1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực vật chí việt nam = flora of viet nam, quyển 11, bộ rong mơ fucales kylin, họ rau răm polygonaceae juss (2)

129 554 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 11,72 MB

Nội dung

Thân đứng thẳng hoặc bò, mềm yếu hoặc gốc hóa gỗ hoặc phần gốc thẳng phía trên chếch lên hoặc bò trườn, đơn độc hoặc phân nhánh, nhẵn hoặc có các loại lông phủ lông tơ, lông dính, lông b

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu phân loại và hoàn thành bản thảo Thực vật chí Việt Nam về họ Rau răm (Poỉygonaceae) tác giả đ ã nhận được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của các phòng tiêu bản trong nước ¡Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Viện Sinh học nhiệt đới (HM); Trường Đại học Khoa học T ự nhiên (HNU), Trường Đại học Dược (HNPI), Viện Dược liệu (HNPM)J và các phòng tiêu bản nước ngoài [Vườn Thực vật Bogor, Inđônêxỉơ (BO); Viện Thực vật Bắc Kỉnh ịPE); Viện Thực vật Văn Nam (KUN); Viện Thực vật Quảng Tây; Viện Thực vật Hoa Nam (IBSC); Đại học tổng hợp Tokyo (TI)] Đặc biệt là sự giúp đỡ của c ố GS TSKH Nguyễn Tiến Bân, GS.TSKH Trần Đình Lý, PGS TS Nguyễn Khắc Khôi, bạn bè đồng nghiệp Phòng Thực vật và các Giáo sư chuyên gia thực vật nước ngoài [Prof.Dr Li An Ren (Institute o f Botany, Academia Sínica, Beijing); Prof Dr Wu Su Gong (Kunming Institute o f Botany)].

Nhân dip này, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đến tất cả các cấp lãnh đạo, các cơ quan, các tập thể và cá nhân đã động viên, giúp đỡ việc hoàn thành công trình nghiên cứu này.

Mặc dù đ ã có nhiều c ố gắng biên soạn và sửa chữa bản thảo, song không thể tránh khỏi những sai sót Tác giả mong được bạn đọc góp ý kiến.

Trang 3

POLYGONACEAE Juss 1789 - HỌ RAU RĂM

(10 chi, 52 loài, 2 thứ)

Họ Rau răm (Polygonaceae) có khoảng 50 chi, hơn 1400 loài, phân bố rộng rãi ở các vùng

ôn đới Bắc bần cầu và các vùng nhiệt đới trên thế giới Việt Nam có 10 chi (trong đó có 4 chi

nhập nội; Coccoloba, Muehlenbeckia, Antinoron, Rheum), 52 loài, 2 thứ, phân bố rộng rãi khắp

đất nước Họ này đặc trưng bởi các đặc điểm hình thái dễ nhận biết ngoài tự nhiên và trong các

phòng tiêu bản như thân và cành có nhiểu lóng và đốt (tên họ Polygonaceae bắt nguồn từ đặc điểm này, tiếng Latinh “polygonatus” có nghĩa là nhiều đốt) Lá phần lớn mọc cách và có lá kèm dạng bẹ [thường gọi là “bẹ chìa”{ochrea)] Hoa nhỏ, bao hoa không phân biệt thành đài và

tràng Sự đa dạng phong phú của họ được thể hiện qua các đặc điểm hình thái như sau:

1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI

1.1 DẠNG SỐNG

Trong họ Poỉygonaceae có một số dạng sống chính sau;

1.1.1 Cây gỗ, gỗ nhỡ: Một số loài trong các chi có dạng cây gỗ như: Atraphaxis, Coccoloba, Podopterus, Gymnopodium ớ Việt Nam chỉ có 1 chi Coccoloba với 1 loài cây gỗ [C uvifera (L.) L.] được nhập trồng làm cây bóng mát ven biển Theo Takhtajan (1997) thì các loài cây gỗ trong Poỉygonaceae có sự sinh trưởng thứ cấp dị thường, có mạch thủng lỗ đơn xen

kẽ nhau, các sợi gỗ có các lỗ đcín có vách, tia đồng hình hoặc dị hình, các lạp thể có yếu tố rây kiểu chữ “S” Cây gỗ phân cành nhiều, trên cành có các lóng và đốt, một sô' có cành rút ngắn

thành dạng gai {Atraphaxis spinosa L., A pungens (Bieb) Jaub & spach.), trên đốt thường có

bẹ chìa

1.1.2 Cây bụi hoặc nửa bụi: Nhiều đại diện trong các chi Polygonella, Calligonum, Muehlenbeckia là cây bụi hoặc nửa bụi, chúng sống trên các hoang mạc, bán sa mạc, sườn đồi, núi khô hạn ở Đông Nam Âu và Trung Á Việt Nam chỉ có 1 chi Muehlenbeckia với 1 loài [M platyclada (F Muell ex Hook.) Meissn.] được nhập trồng làm cảnh, cành dẹp dạng lá là đặc

điểm rất đặc trưng của loài này

1.1.3 Dây leo: Một số ít các đại diện trong các chi Brunchia, Coccoỉoba và nhiều đại diện trong các chi Antigonon, Fallopia là dây leo Việt Nam có 2 loài thuộc 2 chi Antigonon, Fallopia là dây leo, trong đó Antigonon có 1 loài (A leptopus Hook & Am.) được nhập trồng làm cảnh, Fallopia có 1 loài [F multiflora (Thunb.) Haraldsop]: dây leo và thân quấn vào nhau 1.1.4 Cây thân cỏ: Phần lớn các chi trong Polygonaceae là cây cỏ 1 năm hoặc nhiều năm

Thân đứng thẳng hoặc bò, mềm yếu hoặc gốc hóa gỗ hoặc phần gốc thẳng phía trên chếch lên hoặc bò trườn, đơn độc hoặc phân nhánh, nhẵn hoặc có các loại lông phủ (lông tơ, lông dính, lông bông, lông gai thẳng hoặc móc ngược), cành có nhiều lóng và đốt, lóng đặc hoặc rỗng, trên đốt phần lớn có bẹ chìa, một số ít không có (không có đại diện ở Việt Nam)

1.2.1 Rễ chính [Hình 1(1-2)]: Chủ yếu có ờ các loài cây gỗ, cây bụi và một số ít loài cây

cỏ Rễ mọc thẳng, ăn sâu trong đất, hóa gỗ hoặc một số phình lên, nạc như trong một số loài

thuộc Fallopia, Rheum, Rumex.

Trang 4

1.2.2 Rễ chùm: Trong họ này phần lớn ở các loài cây cỏ 1 năm hoặc nhiểu năm có rễ chùm [Hình 1(3)], ngoài ra trên đốt thân của cây sống trong nước hoặc mép nước thường có rễ mọc xung quanh [Hình 1(4)].

Hình 1 Hình thái rễ

1 rễ chính; 2 rễ chính phình lên thành dạng củ; 3 rễ chùm; 4 rẽ mọc trên đốt thân

1.3 LÁ

1.3.1 Phiến lá [Hình 2(1-15)]

Trong hầu hết các loài của họ Polygonaceae là lá đơn, mọc cách, một số ít mọc đối hoặc

mọc vòng Lá có cuống dài ngắn khác nhau, đính gốc hoặc đính dạng thuẫn, nhẵn hoặc có lông gai, có cánh hẹp hoặc không, hoặc gần như không cuống Phiến lá phần lớn màu lục, một số ít

màu nâu đỏ, nguyên, hình dải, hình mũi giáo, hình trứng, hình thoi {Muchlenbeckia platyclada), hình tam giác, hình mũi tên hoặc xẻ thùy lông chim {Polygonum runcinatum Buch.-Ham ex D Don) hoặc chân vịt {Polygonum palmatum Dunn., Rheum palmatum L., R ojficinale Baill.), hai

mặt lá nhẵn hoặc có lông tơ, một số ít có điểm tuyến hoặc lông tuyến, gân giữa và gân bên nổi

rõ, mép phẳng hoặc lượn sóng; chóp lá nhọn, tròn, tù; gốc lá bằng, hình nêm, hình tim, hình thận, hình mũi tên có 2 thùy gốc trải ngang hoặc cụp xuống

1.3.2 Bẹ chìa [Hình 3(1-11)]: Một trong những đặọc điểm đặc trưng của họ Polygonaceae

là trên các đốt thân và cành luôn luôn có lá kèm dạng bẹ thường gọi là “bẹ chìa”, một số ít

không có bẹ chìa (subfam Eriogonoideae) Cuống lá có thể đính ở trên hoặc dưới gốc bẹ chìa

Về chất liệu, bẹ chìa có thể có 2 loại: chất màng mỏng và chất lá Bẹ chìa chất màng mỏng có ở

nhiều loài trong họ [Hình 3(2-9)], có thể là dạng vảy với 2 thùy nhỏ (Koeginia) [Hình 3(1)]

hoặc dạng ống bao quanh thân, trên mặt bẹ chìa nhẵn hoặc có lông ngoài ra còn có các gân song song nổi rõ, một số ít các gân kéo dài thành lông mi ở mép; mép bẹ chìa cụt [Hình 3(2-3)] hoặc vát [Hình 3(8)], trên có lông mi hoặc không; lông mi có độ dài khác nhau [Hình 3(4-8)], một số

loài gốc bẹ chìa có một vòng lông gai mọc ngược (sect Echinocaulon) [Hình 3(7-8)] Bẹ chìa chất lá có ở một số ít loài trong chi Polygonum [Hình 3(9-11)], có thể có dạng tam giác {Polygonum senticosum Frach & Sav.) hoặc dạng riềm bao quanh thân {Polygonum perfoliatum L.) [Hình 3(10)] Ngoài ra trên cùng một bẹ chìa có cả 2 chất liệu như bẹ chìa của Polygonum orientate L phần ống chất màng, riềm ở mép bẹ chìa chất lá [Hình 3(9)] Tất cả các đặc điểm

trên của bẹ chìa được dùng để phân loại các loài trong 1 chi

Trang 5

Hình 2 Hình thái lá

1 phiến lá hình dải, gốc bằng; 2 phiến lá hình mũi giáo, gốc hình nêm; 3 phiến lá hình mũi giáo-thuôn, gốc hình nêm; 4 phiến lá hình trứng, gốc hình nêm rộng; 5 phiến lá hình trứng, cuống lá có cánh; 6 phiến lá hình trứng, gốc tròn; 7 phiến lá hình trứng, chóp nhọn dài; 8 phiến lá hình tam giác-trứng, gốc hình thận; 9-10 phiến lá hình mũi tên; 11 phiến lá hình thoi; 12 phiến lá hình tam giác, cuống lá đính dạng thuẫn; 13 phiến lá hình tam giác, cuống lá có gai; 14 phiến lá

xẻ thuỳ lông chim; 15 phiến lá xẻ thuỳ chân vịt

Trang 6

Hình 3 Hình dạng bẹ chìa

1 bẹ chìa chất màng, dạng vảy; 2 bẹ chìa chất màng, dạng ống, nhẵn, mép bằng, không

có lông mi; 3 bẹ chìa chất màng, dạng ống, phía ngoài có lông tơ, mép bằng, không có

lông mi; 4, 5 bẹ chìa chất màng, dạng ống, phía ngoài có lông tơ, mép bằng, có lông mi

dài bằng gần nửa hoặc nửa phần ống; 6 bẹ chìa chất màng, dạng ống, phía ngoài có lông

tơ, mép bằng, có lông mi dài bằng hoặc dài hơn phần ống; 7 bẹ chìa chất màng, dạng

ống, phía ngoài không có lông tơ, mép bằng, có lông mi ngắn hơn phần ống nhiều, gốc bẹ

chìa có 1 vòng lông; 8 bẹ chìa chất màng, dạng ống, phía ngoài không có lông tơ, mép

vát, có lông mi ngắn hơn phần ống nhiều, gốc bẹ chìa có 1 vòng lông; 9 bẹ chìa chất

màng, dạng ống, mép ống có riềm chất lá; 10 bẹ chìa chất lá, dạng riềm bao quanh thân;

11 bẹ chìa chất lá, dạng riềm không bao quanh thân

1.4 CỤM HOA VÀ HOA

1.4.1 Cụm hoa [Hình 4(1-12)]: Hoa trong họ Polygonaceae thường mọc ở nách lá hoặc

đỉnh cành và thân thành các kiểu cụm hoa khác nhau ở đỉnh cành hoặc thân Vị trí và hình dạng các cụm hoa là đặc điểm quan trọng để phân biệt các sect, trong các chi, có 2 kiểu chính

Trang 7

Hình 4 Hình thái cụm hoa

1 cụm hoa mọc tụm ở nách lá; 2, 3 cụm hoa dạng bông, hình trụ;

4 một phẩn của cụm hoa dạng bông, hình trụ (vẽ to); 5 cụm hoa dạng bông hình sợi;

6 một phần của cụm hoa dạng bông, hình sợi (vẽ to); 7-10 cụm hoa dạng đầu;

11, 12 cụm hoa dạng chùm

Trang 8

* Kiểu 1: Hoa mọc tụm ở nách lá không thành cụm hoa, có ở một số loài trong chi

Koenigia (không có ở Việt Nam), Muehlenbeckia, Rumex và sect Avicularia thuộc chi Polygonum (có ở Việt Nam) [Hình 4(1)].

* Kiểu 2: Hoa tập hợp thành cụm hoa dạng bông, dạng đầu, dạng chùm hoặc dạng chuỳ ở đỉnh thân hoặc cành [Hình 4(2-6)]

Cụm hoa có một số kiểu cụm hoa sau:

- Cụm hoa dạng bông: Gồm nhiều lá bắc xếp sít nhau hoặc ngắt quãng trên dọc trục hoặc dọc các nhánh cụm hoa kéo dài làm thành cụm hoa dạng bông, trong mỗi lá bắc thường có 2-5 hoa Cụm hoa dạng bông hình trụ tròn [Hình 4(2-4)] hoặc hình sợi [Hình 4(5-6)], đcín độc hoặc

phân nhánh, thường gặp ở các loài trong sect Polygonum Cuống cụm hoa và cuống hoa nhẵn hoặc

có lông tơ hoặc lông tuyến

- Cụm hoa dạng đầu: Các hoa xêp sít nhau ở đầu các nhánh cụm hoa làm thành cụm hoa dạng

đầu, có ở các loài trong các sect Cephalophilon, Echinocaulon thuộc chi Polygonum [Hình 4(7-10)].

- Cụm hoa dạng chùm hoặc chuỳ: Nhiều hoa làm thành cụm hoa dạng chùm hoặc chuỳ, các lá bắc không xếp sít nhau, cụm hoa phân cành nhiều hoặc ít, có ở hầu hết các chi có ở Việt

Nam như: Antenoron, Coccoloba, Fagopyrum, FaUopia, Reynoutria, một sô' loài trong sect Aconogon thuộc chi Polygonum [Hình 4(11, 12)].

1.4.2 Hoa [Hình 5 (1-26)]: Hoa của họ Polygonaceae vihỏ, đều, phần lớn lưỡng tính [Hình 5(1-3)], một số ít đơn tính cùng gốc {Pleuropterus) hoặc khác gốc {Reynoutria) [íỉình 5(4, 5)],

mẫu (2)3-4-5 Những đặc điểm này có ý nghĩa rất lớn trong việc phân loại các chi trong họ

Poỉygonaceae Hình thái các bộ phận của hoa như sau:

IA.2.1 Lá bắc: Thường dạng phễu hoặc dạng ống, phần lớn là chất màng, nhẵn hoặc có

lông phủ ngoài hoặc có gân dọc, mép có lông mi hoặc không, trong mỗi lá bắc có 2-5 hoa Những đặc điểm của lá bắc cũng được dùng để phân biệt các loài trong một chi

1.4.2.2 Bao hoa [Hình 5(6-15)]; Không phân hóa thành đài và tràng, đây là một trong

những đặc điểm đặc trưng của họ Nụ hoa có tiền khai van hoặc lợp Bao hoa màu trắng, trắng xanh, hồng hoặc đỏ nhạt, có (2)3-4-5(9) mảnh, xếp thành 1 hoặc 2 hoặc 3 vòng, các mảnh bao hoa

có hình dạng và kích thước giống nhau hoặc các mảnh bao hoa vòng trong lớn hơn các mảnh bao hoa vòng ngoài hoặc các mảnh bao hoa vòng ngoài lớn hơn các mảnh bao hoa vòng trong, phần dưới rời nhau hoặc dính nhau ít ở gốc, tồn tại hoặc lớn lên cùng quả làm thành vỏ bao ngoài

mọng nước hoặc thành dạng cánh nguyên hoặc có răng dài ngắn khác nhau {Rheum, Rumex), trên các mảnh bao hoa có cục chai hoặc không (đặc trưng của một số loài trong chi Rumex) 1.4.2.3 Bộ nhị [Hình 5(10-13; 15, 16)]; Thường có 3-8 nhị, một số ít 9 nhị (Rheum), thậm chí 12-18 nhị (Calligonum) Chỉ nhị dạng sợi hoặc dạng bản, rời hoặc dính nhau ở gốc, nhẵn

hoặc có lông, một số loài có tuyến mật dạng sợi nằm xen kẽ gốc chỉ nhị hoặc dạng vòng nằm ở gốc bầu Bao phấn đính lưng, 2 ô, đính lung hoặc đính gốc, thường mở theo khe dọc Hạt phấn 3

tế bào hoặc 2 tế bào hoặc 3 rãnh đến nhiều lỗ (Takhtajan, 1997: 125)

1.4.2.4 Bộ nhuỵ [Hình 5(17-26)].' Thường có 2-3(4) lá noãn và là kiểu hợp tiêu lá noãn

(lysicarp) Bầu thượng, gốc có tuyến mật dạng vòng Noãn đơn độc, 2 vỏ dạng màng, ít nhiều có cuống đính trên giá noãn giữa Vòi nhụy 1-2-3-4, rời nhau hoặc dính nhau ít nhiều ở gốc, trên

xẻ thùy, phần lớn rụng sớm, một số ít tồn tại {Antenoron) Đầu nhụy có nhiều hình dạng khác nhau như: Đầu nhụy loe ra, áp sát đỉnh bầu (Coccoỉoba) hoặc đầu nhụy thẳng kéo dài hình đầu (Antigonum, Oxygonum, Rheum), dạng mào, dạng bút lông hoặc dạng riềm xẻ sâu (Rumex, Reynoutrỉa), dạng móc (Antenoron).

Trang 9

t ì

16

1-3 hoa lưỡng tính; 4 hoa đơn tính: hoa cái; 5 hoa đơn tính: hoa đực; 6-9 hình dạng chung của bao hoa; 10-12 bao hoa mở ra với bộ nhị và nhụy; 13 bao hoa mở ra với bộ nhị; 14 mảnh bao hoa có điểm tuyến; 15 một mảnh bao hoa với nhị; 16 nhị; 17 bầu với đầu nhụy dạng đầu không áp sát bầu; 18 bầu với đầu nhụy dạng đầu áp sát bầu; 19,20 bầu với 3 vòi nhụy kéo dài; 21-23 bầu với 3 Vòi nhụy ngắn; 24 bầu với vòi nhụy thẳng; 25 bầu với 2 vòi nhụy dạng móc;

26 bầu với đầu nhụy dạng bút lông

Trang 10

I.4.2.5 Quả [Hình 6(1-13)]: Trong họ Polygonaceae chỉ có 1 kiểu quả là quả bế Quả bế

hìọh thấu kính [Hình 6(3)], hai mặt lồi hoặc lõm, hoặc hình tam lăng [Hình 6(1,2)], cạnh không

có cánh hoặc có cánh (Rheum), nhẵn bóng hoặc có vân, được bao một phần hoặc toàn bộ trong

bao hoa không đồng trưởng [Hình 6(3-4)] hoặc đồng trưởng [Hình 6(5-10)], mọng nước

{Polygonum chinensis L., p per/oỉỉatum L.) hoặc dạng cánh, mép bao hoa đồng trưởng nguyên (một số loài trong các chi Reỵnoutria, Palỉòppỉa, Rumex) [Hình 6(5-6)] mép có răng cưa nhỏ, mép có nhiều răng dạng móc hoặc mép có 1-nhiều răng, dài ngắn khác nhau (Rumex) [Hình

6(7-10)], trên tất cả các mảnh bao hoa đồng trưởng hoặc chỉ 1 trong sô' đó có cục chai ở giữa hoặc toàn bộ có cục chai (đây cũng là một ttong những đặc điểm chủ yếu để phân loại các loài trong

dãRumex).

Hạt nhỏ, có kích thước trung bình, cao một vài milimét, có lớp vỏ bọc ngoài Lá mầm cong

gập xuống hoặc xếp nếp {Pagopyrum), hoặc một số ít thẳng, phẳng dẹp (Polygonum) Phôi ở

giữa trục tức là nằm giữa 2 lá mầm hoặc ở bên, gần hoặc xa trục Nội nhũ sừng, giàu tinh bột và dầu béo, các hạt tinh bột rời nhau, không có ngoại nhũ

Hình 6 Hình thái quả

1, 2 quả bế hình tam lăng; 3 quả bế hình thấu kính; 4 quả bế với bao hoa không đồng trưởng;

5 quả bế với bao hoa đồng trưởng mọng nước; 6 quả bế với bao hoa đồng trưởng dạng cánh, không có cục chai; 7, 8 quả với bao hoa đổng trưởng dạng cánh, có cục chai, mép nguyên; 9 quả

bế với bao hoa đồng trưởng dạng cánh, có cục chai, mép răng cưa nhỏ; 10,11 quả bế với bao hoa đồng trưởng dạng cánh, có cục chai, mép có 1 hoặc 2 răng dài; 12 quả bế với bao hoa đồng trưởng

dạng cánh, có cục chai, mép có nhiều răng, dài không bằng nhau; 13 quả bế với bao hoa

đồng trưỏíng dạng cánh, có cục chai, mép có nhiều răng dạng móc

Trang 11

2 HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HỌ POLYGONACEAE

2.1 Vị trí và quan hệ họ hàng họ Polygonaceae

Họ Polygonaceae trong các hệ thống Engler (1892), Thome (1983), Dahlgen (1983), Cronquit (1981-1988), Takhtajan (1987) là họ duy nhất trong bộ Polygonales Điều đó khẳng

định vị trí của họ được nhiều tác giả công nhận Song trong một số hệ thống khác vị trí của họ

Polygonaceae có sự khác nhau nhiều như: hệ thống của Bentham và Hooker (1862-1883) Polygonaceae được xếp vào nhóm Phôi cong (Curvembryeae) thuộc phân lớp bao hoa đơn (Monochlamydeae) cùng với nhiẻu họ nhu: Nyctaginaceae, Illecebraceae, Amarantaceae (gồm

cả Achatocarpaceae), Chenopodiaceae (gồm cả Basellaceae), Phytolaccaceae (gồm cả Agdestidaceae, Barbeuiaceae, Gyrostemonaceae, Stenospermaceae), Batỉdaceae; trong hệ thống của Young (1982) Polygonaceae được xếp vào bộ Đuôi công {Plumbaginaỉes) thuộc phân lớp Sổ {Dilỉeniidae) Riêng bộ Polygonales trong các hệ thống khác nhau cũng được các tác giả xếp khác nhau như: Engler (1892) xếp bộ Polygonales trong lớp Bao hoa cổ (Archichlamideae), Hutchinson (1959) xếp bộ Polygonales trong nhóm Cây cỏ ựierbaceae), Thorae (1983) xếp bộ Polygonales trong lớp Chè (Theiflorae), còn Cronquist (1981-1988) và Takhtajan (1987) xếp bộ Polygonales trong phân lớp cẩm chướng (Caryophyllidae) Sự tương quan vẻ vị trí của họ Polygonaceae trong các hệ thống có thể thấy ở bảng 1 và bảng 2.

Bảng 1 TÓM TẮT CÁC HỆ THốNG BENTHAM & HOOKER, ENGLER,

HUTCHINSON, YOUNG

BENTHAM & HOOKER

(1862-1883)

ENGLER(1892)

HUTCHINSON(1959)

YOUNG(1982)

Bảng 2 TÓM TẮT CÁC HỆ THốNG THORNE, DAHLGREN, CRONQUIST,

TAKHTAJAN

Polygonanae

Trang 12

Qua vị trí của họ Polygonaceae trong các hệ thống cho thấy rằng các tác giả có nhiều ý kiến khác nhau khi xem xét quan hệ họ hàng của họ Polygonaceae với các họ khác Hallier (1908, 1912) đã cho rằng Polygonaceae xuất phát từ Portulacaceae (theo nghĩa rộng bao gồm

cả Basellacaceae và Chenopodiaceae), có nhiều dặc điểm chung giữa Polygonaceae và Portulacaceae, đặc biệt về hình thái bộ nhụy: cả 2 họ thường có 3 lá noãn và là kiểu lysicarp (họfp tiêu lá noãn) Bessey (1915) đã gộp Polygonaceae vào bộ Caryophyllales và đứng giữa Chenopodiaceae và Nyctaginaceae Hutchinson (1959) cho rằng Polygonaceae rất gẩn Illecebraceae (họ này nhiều tác giả đã gộp vào Caryophyllaceae) bởi dạng sống Takhtajan (1966) cũng cho rằng Polygonales gần với Caryophyllales dặc biệt với Portulacaceae và Basellaceae, nhưng hạt không có ngoại nhũ mà có nhiều nội nhũ bột trong đó có chứa phôi cong ít nhiều hoặc thẳng, có thể có nguồn gốc cùng với Caryophylỉales Gần đây nhất Takhtajan (1996) lại khẳng định điều này một lần nữa và bổ sung thêm là Polygonales có thể xuất phát từ một số đại diện cổ của Caryophyllales có hạt phấn 3 rãnh lỗ, hoa không có cánh, mẫu 3, lá có ĩá kèm nhưng Polygonales khác biệt với Caryophyllales là các lạp thể có yếu tố

rây kiểu “S” và hầu hết không có betalain

2.2 HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HỌ POLYGONACEAE

Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về họ Polygonaceae và sự phân loại nó rất phong phú Đầu tiên phải kể đến Carl Linneus (1753), chưa phân thành họ Polygonaceae nhưng

các chi (5 chi, 54 loài) thuộc họ này được xếp vào các lổỊ) khác nhau dựa trên số lượng nhị và số

lá noãn, cụ thể là:

- Lớp 6 nhị, 2 lá noãn (hexandria, digynia): Atraphaxis (2 loài).

- Lớp 6 nhị, 3 lá noãn (hexandria, trigynia): Rumex (22 loài).

- Lớp 8 nhị, 3 lá noãn (octandria, trigynia): Polygonum (26 loài).

- Lớp 9 nhị, 3 lá noãn (enneandria, trigynia): Rheum (3 loài).

- Lớp nhiều nhị, 2 lấ noãn (polyandria, digynia): Calligonum (1 loài).

Dammer (in Engler & Prantl Pflanzenf III, 19,25) dựa trên đặc điểm cách sắp xếp bao hoa,

nội nhũ, dạng sống, sự có mặt của bẹ chìa hoặc không có đã chia họ Polygonaceae thành 2

nhóm, 3 họ phụ, 6 tông như sau:

A Bao hoa xếp thành vòng, nội nhũ không xếp nếp

Subfam.l Rumicoideae.

Trib 1 Erỉogoneae: Không có bẹ chìa (Chorizanthe, Erigonum).

Trib 2 Rumiceae: Có bẹ chìa {Rumex, Rheum, Oxyria ).

B Bao hoa không xếp thành vòng (trừ một sô' trong Coccoloboideaè).

Subfam.2 Polygonoideae: Nội nhũ không xếp nếp.

Trib 3 Atraphaxideae: Cây bụi {Calligonum ).

Trib 4 Polygoneae: Cây cỏ (Polygonum, Fagopyrum ).

Subfam.3 Coccolobeae: Nội nhũ xếp nếp

Trib 5 Coccolobeae: Hoa lưỡng tính (Muehlenbeckia, Coccoloba).

Trib 6 Tr/p/ar/i/^ae: Hoa đo« tính khác gốc (rn p /am )

Trang 13

G Roberty và s Vautier (1964) đã nghiên cứu sâu họ Polygonaceae và dựa trên các đặc

điểm: sự có mặt của bẹ chìa hoặc không, vị trí của bẹ lá với cuống, đặc biệt dựa vào hình dạng

đầu nhụy để chia họ Polygonaceae thành 3 họ phụ (subfam.) và 10 tông (trib.) Số lưọmg và vị trí của một số tông có thay đổi so với sự phân loại của Dammer như tông Rumiceae trong họ phụ Rumicoideae được xếp sang họ phụ Polỵgonoideae Tóm tắt khóa định loại của G Roberty

và s Vautier (1964) như sau:

Subfam 1 Poỉỵgonoideae: Có bẹ chìa và bẹ chìa ở dưới cuống lá.

Trib 1 Coccolobeae: Đầu nhụy loe áp sát đỉnh (1 chi: Coccoloba).

Trib 2 Polygoneae: Đầu nhụy thẳng đứng (13 chi: Emex, Ampelygonum, Oxygonum,

Antenoron, Harpagocarpus, Polygonelỉa, Atraphaxis, Polygonum, Koenigia, Fagopyrum, Pteroxygonum, Pỉeuropteropyrum, Bilderdykỉa).

Trib 3 Rheae: Đầu nhụy dạng tua rua, dạng đầu tù, gồ lên (2 chi: Reynoutria, Rheum) Trib 4 Rumiceae: Đầu nhụy phân thùy dạng bút lông, dạng riềm xẻ sâu(2 chi: Rumex,

Trib 6 Brunnỉchieae: Đầu nhụy bé vài milimét (1 chi; Brunnichia).

Trib 7 Muehlenbeckieae: Đầu nhụy khía hoặc lượn sóng (1 chi: Muehlenbeckia) Trib 8 Antigoneơe: Đầu nhụy hình đầu, nhỏ (3 chi: Antigonon, Gymnopodium,

Podopterus).

Trib 9 Callỉgonaseae: Đầu nhuỵ hình khối, to (2 chi: Calligonum, Pteropyrum) Subfam.3 Eriogonoideae: Không có bẹ chìa, có lá bắc tổng bao.

Trib 10 Eriogoneae: Đầu nhuỵ hình cầu (7 chi: Eriogonella, Chorizathe, Centrostegia,

Lastarriaca, Eriogonum, Pteroxygonum, Pterostegia).

Ngược lại, Takhtajan (1997) đã dựa trên một số đặc điểm như: sự có mặt của bẹ chìa hoặc không có, kiểu phân cành của thân, kiểu cụm hoa, mẫu hoa và sự có mặt của chất anthraquinon

trong cây hoặc không có để chia họ Polygonaceae thành 2 họ phụ, 7 tông:

Subfam.l Erỉogonoideae: Lá không có bẹ chìa Phân cành thưcíng là kiểu hợp trục Cụm

hoa xim Hoa thường mẫu 3 Có thể không có anthraquinon

Túh.ì Eriogoneae: Eriogonum, Oxytheca, Stegonum, Nemacaulis, Chorizanthe,

Lastarriaca

Trib 2 Pterostegineae: Pterostegia, Harfordia.

Subfam.2 Polygonoideae: Lá có bẹ chìa Phân cành kiểu đơn trục Cụm hoa chùy Hoa

mẫu 3-2 hoặc 5 Thường có anthraquinon

Trib.3 Rumiceae: Rheum, Rumex, Oxyria, Emex.

Trib.4 Atraphaxideae: Atraphaxỉs, Caỉligonum, Pteropyrum.

Trang 14

Trib.5 Polygoneae: Polygonum , Fagopymm, Persicaria, Knorringia, Koenigia,

Oxygonum.

Trib.6 Triplarideae: Gymmopodium, Leptogonum, Ruprechtia, Trỉplaris, Symmedia Trib.7 Coccolobeae: Muehlenbeckìa, Coccoỉoba, Antigonon, Brunnichia, Podopterus,

Neomillspaugia.

Qua sự phân loại của 3 tác giả trên cho thấy: tuy mỗi táe giả chọn cho mình giới hạn của

các họ phụ khác nhau nhưng cả 3 tác giả đều chia họ Polygonaceae thành các họ phụ Song sự

phân chia của A Takhtajan (1997) là hợp lý hơn cả vì tổng hợp được những đặc điểm đặc trưng

về hình thái thân, lá và hoa của họ Polygonaceae trong các họ phụ.

Trong số các tác giả nghiên cứu sâu về họ Polygonơceae đáng chú ý nhất là giáo sư K F

Meisner của trường đại học Basel Sau hơn 4 năm nghiên cứu, ông đã xuất bản tác phẩm

"Monographiae generis Polygoni prodromus"(1826) và các bài báo trong "Plantae Asiaticae

rariores" (1832) của Wallich và "The Polygonaceae of De Caldolles prodromus" (1856) không

chỉ về phân loại họ Polygonaceae mà còn tiêu chuẩn hóa các taxon trong nó Rất tiếc là những tài liệu này chúng tôi chưa có được

Đặc biệt giáo sư Nakai trong "A new classification of Linnnaean Polygonum" (1926) đã đưa ra một khoá định loại hoàn toàn mới dựa trên vị trí của phôi, lá mầm, trạng thái nội nhũ,

hình dạng hạt phấn để phân loại các chi trong họ Polygonaceae ở Nhật Bản Một khoá định loại

như vậy thật khó khăn cho các nhà thực vật khi ở ngoài thực địa

Chi Polygonum là chi lớn nhất trong họ Polygonaceae Sự phân chia chi này thành các tổ

(sect.) làm cho việc định loại các loài trong chi này được dễ dàng hơn J D Hooker (1886) đã

chia chi Polygonum ở Ấn Độ thành 11 sect Danser (1927) và Steward (1930) khi nghiên cứu tông Polygoneae ở Đông Á và Trung Quốc đã tương đối thống nhất khi phân chia các sect, trong chi Polygonum, chỉ khác là Steward lại coi Fagopyrum là 1 sect, trong chi Polygonum.

Riêng ở Việt Nam, Loureiro (1790) trong "Thực vật chí Nam Bộ" chưa xếp thành họ

Polygonaceae riêng biệt, mà các chi và loài [5 chi, 18 loài ( 8 loài trong số này đã trở thành

synonym)] thuộc họ này được xếp vào các lớp khác nhau dựa trên số lượng nhụy và lá noãn (giống như Lineae), cụ thể là;

- Lớp 6 nhị, 2 lá noãn (hexandria, digynia): Rumex (2 loài).

- Lớp 7 nhị, 3 lá noãn (heptandria, trigynia): Lagunea (1 loài).

- Lớp 8 nhị, 3 lá noãn (octandria, trigynia): Coccoloba (2 loài) Polygonum (10 loài).

- Lớp 9 nhị, 3 lá noãn (enneandria, trigynia): Rheum (3 loài).

Công trình nghiên cứu đầu tiên về họ Polygonaceae ờ bán đảo Đông Dương nói chung và

Việt Nam nói riêng được Courchet (1910) trình bày trong cuốn " Thực vật chí đại cucfng Đông Dương" Khoá định loại các chi (4 chi) dựa trên các đặc điểm về số lượng và cách sắp xếp các mảnh bao hoa, trạng thái bao hoa ở thời kỳ quả, vị trí phôi và lá mầm trong noãn Khoá định loại các loài (Đông Dương: 32 loài, Việt Nam: 27 loài) dựa trên các đặc điểm về dạng sống, sinh thái, hình thái lá, bẹ chìa, cụm hoa, hoa Cùng với khoá định loại các chi và loài là các bản

mô tả tỉ mỉ và một số hình vẽ chi tiết, có thể nói đây là một tài liệu vô cùng quý giá giúp cho các nhà nghiên cứu thực vật, các sinh viên và đặc biệt quan trọng đối với những nhà nghiên cứu

về họ Polygonaceơe ở Việt Nam.

Số lượng các chi và loài được bổ sủng theo thời gian Meưill (1940, 1942) đã bổ sung thêm

10 loài thuộc 2 chi Polygonum và Rumex Vũ Văn Chuyên (1966) trong "Tóm tắt đặc điểm các

Trang 15

họ cây thuốc" đã bổ sung 1 chi [Rheum (Cày thuốc nhập nội)] Phạm Hoàng Hộ (1970) trong

"Cây cỏ miền Nam Việt Nam" đã bổ sung 2 chi {Coccoloba, Muehlenbeckia) Lê Khả Kế và cộng sự (1973) đã bổ sung thêm 1 loài {Polygonum cuspidatum) Lê Kim Biên (1966, 1973) trong tập san ["Sinh vật địa học" No 4(1), No 12 (3 & 4)] đã bổ sung 1 chi (Antenoron) và 5 loài (trong đó có 2 loài {Polygonum capitatum, p filiforme đã được Meưill bổ sung năm 1940) Phạm Hoàng Hộ (1991) đã tập hợp và giới thiệu họ Polygonaceae với 5 chi, 47 loài, 2 thứ Qua nhiều năm nghiên cứu họ Polygonaceae, chúng tôi đã tập hợp tương đối đầy đủ và giới thiệu "Họ Rau răm {Polygonaceae) trong hệ thực vật Việt Nam" [Nguyễn Thị Đỏ, 1994 Journ

Biol 16(4, spiecial vol.)] với 10 chi, 52 loài Trong khoá định loại các chi thuộc họ

Polygonaceae ờ Việt Nam, chúng tôi áp dụng hệ thống phân loại của G Roberty và s Vantier

(1964) Đây là hệ thống rất tỉ mỉ, trong đó thể hiện đầy đủ các chi có ở Việt Nam, mặc dù đặc

điểm phân biệt Trib.3 Rheae và Trib.4 Rumieae không rõ ràng, còn trùng lặp Do số lượng loài của họ Polygonaceae ở Việt Nam không nhiều lắm, có họ phụ không có đại diện ở Việt Nam, phần lớn các loài tập trung trong c\à Polygonum, chúng tôi tán thành và áp dụng cách phân chia

các tổ (sect.) của Hooker (1886), Danser (1927), Steward (1930) Có một số tác giả đã nâng các

tổ (sect.) trong chi này lên thành các chi độc lập Trừ một số chi như Fagopyrum, Antenoron, Reynoutria và Fallopia có sự khác biệt rõ ràng được coi là những chi độc lập ra, còn một số chi khác như Avicularia, Aconogonon, Bistorta, Cephalophilon, Echinocaulon, Persicaria sự khác biệt giữa chúng không rõ ràng lắm nên chỉ là các tổ (sect.) trong chi Polygonum là hợp lý Sau

khi xử lý các tài liệu và nghiên cứu các mẫu vật tại các phòng tiêu bản chúng tôi biên soạn họ

Polygonaceae với 10 chi, 52 loài, 2 thứ, trong dó có 1 loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam (Polygonum longisetum De Br., Rumex japonicus Houtt.) và 1 thứ mới {Polygonum microcephalum var víetnamensis Do, N T) công bố trong công trình này.

3 HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HỌ POLYGONACEAE ở VIỆT NAM

Trang 16

KÝ HIỆU VIẾT TẮT CÁC PHÒNG TIÊU BẢN

(Thường gặp trong các mục “Typus” và “Mẫu nghiên cứu”)

Kowloon Hong Kong

bản thực vật, Viện Sinh học nhiệt đới, Tp Hồ Chí Minh)

(Phòng tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật)

HNPI = Herbarium, Hanoi Pharmacy Institute, Hanoi, Vietnam (Phòng tiêu bản thực vật,

Trường Đại học Dược, Hà Nội)

HNPM = Herbarium, Institute of Medicinal Materies, Hanoi, Vietnam (Phòng tiêu bản thực

vật, Viện Dược liêu, Hà Nội)

Trang 17

KHOÁ ĐỊNH LOẠI CÁC CHI

THUỘC HỌ POLYGONACEAE ở VIỆT NAM

IA Lá có bẹ chìa tồn tại và ở phía dưới cuống lá (Subĩam.l POLYGONOIDEAE)

2A Đầu nhụy loe ra, áp sát đỉnh bầu (Trỉb.l Coccolobeae) 1 COCCOLOBA2B Đầu nhụy thẳng đứng

3A Đầu nhụy dạng đầu (Trib.2 Polygoneae)

4A Cây cỏ Gân giữa các mảnh bao hoa vòng ngoài (khi quả chín) không lồi lên, không men xuống đế hoa

5A Quả bế ngắn hơn bao hoa tồn tại (một số ít dài hơn bao hoa tồn tại); phôi uốn cong, nằm xa trục hoặc ở bên; 2 lá mầm hẹp, không gấp cong lại

6A Vòi nhụy khi quả chín kéo dài, đỉnh cong thành dạng móc câu, tồn tạ i

7A Đầu nhụy phình to hình đầu tù lồi lên hoặc tua rua hoặc hình thuẫn (Trib.3 Rheae).8A Đầu nhụy dạng tua rua Hoa đơn tính khác gốc Quả bế không có cánh

.6 REYNOUTRIA

8B Đầu nhụy phình to hình đầu tù, lồi lên hay hình thuẫn Hoa lưỡng tính, quả bế cócánh 7.RHEUM7B Đầu nhụy dạng bút lông hoặc xẻ thuỳ sâu (Trib.4 Rumiceae) .8 RUMEX

IB Lá không có bẹ chìa hoặc nếu có thì dễ gẫy và không ở phía dưới cuống lá hoặc bị tiêu giảm hình sỢL(Subfam.2 CALLIGONOIDEAE)

9A Đầu nhụy dạng đầu khía hoặc lưcm sóng (Trib.5 Muehlenbeckieae)

1 1 9 MUEHLENBECKIA

9B Đầu nhụy dạng đầu nhỏ, hình thận (Trib.6 Antigoneae) 10 ANTIGONON

Trang 18

1 COCCOLOBA p Br nom cons - NHO BlỂN

p Br 1756 Civ Nat Hist Jamaica: 209 “Cỡccỡ/oồ/s”; L 1789 Syst Nat ed 10; 997; Back & Bakh f 1968 Fl Jav 1: 226; T s Liu & al 1976 Fl Taiwan, 2: 260; Brandbyge in Kubitzki,

1993 Fam Gen Vasc Pl 2: 540; N T Do, 1994 Joum Biol.l6(4, special vol.): 76; Takht

1997 Div Class Fl Pl 125

- NAUCOREPHES Raf 1836 Fl Tellur 2; 34.

-LYPERODENDRON Willd ex Meissn 1857 Prod 14: 168.

Cây gỗ hoặc cây bụi, thân đứng thẳng hoặc trứờn Lá có cuống; phiến lá gần như tròn, dai, dày, mép nguyên Bẹ chìa hình ống, màu đỏ, mép vát, không có lông mép Cụm hoa dạng chùm, mọc ở đỉnh cành, hoa nhiều, 1-3 hoa mọc tụm trong mỗi lá bắc, hình ống Hoa đều, lưỡng tính, đơn tính hoặc tạp tính, cuống dài, trải ngang, có mấu ở đỉnh Bao hoa 5 mảnh, xếp lợp, dính nhau ở gốc, đồng trưởng với quả Nhị 8, ở hoa lưỡng tính nhị dài hơn bao hoa, bao phấn đính lưng, 2 ô, mở theo khe dọc, ở hoa cái có 8 nhị bất thụ Bầu thượng được bao bởi 1/2 ống bao hoa, hình trứng: vòi nhụy 3, ngắn; đầu nhụy hình đầu loe ra, áp sát đỉnh bầu Quả bế, hình chóp, dài 1 cm, được bao trong bao hoa đồng trưởng

Typus: Coccoloba uvifera (L.) L (typ cons.).

Chi có khoảng 150 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới châu Mỹ Việt Nam có 1 loài được nhập trồng

1.1 Coccoloba uvifera (L.) L - Nho biển

L 1759 Sp Pl 1007; Back & Bakh f 1968 Fl Jav 1: 226; Phamh 1970 Illustr Fl s Vietn 1: 568; fig 1438; T s Liu & al 1976 Fl Taiwan, 2: 260; Phamh 1991 Illustr R Vietn 1(2):

954, fig 2687; E w M Verheij & R E Cornoll, 1992 PROSEA, 2: 326; N T Do, 199^ Journ Biol 16(4, special vol.): 76

— Polygonum uvifera L 1753 Sp PI 365.

Cây gỗ, thân đứng thẳng, cao 3-6 m, nhẵn, cành mập Lá có cuống dài 0,5-1 cm; phiến lá gần như tròn, hình thận hoặc hình trứng ngược, kích thước 12-15 X 8-15 cm, dai, dày, 2 mặt nhẵn, mặt trên sáng bóng, chóp tròn, gốc tròn, mép nguyên Bẹ chìa hình ống, màu đỏ, mép vát Cụm hoa dạng chùm, mọc ở đỉnh cành, dài 10-20 cm, lúc đầu thẳng, sau cong xuống, hoa nhiều, 1-3 hoa mọc tụm trong mỗi lá bắc, hình ống Hoa đều, lưỡng tính, đơn tính hoặc tạp tính, cuống dài 0,2-0,3 cm, trải ngang, có mấu ở đỉnh Bao hoa 5 mảnh, dài 0,2-0,3 cm, dính nhau ở gốc thành ống bao hoa, phần trên xếp lợp, đồng trưởng Nhị 8, ở hoa lưỡng tính nhị dài hơn bao hoa, bao phấn đính lưng, 2 ô, mở theo khe dọc, ở hoa cái có 8 nhị bất thụ Bầu thượng được bao bởi 1/2 ống bao hoa hình trứng; vòi nhụy 3, ngắn; đâu nhụy hình đầu Quả bế, hình chóp, dài

1 cm, được bao trong bao hoa đồng trưởng (Hình 5)

Loc class.: "Habitat in Caribearum".

Sinh học và sinh thái: Mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Mỹ Cây nhập

vào Việt Nam, được trồng trên đường phố, ven biển, chịu được mặn, nắng gió

Trang 19

Phân bố: Hà Nội, Bình Định (Qui Nhơn), Khánh Hòa (Nha Trang) Còn có ở Thái Lan,

Philippin, Trung và Nam Mỹ

Mẫu nghiên cứu: BÌNH ĐINH, Poilane 2435(HM) - KHÁNH HÒA, Tập-Chương-Thích

Trang 20

2 ANTENORON Raf - KIM TlỂN THẢO

Raf 1817 Fl Ludov 28; Stew 1930 Contrib Gray Herb 5(88): 13; Rober & Vaut 1964 Boissiere (Geneve), 10: 35; Y s Wang, 1991 FI Guangxi, 1; 524; N T Do, 1994 Journ Biol.l6(4, special vol.): 76; A J Li, 1998 FI Reip Pop Sin 25(1): 106-108

— TOVARA Adans 1763 Farm PI 2; 276 nom rej.

- SUNANIARaf 1837.

CỎ nhiều năm, thân đứng thẳng, chếch, không phân cành hoặc chỉ phần trên phân cành, có lông, lóng dài Thân rễ thô Lá mọc cách, có cuống ngắn; phiến lá nguyên, hình mũi giáo, hình thuôn hoặc hình trứng ngược, kích thước khác nhau, mỏng, 2 mặt có lông tơ dài hoặc ngắn, dày đặc hoặc thưa, mép có lông tơ hoặc không, gân bên dạng lông chim, nổi rõ ở mặt dưới lá, chóp nhọn dài hoặc ngắn, gốc hình nêm Bẹ chìa hình ống, chất màng mỏng, mép vát hoặc cụt, mép

có lông mi hoặc không Cụm hoa bông, dài, mảnh, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, phân nhánh,

hoa thưa, 1-3 hoa mọc tụm trong mỗi lá bắc; lá bắc hình phễu, mép vát, có lông hoặc không Hoa nhỏ, màu trắng hoặc hồng lưỡng tính, cuống mểm yếu, có mấu Bao hoa 4 mảnh, dính nhau

ít ở gốc, đồng trưởng với quả Nhị 5, đính xen kẽ với tuyến mật dạng răng, ngắn hơn bao hoa; bao phấn đính lưng, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc Bầu thượng, hình trứng, 3 cạnh, 1 ô, có

1 noãn, thẳng, đính gốc; vòi nhụy 2, dài, dạng móc câu, tồn tại; đầu nhụy dạng đầu Quả bế, hình tam giác, hình thấu kính lồi 2 mặt, màu nâu đen, nhẵn bóng, được bao trong bao hoa đồng trưởng, nạc Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp, không cuộn lại

Ty pus: Antenoron virgìnianum (L.) Rober & Vaut.

Chi có 3 loài, phân bố ở vùng á nhiệt đới Đông Á và Bắc Mỹ Việt Nam có 2 loài

IA Hai mặt lá, cuống lá đều có lông thô, dài, phủ dày, chóp lá nhọn ngắn 1 A filiforme

IB Hai mặt lá, cuống lá đểu có lông tơ, ngắn, thưa, chóp lá nhọn dài 2 A neofiliforme

2.1 Antenoron filiforme (Thunb.) Robert & Vaut - Kim tiền thảo

Rober & Vaut 1964 Boissiere (Geneve), 10; 35; Anonym 1972 Icon Corm Sin 1: 575; T Makino, 1989 Rev Mak New Illustr FI Jap 76; Y s Wang, 1991 FI Guangxi, 1: 526; N T Do,

1994 Joum Biol.l6(4, special vol.): 76; A J Li, 1998 FI Reip Pop Sin 25(1): 106, fig 25(6)

— Polygonum filiforme Thunb 1784 FI Jap 163; Phamh 1991 Illustr FI Vietn 1; 949, fig 2671; S Kitamura & G Murata, 1964 Col Illustr Herb PL Jap (Choripetalae) 2: 302, fig

135(1-3)

— Polygonum virginianum L V â ĩ filiforme (Thunb.) Nakai, 1909 Bot Mag Tokyo, 23: 380 -Tovara virgitiiana (L.) Raf vai.filiformis Stew 1930 Contr Gray Herb 5(88): 14, t.l, fig A.

— Polygonum virginianum L V3.Ĩ filiforme (Thunb.) Meư 1940 Joum Am Arb 21: 366.

CỎ nhiều năm, cao 80-100 cm, thân đứng thẳng hoặc chếch, có cạnh dọc, phân cành nhiều, tròn, có lông thô, lóng dài, đốt phình to Rễ mảnh Lá mọc cách, có cuống dài 0,5-1,5 cm, có lông thô phủ dày; phiến lá nguyên, hình mũi giáo, hình trứng, kích thước 6-15 X 4-8 cm, mỏng,

Trang 21

2 mặt có lông thô dài, phủ dày, mặt dưới lá thường có các vết chữ “v” ngược, mép phần trên có lông tơ, gân bên dạng lông chim, nổi rõ ở mặt dưới lá, chóp nhọn ngắn, gốc hình nêm Bẹ chìa hình ống, dài 0,5-1 cm, chất màng mỏng, mép vát, mép có lông mi Cụm hoa bông, dài tới 40

cm, mảnh, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, phân nhánh ít, hoa thưa, 1-3 hoa mọc trong mỗi lá bắc; lá bắc hình phễu, mép vát và có lông Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, màu hồng, cuống mềm yếu, có mấu Bao hoa 4 mảnh, dính nhau ít ở gốc, hình trứng rộng, dài 0,3-0,4 cm, đồng trưởng với quả Nhị 5, đính xen kẽ với tuyến mật dạng răng, ngắn hơn bao hoa; bao phấn đính lưng, 2

ô, hướng trong, mở theo khe dọc Bầu thượng, hình trứng, 1 ô, có 1 noãn, thẳng, đính gốc; vòi nhụy 2, dài, dạng móc, tồn tại; đầu nhụy dạng đầu Quả bế hình thấu kính lồi 2 mặt, cao 0,3-0,4

cm, màu nâu đen, nhẵn bóng, được bao trong bao hoa đồng trưởng, nạc Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp, không cuộn lại (Hình 6)

Loc class.: Japan (Jixuta Nagasaki) Typus: (UPS).

Sink học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 7-10, mùa quả tháng 8-12 Mọc ở nơi đất ẩm ven

rừng, ven suối, sườn núi, ven nương rẫy, rừng cây bụi

Hình 6 Antenoron filiforme (Thunb.) Robert & Vaut.

1 dạng chung; 2 cụm quả; 3 hoa; 4 bao hoa và nhị (mở ra); 5 nhị;

6 quả với bao hoa không đổng trưởng (hình theo T Y Ding, 2000)

Trang 22

Phân bố: Hà Giang (Mèo Vạc), Tuyên Quang (Na Hang), Lạng Sơn (Bắc Sofn), Thừa

Thiên-Huế Còn có ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản

Mẩu nghiên cứu: HÀ GIANG, L K Biên 7805 (HN) - LẠNG SƠN, Petelot 2232 (HM);

V X Phương 8122 (HN)

Gỉá trị sử dụng: Làm thuốc có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, cầm máu, tán ứ, chữa bệnh

tả, lỵ, bạch đới, điều kinh, ngã bị thương (Y s Wang, 1991)

2.2 Antenoron neofiliforme (Nakai) H ara- Kim tiền thảo lông ngắn

Hara, 1965 Journ Jap Bot 40(7): 192; Anonym 1972 Icon Corm Sin 1: 575, fig 1149; T Makino, 1989 Rev Mak New Illustr FI Jap 76; Y s Wang, 1991 FI Guangxi, 1: 526; N T

Do, 1994 Joum Biol.l6(4, special vol.): 76

Hình 7 Antenoron neofiliforme (Nakai) Hara

1 phần dưới thân và rỗ; 2 cành mang lá và cụm quả; 3 hoa;

(1,4: theo A J Li, 1998; 2, 3,5: theo Anonym 1972)

Trang 23

— Polygonum neofiliforme Nakai, 1922 Bot Mag Tokyo, 36: 117; s Kitamura & G Murata,

1964 Col Illustr Herb PI Jap {Choripetalae) 2: 302.

—Tovara filiforme (Thunb.) Nakai var neofiliforme (Nakai) Mak.1930 Joum Bot 6: 32.

- Antenoron filiforme (Thunb.) Rober &t Vaut var neofiliforme (Nakai) A J Li, 1998 FI.

Reip Pop Sin 25(1): 108, fig 25(1-5)

CỎ nhiều năm, cao 50-100 cm, thân đứng thẳng hoặc chếch, có cạnh, phân cành nhiều, tròn,

có lông tơ ngắn, lóng dài Rễ mảnh Lá mọc cách, có cuống dài 0,5-1,5 cm, có lông tơ ngắn;

phiến lá nguyên, hình mũi giáo, hình trứng, kích thước 7-15 X 4-9 cm, mỏng, 2 mặt có lông tơ

ngắn, mép phần trên có lông tơ, gân bên dạng lông chim, nổi rõ ở mặt dưới lá, chóp nhọn dài, gốc hình nêm Bẹ chìa hình ống, dài 0,5-1 cm, chất màng mỏng, mép vát và có lông mi Cụm hoa bông, dài tới 40 cm, mảnh, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, phân nhánh ít, hoa thưa, 1-3 hoa mọc tụm trong mỗi lá bắc; lá bắc hình phễu, mép vát, mép có lông Hoa nhỏ, màu hồng, lưỡng tính, cuống mềm yếu, có mấu Bao hoa 4 mảnh, dính nhau ít ở gốc, hình trứng rộng, dài 0,3-0,4

cm, đồng trưỏĩig với quả Nhị 5, đính xen kẽ với tuyến mật dạng răng, ngắn hơn bao hoa; bao phấn đính lưng, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc Bầu thượng, hình trứng, 1 ô; có 1 noãn, thẳng, đính gốc; vòi nhụy 2, dài, dạng móc, tồn tại; đầu nhụy dạng đầu Quả bế hình thấu kính lồi 2 mặt, cao 0,3-0,4 cm, màu nâu đen, nhẵn bóng, được bao trong bạo hoa đồng trưỏĩig, nạc Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp, không cuộn lại (Hình 7)

Loc class.: Japan, Shimousa prov., Naruto Typus: T Nakai sine num (TI!).

Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 7-10, mùa quả tháng 8-12 Mọc ở noi đất ẩm, ven

rừng, ven suối, sườn núi, ven nương rẫy, rừng cây bụi

Phân bố: Việt Nam (theo Flora Guangxi, 1:526, 1991) Còn có ở Trung Quốc, Triều Tiên,

Nhật Bản

Giá trị sử dụng: Làm thuốc có tác dụng như Kim tiên thảo (Y s Wang, 1991).

Trang 24

3 POLYGONUM L -R A U RĂM

L 1753 Sp Pl 359; Lour 1790 Fl Cochinch 216; Courch 1910 Fl Gen Indoch 5: 21; Meư

1935 Trans Amer Philos Soc 24(2): 143; V L Komarov 1936 Fl URSS, 5: 594; F c How

1956 Fl Can 133; s Kitamura & G Murata, 1964 Col Illust Herb Pl Jap (Choripetalae) 2:

299-316; Back & Bakh f 1968 Fl Jav 1: 219; Phamh 1970 Illustr F1 k Vietn 1: 561; Anonym 1972 Icon Corm Sin 1: 992; T s Liu & al 1976 Fl Taiwan, 2; 262-287; c Y

Wu 1983 Fl Xiz 1: 603-627; N T Do, 1984 F1 Taynguyen Enum 143; Y s Wang, 1991

Fl Guangxi, 1; 526; Brandbyge in Kubitzki, 1993 Fam Gen Vasc Pl 2: 542; N T Do, 1994 Journ Biol 16(4, special vol.): 79; c K Kuo & al 1996 FI Taiwan, ed 2, 2: 259; A J Li,

1998 FI Reip Pop Sin 25(1): 3-96; T Y Ding, 2000 FI Yunn 11: 303-354

-r/M A iỉ/A Reichb 1837 Handb 236

- PLEUROPTERUS Turcz 1848 Bull Soc Nat Mosc 21(1): 587.

CỎ một năm hoặc nhiều năm, một số ít dạng cây bụi, thân đứng thẳng, chếch, bò lan hoặc

bò trườn, phân cành ít hoặc nhiều, có gai mọc ngược hoặc không, có lông, lông tuyến hoặc

nhẵn, một số ít có điểm tuyến, lóng dài hoặc ngắn, có rễ, ở đốt có rễ hoặc không, rễ mảnh hoặc

thô Lá mọc cách, có cuống hoặc gần như không cuống; phiến lá nguyên, một số ít chia thùy, hình dạng và kích thước khác nhau, mỏng, 2 mặt có lông tơ hoặc không, một số ít có điểm tuyến, mép có lông tơ hoặc không, gân bên dạng lông chim, nổi rõ ở mặt dưới lá, chóp nhọn ngắn, gốc hình nêm, hình tim, tròn, mũi tên hoặc bằng Bẹ chìa hình ống, chất lá hoặc màng mỏng, mép vát hoặc cụt, mép có lông mi hoặc không Hoa mọc tụm ở nách lá hoặc là cụm hoa dạng bông, dạng đầu hoặc chuỳ, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, hình trụ hoặc hình sợi, phân nhánh hoặc không, hoa nhiều, xếp đơn độc hoặc 3-5 hoa mọc tụm trong mỗi lá bắc; lá bắc hình phễu, mép vát, có lông hoặc không Hoa mẫu 4-5, lưỡng tính, một số ít đofn tính, nhỏ, màu trắng, hồng hoặc vàng xanh, cuống mềm yếu, cồ mấu Bao hoa 4-5 mảnh, một số ít 3, nhẵn, không có lông, một số ít có điểm tuyến, đồng trưởng hoặc không đồng trưỏfng với quả Nhị 5-8, một số ít 1 -4, thường ngắn hcfn bao hoa, bao phấh đính lưng, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc Bầu thượng, hình trứng, 3 cạnh, 3 lá noãn, 1 ô, có 1 noãn, thẳng, đính gốc; vòi nhụy 2 hoặc 3, rời nhàu hoặc dính nhau ở phần dưới; đầu nhụy dạng đầu Quả bế, hình trứng, 3 cạnh nhọn hoặc

tù hoặc là hình thấu kính lồi 2 mặt, màu nâu đen, nhẵn bóng, được bao trong bao hoa đồng trưởng hoặc không Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp

Lectotypus: Polygonum lapathifolium L.

Chi có khoảng 230 loài, phân bố rộng rãi toàn cầu, chủ yếu ở các vùng ồn đới Bắc bán cầu

Việt Nam có 34 loài (trong đó có 1 loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam {Polygonum longisetum De Br.) và 1 thứ mới {Polygonum microcephalum var vietnamensis) Do, N T.) Đây

là chi có số lượng loài nhiều nhất trong họ, phân bố khắp đất nước từ Bắc tới Nam

KHOÁ ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI POLYGONUM ở VIỆT NAM

IA Hoa mọc đơn độc hoặc mọc tụm ỏ nách lá, một số rất ít cụm hoa dạng chùm mọc ởđỉnh cành, gốc lá có đốt Bẹ chìa 2 thuỳ Gốc chỉ nhị phình to hoặc chỉ mặt trong phình to

(Sect.l Avicularia) 1 p plebejum

IB Cụm hoa dạng đầu, dạng chùm, dạng chuỳ hoặc dạng bông mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, gốc lá không có đốt Bẹ chìa không phải 2 thuỳ Gốc chỉ nhị không phình to

Trang 25

2A Than va cudng la kh6ng c6 gai moc ngiroc.

3A cay kh6ng phm d ^ g bui, goc khdng hoa g6 Cum hoa dang chum, d ^ g ddu hoac dang b6ng 4A Cum hoa dang ddu (Sect.2 Cephalophilon)

5A Phi6n la nguyen khdng xe thuy

7A Than phia dudi bo, phia tr6n chd'ch, dai 20-30 cm La nho, kich thu6c 1,5-3,5 x

1-2 cm Bao hoa khdng d6ng trucmg vdi q u a 1-2 P capitatum

7B Than diing thang hoac phia dudri thing, phia tr6n bo truem, dai 2-4 m La to, kich thudrc 5-10 x 2,5-6 cm Bao hoa d6ng trucmg vdi qua

8A Than phia du6i thing, phia tr6n bo trirdn, dM 2-4 m Mep be chia khong c6 ri^m

Phi6n la hinh thudn dai hoac mui giao 3 P chinense

8B Than diing thang, cao 1-1,2 m Mep be chia c6 rilm cha't la Phi6n la hinh trung

hoac thu6n r6 n g 3a P chinense var ovalifolium

6B CuO'ng la c6 canh hep

9A Co 1 nam, tr6n dot than c6 long tuy6n thua Cum hoa d^u don d6c, c6 la bdc dang

la bao ngoai; cud'ng cum hoa c6 I6ng tuyen Bao hoa 4 thuy, mau tim hdng nhathoac tring Nhi thucmg 5-6 Voi nhuy 2 Qua be hinh thiu kinh I6i 2 m p

lOB 6ng be chia phia ngoai nhSn, mep khdng c6 I6ng m i

5a P microcephalum var vietnamensis

5B Phiin la xe thiiy

1 lA Phien la xe thuy chan vit; cudng la khdng c6 canh hep 6 P palmatum

IIB Phien la ph^n Idn xe thiiy Idng chim (tr6n ciing mdt cay c6 mdt sd' it phien la

nguy6n); cud'ng la cd canh hep 7 P runcinatum

4B Cum hoa dang bdng, hinh tru hoac hinh soi, hoa nhi^u hoac it, x6'p sit nhau hoac thua

(Sect.3 Polygonum).

12A Cum hoa dang bdng, hinh tru

13A Mep be chia khdng c6 rilm cha't la Cud'ng la ngin, dai 1-1,5 cm; la rdng khdng qua 4 cm

14A Mep be chia khdng c6 Idng mi

15A La 2 mat hoan toan nhSn 8 P glabrum 15B La CO Idng doc gan gifla mat dudi la va mep l a 9 P lapathifolium

14B Mep be chia cd long mi

16A Than va la khdng cd Idng bdng tring hoac Idng tuy6'n dinh, chi cd Idng to phii day hoac thua

17A Mep be chia c6 Idng mi dm bang hoac dai hem d'ng be chia

18A Hai mat la diu cd Idng to phu

19A Mat dudi la Idng to phii day, murot nhu nhung 10 P tomentosum 19B M p dudi la Idng to phii thua, khdng muot nhu nhung 11 P barbatum 18B Hai m p la chi tr6n gan cd Idng to phvi thua 12 P longisetum

17B Mep be chia cd Idng mi ngdn bang 1/2 hoac ngin hon 1/2 d'ng be chia

20A Than dung thing hoac ch&h Nhanh cum hoa dM 4-5 cm

Trang 26

21A Lá hình trứng hoặc thuôn rộng, kích thước 3-8 X 2-4 cm, chóp lá tù tròn, gốc hình nêm rộng, lá sau khi khô màu chàm.Vòi nhụỵ 3 Quả bế hìnhtrõ ã n g , 3 c a â n h 13 p tinctorium21B Lá hình mũi giáo hoặc thuôn, kích thước 4-15 X 1-2,5 cm, chóp lá nhọn, gốc hình nêm, lá sau khi khô không phải màu chàm.Vòi nhụỵ 2 Quả bế hìnhthấu kính 2 mặt lồi 14 p pẹrsicaria20B Cỏ bò lan Nhánh cụm hoa dài 2-3 cm 15 p minus16B Thân và lá có lông bông trắng hoặc lông tuyến dính.

22A Thân, lá và cuống cụm hoa có lông bông trắng phủ dày 16 p lanigerum22B Thân, lá và cuống cụm hoa có lông tuyến dính màu hồng phủ dày 17 p viscosum13B Mép bẹ chìa phần lớn có riềm chất lá Cuống lá dài hơn nhiều, dài 5-10 cm; lárộng 5-12 cm 18 p orientale12B Cụm hoa dạng bông, hình sợi

23A Bao hoa không có điểm tuyến

24A Hoa có 2 vòi nhụy Quả bế hình thấu kính, lồi 2 mặt 19 p longiflorum24B Hoa có 3 vòi nhụy Quả bế hình trứng, 3 cạnh

25A Lá không có mùi thơm và vị cay

26A Hai mặt lá chỉ trên gân và mép lá có lông tơ cứng, phần khác không có lông .20 p macranthum26B Hai mặt lá đều có lông nằm sát phủ toàn bộ 21 p posumbu25B Lá có mùi thơm và vị cay 22 p odoratum23B Bao hoa có điểm tuyến

27A Hai mặt lá đều có lông phủ toàn bộ Bao hoa có điểm tuyến màu tím nhạt 23 p pubescens27B Hai mặt lá chỉ trên gân và mép lá có lông tơ cứng, phần khác không có lông Baohoa có điểm tuyến màu nâu vàng 24 p hydropiper

3B Cây dạng bụi, gốc hoá gỗ Cụm hoa dạng chuỳ (Sect.4 Aconogonon) 25 p molle

2B Thân có gai mọc ngược (Sect.5 Echinocaulon)

28A Mép bẹ chìa không có cánh chất lá hoặc không có bẹ chìa chất lá dạng riềm bao quanh thân

29A Thân thường đơn độc hoặc phân cành rất ít Mép bẹ chìa vát, mép không có hoặc có lông mi

30A Gốc lá bằng, hình nêm rộng hoặc hình tim nông, không có 2 tai Mép bẹ chìa không

có lông mi Quả bế dạng thấu kính lỗi 2 m ặt 26 p dichotonum30B Gốc lá hình tên, hình kích hoặc hình tim, eó 2 tai Mép bẹ chìa có lông mi Quả bế gần như hình cầu, 3 cạnh

31A Lá hình mũi giáo hẹp, dài 4-8 cm, rộng 1-1,5 cm, gốc hình tên Bao hoa có 4 thuỳsâu Vòi nhụy dính nhau ở phần dưới 27 p praetermissum31B Lá hình thuôn-trứng, dài 6-12 cm, rộng 3-8 cm, gốc hình kích hoặc hình tim Baohoa có 5 thuỳ sâu Vòi nhụy rời nhau 28 p dissitiflorum29B Thân phân cành ít nhiều Mép bẹ chìa cụt và có lông mi

32A Trên cạnh thân, gân giữa và mép lá có lông gai dài mọc ngược dày đặc, đài 1,5-2

mm Phiến lá hình dải hoặc hình thuôn Gốc bẹ chìa có lông gai mọc ngược dày đặc 29 p strigosum32B Phần dưới thân có lông gai ngắn mọc ngược thưa Phiến lá hình trứng, hình trứng- tròn dài Gốc bẹ chìa có lông gai mọc ngược thưa hơn 30 p muricatum

Trang 27

28B Mép bẹ chìa có cánh dạng lá hoặc bẹ chìa chất lá dạng riểm bao quanh thân.

33A Mép bẹ chìa có cánh dạng lá, không bao quanh thân Phiến lá hình kích hoặc hình tam giác Bao hoa không đồng trưởng với quả

34A Phiến lá hình kích; cuống lá dài 2-5 cm, có khi có cánh hẹp 31 p thunbergỉi34B Phiến lá hình tam giác; cuống lá dài 2-7 cm, không có cánh hẹp 32 p senticosum 33B Bẹ chìa chất lá dạng riềm bao quanh thân Phiến lá dạng thuẫn Bao hoa đồng trưởng với quả 33 p perĩoliatumLoài chưa biết: 34 p ciliare Lour

3.1 Polygonum plebejum R B r — Mễ t ử liễu

R Br 1810 Prođr FI Nov Holl 420; Meissn 1856 Prodr 14: 94; Hook f 1886 FI Brit Ind 5: 27; Courch 1910 FI Gen Indoch 5: 24; Dans 1927 Bull Jard Bot Buitenz III( 8): 140; Stew 1930 Contrib Gray Herb 5(88): 24; Meư 1935 Trans Amer Philos Soc 24(2): 143;

S Kitamura & G Murata, 1964 Col Illustr Herb PI Jap (Choripetalae) 2: 303; T s Liu &

al 1976 FI Taiwan, 2: 211, fig 295; T Makino, 1989 Rev Mak New Illustr FI Jap 66;

Phamh 1991 Illustr FI Vietn 1: 943, fig 2651; Y s Wang, 1991 FI Guangxi, 1: 541; N T

Do, 1990-1992 Select Coll Sci Rep Eco Biol Res 184-185; N T Do, 1994 Joum Biol.l6(4, special vol.): 78; c K Kuo & al 1996 FI Taiwan, ed 2, 2: 308; A J Li, 1998 FI Reip Pop Sin 25(1): 11, fig 1 (1-3)

- Polygonum roxburghii Meissn 1856 Prodr 14: 93; Courch 1910 FI Gen Indoch 5: 25;

Phamh 1991 Illustr FI Vietn 1: 943, fig 2552

CỎ một năm, bò lan, dài 10-40 cm, phân cành nhiều, cành tròn, nhẵn hoặc hơi nháp, nhiều đốt, lóng rất ngắn, có rãnh dọc Rẻ chính mảnh, nhiều rễ phụ Lá nhỏ, mọc cách, gần như không

c ó cuống, phiến nguyên, hình thuôn hẹp hoặc hình m ũ i giáo ngược, kích thước 0,5-1,5 X 0,4 cm, mỏng, 2 mặt nhẵn, gân bên không có, chóp nhọn ngấn hoặc tù, gốc hình nêm Bẹ chìa dài 0,2-0,3 cm, chất màng mỏng, màu trắng, trong suốt, chẻ ra Hoa mọc tụm ở nách lấ, 3-5 hoa trong mỗi lá bắc; lá bắc hình phễu, mép vát, có lông ngắn Hoa đều, lưỡng tính, nhỏ, màu trắng hoặc hồng, cuống không thò ra ngoài lá bắc, mềm, yếu, có mấu ở giữa Bao hoa 5 mảnh, gốc dính nhau ít, trên 5 thuỳ sâu, hình thuôn, dài 0,1-0,2 cm, không đồng trưởng với quả Nhị 5-8, thường ngắn hơn bao hoa, gốc chỉ nhị hơi phình to, bao phấn đính gốc, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc, không có tuyến mật Bầu thưcmg, hình trứng, 3 cạnh, 3 lá noãn, 1 ô, có 1 noãn, thẳng, đính lưng; vòi nhụy 3, một số rất ít 2, rời nhau hoặc dính nhau ở phần dưới; đầu nhụy dạng đầu Quả bế, hình trứng rộng, 3 cạnh, màu nâu đen, nhẵn bóng, được bao trong bao hoa không đồng trưỏtìg Hạt có phôi ở Jbên, rễ aiầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp (Hình 8)

0,2-Loc class.: Geront trop & temp.

Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 7-8 Mọc ở nơi đất ẩm ven

đường, ven rừng, ven suối, bờ sông ngòi, mương rạch, ao hồ, ruộng bỏ hoang Cây chết rụi vào cuối năm, đầu xuân hạt nảy mầm

Phân bố: Sơn La (Mộc Châu, Sông Mã), Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh (Phả Lại),

Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây (Ba Vì), Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình (Cúc Phương), Nam Bộ Còn có ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á, Ôxtrâylia, châu Phi

Trang 28

Mẫu nghiên cứu: SƠN LA, L K Biên 160B (HN): N T Nhan 53 (HN) - TUYÊN

QUANG, Eberhardt 4042 (HM) - QUẢNG NINH, Đoàn khảo sát thực vật Việt-Trung 5038 (HN) - HÀ TÂY, Lý-Biên-Nhan-Vệ 85 (HN) - HÀ NỘI, N T Đỏ 04, 05, 06, 14, 15, 16 17,

18 & 19 (HN); Hách 71HN16 (HN); Lải-Đạt 71HN230 (HN); Hách-Bách-Tâm 71HN 230 (HN) - NINH BÌNH, Đ T Kính D89 (HN)

Giá trị sử dụng: Cả cây làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa viêm đường tiết

niệu, sỏi thận, lỵ, lở ghẻ, mẩn ngứa, mụn nhọt, giun đũa (Y s Wang, 1991)

Hình 8 Polygonum plebeium R Br.

1 cây mang lá và cụm hoa; 2 một phần cụm hoa; 3 nụ; 4 hoa; 5 quả

(hình theo T s Liu & al 1976)

Ghi chú: Trong nhiều tài liệu cây thuốc ở Việt Nam, cấc tác giả thường giới thiệu cây Biển súc {Poỉygonum aviculare L.) mọc ở Việt Nam và được dùng làm thuốc Các tác giả này đã nhầm nó với loài Polygonum plebejum R Br mọc phổ biến ở Việt Nam Trong quá trình nghiên

Trang 29

cứu các mẫu vật ở Việt Nam và quan sát mẫu vật tại phòng tiêu bản thực vật Bắc Kinh (Viện

thực vật Bắc Kinh, Trung Quốc) chúng tôi khẳng định khồng có loài Polygonum aviculare L ở Việt Nam Hình dạng ngoài của 2 loài này rất giống nhau, nhưng ở Polygonum aviculare L lá

có gân bên rõ, quả bế có vân dạng nốt phủ dày đặc, còn ở Polygonum plebejum R Br lá không

có gân bên, quả bế nhẵn bóng

3.2 Polygonum capitatum Buch -Ham e x D Don — Nghểđầu

Buch.-Ham ex D Don 1825 Prodr Fl Nep 73; Meissn 1826 Monogr Polyg 82; Bab 1838 Trans Linn Soc 18: 107; Meissn 1856 Prodr 14: 129; Hook f 1886 Fl Brit Ind 5: 44; Stew 1930 Contr Gray Herb 5(88): 78; Meư 1940 Joum Am Arbor 21; 366; Rober & Vaut 1964 Boissiere (Geneve), 10: 42; T Osada, 1976 Col Illustr Nat PI Jap 53: 349; c Y

Wu, 1983 FI Xiz 1; 617, fig 197; Phamh 1991 Illustr FI Vietn 1: 945, fig 2558; Y s Wang, 1991 FI Guangxi, 1: 535, fig 222(1); Ĩ>Ị T Do, 1994 Journ Biol.l6(4, spècial vol.): 77; A J Li, 1998 FI Reip Pop Sin 25(1): 57

- Polygonum repens Wall 1829 Cat 1699; Meissn 1830 PI As Rar 3: 60.

CỎ nhiều năm, thân bò lan, dài 20-30 cm, phân cành nhiều, có lông và lông tuyến, màu nâu

đỏ, nhiều đốt, lóng rất ngắn Rễ mảnh, có rễ ở trên các đốt Lá nhiều, có cuống dài 0,2-0,3 cm,

có tai nhỏ, phiến lá nguyên, màu lục ánh đỏ, màu nâu khi khô, hình trứng, kích thước 3-5 X 1,5-

2,5 cm, mỏng, 2 mặt có lông tơ, lông tuyến và điểm tuyến màu nâu, mép có lông tuyến, gân bên dạng lông chim, nổi rõ ở mặt dưới lá, chóp nhọn ngắn, gốc hình nêm hoặc tròn Bẹ chìa dạng chén, chất màng mỏng, mép vát, mép có lông mi ngắn Cụm hoa dạng đầu, đường kính 0,6-1,2

cm, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, phân nhánh, hoa nhiều, cuống cụm hoa có lông tơ và lông tuyến; lá bắc hình trứng, mép vát, không có lông Hoa mẫu 5, lưỡng tính, nhỏ, đều, màu trắng, hồng, cuống mềm yếu, có mấu Bao hoa 5 mảnh, gốc dính nhau ít, trên 5 thuỳ sâu, hình thuôn, dài 2-3 mm, không đồng trưởng với quả Nhị 8, thường ngắn hơn bao hoa, bao phấn đính lưng, 2

ô, hướng trong, mở theo khe dọc Bầu thượng, hình trứng, 3 cạnh, 3 lá noãn, 1 ô, có 1 noãn, thẳng, đính gốc; vòi nhụy 3, dính nhau ở phần dưới; đầu nhụy dạng đầu Quả bế, hình trứng dài,

3 cạnh, dài 1,5-2 mm, màu nâu đen, có các nốt nhỏ dày đặc, hơi lóng lánh, được bao trong bao hoa không đồng trưởng Hạt cọ phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp (Hình 9)

Loc class.: “Habitat in Nepalia” Typus: Hamilton (BM).

Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 5-10, mùa quả tháng 8-12 Mọc thành từng đám trên vách đá có rêu, bờ tường ẩm vùng núi, khe đá, ven suối, ở độ cao 500-1600 m.

Phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang, Cao Bằng (Nguyên Bình: đèo Lê A, Pia oắc; Bảo

Lạc), Hà Tây (Chùa Hương), Hải Phòng (Cát Bà) Còn có ở Ấ i Độ, Nêpan, Butan, Mianma, Trung Quốc

Mẫu nghiên cứu: LÀO CAI, Petelot 2577 (HM), Đoàn khảo sát thực vật Việt-Trung 2519

(HN); N aT Tiếp 944 (HN), Biên-ĐỎ 91 (HN)j Khôi-ĐỎ 119 (HN); Khôi-Hien-Đo 213 (HN) -

HÀ GIANG, N T Nhan 183 (HN) - CAO BANG, Petelot 686_(HM); Khôi-Nhan-Vệ 85 (HN); Phương-Hiệp-Phú 8238 (HN); L K Biên 5731 (HN); Biên-ĐỎ 77 (HN); Biên-Khôi 06 (HN); N

Đ Khôi 5801 (HN) - HÀ TÂY, N Đ Khôi 1737 (HN) - HẢI PHÒNG, LX-VN 3215 & 3221 (HN)

Trang 30

Giá trị sử dụng: Cả cây làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa viêm

đường tiết niệu, viêm thận, viêm bàng quang, viêm da, lở ghẻ, mẩn ngứa, phong thấp, ngã bị thương (V V Chi, 1997)!

Ghi chú: Loài đặc trưng bởi thân bò lan, dài 20-30 cm, phân cành nhiều, có lông và lông

tuyến, màu nâu đỏ, nhiều đốt, lóng rất ngắn; lá nhỏ, kích thước 1,5-3,5 X 1-2 cm; cụm hoa đầu; bao hoa không đồng trưởng với quả

Icm

Hình 9 Polygonum capitatum Bach.-Ham ex D Don.

1 cây mang lá và cụm hoa; 2 lá; 3 cụm hoa; 4 lá bắc; 5 hoa; 6 bộ nhụy; 7 quả

(hình theo T Osada, 1976)

3.3 Polygonum chinense L — Thồm lồm

L 1753 Sp Pl 363; Lour 1790 Fl Cochinch 241; Hook f 1886 Fl Brit Ind 5: 44; Courch

1910 Fl Gen Indoch 5: 37; Dans 1927 Bull Jard Bot Buitenz III( 8): 209; Stew 1930 Contrib Gray Herb 5(88): 70; Meư 1935 Trans Amer Philos Soc 24(2): 143; Rober & Vaut 1964 Boissiere (Geneve), 10; 42; s Kitamura & G Murata, 1964 Col Illustr Herb PI

Trang 31

Jap (Choripetalae) 2: 307; Phamh 1970 Illustr FI s Vietn 1: 563, fig 1432; Anonym 1972

Icon Corm Sin 1: 562, fig 1Í23; Phamh 1991 Illustr FI Vietn 1: 944, fig 2554; Y s Wang, 1991 FI Guangxi, 1: 538, fig 223 (1-2); N T Do, 1994 Joum Biol.l6(4, special vol.): 77; c K Kuo & al 1996 H Taiwan, ed 2, 2: 298; A J Li, 1998 FI Reip Pop Sin 25(1): 55, fig

12(1).

— Polygonum sitíense Gmel 1791 Syst 2: 639.

- Polygonum brachiatum Poir 1804 Encyc 6: 150.

— Ampelygonum chínense (L.) Lindl 1832 Bot Reg 24: Misc 62.

-Persicaria chinensis (L.) Gross, 1913 Bot Jahrb 49: 269.

—Persicaria chinensis (L.) Gross var siamensis Levi 1913 Repert Sp Nov 11: 496.

- Lá lồm, Mía bẻm

Hình 10 Polygonum chínense L.

1 cây mang lá và cụm hoa; 2 một phần cụm hoa; 3 hoa;

4 bao hoa và bộ nhị (mở ra); 5 bộ nhụy; 6 quả (1, 3: theo Y s Wang,‘l99Ì; 2,4-6 theo:T S Liu & al 1976)

Cỏ nhiều năm, gốc hơi hoá gỗ, thân phía trên bò trườn, dài 2-3 m, phân cành nhiều, thường nhẵn, nhiều đốt, lóng dài, có cạnh dọc Thân rễ thô Lá mọc cách, có cuống ngắn, dài 1-2 cm, gốc cuống lá thường có tai lá, phiến lá nguyên, hình trứng, hình mũi giáo-trứng, hình thuôn,

Trang 32

kích thước 5-10 X 3-6 cm, mỏng, 2 mặt có các điểm nhỏ, màu nâu, không có lông, có khi dọc gân lá mặt dưới có lông tơ, gân bên dạng lông chim, nổi rõ ở mặt dưới lá, chóp nhọn ngắn, gốc bằng hoặc hình tim rộng Bẹ chìa hình mai, chất màng mỏng, mép cụt, mép không có riềm chất

lá Cụm hoa chuỳ do các cụm hoa dạng đầu làm thành, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, phân nhánh nhiều, trục cụm hoa có nhiều lông tuyến, hoa nhiều; lá bắc hình trứng rộng, mỏng không

có lông Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, màu trắng, đỏ nhạt, cuống mềm yếu, có mấu Bao hoa 5 mảnh, gốc dính nhau ít, trên 5 thuỳ sâu, hình trứng, đồng trưởng với quả Nhị 8, thưòfng ngắn hơn bao hoa, bao phấn đính lưng, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc Bầu thượng, hình trứng, 3 cạnh, 3 lá noãn, 1 ổ, có 1 noãn, thẳng, đính gốc; 3, dính nhau ở phần dưới; đầu nhụy dạrig đầu Quả bế, hình trứng rộng, dài 3-4 mm, 3 cạnh, màu nâu đen, không nhẵn bóng, được bao trong bao hoa đồng trưởng màu đen lam Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp (Hình 10)

Loc class.: China, vicity of Canton.

Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 8-10 Mọc nơi đất ẩm ven

rừng, ven suối, ven bờ sông, đầm, hồ, rừng cây bụi, bãi cỏ vùng núi, trên nương rẫy, ở độ cao 100-1600 m

Phân bố: Lai Châu (Bình Lu), Sơn La (Mộc Châu), Lào Cai (Sa Pa), Yên Bái (Trấn Yên),

Cao Bằng (đèo Lê A), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh (Hà Tu), Phú Thọ (Lâm Thao), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hải Phòng (Cát Bà), Hà Tây, Hòa Bình (Kỳ Sơn), Hà Nam (Kim Bảng), Ninh Bình (Chợ Ghềnh, Cúc Phương), Thanh Hóa (Yên Cát), Quảng Bình (Đồng Hới), Thừa Thiên- Huế (Phú Lộc), Kon Tum (Đắk Glei), Gia Lai (Mang Yang, K Bang), Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng (Đà Lạt) Còn có ở Ấa Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin, Malaixia

Máu nghiên cứu: LAI CHÂU, Khôi-ĐỎ 158 (HN) - LÀO CAI, Petelot 1612 (HM); Đoàn

khảo sát thực vật Việt-Trung 2646 (HN); Khôi-Hiên-ĐỎ 212 & 220 (HN); LX-VN 8827 (HN)

- SƠN LA, H T Dụng 185 & 222 (HN) - YÊN BÁI, N V Phú 16346 (HN) - HÀ GIANG, Petelot 33325 (HM); Harder & al DKH 2428 (HN) - CAO BẰNG, Biên-ĐỎ 53 & 135 (HN) - LẠNG SƠN, Mỡi-Sa 2075 (HN) - QUẢNG NINH, N T Bân 61 (HN); T Canh-451 c, D, E

(HNPM) - PHÚ THỌ, Chevalier 39571 (HM) - VĨNH PHÚC, N T Bân 30 (HN); N T Đỏ

14851, 14852, 14866 & 15062 (HN); N Đ Khôi 1199 (HN); Eberhardt 3697 & 3828 (HM) -

HÀ NỘI, Đạt-Tâm 124 (HN) - HÒA BÌNH, p X Lập 451 A, B, c (HNPM) - HẢI PHÒNG, LX-VN 3259 (HN); N K Khôi 542 (HN) - NAM HA, T Đ Lý 58 (HN) - NINH BÌNH, Đ

T Kính 333 (HN); Duport 258 (HM) - THANH HÓA, LX-VN 8706 (HN) - QUẢNG BÌNH, Thái-Thuận 286 (HN) - THỪA THIÊN-HUẾ, Thái-Thuận 99 & 286 (HN) - KON TUM, N T Bân 182 (HN); T Đ Đại 71 (HN); N T Nhan 466 & 506 (HN); Àveryanov & al 262, VH

1804, VH 2107 (HN) - GIA LAI, N T Nhan 356 (HN); LX-VN 4298 (HN) - ĐẮK LẮK, N

T Nhan 587 (HN); H T Dụng 439 (ỈỈN); V X Phương 952 (HN) - LÂM ĐồNG, N T Đỏ 62 (HN); T N Ninh 358 (HN); LX-VN 1456 (HN); Đ Đ Khang s n (HM)

Giá trị sử đụng: cả cây làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu nhọt, chữa lở ghẻ, mẩn ngứa, mụn nhọt, thồm lồm tai, viêm da, viêm ruột, viêm gan, rắn độc cắn Đọt non tước vỏ

ăn mát (V V Chi, 1997)

Ghi chú: Loài chuẩn đặc trưng bởi thân bò trườn, dài 2-3 m, phân cành nhiều, nhẵn, nhiều

đốt, lóng dài, có cạnh dọc; gốc cuống lá thưcmg có tai; cụm hoa chuỳ do các cụm hoa dạng đầu làm thành; bao hoa đồng trưởng với quả

Trang 33

3.3a Polygonum chínense v a r ovalifolium M eissn — N ghém álai

Meissn 1832 in Wall PI As Rar 3: 60; N T Do, 1994 Journ Biol.l6(4, special vol.): 77; A

J Li, 1998 FI Reip Pop Sin 25(1): 57, fig 12 (3)

—Polygonum chínense L a thunbergianumi.macrophylla Meissn 1856 An 2:62

—Polygonum chínense h.ysLT latifolium M.iq IS58.FI l{l): lOlO.

— Polygonum malaicum Dans 1927 Bull Jard Hot Buitenz Ill (8): 218, fig 13; Merr 1940

Journ Am Arb 21: 366; Phamh 1991 Illustr FI Vietn 1: 945, fig 2559

— Polygonum chínense L var malaicum (Dans.) Stew 1930 Contr Gray Herb 5(88): 73.

— Polygonum auriculatum Meissn 1828 Mon Gen Pol Frodr.

-Persicaria chínense (L.) Gross var ovalifolia (Meissn.) Hara, 1966 FI E Him 71.

Hình 11 Polygonum chínense vãr ovalifolium Meissn.

1 cành mang la và cụm hoa; 2 một phần cụm hoa (hình N T Đo, 2006; vẽ theo mẫu Petelot 2227, HM)

Cỏ nhiều năm, thân đứng thẳng, cao 100-120 cm, có rãnh dọc và lông mịn, phân cành ít nhiều Rễ thô Lá mọc cách, có cuống dài 1-2 cm, phiến lá nguyên, hình trứng hoặc thuôn rộng, kích thước 10-15 X 7-9 cm, nhẵn hoặc mặt dưới có lông tơ, gân bên 8-10 đổi, nổi rõ mặt dưới

Trang 34

lá, chóp nhọn ngắn, gốc tròn hoặc bằng Bẹ chìa hình ống, chất màng mỏng, mép dạng riềm, chất lá, xòe rộng, rộng đến 2 cm Cụm hoa chùy do các cụm hoa dạng đầu làm thành, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, phân nhánh kiểu chẽ 2, trục cụm hoa dài 20 cm, có lông tuyến; lá bắc hình trứng Hoa nhò, đều, lưỡng tính, màu trắng ngà, hồng hoặc vàng xanh, cuống mềm yếu, có mấu Bao hoa 5 mảnh, gốc dính nhau ít, trên 5 thuỳ sâu, một số ít có điểm tuyến, đồng trưởng với quả Nhị 8, thường ngắn hơn bao hoa, bao phấn đính lưng, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc Bầu thượng, hình trứng, 3 cạnh, 3 lá noãn, 1 ô, có 1 noãn, thẳng, đính gốc; 3, dính nhau ở phần dưới; đầu nhụy dạng đầu Quả bế, hình trứng, 3 cạnh, màu nâu đen, nhẵn bóng, được bao trong bao hoa đồng trưởng Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp (Hình 11).

Loc class.: Penins Mal.; Sumatra.

Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 4-10, mùa quả tháng 7-12 Mọc ở ven rừng, rừng

cây bụi, rừng thưa, ven suối, ở độ cao 1000-1600 m

Phân bố: Lào Cai (Sa Pa) Còn có ở Mianma, Trung Quốc (Vân Nam, Tây Tạng), Thái

Lan, Malaixia, Inđônêxia

Mẩu nghiên cứu: LÀO CAI, Petelot 2227 (HM).

Ghi chú: Thứ này giống với thứ chuẩn Polygonum chinense var chinense là cụm hoa chuỳ

do các cụm hoa dạng đầu làm thành; bao hoa đồng trưởng với quả song khác là thân đứng thẳng, cao 100-120 cm, có rãnh dọc và lông mịn, phân cành ít; mép bẹ chìa dạng riềm chất lá, xòe rộng, rộng đến 2 cm

3.4 Polygonum alatum Buch.-Ham ex D Don — Nghể nê pan

Buch-Ham ex D Don 1825 Prodr Fl Nep 72; Hook f 1886 Fl Brit Ind 5: 51; Anonym

1974 Fl Tsinlingensis, 1(2): 147; Y s Wang, 1991 Fl Guangxi, 1: 538, fig 223(3); N T Do,

1994 Joum Biol.l6(4, special vol.): 78

— Polygonum nepalense Meissn 1826 Monogr Polyg 84, tab 7, fig 2; Dans 1927 Bull Jard Bot Buitenz III( 8): 201; Stew 1930 Contrib Gray Herb 5(88): 74; Rober & Vaut 1964 Boissiere (Geneve), 10: 44; s Kitamura & G Murata, 1964 Col Illustr Herb PI Jap

(Choripetalae) 2: 307, pi 66; Phamh 1970 Illustr FI s Vietn 1: 567, fig 1435; Anonym

1972 Icon Corm Sin 1: 561, fig.1122; Phamh 1991 Illustr FI Vietn 1: 944, fig 2556; c

K Kuo & al 1996 FI Taiwan, ed 2, 2: 306; A J Li, 1998 FI Reip Pop Sin 25(1): 61, fig 13(1-6)

— Persicaria nepalense (Meissn.) Gross 1913 Bot Jahrb 49: 277.

CỎ một năm, cao 30-50 cm, thân mềm, đứng thẳng hoặc chếch, phân cành từ gốc, nhiều đốt, trên đốt nhẵn hoặc có lông tuyến thưa Rễ mảnh Lá có cuống dạng cánh, dài 1-3 cm, gốc

cuống ôm lấy thân; phiến lá nguyên, hình trứng hoặc hình trứng- tam giác, kích thước 3-5 X 2-4

cm, 2 mặt không có lông hoặc có lông gai thưa, mặt dưới rất nhiều điểm tuyến, màu vàng kim, gân bên dạng lông chim, nổi rõ ở mặt dưới lá, chóp nhọn ngắn, gốc hình nêm rộng, men theo cuống hoặc tròn có tai cụp Bẹ chìa hình ống, dài 0,5-1 cm, màu nâu nhạt, nhẵn hoặc có lông, đôi khi có lông tuyến Cụm hoa dạng đầu, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, gốc thường có 1 lá bắc tổng bao dạng lá, cuống cụm hoa dài, mảnh, phía trên có lông tuyến, hoa nhiều; lá bắc hình thuổn dạng trứng, thường không có lông, mép dạng màng, trong mỗi lá bắc thường có 1 hoa Hoa nhỏ, đêu, lưỡng tính, một số ít đơn tính, màu trắng, hồng, cuống mềm yếu, có mấu Bao hoa 4-5 mảnh, dính nhau ở gốc, trên có 4-5 thùy sâu, hình thuôn, dài 2-3 mm, không đồng

Trang 35

trưởng với quả Nhị 5-6, thường ngắn hơn bao hoa, bao phấn đính lưng, màu tím tối, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc Bầu thượng, hình trứng, 1 ô, có 1 noãn, thẳng, đính gốc; vòi nhụy 2, dính nhau ở phần dưới; đầu nhụy dạng đầu Quả bế, màu đen, dài 2-2,5 mm, hình trứng dạng thấu kính lồi 2 mặt, đôi khi hình tam giác, 3 cạnh tù, nhẵn bóng, bề mặt có điểm tuyến, được bao trong bao hoa không đồng trưởng Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp (Hình 12).

Hình 12 Polygonum alatum Buch.-Ham ex D Don.

1 cây mang lá và cụm hoa; 2 lá; 3 lá bắc; 4 hoa;

5 hoa (mở ra); 6 quả; 7 cấu tạo bề mặt quả (phóng to)

(hình theo A J.'lì, 1998)

Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 5-10, mùa quả tháng 7-12 Mọc nơi đất ẩm ven

rừng, ven suối, bờ sông ngòi, mưoíng rạch, bãi cỏ vùng núi, trên nưcmg rẫy, ở độ cao 500-1600 m

Phân bố: Lai Châu (Mường Sang), Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang (Mèo Vạc, Phó Bảng), Thừa

Thiên-Huế (Bạch Mã, Đường 9), Lâm Đồng (Đà Lạt) Còn có ở Ấi Độ, Nêpan, Trung Quốc, Lào, Triều Tiên, Nhật Bản, Philippin

Trang 36

Mẫu nghiên cứu: LAI CHÂU, L K Biên 7849 (HN) - LÀO CAI, Đội ĐTTNTV 5431

(ÍỈN); N Đ Khôi 988 (HN); Đào-Khôi-Nhan-Tự 271 (HN); Khôi-Hiến-ĐỎ 411 (HN); N N Khánh sine num (HN) - HÀ GIANG, L K Biên 7839 (HN); N T Nhan 153 (HN) - CAO BẰNG, Biên-ĐỎ 07, 08, 10 & 51 (HN); Đ Khôi-Nhan-Vệ 65 & 87 (HN), Phương-Hiệp-Phú

8177 (HN) - THỪA THIÊN-HUẾ, N V Trại 2416 A B (HNPM); N V Tiệm sine num (HN)

Giá trị sử dụng: Làm rau ăn và thuốc giải nhiệt (V V Chi, 1997).

3.5 Polygonum microcephalum D Don — Nghể đầu nhỏ

D Don 1825 Prodr Fl Nep 72; Hook f 1886 Fl Brit Ind 5: 42; Stew 1930 Contr Gray Herb 88: 76; c Y Wu, 1983 Fl Xiz 1: 619 fig 195(2); A J Li, 1998 FI Reip Pop Sin 25(1): 60; T Y Ding, 2000 FI Yunn 11: 329

— Persicaria microcephalutn (D Don.) Gross, 1913 Bot Jahrb 49: 272; Hara, 1982 Enum FI

PI Nep 3; 176

CỎ nhiều năm, cao 40-60 cm, thân mềm, nhẵn, phân cành nhiều, phía dưới bò lan và có rễ à

đốt, phía trên thẳng hoặc chếch, lóng có cạnh Lá có cuống dạng cánh rất hẹp, dài 2-4 cm; phiến

lá nguyên, mỏng, hình mũi giáo hoặc mũi giáo-thuôn, kích thước 4-6 X 2-4 cm, 2 mặt không có lông hoặc có lông tơ thưa, chóp nhọn ngắn, gốc hình nêm rộng, các lá ở gần cụm hoa không cuống và gốc hình tim Bẹ chìa hình ống, lỏng lẻo, dài 0,7-1 cm, chất màng, màu trắng, phía ngoài có lông tơ, mép cụt, mép có lông mi Cụm hoa dạng đầu, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, đơn độc hoặc 2, cuống cụm hoa mảnh, nhẵn, hoa nhiều; lá bắc hình trứng, chất màng, nhẵn, chóp nhọn Hoa nhỏ, đều, lưõng tính, màu trắng Bao hoa 5 mảnh, dính nhau ở gốc, trên có 5 thùy sâu, hình thuôn, dài 2-3 mm Nhị 8, thường ngắn hơn bao hoa, bao phấn đính lưng, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc Bầu thượng; vòi nhụy 2-3, dính nhau ở phần dưới; đầu nhụy dạng đầu Quả bế, dài 2-2,5 mm, hình trứng rộng, 3 cạnh tù, không lóng lánh, bề mặt có điểm tuyến, được bao trong bao hoa không đồng trưởng Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp

Loc.class.: Reg Himal.

Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 1-10, mùa quả tháng 1-11 Mọc nơi đất ẩm ven

rừng, ven suối, bãi cỏ trong thung lũng, ở độ cao 200-3600 m

Phân bố: Thứ chuẩn không có ờ Việt Nam, chỉ có ở Ấi Độ, Nêpan, Butan, Trung Quốc.

3.5a Polygonum microcephalum var vietnamensis Do, N T nov var.

- Nghể đầu nhỏ việt nam

A var microcephalum differt ochreis glabris, marginalis non ciliaris

Thứ này khác với thứ chuẩn bởi phía ngoài ống bẹ chìa nhẩn, mép không có lông mi (Hình 13)

Typus: Vietnam, Laocai prov Vanban distr Liemphu village, s G Wu, H Peng, N T Đỏ,

Trang 37

Hinh 13 Polygonum microcephalum var vietnamensis Do, N T.

1 cành mang lá và cụm hoa; 2 bẹ chìa; 3 gốc lá kéo dài thành cuống;

4 cụm hoa; 5 hoa; 6 lá bắc; 7 nhị; 8 bộ nhụy; 9 quả (hình N T Đỏ, 2006; vẽ theo mẫu Wu Su Gong & al., V-T 475)

3.6 Polygonum palmatum Dunn - Nghể chân vịt

Dunn 1912 Kew Bull 341; Stew 1930 Contr Gray Herb 5(88): 75; Meư 1940 Journ Am Arbor 21: 367; Rober & Vaut 1964 Boissiere (Geneve) 10: 44; Phamh 1991 Illustr FI Vietn 1: 943, fig 2553; Y s Wang, 1991 FI Guangxi, 1: 530, fig 218( 1-2); N T Do, 1994 Joum Biol.l6(4, special vol.): 78; A J Li, 1998 FI Reip Pop Sin 25(1): 55

-Polygonum pseudopalmatum Hoo, 1951 Acta Phytotax Sin 1(2): 193.

Trang 38

Hình 14 Polygonum palmatum Dunn.

1 cành mang lá và cụm hoa; 2 rễ và gốc thân; 3 một phần lá (phóng to);

4 bao hoa và nhị (mở ra); 5 bộ nhụy; 6 quả (hình N T Đỏ, 2006; vẽ theo mẫu Petelot 1618, HM)

Cỏ nhiều năm, cao 50-70 (100) cm, thân đứng thẳng, phía trên phân cành nhiều, lóng dài tới 10 cm, trên lóng có nhiều cạnh dọc, có lông thô và lông dạng sao ngắn Rễ thô Lá mọc cách, có cuống dài 5-12 cm; phiến lá xẻ thùy chân vịt, quây lại thành hình tròn hoặc hình trứng rộng, kích thước 7-15 X 8-16 cm, có 3-7 thùy, thùy giữa to nhất, hình mũi giáo, gân bên 4-5 đôi gân, nổi rõ ở mặt dưới lá, mặt trên màu lục, mặt dưới màu lục nhạt, 2 mặt có lông dạng sao ngắn, thưa, mép có lông, chóp nhọn, phần gốc có khi kéo dài dọc cuống lá thành cánh hẹp Bẹ chìa hình ống ngắn, dài 1,5-2 cm, chất màng mỏng, mép vát, mép có lông mi thưa Cụm hoa dạng chuỳ do các cụm hoa dạng đầu làm thành, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, đường kính 0,8-

1 cm, trục cụm hoa dài phân nhánh ít, có lông thô và lông dạng sao phủ dày: hoa nhiều, 2-3 hoa mọc tụm trong mỗi lá bắc; lá bắc hình trứng, có lông thô và lông dạng sao phủ, mép có lông mi thưa Hoa nhỏ, đểu, lưỡng tính, màu hồng, cuống mềm yếu, có mấu Bao hoa 4-5 mảnh, dính nhau ở gốc, trên 4-5 thùy sâu, hình thuôn, dài 2,5-3 mm, xếp 2 vòng, 2 thùy ngoài nhỏ hơn 3

Trang 39

thùy trong không đồng trưởng với quả Nhị 8-10, thường ngắn hơn bao hoa, đính ở gốc bao hoa, bao phấn đính lưng, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc Bầu thượng, hình trứng, 3 cạnh, 1 ô, có

1 noãn, thẳng, đính gốc; vòi nhụy 3, dính nhau ở phần dưới; đầu nhụy dạng đầu Quả bế, hình trứng, 3 cạnh tù, dài 0,3-0,35 cm, màu nâu nhạt, có các điểm nhỏ, không nhẵn bóng, được bao trong bao hoa không đồng trưởng Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp (Hình 14)

Loc class.: India Assam Manipur, Barak, 1200-1500 m Typus: Meebold 5730 (HK) Sink học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 7-8, mùa quả tháng 9-10 Mọc ở nơi đất ẩm ven

rừng, ven suối, rừng thưa, rừng cây bụi, khe núi, thung lũng, ở độ cao 1000-1600 m

Phân bố: Lào Cai (Sa Pa) Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc (An Huy, Giang Tây, Hồ Nam,

Phúc Kiến, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây)

Mẫu nghiên cứu: LÀO CAI, Petelot 1618 (HM).

3.7 Polygonum runcinatum Buch.-Ham ex D Don - Nghể lá xẻ lông chim

Buch.-Ham ex D Don 1825 Prodr Fl Nep 73; Forb & Hemsl 1891 Journ Lin Soc Bot 26: 347; Stew 1930 Contrib Gray Herb 5(88): 73; T s Liu & al 1976 Fl Taiwan, 2: 283; c

Y Wu, 1983 Fl Xiz 1: 617, fig, 196(2); Phamh 1991 Illustr Fl Vietn 1: 945 fig 2557; A

J Li, 1998 FI Reip Pop Sin 25(1): 58

—Polygonum panduriforme Levi & Van.1902 Geogr Bot 11: 343.

- Polygonum morrisonense Hayata, 1908 Joum Coll Sci Univ Tokyo, 25(19): 185, t 31.

- Persicaria runcinata (Buch.-Ham ex D Don.) H Gross, 1913.Bot Jahrb.49; 277.

- Nghể bào

Cỏ nhiều năm, cao 30-60 cm, thân gần như đứng thẳng hoặc chếch lên, trên lóng có cạnh dọc, có lông hoặc gần như không có lông, đốt thường có lông ngược Lá mọc cách; phiến lá xẻ thùy lông chim, dài 4-8 cm, rộng 2-4 cm, thuỳ ở đỉnh to hơn, hình trứng-tam giác, chóp nhọn dần, thuỳ bên 1-3 đôi, 2 mặt có lông thô, mép có lông ngắn, phía dưới cuống lá có cánh hẹp, gốc có tai Bẹ chìa hình ống ngắn, dài 1 cm, chất màng mỏng, phía ngoài có lông tơ, mép bằng, mép có lông mi thưa Cụm hoa dạng đầu sít chặt, mọc thành đôi ở đỉnh cành, đường kính 1-1,5

cm, trục cụm hoa có lông tuyến; lá bắc hình trứng dài, mép chất màng Hoa nhỏ, đêu, lưỡng tính, màu hổng nhạt hoặc trắng, cuống hoa mềm yếu, ngắn hơn lá bắc Bao hoa 4-5 mảnh, dính nhau ở gốc, trên 5 thùy sâu, hình thuôn, dài 3-3,5 mm, xếp 2 vòng, 2 thùy ngoài nhỏ hơn 3 thùy trong không đồng trưởng với quả Nhị thường 8, ngắn hơn bao hoa; chỉ nhị màu tím, đính ở gốc bao hoa; bao phấn đính lưng, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc Bầu thượng, hình trứng, 3 cạnh, 1 ô; có 1 noãn, thẳng, đính gốc; vòi nhụy 3, dính nhau đến giữa; đầu nhụy dạng đầu Quả

bế, hình trứng, 3 cạnh tù, dài 2-3 mm, màu nâu đen, không nhẵn bóng, được bao trong bao hoa không đồng trưởng (Hình 15)

Loc.class.: Reg Himal.

Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 4-8, mùa quả tháng 6-10 Mọc ở ncd đất ẩm, bãi

cỏ sườn núi, ven thung lũng, ở độ cao 1200-3000 m

Phán bố: Lào Cai (Sa Pa: Sa Pa, San Chua) Còn có ở Ấi Độ, Nêpan, Mianma, Trung Quốc,

Thái Lan, Philippin, Malaixia

Mẫu nghiên cứu: LÀO CAI, T A Thư 512(1)(HN).

Trang 40

Ghi chú: Khi giám định các mẫu vật chúng tôi thấy rằng trên cùng một tiêu bản không chỉ

có lá xẻ thuỳ lông chim mà còn có cả lá nguyên

Hình 15 Polygonum runcinatum Buch.-Ham ex D Don.

1 cành mang lá và cụm hoa; 2 một phần cụm hoa (phóng to) (1: theo Y s Wang, 1991; 2: ‘theo T Ý Ding, 2000)

3.8 Polygonum glabrum Willd - Nghể nhẵn

Willd 1799 Sp PL 2: 447; Roxb 1824 Fl Ind 2: 287; Hook f 1886 Fl Brit Ind 5: 34; Courch 1910 Fl Gen Indoch 5: 30; Stew 1930 Contr Gray Herb 5(88); 44; Meư 1935 Trans Amer Philos Soc 24(2): 144; F c How 1956 Fl Can 137; Phamh 1970 Illustr Fl s

Vietn 1: 565, fig 1429; Pharah 1991 Illustr Fl Vietn 1: 951, fig 2676; Y s Wang, 1991

Fl Guangxi 1; 538, fig 224 (1); N T Do, 1994 Journ Biol.l6(4, special vol.): 77; F c Kuo

& al 1996 FI Taiwan, ed 2, 2: 301; A J Li, 1998 FI Reip Pop Sin 25(1): 21

- Polygonum hydropiper Lour 1790 FI Cochinch 240, non L.

Ngày đăng: 28/02/2019, 13:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w