1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cho học sinh các lớp cuối cấp tiểu học

146 471 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 4,92 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Luận văn “Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cho học sinh các lớp cuối cấp tiểu học” hoàn thành là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu của người thực hiện cùng với sự h

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN NGỌC BÍCH

THÁI NGUYÊN, 2018

I I

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì côngtrình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Hằng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cho học sinh các lớp

cuối cấp tiểu học” hoàn thành là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu của

người thực hiện cùng với sự hướng dẫn tận tình của quý thầy, cô và sự giúp đỡcủa gia đình, bạn bè, đồng nghiệp Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới

TS Trần Ngọc Bích đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

và hoàn thành Luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Giáo dục tiểu học, trườngĐại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã rất quan tâm, tạo mọi điều kiện chotôi học tập và nghiên cứu Đồng thời, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới quý tác giả củanhững công trình khoa học mà tôi đã dùng làm tài liệu tham khảo và các nhàkhoa học đã có những ý kiến quý báu cho Luận văn của tôi

Trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo và các em học sinh trường Tiểu họcTrung Thành I, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong việc triểnkhai thực nghiệm sư phạm những kết quả của Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đãluôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành Luận văn củamình

Trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Minh Hằng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

v MỞ ĐẦU

1 1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Giả thuyết khoa học 2

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Đóng góp của luận văn 4

9 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Một số khái niệm nền tảng 6

1.2.1 Hoạt động 6

1.2.2 Trải nghiệm 7

1.2.3 Hoạt động trải nghiệm 8

1.2.4 Hoạt động trải nghiệm toán học 12

1.3 Một số phương pháp dạy học hỗ trợ tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học 13

1.3.1 Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 13

Trang 6

iii1.3.2 Dạy học theo thuyết kiến tạo .16

Trang 7

1.3.3 Dạy học theo dự án 17

1.3.4 Dạy học hợp tác theo nhóm 22

1.4 Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm 24

1.4.1 Hoạt động câu lạc bộ toán học 24

1.4.2 Tổ chức trò chơi toán học 25

1.4.3 Tổ chức diễn đàn toán học 25

1.4.4 Thăm quan, dã ngoại 26

1.5 Mục tiêu, nội dung môn Toán lớp 4, lớp 5 26

1.5.1 Mục tiêu, nội dung môn Toán lớp 4 26

1.5.2 Mục tiêu, nội dung môn Toán lớp 5 29

1.6 Đặc điểm phát triển nhận thức của HS tiểu học 32

1.6.1 Tri giác của HS tiểu học 32

1.6.2 Tư duy của HS tiểu học 33

1.6.3 Tưởng tượng của HS tiểu học 34

1.6.4 Trí nhớ của HS tiểu học 34

1.6.5 Chú ý của HS tiểu học 35

1.6.6 Ngôn ngữ của HS tiểu học 35

1.7 Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học ở trường tiểu học 36

1.7.1 Mục đích khảo sát 36

1.7.2 Đối tượng khảo sát 37

1.7.3 Nội dung khảo sát 37

1.7.4 Phương pháp khảo sát 37

1.7.5 Kết quả khảo sát 37

Chương 2 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TOÁN HỌC CHO HỌC SINH CÁC LỚP CUỐI CẤP TIỂU HỌC 40

2.1 Một số yêu cầu khi thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học 40

2.2 Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cho HS lớp 4, lớp 5 41

Trang 8

2.2.1 Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học trong hình thành kiến thức

mới cho HS 41

2.2.2 Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học vận dụng kiến thức vào thực tiễn 51

2.2.3 Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học qua hình thức trò chơi học tập

59 2.2.4 Thiết kế hoạt động trải nghiệm qua hình thức ngoại khoá toán học 63

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 79

3.1 Mục đích thực nghiệm 79

3.2 Đối tượng thực nghiệm 79

3.3 Thời gian thực nghiệm 79

3.3 Nội dung thực nghiệm 79

3.4 Quy trình thực nghiệm 80

3.5 Phân tích kết quả thực nghiệm 80

3.5.1 Phân tích kết quả bài kiểm tra của HS trước khi tiến hành thực nghiệm

80 3.5.2 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 82

3.6 Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm 85

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HS : Học sinh

GV : Giáo viên

Trang 10

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Kết quả bài kiểm tra trước thực nghiệm của lớp 4A và 4B 81Biểu đồ 3.2 Kết quả bài kiểm tra trước thực nghiệm của lớp 5A và 5B 81Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ phần trăm kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm của

lớp 4A và lớp 4B 82Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ phần trăm kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm của

lớp 5A và lớp 5B 83

Trang 11

29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ghi rõ: “Phát triển Giáo dục và Đào

tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình Giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình xã hội” [28] Để

thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thểđược ban hành tháng

7 năm 2017 đã xác định mười năng lực chung và năng lực chuyên môn cần hìnhthành cho HS Trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đưa vào hoạtđộng trải nghiệm là một hoạt động bắt buộc đối với các bậc học Qua hoạt độngtrải nghiệm giúp HS gắn lí thuyết với thực hành, vận dụng kiến thức được họctrong nhà trường vào thực tế cuộc sống

Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể xác định “Giáo dục toán học

hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành phần cốt lõi là: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn Giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với các môn học khác và giữa Toán học với đời sống thực tiễn” [8] Trong dạy học Toán, GV

thiết kế các hoạt động trải nghiệm sẽ giúp HS có cơ hội tìm hiểu nguồn gốc củatoán học, vận dụng toán học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, thấy được toánhọc có nguồn gốc từ thực tiễn và quay trở lại phục vụ thực tiễn, vai trò của toánhọc trong cuộc sống Qua hoạt động trải nghiệm góp phần rèn luyện cho HS

Trang 12

2năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực

tự chủ và tự học, năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ, …

Trang 13

Trong thực tế dạy học hiện nay ở trường tiểu học có tổ chức hoạt độngtrải nghiệm nhưng chỉ là hoạt động ngoài giờ lên lớp Trong năm học, nhàtrường kết hợp với Hội phụ huynh tổ chức cho học sinh đi tham quan, trảinghiệm ở các làng nghề, các khu du lịch sinh thái, tham quan viện bảo tàng, ….Các hoạt động trải nghiệm trong môn học, cụ thể là hoạt động trải nghiệm toánhọc chưa thực sự được quan tâm và đề cập đến trong kế hoạch giảng dạy của cánhân GV, kế hoạch chung của nhà trường tiểu học Chính vì vậy, khi học toán,

HS thấy rất xa lạ, khô khan và không có hứng thú nhiều với môn học

Từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cho học sinh các lớp cuối cấp tiểu học” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm toánhọc, nội dung môn Toán các lớp cuối cấp tiểu học và thực trạng tổ chức hoạtđộng trải nghiệm toán học để thiết kế các hoạt động trải nghiệm toán học chohọc sinh lớp 4, lớp 5 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động trải nghiệm toán học ở lớp 4, lớp 5

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Toán ở lớp cuối cấp tiểu học

4 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung môn Toán các lớp cuối cấp tiểu học

5 Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế được hoạt động trải nghiệm toán học trong dạy học ở các lớpcuối cấp tiểu học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các một số khái niệm nền tảng như hoạt động, trải nghiệm,hoạt động trải nghiệm toán học, …

- Nghiên cứu một số phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trảinghiệm toán học

Trang 14

- Nghiên cứu nội dung môn Toán lớp 4, lớp 5

- Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp cuối cấp tiểu học

- Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học trong dạyhọc ở trường tiểu học

- Đề xuất quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học

- Thiết kế minh hoạ một số hoạt động trải nghiệm toán học

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của cáchoạt động đã thiết kế

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu: Thu thập tài liệu, phântích, tổng hợp,… các công trình nghiên cứu hoạt động trải nghiệm có liên quanđến đề tài; nghiên cứu chương trình, nội dung chương trình môn Toán, phươngpháp dạy học môn Toán ở tiểu học, …

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát nhằm tìm hiểu đặc điểm tâm lí, lứatuổi học sinh tiểu học

- Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệmtoán học ở trường tiểu học

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về cáchthức, nội dung nghiên cứu đề tài

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạmnhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng thống kê toán học để xử lí các số liệu điều tra thực trạng và thựcnghiệm sư phạm

Trang 15

8 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hoá được một phần lý luận về hoạt động trải nghiệm Phân tích được thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học ở trường tiểu học hiện

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo thì nội dungcủa luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2 Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cho HS các lớp cuốicấp tiểu học

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

Trang 16

sở và trung học phổ thông Nội dung cơ bản của chương trình Hoạt động trảinghiệm xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân HS với bản thân; giữa HS vớingười khác, cộng đồng và xã hội; giữa HS với môi trường; giữa HS với nghềnghiệp Nội dung này được triển khai qua 4 nhóm hoạt động chính: Hoạt độngphát triển cá nhân; Hoạt động lao động; Hoạt động xã hội và phục vụ cộngđồng; Hoạt động hướng nghiệp [8].

Trong Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán cấp tiểu học,mỗi lớp đều dành một thời lượng nhất định để tổ chức các hoạt động thực hành

và trải nghiệm cho HS Ở mỗi lớp, tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoánhư trò chơi học tập Toán, thi đua học Toán, các trò chơi liên quan đến ôn tập,củng cố kiến thức cơ bản hoặc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong tình huốngthực tiễn [9]

Tác giả Nguyễn Thị Liên và cộng sự (2016) đã nghiên cứu về việc tổchức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông và thiết kếđược một số chủ để hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học liên môn,hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lý, … [23]

Tác giả Phạm Hữu Vang trong luận văn thạc sĩ đã đề xuất 5 biện pháp tổchức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực HS ởcác trường trung học cơ sở thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang [28]

Lê Thị Nga (2015) quan tâm đến việc tổ chức hoạt động học tập trảinghiệm cho HS trong dạy học Lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thônghuyện Ba vì, Hà Nội Tác giả đã đề xuất được biện pháp tổ chức hoạt động trải

Trang 17

Tác giả Nguyễn Quang Nhữ (2017) quan tâm đến khía cạnh bồi dưỡng

GV tiểu học về tổ chức cho HS học toán thông qua hoạt động trải nghiệm Tácgiả đã đề xuất được 4 biện pháp bồi dưỡng GV tiểu học về tổ chức học Toánthông qua hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động bồidưỡng GV qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học [25]

Qua nghiên cứu một số kết quả về hoạt động trải nghiệm nhưng chúng tôinhận thấy chưa có tác giả nào công bố kết quả về thiết kế hoạt động trải nghiệmtoán học cho HS tiểu học nói chung và HS các lớp cuối cấp nói riêng trong dạyhọc môn Toán

1.2 Một số khái niệm nền tảng

1.2.1 Hoạt động

- Theo Từ điển tiếng Việt, hoạt động là thực hiện một chức năng nào đótrong một chỉnh thể; hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ chặt chẽvới nhau nhằm một mục đích chung, một lĩnh vực nhất định [26]

Theo A.N.Leontiev "Hoạt động là một tổ hợp các quá trình con người tácđộng vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa mãn một nhu cầu nhất định vàchính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể" [5]

Chủ thể của hoạt động trong quan điểm trên là con người Con người chủđộng, tích cực tổ chức, điều khiển hoạt động để tác động vào đối tượng (sự vật,tri thức, …) Hoạt động của loài người được phân biệt với hoạt động của loàivật ở mục đích của hoạt động

Trang 18

*) Đặc điểm của hoạt động [23]

- Tính đối tượng của hoạt động: Để sống được trong thế giới xung quanhmình con người phải tiến hành các hoạt động với thế giới đó Hoạt động là quátrình tác động vào điều gì đó Tính đối tượng được hiểu là quá trình chủ thểnhằm vào đối tượng như là cái trong đó có nhu cầu được đối tượng hóa Hoạtđộng là hoạt động có đối tượng không phải chỉ với nghĩa là hoạt động bị xácđịnh bởi thế giới khách quan

- Tính chủ thể: Hoạt động có đối tượng thực hiện mối liên hệ giữa chủ thể

và thế giới xung quanh bao giờ cũng là hoạt động có chủ thể Tính chất chủ thểsống biểu hiện trong tính tích cực của chủ thể Chủ thể vươn tới chiếm lĩnh đốitượng trong hoạt động sống của mình, nhằm tồn tại và phát triển

1.2.2 Trải nghiệm

Theo [26], trải nghiệm có nghĩa là trải qua, kinh qua

Trải nghiệm để phục vụ lại cuộc sống Con người sống trong xã hội hiệnthực, trao đổi thông tin với thực tại nhờ đó mà có được những kiến thức và kinhnghiệm sống cho bản thân Qua đó con người sẽ dần hoàn thiện mình, cải tạothế giới hiện thực và sống tốt hơn Như vậy, sống và trải nghiệm là hai khíacạnh luôn song hành cùng nhau, bổ sung và hoàn thiện cho nhau [12]

*) Đặc điểm của trải nghiệm [23]

- Con người được trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động và cácmối quan hệ giao lưu phong phú, đa dạng một cách tự giác

- Con người được thử nghiệm, thể nghiệm bản thân trong thực tế từ đóhiểu mình hơn, tự phát hiện những khả năng của bản thân

- Con người được tương tác, giao tiếp với người khác, với tập thể, vớicộng đồng, với sự vật, hiện tượng, … trong cuộc sống

- Con người thực sự là một chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo

- Trải nghiệm luôn chứa đựng hai yếu tố không thể tách rời là hành động

và xúc cảm Thiếu một trong hai yếu tố này đều không thể mang lại hiệu quả

- Kết quả của trải nghiệm là hình thành được kinh nghiệm mới, hiểu biếtmới, năng lực mới, thái độ, giá trị mới, …

Trang 19

- Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó họcsinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáodục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và xã hội,tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sựhướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủyếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động nàynhư: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp,năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kĩ năng sốngkhác [8].

Như vậy, có thể hiểu hoạt động trải nghiệm đề cập đến ở đây là hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoài hoạt động dạy học các môn học trong giờ lênlớp Hoạt động trải nghiệm có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động giảngdạy và giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo ra các thế hệ công dân pháttriển toàn diện về năng lực, phẩm chất, biết vận dụng một cách tích cực các kiếnthức đã học vào thực tiễn cuộc sống, biết chia sẻ và quan tâm đến mọi ngườixung quanh Hoạt động trải nghiệm về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể,ngoại khóa trên tinh thần tự chủ cá nhân, trải nghiệm cá nhân nhằm phát triểntốt nhất khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân trong tập thể

1.2.3.2 Yêu cầu cần đạt của hoạt động trải nghiệm

a) Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung đối với hoạt động trải nghiệm

Trang 20

1 0

- Yêu đất nước, con người: Tích cực tham gia vào các hoạt động chínhtrị, xã hội, các hoạt động từ thiện, các hoạt động bảo vệ môi trường, di sản vănhoá; tham gia các hoạt động lao động, sinh hoạt trong gia đình, nhà trường,

Trang 21

1 1

- Sống mẫu mực: Thực hiện các hành vi phù hợp với các yêu cầu hay quyđịnh đối với trẻ và không vi phạm pháp luật trong quá trình tham gia hoạt độngtrải nghiệm cũng như ngoài cuộc sống

- Sống trách nhiệm: Thực hiện các nhiệm vụ được giao; biết giúp đỡ cácbạn trong hoạt động; thể hiện sự quan tâm, lo lắng tới kết quả của hoạt động,

- Năng lực tự học: Có thái độ học hỏi thầy cô và các bạn trong quá trìnhhoạt động và có những kĩ năng học tập như: quan sát, ghi chép, tổng hợp, báocáo, những gì thu được từ hoạt động,

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề sáng tạo: Phát hiện và giải quyếtvấn đề một cách sáng tạo, hiệu quả nảy sinh trong quá trình hoạt động về nộidung hoạt động cũng như quan hệ giữa các cá nhân và vấn đề của chính bảnthân,

- Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp: Thể hiện kĩ năng giao tiếp phù hợp vớimọi người trong quá trình tác nghiệp hay tương tác; có kĩ năng thuyết phục,thương thuyết, trình bày, theo mục đích, đối tượng và nội dung hoạt động

- Năng lực hợp tác: Phối hợp với các bạn cùng chuẩn bị, xây dựng kếhoạch, tổ chức triển khai hoạt động và giải quyết vấn đề Thể hiện sự giúp đỡ,

hỗ trợ, chia sẻ nguồn lực, để hoàn thành nhiệm vụ chung

- Năng lực tính toán: Lập được kế hoạch hoạt động, định lượng thời giancho hoạt động, xây dựng kế hoạch kinh phí, xác định nguồn lực, đánh giá, cho hoạt động

- Năng lực tin học: Sử dụng ICT trong tìm kiếm thông tin, trình bày thôngtin và phục vụ cho hoạt động trải nghiệm, cho định hướng nghề nghiệp, Có kĩnăng truyền thông hiệu quả trong hoạt động và về hoạt động

- Năng lực thẩm mĩ: Cảm thụ được cái đẹp trong thiên nhiên, trong hành

vi của con người, Thể hiện sự cảm thụ thông qua sản phẩm, hành vi và tinhthần khoẻ mạnh

- Năng lực thể chất: Biết cách chăm sóc sức khoẻ, thể chất và sức khoẻtinh thần, thể hiện sự tham gia nhiệt tình vào các hoạt động thể dục, thể thao vàluôn có suy nghĩ, sống tích cực,

Trang 22

b) Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Nhóm năng lực Cấu phần Chỉ số (yêu cầu cần đạt)

1 Năng lực hoạt

động và tổ chức

hoạt động

1.1 Năng lực thamgia hoạt động

1.1.1 Tham gia tích cực1.1.2 Hiệu quả đóng góp1.1.3 Mức độ tuân thủ1.1.4 Tinh thần trách nhiệm1.1.5 Tinh thần hợp tác

1.2 Năng lực tổchức hoạt động

1.2.1 Thiết kế hoạt động1.2.2 Quản lí thời gian1.2.3 Quản lí công việc1.2.4 Xử lí tình huống1.2.5 Đánh giá hoạt động1.2.6 Lãnh đạo

2.1.1 Tự phục vụ2.1.2 Thực hiện vai trò của nam/ nữ2.1.3 Chia sẻ công việc gia đình2.1.4 Xây dựng bầu không khí tíchcực

2.2 Năng lực quản

lí tài chính

2.2.1 Lập kế hoạch chi tiêu2.2.2 Sử dụng hiệu quả, hợp lí tài chính

3.1.1 Nhận ra một số phẩm chất vànăng lực chính của bản thân

3.1.2 Tiếp nhận và có chọn lọcnhững phản hồi về bản thân

3.1.3 Xác định vị trí xã hội của bản thân trong ngữ cảnh giao tiếp3.1.4 Thay đổi hoàn thiện bản thân

10

Trang 23

Nhóm năng lực Cấu phần Chỉ số (yêu cầu cần đạt)

3.2 Năng lực tíchcực hoá bản thân

3.2.1 Suy nghĩ tích cực3.2.2 Chấp nhận sự khác biệt3.2.3 Tìm kiếm nguồn hỗ trợ3.2.4 Vượt khó

4 Năng lực định

hướng nghề

nghiệp

4.1 Đánh giá nănglực và phẩm chất cánhân trong mốitương quan vớinghề nghiệp

4.1.1 Hiểu biết thế giới nghềnghiệp, yêu cầu của nghề

4.1.2 Đánh giá được năng lực vàphẩm chất của bản thân

4.1.3 Đánh giá nhu cầu thị trườnglao động

4.1.4 Xác định hướng lựa chọnnghề nghiệp

4.2 Hoàn thiệnnăng lực và phẩmchất theo yêu cầunghề nghiệp đãđịnh hướng hoặclựa chọn

4.2.1 Lập kế hoạch phát triển bảnthân

4.2.2 Tham gia các hoạt động pháttriển bản thân (liên quan đến yêucầu của nghề)

4.2.3 Tìm kiếm các nguồn lực hỗtrọ phát triển năng lực cho nghềnghiệp

4.2.4 Đánh giá được sự tiến bộ củabản thân

4.2.5 Di chuyển nghề nghiệp

5 Năng lực khám

phả và sáng tạo

5.1 Năng lựckhám phá và pháthiện cái mới

5.1.1 Tính tò mò5.1.2 Quan sát5.1.3 Thiết lập liên tưởng5.2 Năng lực sáng

tạo 5.2.1 Cảm nhận và hứng thú vớithế giới xung quanh

5.2.2 Tư duy linh hoạt và mềm dẻo5.2.3 Tính độc đáo của sản phẩm

11

Trang 24

Trong luận văn, chúng tôi không tập trung vào hoạt động trải nghiệm đã

đề cập ở trên, mà tập trung vào các hoạt động trải nghiệm trong giờ lên lớp(hoạt động trải nghiệm nội môn), trừ một số ít tiết thực hành, trải nghiệm ngoàilớp học Nói cách khác, hoạt động trải nghiệm chúng tôi nghiên cứu được tiếnhành qua hoạt động học tập trong môn Toán của HS tiểu học và trong luận văn

sử dụng thuật ngữ "Hoạt động trải nghiệm toán học"

1.2.4 Hoạt động trải nghiệm toán học

Hoạt động trải nghiệm toán học có thể hiểu là hoạt động trải nghiệm

được tổ chức trong các giờ học toán, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, HS được tìm tòi, khám phá để kiến tạo kiến thức cho bản thân hoặc trực tiếp tham gia giải quyết các tình huống trong thực tiễn bằng việc huy động các kiến thức toán học đã biết.

Hoạt động trải nghiệm toán học phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính chính xác, khoa học: Hoạt động trải nghiệm toán học giúp

HS chiếm lĩnh tri thức toán học thông qua trải nghiệm Do đó các hoạt động trảinghiệm phải định hướng vào phát triển năng lực tư duy, giúp HS kiến tạo kiếnthức toán học một cách chính xác, khoa học và lô gic

- Đảm bảo mục tiêu dạy học: Hoạt động trải nghiệm toán học được thiết

kế cần phải đảm bảo mục tiêu bài học, mục tiêu của chủ đề hoặc của chương,mục tiêu môn học Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh lĩnh hội các tri thứctoán học một cách tự nhiên, dễ hiểu và dễ ghi nhớ Học tập thông qua trảinghiệm sẽ góp phần phát triển năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, …

- Đảm bảo tính thực tiễn: Hoạt động trải nghiệm toán học giúp HS vậndụng các kiến thức toán học đã được học vào giải quyết các tình huống thựctiễn Do đó, các hoạt động trải nghiệm được thiết kế cần phải gắn với thực tiễn

và có tính ứng dụng cao trong cuộc sống Qua hoạt động trải nghiệm toán học,học sinh được học trong thực tiễn và bằng thực tiễn

Trang 25

- Đảm bảo tính sư phạm: Hoạt động trải nghiệm toán học phải đảm bảotính sư phạm, tính chuẩn mực của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục Cáchoạt động trải nghiệm toán học góp phần hình thành, rèn luyện và củng cố trithức toán học, kích thích hứng thú học tập, gắn lí luận với thực tiễn

- Đảm bảo tính vừa sức: Hoạt động trải nghiệm toán học đảm bảo tínhvừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS tiểu học Nội dung hoạt độngtrải nghiệm toán học phải gắn với nội dung học tập, mang tính đặc trưng củamôn học, gần gũi với cuộc sống của HS

1.3 Một số phương pháp dạy học hỗ trợ tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học

1.3.1 Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

1.3.1.1 Tình huống gợi vấn đề

- Tình huống gợi vấn đề (còn gọi là tình huống vấn đề) là một tình huốnggợi ra cho học sinh những khó khăn về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cầnthiết và có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc nhờ một thuậtgiải mà phải trải qua một quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đốitượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có [21]

- Một tình huống là tình huống gợi vấn đề khi thỏa mãn 3 điều kiện sau: Tồn tại vấn đề: Tình huống phải bộc lộ mâu thuẫn giữa thực tiễn với trình

độ nhận thức, chủ thể phải ý thức được một khó khăn trong tư duy hoặc hànhđộng mà vốn hiểu biết sẵn có chưa đủ để vượt qua Chẳng hạn, giáo viên yêucầu học sinh thực hiện phép cộng hai phân số khác mẫu số khi đã học phép cộnghai phân số có cùng mẫu số nhưng chưa học phép cộng hai phân số khác mẫusố

Gợi nhu cầu nhận thức: Nếu tình huống có một vấn đề nhưng vì lí do nào

đó mà học sinh thấy xa lạ, không liên quan đến bản thân thì họ sẽ không có nhucầu tìm hiểu, giải quyết thì tình huống nêu ra không phải là tình huống gợi vấn

đề Do đó tình huống phải gợi được vấn đề, HS thấy cần phải có nhu cầu giảiquyết, bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện tri thức, kĩ năng khi tham gia giảiquyết vấn đề nảy sinh

Trang 26

Khơi dậy niềm tin ở khả năng của bản thân: Một tình huống có vấn đề và

HS có nhu cầu giải quyết, nhưng họ lại thấy vấn đề quá khó hoặc vượt quá khảnăng của bản thân thì sẽ không tham gia giải quyết vấn đề Do đó, tình huốngnêu ra phải gợi được niềm tin ở khả năng của bản thân, HS sẽ thấy mặc dù chưa

có ngay cách giải quyết vấn đề nhưng trải qua một quá trình suy nghĩ, biến đổiđối tượng và huy động kiến thức sẵn có sẽ giải quyết được

1.3.1.2 Đặc điểm của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, GV tạo ra các tình huống

có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác biến đổi đốitượng, huy động kiến thức sẵn có để giải quyết vấn đề, qua đó kiến tạo tri thức,rèn luyện kĩ năng để đạt được mục đích học tập

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có những đặc điểm sau [18]:

- HS được đặt vào tình huống gợi vấn đề chứ không phải được thông báotri thức dưới dạng sẵn có

- HS hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tận lực huy động trithức và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ không phảichỉ nghe giảng một cách thụ động

- Mục tiêu dạy học không phải là chỉ làm cho HS lĩnh hội kết quả của quátrình phát hiện và giải quyết vấn đề mà còn ở chỗ làm cho HS phát triển nhữngkhả năng tiến hành các quá trình như vậy Nói cách khác, HS được học bản thânviệc học

1.3.1.3 Quy trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề chúng tôi thực hiện theo 4 bước

mà tác giả Nguyễn Bá Kim [21] đưa ra

Bước 1 Phát hiện và thâm nhập vấn đề

Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề do GV tạo ra Giải thích

và chính xác hóa tình huống (khi cần thiết) để hiểu đúng vấn đề được đặt ra Từ

đó phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó

Trang 27

Bước 2 Tìm giải pháp

Phân tích vấn đề để làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phảitìm Trong môn Toán thường dựa vào những tri thức toán đã học, liên tưởng tớinhững định nghĩa và định lí thích hợp

Khi đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề cùng với việc thu thập

và tổ chức dữ liệu, huy động tri thức, thường hay sử dụng những phương pháp,

kĩ thuật nhận thức, tìm đoán, suy luận như hướng đích, quy lạ về quen, đặc biệthóa, chuyển qua những trường hợp suy biến, tương tự hóa, khái quát hóa, xemxét những mối liên hệ và phụ thuộc, …

Phương hướng được đề xuất không phải là bất biến, mà có thể điềuchỉnh, bác bỏ và chuyển hướng khi cần thiết Kết quả của việc đề xuất và thựchiện hướng giải quyết vấn đề là hình thành được một giải pháp

Việc tiếp theo là kiểm tra giải pháp xem giải pháp đề xuất có đúng đắnhay không Nếu phải pháp đúng thì kết thúc quá trình tìm giải pháp, còn nếungược lại thì ta thực hiện lại việc phân tích vấn đề cho đến khi tìm được giảipháp đúng Tuy nhiên, sau khi tìm ra được một giải pháp thì có thể phân tích đểtìm thêm các giải pháp khác

Bước 3 Trình bày giải pháp

Khi đã tìm được giải pháp, học sinh trình bày lại toàn bộ việc phát biểuvấn đề cho tới giải pháp Nếu vấn đề là một đề bài có sẵn thì không cần phátbiểu lại vấn đề Trong khi trình bày, cần tuân thủ các chuẩn mực đề ra trongnhà trường, trình bày bài sạch sẽ, logic, chặt chẽ, …

Bước 4 Nghiên cứu sâu giải pháp

Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả Đề xuất những vấn đề mới

có liên quan nhờ xem xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề, … và giảiquyết nếu có thể

Trang 28

1.3.2.2 Đặc điểm của dạy học theo thuyết kiến tạo [5]

- HS là chủ thể tích cực kiến tạo kiến thức của mình dựa trên những trithức hoặc kinh nghiệm có từ trước Chỉ khi tạo nên mối liên hệ hữu cơ giữakiến thức mới và cũ, sắp xếp tri thức và cấu trúc hiện có hoặc thay đổi cho phùhợp thì quá trình học tập mới có ý nghĩa

- Quá trình kiến tạo tri thức mang tính chất cá thể; ngay trong cùng mộthoàn cảnh thì kiến tạo tri thức của mỗi HS cũng khác nhau Vì vậy phải đòi hỏi

tổ chức quá trình dạy học sao cho mỗi HS đều phát huy tốt nhất khả năng củabản thân trong học tập

- Cần xây dựng môi trường học tập trong đó khuyến khích HS trao đổi,thảo luận, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề

- Vai trò của GV trong dạy học theo thuyết kiến tạo là tổ chức môi trườnghọc tập mang tính kiến tạo, thay vì cố gắng làm cho HS nắm được nội dungtoán học bằng giải thích, minh họa hay truyền đạt các thuật toán có sẵn và ápdụng một cách máy móc

- Mục đích của dạy học không chỉ là truyền thụ tri thức mà chủ yếu làlàm thay đổi hoặc phát triển các quan niệm của HS, qua đó HS kiến tạo tri thứcmới, đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách của bản thân

1.3.2.3 Quy trình dạy học theo thuyết kiến tạo [3]

Dạy học theo thuyết kiến tạo có thể được thực hiện theo 5 bước sau:

Bước 1 Tiếp cận tình huống có vấn đề cần nhận thức, nêu vấn đề (có thể

từ GV hoặc từ HS)

Bước 2 Liên tưởng các kiến thức, kĩ năng cũ, tập hợp các ý tưởng của HS

có liên quan đến vấn đề cần giải quyết

Trang 29

Bước 5 Kết luận rút ra kiến thức, kĩ năng mới HS phân tích kết quả,trình bày trong nhóm hoặc cả lớp, nêu kết luận chung GV nhận xét, đánh giá.

1.3.3 Dạy học theo dự án

1.3.3.1 Khái niệm

Dạy học theo dự án được hiểu là phương pháp dạy học trong đó ngườihọc tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa líthuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu Làm việc nhóm làhình thức làm việc cơ bản của dạy học theo dự án

Như vậy, trong dạy học theo dự án, người học phải thực hiện nhiệm vụhọc tập phức hợp có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành; kết hợp kiến thức,

kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau Khi đó, ngườihọc phải tự lực lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá kết quả, cuối cùng tạo ra đượcnhững sản phẩm phù hợp với mục đích và yêu cầu đã đề ra Sản phẩm cuốicùng của các dạy học theo dự án rất đa dạng và phong phú: Có thể là một buổithuyết trình, một vở kịch, một bản báo cáo hay một trang Web…

Dạy học theo dự án hướng người học đến việc tiếp thu các kiến thức vàhình thành các kỹ năng thông qua quá trình giải quyết một vấn đề có tín h chấtphức hợp Các dự án học tập cho phép tạo ra cho người học có nhiều cơ hội họctập hơn, đa dạng hơn về chủ đề và quy mô, có thể được tổ chức rộng rãi ở cáccấp học, bậc học khác nhau Dự án học tập đặt người học vào những vai trò tíchcực như: Người giải quyết vấn đề, điều tra viên hay người viết báo cáo Cácnhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quátrình học tập

1.3.3.2 Đặc điểm của dạy học theo dự án

- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của các dự án học tập xuất phát từ những

tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời

Trang 30

18sống Nhiệm vụ của các dự án học tập cần chứa đựng những vấn đề phù hợp vớitrình độ và khả

Trang 31

năng của người học Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhàtrường với thực tiễn đời sống và xã hội Trong những trường hợp lý tưởng, việcthực hiện các dự án học tập có thể mang lại những tác động tích cực cho xã hội

- Định hướng hứng thú người học: Người học được tham gia lựa chọn

những đề tài, những nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cánhân Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quátrình thực hiện các dự án học tập

- Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án học tập có sự

kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt độngthực tiễn và thực hành Thông qua đó, kiểm tra, củng cố và mở rộng những hiểubiết về lý thuyết cũng như rèn luyện những kỹ năng hành động và kinh nghiệmthực tiễn cho người học

- Tính tự lực cao của người học: Trong dạy học theo dự án, người học cần

tự lực và tham gia tích cực vào các giai đoạn của quá trình dạy học Điều đócũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học GVchủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp người học Tuy nhiên, mức

độ tự lực cần phù hợp với năng lực, khả năng của người học và mức độ khókhăn của nhiệm vụ học tập

- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo

nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa cácthành viên trong nhóm Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng

và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa người học, với

GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án học tập Đặcđiểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội

- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện các dự án học tập, các

sản phẩm học tập của các nhóm được tạo ra Sản phẩm này không chỉ giới hạntrong phạm vi là những bài thu hoạch thiên về lý thuyết, mà trong đa số trườnghợp, các dự án học tập tạo ra những sản phẩm của hoạt động thực tiễn và thựchành Những sản phẩm của các dự án học tập này có thể được sử dụng, công bố,giới thiệu

Trang 32

20Theo chúng tôi, ngoài các đặc điểm như trên, dạy học theo dự án còn cóthêm một số đặc điểm sau:

Trang 33

- Có khả năng tích hợp cao: Trong dạy học theo dự án có thể thực hiện

phối hợp với nhiều phương pháp dạy học, nhiều hình thức dạy học khác nhaunhư dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác theo nhóm,dạy họctrong môi trường công nghệ thông tin Nội dung của các dự án học tập có sựkết hợp tri thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập khác nhau

- Không bị ràng buộc chặt chẽ về không gian, thời gian: Dạy học theo dự

án có thể được tiến hành trong phạm vi một nhóm, một lớp học những cũng cóthể vượt ra khỏi phạm vi một lớp học Thời gian thực hiện một dự án học tập

có thể là một ngày, nhiều ngày hay hàng tuần tuỳ thuộc vào quy mô và mức

độ của từng dự án học tập Cùng một nội dung nhưng mỗi thành viên trongnhóm có thể tiếp cận bằng những cách thức khác nhau sao cho phù hợp vớinăng lực, sở trường, điều kiện thực tế của từng thành viên trong nhóm

- Tạo ra môi trường học tập tương tác: Dạy học theo dự án sẽ tạo ra một

môi trường thuận lợi cho các hoạt động tương tác đa chiều: Tương tác giữa GV

- người học, người học - người học, người học - xã hội… và tương tác giữa cácthành tố trong quá trình dạy học

Trang 34

Định hướng hứng thú người học

Định hướng hành động

Có khả

năng tích

hợp cao

Tính tự lực cao của người học

Định hướng sản phẩm

Cộng tác làm việc

Trang 35

1.3.3.3 Tiến trình của dạy học theo dự án [1]

Dựa trên tiến trình của phương pháp, có thể chia tiến trình của dạy họctheo dự án thành nhiều giai đoạn khác nhau

KHỞI ĐỘNG

- Gợi ý chủ đề dự án và phát triển các ý tưởng đối với các dự án

- Thảo luận các ý tưởng và quyết định về chủ đề dự án

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Lập kế hoạch tiến trình dự án, xác định các hoạt động và phân công

lao động.

THỰC HIỆN DỰ ÁN

- Thu thập và đánh giá thông tin, sử dụng thông tin

- Giải quyết các nhiệm vụ dự án theo phân công

- Đánh giá quá trình và kết quả dự án

- Rút kinh nghiệm cho dự án tiếp theo

Trang 36

Giai đoạn 1 Khởi động

GV và HS cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề và mục tiêu của

dự án Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề hoặc đặtmột nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn GV cóthể giới thiệu một số hướng đề tài để người học lựa chọn và cụ thể hóa Trongtrường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phíangười học

Giai đoạn 2 Xây dựng kế hoạch

HS dưới sự hướng dẫn của GV xây dựng kế hoạch thực hiện dự án.Trong khi xây dựng kế hoạch cần xác định công việc cần làm, thời gian dựkiến, phương pháp tiến hành, vật liệu, phân công công việc cho từng thành viêntrong nhóm, kinh phí (nếu cần), …

Giai đoạn 3 Thực hiện dự án

Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đặt ra cho nhóm và

cá nhân Trong giai đoạn này, HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và thực tiễn,thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau Các kiếnthức lí thuyết và phương án giải quyết vấn đề được kiểm nghiệm qua thực tiễn.Trong quá trình đó, sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra

Giai đoạn 4 Trình bày sản phẩm của dự án

Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo,bài báo, … Trong nhiều dự án, các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt độngthực hành Sản phẩm hành động của dự án cũng có thể là những hành động phivật chất Sản phẩm của dự án có thể được giới thiệu giữa các nhóm HS tronglớp, trong trường, ngoài trường, …

Giai đoạn 5 Đánh giá dự án

GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệmđạt được Qua đó rút ra các kinh nghiệm cho dự án tiếp theo Kết quả của dự áncũng có thể được đánh giá từ bên ngoài

Trang 37

1.3.4 Dạy học hợp tác theo nhóm

1.3.4.1 Khái niệm

Dạy học hợp tác theo nhóm là một thuật ngữ để chỉ cách dạy học trong

đó HS được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp, được giao nhiệm

vụ và được khuyến khích thảo luận, hướng dẫn hợp tác làm việc với nhaugiữa các thành viên để cùng đạt được kết quả chung là hoàn thành nhiệm vụcủa cả nhóm [22]

1.3.4.2 Đặc điểm của dạy học hợp tác nhóm

Về phía HS

- Qua hoạt động nhóm, HS được làm cùng nhau và hoàn thành nhữngnhiệm vụ mà một mình không thể tự hoàn thành được trong một thời gian nhấtđịnh

- HS có cơ hội được bộc lộ, thể hiện bản thân về các khía cạnh giao tiếp,làm việc hợp tác nhóm, … cũng như có cơ hội được rèn luyện, phát triển về các

kĩ năng diễn đạt, khả năng làm việc hợp tác

- HS được học hỏi lẫn nhau, hình thành và phát triển các mối quan hệ qualại trong HS, góp phần đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫnnhau trong học tập

- Hiệu quả của hoạt động nhóm phụ thuộc vào từng thành viên trongnhóm Nếu trong nhóm có HS không có thái độ hợp tác hoặc quá yếu khônghoàn thành được phần việc của mình sẽ dẫn đến sự chậm trễ, kết quả không tốtcho nhóm

Trang 38

- GV cần phải có kĩ năng sư phạm cao về các mặt: xây dựng các hìnhthức thích hợp với hoạt động nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong các hoạt độngnhóm, phát triển cho HS kĩ năng thuyết trình, kĩ năng phản biện, kĩ năng hợptác, …

- GV cần có kĩ năng về đánh giá và xử lí thông tin cao vì trong mộtthời gian ngắn, GV thu thập được nhiều thông tin đa dạng từ các nhóm, các

cá nhân HS và những thông tin này đều phải xử lí, đưa ra những kết luậnphản hồi ngay

- GV sẽ gặp khó khăn khi tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm đối với cáclớp đông HS, số nhóm nhiều, việc bao quát, kiểm soát các nhóm, giúp đỡ cácnhóm hoạt động hiệu quả sẽ rất khó khăn

1.3.4.3 Quy trình dạy học hợp tác theo nhóm [22]

Dạy học hợp tác theo nhóm thường được thực hiện theo các bước sau

Làm việc chung cả lớp

Hoạt động nhóm

Thảo luận, tổng kết trước cả lớp

Bước 1 Làm việc chung cả lớp

GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức; tổ chức nhóm, giao nhiệm

vụ cho từng nhóm và hướng dẫn cách làm việc nhóm

Bước 2 Hoạt động nhóm

Từng nhóm làm việc trong không khí thi đua với các nhóm khác Cácthành viên trong mỗi nhóm trao đổi ý kiến, phân công nhóm sau đó từng thànhviên làm việc theo sự phân công đó và có trao đổi, bàn bạc cụ thể với nhau khicần thiết GV giám sát sự hoạt động của nhóm và từng cá nhân HS

Trang 39

Bước 3 Thảo luận, tổng kết trước cả lớp

Khi các nhóm đã hoàn thành hoạt động, GV yêu cầu mỗi nhóm cử đạidiện lên trình bày trước toàn lớp và nêu rõ quy định về cách trình bày Nếu cácnhóm có nhiệm vụ khác nhau thì lần lượt từng nhóm lên trình bày; nếu cácnhóm có cùng nhiệm vụ thì mời một số nhóm lên trình bày, các nhóm khácnhận xét, bổ sung, so sánh và đối chiếu kết quả; trường hợp một số nhóm làmchung một nhiệm vụ thì với mỗi nhiệm vụ nên cử một nhóm trình bày

Sự nhận xét và bổ sung giữa các nhóm là rất quan trọng, thể hiện sựtương tác giữa các nhóm và sự gắn kết của cả lớp trong mục tiêu chung củanhiệm vụ học tập Sau khi mỗi nhóm đã trình bày và đã có sự nhận xét bổ sungcủa HS ngoài nhóm, GV đưa ra ý kiến của mình để thể thức hóa kết quả của

HS trước

nhóm

Khi các nhóm đã trình bày xong, GV tổng kết, chốt lại những điểm quantrọng sau khi tất cả các nhóm đã báo cáo xong GV cần động viên, khen ngợikịp thời các nhóm cũng như các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ ra nhữngnhóm hoặc cá nhân hoạt động chưa hiệu quả, chưa tích cực

1.4 Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

1.4.1 Hoạt động câu lạc bộ toán học

Câu lạc bộ toán học là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm

HS cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, … dưới sự định hướng của những nhàgiáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các HS vớinhau và giữa HS với thầy cô giáo, với những người lớn khác Hoạt động củacâu lạc bộ toán học tạo cơ hội để HS được chia sẻ những kiến thức, hiểu biếtcủa mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năngcủa HS như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năngtrình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác,làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, … Câu lạc bộ hoạtđộng theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thểđược tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau…

Trang 40

1.4.2 Tô chức tro chơi toán học

Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thầnnhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đốivới HS nói riêng Trò chơi toán học là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơivới nội dung kiến thức toán học, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học màchơi”

Trò chơi toán học có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhaucủa hoạt động trải nghiệm như làm quen, khởi động, dẫn nhập, vào nội dunghọc tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng

và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận, … Trò chơi giúp phát huy tínhsáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho HS; giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới;giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầukhông khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn, …

1.4.3 Tô chức diễn đàn toán học

Diễn đàn toán học là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng đểthúc đẩy sự tham gia của HS thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ýkiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và nhữngngười lớn khác có liên quan Diễn đàn là một trong những hình thức mang lạihiệu quả giáo dục thiết thực Thông qua diễn đàn toán học, HS có cơ hội bày tỏsuy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đềnào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em Đây cũng

là dịp để các em lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau Vì vậy, diễn đàn như mộtsân chơi tạo điều kiện để HS được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếpvới đông đảo bạn bè và những người khác Diễn đàn toán học thường được tổchức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể,phù hợp với từng lứa tuổi học sinh

Ngày đăng: 11/03/2019, 13:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học hiện đại
Tác giả: Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Sư phạm
Năm: 2014
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án mô hình trường học mới (2016), Cơ sở tâm lí học của việc tổ chức hoạt động giáo dục theo mô hình trường học mới, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sởtâm lí học của việc tổ chức hoạt động giáo dục theo mô hình trường họcmới
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án mô hình trường học mới
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Năm: 2016
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án mô hình trường học mới (2016), Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học (2 tập), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phươngpháp dạy học Toán ở tiểu học (2 tập)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án mô hình trường học mới
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Năm: 2016
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2007), Đổi mới Phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổimới Phương pháp dạy học ở tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2007), Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học (Tài liệu đào tạo giáo viên), NXB Giáo dục, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2007
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểuhọc
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổchức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuấtbản Đại học Sư phạm
Năm: 2016
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2017
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thôngMôn Toán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
10. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về chương trình và quátrình dạy học
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
11. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển tâm lý, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tâm lý
Tác giả: Vũ Dũng (chủ biên)
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2000
12. Phạm Minh Hạc (2013), Từ điển Bách khoa tâm lí học giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa tâm lí học giáo dục Việt Nam
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
13. Dương Thị Diệu Hoa (CB)- Nguyễn Ánh Tuyết - Nguyễn Kế Hào - Phan Trong Ngọ - Đỗ Thị Hạnh Phúc (1997), Giáo trình Tâm lí học phát triển, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lí học phát triển
Tác giả: Dương Thị Diệu Hoa (CB)- Nguyễn Ánh Tuyết - Nguyễn Kế Hào - Phan Trong Ngọ - Đỗ Thị Hạnh Phúc
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Năm: 1997
14. Đỗ Đình Hoan (2002), Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới,NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới
Tác giả: Đỗ Đình Hoan
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
15. Đỗ Đình Hoan (CB)- Nguyễn Áng - Đỗ Tiến Đạt (2008), Hỏi đáp về dạy học Toán 4, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về dạyhọc Toán 4
Tác giả: Đỗ Đình Hoan (CB)- Nguyễn Áng - Đỗ Tiến Đạt
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
16. Đỗ Đình Hoan (CB)- Nguyễn Áng - Đỗ Tiến Đạt (2008), Hỏi đáp về dạy học Toán 5, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về dạyhọc Toán 5
Tác giả: Đỗ Đình Hoan (CB)- Nguyễn Áng - Đỗ Tiến Đạt
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
17. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2009), Toán 5, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán 5
Tác giả: Đỗ Đình Hoan (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
18. Lê Văn Hồng (Chủ biên) - Lê Ngọc Lan- Nguyễn Văn Thàng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (Tài liệu dùng cho các trường Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm), Hà Nội, tr.80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâmlý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng (Chủ biên) - Lê Ngọc Lan- Nguyễn Văn Thàng
Năm: 1995
19. Bùi Văn Huệ - Phan Thị Hạnh Mai - Nguyễn Xuân Thức (2012), Giáo trìnhtâm lí học tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình"tâm lí học tiểu học
Tác giả: Bùi Văn Huệ - Phan Thị Hạnh Mai - Nguyễn Xuân Thức
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Năm: 2012
20. Đỗ Thanh Hương (2016), Phát triển năng lực tính toán cho HS lớp 5 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo toán học, Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực tính toán cho HS lớp 5thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo toán học
Tác giả: Đỗ Thanh Hương
Năm: 2016

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w