luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ
Phân tích hoạt động HĐV tại ngân hàng GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Miền Tây – AG Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Nguồn vốn là một điều kiện tiên quyết để một quốc gia, doanh nghiệp, công ty, … tồn tại và phát triển. Nhưng nhu cầu vốn của mỗi cá nhân, mỗi nơi vào mỗi thời điểm là khác nhau. Để đáp ứng được điều này thì phải có một tổ chức đáng tin cậy đứng ra tập trung nguồn vốn trong nền kinh tế, bằng cách nhận tiền gửi tiết kiệm rồi cung cấp vốn lại cho người cần vốn. Một trong những tổ chức có thể thực hiên được điều này đó là Ngân hàng thương mại (NHTM). Hệ thống NHTM đã trở thành khâu trung gian quan trọng trong nền kinh tế, nó điều tiết và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì thế huy động vốn đối với ngân hàng là rất quan trọng và cần thiết, nó là sự sống còn của NHTM và của cả nền kinh tế của một quốc gia. Mặt khác, hệ thống ngân hàng ngày càng gia tăng về số lượng và hoàn thiện về kỹ thuật cho nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày cành trở nên khóc liệt hơn. Đặc biệt là nề kinh tế thị trường và đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì càng về sau sẽ có nhiều ngân hàng nước ngoài sẽ xâm nhập vào Việt Nam. Bởi thế, ngân hàng muốn tồn tại được trong môi trường kinh doanh khóc liệt này thì nguồn vốn phải mạnh và phải có sự phối hợp thật tốt giữa các bộ phận với nhau. An Giang hiện tại là một tỉnh đang phát triển và sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Bởi lý do này, nhiều chi nhành ngân hàng đua nhau mở chi nhánh khắp nơi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tập trung tại trung tâm thành phố Long Xuyên, trong đó có phòng giao dịch của ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Miền Tây. Sự cạnh tranh diễn ra khóc liệt nên việt huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “ Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Miền Tây – Chi nhánh An Giang” để củng cố kiến thức học tập trong mấy năm qua và tiếp xúc với thực tế, hiểu biết thêm về các nghiệp vụ của ngân hàng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng huy động vốn của ngân hàng trong 18 tháng (6 tháng cuối năm 2008; 6 tháng đầu và cuối năm 2009). Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn. Tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số giải pháp khắc phục trong nghiệp vụ huy động vốn. SVTH: Nguyễn Thanh Tâm MSSV: DNH073265 1 Phân tích hoạt động HĐV tại ngân hàng GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Miền Tây – AG 1.3. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở kiến thức học được ở trường, em kết hợp sử dụng một số phương pháp sau đây trong quá trình nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Phương pháp so sánh tổng hợp sự biến động của dãy số qua các năm. - Phương pháp phân tích thống kê sử dụng các chỉ số tài chính. 1.4. Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu hoạt động tự huy động vốn của ngân hàng TMCP Miền Tây – chi nhánh An Giang (2008 – 2009). SVTH: Nguyễn Thanh Tâm MSSV: DNH073265 2 Phân tích hoạt động HĐV tại ngân hàng GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Miền Tây – AG CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Ngân hàng thương mại: NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, qua các hình thức như nhận tiền giử, tiền tiết kiệm, rồi sau đó sử dụng số tiền đó cho vay, cung cấp các dịch vụ và phương thức thanh toán cho các đối tượng trên. NHTM là loại hình phổ biến và có số lượng lớn, xuất hiện hầu hết trong các hoạt động của nền kinh tế cho nên ở đâu có hệ thống ngân hàng phát triển thì ở đó nền kinh tế sẽ phát triển với tốc độ cao. 2.2. Các nguồn vốn của NHTM 2.2.1. Khái niệm về vốn Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng tự có hoặc huy động, được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện kinh doanh các dịch vụ khác. Nó chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. 2.2.2. Các nguồn vốn của NHTM Vốn tự có: Là vốn của chủ sở hữu, vốn riêng của ngân hàng. Nó ổn định và được gia tăng không ngừng cùng với sự phát triển của ngân hàng, là căn cứ quyết định đến khả năng và khối lượng vốn cần huy động của ngân hàng. Vốn huy động: Là những tài sản bằng tiền của các tổ chức cá nhân mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả đúng gốc và lãi một cách vô điều kiện khi đến hạn. Là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM, nó nhằm giải quyết “đầu vào” tức là giải quyết nguồn vốn để ngân hàng hoạt động. Vốn đi vay: Là nguồn vốn giúp cho các NHTM bổ sung nguồn vốn ngắn hạn của mình để đảm bảo duy trì hoạt động một cách bình thường. Vốn khác: Là phần vốn phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, là nguồn tài trợ của chính phủ, …. 2.2.3. Vai trò của vốn huy động Bản chất của ngân hàng là “kinh doanh tiền tệ”, hoạt động kinh doanh theo một hình thức đặc thù đó là “ đi vay để cho vay” nên nguồn vốn đối với hoạt động của ngân hàng là có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự hưng - suy của ngân hàng. Ngoài nguồn vốn tự có của ngân hàng để ngân hàng hoạt động thì công việc đầu tiên là phải huy động vốn. Nguồn vốn mà ngân hàng huy động được có ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Nếu huy động nhiều thì cho vay nhiều -> lợi nhuận cao cho ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thanh Tâm MSSV: DNH073265 3 Phân tích hoạt động HĐV tại ngân hàng GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Miền Tây – AG 2.2.4. Các hình thức huy động 2.2.4.1. Hình thức huy động vốn: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài. Vay vốn ngắn hạn của Nhà nước theo Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. 2.2.4.2. Các loại hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Miền Tây Tiền gửi của khách hàng: - Với hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm thường xuyên làm cho ngân hàng đã huy động một số lượng lớn nguốn vốn trong nền kinh tế. - Tiền gửi này chia làm hai loại: tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán): Là loại tiền gửi khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu đó của khách hàng. Khách hàng gửi tiền bằng loại hình này không vì mục đích lợi nhuận mà chỉ vì sự an toàn của tài sản và chờ thanh toán. Do số tiền gửi vào và rút ra không ổn định nên ngân hàng phải có một khoảng dự trữ tương ứng. Hiện tại ngân hàng TMCP Miền Tây – An Giang áp dụng mức lãi suất 0.2 %/tháng cho khoản tiền gửi này thay vì lúc trước là 0%. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên do tính cạnh tranh và khuyến khích khách hàng gởi tiền nên ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện người gửi tiền chỉ được hưởng lãi theo lãi suất không kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn tương đối ổn định, biết trước ngày trả tiền lại cho khách hàng nên ngân hàng có thể chủ động được nguồn vốn và sử dụng để cho vay trung và dài hạn, do đó việc sử dụng nguồn này để cho vay rất hiệu quả. Loại tiền gửi này vì mục đích lợi nhuận cho nên lãi suất càng hấp dẫn thì càng thu hút được nhiều tiền gửi vào hơn, do đó các NHTM thường áp dụng các biện pháp lãi suất để huy động vốn. Hiện nay ngân hàng TMCP Miền Tây – An Giang có mức lãi suất tiền gửi cao nhất là 11.99 %/năm đối với đồng Việt Nam áp dụng cho loại hình lãnh lãi cuối kỳ. Nguồn vốn vay: Ngân hàng thương mại có thể vay vốn từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại hoặc các trung gian tài chính khác hoặc từ công chúng bằng cách phát hành giấy tơ có giá…. Với mục đích đảm bảo khả năng thanh toán. SVTH: Nguyễn Thanh Tâm MSSV: DNH073265 4 Phân tích hoạt động HĐV tại ngân hàng GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Miền Tây – AG 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân hàng 2.3.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn Tổng vốn huy động VHĐ/TNV = 100% Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này nói lên tổng vốn huy động chiếm bao nhiêu trong tổng nguồn vốn hoạt động, nghĩa là trong 1 đồng vốn sẽ có bao nhiêu đồng vốn huy động được từ bên ngoài. Tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn. 2.3.2. Vốn huy động không kỳ hạn / Tổng vốn huy động VHĐ không kỳ hạn VHĐKKH/TVHĐ = 100% Tổng vốn huy động Tỷ lệ này cho biết vốn huy động lãi suất thấp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn huy động. Nếu tỷ lệ này càng lớn thì sự chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra của tổ chức tín dụng càng cao, từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho tổ chức tín dụng 2.3.3. Vốn huy động có kỳ hạn / Tổng vốn huy động VHĐ có kỳ hạn VHĐCKH/VHĐ = 100% Tổng vốn huy động Tỷ số này cho biết tính ổn định vững chắc của nguồn vốn huy động tại một tổ chức tín dụng. Tỷ số này càng cao thì nguồn vốn huy động càng ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng trong cho vay. SVTH: Nguyễn Thanh Tâm MSSV: DNH073265 5 x x x Phân tích hoạt động HĐV tại ngân hàng GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Miền Tây – AG Chương 3: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP MIỀN TÂY 3.1.Giới thiệu về ngân hàng TMCP Miền Tây Tên doanh nghiệp: Ngân hàng thương mại cố phần Miền Tây. Tên giao dịch: Western Bank Hội sở: Lô 31A, Khu công nghiệp Trà Nóc, Tp.Cần Thơ. Website: www.westernbank.vn Vốn điều lệ (tính đến 31/12/2009): 1000 tỷ đồng Ngân hàng Miền Tây (Western Bank) tiền thân là Ngân hàng Cờ Đỏ, được thành lập từ cuối năm 1988 tại Thành phố Cần Thơ, với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Sau gần 20 năm hoạt động, Western Bank đã được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam chuyển đổi thành ngân hàng đô thị vào đầu năm 2007 với vốn điều lệ nâng lên 1000 tỷ đồng. Hiện nay mạng lưới hoạt động của Western Bank đã phát triển rộng khắp cả nước với 01 hội sở chính, 03 chi nhánh và 60 phòng giao dịch lớn nhỏ. Western Bank đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam Western Bank là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ứng dụng những công nghệ hiện đại nhất vào hoạt động như: công nghệ bảo mật bằng dấu vân tay, máy kiểm xuất tiền tự động TCD (Teller Cash Dispenser), hệ thống ATM, hệ thống ebanking .Western Bank không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Sự hài hòng và tin tưởng của khách hàng là mục tiêu hàng đầu của Western Bank. Sự thành công của Western Bank, cũng đã được ngân hàng Thế Giới (World Bank) đánh giá cao và liên tục nhiều năm liền nhận được sự tài trợ từ World Bank cho quỹ phát triển nông thôn, nâng cao năng lực thể chế và tài chính. Hướng đến sự phát triển bền vững, các công ty chứng khoán Miền Tây, Công ty bất động sản Western Land cũng chuẩn bị tham gia thị trường trong thời gian sắp tới. Các sản phẩm và dịch vụ của Western Bank: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn. Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác. Cho vay du học và dịch vụ hổ trợ, cho vay sinh viên. Cho vay ngắn, trung, dài hạn đối với các thành phần kinh tế và cá nhân. Góp vốn liên doanh theo pháp lệnh hiện hành. Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. Chuyển và nhận tiền trong và ngoài nước, phát hành bảo lãnh. Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế. SVTH: Nguyễn Thanh Tâm MSSV: DNH073265 6 Phân tích hoạt động HĐV tại ngân hàng GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Miền Tây – AG Quá trình hoạt động: Trong hơn 16 năm hoạt động ngân hàng TMCP Miền Tây đã đạt được một số thành quả:Tăng vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng lên 52,702 tỷ đồng (năm 2005); Trong “Báo cáo sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam 2005 (Vietnam ICT Index 2005)” thì ngân hàng được xếp loại hạ tầng nhân lực CNTT-TT của Ngân hàng Miền Tây đứng thứ 3, hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT đứng thứ 4, xếp hạng chung các Ngân hàng Thương Mại, Western Bank xếp thứ 9 trong top 10 Ngân hàng đứng đầu và trong 29 Ngân hàng thương mại. Năm 2007 Western Bank được chuyển đổi thành Ngân hàng đô thị tăng vốn điều lệ lên mức 1000 tỷ đồng. Chính thức đưa hệ thống Quản trị ngân hàng trực tuyến Microbank vào hoạt động. Triển khai thành công hệ thống bảo mật dùng vân tay. Phòng giao dịch ngân hàng TMCP Miền Tây – An Giang được thành lập theo: Quyết định số 533/NHNN ANG4 ngày 19/11/2007 của ngân hàng nhà nước An Giang; Quyết định số 2411/2007/QĐ_HĐQT ngày 16/11/2007 của chủ tịch hội đồng quản trị; Đến ngày 10/03/2008 phòng giao dịch (PGD) mới chính thức đi vào hoạt động và đặc tại 752 Hà Hoàng Hổ, Phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang . Qua gần 2 năm hoat động thì ngân hàng đã huy động số vốn lên đến 16 tỷ đồng mặc dù vị trí của PGD đặc ở vi trí không thuận lợi mấy nhưng vẫn huy động được số tiền khá lớn chứng tỏ khi mới vừa thành lập đã tạo được sự tín nhiệm, tin cậy của khách hàng dành cho PGD. 3.2. Cơ cấu tổ chức: Tổng nguồn nhân lực của phòng giao dịch là 10 người. Trong đó gồm: 1 Trưởng phòng; 1 Trưởng bộ phận phát triển kinh doanh; 1 Giám sát; 1 Chuyên viên phát triển kinh doanh; và 6 nhân viên. Hình 1: Sơ đồ tổ chức SVTH: Nguyễn Thanh Tâm MSSV: DNH073265 7 Trưởng phòng Giao dịch viên Trưởng bộ phát triển kinh doanh Giám sát Chuyên viên phát triển kinh doanh Dịch vụ khách hàng Phân tích hoạt động HĐV tại ngân hàng GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Miền Tây – AG 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Miền Tây (2008 – 2009). Việc kinh doanh của ngân hàng thương mại khác với các doanh nghiệp kinh doanh khác trong lĩnh vực tài chính là trong hoạt động kinh doanh của NHTM là “đi vay để cho vay” vì thế các NHTM luôn luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Có thể nói lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất làm sau để có lợi nhuận cao nhất và mức rủi ro thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng, là yếu tố cụ thể nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa doanh thu và chi phí. Để tăng lợi nhuận đòi hỏi ngân hàng phải quản lý tốt các khoản mục cho vay và thu nợ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, áp dụng những công nghệ bảo mật hiện đại để tăng tính an toàn, tăng qui tính cho ngân hàng, tiết kiệm chi phí…. Khi lợi nhuận tăng lên thì ngân hàng có điều kiện lập quỷ dư phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Đây cũng là mục tiêu mà ngân hàng TMCP Miền Tây – An Giang đang phấn đấu để đạt được trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua gần 2 năm hoạt động ngân hàng đã đạt được kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng (2008 – 2009) Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu 06 tháng cuối năm 06 tháng đầu năm 06 tháng cuối năm 06-2009/06-2008 12-2009/06-2009 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng thu 95,83 101,46 116,59 5,63 5,87 15,13 14,91 Tổng chi 83,76 87,82 98,76 4,06 4,85 10,94 12,45 Lợi nhuận 12,07 13,64 17,83 1,57 13,00 4,19 30,71 Nguồn của ngân hàng TMCP Miền Tây – An Giang. Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ( 2008 – 2009) Qua bảng số liệu và biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy: SVTH: Nguyễn Thanh Tâm MSSV: DNH073265 8 Phân tích hoạt động HĐV tại ngân hàng GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Miền Tây – AG Trong gần 2 năm vừa qua ngân hàng tuy mới thành lập nhưng kinh doanh rất có hiệu quả. Tổng thu đều tăng lên, cụ thể 6 tháng cuối năm 2008 (6tc – 2008) tổng thu đạt 95,83 triệu đồng, qua 6 tháng đầu năm 2009 (6tđ – 2009) tăng lên 101,46 triệu đồng tăng lên 5,87% so với 6tc – 2008, tương đương 5,63 triệu đồng và làm lợi nhuận tăng từ 12,07 triệu đồng lên 13,64 triệu đồng. Đến cuối năm 2009 (6tc – 2009) tổng thu đạt 116,59 triệu đồng, tăng 14,91% so với 6 tháng đầu năm, tương đương 15,13 triệu đồng và lợi nhuận cũng tăng lên 30,71% tương đương 4,19 triệu đồng. Sở dĩ tổng thu tăng lên chủ yếu là thu từ hoạt động cho vay, do nền kinh tế vừa thoát ra khỏi cuộc khủng hoản kinh tế, các công ty, doanh nghiệp đã tìm được một số dự án cần vốn để đầu tư. Về chi phí hoạt động của chi nhánh: 6tc - 2008 là 83.76 triệu đồng, 6tđ - 2009 là 87,82 triệu đồng tăng 4,85%, tương đương 4,06 triêu đồng. Chi phí trong giai đoạn này được sử dụng vào việc trang bị vật chất kỹ thuật và đào tạo các CB-CNV để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của phòng giao dịch được tốt hơn, do chi phí cao làm cho lợi nhuận chỉ tăng 1,57 triệu đồng. Cuối năm 2009 chi phí là 98,76 triệu đồng tăng 12,45% so với đầu năm, nguyên nhân chi phí trong giai đoạn này tăng cao là do ngân hàng tiến hành phát triển thương hiệu, nâng cấp công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Qua tình hình thu – chi như vậy cho thấy lợi nhuận qua gần 2 năm hoạt động tăng đều tăng. Cụ thể 6tc – 2008 là 12,07 triệu đồng, 6tđ – 2009 là 13.64 triệu đồng 13%, tương đương 1,57 triệu đồng so với 6tc – 2008. Đến cuối 2009 lợi nhuận là 17,83 triệu đồng, tăng lên 30,71%. Với kết quả như trên, tuy ngân hàng mới thành lập nhưng đã sớm chiếm được sự tin tưởng của khách hàng và đây củng là một điều đòi hỏi ban lãnh đạo, cùng tập thể cán bộ nhân viên cần nổ lực nhiều hơn nửa để vốn huy động tiếp tục tăng trong năm tới. 3.4. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của phòng giao dich. SVTH: Nguyễn Thanh Tâm MSSV: DNH073265 9 Phân tích hoạt động HĐV tại ngân hàng GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Miền Tây – AG 3.4.1. Thuận lợi: - Ngân hàng Miền Tây đã thành công trong việc đầu tư công nghệ, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, đặc biệt là công nghệ bảo mật bằng dấu vân tay. - Các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và đầy hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. - Phòng giao dịch đặt ở vị trí dân cư tập trung đông đúc thuận lợi cho việc huy động vốn. Nơi tập trung nhiều ngành nghề, nhiều thành phần kinh tế giúp ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. - Thủ tục gởi tiền và cho vay tương đối đơn giản - Đội ngủ cán bộ quản lý, nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình và có trình độ cao, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có kinh nghiệm và ý thức kỷ luật trong công việc, luôn luôn có thái độ phục vụ khách hàng một cách ân cần, vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. 3.4.2. Khó khăn: - Do ngân hàng chỉ mới thành lập năm 2008 cho nên thương hiệu chưa được nhiều người quan tâm và biết đến => khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn chưa cao. - Tâm lý của người dân hiện nay là không thích gửi tiền vào ngân hàng vì họ sợ sẽ bị mất tiền và thủ tục gửi tiền lại rườm rà. - Vận động, khuyến khích các cá nhân mở tài khoản ở các ngân hàng chưa được quan tâm, chất lượng thẻ chưa cao, hệ thống máy ATM đôi khi gặp sự cố. Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP MIỀN TÂY – AN GIANG SVTH: Nguyễn Thanh Tâm MSSV: DNH073265 10 . 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP MIỀN TÂY – AN GIANG SVTH: Nguyễn Thanh Tâm MSSV: DNH073265 10 Phân tích hoạt động HĐV tại ngân hàng. cứu hoạt động tự huy động vốn của ngân hàng TMCP Miền Tây – chi nhánh An Giang (2008 – 2009). SVTH: Nguyễn Thanh Tâm MSSV: DNH073265 2 Phân tích hoạt động