nguyên tắc xạ trị và chỉ định của xạ trị

2 178 1
nguyên tắc xạ trị và chỉ định của xạ trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nguyên tắc xạ trị và chỉ định của xạ trị Trả lời Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia bức xạ ion hoá có năng lượng cao. Đó là các sóng điện từ (tia X, tia gama,...) hoặc các hạt nguyên tử (électron, nơtron...) để chữa bệnh ung thư. 1. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ Tia bức xạ là một trong những nguyên nhân gây ung thư. Bởi vậy người ta khuyên rằng chỉ dùng tia xạ để điều trị bệnh ung thư, còn đối với các bệnh khác (không phải ung thư) nên dùng các phương pháp điều trị khác (phẫu thuật, thuốc…). Chỉ định xạ trị cho bệnh nhân phải được cân nhắc cụ thể trong từng trường hợp. Trước khi điều trị phải có một chẩn đoán thật chính xác (loại bệnh, giai đoạn, loại tổ chức học) và trong quá trình điều trị phải theo dõi liên tục, sát sao. Việc tính toán liều lượng chiếu xạ phải cụ thể, tỷ mỷ, chính xác đảm bảo nguyên tắc liều tại u là tối đa, liều tại chỗ chức lành là tối thiểu nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các ảnh hưởng không mong muốn của tia xạ. Do vậy người thầy thuốc phải có một kế hoạch điều trị rõ ràng. 2. CÁC CHỈ ĐỊNH XẠ TRỊ 2.1. Điều trị triệt để Để đạt được mục đích này, khi chiếu xạ phải đảm bảo 2 yêu cầu sau: Vùng chiếu phải bao trùm toàn bộ khối u và những nơi mà tế bào ung thư có khả năng xâm lấn tới. Tia toàn bộ hệ thống hạch khu vực. Đó là những hạch bạch huyết có nguy cơ cao bị di căn ung thư. Do vậy người thầy thuốc xạ trị cần phải lập ra cho được phương án, chiến thuật và kỹ thuật thì mới có thể điều trị triệt để cho người bệnh. Điều trị triệt để có thể là: Điều trị đơn độc: Ví dụ ung thư vòm mũi họng Điều trị phối hợp với phẫu thuật: Cách phối hợp tuỳ theo loại bệnh và giai đoạn bệnh. Tia có thể thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật, cũng có thể phối hợp xen kẽ (ví dụ ung thư vú, ung thư cổ tử cung). Ở giai đoạn muộn của một số loại ung thư như ung thư trực tràng, sao cho tia xạ u thu nhỏ lại sẽ có khả năng phẫu thuật triệt căn, do vậy tăng hiệu quả điều trị lên rất nhiều. Xạ trị phối hợp với hoá chất: + Tia xạ trực tiếp vào khu u nguyên phát sẽ làm giảm thể tích của một khối u quá lớn, vì vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoá chất tiêu diệt tế bào ung thư còn lại. + Ngược lại, một số loại hoá chất sẽ làm tăng sức chịu đựng của tế bào lành đối với tia xạ (như cyclophosphamide, cytosine arabinoside...) do vậy có thể nâng liều xạ lên cao để điều trị triệt để khối ung thư. Bên cạnh đó, hoá chất sẽ tiêu diệt tất cả các tế bào ung thư đã di căn xa mà tia không với tới được. 2.2. Xạ trị tạm thời Áp dụng với những trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn, không thể điều trị triệt để được. Xạ trị nhằm giảm và chống lại các biến chứng của ung thư: Như điều trị chống đau, chống chèn ép bít tắc, chống chảy máu. Ví dụ: Khối u trung thất gây chèn ép trung thất. Xạ trị để đề phòng các biến chứng ung thư có thể xảy ra, làm chậm tốc độ phát triển của bệnh, cải thiện chất lượng đời sống cho bệnh nhân. Từ đó phần nào kéo dài thêm đời sống và làm cho họ sống thoải mái hơn trong những ngày còn lại.

nguyên tắc xạ trị định xạ trị Trả lời Xạ trị phương pháp sử dụng tia xạ ion hố có lượng cao Đó sóng điện từ (tia X, tia gama, ) hạt nguyên tử (électron, nơtron ) để chữa bệnh ung thư NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ - Tia xạ nguyên nhân gây ung thư Bởi người ta khuyên dùng tia xạ để điều trị bệnh ung thư, bệnh khác (không phải ung thư) nên dùng phương pháp điều trị khác (phẫu thuật, thuốc…) - Chỉ định xạ trị cho bệnh nhân phải cân nhắc cụ thể trường hợp Trước điều trị phải có chẩn đốn thật xác (loại bệnh, giai đoạn, loại tổ chức học) trình điều trị phải theo dõi liên tục, sát - Việc tính tốn liều lượng chiếu xạ phải cụ thể, tỷ mỷ, xác đảm bảo nguyên tắc liều u tối đa, liều chỗ chức lành tối thiểu nhằm hạn chế tới mức thấp ảnh hưởng không mong muốn tia xạ Do người thầy thuốc phải có kế hoạch điều trị rõ ràng CÁC CHỈ ĐỊNH XẠ TRỊ 2.1 Điều trị triệt để Để đạt mục đích này, chiếu xạ phải đảm bảo yêu cầu sau: - Vùng chiếu phải bao trùm toàn khối u nơi mà tế bào ung thư có khả xâm lấn tới - Tia toàn hệ thống hạch khu vực Đó hạch bạch huyết có nguy cao bị di ung thư Do người thầy thuốc xạ trị cần phải lập cho phương án, chiến thuật kỹ thuật điều trị triệt người bệnh Điều trị triệt để là: - Điều trị đơn độc: Ví dụ ung thư vòm mũi họng - Điều trị phối hợp với phẫu thuật: Cách phối hợp tuỳ theo loại bệnh giai đoạn bệnh Tia thực trước sau phẫu thuật, phối hợp xen kẽ (ví dụ ung thư vú, ung thư cổ tử cung) Ở giai đoạn muộn số loại ung thư ung thư trực tràng, cho tia xạ u thu nhỏ lại có khả phẫu thuật triệt căn, tăng hiệu điều trị lên nhiều - Xạ trị phối hợp với hoá chất: + Tia xạ trực tiếp vào khu u nguyên phát làm giảm thể tích khối u lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoá chất tiêu diệt tế bào ung thư lại + Ngược lại, số loại hố chất làm tăng sức chịu đựng tế bào lành tia xạ (như cyclophosphamide, cytosine arabinoside ) nâng liều xạ lên cao để điều trị triệt để khối ung thư Bên cạnh đó, hố chất tiêu diệt tất tế bào ung thư di xa mà tia không với tới 2.2 Xạ trị tạm thời - Áp dụng với trường hợp bệnh giai đoạn muộn, điều trị triệt để - Xạ trị nhằm giảm chống lại biến chứng ung thư: Như điều trị chống đau, chống chèn ép - bít tắc, chống chảy máu Ví dụ: Khối u trung thất gây chèn ép trung thất - Xạ trị để đề phòng biến chứng ung thư xảy ra, làm chậm tốc độ phát triển bệnh, cải thiện chất lượng đời sống cho bệnh nhân Từ phần kéo dài thêm đời sống làm cho họ sống thoải mái ngày lại ...- Xạ trị nhằm giảm chống lại biến chứng ung thư: Như điều trị chống đau, chống chèn ép - bít tắc, chống chảy máu Ví dụ: Khối u trung thất gây chèn ép trung thất - Xạ trị để đề phòng

Ngày đăng: 10/03/2019, 18:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan