1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang

65 909 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ THỊ ÁI TRINH

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH AN GIANG

Chuyên ngành : Tài Chính Doanh Nghiệp

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xuyên, tháng 06 năm 2008

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH AN GIANG

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp

Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ ÁI TRINH

Lớp: DH5TC Mã số SV: DTC041763Người hướng dẫn: NGUYỄN XUÂN VINH

Long Xuyên, tháng 06 năm 2008

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

Trang 3

Người chấm, nhận xét 2 : ………

Người chấm, nhận xét 1 ……….………

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm thi

Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, ngày 27/06/2008

Trang 8

Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang, được sựgiúp đỡ tận tình của các anh chị trong Ngân hàng đã phần nào giúp tôi hiểu được hoạtđộng của Ngân hàng cũng như vận dụng được những kiến thức tiếp thu tại trường.Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô Khoa KT – QTKD đã truyền đạt cho tôinhững kiến thức vô cùng quý báo, và đặc biệt tôi xin cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Vinh đãtận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc và các Trưởng phòng Tín dụngvà Bảo lãnh, Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế toán cùng toàn thể các cán bộ nhânviên Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang đã tạo điều kiện cho tôi tiếp xúcthực tế và cung cấp những tài liệu cần thiết cho tôi để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.Sau cùng, xin kính chúc quý thầy cô khoa KT – QTKD và thầy Nguyễn Xuân Vinh gặthái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy.

Kính chúc Ngân hàng TMCP Sài Gòn ngày càng phát triển và thành công trên conđường hội nhập.

Xin chân thành cám ơn!

Trang 9

Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tếhàng hóa để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán… phục vụ cho pháttriển, mở rộng SXKD của các tỗ chức kinh tế, cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh

vực tiền tệ Để làm được điều này phải có sự hỗ trợ của các TCTD, các TCTD ( Ngân

hàng) kinh doanh không chỉ huy động vốn mà còn cho vay và một số lĩnh vực khác Trong đó, cho vay là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng Vì vậy, để tìm

hiểu tình hình hoạt động tín dụng, Tôi đã chọn đề tài : “ Thực trạng hoạt động tín

dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang”.

Đề tài ứng dụng phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu tuyệt đốivà tương đối, phương pháp thu thập thông tin….để phân tích tình hình hoạt động tíndụng tại SCB – An Giang Đề tài chỉ tập trung vào các yếu tố như: DSCV, DSTN, dư nợvà nợ quá hạn…

Theo kết quả phân tích thì hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang trong thời

gian qua tương đối tốt DSCV, DSTN, dư nợ, nợ quá hạn đều tăng trưởng qua các kỳ.

DSCV tăng cho thấy công tác tiếp thị và việc thay đổi nhân sự của Chi nhánh đã thu hútthêm một số lượng lớn khách hàng, cũng như đa số người dân đã biết đến thương hiệuSCB Riêng về tình hình dư nợ, mặc dù tăng nhưng vẫn chưa đạt được chỉ tiêu so với kếhoạch đề ra (500 tỷ đồng) Nợ quá hạn cũng tăng nhưng vẫn đảm bảo được tỷ lệ do Nhànước quy định, nợ quá hạn này tăng phần lớn là do khách hàng chậm đóng lãi.

Hơn nữa, qua quá trình tìm hiểu và phân tích thì trong thời gian đầu do kháchhàng chưa biết đến thương hiệu SCB nên việc huy động vốn cũng như cho vay gặpnhiều khó khăn, làm hạn chế tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Từ đó đề ramột số biện pháp tăng huy động vốn, nâng cao chất lượng tín dụng, cũng như nhữngbiện pháp hạn chế nợ quá hạn tại Chi nhánh

Để tăng cường, giữ vững phong cách phục vụ nhanh chóng, tận tình chu đáo củaNgân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang thì cần thực hiện một số chính sách,biện pháp và việc mở thêm phòng giao dịch tại Huyện Tân Châu và Châu phú sẽ lànhững yếu tố giúp cho Ngân hàng ngày càng phát triển.

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

2.2.1 Ý nghĩa của việc thiết lập qui trình tín dụng 6

2.2.2 Quy trình tín dụng ngắn hạn cụ thể tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang 8

2.3 Bảo đảm tín dụng 12

2.3.1 Giới thiệu chung về các hình thức bảo đảm tín dụng 132

2.3.2 Các hình thức bảo đảm tín dụng 13

2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động 14

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 16

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 16

3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn 16

3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang 17

3.2 Cơ cấu tổ chức - chức năng nhiệm vụ các phòng ban 18

3.2.1 Cơ cấu tổ chức 18

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 18

3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang (2006 - 2007) 20

3.3.1 Các lĩnh vực họat động 220

3.3.2 Kết quả họat động kinh doanh 22

3.4.Đánh giá thuận lợi, khó khăn và phương hướng kinh doanh năm 2008 24

4.2 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang 28

4.2.1 Phân tích doanh số cho vay 28

4.2.1 Phân tích doanh số thu nợ 32

4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ 35

Trang 11

4.4 Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại SCB - An Giang 43

4.4.1 Một số biện pháp tăng huy động vốn 44

4.4.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng 45

4.4.4 Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn 46

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 488

Trang 12

SCB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Trang 14

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB – An Giang trong năm 2006 và năm2007

Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của SCB – An Giang trong năm 2006 và 2007 Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tếBảng 4.4: Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vayBảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vayBảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tếBảng 4.7: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tếBảng 4.8: Phân nhóm nợ tại thời điểm 30/12/2007

Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của SCB - An Giang

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Tình hình huy động vốn Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạnBiểu đồ 4.3: Doanh số cho vay phân theo TPKTBiểu đồ 4.4: Dư nợ cho vay theo thời hạnBiểu đồ 4.5: Dư nợ cho vay phân theo TPKTBiểu đồ 4.6: Doanh số thu nợ theo thời hạnBiểu đồ 4.7: Doanh số thu nợ phân theo TPKT

Trang 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua hoạt động tín dụng Ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực,bằng nhiều chế tài tín dụng thích hợp, cụ thể là đã làm cho diện mạo của công tác đầu tư,cho vay thêm phần sinh động và hiệu quả Mặc dù vậy, trong quá trình vận hành vẫn cònmột số vấn đề cần được xem xét và trao đổi.

Bên cạnh đó, trong 4 tháng đầu năm 2007, hoạt động huy động vốn và tín dụng ngânhàng đối với nền kinh tế tiếp tục được mở rộng và đạt mức tăng trưởng cao Nhu cầuvốn cho tăng trưởng kinh tế đã và đang tăng trưởng ở mức cao; Việt Nam chính thức gianhập WTO, tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế (trong đó có hệ thống tổ chức tíndụng) đang tích cực mở rộng hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh, nên cung cầutín dụng đều tăng Trong đó, nhu cầu vốn tín dụng trung, dài hạn tăng do giải ngân chomột số dự án lớn của ngành vận tải biển, dầu khí, khai thác chế biến lâm sản; thị trườngbất động sản đang lên, dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng; cho vay ngắnhạn bằng ngoại tệ tăng do đáp ứng các nhu cầu vay vốn nhập khẩu mặt hàng xây dựngtăng, lãi suất cho vay ngoại tệ thấp hơn lãi suất cho vay VNĐ và tỷ giá ổn định.

Tín dụng đã đáp ứng cơ bản được các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, đầu tưvà tiêu dùng, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Các tổ chức tín dụng đã chú trọngkiểm soát quy mô tín dụng đồng thời với việc mở rộng huy động vốn và đảm bảo chấtlượng tín dụng, nên tỷ lệ nợ xấu giảm so với cuối năm 2006 Cơ cấu tín dụng theongành, lĩnh vực có sự điều chỉnh theo hướng tăng tỷ trọng các ngành kinh tế trọng điểm.Hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần được nâng lên, tạo đà cho sự cạnhtranh về thị phần với các ngân hàng thương mại nhà nước với các ngân hàng thương mạinước ngoài.

Trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã từng bước khẳng định vàkhông ngừng lớn mạnh qua kết quả kinh doanh và niềm tin khách hàng khắp cả nước.Điển hình là từ đầu năm 2006 đến nay, hoạt động của SCB tăng trưởng ổn định và antoàn với tốc độ khá nhanh Tính đến 31/7/2006 đã gặt hái được những thành tích đángkhích lệ Tổng tài sản đạt 7.176 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ các tổ chứckinh tế dân cư là 2.318 tỷ đồng Hoạt động tín dụng đầu tư cũng có mức tăng trưởngđáng kể Tổng dư nợ cho vay đạt 5.641 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 4.675 tỷđồng và dư nợ trung dài hạn đạt 966 tỷ đồng Sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại đãđược đưa vào phục vụ khách hàng như thẻ ATM SCB Link, dịch vụ SMS Banking….góp phần mang lại cho khách hàng ngày càng nhiều tiện ích Mức lợi nhuận tính đếncuối tháng 7 đạt 8.789 tỷ đồng bằng 175,7% lợi nhuận năm 2005 SCB đã góp phần vàosự thành công của các doanh nghiệp thông qua vốn đầu tư tín dụng.

Thông qua các vấn đề trên mà đề tài “ Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàngTMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang” được tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn, để cónhận thức rõ hơn về hoạt động tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại các NHTM nóichung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn nói riêng.

Trang 17

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Trong hoạt động Ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọngnhất và cũng gặp nhiều rủi ro nhất Do đó, việc tìm hiểu về thực trạng hoạt động tíndụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn là rất cần thiết Hơn nữa, khi phân tích đề tài sẽ tậptrung vào các yếu tố như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn nhằmhướng tới các mục tiêu sau:

+ Phân tích doanh số cho vay để phản ánh mức tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánhcó phù hợp với mục tiêu phát triển chung của toàn hệ thống.

+ Doanh số thu nợ để nói lên hiệu quả của công tác thu nợ tại SCB – An Giang.+ Phân tích tình hình dư nợ nhằm xác định mức tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh,đồng thời phản ánh mức tăng trưởng này có phù hợp với kế hoạch do Ban lãnh đạo SCBđặt ra.

+ Nợ quá hạn để nói lên công tác quản lý, kiểm soát nợ quá hạn, đồng thời phản ánhchất lượng thật sự của hoạt động tín dụng thông qua sự tăng trưởng nợ quá hạn.

Từ đó đề ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại SCB –An Giang.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu thông qua một số phương pháp sau:- Phương pháp thu thập thông tin:

+ Các nguồn tài liệu từ SCB như: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh trong năm 2006 và 2007, các quyết định, quy định của SCB.

+ Ngoài ra còn tham khảo các tài liệu, cập nhật thông tin từ: sách, báo, tạp chíNgân hàng, internet….

- Phương pháp quan sát: quan sát thực tế các nghiệp vụ cho vay tại SCB

- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp trưởng phòng tín dụng về nguyênnhân tăng giảm của các khoản mục như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợquá hạn….

- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được giới hạn trong những phạm vi sau:

 Không gian nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang, tình hìnhhoạt động tín dụng tại Chi nhánh và thu thập số liệu thô về doanh số cho vay, doanh sốthu nợ, dư nợ và tình hình nợ quá hạn.

Trang 18

 Thời gian nghiên cứu:

Do Chi nhánh chỉ mới thành lập từ tháng 06 năm 2006 nên số liệu chỉ đuợc nghiên cứutrong thời gian ngắn, chủ yếu là trong năm 2006 và năm 2007.

 Nội dung nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu vào tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP SàiGòn – Chi nhánh An Giang thông qua các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ,dư nợ và tình hình nợ quá hạn Từ đó đề ra một vài biện pháp để nâng cao chất lượng tíndụng tại SCB – An Giang.

Trang 19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Những vấn đề chung về tín dụng Ngân hàng 2.1.1 Khái niệm:

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (Ngânhàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay ( cá nhân, doanh nghiệp và các chủthể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong mộtthời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốngốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán (Hồ Diệu, Tín dụng Ngân hàng, Nhàxuất bản thống kê năm 2001- Trang 19).

Khái niệm tín dụng được thể hiện qua sơ đồ sau:

2.1.2 Bản chất của tín dụng:

- Tín dụng được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, ở bất kỳ hình thức nào tíndụng cũng được biểu hiện ra ngoài như một hình thức vay mượn tạm thời một hoặc mộtsố vốn tiền tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng giá trị của hàng hoá, hoặc trực tiếphoặc gián tiếp thông qua trao đổi Bản chất của tín dụng thể hiện ở mối liên hệ kinh tếtrong quá trình hoạt động của tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình sản xuất.

- Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay: ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc giátrị vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người đi vay.

- Sử dụng vốn trong quá trình sản xuất: sau khi nhận được vốn, người đi vay đượcquyền sử dụng giá trị đó vào mục đích nhất định Tuy nhiên, người đi vay chỉ có quyềnsở hữu giá trị đó trong một khoản thời gian nhất định.

- Sự hoàn trả tín dụng: đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn tín dụng

2.1.3 Chức năng của tín dụng:

- Tập trung và phân phối lại vốn

- Tiết kiệm lượng tiền mặt và chi phí lưu thông trong xã hội- Kiểm soát và phản ánh các hoạt động kinh tế

Bên cho vay Vốn, tài sản Bên vayVốn + lãi

Theo thoả thuận

Trang 20

- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu

 Dựa vào thời hạn tín dụng: theo tiêu thức này tín dụng có thể phân chia thành cácloại sau:

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm (đến 12 tháng) Mụcđích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản choviệc đầu tư vào tài sản lưu động.

- Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm (trên 12 tháng đến60 tháng) Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tàisản cố định.

- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục đích của loại chovay này thường là nhằm đầu tư vào các dự án đầu tư.

 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: theo tiêu thức này, tín dụng có thểđược phân chia thành các loại sau:

- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cốhoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vayvốn để quyết định cho vay.

- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay nhưthế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.

 Dựa vào phương thức cho vay: theo tiêu thức này, tín dụng có thể chia thành cácloại sau:

- Cho vay theo món vay

- Cho vay theo hạn mức tín dụng

Trang 21

 Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay:

- Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáohạn

- Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp

- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tàichính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.

2.2 Qui trình tín dụng

2.2.1 Ý nghĩa của việc thiết lập qui trình tín dụng

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ tiếp khi tiếp nhậnnhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi Ngân hàng ra quyết định cho vay, giảingân và thanh lý hợp đồng tín dụng Hầu hết các Ngân hàng Thương mại đều tự thiết kếcho mình một qui trình tín dụng cụ thể, bao gồm nhiều bước đi khác nhau với kết quả cụthể của từng bước đi Toàn bộ các khâu của quy trình tín dụng có thể được mô tả theo sơđồ sau:

Trang 22

Khách hàngCung cấp các tài liệu và thông tin

Nhân viên tín dụngTiếp xúc, hướng dẫnPhỏng vấn khách hàng

Lập hồ sơ:Giấy đề nghị vayHồ sơ pháp lýPhương án/dự án

Thu thập thông tin qua phỏng vấn, viếng thăm, trao đổi

Tổ chức phân tích và thẩm định:

Pháp lý

Bảo đảm nợ vay

Từ chốiCập nhật thông

tin thị trường, chính sách, khung pháp lý

Quyết định tín dụng:HĐ phán quyết Cá nhân phán quyết

Kết quả ghi nhận:Biên bản, báo cáoTờ trình

Giấy tờ về BĐ nợ

Giấy báo lý do

Thu hồi cả gốc và lãi Không đủ, không đúng hạn

Vi phạm hợp đồngGiám sát

tín dụngChấp thuận

Biện pháp: cảnh báo, tăng cường kiểm soát, ngừng giải ngân, tái xét tín dụngTổ chức giám sát

Nhân viên kế toánNhân viên tín dụngThanh tra, kiểm soát viên

Giải ngân

Chuyển tiền vào tài khoản khách hàngTrả cho nhà cung cấp

HĐ tín dụng:Đàm phán

Ký kết HĐ tín dụngKý kết HĐ phụ khác

Không đủ, không Đầy đủ và đúng hạn

Thanh lý HĐTD mặc nhiênXử lý

Toà ánThanh lý HĐTD bắt buộc

Trang 23

Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện qui trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đốivới hoạt động tín dụng của Ngân hàng Về mặt hiệu quả, qui trình tín dụng hợp lý gópphần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng Về mặt quản trị, qui trình tíndụng có các tác dụng sau đây:

+ Qui trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn củatừng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.

+ Qui trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặthành chính.

+ Qui trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt độngtín dụng.

2.2.2 Quy trình tín dụng ngắn hạn cụ thể tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chinhánh An Giang

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn

CBTD làm đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, hợp lệphù hợp với những nội dung gồm:

- Hồ sơ pháp lý - Hồ sơ khoản vay- Hồ sơ bảo đảm tiền vay

Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng

CBTD nghiên cứu, thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau: Đánh giá chung về khách hàng gồm:

- Năng lực pháp lý

- Mô hình tổ chức, bố trí lao động- Quản trị điều hành của doanh nghiệp- Ngành nghề kinh doanh

- Các rủi ro chủ yếu

 Tình hình tài chính của khách hàng:

- Đánh giá về sự chính xác, trung thực của báo cáo tài chính- Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính

- Phân tích các tồn tại nguyên nhân

 Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ Bảo đảm tiền vay

 Xác định phương thức và nhu cầu vay:

Trang 24

CBTD xác định phương thức phù hợp với tính chất cấp tín dụng theo 3 loại cơbản sau: Chiết khấu, cho vay theo món, cho vay hạn mức

 Xem xét khả năng nguồn vốn để cho vay:

- Xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn đối với những khoản vay lớn theoquy định của SCB.

- Mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chuyển đổi đểthanh toán nước ngoài.

- Lãi suất áp dụng cho khoản vay. Xem xét điều kiện thanh toán:

CBTD cùng TPTD phối hợp với phòng thanh toán Quốc tế về các nội dung điềukiện thanh toán, hình thức thanh toán…đối với những khoản vay thanh toán với nướcngoài.

Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng

 CBTD sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn (bước 2)lập tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình TPTD.

 TPTD: trên cơ sở tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, xem xét điềutra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình, trình lãnh đạo xem xét.

 Lãnh đạo: xem xét lại hồ sơ TPTD trình để quyết định:- Duyệt đồng ý cho vay

- Duyệt cho vay có điều kiện- Không đồng ý

- Đưa ra Hội đồng tín dụng tư vấn trước khi quyết định đối với trườnghợp khoản vay lớn hoặc phức tạp theo quy định của chi nhánh.

- Trình Hội sở chính đối với trường hợp vượt thẩm quyền của chi nhánhNội dung duyệt cho vay của Lãnh đạo phải xác định rõ: số tiền, lãi suất,thời hạn, các điều kiện khác (nếu có)

 Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định

CBTD căn cứ nội dung phê duyệt của lãnh đạo để tiến hành làm một hoặccác thủ tục sau:

- Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổsung các điều kiện vay vốn

- Thẩm định lại, chỉnh sửa, bổ sung tờ trình nếu không đạt yêu cầu,soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay.

- Sau đó trình TPTD kiểm soát nội dung, TPTD có ý kiến đồng ý haykhông đồng ý trình lãnh đạo quyết định.

 Ký HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay

Trang 25

- Soạn thảo nội dung hợp đồng:

Khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay và hình thứcđảm bảo nợ vay Trên cơ sở nội dung, điều kiện đã được duyệt và hợp đồng mẫu, CBTDsoạn thảo HĐTD và HĐBĐ tiền vay cho phù hợp để trình TPTD kiểm soát.

 Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay Thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay:

Trong vòng 7 ngày làm việc (đối với Khách hàng mới) và trong vòng 3ngày làm việc (đối với khách hàng cũ) kể từ ngày khách hàng cung cấp đủ hồ sơ vay vốntheo quy định, chi nhánh phải có ý kiến trả lời khách hàng về quyết định của mình.

Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay

 Giải ngân

 Chứng từ của khách hàng

CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiềnvay để giải ngân, gồm:

- HĐ cung ứng vật tư, hàng hoá, dịch vụ

- Bảng kê các khoản chi chi tiết, kế hoạch chi phí, biên bản nghiệm thu…- Đối với hoá đơn, chứng từ thanh toán, trong trường hợp cụ thể Chi nhánh cóthể yêu cầu xuất trình các bản gốc hoặc chỉ yêu cầu bên vay liệt kê danh mục (vàchịu trách nhiệm về tính trung thực của bản liệt kê) để đối chiếu trong quá trình kiểmtra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân.

- Thông báo nộp tiền vào tài khoản của ngân hàng đối với những khoản vaythanh toán với nước ngoài (đã xác định trong HĐTD).

 Chứng từ của ngân hàng

CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ theo mẫu sau:

- HĐ bảo đảm tiền vay trong trường hợp bước 3 chưa hoàn thành thủ tục bảođảm tiền vay.

Trang 26

- Giấy lãnh tiền mặt, UNC. Trình duyệt, giải ngân

 CBTD sau khi xem xét hồ sơ, nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình TPTD  TPTD kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBTD :

- Nếu đồng ý: ký trình lãnh đạo

- Nếu chưa phù hợp, yêu cầu CBTD chỉnh sửa lại.

- Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do, trình lãnh đạo quyết định  Lãnh đạo ký duyệt

- Nếu đồng ý: ký duyệt

- Nếu chưa phù hợp, yêu cầu CBTD chỉnh sửa lại.- Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do

 Nạp thông tin vào chương trình điện toán và luân chuyển chứng từ

 CBTD nhận lại chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho vay, nạp vào máy tính cácthông tin dữ liệu của khoản vay, hạch toán theo chứng từ nhận nợ qua mạng máy tính.

 CBTD chuyển những chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho các phòng nghiệp vụcó liên quan như sau:

Chứng từ gốc chuyển phòng kế toán:- HĐTD (nếu mới rút vốn lần đầu)- Bảng kê rút vốn (nhận nợ vay)- Giấy lĩnh tiền mặt, UNC.- Chứng từ khác (nếu có).

Phòng kế toán căn cứ vào chứng từ trên, kiểm tra lại chứng từ giải ngân và duyệtbút toán giải ngân trên máy, theo dõi nợ vay theo bảng theo dõi nợ vay.

 Theo dõi, kiểm tra khoản vay: theo đúng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay doTGĐ ban hành.

Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh

 Theo dõi việc thực hiện HĐTD của khách hàng

CBTD thường xuyên theo dõi thông qua HĐTD, chứng từ kế toán, sổ sách… và phầnmềm điện toán để có thông báo trả nợ gốc, lãi, phí (nếu có) cho khách hàng trước 05ngày làm việc theo nội dung sau:

 Theo dõi trả nợ gốc- Đầy đủ, đúng hạn

- Không đủ, không đúng hạn- Chuyển nhóm nợ, nợ quá hạn.

Trang 27

 Theo dõi trả lãi- Đầy đủ, đúng hạn

- Không đủ, không đúng hạn- Lãi treo

 Theo dõi trả phí đối với các khoản vay có phí.

 Theo dõi thực hiện những nghĩa vụ khác trong HĐTD (nếu có)- Ký quỹ đối với trường hợp phải ký quỹ

- Hoạt động luân chuyển tiền gửi, doanh thu về SCB, cam kết mua bán ngoại tệ…- Nghĩa vụ khác…

 Xử lý các phát sinh, tranh chấp HĐTD theo hướng dẫn về xử lý tranh chấp của hộisở chính.

Bước 6: Thanh lý HĐTD

 Tất toán khoản vay:

Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đốichiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khoản vay.

 Giải toả các HĐBĐ tài sản

- Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố.- Thủ tục xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố

Các thủ tục này được thực hiện theo quy định nhập xuất tài sản đảm bảo của SCB. Thanh lý HĐTD

Thời hạn hiệu lực của HĐTD theo thoả thuận trong HĐTD đã ký kết: khi bênvay trả xong nợ gốc và lãi thì HĐTD đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cầnlập biên bản thanh lý hợp đồng Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo biênbản thanh lý hợp đồng trình TPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đạo ký biên bảnthanh lý.

2.3 Bảo đảm tín dụng

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro Mặcdù, trước khi quyết định cho vay, Ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập, xử lý, phântích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể nào loại bỏđược rủi ro tín dụng Do vậy, bảo đảm tiền vay có thể sử dụng như là một trong nhữngcách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng

2.3.1 Giới thiệu chung về các hình thức bảo đảm tín dụng

Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc bảo vệ quyền lợi củangười cho vay dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữa của người đi vay

Trang 28

Nói chung bất kỳ tài sản hoặc quyền về tài sản được phép giao dịch mà có khảnăng tạo ra lưu chuyển tiền tệ đều có thể dùng làm bảo đảm Tuy nhiên từ góc độ củangười cho vay bảo đảm phải thể hiện được 3 đặc trưng sau:

- Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm- Tài sản phải có sẵn thị trường tiêu thụ

- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản.

 Thế chấp bất động sản

Bất động sản là những tài sản không di dời được như nhà ở, cơ sở sản xuất kinhdoanh và các tài sản khác gắn liền với nhà ở hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh Ngoài racòn bao gồm cả hoa lợi, lợi tức, khoản tiền bảo hiểm và các quyền phát sinh từ bất độngsản thế chấp.

Tất cả các bất động sản thuộc sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp và cá nhân đềuđược thế chấp để vay vốn Khi thế chấp, hai bên Ngân hàng và khách hàng, phải thoảthuận định giá tài sản thế chấp và ký kết hợp đồng thế chấp có chứng nhận của Phòngcông chứng.

 Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc quyền sỡ hữu toàn dân doNhà Nước thống nhất quản lý Và Nhà Nước thực hiện việc giao đất hoặc cho thuê đấtđối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, xã hội…

Trong các chủ thể được giao đất hoặc cho thuê đất nói trên chỉ có cá nhân, hộ giađình và các tổ chức kinh tế mới có thể sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấpvay vốn Ngân hàng.

Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu củamình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ Nếu tài sản có đăng kýquyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giaocho bên thứ ba giữ Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây:

- Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hoá, vàng bạc, tàu biển, máy bay,…và các loại tài sản khác.

- Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ.

- Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu

Trang 29

- Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền thụtrái, các quyền phát sinh từ tài sản khác.

- Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố. Bảo lãnh

Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽthực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà ngườiđược bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ Bảo lãnhcó thể chia thành hai loại chính: bảo lãnh bằng tài sản và bảo lãnh bằng tín chấp.

- Bảo lãnh bằng tài sản là bên bảo lãnh phải có tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảolãnh Việc bảo lãnh bằng tài sản có thể kèm theo biện pháp thế chấp hoặc cầm cố để thựchiện nghĩa vụ hoặc không do tổ chức tín dụng và bên bảo lãnh thoả thuận.

- Bảo lãnh bằng tín chấp là hình thức bảo lãnh chỉ dựa vào uy tín của người bảolãnh.

2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động

Vốn huy động / Tổng nguồn vốn

Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng Đối vớiNHTM, nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của Ngân hàng càng lớn. Dư nợ / Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ Nó còncho biết khả năng huy động vốn tại địa phương của Ngân hàng Nếu chỉ tiêu này lớnthì vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của Ngân hàng chưacao.

Nợ quá hạn / Tổng dư nợ

NQH/TDN = Nợ quá hạn X 100%VHĐ/TNV = Tổng nguồn vốn

Tổng vốn huy động X 100%

DN/TVHĐ = Dư nợ

Tổng vốn huy động X 100%

Trang 30

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng tíndụng Nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại.

Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng Trongmột thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì Ngân hàng sẽ thu về được baonhiêu đồng vốn Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng Thời gianthu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm Vòng quay vốn càng nhanh càng tốt vàcho thấy việc đầu tư của Ngân hàng càng an toàn.

HSTN = DSTN

DSCV X 100%

Dư nợ bình quân

Trang 31

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀIGÒN

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển

3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn ( tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô) được thànhlập vào năm 1992 theo giấy phép hoạt động số 00018/NH-CP, giấy phép thành lập số:308/GP-UB, đăng ký kinh doanh số: 410301562

Trải qua 10 năm hoạt động không hiệu quả, đến cuối năm 2002, Ngân hàng QuếĐô hoạt động trong hiện trạng tài chính thua lỗ trên 20 tỷ đồng chưa có nguồn bù đắp,bộ máy quản trị điều hành suy sụp hoàn toàn, khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ quáhạn hơn 20 tỷ đồng không có khả năng thu hồi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trìchế độ thanh tra – giám sát thường xuyên và quy định hạn mức huy động chỉ 160 tỷđồng, hoạt động kinh doanh nghèo nàn, không có hệ thống quy trình, quy chế hoạt độngnghiệp vụ, đội ngũ nhân sự yếu về trình độ chuyên môn…

Nhận thức rõ những khó khăn đó, khi tiếp nhận Ngân hàng, các cổ đông mới đãtin tưởng giao phó cho Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc tiến hành các biệnpháp cải cách toàn diện để giải quyết những mâu thuẫn nội tại, kiện toàn bộ máy tổchức, làm cơ sở để tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động Nhờ đó, Ngân hàng TMCPQuế Đô chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên gọi, đi vàohoạt động với thương hiệu mới: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB kể từ ngày08/04/2003 Thương hiệu này đã dần định hình và ngày càng chiếm được sự tin tưởngcủa người dân và doanh nghiệp khắp cả nước.

Với quyết tâm đưa Ngân hàng đi lên, từ sự cố gắng phát triển kinh doanh đầyhiệu quả trong năm 2003 (SCB bắt đầu có lãi từ quý II/2003), SCB đã có những giảipháp rất thực tế, mang ý nghĩa đột phá, nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính củaSCB, củng cố hệ thống quy trình, quy chế chuyên môn nghiệp vụ trong toàn hàng

Kết thúc năm 2006, SCB được Ngân hàng Nhà nước đánh giá xếp thứ 6 trong hệthống các NHTM trên địa bàn TPHCM Kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2007 đãkhắc hoạ được hình ảnh một SCB vững chắc ổn định và không ngừng lớn mạnh Tổngtài sản SCB đạt hơn 23000 tỷ đồng tăng 114.66% so với đầu năm 2007, tổng vốn huyđộng đạt hơn 21000 tỷ đồng tăng 114.63% so với đầu năm và dư nợ tín dụng đạt hơn17800 tỷ đồng, tăng 117% so với đầu năm 2007 Hiện SCB đang đứng hàng thứ tư vềtổng tài sản và đứng hàng thứ ba về dư nợ tín dụng so với các Ngân hàng TMCP khuvực TPHCM Mạng lưới hoạt động trải dài từ Nam chí Bắc, đến nay là hơn 40 điểm tạikhu vực phía Bắc, miền Trung, TPHCM, khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng SôngCửu Long.

Đến nay, SCB đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam,

Trang 32

dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu SCB trongcộng đồng.

Định hướng của SCB là trở thành một trong những Ngân hàng thương mại đanăng bậc vừa trong hệ thống các tổ chức Ngân hàng Việt Nam, có tốc độ phát triển bềnvững, an toàn, hiệu quả.

Ngoài định hướng trên thì mục tiêu của SCB là:- Gia tăng giá trị cổ đông.

- Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại.- Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với SCB.- Giữ vững sự tăng trưởng và tình hình tài chính lành mạnh.

- Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực sáng tạo của nhân viên.Tên tổ chức phát hành: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn

Tên giao dịch đối ngoại: Saigon Commercial BankTên viết tắt: SCB

Địa chỉ trụ sở chính: 193-203 Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1, ThànhPhố Hồ Chí Minh

3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang

Trong chiến lược phát triển mạng lưới và mở rộng thị phần của SCB xuống cáctỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam tại công văn số 557/QĐ-NHNN ngày 30/03/2006 về việc đăng ký mở Chi nhánh vàgiấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 521300625 ngày 26/04/2006 của Sở kếhoạch và đầu tư tỉnh An Giang và Hội Đồng Quản Trị của SCB

SCB thành lập Chi nhánh An Giang vào ngày 12/06/2006 Chi nhánh sẽ thựchiện các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, của Ngân hàngNhà nước Việt Nam và uỷ quyền của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

- Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang

- Địa chỉ: 4+5 KT Hà Hoàng Hổ, Phường Mỹ Xuyên, TP Long Xuyên, Tỉnh AnGiang

- Điện thoại: 076 945235, Fax: 076 945236

Tuy chỉ mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nhưng với sự chỉ đạo đúngđắn của Ban điều hành và sự nổ lưc hết mình của tập thể cán bộ nhân viên, SCB AnGiang đã đạt được những kết quả bước đầu Tổng số huy động tiền gửi đạt gần 104 tỷđồng, dư nợ cho vay đạt 292 tỷ đồng (tính đến thời điểm cuối năm 2007) Hoạt động đầutư tín dụng chỉ mới bắt đầu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế tỉnh An Giang.Khách hàng chủ yếu của SCB – An Giang hiện nay vẫn là những doanh nghiệp, hộ kinhdoanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thuỷ hải sản, sản xuất thức ăn nuôi tôm,cá, mua bán nhỏ, cung cấp dịch vụ, hoạt động xây dựng…Định hướng hoạt động mạnhcủa Chi nhánh là đẩy mạnh huy động vốn để đầu tư tín dụng kết hợp với dịch vụ Ngân

Ngày đăng: 05/12/2012, 09:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Tín dụng được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, ở bất kỳ hình thức nào tín dụng cũng được biểu hiện ra ngoài như một hình thức vay mượn tạm thời một hoặc một  số vốn tiền tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng giá trị của hàng hoá, hoặc trực tiếp  - Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
n dụng được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, ở bất kỳ hình thức nào tín dụng cũng được biểu hiện ra ngoài như một hình thức vay mượn tạm thời một hoặc một số vốn tiền tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng giá trị của hàng hoá, hoặc trực tiếp (Trang 18)
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB – An Giang trong năm 2006 và năm 2007: - Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB – An Giang trong năm 2006 và năm 2007: (Trang 37)
4.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang - Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
4.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang (Trang 40)
Đứng trước tình hình này SCB đã nổ lực đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của mình thông qua việc phát triển mạng lưới Chi nhánh và các phòng giao dịch, cùng với  việc tăng lãi suất cũng như tăng cường các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm huy  động hấp  - Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
ng trước tình hình này SCB đã nổ lực đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của mình thông qua việc phát triển mạng lưới Chi nhánh và các phòng giao dịch, cùng với việc tăng lãi suất cũng như tăng cường các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm huy động hấp (Trang 40)
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay - Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
Bảng 4.2 Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay (Trang 42)
4.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay - Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
4.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay (Trang 42)
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế - Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế (Trang 44)
Nhìn chung, tình hình cho vay tại Ngân hàng trong thời gian qua có doanh số cho vay đều tăng, nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do Ngân hàng rất chú trọng đến  việc đầu tư tín dụng, Ngân hàng đã mở thêm phòng giao dịch thu hút được nhiều khách  h - Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
h ìn chung, tình hình cho vay tại Ngân hàng trong thời gian qua có doanh số cho vay đều tăng, nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do Ngân hàng rất chú trọng đến việc đầu tư tín dụng, Ngân hàng đã mở thêm phòng giao dịch thu hút được nhiều khách h (Trang 46)
2006 Giá trị Tỷ lệ - Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
2006 Giá trị Tỷ lệ (Trang 48)
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế - Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
Bảng 4.5 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế (Trang 48)
Bảng 4.7: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế - Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
Bảng 4.7 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế (Trang 51)
2006 Giá trị Tỷ lệ - Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
2006 Giá trị Tỷ lệ (Trang 51)
4.2.4. Tình hình nợ quá hạn - Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
4.2.4. Tình hình nợ quá hạn (Trang 53)
Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của SCB-An Giang - Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của SCB-An Giang (Trang 55)
Qua bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thì phần lớn trong thời gian qua, chi nhánh đã sử dụng hết nguồn vốn huy động được, và tỷ lệ này luôn đạt trên 100%,  cụ thể là năm 2006 đạt 106% và năm 2007 là 280%. - Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
ua bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thì phần lớn trong thời gian qua, chi nhánh đã sử dụng hết nguồn vốn huy động được, và tỷ lệ này luôn đạt trên 100%, cụ thể là năm 2006 đạt 106% và năm 2007 là 280% (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w