Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm chính trị của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan, sự quan
Trang 1CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
ĐỀ TÀI
1.1.Các khái niệm cơ bản :
1.1.1, Khái niệm về Tuyến du Lịch:
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ
du lịch,gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không Ví dụ :
-Tuyến du lịch TPHCM -Đà lạt -Nha trang
-Tuyến du lịchTPHCM -Buôn Ma thuột -Nha trang
-Tuyến du lịch TPHCM -Qui nhơn -Đà nẳng -Huế
* Phân loại tuyến du lịch (có 2 loại)
Tuyến du lịch nội vùng: là lộ trình kết nối các điểm du lịch, các trung tâm
du lịch trongmôt vùng du lịch, thực hiện việc tổ chức du lịch nội vùng đơn giản về phương tiện di chuyển,cách tổ chức, mối quan hệ
Tuyến liên vùng: là lộ trình nối các điểm du lịch, các trung tâm du lịch của những vùngkhác nhau, việc tổ chức du lịch trong tuyến liên vùng phúc tạp hơn tuyến nội vùng, có thể phảisử dụng nhiều phương tiện vận chuyển và phải đi lại theo lộ trình khác nhau và phải đặt ranhiều mối quan hệ khác nhau.Tuyến du lịch này dài hay ngắn tùy thuộc vào số lượng quy mô và những yếu tố cấu thành nên nó
* Quản lý tuyến du lịch:Theo điều 30 (luật du lịch 2005) Quản lý tuyến du lịchTrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp vớiBộ Giao thông vận tải quản lý tuyến du lịch địa phương và phần tuyến du lịch quốc gia thuộcđịa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bảo đảm các nội dung sau đây:
1 Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan, môi trường dọc theo tuyến du lịch
2 Tạo thuận lợi cho việc tham gia giao thông của các phương tiện chuyên vận chuyểnkhách du lịch
3 Quản lý việc đầu tư, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch dọc tuyến du lịchtheo quyhoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định
Trang 21.1.2 Khái niệm về Điểm:
Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút du khách Ví dụ :
-Điểm du lịch địa đạo Củ chi –TPHCM
-Điểm du lịch núi Sam -thị xã Châu đốc -tỉnh An giang
-Điểm du lịch chùa Hương tích -tỉnh Hà tây
* Phân loại điểm du lịch:
+ Điểm du lịch thiên nhiên: gồm những điểm du lịch mà hoạt động chủ yếu của nó chủ yếu vào việc khai thác các giá trị tài nguyên thiên nhiên Các vùng có nguồn tài nguyên nàyngười ta xây dựng các trung tâm điều dưỡng và thể thao.Ví dụ: các khu du lịch ở Đà Lạt, Tam Đảo, Ba Vì…
+Điểm du lịch văn hóa: bao gồm các điểm du lịch dựa trên các giá trị văn hóa.Ví dụ:các trung tâm lịch sử, trung tâm khoa học, trung tâm nghệ thuật, trung tâm tôn giáo… +Điểm du lịch đô thị: gồm các điển du lịch mà ở đó chủ yếu phát triển các loại hình
du lịch liên quan đến nhân tố kinh tế và chính trị Đó là các đô thị, trung tâm kinh tế của thế giới,quốc gia hay khu vực.Ví dụ: New York, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…Các điểm
du lịch đầu mối giao thông như nơi có ga xe lửa, cảng sân bay, nơi giao nhau các trục đường lớn thường trở thành nơi dừng chân tạm thời của du khách
.* Điều kiện và nhân tố để trở thành điểm du lịch.Những điều kiện cần thiết phải thỏa mãn để hình thành điểm du lịch bao gồm:
- Phải có những điều kiện tài nguyên đa dạng, phong phú, độc đáo và có sức hấp dẫn đốivới du khách Điều này có nghĩa là điểm đó có thể có nguồn nước khoáng có giá trị chữabệnh,có thế giới động thực vật hoang dã phong phú, có nơi nghỉ ngơi, có nơi trú chan,
có bãi tắmđẹp, có hang động kì vĩ Những vùng núi hoặc bán sơn địa có khả năng đáp ứng điều kiện nàymột cách tốt nhất
- Phải đảm bảo điều kiện vệ sinh cần thiết
- Phải được xây dựng tốt có lối đi lại thuận tiện và luôn được duy trì tốt
- Phải có cơ sở lưu trú khách sạn, motel, nhà nghỉ, bungalow, camping
- Phải có cửa hàng và các điểm bán hàng, đặc biệt là hàng thực phẩm
- Phải được trang bị đầy đủ như nơi tập luyện thiết bị y tế, nơi chơi thể thao, bể bơi
Trang 3Trong thực tế điểm du lịch được hình thành và được quyết định bởi ba nhóm nhân tố:+ Thứ nhất: là nhóm nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của điểm du lịch như vị trí địa
lý, tài nguyên du lịch, các nhân tố chính trị và xã hội (không khí chính trị hòa bình, chính sáchcủa nhà nước, tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, mức giá, chất lượng phục
vụ, các sự kiệncó tính định kì, quản cáo du lịch, cải tiến giao thông )
+ Thứ hai: gồm nhân tố đảm bảo giao thông cho khách đến điển du lịch (bao gồm
nhữngđiều kiện đã và có khả năng xây dựng, phát triển mạng lưới và phương tiện giao thông khácnhau)
+ Thứ ba: gồm những nhân tố đảm bảo cho khách tham quan lưu trú lại ở điểm du lịch.Đó là cơ sở ăn uống (cửa hàng ăn uống, điểm tâm, giải khát ), các cơ sở lưu trú,
cơ sở phục vụ vui chơi, giải trí
* Quản lý điểm du lịch:
Theo điều 29 (luật du lịch- 2005) Quản lý điểm du lịchCăn cứ vào quy mô
và tính chất của điểm du lịch, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước đối với tài nguyên, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định hình thức tổ chức quản lý, bảođảm cácnội dung sau đây:
1 Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường;
2 Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan;
3 Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch;
4 Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an toàn cho khách du lịch
1.2 Đặc tính và tầm quan trọng của tuyến-điểm du lịch:
Trang 4bản nhất là thành lập tuyến du lịch Từ những tuyến du lịch này, qua phân tích, qua chọnlựa mới trở thành tour du lịch, lúc này ta nói rằng nguyên liệu đã trở thành sản phẩm du lịch Như vậy muốn trở thành sản phẩm du lịch tốt (là những tour du lịch có chất lượng) chúng ta phải có những nguyên liệu tốt (là những tuyến du lịch) Những tuyến du lịch này phải đạt đựơc những yêu cầu hay (mục tiêu) sau:
- Mục tiêu kinh tế: Bất cứ hoạt động kinh doanh nào nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng,trong quá trình hoạt động du lịch phải đảm bảo mục tiêu quan trọng là mục tiêu kinh tế Mục tiêu kinh tế của tuyến du lịch đựơc hiểu là giá trị thu hút du khách của tuyến đó Những tuyến du lịch đựoc coi là có giá trị thu hút du khách khi tuyến đó đảm bảo sự phong phú và đa dạngvề mặt nội dung, độc đào về mặt loại hình Như vậy một cách gián tiếp những tuyến du lịch có sức hút lớn là tuyến có giá trị đảm bảo hiệu quả kinh tế cho những tour du lịch (dựa vào tuyếnđó) sau này
- Mục tiêu an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội: An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội là hai mặt của một vấn đề, là ổn định xã hội.An ninh chính trị và trật tự
xã hội là mục tiêu quan trọng trong việc thành lập tuyến điểm Nó lànhững yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch Hai mặt này tương hỗ cho nhau, làm nền tảng cho nhau Cả hai mặt an ninh và chính trị và trật tự xã hội đều phát triển đồng biến vớiphát triển du lịch Tuy nhiên sự ảnh hưởng của mỗi mặt đến du lịch lại khác nhau Trong haiyếu tố này, khi thành lập tuyến điểm yếu tố an ninh chính trị phải đựơc ưu tiên đưa lên hàngđầu vì an ninh chính trị, sự ổn định quốc gia làm tăng sức hút đối với khách du lịch, tạo cảmgiác an toàn cho du khách yên tâm thực hiện chương trình du lịch của mình Những quốc gia hường xuyên sảy ra nội chiến,khủng bố, mất an ninh thí không phát triển du lịch được Phântích tác động của
an ninh chính trị và trật tự xã hội đối với du lịch dưới hai góc độ:
+ Về góc độ kinh tế, sự ổn định chính trị và an toàn xã hội tạo điều kiện thuậnlợi chokinh tế phát triển Các tổ chức kinh doanh du lịch có điều kiện xây dựng cơ
sở vật chất, cơ sởkỹ thuật phục vụ du khách Mặt khác, những quốc gia ổn định về
an ninh chính trị và trật tự xãhội sẽ có nhiều điều kiện giao lưu quốc tế trong nhiềulĩnh vực: ngoại giao, kinh tế, thươngmại, du lịch đây là cơ hội để chúng ta tìm kiếm nguồn đầu tư, tìm kiếm hợp tác và tìm hiểu thị trường để phát triển du lịch, làm tăng số lượng khách du lịch và tăng doanh thu cho ngành
+ Dưới góc độ văn hóa xã hội: sự ổn định an ninh chính trị là nền tảng để pháttriển vănhóa Tất cả những vấn đề thuộc về bản sắc dân tộc, những hội hè, những sinh hoạt văn hóa chỉ phát triển toàn diện trên một mảnh đất hòa bình Sự phát triển văn hóa làm tăng thêm tính độcđáo và đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc Đây
là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực tài nguyên dulịch góp phần thu hút du khách của một tuyến Chính vì vậy, khi thiết kế thành lập tuyến chúngta cũng phải xem
Trang 5xét đến yếu tố này Trật tự xã hội là bộ mặt của một quốc gia, một cộng đồng,một
bộ phận dân cư khi khách du lịch đến thăm một điển du lịch, một cộng đồng dân
cư, thì cảm giác đầu tiên của họ là trật tự xã hội Trật tự xã hội thể hiện ở lòng hiếukhách, mức độ phát triển văn minh của một địa phương mà du khách đến thăm Từ
đó khách cảm nhận được sự nồng hậu, sự văn minh của quốc gia mà họ đến Trật
tự xã hội góp phần làm tăng thêm chấtlượng của một điểm, một tuyến, một chươngtrình du lịch, làm tăng thêm khả năng thỏa mãnnhu cầu của du khách Chính điều
đó làm hấp dẫn du khách đến với những tuyến, những điểmdu lịch của chúng ta.- Mục tiêu môi trường : Môi trường là mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện tuyến du lịch Đây là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh
du lịch
+ Sự tác động của môi trường dưới góc độ quản lý nhà nước: tất cả các hoạt động kinhdoanh trước khi lập dự án đều phải trải qua một quá trình bắt buộc đó là quá trình đánh giá tácđộng đến môi trường Đây chính là việc phân tích dự báo và đưa đến những kế hoạch xử lý tác động của du lịch đến môi trường và ngược lại Những vấn đề này liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống Trong những công đoạn này việc đề ra những giải pháp thích hợp để bảovệ môi trường là nhiệm
vụ cuối cùng quan trọng nhất
Đánh giá tác động của môi trường trong việc hình thành tuyến điểm là phân tích tác động tích cực và tiêu cực của môi trường với du lịch, những ảnh hưởng của cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, xã hội để từ đó có một giải pháp quản trị thích hợp
và hiệu quả Mục tiêu môi trườngkhông chỉ có ý nghĩa như chúng ta mới phân tích
mà nó còn là trách nhiệm trong chiếnlược phát triển du lịch của những đơn vị, quốc gia và toàn cầu.Dưới góc độ kinh doanh du lịch: đây là tác động tích cực vì bản thân môi trường trong sạch, thảm động thực vật phong phú, nguồn nước và bầu không khí trong lành Một xã hội thuần khiết và đa dạng về văn hóa luôn là sự hấp dẫn lớn đối với khách du lịch Môi trườngcàng trong sạch thì du lịch càng pháttriển, ngựơc lại môi trường càng ô nhiễm thì du lịch cànglạc hậu
+ Tác động của du lịch đến môi trường: đây là tác động tiêu cực (nếu không cóbiệnpháp), thông thường khi du lịch phát triển sẽ có rất nhiều những hậu quả kèm theo Ví dụ: ônhiễm nguồn nước, ô nhiễn không khí, thảm thực vật bị hủy hoại do
sự săn bắn đốt lửa của dukhách, các bãi biển bị ô nhiễm do vứt rác bừa bãi của conngười Như vậy những tuyến du lịchđược thành lập, muốn khai thác hiệu quả và lâu dài thì các nhà thiết kế phải luôn luôn nghiêncứu những tác động của du lĩch đến môi trường để có những biện pháo sử lý kịp thời
- Mục tiêu xã hội:Tour du lịch chính là sản phẩm du lịch, sự đa dạng độc đáo quấn hút của một sản phẩmchính là sự đa dạng, độc đáo của những tuyến, những điểm
Trang 6cấu thành nên sản phẩm du lịch đó.Yếu tố văn hóa chính là yếu tố cơ của một tuyến du lịch Trong quá trình thiết kế, thành lậptuyến nhà thiết kế phải chú ý sao cho tuyến của mình càng có những nét văn hóa độc đáo thìcàng càng có sự lôi cuốn du khách.Mục tiêu văn hóa trong việc thành lập tuyến du lịch không chỉ có ý nghĩa làm tăng sựphong phú, hấp dẫn cho công trình du lịch mà nó còn có ý nghĩa thể hiện bản sắc văn hóa củanước nhà Khách du lịch đến Việt Nam thông qua những giá trị văn hóa (nó thể hiện qua nhiều mặt) họ hiểu thêm về người Việt Nam, họ biết được phong tục tập quán của từng vùng, địa phương và hơn hết họ hiểu được giá trị tâm hồn của người Việt Nam.
1.3 Các nguyên tắc khi xây dựng tuyến du lịch:
1.3.1 Cân đối giữa thời gian di chuyển và thời gian tham quan
Thời gian di chuyển không được vượt quá 50% thời gian của tuyến du lịch trong ngày.Xu hướng ngày càng hiện đại hóa phương tiện vận chuyển để làm giảm thời gian
đi lại,tăng thời gian tham quan giải trí
1.3.2 Nội dung tuyến du lịch phải phong phú đa dạng, mang tính đặc thù.Tránh lặp lại cùng một tuyến đường cho cả lượt đi và lượt về.Tránh trường hợp khách phải tham quanlại những gì khách đã tham quan ở một địaphương khác, do vậy mỗi tuyến du lịch phải
có một nét độc đáo riêng
.1.3.3 Giá cả phù hợp với chất lượng dịch vụViệc xác định giá cả của tour du lịch trên tuyến phải phù và tương xứng với chất lượngdịch vụ, đó là yếu tố có ý nghĩa lớn để kíchcầu
1.3.4 Đảm bảo cho du khách có thời gian để phục hồi sức khoẻ Bố chí các điểm tham quan với mật độ phù hợp kết hợp với các trạm nghỉ ngơi vui chơigiải trí và mua sắm để đảm bảo sức khỏe cho du khách
1.3.5 Tuyến tham quan phải kết hợp với mua sắmThỏa mãn nhu cầu mua sắm quà lưu niệm và hàng tiêu dùng dủa du khách.Kích thích sự phát triển kinh tế
Trang 7Hoạt động du lịch là “ngành công nghiệp không khói”, nghành công nghiệp mới đem lại nhiều lợi nhuận cho đấtnước thông qua các hình thức kinh doanh: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, hàng hóa lưu niệm và thúc đẩy các ngành khác phát triển như: vệ sinh, môi trường, hệ thống giao thông… Hoạt động du lịch còn giải quyết và thu hút một lực lượng lao động đông đảo.
1.4.3.Chức năng sinh thái :
Hoạt động du lịch góp phần tạo nên và phục hồi môi trường sống ổn định về mặt sinh thái
1.4.4.Chức năng chính trị:
Giúp cho khách du lịch nước ngoài hiểu rõ về một đất nước, dân tộc Hoạt động dulịch là một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các quan hệ giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc
1.5.Ý nghĩa Kinh Tế- Xã Hội của du lịch:
Du lịch góp phần phát triển giao thông, các dịch vụ công cộng, các thành tựu khoa học kỹ thuật (internet, master card), chỉnh trang đô thị, trong sạch môi trường
1.6 Cơ sở thực tiễn:
1.6.1.Tình hình phát triển tại Việt Nam :
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều
sự chú ý và thảo luận rộng rãi Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch
sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam
Một số ý kiến cho rằng tỷ lệ khách quay trở lại cho thấy tính cạnh tranh của du lịch Tuynhiên, do du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nên tính cạnh tranh của du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố Dưới góc độ kinh tế
du lịch, tỷ lệ khách quay trở lại không phải là chỉ tiêu nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách phát triển ngành Hiệu quả của ngành Du lịch thường được đánh giá qua các chỉ số chính như: tốc độ tăng trưởng khách, độ dài lưu trú bình quân của khách, chi tiêu bình quân của khách, đóng góp của du lịch vào cơ cấu GDP
Trang 8Nhìn từ kinh nghiệm bên ngoài, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), cácchỉ số cơ bản đo lường tính cạnh tranh của ngành du lịch một quốc gia gồm có: đóng góp của du lịch vào GDP, thu nhập từ khách du lịch inbound theo từng thị trường, thời gian lưu trú qua đêm, giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch, năng suất lao động, sức mua và giá cả dịch vụ du lịch, thủ tục thị thực nhập cảnh, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinhhọc, tài nguyên văn hóa, mức độ thỏa mãn của du khách, và chương trình hành động củangành Du lịch Ngoài ra còn có một số chỉ số phụ như: mức độ đa dạng hóa thị trường, nguồn nhân lực, mức độ kết nối hàng không và các phương tiện khác, phân bổ ngân sáchchính phủ dành cho ngành Du lịch, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch Tham khảo những chỉ số này có thể thấy tỷ lệ khách quay trở lại không nằm trong các tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh của ngành du lịch.
Mặt khác, về bản chất hoạt động du lịch là sự khám phá, trải nghiệm Nhìn chung, khách
du lịch luôn muốn đi đến những vùng đất mới lạ, tìm hiểu những nền văn hóa độc đáo, trải nghiệm những lối sống khác nhau Đối với khách du lịch ở nhiều nền kinh tế phát triển, du lịch là một phần thiết yếu trong cuộc sống bên cạnh quá trình lao động, làm việc Họ có điều kiện dành thời gian và nguồn tài chính để thực hiện nhiều chuyến du lịch trong đời và coi đây là cơ hội vừa để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa để khám phá những nền văn hóa mới và bồi đắp kiến thức cho mình Việc lựa chọn một điểm đến
cũ có thể sẽ không phải là ưu tiên của họ nếu không có một nhu cầu đặc biệt nào đó hoặc sự cảm mến, gắn kết đặc biệt
Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu và khách đến từ hai lần trở lên lần lượt là 72% và 28% (năm 2003); 65,3% và 24,7% (năm 2005), 56,3% và 43,7% (năm 2006); 60,4% và 39,6% (năm 2009); 61,1%
và 38,9% (năm 2011); 66,1% và 33,9% (năm 2013) Có thể thấy tỷ lệ này không biến động lớn qua các năm và duy trì ở mức độ khá hài hòa.
Xét về tổng thể, điều quan trọng là các chỉ số về lượng khách và tổng thu của Du lịch Việt Nam đạt tăng trưởng tốt qua các năm Nếu năm 2000, chúng ta mới đón được 2,1 triệu lượt khách quốc tế thì năm 2005 đón được 3,4 triệu lượt, năm 2010 đón được 5 triệu lượt và năm 2013 vừa qua là 7,5 triệu lượt Đồng thời, lượng khách du lịch nội địa cũng ngày càng tăng: năm 2000 là 11,2 triệu lượt, 2005 là 16,1 triệu lượt, năm 2010 là
28 triệu lượt và năm 2013 là 35 triệu lượt Đặc biệt, tổng thu từ du lịch những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2013 đạt tới 200 nghìn tỷ đồng, trong khi năm
2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn
Trang 9Ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã hội Đến năm 2013, ước tính đã có trên 1,7 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong
đó 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp
Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế Trong đó, điển hình như Vịnh Hạ Long được trang web BuzzFeedcủa Mỹ bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất trên thế giới; Hà Nội được TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trên thế giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel & Leisure của Mỹ bình chọn đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an toàn và thân thiện của người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòng được Tạp chí du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014; Tuyến du lịch trên sông Mê Kông (đoạn Việt Nam-Campuchia) được báo Telegraph (Anh) xếp thứ 4/5 tuyến du lịch trên sông hàng đầu châu Á Ngoài
ra, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Việt Nam cũng đã được các tổ chức, website tiêu dùng vinh danh do chất lượng dịch vụ xuất sắc của mình
Điều này cho thấy chất lượng du lịch Việt Nam đang dần tốt lên, đi vào chiều sâu thay vìchiều rộng theo đúng định hướng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh”
Nâng cao chất lượng du lịch để thu hút khách, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch nước ta Một điều tất nhiên, trong quá trình phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội đất nước nói chung, sẽ phát sinh nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết Mâu thuẫn và việc giảiquyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng là nguồn gốc và động lực của quá trình vận động, phát triển
Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm chính trị của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan, sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự năng động tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, sự đồng cảm và tham gia của cộng đồng dân
cư, du khách và sự quan tâm khích lệ của các cơ quan thông tin truyền thông – một kênhquan trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch đất nước cũng như phát hiện những
Trang 10bất cập cần khắc phục để du lịch Việt Nam trở thành một thương hiệu được mỗi người chúng ta cũng như bạn bè quốc tế ngày càng quý mến.
1.6.2.Tình hình phát triển du lịch tại vùng Tây Bắc :
Tây Bắc là một vùng rộng lớn gồm 6 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch Tuy nhiên, số lượng khách du lịch đến Tây Bắc chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ so với tổng lượng khách du lịch của cảnước Vậy làm thế nào để thu hút khách du lịch đến với Tây Bắc nhiều hơn và du lịch Tây Bắc phát triển tương xứng với những lợi thế mà Tây Bắc sở hữu là vấn đề đang được đặt ra và tìm giải pháp khắc phục
Vùng đất Tây Bắc sở hữu nguồn tiềm năng du lịch rất lớn với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng Được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng vĩ, riêng có về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái, Tây Bắc có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt Tây Bắc có đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, là niềm khát khao chinh phục của rất nhiều người; Sa Pa – Thị trấn trong mây với khí hậu quanhnăm mát mẻ; Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Căng Chải với những khu ruộng bậc thang nổi tiếng; Hồ Pá Khoang rộng lớn nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ với thảm thực vật phong phú, khí hậu ôn hòa; rừng Mường Phăng là một trong những khu bảo tồn tự nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm của tỉnh Điện Biên; Thung lũng Mai Châu bình yên với sắc màu của cây cỏ, đồng lúa và xen lẫn những mái nhà nhỏ; Cao nguyên Mộc Châu rộng lớn và tươi đẹp với những loài hoa nở rất nhiều ở vùng núi Tây Bắc như hoa ban, hoa mận, hoa đào… Vẻ đẹp không đâu có của núi rừng và văn hóa Tây Bắc luôn thôi thúc lữ khách lên đường rời xa những đô thị sôi động để đến với vùng đất trời rộng mở, hùng vĩ, bình yên và bí ẩn
Cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa truyền thống của các dân tộc cũng là điểm nổi bật trong tài nguyên du lịch nơi đây Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Khơ Mú, Lào, Lự, Hà Nhì, Kháng, La Hủ, Si La, Phù Lá, Bố Y, Mảng, Giáy, Xơ Đăng, Lô Lô, Pà Thẻn, Phù Lá, CờLao, La Chí… với một không gian văn hóa rộng lớn và phong phú Nhiều dân tộc còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của mình trong phong tục, tập quán, lễhội, trang phục, nhạc cụ, các điệu dân ca, dân vũ như lễ hội Lồng Tồng, chợ tình Khâu Vai, múa sạp, múa xòe, hát then, nhạc cụ Pí cặp, pí sên, khèn môi… hay trong ứng xử cộng đồng, kiến trúc nhà ở, các phiên chợ bản… Ẩm thực Tây Bắc mang những nét đặc trưng, khác biệt hẳn so với các vùng khác với gà mọ, cá suối nướng úp, nộm da trâu, thịttrâu gác bếp, thắng cố… là tiềm năng du lịch hấp dẫn cho những du khách thích khám phá và trải nghiệm
Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Trang 11Cùng với đó là những giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như: Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ minh chứng của một thời "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" ghi lại chiến công hiển háchcủa quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; Khu di tích lịch sử Mường Phăng nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ; Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Căng và Đồn Nghĩa Lộ - nơi đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt và chiến thắng năm 1952 giải phóng Nghĩa Lộ; Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ…
*Hiệu quả thu hút khách du lịch:
Những năm gần đây, khách du lịch đến với Tây Bắc ngày một tăng, nhưng lượng khách phân bổ không đều giữa các địa phương, tính mùa vụ cao, tập trung vào các lễ hội đầu năm (Năm 2015, Lào Cai đón gần 2 triệu lượt khách; Hòa Bình đón hơn 2,5 triệu lượt khách; Sơn La đón gần 1,6 triệu lượt khách; Yên Bái đón khoảng 466.000 lượt khách; Điện Biên đón khoảng 420.000 lượt khách; Lai Châu đón 182.400 lượt khách); Thời gian lưu lại trung bình rất ngắn, dưới 1,5 ngày; Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp chiếm tỷ trọng không đáng kể, do đó, nguồn thu từ du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh
tế của địa phương Gần đây, khách nội địa đến từ các thị trường xa như các tỉnh phía Nam đang có xu hướng tăng Tỷ trọng khách quốc tế chủ yếu đến từ châu Âu, Úc và Nhật Bản đến Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai; khách Trung Quốc qua các cửa khẩu Lào Cai là chủ yếu Phương tiện tiếp cận các điểm đến Tây Bắc chủ yếu theo đường bộ.Hiện tại, toàn vùng có 307 cơ sở lưu trú được xếp hạng với gần 9.000 buồng Trong đó,
có 3 cơ sở 4 sao, 13 cơ sở 3 sao, 94 cơ sở 2 sao và 197 cơ sở 1 sao và chưa có cơ sở nào đạt tiêu chuẩn 5 sao Hệ thống cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống, giải trí tại Tây Bắc vẫn còn thiếu Cùng với đó, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu Hệ thống giao thông vùng Tây Bắc chưa được đầu tư đồng bộ, đường xá đi lại còn gặp nhiều khó khăn
*Định hướng giải pháp phát triển du lịch Tây Bắc:
Về phát triển sản phẩm, để du lịch vùng Tây Bắc phát triển tương xứng với tiềm năng vàlợi thế sẵn có thì cần có các sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng, thương hiệu riêng, tạo điểm nhấn, điểm khác biệt đối với du khách dựa trên các tiềm năng thế mạnh nổi trội của từng nơi
Lào Cai hội tụ tiềm năng thích hợp phát triển du lịch mạo hiểm dựa vào ưu thế có đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương; du lịch nghỉ dưỡng núi với “Thị trấntrong mây” Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm Vào mùa hè, thời tiết tại đây trong 1 ngày có đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ; du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng tại các bản làng dân tộc như Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van, Bản
Hồ, Sín Chải ở Sa Pa, chợ phiên Bắc Hà
Trang 12Điện Biên có thể tập trung phát triển du lịch tìm hiểu lịch sử trên cơ sở khai thác các giá trị lịch sử hào hùng của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ Cùng với đó là phát triển du lịch sinh thái dựa trên tiềm năng lớn về hệ sinh thái rừng, sông, suối, hang động, hồ nước ở Pá Khoang, Him Lam Mới đây, Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương
Đối với Hòa Bình, du lịch văn hóa cộng đồng đang ngày càng thu hút khách du lịch Nhiều điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến như Bản Lác, Bản Poong Cọm (Mai Châu) Bên cạnh đó, Hòa Bình còn có nguồn nước khoáng phong phú, chất lượng như suối khoáng Kim Bôi, khoáng nóng xã Quý Hòa (huyện Lạc Sơn), xã Ngọc Lương (huyện Yên Thủy)… là những điều kiện tốt để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng
Có thể nói Cao nguyên Mộc Châu là nơi nổi bật nhất, tập trung nhiều nhất tài nguyên dulịch của Sơn La với địa hình và khí hậu đặc trưng Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển Mộc Châu trở thành một trung tâm du lịch lớn trong vùng và cả nước Tại đây được định hướng tập trung phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng chữa bệnh, du lịch tham quan sinh thái, dã ngoại gắn với nông nghiệp, du lịch cộng đồng Bên cạnh đó gắn với du lịch giáo dục truyền thống cách mạng với tham quan di tích nhà tù Sơn La
Yên Bái nổi tiếng với địa danh hồ Thác Bà – một biển hồ trong lòng Tây Bắc, Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Căng Chải, Vùng văn hóa Mường Lò… Trong đó,
hồ Thác Bà đã được quy hoạch là địa điểm có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia Do vậy cần khai thác tối đa tiềm năng, tập trung phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái ở hồ Thác Bà Cần tiếp tục phát huy hiệu quả khai thác du lịch ở Mù Căng Chải với loại hình du lịch thể thao bay dù lượn tại đèo Khau Phạ, tham quan thắng cảnh ruộng bậc thang vào các thời điểm khác nhau trong năm
Có thể thấy, trong số 6 tỉnh Tây Bắc thì Lai Châu có điều kiện khó khăn nhất trong phát triển du lịch, là một trong số những tỉnh nghèo nhất, xa xôi, địa hình hiểm trở, không có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như các tỉnh khác, chưa có sản phẩm du lịch đặc thù, làm du lịch ở quy mô nhỏ, lượng khách đến và nguồn thu từ du lịch còn rất thấp Trong bối cảnh đó, ngành Du lịch Lai Châu đã xác định văn hóa dân tộc Lự sẽ đóng vai trò quan trọng tạo dấu ấn thực sự khác biệt trên tuyến du lịch “Vòng cung Tây Bắc” và
đã từng bước hỗ trợ Bản Hon xây dựng nghề dệt truyền thống Một điểm du lịch đáng chú ý nữa là bản Sin Súi Hồ cùng với văn hóa dân tộc Mông đã dần hình thành được môhình du lịch cộng đồng dù còn ở quy mô nhỏ nhưng được đánh giá là khá bài bản và thuần khiết Cùng với việc mở rộng khai thác các chợ phiên Sìn Hồ, San Thàng, các lễ
Trang 13hội Hạn Khuống, Hoa Ban, Ném còn… thì phát triển du lịch cộng đồng sẽ là hướng đi đúng đắn với Lai Châu Bên cạnh đó, có thể nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch mạohiểm chinh phục đỉnh cao với đỉnh Putaleng và đỉnh Mộc Lương Tử đều cao trên
3.000m… thu hút đối tượng khách thích chinh phục, thích “phượt” vốn đang là trào lưu trong giới trẻ ở Việt Nam và du khách nước ngoài
Mới đây, nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút nhiều khách du lịch, đồng thời hướng tới Năm Du lịch Quốc gia 2017 Tây Bắc – Lào Cai, Tổng cục Du lịch
đã tổ chức đoàn famtrip cho gần 70 doanh nghiệp lữ hành và đại diện cơ quan thông tấn,báo chí khảo sát Vòng cung Tây Bắc Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp lữ hành khảo sát, tìm hiểu điểm đến và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc và quảng bá vẻ đẹp tiềm năng của Tây Bắc
Về kết nối giao thông, Tây Bắc là vùng rộng lớn với địa hình hiểm trở, rừng núi chập chùng, vì vậy để liên kết và phát triển du lịch về không gian thì điều kiện tiên quyết là phải có sự kết nối của các tuyến đường giao thông thuận lợi Tại Hội thảo “Thực trạng
và giải pháp thu hút khách du lịch đến vùng Tây Bắc” do Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Bộ VHTTDL phối hợp tổ chức ngày 15/4/2016 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, thời gian tới, ngành giao thông vận tải tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp phát triển hạ tầng giao thông các tỉnh Tây Bắc đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch; đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số tuyến đường có vốn đầu tư nước ngoài; tiếp tục đầu tư các dự án mới…
Từ cuối tháng 9/2015, khi cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai đi vào hoạt động đã tạo ra tác động mạnh mẽ đến hoạt động du lịch nói riêng, tạo đà dịch chuyển và góp phần thay đổi diện mạo kinh tế -
xã hội khu vực nói chung Năm 2015, lượng khách du lịch đến Sa Pa tăng 1,5 lần, tăng trưởng kinh tế của Lào Cai đạt 14,1% Và dĩ nhiên, các địa phương nằm trên trục Nội Bài – Lào Cai cũng sẽ được hưởng lợi khi cao tốc này đi vào vận hành Đường cao tốc này có ý nghĩa chiến lược trong việc nâng cao khả năng tiếp cận các tỉnh vùng Tây Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Với vị trí là một trọng điểm du lịch ở khu vực Tây Bắc, trong Hội nghị Xúc tiến đầu tư
và Phát triển du lịch tỉnh Lào Cai năm 2016, tỉnh Lào Cai đã kêu gọi đầu tư vào các dự
án tiềm năng như: Cảng hàng không Lào Cai; tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội tốc độ cao; hoàn thiện tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai giai đoạn 2… Cũng trong hội nghị này
đã diễn ra hoạt động ký kết thoả thuận hợp tác phát triển du lịch giữa Lào Cai và các tỉnh có thế mạnh về du lịch nhằm sẵn sàng phục vụ Năm Du lịch quốc gia 2017 Đây là
cơ hội lớn để Lào Cai bứt phá trong phát triển du lịch
Về xúc tiến quảng bá, các cơ quan du lịch của địa phương thuộc vùng Tây Bắc cần tích cực tham gia vào các hội chợ du lịch lớn ở trong và ngoài nước; Tận dụng sự hỗ trợ của
Trang 14cơ quan du lịch quốc gia, các tổ chức trong và ngoài nước triển khai e-marketing, ứng dụng công nghệ truyền thông, mạng xã hội để nâng cao hiệu quả quảng bá; tích cực tổ chức đón các đoàn fam&presstrip đến khảo sát, xây dựng sản phẩm và quảng bá hình ảnh Tây Bắc đến với du khách trong nước và quốc tế.
Về liên kết hợp tác, đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch Tây Bắc Việc liên kết giữa các điểm đến, các địa phương trong khu vực sẽ tạo ra được những tour, tuyến du lịch độc đáo trên cơ sở khai thác những điểm đến nổi bật và khác biệt của từng địa phương Bên cạnh việc liên kết nội vùng, các tỉnh Tây Bắc còn cần phải liên kết với những địa phương trọng điểm du lịch như Hà Nội, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và liên kết phát triển du lịch qua biên giới thu hút khách du lịch từ Trung Quốc, Lào nhất là các địa phương có cửa khẩu quốc tế là Lào Cai, Lai Châu, ĐiệnBiên Hệ thống doanh nghiệp làm du lịch ở các tỉnh Tây Bắc còn ít và chủ yếu quy mô nhỏ nên bên cạnh việc tự nâng cao năng lực thì yếu tố liên kết có ý nghĩa rất quan trọng
để tận dụng thế mạnh của nhau về thông tin, sản phẩm, quảng bá…
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, khối hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng với sự quan tâm của Trung ương, sự chủ động sáng tạo của các địa phương trong vùng, sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức như Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Dự án EU… đã thu được những kết quả rất tích cực: Góp phần phát triển du lịch bền vững, giảm nghèo cho các cộng đồng được hỗ trợ trực tiếp từ phát triển du lịch; Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và nhân lực du lịch tại các địa phương 8 tỉnh; Xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo, không trùng lặp ở các địa phương… mang lại những hiệu quả thiết thực góp phần vào sự thúc đẩy phát triển du lịch vùng và của từng địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực du lịch luôn là một trong những yếu tố quyết định của quá trình phát triển du lịch, đặc biệt đối với các tỉnh Tây Bắc thì đây là một vấn đề then chốt
do du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa là một sản phẩm đặc thù và chủ lực của Tây Bắc.Nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng là người dân bản địa, am hiểu về văn hóa bản địa và được đào tạo bài bản về nghề du lịch để bảo đảm du khách vừa được phục vụ tốt vừa có được trải nghiệm nguyên bản về văn hóa địa phương Cần bảo đảm cả hai yếu
tố này để tránh sự cực đoan hoặc là nguyên sơ quá không biết làm du lịch, hoặc là thương mại hóa quá mất đi tính thuần khiết của văn hóa vùng cao Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ ngành Du lịch cũng cần được quan tâm nâng cao trình độ, kỹ năng, đặc biệt là năng lực sáng tạo trong tham mưu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chuyên nghiệp và tiếp cận với tri thức, công nghệ mới trong xúc tiến, quảng bá truyền thông.Tây Bắc là khu vực miền núi có những đặc trưng riêng không thấy ở nơi nào khác trên đất nước Sự hấp dẫn của du lịch Tây Bắc đã được khẳng định trong nhiều năm qua và
Trang 15luôn nằm trong danh sách điểm đến không thể bỏ qua của những du khách ưa thích sự khoáng đạt, mạo hiểm muốn tìm đến thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, trải nghiệm nguyên bản về văn hóa Nhưng mặt khác, Tây Bắc cũng là địa bàn nghèo, xa xôi, địa hình hiểm trở, nhiều điểm đến khó tiếp cận, một số địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển du lịch nói riêng và kinh tế, xã hội nói chung Do vậy, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự cam kết, chủ động sáng tạo của các địa phương, doanh nghiệp, sự liên kết chặt chẽ của các bên liên quan, nhận thức và hành động của cộng đồng địa phương là những yếu tố quyết định đến sự thành công trong phát triển du lịch Tây Bắc, góp phần vào thúc đẩy kinh tế, xã hội của toàn khu vực.
CHƯƠNG II : TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN CỦA VÙNG TÂY BẮC
“Du lịch từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người, xuất hiện sau khi những nhu cầu cơ bản đã được thoả mãn Xã hội ngày càng phát triển, mức sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu du lịch sẽ ngày càng được mở rộng, và cũng từ đó, việc kinh doanh du lịch ra đời và nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một
“ngành công nghiệp không khói” Với mục đích thoả mãn tốt nhất cho khách du lịch, trên thị trường hiện nay đã xuất hiện rất nhiều loại hình du lịch du lịch, như: du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng - chữa bệnh….với nhiều chương trình khác nhau, do những doanh nghiệp lữ hành khác nhau thực hiện Để thu được lợi nhuận cao nhất và khai thác được nhiều đối tượng khách du lịch nhất, các nhà lữ hành đã không ngừng tìm tòi để phát hiện và ứng dụng những chương trình du lịch mới, đem đến
sự mới mẻ, làm sôi động, phong phú thêm cho thị trường du lịch Việt Nam và những chương trình đó luôn được khách du lịch hưởng hứng nhiệt tình.
Từ thực tế những tour du lịch miền sông nước như: du lịch sinh thái sông Hồng, du lịch sông nước Nam Bộ, du lịch Đông Tây Bắc….ra đời đã thu hút được số lượng lớn khách
du lịch, Một không gian Tây Bắc hùng vĩ, một hơi thở lịch sử trầm hùng, sẽ là một đề tài hấp dẫn, một tour, tuyến thu hút.”
1.Tiềm năng của vùng Tây Bắc:
1.1.Điều kiện tự nhiên:
Trang 16Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng) Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5,64 triệu ha với 3,5 triệu dân
1.1.1.Không gian địa lý:
Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía nam (hữu ngạn) sông Hồng Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng phía nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn Nhà địa lý học Lê Bá Thảo cho rằng vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dãy núiSông Mã
1.1.2.Đặc điểm địa hình:
Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Đông Nam Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m.Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà) Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh
1.1.3.Lịch sử địa chất:
Trang 17Lịch sử hình thành vùng Tây Bắc bắt đầu từ cách đây 500 triệu năm và đến bây giờ vẫn tiếp tục Thuở ban đầu, vùng này là biển và chỉ có một số đỉnh ở dãy Hoàng Liên Sơn vàdãy Sông Mã là nổi lên trên mặt biển Biển liên tục rút ra xa rồi lại lấn vào suốt hàng trăm triệu năm Trong quá trình ấy, đã có những sự sụt lún mạnh, góp phần hình thành các tầng đá phiến và đá vôi Vào cuối đại Cổ sinh (cách đây chừng 300 triệu năm), dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã đã được nâng hẳn lên Địa máng sông Đà lúc đó vẫn chìm dưới biển Cho đến cách đây 150 triệu năm, chu kỳ tạo núi Indochina làm cho hai
bờ địa máng từ từ tiến lại gần nhau, khiến cho trầm tích trong địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ, đồng thời làm cho tầng đá vôi có tuổi cổ hơn lại trồi lên trên tầng đá phiến, tạo thành những cao nguyên đá vôi ngày nay Trong quá trình tạo núi, còn
có sự xâm nhập của macma Kết quả là, vùng Tây Bắc được nâng lên với một biên độ đến 1000 mét
Điều kiện khí hậu
Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông bắc - tây nam)vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có
hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo
đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam Vì vậy, trừ khi
do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch
có thể đến 2-3 OC Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi, việc nghiên cứu khí hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ Những biến cố khí hậu ở miền núi ang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựngcủa cây cối Chiếm hơn 33% diện tích, gần 12% dân số cả nước với trên 2.574km đường
Trang 18biên giới tiếp giáp với Lào và Trung Quốc,
1.2.Tiềm năng từng vùng:
1.2.1.Tỉnh Hòa Bình :
1.2.1.1.Vị trí địa lý- Diện tích tự nhiên:
Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng tây bắc Việt Nam, có vị trí ở phía nam Bắc
Bộ, giới hạn ở tọa độ 20°19' - 21°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông, tỉnh lỵ
là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km
Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía tây đồng bằng sông Hồng, Hòa Bình có địahình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng tây bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía tây bắc có độ cao trung bình từ 600 –
700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía đông nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m
Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn như sông Đà,, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi
Trang 19Hòa Bình có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa đông phi nhiệt đới khô lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23 °C Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 29 °C, ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16,5 °C.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662.5 km²,chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên của ViệtNam Thu nhập bình quân đầu người: 1500 USD (tương đương 34.090.909 đồng)
(1/2016)
1.2.1.2.Điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch :
Hoà Bình được thiên nhiên ưu đãi có nhiều núi non, rừng nguyên sinh, hang động, sông,
hồ và nhiều khi bảo tồn thiên nhiên phong phú, đa dạng, nguyên sơ là những tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch
Đã hình thành nhiều địa danh du lịch hấp dẫn như suối nước khoáng Kim Bôi, khu mộ
cổ Đống Thếch; Chùa Tiên, hang nước huyện Lạc Thủy, bản Lác huyện Mai châu, bản Mường Giang Mỗ, huyện Cao Phong… Hồ Hoà Bình đã được Bộ Văn hoá thể thao và
du lịch phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc bộ thành "Khu du lịch Quốc gia" là những cơ hội to lớn cho Du lịch Hoà Bình phát triển Những nét độc đáo về văn hóa con người và thiên Hòa Bình đã góp phần đưa lượng du lịch đến với tỉnh ngày một tăng
(Bản Lác- mai Châu )
Trang 20Địa hình đồi núi trùng điệp với các động thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Ðà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn Thấp thoáng các bản Mường, bản Dao, bản Tày rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.
Hòa Bình là một tỉnh có khá nhiều những suối nước khoáng nóng, những thung lũng hoang sơ huyền bí Tiêu biểu nổi bật như:
+Suối nước khoáng Kim Bôi với nguồn nước phun lên ở nhiệt độ 36 °C, đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, chữa bệnh Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Barbia của Hungari
+Thung lũng Mai Châu thuộc huyện lỵ Mai Châu là một thung lũng với đồng lúa và những nếp nhà sàn được quy hoạch bảo tồn phục vụ du lịch
Trang 21+Đà Bắc- một huyện vùng cao thích hợp cho du khách tham quan du lịch sinh thái và văn hóa Đà Bắc với cảnh quan nguyên sơ yên ả, thơ mộng của thị trấn miền núi tây bắc.
Trang 22+Những hang động thiên tạo đa dạng hình thù có đỉnh Phù Bua bốn mùa mây phủ Có bản Nanh, bản Nưa của người Mường, người Dao và xen kẽ một số gia đình người Thái,với những mái nhà sàn cổ.
+Lương Sơn - huyện cửa ngõ của tỉnh Hòa Bình, nới tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi tây bắc, với vị trí chỉ cách Hà Nội khoảng 40 km tiện lợi về giaothông, là nơi tập trung rất nhiều khu du lịch sinh thái, địa điểm giải trí
Trang 23Kết quả phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2006-2010 Tổng thu nhập du lịch đạt 1.119,5 tỷđồng (ước năm 2010 đạt 300 tỷ đồng), tăng trưởng bình quân 14%/năm Tổng số khách đạt gần 3,6 triệu người, trong đó khách quốc tế trên 30 vạn lượt người Năm 2010 đạt 1,1 triệu lượt khách, quốc tế, 8,4 vạn lượt người, tăng trưởng bình quân 24,9%/năm.Mặc dù vậy, việc khai thác tiềm năng này chưa xứng tầm để đem lại hiệu quả cao Các sản phẩm du lịch, dịch vụ chưa độc đáo Tỉnh chưa có những nhiều cơ sở du lịch chất lượng cao Hòa Bình chưa lưu giữ du khách được nhiều ngày Theo ông Ngô Trọng Thược, Trưởng phòng Du lịch Sở VHTTDL: Phát triển du lịch chất lượng từ các nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp cao nhằm hút hút du khách là vấn đề tất yếu nhằm nâng caohiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Tỉnh đã khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển hạ tầng du lịch theo đó đến nay, toàn tỉnh hiện có 190 điểm và cơ
sở lưu trú du lịch Trong đó có 24 khách sạn (1 khách sạn ba sao, 9 khách sạn 2 sao, 3 khách sạn 1 sao Các điểm, cơ sở lưu trú du lịch tập trung ở TP Hòa Bình, Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi và Mai Châu
Hòa Bình đã có một số trung tâm vui chơi hội họp như Trung tâm PLAZA Anh Kỳ, khách sạn Lod- Mai Châu, Vesort Kim Bôi đã phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của
du khách có thu nhập Gần đây các nhà đầu tư đã tổ chức khởi công được 2 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao nằm ở khu vực Cảng Nghiêng- TP Hòa Bình
Ông Vũ Duy Bổng, Chủ tịch HĐQT công ty An Thịnh cho biết: Khách sạn 4 sao An Thịnh Hoà Bình có diện tích 1,5 ha do công ty Line (Hàn Quốc) thiết kế, tổng mức đầu
tư 15 triệu đô la Mỹ, bố trí 107 phòng nghỉ tiêu chuẩn, 10 phòng nghỉ cao cấp, 02 phòng nghỉ đặc biệt và 01 phòng nghỉ tổng thống, có phòng họp VIP từ 30~50 chỗ, hội trường lớn với quy mô 300 chỗ ngồi để sử dụng cho các sự kiện lớn của tỉnh Hoà Bình
và vùng Tây Bắc, hoặc cho tổ chức lễ cưới, sinh nhật hay các hoạt động khác, đồng thời
có thể tách thành 2 phòng có quy mô 150 chỗ ngồi /phòng và được liên kết trực tiếp với không gian bên ngoài.
Khách sạn được bố trí khu vực nhà hàng ăn uống tại tầng 1 và tầng 2 đảm bảo phục vụ trên 500 thực khách, bên cạnh đó còn có 03 phòng ăn VIP, mỗi phòng phục vụ 10 đến 20khách Khu vực bên ngoài sân vườn có 6 căn biệt thự (diện tích khoảng 50m2/căn) và các bể bơi, quầy Bar ngoài trời, các khu vườn nhỏ, sân tập golf, sân tennis được bố trí xen kẽ tạo nên sự phong phú và hài hoà trong quần thể không gian khách sạn, bên cạnh
đó còn có các lối đi bộ để du khách có thể dạo bên bờ sông hay đi tham quan các khu vực xung quanh
1.2.1.3.Thực trạng phát triển du lịch vùng :
Trong những năm qua, Hòa Bình luôn xác định việc khai thác các tiềm năng thế mạnh
để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế-
xã hội của địa phương
Trang 24Hiện nay, Hòa Bình đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tếvới các khu điểm du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dương như: Sân gôn Phượng Hoàng, Resorrt Vịt Cỏ Xanh thuộc huyện Lương Sơn; Thác Thăng Thiên thuộc huyện Kỳ Sơn; Cửu thác Tú Sơn, V.Resort, Suối Khoáng nóng thuộc huyện Kim Bôi Các điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: khu du lịch Chùa Tiên huyện Lạc Thủy; điểm du lịch Đền Bờ, Động Thác Bờ, thuộc các huyện Cao Phong, Đà Bắc Các điểm du lịch cộng đồng đã thuhát hàng ngàn lượt du khách mỗi năm như Bản Lác của người Thái, bản Poom Coọng, bản người Mông ở Hang Kia, Pà Cò thuộc huyện Mai Châu, bản Mỗ của người Mường thuộc huyện Cao Phong…cùng rất nhiều điểm thăm quan du lịch khác như các khu bảo tồn thiên nhiên: Thượng Tiến thuộc huyện Kim Bôi, Pu Canh thuộc huyện Đà Bắc, Ngọc Sơn- Ngổ luông thuộc các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn; Thăm Bảo tàng Không gian Văn Hóa Mường, dộng Tiên Phi thuộc thành phố Hòa Bình… luôn là những điểm hấp dẫn thu hút nhiều du khách.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, ước tính đã đón khoảng 885.000 lượt du khách trong đó
có 150.000 lượt khách quốc tế
Có thể khẳng định việc xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển du lịchcủa trung ương và của tỉnh; Các cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch được ban hành; Công tác tuyên truyền quảng bá giới thiệu các tiềm năng thế mạnh về môi trường du lịch được tăng cường, Các biện pháp quản lý nhà nước về dulịch được triển khai đồng bộ; Tích cực kiểm tra xử lý triệt để những hành vi gian lận, tăng gia, chèo kéo, chèn ép khách du lịch trên địa bàn…đã tạo nên môi trường thân thiện, văn minh, lịch sự đối với khách du lịch đến với Hòa Bình trong những năm qua.Tuy nhiên một số vấn đề về vệ sinh môi trường như xử lý rác thải, nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn vẫn chưa được một số cơ quan đơn vị doanh nghiệp du lịch quan tâm Nhận thức, ý thức giữ gìn môi trường văn hóa du lịch của người dân còn hạn chế, hiện tượng chèo kéo, tăng ép giá khách du lịch vào các dịp Lễ, ngày cao điểm, chưa niêm yết công khai giá dịch vụ của một số nhà hàng khách sạn vẫn diễn ra ở một vài nơi; Việc sử dụng tài nguyên du lịch ở một số địa phương còn chưa hiệu quả…
Từ những thực trạng nêu trên đặt ra những nhiệm vụ và giải pháp đảm bảo môi trường
du lịch của Hòa Bình trong thời gian tới đó là Cần nhanh chóng xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hòa Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đưa khu du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch trọng điểm quốc gia; Tiếp tục có cơ chế chính sách ưu đãi hợp lý để kêu gọi thu hút đầu tư và xã hội hóa về du lịch; Tăng cường phân cấp công tác quản lý
về du lịch cho cấp cơ sở để xây dựng được môi trường du lịch tốt cho phát triển du lịch
Trang 25của địa phương; Tăng cường đầu tư xây dựng hoàn thiện các khu điểm du lịch và xây dựng môi trường du lịch an toàn thân thiện; Thiết lập đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi từ khách du lịch, tiến tới thành lập Trung tâm tư vấn hỗtrợ khách du lịch.
Bên cạch đó các cấp các ngành cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật
về đảm bảo môi trường du lịch; Tỉnh ban hành Chỉ thị để chỉ đạo các ngành, các cấp, cácđịa phương triển khai các giải pháp đảm bảo môi trường văn minh du lịch, an ninh trật
tự, an toàn xã hội tại các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên quyết không để xảy ra tình trạng cướp giật, chèo kéo, chèn ép, tăng gia khách du lịch; Phối hợp giữa các ngành
để thẩm định, kiểm tra và rà soát chặt chẽ các điều kiện trước khi cấp phép đối với các
cơ sở lưu trú, các nhà hàng, các phương tiện vận chuyển khách du lịch; Coi trọng việc phòng chống cháy nổ, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; Xây dựng các địa điểm dịch
vụ du lịch đạt chuẩn và thông báo công khai để tạo điều kiện cho du khách có nhiều cơ hội lựa chọn
Thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp nêu trên sẽ góp phần xây dựng môi trường
du lịch lành mạnh, tạo điều kiện cho du lịch Hòa Bình phát triển mạnh và bền vững HòaBình thực sự là điểm đến thân thiện, an toàn và hấp dẫn
1.2.2.Tỉnh Sơn La:
1.2.2.1.Vị trí địa lí- Diện tích tự nhiên :
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông
Địa giới: phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa
và tỉnh Huaphanh (Lào); phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào)
Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là
628 km Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (1 thành phố, 11 huyện) với 12 dân tộc.Phần lớn tỉnh Sơn La ngày nay (gồm thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) trước năm 1479 là lãnh thổ của vương quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn Sơn La).[cần dẫn nguồn] Năm 1479, Sơn La chính thức được sáp nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc Thừa tuyên xứ Hưng Hóa
1.2.2.2.Điều kiên phát triển du lịch :
Trang 26Là vùng đất có khí hậu mát mẻ với nhiều hang động, thác nước, khu bảo tồn thiên nhiên,suối khoáng nóng và công trình thủy điện có giá trị lớn về du lịch Bên cạnh đó là hệthống di tích văn hóa lịch sử, làng nghề truyền thống cùng các bản làng mang vẻ đẹpnguyên sơ, mộc mạc.Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm
2020, tầm nhìn 2030, không gian du lịch Sơn La được định hướng phát triển gồm 3 cụmchính là thành phố Sơn La và phụ cận, Mộc Châu và phụ cận, Quỳnh Nhai và phụ cận.Trong đó, khu du lịch quốc gia Mộc Châu đang được ưu tiên đầu tư để trở thành khuvực động lực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La và cả nước Ngoài ra, tỉnh cũng tập trungquy hoạch và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, thủy điệnNậm Chiến; xây dựng các khu du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng, khu di tích lịch sử,khu tắm khoáng nóng và nghỉ dưỡng
Sơn La nơi có những địa chỉ hấp dẫn dành cho du khách Nổi bật, phải kể đến di tíchlịch sử bảo tàng và nhà tù Sơn La trên đồi Khau Cả; Di tích lịch sử văn bia vua Lê TháiTông trên hang Thẳm Ké tại thành phố Sơn La Đến với Sơn La du khách còn được thoảsức đằm mình bên suối nước nóng thiên nhiên cách thành phố chưa đầy 5 km Suối nướcnóng bản Mòng (Hua La) đang trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn của tour dulịch đưa đón khách đến với thành phố trẻ Ngoài ra, Sơn La còn rất nhiều các điểm ditích lịch sử, danh thắng du lịch khác như: Hang Bia Quế Lâm Ngự Chế - nơi ghi dấu búttích của Vua Lê Thái Tông năm 1440 với bài thơ được khắc trên vòm hang vách đá, đãkhẳng định lịch sử, truyền thống hàng nghìn năm trước, nay đang trở thành điểm du lịch
về nguồn cội hấp dẫn du khách thập phương; Hang bản Thẳm (Tông Lạnh) dài hơn kmvới 2 cửa hang thông ngang 2 sườn núi Nơi đây từng là kho chứa vũ khí lớn nhất củaquân đội ta trong chiến dịch Tây Bắc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy nămChâu, chấn động địa cầu; Kỳ đài Thuận Châu (nơi Bác Hồ về thăm và nói chuyện vớiđồng bào các dân tộc Tây Bắc); Tượng đài TNXP ngã ba Cò Nòi; Tháp Mường Và;Hang Chi Đảy - là một danh thắng mới được phát hiện và đi vào khai thác trong nhữngnăm gần đây Hàng ngày, đã có hàng ngàn lượt du khách hiếu kỳ về thăm, vãn cảnh, leonúi, khám phá những vẻ đẹp thiên tạo, như: Động thiên cung, tượng con voi, ruộng bậcthang, mâm quả na… tất cả đều bằng đá, lung linh, kỳ bí, huyền ảo;…
(Đền thờ vua Lê Thái Tông)
Trang 27Điểm nhấn khi đến với Sơn La là cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) nơi hội tụ đủ nhữngđiều kiện để trở thành một điểm đến du lịch sinh thái của vùng núi cao và trung du Bắc
Bộ Tuy vậy, tiềm năng du lịch mới chỉ đang hé lộ và khai thác bước đầu
Về những điều kiện tự nhiên, Mộc Châu rất lý tưởng để phát triển du lịch nghỉ dưỡngbởi khí hậu nơi đây tương tự với các khu nghỉ mát nổi tiếng như Sa Pa, Ðà Lạt Với độcao trung bình hơn 1.000 m, nằm giữa sông Ðà ở phía đông bắc và sông Mã ở phía TâyNam, Mộc Châu có khí hậu thoáng mát trong khoảng nhiệt độ trung bình 18,50C hằngnăm Bên cạnh đó, sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc là điều kiện thuận lợi để khaithác, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, có giá trị cao Ðó còn là khungcảnh cao nguyên hùng vĩ, vừa nên thơ, say đắm lòng người bên những đồi chè ngút ngàntầm mắt, những vườn mận hoa trắng, những ngọn núi bốn mùa mây phủ và các bản làng
ẩn hiện trong sương sớm cùng những thửa ruộng bậc thang nối nhau trên triền đồi ÐếnMộc Châu, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động Sơn Mộc Hương cạnhtrung tâm huyện lỵ với các nhũ đá tuyệt đẹp, huyền bí Chếch sang một chút gần thị trấn
là rừng thông Bản Áng thuộc xã Ðông Sang, rồi thác Dải Yếm ở xã Mường Sang cao
100 m và các danh thắng như núi Pha Luông, sông Ðà, khu bảo tồn thiên nhiên XuânNha cùng các hệ thống suối nước khoáng: Phụ Mẫu, Bản Bó, Hua Păng Hiện tại, trênđịa bàn huyện vẫn lưu giữ nhiều di tích như: Đồn Mộc Ly, bia lưu niệm Ðoàn 83 quântình nguyện Việt Nam tại Lào thuộc xã Ðông Sang, di tích Bác Hồ nói chuyện với nhândân Mộc Châu tại tiểu khu 13 của thị trấn, di tích lịch sử Ðoàn 52 Tây Tiến đánh thựcdân Pháp, di tích chùa Vạt Hồng, đền Hang Miếng và các di chỉ khảo cổ ven sông Ðàđang tiếp tục được nghiên cứu, khai quật
(Thác Dải Yếm)
Trang 28Ngoài ra, du khách có thể đi du lịch đường sông, xuống Chiềng Yên, tham quan sông
Đà hoặc du khách đi du lịch quá cảnh sang Lào Từ Mộc Châu xuống thẳng cảng sôngVạn Yên, nơi xuất phát tuyến du lịch sông Đà, đi du thuyền du khách sẽ được chiêmngưỡng nhiều cảnh đẹp trên tuyến du lịch sông Đà kéo dài đến Thành phố Sơn La hoặcxuôi xuống thủy điện Hoà Bình Mộc Châu có cửa khẩu Pa Háng sang Hủa Phăn(CHDCND Lào) Đoạn Mộc Châu - Pa Háng được mở rộng và nâng cấp thành quốc lộ.Đây là điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan môi trường tự nhiên Lóng Sập,Xuân Nha và nối tuyến sang thị xã Sầm Nưa
Khu Lóng Luông, Vân Hồ - Mộc Châu là nơi cư trú nhiều đồng bào dân tộc Mông, giaothông đến các bản thuận tiện, cho phép phát triển một số làng văn hoá, tổ chức lễ hộidân tộc và các hoạt động ăn hoá đặc trưng của dân tộc Mông Khu bản Áng đặc trưngcho bản sắc dân tộc Thái Tại đây có một khu quần ngựa và có thể đi thuyền vào hai khurừng tại km số 45 và Chiềng Sại, nơi đây người Thái - Mộc Châu và người Lào có cùngmột ngôn ngữ
Cách Mộc Châu khoảng 40 km về phía nam có khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, nơiđây có nhiều rừng nguyên sinh và nhiều thú quý hiếm như hổ, gấu là điều kiện thuậnlợi cho phát triển du lịch sinh thái Một lợi thế nổi bật khác là Mộc Châu khá gần Thủ
đô, nếu được quan tâm đầu tư, nơi đây có thể trở thành một trung tâm du lịch mang vaitrò động lực, thúc đẩy sự phát triển của du lịch vùng Tây Bắc
(Lòng hồ thủy điện Sơn La)
Trang 29Thêm một lựa chọn dành cho du khách khi đến với Sơn La đó là tour du lịch lòng hồThủy điện Sơn La Du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí về mộtmiền văn hóa sông nước, hai bên hồ thấp thoáng bóng nhà sàn của những bản tái địnhcư.
Xét về mặt tài nguyên du lịch nhân văn, thì Sơn La là vùng đất sinh sống lâu đời của 12dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, độc đáo và tương đồng.Nhiều làng, bản dân tộc còn giữ được nhiều giá trị sinh hoạt văn hóa truyền thống, đượcxem như là tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù để khai thác, tạo thành những sản phẩm
du lịch văn hóa có giá trị Nhiều làng bản dân tộc có đủ điều kiện để phát triển mô hình
du lịch sinh thái cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, như các bản: Phụ Mẫu, Nà Bai,
xã Chiềng Yên; Bản Áng, xã Đông Sang (Mộc Châu); Bản Hài, bản Cá, bản Bó (phườngChiềng An); Bản Tông, bản Hụm, xã Chiềng Xôm (Thành phố); Bản Han 4, Han 5, xãMường Do (Phù Yên); Bản Lướt, xã Ngọc Chiến (Mường La); Bản Ca, bản Đúc, xãChiềng Khoang (Quỳnh Nhai);
(Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái)
Các dân tộc Sơn La có nhiều lễ hội như: Lễ hội mợi, lễ kéo si, lập tịnh, lễ hội hoa ban,xên bản, xên mường, xíp xí, cầu mưa, cầu mùa, nào xồng, gieo hạt, kin pang then, gộiđầu, xên pang ả, mương a ma, mừng cơm mới cùng các trò chơi dân gian như: đuathuyền, tung còn, ném pa pao, bắn nỏ, giã bánh dầy, kéo co, đẩy gậy, đánh tu lu, rồng ấp
Trang 30trứng, tó mak lẹ Về vũ, nhạc dân tộc có các điệu xòe, múa xạp, múa nón, múa khèn,múa ô, nhảy tha kềnh, múa chuông, múa cống tốp, au eo, cùng câu khắp, lời đang, câuví
Nếu du khách đã một lần đặt chân lên mảnh đất Sơn La thì ắt hẳn sẽ không thể nào quênmảnh đất và con người nơi đây, đặc biệt là thưởng thức những món ăn truyền thống củađồng bào vẫn còn được gìn giữ cho đến ngày hôm nay Ẩm thực dân tộc Thái tương đốiđặc sắc và đa dạng, đặc biệt người Thái sử dụng rất nhiều gia vị để chế biến các món ăn,người ta dùng gia vị nóng để trung hòa những món ăn lạnh, lấy vị chát bùi trung hòa vịđắng cay…Dùng nhiều loại côn trùng, rau, măng khai thác trong rừng để chế biến thức
ăn Các món ăn của người Thái chủ yếu là nướng và đồ, nhưng để dành ăn dần thì người
ta cũng chế biến các món mắm, làm thịt, cá khô…
* Món chấm (chéo):
Chéo là món chấm không thể thiếu được trong các bữa ăn bình thường cũng như khi đãikhách của đồng bào Thái Sơn La Món chéo là để chấm xôi, các món luộc, đồ, nướng
và các món rau sống Trong mâm cơm, nếu không có bát chéo thì coi là vắng chủ nhà
Họ sử dụng nhiều loại chéo trong bữa ăn hàng ngày phù hợp với các loại thức ăn khácnhau Nhưng món chéo cơ bản nhất là chéo muối ớt (chéo ướt cưa) Ngoài ra, tùy vàotừng loại thức ăn khác nhau mà họ có thể cho thêm các gia vị khác cho phù hợp: hạt tiêurừng (mak khén), tỏi, lá chanh, rau thơm, gừng, xả….gan hoặc tiết động vật…nướcmăng chua, quả rừng, đậu tương ủ…
* Cá nướng gập (Pa pỉnh tộp):
Người Thái cư trú gần suối và có nhiều ao hồ nên việc đánh bắt và nuôi cá để dùng chếbiến món ăn là rất phổ biến Người ta chế biến nhiều loại món ăn từ cá: cá nướng; cánấu măng chua, cá xông khói; cá gỏi món cá nướng gập (Pa pỉnh tộp) được coi là đặcsản, được chế biến dùng trong bữa ăn hàng ngày cũng như trong các bữa tiệc Người tachọn cá chép, trắm, trôi…(cá chép là loại được ưa chuộng nhất) khoảng 0, 3 - 0,5kg kg,béo và còn tươi sống; gia vị được băm nhỏ gồm: Húng, răm, hành, lá chanh, thìa là,muối, ớt, tỏi, gừng, sả, mák khén, mỳ chính Cá không đem mổ bụng mà mổ dọc sốnglưng Mục đích của việc mổ đằng lưng là để khi gập, con cá mềm mại dễ gấp hơn và đểphần gia vị nhồi trong bụng cá khi tiếp xúc với than hồng sẽ toả mùi thơm ngấm vào thịt
cá Người ta chỉ bỏ phần mật cá, phần lòng cá thì vẫn giữ nguyên, nhồi gia vị vào bụng
cá, gập đôi con cá, xoa một ít muối lên mình cá rồi kẹp vào gắp nướng bằng tre Nướng
cá trên than hồng, thỉnh thoảng phết một chút mỡ, khi nào cá chảy hết nước, có màuvàng và dậy mùi thơm của gia vị là được Món cá nướng gập có vị ngọt thơm của cá, có
vị cay nồng của các loại gia vị, dùng để ăn với xôi, làm đồ nhắm rượu
* Thịt băm gói lá nướng (Nhứa Pho)
Trang 31Người Thái thường thích ăn những món nướng, phù hợp với việc ăn xôi bà con thườngchế biến các loại thịt động vật, côn trùng, cá bằng phương pháp nướng Nếu nướng trênlửa, than hồng gọi là chí hoặc pỉnh; nướng vùi tro nóng gọi là pho Món thịt gói lá cũng
là món ăn hàng ngày, tùy từng loại thịt: lợn, trâu, bò….mà cho các loại gia vị khác nhaugồm: muối, ớt, hành, mì chính, ớt, tỏi, gừng, sả, mák khén
Để chế biến món này, người ta băm nhỏ thịt, cho gia vị vào trộn đều để ngấm khoàng 10phút, đem gói vào lá dong vùi vào tro bếp còn nóng Khi nào lá dong xém vàng, thấymùi thơm của thịt và gia vị là thịt đã chín Để cho đỡ ngấy người ta có thể băm nhỏ raucải, vắt bớt nước trộn vào thịt
* Món xôi (khảu nứng):
Người Thái có tập quán ăn xôi từ lâu đời Họ đồ xôi bằng ninh đồng, chõ gỗ Khi xôichín, đổ ra một cái mẹt gỗ quạt bớt hơi cho xôi không đọng nước, không bị nát, sau đócho vào đồ đựng đan bằng tre (Cóm khẩu, ép khẩu) hoặc quả bầu khô (tẩu khẩu) để giữcho xôi dẻo, ấm lâu, không đọng nước mà vẫn giữ được hương vị lại rất tiện lợi khi sửdụng Xôi đồ bằng gạo nếp, không pha trộn thêm loại thực phẩm nào khác gọi là xôitrắng Ngoài món xôi trắng, người Thái còn có cách chế biến các loại xôi màu bằng cáchnhuộm lá cây (có tên là Khảu cắm) có 3 màu: Vàng, đỏ, tím Cây Khảu cắm được đunnhừ, lọc lấy nước để nguội thì đổ gạo vào ngâm Sau khoảng 1 đêm, vớt gạo ra để ráonước cho vào chõ đồ lên Món xôi màu không làm mất đi cái đặc trưng dẻo thơm củagạo nếp mà tô điểm vào đó màu sắc đẹp mắt, vị ngậy, vị bùi của lá cây đồng thời còn là
vị thuốc rất quý dành cho phụ nữ sau khi sinh, làm cho người ăn thấy hấp dẫn và ngonmiệng
(Món xôi)