hội khoa học kinh tế Việt Nam năm 2000, trang trại là chủ lực của các tổ chức làm nông nghiệp ở các nước tư bản cũng như các nước đang phát triển Trang trại là một đơn vị kinh tế hộ gia đình có tư cách pháp nhân, được Nhà nước giao quyền sử dụng một số diện tích đất đai, rừng, biển hợp lý; để tổ chức lại quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa; tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới nhằm cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá
có chất lượng cao hơn cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả kinh tế
- xã hội của từng đơn vị diện tích, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống
và chất lượng cuộc sống của mọi người tham gia (Trần Kiên, 2000).Trang trại gia đình
là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường từ khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến, khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở một số nước châu Âu (Nguyễn Điền, 1993) Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông lâm, thủy sản, có mục đích sản xuất hàng hóa, có tư liệu sản xuất thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường (Nguyễn Thế Nhã, 1999) Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở lao động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tư cách pháp nhân, tự chủ sản xuất
Trang 32sản hàng hóa, tạo ra nguồn thu nhập chính và đáp ứng nhu cầu cho xã hội (Trần Hữu Vang, 1993) Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp (hiểu nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp) phổ biến được hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế nông hộ Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại có gắn với sự tích tụ tập trung các yếu tố sản xuất kinh doanh đất đai, lao động, tư liệu sản xuất - vốn, khoa học công nghệ, để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa với với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao (Đào Công Tiến, 2000) Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa lớn trong nông, lâm, ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau ở nông thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo ra sức sinh lời cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra; có trình độ đưa những thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hóa tạo ra sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế -xã hội cao (Trần Hai, 2000)
Mặc dù, nhiều tác giả đưa ra những khái niệm khác nhau nhưng chúng đều có những điểm chung như sau:
Trang trại là một cơ sở sản xuất -kinh doanh hàng hóa trong nông, lâm, ngư nghiệp ở nông thôn
Có nguồn gốc hình thành và phát triển từ kinh tế nông hộ nhưng ở vào giai đoạn có trình độ tổ chức quản lý sản xuất hàng hóa cao hơn
Khai thác và sử dụng các nguồn lực kinh tế ở địa phương (đất đai, vốn, lao động, ứng dụng khoa học công nghệ) một cách có hiệu quả
Hoạt động sản xuất - kinh doanh luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường Nguồn gốc sở hữu của trang trại là thành phần kinh tế tư nhân là chủ yếu, song
do sự tác động của kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế nên nó ngày càng mở rộng ra nhiều hình thức sở hữu, từ một thành phần kinh tế đến nhiều thành phần kinh
tế
Ngoài ra, qua thực tiễn hoạt động sản xuất - kinh doanh ở các trang trại, chúng tôi nhận thấy rằng, lĩnh vực hoạt động của nó không chỉ bó hẹp trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, mà bên cạnh chuyên môn hoá sản xuất nông lâm ngư nghiệp còn có kết hợp thêm một số hoạt động dịch vụ kinh doanh hỗ trợ các yếu tố đầu vào, đầu ra và
Trang 33các hoạt động chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm mục đích tăng thêm thu nhập của trang trại Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trang trại là một đơn vị sản xuất cơ bản của nền nông nghiệp hàng hóa nước ta được tổ chức trên nguyên tắc tích
tụ và tập trung ruộng đất, vốn, tập trung và chuyên môn hóa lao động vào một, một số, hay nhiều chủ thể kinh doanh ở một qui mô nhất định, nhằm đạt sản lượng hàng hóa cao, tỷ xuất hàng hóa cao nêu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại như sau:
Trang trại là một đơn vị sản xuất cơ bản của nền nông nghiệp hàng hóa được tổ chức trên nguyên tắc tích tụ và tập trung ruộng đất, vốn, tập trung và chuyên môn hóa lao động vào một, một số, hay nhiều chủ thể kinh doanh ở một qui mô nhất định, nhằm đạt sản lượng hàng hóa cao, tỷ xuất hàng hóa cao
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân, có sự tích tụ và tập trung ruộng đất, vốn và lao động với qui mô lớn hơn, nhằm mục đích sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp ngày càng nhiều hơn, có hiệu quả hơn theo yêu cầu kinh tế thị
trường
2.1.2 Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN.TCTK ngày 23-6-2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê quy định tiêu chí kinh tế trang trại xác định như sau:
Về định tính căn cứ vào 3 đặc trưng :
1/ Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với quy mô lớn
2/ Mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thủy sản hàng hóa
3/ Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết
áp dụng khoa học kỹ thuật; tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ
Trang 34Về định lượng căn cứ vào hai tiêu chí sau:
1/Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân một năm:
a/ Đối với phía Bắc và duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên
b/ Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên
2/ Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế
a/Đối với trang trại trồng trọt
- Trang trại trồng cây hàng năm:
+ Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên
- Trang trại trồng cây lâu năm:
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung
+ Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên
+ Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên
- Trang trại lâm nghiệp:
Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước
- Đối với trang trại chăn nuôi:
+ Chăn nuôi đại gia súc: chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên
+ Chăn nuôi gia súc thường: chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với hơn 20 con trở lên, đối với dê, cừu thịt từ 100 con trở lên; chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên, dê thịt có từ 200 con trở lên
+ Chăn nuôi gia cầm có thường xuyên từ 2.000 con trở lên
- Trang trại nuôi trồng thủy sản: diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có
có từ 2 ha trở lên
- Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, thủy đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hóa (tiêu chí 1)
Theo Thông tư số 69/2000/TTLT kinh tế hộ được xác định là kinh tế trang trại phải hội đủ cả 2 tiêu chí giá trị sản xuất hàng hoá và quy mô trên
Trang 35Để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý và khích thích phát triển kinh
tế trang trại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 74/2003/ TT-BNN nhằm hướng dẫn phương pháp định lượng để xác định kinh tế trang trại như sau:
Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân một năm, hoặc về quy mô sản xuất của trang trại như đã trình bày ở trên
Đối với hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá trị sản lương dịch vụ bình quân năm 40 triệu đồng
Như vậy, những hộ tuy quy mô sản xuất nhỏ hơn quy định nhưng đạt giá trị hàng hoá bình quân từ 40 triệu đồng trở lên và ngược lại những trang trại tuy chưa đạt mức giá trị hàng hoá trên vẫn được công nhận là trang trại
2.1.3 Các lý thuyết liên quan trong quá trình phân tích của đề tài
2.1.3.1 Lý thuyết lợi thế kinh tế theo qui mô
Theo lý thuyết lợi thế kinh tế theo qui mô (Pindyck và Rubinfeld, trích từ Võ Thị Thanh Hương, 2007), việc đo lường sản lượng gia tăng tương ứng với sự gia tăng của tất cả các yếu tố đầu vào là vấn đề cốt lõi để tìm ra bản chất của quá trình sản xuất trong dài hạn Hiệu suất tăng dần theo quy mô khi sản lượng tăng hơn hai lần trong lúc các yếu tố đầu vào tăng gấp đôi Như vậy lợi thế kinh tế theo qui mô là đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất ra Điều này xảy ra khi qui mô sản xuất lớn hơn, cho phép công nhân và nhà quản lý chuyên môn hóa các nhiệm vụ của họ và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất như đất đai, máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển Sự phát triển các xí nghiệp, nhà máy có hiệu suất tăng dần theo qui mô sẽ có lợi thế kinh tế hơn là để nhiều
cơ sở sản xuất nhỏ cùng tồn tại
Đối với sản xuất nông nghiệp, chúng ta nhận thấy qui mô về diện tích đất, vốn, lao động, máy móc trang bị của kinh tế nông hộ đều rất nhỏ so với qui mô của trang trại Qui mô nhỏ về diện tích đất và vốn sản xuất sẽ là trở ngại cho việc áp dụng các
Trang 36diện tích đất, vốn, lao động, máy móc trang bị tập trung lớn hơn sẽ thuận tiện cho cơ giới hóa, giải phóng sức người, áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới, chi phí sản xuất
sẽ giảm nhanh theo qui mô sản lượng tăng do vậy kinh tế trang trại có hiệu suất cao hơn và có lợi thế kinh tế theo qui mô
2.1.3 2 Lý thuyết về chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp:
Wharton (1971) đã đưa ra 6 nguyên nhân chính giải thích lý do mà nông dân không sẵn lòng áp dụng kỹ thuật mới (trích Đinh Phi Hổ, 2003): Không biết hoặc không hiểu về kỹ thuật mới do đó không dám áp dụng; Không có đủ năng lực để thực hiện: vì không có kiến thức và kỹ năng mới để thực hiện kỹ thuật mới; Không được chấp nhận về mặt tâm lý văn hoá và xã hội: do nông dân sản xuất theo tập quán nông nghiệp truyền thống, cách tính toán không phải trên giấy mà bằng kinh nghiệm và suy nghĩ riêng; Không thích nghi: do không biết kỹ thuật mới có thích nghi với điều kiện địa phương không Không khả thi về kinh tế: do chi phí tăng cùng với sản lượng tăng nhưng lợi nhuận thấp hơn cách tính truyền thống Không sẵn có điều kiện để áp dụng Trong 6 yếu tố ảnh hưởng chính đến việc nông dân không sẳn lòng áp dụng kỹ thuật mới thì có đến 3 yếu tố là do kiến thức nông nghiệp hạn chế của nông dân Kiến thức nông nghiệp của nông dân có thể xem như là tổng thể các kiến thức về kỹ thuật, kinh
tế và cộng đồng mà người nông dân có được và ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình Có thể thấy ngoài những yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất như giống mới, phân, thuốc, trang bị cơ giới và vốn thì kiến thức nông nghiệp đã trở nên yếu tố quan trọng giúp nông dân thành công trong hoạt động sản xuất
Theo Marshall (1890), kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất Theo Hsiesh (1963), kiến thức nông nghiệp của nông dân phụ thuộc vào mức độ họ tiếp cận với các hoạt động cộng đồng ở vùng nông thôn Wharton (1963) cho rằng với tất cả các nguồn lực đầu vào giống nhau hai nông dân với sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau (trích Đinh Phi Hổ, 2003) Như vậy, nông dân phải có đủ kiến thức để kết hợp các nguồn lực thì sản xuất mới hiệu quả, nhất là các chủ trang trại với quy mô sản xuất lớn nếu không có kiến thức để kết hợp các nguồn lực do tích lũy phát triển đã trở nên lớn và phức tạp thì không những không tận dụng được lợi thế kinh tế theo qui mô mà còn bị ảnh hưởng bởi hiện tượng hiệu suất kinh tế giảm dần theo quy mô
Trang 372.1.3.3 Mô h́inh Harrod- Domar
Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu
tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp (trích Đinh Phi Hổ, 2003) Đó là số tiền dùng
để mua hoặc thuê ruộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, xây dựng chuồng trại, đầu tư phát triển đàn gia súc – gia cầm, mua máy móc thiết bị, nông cụ và tiền mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc, thuốc thú y) Vốn trong nông nghiệp được phân thành vốn cố định và vốn lưu động Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định như tư liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong một thời gian dài vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu và giá trị của nó được chuyển dần sang giá trị sản phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn Ví dụ máy móc nông nghiệp, nhà kho, sân phơi, công trình thủy nông, gia súc làm việc, gia súc sinh sản, vườn cây lâu năm Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu động là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử dụng trong một thời gian ngắn, sau một chu kỳ sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu và chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm sản xuất ra Ví dụ: phân bón, thuốc trừ sâu - dịch bệnh, thức ăn gia súc, nguyên vật liệu Harrod- Domar cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn sản xuất tăng thêm có được từ đầu tư và tiết kiệm của quốc gia ứng dụng trong kinh tế trang trại khi quy mô vốn tự có tích lũy qua năm tháng và vốn vay tăng lên giá trị tổng sản lượng và năng suất lao động của trang trại sẽ tăng nếu vốn được đầu tư đúng
2.1.3.4 Lý thuyết phân tích hồi qui
Hồi qui là công cụ cơ bản để đo lường kinh tế Phân tích hồi qui đo lường mối
quan hệ phụ thuộc của một biến với một hay nhiều biến khác
Phân tích hồi qui được tiến hành các bước sau:
Bước 1: Xác định và nêu ra các giả thiết về mối quan hệ giữa các biến kinh tế
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật ước lượng hồi qui tuyến tính bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS – Ordiniary Leats Squares) dựa trên ba giả thuyết của mô hình như sau:
a Mối quan hệ giữa Y và Xi là tuyến tính (theo tham số)
b Xi là các biến số ngẫu nhiên và các giá trị của nó là không đổi, cố định
Trang 38c Số hạng sai số có giá trị kỳ vọng bằng không và phương sai không đổi (là hằng số) cho tất cả các quan sát tức là E(i)=0 và E(i2)=0 Các biến số ngẫu nhiên i
là độc lập về mặt thống kê Như vậy, E(ij)=0 với ij Số hạng sai số phân phối chuẩn
Bước 2: Thiết lập mô hình toán học để mô tả quan hệ giữa các biến số
Như vậy trình bày ở phương trình hồi qui ở dạng tuyến tính:
Y=0 +1X1 +2X2 + 3X3 + …+nXn +
Y: Biến số phụ thuộc
Xi: Biến số độc lập (i=1,2,…,k)
i: Hệ số ước lượng (i=0,1,2,…,k)
: Sai số của mô hình
Bước 3: Ước lượng các tham số của mô hình (i)
Các ước lượng này là các giá trị thực nghiệm của tham số trong mô hình Ngoài
ra, theo lý thuyết kinh lượng, nếu các giả thiết của mô hình đều thỏa, các hàm ước lượng i là các hàm ước lượng tuyến tính tốt nhất không thiên lệch (BLUE – Best Linear Unbiased Estimation)
Bước 4: Kiểm định các giả thiết đặt ra
Bước 5: Phân tích mô hình
2.1.3.5 Lý thuyết về hiệu quả kỹ thuật
2.1.3.6.1 Tập khả năng sản xuất
Một công nghệ sản xuất sử dụng các vecto đầu vào x=(x1, x2, xn) Rn
+ để sản xuất ra các vecto đầu ra không âm y =(y1,y2, ym) Rm
+ Tập hợp khả năng sản xuất của một đơn vị sản xuất (PU) là tập hợp con T của không gian R+n+m Một tập hợp khả sản xuất PU có thể tập hợp bất kỳ đầu vào- đầu ra (x, y) T Tập hợp giới hạn khả năng sản xuất là tập hợp các vecto đầu vào- đầu ra Nó có thể được trình bày như sau:
T= { (x,y): x có thể sản xuất ra y }
Tập hợp khả năng sản xuất có thể được trình bày bởi tập hợp yêu cầu yếu tố đầu vào L(y) vào hay tập hợp đầu ra sản xuất được P(x) (Fare, Grosskopf and lovell, 1994) Tập hợp yêu cầu yếu tố đầu vào trình bày tập hợp tất cả các vecto đầu vào x=(x1, x2, xn) Rn
+ mà sản lượng tại các vecto đầu ra thấp nhất y =(y1,y2, ym) Rm
+
Nó có thể được trình bày: L(y)={x:(x,y)}
Trang 39Tập hợp đầu ra sản xuất được là tập hợp tât cả các vecto đầu ra y =(y1,y2, ym)
Rm
+ mà được sản xuất từ vecto đầu vào x=(x1, x2, xn) Rn
+ Nó được trình bày P(y)={y:(x,y)}
2.1.3.6.2 Giới hạn khả năng sản xuất
Giới hạn khả năng sản xuất được định nghĩa là đầu ra y tối đa có thể sản xuất
được (maximum producible output) y khi cho trước một vector đầu vào x, tập khả năng
sản xuất T(x;y)>=0 Nó được trình bày dưới dạng y=f(x) đây là hàm giới hạn khả năng sản xuất, là giới hạn lớn nhất của T cho yếu tố đầu vào x, đầu ra y=f(x) tối đa có thể sản xuất được Hàm giới hạn khả năng sản xuất có thể được trình bày:
Hiệu quả có liên quan đến mối quan hệ giữa nguồn lực đầu vào khan hiến (ví
dụ như lao động, vốn, máy móc) và hoặc là kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng
Hiệu quả kỹ thuật
Đề cập đến mối quan hệ vật lý giữa đầu ra và đầu vào Một vị trí có hiệu quả kỹ thuật xem là đạt được khi đạt được đầu ra tối đa có thể khi cho trước một tập đầu vào
x Một nhà sản xuất được xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu một sự gia tăng trong bất kì đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác họăc một sự gia tăng của
ít nhất một đầu vào Do đó, một PU với đầu vào-ra (x,y) T sẽ là hiệu quả nếu như
x
Xi T
MLE T
y ymax
OLS T
Trang 40Hiệu quả phân bố: hiệu quả kỹ thuật không thể so sánh trực tiếp các đầu ra được sản xuất bởi các tập đầu vào khác nhau, khi một tập đầu vào có thể sản xuất một mức đầu ra giống nhau (hoặc tốt hơn) với ít hơn (hoặc nhiều hơn) một đầu vào này và nhiều hơn đầu vào khác Do đó, hiệu quả phân bố đề cập đến khả năng đạt được lợi nhuận tối đa ở một mức giá cho trước với những đầu ra và đầu vào cho trước
Hiệu quả kinh tế: khái niệm này không chỉ quan tâm đến hiệu quả khi sử dụng đầu vào để sản xuất đầu ra, mà còn hiệu quả kỹ thuật của quá trình sản xuất
Theo Farrell (1957), việc đo lường hiệu quả kỹ thuật có thể được bằng cách sử dụng lượng đầu vào và đầu ra mà không cần quan tâm đến giá của đầu vào và đầu ra Trong hình bên dưới, A là điểm đang nghiên cứu, B nằm trên đường đẳng lượng SS’, khi đó, hiệu quả kỹ thuật của đơn vị sản suất hoạt động tai A là :
TE= OB/OA Nếu tỉ số giá các yếu tố đầu vào được trình bày bằng độ dốc đường đẳng phí WW’ thì hiệu quả phân phối (AE)của đơn vị sản xuất tại điểm A là :
AE= OC /OB Khi đó ta tính được hiệu quả kinh tế của đơn vị sản xuất hoạt động tại A là
EE=TE x AE = OC /OA
Hình 2.2 Hình đo lường hiệu quả của sản xuất
A B