1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0 4%

51 441 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4%” với các mục tiêu sau: - Vi

Trang 1

BỘ Y TÊ

KOEURNSOKOL

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

MẮT CLORAMPHENICOL 0,4%

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ■ ■ Dược sĩ ĐẠI HỌC KHOA 1999-2004 ■ ■ ■

Người hướng dẫn

Nơi thực hiện Thời gian thực hiện

: TS Nguyễn Đăng Hoà

DS Đinh Thuỳ Dương : Bộ môn bào chế

: 3/2004- 5/2004

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới

TS Nguyễn Đăng Hoà

DS Đinh Thuỳ Dương

Là những thầy - cô đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khoá luận

Em xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo, các cô kỹ thuật viên của Bộ môn Bào chế Trường Đại Học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em tiến hành thực nghiệm

Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của các anh các chị

và các bạn Việt Nam đến khi hoàn thành khoá luận này

Hà Nội, tháng 5 năm 2004

Koeurn Sokol

Trang 3

CHỮ VIẾT TẮT

HPLC : Sắc ký lỏng hiệu năng caoKTAS : Không tránh ánh sángTAS : Tránh ánh áng

PEG : Polyethylen glycol

PG : Propylen glycolEDTA : Ethylendiamin tetra acetic

RH : Độ ẩm tương đối

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VÂN ĐỂ 1

PHẦN 1: TỔNG QUAN 2

1.1 Đại cương về thuốc nhỏ mắt 2

1.1.1 Định nghĩa 2

1.1.2 ảnh hưởng các thành phần trong công thức đến độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt 2

1.1.3 ảnh hưởng của bao bì đựng 8

1.1.4 ảnh hưởng của quy trình bào chế 9

1.1.5 ảnh hưởng của điều kiện bảo quản 9

1.2 Độ ổn định của thuốc 10

1.2.1 Khái niệm 10

1.2.2 Nghiên cứu đánh giá độ ổn định và tuổi thọ của thuốc 10

1.2.3 Một số quy định trong nghiên cứu độ ổn định của thuốc 12

1.3 Vài nét về cloramphenicol 13

1.3.1 Cấu trúc hoá học: 13

1.3.2 Tính chất 14

1.3.3 Độ ổn đ ịn h 14

1.3.4 Các phương pháp định lượng cloramphenicol trong chế phẩm 15

1.3.5 Tác dụng dược lý 16

1.3.6 Chỉ định 16

1.3.7 Chống chỉ định và thận trọng khi dùng 17

1.3.8 Tương tác thuốc 18

1.3.9 Tác dụng có hại 18

1.3.10 Các dạng bào chế có chứa cloramphenicol [35] 19

Trang 5

PHẦN 2 - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 20

2.1 hoá chất- thiết bị 20

2.1.1 Hoá chất và dung m ôi 20

2.2 phương pháp thực nghiệm 21

2.2.1 Trình tự pha chế các mẫu thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4% 21

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ ổn định của thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4% 22

2.3 kết quả thực nghiệm 24

2.3.1 Sự liên quan giữa nồng độ cloramphenicol và diện tích p ic 24

2.3.2 ảnh hưởng của phương pháp tiệt khuẩn 26

2.3.3 ảnh hưởng của pH và loại hệ đệm 29

2.3.4 ảnh hưởng của nồng độ đệm 34

2.3.5 ảnh hưởng của ánh sáng 39

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 13

Trang 6

ĐẬT VÂN ĐỂ

Trong những năm gần đây , các chế phẩm dùng cho mắt nói chung và các dung dịch thuốc nhỏ mắt nói riêng ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn Trên thế giới đã có rất nhiều chế phẩm thuốc nhỏ mắt chứa các nhóm dược chất khác nhau lưu hành trên thị trường để đáp ứng nhu cầu điều trị, nhóm thuốc kháng khuẩn chiếm phần lớn

Tại Việt Nam đang lưu hành chế phẩm thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4% do một số xí nghiệp trong nước sản xuất nhưng còn hạn chế do chế phẩm này kém ổn định, còn các chế phẩm thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,5% nhập ngoại, và dạng bào chế khác có thành phần là cloramphenicol với giá cả rất cao Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này chúng tôi tiến hành đề tài “

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4%” với các mục tiêu sau:

- Viết được tổng quan ngắn về thuốc nhỏ mắt

- Khảo sát, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4%

- Đề xuất một công thức ổn định nhất dựa trên kết quả thực nghiệm

Trang 7

vô khuẩn thích hợp ngay trước khi dùng [4], [1].

1.1.2 Ảnh hưởng các thành phần trong công thức đến độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt

1.1.2.1 ảnh hưởng của dược chất và dung môi

♦> Ảnh hưởng của dược chất

■ Dược chất dùng pha dung dịch thuốc nhỏ mắt phải có độ tinh khiết cao.Sự không tinh khiết của dược chất do hai nguyên nhân (1) tạp chất có lẫn với dược chất, (2) tạp được tạo ra trong qua trình sản xuất và bảo quản và (3) các gốc tự do Các ion kim loại nặng hay gặp trong dược chất và được nhắc đến nhiều nhất vì chúng là tác nhân xúc tác phản ứng oxy hoá dược chất dễ bị oxy hoá Ví dụ: sulíacetam id, dexam ethason, natri phosphat [3], [36]

■ Một số tính chất vật lý của dược chất

• Dạng thù hình: dược chất tồn taị ở nhiều dạng thù hình khác nhau có chỉ

số độ ổn định và độ tan khác nhau [19] Do vậy chúng ta phải chọn dược chất có dạng thù hình thích hợp để đạt được độ ổn định cao nhất Ví dụ: dạng vô định hình dễ tan hơn dạng kết tinh, dạng khan dễ tan hơn dạng ngậm nước [8], [1]

Trang 8

• Dược chất và muối của chúng: dược chất thường ở dạng muối liên hợp, có một số dược chất tồn tại ở nhiều dạng muối liên hợp khác nhau, mỗi một dạng muối có độ ổn định, độ tan khác nhau Ví dụ dược chất ở dạng muối thường dễ tan hơn dang acid hay base tương ứng của dược chất đó [8] Do vậy chúng ta phải chọn dược chất và muối của chúng thích hợp để đạt được độ ổn định cao nhất.

■ Cấu trúc hoá học của dược chất

• Dược chất dễ bị oxy hoá khi trong cấu trúc phân tử có các nhóm như nhóm OH phenol, nhóm ether [3] Ví dụ tetracyclin hydroclorid bị oxy hoá rất nhanh trong dung dịch nước do nó có nhiều nhóm OH phenol

• Dược chất dễ bị thuỷ phân khi trong cấu trúc phân tử có các nhóm chức như nhóm este, amid, ß-lactam [3], [35] Có một số dược chất bị thuỷ phân rất nhanh kể cả trong điều kiện không có chất xúc tác do trong phân tử có các nhóm sau: acetal, ketal,

im in [3] Trình tự phản ứng thuỷ phân

RC=N R ,> R C 0 2C 0 R ,> R C 0S R ,> R C 0 2R ’>R C 0N H 2 [37], [34],[27]

• Dược chất nhậy cảm với ánh sáng: năng lượng ánh sáng xúc tác thúc đẩy phản ứng phân huỷ dược chất Ví dụ (1) cloramphenicol sẽ bị biến mầu rất nhanh và sau đó kết tủa vàng sau khi tiếp xúc với ánh sáng [15], (2) dung dịch thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0,3% bị phân huỷ nhiều dưới tác động của ánh sáng [7], (3) ciprofloxacin rất không bền dưới sự tác động của ánh sáng [14]

• Racemic hoá: một số dược chất có thể bị racemic hoá trong quá trình sản xuất và bảo quản pH và ion như halogen, acetat,carbonat là tác nhân xúc tác phản ứng racemic hoá [3] Ví dụlevafloxacin (S-isomeric) và afloxacin (R-isom eric)

Trang 9

• Khử nhóm carbon dioxid: hay xẩy ra ở các kháng sinh, làm giảm hoặc mất tính chất kháng khuẩn của chúng Ví dụ natri carbenicillin, natri ticarcillin [3 5 ].

❖ Ảnh hưởng của dung môi

Dung môi dung trong dung dịch thuốc nhỏ mắt thường là nước cất, nhưng nước cất là dung môi gây thuỷ phân nhiều dược chất trong thuốc nhỏ mắt,

để giảm thiểu thuỷ phân dược chất người ta dung hỗn hợp dung môi như nước Cất-PEG 300, nước Cất-PG [5], [27] Vì dụ dùng PEG 300, và PG để hạn chế sự thuỷ phân của pilocarpin trong dung dịch thuốc nhỏ mắt [12] Dầu thực vật cũng có thể được dung để pha chế thuốc nhỏ mắt Dung môi

có ảnh hưởng trực tiếp đến độ ổn định của dược chất Ví dụ nước cất có thể không thích hợp cho những dược chất dễ bị thuỷ phân như tetracyclin, các penicillin, và các polyme như PEG 400 do tính chất riêng của các polyme

có thể gây tương kỵ với nhiều dược chất [26]

1.1.2.2 Ảnh hưởng của chất thêm vào thành phần thuốc nhỏ mắt

❖ Ảnh hưởng của chất sát khuẩn

Đối với dung dịch thuốc nhỏ mắt được pha chế với mục đích dùng nhiều lần, để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn nhiễm vào trong quá trình sử dụng người ta phải dùng chất sát khuẩn [1], [31], [10] Có một số trường hợp không thể dùng chất sát khuẩn cho dung dịch thuốc nhỏ mắt [11]

Chất sát khuẩn dùng cho thuốc nhỏ mắt có ảnh hưởng đáng kể đến

độ ổn định của thuốc, chúng có thể gây tương kỵ với các thành phần khác trong dung dịch thuốc vì thế phải nghiên cứu chọn chất sát khuẩn thích hợp Chất sát khuẩn hay được dùng là:

• Thim erosal tương kỵ với nhiều kim loại, tác nhân oxy hoá mạnh, acid mạnh, base mạnh, dung dich NaCl, lecithin, phenyl thuỷ ngân,

Trang 10

các amin bấc bốn, thioglycolat, và các protein Sự có mặt của natri

m etasulfit, EDTA, có thể làm giảm hoạt tính kháng khuẩn của thim erosal [11], [26]

• Các phenyl thuỷ ngân (phenyl thuỷ ngân nitrat, phenyl thuỷ ngân acetat) khi có mặt natri thiosulfat, EDTA, natri m etabisulfit có thể làm giảm tác dụng kháng khuẩn của chúng Chúng tương kỵ với các muối halogen đặc biệt là muối bromid, iodid và một số dẫn chất sulfur, ngoài ra phenyl thuỷ ngân acetat còn có tương kỵ với Cefuroxim và cefazidim [26], penicillin và fluorescein [11]

• Các amin bấc bốn (benzalkonium clorid, cetylpyridin clorid,

benzethonium clorid), benzalkonium clorid có tương kỵ với các chất như là chất diện hoạt ion hoá, các citrat, fluorescein, HPMC,

Sulfonamid ngoài ra có bằng chứng cho rằng benzalkonium clorid

bị hấp phụ đáng kể vào màng lọc đặc biệt màng sơ nước hoặc màng amian [26], [11]

• Phenyl alcol có tương tác với các tác nhân oxy hoá và protein Nó

sẽ mất hoạt tính khi có mặt polysobat [26]

• M ethylparaben sẽ bị giảm hoạt tính hoặc mất tính kháng khuẩn khi có mặt chất hoạt động bề mặt không ion hoá như polysorbat, propylen glycol có thể hạn chế tương tác này [26]

• Clorobutanol tương kỵ với polyethylen Với sự có mặt của CMC

và polysorbat 80 có thể làm giảm tác dụng kháng khuẩn của clorobutanol [26]

Trang 11

chúng có những đặc tính riêng có thể tương kỵ với một số dược chất, vậy ta phải chọn hệ đệm thích hợp cho từng dược chất Ví dụ (1) pha dung dich thuốc nhỏ mắt cloramphenicol ọ.5%_ trong hệ đệm phosphat, dược chất sẽ bị phân huỷ rất nhanh [29], (2) hệ đệm phosphat và hệ đệm citrat có thể gây tương kỵ với norfloxacin [30], (3) dung dịch pilocarpin thích hợp với đệm citrat và tris maleat hơn đệm phosphat và đệm acetat [12].

b) Ảnh hưởng của pH của dung dịch

Dung dịch thuốc nhỏ mắt phải có pH gần với giá trị pH sinh lý của nước mắt (pH=7.4) để làm giảm kích ứng mắt, tuy nhiên dung dịch

có pH từ 3.5 đến 10.5 có thể được dùng mà không gây khó chịu cho người dùng, nhưng cũng phải chọn pH thích hợp để làm tăng độ ổn định của thuốc cho từng dựơc chất [31], [3] Ví dụ (1) dung dịch norfloxacin ở pH=5.5 ổn định hơn dung dịch pH=5.0 và pH=4.5 [5],

♦> Ảnh hưởng của chất đẳng trương

Vì hàm lượng của dược chất dùng trong dung dịch thuốc nhỏ mắt

Trang 12

không có chất gây đẳng trương dẫn tới gây kích ứng mắt Chất thêm vào để đẳng trương hay dùng là NaCl, KC1, manitol, acid

b o ric Viêc lựa chọn chất đẳng trương phải không được gây tương

kỵ với các thành phần khác trong công thức thuốc và phải tính toán hàm lượng đưa vào để không làm tăng lực ion trong dung dịch thuốc [34] Ví dụ người ta dùng acid boric để đẳng trương dung dich thuốc nhỏ mắt có dược chất là Z nS 04 mà không dùng NaCl để đẳng trương để tránh tạo ra ZnCl2 kích ứng mắt [2]

❖ Ảnh hưởng của chất chống oxy hoá

Nhiều dược chất dùng để pha chế dung dịch thuốc nhỏ mắt thường là chất dễ bị oxy hoá Tốc độ phản ứng oxy hoá có thể tăng lên ở dạng dung dịch, người ta dùng chất chống oxy hoá nhằm hạn chế tốc độ phản ứng oxy hoá và làm tăng tuổi thọ sản phẩm Tuy nhiên việc lựa chọn chúng làm sao không gây tương kỵ với các thành phần khác trong công thức thuốc mới là một vấn đế cần phải nghiên cứu kỹ Các chất chống oxy hoá hay dùng trong dung dịch thuốc nhỏ mắt là:

• Natri bisulfit, natri m etabisulfit, natri thiosulfat Natri

m etabisulfit có phản ứng với thuốc tác dụng kiểu giao cảm và thuốc khác như dẫn chất ortho hoặc para hydroxybenzyl alcol tạo ra dẫn chất acid sulfonic làm giảm hoặc mất hoạt tính của thuốc Ngoài ra

nó còn có tương kỵ với cloram phenicol, phenyl thuỷ ngân acetat [26]

• Các chất tạo phức chelat với ion kim loại nặng để làm mất hoạt tính xúc tác phản ứng oxy hoá dược chất hay dùng nhất là Na EDTA trong dung dịch thuốc nhỏ mắt Tuy nhiên EDTA có tương kỵ với dược chất và các thành phần khác trong công thức vậy phải thận trọng khi đưa thành phần này vào thuốc nhỏ mắt [26]

Trang 13

• Chất chống oxy hoá hay gây dị ứng cho người sử dụng vậy phải thận trọng khi sử dụng [11].

❖ Ảnh hưởng của chất tăng độ nhớt

Dung dịch thuốc nhỏ mắt có thể thêm các chất tăng độ nhớt nhằm làm tăng sinh khả dụng của thuốc và các tiểu phân được phân tán đồng đều hơn trong hỗn dịch nhỏ mắt [1], [31], [10], [11] Nhưng phải lựa chọn chúng làm sao hạn chế các tương kỵ hoá học trong công thức thuốc Chất hay dùng nhằm làm tăng độ nhớt trong dung dịch thuốc nhỏ mắt gồm: methylcellulose, hydroxypropylcellulose, alcol polyvinic, PEG 300, PEG 400, PG Qua nghiên cứu cho thấy tuổi thọ pilocarpin trong dung dịch có PG và PEG kéo dài hơn rõ rệt so với dung dịch có methylcellulose, và polyvinyl alcol [12]

❖ Ảnh hưởng của các chất hoạt động bê mặt

Người ta dùng chất diện hoạt để làm tăng sinh khả dụng của thuốc nhỏ mắt

và làm tăng độ tan của dược chất Để pha chế hỗn dịnh thuốc nhỏ mắt người ta dùng nó để gây thấm các tiểu phân dược chất [1], [10], [11] Chất diện hoạt hay dược dùng trong dung dịch thuốc nhỏ mắt như benzalkonium clorid, benzethonium clorid, dioctyl natri sulfosuccinat, và đặc biệt hơn là polysorbat 80 chúng thường có tương kỵ với một số dược chất vậy phải lựa chọn chất thích hợp khi thiết kế công thức để làm sao hạn chế được các tương tác có thể sẩy ra giữa chất diện hoạt và các thành phần khác trong công thức Ví dụ polyoxyethylen stearat không ổn định trong dung dịch kiềm nóng, bị đổi mầu hoặc kết tủa khi có mặt các salicylat, dẫn chất phenol [22]

1.1.3 Ảnh hưởng của bao bì đựng

Đây là một thành phần không thể thiếu trong chế phẩm thuốc nhỏ mắt Nó tiếp xúc trực tiếp với dung dịch thuốc nhỏ mắt, do vậy nó có ảnh hưởng đáng kể đến độ ổn định của thuốc Bao bì đựng có thể nhả ra các tạp chất lạ

Trang 14

vào trong dung dịch thuốc hoặc hấp phụ một số thành phần trong dung dịch làm mất vai trò của chúng trong công thức như thimerosal, methylparaben [26] Bao bì có thể làm biến chất dược chất có thể quan sát được như vẩn đục, đổi mầu Bao bì polyethylen không thể ngăn cản được ánh sáng do vậy phải tránh ánh sáng đối với dược chất nhậy cảm với ánh sáng

1.1.4 Ảnh hưởng của quy trình bào chế

> Hoà tan: Trình tự hoà tan các thành phần có ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định của thuốc Ví dụ hoà tan dược chất trước khi hoà tan các thành phần khác có thể gây ra khả năng phân hủy thuốc cao hơn việc hoà tan dược chất sau các thành phần khác đặc biệt là các đệm và chất chống oxy hoá

> Đối với dược chất dễ bị phân huỷ trong môi trường nước thì người ta bào chế dạng bột khô, hoặc dạng hỗn dịch

1.1.5 Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản

Điều kiện bảo quản có ảnh hưởng đáng kể đến độ ổn định của dược chất, phần lớn dược chất nhậy cảm với ánh sáng, và một số dược chất chỉ ổn định

ở nhiệt độ dưới —5°c, 0°c, 8°C VÍ dụ (1) dung dịch thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0.5% sẽ có tuổi thọ hơn 4 năm khi bảo quản ở nhiệt độ dưới 8°c [15], (2) dung dịch thuốc nhỏ mắt ofloxacin 0.3% khá ổn định khi bảo quản tránh ánh sáng [7]

Trang 15

1.2.2 Nghiên cứu đánh giá độ ổn định và tuổi thọ của thuốc

Để nghiên cứu đánh giá đúng độ ổn định và tuổi thọ của thuốc cần xây dưng chương trình nghiên cứu dựa trên các văn bản hướng dẫn về độ ổn định của thuốc của cục quản lý dược và tổ chức y tế thế giới (WHO) ban hành [3],

Để giảm thiểu số lượng thí nghiệm có thể tiến hành thử nghiệm đầy đủ bao gồm thử nghiệm dài hạn, lão hoá cấp tốc, khắc nghiệt

• Thử nghiệm cấp tốc: làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách bảo quản thuốc trong điều kiện có tác động đến tốc độ phân huỷ dược chất cao hơn mức độ bình thường, nhằm xác định thông số động hoá học của quá trình phân huỷ,

từ đó tính toán dự báo tuổi thọ của thuốc, và định lượng thiết kế công thức thuốc, dùng một vùng khí hậu chung cho các nước (40°c±5°c, 75%±5%RH) trong thời gian 6 tháng Với thuốc yêu cầu bảo quản ở tủ lạnh thì điều kiện thử nghiệm cấp tốc là (25° c ± 2° c , 60%± 5%), thời gian thử là 6 tháng với 2 lô [3]

• Thử nghiệm khắc nghiệt thường dùng các yếu tố tác động phân huỷ thuốc cao hơn so với thử nghiệm lão hoá cấp tốc [3]

Hai phương pháp thử nghiệm trên có thể không xẩy ra trong thực tế nhưng có ý nghĩa cho biết các đặc tính độ ổn định của thuốc Đối khi điều kiện đó có thể sẩy ra trong quá trình vận chuyển và phân phối thuốc [3]

Trang 16

• Thử nghiệm dài hạn bảo quản thuốc trong điều kiện thực, thử nghiệm dài hạn có ý nghĩa xác định chính xác tuổi thọ, thời hạn sử dụng của thuốc Thuốc phải bảo quản tủ lạnh (5° c ± 3 °C), và thuốc phải bảo quản tủ đá (-20

° c ±5 °C) thời gian 12 tháng, dùng hai lô để thử nghiệm [3]

Để làm thực nghiệm theo dõi độ ổn định của thuốc, điều kiện bảo quản còn phải thích hợp với những vùng khí hậu khác nhau:

> Vùng khí hậu I :vùng ôn đới 21°c, 45%RH, các nước thuộc vùng khí hậu này như vương quốc Anh, bắc Âu, Canada, N ga

> Vùng khí hậu II : vùng cận nhiệt đới 25°c, 60%RH, các nước thuộc vùng khí hậu này là Mỹ, Nhật bản, các nước nam  u

> Vùng khí hậu III: vùng sa mạc 30°c, 35%RH, gồm có các nước như Iraq, Iran, Sudan

> Vùng khí hậu IV: vùng nhiệt đới 30°c, 70%RH, gồm có các nước như Brazil, Ghana, Indonesia, Philippin

Các số liệu nhiệt độ, độ ẩm của các vùng khí hậu trên là số liệu qui ước dựa trên độ ẩm và nhiệt độ động học trung bình tính theo phương trình arrhenius [3], [35], sai số của phép thử với nhiệt độ là ±2°c, độ ẩm là±5%RH

■ Nghiên cứu thiết kế công thức: để thiết kế một công thức thuốc mới trước hết phải tập hợp các thông tin về độ ổn định của thuốc như độ nhậy cảm với ánh sáng, độ ẩm, oxy hoá, tương tác, tương k ỵ .pH tối ưu [3]

Trang 17

■ Nghiên cứu thuốc dùng trong giai đoạn thử lâm sàng: dùng phương pháp thử nghiệm dài hạn để đánh giá độ ổn đinh, và các chỉ tiêu chất lượng thuốc đạt yêu cầu tiêu chuẩn đề ra trong thời gian nghiên cứu thử lâm sàng [3].

■ Nghiên cứu sản xuất pilot: cỡ lô sản xuất pilot ít nhất là 1/10 và thông thường bằng cỡ lô sản xuất ở quy mô sản xuất, đánh giá 3 lô sản xuất pilot phải có độ ổn định ít nhất 12 tháng [3]

■ Nghiên cứu độ ổn định của thuốc ở giai đoạn sản xuất công nghiệp: dùng phương pháp thử nghiệm cấp tốc và phương pháp thử nghiệm dài hạn,

và phải báo cáo tư liệu cho cục quản lý dược [3]

■ Theo dõi độ ổn định thuốc sau khi cấp số đăng ký: các nhà sản xuất phải tiếp tục nghiên cứu độ ổn định thuốc trên tất cả các lô Phòng đảm bảo chất lượng có thể đánh giá độ ổn định trên một số mẫu thuốc lưu [3]

1.2.3 Một sô quy định trong nghiên cứu độ ổn định của thuốc

• Điều kiện bảo quản trong các loại thử nghiệm, số lô và thời gian thửnghiệm tối thiểu

• Điều kiện bảo quản ghi trên nhãn: Do đặc điểm độ ổn định của thuốc, nhà sản xuất phải ghi trên nhãn thuốc những điều kiện bảo quản thích hợp cho từng thuốc Ví dụ như nhiệt độ bảo quản, nơi bảo quản như phải tránh ánh sáng, khô mát ngoài ra còn có quy định khác về bảo quản khi pha chế thuốc [3]

Trang 18

• Các chỉ tiêu chất lượng cần đánh giá trong nghiên cứu độ ổn định của thuốc: các chỉ tiêu chất lượng thuốc gồm có hình thức cảm quan, chỉ tiêu vật lý, hoá học, sinh học Còn các nguyên liệu làm thuốc phải đánh giá giới hạn của tạp chất và sản phẩm phân huỷ Đối với sản phẩm vô khuẩn phải thử độ vô khuẩn Thuốc tiêm truyền phải đánh giá chỉ tiêu chất gây sốt Ngoài ra phải đánh giá ảnh hưởng của chất phụ thêm vào trong công thức đến độ an toàn, và độ ổn định của thuốc [3].

• Các chi tiêu cần đánh giá đối với từng dạng bào chế khi nghiên cứu độ

ổn định của thuốc: các dạng bào chế gồm có dạng viên nén, nang thuốc, dung dịch uống, hỗn dịch uống, nhũ tương uống, bột, cốm pha hỗn dịch, thuốc phun mù, thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm, thuốc tiêm đông khô, thuốc đạn, thuốc mỡ có quy định cụ thể [3],[4], [35]

1.3 VÀI NÉT VỂ CLORAMPHENICOL

1.3.1 Cấu trúc hoá học:

Cloramphenicol là một kháng sinh được chiết xuất từ chủng xạ khuẩn Streptomyces venezuelae, hiện nay nó được tổng hợp ra Trong nguyên liệu có chứa khoảng từ 98.0% đến 102.0% của C| |H 12C12N20 5 tính theo chất chuẩn [13], có công thức cấu tạo :

C1

Tên khoa học

2,2-Dichloro-N- [(1 R,2R)-2-Hydroxy-1 -Hydroxymethyl-2-(4-

Trang 19

1.3.2 Tính chất

• Dạng kết tinh hình kim, hình đĩa, hay dạng bột kết tinh mầu trắng, trắng xám hay trắng vàng rất ít tan trong nước, tan tốt trong alcol và propylen glycol, ít tan trong ether [29], [15], [13]

• Dung dịch trong ethanol là dạng hữu tuyền [D], còn dung dịch trong ethyl acetat là dạng tả tuyền [L]; [29], [13], [15]

• Cloramphenicol tan tốt ở pH kiềm nhưng nó cũng bị thuỷ phân rất mạnh [1]

và dihydrogen citrat, tại môi trường acid pH <2 và pH>7, pH có ảnh hưởng rất lớn đến sự thuỷ phân cloramphenicol Ngoài ra cloramphenicol còn bị phân huỷ bởi ánh sáng mặt trời tạo ra chất có mầu vàng p.nitrobenzaldehyd (quá trình oxy hoá), arylamin (khử hoá), và phản ứng phân ly [15], [29].Sản phẩm thuỷ phân của cloramphenicol chủ yếu là 1 -p-nitrophenyl

Trang 20

giải phóng ion clorid, ngoài ra còn có acid hydroclorid, acid p.nitrobenzoic, acid 4 ’, 4 azoxy benzoic [29]

1.3.3.2 Phương pháp làm tăng độ ổn định của cloram phenicol trong dung dịch nước

■ Tại nhiệt độ phòng cloramphenicol có độ ổn định thất thường trong khoảng pH rộng và nó nhậy cảm với chất xúc tác acid/base trong thành phần đệm, do vậy phải được pha chế với hệ đệm thích hợp, boric/borat là

hệ đệm hay được dùng để pha chế dung dịch thuốc trong nước của chloramphenicol

■ Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, chai lọ thuỷ tinh mầu hổ phách là thích hợp nhất trong việc bảo vệ thuốc khỏi ánh sáng

■ Tiết khuẩn bằng nhiệt có thể gây phân huỷ thuốc [15], [29]

■ Điều chỉnh pH dung dịch thích hợp

■ Phải tuần theo trình tự pha chế một cách tuyệt đối

1.3.4 Các phương pháp định lượng cloramphenicol trong chê phẩm

Người ta có thể định lượng cloramphenicol trong chế phẩm

bằng các phương pháp sau:

> Phương pháp đo nitrit với chỉ thị đo điện thế của cặp điện cực calomel- platin

> Xác định clorid

> Phương pháp đo độ hấp thụ quang phổ ƯV

> Sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC với các loại detector phù hợp [35]

> Phương pháp đlửn di mao quan vùng (CZE) [16]

> Phương pháp ELISA

Trang 21

Trong số các phương pháp định lượng đã kể trên thì phương pháp HPLC là phương pháp có tính chọn lọc cao hay được dùng để theo dõi độ ổn định các dược chất trong các chế phẩm.

1.3.5 Tác dụng dược lý

Chloramphenicol có phổ kháng khuẩn rộng, cả trên gram (+) lẫn vi khuẩngram (-) và có tác dụng với Rickettsia, chlamydia (psittacosis), và Mycoplasma Đặc biệt có tác dụng với H influenzae, Strep, pneumoniae, Sal typhi và loại Neisseria

> Cơ chế tác dụng của cloramphenicol là thông qua việc ức chế tổng hợp protein bằng cách gắn vào Ribosom 50S Có bằng chứng cho thấy nó còn ức chế tổng hợp protein ở người một cách nhanh chóng gây ra suy giảm chức năng tuỷ sống

Chủng có thể kháng lại cloramphenicol một cách tự nhiên và gặp phải gồm có P aeruginosa, Staphylococcus, và Interobacteria và đặc biệt là Shigella, Salmonela, và Escherichia [38], [4], [9]

1.3.6 Chỉ định

Cloramphenicol dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn nặng do chủng vi

khuẩn nhậy cảm với nó

a) Điều trị bệnh thương hàn cấp gây ra do chủng s ty phi, không dùng cho dạng mãn tính, cloramphenicol không phải là thuốc lý tưởng nhất điều trị bệnh thương hàn do nó gây ra nhiều tác dụng phụ và rất dễ gây tái phát, hiện này người ta dùng ceftriaxon [20], [21], [22], ngoài ra điều trị thương hàn bằng quinolon như ciprofloxacin nhanh hơn 2 lần so với điều trị bằng cloramphenicol [32], [28], hiện nay người ta đang thử nghiêm điều trị thương hàn bằng azithromycin kết quả rất khá quan [24], [25]

Trang 22

b) Dùng điều trị bệnh tại chỗ như nhiễm khuẩn khuẩn mắt, tai, da gây ra

do chủng nhạy cảm Trên thế giới đã có chế phẩm dung dịch thuốc nhỏ mắt dạng đơn chất và dạng kêt hợp với các corticoid điều trị bệnh viêm màng não do vi khuẩn H influenzae, Strep, pneumonia và N meningitidis,

nó cũng có thể dùng điều trị áp xe não do B fragitis hoặc chủng nhậy cảm khác

• Khi đang dùng có hiện tượng thiếu máu bất sản, hoặc ung thư limpho phải ngừng thuốc ngay lập tức

• Đối với bệnh nhân có chức năng gan thận suy yếu hay cho trẻ nhỏ phải theo dõi nồng độ trong máu và công thức máu

• Thị lực, cloramphenicol có thể làm giảm cả về tầm nhìn và trung tâm ám điểm do nó gây cảm ứng hoặc gây viêm dây thần kinh mắt, hiếm gặp trường hợp gây mù [38]

• Điều trị lắp lại bằng cloramphenicol nên tránh chừng nào có thể

• Không đựơc dùng cloramphenicol nhỏ tai cho bệnh nhân bị thủng màng nhĩ

• Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải thận trọng khi dùng cloramphenicol, vì nó phân bố rất rộng, và gây ]

Trang 23

1.3.8 Tương tác thuốc

Cloramphenicol ức chế enzym microsom gan và có thể cạnh tranh với chuyển hoá của affentanil, clorpropamid, phénobarbital, phenytoin, tolbutamid, warfarin và các thuốc chuyển hoá thông qua hệ thống microsom

• Cloramphenicol kéo dài thời gian prothrombin với bệnh nhân dùng thuốc chống đông

• Cloramphenicol có thể gây chậm đáp ứng thuốc đối với bệnh nhân điều trị thiếu máu

• Trên in vitro, cloramphenicol ức chế hoạt tính kháng khuẩn của penicillin, và các aminoglycosid Ở in vivo thì ngược lại

• Có bằng chứng về việc tăng ức chế dịch não tuỷ do dùng cloramphenicol

1.3.9 Tác dụng có hại

• Hệ tạo máu: thường nặng hoặc tử vong như là thiếu máu bất sản, chứng giảm bạch cầu hạt

• Tiêu hoá: buồn nôn, nôn, ỉa chảy

• Hệ thần kinh TW: Đau đầu, trầm cảm nhẹ, mê sảng

• Thị lực và hệ thần kinh thực vật: Thường xảy ra sau một thời gian dùngthuốc lâu dài

• Mẫn cảm: mẩn ngứa, ban đỏ

• Hội chứng xám: có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh

• Có nhiều tranh cãi về sự liên quan giữa cloramphenicol với bệnh ung thư bạch cầu cấp nhưng qua nghiên cứu thì kết quả ngược lại [33]

Trang 24

1.3.10 Các dạng bào chê có chứa cloramphenicol [35]

- Cloramphenicol viên nang

- Kem cloramphenicol

- Cloramphenicol thuốc mỡ tra mắt

- Cloramphenicol dung dịch thuốc nhỏ mắt

- Dung dịch uống cloramphenicol

- Cloramphenicol dung dịch nhỏ tai

- Cloramphenicol viên nén

- Cloramphenicol và hydrocortison acetat hỗn dịch nhỏ mắt

- Cloramphenicol và polymycin B thuốc mỡ tra mắt

- Cloramphenicol, polymycin B Sulfat và hydrocortison thuốc mỡ tra mắt

- Cloramphenicol và prednisolon thuốc mỡ tra mắt

- Cloramphenicol palmitat hỗn dịch uống

- Cloramphenicol natri succinat tiêm

Trang 25

PHẦN 2 - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

2.1 HOÁ CHẤT- THIẾT BỊ

2.1.1 Hoá chất và dung môi

Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã sử dụng các hoá chất như đã ghi trong bảng sau:

Bảng 1: Danh mục hoá chất, dung môi sử dụng trong nghiên cứu

2

Acid boric, natri borat, dinatri hydrophosphat, natri dihydrophosphat

Trung quốc

BP 1998, hoá chất dược dụng

3 Acid acetic,

methanol

Merck

Hoá chất dùng cho HPLC

Trong quá trình thực nghiệm các thiết bị đã được sử dụng gồm có

• Máy đo pH M ettler-Toledo

• Máy đo quang phổ tử ngoại Helios Ỵ

• Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao : Thermo Finigan với hệ thống bơm cao áp bốn bơm p 4000, hệ thống bơm mẫu tự động và ổn định nhiệt độ cột AS 3000, detector UV 6000 LP Cột HYPURITY C l 8, kích thước cột 150 X 4,6 mm, kích thước hạt 5|j.m Hệ thống điều hành với phần mềm Chrom Quest Vesion 2.51

• Cân phân tích Satorius-BP 121S

• Màng lọc cellulose acetat với kích thước lỗ xốp 0,45 |j,m, và 0,22|im

Ngày đăng: 28/02/2019, 14:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn báo chế (2002), Kỹ thuật báo ch ế và sinh dược học các dạng thuốc, tập I. Trường đại học dược Hà Nội, , tr 179-200, nhà xuất bản y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật báo ch ế và sinh dược học các dạng thuốc
Tác giả: Bộ môn báo chế
Nhà XB: nhà xuất bản y học
Năm: 2002
3. Phạm Ngọc Bùng (2004), Chuyên đề: độ ổn định của thuốc, Trường đại học Dược Hà Nội, Tr 2-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề: độ ổn định của thuốc
Tác giả: Phạm Ngọc Bùng
Năm: 2004
5. Chu Thị Hằng (2002), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt norfloxacin 0,3%,khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học khoá 1997-2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chu Thị Hằng (2002), "Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt norfloxacin 0,3
Tác giả: Chu Thị Hằng
Năm: 2002
6. Bộ môn hoá dược (1998), Hoá dược, Trường đại học Dược Hà Nội (1998), Tập 2, Tr 234-235 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoá dược
Tác giả: Bộ môn hoá dược (1998), Hoá dược, Trường đại học Dược Hà Nội
Năm: 1998
9. Trường đại học Y Hà Nội (1999), Dược lý học, Tr NXB y học Hà Nội TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược lý học
Tác giả: Trường đại học Y Hà Nội
Nhà XB: NXB y học Hà NộiTIẾNG ANH
Năm: 1999
10. Dwright L. Deardorff, PhD, Pharmaceutical Sciences (1980), Mack Publishing Company, Eason, Pennsylvania18042, p 1498-.1512 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pharmaceutical Sciences
Tác giả: Dwright L. Deardorff, PhD, Pharmaceutical Sciences
Năm: 1980
11. A Practical Guide to Comtemporary Pharmacy Practice, p 14.3-27.16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Practical Guide to Comtemporary Pharmacy Practice
12. Nursen Unlu, Murat Sumnu, A. Atilla Hincal, Actapharm Technol-35(l) 1989, Formulation Studies On Pilocarpine Nitrate Ophthalmic Solutions, Hacettepe University, Faculty o f Pharmacy, Pharmaceutical technology Department, TR- Ankar, p 38-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Actapharm Technol-35(l)" 1989, "Formulation Studies On Pilocarpine Nitrate Ophthalmic Solutions, Hacettepe University, Faculty o f Pharmacy, Pharmaceutical technology Department, TR- Ankar
14. Jens T. Cartensen (1995), Drug stability Marcel Dekker, Inc, p. 151-154 15. Kenneth A. Connors, Gordon L. Amidon, Valentino J. Stella (1986),Chemical stability o f pharmaceuticals, John Wiley &amp; Sons, Inc. p 328- 334 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Drug stability Marcel Dekker," Inc, p. 151-15415. Kenneth A. Connors, Gordon L. Amidon, Valentino J. Stella (1986), "Chemical stability o f pharmaceuticals
Tác giả: Jens T. Cartensen (1995), Drug stability Marcel Dekker, Inc, p. 151-154 15. Kenneth A. Connors, Gordon L. Amidon, Valentino J. Stella
Năm: 1986
18. G.K.Mc.Evoy (1998), AFSH Drugs information, American society o f health system pharmacist Inc, p 240- 243 Sách, tạp chí
Tiêu đề: AFSH Drugs information, American society o f health system pharmacist
Tác giả: G.K.Mc.Evoy
Năm: 1998
19. Alfonso R. Genna Ro (2000), Remington 20th Edition: The science and practice o f pharmacy, philadelphia college of pharmacy and sciencep. 256-262 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The science and practice o f pharmacy
Tác giả: Alfonso R. Genna Ro
Năm: 2000
20. Alfonso Liberti, Laura Lioacono, www.ischemo.or 2 , International journal of Antimicrobial agents 16 (2000), Ciprofloxacin versus chloramphenicol in the treatment o f salmonella infection, D. Cotugno Hospital, Via E. Ponzio, 20-86170 Isernia, Naples Italy, p.347-348 Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.ischemo.or2," International journal of Antimicrobial agents 16 (2000), "Ciprofloxacin versus chloramphenicol in the treatment o f salmonella infection
Tác giả: Alfonso Liberti, Laura Lioacono, www.ischemo.or 2 , International journal of Antimicrobial agents 16
Năm: 2000
21. Mustafa Mansur Tatli, www. ischemo .or 2 , International journal of Antimicrobial agents 21(2003), Treatment o f typhoid fever in children Sách, tạp chí
Tiêu đề: www. ischemo .or2," International journal of Antimicrobial agents 21(2003)
Tác giả: Mustafa Mansur Tatli, www. ischemo .or 2 , International journal of Antimicrobial agents 21
Năm: 2003
23. Glenn Jenkin et al. (1957), The art o f compounding, Me Graw-Hill Book company Inc., p. 221-251 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The art o f compounding
Tác giả: Glenn Jenkin et al
Năm: 1957
24. G.P. Acharya et al, Journal of Antimicrobial Chemotherapy 40 (1997), Factors affecting the pharmacokinetics o f parenteral cloramphenicol in enteric fever, Tribhuvan University Teaching Hospital, Kathmandu, Nepal, p. 91-98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors affecting the pharmacokinetics o f parenteral cloramphenicol in enteric fever
Tác giả: G.P. Acharya et al, Journal of Antimicrobial Chemotherapy 40
Năm: 1997
25. Thomas Butlet et al, Journal of Antimicrobial Chemotherapy(1999) (44), Treatment o f typhoid fever with azithromycin versus chloramphenicol in a randomized multicentre trial in India, Deparment of Internal Medicine, Texas Tech University Health sciences center, Lubbock, TX 79430, USA, p.243-250 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (1999)" (44), "Treatment o f typhoid fever with azithromycin versus chloramphenicol in a randomized multicentre trial in India
26. Athur H. Kibbe (2000), Handbook o f Pharmaceutical excipients, AphA&amp; PhP p. 127, 192, 342, 373, 375, 380, 421, 429, 452, 483, 490 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook o f Pharmaceutical excipients
Tác giả: Athur H. Kibbe
Năm: 2000
27. Leon Lachman (1996). The theory and practice o f industrial Pharmacy, New york, p. 761-783 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The theory and practice o f industrial Pharmacy
Tác giả: Leon Lachman
Năm: 1996
28. Lison Mr. Therapy o f typhoid fever in the Phinlipines, Inc Proceedings of the 5th intenational symposium on new quinolones- Singapore 25-27 August Sách, tạp chí
Tiêu đề: Therapy o f typhoid fever in the Phinlipines
29. Walter Lund, Twelfth Edition (1994), The pharmaceutical codex, p 160- 169, 786-788 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The pharmaceutical codex
Tác giả: Walter Lund, Twelfth Edition
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w