Lập kế hoạch khuyến nông. Có nhiều cách phân tích khó khăn cũng như lập kế hoạch khuyến nông khác nhau đã và đang được các khuyến nông viên và người dân trong cộng đồng sử dụng
Trang 1lập kế hoạch khuyến nông
Có nhiều cách phân tích khó khăn cũng như lập kế hoạch khuyến nông khác nhau đã và đang được các khuyến nông viên và người dân trong cộng đồng sử dụng Phương pháp lập kế hoạch khuyến nông được giới thiệu trong bài tập huấn này không phải là mới mà nó được điều chỉnh để tăng cường tính hiệu quả trong việc áp dụng đặc biệt trong công tác khuyến nông cho người nghèo
I Kế hoạch khuyến nông là gì
Kế hoạch khuyến nông là tập hợp các hoạt động khuyến nông nhằm giải quyết
những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp mà nông dân đang phải đối mặt.
Kế hoạch khuyến nông sẽ nói lên để giải quyết khó khăn đó thì cần phải làm gì
và làm khi nào
II Phân loại
Kế hoạch khuyến nông có thể chia thành 2 loại:
Kế hoạch chung (bao gồm các hoạt động của 1 năm hoặc nhiều hơn)
Kế hoạch hoạt động chi tiết (chi tiết cho từng hoạt động của kế hoạch chung) Riêng kế hoạch hoạt động chi tiết phải được lập kèm theo bảng dự tính về qui mô và tài chính cho hoạt động đó cũng như người đảm nhiệm III Nguyên tắc lập kế hoạch
Nguyên tắc của kế hoạch khuyến nông là:
Phải được xuất phát từ khó khăn chung của nông dân địa phương,
Các hoạt động trong kế hoạch nhằm giải quyết khó khăn mà nông dân địa phương đang phải đối mặt,
Người dân phải được tham gia vào quá trình lập và thực hiện kế hoạch khuyến nông
IV các bước lập kế hoạch
1 phân tích khó khăn
Người dân địa phương thường nói: "Chúng tôi gặp nhiều khó khăn lắm, chúng tôi
nghèo nên khó khăn " nhưng không có ai hoặc rất ít người chỉ ra được khó khăn
cụ thể họ đang đối mặt là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến khó khăn đó? "Thiếu
Trang 2vốn" là câu trả lời thường gặp mỗi khi người dân được hỏi về những khó khăn
trong một hoạt động nào đó mà họ phải đối mặt Liệu thiếu vốn có phải là khó khăn cốt lõi, duy nhất hay chỉ là quen nói như vậy? Họ có thể thành công hay không khi họ có đủ vốn đầu tư?
Để phát triển sản xuất thì việc trước hết phải xác định cho được những khó khăn gặp phải là gì? nguyên nhân nào dẫn đến khó khăn đó? Dựa vào đó, những giải pháp can thiệp thích hợp mới có thể được xác định để tháo gỡ Giống như để chữa khỏi bệnh cho người bệnh thì phải xác định chính xác bệnh gì? Muốn vậy người thày thuốc phải tìm hiểu rõ triệu trứng đặc trưng cũng như nguyên nhân gây ra bệnh đó Sau đó mới định ra được liệu pháp điều trị Xác định sai thì liệu pháp điều trị sai, bệnh sẽ không được chữa khỏi và ngược lại, xác định đúng thì chọn được liệu pháp điều trị đúng, bệnh sẽ chữa khỏi
Người dân cần phải tự xác định khó khăn mà mình đang phải đối mặt là gì vì
chính họ mới hiểu rõ hơn ai hết những khó khăn đó Trình tự tiến hành như sau:
1.1 Xác định phạm vi chủ thể để phân tích khó khăn
Hoạt động sản xuất của người nông dân rất đa dạng và phức tạp Hoạt động này
có thể rất khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi địa phương Trên thực tế, không thể cùng lúc có thể quan tâm giải quyết các khó khăn trong tất cả các loại hoạt động sản xuất của người dân địa phương bởi vậy cần phải xác định được phạm vi chủ thể để phân tích Việc chọn chủ thể dựa theo các tiêu chí sau:
Là hoạt động được thực hiện với qui mô lớn hay có tiềm năng phát triển ở
địa bàn,
Là hoạt động mưu sinh có khả năng tồn tại bền vững,
Là hoạt động phát huy được nguồn lực của địa phương như khí hậu, đất
đai, tính truyền thống, nhân lực v.v
Kết quả đạt được còn dưới mức tiềm năng khá lớn do có những khó khăn gặp phải
1.2 Đối tượng tham gia
Đối tượng tham gia phải là những người:
Trực tiếp triển khai hoạt động liên quan đến chủ đề được chọn
Có khả năng tham dự từ đầu đến khi kết thúc cuộc họp
Có mong muốn áp dụng các khuyến cáo để cải thiện tình hình hiện tại
Nếu có vài chủ đề được xác định thì phải tổ chức từng cuộc họp riêng biệt cho mỗi chủ đề Đối tượng tham dự cho mỗi chủ đề cũng có thể khác nhau
1.3 Người dân đang gặp những khó khăn gì?
Trang 3Xác định khó khăn là bước đầu tiên phải làm trước khi lập kế hoạch hoạt động khuyến nông Các xã, các xóm có thể tổ chức các buổi họp để xác định khó khăn
và lập kế hoạch giải quyết khó khăn Yêu cầu trong việc xác định khó khăn bao gồm:
Khó khăn phải có tính đại diện: nghĩa là được xác định bởi nhiều người chứ không phải là ý kiến của cá nhân
Khó khăn phải cụ thể và rõ ràng, càng cụ thể thì càng tốt bấy nhiêu cho việc tìm giải pháp
Việc xác định khó khăn có thể được tiến hành bằng cách sau:
Cách thảo luận nhóm nhỏ
Chia các thành viên tham dự ra nhóm nhỏ (chia ngẫu nhiên hay chia theo giới v.v…) để thảo luận Mỗi nhóm sẽ có một nhóm trưởng để thúc đẩy việc thảo luận và một người để ghi ý kiến của nhóm sau khi đã thống nhất cụ thể như sau:
Dùng các mảnh giấy nhỏ và bút viết bảng phát cho mỗi nhóm rồi đề nghị
họ ghi một khó khăn trong chủ đề thảo luận lên một tờ phiếu
Người điều hành gom tất các các phiếu của các nhóm lại rồi dán lên bảng hay tường nhà để cho mọi người quan sát, loại bỏ mhững tờ phiếu có nội dung trùng lặp Việc viết phiếu có thể tiến hành thành 2 đến 3 đợt để rút kinh nghiệm trong viết phiếu
Người điều hành dẫn dắt thảo luận nhóm lớn để khảng định lại nội dung của mỗi tờ phiếu Viết lại cho rõ hơn đối với những tời phiếu có nội dung không rõ, khó đọc hoặc ghi tách những tờ phiếu có nhiều nội dung thành những tờ phiếu chỉ có một nội dung
Mọi vấn đề mới đều có thể bổ xung trong suốt quá trình thảo luận
Sắp xếp các phiếu khó khăn theo mối quan hệ nhân quả (hướng dẫn chi tiết ở mục 1.4)
Kết quả thu được sẽ là một biểu đồ hình cây gồm tất cả các khó khăn trong lĩnh vực thảo luận Biểu đồ này gọi là “Cây khó khăn”
Nguyên tắc viết phiếu
Viết to
Viết rõ ràng
Mỗi phiếu chỉ viết một vấn đề
Vấn đề phải rõ ràng, cụ thể
Hạn chế hai dòng chữ trong một tờ phiếu
Trang 4Phương pháp viết phiếu có những ưu đIểm sau
Nông dân nghèo được học hỏi và nhận biết được những khó khăn của mình thông qua thảo luận nhóm
Khắc phục được việc ngại nói ra những khó khăn
Tăng tính tự tin và khả năng hoà nhập vào cộng đồng
Khó khăn được trình bày trên tường trong suốt quá trình lập kế hoạch nên nông dân có thể hình dung được tốt hơn hiện trạng của họ trong một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nào đó
Cần lưu ý khi viết phiếu cũng như thảo luận nhóm lớn
Rà soát tất cả các khâu trong các công đoạn của hoạt động của chủ thể chọn lựa để tìm ra những điểm/vấn đề làm hạn chế kết quả ở từng khâu
đó Tách ra thành những khó khăn đơn lẻ không nên để ở dạng khó khăn lớn bao trùm nhiều khó khăn khác
Khó khăn phải có bằng chứng thuyết phục, cụ thể
1.4 Nguyên nhân của những khó khăn đó là gì?
Một khó khăn có thể có nhiều nguyên nhân, khó khăn này là nguyên nhân của khó khăn kia Vấn đề quan trọng là xắp xếp các khó khăn đã được xác định theo mối quan hệ nhân quả với nhau Cách làm cụ thể như sau:
Chọn ra ít nhất 3 khó khăn có mối quan hệ qua lại với nhau
Xắp xếp ba khó khăn này theo mối quan hệ nhân quả
Dựa vào đó tìm kiếm những khó khăn khác trong số còn lại có mối quan
hệ tương tự với khó khăn trong sơ đồ vừa được thiết lập
Trong khi xắp xếp các khó khăn theo mối quan hệ trên, nên phân định các khó khăn theo cấp
Ví dụ: Khó khăn “Năng suất lúa thấp” do một trong các nguyên nhân gây ra là: Sâu bệnh hại lúa nhiều Nguyên nhân này được coi là nguyên nhân cấp 1 (nguyên nhân trực tiếp dẫn đến năng suất lúa thấp)
Các nguyên nhân (khó khăn) cấp 2 có thể như sau:
• Dân không nhận biết được loại sâu bệnh hại lúa
• Dân không biết được cách phòng trừ
• Tổ chức phòng trừ không đồng loạt
• Sử dụng giống chống chịu kém với sâu bệnh v.v…
Các nguyên nhân (khó khăn) cấp 3 có thể như sau:
• Dân không được tập huấn
Trang 5• Dân không áp dụng đ−ợc kiến thức tập huấn
• Cấy nhiều trà lúa trên một cánh đồng,
• Chiến dịch phòng trừ không đ−ợc tổ chức tốt v.v…
Có thể có những nguyên nhân (khó khăn) ở cấp thấp hơn ví dụ: Nguyên nhân cấp 4
Dân không áp dụng đ−ợc kiến thức tập huấn do:
• Nội dung tập huấn không sát thực tế
• Dân không nắm chắc kiến thức sau khi tham dự lớp tập huấn
• Không có hỗ trợ áp dụng sau tập huấn v.v…
Kết quả thu đ−ợc là biểu đồ các khó khăn Biểu đồ này có kình cây nên gọi là cây khó khăn (biểu đồ 1)
Sơ đồ 1 Cây khó khăn
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 4
Năng suất lúa thấp
Không nhận biết
đ−ợc sâu bệnh
Không biết cách phòng trừ
Tổ chức phòng trừ không đồng loạt
sử dụng giống dễ bị nhiễm sâu bệnh hại lúa nhiều
Dân không
đ−ợc tập huấn
Dân không áp dung
đ−ợc kiến thức tập huấn
nhiều trà lúa trên một cánh
đồng
Không
tổ chức chiến dịch phòng trừ
Nội dung TH không sát
Không nắm chắc kiến thức
Không hỗ trợ áp dụng sau th
Trang 6Sơ đồ 2 Cây Mục tiêu
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
cấp 4
2 Xây dựng mục tiêu của kế hoạch khuyến nông
Từ cây khó khăn, ta có thể chuyển sang cây mục tiêu bằng cách viết các khó khăn đó theo hướng ngược lại (hướng tích cực) Tương tự, ta cũng thu được biểu
đồ các mục tiêu có dạng hình cây nên gọi là cây mục tiêu (biểu đồ 2)
Với cây mục tiêu ta cũng sẽ có mục tiêu cấp 1 và các cấp thấp hơn Để xác định mục tiêu cho kế hoạch khuyến nông, người ta thường lấy mục tiêu ở cấp cao
nhất Ví dụ: Thiệt hại do sâu bệnh giảm trong sơ đồ 2 sẽ là một trong các mục
tiêu của hoạt động khuyến nông
3 Xác định và ưu tiên các lĩnh vực can thiệp
Việc xác định các lĩnh vực can thiệp được tiến hành như sau:
Năng suất lúa cao hơn
nhận biết được sâu bệnh
biết cách phòng trừ
Tổ chức phòng trừ đồng loạt
sử dụng giống chống chịu Thiệt hại do sâu bệnh giảm
Dân được tập huấn
Dân áp dung được kiến thức tập huấn
ít trà lúa trên một cánh
đồng
tổ chức chiến dịch phòng trừ
Nội dung TH sát
nắm tốt kiến thức
hỗ trợ sau th
Trang 7 Rà soát toàn bộ cây mục tiêu rồi nhóm các mục tiêu cùng liên quan
đến một lĩnh vưc vào một nhóm
Đặt tên cho nhóm đó
Xếp ưu tiên cho các nhóm được tiến hành như sau:
Thống nhất các tiêu chí và thang điểm để xếp ưu tiên
• Tính khẩn cấp/mức độ bức xúc
• Tầm quan trọng của lĩnh vực so với các lĩnh vực khác còn lại
• Mức độ ảnh hưởng/hiệu quả có thể có nếu triển khai
• Tính sẵn có và tính khả thi của giải pháp/ khả năng tìm kiếm giải pháp
• Nguồn lực để triển khai
Tiến hành xếp ưu tiên theo các tiêu chí đã thống nhất
Kết quả được trình bày trong bảng sau:
Mỗi cuộc hội thảo lập kế hoạch có thể có 25 đến 30 người tham dự nên chia ra thành các nhóm nhỏ 5 người để thảo luận xếp thứ tự ưu tiên Kết quả xếp ưu tiên giữa các nhóm có thể khác nhau nhưng sẽ được tổng hợp chung cho cả nhóm lơn như sau;
Tổng hợp xếp ưu tiên*
Cụm ưu tiên 1 ưu tiên 2 ưu tiên 3 ưu tiên 4 ưu tiên 5
Xếp ưu tiên chung 1
2
3
4
Trang 8* Trong mỗi ô tương ứng sẽ điền số nhóm chọn ưu tiên cho ùưng cụm
4 Lập kế hoạch hoạt động/khung công việc
Trong quá trình lập kế hoạch hoạt động cần chú ý:
Hoạt động/ giải pháp do cộng đồng tự thực hiện (vị dụ: hoạt động có tính chất tổ chức nội bộ nên chỉ tác động về mặt tăng cường tổ chức).
Hoạt động/giải pháp yêu cầu sự trợ giúp từ bên ngoài Đối với loại này cần xác định cụ thể dạng kĩ thuật hay khâu kĩ thuật cần trợ giúp.
Các giả định nếu có Chẳng hạn nếu điều này không xảy ra (hay xảy ra) thì hoạt động sẽ không thu được kết quả gì hay không thể tiến hành
được hoạt động Ví dụ: Nếu chính phủ không giao đất/chủ quyền đất cho nông dân thì không thể triển khai được hoạt động trồng rừng Hay: nếu giá mơ thấp như năm 2002 thì người trồng mơ sẽ không có l∙i, không mở rông được diện tích trồng mơ.
Như đã trình bày ở trên, mục tiêu cấp 1 biến thành mục tiêu của kế hoạch khuyến nông Các mục tiêu ở giữa cấp cao nhất và thấp nhất sẽ là các kết quả mong đợi
Ví dụ: Không biết cách phòng trừ Kết quả mong đợi là: Dân biết được cách phòng trừ dịch bệnh
Khó khăn/ nguyên nhân ở cấp cuối cùng của mỗi khó khăn/nguyên nhân sẽ biến
thành hoạt động Ví dụ: Nội dung tập huấn sát Hoạt động sẽ là: xây dung nội
dung tập huấn sát với yêu cầu Trong giai đoạn này cần lưu ý:
Rà soát xem những hoạt động như vậy đã đủ để đạt được kết quả mong
đợi chưa? Nếu chưa thì có thể có hoạt động nào khác nữa không?
Nếu có giả định thì cần phải thảo luận tiếp xem:
• Có cách nào để khắc phục hay không? Nếu có thì cách ấy là gì? Cách này sẽ là hoạt động bổ xung vào kế hoạch khuyến nông
• Nếu không thì giải pháp thay thế là gì? nếu có giải pháp thay thế thì
sẽ thêm vào kế hoạch hoạt động khuyến nông và sẽ phải điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp hoặc bổ xung mục tiêu
• Nếu không có giải pháp thay thế thì kế hoạch khuyến nông hay một mục tiêu nào đó của kế hoạch phải huỷ bỏ
Loại kế hoạch này thường được lập cho ít nhất là một năm Sau một năm rà soát lại cùng với nông dân để xem có gì chỉnh lý, bổ xung
Trang 9Dựa vào kế hoạch chung, các khuyến nông viên sẽ phối hợp với cộng đồng lập
kế hoạch chi tiết Việc lập kế hoạch chi tiết không có gì khác với các phương pháp thường làm khác Thời gian cho kế hoạch chi tiết có thể từ 1 đến 6 tháng tuỳ theo tính chất của từng hoạt động
Kết quả được trình bày trong bảng sau:
Kế hoạch khuyến nông: Địa bàn? Năm lĩnh vực.: lúa
Mục tiêu Kết quả mong đợi Hoạt động Tháng Giả định
1.2
1.3
1.1.1 1.1.2
1.1.3
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3.1 1.3.2
1.3.3
Kế hoạch hoạt động khuyến nông chi tiết
Mục tiêu Hoạt động Thời gian thực hiện Địa bàn Người chịu trách
nhiệm
Bảng dự tính về qui mô và tài chính cho hoạt động
Trang 10Tæng chi phÝ ®