1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Qui trình sản xuất viên ngậm gừng – bạc hà Qui Trình Sản Xuất Viên Ngậm Gừng – Bạc Hà

11 309 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 103,18 KB

Nội dung

- Chỉ tiêu kiểm nghiệm nguyên liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất theo Dược Điển Việt Nam IV.. - Chỉ tiêu kiểm nghiệm nguyên liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất theo Dược Điển Vi

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẨM 3

CHƯƠNG II : ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN PHỤ LIỆU 3

2.1 Gừng (Rhizoma Zingiberis ) - Họ Gừng ( Zingiberaceae) 3.

2.2 Bạc Hà (Herba Menthea) - Họ Bạc Hà ( Lamiaceae) 3.

2.3 Tá dược 4.

CHƯƠNG III: SƠ ĐỒ CÁC GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT 5.

CHƯƠNG IV: DANH SÁCH THIẾT BỊ MÁY MÓC THIẾT BỊ 6.

CHƯƠNG V: MÔ TẢ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 7.

5.1 Chuẩn bị sản xuất: 7.

5.2 Tiến hành: 7.

CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG 7.

6.1 Kỹ thuật an toàn: 7.

6.2 Vệ sinh công nghiệp: 7.

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT KIỂM NGHIỆM 8.

7.1 Kiểm nghiệm: theo đúng tiêu chuẩn cơ sở 8.

7.2 Kiểm soát: 10.

CHƯƠNG VIII: DƯ PHẨM – PHẾ PHẨM 11.

CHƯƠNG IX: TÀI LIỆU THAM KHẢO 11.

CHƯƠNG X: BỔ SUNG QUI TRÌNH 12.

Trang 2

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẨM

1 Nhận xét cảm quan: Viên nén tròn, hai mặt lồi, màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc

trưng và có vị ngọt

2 Công thức sản xuất: 01 viên chế phẩm:

Thành phần: Trọng lượng

- Tá dược vừa đủ 1 viên

3 Cấp tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn cơ sở.

4 Công dụng:

- Giúp giảm ho, đau rát họng, khan tiếng, hỗ trợ điều trị trong viêm nhiễm đường hô hấp trên, cảm lạnh

5 Thời gian bảo quản: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

CHƯƠNG II : ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN PHỤ LIỆU

2.1 Gừng (Rhizoma zingiberis ), họ Gừng (Zingiberaceae)

- Bộ phận dùng: Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Gừng

- Mô tả: Thân rễ (thường gọi là củ) không có hình dạng nhất định, thường phân nhánh, dài 3cm đến 7cm, dày 0,5cm đến 1,5cm Mặt ngoài màu trắng tro hay vàng nhạt, có vết nhăn dọc Đỉnh các nhánh có đỉnh sinh trưởng của thân rễ Vết bẻ màu trắng tro hoặc ngà vàng, có bột, vân tròn rõ Mặt cắt ngang có sợi thưa Mùi thơm, vị cay nóng

- Chỉ tiêu kiểm nghiệm nguyên liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất theo Dược Điển Việt Nam IV

2.2 Bạc hà ( Herba Menthae ), họ Bạc hà (Lamiacae)

- Bộ phận dùng: Lá phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô của cây Bạc hà

- Mô tả: Lá mọc đối, cuống lá dài từ 0,5cm đến 1,5cm, phiến lá hình mũi mác, dài 3cm đến 7cm, rộng 1,5cm đến 3cm Đầu lá thuôn nhọn hoặc hơi tù, mép có răng cưa nhọn Hai mặt lá đều có lông nhiều hay ít Lá khô dễ vụn nát Cụm hoa mọc ở kẽ lá Dược liệu

có mùi thơm dễ chịu, vị cay nhẹ, sau mát

1

Trang 3

- Chỉ tiêu kiểm nghiệm nguyên liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất theo Dược Điển Việt Nam IV

2.3 Tá dược

Tên thông thường Tên khoa học Tiêu chuẩn

Avicel Microcrystalline cellulose DĐVN IV

HPMC Hydroxypropyl methyl

cellulose

BP 2011

PEG6000 Polyethylen glycol BP 88

CHƯƠNG III: SƠ ĐỒ CÁC GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT

Xay vừa Xay vừa

Thân rễ Gừng

Lá Bạc hà

Loại tạp Rửa sạch

Để ráo

Loại tạp

Rửa sạch

Để ráo

Cồn 70%

Cồn 70%

Trang 4

Bột mịn Bột mịn

Sấy phun Sấy phun

Lọc bỏ bã Cồn + Nipagin

Dịch cồn

Lọc bỏ bã

Cồn + Nipagin Dịch cồn

Trộn bột kép

Trộn với tá dược dính

Xát hạt

Dập viên

Sấy hạt

Trộn với tá dược trơn

Sửa hạt

Lỏng – cồn

Lưới 2mm

50 – 70 oC, <7%

0,5 – 1mm

KN bán thành phẩm Bao đường

Đóng hộp, nhập kho

KN thành phẩm Đóng thùng

Trang 5

CHƯƠNG IV: DANH SÁCH THIẾT BỊ MÁY MÓC THIẾT BỊ

STT Tên thiết bị Số

lượng Vật liệu Điện sử dụng

1 Nồi chiết xuất dược

2 Nồi nấu cao dược

liệu 1 Thép không gỉ 220 vôn

3 Máy xát hạt và sửa

7 Máy trộn lập

CHƯƠNG V: MÔ TẢ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤ

5.1 Chuẩn bị sản xuất:

Công thức sản xuất 1000 viên:

Gừng 0,6g

Bạc hà 7g

Tá dược 2,4g

Nước cất vừa đủ

Ethanol 96%

Trang 6

5.2 Tiến hành:

- Gừng và Bạc hà sau khi thu hái và sơ chế Tiến hành sản xuất

- Xay nhuyễn dược liệu với độ mịn thích hợp và chiết với dung dịch cồn

- Lọc hỗn hợp Gừng và Bạc hà qua 2 lớp vải mùng Bỏ phần bả lọc trên vỉ lọc

- Trộn thêm tá dược

- Tiến hành sấy phun bằng máy được bột mịn

- Tiến hành trộn kép hai khối lượng Gừng và Bạc hà lại với nhau

- Nén viên và bao đường

- Kiểm nghiệm bán thành phẩm

- Đóng thùng, dán nhãn

- Kiểm nghiệm thành phẩm

- Nhập kho

CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

6.1 Kỹ thuật an toàn:

- Máy móc đều phải có nội quy sử dụng, bảo đảm an toàn cho người sử dụng

- Công nhân sử dụng máy phải được huấn luyện về an toàn và kỹ thuật máy một cách cụ thể Huấn luyện phải định kỳ nhắc lại

- Công nhân phải thực hiện đúng qui trình đã được hướng dẫn về vệ sinh theo qui trình thao tác chuẩn đã ban hành

- Cán bộ và công nhân ở từng giai đoạn sản xuất ghi lại các số liệu, nhận xét của hồ

sơ lô như biểu mẫu qui định

6.2 Vệ sinh công nghiệp:

- Thực hiện đúng chế độ bảo hộ lao động: trang bị đầy đủ quần áo, mũ, khẩu trang

- Máy móc, dụng cụ trước và sau khi sản xuất được vệ sinh thật sạch Trước khi sản xuất lau bằng dung dịch sát khuẩn theo các qui trình thao tác chuẩn đã ban hành

- Nơi làm việc phải gọn gang sạch sẽ, máy hút bụi, quạt hút Không để các đồ vật không cần thiết vào nơi sản xuất

- Thực hiện chương trình vệ sinh hang ngày, tuần cho nơi sản xuất và có chế độ kiểm tra

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT KIỂM NGHIỆM 7.1 Kiểm nghiệm: Theo đúng Tiêu chuẩn cơ sở

Gừng (Thân rễ)

Rhizoma zingiberis

Định tính

A Lấy khoảng 5g dược liệu, thêm 20ml ethanol 70% (TT), đun sôi, lắc đều, lọc

5

Trang 7

Lấy 1ml dịch lọc, thêm 5 giọt natri nitro-prusiat 1% (TT), thêm 3 giọt dung dịch

hydroxyd 10% (TT), xuất hiện màu đỏ Thêm 2 giọt acid acetic băng (TT), có tủa chuyển sang màu vàng

Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 3 giọt dung dịch parani-troanilin (TT), thêm 0,5ml dung dịch natri hydro-carbonat 5% (TT), 4ml nước, đun sôi, để nguội, dung dịch có màu nâu đỏ

B Phương pháp sắc kí lớp mỏng (phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel GF254

Dung môi khai triển: n-Hexan – aceton – acid acetic băng (7,5 : 2,5 : 4giọt)

Dung dịch thử: Lấy 2g bột dược liệu, thêm 5ml aceton (TT), lắc trong 3phút, lọc, lấy dung dịch lọc làm dung dịch thử

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt bản mỏng 5l dung dịch thử và dung dịch đối chiếu Sauk hi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng rồi phun thuốc thử vanillin – sulfuric (TT) Sấy bản mỏng ở 110oC cho đến khi xuất hiện vết Sắc kí đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 10 vết cùng màu và Rf với các vết trên sắc kí đồ của dung dịch đối chiếu

Độ ẩm

Không quá 13,0% (Phụ lục 12.13)

Tro toàn phần

Không quá 6,0% (Phụ lục 9.8)

Tro không tan trong acid hydroclorid

Không quá 3,0% (Phụ lục 9.7)

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tạp chất: không quá 1,0%

Tỉ lệ non xốp: không quá 1,0%

Chất chiết được trong dược liệu

Chất chiết được trong nước: Không ít hơn 14,0% tính theo dược liệu khô kiệt

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (phụ lục 12.10), dùng nước làm dung môi

Chất chiết được trong ethanol 90%: không ít hơn 6,0% tính theo dược liệu khô kiệt Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (phụ lục 12.10), dùng ethanol 90% (TT) làm dung môi

Trang 8

Định lượng

Định lượng tinh dầu trong dược liệu (phụ lục 12.7)

Cho 30g dược liệu đã được cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu Thêm 300ml nước, tiến hành cất trong 3 giờ

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,5% tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt

Bạc Hà

Herba Menthae

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel GF254

Dung môi khai triển: Cyclohexan – ethyl acetat – aceton (8 : 1 : 1)

Dung dịch thử: lấy khoảng 0.2 ml tinh dầu bạc hà chưng cất được ở phần định lượng, hòa trong 1ml cloroform (TT) dùng làm dung dịch thử

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch menthol 0,1% trong cloroform (TT)

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 l dung dịch thử và dung dịch đối chiếu Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 cm đến 12 cm, lấy bản mỏng ra, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (TT) Sấy bản mỏng ở 100

oC trong khoảng 5 phút

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có hơn 5 vết màu xanh, tím hay xanh tím, trong đó

có một vết to nhất và đậm nhất có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết menthol của dung dịch đối chiếu

Độ ẩm

Không quá 13,0% (phụ lục 12.13), dùng 10 g dược liệu đã cắt nhỏ

Tro toàn phần

Không quá 13,0% (phụ lục 9.8)

Tỷ lệ vụng nát

Không quá 5,0% (phụ lục 12.12)

Tạp chất

Không quá 1,0% (phụ lục 12.11)

7

Trang 9

Định lượng

Định lượng tinh đầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7)

Lấy chính xác khoảng 30g dược liệu khô đã cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của

bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu (tinh dầu nhẹ hơn nước) Thêm 300 ml nước, tiến hành cất trong 3 giờ với tốc độ 2.5 ml/min

Dược liệu phải chứa ít nhất 1,0% tinh đầu (tính theo dược liệu khô kiệt)

7.2 Kiểm soát:

Số TT GIAI

ĐOẠN KIỂM TRA

NỘI DUNG KIỂM TRA

SỐ LẦN KIỂM TRA

YÊU CẦU PHẢI ĐẠT

PHƯƠN

G PHÁP

NGƯỜI KIỂM TRA

1 Nguyên phụ

liệu

Cân đong Độ sạch

Tinh khiết

Khi cân + khi sản xuất

Đúng trọng lượng

Sạch

Tinh khiết

Cân, nhận xét

KN + KSV.BCT

2 Xay nhuyễn Độ

nhuyễn

Khi xay Nhuyễn Nhận xét KSV.BCT

lọc

Khi lọc Dịch lọc

chảy đều

Nhận xét KSV bán

CT

4 Cô đặc Độ đặc

của dịch lọc

Khi cô Đúng độ

đặc

Nhận xét KSV bán

CT

5 Sấy khô Độ khô Khi sấy Khô TCCS KSV bán

CT

6 Cà mịn Độ mịn,

tơi

Khi cà Đạt

TCCS

Rây KSV bán

CT

7 Kiểm BTP Theo

TCCS

Đạt TCCS

Đo KSV bán

CT

8 Đóng thùng Trọng Khi đóng Theo qui Cân KSV bán

Trang 10

lượng thùng định CT

10 KN thành

phẩm

Theo TCCS

1 lần/lô Đạt

TCCS

Theo TCCS

Phòng KN

CHƯƠNG VIII: DƯ PHẨM – PHẾ PHẨM

Không có dư phẩm Phế phẩm loại bỏ

9

Trang 11

CHƯƠNG IX: TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Dược điển Việt Nam IV;

- Dược điển Pháp;

- Dược liệu tập 1, NXB Y học;

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi;

- Thực vật và động vật làm thuốc ở Việt Nam

CHƯƠNG X: BỔ SUNG QUI TRÌNH

- Sau thời gia thực hiện, qui trình này nếu có gì thay đổi sẽ có văn bản cụ thể bổ sung kèm theo

Ngày 27 tháng 05 năm 2018 Người soạn TP.NC-PT Tổng Giám Đốc

Ngày đăng: 08/03/2019, 12:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w