Nghiên cứu xây dựng cổng đối soát cược tập trung cho MobifoneNghiên cứu xây dựng cổng đối soát cược tập trung cho MobifoneNghiên cứu xây dựng cổng đối soát cược tập trung cho MobifoneNghiên cứu xây dựng cổng đối soát cược tập trung cho MobifoneNghiên cứu xây dựng cổng đối soát cược tập trung cho MobifoneNghiên cứu xây dựng cổng đối soát cược tập trung cho MobifoneNghiên cứu xây dựng cổng đối soát cược tập trung cho MobifoneNghiên cứu xây dựng cổng đối soát cược tập trung cho MobifoneNghiên cứu xây dựng cổng đối soát cược tập trung cho MobifoneNghiên cứu xây dựng cổng đối soát cược tập trung cho MobifoneNghiên cứu xây dựng cổng đối soát cược tập trung cho MobifoneNghiên cứu xây dựng cổng đối soát cược tập trung cho MobifoneNghiên cứu xây dựng cổng đối soát cược tập trung cho MobifoneNghiên cứu xây dựng cổng đối soát cược tập trung cho Mobifone
Trang 1HOÀNG MINH ĐỨC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CỔNG ĐỐI SOÁT CƯỚC
TẬP TRUNG CHO MOBIFONE
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)
HÀ NỘI-2018
Trang 2HOÀNG MINH ĐỨC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CỔNG ĐỐI SOÁT CƯỚC
TẬP TRUNG CHO MOBIFONE
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÁY TÍNH
MÃ SỐ: 8.48.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN DUY PHƯƠNG
HÀ NỘI-2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
HOÀNG MINH ĐỨC
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều những sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô cùng với những lời động viên khuyến khích từ phía gia đình, bạn bè Tôi xin bày tỏ lời cảm
ơn chân thành đến tất cả mọi người
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Duy Phương đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài Thầy cho tôi những lời khuyên, chỉ dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm về việc thực hiện luận văn
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Quốc tế và đào tạo sau đại học, học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tận tình dạy dỗ và cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình hai năm học tập, giúp tôi nâng cao được chuyên môn, làm nền tảng để tôi có thể hoàn thành khóa luận, cũng như tự tin phát triển công việc sau này
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người thân đã luôn ở bên, cảm thông, hỗ trợ, giúp đỡ tôi những khó khăn trong công việc, cuộc sống cũng như trong quá trình học tập
Hà Nội, tháng 11 năm 2018
Hoàng Minh Đức
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC ĐỐI SOÁT CƯỚC TẬP TRUNG TẠI MOBIFONE 4
1 1 Công tác đối soát tại Mobifone 4
1.1.1 Các loại dịch vụ đang được cung cấp 4
1.1.2 Công tác đối soát 6
1.1.3 Nguồn số liệu phục vụ đối soát 7
1.1.4 Quy trình đối soát hiện đang áp dụng tại Mobifone 9
1 2 Hiện trạng công tác đối soát cước tại Mobifone 20
1.2.1 Quá trình đối soát 20
1.2.2 Quá trình theo dõi tiến độ 21
1 3 Một số tồn tại trong khâu đối soát số liệu dịch vụ 21
1.3.1 Tính thiếu tự động trong thực hiện đối soát số liệu dịch vụ: 22
1.3.2 Tính không nhất quán trong kiểm soát số liệu dịch vụ: 22
1.3.3 Tính không an toàn trong kiểm soát số liệu: 22
1.3.4 Thiếu tính cạnh tranh 23
1 4 Mục tiêu của báo cáo 23
1 5 Kết chương 24
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XÂY DỤNG CỔNG ĐỐI SOÁT CƯỚC TẬP TRUNG 26
2.1 Công nghệ chữ ký số và áp dụng chữ ký số tại Việt Nam 26
2.1.1 Định nghĩa chữ ký số 26
2.1.2 Lợi ích của chữ ký số 27
2.1.3 Cơ sở pháp lý 27
2.1.4 Vị trí, vai trò của chữ ký số điện tử 28
2.1.5 Ứng dụng chữ ký số tại Việt Nam và trên thế giới 29
2.2 Kiến trúc của hệ thống 29
Trang 62.2.1 Xác định mô hình tổng quan triển khai cho MobiFone 29
2.2.2 Mô hình giao tiếp giữa webportal với core ký số 35
2.2.3 Đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống 37
2.3 Lựa chọn giải pháp công nghệ 37
2.3.1 Ngôn ngữ lập trình 37
2.3.2 Công nghệ phát triển WEB 40
2.3.3 Cơ sở dữ liệu: 43
2.4 Mô hình cơ sở dữ liệu 47
2.5 Xác thực thông tin đối soát dịch vụ 49
2.6 Kết chương 49
CHƯƠNG 3: XÂY DỤNG CỔNG ĐỐI SOÁT CƯỚC TẬP TRUNG 50
3.1 Phân hệ quản trị người dùng 50
3.1.1 Giao tiếp giữa server với USB Tokend 50
3.1.2 Đăng nhập sử dùng mã PIN USB Token 52
3.1.3 Phân quyền người sử dụng 54
3.2 Phân hệ cập nhật số liệu đầu vào 55
3.3 Phân hệ xác thực dịch vụ 57
3.3.1 Ký biên bản đối soát 57
3.3.2 Chức năng tự động chuyển người ký 60
3.3.3 Chức năng hủy ký biên bản 61
3.4 Phân hệ theo dõi tiến độ đối soát số liệu 62
3.5 Quản lý thanh toán dịch vụ tập trung 63
3.6 Kết quả triển khai thử nghiệm 64
3.7 Kết chương 66
KẾT LUẬN 67
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACD Automatic Call Distribution Phân phối cuộc gọi tự động
API Application Program Interface Giao diện mở ứng dụng
Switching Centers
Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động giao tiếp với tổng đài
GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ dữ liệu di động dạng gói
Là thiết bị phần cứng có thể sinh cặp khóa (khóa bí mật và khóa công khai) và bảo vệ khóa bí mật đó
HTTP Hypertext Transfer Protocol Giao thức truyền siêu văn bản
HTTPS Hypertext Transfer Protocol
Secure
Giao thức kết hợp giữa giao thức HTTP và giao thức bảo mật SSL cho phép trao đổi thông tin một cách bảo mật trên Interne
IPCC Internet Protocol Contact
Center
Hệ thống hỗ trợ khách hàng dựa trên giao thức Internet
IN/ICC Intelligent Network/ Instant
INGW Intelligent Network Gateway Cổng kết cuối với hệ thống quản lý tính cước
thuê bao trả trước online
IVR/ACD Interactive Voice Response/
Automatic Call Distribution
Là một hệ thống tương tác tự động, cho phép người sử dụng đầu có thể tương tác với hệ thống thông qua sử dụng giọng nói và bàn phím điện thoại hoặc điều khiển từ xa
Trang 8Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
Internet
Là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt (browser)
USB
Token Universal Serial Bus Token
Là một thiết bị phần cứng được dùng để tạo
ra cặp khóa công khai và khóa bí mật cũng như lưu trữ thông tin của khách hàng
Service Data
Giao thức tương tác tốc độ cao giữa người dùng (thuê bao di động) và các ứng dụng thông qua mạng di động GSM
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Sơ đồ các đối tác đối soát của MobiFone 6
Hình 1.2 Sơ đồ luồng số liệu thoại đi/đến 7
Hình 1.3 Sơ đồ luồng số liệu SMS đi/đến 8
Hình 1.4 Sơ đồ mô tả quy trình đối soát với các đối tác trong nước 10
Hình 1.5 Sơ đồ quy trình đối soát các dịch vụ GTGT mô hình 1 13
Hình 1.6 Sơ đồ quy trình đối soát các dịch vụ GTGT mô hình 2 15
Hình 1.7 Sơ đồ quy trình đối soát số liệu trả lời khách hàng 18
Hình 2.1 Các thành phần của một chữ ký số 26
Hình 2.2 Mô hình ký số sử dụng HSM 31
Hình 2.3 Mô hình ký số sử dụng USB Tokend 33
Hình 2.4 Mô hình cổng đối soát tập trung MobiFone 35
Hình 2.5 Kết nối SOAP giữa Portal với Core ký 36
Hình 2.6 Vị trí của JSP trong một ứng dụng web 40
Hình 2.7 Kiến trúc JSF 42
Hình 2.8 Các thành phần chính SQL Server 44
Hình 2.9 Quan hệ dữ liệu giữa các bảng 47
Hình 3.1 Mô hình giao tiếp giữa server với USB Tokend 51
Hình 3.2 Luồng xử lý dữ liệu giữa server và usb tokend 52
Hình 3.3 Mô hình đăng nhập 02 lớp 54
Hình 3.4 Phân quyền chức năng cho user 55
Hình 3.5 Sơ đồ xử lý dữ liệu đầu vào 56
Hình 3.6 Quy trình Ký biên bản 59
Hình 3.7 Tự động chuyển ký cho user 60
Hình 3.8 Hủy ký biên bản 62
Hình 3.9 Theo dõi tiến độ đối soát 63
Hình 3.10 Quản lý quá trình thanh toán 64
Hình 3.11 Giao diện đăng nhập 2 lớp 64
Hình 3.12 Giao diện biên bản chờ ký 65
Hình 3.13 Giao diện ký báo cáo 65
Hình 3.14 Giao diện báo cáo đã ký 66
Hình 3.15 Giao diện hủy ký biên bản 66
Trang 10MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp viễn thông là một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước phát triển Ở Việt Nam trong những năm qua ngành công nghiệp viễn thông đã có những bước phát triển mạnh mẽ và cho đến nay Viễn thông Việt Nam đã có thể “sánh vai” với các nước phát triển trên thế giới cả về công nghệ, tốc độ phát triển, mật độ điện thoại, giá cước, dịch vụ, … và
đã trở thành một trong những ngành phát triển nhanh nhất, đem lại lợi nhuận lớn nhất, góp phần gia tăng đáng kể cho ngân sách nước nhà Một trong những nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn và không ngừng phát triển theo xu thế thời đại đó là kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên nền viễn thông di động, đặc biệt là phát triển dịch
vụ nhờ công nghệ mạng di động 4G - một công nghệ tiên tiến hiện nay với tốc độ truyền thông tin cao
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, để giữ vững vị thế của mình, các nhà mạng không ngừng đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng mạng lưới, mở rộng vùng phủ sóng và đưa vào khai thác rất nhiều dịch vụ giá trị gia tăng mới trên nền công nghệ Từ đó doanh thu từ các dịch
vụ viễn thông truyền thống (thoại, SMS) đang dần chuyển dịch và có xu hướng giảm bởi các ứng dụng OTT, các dịch vụ giá trị gia tăng và cước data, nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh doanh cũng như duy trì vị thế của mình, xu hướng chung của các nhà mạng di động là chuyển mình từ nhà mạng viễn thông thuần túy thành các nhà cung cấp dịch vụ trên nền tảng viễn thông
Để bắt kịp xu hướng này, ngoài việc tiếp tục phải duy trì và phát triển các dịch vụ viễn thông cơ bản bằng cách mở rộng vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng chăm sóc khách hàng, có các chính sách cước linh hoạt, các nhà mạng phải mang đến nhiều hơn nữa những trải nghiệm, những tiện ích cho khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ GTGT trên nền tảng di động của mình Từ đó, ngoài những dịch vụ tự triển khai và cung cấp đến khách hàng, các nhà mạng còn
ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với hàng trăm đối tác cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước nhằm mang đến cho khách hàng của của mình nhiều dịch vụ GTGT,
Trang 11tiện ích để đáp ứng cho các nhu cầu trong cuộc sống Việc này cũng đồng nghĩa với việc tăng khối lượng công việc đối soát số liệu tại các đơn vị viễn thông Trong bối cảnh đó thì việc nâng cao tính chính xác của số liệu, giảm thời gian đối soát và thanh toán với các đối tác là vấn đề hết sức quan trọng, tuy nhiên khi đang gặp phải những thách thức sau:
- Việc đưa vào khai thác hàng loạt dich vụ đã làm tăng mạnh khối lượng công việc đối soát cước, từ việc chỉ đối soát với vài chục dịch vụ với các doanh nghiệp viễn thông và các đối tác (tần suất 01 lần/tháng), giờ đây thực hiện đối soát với gần 600 nhà mạng và đối tác cung cấp dịch vụ nội dung cùng với các chính sách phân chia doanh thu ngày càng phức tạp và tần suất đối soát cũng thay đổi (một số dịch vụ từ 02÷03 lần/tháng)
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin cho nghiệp vụ đối soát còn nhiều hạn chế (như: kết xuất số liệu tổng hợp từ hệ thống ra file Excel biên bản đối soát, kiểm tra chênh lệch bằng mắt, nếu chênh lệch trong phạm vụ cho phép thì gửi mail file biên bản cho đối tác in ra ký trước, sau đó đối tác gửi lại cho doanh nghiệp viễn thông qua được bưu điện)
- Bên cạnh đó, việc đối soát số liệu hiện nay đã bộc lộ nhiều hạn chế như: khó quản lý tiến độ đối soát, việc luân chuyển biên bản đối soát qua bưu điện làm phát sinh thêm chi phí, kéo dài thời gian đối soát (thường từ 25 đến 45 ngày cho một kỳ đối soát) và tốn nguồn lực cho việc lưu trữ và bảo quản biên bản Nhằm tiếp cận với các yêu cầu đối soát các dịch vụ và giải quyết những vấn
đề trên, giải pháp đặt ra là cần phải xây dựng một cổng đối soát cước tập trung Việc xây dựng được một cổng đối soát cước tập trung đang trở thành một nhiệm vụ
vô cùng quan trọng và cấp bách đối với Tổng công ty Viễn thống Mobifone hiện nay, nó giúp quản lý tốt công tác đối soát, rút ngắn thời gian đối soát, quản lý được tiến độ đối soát và nhanh chóng có được các biên bản đối soát, từ đó xác định được doanh thu, cước phải thu, phải trả cho các đối tác, giảm chi phí việc vận chuyển và chi phí kho lưu trữ hồ sơ, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ nội dung ở nhiều nơi trên cả nước, nhiều người ký,
Trang 12Khi đó Cổng đối soát cước tập trung sẽ là một phần của chìa khoá giúp cho Mobifone đạt được mục tiêu của mình: Rút ngắn thời gian đối soát và thanh toán cước dịch vụ, giúp các đối tác yên tâm trong việc cùng đầu tư hợp tác để đưa ra nhiều dịch vụ mới
Chính vì các lí do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp, xây dựng Cổng đối soát cước tập trung cho MobiFone” để thực hiện trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành khoa học máy tính
Nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về công tác đối soát cước tại của MobiFone
Trong chương này giới thiệu về nghiệp vụ công tác đối soát cước đồng thời chỉ ra một số tốn tại trong khâu đối soát số liệu dịch vụ hiện nay, từ đó đề ra giải pháp để khắc phục được những bất cập của mô hình đối soát hiện tại
Chương 2: Giải pháp công nghệ xây dựng cổng đối soát cước tập trung
Chương này nghiên cứu về công nghệ chữ ký số sáp dụng tại Việt Nam, nêu
ra phân tích về công nghệ hiện nay và nghiên cứu về công nghệ Kiến trúc lựa chọn,
từ đó áp dụng vào việc xây dựng Cổng đối soát cước tập trung phục vụ công tác đối soát cước trong mạng viễn thông
Chương 3: Xây dựng Cổng đối soát cước tập trung cho MobiFone
Chương này nêu ra các yêu cầu phải đạt được đối với Cổng đối soát tập trung, các kiến trúc tổng thể, chi tiết, mô hình chức năng, mô hình kết nối, luồng dữ liệu, tính năng của hệ thống, thử nghiệm demo chương trình với một số đối tác cung cấp dịch vụ khi áp dụng tại mạng di động MobiFone
Kết luận và hướng phát triển
Trình bày tóm tắt những kết quả đã đạt được và chưa đạt được Từ đó đề xuất mục tiêu cũng như hướng nghiên cứu, phát triển tiếp theo
Trang 13CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC ĐỐI SOÁT CƯỚC
TẬP TRUNG TẠI MOBIFONE
1 1 Công tác đối soát tại Mobifone
1.1.1 Các loại dịch vụ đang được cung cấp
Bên cạnh các dịch vụ viễn thông cơ bản (thoại và tin nhắn), nhà mạng MobiFone đang cung cấp một số lượng lớn các dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) trong nhiều lĩnh vực như: thanh toán, y tế, giáo dục, giải trí, ẩm thực, thời trang và các lĩnh vực ưu tiên như nông ngiệp, du lịch,… Cụ thể:
❖ Các dịch vụ cơ bản
- Dịch vụ thoại
- Dịch vụ tin nhắn text (SMS), Voice SMS, nhắn tin đa phương tiện MMS
- Dịch vụ chuyển vùng trong nước và quốc tế (IR)
✓ CP Form 2: Là các dịch vụ GTGT còn lại Đặc điểm của các dịch vụ này là trên 01 đầu số có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, và có nhiều đối tác cùng triển khai các dịch vụ GTGT trên đầu số đó Các dịch vụ GTGT form 2 này có mức giá vô cùng linh hoạt Các dịch vụ GTGT CP Form 2 cung cấp trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như:
- Dịch vụ thanh toán: Cổng thanh toán bằng thẻ cào, Google play, …
- Các dịch vụ về âm nhạc như:
+ Funring sáng tạo
+ mMusic
+ Thế giới nhạc + Imkara
+ Nhạc Của Tui + Zing, …
Trang 14- Các dịch vụ Media (Clip, phim, ảnh, …):
+ Văn hóa Phương Đông
+ An ninh xã hội
+ Clipgiaitri
+ YourTV + SCTV Thể thao + VTVShowbiz
+ TVPlay + mFilm + mHDViet, …
- Các dịch vụ GTGT về các lĩnh vực ưu tiên phát triển như:
+ Nhà nông xanh
+ mCare
+ Bác sỹ của bạn
+ 2Learn + mBook + mEnglish
+ mFunkid + mLearning + …
- Các chương trình khuyến mại trúng thưởng:
+ Nhà nông xanh
+ mDeal
+ Bác sỹ của bạn
+ mCare + mBook + mEnglish
+ mFunkid + mLearning + mSkill, …
- Dịch vụ giải pháp viễn thông
+ EoneSMS
+ OneContact
+ eStatus + Tổng đài di động trả trước
+ eSchool + …
- Dịch vụ quảng cáo, Platform M2M: MobileAds, TioKids, MobiTrack, …
- Và rất nhiều dịch vụ GTGT tiện ích phục vụ cho nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng như:
+ mLaw + An toàn giao thông + Đấu trường tri thức + mContest, …
❖ Thuê dịch vụ trả lời khách hàng trọn gói
Để chiếm lĩnh thị trường, ngoài việc mang đến cho khác hàng những trải nghiệm, những lựa chọn phong phú bởi những sản phẩm của mình thì một yếu tố cũng vô cùng quan trọng đó là công tác chăm sóc khách hàng (CSKH) MobiFone
đã trang bị những hệ thống kỹ thuật tiên tiến để hỗ trợ cho mảng dịch vụ này như hệ thống hỗ trợ chăm sóc khách hàng dựa trên IP (IPCC), hệ thống quản trị quan hệ khách hàng CRM (Customer Relationship Management) Cùng với việc đó thì MobiFone còn thuê những đơn vị cung cấp dịch vụ CSKH chuyên nghiệp như Minh
Trang 15Phúc, Trường Minh, MobiFone Service để thực hiện nghiệp vụ CSKH của MobiFone Với việc thuê những đơn vị ngoài thực hiện nghiệp vụ chăm sóc khách hàng dẫn đến việc hàng tháng MobiFone phải đối soát để xác định số cuộc gọi mà nhân viên CSKH đã thực hiện để làm căn cứ tính ra số tiền MobiFone phải chi trả chi trả cho các đối tác này
1.1.2 Công tác đối soát
Đối soát là nghiệp vụ trong đó nhà mạng sử dụng dữ liệu do các hệ thống của mình ghi nhận được so sánh với dữ liệu do đối tác ghi nhận được để đảm bảo sự chênh lệch ghi nhận số liệu dịch vụ, kết nối giữa hai bên nằm trong giới hạn cho phép Sau đó căn cứ vào tỷ lệ phân chia doanh thu, đơn giá kết nối để tính ra số tiền MobiFone phải chi trả cho đối tác, số tiền MobiFone được nhận
Các nghiệp vụ đối soát của MobiFone được thực hiện trên hệ thống Đối soát cước Hệ thống này có chức năng thu thập toàn bộ số liệu để phục vụ cho việc đối soát giữa MobiFone và các đối tác Từ dữ liệu mà hệ thống thu thập và tổng hợp được, căn cứ vào tỷ lệ phân chia, đơn giá cước kết nối, hệ thống sẽ đưa ra số liệu để chuyên viên đối soát sử dụng làm cơ sở trong việc đối soát với các đối tác của MobiFone Các đối tác của Mobifone có thể là các nhà mạng (di động, cố định, quốc tế), có thể là các đối tác cung cấp các dịch vụ nội dung, các đối tác cung cấp dịch vụ trả lời khách hàng
Hình 1.1 Sơ đồ các đối tác đối soát của MobiFone
Trang 16- Với nhóm đối tác trả lời khách hàng: Hàng tháng MobiFone phải thực hiện đối soát (03 đối tác-6 công ty kinh doanh khu vực ứng với 18 biên bản đối soát) để tính chi phí phải chi trả khai đối tác thực hiện công tác trả lời khách hàng cho MobiFone
- Với nhóm đối tác là các doanh nghiệp viễn thông: Hàng tháng MobiFone phải thực hiện đối soát (18 đối tác với 23 biên bản đối soát) để tính số tiền MobiFone phải chi trả hoặc số tiền MobiFone được nhận về khi có kết nối dịch vụ với nhau
- Với nhóm đối tác là các nhà cung cấp dịch vụ nội dung: Hàng tháng MobiFone phải thực hiện đối soát (hơn 180 dịch vụ của 370 đối tác với gần
700 biên bản đối soát) để tính số tiền MobiFone phải chi trả đối tác khi hợp tác cung cấp các dịch vụ GTGT trên mạng thông tin di động MobiFone
1.1.3 Nguồn số liệu phục vụ đối soát
❖ Thoại: Thoại thường, thoại roaming, trả lời khách hàng
❖ Tin nhắn (SMS): SMS thường, SMS giá trị gia tăng
a Nguồn số liệu thoại
- Sơ đồ mô tả luồng số liệu
Sơ đồ thoại đi:
A MSC A IN A GMSC A GMSC B /Toll MSC B B
OG_CALL OG_CALL_145
Kiểm tra tính hợp lệ của thuê bao
OG_TRANSIT_CALL UNKNOWN_TRANSIT_CA LL UNRATE_TRANSIT_CALL
Sơ đồ thoại đến:
A MSC A GMSC A GMSC B /Toll MSC B
IC_CALL IC_TRANSIT_CALL
CT_VAS_MEG_TRANSIT_CALL UNKNOWN_TRANSIT_CALL UNRATE_TRANSIT_CALL
B
ICC_OG_CALL ICC_OG_CALL_ZERO ICC_OG_BGM_CALL
Hình 1.2 Sơ đồ luồng số liệu thoại đi/đến
- Mô tả:
Trang 17 Hướng cuộc gọi đi: Thuê bao A gọi Thuê bao mạng ngoài B:
o Thuê bao A (Mobifone) gọi ra mạng ngoài đi tới MSCA (gần nhất)
o Tại MSCA thuộc tính trả trước hay trả sau của thuê bao được kiểm tra
✓ Nếu thuê bao chủ gọi là trả sau: MSCA GMSCA GMSCB GMSCB/TOLLB
✓ Nếu thuê bao chủ gọi là trả trước, số thuê bao được gửi tới IN để kiểm tra tài khoản hợp, nếu tài khoản hợp lệ, cuộc gọi được được thực hiện: MSCAGMSCA GMSCB MSCB (tại IN và MSC sinh CDR)
Hướng cuộc gọi đến: MSCB GMSCB GMSCA MSCA
Nguồn số liệu phát sinh (MobiFone ghi được và dùng đối soát với đối tác):
o Cuộc gọi hướng outgoing (OG): Số liệu lấy trên IN/ICC để đối soát
o Cuộc gọi hướng incoming (IC): Số liệu lấy trên nguồn MSC
B
OG_SMSC_CALL ICC_OG_SMS_CALL
OG_SMS_MSC_CALL
Hình 1.3 Sơ đồ luồng số liệu SMS đi/đến
- Mô tả:
Hướng tin nhắn đi: Thuê bao A gửi tin nhắn cho thuê bao mạng ngoài B:
o Thuê bao A (Mobifone) gửi tin nhắn, được đẩy tới MSCA (gần nhất)
o Tin nhắn sẽ được định tuyến tới SMSCA
Trang 18o Tại SMSCA thuộc tính trả trước hay trả sau của thuê bao được kiểm tra
✓ Nếu thuê bao chủ gửi tin nhắn là thuê bao trả sau, tin nhắn sẽ được định tuyến tới MSCB và gửi tới thuê bao B
✓ Nếu thuê bao chủ gọi là thuê bao trả trước, số thuê bao được gửi tới
IN để kiểm tra nếu tài khoản hợp lệ, tin nhắn được định tuyến tới MSCB và gửi tới thuê bao B
Hướng tin nhắn đến: B MSCB SMSCB MSCA A
Nguồn số liệu phục vụ cho đối soát (sử dụng để đối soát với đối tác)
o SMS hướng: Lấy từ nguồn SMSC trên hệ thống CDR file tập trung
o SMS hướng đến: Lấy trên MSC thông qua hệ thống CDR file tập trung
1.1.4 Quy trình đối soát hiện đang áp dụng tại Mobifone
A Quy trình đối soát cước kết nối
a Khái niệm và thuật ngữ dùng trong đối soát cước kết nối
- Tổng lưu lượng xuất phát: Là tổng thời gian của các cuộc gọi kết nối thành công/ tổng số bản tin thành công được ghi tại hệ thống của bên xuất phát
- Tổng lưu lượng kết cuối: Là tổng thời gian của các cuộc gọi kết nối thành công/ tổng số bản tin thành công được ghi tại hệ thống của bên kết cuối
- Công thức tính tỷ lệ chênh lệch đối soát:
Tỷ lệ chênh
lệch đối soát =
(Tổng lưu lượng xuất phát - Tổng lưu lượng kết cuối)
x 100% Tổng lưu lượng xuất phát
- Cuộc gọi kết nối thành công: Là cuộc gọi đã được kết nối thành công giữa
các tổng đài kết nối GMSC của MOBIFONE và tổng đài kết nối của đối tác
- Bản tin SMS liên mạng thành công: Là bản tin đã đến được thuê bao mạng
đích với số liệu gốc làm căn cứ đối soát là CDR bản tin chiều đi (MO) lấy trên SMSC, CDR bản tin chiều về (MT) lấy tại MSC
b Quy trình đối soát
❖ Đối soát với các đối tác trong nước
Trang 19Hình 1.4 Sơ đồ mô tả quy trình đối soát với các đối tác trong nước
- Bước 1: Số liệu tổng hợp
Hai Bên thực hiện trao đổi số liệu tổng hợp của tháng trước liền kề
(tháng n-1) qua email trước ngày 05 hàng tháng tiếp theo (tháng n)
- Bước 2: Hai bên kiểm tra tỉ lệ lệch số liệu theo công thức:
o Tỷ lệ chênh lệch đối soát: được tính toán theo công thức sau:
Tỷ lệ chênh
lệch đối soát =
(Tổng lưu lượng xuất phát - Tổng lưu lượng kết cuối)
x 100% Tổng lưu lượng xuất phát
o Khi Tỷ lệ chênh lệch ≤ Tỷ lệ chênh lệch cho phép, tiến hành bước 7
o Khi Tỷ lệ chênh lệch > Tỷ lệ chênh lệch cho phép, tiến hành bước 3
Trang 20- Bước 3: Đối soát chi tiết, tiến hành tìm nguyên nhân.
o Nếu biết nguyên nhân chênh lệch tiến hành bước 5
o Nếu nguyên nhân chưa được xác định đến thời hạn cho phép (thường là ngày 25 hàng tháng) tiến hành bước 4
- Bước 4: Hai bên kí biên bản tạm tính, và tiếp tục tiến hành tìm nguyên nhân
trong giới hạn thời gian cho phép (60 ngày,…) Nếu nguyên nhân được tìm
ra, tiến hành tính lại phần thanh toán bù trừ và thực hiện bước 6
- Bước 5: Báo cáo các cấp có thẩm quyền
- Bước 6: Thống nhất biện pháp giải quyết
- Bước 7: Hai bên kí biên bản (chính thức).
o Tỷ lệ chênh lệch đối soát ≤ Tỷ lệ chênh lệch cho phép và không có biến đột bất thường về sản lượng phát sinh
- Bước 8: Kết thúc.
B Quy trình đối soát các dịch vụ GTGT
Hiện nay, việc đối soát các dịch vụ GTGT tại Trung tâm TC&TK Mobifone gồm 2 mô hình sau:
- Mô hình 1: Các dịch vụ đối tác công nhận số liệu của Mobifone.
- Mô hình 2: Các dịch vụ cả Mobifone và đối tác cùng ghi nhận được số liệu.
a Các khái niệm và thuật ngữ dùng trong đối soát các dịch vụ GTGT
- Bản tin MO: Là bản tin do thuê bao mạng MobiFone gửi đến đầu số dịch vụ
hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ của Đối tác
Trang 21- Bản tin MT: Là bản tin phản hồi do Đối tác gửi cho thuê bao MobiFone theo
yêu cầu của thuê bao
- Bản ghi CDR: Là dữ liệu cước chi tiết của bản tin dịch vụ nội dung mà Đối
tác đã phục vụ khách hàng là thuê bao mạng MobiFone
- Doanh thu thực hiện phân chia: là doanh thu cước khách hàng sau khi trừ
doanh thu không thu được cước, doanh thu phát sinh do lỗi,
- Số liệu đối soát: Là số liệu phát sinh trên hệ thống của MOBIFONE gồm:
Tỷ lệ khuyến khích, cộng thêm, giảm trừ, điều chỉnh (nếu có)
- Số liệu phát sinh: Là sản lượng dịch vụ phát sinh được ghi tại hệ thống
SMSC/INGW/SMPP/Charging Proxy v.v của MOBIFONE.
- Số liệu đối chiếu: Là sản lượng dịch vụ ghi tại hệ thống dịch vụ của Đối tác.
- Đối soát chi tiết: Là đối soát theo từng bản ghi chi tiết bản tin dịch vụ của số
liệu đối soát với số liệu đối chiếu
- Số liệu đối soát chi tiết: Là số liệu được lấy từ file số liệu gốc của
MOBIFONE và của Đối tác, bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu được hai Bên thống nhất, ví dụ như:
Số liệu tổng hợp theo ngày, theo từng phương thức truy nhập dịch vụ;
Số liệu chi tiết từng giao dịch trong tháng
- Tỷ lệ chênh lệch số liệu: |( )* 100 % |
X
Y X
X
: Tỷ lệ chênh lệch số liệu; X: Số liệu phát sinh, Y: Số liệu đối chiếu
- Tỷ lệ chênh lệch số liệu cho phép: ≤ 1% hoặc cụ thể tại mỗi hợp đồng.
Trang 22- Kỳ phát sinh cước: là tháng dương lịch mà bản tin/cuộc gọi phát sinh.
- Kỳ đối soát cước: là tháng dương lịch tiếp theo kỳ phát sinh cước
b Đối soát Mô hình 1
Hình 1.5 Sơ đồ quy trình đối soát các dịch vụ GTGT mô hình 1
- Bước 1: Trước ngày 12 của kỳ đối soát cước, sau khi khóa sổ số liệu xong,
Phòng ĐSTK thực hiện kiểm tra số liệu có đột biến bất thường tại ngày nào trong tháng không ?
Trang 23- Bước 2: Trước ngày 16 của kỳ đối soát cước, P.ĐSTK thực hiện lấy số liệu
trên hệ thống báo cáo đối soát, tiến hành lập BBĐS và gửi email cho đối tác
- Bước 3: Đối tác kiểm tra số liệu trên BBĐS do Phòng ĐSTK gửi, nếu chấp
nhận số liệu thì chuyển qua bước 4, nếu không chấp nhận số liệu gửi phản hồi lại cho Phòng ĐSTK (quay lại bước 1)
- Bước 4: Trước ngày 21 của kỳ đối soát cước, Đối tác in, ký, đóng dấu
BBĐS, sau đó gửi BBĐS cho P.ĐSTK
- Bước 5: Chuyên viên đối soát kiểm tra và trình ký LĐP ĐSTK, LĐTT.
- Bước 6: Sau khi LĐTT ký xong, Văn thư Trung tâm (P.TCHC) sẽ thực hiện
đóng dấu vào BBĐS và chuyển lại cho Phòng ĐSTK
- Bước 7: Phòng ĐSTK nhận lại BBĐS, lập biên bản bàn giao để chuyển cho
Trung tâm MVAS
c Đối soát Mô hình 2
Trang 24Hình 1.6 Sơ đồ quy trình đối soát các dịch vụ GTGT mô hình 2
Trang 25- Bước 1: Trước ngày 8 của kỳ đối soát, Đối tác gửi email số liệu tổng hợp
- Bước 2: Trước ngày 12 của kỳ đối soát cước, sau khi Phòng ĐSTK khóa sổ
số liệu xong, thực hiện kiểm tra số liệu tổng hợp đủ so với tháng?, có đột
biến bất thường tại ngày nào trong tháng không?
- Bước 3: Trước ngày 16 của kỳ đối soát cước, chuyên viên P.ĐSTK thực hiện
lập BBĐS bao gồm cả số liệu của Mobifone và số liệu của đối tác, tính toán
tỷ lệ chênh lệch số liệu giữa 2 bên và gửi BBĐS cho đối tác qua email
- Bước 4: Đối tác và chuyên viên P.ĐSTK kiểm tra tỷ lệ chênh lệch thực tế so
với tỷ lệ chênh lệch cho phép theo quy định Nếu tỷ lệ chênh lệch thực tế nằm trong phạm vi cho phép chuyển qua bước 7, nếu tỷ lệ chênh lệch quá phạm vi cho phép hoặc có bất thường thì thực hiện chuyển qua bước 5
- Bước 5: Hai bên tiến hành kiểm tra số liệu theo nguyên tắc:
o Bên có số liệu nhỏ hơn: Kiểm tra và xử lý số liệu để loại bỏ các nguyên
nhân tổng hợp thiếu, …
o Bên có số liệu lớn hơn: Kiểm tra và xử lý số liệu để loại bỏ các nguyên
nhân ghi trùng/chờm, hoặc chưa loại bỏ hết những trường hợp không được đưa vào tính sản lượng theo quy định
o Sau khi loại bỏ các nguyên nhân trên, nếu tỷ lệ chênh lệch > tỷ lệ chênh lệch cho phép thì hai bên tiến hành đối soát chi tiết: Đối soát số liệu tổng hợp theo ngày, dối soát chi tiết ngày có chênh lệch lớn nhất
o Sau khi đối soát chi tiết, nếu xác định được nguyên nhân thì chuyển qua bước 6, nếu quá thời gian quy định thì sẽ tiến hành đàm phán để thống nhất phương án xử lý, sau khi thống nhất sẽ chuyển đến bước 6
- Bước 6: Bên có số liệu sai sẽ tiến hành cập nhật số liệu mới, chuyên viên đối
soát (P.ĐSTK) sẽ tiến hành lập lại BBĐS và gửi cho đối tác qua email
- Bước 7: Trước ngày 21 của kỳ đối soát cước hoặc sau ngày 2 bên tiến hành
cập nhật số liệu mới sau khi đối soát chi tiết, Đối tác in, ký, đóng dấu BBĐS, sau đó gửi BBĐS cho chuyên viên phụ trách đối soát của tổ Đối soát
- Bước 8: Chuyên viên đối soát kiểm tra và trình ký LĐP ĐSTK, LĐTT.
Trang 26- Bước 9: Sau khi LĐTT ký xong, Văn thư Trung tâm (P.TCHC) sẽ thực hiện
đóng dấu vào BBĐS và chuyển lại cho Phòng ĐSTK
- Bước 10: Phòng ĐSTK (tổ Đối soát) nhận lại BBĐS, lập biên bản bàn giao
để chuyển cho Trung tâm MVAS
C Quy trình đối soát dịch vụ trả lời khách hàng
a) Khái niệm và thuật ngữ dùng trong đối soát dịch vụ trả lời khách hàng
- Đối tác trả lời khách hàng (TLKH):
Đối tác TLKH trọn gói: Cung cấp cả nhân sự và hệ thống TLKH
Đối tác TLKH bán trọn gói: Chỉ cung cấp nhân sự
- Hệ thống TLKH trọn gói: Bao gồm hệ thống các thiết bị kỹ thuật như truyền
dẫn, ACD/IVR, giám sát, do đối tác TLKH trọn gói đầu tư cung cấp
- Hệ thống IPCC tập trung: Bao gồm tổng đài ACD/IVR, hệ thống giám sát,
ghi âm, hệ thống đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, cùng các hệ thống hỗ trợ khác, do MOBIFONE thuê của đối tác cung cấp dịch vụ hệ thống
(để cho thuận tiện, khái niệm 3 và 4 được gọi chung là ”hệ thống TLKH”)
- Hệ thống ghi CDR song song: Là hệ thống máy chủ ghi dữ liệu do đối tác
cung cấp, đặt tại MOBIFONE, đảm bảo việc ghi dữ liệu CDR đồng thời giữa
hệ thống của đối tác và hệ thống đặt tại MOBIFONE
- Số liệu phát sinh (số liệu của MOBIFONE): Là số liệu sản lượng hệ thống
ghi tại hệ thống MSC Gateway (GMSC) và hệ thống CRM của MOBIFONE
- Số liệu đối soát (số liệu của đối tác): Là số liệu sản lượng dịch vụ tương ứng
được ghi tại hệ thống TLKH.
- Số liệu CDR song song: Là số liệu được ghi tại hệ thống CDR song song.
- Dữ liệu CDR GMSC: Là dữ liệu cuộc gọi chi tiết được ghi nhận tại GMSC.
- Dữ liệu CDR CRM: Là dữ liệu chi tiết cuộc gọi nhân công được ghi nhận tại
hệ thống CRM của MOBIFONE
- Tỷ lệ chênh lệch số liệu:
Trang 27 Tỷ lệ chênh lệch số liệu tổng:
|
% 100
* ) (
|
X
Y X
* ) (
|
1
1 1 1
X
Y X
o X1: Tổng số liệu phát sinh cuộc gọi được ghi nhận tại hệ thống CRM
o Y1: Tổng số liệu đối soát cuộc gọi nhân công được ghi tại hệ thống ghi CDR song song
- Tỷ lệ chênh lệch số liệu cho phép: Được quy định nhỏ hơn hoặc bằng 1%.
b) Quy trình đối soát dịch vụ trả lời khách hàng
Kết thúc
Bắt đầu
N CDR CRM
Số liệu khớp(Y/N)?
2 bên chấp nhận số liệu
Tách cuộc gọi nhân công/cuộc gọi hệ thống
Kiểm tra và giải quyết
nguyên nhân chênh lệch
Kiểm tra so sánh số liệu cuộc gọi nhân công Kiểm tra so sánh số liệu cuộc gọi hệ thống
nguyên nhân chênh lệch
Hình 1.7 Sơ đồ quy trình đối soát số liệu trả lời khách hàng
Trang 28Bước 1: Lấy số liệu
- Định kỳ Trung tâm TC&TK MOBIFONE truy cập vào hệ thống ghi CDR song song để lấy CDR về máy chủ CDR-file của MOBIFONE
- Thời gian truyền/nhận số liệu: chi tiết (hàng ngày), số liệu tổng hợp (Ngày
03 của tháng tiếp theo tháng phát sinh cuộc gọi)
Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu dữ liệu tổng, dữ liệu cuộc gọi nhân công
- Thời gian thực hiện: trước ngày 10 hàng tháng
Bước 2.1: So sánh tổng số cuộc gọi vào hệ thống của các đối tác dựa trên
số liệu CDR song song và số liệu kết xuất từ tổng đài GMSC của
MOBIFONE và tính tỷ lệ lệch số liệu tổng Nếu:
+ Tỷ lệ chênh lệch số liệu tổng > Tỷ lệ cho phép: Chuyển Bước 3.
+ Tỷ lệ chênh lệch số liệu tổng ≤ Tỷ lệ cho phép: Chuyển Bước 2.2.
Bước 2.2: So sánh số liệu cuộc gọi nhân công dựa trên số liệu cuộc gọi
nhân công được ghi nhận tại CDR TLKH và số liệu CDR CRM, tính toán tỷ
lệ chênh lệch số liệu cuộc gọi nhân công Nếu:
+ Tỷ lệ chênh lệch số liệu cuộc gọi nhân công > Tỷ lệ chênh lệch cho
phép: Chuyển sang Bước 3.
+ Tỷ lệ chênh lệch số liệu cuộc gọi nhân công Tỷ lệ chênh lệch cho
phép: Chuyển sang Bước 4 (Lập và ký biên bản đối soát).
Bước 3: Tìm nguyên nhân chênh lệch
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm TC&TK MOBIFONE và đối tác
- Thời gian thực hiện: Trước ngày 13 hàng tháng
+ Bên có số liệu nhỏ hơn: Tiến hành kiểm tra, xử lý để loại bỏ hết các nguyên nhân: thiếu dữ liệu; mất dữ liệu gốc,
+ Bên có số liệu lớn hơn: Tiến hành kiểm tra để đảm bảo không bị hiện tượng ghi trùng dữ liệu…
Trang 29- Sau khi loại bỏ các nguyên nhân trên, nếu Tỷ lệ chênh lệch số liệu tổng Tỷ
lệ chênh lệch cho phép và tỷ lệ chênh lệch số liệu cuộc gọi nhân công Tỷ
lệ chênh lệch cho phép thì lấy số liệu của bên không phát sinh nguyên nhân
chênh lệch làm cơ sở thanh toán hoặc thoả thuận trên tinh thần hợp tác
Bước 4: Lập và ký Biên bản đối soát
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm TC&TK MOBIFONE và đối tác
- Thời gian thực hiện: Trước ngày 15 hàng tháng
+ Trung tâm TC&TK MOBIFONE lập Biên bản đối soát số liệu dịch vụ trả lời khách hàng theo từng Công ty dịch vụ MOBIFONE khu vực
+ Hai bên thống nhất và ký các biên bản đối soát
1 2 Hiện trạng công tác đối soát cước tại Mobifone
1.2.1 Quá trình đối soát
Mỗi mảng đối soát, MobiFone đều có quy trình quy định cụ thể về các thức đối soát cụ thể như đã đề cập đến ở trên Tuy nhiên các quy trình đối soát của Mobifone hiện nay gồm 03 bước chính:
- Bước 1: 2 bên tự tổng hợp số liệu trên hệ thống của mình và trao đổi số liệu
tổng hợp cho đối tác qua email
- Bước 2: Nếu số liệu tổng hợp 2 bên khớp trong ngưỡng cho phép (ví dụ
chênh lệch dưới 1%) thì số liệu coi như đã thống nhất Khi đó, số liệu của 1 bên sẽ được công nhận làm số liệu phân chia doanh thu (tùy thỏa thuận/hợp đồng) Nếu số liệu tổng hợp của 2 bên chênh lệch ngoài ngưỡng cho phép, 2 bên sẽ phải tiếp tục trao đổi số liệu chi tiết (qua email) để phục vụ đối soát chi tiết Mục đích của đối soát chi tiết là tìm ra chính xác phần số liệu gây chênh lệch, nguyên nhân chênh lệch và giải quyết nguyên nhân chênh lệch Qua đó, 2 bên sẽ thống nhất được số liệu
- Bước 3: In và ký xác nhận biên bản đối soát (BBĐS), làm cơ sở cho khâu
thanh toán tiếp theo: Khi số liệu đã được thống nhất, 2 bên trình bày số liệu
Trang 30thành 1 biên bản đối soát, thể hiện rõ số liệu 2 bên, doanh thu phân chia của mỗi bên nhận được Một trong 2 bên sẽ in BBĐS và ký (số lượng BBĐS được in ít nhất là 2 bản, có thể nhiều hơn tùy theo thỏa thuận), đóng dấu trước, sau đó chuyển sang bên còn lại để ký, đóng dấu xác nhận Khi biên bản đối soát đã được 2 bên xác nhận, sẽ được làm đầu vào cho khâu thanh toán Đến đây, công việc đối soát đã hoàn thành
1.2.2 Quá trình theo dõi tiến độ
Hiện nay, quá trình theo dõi, kiểm tra tiến độ đối soát của MobiFone được thực hiện tại các mốc xử lý sau:
- MobiFone gửi số liệu
- CP gửi lại biên bản đối soát
- Trình ký Lãnh đạo phòng
- Trình ký Lãnh đạo trung tâm
- Hoàn thành và chuyển cho bộ phận kế toán
- Ngoài các bước theo dõi trên thì còn có một số bước xử lý khác như: Dừng
ký biên bản hoặc trạng thái “Khác”: Đây là các trạng thái được sử dụng khi
CP có những vi phạm, vướng mắc trong quá trình đối soát,…
Mặc dù có tính năng quản lý tiến độ đối soát, nhưng theo đánh giá, tính năng này còn nhiều hạn chế bởi việc cập nhật này thực hiện thủ công và riêng biệt so với quá trình đối soát Do đó có thể dẫn đến những sai sót trong quá trình nhập thông tin để quản lý tiến độ
1 3 Một số tồn tại trong khâu đối soát số liệu dịch vụ
Nghiệp vụ đối soát của MobiFone đang được thực hiện trên hệ thống đối soát cước tập trung Mặc dù có hệ thống hỗ trợ nghiệp vụ nhưng công tác đối soát của MobiFone vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định như:
Trang 311.3.1 Tính thiếu tự động trong thực hiện đối soát số liệu dịch vụ:
Việc trao đổi số liệu tổng hợp đầu vào của khâu đối soát được thực hiện qua email cá nhân:
- Gây khó khăn cho việc lưu trữ, theo dõi, khi mà công việc được phân công cho nhiều cá nhân thực hiện qua mỗi thời kỳ
- Số liệu tổng hợp được gửi không thống nhất về định dạng, gây mất thời gian chuẩn hóa
- Một số trường hợp, đối tác của Mobifone thay đổi đầu mối đối soát, nhưng không thông tin kịp thời, dẫn đến thất lạc thông tin trao đổi, chậm trễ tiến độ đối soát khi dữ liệu vẫn được gửi cho đầu mối đối soát cũ
1.3.2 Tính không nhất quán trong kiểm soát số liệu dịch vụ:
Nguy cơ không nhất quán, không an toàn đối với số liệu dịch vụ Kể cả khi
đã thống nhất được số liệu thì việc in, ký BBĐS vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ:
- Số liệu được thống nhất, nhưng BBĐS được in ra lại không đúng hoàn toàn với số liệu đó Việc kiểm soát bằng mắt khi ký xác nhận biên bản thường chỉ kiểm soát được 1 số thông tin chính trên BBĐS, các thông tin còn lại nếu bị sửa chữa, sai lệch sẽ rất khó phát hiện ra Việc thống nhất được số liệu, nhưng lại ký xác nhận trên số liệu khác là vấn đề rất nguy hiểm, hủy hoại hoàn toàn kết quả của công việc đối soát
- Xác định được thẩm quyền của người ký biên bản bên đối tác cũng là một vấn đề khó với MBF, khi mà số lượng đối tác quá lớn, bản thân mỗi đối tác lại có thể thay đổi người ký, mẫu chữ ký, mẫu con dấu qua mỗi thời kỳ
1.3.3 Tính không an toàn trong kiểm soát số liệu:
Khó khăn trong công tác lưu trữ, quản lý thông tin, cụ thể như sau:
- Việc đối soát chủ yếu được thực hiện độc lập tại mỗi chuyên viên (trao đổi
dữ liệu qua email cá nhân, chuyển phát BBĐS đến đích danh các cá nhân thực hiện, cá nhân kiểm tra BBĐS và trình ký Lãnh đạo…) Vì vậy vai trò
Trang 32của Lãnh đạo các cấp trong việc theo dõi, quản lý quá trình làm việc, tiến độ
và chất lượng công việc của chuyên viên rất hạn chế Khi cần thông tin phải yêu cầu chuyên viên tổng hợp báo cáo vừa mất thời gian mà chất lượng báo cáo không cao
- Biên bản đối soát là kết quả của toàn bộ quá trình từ thu thập, xử lý, tổng hợp, đối soát số liệu Nó cũng là 1 loại chứng từ thanh toán Vì vậy việc lưu trữ bản ký BBĐS là rất cần thiết Tuy nhiên, lưu trữ bản ký giấy thì cồng kềnh, tốn không gian và khó tìm kiếm, chưa nói đến việc bảo quản Một số
bộ phận thực hiện lưu bản scan BBĐS thay cho bản giấy thì khắc phục được vấn đề trên nhưng lại mất công scan số lượng lớn BBĐS mỗi tháng, phát sinh một số nguy cơ từ khâu scan biên bản ví dụ như scan thiếu, scan nhưng đặt nhầm tên file…
1.3.4 Thiếu tính cạnh tranh
- Với các tồn tại nói trên, cần rất nhiều nguồn lực để khắc phục, ví dụ như tăng cường con người để kiểm soát, lưu trữ các bản ký, thêm các công cụ, các báo cáo để quản lý tiến độ… Những nguồn lực bỏ ra thêm sẽ làm tăng chi phí của Mobifone, gián tiếp làm tăng giá thành sản phẩm khi cung cấp cho khách hàng, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
- Các khâu chuẩn hóa dữ liệu, chuyển phát, kiểm soát số liệu và tiến độ thủ công cũng làm chậm tiến độ đối soát, dẫn đến chậm tiến độ thanh toán, cũng làm giảm sự cạnh tranh của nhà mạng Khi đối tác chậm được thanh toán, họ
sẽ có xu hướng tìm đến hợp tác với các nhà mạng thanh toán nhanh hơn để nhanh chóng thu hồi tiền quay vòng vốn
1 4 Mục tiêu của báo cáo
Nghiệp vụ đối soát của nhà mạng MobiFone được thực hiện trên hệ thống đối soát cước tập trung Trong quá trình khai thác hệ thống phục vụ cho nghiệp
vụ đã nhận thấy hệ thống chưa thực sự hoàn chỉnh và còn có những bất cập Vì vậy, việc nghiên cứu về hiện trạng hệ thống, nghiệp vụ đối soát đang thực hiện
Trang 33tại MobiFone một cách toàn diện để từ đó đưa một phương án xử lý một cách trọn vẹn là điều vô cùng cần thiết Vì vậy mục tiêu của đề tài là:
❖ Xây dựng cổng đối soát dịch vụ tập trung: Để cùng với hệ thống đối soát
cước tập trung hiện tại của MobiFone thành một giải pháp kỹ thuật hoàn chỉnh phục vụ cho nghiệp vụ đối soát Khi đó Hệ thống đối soát cước tập trung sẽ chỉ có nhiệm vụ xử lý số liệu, cổng đối soát dịch vụ tập trung sẽ là giao diện để giao tiếp với đối tác từ khâu thu thập số liệu của đối tác đến khi
hoàn thiện các biên bản có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan
❖ Quản lý đối soát dịch vụ tập trung: Cổng đối soát dịch vụ tập trung sẽ giúp
cho việc quản lý các dịch vụ, tiến độ đối soát được hoàn thiện và tập trung, quản lý và lưu trữ các biên bản đối soát đối soát một cách tập trung để đảm bảo tính thuận tiện cho việc tra cứu, đặc biệt nó còn giúp Lãnh đạo của MobiFone có thể quản lý, theo dõi tiến độ ký biên bản một cách đơn giản
nhanh chóng thông qua giao diện web ở bất cứ nơi đâu vào bất kỳ lúc nào
❖ Xác thực dịch vụ tập trung: Với việc phát triển cổng đối soát tập trung áp
dụng chữ ký số trong việc ký các biên bản đối soát cước tập trung sẽ hỗ trợ thực hiện việc kiểm tra, xác thực tính không thể chối bỏ của người ký, tính toàn vẹn của dữ liệu và tính hợp pháp của chữ ký số khi áp dụng chứ ký điện
tử vào thực hiện ký biên bản đối soát cho các đối tác của MobiFone
❖ Quản lý thanh toán dịch vụ tập trung: Sau khi triển khai hệ thống cổng
đối soát cước tập trung sẽ cung cấp một chức năng chuyên để quản lý công
tác thanh toán các biên bản sau khi đã ký biên bản xong
❖ Giải quyết vướng mắc tập trung: Các user trên hệ thống sẽ theo dõi được
tiến độ ký biên bản đối soát mà mình phụ trách, đồng thời khi có yêu cầu cần
xử lý có thể liên lạc trực tiếp đến quản trị hệ thống, chuyên viên phụ trách dịch vụ, lãnh đạo phụ trách dịch vụ theo các thông tin được cung cấp trên hệ thống
1 5 Kết chương
Trang 34Chương này đã chỉ ra những tồn tại của mô hình đối soát phân tán, thực hiện trao đổi thông tin chủ yếu qua kênh chuyên viên trực tiếp có khá nhiều hạn chế Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, đề tài sẽ lựa chọn và ứng dụng
để đưa ra giải pháp cổng đối soát tập trung đáp ứng được các yêu cầu về nghiệp
vụ đối soát hiện tại và khắc phục được những bất cập của mô hình đối soát phân tán, thủ công đang áp dụng tại MobiFone
Trang 35CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XÂY DỤNG CỔNG
ĐỐI SOÁT CƯỚC TẬP TRUNG 2.1 Công nghệ chữ ký số và áp dụng chữ ký số tại Việt Nam
2.1.1 Định nghĩa chữ ký số
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một
thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người có được
thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được
chính xác:
- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khoá bí mật tương ứng với khoá
công khai trong cùng một cặp khóa
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi
Trang 362.1.2 Lợi ích của chữ ký số
Chữ ký số là thành phần tối quan trọng trong giao dịch điện tử nhằm đảm bảo độ an toàn thông tin trao đổi qua lại, đồng thời khẳng định tính ràng buộc về
mặt pháp lý của các thông tin được trao đổi Như vậy, Chữ ký số chính là sự xác
thực cần thiết của mỗi doanh nghiệp trong giao dịch điện tử, nó giúp đẩy nhanh các giao dịch qua mạng trong khi vẫn đảm bảo độ an toàn và bảo mật thông tin Việc sử dụng chữ ký số sẽ mang lại cho các doanh nghiệp lợi những lợi ích sau:
- Bảo mật thông tin: Khi người gửi đã mã hoá thông tin bằng khoá công khai của bạn, chắc chắn chỉ có bạn mới giải mã được thông tin để đọc
- Chống giả mạo: Khi bạn gửi đi một dữ liệu hoặc một email, có sử dụng
chứng chỉ số, người nhận sẽ kiểm tra được thông tin của bạn có bị thay đổi
hay không
- Xác thực: Khi bạn gửi một thông tin kèm chứng chỉ số, người nhận sẽ xác
định rõ được danh tính của bạn Có nghĩa là dù không nhìn thấy bạn, nhưng qua hệ thống chứng chỉ số mà bạn và người nhận cùng sử dụng, người nhận
sẽ biết chắc chắn đó là bạn chứ không phải là một người khác
- Chống chối cãi nguồn gốc: Khi sử dụng một chứng chỉ số, bạn phải chịu
trách nhiệm hoàn toàn về những thông tin mà chứng chỉ số đi kèm Trong trường hợp người gửi chối cãi một thông tin nào đó không phải do mình gửi, chứng chỉ số mà người nhận có được sẽ là bằng chứng khẳng định
người gửi là tác giả của thông tin đó
2.1.3 Cơ sở pháp lý
Hiện tại, Việt Nam đã xây dựng hạ tầng pháp lý khá đầy đủ về chữ ký số quy định rõ về tính pháp lý của chữ ký số, thủ tục cấp và thu hồi giấy phép của CA, nghĩa vụ và quyền hạn của CA cũng như người sử dụng, các điều khoản liên quan đến phát hành, thu hồi, huỷ bỏ chứng chỉ số, các điều liên quan đến mã khoá cá nhân, ngoài ra còn đưa ra các chế tài xử phạt, giải quyết tranh chấp bao gồm:
- Luật Giao dịch điện tử của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 51/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005
Trang 37- Nghị định của Chính phủ số 26/2007/NĐ-CP ban hành ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Quyết định số 20/2007/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là
Bộ Thông tin và Truyền thông) ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2007 về việc Mẫu quy chế chứng thực chữ ký số
- Quyết định số 58/2008/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành Quy chế báo cáo thông tin về các hoạt động chứng thực chữ ký số của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Quyết định số 59/2008/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Ttruyền thông ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2008 về việc Ban hành Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Căn cứ Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký
số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
- Căn cứ Thông tư 41/2017/TT-BTTTT ngày 19/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện
tử trong cơ quan nhà nước;
Trong Luật giao dịch điện tử đã chỉ rõ: Nhà nước công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử; quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử; quy định các giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước và các yêu cầu đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử
2.1.4 Vị trí, vai trò của chữ ký số điện tử
- Việc trao đổi thông tin, chứng thực thông tin theo phong cách truyền thông làm giảm tốc độ, cũng như sự chính xác của thông tin Chính khó khăn đã
Trang 38nảy sinh sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và công nghệ mã hóa Hiện nay, ở tất cả các nước phát triển cũng như đang phát triển, mạng máy tính đang ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong mọi lĩnh vực hoạt động của toàn xã hội và nhu cầu bảo mật thông tin được đặt lên hàng đầu
- Trên thực tế, chữ ký số không chỉ được thực hiện cho các giao dịch điện tử trên mạng internet mà còn qua hệ thống mạng viễn thông di động Đặc biệt, hiện nay nhiều nước trên thế giới không chỉ triển khai ứng dụng chữ ký số trên mạng máy tính mà còn áp dụng trên mạng điện thoại di động để thực hiện các giao dịch điện tử Hướng đi này giúp đẩy nhanh giao dịch, đơn giản hoá mua sắm trực tuyến và giúp người dùng có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi
2.1.5 Ứng dụng chữ ký số tại Việt Nam và trên thế giới
Có nhiều ứng dụng chữ ký số phù hợp cho doanh nghiệp Điển hình là việc
mã hóa bảo mật các thông tin số của doanh nghiệp, dùng chữ ký số xác thực email trao đổi thông tin, kiểm soát truy cập vào các sàn thương mại điện tử và các đơn đặt hàng, ngân hàng điện tử, mua sắm trực tuyến
So với các nước và vùng lãnh thổ khác tại châu Á, hiện Việt Nam còn đang khá chậm chễ trong việc sử dụng dịch vụ chứng thư công cộng Malaysia đã ban hành luật chữ ký số vào năm 1997, Singapore ban hành Luật Giao dịch điện tử vào năm 1998, Hàn Quốc có Luật chữ ký điện tử vào năm 1999 và sửa đổi vào năm
2001, Hồng Kông có sắc lệnh về Giao dịch điện tử vào năm 2000 Thái Lan và Nhật Bản cũng đã có các văn bản luật liên quan đến giao dịch điện tử vào năm 2001
2.2 Kiến trúc của hệ thống
2.2.1 Xác định mô hình tổng quan triển khai cho MobiFone
Hiện tại Tổng công ty viễn thông MobiFone đã xây dựng 1 core ký số và cung cấp các API cần thiết để có thể đáp ứng được việc ký số một biên bản Từ những nhu cầu về công tác đối soát tập trung, hiện trạng về chữ ký số ở Việt Nam nói chung cũng như MobiFone nói riêng, tôi nhận thấy rằng cần xây dựng một cổng
Trang 39đối soát tập trung cho MobiFone đồng thời tích hợp công nghệ chữ ký số vào ký biên bản đối soát cho các đối tác
Cổng đối soát tập trung MobiFone phục vụ việc quản lý, đối soát biên bản và thanh toán dịch vụ đồng thời tích hợp công nghệ chữ ký số vào sẽ góp phần:
- Quản lý, đối soát biên bản cho các dịch vụ MobiFone tập trung
- Rút ngắn thời gian đối soát, ký biên bản và thanh toán dịch vụ
- Tiết kiệm thời gian, công sức chi phí do việc in ấn, chuyển phát, lưu trữ
- Có thể thực hiện xử lý biên bản ở mọi nơi, thao tác đơn giản qua trình duyệt Web
- Thể hiện sự chuyên nghiệp, theo kịp xu hướng công nghệ của một công ty viễn thông hàng đầu của Việt Nam
a) Lựa chọn thiết bị lưu trữ khóa bí mật:
Hiện nay, công nghệ thẻ thông minh có thể tạo ra một môi trường an toàn
để lưu trữ khóa bí mật và thực thi các thao tác mật mã Thiết bị USB Token và HSM dựa trên công nghệ thẻ thông minh tạo ra môi trường lưu trữ và tính toán cách ly an toàn và không thể nhân bản được nên không thể bị sao chép hoặc làm giả
❖ HSM
Thiết bị HSM lưu khóa trong môi trường vật lý và logic hoàn toàn bảo mật nhằm chống lại việc sao chép hoặc nguy cơ bị giả mạo Tuy nhiên, HSM có nhiều tính năng cao cấp hơn để có thể phục vụ hoạt động của cả một hệ thống ứng dụng
Ưu điểm:
- Về hình dạng, thiết bị HSM có thể có dạng thẻ PCMCIA hay card PCI lắp vào trong máy tính, hoặc là một hệ thống độc lập đấu trực tiếp vào mạng