Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANGKHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN VIẾT TÂN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
CHI NHÁNH AN GIANG
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 6 năm 2008
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANGKHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
CHI NHÁNH AN GIANG
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VIẾT TÂN Lớp: ĐH5KD Mã số SV: DKD041632
Giảng viên hướng dẫn:NGUYỄN XUÂN VINH
Long Xuyên, tháng 6 năm 2008
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin chân thành cảm ơn ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh An giang, đặc biệt là Ban lãnh đạo ngân hàng đã tạo điều kiện cho em vào thực tập và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập
để em hoàn thành tốt quyển luận văn tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy qua bốn năm học của quý thầy cô trường Đại học An Giang, đặc biệt là thầy cô của khoa Kinh tế _ Quản trị kinh doanh Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Vinh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp
Trong quá trình thực tập, do thời gian có hạn nên nghiên cứu chưa sâu, mặt khác kiến thức còn hạn chế, chủ yếu là lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế chưa có nên không tránh khỏi những sai sót Do đó, để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn, kính mong được những ý kiến đóng góp chân tình của giáo viên hướng dẫn cũng như Ban lãnh đạo ngân hàng
Trước khi dứt lời, em xin kính chúc quý thầy cô, các anh chị trong ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh An Giang dồi dào sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc Kính chúc ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh An Giang ngày càng lớn mạng và phát triển bền vững
Xin chân thành cám ơn !
Ngày 16 tháng 6 năm 2008 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Viết Tân
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Chữ ký giảng viên
Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Chữ ký giảng viên
Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Chữ ký giảng viên
Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
Trang 8NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Chữ ký giảng viên
Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
Trang 9NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Chữ ký giảng viên
Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
Trang 10MỤC LỤC:
CHƯƠNGI:GIỚITHIỆU:……… ……… 1
1.1 Cơ sở hình thành:……… ………1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:……… ……… 2
1.2.1 Mục tiêu chung:……….… ……….2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:……….2
1.3 Phạm vi nghiên cứu:……… ……….……….……….2
1.3.1 Không gian:……… 2
1.3.2 Thời gian:……….…… 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu:……… …….… 2
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu:……… ………… 2
1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu:……….………….… 2
CHƯƠNGII:CƠSỞLÝTHUYẾT:……….… 3
2.1 Tìm hiểu đôi nét về ngân hàng thương mại:……… ……… …… ….3
2.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại:……….……….… 3
2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại:……… ………… … 3
2.2 Tín dụng:……… … ……… 3
2.2.1 Khái niệm tín dụng:……… ……… … ….…3
2.2.2 Các loại hình tín dụng:……….……… 3
2.2.3 Vai trò của tín dụng:……… ………… ……… 5
2.2.4 Rủi ro tín dụng……… ……… 5
2.2.4.1 Khái niệm……….……… ………5
2.2.4.2 Nguyên nhân……… ……….5
2.2.4.3 Hậu quả……….……… ……6
2.3 Hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại:……… ……… 6
2.3.1 Khái niệm về hiệu quả tín dụng:……….……….…….6
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng:……….……… ….6
2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng:……….……… 7
2.4 Quy trình tín dụng:……… ……….8
2.4.1 Khái niệm quy trình tín dụng:……….……….…….8
2.4.2 Ý nghĩa của việc xây dựng quy trình tín dụng:……….……… 8
CHƯƠNGIII:KHÁIQUÁTCHUNGVỀNGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN:……… 10
Trang 113.1 Lịch sử hình thành và phát triển:……….… 10
3.1.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn:……….………10
3.1.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang:……….……… 11
3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý:……….…… ……… 11
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:……… ……… 11
3.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban của ngân hàng:……… ……… 12
3.3 Quy trình tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn:……… 14
3.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2007:……… 20
3.5 Phương hướng và mục tiêu phát triển của SCB trong năm 2008:……….……21
3.6 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn……….23
3.6.1 Thuận lợi……… 23
3.6.2 Khó khăn………23
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNGTMCPSÀIGÒNCHINHÁNH AN GIANG:……… 24
4.1 Tình hình nguồn vốn:……….………… 24
4.2 Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng :……….….…….………25
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay tại ngân hàng:……… … … …… 25
4.2.1.1 Theo thời hạn tín dụng:……… ………….……… ….26
4.2.1.2 Theo thành phần kinh tế:……….……… … 28
4.2.1.3 Theo ngành nghề kinh doanh:……… …… ……… ….29
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ tại ngân hàng:……… …… …31
4.2.2.1 Theo thời hạn tín dụng:……….… ……… …… 32
4.2.2.2 Theo đối tượng vay vốn:……….……… 33
4.2.2.3 Theo ngành nghề kinh doanh:……… ……… 35
4.2.3 Phân tích dư nợ tại ngân hàng:……… 37
4.2.3.1 Theo thời hạn tín dụng:……….….…… 37
4.2.3.2 Theo đối tượng vay vốn:……….……… 38
4.2.3.3 Theo ngành nghề kinh doanh:……… …….……….39
4.2.4 Phân tích nợ quá hạn tại ngân hàng:……….….… …41
4.2.4.1 Theo thời hạn tín dụng:……….…… 41
4.2.4.2 Theo thành phần kinh tế:……….……… 42
4.2.4.3 Theo ngành nghề kinh doanh:……… …….……….… 43
4.3 Đánh giá hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn:……….……… 44
4.3.1 Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động……….…… ……….…45
4.3.2 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn:……….……….… …46
Trang 124.3.3 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay:……….……… ……46
4.3.4 Hệ số thu nợ:……….……… … …46
4.4 Phân tích Quy trình cho vay tại SCB:……….……….47
4.4.1 Ưu điểm:……… ……… 47
4.4.2 Nhược điểm:……….……….……47
CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠICỔPHẦNSÀI GÒN……….…….…49
5.1 Tồn tại và nguyên nhân:……….….…….49
5.1.1 Những mặt đạt được:……… ….……… 49
5.1.2 Tồn tại:……….….………….49
5.1.3 Nguyên nhân:……….………… 49
5.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng:……….…… ….50
5.2.1Tăng nguồn vốn huy động:……….……….50
5.2.2 Biện pháp tăng doanh số cho vay:……….………… …51
5.2.3 Biện pháp tăng doanh số thu nợ:……… 52
5.2.4 Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng và xử lý nợ quá hạn:……… …53
5.2.5 Một số biện pháp khác:……….…… 55
5.2.6 Một số giải pháp thực hiện trong năm 2008:……….…….56
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:……….… … 57
6.1 Kết luận:……….… …57
6.2 Kiến nghị:……….…… 58
6.2.1Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước:……… …58
6.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Sài Gòn:………58
6.6.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang… ……… 59
6.6.4 Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân các cấp:……… …60
Trang 14DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG:
Bảng 1: Kết hoạt động kinh doanh qua 4 quý trong năm 2007……….………20 Bảng 2: Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP SÀI GÒN Chi nhánh An Giang….24 Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng qua các quý trong năm 2007……… 26 Bảng 4:Doanh số cho vay theo thành phân kinh tế qua các quý trong năm 2007………30 Bảng 5: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh qua các quý trong năm 2007…31 Bảng 6: Doanh số thu nợ cho theo thời hạn tín dụng qua các quý trong năm 2007…….32 Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế qua các quý trong năm 2007….……33 Bảng 8: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh doanh qua các quý trong năm 2007… 34 Bảng 9: Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng qua các quý trong năm 2007……….… 37 Bảng 10: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế qua các quý trong năm 2007……… 38 Bảng 11: Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh qua các quý trong năm 2007… 39 Bảng 12: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng qua các quý trong năm 2007……….…… 41 Bảng 13: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua các quý trong năm 2007:………… 42 Bảng14: Nợ quá hạn theo ngành nghề kinh doanh qua các quý trong năm 2007… … 43 Bảng 15: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay qua 4 quý trong năm 2007……….45
Trang 15Hệ số thu nợNgân hàng thương mại
Nợ quá hạn
Tổ chức tín dụngTổng vốn huy độngSản xuất kinh doanhNgân hàng thương mại cổ phần Sài GònTrưởng phòng tín dụng
Ngân hàng nhà nước
Hợp đồng tín dụng
Dư nợ
Trang 16TÓM TẮT
Trước hết luận văn nêu lên một số khái niệm cơ bản về tín dụng, mục đích vai trò của tíndụng… sau đó là phần giới thiệu sơ lược về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chinhánh An Giang về chức năng, nhiệm vụ và một số hoạt động chính của ngân hàng để có thểhình dung một cách khái quát về hoạt động tín dụng tại ngân hàng
Kế đến là phân tích kế quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua bốn quý trong năm 2007
Từ đây tôi có thể hiểu được tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng bằng cách phântích các chỉ tiêu: doanh thu ,chi phí, lợi nhuận thuần Đồng thời đề ra phương hướng hoạtđộng của ngân hàng trong năm 2008
Vào phân tích chính của bài luận văn là những nội dung sau:
đánh giá được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng và tình hình huy động vốn có đảm bảocho hoạt động tín dụng của ngân hàng được diễn ra trôi trãi và thuận lợi hay không
Phân tích Quy trình tín dụng, doanh số cho vay qua 4 quý trong năm 2007 để đánh giáđược tình dụng vốn và hiệu quả mở rộng tín dụng
Phân tích dư nợ, doanh số thu nợ, nợ quá hạn để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốntại ngân hàng
Thông qua các phân tích trên để thấy được những điểm mạnh, những tồn tại của hoạt động tíndụng tại ngân hàng và nguyên nhân của nó Từ đó đề ra các giải pháp khắc phục những tốntại và phát huy hơn nữa những thế mạnh của ngân hàng
Từ những nhận định và phân tích trên tôi đưa ra kết luận và kiến nghị
Trang 17CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tỉnh An Giang nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi được xem là có thếmạnh về nông nghiệp, nông sản, chỉ xét trên địa phận Thành phố Long Xuyên đã có hơn bốncông ty thủy sản: Nam Việt, Agifish, Cửu Long, An Xuyên,…và các công ty kinh doanh xuấtnhập khẩu gạo: Agimex, Afiex số lượng doanh nghiệp đăng ký mới không ngừng tăng lên,thu nhập của người dân được nâng cao dần Qua đó cho thấy An Giang đang chuyển mìnhtừng bước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và được xem là điểm đến hấp dẫn của cácNgân hàng.Trong năm 2007,theo thống kê của NHNN chi nhánh Tỉnh An Giang “các tổ chứctín dụng trên địa bàn tỉnh đã huy động tại chỗ được gần 5.400 tỷ đồng, (tăng 83% so cùng kỳ),tổng doanh số cho vay 2.140 tỷ (tăng 100%), tổng doanh số thu nợ 1.920 tỷ (tăng 65%), tổng
dư nợ gần 10.500 tỷ (tăng 35%), trong đó nợ quá hạn chiếm 2,8%”, đáp ứng nhu cầu vốn sảnxuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là ở các lĩnh vực nuôi trồng, chếbiến thuỷ sản, mua bán lương thực, nông nghiệp và nông thôn, phát triển sản xuất côngnghiệp là thế mạnh của Tỉnh Bên cạnh đó là số lượng ngân hàng được cấp phép mở chinhánh đã đạt hơn 15 làm gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường vì vậy An Giang thực sự
là một thị trường tiềm năng nhưng cũng đầy thử thách đối với các ngân hàng
Bên cạnh những Chi nhánh ngân hàng lớn đã có uy tín trên thị trường thì Chi nhánhNgân hàng Thương Mại Cổ phần Sài Gòn một chi nhánh mới được biết đến như là một ngân
hàng trẻ, năng động với phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”
SCB đã đổi mới và đưa ra nhiều sản phẩm đa dạng để phục vụ nhiều đối tượng khách hàngnhư: Tài trợ nhu cầu vốn ngắn hạn, tài trợ nhu cầu vốn trung dài hạn, bảo lãnh ngân hàng, tíndụng tiêu dụng( bao thanh toán,mua bán cổ phiếu có kỳ hạn) …đang bước những bước đi đầutiên trên thị trường tài chính tại An Giang, Qua hơn 1 năm hoạt động SCB An Giang đang nỗlực vượt lên và cố gắng đứng vững trên thị trường khi mà áp lực cạnh tranh đang ngày càngtăng và sự chạy đua chiếm lĩnh thị phần dường như chưa lúc nào nguội Trong khi đó lĩnh vựchoạt động tín dụng lại là lĩnh vực chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh doanh của Ngânhàng thương mại, hình thành nên bộ phận tài sản có sinh lời lớn nhất của Ngân hàng, mangnguồn thu đáng kể nhằm trang trải chi phí hoạt động, tạo ra lợi nhuận để thực hiện nghĩa vụnộp thuế cho ngân sách Nhà nước Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hay hoạtđộng tín dụng là một hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế - xã hội đềunhanh chóng tác động đến hoạt động của Ngân hàng, có thể gây nên những xáo động bất ngờ
và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng bị giảm sút một cách nhanh chóng Do vậy, hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro “tiềm ẩn”, nó có thể xảy ra bất cứ lúcnào, bởi vì bộ phận tài sản có lớn nhất của Ngân hàng là dư nợ cho vay nằm trong tay kháchhàng nên rủi ro tín dụng có khả năng phát sinh ngay sau khi cho vay cho đến khi khách hàngtrả nợ cho nên đòi hỏi các Ngân hàng phải thận trọng khi cho vay, nhận thức rõ rủi ro và đề
ra những biện pháp phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro và nâng cao hiệu quả
tín dụng luôn là vấn đề cấp bách của mỗi Ngân hàng.Do vậy Đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt
động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang” được chọn làm khoá
luận nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng về huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng TM CPSài Gòn – Chi nhánh An Giang với những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả tín dụng trong thờigian qua để làm cơ sở đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn,nhằm phản ánh đúng thực trạng và thấy được những thuận lợi, khó khăn mà ngân hàng đang
Trang 18gặp phải , nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện các hoạt động của Ngân hàng và để nâng caohiệu quả kinh doanh của Ngân hàng phù hợp với tình hình thực tế.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Khoá luận nghiên cứu nhằm đạt hai mục tiêu sau đây:
Thứ nhất: Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và những nhân tố ảnh hưởng đếnhiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh An Giang.Thứ hai: Trên cơ sở đánh giá thực trạng tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh
An Giang, để đề ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng
mô, trình độ công nghệ thông tin, lịch sử hình thành và các điều kiện khác
1.3.2 Thời gian:
Khoá luận tập trung nghiên cứu phân tích đánh giá tình hình huy động vốn, cho vay ởtrên số liệu 4 Quý từ trong năm 2007 của Ngân hàng phát thương mại cổ phần Sài Gòn chinhánh An Giang
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu:
Thu thập số liệu là loại số liệu sơ cấp được thu thập qua các báo cáo tình hình hoạt độngkinh doanh qua 4 quý trong năm 2007, trao đổi trực tiếp với nhân viên tín dụng của Ngânhàng TMCP SÀI GÒN Chi nhánh An Giang, và các thông tin bên ngoài được thu thập từ cácphương tiện truyền thông (báo chí, tivi, Internet, )
1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu gồm:
+ Phương pháp so sánh: So sánh số tuyệt đối cho thấy sự biến động về số lượng của các chỉtiêu; So sánh số tương đối để tính tốc độ phát triển các chỉ tiêu Quý sau so với Quý trước.+ Phương pháp tỷ số: để tính một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng.+ Phương pháp cơ cấu: Cho thấy tỉ trọng của từng khoản mục phân tích trong tổng thể nghiêncứu, như tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn trong tổng doanh số cho vay
Trang 19CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
2.1 Tìm hiểu đôi nét về Ngân hàng thương mại:
2.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại:
Theo pháp lệnh “ Các tổ chức tín dụng”(1990) của Việt Nam thì NHTM được định nghĩa nhưsau:
“NHTM là một chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiềngửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiệnnghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”
2.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại:
- Chức năng trung gian tài chính tín dụng của nền kinh tế
- Chức năng trung gian thanh toán
- Chức năng kinh doanh ngoại hối
- Chức năng phản ánh mọi hoạt động của nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ kinh doanh
* Nếu căn cứ vào thời gian tín dụng:
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn là dưới 1 năm, thông thường được sử dụng
để bổ sung nhu cầu vốn lưu động, vốn sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ hoặc cho vaytiêu dùng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cá nhân
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng từ 1 đến 5 năm, thông thường được sử dụng để đápứng nhu cầu mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, xây dựng các công trình qui mô tương đốinhỏ, thời gian hoàn vốn nhanh
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng trên 5 năm, thường được tài trợ cho các dự án đầu tư cóqui mô vốn lớn, thời gian dài như xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trình giao thông vận tải,phúc lợi công cộng,… xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế
* Nếu căn cứ vào đối tượng cho vay:
- Tín dụng vốn lưu động: là hình thức tín dụng nhằm bổ sung nhu cầu vốn lưu động củaDoanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu luân chuyển vốn dự trữ nguyên liệu, sản xuất và lưu thônghàng hoá, đa số khoản tín dụng này mang tính chất ngắn hạn gắn liền với quá trình luânchuyển vốn lưu động
- Tín dụng cố định: là hình thức tín dụng được sử dụng đáp ứng nhu cầu vốn cố định tạo ratài sản cố định, chủ yếu là tín dụng trung và dài hạn tài trợ cho các dự án đầu tư xây dựng cơbản, mua sắm máy móc thiết bị
* Nếu căn cứ vào tài sản bảo đảm:
- Tín dụng có bảo đảm có hai loại:
Trang 20+ Đảm bảo đối vật: là tín dụng được thể hiện phải có tài sản vật chất dùng làm đảm bảonhư tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh đến hạn người đi vay không thanh toán hết nợ thìngười cho vay có quyền phát mãi tài sản để thu nợ.
+ Đảm bảo đối nhân được thực hiện do con người hoặc tổ chức đứng ra đảm bảo màkhông cần tài sản cụ thể, chủ yếu dựa vào năng lực tài chính
- Tín dụng không có đảm bảo: là tín dụng mà khi vay không cần có tài sản đảm bảo, thôngthường được áp dụng đối với những khách hàng có uy tín, huy động kinh doanh có hiệu quả,tình hình tài chính lành mạnh đảm bảo khả năng thanh toán
* Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
- Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kinhdoanh trong các ngành nghề như: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, xuất nhập khẩu,giao thông vận tải, các ngành dịch vụ,…
- Tín dụng phục vụ tiêu dùng: được thực hiện cho vay mua sắm hàng hoá, sữa chữa nhà đápứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt hằng ngày của dân cư
* Nếu căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng:
- Cho vay bằng tiền là hình thức tín dụng mà khi cho vay dưới hình thức bằng tiền có thể lànội tệ hay ngoại tệ, hình thức này ngày càng phổ biến hơn trong nển kinh tế thị trường
- Cho vay bằng tài sản là hình thức tín dụng khi cho vay dưới hình thức bằng hiện vật nhưcho thuê tài chính, cho vay phân bón, vật tư giống cây trồng,…trong nông nghiệp
* Nếu căn cứ vào đối tượng hoàn trả:
- Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà người đi vay trực tiếp hoàn trả vốn vay chongười cho vay
- Tín dụng gián tiếp là hình thức tín dụng mà đi vay không trực tiếp hoàn trả vốn vay chongười cho vay
* Nếu căn cứ vào kĩ thuật tín dụng:
- Tín dụng ứng trước: căn cứ vào hợp đồng tín dụng thoả thuận giữa Ngân hàng với kháchhàng Ngân hàng ứng trước vốn cho khách hàng vay để thực hiện phương thức sản xuất kinhdoanh hoặc dự án đầu tư
- Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá là nghiệp vụ tín dụng mà Ngân hàng sẽ mualại các thương phiếu hoặc các chứng từ có giá trước khi thanh toán của chứng từ khi đáo hạn,chênh lệch giữa hai số tiền này chính là lợi tức chiết khấu mà Ngân hàng được hưởng
- Tín dụng thuê mua: đây là hình thức tín dụng trung và dài hạn được thực hiện thông quahình thức Ngân hàng đứng ra mua máy móc thiết bị, các động sản, bất động sản khác theo yêucầu khách hàng và nắm giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê
- Thấu chi là hình thức tín dụng cho phép khách hàng sử dụng vượt quá số dư trong phạm vihạn mức tín dụng đã thoả thuận trong thời gian nhất định trên tài khoản vãng lai hay tài khoản
Trang 21- Bão lãnh Ngân hàng: là hình thức tín dụng qua chữ ký, thông qua phát hành chứng thư bảolãnh các NHTM cam kết thực hiện một nghĩa vụ trong tương lai đối với người thụ hưởng bảolãnh.
- Các hình thức tín dụng khác như: đồng tài trợ, cho vay hợp vốn, cho vay liên kết, tín dụngfactoring,…
2.2.3 Vai trò của tín dụng:
Nói đến vai trò của tín dụng nghĩa là nói đến sự tác động của tín dụng đối với nền kinh
tế xã hội Vai trò của tín dụng bao gồm hai mặt tích cực và tiêu cực:
- Về mặt tiêu cực:
Chẳng hạn nếu để tín dụng tràn lan không kiểm soát, thì không những không làm chonền kinh tế phát triển mà còn làm cho nạn lạm phát có thể gia tăng gây ảnh hưởng đến đờisống kinh tế xã hội
- Về mặt tích cực:
Cung ứng vốn cho nền kinh tế để thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển.Trong quá trình sản xuất để duy trì sự hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của các xí nghiệp phảiđồng thời tồn tại ở ba giai đoạn: Dự trữ - sản xuất – lưu thông; nên hiện tượng thừa và thiếuvốn tạm thời luôn xảy ra tại các xí nghiệp Từ đó, tín dụng góp phần điều tiết nguồn vốn, tạođiều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn
Tín dụng trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, cho các tổ chức kinh tế tíndụng là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu trong nền kinh tế đồngthời tín dụng là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế
lưu động
Đối với dân chúng: tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư
Đối với toàn xã hội: tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn
Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế xã hội, khiến tạo ra động lực phát triển rấtmạnh mẽ mà không có công cụ tài chính nào có thể thay thế được
Trang 22mặt khách quan có thể do khách hàng gặp phải những thay đổi môi trường kinh doanh khôngthể lường trước được, chẳng hạn sự thay đổi về giá cà hay nhu cầu thị trường, sự thay đổi vềmôi trường pháp lý hay chính sách của chính phủ khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khókhăn tài chính không thể khắc phục được Từ đó, doanh nghiệp dù có thiện chí nhưng vẫnkhông thể trả được nợ.
Về phía ngân hàng:
Rủi ro tín dụng phát sinh do nguyên nhân chủ quan như quá trình phân tích và thẩmđịnh tín dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay Mặt khác, cũng cóthể quyết định cho vay đúng đắng nhưng do thiếu kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay dẫn đếnkhách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưng ngân hàng vẫn không phát hiện đểngăn chận kịp thời
2.2.4.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng:
Đối với ngân hàng:
Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng như : thiếu tiền chi trảcho khách hàng, lợi nhuận giảm sút do vốn bị chiếm dụng, mất vốn dẫn đến lỗ và mất khảnăng thanh toán
Đối với xã hội:
Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế Vì vậykhi rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng và lay lan sang các ngân hàngkhác tạo tâm lý sợ hãi trong dân chúng và dẫn đến họ ồ ạt rút tiền trước hạn có thể làm sụp đổ
hệ thống ngân hàng điều này sẽ tác động xấu đến nền kinh tế Rủi ro tín dụng là vấn đề chínhphủ phải quan tâm, đặc biệt là ngân hàng trung ương phải kiểm soát chặt thông qua công táckiểm tra, thanh tra, giám sát, chiết khấu và tái chiết khấu, sẳn sàng tài trợ cho ngân hàngthương mại khi có sự cố
2.3 Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng thương mại:
2.3.1 Khái niệm về hiệu quả tín dụng (HQTD):
Hiệu quả tín dụng là một phạm tù mang tính trù tượng, vừa mang tính cụ thể phản ánhtoàn bộ hoạt động tín dụng của NHTM qua đó nêu bật được vị trí quan trọng của tín dụng đốivới nền kinh tế nói chung và NHTM nói riêng
Hiệu quả tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp mức độ hoạt động của môi trường chungquanh, cũng như đường lối chiến lược phát triển của NHTM
Hiệu quả tín dụng có thể được hiểu một cách đơn giản là hiệu quả của việc cho vay(hay đầu tư, bảo lãnh) mang lại, là khả năng thu hồi đầu tư đáo hạn cả vốn lẫn lãi theo dựkiến Hiệu quả và khả năng thu hồi nợ càng lớn thì HQTD càng cao và ngược lại Hay nóicách khác, rủi ro thất thoát tín dụng càng thấp thì HQTD càng cao Điều đó có nghĩa là muốnnâng cao chất lượng tín dụng thì giảm thiểu rủi ro tín dụng
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng:
* Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động (%):
Tổng dư nợ
Tỷ số DN/VHĐ = x 100%
Tổng Vốn huy động
Trang 23Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động Nó giúp nhà phân tích sosánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.
* Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%):
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Những Ngân hàng có chỉ
số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao
* Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay (%):
Chỉ số này được gọi là hệ số thu nợ, dùng để cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng,
nó biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay hay trả nợ của khách hàng trongmột thời kỳ
* Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (vòng):
Chỉ số này được gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Nó đo lường tốc độ luân chuyển vốntín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì việcđưa vốn vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng càng đạt hiệu quả
2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng:
Môi trường kinh tế vĩ mô:
Mọi sự biến động kinh tế vĩ mô trong điều hành chính sách tiền tệ thực hiện đều có tácđộng đến quy mô và chất lượng của công tác huy động vốn và cho vay Vì vậy, môi trườngkinh tế vĩ mô ổn định, các công cụ như: dự trữ bắt buộc, lãi suất, tái chiết khấu phát huy tíchcực hiệu quả giúp ngân hàng trung ương có thể kiểm soát khối lượng tín dụng tăng trưởng chonền kinh tế, hướng luồng vốn tín dụng chảy vào những ngành nghề then chốt, trọng điểm đểxây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý Bên cạnh đó môi trường vĩ mô ổn định là điều kiện tiền đề đểhoạt động tín dụng của ngân hàng đi vào quỹ đạo ổn định, nâng cao hiệu quả tín dụng và hạnchế thấp nhất rủi ro xảy ra
Dư nợ bình quân
Nợ quá hạn
Tỷ số NQH/TDN = x 100%
Tổng dư nợ
Trang 24tín dụng của mình để ngân hàng trung ương có thể kiểm soát được khối lượng tín dụng cũngnhư điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông Vì vậy, nếu hoạt động tín dụng không hiệu quả,cho vay không thu hồi nợ và lãi đúng hạn hoặc sự tăng trưởng tín dụng thiếu lành mạnh, mởrộng quá mức sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sự sống còn củaNHTM mà còn phá vỡ tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô.
Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên biến đông như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn xảy ra sẽ là yếu tố kháchhàng tác động đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng của NHTM Khi khách hàng củaNHTM lâm vào tình trạng sản xuất kinh doanh khó khăn, thất thoát tài sản thì nguy cơ trướcmắt là không đủ khả năng tài chính để hoàn trả nợ và lãi cho NHTM, dẫn đến rủi ro tín dụngcủa NHTM là điều không tránh khỏi
Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại:
Chính sách tín dụng đóng vai trò then chốt điều tiết các mặt hoạt động như huy độngvốn và cho vay, lãi suất, sản phẩm tín dụng, kĩ thuật quản lý rủi ro tín dụng, thu hút kháchhàng Vì vậy, trong từng thời kì nhất định của môi trường cạnh tranh khá gay gắt đòi hỏi cácNHTM phải định hướng xây dựng mục tiêu phấn đấu cụ thể nhằm tạo tác động tích cực đếnviệc điều chỉnh mọi mặt hoạt động NHTM, chính sách lãi suất và sản phẩm huy động cho vayphải được điều tiết linh hoạt gắn liền với từng loại hình huy động và cho vay nhằm kích thíchcông chúng đến với NHTM
Năng lực kinh doanh của ngân hàng thương mại
Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn của NHTM vào quá trình kinh doanh, cùngvới vốn tự có, vốn tín dụng của NHTM được sử dụng với những mục tiêu kinh doanh nhấtđịnh do các nhà quản lý doanh nghiệp quyết định trực tiếp tạo nguồn khối lượng tài sản màkhách hàng đang trực tiếp nắm giữ và khai thác trong kinh doanh Nếu năng lực kinh doanh,trình độ quản lý yếu kém, công nghệ lạc hậu, chiến lược kinh doanh thiếu tính khả thi hoặcthậm chí khách hàng cố tình lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến kinh doanh khókhăn, tình hình tài chính mất cân đối sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến NHTM là khó có thểthu hồi nợ vay, rủi ro cũng không tránh khỏi
2.4 Quy trình tín dụng:
2.4.1 Khái niệm quy trình tín dụng:
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấptín dụng Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị
hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng Đây là một quá trình baogồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan
hệ chặc chẽ và gắn bó với nhau
2.4.2 Ý nghĩa của việc xây dựng quy trình tín dụng:
- Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp tại ngânhàng Trong đó nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận chức năng được xác định rõ ràng cáccông việc liên quan đến hoạt động cho vay từ đó làm cơ sở cho phân công trách nhiệm ở từng
vị trí Hơn nữa với mục tiêu này công tác quản trị nhân sự tại ngân hàng sẽ được điều chỉnhkịp thời cho hợp lý và có hiệu quả nhất
- Dựa vào quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chánh cho phù hợp vớinhững quy định của pháp luật và đảm bảo mục tiêu an toàn trong việc kinh doanh Thiết kếcác thủ tục cho vay phải thích ứng với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay cũng như kỹ
Trang 25thuật tín dụng nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết , nhưng không gây phiền chokhách, cũng như tiết kiệm thời gian cho cả hai bên
- Quy trình tín dụng là một văn bản bắt buộc thực hiện trong nội bộ ngân hàng và thườngđược in thành văn bản, hoặc sổ tay nhằm hướng dẫn việc thực hiện thống nhất những nghiệp
vụ tại ngân hàng Nhờ đó các nhân viên ngân hàng biết được trách nhiệm phỉa thực hiện ở vịtrí của mình, mối quan hệ với những đồng nghiệp khác hoặc hiểu rõ hơn vai trò của mìnhtrong toàn bộ quy trình, từ đó có thái độ đúng trong công việc
Trang 26CHƯƠNG III: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH AN GIANG.
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
3.1.1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn:
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn xuất thân từ ngân hàng Thương mại cổ phần Quế
đô được thành lập vào năm 1992 và đã trải qua 5 năm đổi tên thương hiệu và phát triển.Từ08/04/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã khẳng dịnh vị trí của mình trên thị trườngtài chính Việt Nam, thể hiện thông qua sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hằng năm,chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như định hình rõ nét thươnghiệu SCB trong cộng đồng
SCB:
- Dịch vụ tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay mua xe ôtô, sửa chữa,mua sắm, xây dựng nhà ở, hỗ trợ học tập, tiêu dùng, bảo lãnh trong và ngoài nước, kinh doanhbán sỉ, kinh doanh chứng khoán
- Các dịch vụ khác: dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương, thanh toánquốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và vàng, kiều hối, thẻ, tư vấnnhà đất, SMS Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, Ngân quỹ
Định hướng phát triển:
Phát triển đi kèm với bền vững, xây dựng SCB thành Ngân hàng thương mại đa năng,tiện ích dịch vụ đạt tiêu chuẩn hiện đại, đa năng và chất lượng dịch vụ được khách hàng đánhgiá tốt, mở rộng các loại hình hoạt động kinh doanh, với mục tiêu đến năm 2012, Ngân hàngTMCP Sài Gòn (SCB) trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trên thị trường trong nước,từng bước vươn ra khu vực và thế giới
Nhân viên:
Đến 30-09-2007, số lượng nhân viên của SCB là trên 1000 người
Mục tiêu:
Gia tăng giá trị cổ đông
Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại
Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với SCB
Giữ vững sự tăng trưởng và tình hình tài chính lành mạnh
Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực sáng tạo của nhân viên
Trang 27Đối tác:
3.1.2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang:
Chi nhánh bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 12 tháng 06 năm 2006 theo Quyết định07/QD-SCB-HDQT.06 chủ tịch hội đồng quản trị vào ngày 28 tháng 04 năm 2006
+ Trụ sở đặt tại: 53/54 Hà Hoàn Hổ, Phường Mỹ Long, Tp Long Xuyên, Tỉnh An Giang.+ Điện thoại: 076 920 6502
+ Fax: (84-8) 920 6505
Chi nhánh An Giang có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, hạch toán theo chế độkinh tế nội bộ, có con dấu, đại diện pháp luật, có bảng cân đối kế toán
Theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh
An Giang được thành lập để tiến hành các hoạt động của Ngân hàng, gồm:
- Huy động vốn: huy động vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ, vàng các chương trình tiết kiệm dự thưởngkhuyến mãi
- Dịch vụ tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay mua xe ôtô, sửa chữa,mua sắm, xây dựng nhà ở, hỗ trợ học tập, tiêu dùng, bảo lãnh trong và ngoài nước, kinh doanhbán sỉ, kinh doanh chứng khoán
- Các dịch vụ khác: dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương, thanh toánquốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và vàng, kiều hối, thẻ, tư vấnnhà đất, SMS Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, Ngân quỹ Hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang có 1 Phòng giao dịch :
+ Chi nhánh Châu Đốc - Trụ sở: 54/ Quan Trung/Thị xã Châu Đốc/An Giang Hoạt động vàotháng 07 năm 2007
3.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TM CP Sài Gòn Chi nhánh An Giang:
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Chứng Khoán Tân Việt - Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh
SCB tham gia hệ thống chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới Western Union
SCB tham gia liên minh thẻ và ký kết hợp tác với Vietcombank
(BIDV)
thôn Việt Nam (Agribank)
SCB tham gia hệ thống liên minh thẻ Smartlink
Temenos với giải pháp T24
phân phối các sản phẩm liên kết ngân hàng – bảo hiểm
Trang 28Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – An Giang thuộc dạng cấu trúc trựctuyến.
Biểu đồ 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG.
Tổng số cán bộ, nhân viên chi nhánh là 35 người
Tại Thành Phố Long Xuyên: 23 người
Tại Châu đốc: 12 người
3.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban của Ngân hàng:
1 Quyền hạn và các nghĩa vụ của ban giám đốc sở giao dịch và ban giám đốc chi nhánh.
Giám đốc sở giao dịch, Giám Đốc chi nhánh là người trực tiếp điều hánh và chịu trách nhiệmtrước hội đồng quản trị, tổng giám đốc, trước pháp luật về mọi hoạt động của sở giao dịch, chinhánh Giám đốc sở giao dịch, giám đốc chi nhánh có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh theo quy địnhcủa pháp luật và quy định của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
- Được ban hành các nội quy, quy định về điều hành và quản lý công việc trong phạm vi
sở giao dịch và chi nhánh nhưng không trái với quy định của pháp luật, điều lệ và các nội quyquy định của Ngân hàng thưong mại cổ phần Sài gòn Được quyền phán quyết tín dụng trongphạm vi được tổng giám đốc uỷ quyền
- Đại diện tổng giám đốc trong việc giải quyết các tranh chấp, quan hệ tố tụng liên quanđến hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh
chi nhánh giải quyết các việc của sở giao dịch, chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ được giaotrong phạm vi được uỷ quyền và chịu trách nhiệm về việc uỷ quyền đó
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG TÍNDỤNG VÀBẢO LÃNH
PHÒNGHÀNHCHÍNHTỔNG HỢP
PHÒNGGIAO DỊCHCHÂU ĐỐC
PHÒNGNGÂN QUỸ
BAN KIỂM TRAKIỂM SOÁT NỘI
BỘ
Trang 29- Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo đột xuất về mọi hoạtđộng của sở giao dịch, chi nhánh theo quy định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng thươngmại cổ phần sài gòn
2 Phòng tín dụng và bảo lãnh :
Có chức năng nhiệm vụ :
lãnh trong nước, cho vay xuất nhập khẩu, chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, thẩm định, tư vấnkhách hàng …… theo các quy định của pháp luật và quy định của SCB
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo các quy trình nghiệp vụ liên quan Thu hồicác khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn
- Thực hiện các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh(đảm bảo) trong phạm
vi hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh theo quy định của ngân hàng nhà nước và theo chế
độ thông tin báo cáo do tổng giám đốc ban hành
- Tổ chức theo dõi các tài sản đảm bảo của khách hàng
- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng, và các báo cáo nghiệp vụ trong phạm vi hoạt độngcủa sở giao dịch và chi nhánh theo chế độ quy định
3 Phòng kế toán:
Có chức năng và nhiệm vụ:
hiện các thủ tục nhận và chi trả tiền tiết kiệm, tiền gửi các tổ chức kinh tế, cá nhân…
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán giao dịch hàng ngày với khách hàng mở tài khoảntại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn
- Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán thẻ, chi trả kiều hối, kinh doanh vàng và ngoại
tệ theo đúng quy định của nhà nước, ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần SàiGòn
- Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê phản ánh hoạt động, tình hình tài chính,Quản lý các loại vốn, tài sản tại Sở giao dịch, chi nhánh theo quy định
- Đảm nhận công tác điện toán tại đơn vị
- Chấp hành chế độ quyết toán tài chính chỉ tiêu nội bộ hàng năm với hội sở chính
4 Phòng ngân quỹ;
Có nhiệm vụ và chức năng:
chứng từ có giá liên quan đến giao dịch hằng ngày
- Thực hiện thu đổi các ngoại tệ, thanh toán các loại thẻ
- Tham mưu cho giám đốc các giải pháp thực hiện phát triển các dịch vụ kho quỹ, nhằmbảo quản cất giũ tài sản chứng từ có giá và giấy tờ quan trọng của khách hàng
Trang 30- Tổ chức thực hiện chế độ ghi chép sổ sách kho quỹ theo quy định chịu trách nhiệmkiểm tra, kiểm soát chứng từ thu chi ngân quỹ theo chế độ hạch toán kế toán quy định, đảmbảo dữ liệu hạch toán được cập nhật và chính xác.
- Thực hiện công tác văn thư, hành chính, quản trị
- Thực hiện các báo cáo về công tác cán bộ, lao động tiền lương và công tác hành chính
và công tác hành chính, quản trị theo quy định
- Thực hiện các nghiệp vụ khác do lãnh đạo giao
6 Phòng kiểm soát nội bộ
- Báo cáo kết quả công tác kiểm ta nội bộ đầu kỳ hoặc đột xuất theo đúng quy định củaSCB
- Phối hợp các đoàn thanh tra, kiểm tra của nhà nước, ngân hàng nhà nước, và của hội
sở chính trong việc thanh tra, kiểm tra tại sở giao dịch, chi nhánh và càc đơn vị trực thuộc sởgiao dịch, chi nhánh
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc giao
3.3 Quy trình tín dụng áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi Nhánh An Giang:
Căn cứ vào chế độ tín dụng và phương thức hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
-An Giang nhằm đảm bảo cho vay trên cơ sở pháp lý có hiệu quả thì qui trình tín dụng đượcthực hiện tại Chi nhánh thông qua các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn:
- Tư vấn và thương thảo:
Khi khách hàng đề xuất vay vốn, CBTD làm đầu mối tiếp nhận thông báo cho khách hàng vềchính sách tín dụng mà ngân hàng đang áp dụng, thâm vấn cho khách hàng lựa chọn loại hìnhcho vay phù hợp, thương thảo sơ bộ các điều kiện cho vay mà ngân hàng có thể đáp ứng: lãisuất, thời hạn vay, tài sản đảm bảo,….sau đó CBTD hướng dẫn khách hàng về Hồ sơ vay vốn
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn:
Trang 31Sau khi khách hàng cung cấp hồ sơ vay vốn, CBTD tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ,hợp pháp của hồ sơ và sự phù hợp của các hồ sơ.
Hồ sơ vay vốn gồm có:
+ Hồ sơ pháp lý
Gồm các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay
+ Hồ sơ khoản vay
+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay
Gồm các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng, giá trị của tài sản
Bước 2 Thẩm định các điều kiện tín dụng:
a) Cơ sở thông tin phục vụ cho công tác thẩm định cho vay:
- Thông tin CIC của ngân hàng nhà nước
- Khảo sát thực tế
- Nguồn khác
- Thông tin do khách hàng cung cấp
b) Nội dung thẩm định:
Dựa trên cơ sở thông tin thu được CBTD tiến hành việc thẩm định theo các mục sau:
+ Đánh giá chung về khách hàng theo nội dung sau:
- Đánh giá về sự chính xác, trung thực của Báo cáo tài chính;
- Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính
- Phân tích các tồn tại nguyên nhân
+ Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ
+ Bảo đảm tiền vay
+ Xác định phương thức và nhu cầu vay:
Dựa trên đề nghị của khách hàng và cở sở thông tin thẩm định, CBTD xác định phương thứcphù hợp với tính chất cấp tín dụng theo 3 loại cơ bản sau:
Trang 32- Chiết khấu
- Cho vay theo món
- Cho vay hạn mức
+ Xem xét khả năng nguồn vốn để cho vay:
- Xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn đối với những khoản vay lớn theo quy định của SCB
- Mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chuyển đổi để thanh toán nướcngoài
- Lãi suất áp dụng cho khoản vay
+ Xem xét điều kiện thanh toán:
CBTD cùng TPTD phối hợp với Phòng Thanh toán quốc tế về các nội dung điều kiện thanhtoán, hình thức thanh toán… đối với những khoản vay thanh toán với nước ngoài
c) Các loại giấy tờ:
CBTD: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn(Bước 2) lập tờ trình cho vaykèm theo Hồ sơ vay vốn trình TPTD
Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng:
a) Ra quyết định cho vay:
Trên cơ sở Tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, TPTD xem xét kiểm tra, thẩm định lại vàghi ý kiến vào tờ trình, trình lãnh đạo xem xét
Lãnh đạo: Xem xét lại hồ sơ TPTD trình để quyết định:
lớn hoặc phức tạp theo quy định của Chi nhánh
Nội dung duyệt cho vay của Lãnh đạo phải xác định rõ: Số tiền cho vay, lãi xuất cho vay, thờihạn cho vay, điều kiện khác(nếu có)
Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định
CBTD căn cứ nội dung phê duyệt của Lãnh đạo để tiến hành làm một hoặc các thủ tục sau:
điều kiện vay vốn
Sau đó trình TPTD kiểm soát nội dung, TPTD có ý kiến đồng ý hay không đồng ý trình lãnhđạo quyết định
b) Thực hiện Quyết định cho vay:
- Ký hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo hiểm tiền vay
Trang 33Khi khoản vay được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay và hình thức đảm bảo nợ vay Trên cơ sởnội dung, điều kiện đã được duyệt và hợp đồng mẫu, CBTD soạn thảo Hợp đồng tín dụng vàhợp đồng bảo đảm tiền vay cho phù hợp để trình TPTD kiểm soát.
• TPTD kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay theođúng nội dung điều kiện đã được duyệt:
- Nếu đúng ký trình lãnh đạo
- Nếu chưa đúng, yêu cầu CBTD chỉnh sửa lại
• Lãnh đạo ký duyệt:
-Nếu đúng: ký các hợp đồng do phòng tín dụng trình
-Nếu chưa đúng: yêu cầu chỉnh sửa lại
- Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay
- Thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay
Trong vòng 07 ngày làm việc( đối với khách hàng mới) và trong vòng 3 ngày làm việc( đốivới khách hàng cũ) kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định, chinhánh phải có ý kiến trả lời khách hàng về quyết định của mình
Bước 4:- Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay:
- Chứng từ của Ngân hàng
CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ theo mẫu sau:
đảm tiền vay
- Giấy lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi
- Trình duyệt giải ngân:
CBTD sau khi xem xét hồ sơ( gồm chứng từ của khách hàng và ngân hàng), nếu đủ điềukiện giải ngân thì trình TPTD( trường hợp cho vay theo hạn mức CBTD lập tờ trình giảingân theo Quy định)
TPTD kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBTD:
- Nếu đồng ý: ký trình lãnh đạo
- Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do, trình lãnh đạo quyết định
Lãnh đạo ký duyệt:
Trang 34- Nếu đồng ý: ký duyệt
b) Nạp thông tin vào chương trình điện toán và luân chuyển chứng từ:
- CBTD nhận lại chứng từ được lãnh đạo duyệt cho vay, nạp vào máy tính thông tin dữ liệucác khoản vay, hạch toán theo chứng từ nhân nợ qua mạng máy tính
- CBTD chuyển những chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho các Phòng nghiệp vụ có liênquan
c) Theo dõi , kiểm tra khoản vay:
Sau khi giải ngân CBTD phụ trách khoản vay có nhiệm vụ theo dõi giám sát khoản vay theođúng quy định:
- Thực hiện kiểm tra vốn vay thường xuyên đảm bảo ít nhất 3 tháng/lần đối với các khoản vayngắn hạn và 6 tháng/lần đối với khoản vay trung và dài hạn
Bước 5- Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh:
1 Theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng.
CBTD thường xuyên theo dõi thông qua hợp đồng tín dụng, chứng từ kế toán, sổ sách….vàphần mềm điện toán để có thông báo trả nợ gốc, lãi, phí(nếu có) cho khách hàng trước 05ngày làm việc.theo nội dung sau:
- Đối với chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất: Khi nhận được báo Có từ ngân hàng nước ngoàithanh toán bộ chứng từ hàng xuất gửi đòi tiền, Phòng TTQT lập chứng từ thu số tiền chiếtkhấu, lãi chiết khấu, phí thanh toán, chuyển trả số tiền còn lại theo chỉ dẫn của khách hàng.Trường hợp số tiền báo có nhỏ hơn số tiền chiết khấu hoặc không có báo Có thì hết thời hạnchiết khấu, Phòng TTQT tiến hành truy đòi bằng cách trích tài khoản tiền gửi của khách hàng
để thu lại phần chênh lệch thiếu so với số tiền đã chiết khấu, lãi chiết khấu và phí thanh toán.Trường hợp số dư tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng không đủ để thanh toán số tiền chiếtkhấu thì áp dụng cho vay bắt buộc hoặc chuyển nợ quá hạn số tiền chiết khấu chưa thu đượctheo chế độ tín dụng hiện hành Phòng thanh toán quốc tế chuyển toàn bộ hồ sơ chiết khấucho Phòng tín dụng theo dõi nợ
1.2 Theo dõi trả lãi
- Đầy đủ đúng hạn
- Không đủ, không đúng hạn
Trang 35- Lãi treo.
1.3 Theo dõi trả phí đối với khoản vay có phí.
1.4 Theo dõi thực hiện các nghĩa vụ khác trong hợp đồng tín dụng(nếu có)
- Ký quỹ đối với trường hợp phải ký quỹ
- Hoạt động luân chuyển tiền gửi, doanh thu về SCB, cam kết mua bán ngoại tệ…
- Nghĩa vụ khác……
2 Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay :
Trong quá trình cho vay nếu xảy các phát sinh sau thì CBTD sẽ căn cứ vào quy định để xử lý
- Trong quá trình kiểm tra phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưtrong hợp đồng tín dụng hoặc sai chế độ tín dụng
2.2 Cơ cấu lại thời hạn trả nợ:
CBTD xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi khách hàng không trả được nợ đúng hạn nhưcam kết trong hợp đồng tín dụng
- Điều kiện thực hiện: Đơn đề nghị của khách hàng, Nguyên nhân không trả được nợ là donguyên nhân khách quan( thiên tai, hỏa hoạn,….), Chứng minh được nguồn trả nợ cho ngânhàng, Các tài liệu chứng minh nguyên nhân chậm trả nợ hoặc có xác nhận của người mua
- Phương thức thực hiện: Trên cơ sở đề nghị của khách hàng, CBTD kiểm tra tình hình thực tếcủa khách hàng kể cả tài sản đảm bảo ( có biên bản làm việc), nếu đủ điều kiện thực hiện thìlập tờ trình trình cấp trên
TPTD kiểm tra nội dung tờ trình
Nếu đồng ý ký trình lãnh đạo
Nếu không đồng ý: Ghi rõ lý do và trình lãnh đạo quyết định
Lãnh đạo xem xét nội dung trình của TPTD
Nếu đồng ý thì ký duyệt
Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do, chuyển nợ quá hạn
3 Xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng theo hướng dẫn về xử lý tranh chấp của HSC.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng:
1 Tất toán khoản vay.
Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra
về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tất toán khoản vay
Trang 362 Giải tỏa các hợp đồng bảo đảm tài sản:
- Kiểm tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố
- Thủ tục xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố
Các thủ tục này thực hiện theo quy định nhập xuất tài sản đảm bảo của SCB
3 Thanh lý hợp đồng tín dụng:
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết:Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bênkhông cần lập biên bản thanh lý hợp đồng Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảobiên bản thanh lý hợp đồng trình TPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đạo ký biên bản thanhlý
3.4 Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2007.
Thực tế hiện nay cho thấy các sản phẩm, dịch vụ tại hầu hết các ngân hàng là tương đốigiống nhau, để cạnh tranh nhằm giữ chân khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới Ngânhàng TMCP Sài Gòn đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng:
- Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ thông tin từ đó tạo ngày càng nhiềutiện ít cho khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng hiện đại(Thẻ ATM, SMSBanking, Phone Banking,… ) để phục vụ khách hàng ngày càng hoàn thiệt hơn
- SCB không cạnh tranh bằng lãi suất mà cân đối giữa nhu cầu nguồn vốn và sử dụng vốnnhầm đảm bảo lợi ít của khách hàng mà vẫn đạt hiệu quả kinh doanh
- Tổ chức định kỳ các hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến khách hàng từ đó hướng đếnhoàn thiện quy trình phục vụ khách hàng tốt hơn
- Thiết lập các giải thưởng của SCB cho khách hàng, nhân viên……
Từ những cố gắng trên SCB đã đạt được những thành tựu trong hoạt động kinh doanhcủa mình như sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 4 quý trong năm 2007 :
Chỉ
tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chênh lệch Q1-Q2
Chênh lệch Q2-Q3
Chênh lệch Q3-Q4
Trang 37đồng( trong đó Doanh thu tăng trưởng 80% trong khi chi phí chỉ tăng trưởng 11%), Quý 3 đạt1.248 Triệu đồng tăng 869 triệu đồng so với quý 2 với tốc độ 229%( doanh thu tăng trưởngchậm 29% tuy nhiên chi phí đã giảm so với quý trước), Quý 4 đạt 2.483 Triệu đồng tăng1.235 Triệu đồng so với quý 3(trong đó doanh thu tăng trương 73% chi phí cũng tăng nhẹ54%) Kết quả tăng trưởng ấn tượng như vậy là do Ngân hàng đã làm tốt cả công tác huyđộng vốn và cho vay, bên cạnh đó là phát triển ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ mới, quảng
bá rộng rãi thương hiệu SCB trên thị trường, gia tăng nhiều tiện ích cho khách hàng khi đếngiao với ngân hàng
Biểu đồ 2: Tăng trưởng lợi nhuận qua các quý trong năm 2007 của ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang
-500 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500
Triệu đồng
Lợi nhuận thuần -472 378 1,248 2,483
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Tóm lại: Qua 4 quý trong năm 2007 tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
đã đạt được những thành tựu đáng kể, điều đó được thể hiện ở khoản thu nhập và lợi nhuậncủa ngân hàng liên tục tăng qua các năm Đạt được kết quả như vậy là do sự quản lý củaban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên bên cạnh sự quan tâm
hỗ trợ của các cấp, các ngành chính quyền địa phương, sự tích cực trong công tác củacác cán bộ tín dụng, luôn bám sát địa bàn và luôn thực hiện tốt chính sách chăm sóckhách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của chi nhánh, Phòng giao dịch với các ngân hàngkhác trên cùng địa bàn
3.5 Phương hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng thương mại mại cổ phần Sài Gòn trong năm 2008:
Với kết quả đạt được trong năm thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang tựđặt cho mình một mục tiêu và nhiệm vụ năm sau cao hơn năm trước và thực hiện phươngchâm “Phát triển, bến vững, hiệu quả” trong năm 2008 như sau:
- Ngân hàng cần giảm thiểu nợ quá hạn để tránh bị chiếm dụng vốn quá lâu, do đó đề ra kếhoạch là tìm những khách hàng có đủ uy tín trong giao dịch, trả lãi và nợ gốc đúng kỳ hạntheo hợp đồng tín dụng
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang có 1 Phòng giao dịch ở huyện nên hiện nay
đã có kế hoạch mở rộng thêm Phòng giao dịch đến các huyện khác trong Tỉnh An Giang là
Trang 38Tân Châu và Tịnh Biên và quảng cáo rộng rãi để thu hút vốn và tăng khối lượng cho vay cũngnhư chất lượng của các dịch vụ khác nhằm tìm kiếm thêm nhiều khách hàng để nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh.
- Nâng cao trình độ của cán bộ Ngân hàng và đào tạo thêm những cán bộ tín dụng trẻ, năngđộng và có đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang sẽ phối hợp hoạt động với các ban ngànhliên quan để tạo mọi điều kiện tốt nhất khi khách hàng đến vay tiền cũng như thực hiện cácgiao dịch khác
- Hoàn thiện các thủ tục cho vay và huy động vốn, giảm bớt các thủ tục, giấy tờ rườm rà đểcho các giao dịch diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm
- Thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ được giao bởi Ngân hàng Nhà nước và Hội sở Ngânhàng TMCP Sài Gòn
-Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế
- Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ chăm sóc khách hàng taọ lợi thế cạnh tranh
* Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Nguồn vốn huy động tại chỗ 260.000 triệu đồng
- Tổng dư nợ, mức tăng trưởng: 845.000 triệu đồng, tốc độ tăng 30%
- Chất lượng Tín dụng, tỷ lệ nợ xấu: nợ quá hạn <1%, nợ xấu < 3,5%
- Chênh lệch thu chi: 13.000 triệu đồng
- Mạng lưới: củng cố phát triển hệ thống phòng giao dịch đi vào chiều sâu, thực hiện đượcnhiều dịch vụ nâng tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập
* Thị trường tiềm năng của chi nhánh:
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tớicùng với tốc độ tăng trưởng trưởng kinh tế khả quan của tỉnh trong một vài năm trở lại đây
Số lượng doanh nghiệp mới ngày càng tăng nhiều dự án khu công nghiệp được hình thành vàthu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước
- Cho vay tiêu dùng: về chiến lược lâu dài cũng như trước mắt Chi nhánh sẽ tiếp tục đầu tưcho đối tượng này để làm tiền đề trong việc cho vay phát hành thẻ sắp tới, tuy nhiên cho vayđối tượng này cũng có những rủi ro nhất định, do đó phải hết sức thận trọng chọn lọc đốitượng cơ quan và cá nhân để đầu tư thích hợp
- Thế mạnh của An Giang trong thời gian qua cũng như định hướng phát triển trong thời giantới là củng cố phát triển lĩnh vực nông nghiệp đi vào chiều sâu, chuyên môn hoá, hiện đại hoánông nghiệp nông thôn do vậy Chi nhánh vẫn tiếp tục đầu tư vào đối tượng này, tuy nhiênkhông đầu tư vào các khoản vay quá nhỏ và gây áp lực quá tải đối với cán bộ tín dụng
- Từ năm 2007 trở đi song song với việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, Tỉnh AnGiang tiếp tục đầu tư xây dựng khu cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Khánh Bình,…
để hình thành vùng kinh tế mở - trung tâm trung chuyển và dịch vụ hướng ngoại Chính phủ
đã cho phép Tỉnh thành lập khu bảo thuế, phát triển kinh tế cửa khẩu và hàng hoá, hàng loạtchủ trương, chính sách hỗ trợ khác sẽ tạo điều kiện hơn cho hàng hoá qua cửa khẩu An Giang
Vì vậy Chi nhánh tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ, tỷ trọng dư nợđối tượng này sẽ chiếm khá cao trong cho vay ngắn hạn