1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của mạng lưới xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học

103 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

Mặc dù nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của MLXH đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp là một hướng đi không mới - đã nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu trước đó, nhưng hướng đi nà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU THANH

VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI XÃ HỘI VỚI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

NĂM 2015, 2016)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Chuyên ngành: Xã hội học

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU THANH

VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI XÃ HỘI VỚI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC

(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

NĂM 2015, 2016)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa

Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Người cam đoan

Nguyễn Thị Thu Thanh

Trang 4

Tôi cũng xin cảm ơn các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học, Khoa Xã hội học các năm 2015, 2016 (QH-2011 X, QH-2012 X), trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dành thời gian, nhiệt tình chia sẻ, cung cấp thông tin, góp sức cho cuộc nghiên cứu thuận lợi

Nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được nhiều sự đóng góp của Quý Thầy/Cô và bạn đọc

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Học viên

Nguyễn Thị Thu Thanh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3

3 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 16

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 17

5 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 17

6 Câu hỏi nghiên cứu 18

7 Giả thuyết nghiên cứu 18

8 Khung phân tích 19

9 Phương pháp nghiên cứu 20

NỘI DUNG CHÍNH 22

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 22

1.1 Khái niệm công cụ 22

1.2 Các lý thuyết áp dụng 23

1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ MẠNG LƯỚI XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 31

2.1 Thực trạng việc làm của SVTN 31

2.1.1 Tình hình chung về việc làm của SVTN 31

2.1.2 Đặc điểm công việc của SVTN 36

2.2 Mạng lưới xã hội của SVTN 37

2.2.1 Quan điểm của SVTN về vai trò của MLXH với việc làm sau tốt nghiệp 37 2.2.2 Mạng lưới xã hội của SVTN hiện nay 41

Chương 3 MẠNG LƯỚI XÃ HỘI VỚI VIỆC LÀM 50

CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 50

3.1 Vai trò của MLXH đối với quá trình tìm kiếm việc làm của SVTN 50

3.1.1 MLXH với thông tin tìm kiếm việc làm của SVTN 50

3.1.2 MLXH với thời gian tìm kiếm việc làm của SVTN 52

3.1.3 MLXH với chi phí tìm kiếm việc làm của SVTN 54

3.2 MLXH đối với đặc điểm công việc của SVTN 55

3.2.1 MLXH với môi trường làm việc của SVTN 55

3.2.2 MLXH với khả năng áp dụng chuyên môn vào công việc của SVTN 57

3.2.3 MLXH với thu nhập của SVTN 59

3.2.4 MLXH với sự phát triển công việc của SVTN 61

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 65

1 Kết luận 65

2 Khuyến nghị 67

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Tên viết tắt Tên đầy đủ

ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

MLXH Mạng lưới xã hội

SVTN Sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015, 2016 2011X, QH-2012X)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.2: Mạng lưới gia đình, họ hàng và khu vực làm việc của SVTN 55 Bảng 3.3: Sự phù hợp giữa trình độ của thanh niên có việc làm với yêu cầu công

Bảng 3.6: Thanh niên có việc làm chia theo vị thế việc làm 62

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Quan điểm của SVTN về nguyên nhân tìm việc chưa thành công 33 Biểu đồ 2.2: Sự phù hợp giữa chuyên môn được đào tạo với công việc hiện tại của

Biểu đồ 2.3: Vốn xã hội của sinh viên khoa XHH, ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

Biểu đồ 2.5: Sự giúp đỡ, hỗ trợ cho SVTN thông qua mạng lưới gia đình, họ

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với tư cách là một thành viên của xã hội loài người, để sinh tồn và phát triển con người không thể tách rời bản thân với đồng loại, luôn gắn kết và nằm trong lòng các mạng lưới xã hội Việc hình thành tâm lý và phát triển nhân cách toàn diện là kết quả của quá trình mà trong đó mỗi cá nhân không ngừng tương tác với nhau để thiết lập các mối liên hệ xã hội tích cực, chất lượng Theo Karl Marx bản chất con người không phải là một cái gì đó trừu tượng, luôn luôn cố kết, ổn định, mang tính đơn lẻ,

riêng biệt mà: “Bản chất của con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” [12,

tr.99-100] Do vậy lẽ tất yếu, con người không ngừng nỗ lực xây dựng, duy trì và phát triển MLXH cho bản thân và chính họ lại nằm trong sự chi phối, tác động của MLXH

Với tầm quan trọng vốn có, MLXH trở thành chủ đề nghiên cứu của khoa học liên ngành, điều đó giúp MLXH trở thành một mảnh đất khoa học có giá trị cho công cuộc nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra những phát hiện mới Có thể thấy rằng, XHH là một trong những ngành có khối lượng nghiên cứu đồ sộ về cả số lượng lẫn chất lượng,

cả không gian và thời gian về chủ đề MLXH Bằng nhiều cách diễn giải khác nhau nhưng tựu trung cốt lõi của MLXH đều xoay quanh sự phức thể [16] của các mối quan

hệ xã hội, được xây dựng giữa người với người, và trong quá trình đó sự kết nối thông tin giữa các cá nhân với nhau được thiết lập, tính hiệu quả của việc tiếp nhân thông tin tuỳ theo bối cảnh tương tác nhất định

Với sự kết nối thông tin thì MLXH ảnh hưởng đến mọi phương diện đời sống vật chất và tinh thần của con người Theo nhà xã hội học kinh điển Emile Durkheim quá trình hình thành nên “đoàn kết cơ giới” và “đoàn kết hữu cơ” chính là do sự thiết lập khác nhau căn bản về cấu trúc MLXH trong các bối cảnh lịch sử xã hội khác nhau Nhà xã hội học Mark Granovetter lại cho rằng mật độ và cường độ của các mối liên hệ

xã hội có tác dụng khác nhau đối với giao tiếp và sự hội nhập của xã hội thông qua các mối liên hệ lỏng lẻo, hời hợt luôn có vai trò hoặc tạo được nhiều thuận lợi cho các cá nhân theo đuổi mục đích của mình [49] Thậm chí, MLXH còn kiến tạo nên các vấn đề

xã hội mang tầm vĩ mô khác khi nó còn đươc xem xét là một trong những nhân tố có

Trang 8

giới WTO, Việt Nam đã và đang chứng tỏ được khả năng của mình trong việc tận dụng các thời cơ để phát triển năng động Bên cạnh những kết quả đó, Việt Nam đang phải tiếp tục vượt qua nhiều thách thức ngày càng trở nên gay gắt mà một trong số đó

là đáp ứng được nhu cầu việc làm trong xã hội và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hơn [2] khi mà mỗi tân cử nhân sau khi tốt nghiệp đều phải bước vào cuộc canh tranh khốc liệt để tìm kiếm việc làm Cuộc khủng hoảng việc làm toàn cầu đang diễn ra trên quy mô chưa từng có, tỉ lệ thanh niên không có việc làm cao hơn gấp ba lần so với lao động lớn tuổi [2] Trong quá trình đó, mỗi cá nhân cần phải gạt bỏ tâm lý thụ động việc chờ người được thay

bằng tâm thế chủ động: sẵn sàng đối phó với nạn thất nghiệp [16] một mặt phải chứng

minh được năng lực học thuật vốn có của bản thân, mặt khác phải chủ động xây dựng các mối liên hệ hỗ trợ cho quá trình kiếm việc làm

Như vậy, việc làm từ một thuật ngữ của kinh tế học đã được nhìn nhận sang góc

độ của xã hội học khi MLXH trở thành một trong những kênh quan trọng để sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm cho bản thân một công việc phù hợp Do vậy, hướng nghiên cứu

về nguồn lực lao động nói chung đặc biệt sinh viên tốt nghiệp - nhóm lực lượng lao động đặc thù nói riêng là một chủ đề mang tính thời sự Mặc dù nghiên cứu tìm hiểu

về vai trò của MLXH đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp là một hướng đi không mới - đã nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu trước đó, nhưng hướng đi này vẫn nguyên vẹn giá trị thực tiễn bởi thị trường lao động và các MLXH biến đổi liên tục, mỗi giai đoạn khác nhau, nội hàm của MLXH lại có mối liên hệ khác nhau đến vấn đề việc làm Thêm vào đó, mặc dù các công trình nghiên cứu về thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp khá phong phú, tuy nhiên nghiên cứu vai trò của MLXH đến quá trình tìm kiếm việc làm và quá trình làm việc của sinh viên tốt nghiệp đặc biệt sinh viên thuộc khối ngành khoa học xã hội nhân văn nói chung và ngành XHH nói riêng vẫn cần được quan tâm Vì vậy, chủ đề nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần cung cấp thêm các nhận thức, cập nhật mới hơn những kết quả thực nghiệm về chủ đề này

Với tất cả những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: Vai trò của mạng lưới xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học (Nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015, 2016)

Trang 9

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

MLXH và việc làm của sinh viên tốt nghiệp là một chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả ngoài nước cũng như trong nước Dưới đây là những công trình nghiên cứu tiêu biểu:

2.1 Những nghiên cứu trong nước

2.1.1 Các công trình nghiên cứu về việc làm của sinh viên tốt nghiệp

Nhóm các công trình nghiên cứu về việc làm của sinh viên tốt nghiệp đã tạo nên một bức tranh tổng thể về tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp - những khó khăn, thách thức; những yếu tố, kỹ năng để góp phần giúp sinh viên tự tin gia nhập thị trường lao động sau tốt nghiệp; những định hướng nghề nghiệp và giải pháp góp phần nâng cao khả năng hội nhập của sinh viên sau tốt nghiệp

Các cuộc điều tra lao động và việc làm hằng năm của Tổng cục thống kê và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã cho thấy quy mô về việc làm của người lao động

và đặc biệt là quy mô và tỷ lệ thanh niên tham gia thị trường lao động Vào năm 2009,

theo “Báo cáo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn quốc giai đoạn 2004 - 2008”

của Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội [37] thì tỷ lệ thanh niên tham gia thị trường lao động tăng đều trong 10 năm qua Hằng năm có từ 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp 2008, 2010,

2012 so với tỉ lệ lao động động cả nước tăng theo thời gian, cụ thể là 4,2%, 5,2%, 5,5%, tỷ lệ thanh niên thành thị thất nghiệp ở mức 9,17% cao hơn gấp 2 lần thanh niên thất nghiệp ở nông thôn 4,25% Đến 1/1/2013 thanh niên trong nhóm tuổi 15 - 24 chiếm 46,7% tổng số người thất nghiệp trong cả nước

Thị trường việc làm tiếp tục thay đổi theo thời gian Đến năm 2015 [36] số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy Việt Nam có 53,984 triệu lao động, trong đó có 52,8 triệu người có việc làm và hơn 1 triệu người thất nghiệp Lực lượng lao động thanh niên (15 - 24 tuổi) hơn 8 triệu nguời chiếm 14,8% lao động cả nước, trong đó có 7,5 triệu thanh niên có việc làm, chiếm 14,1% Tỷ trọng nữ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế đều thấp hơn nam thanh niên theo thành thị, nông thôn và 6 vùng kinh tế - xã hội Gần ¾ thanh niên có việc làm ở khu vực nông thôn Số thanh niên thất nghiệp chiếm 49,2% tổng số người thất nghiệp, cao hơn 5,4 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của

Trang 10

Nghiên cứu “Việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp” [21], tác giả Bùi Thị Lan

đã nêu rõ nghịch lý đang diễn ra, đó là việc sinh viên ra trường không có việc làm nhưng các doanh nghiệp cũng thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng Theo đánh giá của nhà tuyển dụng sau khi tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp đều có chung nhận xét: một là, sinh viên ra trường chưa thể làm ngay được công việc chuyên môn; hai là, hầu hết sinh viên không thể tự lên kế hoạch học tập để hoàn thiện bản thân trong công việc; ba là, sinh viên thiếu hoặc chưa có kĩ năng mềm cần thiết phục vụ cho công việc được giao Và trước đây, các trường đại học, cao đẳng sư phạm đào tạo sát nhu cầu thực tế của địa phương nên sinh viên ra trường mau chóng có việc làm Hiện nay, các trường sư phạm mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh và đào tạo ra một lượng sinh viên lớn hơn nhu cầu của xã hội, sau khi tốt nghiệp sinh viên phải tự xoay sở, cùng với đó một số

bạn trẻ với tâm lí “cùng sào mới vào sư phạm” tức là chỉ để được làm sinh viên, điều

đó làm chất lượng người thầy giảm sút Trong nhiều năm qua, sinh viên ra trường không có việc làm trái nghề nhiều nhưng với sinh viên sư phạm còn gặp khó khăn hơn Trên thực tế dù có bằng khá giỏi thì sinh viên sư phạm cũng chưa được nhiều doanh nghiệp chào đón Thêm vào đó là những vấn đề tiêu cực trong quá trình xin việc và thi công chức hiện nay Tác giả đã đưa ra kết quả khảo sát thực tế một số sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp: 62,16% sinh viên tốt nghiệp đang có việc làm; 37,84% chưa có việc làm Khó khăn của sinh viên gặp phải khi đi tìm việc chủ yếu là năng lực ngoại ngữ, tin học và kỹ năng phỏng vấn Hầu hết số người được khảo sát đều cho rằng để có thể làm việc được không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn phải cần kiến thức xã hội nói chung Tác giả cũng đã đề xuất một số biện pháp giáo dục nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp cho sinh viên

Công trình nghiên cứu “Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - thực trạng và giải pháp” [33] tác giả Hà Thị

Ngọc Thịnh đã phân tích thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp theo khu vực ngành kinh tế, thu nhập bình quân, sự phù hợp với chuyên ngành đào tạo, những khó khăn trong quá trình tìm kiếm và sự ổn định của công việc hiện tại Ngoài ra, tác giả đã làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xin việc và xem các mối quan hệ xã hội là một nhân tố ảnh hưởng, bên cạnh các nhân tố khác như kiến thức,

kỹ năng mềm, hoạt động làm thêm Từ đó đưa ra các giải pháp giúp sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm việc làm

Trang 11

Khi đề cập đến những nghiên cứu chuyên sâu về tình hình việc làm của sinh

viên tốt nghiệp tác giả Đặng Nguyên Anh với nghiên cứu: “Suy thoái kinh tế và những thách thức đối với giải quyết việc làm của thanh niên hiện nay” [2] đã đề cập đến 4

nội dung cơ bản như sau: Thứ nhất, cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm của thanh niên hiện nay Theo đó, tác giả đã phân tích một cách cụ thể về đặc điểm thanh niên, việc làm và những yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm của thanh niên cũng như ý nghĩa của việc giải quyết bài toán việc làm cho thanh niên hiện nay khi có khoảng 50,4% thanh niên thất nghiệp trong độ tuổi 15 - 24 Thứ hai, tác giả đã chứng minh sự suy thoái kinh tế và những tác động đến việc làm của thanh niên trên thế giới và trong nước Đáng chú ý, tác giả đã làm rõ tiền lương bất cập và thu nhập sụt giảm Thứ ba, tác giả chỉ ra những thánh thức việc làm hiện nay và chỉ ra làm thế nào để giải quyết bài toán việc làm cho thanh niên Cuối cùng, tác giả đưa ra phương hướng và giải pháp việc làm cho thanh niên trong những năm tới Công trình nghiên cứu đã phản ánh được thực trạng về việc làm của thanh niên Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất các định hướng và giải pháp khả thi nhằm giải quyết hiện quả hơn việc làm cho thanh niên, cung cấp lượng thông tin phong phú cho các nhà nghiên cứu, quản

lý, hoạch định chính sách

Cùng chủ đề việc làm của sinh viên tốt nghiệp, tác giả Nguyễn Thị Kim Sáu

đưa ra những kết quả thú vị khác trong việc đi tìm các “Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” [31] Nghiên cứu

làm rõ thực trạng, mức độ biểu hiện và thực hiện các kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên, cụ thể là các kỹ năng: lập kế hoạch, tìm kiếm thông tin, chuẩn bị

hồ sơ xin việc, kỹ năng phỏng vấn Đồng thời, tác giả đưa ra các nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng đó Cuối cùng tác giả đề xuất các biện pháp tâm lý - giáo dục, để giúp sinh viên phát triển kỹ năng, nâng cao hiệu quả quá trình làm việc Đây là cách tiếp cận mới về vấn đề việc làm của sinh viên tốt nghiệp

từ góc độ tâm lý học

Cùng về chủ đề, tác giả Trần Kiều Quỳnh đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về

“Sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn” [30] Sử dụng lý thuyết xã hội hoá cá nhân và sự lựa chọn hợp lý để phân

Trang 12

kể đối với sự thích ứng trong công việc

Trong công trình nghiên cứu về “Định hướng chọn nghề và nơi làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên hiện nay” [32], tác giả Phạm Tất Thắng đã đánh giá vấn đề công

ăn việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp đại học là một bức xúc của xã hội hiện nay Nghiên cứu giúp người đọc, và nhất là các cơ quan chức năng liên quan hiểu được nguyện vọng chọn nghề và nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp, từ đó đưa ra những dự báo khoa học, những kiến nghị và giải pháp về vấn đề việc làm, nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp Đại học Điểm nổi bật ở công trình này là việc xây dựng mối quan hệ cung và cầu trong phân công lao động xã hội ở nước ta, tạo tiền đề cho các nghiên cứu xã hội học về vấn đề việc làm của sinh viên tốt nghiệp sau này

Luận văn thạc sĩ “Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay” [15], tác giả Trần Thị Thu Hiền đã phân tích những định hướng nghề nghiệp

của sinh viên trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN sau khi ra trường; làm rõ quan điểm của sinh viên về việc làm và ảnh hưởng của gia đình, nhà trường đến sinh viên; tìm hiểu việc lựa chọn nơi làm việc và những định hướng cụ thể về công việc tương lai, nhu cầu về thu nhập của sinh viên sau khi ra trường; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến xu thế chọn nghề của sinh viên; đưa ra một số khuyến nghị: để nâng cao năng lực, trình độ cho sinh viên, đề xuất cần có chương trình học với hệ thống giáo trình chuẩn, tăng cường hơn nữa việc học ngoại ngữ và tin học (là 2 yếu tố rất cần thiết khi đi xin việc); kết hợp lý thuyết và thực tiễn nhằm nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên; thực hiện triệt để phương thức đào tạo theo tín chỉ để khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong dạy và học, và một số giải pháp đối với sinh viên, gia đình và các tổ chức xã hội, giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp tốt hơn, phù hợp hơn với năng lực sở trường của họ

Cũng về chủ đề việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, trong một công trình

nghiên cứu khác “Từ việc làm ổn định đến ổn định việc làm: người tốt nghiệp Đại học chủ động hơn trong hội nhập” [29], tác giả Trương An Quốc đã nghiên cứu vấn đề

người tốt nghiệp đại học tham gia thị trường lao động, khi đưa ra câu hỏi về việc làm mong đợi tác giả ghi nhận rằng: phần lớn người tốt nghiệp đại học mong có được một việc làm ổn định, đồng thời tác giả cũng đặt ra câu hỏi: những ai và bằng những cách nào họ có được việc làm ổn định và mặt khác ổn định liệu có mang lại nội dung và ý nghĩa như nhau ở những người được hỏi hay ngược lại, những yếu tố đó có thể biến

Trang 13

động ngay trong quan niệm của mỗi người? Bài viết phân tích hai quan niệm khác nhau về việc làm: Thứ nhất, tác giả bàn về quan niệm việc làm ổn định: Là cách nhìn

xã hội có phần máy móc, bảo thủ nghĩa là tập trung chú ý vào sự ổn định của hệ thống việc làm xã hội nhưng không ghi nhận biến đổi xã hội và đang diễn ra một cách thường xuyên và liên tục trong các thành phần, trong phân hệ trong tổng thể của nó Thứ hai, trạng thái ổn định việc làm được hiểu là: những người theo đuổi quan điểm này lại hết sức năng động và đa dạng, tuy nhiên, những hoạt động chủ yếu của họ vẫn hướng tới mục tiêu chung được xác định rõ là nhằm để duy trì, cải thiện, điều chỉnh việc làm và đảm bảo hiệu quả, chất lượng cao hơn cho công việc của mình

Nghiên cứu “Hội nhập việc làm nghề nghiệp của người tốt nghiệp Đại học”

của tác giả Trương An Quốc [28] cho thấy tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học có việc làm chủ yếu vẫn là trong khu vực nhà nước, sau đó là khu vực tư nhân và liên doanh với nước ngoài, phân bố việc làm theo lĩnh vực kinh tế, ngành nghề, theo thời gian làm việc hay theo dạng hợp đồng đã ký kết đều có sự liên quan qua lại với nhau một cách chặt chẽ, đều rất đa dạng và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố rất quan trọng là: xuất thân gia đình Tác giả chú trọng nhấn mạnh đến các mối liên hệ xã hội

mà gia đình có sẽ là một thuận lợi cho sinh viên trong quá trình tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp

Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã tái hiện được bức tranh khái quát về tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, phân tích những khó khăn, thách thức

mà họ phải đối mặt Đồng thời cũng cung cấp các thông tin hữu ích về những yếu tố,

kỹ năng, những định hướng nghề nghiệp và giải pháp góp phần nâng cao khả năng hội nhập thị trường lao động của sinh viên sau tốt nghiệp

2.1.2 Các công trình nghiên cứu về vốn xã hội, mạng lưới xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp

Phần tổng quan sẽ tóm tắt kết quả những nghiên cứu nổi bật về mối liên hệ giữa vốn xã hội, mạng lưới xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp Đầu tiên, phải kể

đến nghiên cứu “Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội thông qua một số nghiên cứu ở Việt Nam” của tác giả Lê Ngọc Hùng [17] Nghiên cứu cho thấy trong

Trang 14

chủ động dựa trên các mối liên hệ xã hội để tìm kiếm việc làm MLXH là một trong những kênh quan trọng để các tân cử nhân tìm kiếm cho bản thân một công việc phù hợp Theo tác giả mạng lưới tìm kiếm việc làm của sinh viên thông qua mô hình MLXH kiểu hỗn hợp là sự kết hợp mô hình kiểu truyền thống đặc trưng bởi các mối quan hệ gia đình và người thân quen với mô hình kiểu hiện đại đặc trưng bởi mối quan

hệ chức năng của các cá nhân với cơ quan, tổ chức và thiết chế chính thức Sinh viên

có ý thức trong việc phát triển vốn người tức là học tập để có tri thức, năng lực chuyên môn nghề nghiệp đồng thời phát triển vốn xã hội thông qua việc tiếp xúc, trao đổi và hợp tác với những cá nhân có vốn người cao Bên cạnh đó, tác giả nêu một số kiểu MLXH trong tìm kiếm việc làm các thành viên trong gia đình (61,4%) bao gồm bố mẹ, anh em, bà con ruột thịt (13,9%); những người quen thân của gia đình (11,7%), các bạn bè của cá nhân (5,4%) và những người khác (4%); những nhóm và tổ chức xã hội

mà họ có những mối liên hệ nhất định trong quá trình sống (3,5%) [14] Tác giả nhấn mạnh MLXH có vai trò trực tiếp làm cầu nối và hỗ trợ nhiều trong công cuộc tìm kiếm việc làm Nếu phân chia một cách rõ ràng thì có thể khái quát lại thành ba kiểu MLXH: Kiểu truyền thống: các cá nhân tìm kiếm việc làm thông qua các mối quan hệ của gia đình; kiểu hiện đại: các cá nhân tìm kiếm việc làm thông qua các mối quan hệ với cơ quan, tổ chức của bản thân, hoặc thông qua các trung tâm trung gian như môi giới để tìm kiếm việc làm; kiểu hỗn hợp là sự kết hợp cả truyền thống và hiện đại Trong bối cảnh hiện tại thì kiểu hỗn hợp chiếm ưu thế hơn hai kiểu còn lại [16]

Trong “Báo cáo việc làm của sinh viên tốt nghiệp 2012” Bộ Giáo dục và Đào

tạo [5] đã đưa ra được con số cụ thể về việc sử dụng các mối liên hệ xã hội để tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên như sau: trong bảy cách thức tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp, “bạn bè, người quen giới thiệu việc làm” được nhiều nhất

số sinh viên nêu ra, với tỉ lệ 23,5% “nhà trường giới thiệu” cho sinh viên tìm được việc làm chỉ được hơn 8,6%, tỉ lệ thấp nhất Đứng ở vị trí thứ hai là “người trong gia đình giới thiệu”: cách thức này được 21,0% sinh viên tốt nghiệp sử dụng để tìm được việc làm Đứng ở vị trí thứ ba là “quảng cáo việc làm” với 18,7% sinh viên sử dụng cách thức này Như vậy, trong quá trình tìm kiếm việc làm, các yếu tố quan hệ tình cảm bạn bè, người quen, người thân trong gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng hàng đầu Một điểm thú vị khác là kết quả điều tra về cách thức tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2012 cũng phát hiện ra các kiểu MLXH hỗn hợp mà sinh viên đã

Trang 15

sử dụng để tìm kiếm việc làm 10 năm trước đây Cuộc điều tra này phát hiện vai trò quan trọng và nổi trội của những cơ quan chuyên nghiệp, hiện đại như “hội chợ việc làm” Có lẽ đây là những điều mới trong cách thức tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp khi vai trò của các yếu tố chuyên nghiệp, hiện đại đang nhanh chóng phát huy tác dụng trong việc hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm việc làm Thêm vào đó, báo cáo cũng đã làm rõ được sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc tiếp cận các cách thức tìm kiếm việc làm: nam sinh viên tốt nghiệp khai thác các mối quan hệ qua bạn bè, người quen và trung tâm giới thiệu việc làm tốt hơn nữ sinh viên

Khác với các quan điểm trên, Vũ Thị Thu Hương tác giả của bài viết “MLXH với vai trò tìm kiếm việc làm trong giới trẻ hiện nay” [18] lại có một có một nhận định

khác về mạng lưới xã hội Theo tác giả mạng lưới xã hội không chỉ là mạng lưới từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan v.v mà còn là MLXH đến từ Internet: “MLXH (social network) bao gồm nhiều mối quan hệ đôi Mỗi người trong mạng lưới có liên

hệ với ít nhất 2 người khác nhưng không ai có liên hệ với tất cả những thành viên khác” Dựa trên định nghĩa này, Internet cũng được coi là 1 mạng xã hội”

“Báo cáo kết quả điều tra thông tin cựu sinh viên K52, K53” của trường

ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2013 [9] trình bày các số liệu mô tả các nguồn hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp trong quá trình tìm kiếm việc làm Chúng ta tiếp tục nhận thấy tầm quan trọng của các mối quan hệ xã hội, ở đây là các quan hệ trong gia đình, với bạn bè

- đồng nghiệp và với trường đại học cùng thầy/ cô giáo Theo đánh giá của sinh viên tốt nghiệp, họ nhận được 64,7% sự hỗ trợ từ các mối quan hệ xã hội khác nhau để có được công việc hiện tại Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thông qua các đơn vị môi giới việc làm chỉ chiếm 1,2%; 5,3% sinh viên tốt nghiệp được các đơn vị sử dụng lao động chủ động liên hệ; 35,8% đến ứng tuyển trực tiếp thông qua các nguồn thông tin khác nhau

về công việc và đơn vị tuyển dụng

Bài viết “Mạng lưới quan hệ xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp” của

tác giả Phạm Huy Cường [7] đã phân tích kết quả khảo sát 1073 sinh viên tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2013 Nghiên cứu đã mô tả cụ thể mối liên hệ giữa mạng lưới quan hệ xã hội đến khía cạnh kinh tế và phi kinh tế trong kết quả tìm

Trang 16

trực tiếp), người lao động còn sử dụng các mối quan hệ xã hội (người thân, bạn bè) như một kênh không chính thức hiệu quả Các nghiên cứu của các học giả trong nước

và trên thế giới bên cạnh sự đồng thuận sử dụng mạng lưới quan hệ xã hội như là một phương pháp tìm kiếm việc làm phổ biến còn có những tranh luận xoay quanh các tác động cụ thể của cách thức tìm kiếm này đến từng khía cạnh của công việc

Luận án Tiến sĩ “Vốn xã hội với tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” của tác giả Phạm Huy Cường [8] là một nghiên

cứu công phu, bài bản, chất lượng về chủ đề này Tác giả đã phân tích rõ vai trò của vốn xã hội trong thị trường lao động, nó không chỉ đơn thuần là kênh kết nối giữa người lao động và việc làm mà còn có ý nghĩa hai chiều từ đó gợi mở hướng nghiên cứu về “sức mạnh của các liên kết yếu” Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên tốt nghiệp đã ý thức được vai trò của mạng lưới quan hệ xã hội đối với cơ hội nghề nghiệp của mình Trên cơ sở sự kế thừa các mối quan hệ trong gia đình, sinh viên tốt nghiệp

đã tạo dựng được mạng lưới quan hệ bên ngoài gia đình với nhóm bạn, thầy cô và các thành viên cùng tham gia các tổ chức xã hội MLXH của sinh viên tốt nghiệp cho phép

họ khai thác các nguồn lực trong quá trình tìm kiếm việc làm: nguồn lực thông tin, nguồn lực tài chính, các mối quan hệ xã hội Bên cạnh các kênh tìm kiếm chính thức, nhiều sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm nhờ nguồn thông tin và sự hỗ trợ từ các thành viên trong mạng lưới quan hệ xã hội, đặc biệt là các mối quan hệ trong gia đình Quy mô khai thác các nguồn lực từ mạng lưới quan hệ xã hội trong tìm kiếm việc làm

có mối liên hệ với quy mô nguồn vốn xã hội và các yếu tố thuộc về vốn con người của sinh viên tốt nghiệp Vận dụng các mối quan hệ xã hội trong tìm kiếm việc làm có ảnh hưởng đến thời gian tìm kiếm và các đặc điểm công việc mà sinh viên tốt nghiệp đạt được Đó là: giảm thời gian tìm kiếm, giảm mức thu nhập, gia tăng sự phù hợp giữa công việc với chuyên môn được đào tạo, tập trung vào khu vực làm việc nhà nước và mức độ ổn định công việc cao hơn

Như vậy, nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của MLXH đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp đã bước đầu được quan tâm nghiên cứu và còn nhiều khoảng trống để khai phá, bổ sung những tri thức mới Kết quả nghiên cứu của Luận văn này không chỉ dừng lại ở việc bổ sung các kết quả thực nghiệm về vai trò mà MLXH trong quá trình tìm kiếm việc làm mà còn xuyên suốt phát triển công việc của sinh viên tốt nghiệp

Trang 17

2.2 Những nghiên cứu trên thế giới

2.2.1 Các công trình nghiên cứu về việc làm của sinh viên tốt nghiệp

Tại nhiều nước trên thế giới, tình hình việc làm của sinh viên ngành Khoa học xã

hội nhân văn được quan tâm và có nhiều nghiên cứu cập nhật Theo báo cáo “Gradstats employment and salary outcomes of recent higher education graduates” [45] cuả tổ

chức nghiên cứu nghề nghiệp sau tốt nghiệp của Úc1 về tình hình việc làm của cử nhân ngành khoa học xã hội và nhân văn2 như sau: Trong số sinh viên tốt nghiệp cử nhân3trong lĩnh vực nhân văn, 30,0% là nam giới và 69,9% là nữ Độ tuổi trung bình của sinh viên tốt nghiệp cử nhân trong lĩnh vực nhân văn là 22 tuổi Nhìn chung, 51,2% sinh viên tốt nghiệp cử nhân4 trong lĩnh vực nhân văn đã có sẵn việc làm toàn thời gian sau khi tốt nghiệp với hơn 31,7% làm công việc toàn thời gian5, 10,5% làm công việc bán thời gian hoặc việc làm không thường xuyên, và 5,8% không có việc làm toàn thời gian hoặc không làm việc Trung bình lương khởi điểm cho sinh viên cử nhân6 trong lĩnh vực nhân văn là 419$ Úc

Theo nghiên cứu được công bố bởi Tổ chức Prospects về việc làm sau tốt nghiệp tại Vương Quốc Anh, năm 2013 - 2014 có khoảng 200.000 cử nhân tốt nghiệp, sau 6 tháng có khoảng 76,6% sinh viên đã tìm được việc làm toàn thời gian, tăng so với số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm năm 2012 - 2013 là 75,6% trong đó kỹ

sư xây dựng có tỷ lệ việc làm cao nhất với 70%, thấp nhất là cử nhân Nghệ thuật thị giác với 51,2% có việc làm Tỷ lệ sinh viên ra trường bị thất nghiệp năm 2013, 2014 là 6,3%, sinh viên tốt nghiệp khoa học máy tính phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là 11,4%, sinh viên tốt nghiệp khoa học về thể thao có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất

ở mức 4,3% Đối với cử nhân XHH năm 2013 - 2014 tại Vương Quốc Anh có khoảng 62,0% đã tìm kiếm được việc làm Sinh viên tốt nghiệp ngành XHH rơi vào top 10 ngành có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất lần lượt theo thứ tự là: Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin (11,4%), Khoa học về Truyền thông (9,7%), Kỹ sư Điện và Điện tử (8,9%), Vật lý (8,2%), Sinh học (8%), Nghệ thuật thị giác (7,9%), Thiết kế (7,8%), Kinh tế (7,7%), Toán học (7,7%), Xã hội học (7,6%) [46] Như vậy, dù nằm trong top những ngành có sinh viên tốt nghiệp có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất Vương Quốc Anh

Trang 18

nhưng ngành Xã hội học vẫn đứng áp chót trong bảng nguy hiểm đó Tương quan chung thì tỉ lệ sinh viên thất nghiệp ngành XHH của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN cao hơn (11,1%) so với sinh viên tốt nghiệp ngành XHH ở Vương Quốc Anh là 7,6% Mặc dù tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có ngành XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN có việc làm cao hơn, nhưng chưa thể khẳng định là cao hơn so với sinh viên XHH tại Anh, mặc dù số liệu hiển thị lên là cao hơn vì có một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp tại Anh chưa tham gia trả lời khảo sát

Theo thống kê của Khoa XHH, Đại học Notre Dame, Hoa Kỳ, ước tính chung sau khi tốt nghiệp có 48% sinh viên tìm được việc làm toàn thời gian, 28% đi học cao học hoặc các chương trình chuyên nghiệp khác, 18,5% tham gia các chương trình dịch

vụ, như vậy chỉ 5,5% sinh viên ra trường thất nghiệp Sinh viên tốt nghiệp chương trình XHH của Notre Dame hiện đang làm việc trong nhiều lĩnh vực: quản lý kinh doanh, tư vấn, quản trị doanh nghiệp, bảo hiểm, hành chính y khoa, chính trị, bất động sản, đời sống tôn giáo, công tác xã hội, giảng dạy và giáo dục đại học [59]

2.2.2 Các công trình nghiên cứu về vốn xã hội, mạng lưới xã hội với việc làm

Vai trò của MLXH đối với việc làm là một chủ đề dành được sự quan tâm của nhiều học giả nước ngoài từ nhiều thế kỷ trước Đầu tiên phải kể đến cuốn sách

“Getting a job” tác giả Mark Granovetter [22] đã tập trung vào phân tích các luồng

thông tin làm cho quá trình di động nghề nghiệp được bảo đảm và trở nên phổ biến như thế nào Tác giả làm rõ đối tượng nào thì sử dụng phương tiện (kênh nào) để tìm kiếm việc làm Trong đó đối tượng chuyên gia, có kỹ thuật, làm quản lý sử dụng ba phương tiện để kiếm tìm cơ hội việc làm: Các kênh chính thức (quảng cáo, qua các cơ quan tuyển dụng, qua phỏng vấn được bảo lãnh bởi các trường đại học và các hiệp hội nghề nghiệp) Kênh này thường có người trung gian giữa người lao động và người sử dụng lao động, hay còn gọi là “môi giới việc làm” Nghiên cứu đưa ra tỉ lệ có 18,8% đối tượng tìm được việc làm thông qua các con đường chính thức Các quan hệ cá nhân là “tìm kiếm công việc thông qua quan hệ cá nhân xuất hiện để được biết đến như một cái cớ hơn là một cuộc tìm kiếm công việc” Trong mẫu nghiên cứu này có 56,0%

số người tìm kiếm việc làm qua các quan hệ cá nhân Ứng tuyển trực tiếp nghĩa là

người đó đến trực tiếp một công ty trong khi anh ta không hề có thông tin tuyển dụng

cụ thể nào Nghiên cứu đưa ra tỉ lệ có 18,8% đối tượng tìm được việc làm thông qua các con đường ứng cử trực tiếp Trong ba kênh tìm kiếm việc làm, đa số người trả lời

Trang 19

thích lựa chọn các mối quan hệ cá nhân bởi họ tin rằng những thông tin này có giá trị hơn, có cảm giác rằng công viêc tốt hơn có được thông qua các quan hệ cá nhân Không phải ai cũng theo đuổi những việc làm thông qua quan hệ cá nhân bởi lẽ không phải ai cũng có các mối quan hệ hữu ích Trong chương 2 tác giả đã nêu ra các mối liên hệ và và sự thuận lợi thông tin các mối liên hệ đó đem lại Khả năng thay đổi nghề nghiệp của một người tỉ lệ thuận với mối quan hệ với cá nhân trong lĩnh vực nghề nghiệp khác Đó là mối liên hệ đến từ từ gia đình hoặc công việc So với những người mới, rõ ràng những người làm việc có thâm niên có được nhiều sự tin tưởng hơn và các quan hệ cá nhân cũng dày dặn hơn Mối liên hệ thường đã từng hoặc là người sử dụng lao động hoặc là người lao động trong công ty Những người ở địa vị cao dường như tương tác càng nhiều hơn do vậy họ sẽ có nhiều mối quan hệ hơn Như vậy, ý tưởng chủ đạo của Granovetter có thể tóm tắt thành ba giả thuyết: Thứ nhất, ông cho rằng nhiều người tìm được công việc của mình thông qua các quan hệ xã hội chứ không chỉ thông qua các kênh chính thức như ứng tuyển trực tiếp, thông qua văn phòng hay qua các thông báo tuyển dụng Thứ hai, theo Granovetter, ý nghĩa của các MLXH là cho phép những người tìm kiếm việc làm tập hợp được những thông tin tốt hơn về tính khả dụng của công ăn việc làm cũng như các đặc điểm của công việc Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phép người tìm việc có một sự lựa chọn công việc tốt hơn, vì thế một công việc được tìm thấy thông qua mạng lưới là một kết quả của sự phù hợp, đó là, mức thu nhập cao hơn và khiến bạn hài lòng hơn Thứ ba, thông tin về các thị trường lao động có thể được tạo ra tốt hơn thông qua các mối quan hệ yếu Ưu điểm của các mối quan hệ yếu trái ngược với các mối quan hệ mạnh/mật thiết nằm trong thực tế rằng thông tin trong nhóm bạn bè thân, khép kín được tập hợp không cần thiết và tương đồng và rằng có nhiều thông tin mới được sinh ra bởi các mạng lưới mà thành viên của nó phân tán và không giống nhau

Nghiên cứu “Social Networks and Labour Market Outcome: The Monetary Benefit of Social Capital, European Sociological Review” của 2 tác giả

Non-Franze & Hangartner [44] cho thấy có 44,0% người lao động ở Hoa Kỳ và 34,0% người lao động của Đức đã tìm thấy việc làm thông qua các mạng lưới xã hội Sự lan

Trang 20

Outcomes of College” của tác giả Yadan Wang [55] đã làm rõ sự ảnh hưởng của vốn

xã hội đến việc làm của sinh viên Mục đích của nghiên cứu cũng nhằm để hiểu vai trò vốn xã hội đối với sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học Đáng chú ý, công trình đã nghiên cứu tác động tích lũy của vốn xã hội được hình thành trong những năm trung học và đại học đồng thời kiểm tra mối quan hệ của nó với kết quả công việc Nghiên cứu đã xem xét các chính sách đầu tư lâu dài của quốc gia dành cho giáo dục để tìm hiểu sự phát triển vốn của sinh viên diễn ra như thế nào trong quá trình học tập tại Đại học Hai yếu tố chính mà nghiên cứu đo lường để thấy được sự tác động của nó lên vốn xã hội của sinh viên là gia đình và trường học Từ nguồn vốn đó đã đưa ra một số giả thuyết về kết quả của công việc sau khi ra trường Và kết quả chứng minh rằng, vốn xã hội có tác hiệu trực tiếp và tích cực đối với sinh viên tốt nghiệp trong tìm kiếm việc làm và phát triển trong công việc sau đó

Nghiên cứu “Job loss and Social Capital: The role of family, friends and wider support networks” của 3 tác giả Karon Gush, Jame Scott, Heather Laurie [47] cho thấy để tìm kiếm một công việc không chỉ đơn thuần ở vấn đề đối diện với thất nghiệp, quá trình tìm kiếm việc làm phải đương đầu với các vấn đề liên quan như: làm thế nào

để quản lý được thu nhập, địa vị và sự phù hợp giữa các công việc được lựa chọn Các cuộc phỏng vấn định tính chuyên sau cho thấy rằng: gia đình, bạn bè và MLXH rộng

mở sẽ đóng vai trò quan trọng như cánh buồm căng gió ra khơi tìm kiếm và giữ các công việc Trong khảo sát cho thấy chiến lược tìm kiếm công việc được hướng theo trên các kênh kết nối của gia đình, bạn bè và các MLXH rộng lớn khác; do đó vấn đề đầu tư vào việc mở rộng kết nối xã hội để tìm kiếm việc làm đang xu hướng của Vương Quốc Anh hiện đại

Nghiên cứu “Social Network, Job Search Method and Reservation Wages: Evidence for Germany” của Marco Caliendo, Ricarda Schmidl, Arne Uhlendorff [48] nhấn mạnh rằng MLXH là một nguồn thông tin quan trọng trong thị trường lao động khi nhiều người đã tìm kiếm các công việc thông qua bạn bè và các mối liên hệ khác từ họ hàng của họ Sử dụng dữ liệu điều tra mở rộng cho những người lao động thất nghiệp mới đây ở Đức nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của các mạng xã hội đối với hành vi tìm kiếm việc làm của cá nhân thất nghiệp thông qua các kênh chính thức và không chính thức Kết quả cho thấy MLXH rộng hơn dẫn đến một sự gia tăng mức lương Nghiên cứu khằng định rằng các liên hệ xã hội tạo thành các nguồn thông

Trang 21

tin liên quan trong quá trình tìm kiếm việc làm Những kết quả này góp phần nâng cao

sự hiểu biết về vai trò mà mạng lưới của cá nhân trong quá trình tìm kiếm việc làm

Trong một nghiên cứu khác của nhóm tác giả đến từ Trung tâm Nghiên cứu ứng

dụng Kinh tế vì sự phát triển Moundir Lassassi & Ibrahim Alhawari với đề tài: “Job search intensity and the role of social network in finding a job in arab countries: a case study of Algeria and Jorda” [50] đã tìm kiếm vai trò của các mối quan hệ xã hội

trong các thị trường lao động Ả-rập, đặc biệt ở Jordan và Algeria Kết quả cho thấy thông tin thị trường lao động và giới thiệu thu thập thông qua bạn bè và họ hàng ngày càng trở nên quan trọng trong việc kết hợp việc làm ở cả hai nước, gần 83,0% và 64,0% người tìm việc làm ở Algeria và Vương quốc Jordan đều dựa vào bạn bè và người thân từ họ hàng

Nghiên cứu “Mạng lưới phong phú và thuận lợi trong công việc: Giá trị của vốn xã hội với người sử dụng lao động và người lao động” của Bonnie H Erickson [6]

cho thấy hầu hết những công việc trước đây trên các mạng lưới trong quá trình tuyển dụng được dành cho vai trò tuyển dụng thông qua các mối quan hệ cá nhân: Khi nào người ta có được công việc, hoặc các ông chủ tìm kiếm nhân công, thông qua giới thiệu của cá nhân thay vì các phương tiện vô cảm như là quảng cáo? Việc thuê mướn thông qua các cá nhân hay không tạo nên khác biệt gì? Kết quả khẳng định các ông chủ thích thuê những người có vốn xã hội lớn hơn cho các vị trí công việc ở bậc cao,

và những người làm công với vốn xã hội nhiều hơn tìm được công việc tốt hơn cho dù

họ có tham gia tuyển dụng thông qua các mối quan hệ cá nhân hay không

Trong công trình nghiên cứu “Các mạng lưới xã hội và kết quả thị trường lao động: Những lợi ích phi tiền tệ của vốn xã hội” 2 nhà xã hội học Axel Franzen &

Dominik Hangartner [4] đã chứng minh rằng các MLXH có ảnh hưởng đến tìm kiếm một công việc Nhóm tác giả đã đưa ra các phát hiện cơ bản: Thứ nhất, một tỉ lệ đáng

kể các cá nhân cho rằng họ tìm thấy công việc của mình thông qua các quan hệ trong mạng lưới Thứ hai, những cá nhân có nhiều bạn bè (thông thường là bạn bè ở nơi làm việc) sẽ có mức thu nhập cao hơn Nhóm tác giả đã giải thích kết quả này theo nhận định của Montgomery rằng một mạng lưới quan hệ rộng hơn làm tăng mức thu nhập

Trang 22

thông qua mạng lưới quan hệ thì tựu trung nhận được ít lời đề nghị hơn, nói cách khác thời gian tìm kiếm ít hơn, và kết quả là được nhận một mức thu nhập thực tế thấp hơn

Cũng tại nghiên cứu, nhóm tác giả Axel Franzen & Dominik Hangartner còn

mở rộng mô hình của Montgomery bằng giả định sự phân phối các gợi ý công việc từ mạng lưới có vị trí cao hơn các phân phối công việc qua kênh chính thức liên quan đến

sự phù hợp chuyên môn Nghiên cứu kiểm nghiệm giả thuyết bằng cách sử dụng điều tra sinh viên tốt nghiệp của Thụy Sĩ và đã đưa ra bốn kết quả chính: Thứ nhất, một tỉ lệ đáng kể cho rằng họ tìm thấy công việc đầu tiên của mình thông qua các mối quan hệ trong mạng lưới Thứ hai, nghiên cứu phân tích thù lao theo giờ và đã không thể tìm thấy một khoản tăng thêm nào đối với những người đã chấp nhận một lời đề nghị công việc thông qua mạng Thứ ba, những công việc được tìm thấy nhờ vào sự trợ giúp của bạn bè, đồng nghiệp hay người thân có sự phù hợp cao hơn với chuyên môn được đào tạo Người sử dụng lao động thường đòi hỏi một bằng cấp đặc biệt hơn cho những công việc được giới thiệu qua mạng lưới quan hệ Bên cạnh đó, những người được hỏi thường nhìn nhận công việc được tìm kiếm thông qua mạng lưới như một kế hoạch lâu dài phù hợp với dự định nghề nghiệp của họ so với những công việc ngắn hạn có rất ít hoặc không có liên hệ gì với dự định nghề nghiệp Quan niệm rằng sự phù hợp giữa chuyên môn và công việc thường được ủng hộ nhiều hơn bởi những đánh giá về đặc trưng công việc của người trả lời, theo đó, mạng lưới các công việc thường được coi như

đề nghị một cơ hội để phát huy sự ảnh hưởng và thể hiện khả năng Thứ tư, việc tìm kiếm thông qua mạng lưới tiết kiệm được các chi phí tìm kiếm Những người đã tìm thấy công việc thông qua MLXH sớm hơn, ứng tuyển ít hơn, và trải qua số lượng phỏng vấn tuyển việc ít hơn Vì vậy, tìm kiếm thông qua mạng lưới có một số lợi ích kinh tế liên quan đến quá trình thu nhập của cá nhân

Phần tổng quan các công trình nghiên cứu của các các học giả ngoài nước cho thấy những nghiên cứu về vai trò của của MLXH đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp rất phong phú, bài bản Đây là nguồn dữ liệu thiết thực để những học giả trong nước khi tìm hiểu về chủ đề này có nguồn tư liệu đa dạng, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình nghiên cứu

3 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

3.1 Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu vai trò của mạng lưới xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp

Trang 23

ngành xã hội học sẽ góp phần cung cấp các nhận thức, cập nhật mới những kết quả thực nghiệm về chủ đề mạng lưới xã hội với việc làm

Ngoài ra, nghiên cứu đề tài còn là quá trình vận dụng các tri thức của lý thuyết

về Vốn xã hội, Mạng lưới xã hội cùng một số khái niệm xã hội học và phương pháp nghiên cứu khác nhằm tìm hiểu, lấy đó làm cơ sở thực nghiệm, kiểm chứng lí thuyết, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài mức độ sâu hơn trong các giai đoạn sau

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Những phát hiện được rút ra từ nghiên cứu này sẽ cung cấp các thông tin đặc thù riêng của sinh viên tốt nghiệp ngành XHH, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN về: thực trạng việc làm và mạng lưới xã hội của SVTN, vai trò các MLXH ấy đến quá trình tìm kiếm việc làm và quá trình làm việc của sinh viên tốt nghiệp, thấy được những ảnh hưởng, những lợi ích của của MLXH đối với sinh viên tốt nghiệp Từ đó, đưa ra các khuyến nghị góp phần hỗ trợ sinh viên ngành XHH nói riêng và sinh viên thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung vận dụng hiệu quả MLXH trong tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp sau tốt nghiệp

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Vai trò của mạng lưới xã hội đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành

Xã hội học (Nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015, 2016)

4.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên ngành Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội Xã hội và Nhân

văn, ĐHQGHN tốt nghiệp vào các năm 2015, 2016 (QH – 2011X, QH - 2012 X)

4.3 Phạm vi nghiên cứu

v Không gian: Do SVTN làm việc phân tán trên nhiều khu vực, địa bàn khác nhau nên không gian nghiên cứu không xác định cụ thể

v Thời gian: Từ 10/10/2016 đến 10/6/2017

5 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 24

hiệu quả của việc sử dụng các MLXH đó trong quá trình phát triển nghề nghiệp, cũng như thấy được những thuận lợi, khó khăn của việc huy động, sử dụng các MLXH của SVTN hiện nay, nhằm đưa ra các kiến nghị, giải pháp góp phần hỗ trợ SVTN

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả xác định các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

- Tìm hiểu thực trạng việc làm và thực trạng MLXH của SVTN

- Nhận diện những MLXH hỗ trợ SVTN trong quá trình tìm kiếm việc làm

- Tìm hiểu vai trò của MLXH đến quá trình phát triển công việc của SVTN

- Đưa ra một số đề xuất để hỗ trợ SVTN trong quá trình tìm kiếm việc làm và phát triển công việc

6 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng việc làm và MLXH của SVTN hiện nay như thế nào?

- MLXH đóng vai trò như thế nào trong quá trình tìm kiếm việc làm của SVTN?

- MLXH đóng vai trò như thế nào trong quá trình phát triển nghề nghiệp của SVTN?

7 Giả thuyết nghiên cứu

- Phần lớn SVTN đều có việc làm sau tốt nghiệp và bước đầu xây dựng được các mạng lưới xã hội cho bản thân

- MLXH có vai trò trong quá trình tìm kiếm việc làm của SVTN

- MLXH góp phần hỗ trợ cho SVTN trong quá trình phát triển nghề nghiệp

Trang 25

8 Khung phân tích

Gia đình,

họ hàng Thầy, Cô giáo mạng xã hội Các trang

Hội/nhóm, bạn bè, đồng nghiệp

Mạng lưới xã hội của SVTN

Quá trình phát triển nghề nghiệp

Quá trình tìm kiếm việc làm

Chi phí tìm kiếm việc làm

Môi trường làm việc

Khả năng

áp dụng chuyên môn

Thu nhập

Khả năng phát triển công việc

Trang 26

9 Phương pháp nghiên cứu

9.1 Phương pháp phân tích tài liệu

9.1.1 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp

Tác giả tiến hành thu thập thông tin thông qua các tài liệu thứ cấp Đó là các nghiên cứu về vai trò của VXH, MLXH đối với việc làm của SVTN, cụ thể là các công trình nghiên cứu của các học giả trong nước về vấn đề, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành XHH Ngoài ra tác giả còn thu thập các thông tin từ tài liệu thứ cấp,

các bài báo học thuật trên các trang mạng trong và ngoài nước

9.1.2 Phương pháp phân tích tài liệu sơ cấp

Tác giả sử dụng dữ liệu khảo sát thông tin sinh viên tốt nghiệp của trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN 2013 - 2015 do tác giả làm đội phó phụ trách đội điều tra;

sử dụng kết quả điều tra sinh viên tốt nghiệp của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2014 do Khoa XHH chủ trì thực hiện, bản thân tác giả là một thành viên của nhóm khảo sát Ngoài ra, tác giả còn sử dụng kết quả khảo sát từ công trình nghiên

cứu khoa học của tác giả chủ trì vào 2013:“Vốn xã hội của sinh viên thông qua các hoạt động Đoàn - Hội”

9.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Tác giả tiến hành phỏng vấn với 12 trường hợp Thời lượng tiến hành phỏng vấn từ 60 đến 120 phút), với cơ cấu mẫu như sau:

- SVTN năm 2015: 05 người (01 nam, 04 nữ)

- SVTN năm 2016: 05 người (01 nam, 04 nữ)

- Đơn vị đào tạo, tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động: 02 người

Cách thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, qua internet (Message Facebook, Hangout gmail, Skype, Viber, Zalo)

9.3 Phương pháp Điều tra bằng bảng hỏi và cách thức kiểm định giả thuyết

Tác giả sử dụng dữ liệu từ phiếu khảo sát: “Vai trò của mạng lưới xã hội đối với việc làm của Sinh viên tốt nghiệp Khoa Xã hội học Trường Đaị học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015, 2016” Số phiếu phát ra 150

phiếu/150 SVTN, số phiếu hợp lệ thu về là 144 phiếu, số phiếu không hợp lệ là: 06 phiếu Cơ cấu mẫu như sau:

- SVTN năm 2015: 58 sinh viên (50 nữ, 08 nam)

Trang 27

- SVTN năm 2016: 86 sinh viên (78 nữ, 08 nam)

Quá trình trình xử lý số liệu được thao tác trên phần mềm xử lý số liệu SPSS phiên bản 20.0, nghiên cứu chứng minh giả thuyết được thực hiện như sau:

Đặt cặp giả thuyết thống kê:

- Giả thuyết không H0: hai biến độc lập với nhau

- Giả thuyết đối H1: hai biến có liên hệ với nhau

Vận dụng trong các trường hợp cụ thể trong nghiên cứu như sau:

- H0: Các MLXH và việc làm của SVTN không phụ thuộc lẫn nhau

- H1: Các MLXH và việc làm của SVTN có phụ thuộc lẫn nhau

+ Nếu hệ số P < 0.05 => bác bỏ H0, thừa nhận H1

+ Nếu hệ số P > 0.05 => bác bỏ H1, thừa nhận H0

Mặt khác để thấy được mức độ tương quan của các biến tronghiên cứu này tác giả sử dụng hệ số Cramer’V Hệ số Cramer’V đi từ 0 - 1 (0 < V < 1) Nếu hệ số V càng gần 1 thì chứng tỏ hai biến có mối quan hệ càng mạnh với nhau Dựa vào hệ số Cramer’V sẽ thấy được sự xu hướng ảnh hưởng lẫn nhau giữ 2 biến H1 và H0 trong nghiên cứu, cụ thể như sau:

1/ Nếu hệ số 0,0 < Cramer’V < 0,2: hai biến có mối liên hệ lỏng lẻo

2/ Nếu hệ số 0,2 ≤ Cramer’V < 0,4: hai biến có mối liên hệ bình thường

3/ Nếu hệ số 0,4 ≤ Cramer’V < 0,6: hai biến có mối liên hệ khá mạnh

4/ Nếu hệ số 0,6 ≤ Cramer’V < 0,8: hai biến có mối liên mạnh

5/ Nếu hệ số 0,8 ≤ Cramer’V < 1,0: hai biến có mối liên hệ rất mạnh

Trang 28

NỘI DUNG CHÍNH Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Khái niệm công cụ

1.1.1 Khái niệm Mạng lưới xã hội

Khái niệm MLXH dùng để chỉ phức thể các mối quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực của họ với tư cách là thành viên của xã hội [16]

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu khái niệm “mạng lưới xã hội” bao hàm các nhân tố: gia đình/họ hàng, hội/nhóm bạn bè, đồng nghiệp, thầy/cô giáo, các kênh mạng

xã hội v.v ảnh hưởng đến việc làm của SVTN

1.1.2 Khái niệm Vai trò của mạng lưới xã hội

Vai trò thường được biểu hiện ở tính chất của sự vật, sự việc, hiện tường, dùng

để nói về chức năng, nhiệm vụ, mục đích của sự vật, sự việc, hiện trượng trong một bối cảnh hoặc mối quan hệ nào đó Trong cuộc sống, MLXH có vai trò đối với cả đời sống vật chất, tinh thần, mọi khía cạnh của mỗi chủ thể

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, khái niệm “vai trò của mạng lưới xã hội” thể hiện mục đích, chức năng, biểu hiện, mối liên hệ tương quan của nó đó đối với quá trình tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp của SVTN

1.1.3 Khái niệm Vốn xã hội

Khái niệm vốn xã hội đã được nhiều nhà xã hội học quan tâm và đưa ra định nghĩa như: Lyda Judson Hanifan, Pierre Bourdieu, James Coleman, Putnam, Fukuyama v.v Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng tựu trung vốn xã hội thường được định nghĩa xoay quanh 3 yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau: khả năng làm việc chung với nhau, sự tin cậy giữa con người với nhau, các mạng lưới xã hội [25]

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu tác giả tập trung phân tích 3 yếu tố nội hàm trên để làm rõ vốn xã hội của SVTN

1.1.4 Khái niệm Việc làm

Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm [26] Trong phạm vi đề tài, khái niệm “việc làm” được hiểu theo tiến trình sinh viên tốt nghiệp đi tìm kiếm và có được hoặc chưa có được việc làm đến thời điểm hiện tại

Trang 29

1.1.5 Khái niệm Sinh viên tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp thường được hiểu là những người đã tốt nghiệp chương trình cao đẳng, đại học Trong phạm vi nghiên cứu này sinh viên tốt nghiệp được hiểu là: Sinh viên QH - 2011 X, QH - 2012 X, tốt nghiệp các năm 2015, 2026 chuyên ngành XHH, Khoa XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đã hoàn thành chương trình học tập đang hoặc có nhu cầu tham gia vào thị trường lao động

1.2 Các lý thuyết áp dụng

1.2.1 Lý thuyết Mạng lưới xã hội

Lịch sử hình thành và phát triển của lý thuyết “Mạng lưới xã hội”

Vào năm 1934, J L Moreno cho ra đời tác phẩm “Who Shall Survive?” ông

đưa ra các nguyên tắc và công cụ của phương pháp trắc lượng xã hội Theo đánh giá của S Wasserman và K Faust (1994) thì phương pháp phân tích MLXH chỉ thực sự ra đời cùng với sự ra đời của phương pháp "trắc lượng xã hội"7 Phương pháp này gồm

có hai công cụ cơ bản là "kiểm tra xã hội học"8 và "lược đồ xã hội"9 Công cụ "kiểm tra xã hội học" sẽ khám phá được các cấu trúc xã hội trong nhóm, tổ chức thông qua việc làm sáng tỏ các “lực hút”10 và các “lực đẩy”11 giữa các thành viên trong một nhóm Sau đó nhà nghiên cứu sẽ dùng đến công cụ "lược đồ xã hội" để thể hiện trên mặt phẳng những lực hút và lực đẩy giữa các thành viên trong nhóm/tổ chức đó

Tuy nhiên nếu kể đến những ý tưởng về phân tích MLXH từ đầu thế kỷ XX thì phải nhắc đến tên tuổi của nhà xã hội học lừng danh người Đức Georg Simmel (1858 -1918), ông là người có công đầu trong việc đưa khái niệm "tính liên hệ xã hội"12 Sau

đó, các nhà xã hội học thuộc trường phái Chicago đã thao tác hóa khái niệm này của

G Simmel thành các chủ đề nghiên cứu như các mối quan hệ láng giềng, quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè trong đời sống đô thị [40]

Vào đầu những năm 1950, nhà nhân học người Anh J.A.Barnes đã đến đảo Bremnes thuộc Na Uy, để nghiên cứu đời sống của 4600 dân của cư dân nơi đây trong thời gian hai năm Sau đó vào năm 1954, ông cho công bố trên tạp chí Quan hệ con

Trang 30

người13 một bài viết14 chính thức khởi xướng ra khái niệm "mạng lưới xã hội"15

Vào năm 1977 Barry Wellman thành lập “Mạng lưới phân tích MLXH quốc tế”16 tại Toronto, Canada thì trường phái tiếp cận về khái niệm, phương pháp nghiên cứu của MLXH chính thức được ra đời

Nhà xã hội học người Mỹ Mark Granovetter đã góp phần cho sự phát triển của

lý thuyết “Mạng lưới quan hệ xã hội” khi đưa ra lý thuyết "Sức mạnh của các mối quan hệ yếu" 17 triển khai lần đầu vào năm 1973 và được điều chỉnh lại vào năm 1983

Đến năm 1992 lý thuyết "Các lỗ trống cấu trúc" 18 cũng được nhà xã hội học Ronald S Burt định hình [42]

Một số quan điểm chính về “Mạng lưới xã hội”

Georg Simmel (1858 - 1918) cho rằng khái niệm tính liên hệ xã hội được hiểu như là một tập hợp các mối quan hệ giữa một cá nhân/một nhóm với những cá nhân khác/nhóm khác

Thông qua nghiên cứu tại Đảo Bremnes, Na Uy, J.A.Barnes đã cho rằng cư dân tại Bremnes gắn chặt với nhau trong một mạng lưới19 quan hệ bạn bè, thân tộc từ đấy ông nhận thức được rằng các mối quan hệ xã hội cũng mang tính "chuyển tiếp"20 theo nghĩa là một cá nhân A nào đó có quan hệ với hai cá nhân B và C, do đó có nhiều khả năng B và C cũng sẽ có quan hệ với nhau

Tonnies lập luận rằng các nhóm xã hội có thể tồn tại như các mối quan hệ xã hội cá nhân và trực tiếp hoặc cá nhân liên kết những người chia sẻ các giá trị và niềm tin21 cộng đồng hoặc liên kết xã hội khách quan, chính thức, và công cụ22 xã hội [52]

Theo M Granovetter khi nói đến mật độ và cường độ của MLXH cần nhấn mạnh sự tác động đến từ các mối liên hệ yếu thông qua nghiên cứu một mẫu gồm 266 người đã thay đổi công việc tại vùng Newton, thuộc thành phố Boston, Hoa Kỳ vào năm 1973 Trong nghiên cứu này Granovetter đã đi đến kết luận rằng trong vấn đề tìm kiếm việc làm, các mối quan hệ yếu sẽ hiệu quả hơn các mối quan hệ mạnh

Trang 31

Trong khi đó Ronald S Burt lại dành sự quan tâm đến lỗ trống cấu trúc trong mạng lưới quan hệ xã hội Ông cho rằng, lỗ hổng xảy ra khi hai “tác nhân”23 nào đó trong mạng lưới chỉ có thể truyền thông với nhau/quan hệ với nhau thông qua một tác nhân thứ ba, hoặc hai tác nhân đó không thể liên kết với nhau để chống lại một tác nhân thứ ba nào đó Khi đó tác nhân thứ ba sẽ lợi dụng các lỗ thủng cấu trúc này để trục lợi cho mình Và người thứ ba đóng vai trò là người trung gian24 để tạo dựng nên cái gọi là quan hệ xã hội Với lý thuyết này chúng ta nhận thấy rằng: VXH của tác nhân sẽ phụ thuộc vào mức độ tự chủ của tác nhân, mà mức độ tự chủ sẽ tăng khi sự phụ thuộc của tác nhân vào các tác nhân khác giảm, tức là khi tác nhân là người làm chủ được nhiều lỗ trống cấu trúc trong mạng lưới

Như vậy, MLXH là một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội gọi chung là các tác nhân các quy luật hình thành và biến chuyển của những mối quan hệ

đó, và nhất là làm sáng tỏ những ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội hay cấu trúc của mạng lưới đối với hành vi của các tác nhân [35]

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã sử dụng lý thuyết MLXH để đưa ra một bức tranh tổng quan về thực trang MLXH của SVTN hiện nay và vai trò của những mạng lưới đó đến quá trình tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp của SVTN

Từ sự nghiên cứu kĩ lưỡng, cẩn thận và sự ứng dụng rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, xã hội, tâm lý v.v tại Hoa Kỳ, các nước phương Tây và các quốc gia đang phát triển khác trên toàn thế giới Năm 1961, Jane Jacob phân tích và

Trang 32

thảo luận về vốn xã hội trong mối tương quan của đời sống ở thành phố Mark Granovetter là một trong những người đã khởi điểm cho việc đào sâu khái niệm VXH khi ông soạn hẳn ra một lý thuyết riêng và đưa VXH ứng dụng trong cuộc sống Tác

phẩm “Sức mạnh đến từ các mối liên hệ yếu” của ông được xem là một trong những

sản phẩm tiên phong cho sự phát triển của dòng lý thuyết mới là lý thuyết VXH Ông cũng là ngọn cờ dẫn đường trong việc đưa lĩnh vực kinh tế vào lĩnh vực XHH để phân tích quá trình lưu thông của các loại tài sản khác nhau trong không gian xã hội

Trong khi đó nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu, nhấn mạnh tới VXH với tư cách là một thứ tài sản mà mỗi cá nhân có thể Có bốn loại vốn chính: vốn kinh

tế27, vốn văn hóa28, vốn xã hội29, và vốn biểu tượng30 Theo ông, VXH là toàn bộ nguồn lực từ thực tế hoặc tiềm ẩn được xuất phát từ mạng lưới quen biết trực tiếp hoặc gián tiếp, nhờ nó mà các cá nhân, gia đình, tập thể có thể móc nối được nhiều ưu thế

Và ông khẳng định rằng bất cứ ai cũng có thể thu thập một VXH nếu người đó nỗ lực

và chú tâm làm việc ấy [11]

Tiếp đó đến năm 1988, James S Coleman phát triển lý thuyết giáo dục về nguồn VXH Các ý tưởng tinh hoa này đã lọt vào tư duy, tầm ngắm của tổ chức tài chính lớn nhất hành tinh là Ngân hàng Thế giới Họ sử dụng như một ý kiến rất hữu ích về mặt tổ chức Ngân hàng Thế giới xác định rằng: “Bằng chứng mỗi ngày một nhiều chỉ rõ rằng, sự liên kết xã hội là rất thiết yếu cho các xã hội trong việc làm giàu mạnh kinh tế và cho việc phát triển tiến lên không ngừng”31 [34] Theo Coleman thì VXH là một thứ tài sản chung của một cộng đồng hay một xã hội nào đó, được tồn tại với các đặc tính chính: mức độ tin cậy nhau của con người trong xã hội, sự gói gém các liên hệ xã hội mang đặc tính của “kênh truyền thông” và thông qua các quy tắc32

có kèm theo sự trừng phạt33 [11]

Năm 1995, Robert D Putnam, nhà khoa học chính trị, giáo sư ngành chính sách công, đại học Harvard, Hoa Kỳ là người đầu tiên đưa khái niệm VXH làm nó trở thành tâm điểm của các nghiên cứu khoa học và tranh luận Ông thể hiện lập trường và sự đồng tình của mình với Coleman hơn là Pierre Bourdieu Trong một công trình nghiên

Trang 33

cứu đối chiếu giữa miền bắc và miền nam nước Ý, Putnam đã khảo sát VXH xét về mức độ tham gia vào đời sống công dân qua những chỉ báo như: mức độ tham gia vào các cuộc bầu cử, số lượng phát hành báo chí, mức độ gia nhập tự nguyện vào các hội như các hội hát hoặc các câu lạc bộ bóng đá v.v., và mức độ tin tưởng vào các định chế công cộng Ông kết luận rằng ở miền bắc nước Ý, nơi mà những chỉ báo vừa nói đều mang tính chất thuận lợi hơn so với miền nam, nghĩa là có VXH phát triển hơn, những thành tựu về khả năng quản trị của nhà nước34, về hiệu quả của các định chế cũng như

về sự phát triển kinh tế - xã hội đều tích cực hơn so với miền nam nước Ý” [25] Robert

D Putnam cũng có nhiều điểm tương đồng với Coleman trong quan niệm về VXH Ông cho rằng VXH tức là những MLXH và sự liên hệ qua lại trong xã hội, những quy tắc cho phép cá nhân hoặc tập thể giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng

Các định nghĩa của các nhà XHH đi sâu sát về nội hàm, sự biểu hiện của VXH hơn là đi diễn giải về nội dung, về những điều vốn có của VXH Nhận ra điều đó, nhà nghiên cứu chính trị học người Hoa Kỳ gốc Nhật là Francis Fukuyama đã cho rằng nội dung cơ bản, cái mà có thể phân biệt được VXH với các thức vốn khác chính là “thành

tố văn hóa của các xã hội hiện đại - những xã hội mà kể từ thời kỳ khai sáng đã được

tổ chức dựa trên cơ sở của các định chế chính thức, trên nhà nước pháp quyền và lý tính” [25] Theo ông VXH là một chuẩn mực phi chính thức được biểu hiện trong thực tế có tác dụng thúc đẩy sự hợp tác giữa hai hay nhiều cá nhân Các chuẩn mực làm nên VXH có thể bao gồm từ chuẩn mực có đi có lại35 giữa hai người bạn, cho tới những học thuyết phức tạp và được kết cấu một cách tinh tế như Ki - tô giáo hay Khổng giáo Những chuẩn mực này phải được biểu hiện trong thực tế36 trong

mối liên hệ có thực37 giữa con người với con người: chuẩn mực có đi có lại tồn tại trong tiềm thể38 trong lối xử sự của tôi với mọi người, nhưng nó chỉ được hiện thực hóa39 khi tôi xử sự với bạn bè của tôi mà thôi Theo định nghĩa này, sự tin cậy các MLXH, xã hội dân sự, và những thứ tương tự, gắn liền với VXH đều là những hiện tượng thứ phát40 nảy sinh do VXH chứ không phải là bản thân VXH [25]

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, mỗi tác giả đều có một quan niệm khác nhau,

Trang 34

nhưng tựu trung lại VXH hàm chứa mạng lưới quan hệ xã hội, niềm tin, sự có đi có lại, sự thưởng phạt VXH với tư cách là một quyền sử hữu của cá nhân do đó các cá nhân có thể đầu tư xây dựng và sử dụng như một nguồn lực

Nghiên cứu đề tài là quá trình đi tìm hiểu sinh viên tốt nghiệp ngành XHH có những MLXH (một thành tố của VXH) nào, bằng cách nào họ khởi tạo VXH và tích luỹ VXH và họ đã vận dụng VXH ra sao trong hành trình tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp

1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Khoa Xã hội học, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN là một trong những đơn

vị đào tạo và nghiên cứu mạnh với đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu vững vàng

về chuyên môn; có bề dày thành tích nổi bật trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu

và hợp tác quốc tế

Khoa Xã hội học hiện đào tạo song song hai ngành là Xã hội học và Công tác

xã hội ở cả ba bậc: Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ Trong lĩnh vực Xã hội học, Khoa là một thành viên tích cực của Hội Xã hội học Việt Nam, là thành viên của Hiệp hội Xã hội học Thế giới Trong đào tạo Công tác Xã hội, Khoa là đơn vị đầu tiên được Nhà nước tin tưởng giao phó nhiệm vụ đào tạo Công tác Xã hội bậc sau đại học theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng

Để đạt tới thành tựu ngày nay, Khoa Xã hội học đã trải qua một tiến trình 25 năm không ngừng cố gắng xây dựng và phát triển Các mốc phát triển chính:

- 1976: Bộ môn Xã hội học ra đời tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội

- 1991: Khoa Xã hội học, Tâm lí học, Trường ĐH Tổng hợp được thành lập

- 1998: Khoa Xã hội học, Trường ĐHKHXH&NV được thành lập

- 2011: Khoa Xã hội học bắt đầu đào tạo trình độ Thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội

- 2016: Khoa Xã hội học bắt đầu đào tạo trình độ Tiến sĩ Công tác xã hội

Tính đến năm 2016, Khoa Xã hội học có: 32 cán bộ cơ hữu, trong đó có 01 Giáo sư, 07 Phó Giáo sư, 06 Tiến sĩ, 14 Thạc sĩ (11 Thạc sĩ đang đang là Nghiên cứu sinh) Khoa được phát triển thành 6 bộ môn chuyên ngành

Số lượng sinh viên, học viên theo các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 2011 - 2016 số sinh viên của ngành Xã hội học là 431, của ngành Công tác Xã hội là 442

Trang 35

- Giai đoạn từ 2010 - 2015 Khoa đã đào tạo được hơn 350 Thạc sĩ Công tác Xã hội và Xã hội học

Các đề tài Luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ cả hai ngành đều hướng đến những vấn đề có tính cấp thiết về lý luận cũng như thực tế của xã hội m ngày nay

Ngoài việc tham gia giảng dạy, học tập, đội ngũ giảng viên và sinh viên Khoa

Xã hội học luôn đề cao và đẩy mạnh hoạt động Nghiên cứu Khoa học, nhiều giảng viên của khoa còn giữ nhiều chức vụ cao (Giám đốc, Phó giám đốc) các trung tâm nghiên cứu như: Trung tâm Dân số - Công tác xã hội, Trung tâm giới và phát triển, Phát triển kỹ năng và tri thức công tác xã hội v.v Nhiều giảng viên đã và đang chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp trường, cấp bộ, cấp Đại học Quốc gia, cấp Nhà nước Bên cạnh đó, nhiều cán bộ trong Khoa đã tham gia là thư ký đề tài các cấp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và Nghiên cứu Khoa học của Khoa, tổ chức thành công nhiều hội thảo trong nước và quốc tế Nhìn chung, công tác nghiên cứu khoa học của Khoa đã ít nhiều khẳng định rằng với một cơ sở đào tạo, mối liên kết giảng dạy - Nghiên cứu khoa học - thị trường nhân lực là một hướng đi quan trọng

Khoa XHH cũng rất quan tâm đến các hoạt động hợp tác phát triển để nâng cao chất lượng giảng dạy Khoa đã mời các cán bộ kiêm nhiệm, cộng tác viên của Khoa ở trong và ngoài ĐHQGHN tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực tập, thực tế và viết khoá luận tốt nghiệp, phối hợp với cán bộ các khoa, các trung tâm trong trường, cán bộ các trường Đại học, các tổ chức quốc tế tham gia dịch tài liệu, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tham dự các khoá tập huấn và đào tạo về XHH, Công tác xã hội Phối hợp chặt chẽ với Cục bảo trợ xã hội để đăng ký tham gia biên soạn giáo trình phục vụ đào tạo ở các cấp độ khác nhau như trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học theo đề án 32 của Chính phủ Trong tương lai Khoa sẽ liên kết đào tạo sau Đại học ngành Công tác xã hội với Khoa Lịch sử của trường Đại học Khoa học Huế, Khoa Xã hội học và Công tác xã hội của Trường Đại học Đà Lạt

Hoạt động hợp tác quốc tế được Khoa là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc tăng trưởng đội ngũ và uy tín chuyên môn thông qua các hình thức liên kết, đào tạo cán bộ khoa học, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm v.v Từ năm 1991 đến nay

Trang 36

- Đại học Paris VII (Pháp)

- Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva (Nga)

và phát huy truyền thống của Khoa [20]

Trang 37

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ MẠNG LƯỚI XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI

VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

2.1 Thực trạng việc làm của SVTN

Đối với mỗi sinh viên sắp và vừa tốt nghiệp, công việc là một trong những mối quan tâm hàng đầu bởi nó liên quan đến việc mang lại thu nhập và sự phát triển các kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo ở bậc Đại học Trong phần thực trạng việc làm tác giả

sẽ phân tích và làm rõ tình hình chung về việc làm cũng như đặc điểm công việc của sinh viên tốt nghiệp

2.1.1 Tình hình chung về việc làm của SVTN

Có thể nói tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp khoa XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2015, 2016 tương đối khả quan, có 86,1% SVTN hiện đã có việc làm, trong 13,9% SVTN chưa có việc làm Trong 13,9% SVTN chưa

có việc làm có 11,1% SVTN đang trong quá trình tìm kiếm việc làm, 2,8% SVTN chưa có nhu cầu tìm việc làm

So với tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp Khoa XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đã tìm được việc làm năm 2011, 2012 thì tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành XHH các năm 2015, 2016 có chênh lệch thấp hơn một ít, không đáng kể, cụ thể là có 90,6% sinh viên tốt nghiệp năm 2011, 2012 tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, cao hơn SVTN năm 2015, 2016 là 4,5% Điều này chưa thể kết luận ngay là tỉ lệ SVTN các năm 2015, 2016 có việc làm thấp hơn so với sinh viên tốt nghiệp các năm 2011,

2012 mà do nguyên nhân khách quan khác dẫn đến sự chênh lệch, cụ thể là cuộc điều tra sinh viên tốt nghiệp khoa XHH năm 2011, 2012, được điều tra vào thời điểm sinh viên đã ra trường sau 1- 2 năm, còn cuộc điều điều tra sinh viên tốt nghiệp ngành XHH

2015, 2016 được điều tra sau khi sinh viên tốt nghiệp từ 3 tháng - 1 năm Chính khoảng thời gian khác nhau này cũng là một nhân tố làm dao động tỉ lệ sinh viên đã có việc hay đang tìm kiếm việc làm Số liệu cho thấy tỉ lệ SVTN là nam có việc làm là

Trang 38

ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN thì tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm của ngành Xã hội học vẫn thấp hơn Trong những năm gần đây, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp của trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đều trên 90,0%, năm 2011, 2012 có 90,2% sinh viên tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp [8]

So với các nước khác trên thế giới, thì tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tốt nghiệp ngành XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN cũng có những khác biệt Tại Úc, năm 2015 có 81,1% sinh viên tốt nghiệp ngành XHH có việc làm, trong đó có 49,8% sinh viên tốt nghiệp có việc làm toàn thời gian, 31,3% sinh viên tốt nghiệp đang làm việc bán thời gian hoặc một công việc tạm thời, 18,8% sinh viên tốt nghiệp đang tìm việc Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội có 87,9% đã tìm được việc làm, trong

đó 71,2% tìm được việc làm toàn thời gian, 16,7% tìm được công việc bán thời gian hoặc tạm thời [60 & 61] Như vậy so với Úc, sinh viên tốt nghiệp ngành XHH có việc làm ở ĐHKHXH&NV xấp xỉ gần nhau, đây cũng là một tín hiệu mừng đối với kết quả đào tạo về một ngành XHH tại nước nhà:

# Trường hợp 01: N.T.N.N (Nữ), tốt nghiệp năm 2015 N hiện đang học Thạc

sĩ tại Mỹ chuyên ngành XHH, N đánh giá về chất lượng đào tạo tại Khoa Xã

hội học, ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN:“trước đây em nghĩ đi du học để có thêm kiến thức, ở các nước phát triển chắc sẽ dạy nhiều điều mới mẻ nhưng đi rồi mới thấy kiến thức do Thầy, Cô ở Khoa dạy rất sát so với kiến thức em được học ở bên này, có chăng thì bên này nâng cao hơn và chú trọng vào nghiên cứu định tính Vì vậy, em nghĩ việc sinh viên ra trường có việc làm hay không phụ thuộc rất cao vào sự nỗ lực của họ và một số nhân tố chủ quan khác, chứ chất lượng đào tạo của Khoa em đánh giá là tốt, cập nhật kiến thức trên thế giới, sinh viên học thật thì vấn đề việc làm chắc không quá khó khăn”

Tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học tương đối khả quan xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau Theo SVTN, có nguyên nhân chính giúp họ nhanh chóng gia nhập thị trường lao động Thứ nhất, do chương trình đào tạo

cử nhân ngành XHH được học các chuyên sâu về các kỹ năng điều tra, phân tích, xử lý

số liệu, kỹ năng phỏng vấn sâu v.v , những kiến thức nền tảng này đã hỗ trợ cho SVTN trong quá trình tham gia vào các dự án của các công ty tư nhân, dự án phi chính phủ Thứ hai, các Thầy/Cô Khoa Xã hội học đã kết nối thị trường lao động, khi thường xuyên giới thiệu các dự án, đề tài để sinh viên tham gia ngay từ khi còn ngồi trên ghế

Trang 39

nhà trường Và các dự án, đề tày này lại yêu cầu các kỹ năng điều tra xã hội học cơ bản mà sinh viên đã được học kỹ trên giảng đường Thứ ba, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, và sự biến động của kinh tế, nhu cầu về các công việc liên quan khảo sát điều tra thị hiếu của thị trường phục vụ cho chiến lược phát triển của các công ty, tập đoàn, cơ quan, tổ chức, đơn vị v.v đang được quan tâm; các công việc khảo sát, điều tra nhằm hướng tới sự phát triển và bình đẳng về quyền, nghĩa vụ công dân, an sinh, phúc lợi xã hội liên quốc gia, dưới sự tài trợ của các quốc gia, các nguồn quỹ vì

sự tiến bộ và hoà bình của thế giới được ưu tiên hơn bao giờ hết, do vậy các công việc liên quan đến nghiệp vụ, chuyên môn ngành XHH đã được rộng mở, là mảnh đất để mỗi sinh viên ngành XHH có thể gia nhập và bộc lộ khả năng của bản thân Băng chứng là có rất nhiều sinh viên ngành XHH tham gia các chương trình, dự án điều tra

từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi tốt nghiệp vẫn tiếp tục đảm nhiệm công việc đó Các dự án thường có sự quay vòng, luân phiên, hết dự án này, đến các

dự án khác, khiến cho sinh viên tốt nghiệp có công việc

# Trường hợp 12: N.V.D (Nam), công tác tại PAPI chia sẻ về công tác tuyển

dụng nhân lực ngành XHH: “PAPI là khảo sát XHH tập trung tìm hiểu hiệu quả công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công Đối tượng tuyển dụng của chúng tôi là sinh viên năm cuối hoặc sinh viên mới ra trường có năng lực, kinh nghiệm thực hiện các cuộc khảo sát thu thập dữ liệu, có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng qua các hoạt động xã hội, sử dụng thành thạo máy tính bảng để thu thập dữ liệu, chúng tôi tiến hành khảo sát tại 63 tỉnh thành trên cả nướcmỗi đợt khảo sát kéo dài từ 4 - 7 ngày, chương trình đã kéo dài từ 2009 đến nay Sinh viên ngành Xã hội học là một trong những đối tượng phù hợp với yêu cầu công việc, hàng năm chúng tôi đều tuyển phỏng vấn viên”

# Trường hợp 7: N.T.T.H (Nữ), tốt nghiệp năm 2015 chia sẻ về tình hình việc

làm của sinh viên ngành XHH: “so với các ngành khác, ngành XHH dễ tìm việc hơn thì có thể thực hiện các công việc liên quan đến điều tra khảo sát, khoá em được các thầy/cô giới thiệu các dự án liên tục như bên Ami, Papi, Ngos, Depocen, Viện nghiên cứu Y – Xã hội học, ngân hành ngoại thương, Issee v.v.,

Trang 40

Theo Tổng cục thống kế Việt Nam, năm 2015 lực lượng lao động thanh niên (15 - 24 tuổi) hơn 8 triệu nguời, trong đó có 7,5 triệu thanh niên có việc làm [36], như vậy có khoảng hơn 500 nghìn lao động thanh niên thất nghiệp, chiếm tỉ lệ khoảng 6,3% Đối với 13,9% sinh viên tốt nghiệp ngành XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2015, 2016 chưa có việc làm, nguyên nhân là do đâu? Thực tế, tỉ lệ SVTN là 11,1%, còn 2,8% SVTN chưa có nhu cầu tìm kiếm việc làm Theo Hiệp hội XHH Hoa Kỳ41, một nhà XHH chuyên nghiệp phải đạt được bộ kỹ năng vững chắc và kiến thức cần thiết cho nghiên cứu sau đại học trong các lĩnh vực như XHH, công tác

xã hội, tư vấn, luật, kinh doanh, y học và sức khoẻ cộng đồng Chuyên ngành XHH có thể là một lựa chọn có lợi cho sinh viên chưa hoàn toàn chắc chắn về con đường sự nghiệp mong muốn của họ, nhưng họ biết họ muốn đi học sau đại học Là một chuyên gia XHH có thể giúp làm rõ các mục tiêu nghề nghiệp của bạn và cho phép bạn khám phá nhiều lĩnh vực khác có liên quan, điều này có thể giúp bạn quyết định lĩnh vực nghiên cứu tiên tiến [38] Như vậy cơ hội để tìm kiếm việc làm rất rộng mở, tuy nhiên tình trạng thất nghiệp là điều không thể tránh khỏi Có nhiều nguyên nhân khác nhau

sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đạt được một công việc của SVTN

Đối với sinh viên tốt nghiệp Khoa XHH, ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm

2015, 2016 nguyên nhân chưa có việc làm đến từ các yếu tố khách quan lẫn chủ quan

Biểu đồ 2.1: Quan điểm của SVTN về nguyên nhân tìm việc chưa thành công

Sức khỏe, ngoại hình không phù hợp Trình độ học vấn chưa phù hợp

Ngày đăng: 15/07/2021, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w