BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ********** HUỲNH THANH VŨ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, NHIỄM GIUN SÁN TRÊN HEO Ở CÁC HỘ CHĂN NUÔI TẠI TỈNH TRÀ VINH VÀ HIỆU QUẢ C
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**********
HUỲNH THANH VŨ
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, NHIỄM GIUN SÁN TRÊN HEO
Ở CÁC HỘ CHĂN NUÔI TẠI TỈNH TRÀ VINH VÀ HIỆU QUẢ
CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
TẨY GIUN TRÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 09/2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**********
HUỲNH THANH VŨ
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, NHIỄM GIUN SÁN TRÊN HEO
Ở CÁC HỘ CHĂN NUÔI TẠI TỈNH TRÀ VINH VÀ HIỆU QUẢ
CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
Trang 3TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, NHIỄM GIUN SÁN TRÊN HEO
Ở CÁC HỘ CHĂN NUÔI TẠI TỈNH TRÀ VINH
VÀ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
TẨY GIUN TRÒN
HUỲNH THANH VŨ
Hội đồng chấm luận văn:
1 Chủ tịch: PGS.TS NGUYỄN VĂN KHANH
Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
2 Thư ký: TS TRẦN THỊ BÍCH LIÊN
Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
3 Phản biện 1: TS NGUYỄN HỮU HƯNG
Đại học Cần Thơ
4 Phản biện 2: TS VÕ THỊ TRÀ AN
Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
5 Ủy viên: TS LÊ HỮU KHƯƠNG
Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Trang 4
- Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh
Số 20A Lê Lợi, phường 1, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
- Điện thoại: 0915 615 116
- E-mail: vutravinh@gmail.com
- Tình trạng hôn nhân: độc thân
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Người cam đoan
Huỳnh Thanh Vũ
Tôi cam đoan những công bố trong luận văn này là trung thực và
là một phần trong đề tài cấp Bộ mã số: B2008 - 12 - 70 do TS Lê Hữu Khương làm chủ nhiệm Những số liệu trong luận văn được phép công bố với sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lên hương hồn Ba kết quả đạt được hôm nay
Lòng biết ơn sâu sắc gửi đến giáo viên hướng dẫn:
Tiến sĩ Lê Hữu Khương
đã hết lòng tận tình dìu dắt, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Thầy, Cô Khoa Chăn nuôi Thú y và Phòng đào tạo Sau đại học đã truyền đạt những kiến thức quí báu và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa học Xin chân thành ghi ơn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình đã tận tình giúp
đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cám ơn
Ông Lê Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đã tạo điều kiện cho tôi học sau đại học
Nông nghiệp và PTNT các huyện Càng Long, Cầu Ngang và Trà Cú, cùng một số cán bộ trạm thú y và thú y viên cơ sở
Cảm ơn và chia sẻ những thành quả đạt được với mẹ và các anh chị
em cùng bạn Phan Thanh Mỹ đã là nguồn động viên lớn cho tôi trong suốt quá trình học tập
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Cao học Thú y 2007
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài “Tình hình chăn nuôi, nhiễm giun sán trên heo ở các hộ chăn
nuôi tại tỉnh Trà Vinh và hiệu quả của một số loại thuốc tẩy giun tròn” được
tiến hành từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009 tại ba huyện Càng Long, Cầu Ngang và Trà Cú thuộc tỉnh Trà Vinh bằng phương pháp phỏng vấn 337 hộ chăn nuôi, mổ khám 325 heo và xét nghiệm 484 mẫu phân, đồng thời thử nghiệm hiệu quả tẩy giun tròn của levamisole và ivermectin trên 60 heo
Kết quả về hiện trạng chăn nuôi cho thấy người dân chủ yếu nuôi heo thịt, qui mô từ 1 - 10 con Giống heo được chọn nuôi là Yorkshire lai được tự cung tự cấp Chuồng trại đa số có nền và vách được xây kín bằng gạch xi măng Thức ăn nuôi heo chủ yếu mua từ các nhà máy Đa số hộ chăn nuôi có
sử dụng rau xanh bổ sung cho heo Nguồn nước uống cho heo là nước giếng không được xử lý Phần lớn chất thải chăn nuôi chưa xử lý được đổ trực tiếp
ra môi trường Đa số hộ chăn nuôi có tiêm phòng vaccine, tẩy giun sán và sát trùng chuồng trại định kỳ
Kết quả khảo sát hiện trạng nhiễm ký sinh trùng cho thấy có 3 loài
giun sán thuộc 2 lớp được định danh là Ascaris suum (20,31%),
Trichocephalus suis (8%) và Macracanthorhynchus hirudinaceus (0,31%)
Tỷ lệ nhiễm giun sán trung bình trên heo là 28,61% Lớp Nematoda nhiễm
là 28,31%, cao hơn lớp Acanthocephala là 0,31% Cả hai loài Ascaris suum
và Trichocephalus suis đều được tìm thấy trên heo ở mỗi huyện Riêng loài
Macracanthorhynchus hirudinaceus chỉ phát hiện trên heo ở huyện Cầu
Ngang Tỷ lệ nhiễm từng loài giun sán ở heo thịt và heo nái như nhau
Kết quả xét nghiệm phân cho thấy ngoài Ascaris suum nhiễm 15,29%;
Trichocephalus suis nhiễm 12,19%, còn phát hiện giống Oesophagostomum
nhiễm 7,44% Tỷ lệ nhiễm giun sán chung trên heo là 29,96% Heo từ 3 đến 4 tháng tuổi nhiễm giun sán cao nhất (50,62%) và thấp nhất ở 1 đến 2 tháng tuổi (19,13%)
Trang 8Hiệu quả tẩy sạch giun sán của levamisole ở liều 8 mg/kg thể trọng đối
với Ascaris suum, Oesophagostomum spp là 100% và Trichocephalus suis là
88,89% Ivermectin ở liều 0,4 mg/kg thể trọng có hiệu quả tẩy sạch
Trichocephalus suis (93,75%) cao hơn liều 0,3 mg/kg thể trọng (86,67%) Hiệu
quả tẩy sạch của ivermectin ở hai liều thử nghiệm trên đối với Ascaris suum
đạt 100%
Trang 9SUMMARY
The study on “Situation of pig raising and helminth infestation at
households in Tra Vinh province and efficiency usage of some anthelminths” was
carried out from May to December 2009 at Cang Long, Cau Ngang and Tra Cu districts of Tra Vinh province The data was collected by interviewed of 337 households, autopsied of 325 pigs, examinated of 484 fecal samples and used of levamisole and ivermectin for rejecting of worms of 60 pigs
The results on pig breeding situation shown that most of households have raised finishing pigs with 1 to 10 pigs per household The major pig breed was cross-breed Yorkshire produced by themselves The pens were built by bricks and cement Many households used concentrate feed from mill factories and vegetables for pigs Drinking water was supplied from wells and untreated before using Most of households discharged the wastewater directly to the environment All most households vaccinated their pigs, de-wormed and disinfected of pig pens
The results on parasitic infestation shown that three species of helminths
were found respectively Ascaris suum (20.31%), Trichocephalus suis (8%), and
Macracanthorhynchus hirudinaceus (0.31%) The average prevalent of helminth
in pigs was 28.61% The Nematoda infestation was 28.31%, higher than the
Acanthocephala infestation was 0.31% Both Ascaris suum and Trichocephalus
suis were distributed in pigs of all districts The Macracanthorhynchus hirudinaceus was only found at Cau Ngang district The prevalent of helminth
species in finishing pigs and sows was the same
The results on fecal examination shown that prevalence of Ascaris suum was 20.31%, Trichocephalus suis 8% and Oesophagostomum 7.44% The average rate
of helminth infestation in pigs was 29.96% Pigs from 3 to 4 months old were infested with the highest rate (50.62%) and the lowest rate in pigs from 1 to 2 months old (19.13%)
The efficiency of levamisole at dose of 8 mg/kg body weight against
Ascaris suum and Oesophagostomum spp was 100%, and Trichocephalus suis
Trang 10was 88.89% The disinfection efficiency of ivermectin to Trichocephalus suis at
the dose 0.4 mg/kg body weight gave a much better than the dose of 0.3 mg/kg
body weight, respectively 93.75 and 86.67% The efficiency of ivermectin against
Ascaris suum at two doses of testing was 100%
1.1.3 Tình hình chăn nuôi heo của tỉnh Trà Vinh 5
1.2 Tổng kết những công trình nghiên cứu về giun sán ký sinh trên heo 6
1.2.1 Nghiên cứu về giun sán ký sinh trên heo ở nước ngoài 6
1.2.2 Nghiên cứu về giun sán ký sinh trên heo ở trong nước 14
1.3 Một số loài giun sán thường ký sinh trên heo 20
2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Thời gian thực hiện 35
2.2 Địa điểm thực hiện 35
2.3 Nội dung nghiên cứu 36
Trang 112.4 Công thức tính và xử lý số liệu 37
2.5 Các phương pháp nghiên cứu 38
3.1.5 Cấu trúc chuồng trại 45
3.3.2 Thành phần, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán 58
3.3.4 Tỷ lệ nhiễm giun sán trên heo theo địa điểm 65
3.4 Tình hình nhiễm giun sán trên heo qua xét nghiệm phân 67
3.4.3 Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán theo địa điểm 69
3.4.4 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo lứa tuổi heo 73
3.5 Thử nghiệm một số loại thuốc tẩy giun tròn 76
Trang 12KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC
Trang 1330 Hình 1.10 Công thức cấu tạo của ivermectin
32 Hình 3.1 Chuồng nuôi heo nền xi măng vách hở
46 Hình 3.2.Giếng khoan được sử dụng cung cấp nước nuôi heo
50
Trang 14Hình 3.3 Chất thải chăn nuôi heo cho trực tiếp ra đất
Trang 15Bảng 3.6 Các loại thức ăn cho heo 47
Bảng 3.7 Sử dụng rau xanh cho heo ăn 49
Bảng 3.8 Nguồn nước uống và tắm cho heo 50
Bảng 3.9 Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi heo 51
Bảng 3.10 Tiêm phòng vaccine cho heo 53
Bảng 3.12 Sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại 55
Bảng 3.13 Tỷ lệ nhiễm giun sán chung trên heo qua mổ khám 56
Bảng 3.14 Thành phần, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán 58
Bảng 3.15 Tỷ lệ nhiễm theo lớp giun sán trên heo 64
Bảng 3.16 Tỷ lệ nhiễm giun sán trên heo theo địa điểm 66
Bảng 3.17 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo nhóm heo 67
Bảng 3.18 Tỷ lệ hộ có heo nhiễm giun sán qua xét nghiệm phân 68
Bảng 3.19 Tỷ lệ nhiễm giun sán chung trên heo 69
Bảng 3.20 Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở heo 70
Bảng 3.21 Tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo theo lứa tuổi heo 74
Đồ thị 3.1 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo lứa tuổi heo 75
Bảng 3.22 Hiệu quả tẩy sạch giun sán của một số loại thuốc tẩy giun tròn 77
Trang 16MỞ ĐẦU Đặt vấn đề
Để chăn nuôi phát triển bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao ngoài việc đáp ứng nhu cầu về thức ăn, con giống, chuồng trại, xử lý nguồn chất thải…thì việc tăng cường phòng chống dịch bệnh có ý nghĩa quan trọng Trong đó, cần chú ý phòng trị bệnh ký sinh trùng nói chung, đặc biệt là bệnh giun sán
Bên cạnh đó, cách thức nuôi dưỡng và vệ sinh chăm sóc cũng góp phần đáng kể trong việc gia tăng hiệu quả kinh tế và phòng bệnh cho heo Vì vậy những vấn đề này cũng cần được quan tâm
Bệnh giun sán ở heo do các loài thuộc lớp giun tròn (Nematoda), lớp sán
lá (Trematoda), lớp sán dây (Cestoda) và lớp giun đầu gai (Acanthocephala) gây nên Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới Ở Việt Nam, theo nhiều tác giả khảo sát trước đây (Phạm Văn Khuê, 1982; Châu Bá Lộc, 1985; Lương Văn Huấn, 1994) giun sán ký sinh trên heo phân bố rất rộng từ đồng bằng đến miền núi Về mặt tác hại, giun sán ký sinh thường không gây chết hàng loạt nhưng chúng là tiền đề cho các bệnh vi khuẩn, virus phát triển Heo con bị bệnh giun sán thì còi cọc, có khi giảm đến 30% tăng trọng, sinh trưởng và phát dục chậm (Phan Địch Lân và ctv, 2005) hoặc có thể làm heo chết (Nguyễn Trọng Nội và ctv, 1980; Phan Lục, 2005)
Đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng khí hậu nóng ẩm gió mùa, kết hợp với điều kiện tự nhiên có hệ thống sông rạch dày đặc, thường ngập úng Đây là môi trường thuận lợi cho các loài giun sán phát triển và lan rộng Vào những năm 1978 - 1985, kết quả nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán ký sinh của Châu Bá Lộc và ctv cho thấy heo nhiễm 17 loài giun sán với tỷ lệ khá
cao ở các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cửu Long Nguyên nhân chủ
yếu là do tập quán chăn nuôi heo thả rông cùng với sử dụng thức ăn, nước
Trang 17uống, rau xanh không hợp vệ sinh tạo điều kiện cho mầm bệnh dễ xâm nhập và phát triển gây bệnh cho heo
Trong những năm gần đây phong trào chăn nuôi heo tại Trà Vinh phát triển, tính đến năm 2009 đàn heo toàn tỉnh có 432.862 con Từ 1995 đến nay tại tỉnh Trà Vinh chưa có cuộc điều tra về tình hình chăn nuôi, tỷ lệ nhiễm giun sán trên đàn heo ở các nông hộ
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc tẩy giun sán cho heo Trong
đó levamisole và ivermectin đã được sử dụng rộng rãi và lâu dài để tẩy trừ giun sán trên heo nên khả năng kháng thuốc có thể xảy ra Vì vậy việc kiểm tra lại hiệu quả tẩy trừ của chúng là cần thiết
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tình hình chăn nuôi, nhiễm giun sán trên heo ở các hộ chăn nuôi tại tỉnh Trà Vinh và hiệu quả của một số loại thuốc tẩy giun tròn”
Mục đích của đề tài
Đưa ra những khuyến cáo thích hợp nhằm cải tiến điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi và phòng trừ những giun sán thường gây tác hại trên đàn heo nuôi tại tỉnh Trà Vinh
Mục tiêu cụ thể
- Điều tra tình hình chăn nuôi heo ở ba huyện Càng Long, Cầu Ngang và Trà Cú
- Xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và thành phần giun sán trên đường
tiêu hoá trên heo bằng phương pháp mổ khám và xét nghiệm phân
- Đánh giá hiệu quả của hai loại thuốc tẩy giun tròn: ivermectin và levamisole
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Trà Vinh
1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Bản đồ 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh
(nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh)
Trang 19Trà Vinh là tỉnh ven biển, nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong tọa
độ địa lý từ 9˚31’5” đến 10˚04’5” vĩ độ Bắc và 105˚57’16” đến 106˚36’04” kinh độ Đông, ranh giới hành chính được giới hạn như sau: phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp biển Đông, phía Đông giáp tỉnh Bến Tre và phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng Bao gồm 08 đơn vị hành chính cấp huyện (Thành phố Trà Vinh và 07 huyện: Cầu Ngang, Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Càng Long, Trà Cú và Duyên Hải) được chia thành ba khu vực: Khu vực I: gồm các huyện Duyên Hải và Trà Cú; Khu vực II: gồm các huyện/thành phố: Châu Thành, Cầu Ngang và Thành phố Trà Vinh; Khu vực III gồm các huyện: Càng Long, Tiểu Cần và Cầu Kè
Diện tích tự nhiên của tỉnh Trà Vinh là 2.292,82 km2, dân số 1,050 triệu người, chiếm 5,8% diện tích và 6,1% dân số đồng bằng sông Cửu Long, có 65km
bờ biển, nằm giữa hai sông lớn là sông Hậu và sông Cổ Chiên Hai tuyến sông này ngoài việc cung cấp nước ngọt, bồi đắp phù sa còn là tuyến giao thông thủy quan trọng nối các cảng ở Trà Vinh với trung tâm các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia, Thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp với mở mang hệ thống giao thông đường bộ, tạo lợi thế cho mở rộng giao lưu, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế với thế mạnh về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ
Lượng mưa thấp hơn và mưa thường đến muộn hơn so với các tỉnh phía
Trang 20Tây và phía Bắc của đồng bằng sông Cửu Long Lượng mưa ở Trà Vinh thấp hơn
so với trung bình toàn đồng bằng sông Cửu Long và có xu thế giảm dần theo trục từ
Bắc xuống Nam, mưa tập trung theo mùa (từ tháng 5 đến tháng 10) và thường
không ổn định trong thời kỳ đầu và cuối của mùa mưa, để phát huy ưu thế về nhiệt
độ và chiếu sáng vào thâm canh tăng năng suất và tăng vụ, cần chủ động tưới nước trong mùa khô và đầu mùa mưa (Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Trà Vinh, 2007)
1.1.3 Tình hình chăn nuôi heo tại tỉnh Trà Vinh
Là một tỉnh thuần nông, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, việc chăn nuôi heo mang đậm nét miền Tây Nam Bộ Heo được chăn nuôi thường xuyên tại các nông hộ với hình thức nuôi tận dụng, qui mô nhỏ lẻ, sự liên kết giữa các hộ chăn nuôi heo chưa thành phong trào
Bảng 1.1 Số heo ở các huyện/thành phố của tỉnh Trà Vinh qua các năm
Stt Huyện/Thành phố
Số lượng (con) Năm
(nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh, 2009)
Trang 21Từ năm 2004 hoạt động khuyến nông được đầu tư theo chiều sâu trong lĩnh vực chăn nuôi heo, bò nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
về giống, chuồng trại, thức ăn được áp dụng và nông dân đồng tình ủng hộ tạo hiệu ứng tốt trong việc nâng dần hình thức chăn nuôi heo từ nuôi không sử
dụng chuồng, thức ăn đến có chuồng nuôi cơ bản với qui mô trên 100 heo nái,
có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường Tuy nhiên, do những bất lợi về địa lý, tồn tại khách quan các vấn đề văn hoá, xã hội nên đời sống của người dân trong tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, phương pháp chăn nuôi heo tiên tiến chỉ phát triển ở khu vực thị xã, thị trấn với ý thức phát triển ngành chăn nuôi heo trở thành động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhìn chung phong trào chăn nuôi heo tại tỉnh Trà Vinh về cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, hàm lượng khoa học kỹ thuật thấp, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao, chưa tìm được thị trường xuất khẩu với khối lượng lớn và ổn định (Sở Nông nghiệp và PTNT, 2007)
1.2 Tổng kết những công trình nghiên cứu về giun sán ký sinh trên heo 1.2.1 Nghiên cứu về giun sán ký sinh trên heo ở nước ngoài
Ferguson và White (1975) đánh giá hiệu quả của levamisole ở liều 8 mg/kg thể trọng trên 5 heo thí nghiệm tại Mỹ Tác giả cho biết hiệu quả tẩy
sạch đối với Ascaris suum và Trichocephalus suis là 100%
Marti và ctv (1978) đã thử nghiệm levamisole ở liều 8 mg/kg thể trọng trên 10 heo tại Mỹ Kết quả cho thấy tỷ lệ tẩy sạch giun sau 7 ngày sử dụng
thuốc đối với Ascaris suum là 97,9%, Oesophagostomum spp 98,4% và
Trichocephalus suis 26,1%
Min (1980) điều tra tình hình nhiễm giun sán trên heo tại 26 địa điểm ở Hàn Quốc bằng phương pháp xét nghiệm 2.744 mẫu phân heo Tác giả cho biết heo nhiễm từ 1 đến 5 loài giun sán, tỷ lệ nhiễm từ 0,3% đến 58,2% Xét nghiệm
3212 mẫu phân heo chia theo hai khu vực thành thị và nông thôn, tỷ lệ nhiễm
Trang 22chung là 85,4% Trong đó, heo nuôi ở khu vực nông thôn nhiễm (88,7%) cao khu vực thành thị (82%) Tại vùng đồng bằng và miền núi, xét nghiệm 2.996 mẫu phân heo cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán chung là 85% Heo vùng đồng bằng nhiễm (90,3%) cao hơn miền núi (77,2%) Có 6 loài giun sán được tìm
thấy là Ascaris suum 29%, Metastrongylus elongatus 20,3%, Trichocephalus suis 14%, Strongyloides ransomi 12,1%, Clonorchis sinensis 1,4% và Paragonimus westermani 0,9%
Pattison và ctv (1980) mổ khám 144 heo thịt và 144 heo nái ở 2 lò mổ
phía Bắc nước Anh cho biết Oesophagostomum dentatum và Oesophagostomum quadrispinulatum nhiễm 85%, Hyostrongylus rubidus 28,5% (trên heo nái), Ascaris suum 16% và Trichocephalus suis 23%
Morris và ctv (1984) đã xét nghiệm 975 mẫu phân heo tại 98 trang trại ở
bang Oklahoma (Mỹ), kết quả cho thấy Ascaris nhiễm 53%, Trichuris 35,7%, Strongyloides 19,4% Các tác giả cho biết heo nuôi trên nền chuồng xi măng có
tỷ lệ nhiễm Ascaris (16,5%) cao hơn chuồng nền đất (11,9%) và sàn gỗ (9,9%)
Tỷ lệ nhiễm Trichuris ở ba kiểu chuồng dao động từ 6,8% đến 11,3%
Rojekittikhun và ctv (1988) khảo sát tình hình nhiễm giun sán trên heo tại Thái Lan bằng phương pháp xét nghiệm 326 mẫu phân (36 heo thịt, 266 heo nái
và 24 heo đực giống) cho biết tỷ lệ nhiễm giun sán chung là 4,3% Trong đó,
heo nái nhiễm 4,5%, heo thịt 5,6%, Trichocephalus suis 4% và Ascaris suum
chỉ nhiễm ở một heo nái
Jane và ctv (1989) mổ khám 137 heo tại Belize để khảo sát tình hình
nhiễm giun sán và sự hiện diện của Stephanurus dentatus Tác giả cho biết có 7 loài giun sán được tìm thấy lần đầu tiên là Hyostrongylus rubidus,
Trang 23Trichostrongylus colubriformis Các loài có tỷ lệ nhiễm cao và phổ biến là Oesophagostomum sp 45% và Stephanurus dentatus 42%
Kim và ctv (1990) xét nghiệm 1080 mẫu phân heo tại Hàn Quốc, kết quả cho thấy số heo nhiễm giun sán chung là 54,9% Có 6 loài giun sán được tìm
thấy là Ascaris suum nhiễm 14,5%, Oesophagostomum sp 11,5%, Trichocephalus suis 3,52%, Metastrongylus elongatus 0,93%, Ascarops strongylina 0,83% và Stephanurus dentatus 2,22%
Salifu và ctv (1990) đã điều tra tình hình nhiễm giun sán trên heo tại 2
bang Plateau và Rivers (Nigeria) Bằng phương pháp xét nghiệm 1000 mẫu phân kết quả cho thấy ở mỗi bang đã phát hiện từ 5 đến 6 loài giun sán Các
loài nhiễm chủ yếu là Ascaris suum nhiễm 53,1%; Trichocephalus suis 8,5%; Hyostrongylus rubidus 13,1%; Metastrongylus salmi 3,7%; Strongyloides ransomi 87,7%; và Oesophagostomum dentatum 35,1%
Roepstorff (1991) khảo sát tình hình nhiễm giun sán của 8 đàn heo nái
và heo con theo mẹ theo hai phương thức nuôi công nghiệp và chăn thả Tác giả
ghi nhận có 4 loài giun sán là Oesophagostomum sp., Ascaris suum, Trichocephalus suis và Strongyloides ransomi Ở những đàn heo nuôi theo hình thức công nghiệp chỉ nhiễm 1 loài duy nhất là Ascaris suum và ngược lại ở
những đàn nuôi theo hình thức chăn thả nhiễm 3 hoặc 4 loài
Roepstorff và ctv (1998) đã xét nghiệm phân của 516 đàn heo tại các nước Bắc Âu gồm: Đan Mạch, Phần Lan, Ai - Xơ - Len, Na Uy và Thụy Điển cho biết
đã phát hiện 8 loài giun sán ký sinh ở heo Loài đã phát hiện là Ascaris suum, giống Oesophagostomum, trong khi đó, các loài Trichocephalus suis và Strongyloides ransomi chỉ nhiễm với tỷ lệ thấp Loài Ascaris suum phổ biến ở heo
nuôi vỗ béo và heo cái hậu bị, tỷ lệ nhiễm dao động từ 25% đến 35% ở Đan Mạch,
Na Uy và Thụy Điển, 13% ở Ai - Xơ - Len và 5% ở Phần Lan Oesophagostomum
Trang 24là giống nhiễm phổ biến trên heo lớn dao động từ 21% đến 43% ở khu vực phía nam Đan Mạch và Thụy Điển nhưng lại ít phổ biến ở khu vực phía bắc, nhiễm từ 4% đến 17% và không phát hiện loài giun này ở Ai - Xơ - Len
Lee và ctv (1993) đã nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán của 480 heo ở
12 trang trại tại trung tâm Kyongnam, Hàn Quốc Các tác giả cho biết có 6 loài
giun sán đã được định danh là Ascaris suum nhiễm 8,8%, Trichocephalus suis 18,3%, Oesophagostomum sp 9,4%, Strongyloides ransomi 1,3%, Hyostrongylus sp 3,8%, Metastrongylus elongatus 2,3%
Lichtensteiger và ctv (1999) thử nghiệm ivermectin ở liều 0,3 mg/kg thể trọng trên 8 heo tại Mỹ Sau 7 ngày sử dụng thuốc, tác giả cho biết hiệu quả tẩy
sạch đối với Ascaris suum là 97,5%
Permin và ctv (1999) điều tra tình hình nhiễm giun sán trên heo tại Ghana Bằng phương pháp xét nghiệm 259 mẫu phân, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán chung là 91% Có 10 loài và 1 giống được tìm thấy là
Metastrongylus salmi 19,3%; Physocephalus sexalatus 17,4%; Oesophagostomum spp 60,6%; Trichocephalus suis 4,6%; Ascaris suum 12,7%; Ascarops strongylina 8,1%; Brachylaemus suis 1,9%; Paragonimus suis 0,8%; Globocephalus urosubulatus 2,7% và Schistosoma suis 0,4% Phương
pháp mổ khám 60 heo đã phát hiện 11 loài giun sán với tỷ lệ nhiễm như sau
Metastrongylus salmi 83,3%; Oesophagostomum dentatum 63,3%; Oesophagostomum quadrispinulatum 38,3%; Hyostrongylus rubidus 23,3%; Ascarops strongylina 76,7%; Globocephalus urosubulatus 65%; Strongyloides spp 1,7% và Physocephalus sexalatus 65%; Cysticercus cellulosae 11,7%; Sarcocystis spp 28,3% và kén của Taenia hydatigena 6,7%
Stewart (2000) khảo sát tình hình nhiễm giun sán trên heo tại tỉnh Hunan, Trung Quốc Tác giả cho biết, kỹ thuật xét nghiệm phân đã phát hiện 6
Trang 25giống và 3 loài giun sán với tỷ lệ nhiễm là Oesophagostomum spp 86,7%, Ascaris suum 36,7%, Metastrongylus spp 25,8%, Strongylus spp 25,8% Trichocephalus suis 15,8%, Globocephalus spp 6,7%, Gnathostoma spp 9,2%, Schistosoma japonicum 5% và Fasciola spp 1,3% Phương pháp mổ khám đã tìm được 8 loài giun sán là Oesophagostomum dentatum, Oesophagostomum quadrispinulatum, Ascaris suum, Metastrongylus elongatus, Metastrongylus pudendotectus, Trichocephalus suis, Gnathostoma hispidum và Ascarops dentata Số loài giun sán tìm thấy ở heo nhỏ hơn 8 tháng tuổi nhiều hơn so với heo heo lớn Ngoại trừ giống Oesophagostomum
Joachim và ctv (2001) điều tra tình hình nhiễm giun sán tại 13 trang trại nuôi heo thịt ở phía Tây - Nam nước Đức Kết quả cho thấy tỷ lệ mẫu phân được lấy từ
nền chuồng có chứa trứng giun sán là 34,9%, chủ yếu là giống Oesophagostomum 27,5%, trứng Ascaris suum 10,5% Tuy nhiên tác giả cho biết vào cuối giai đoạn nuôi heo thịt thì tỷ lệ nhiễm giun sán gia tăng, Ascaris suum 33% Ascaris và Oesophagostomum nhiễm cao nhất vào mùa Thu và mùa Đông
Carstensen và ctv (2002) điều tra tỷ lệ nhiễm giun sán ở chín đàn heo nuôi công nghiệp tại Đan Mạch Ascaris suum nhiễm 28% ở heo cai sữa, 33%
ở heo thịt, 4% ở heo nái Trichocephalus suis, 4% ở heo cai sữa, 13% ở heo thịt, 0,9% ở heo nái và Oesophagostomum spp 5% ở heo cai sữa, 14% ở heo thịt, 20% ở heo nái Trong khi đó, trứng của Ascaris được tìm thấy với tỷ lệ 14% trong xét nghiệm và 35% khi mổ khám Ấu trùng Oesophagostomum được
tìm thấy trong mẫu cỏ và số lượng tăng dần từ tháng 5 đến tháng 10
Ayoade và ctv (2003) đánh giá hiệu quả levamisole ở liều 5 mg/kg thể
trọng trên 17 heo tại Nigeria Tác giả cho biết hiệu quả tẩy sạch đối với Ascaris suum và Trichocephalus suis là 89,4% sau 7 ngày sử dụng thuốc
Ngowi và ctv (2004) khảo sát tình hình nhiễm giun sán trên heo ở phía
Trang 26Bắc Tanzania bằng phương pháp mổ khám 70 heo Tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm
như sau Ascaris suum 44,3%, Echinococcus granulosus 4,3% và Taenia hydatigena 1,4%
Eijck và Borgsteede (2005) xét nghiệm phân heo ở Hà Lan theo 3 phương thức nuôi: chăn thả, công nghiệp và bán chăn thả Heo nái có tỷ lệ
nhiễm giun sán là 87,5% nuôi chăn thả và 80% nuôi công nghiệp Ascaris suum
nhiễm từ 11,1% đến 72,7% ở ba phương thức nuôi Heo thịt có tỷ lệ nhiễm
giun cao ở nuôi chăn thả và công nghiệp Oesophagostomum spp được phát
hiện với tỷ lệ 25% ở trang trại chăn thả, 27,2% ở trang trại công nghiệp và 22,2% ở trang trại bán chăn thả Tỷ lệ nhiễm giun sán chung của heo nái ở 3
kiểu nuôi từ 11,1% - 37,5% Trichocephalus suis được tìm thấy với tỷ lệ 37,5%
(chăn thả), 36,4% (công nghiệp) và 11,1% (bán chăn thả) Heo nái có tỷ lệ nhiễm phổ biến nhất ở nuôi chăn thả (50%) và công nghiệp (30%)
Dutta và ctv (2005) mổ khám 93 heo và xét nghiệm 1074 mẫu phân heo tại Ấn Độ Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun sán cao vào mùa mưa và cuối mùa hè Lớp Trematoda và Nematoda có tỷ lệ nhiễm cao ở những nơi nuôi heo bán chăn thả, giun sán nhiễm cao ở heo lớn (trên 2 năm) Các loài giun sán đã
định danh là Fasciolopsis buski, Gastrodiscoides hominis, Schistosoma suis, Ascaris suum, Trichocephalus suis, Metastrongylus sp., Ascarops strongylina, Oesophagostomum dentatum, Physocephalus sexalatus, Strongyloides ransomi
Weng và ctv (2005) điều tra tình hình nhiễm giun sán trên heo nuôi công nghiệp tại tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc theo hai giới tính và năm nhóm tuổi
Tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm Trichocephalus suis là 5,7%, Ascaris 5,2%, Oesophagostomum spp 2,5% Trichocephalus suis là loài phổ biến nhất ở heo
nái, heo thịt và heo con theo mẹ
Gaurat và Gatne (2005) mổ khám 501 heo tại Mumbai (Ấn Độ) Kết quả
Trang 27cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán chung là 95,6%, nhiễm ghép 66,86% Trong đó, nhiễm 1 loài 28,74%, hai loài 39,92%, ba loài 19,96%, bốn loài 5,8% và năm
loài 1,19% Có 6 loài giun tròn được tìm thấy là Ascarops strongylina nhiễm 91,81%, Physocephalus sexalatus 40,71%, Oesophagostomum dentatum 18,76%, Ascaris suum 15,56%, Metastrongylus elongatus 1,59% và Stephanurus dentatus 0,39% Hai loài sán lá đã phát hiện là Artyfechinostomum sufrartifex 7,58% và Fasciolopsis buski 0,19% Ba loài sán dây được tìm thấy
là Cysticercus tenuicollis 9,78%, Cysticercus cellulosae 5,58% và kén của Echinococcus granulosus 5,58%
Opera và ctv (2006) điều tra tình hình nhiễm giun sán ở 90 heo nuôi thả rông của bang Imo, Nigeria Các tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm giun sán chung là 62,2% Trong đó, tỷ lệ nhiễm ở heo đực là 38,9% và heo cái là 61,1% Các loài
giun sán được tìm thấy là Taenia solium 60,7%, Ascaris suum 26,8%, Trichocephalus suis 23,8%, Physocephalus sexalatus 1,8% Heo cái có tỷ lệ
nhiễm giun sán cao hơn heo đực
Tamboura và ctv (2006) điều tra tình hình nhiễm lớp giun tròn (Nematoda) trên heo thả rông tại Burkina Faso bằng phương pháp xét nghiệm
383 mẫu phân heo Những loài nhiễm phổ biến là Ascaris suum 40%, Strongyloides ransomi 21%, Oesophagostomum spp 18%, Hyostrongylus rubidus 11%, Globocephalus spp 11% và Trichocephalus suis 1% Tuổi heo không ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm của loài Ascaris suum Trái lại, các loài Strongyloides ransomi, Hyostrongylus rubidus và giống Oesophagostomum spp., Globocephalus spp có tỷ lệ nhiễm thay đổi theo tuổi heo
Borgsteede và ctv (2007) thử nghiệm ivermectin ở liều 0,3 mg/kg thể trọng trên heo tại Hà Lan Sau 7 ngày sử dụng thuốc, tác giả cho biết hiệu quả
tẩy sạch đối với Ascaris suum và Oesophagostomum spp là 94,4%
Trang 28Marufu và ctv (2008) điều tra tình hình nhiễm lớp giun tròn (Nematoda) trên heo ở mười địa điểm tại Zimbabwe bằng phương pháp xét nghiệm 143 mẫu phân heo được chọn lọc ngẫu nhiên theo hai giới tính (đực, cái) và nhóm tuổi khác nhau (dưới 5 tháng, 5 - 12 tháng, trên 12 tháng) cho biết tỷ lệ nhiễm lớp giun tròn ở heo là 58,7%, tỷ lệ nhiễm ghép là 17,5% Có 4 loài giun sán được
phát hiện là Oesophagostomum sp 54,6%, Strongyloides ransomi 14%, Ascarops sp 7% và Trichocephalus suis 4,2% Tuổi heo có ảnh hưởng đến số
loài và số trứng trung bình của lớp giun tròn đường tiêu hoá
Nganga và ctv (2008) điều tra tình hình nhiễm giun sán trên heo tại Kenya bằng phương pháp mổ khám 115 heo cho biết tỷ lệ nhiễm ghép là 31,3% Có 10
loài giun sán được tìm thấy là Oesophagostomum dentatum nhiễm 39,1%, Trichocephalus suis 32,2%, Ascaris suum 28,7%, Oesophagostomum quadripinulatum 14,8%, Trichostrongylus colubriformis 10,4%, Trichostrongylus axei 4,3%, Strongyloides ransomi 4,3%, Hyostrongylus rubidus 1,7%, Ascarops strongylina 1,7% và Physocephalus sexalatus 0,9% Oesophagostomum dentatum là loài phổ biến trên heo lớn với tỷ lệ nhiễm là 51,9%, Trichocephalus suis phổ biến ở heo thịt với tỷ lệ nhiễm là 44,3%
Chavhan và ctv (2009) đánh giá hiệu quả của ivermectin ở liều 0,3 mg/kg thể trọng trên 20 heo tại Ấn Độ Kết quả cho thấy hiệu quả tẩy sạch
Ascaris suum sau 7 ngày sử dụng thuốc là 100%
Weka và Ikeh (2009) điều tra tình hình nhiễm giun sán trên heo tại Nigeria bằng phương pháp xét nghiệm 115 mẫu phân heo Kết quả cho thấy tỷ
lệ nhiễm giun sán chung là 93% Các loài giun sán đã phát hiện là
Strongyloides sp 7,8%, Oesophagostomum sp 46%, Ascaris suum 4,3% và Trichuris sp 0,8% Trong đó, loài Ascaris suum và giống Oesophagostomum
nhiễm ghép phổ biến trên heo
Trang 291.2.2 Nghiên cứu về giun sán ký sinh trên heo ở trong nước
Phạm Hùng và Lê Thị Mỹ San (1978) mổ khám không theo tuổi 1.642 heo tại Thành Phố Hồ Chí Minh, 967 heo tại tỉnh Tây Ninh và 1000 heo tại Minh Hải cho biết heo ở Thành Phố Hồ Chí Minh nhiễm 16 loài giun sán trong
đó lớp sán lá 4 loài, lớp sán dây 1 loài, lớp giun tròn 10 loài và lớp giun đầu gai
1 loài Heo ở Minh Hải nhiễm 12 loài giun sán, trong đó, lớp giun tròn nhiễm 8 loài, lớp giun đầu gai nhiễm 1 loài, lớp sán lá nhiễm 1 loài và lớp sán dây nhiễm 2 loài Heo ở tỉnh Tây Ninh nhiễm 15 loài giun sán, lớp giun tròn nhiễm
11 loài, lớp giun đầu gai nhiễm 1 loài, lớp sán lá nhiễm 1 loài và lớp sán dây nhiễm 2 loài
Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) đã tổng kết các công trình nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán trên heo đã được các tác giả phía Bắc
(Hà Huy Thọ, Đặng Văn Ngữ, Bùi Lập, Dương Công Thuận, Phạm Văn Khuê,
Ngô Quang Tuyến, Nguyễn Đăng Khải) công bố ở một số tỉnh thành như Hà Nội, Hà Bắc, Tuyên Quang, Hải Hưng, Nam Hà, Hải Phòng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Ninh và Thanh Hoá Ở mỗi tỉnh đã phát hiện từ
5 đến 18 loài và tỷ lệ nhiễm dao động từ 88,6% đến 98,7% Các loài giun sán
nhiễm chủ yếu là Cysticercus tenuicollis, Taenia hydatigena, Ascaris suum, Fasciolopsis buski, Oesophagostomum dentatum, Trichocephalus suis, Bourgelatia diducta Stephanurus dentatus, Ascarops strongylina, Macracanthorhynchus hirudinaceus, Strongyloides ransomi và Physocephalus sexalatus
Phạm Văn Khuê (1982) điều tra thành phần loài giun sán ở heo thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng Tác giả cho biết có
18 loài giun sán ký sinh ở heo đồng bằng sông Cửu Long và 17 loài giun sán ký sinh ở heo đồng bằng sông Hồng
Trang 30Châu Bá Lộc và ctv (1985) điều tra tình hình nhiễm giun sán ở heo tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Hậu Giang, An Giang, Cửu Long, Kiên Giang) Tác giả cho biết đã định danh được 11 đến 17 loài thuộc 4 lớp giun sán
ở mỗi tỉnh và tỷ lệ nhiễm khá cao từ 83,54% đến 98,75% Phương pháp xét nghiệm phân heo tại tỉnh Hậu Giang, tỷ lệ nhiễm giun sán chung là 81,31% (khu vực chăn nuôi gia đình) và 69,14% (khu vực quốc doanh) đã phát hiện 9 loài giun sán Tỷ lệ nhiễm giun sán chung trên heo tại An Giang, là 60,22% Heo nái, heo thịt, heo con nhiễm 57,19% đến 66,58% Có 6 loài giun sán được
tìm thấy Trong đó, hai loài nhiễm nặng nhất là Ascaris suum và Oesophagostomum sp
Phạm Văn Chức và ctv (1986) mổ khám 158 heo và xét nghiệm 14.425 mẫu phân heo tại năm huyện thị của tỉnh Hậu Giang Tác giả cho biết heo ở Hậu Giang nhiễm 17 loài giun sán là: lớp giun tròn 12 loài, lớp sán lá 2 loài,
lớp sán dây 2 loài (ấu sán) và lớp giun đầu gai 1 loài, trong đó có Echinostoma
sp chưa được định loài Tỷ lệ nhiễm giun sán trên heo con ở các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ và Mỹ Xuyên cao từ 85 - 91%, heo thịt và heo nái của năm huyện thị nhiễm giun sán cao trên 70%
Bùi Lập và ctv (1989) đã tiến hành mổ khám 782 heo tại các tỉnh Lâm Đồng, Đaklak, Gia Lai, Kontum, Phú Khánh, Nghĩa Bình, Quãng Nam cho biết thành phần loài giun sán ký sinh ở heo gồm 24 loài Heo ở vùng đồng bằng nhiễm 17 loài giun sán, vùng núi 20 loài và vùng cao nguyên 19 loài
Lương Văn Huấn và ctv (1990) đã mổ khám 787 heo ở bốn lứa tuổi (1 -
2 tháng, 3 - 4 tháng, 5 - 6 tháng và trên 6 tháng) tại một số tỉnh thành phía Nam cho biết tỷ lệ nhiễm giun sán chung trên heo là 87% Có 4 lớp giun sán được tìm thấy là Trematoda (5 loài) 10,7%, Cestoda (2 loài) 36,5%, Nematoda (24 loài) 94,3% và Acanthocephala (1 loài) 1,6% Heo nhiễm 1 - 2 loài chiếm tỷ lệ
Trang 31cao nhất (43%) và heo nhiễm trên 6 loài thấp nhất (3%)
Châu Bá Lộc (1992) mổ khám không theo tuổi 749 heo tại mười ba huyện thị của bốn tỉnh Hậu Giang, Cửu Long, An Giang và Kiên Giang cho biết
heo nhiễm 19 loài giun sán Trong đó Echinostoma sp chưa định được loài
Lương Văn Huấn (1994) điều tra tình hình nhiễm giun sán trên heo bằng phương pháp mổ khám toàn diện theo tuổi 891 heo tại mười tám quận huyện của mười hai tỉnh, thành được chia làm ba khu vực miền Trung, miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ Tác giả cho biết heo ở mỗi khu vực nhiễm từ 19 loài đến 27 loài giun sán Tỷ lệ nhiễm giun sán chung trên heo dao động từ 84% đến 92,1% Có 4 lớp giun sán đã tìm thấy ở miền Trung và miền Đông Nam Bộ là Trematoda, Cestoda, Nematoda và Acanthocephala Riêng ở miền Tây Nam Bộ không phát hiện lớp Acanthocephala
Nguyễn Hữu Hưng (1997) kiểm tra 1.358 mẫu phân heo ở Cần Thơ, Sóc
Trăng và An Giang để điều tra tình hình nhiễm Metastrongylus sp (giun phổi)
Tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm ở heo nuôi thả rông là 11,56%
Tại tỉnh Đồng Tháp, Trần Thị Thanh Thúy (1999) mổ khám không theo tuổi 206 heo, cho biết heo nhiễm 5 loài giun sán thuộc 3 lớp Trong đó, lớp Trematoda (sán lá), 2 loài; lớp Cestoda (sán dây), 1 loài; lớp Nematoda (giun tròn), 2 loài Tỷ lệ nhiễm giun sán chung ở heo là 56,31%, trong đó heo thả rông nhiễm 62,74%, heo nuôi nhốt nhiễm 50% Những loài có tỷ lệ nhiễm cao
là Ascaris suum, Cysticercus tenuicollis (53,39%; 2,4%) Các loài có tỷ lệ nhiễm thấp là Trichocephalus suis, Fasciolopsis buski và Gastrodiscoides hominis (từ 0,97% đến 2,91%) Phương pháp xét nghiệm 901 mẫu phân heo có
464 mẫu nhiễm giun sán chiếm tỷ lệ 51,5% Các loài giun sán đã phát hiện là
Ascaris suum, Trichocephalus suis, Strongyloides sp., Fasciolopsis buski
Nguyễn Hữu Hưng và ctv (2000) xét nghiệm 84 mẫu phân heo tại hai
Trang 32mươi lăm hộ chăn nuôi gia đình ở Tân Phú Thành Tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm giun sán chung là 42,86% Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi heo từ 1 - 6 tháng
Các loài giun sán đã tìm thấy là Ascaris suum 21,43%; Trichocephalus suis 13,1%; Oesophagostomum sp 20,24%; Metastrongylus sp 4,76% và Fasciolopsis buski 2,38%
Phan Lục và Nguyễn Đức Tân (2000) cho biết các loài giun sán chủ yếu
ký sinh ở heo là Hyostrongylus rubidus, Physocephalus sexalatus, Gnathostoma hispidum, Gnathostoma doleresi, Ascaris suum, Strongyloides ransomi, Trichinella spiralis, Ascarops strongylina, Trichocephalus suis, Oesophagostomum dentatum, Bougelatia diducta, Stephanurus dentatus, Metastrongylus elongatus
Võ Văn Hiền (2001) mổ khám 120 heo thịt ở huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận và cho biết tỷ lệ nhiễm giun sán là 78,33% Thành phần giun sán ký ở heo gồm 8 loài thuộc hai lớp Trong đó, lớp Trematoda, 1 loài; lớp Nematoda, 7 loài Lớp giun tròn có tỷ lệ nhiễm cao (75,83%) hơn lớp sán lá (2,5%) Có 8
loài giun sán được tìm thấy là Ascaris suum nhiễm 58,33%, Oesophagostomum longycaudum 35,83%, Oesophagostomum brevicaudatum 9,17%, Oesophagostomum dentatum 33,33% và Trichocephalus suis 12,5%, Ascarops dentata 2,5%, Ascarops strongylina 4,17% và Fasciolopsis buski 2,5% Tác giả
đã thử nghiệm fenbendazole trên heo với liều từ 5 mg/kg đến 10 mg/kg thể
trọng Kết quả cho thấy, trên heo từ 1 - 2 tháng tỷ lệ tẩy sạch Trichocephalus suis, Oesophagostomum và Ascaris suum từ 57,14% - 100%, heo 3 - 4 tháng 66,67% - 100% và Oesophagostomum, heo 5 - 6 tháng từ 50 - 100% và heo nái
50 - 100%
Nguyễn Trọng Kim và ctv (2001) điều tra tình hình nhiễm Strongyloides
spp (giun lươn) ở heo con theo mẹ tại hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh Tỉnh
Trang 33Bắc Giang, tác giả xét nghiệm 2117 mẫu phân heo có 748 mẫu nhiễm giun sán chiếm tỷ lệ 35,33% Tỉnh Bắc Ninh, xét nghiệm 645 mẫu có 295 mẫu nhiễm giun sán chiếm tỷ lệ 40,15%
Nguyễn Quốc Doanh và ctv (2002) khảo sát tình hình nhiễm Taenia (sán dây) và Cysticercus (ấu sán) trên heo tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Cạn bằng phương pháp mổ khám 26 heo có 10 heo nhiễm Cysticercus tenuicollis, không
tìm thấy Cysticercus cellulosae, kiểm tra Cysticercus trên 323 mẫu huyết thanh
heo bằng phương pháp ELISA cho biết tỷ lệ nhiễm 9,91% (dao động từ 6,06% đến 15,49%)
Lourensz (2003) điều tra tình hình nhiễm giun sán trên heo tại Huế Phương pháp mổ khám 20 heo cho biết tỷ lệ nhiễm chung là 85%, các loài giun
sán được tìm thấy là Ascaris suum, Fasciolopsis buski, Oesophagostomum dentatum và Trichocephalus suis Phương pháp xét nghiệm phân ở 32 trang trại cho biết tỷ lệ nhiễm chung là 78%, các loài giun sán phát hiện là Ascaris suum, Trichocephalus suis và Strongyloides Không tìm thấy giun sán ký sinh ở dạ dày Loài Ascaris suum nhiễm với số lượng dao động từ 3 - 23 giun/7 heo, loài Oesophagostomum dentatum nhiễm với số lượng từ 260 - 1700 giun/3 heo và loài Trichocephalus suis nhiễm từ 2 - 60 giun/5 heo
Trương Vĩnh Yên (2008) xét nghiệm 708 mẫu phân heo tại tỉnh Vĩnh Long cho biết tỷ lệ nhiễm giun sán là 25,28% Các loài giun sán đã phát hiện là
Ascaris suum, Trichocephalus suis, Oesophagostomum spp., Metastrongylus spp., Fasciolopsis buski Mổ khám 515 heo, tỷ lệ nhiễm giun sán chung là 25,63% Có 11 loài giun sán được tìm thấy là Fasciolopsis buski, Echinostoma malayanum, Cysticercus tenuicollis, Ascaris suum, Oesophagostomum dentatum, Oesophagostomum longycaudum, Oesophagostomum brevicaudatum, Metastrongylus salmi, Metastrongylus elongatus, Metastrongylus
Trang 34pudendotectus và Trichocephalus suis
Nguyễn Thị Kim Lan và ctv (2009) điều tra tình hình nhiễm giun sán ở heo tiêu chảy tại Thái Nguyên, bằng phương pháp xét nghiệm 674 mẫu phân heo (326 mẫu phân heo bình thường, 348 mẫu phân heo bị tiêu chảy) cho biết
tỷ lệ nhiễm từng loài ở heo bình thường và heo tiêu chảy lần lượt là Ascaris suum (giun đũa) 31,90%, 34,19%; Strongyloides (giun lươn) 39,26%, 55,46%; Trichocephalus suis (giun tóc), 23,01%, 27,01%; Oesophagostomum sp (giun kết hạt) 20,86%, 23,85%; Fasciolopsis buski (sán lá ruột) 18,71%, 16,95%
Thân Thị Đang và ctv (2010) khảo sát tình hình nhiễm giun sán trên heo
từ sơ sinh đến trên 6 tháng tuổi tại ba huyện (Thanh Oai, Quốc Oai và Thạch Thất) ngoại thành Hà Nội bằng phương pháp xét nghiệm 2314 mẫu phân Kết quả cho thấy cả heo bình thường và heo tiêu chảy đều nhiễm nhiều loại giun tròn (giun đũa, giun tóc và giun lươn) nhưng tỷ nhiễm của heo bị tiêu chảy đều cao hơn heo bình thường Tỷ lệ nhiễm chung trên heo bình thường là 31,28%
và heo bị tiêu chảy là 62,77% Tỷ lệ nhiễm từng loài giun sán trên heo bình
thường và heo bị tiêu chảy thứ tự là Ascaris suum 31,28%; 35,77%; Strongyloides ransomi 41,32%; 60,58%; Trichocephalus suis 23,14%; 28,47%
Đoàn Thị Phương và ctv (2010) xét nghiệm 1864 mẫu phân để điều tra
tình hình nhiễm Strongyloides ransomi trên heo tại ba huyện, thị (Phổ Yên, Thị
xã Sông Công và Thành phố Thái Nguyên) thuộc tỉnh Thái Nguyên Kết quả cho thấy tỷ nhiễm giun sán chung trên heo là 51,63% Heo dưới 1 tháng tuổi nhiễm 58,09%, trên 1 - 2 tháng 56,44%, trên 2 - 4 tháng 46,97%, trên 4 - 6 tháng 35,21% và trên 6 tháng 20,22%
Nhìn chung, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về giun sán ký sinh trên heo ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới đã cho thấy số loài giun sán trên rất phong phú và tỷ lệ nhiễm rất cao (có nơi gần 100%) và các loài
Trang 35giun nhiễm phổ biến trên heo thuộc lớp Nematoda
Các nghiên cứu về giun sán ở heo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong đó có tỉnh Cửu Long (nay là tỉnh Trà Vinh) đã thực hiện vào thời điểm tập quán chăn nuôi heo của người dân còn thấp, phần lớn nuôi thả rông, tiến bộ
kỹ thuật ứng dụng vào chăn nuôi còn hạn chế Trong tình hình chăn nuôi như vậy thì thành phần giun sán trên heo rất phong phú (có khoảng 28 loài) Đến thời điểm hiện tại, tình hình chăn nuôi heo tại nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã có rất nhiều thay đổi Chắc chắn thành phần giun sán ký sinh ở heo cũng thay đổi nên việc điều tra đánh giá tình hình nhiễm giun sán hiện nay là cần thiết
1.3 Một số loài giun sán thường ký sinh trên heo
Qua tổng kết các công trình nghiên cứu về giun sán ký sinh trên heo Ở phía Bắc đã tìm thấy 28 loài giun sán, phía Nam đã tìm thấy 27 loài Theo kết
quả điều tra gần đây về tình hình nhiễm giun sán trên heo ở đồng bằng sông
Cửu Long của Trần Thị Thanh Thúy (1999) và Trương Vĩnh Yên (2008) thì số loài giun sán phổ biến trên heo khoảng 11 loài Chúng tôi xin giới thiệu về đặc điểm nhận dạng và vòng đời của các loài phổ biến này
Lớp Nematoda: Echinostoma malayanum, Ascaris suum,
Metastrongylus salmi, Metastrongylus elongatus, Metastrongylus pudendotectus và Trichocephalus suis Lớp Trematoda: Fasciolopsis buski Lớp Cestoda: Cysticercus tenuicollis Lớp Acanthocephala: Macracanthorhynchus hirudinaceus
Trang 361.3.1 Loài Ascaris suum Goeze, 1782
Ascaris suum ký sinh ở ruột heo, được tìm thấy khắp nơi trên thế giới
Hình thái
Ascaris suum có màu trắng ngà, hai đầu hơi nhọn Đầu có ba môi trên,
rìa môi có một hàng răng cưa Con đực: dài 12 - 25 cm, có hai gai giao hợp (spicule) dài bằng nhau khoảng 2 mm, đuôi thường cong về phía bụng Không
có túi giao phối Con cái: dài đến 40 cm, đuôi thẳng Lỗ sinh dục nằm ở 1/3 phía trước thân
Hình 1.1 Hình Ascaris suum Hình 1.2 Trứng Ascaris suum
(nguồn: www.thelifetree.com/roundworms.htm) (nguồn: fiatlux.egloos.com/3710395)
Trứng hình bầu dục, hơi tròn kích thước 50 - 75 x 40 - 50 m, màu vàng
Vỏ rất dày lớp ngoài cùng gợn sóng, bên trong chứa một tế bào phôi (Lê Hữu Khương, 2009)
Chu kỳ phát triển
Vòng đời không cần qua ký chủ trung gian, heo trực tiếp nuốt phải trứng giun đũa gây nhiễm, rồi phát triển thành giun trưởng thành Giun cái đẻ trung
Trang 37bình một con là 27.000.000 trứng, mỗi ngày đẻ 200.000 trứng Trứng theo phân heo ra ngoài gặp độ ẩm thích hợp và nhiệt độ khoảng 24˚C sẽ hình thành ấu trùng I rồi tiếp tục lột xác trong trứng thành ấu trùng II là ấu trùng gây nhiễm
Hình 1.3 Chu kỳ phát triển của Ascaris suum
(nguồn: www.scielo.br/cgi-bin/fbpe/fbtext?pid=S0074-0)
Heo nuốt phải trứng có chứa ấu trùng II vào ruột non, dưới tác dụng của men tiêu hóa ấu trùng được giải phóng Ấu trùng chui qua vách ruột theo mạch máu di hành về gan sau 24 giờ nhiễm Ấu trùng tiếp tục ở gan đến ngày thứ 4 và 5 thì lột
xác 2 lần tạo thành ấu trùng III Ấu trùng này từ mạch máu phổi chui vào phế bào
qua khí quản và cùng với niêm dịch ấu trùng lên hầu, rồi xuống ruột non Khi trở lại ruột non, lột xác 2 lần nữa thành giun trưởng thành sau 6 - 8 tuần Hoàn thành vòng
Trang 38đời cần 54 - 62 ngày (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996)
1.3.2 Giống Oesophagostomum Molin, 1861
Ở heo có các loài:
O dentatum (Rudolphi, 1803)
O longycaudum Goodey, 1925
O brevicaudatum Schwartz et Alicata, 1930
Oesophagostomum ký sinh ở thành ruột và xoang ruột gia súc Ấu trùng
tạo thành những u hạt hoặc u kén ở ruột Ở nước ta, có nhiều loài ký sinh ở gia súc, trên heo thường có ba loài trong tổng số năm loài
Hình thái
O dentatum ký sinh ở ruột già heo Gai cổ ở hai bên chỗ phình của thực
quản Thực quản không có phần nở rộng ở phía trước Túi miệng nông, túi đầu
to Giun đực 8 - 9 mm x 0,14 - 0,37 mm, có túi đuôi Sườn bụng song song nhau, sườn lưng chia thành sườn lưng ngoài và sườn lưng trong Sườn lưng trong chia thành hai nhánh có hai gai giao hợp dài 1,00 - 1,14 mm
Giun cái dài 8 - 11,2 mm, đuôi dài 0,117 - 0,374 mm âm hộ ở trước hậu môn, cách hậu môn 0,208 - 0,388 mm Âm đạo vòng về trước, dài 0,1 - 0,15
mm hơi xuyên vào cơ quan thải trứng (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996)
Chu kỳ phát triển
Phát triển trực tiếp không cần có sự tham gia của vật chủ trung gian Trứng theo phân ra ngoài tùy theo nhiệt độ cao hay thấp mà trứng phát triển nhanh hay chậm Nếu nhiệt độ 25 - 30˚C sau 10 - 16 giờ phát triển thành trứng
có chứa ấu trùng (L1)
Trang 39Hình 1.4 Chu kỳ phát triển của Oesophagostomum spp
(nguồn: http://www.infosvin.dk/Haandbog/Sundhed/Sygdomme-lidelser/Mavetarmsystem/Indvoldsorm/Knudeorm.html)
Ấu trùng chui ra khỏi trứng qua hai lần lột xác sau 5 - 8 ngày để trở thành ấu trùng gây nhiễm có sức đề kháng tương đối mạnh với nhiệt độ cao, đối với ẩm độ thấp và các chất hoá học so với ấu trùng chưa gây nhiễm Khi gia súc ăn phải ấu trùng gây nhiễm sau hai ngày đã xuất hiện các u hạt ở manh tràng và ruột già Ấu trùng lột xác trong u kén này sau 8 - 10 ngày sau đó quay trở lại xoang ruột lột xác lần nữa và phát triển thành trưởng thành Thời gian hoàn thành chu kỳ phát triển dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào từng loài Đối
với O dentatum là từ 43 đến 50 ngày (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương,
1997)
Trang 401.3.3 Loài Trichocephalus suis (Schrank, 1788)
Hình thái
Hình 1.5 Hình Trichocephalus suis
(Lê Hữu Khương, 2009)
Loài Trichocephalus suis cơ thể chia làm hai phần rõ rệt Đoạn trước thắt
nhỏ hình sợi tóc, đoạn sau lớn hơn Thực quản có hình chuỗi hạt Giun đực dài 20 -
80 mm, đuôi thường cong lại, có bao gai giao phối với nhiều gai nhỏ phủ ở trên, có
một spicule dài cấu tạo tùy thuộc từng loài
Giun cái dài 35 - 70 mm, đuôi không cong Âm hộ nhô ra dạng hình trụ hơi cong ở đoạn dưới thực quản hay 1/3 phía sau thân Hậu môn ở cuối thân