luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP phát triển Mêkông GVHD: Trần Công Dũ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊKÔNG LONG XUYÊN CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Cơ sở hình thành đề tài Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế khu vực đang là một xu thế của thời đại và trở thành cơ hội để các ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cùng phát triển. Với chủ trương hội nhập với nền kinh tế thế giới sẽ tạo điều kiện cho nước ta có lợi thế phát triển kinh tế trong nước và đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Nền nông nghiệp ở nước ta đã và đang là nền kinh tế trọng điểm, với tỷ lệ xuất khẩu hàng năm rất cao trên thới giới. An giang là một trong những tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển mạnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vùng sản xuất lương thực trọng điểm ở khu vực phía Nam. Do đó thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp được xem là nguồn thu nhập chính và chủ yếu của đại đa số người dân trong tỉnh, tuy nhiên muốn có nguồn thu nhập trước tiên phải có nguồn vốn đầu vào, cũng như các ngân hàng khác trong tỉnh. Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mêkông (NHTMCP phát triển Mêkông) trong tỉnh có vai trò hết sức quan trọng cung cấp nguồn vốn và đảm bảo sản xuất, nuôi trồng của người dân một cách liên tục và có hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế nước ta, bên cạnh các ngân hàng thương mại nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh lần lượt ra đời nhằm cung ứng vốn nhằm thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển cũng như vượt qua sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Ngân hàng với vai trò là người trung gian đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế - xã hội và thực hiện cho vay đối với các thành phần kinh tế. Ngân hàng có rất nhiều hình thức hoạt động cho vay như: cho vay sản xuất hộ nông nghiệp,cho vay tiêu dùng, cho vay đầu tư, cho vay kinh doanh đối với doanh nghiệp… Loại hình cho vay như: ngắn hạn, trung – dài hạn. Trong đó, loại hình cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn trung và dài hạn, có ảnh hưởng khá lớn đến nguồn thu ngân hàng. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc cho vay ngắn hạn đối với sự phát triển của ngành ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế - xã hội nói chung. Nên em chọn đề tài: “ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Phát Triển Mêkông” là đề tài nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. SVTT: Huỳnh Ngọc Hiệp Trang 1 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP phát triển Mêkông GVHD: Trần Công Dũ Đề tài được nghiên cứu với các mục tiêu sau: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP phát triển Mêkông Long Xuyên. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHTMCP phát triển Mêkông Long Xuyên. Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHTMCP phát triển Mêkông Long Xuyên. 1.3. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập số liệu - Trao đổi với nhân viên tín dụng. - Thu thập từ báo cáo hoạt động kinh doanh của ngân hàng. * Phương pháp phân tích - Xử lý số liệu - Sử dụng các công cụ tài chính để phân tích, so sánh đánh giá. 1.4. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP phát triển Mêkông Long Xuyên qua 3 năm 2007, 2008 và 2009. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. 2.2. Khái niệm tín dụng Tín dụng là quan hệ vay mượn, theo đó tổ chức tín dụng giao cho một khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Thời hạn nhất định ở đây là thời hạn cho vay. Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. 1.Cho vay vốn Chủ thể cho vay Chủ thể đi vay 2.Hoàn trả vốn và lãi 2.3. Vai trò và chức năng tín dụng. SVTT: Huỳnh Ngọc Hiệp Trang 2 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP phát triển Mêkông GVHD: Trần Công Dũ * Vai trò - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. - Thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. - Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. - Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài. * Chức năng - Tập trung phân phối vốn tiền tệ. - Tiết kiệm lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. - Giám đốc bằng tiền đối với hoạt động kinh tế, xã hội. 2.4. Đặt điểm tín dụng tại NHTMCP phát triển Mêkông 2.4.1. Các phương thức cho vay. Ngân hàng thoả thuận với khách hàng về phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn vay, khả năng kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo nhiều phương thức trong đó được áp dụng phổ biến là phương thức cho vay từng lần, cho vay trả góp và cho vay theo hạn mức tín dụng. *Cho vay từng lần: Phương thức cho vay từng lần đối với khách hàng có nhu cầu đề nghị vốn vay từng lần hay khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên. Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng làm thủ tục vay vốn và ký hợp đồng tín dụng. *Cho vay trả góp: Là phương thức cho vay mà ngân hàng và khác hàng xác định và thỏa thuận số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Phương thức cho vay này được áp dụng cho các trường hợp cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh mà khách hàng vay có nguồn thu định kỳ, ổn định. *Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định, có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, ưu tiên các doanh nghiệp như: doanh nghiệp kinh doanh lương thực, các công ty kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu. Ngân hàng ký hợp đồng tín dụng với khách hàng, thỏa thuận hạn mức tín dụng duy trì trong thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. SVTT: Huỳnh Ngọc Hiệp Trang 3 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP phát triển Mêkông GVHD: Trần Công Dũ 2.4.2. Các nguyên tác chung về tín dụng ngắn hạn. Nguyên tắc vay vốn Việc vay vốn ngắn hạn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình. Khách hàng vay vốn đảm bảo hai nguyên tắc: + Sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên ngân hàng và khách hàng, thoả thuận và ghi vào trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thoả thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này. Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. + Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Điều kiện vay vốn Để giúp cho việc đảm bảo nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thoả thuận một số điều kiện vay nhất định. Các điều kiện vay vốn khách hàng cần có bao gồm: + Đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân Việt Nam - Có năng lực pháp luật dân sự, nâng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có mục đích vay vốn hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam. + Đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân người nước ngoài - Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân. Nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân Sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các căn bản về luật của Việt Nam quy định hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết tham gia. Đối tượng vay vốn Các khách hàng vay vốn tại ngân hàng là cá tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài cư trú tại các địa bàn mà ngân hàng được phép cho vay, có nhu cầu vay vốn, có khả SVTT: Huỳnh Ngọc Hiệp Trang 4 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP phát triển Mêkông GVHD: Trần Công Dũ năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống. + Đối với khách hàng cá nhân : - Các cá nhân có nhu cầu vay vốn để thực hiện phương án sản xuất nông nghiệp. - Vay sản xuất kinh doanh dịch vụ đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh + Đối với khách hàng là doanh nghiêp: - Là các giá trị về vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị và các khoản chi phí khác để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để đầu tư và phát triển. Thời gian cho vay: Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng về thời hạn cho vay căn cứ vào: - Chu kỳ sản xuất kinh doanh và dịch vụ. - Thời hạn thu hồi vốn của các dự án đầu tư. - Khả năng trả nợ của khách hàng. Quy trình xét duyệt cho vay Hình 2.1: Quy trình xét duyệt cho vay (1) Cán bộ tín dụng (CBTD) hướng dẫn và nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng thuộc địa bàn mình phụ trách. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, nếu thấy đầy đủ thì hẹn ngày đến thẩm định trực tiếp khách hàng, nếu thấy thiếu thì hướng dẫn khách hàng bổ sung hồ sơ. (2) CBTD trực tiếp đi xuống khách hàng để thẩm định phương án, dự án xin vay. (3) Sau khi thẩm định xong, nếu thấy phương án khả thi thì CBTD đề nghị mức cho vay và đưa lên Trưởng phòng kinh doanh xem xét cho ý kiến phê duyệt. (4) Trưởng phòng kinh doanh sau khi xem xét, cho ý kiến phê duyệt xong, chuyển cho Ban giám đốc duyệt. SVTT: Huỳnh Ngọc Hiệp Trang 5 Khách hàng Cán bộ tín dụng Trưởng phòng kinh doanh Phòng kế toán ngân quỹ (2) Giám đốc (7) (1) (3) (4) (5) (6) Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP phát triển Mêkông GVHD: Trần Công Dũ (5), (6) Hồ sơ sau khi được Ban giám đốc duyệt, CBTD chuyển xuống phòng Kế toán - ngân quỹ. (7) Bộ phận kế toán sẽ nhận hồ sơ và chuyển sang kho quỹ để giải ngân cho khách hàng. 2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn. 2.5.1. Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay trong năm tài chính, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. 2.5.2. Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về trong năm tài chính, kể cả các khoản khách hàng thanh toán cho toàn bộ hợp đồng hay một phần hợp đồng. 2.5.3. Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó, ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. Dư nợ cuối năm được tính bằng dư nợ đầu năm cộng cho doanh số cho vay trừ đi doanh số thu nợ trong năm. 2.5.4. Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng, nó phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả cho ngân hàng mà không có nguyên nhân nào cụ thể, hợp lý. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển các khoản nợ từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn. 2.5.5. Hệ số thu nợ. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiều đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao, càng tốt. 2.5.6. Vòng quay vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển tín dụng của ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ của nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng càng nhanh được coi là tốt và việc đầu tư được an toàn. SVTT: Huỳnh Ngọc Hiệp Trang 6 Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = x 100 (%) Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = x 100 (%) Dư nợ bình quân Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP phát triển Mêkông GVHD: Trần Công Dũ 2.3.7. Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn Dư nợ Tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn = x 100 (%) Tổng nguồn vốn Tỷ số này được sử dụng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng, cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn hay dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng. Nếu tỷ số này càng cao thì tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng ổn định và hiệu quả. Ngược lại, ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là khâu tìm kiếm khách hàng. 2.3.8 Tỷ lệ dư nợ trên trên vốn huy động. Chỉ tiêu này phản ánh số ngân hàng cho vay so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên khả năng vốn huy động của ngân hàng đáp ứng cho nhu cầu cho vay ngắn hạn tại địa phương. Chỉ tiêu này lớn, thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, điều đó cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng còn thấp. 2.3.9. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = x 100 (%) Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng, nếu chỉ tiêu này giảm dần thể hiện tín dụng đạt chất lượng cao và ngược lại. Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ > 7% được xem là ngân hàng yếu kém. Nếu chỉ số này < 5% ngân hàng đó được đánh giá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao và được nhận nhiều thang điểm cao trong hàng xếp hạng các tổ chức tín dụng. SVTT: Huỳnh Ngọc Hiệp Trang 7 Dư nợ Tỷ lệ nợ trên vốn huy động = x 100 (%) Vốn huy động Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP phát triển Mêkông GVHD: Trần Công Dũ CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊKÔNG LONG XUYÊN 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP phát triển Mêkông. 3.1.1. Tổng quan về ngân hàng. -Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG - Tên viết tắt: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG - Tên tiếng Anh: MEKONG DEVELOPMENT JOINT STOCK COMMERCIAL BANK - Tên viết tắt tiếng Anh: MDB - Hội sở chính: 248 Trần Hưng Đạo - Tp. Long Xuyên - tỉnh An Giang - Việt Nam. Tel: +84 076 3841706 - Fax: +84 076 3841006 Email: mdb@mdb.com.vn Website: www.mdb.com.vn 3.1.2. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển - Tiền thân MDB là Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên (thành lập ngày 12/10/1992). Vốn là một ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn hoạt động hiệu quả và phát triển mạnh với mạng lưới phủ khắp các huyện thị tỉnh An Giang. Ngày 16/9/2008 được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện thuận lợi hơn để ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc. Ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung đầu tư tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vì đây là thế mạnh của Ngân hàng được khẳng định qua hơn 15 năm hoạt động tại tỉnh An Giang. - Ngày 13/11/2009: Ngân hàng được NHNN chấp thuận đổi tên NGÂN HÀNG TMCP MỸ XUYÊN (MXBank) thành NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG (MDB). Với tiềm năng phát triển mới và nâng tầm thương hiệu phù hợp với chiến lược phát triển, MDB đang nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc, tăng cường phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn và vẫn giữ thế mạnh chuyên đầu tư phát triển nền kinh tế Nông nghiệp - Nông thôn đặc biệt tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. SVTT: Huỳnh Ngọc Hiệp Trang 8 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP phát triển Mêkông GVHD: Trần Công Dũ Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh. SVTT: Huỳnh Ngọc Hiệp Trang 9 NHÂN SỰ VÀ ĐÀO TẠO QUẢN LÝ CHI NHÁNH VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VĂN PHÒNG PHÁP CHẾ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP QUÁN LÝ NGUỒN VỐN VÀ KINH DOANH NGOẠI TỄ GIÁM SÁT TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG & TÁI THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRUNG TÂM THANH TOÁN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC ƯNG DỤNG QUẢN LÝ HW, MẠNG & BẢO MẬT E-BANKING QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Các công ty trực thuộc Các chi nhánh và Phòng giao dịch Khối công nghệ ngân hàng Khối tài chính – kế toán Khối kiểm soát - hỗ trợ Khối kinh doanh Khối văn Phòng Các Ban và hội đồng Ban kiểm soát KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP phát triển Mêkông GVHD: Trần Công Dũ Ngân hàng phát triển Mêkông hoạt động chủ yếu là cấp tín dụng cho khách hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn vào việc sản xuất kinh doanh, góp phần tạo công ăn việc làm ổn định, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, giúp cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân. Ngoài ra ngân hàng còn tham gia vào các tổ chức xã hội như: trao tặng nhà đại đoàn kết, gắn kết với Tam nông… Ngày 27 tháng 3 năm 2010, tại trường Đại Học An Giang đã tiến hành buổi lễ trao học bổng cho sinh viên nghèo, học giỏi vượt khó do Ngân hàng Phát Triển Mê Kông tài trợ, với 40 suất học bổng trị giá 60 triệu đồng đã được MDB trao cho sinh viên thuộc 2 khoa Kinh tế -QTKD và khoa Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên, đây là các sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng có tinh thần vượt khó và đạt thành tích giỏi trong học tập năm 2009 - 2010. Ngân hàng phát triển Mêkông đã thực hiện chương trình tài trợ học bổng cho sinh viên Trường ĐHAG từ năm 2008. Thông qua chương trình này nhằm hỗ trợ cho sinh viên nghèo hiếu học ở An Giang có điều kiện tốt hơn trong học tập và định hướng công việc trong tương lai như qua các hoạt động hỗ trợ như: nhận sinh viên thực tập tại ngân hàng, tài trợ chương trình tiếp sức mùa thi, mùa hè tình nguyện. Bên cạnh đó mục tiêu của ngân hàng còn phải có lợi nhuận, thu hút vốn, tập trung phát triển thêm nhiều dịch vụ mới để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Ngân hàng đã hoàn thành tốt các chiến lược đạt hiệu quả cao kinh doanh, được thể hiện qua bảng kết quả kinh doanh của ngân hàng. Bảng 3.1: kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển Mêkông. (ĐVT: triệu đồng) Năm 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổngthu nhập 149,132 271,030 343,900 121,898 81.7 72,870 26.9 Tổng chi phí 79,053 182,000 216,717 102,947 130.2 34,717 19.1 Thu nhập thuần 70,079 89,030 127,183 18,951 27.0 38,153 42.9 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển Mêkông ) Biểu đồ 1: kết quả hoạt đông kinh doanh SVTT: Huỳnh Ngọc Hiệp Trang 10 . Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP phát triển Mêkông GVHD: Trần Công Dũ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN. và phát triển. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TAI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊKÔNG 4.1. Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng