Tiết 23 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Nêu được định nghĩa và lấy được ví dụ minh họa về quần xã sinh vật. Mô tả được đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh họa cho các đặc trưng đó. Phân biệt được khái niệm quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã từ đó lấy được ví dụ minh họa cho các mối quan hệ đó. Nêu được khái niệm khống chế sinh học, ý nghĩa lí và thực tiễn. 2. Kỹ năng Kĩ năng tư duy, quan sát. Kỹ năng phân tích, so sánh, trừu tượng và khái quát hóa vấn đề. Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3. Thái độ Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống. Hình thành quan điểm khao học về vi sinh vật. Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên. 4. Định hướng phát triển năng lực Năng lực tự học: Học sinh biết xác định mục tiêu của bài học. Tự nghiên cứu thông tin bài học. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, tư duy. Năng lực giao tiếp và hợp tác làm việc nhóm.
Trang 1Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Giao Thủy
Giáo sinh thực hiện: Chu Thị Bích Thủy
Ngày soạn:
Ngày dạy:
GIÁO ÁN SINH HỌC 12 Tiết 23 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1 Kiến thức
- Nêu được định nghĩa và lấy được ví dụ minh họa về quần xã sinh vật.
- Mô tả được đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh họa cho các đặc trưng đó
- Phân biệt được khái niệm quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã từ đó lấy được ví dụ minh họa cho các mối quan hệ đó
- Nêu được khái niệm khống chế sinh học, ý nghĩa lí và thực tiễn
2 Kỹ năng
- Kĩ năng tư duy, quan sát
- Kỹ năng phân tích, so sánh, trừu tượng và khái quát hóa vấn đề
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
3 Thái độ
- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống
- Hình thành quan điểm khao học về vi sinh vật
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học: Học sinh biết xác định mục tiêu của bài học Tự nghiên cứu thông tin bài học
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, tư duy
- Năng lực giao tiếp và hợp tác làm việc nhóm
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên
- Hình ảnh trong SGK và các hình ảnh có liên quan đến bài học: bảng SGK
2 Học sinh
Trang 2- Nghiên cứu tài liệu
- Thực hiện theo phân công của giáo viên
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
- Dạy học theo nhóm
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1p)
2 Kiểm tra bài cũ( trong quá trình học)
3 Tiến trình bài mới
1 HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5p)
Mục tiêu: Tạo hứng thú, tạo tâm thế thu hút sự chú ý, đồng thời tạo ra những tình huống có mâu
thuẫn nhận thức cho học sinh
Giáo viên: Các em có biết : Tại sao người ta thường nuôi nhiều loài cá khác nhau trong cùng một ao? Trồng nhiều loài cây trồng trong cùng một khu rừng?
Học sinh: Trả lời
Giáo viên: Để kiểm tra câu trả lời của bạn đúng hay sai chúng ta đi vào bài 40: Quần xã sinh vật và mối quan hệ của chúng
2 HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm quần xã sinh vật
-GV nêu 1 ví dụ về ao nuôi cá và
yêu cầu HS:
+ Trong ao có thể có những loài
sinh vật nào đang sinh sống?
+ Giữa các quần thể sinh vật
trong ao có đặc điểm gì chung?
-GV tập hợp các quần thể sinh vật
trong ao nuôi được gọi là quần xã
- Câu hỏi:
+ Thế nào là quần xã sinh vật?
+ Trong quần xã có những mối
-Quan sát, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
- Khai thác thông tin từ mục I, quan sát hình 40.1 và trả lời câu hỏi
I Khái niệm về quần xã
sinh vật
-Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng
Trang 3quan hệ sinh thái nào?
+Phân tích sự ảnh hưởng của
ngoại cảnh lên quần xã?
- Nhận xét, đánh giá và hoàn
thiện
-Mở rộng: So sánh điểm khác
nhau giữa xã với quần thể?
sống trong một không gian
và thời gian nhất định -Các quần thể có mối quan
hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Hoạt động 2 Tìm hiểu các đặc trưng của quần xã
* Đặc trưng về thành phần của
quần xã
-GV hỏi Đặc trăng của thành hần
lòa được biểu thị như thế nào?
nêu 2 ví dụ:
VD1 Rừng nhiệt đới
VD2 Sa mạc
Câu hỏi So sánh mức độ đa dạng
của 2 quần xã đó?
GV nhận xét: biểu thị mức độ đa
dạng của quần xã
GV: Hãy kể tên các loài sinh vật
có trong ruộng lúa? qua đó hỏi
“Loài ưu thế là gì?”
GV: Nêu một số ví dụ về loài đặc
trưng ở địa phương em?
Loài đặc trưng là gì?
-Câu hỏi: Quần xã sinh vật có
những kiểu phân bố nào? Lấy ví
-Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài
-HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
-Liên hệ trả lời
II Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1.Đặc trưng về thành hần loài
-Độ đa dạng quần xã chỉ mức độ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã.
-Loài ưu thế và loài đặc trưng:
+ Loài ưu thế: Có vai trò quan trọng trong quần xã do
có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoặc động mạnh của chúng + Loài đặc trưng: loài chỉ có
ở 1 quần xã nào đó, hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã
so với các loài khác.
2.Đặc trưng về sự phân bố các cá thể khác loài trong quần xã
*Các kiểu phân bố
Trang 4dụ minh họa?
GV: Ý nghĩa của sự phân bố quần
xã?
-Nhận xét, đánh giá, hoàn thiện
-Bổ sung:
+Phận bố trong ao nuôi: Tầng
mặt, tầng giữa, tầng đáy
+ Phân bố ở thềm lục địa: Gần
bờ, vùng triều, ngoài khơi.
-Phân bố theo tầng thẳng
đứng:
VD: Sự phân tầng của quần xã
ao nuôi -Phân bố theo bề ngang: VD: Phân bố của quần xã núi đồi từ : đỉnh đồi -> sườn đồi-> chân đồi
*Ý nghĩa
-Giảm bớt sự cạnh tranh
- Tận dụng tối đa nguồn thức
ăn từ môi trường sống
Câu hỏi Giữa các cá thể của quần
xã có những mỗi quan hệ sinh thái
nào?
- GV chia lớp thành 4 nhóm,
trong thời gian 2’ nối tranh
tương ứng với mối quan hệ Hết
giờ cho đại diện các nhóm lên
bảng viết đáp án và chấm chéo
giữa các nhóm
- GV đưa ra đáp án
Câu hỏi Khống chế sinh học là
gì?
-Quan sát, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
- hoạt động nhóm, nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế hoàn thành phiếu học tập trong vòng 2p
Nghiên cứu SGK, liên hệ thực
tế và trả lời câu hỏi
III Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật 1.Các mối quan hệ sinh thái
2.Hiện tượng khống chế sinh học
Trang 5-Lấy ví dụ về khống chế sinh học?
-Ý nghĩa của khống chế sinh học?
- Ứng dụng của khống chế sinh
học trong công nghiệp?
*Khái niệm là hiện tượng
cá thể của quần thể này khống chế số lượng của quần thể khác
* Ý nghĩa
-lý luận đảm bảo tính ổn
định, cân bằng hệ sinh thái
-Thực tiễn Trong nông
nghiệp sử dụng tính thiên địch để hòng trừ sâu hịa cây trồng
-Ứng dụng: Sử dụng thiên
địch phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh, thay cho thuốc trừ sâu
VD: Nuôi mèo, sử dụng ong mắt đỏ dể diệt rầy nâu, …
3 HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập- Vân dụng
* Hệ thống câu hỏi phụ:
Câu 1 Câu 1: Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã có ý nghĩa
A Giảm sự cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống*
B Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
C Giảm sự cạnh tranh
D Bảo vệ các loài động vật
Câu 2 Quan hệ giữa 2 loài sinh vật, trong đó một loài trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho
các loài khác là mối quan hệ nào?
A Cộng sinh
B Hội sinh
C Ức chế - cảm nhiễm*
D Hợp tác
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến sự phân tầng trong quần xã?
A Để tăng khả năng sử dụng nguồn sống
Trang 6B Do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
C Để giảm sự cạnh tranh
D Do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.*
Câu 4: Các câu thơ sau mô tả mối quan hệ giữa Tò vò và Nhện Đó là mối quan hệ gì?
Tò vò mà nuôi con nhện.
Đến khi nó lớn nó quện nhau đi.
Tò vò ngồi khóc tỉ ti.
Nhện ơi nhện hỡi nhện đi đường nào?
- Cho HS đọc phần kết luận ở cuối bài tổng kết bằng sơ đồ tư duy để khắc sâu kiến thức
4 HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI- MỞ RỘNG
- Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành bài tập sau và chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi sau
a Khái niệm diễn thế sinh thái.
b Mô tả các giai đoạn của một loại diễn thế (tự lấy ví dụ)
c Lập bảng phân biệt diễn thế nguyên sinh và thứ sinh.
d Nêu nguyên nhân dẫn đến diễn thế.
Trang 7e Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu các loại diễn thế.