1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh an giang

34 631 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 669,5 KB

Nội dung

luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ

Trang 1

Long Xuyên, tháng 05 năm 2010

Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Trang 2

Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng

Sinh viên thực hiện: HỒ ĐĂNG HIỂN

Trang 3

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Cơ sở hình thành 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

2.1 Khái niệm và bản chất tín dụng 3

2.2 Tín dụng ngân hàng 3

2.2.1 Khái niệm 3

2.2.2 Đặc điểm 3

2.3 Các hình thức tín dụng 3

2.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng 3

2.3.2 Căn cứ mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 4

2.3.3 Căn cứ xuất xứ tín dụng 4

2.3.4 Căn cứ mục đích cho vay 4

2.4 Nguyên tắc tín dụng 4

2.4.1 Tiền cho vay phải được hoàn trả sau một thời gian nhất định cả vốn lẫn lãi 4

2.4.2 Vốn vay phải có giá trị tương đương làm đảm bảo 5

2.4.3 Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích 5

2.5 Các phương thức cho vay 5

2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 6

2.6.1 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn 6

2.6.2 Dư nợ / Tổng nguồn vốn 6

2.6.3 Dư nợ / Tổng vốn huy động 6

2.6.4 Nợ quá hạn / Dư nợ 7

2.6.5 Hệ số thu nợ 7

2.6.6 Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay 7

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH AN GIANG 8

3.1 Quá trình hình thành và phát triển 8

3.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh tại chi nhánh 9

Trang 4

3.3.2 Mức cho vay 10

3.4 Thuận lợi và khó khăn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh An Giang 11

3.4.1 Thuận lợi 11

3.4.2 Khó khăn 11

3.5 Định hướng phát triển năm 2010 12

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH AN GIANG 14

4.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 14

4.2 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng 16

4.2.1 Doanh số cho vay 16

4.2.2 Doanh số thu nợ 17

4.2.3 Dư nợ cho vay 18

4.2.4 Nợ quá hạn 19

4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những năm vừa qua 21

4.3.1 Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động 21

4.3.2 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 22

4.3.3 Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay 22

4.3.4 Doanh số thu nợ trên tổng dư nợ 22

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 23

5.1 Tăng nguồn vốn huy động 23

5.1.1 Marketing Ngân hàng 23

5.1.2 Xây dựng và thực hiện chính sách lãi suất hợp lý 23

5.2 Nâng cao doanh số cho vay 23

5.3 Nâng cao doanh số thu nợ 23

5.4 Xử lý nợ quá hạn 24

5.4.1 Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ 24

5.4.2 Cho khách hàng vay thêm 24

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25

6.1 Kết luận 25

6.2 Kiến nghị 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 5

BẢNG 4.1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH AN GIANG (2007- 2009) 14

BẢNG 4.2: DOANH SỐ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH AN GIANG (2007 – 2009) 16

BẢNG 4.3: DOANH SỐ THU NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH AN GIANG (2007 – 2009) 17

BẢNG 4.4: DƯ NỢ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH AN GIANG (2007 – 2009) 18

BẢNG 4.5: NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH AN GIANG (2007 – 2009) 20

Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh An Giang (2007-2009) 21

Trang 6

BIỂU ĐỒ 4.1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH AN GIANG (2007 – 2009) 14

BIỂU ĐỒ 4.2: DOANH SỐ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH AN GIANG (2007 – 2009) 16

BIỂU ĐỒ 4.3: DOANH SỐ THU NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG

Trang 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khái niệm và bản chất tín dụng

Khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về tín dụng Tuỳ theo góc độ nghiêncứu mà ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này Trong quan hệ tài chính, tín dụng

có thể hiểu theo các nghĩa sau:

- Tín dụng là một hệ thống các quan hệ phân phối theo nguyên tắc có hoàn trả giữangười đang tạm thời thừa vốn sang người tạm thời thiếu vốn và ngược lại

- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sangngười sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượnggiá trị ban đầu

- Tín dụng là quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay

và người cho vay trên nguyên tắc có hoàn trả Quan hệ tín dụng dựa trên nền tảngcủa sự tin tưởng nhau của các chủ thể

Có nhiều cách khác nhau để nói về tín dụng nhưng bản chất của tín dụng là mộtgiao dịch về tài sản giữa một bên là người đi vay và một bên là người cho vay trên cơ sởhoàn trả cả gốc và lãi

2.2 Tín dụng ngân hàng

2.2.1 Khái niệm

Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng phản ánh một giao dịch về tài sảngiữa bên cho vay là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng và bên đi vay là các cá nhân,doanh nghiệp, chủ thể sản xuất kinh doanh, trong đó bên cho vay chuyển tài sản cho bên

đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệmhoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

2.2.2 Đặc điểm

Trang 10

Đặc điểm nổi bậc của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ có nghĩa là ngân hàng huyđộng vốn và cho vay bằng tiền nên các chủ thể của nó được xác định một cách rõ ràng.Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp vừa là tín dụng tiêu dùng Vì vậy quá trình vận động và phát triển của tín dụngngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thônghàng hóa.

2.3 Các hình thức tín dụng

2.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn: là khoản tín dụng có thời hạn đến 12 tháng.

- Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng.

- Tín dụng dài hạn: là khoản tín dụng có thời hạn trên 60 tháng.

2.3.2 Căn cứ mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

- Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố

hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thânkhách hàng

- Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo như thế chấp,

cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba

2.3.3 Căn cứ xuất xứ tín dụng

- Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng

thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng

- Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các

khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán

2.3.4 Căn cứ mục đích cho vay

- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dựng

bất động sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thươngmại và dịch vụ

- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn

lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịchvụ

- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí như phân bón,

thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc…

- Cho vay du học, cho vay mua xe: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu

dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền

Trang 11

2.4 Nguyên tắc tín dụng

2.4.1 Tiền cho vay phải được hoàn trả sau một thời gian nhất định cả vốn lẫn lãi

Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận vốn kinh doanh của ngânhàng là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế Nguyên tắc hoàn trả phản ánh đúng bản chấtquan hệ tín dụng, tính chất của tín dụng sẽ bị phá vỡ nếu nguyên tắc này không đượcthực hiện đầy đủ Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, các khoản tín dụng mà ngânhàng đã cung cấp không được hoàn trả đúng hạn nhất định sẽ ảnh hưởng tới khả năngthanh toán và thu nhập của ngân hàng Do đó, khách hàng khi vay vốn phải cam kết trả

cả gốc và lãi trong một thời hạn nhất định, cam kết này được ghi trong hợp đồng vay nợ

2.4.2 Vốn vay phải có giá trị tương đương làm đảm bảo

Trong nền kinh tế thị trường các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức đa dạng vàphức tạp, vì thế mọi dự đoán về rủi ro của ngân hàng chỉ mang tính tương đối Trong môitrường kinh doanh như vậy, bảo đảm tín dụng được coi là một tiêu chuẩn xét duyệt chovay nhằm bổ sung những hạn chế của nhà quản trị tín dụng cũng như phòng ngừa nhữngdiễn biến không thuận lợi của môi trường kinh doanh Các giá trị tương đương làm bảođảm có thể là: vật tư hàng hóa trong kho, tài sản cố định của doanh nghiệp, số dư trên tàikhoản tiền gửi, hóa đơn chuẩn bị nhận hàng hoặc có thể cam kết bảo lãnh của một cơquan khác thậm chí có thể chính uy tín của doanh nghiệp trên thị trường và trong mốiquan hệ quá khứ với ngân hàng Giá trị đảm bảo là cơ sở cho khả năng trả nợ của kháchhàng, cơ sở để hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng và là điều kiện để thực hiện nguyêntắc thứ nhất trong các điều kiện khác nhau

2.4.3 Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích

Tín dụng đúng mục đích không những là nguyên tắc mà còn là phương châm hoạtđộng của tín dụng Quan hệ tín dụng phản ánh nhu cầu về vốn và lợi nhuận của doanhnghiệp Việc thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng là cơ sở để doanh nghiệptính toán các yếu tố hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời nó cũng là mộttrong những yếu tố đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng

Để thực hiện nguyên tắc này, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải sửdụng tiền vay đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng, bởi vì mục đích đó đãđược ngân hàng thẩm định Nếu phát hiện khách hàng vi phạm, ngân hàng được quyềnthu hồi nợ trước hạn, trường hợp khách hàng không có tiền thì chuyển nợ quá hạn

2.5 Các phương thức cho vay

- Cho vay từng lần: mỗi lần cho vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng làm thủ

tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và

thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo

Trang 12

chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Cho vay theo dự án đầu tư: tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực

hiện các dự án đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các dự án phục

vụ đời sống

- Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án

vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ chức tíndụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác

- Cho vay trả góp: khi vay vốn tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận số lãi

tiền vay phải trả, cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạntrong thời hạn cho vay, tài sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vaykhi trả đủ nợ gốc và lãi

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo

sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Tổchức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng,mức phí trả cho hạn mức tín dụng

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: tổ chức

tín dụng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạnmức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại cácmáy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng

2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

2.6.1 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn

Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng Tỷ số nàycàng cao chứng tỏ khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn

Tổng vốn huy động Vốn huy động / Tổng nguồn vốn = x 100%

Trang 13

Chỉ tiêu này cho ta biết được có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư

nợ và khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng Nếu chỉ số này lớn thì vốnhuy động tham gia vào dư nợ càng ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa cao.Nếu chỉ số này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động của ngân hàng, điều này chứng tỏngân hàng đã sử dụng có hiệu quả đồng vốn huy động được

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ = x 100%

Doanh số cho vay

2.6.6 Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay

Chỉ số này được gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng, đo lường tốc độ luânchuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ / Tổng dư nợ

Vòng quay vốn tín dụng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Vòngquay vốn tín dụng càng lớn thì việc đưa vốn vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàngcàng đạt hiệu quả

Trang 14

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG

ĐÔNG - CHI NHÁNH AN GIANG

Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng luôn được phát triển kịp thời theo tiềm năng

và quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh Nắm bắt được xu hướng mở rộng

và phát triển của các cá nhân, tổ chức kinh tế, ngày 25 tháng 03 năm 2006, Ngân HàngTMCP Phương Đông đã tiến hành mở phòng giao dịch tại Tỉnh An Giang Trải qua hơn

3 năm hoạt động, phòng giao dịch tại An Giang ngày càng phát triển và đáp ứng đượcnhu cầu về vốn của các cá nhân và tổ chức kinh tế có nhu cầu phát triển và mở rộng quy

mô hoạt động sản xuất kinh doanh

Vào ngày 19 tháng 07 năm 2008 phòng giao dịch Tỉnh An Giang đã trở thành Chinhánh trực thuộc quyền điều hành và quản lý của Hội Sở Cho đến nay Ngân hàngTMCP Phương Đông đã thành lập được: 01 Hội Sở chính và Sở Giao dịch, 22 chi nhánh,

41 phòng giao dịch và không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm vàdịch vụ của Ngân hàng để phục vụ khách hàng được tốt nhất Đồng thời nhằm tạo điềukiện thuận lợi tiếp cận giữa khách hàng và Ngân hàng và biết đến Ngân hàng TMCPPhương Đông nhiều hơn nữa

Tên gọi: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông chi nhánh An Giang Tên tiếng Anh: Orient Commercial Jount Stock Bank

Trang 15

Tên viết tắt: Oricombank (OCB)

Tính đến cuối năm 2009, chi nhánh có 24 người, tạm đủ trong điều kiện hoạtđộng hiện nay và đang từng bước mở các phòng giao dịch tại: Tân Châu, Châu Phú,Châu Đốc, An Phú… nhằm tạo điều kiện tiếp cận với khách hàng

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi

nhánh An Giang 3.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh tại chi nhánh

Căn cứ theo quyết định số 28/2004/ QĐ- NHPĐ ngày 29/04/2004 của Hội đồngquản trị Ngân hàng TMCP Phương Đông, chi nhánh có các nhiệm vụ sau đây:

- Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu mua xe ô tô trả góp

- Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân có nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc,gia cầm, sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ mua bán thương mại, các kinh tế hộ gia đìnhkhác,

- Cho vay: “An Cư Lạc Nghiệp”

Trang 16

- Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà.

- Cho vay trả góp xây dựng nhà, sửa chữa nhà

3.3 Những nguyên tắc về hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Phương Đông

Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả:

- Mục đích vay vốn của khách hàng phải phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh và phải được nêu rõ trong giấy đề nghị vay vốn

- Nếu Ngân hàng phát hiện bên đi vay sử dụng sai mục đích thì Ngân hàng sẽ tiếnhành thu hồi nợ vay Nếu khoản vốn sử dụng sai mục đích quá lớn thì bên đi vay sẽ chịutruy tố trước pháp luật

- Hiệu quả sử dụng vốn vay được đánh giá thông qua những chỉ tiêu:

+ Tốc độ tăng vốn lưu động của doanh nghiệp

+ Khối lượng sản phẩm, dịch vụ tăng lên

+ Mức tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Vốn vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc, lãi bởi đây là quan hệ vay mượn,quan hệ tín dụng Việc hoàn trả đúng hạn nhằm đảm bảo kế hoạch tín dụng của Ngânhàng

3.3.1 Điều kiện cho vay

- Bên đi vay phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Nếu bên đi vay là một pháp nhân thì phải là một đơn vị hạch toán độc lập về tàichính và đã được cấp giấy phép hoạt động

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi hoặc có dự ánđầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợpvới quy định của pháp luật

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định của Ngân hàng TMCPPhương Đông

3.3.2 Mức cho vay

- Ngân hàng TMCP Phương Đông căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng,

tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định về bảo đảm tiền

Trang 17

vay của Ngân hàng TMCP Phương Đông, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và khảnăng nguồn vốn của mình để xác định mức cho vay.

- Tổng giám đốc (hoặc người được ủy quyền) chỉ được duyệt tổng dư nợ cho vayđối với một khách hàng trong giới hạn 15% vốn tự có của Ngân hàng TMCP PhươngĐông tại thời điểm cho vay, trừ trường hợp cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chínhphủ, của các tổ chức và cá nhân hoặc trường hợp đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ chấpthuận

- Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ củakhách hàng, tỉ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo đúng quy địnhcủa Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, khả năng nguồn vốn của Ngânhàng TMCP Phương Đông để thỏa thuận mức cho vay:

* Không quá 80% giá trị bất động sản dùng thế chấp hay bảo lãnh

* Không quá 90% giá trị chứng từ có giá

* Các trường hợp khác chỉ thực hiện khi có ý kiến đồng ý của Tổng giámđốc bằng văn bản

3.4 Thuận lợi và khó khăn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh An Giang

3.4.1 Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh, kinh tế An Giang

đã có những chuyển biến tích cực, sản xuất nông nghiệp đang có sự chuyển dịch cơ cấucây trồng và chăn nuôi, và phát triển cơ cấu kinh tế sản xuất và thương mại

Được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cấp chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sâu sắccủa Ban Giám đốc cùng với sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên ngânhàng đã mang lại cho chi nhánh một số kết quả nhất định góp phần thực hiện các chủtrương cơ sở của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương

Ngân hàng mới thành lập nên đội ngũ cán bộ tuyển dụng đạt tiêu chuẩn trình độtheo quy định, có tư tưởng cầu tiến trong công việc

Ban giám đốc không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộcông nhân viên qua việc mở lớp tập huấn, gởi đi học để có thể nhanh chóng hòa nhập,bắt kịp với công nghệ hiện đại

Chi nhánh Ngân hàng được thành lập và đi vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầubức thiết về vốn sản xuất kinh doanh, mua xe ô tô trả góp, xây dựng và sửa chữa nhà, trảgóp mua nhà ở… Những ước vọng của người dân vùng lũ, vùng khó khăn đã được thựchiện nên được sự đồng tình ủng hộ của đại đa số người dân

Chi nhánh duy trì tốt khách hàng có số lượng và khối lượng chuyển tiền lớn, vìvậy năm 2009 số thu phí chuyển tiền chiếm 37% trên tổng số thu về dịch vụ thanh toán,bên cạnh đó chủ động phát triển thêm được một số doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện

Ngày đăng: 22/08/2013, 22:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh An Giang - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh an giang
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh An Giang (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w