1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành HTTTQL – Đại học kinh tế - Đại học Huế

78 291 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Đề tài này sẽ khảo sát, đánh giá tình hình việc làm của sinh viên ngành hệ thống thông tin quản lí thuộc khoa Hệ thống thông tin kinh tế - Đại học kinh tế – Đại học Huế sau khi tốt nghi

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Câu hỏi nghiên cứu 2

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu 3

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cở sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 4

1.1.1 Định nghĩa về việc làm 4

1.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh lao động - việc làm và phương pháp tính 4

1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 12

1.2.1 Một số vấn đề chung về ngành Hệ thống thông tin quản lý (Management of information system - MIS) 12

1.2.2 Tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Việt Nam hiện nay 16

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ –ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ 20

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Khoa HTTTKT - ĐHKT- ĐH Huế 20 2.2 Thực trạng SV nhập học và tốt nghiệp tại trường ĐHKT - ĐHH thời gian qua 21

2.3 Thực trạng việc làm của sinh viên K45 tốt nghiệp trường Đại học kinh tế - Đại học Huế qua cuộc khảo sát năm 2016 22

2.4 Phân tích việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành HTTTQL –– Đại học kinh tế - Đại học Huế 27

2.4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 27

2.4.2 Thực trạng về việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành HTTTQL – Khoa HTTTKT – Đại học kinh tế - Đại học Huế 30 2.4.3 Ý kiến đánh giá của SV về công tác đào tạo và sự liên kết với nhà tuyển dụng

Trang 2

2.4.4 Phân tích khả năng tìm được việc làm theo một số đặc điểm cá nhân và sự khác

biệt trong thu nhập của SV có việc làm 49

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NGÀNH HTTTQL – ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ 54

3.1 Định hướng của cơ quan quản lý nhà nước trong giải quyết tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp 54

3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên ngành HTTTQL – ĐHKT Huế 56

3.2.1 Về phía cơ sở đào tạo 56

3.2.2 Về phía sinh viên ngành HTTTQL – ĐHKT Huế 59

3.2.3 Về phía nhà tuyển dụng 60

PHẦN III: KẾT LUẬN 62

PHẦN IV: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHẦN V: PHỤ LỤC 65

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa MIS, CS và ECE 13

Bảng 1.2: Thu nhập của lao động trong một số ngành nghề 15

Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình sinh viên nhập học và tốt nghiệp ĐHKT Huế từ khóa 42 đến khóa 45 21

Bảng 2.2: Đặc điểm về việc làm của SV K45 Đại học kinh tế Huế 22

Bảng 2.3: Đặc điểm mẫu nghiên cứu 27

Bảng 2.4: Sinh viên tốt nghiệp ngành HTTTQL phân theo chuyên ngành và khóa học 29 Bảng 2.5: Kết quả học tập của SV ngành HTTTQL phân theo chuyên ngành 30

Bảng 2.6: Tình trạng việc làm của SV ngành HTTTQL 30

Bảng 2.7: Lý do chưa có việc làm 31

Bảng 2.8: Tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp ngành HTTTQL theo chuyên ngành 31

Bảng 2.9: Tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp ngành HTTTQL theo giới tính 32

Bảng 2.10: Tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp ngành HTTTQL theo khóa học 32

Bảng 2.11: Tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp ngành HTTTQL theo xếp loại tốt nghiệp 33

Bảng 2.12: Đặc điểm việc làm sau tốt nghiệp của SV ngành HTTTQL 34

Bảng 2.13: Vị trí việc làm theo chuyên ngành 35

Bảng 2.14: Thu nhập trung bình tháng của SV theo chuyên ngành 36

Bảng 2.15: Việc làm thêm của SV tốt nghiệp ngành HTTTQL theo chuyên ngành 37

Bảng 2.16: Kênh thông tin tìm việc làm theo chuyên ngành của SV tốt nghiệp ngành HTTTQL 38

Bảng 2.17: Các khóa học thêm sau TN 39

Bảng 2.18: các khóa học thêm của SV sau tốt nghiệp theo chuyên ngành 39

Bảng 2.19: Các khóa học thêm theo yêu cầu của cơ quan 40

Bảng 2.20: Các khóa học thêm theo yêu cầu của CQ phân theo chuyên ngành 42

Bảng 2.21: Sự phù hợp của CV với ngành ĐT xét theo chuyên ngành 42

Bảng 2.22: Kiểm định sự khác biệt về “Sự phù hợp của CV với ngành ĐT” theo chuyên ngành 43

Bảng 2.23: Lý do chấp nhận công việc 44

Bảng 2.24: Mức độ hài lòng với công việc hiện tại phân theo chuyên ngành 44

Bảng 2.25: Số lần chuyển việc phân theo chuyên ngành 45

Bảng 2.26: Lý do chuyển đổi công việc của SV tốt nghiệp ngành HTTTQL 46

Trang 4

Bảng 2.27: Đánh giá của SV về công tác đào tạo và hỗ trợ tìm việc làm cho SV của nhà

trường 47

Bảng 2.28: Đánh giá của SV về hỗ trợ tìm việc làm cho SV của nhà tuyển dụng 48

Bảng 2.29: Tỷ lệ SV có việc làm theo dự đoán 49

Bảng 2.30: Phân loại tình trạng việc làm khi đưa biến “Di chuyển” vào mô hình 50

Bảng 2.31: Kết quả hồi quy mô hình dự đoán tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp ngành HTTTQL 51

Bảng 2.32: Kiểm định sự khác biệt theo các yếu tố (phân tích one - way ANOVA) 52

Bảng 2.33: Kiểm định sâu ANOVA với biến “Di chuyển” 52

Trang 5

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Sự kết hợp giữa công nghệ và kinh doanh trong MIS 14

Hình 2.2: Xác suất dự đoán cho từng trường hợp theo hồi quy logistic 51

Biểu đồ 2.1: Tình hình việc làm của SV K45 – ĐHKT sau khi tốt nghiệp 23 Biểu đồ 2.2: Thu nhập của SV K45 sau khi tốt nghiệp trường ĐHKT 24

Biểu đồ 2.3: Sự phù hợp của công việc với ngành đào tạo 25

Biểu đồ 2.4: Kênh thông tin tìm kiếm việc làm của SV K45 sau tốt nghiệp 25

Biểu đồ 2.5: Quê quán của SV tham gia khảo sát 29

Biểu đồ 2.6: Số lần chuyển việc của SV ngành HTTTQL 46

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3 GD – ĐT Giáo dục đào tạo

4 HTTTQL Hệ thống thông tin quản lý

Trang 7

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp luôn thu hút sự quan tâm không chỉ ở đối tượng người học mà còn là của gia đình, cơ sở đào tạo và xã hội Theo số liệu thống kê, trung bình hằng năm cả nước có khoảng 400000 sinh viên tốt nghiệp tuy nhiên số liệu về những sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không có việc làm lại đang gia tăng nhanh chóng Theo số liệu quý 2 năm 2016, cả nước có 1,088 triệu người lao động trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp Đáng chú ý, trong số những người bị thất nghiệp có tới 418.200 người có chuyên môn kỹ thuật, cụ thể có 191.300 người có trình độ từ đại học trở lên, 94.800 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp

và 59.100 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên thành thị là 11,3% trong tổng số người thất nghiệp-gấp 5 lần tỷ lệ thất nghiệp chung Ngoài ra, số người thất nghiệp dài hạn trên 12 tháng chiếm tới 22,6% tổng số người thất nghiệp Cũng theo bộ LĐTBXH, thị trường lao động “đang thừa ở nhóm lao động mà thị trường lao động không cần như ngành quản trị kinh doanh, kinh tế; nhưng lại đang thiếu các kỹ sư công nghệ, kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật” Thực trạng này đặt ra cho các trường Đại học trong đó có Trường Đại học Kinh tế Huế thách thức lớn

vì sẽ ảnh hưởng đến quy mô đào tạo của khối ngành này những năm tới

Ngành hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) là một ngành mới trong chương trình đào tạo của khối ngành kinh tế và cũng chỉ có một số trường đào tạo ngành này Việc đánh giá tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp là rất cần thiết để tiến

tới đào tạo theo nhu cầu xã hội Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin kinh tế - Đại học kinh tế - Đại học Huế” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2016 Đề tài này sẽ khảo sát,

đánh giá tình hình việc làm của sinh viên ngành hệ thống thông tin quản lí thuộc khoa

Hệ thống thông tin kinh tế - Đại học kinh tế – Đại học Huế sau khi tốt nghiệp nhằm cung cấp số liệu phục vụ cho công tác quản lí của Khoa cũng như của Trường đại học kinh tế Huế trong thời gian tới

2 Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng việc làm của sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lí thuộc Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - Đại học kinh tế Huế từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của ngành này

 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa lí luận về lao động và việc làm

Trang 8

- Khảo sát, đánh giá về việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành HTTTQL

- Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - Đại học kinh tế - ĐH Huế

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành HTTTQL của Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - Đại học kinh tế Huế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành HTTTQL – ĐHKT – ĐH Huế

- Đối tượng khảo sát: Các sinh viên đã tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản

lý - Trường Đại học kinh tế - ĐH Huế từ khóa 42 đến khóa 45

 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 12 tháng Số liệu

sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ 7/2016 – 8/2016 và thu thập các số liệu thứ cấp liên quan phục vụ cho quá trình phân tích

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc gửi bảng hỏi

trực tuyến cho các cựu sinh viên tốt nghiệp ngành HTTTQL các khóa từ 42 đến 45 hiện chưa đi làm hoặc đã và đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp trên cả nước

- Phương pháp thu thập thông tin: sử dụng bảng hỏi trực tuyến (được thiết kế

trên googledocs của nhà cung cấp Google) được gửi tới email, qua mạng xã hội facebook để thu thập thông tin sơ cấp Đồng thời, nghiên cứu cũng thu thập thông tin thứ cấp từ các phòng ban (như Đào tạo đại học, Khảo Thí- Đảm bảo chất lượng và Công tác sinh viên)

- Phương pháp xử lý: sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu

- Phương pháp phân tích: sử dụng các công cụ thống kê như thống kê mô tả,

ước lượng, kiểm định mối liên hệ, kiểm định các cặp giả thiết, hồi quy tuyến tính cũng như sử dụng hồi quy Binary Logistic và minh họa bằng các bảng, biểu, đồ thị thống

Câu hỏi 1: tỷ lệ sinh viên (SV) ngành HTTTQL tốt nghiệp có được việc làm là bao nhiêu?

Câu hỏi 2: các đặc điểm cá nhân của đối tượng khảo sát có ảnh hưởng đến tình trạng việc làm của họ hay không?

Câu hỏi 3: Sinh viên tốt nghiệp ngành HTTTQL nói gì về mức độ tầm quan trọng của của đơn vị tuyển dụng đào tạo và cơ sở đào tạo trong việc tiếp cận việc làm?

Trang 9

Câu hỏi 5: Khả năng SV có việc làm thay đổi như thế nào khi các yếu tố khác thay đổi? Câu hỏi 6: có sự khác biệt trong thu nhập của SV có việc làm theo các đặc điểm cá nhân hay không?

Câu hỏi 7: Giải pháp nào nhằm giúp cho sinh viên ngành HTTTQL có được việc làm sau tốt nghiệp từ chính bản thân sinh viên ngành HTTTQL, từ phía Cơ sở đào tạo và từ phía nhà tuyển dụng?

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

- Chương 2: phân tích thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành HTTTQL thuộc Khoa HTTTKT – Đại học kinh tế Huế

- Chương 3: Đề xuất một số kiến nghị nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên của ngành HTTTQL– ĐHKT Huế

Trang 10

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cở sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

ra hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ để được trả lương hoặc kiếm lợi nhuận Nói

theo cách khác, đó là những người làm việc ở một công việc được trả lương hoặc một việc tự kinh doanh để kiếm lợi nhuận trong khoảng thời gian ít nhất là 1 giờ trong giai đoạn khảo sát Vì vậy, họ là những người:

- Làm một số công việc được trả tiền công hoặc tiền lương bằng tiền mặt hoặc hiện vật

- Có thỏa thuận lao động chính thức nhưng tạm thời không làm việc trong thời gian được đề cập

- Làm một số công việc vì lợi nhuận hoặc vì lợi ích cho gia đình dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật

- Đã làm cho một doanh nghiệp chẳng hạn như một cơ sở kinh doanh, trang trại hoặc dịch vụ nhưng tạm thời đang không làm việc trong khoảng thời gian được đề cập đến vì một lý do cụ thể nào đó, được hiểu là ‘được thuê làm việc’

Như vậy, một người được coi là không có việc làm hay còn gọi là thất nghiệp bao gồm những người ở độ tuổi nhất định (chẳng hạn từ 15 tuổi trở lên) mà trong thời gian khảo sát (thường là trong tuần trước đó hoặc 7 ngày trước đó) đáp ứng tất cả 3 điều kiện: “không có việc làm” (không làm việc dù chỉ là 1 giờ, không làm việc làm công ăn lương lương hoặc việc tự làm), “sẵn sàng làm việc” và “đang tìm việc”

Điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể về tỷ lệ có việc làm đối với nhiều quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nơi phần lớn người lao động làm việc trong ngành nông nghiệp tự cung tự cấp với rất ít hoặc không có sự kết nối với nền kinh tế thị trường Khi định nghĩa mới được áp dụng, các cuộc điều tra về thị trường lao động sẽ

đo lường được tốt hơn bộ phận thất nghiệp ở nền kinh tế thị trường (thay vì bị lẫn lộn với ngành nông nghiệp tự cung tự cấp) và giúp chỉ ra được tình trạng không sử dụng được đầy đủ tiềm năng của lực lượng lao động (labour underutilization) trong nền kinh tế

1.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh lao động - việc làm và phương pháp tính

Trang 11

1.1.2.1 Lực lượng lao động

Khái niệm: Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động

kinh tế hiện tại) bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát)

Phương pháp tính: Một số chỉ tiêu được dùng để đo lực lượng lao

động (mức độ tham gia hoạt động kinh tế) như sau:

a Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô (tỷ lệ hoạt động thô)

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô (tỷ lệ hoạt động thô) là chỉ tiêu tương đối, biểu hiện bằng số phần trăm những người hoạt động kinh tế (lực lượng lao động-LLLĐ) chiếm trong tổng dân số, tỷ lệ này bị ảnh hưởng mạnh bởi cấu trúc tuổi của dân số

Công thức tính:

b Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung (tỷ lệ hoạt động chung)

Tỷ lệ tham gia lực lượnglao động chung (tỷ lệ hoạt động chung) là trường hợp đặc biệt của “Tỷ lệ thamgia LLLĐ thô” khi chỉ tính những người trong độ tuổi có khả năng lao động Ví dụ, Luật Lao động quy định giới hạn tuổi tối thiểu là 15 tuổi, thì công thức tính là:

c Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (tỷ lệ hoạt động trong

độ tuổi lao động)

Tỷ lệ tham gia LLLĐ trong độ tuổi lao động (tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động) là số phần trăm nhữngngười trong độ tuổi lao động tham gia lao động chiếm trong tổng dân số trong độ tuổi lao động Luật Lao động hiện hành của Việt Nam quy

Định "tuổi lao động" bao gồm các độ tuổi từ 15 đến hết 59 tuổi đối với nam và từ 15

đến hết 54 tuổi đối với nữ (theo khái niệm "tuổi tròn") Số còn lại là "ngoài tuổi lao động"

Công thức tính:

Trang 12

d Tỷ lệ tham gia LLLĐ (tỷ lệ hoạt động kinh tế) đặc trưng theo giới tính

Cả ba số đo về tỷ lệ thamgia hoạt động kinh tế (tỷ lệ hoạt động thô, tỷ lệ hoạt động chung và tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động) thường tính tách riêng cho nam

và nữ Khi đó, các tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ tham gia LLLĐ (tỷ lệ hoạt động kinh tế) đặc trưng theo giới tính

1.1.2.2 Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

Khái niệm

a Việc làm

Điều 13 Bộ luật Lao động quy định “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu

nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việclàm.”

b Dân số từ 15 tuổi trở lên có việc làm

Dân số có việc làm/làm việc bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên trongkhoảng thời gian tham chiếu (một tuần), thuộc một trong các loại sau đây:

(1) Làm việc được trả lương/trả công:

- Làm việc: những người trong thời gian tham chiếu đã làm một số công việc để

được trả lương hoặc trả công bằng tiền hay hiện vật;

- Có việc làm nhưng không làm việc: những người hiện đang có việc làm, nhưng

trong khoảng thời gian tham chiếu đang tạm thời nghỉ việc nhưng vẫn có những dấu hiệu còn gắn bó với việc làm của họ (như: vẫn đượctrả lương/trả công, được bảo đảm sẽ trở lại làm việc, có thoả thuận trở lại làm việc sau khi nghỉ tạm thời, v.v )

(2) Tự làm hoặc làm chủ:

- Tự làm: những người trong thời gian tham chiếu đã tự làm một số công việc để

có lợi nhuận hoặc thu nhập cho gia đình, dưới hình thức bằng tiền hay hiện vật;

- Có doanh nghiệp nhưng không làm việc: những người hiện đang làm chủ doanh

nghiệp, có thể là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, một trang trại hoặc một cơ sở dịch vụ, nhưng trong thời kỳ tham chiếu họ đang nghỉ việc tạm thời vì một số lý do

cụ thể

* Người có việc làm: là người thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đang làm việc trong tuần trước thời điểm quan sát

Trang 13

+ Nghỉ việc nhưng vẫn đang hưởng tiền lương, tiền công, bảo hiểm (trừ trường hợp người đang hưởng lương hưu nhưng không làm việc trong tuần trước thời điểm điều tra);

+ Trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ không hưởng lương, không đượcnhận tiền công vì các lý do khác nhau nhưng chắc chắn sẽ quay trở lại làm việctrong một khoảng thời gian tối đa là 1 tháng

Tổ chức Lao động Quốc tế(ILO) quy định, với hoạt động kinh tế hiện tại, thời gian tối thiểu để một người có thể được xem xét có việc làm (làm việc) là trong 07 ngày qua phải có ít nhất 01 giờ làm việc để tạo thu nhập chính đáng

Những người tự làm/làm chủ được xem là “có việc làm” nếu trong thời gian

nghỉ việc tạm thời, đơn vị nơi họ làm việc hoặc đơn vị mà họ làm chủ vẫn tiếp tục hoạt động và họ vẫn được tiếp tục làm việc trong thời gian tới

Những người giúp việc gia đình được trả công cũng được xếp vào nhóm" tự làm/làm chủ", nghĩa là không phân biệt số giờ mà họ đã làm việc trong khoảng thời

gian tham chiếu (07ngày qua)

· Những người tập sự hay học nghề được chi trả bằngtiền hay hiện vật được xếp

vào nhóm"được trả lương/trả công"

Phương pháp tính

Ở chỉ tiêu dân số hoạt động kinh tế (hay lực lượng lao động) đã trình bày các số

đo về hoạt động kinh tế, như: tỷ lệ hoạt động thô, tỷ lệ hoạt động chung, tỷ lệ hoạt động đặc trưng theo tuổi-giới tính Các tỷ lệ này cũng được tính cho lao động có việc làm Vì vậy, sẽ không định nghĩa lại các tỷ lệ như vậy, mà chỉ đưa thêm hai tỷ lệ sau đây:

Tỷ lệ có việc làm trên lực lượng lao động

Tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động

Trang 14

Biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm tổng số người trong độ tuổi lao động có việc

làm/làm việc chiếm trong tổng dân số trong độ tuổi lao động

Công thức tính:

1.1.2.3 Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số

Khái niệm

Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số là tỷ lệ phần trăm tổng số người

đang làm việc chiếm trong tổng dân số

Công thức tính:

1.1.2.4 Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo

 Khái niệm

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo là tỷ lệ số lao động

đang làm việc đã qua đào tạo chiếm trong tổng số lao động đang làm việc trong kỳ

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề:

Trang 15

Công thức tính:

Số lao động được tính đã qua đào tạo nghề tại thời điểm tổng hợp báo cáo (t) được từ các nguồn sau:

- Số lao động đã qua đào tạo trong các cơ sở đào tạo nghề (bao gồm các cơ sở cônglập

và ngoài công lập) dưới 3 tháng và được cấp giấy chứng nhận;

- Số lao động đã qua đào tạo trong các cơ sở đào tạo nghề (bao gồm các cơ sở công lập

và ngoài công lập) từ 3 tháng đến dưới 12 tháng và được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ nghề của cơ quan có thẩm quyền

- Số lao động đã qua đào tạo trong cácTrường dạy nghề; Trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề; Trường trung học chuyên nghiệp (bao gồm các cơ sở công lập và ngoài công lập) được đào tạo nghề từ 12 tháng đến dưới 24 tháng và được cấp bằng nghề (đối với các trường hợp được đào tạo nghề trước năm 2008);

- Số lao động đã qua đào tạo trong các Trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề; Trường trung học chuyên nghiệp (bao gồm các cơ sở công lập và ngoài công lập) đã được cấp bằng Trung cấp nghề;

- Số lao động đã qua đào tạo trong các cao đẳng nghề (bao gồm các cơ sở công lập và ngoài công lập) đã được cấp bằng Cao đẳng nghề;

- Số lao động tuy chưa qua một trường lớp đào tạo nào nhưng do tự học, do được truyền nghề hoặc vừa làm vừa học nên họ đã có được kỹ năng, tay nghề tương đương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật có bằng cùng nghề và thực tế đã làm công việc này

từ 3 năm trở lên thì được tính là “Công nhân kỹ thuật không bằng cấp”

1.1.2.5 Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp

 Khái niệm

a Số người thất nghiệp

Số người thất nghiệp là những người từ 15 tuổi trở lên mà trong tuần tham chiếu

đã hội đủ các yếu tố sau đây:

(1) Không làm việc nhưng sẵn sàng và mong muốn có việc làm; và

(2) Đang đi tìm việc làm có thu nhập, kể cả những người trước đó chưa bao giờ làm việc

Số người thất nghiệp còn bao gồm các trường hợp đặc biệt sau:

Trang 16

- Những người đang nghỉ việc tạm thời nhưng không có căn cứ bảo đảm sẽ được tiếp tục làm công việc cũ, trong khi đó họ vẫn sẵn sàng làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm mới

- Những người trong thời kỳ tham chiếu không có hoạt động tìm kiếm việc làm

vì họ đã được bố trí việc làm mới sau thời tạm nghỉ việc

- Những người đã thôi việc không được hưởng tiền lương/tiền công; hoặc

- Những ngườ ikhông tích cực tiềm kiếm việc làm vì họ tin rằng không thể tìm được việc làm (do hạn chế về sức khoẻ, trình độ chuyên môn không phù hợp,…)

b Người thất nghiệp: là những người có khả năng lao động, trong tuần trước thời

điểm quan sát (tham chiếu) không có việc làm, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc để tạo ra thu nhập

Thứ nhất, mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là:

- Muốn làm thêm một (số) công việc để tăng thêm giờ

- Muốn thay thế một trong số (các) công việc đang làm bằng một công việc khác

để có thể làm việc thêm giờ

Trang 17

- Muốn tăng thêm giờ của một trong các công việc đang làm, hoặc kết hợp 3 loại mong muốn trên

Thứ hai, sẵn sàng làm việc thêm giờ, nghĩa là trong thời gian tới (ví dụ một tuần)

nếu có cơ hội việc làm thì họ sẵn sàng làm thêm giờ ngay

Thứ ba, thực tế họ đã làm việc dưới một ngưỡng thời gian cụ thể đối với tất cả

các công việc đã làm trong tuần tham chiếu Giống như các nước đang thực hiện chế

độ làmviệc 40 giờ/tuần, “ngưỡng thời gian” để xác định tình trạng thiếu việc làm của nước ta là “đã làm việc dưới 35 giờ trong tuần tham chiếu”

 Phương pháp tính

Có hai chỉ tiêu đo lường mức độ thiếu việc làm như sau:

(1) Tỷ lệ phần trăm thiếu việc làm so với lực lượng lao động:

(2) Tỷ lệ phần trăm thiếu việc làm so với số người đang làm việc:

mở rộng thêm về quy mô và các mặt hoạt động, sắp xếp lại lao động “

 Phương pháp tính

Số lao động được tạo việclàm trong năm được tính theo công thức sau:

Trang 18

1.1.2.8 Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với hình thức thực tập nâng cao tay nghề

- Hợp đồng cá nhân người lao động với chủ có nhu cầu sử dụng lao động

Công thức tính:

VLxk = VLdnxk+ VLnt + VLdnxktt + VLxkcn

Trong đó:

VLxk: là tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

VLdnxk: là số lao động do các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp được phép hoạt động đưa lao độngđi làm việc ở nước ngoài

VLnt: là số lao động do các doanh nghiệp trúng thầu; các tổ chức, cá nhân đầu tư

ra nước ngoài đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

VLdnxktt: là sốlao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề

VLxkcn: là số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng cá nhân

1.2.1 Một số vấn đề chung về ngành Hệ thống thông tin quản lý (Management of information system - MIS)

Có rất nhiều định nghĩa đưa ra về hệ thống thông tin quản lý – HTTTQL (MIS)

nhưng tựu chung lại thì HTTTQL là ngành học nghiên cứu về con người, công nghệ và

Trang 19

những tổ chức [4] (nguyên văn “Management Information Systems (MIS) is the study

of people, technology, and organizations”) và mối quan hệ giữa các yếu tố này

Khi công nghệ càng phát triển thì nhu cầu nhân lực về lĩnh vực này càng gia tăng Các chuyên gia HTTTQL giúp doanh nghiệp nhận ra lợi ích tối đa từ việc đầu tư vào con người, thiết bị và quy trình nghiệp vụ Điều quan trọng đối với những người làm việc trong lĩnh vực này là kỹ năng giao tiếp tốt và một sự hiểu biết thấu đáo về kinh doanh

Nhiều người cho rằng HTTTQL liên quan đến lập trình nhiều hơn, nhưng thực tế chỉ là một phần nhỏ HTTTQL tập trung vào phân tích dữ liệu, kết nối giữa các bên liên quan trong doanh nghiệp và các chuyên gia công nghệ thông tin, lãnh đạo, quản lý

dự án, dịch vụ khách hàng, cũng như cách làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn Đây cũng chính là các khía cạnh tạo nên sự khác biệt giữa một chuyên gia HTTTQL và một chuyên gia về khoa học máy tính HTTTQL giúp các tổ chức đạt được hiệu quả cao hơn thông qua hệ thống kỹ thuật

Một vài sự khác biệt giữa MIS với ngành khoa học máy tính (computer science) cũng như ngành kĩ thuật máy tính điện tử (Electrical Computer Engineering) được liệt

Khoa học máy tính (CS – Computer Science)

Kỹ thuật máy tính điện tử (ECE - Electrical Computer Engineering)

Trọng tâm

(Focus)

Tổ chức (Organization)

Phần mềm (Software) Sản phẩm (Product)

Mục tiêu

(Objective)

Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh (More efficient or effective business)

Chương trình máy tính đáng tin cậy (Reliable computer program)

Sản phẩm kỹ thuật được cải tiến (Improved engineer product)

Kĩ năng

cốt lõi

(Core Skill)

Giải quyết vấn đề (Problem solving)

Sự logic/quy trình (Logic/Procedure)

Kỹ thuật (Engineering)

Nhiệm vụ

cốt lõi

(Core Task)

Xác định những yêu cầu kinh doanh cho hệ thống

thông tin (Determine business

Cung cấp hệ thống thông tin để đáp ứng yêu cầu xác định (Deliver information

Xác định các yêu cầu

xử lý thông tin cho thiết bị (Determine

Trang 20

requirements for information systems)

systems to meet defined requirements)

information processing requirements for device)

Ứng dụng (Applied)

Cân bằng Balanced

Chức vụ

(Generic Job

Title)

Phân tích/thiết kế (Analyst/Designer)

Người xây dựng (Builder)

Kiến trúc sự và người xây dựng (Architect and Builder)

Lập trình ứng dụng (Application Programmer)

Manage)

Quản lý chương trình (Programming Manager)

Kỹ sư cao cấp hoặc quản lý sản phẩm (Senior Engineer or Product Manager)

Bằng cấp

(College

Home)

Kinh doanh (Business)

Các vị trí công việc của MIS bao gồm:

• Phân tích kinh doanh (Business Analyst)

Trang 21

• Ứng dụng phát triển kinh doanh (Business Application Developer)

• Tư vấn CNTT (IT Consultant)

• Phân tích hệ thống (Systems Analyst)

• Trưởng dự án phát triển CNTT (IT Development Project Leader )

• Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator )

• Chuyên viên phân tích kinh doanh thông minh (Business Intelligence Analyst)

• Phát triển hệ thống (Systems Developer)

• Chuyên viên phân tích cơ sở dữ liệu (Database Analyst)

• Phát triển Web (Web Developer)

• Quản trị mạng (Network Administrator)

• Chuyên gia Hỗ trợ kỹ thuật (Technical Support Specialist)

• Hệ thống quản lý thông tin (Information Systems Manager)

• Liên lạc người dùng IT (IT User Liaison )

Hiện nay, rất nhiều trường đại học trên thế giới đào tạo cử nhân Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management Information Systems) Theo khảo sát về vị trí việc làm và nghề nghiệp của tạp chí Wall Street Journal, Mỹ (năm 2011), sinh viên tốt nghiệp chương trình ngành MIS tại các nước phát triển đều có mức lương khởi điểm khá cao và sự hài lòng với nghề nghiệp lựa chọn Tại Mỹ, nghề MIS có lương khởi điểm đứng thứ 15/144 nghề nghiệp, có sự thỏa mãn nghề nghiệp trong nhóm đầu 5 ngành nghề

Bảng 1.2: Thu nhập của lao động trong một số ngành nghề

Trang 22

(Nguồn: business.uconn.edu)

Qua bảng trên cho thấy mức lương của ngành MIS luôn ở top đầu trong các ngành nghề có mức lương cao đã cho thấy sức hấp dẫn của ngành này Nguồn nhân lực trong lĩnh vực HTTTQL ở Việt Nam hiện nay rất khan hiếm Nhiều tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu cao về nhân lực nắm vững kiến thức cơ bản về quản lý và kinh doanh, tin học và hệ thống thông tin; có kiến thức chuyên sâu và kĩ năng nghề nghiệp

về thiết kế, vận hành, quản trị các HTTTQL – kinh doanh; có năng lực tổng hợp, phân tích thông tin, trợ giúp hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách, dự án về phát triển và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp

Trong khi đó, chỉ có một số ít trường đại học ở Việt Nam đào tạo ngành này như Đại học kinh tế quốc dân, Đại học kinh tế Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên, Học viện ngân hàng, Đại học kinh tế Tp HCM Số lượng SV theo học chưa nhiều do ngành này là một ngành mới, công tác quảng bá về ngành học chưa thực sự tiến hành Thêm vào đó, chương trình chưa được cập nhật liên tục, chưa đáp ứng được nhu cầu của người học về các khối kiến thức, đặc biệt về các khối kiến thức CNTT tiên tiến và khoa học quản lý hiện đại là những nguyên nhân ngành học này chưa thu hút được nhiều người học Điều này đòi hỏi các trường cần có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thường xuyên cập nhật những xu hướng CNTT mới trên thế giới vào công tác giảng dạy để đáp ứng nhu cầu công việc cho SV sau tốt nghiệp

1.2.2 Tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Trang 23

Việc làm luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của sinh viên sau khi tốt nghiệp từ các trường cao đẳng – đại học Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên, 70% SV Việt Nam cho biết lo lắng hàng đầu hiện nay là việc làm Theo số liệu công

bố mới nhất của Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH đã thống kê Quý 1/2016 cả nước có 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp Đây là con số đáng quan ngại thể hiện tỷ lệ thất nghiệp cao trong nền kinh tế

Một cuộc khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách thuộc trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu SV thuộc 5 khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006 đến 2010) của 3 trường ĐH lớn: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy có đến 26,2% cử nhân cho

biết chưa tìm được việc làm, cho dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng “là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo” Trong số này, 46,5% cho biết đã từng xin việc nhưng không thành

công, 42,9% lựa chọn một giải pháp an toàn là… tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác Tình trạng trên không chỉ xảy ra với các SV có bằng loại khá, trung bình khá mà thậm chí cả những SV ra trường với tấm bằng loại giỏi vẫn khó xin việc

Nhiều SV ra trường không xin được việc làm đã chọn giải pháp học lên cao học hoặc dành thời gian và tiền bạc đi học thêm các kỹ năng như tiếng Anh, tin học, nghiệp vụ thư ký, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ báo chí… để có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai Cũng có nhiều SV ra trường đã tìm được việc làm sau một vài tháng đầu vật lộn nhưng hầu hết trong số họ không mấy ai được làm công việc theo đúng chuyên ngành mình đã học Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành của SV khối tự nhiên là khoảng 60%, còn các trường thuộc khối

xã hội thấp hơn nhiều Một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 100 SV khối xã hội mới tốt nghiệp chỉ có khoảng 10 người tìm được công việc đúng chuyên môn Số còn lại làm những công việc khác để lo cho cuộc sống và chờ cơ hội Để xin được những công việc khác này, SV phải học thêm nhiều kiến thức có thể khác rất xa chuyên môn đã học Như vậy việc làm cho SV sau khi ra trường thực sự là vấn đề xã hội nan giải

Có rất nhiều nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp đối với các cử nhân sau khi

tốt nghiệp Có thể kể ra một số nguyên nhân chính như sau:

 Chất lượng giáo dục: Chất lượng đào tạo CĐ, ĐH của chúng ta còn nhiều hạn

chế trong đó hạn chế nhất là nội dung học chưa đi sâu vào thực tế, cơ bản nặng về lý thuyết, ít về thực hành Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách: có đến 91% cựu SV cho rằng, chương trình quá nặng về lý thuyết,

Trang 24

89% “than thở” nhà trường thiếu đào tạo kỹ năng làm việc Theo đó, tính phù hợp của chương trình với thị trường lao động chỉ đạt một con số rất khiêm tốn là 12%, chỉ có 24% SV cho rằng kiến thức được học phù hợp với công việc, 76% cho rằng không phù hợp với công việc thực tế Dường như các môn học trong chương trình đào tạo đã không còn phù hợp với đòi hỏi thực tế của thị trường, nội dung nặng lý thuyết, thiếu thực hành, thiếu trang bị kỹ năng làm việc nên nhiều SV ra trường không xin được việc làm hoặc có việc làm nhưng không đảm nhiệm được vị trí công tác, phải đào tạo lại

 Thiếu khả năng thực tế: Nhiều SV thi vào một trường ĐH hay CĐ nào đó

không phải vì ham mê, yêu thích hay có năng khiếu mà chỉ vì thi lấy một trường để đi học Cũng có nhiều SV có năng khiếu về chuyên ngành mình theo học nhưng trong suốt mấy năm học ĐH đã không chịu khó học hành, rèn luyện kĩ năng, học hỏi kinh nghiệm nên khi ra trường không tránh khỏi việc lúng túng khi tiếp cận với công việc Trong khi xã hội ngày càng đòi hỏi người thực sự có khả năng làm việc hiệu quả, có chất lượng thì tất yếu những người không có khả năng sẽ bị xã hội tự đào thải Có một

độ “vênh” nhất định giữa đào tạo ĐH và yêu cầu của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội Độ vênh đó thể hiện cả trong kiến thức và các kĩ năng cứng và mềm của SV Trên thực tế, SV mới tốt nghiệp thường phải được đào tạo lại tại nơi tuyển dụng từ 6 tháng đến 1 năm Các nội dung đào tạo lại không chỉ là chuyên môn nghiệp vụ mà cả thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp, kỉ luật lao động cho đến các kĩ năng cơ bản trong việc ứng phó và giải quyết các vấn đề thực tiễn của lao động sản xuất kinh doanh

 Định hướng không rõ ràng: Định hướng nghề nghiệp không rõ ràng của sinh

viên có ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu kiến thức trong quá trình học cũng cơ hội kiếm được việc làm của SV ra trường Một nghiên cứu do trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà nội cho thấy: có đến 70% SV năm cuối của ĐHQG Hà Nội vẫn chưa thấy được mối liên hệ hay tính phù hợp giữa ngành học và các nghề, chưa có một định hướng cụ thể nào cho nghề nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp; 62,6% không biết gì về các nghề gắn với ngành học; 25,2% biết… sơ sơ Số SV biết rất rõ các ngành nghề gắn với ngành học chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 12,2% Cũng vì không biết mình học ra sẽ làm gì nên 69,7% SV cho biết họ chỉ kỳ vọng nghề nghiệp tương lai “phần nào phù hợp” với ngành học

Trong môi trường làm việc mà xu thế cạnh tranh đang ngày càng phát triển, nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, làm sao SV có thể bảo đảm yếu tố gắn bó với công việc ở các cơ quan tuyển dụng Một điều chắc chắn rằng, cơ quan tuyển dụng

Trang 25

sẽ không tuyển nếu không nhìn thấy ở ứng viên niềm say mê và tâm huyết nghề nghiệp mà họ đã chọn

 Thiếu kỹ năng cơ bản: Theo đánh giá của nhiều các nhà tuyển dụng thì đa số

SV mới tốt nghiệp thiếu những kỹ năng thực hành cơ bản như: Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xin việc, kỹ năng ngoại ngữ, vi

tính v.v… SV mới ra trường có kiến thức nhưng quá yếu kỹ năng xử lý những tình

huống và điều đó làm “mất điểm” ngay từ đầu tiếp xúc với các nhà tuyển dụng

 Đào tạo chưa gắn với nhu cầu xã hội: Hiện nay, có nhiều ngành nghề trong các

trường CĐ, ĐH được tuyển sinh và đào tạo ồ ạt, chỉ tiêu đào tạo vượt quá chỉ tiêu tuyển dụng Dẫn đến hiện trạng nguồn cung nhân lực vượt quá cầu nhân lực Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tình trạng thất nghiệp của SV mới ra trường Cũng

vì thế nhiều SV cầm tấm bằng giỏi mà vẫn bị loại trong các đợt xét tuyển ngạch công chức là điều dễ hiểu Để giải quyết hiện trạng này nên chăng cần có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các nhà tuyển dụng, các tổ chức xã hội để tìm hiểu nhu cầu nguồn nhân lực cũng như tạo mối quan hệ giữa nhà trường với nhà tuyển dụng, SV với các cơ quan tuyển dụng Có như vậy tình trạng thất nghiệp của SV ra trường mới có thể được giải quyết

Trang 26

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ –ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Khoa HTTTKT - ĐHKT- ĐH Huế

Khoa Hệ thống thông tin kinh tế, trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế với tiền thân là Bộ môn Khoa học cơ sở trực thuộc Khoa Kinh tế - Đại học Huế thành lập năm 1995 và được đổi tên nhiều lần để phù hợp với nhiệm vụ chính trị Đổi thành Bộ môn Thống kê toán kinh tế trực thuộc trường Đại học Kinh tế theo Quyết định số 662/QĐ – ĐHH – TCNS của Giám đốc Đại học Huế ngày 24 tháng 12 năm 2002; đổi thành Bộ môn Hệ thống thông tin kinh tế theo Quyết định số 521/QĐ – ĐHH – TCNS ngày 21 tháng 04 năm 2005 của Giám đốc Đại học Huế; Vào ngày 20 tháng 06 năm 2006, Khoa Hệ thống thông tin kinh tế chính thức được thành lập trên cơ

sở Bộ môn Hệ thống thông tin kinh tế

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Khoa không ngừng lớn mạnh cả quy

mô, cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý, chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao Chình vì vậy, ngày 10 tháng 01 năm 2006 Giám đốc Đại học Huế ký Quyết định số 024/QĐ – ĐHH – ĐT cho phép Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế mở đào tạo chuyên ngành Thống kê kinh doanh hệ Chính quy, trình độ đại học, bắt đầu tuyển sinh từ năm học

2006 – 2007

Từ năm 2006, ngoài nhiệm vụ đào tạo các môn học thuộc chương trình cơ sở và

cơ bản cho các ngành học trong và ngoài trường, Khoa còn được giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân chính quy chuyên ngành Thống kê Đến tháng 08 năm 2007, Khoa hoàn thành việc xây dựng chuyên ngành Tin học kinh tế theo chương trình đào tạo của Trường Đại học Kinh tế và Đại học Huế Hiện tại Khoa đang đào tạo SV chính quy ngành HTTTQL gồm 2 chuyên ngành là TKKD và THKT

Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực Hệ thống Thông tin Quản lý Đồng thời, Khoa cũng đảm trách đào tạo các môn học thuộc chương trình cơ bản và cơ sở, cụ thể là các môn học về Thống kê, Toán kinh

tế và Tin học Kinh tế cho tất cả các ngành học trong Trường và các trường thành viên Đại học Huế có liên quan Khoa cũng đã tổ chức, bồi dưỡng đội tuyển tham dự Olympic Toán học toàn quốc, Cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Quốc tế và đạt nhiều giải cao

Trang 27

2.2 Thực trạng SV nhập học và tốt nghiệp tại trường ĐHKT - ĐHH thời gian qua

Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình sinh viên nhập học và tốt nghiệp ĐHKT Huế

(Nguồn: Tác giả tính toán qua số liệu thu thập từ Phòng ĐTĐH)

Để có thể đánh giá chi tiết hơn tình hình SV của trường, đề tài tiến hành thu thập

số SV nhập học và tốt nghiệp ra trường các khóa 42 – 45 từ phòng ĐTĐH Kết quả thu thập được cho thấy, tổng số SV nhập học vào trường ĐHKT Huế từ khóa 42 đến khóa

45 là 4703 SV trong đó đứng đầu là số SV nhập học vào ngành QTKD (với gần 30%), ngành HTTTQL là một ngành mới nên chiếm một tỷ lệ khiêm tốn với gần 11% và chỉ đứng trên số SV nhập học của các ngành TCNH và KTCT Cũng theo kết quả bảng trên cho thấy số SV nhập học vào chuyên ngành THKT nhiều hơn SV chuyên ngành TKKD (56.08% so với 43.92%) Số liệu cho thấy hàng năm trường ĐHKT bổ sung thêm vào lực lượng lao động được đào tạo cho nền kinh tế hơn 1000 SV

Từ kết quả phân tích trên cho thấy, trong số những ngành học phát triển sau này (trừ những ngành đã có truyền thống lâu đời như QTKD, KTPT, KTKT) thì ngành

Trang 28

HTTTQL vẫn thu hút được một số lượng SV nhập học với lượng khá và theo xu hướng ngày càng tăng Tuy nhiên lượng SV tốt nghiệp hàng năm của ngành HTTTQL thấp hơn tỷ lệ chung của toàn trường

Về số SV tốt nghiệp ra trường trong giai đoạn này cho thấy chỉ có 4257 SV (chiếm 90,5% tổng số SV nhập học) và tỷ lệ SV tốt nghiệp ngành HTTTQL chiếm 10.1% tổng số SV tốt nghiệp của trường và đạt tỷ lệ tốt nghiệp 84.3% tổng số SV nhập học ngành HTTTQL Trong đó, SV chuyên ngành THKT vẫn có tỷ lệ SV tốt nghiệp ra trường lớn hơn SV chuyên ngành TKKD

2.3 Thực trạng việc làm của sinh viên K45 tốt nghiệp trường Đại học kinh tế - Đại học Huế qua cuộc khảo sát năm 2016

Năm 2016 trường ĐHKT Huế thực hiện cuộc khảo sát trực tuyến về việc làm của các SV sau khi tốt nghiệp trên trang web của trường Đây cũng là cuộc khảo sát về việc làm lần đầu tiên mà trường thực hiện nhằm phục vụ cho công tác quản lý cũng như thực hiện công tác đánh giá kiểm định ngoài theo yêu cầu của Bộ GD - ĐT Tuy nhiên, trước thực tế có rất ít SV tham gia khảo sát trực tuyến vì vậy, với vai trò đảm nhiệm cuộc khảo sát này, Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục (KT – ĐBCL) trường ĐHKT Huế đã tiến hành khảo sát tình hình việc làm chỉ dành cho khóa 45 thông qua phỏng vấn bằng điện thoại với 7 câu hỏi cho thấy một số đặc điểm như sau:

Bảng 2.2: Đặc điểm về việc làm của SV K45 Đại học kinh tế Huế

Trang 29

Biểu đồ 2.1: Tình hình việc làm của SV K45 – ĐHKT sau khi tốt nghiệp

Về khoảng thời gian nhận được việc làm sau tốt nghiệp

Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ sinh viên nhận được việc làm sau khi tốt nghiệp chưa đầy 6 tháng chiếm tới 80% tổng số SV tham gia khảo sát, trong khi đó có khoảng 20% SV nhận được việc làm sau khi tốt nghiệp 6 tháng trở lên Điều này cho thấy, SV tốt nghiệp từ trường ĐHKT có khoảng thời gian kể từ sau khi tốt nghiệp trường ĐHKT đến khi nhận được việc làm không phải là dài Đây cũng là xu hướng chung về thời gian nhận được việc làm của những SV sau khi tốt nghiệp

Về thu nhập của SV khóa 45 sau tốt nghiệp

1 Số liệu điều tra được cung cấp bởi phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lượng

Trang 30

Chiếm một nửa số SV tham gia khảo sát cho biết mức thu nhập trung bình tháng mà họ nhận được nằm trong khoảng 4-6 triệu (chiếm 53%), 40% số SV tham gia khảo sát có mức thu nhập từ 2-4 triệu và phần còn lại là những SV có mức thu nhập cao (từ 6 triệu đồng trở lên) chiếm khoảng 7% Đối với những SV mới ra trường thì mức lương không thể đòi hỏi cao ngay từ đầu tuy nhiên cũng không thể thấp hơn mức lương lao động của thị trường Điều này đã lý giải một phần nguyên nhân của tình trạng trên Tuy nhiên, do ít thông tin thu thập đã hạn chế quá trình phân tích và tìm hiểu nguyên nhân lý giải cho mức thu nhập này

Biểu đồ 2.2: Thu nhập của SV K45 sau khi tốt nghiệp trường ĐHKT

Về sự phù hợp của công việc với ngành đào tạo

Trong số những SV ra trường có việc làm thì gần 60% số SV tham gia trả lời câu hỏi này cho biết công việc của họ phù hợp với ngành đào tạo trong khi 40% còn lại cho rằng công việc của họ lại không phù hợp với ngành đào tạo Điều này cũng phản ánh một số lượng lớn SV sau khi tốt nghiệp làm việc ở những ngành nghề ít liên quan tới ngành/chuyên ngành được đào tạo Thực tế này không chỉ diễn ra ở SV thuộc khối ngành kinh tế mà còn ở các khối ngành khác ra trường thường làm việc không đúng với chuyên ngành được đào tạo Mặt khác, điều này cũng cho thấy rằng trong công tác đào tạo của các trường cần bám sát hơn nữa với thực tế, đưa các bài giảng gần hơn với thực tế giúp cho SV tiếp cận với công việc nhanh hơn, sát hơn với thực tế

Trang 31

Biểu đồ 2.3: Sự phù hợp của công việc với ngành đào tạo

Về tình trạng chuyển việc

Trong số SV tham gia khảo sát có việc làm cho biết 70.6% chưa chuyển việc lần nào, trong khi có tới gần 30% SV trả lời rằng họ đã từng chuyển việc Điều này cho thấy đa phần sau khi được tuyển dụng những SV này gắn bó với đơn vị tuyển dụng Tuy nhiên, số SV “nhảy việc” cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong số SV tham gia khảo sát Mới ra trường công việc chưa ổn định, thu nhập không như mong muốn, vì vậy tâm lý muốn chuyển sang một công việc khác tốt hơn cũng là điều dễ hiểu cho các SV sau tốt nghiệp

Kênh thông tin nhận việc làm

Kết quả khảo sát cho thấy SV vừa mới tốt nghiệp ra trường thường tìm được

công việc qua hai nguồn chính đó là “Internet” (chiếm ½ SV tham gia trả lời câu hỏi này) và do “người thân/người quen” (chiếm 43%) còn lại là do tự tạo việc làm (tự kinh doanh) và lý do khác Điều này cho thấy “Internet” là một nguồn thông tin quan trọng

để doanh nghiệp tuyển dụng lao động và SV tìm được việc làm vì vậy nên tận dụng nguồn thông tin này nhất là trong thời đại thông tin Internet bùng nổ như hiện nay

Biểu đồ 2.4: Kênh thông tin tìm kiếm việc làm của SV K45 sau tốt nghiệp

Kết quả qua cuộc khảo sát về việc làm của SV sau khi tốt nghiệp khóa 45 đã cho thấy một số kết quả đáng chú ý Tuy nhiên, cuộc khảo sát này còn thiếu nhiều thông

Trang 32

tin cá nhân của người được khảo sát (như thông tin về khoa theo học, ngành theo học,

ý kiến đánh giá về khóa học, … của SV) vì vậy chưa phân tích đầy đủ về tình trạng việc làm của SV sau tốt nghiệp và mối quan hệ giữa tình trạng việc làm với các đặc điểm cá nhân của người được khảo sát

Trang 33

2.4 Phân tích việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành HTTTQL –– Đại học kinh

tế - Đại học Huế

2.4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Bảng 2.3: Đặc điểm mẫu nghiên cứu

100

1.1 5.5 8.8 7.7 4.4 9.9 1.1 61.5

100

Độ tuổi

22-24 24-26

>=26 Tổng Giá trị khuyết thiếu

60 30.0

10 10.0 100.0

Chuyên

ngành

Thống kê KD Tin học kinh tế

41

50

45.1 54.9

45.1 54.9

Khóa học

Khóa 42 Khóa 43 Khóa 44 Khóa 45 Tổng Giá trị khuyết thiếu

16.7 11.1 27.8 44.4 100.0

17.4 9.3 30.2

Trang 34

2015 Tổng Giá trị khuyết thiếu

37

86

5

40.7 94.5 5.5

43.0 100.0

Xếp loại

TN

Giỏi Khá Trung bình/Trung bình

khá Tổng Giá trị khuyết thiếu

98.9 1.1

16.7 74.4 8.9

100.0

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Cuộc khảo sát tiến hành thông qua bảng hỏi trực tuyến được thiết kế trên phần mềm Googledocs của Google và được thu thập bằng cách gửi qua Email và trang Facebook của các cá nhân và lớp trong khoảng thời gian từ tháng 5/2016 đến hết tháng 6/2016 với số mẫu thu về là 91 mẫu hợp lệ Tiến hành mã hóa, xử lý dữ liệu thu thập được trên Excell và SPSS cho thấy một số đặc điểm về mẫu khảo sát như sau:

* Theo giới tính và độ tuổi

Theo số liệu bảng trên cho thấy tỉ lệ tham gia cuộc khảo sát của nam lớn hơn nữ với 44% là nữ và 56% là nam Các khóa càng gần cuộc khảo sát thì tỷ lệ tham gia cuộc khảo sát này càng lớn Độ tuổi tham gia khảo sát chủ yếu nằm trong khoảng từ 22 – 24 tuổi với 60% số SV trả lời Đây chủ yếu là những bạn SV mới tốt nghiệp vì vậy mối quan hệ với Khoa và Trường nhiều hơn so với các khóa khác do đó tỷ lệ các bạn tham gia trả lời khảo sát lớn hơn so với các độ tuổi khác

* Theo quê quán

Chủ yếu các cựu SV của Khoa HTTTKT đến từ các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong

đó Thừa Thiên Huế dẫn đầu với hơn một nửa số (61.5%) số SV tham gia khảo sát Tiếp đến là các SV đến từ Quảng Trị, Quảng Bình và Nghệ An

Trang 35

Biểu đồ 2.5: Quê quán của SV tham gia khảo sát

* Theo chuyên ngành và khóa học

Cuộc khảo sát thu hút sự tham gia của SV chuyên ngành Tin học kinh tế nhiều hơn so với chuyên ngành Thống kê kinh doanh với số lượng lần lượt là 55% và 45% Tiến hành phân tích chi tiết theo khóa học của từng chuyên ngành cho thấy:

Bảng 2.4: Sinh viên tốt nghiệp ngành HTTTQL phân theo chuyên ngành và khóa học

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Theo kết quả bảng trên cho thấy, số SV tham gia khảo sát thuộc chuyên ngành THKT nhiều hơn so với chuyên ngành TKKD (54% so với 46%) Trong đó SV thuộc khóa 45 ở cả 2 chuyên ngành là lớn nhất chiếm 44.4% trong tổng số SV tham gia khảo sát của tất cả các khóa (trong đó có 42.5% SV chuyên ngành TKKD và 57.5% SV chuyên ngành THKT) vì đây là khóa mới ra trường vì vậy sợi dây liên lạc giữa khoa với các cựu SV này vẫn lớn hơn so với các khóa khác Kế tiếp là khóa 44 có số SV tham gia khảo sát đứng thứ 2

Điểm chú ý trong cuộc khảo sát này là không một SV nào của khóa 43 chuyên ngành TKKD tham gia cuộc khảo sát này Điều này cũng là một hạn chế của khảo sát online Có rất nhiều lý do khiến các bạn SV không tham gia cuộc khảo sát này như: không tiếp cận được thông tin về cuộc khảo sát, biết nhưng không muốn trả lời hoặc

Trang 36

muốn trả lời nhưng không muốn khai báo về tình trạng việc làm của mình do đang trong tình trạng chưa có việc làm (đang thất nghiệp)

* Theo xếp loại tốt nghiệp

Theo bảng trên cho thấy đa phần các bạn sinh viên tham gia khảo sát có kết quả học tập toàn khóa đạt loại khá (với 73.6%) chỉ có 16.5% SV tốt nghiệp đạt loại giỏi và 8.8% SV tốt nghiệp loại trung bình khá/trung bình Không có SV nào tốt nghiệp loại xuất sắc

Phân tổ kết hợp giữa kết quả học tập theo chuyên ngành cho kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.5: Kết quả học tập của SV ngành HTTTQL phân theo chuyên ngành

(Nguồn: xử lý số liệu điều tra)

Kết quả cho thấy đa phần SV có kết quả học tập loại khá với 74.4% Trong đó

có tới 70% SV tham gia khảo sát của chuyên ngành TKKD có kết quả học tập loại khá, chỉ có 12.5% SV đạt loại giỏi trong khi có tới 78% SV chuyên ngành THKT tham gia khảo sát có kết quả học tập loại khá và 20% SV đạt loại giỏi Điều này có thể thấy SV tốt nghiệp chuyên ngành THKT có kết quả học tập tốt hơn SV tốt nghiệp chuyên ngành TKKD

2.4.2 Thực trạng về việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành HTTTQL – Khoa HTTTKT – Đại học kinh tế - Đại học Huế

2.4.2.1 Tình trạng chung về việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành HTTTQL

Bảng 2.6: Tình trạng việc làm của SV ngành HTTTQL

Trang 37

Tình trạng việc làm Tần số % % hợp lệ % tích lũy

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Với số mẫu hợp lệ thu được qua cuộc khảo sát cho thấy có 78 SV trả lời có việc làm tại thời điểm khảo sát chiếm 85.7% tổng số SV tham gia khảo sát Chỉ có 14.3% hiện tại chưa có việc làm Điều này cho thấy, SV tốt nghiệp ngành HTTTQL khá dễ dàng trong tiếp cận việc làm Đối với những SV tốt nghiệp ngành HTTTQL chưa có

việc làm tại thời điểm khảo sát lý do chủ yếu là thất nghiệp tạm thời tức là “đã từng có việc làm nhưng hiện đã nghỉ việc” chiếm tới 84.6%, chỉ có 15.4% trả lời là “muốn học

tiếp” (những SV này thuộc chuyên ngành THKT đang theo học Kỹ sư cầu nối tại Nhật Bản thuộc dự án hợp tác giữa FPT và với đối tác Nhật Bản)

(Nguồn: xử lý số liệu điều tra)

Phân tích đặc điểm về tình trạng việc làm cho thấy một số đặc điểm chi tiết như sau:

Trang 38

% Chuyên ngành 14.3 85.7 100.0

(Nguồn: xử lý số liệu điều tra)

Kết quả bảng trên cho thấy, cả 2 chuyên ngành của ngành HTTTQL tỷ lệ có việc làm của SV đều trên 80% thậm chí chuyên ngành THKT tỷ lệ này là gần 90% cao hơn

so với chuyên ngành TKKD Điều này dẫn đến tỷ lệ SV không có việc làm của chuyên ngành TKKD cũng cao hơn so với chuyên ngành THKT (17.1% so với 12%) Trong tổng số SV có việc làm thì SV chuyên ngành THKT chiếm 56.4% trong khi tỷ lệ này cho SV chuyên ngành TKKD là 43.6%

(Nguồn: xử lý số liệu điều tra)

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ SV là nam giới có việc làm lớn hơn so với SV là

nữ giới (59% so với 41%) Trong tổng số SV nữ tham gia khảo sát thì có tới 80% có việc làm trong khi tỷ lệ này ở SV nam tới 90.2% Điều này kéo theo tỷ lệ SV tham gia khảo sát không có việc làm ở nữ giới cao gần gấp đôi so với nam giới (61.5% so với

38.5%) Điều này cho thấy SV tốt nghiệp ngành HTTTQL là nam giới có lợi thế hơn trong việc tìm kiếm việc làm so với nữ giới

Trang 39

(Nguồn: xử lý số liệu điều tra)

Theo kết quả khảo sát cho thấy100% SV tham gia khảo sát tốt nghiệp thuộc khóa 42 đã có việc làm Điều này cũng dễ hiểu vì các SV thuộc khóa 42 ra trường đã một thời gian dài vì vậy tình trạng việc làm đã đi vào ổn định hơn so với các khóa khác Tiếp đến là SV thuộc các khóa 44 và 45 với tỷ lệ có việc làm lần lượt là 88% và 82.5% Tuy nhiên, tỷ lệ có việc làm trong tổng số những SV có việc làm sau khi tốt nghiệp cao nhất thuộc về SV khóa 45 với 42.9%, trong khi tỷ lệ này ở K43 chỉ là 9.1%; K44 là 27.8% và K42 là 19.5% Trong tổng số những sinh viên tốt nghiệp ngành HTTTQL không có việc làm thì SV thuộc K45 chiếm tỷ lệ cao nhất với 53.8%, K43 và K44 có tỷ lệ như nhau với 23.1%

* Theo xếp loại tốt nghiệp

Bảng 2.11: Tình trạng việc làm của SV tốt nghiệp ngành HTTTQL

theo xếp loại tốt nghiệp

Ngày đăng: 09/03/2019, 01:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Báo Điện tử Dân trí (2015a), 15 giải pháp khắc phục tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp, truy cập 4/9/2016 từ http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/15-giai-phap-khac-phuc-tinh-trang-sinh-vien-ra-truong-that-nghiep-1431206737.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: 15 giải pháp khắc phục tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp
[2] Báo điện tử Dân Trí (2015b), Hệ thống thông tin quản lý – ngành “hốt” tiền và dễ thăng tiếnhttp://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/he-thong-thong-tin-quan-ly-nganh-hot-tien-va-de-thang-tien-1426010119.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống thông tin quản lý – ngành “hốt” tiền và dễ thăng tiến
[3] Bùi Thị Lan (2008), Vấn đề việc làm của sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp, Đề tài NCKH của sinh viên, Lớp: QH -2008-S, Sư phạm Vật lý, trường đại học Giáo Dục- Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề việc làm của sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp
Tác giả: Bùi Thị Lan
Năm: 2008
[4] Bùi Thị Ngọc, Lê Thị Tú Oanh, Tạ Thị Thúy Hằng, “Tình trạng việc làm của sinh viên kế toán, Đại học lao động – xã hội: thực trạng và giải pháp”(http://ulsa.edu.vn/NewsDetail.aspx?ID=1281) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng việc làm của sinh viên kế toán, Đại học lao động – xã hội: thực trạng và giải pháp”
[5] Đại học Đà Nẵng, Vì sao chọn ngành hệ thống thông tin quản lý (MIS), truy cập từ http://due.udn.vn/vi-vn/khoa/thong-ke-tin-hoc/chitiet/id/2019/cid/1106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì sao chọn ngành hệ thống thông tin quản lý (MIS)
[6] Đại học Arizona (2015), What is MIS, truy cập từ https://mis.eller.arizona.edu/what-is-mis Sách, tạp chí
Tiêu đề: What is MIS
Tác giả: Đại học Arizona
Năm: 2015
[7] Huỳnh Lê Uyên Minh, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Trần Kim Hương (2015), Khoa Sư phạm Toán – Tin, Đại học Đồng Tháp,“Vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành tin học ứng dụng khóa 2010, Đại học Đồng Tháp”, (http://itf.dthu.edu.vn/uploads/MinhDungHuong.pdf) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành tin học ứng dụng khóa 2010, Đại học Đồng Tháp
Tác giả: Huỳnh Lê Uyên Minh, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Trần Kim Hương
Năm: 2015
[8] ILO (2014), Thế nào là việc làm và thất nghiệp: Một số câu hỏi thường gặp (http://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/newsitems/WCMS_309279/lang--vi/index.htm) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế nào là việc làm và thất nghiệp: Một số câu hỏi thường gặp
Tác giả: ILO
Năm: 2014
[9] Lê Thị Thanh Mai (2015), Chọn ngành học theo xu thế hội nhập http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20150118/chon-nganh-hoc-theo-xu-the-hoi-nhap/700164.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn ngành học theo xu thế hội nhập
Tác giả: Lê Thị Thanh Mai
Năm: 2015
[10] Phan Kiều Linh (2014), Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực, Chuyên san Kinh Tế Đối Ngoại – Kỳ 11 – 2014, Tr7-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực
Tác giả: Phan Kiều Linh
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w