1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng bộ động vật chí, thực vật chí việt nam, giai đoạn 2003-2005

67 602 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 5,07 MB

Nội dung

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ nước ta trong giai đoạn mới, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt N

Trang 1

Mã số: ĐTĐL-2003/06

Chủ nhiệm đề tài

GS TSKH Vũ Quang Côn

Hμ Nội - tháng 10 năm 2005

Trang 2

Lời cảm ơn

Viện Sinh thái vμ Tμi ngyên sinh vật, Chủ nhiệm đề tμi “Xây dựng

bộ Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam giai đoạn 2003-2005” xin chân thμnh cảm ơn Lãnh đạo Bộ Khoa học & Công nghệ, Viện Khoa học vμ Công nghệ Việt Nam vμ các cơ quan liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ

để đề tμi hoμn thμnh nhiệm vụ Cảm ơn các nhμ khoa học đã tham gia soạn thảo vμ biên tập Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam, các nhóm

điều tra thực địa, Ban chủ nhiệm vμ Ban biên tập đã cùng cộng tác với đề tμi trong thời gian vừa qua

Viện trưởng

PGS TS Lê xuân cảnh

Chủ nhiệm

GS TSKH Vũ Quang côn

Trang 3

Mục lục

– Phần I Thông tin chung về đề tài 2

– Phần II Kết quả thực hiện nội dung đề tài

II.1 Bản thảo sách Động vật chí Việt Nam

15

15 II.1.1 Bản thảo sách Động vật chí Việt Nam đã hoàn

chỉnh để xuất bản II.1.2 Bản thảo sách Động vật chí Việt Nam ch−a

đ−ợc biên tập chuyên môn II.2 Bản thảo sách Thực vật chí Việt Nam

II.2.1 Bản thảo sách Thực vật chí Việt Nam đã hoàn

chỉnh để xuất bản II.2.2 Bản thảo sách Thực vật chí Việt Nam ch−a

đ−ợc biên tập chuyên môn II.3 Công tác điều tra, nghiên cứu, thẩm định ngoài

thực địa, bổ sung mẫu vật và t− liệu

II.4 Công tác hợp tác nghiên cứu biên soạn Động

– Danh mục các phụ lục của báo cáo tổng kết đề tài

– Bản sao chụp các văn bản và một số trang bản thảo sách

Trang 4

Mở đầu

Động vật chí và Thực vật chí là những tài liệu cơ bản về khu hệ động vật, thực vật, nguồn lợi sinh vật của mỗi nước, được coi như tài liệu chính thống, để

sử dụng vào nghiên cứu, giảng dạy, khai thác và bảo vệ nguồn lợi sinh vật, tính

đa dạng sinh học của nước đó Đây cũng là kết quả của cả quá trình hoạt động lâu dài điều tra khảo sát, nghiên cứu về khu hệ động vật, thực vật được tổng hợp, thẩm định và công bố từ trước tới nay

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ nước ta trong giai đoạn mới, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã giao cho Viện Sinh thái

và Tài nguyên sinh vật chủ trì, tập hợp một lực lượng đông đảo cán bộ khoa học trong cả nước, soạn thảo và công bố lần lượt từ năm 1996 tới năm 2002 được 13 tập Động vật chí và 4 tập Thực vật chí Việt Nam do Nhà xuất bản Khoa học và

Đến nay, thời hạn thực hiện đề tài đã kết thúc (tháng 10/2005), đề tài tiến hành tổng kết và làm các thủ tục nghiệm thu và thanh lý hợp đồng trách nhiệm

ở cấp cơ sở và cấp Nhà nước

Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà nước “Xây dựng bộ Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam giai đoạn 2003-2005” mã số ĐTĐL-2003/06 trình bày tổng hợp các kết quả việc thực hiện đề tài mà chủ yếu là kết quả soạn thảo sách Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam

Báo cáo gồm 4 phần:

Phần I: Thông tin chung về đề tài

Phần II: Kết quả thực hiện nội dung đề tài

Phần III: Tình hình thực hiện hợp đồng và sản phẩm đề tài

Phần IV: Kết luận và kiến nghị

Trang 5

Phần I Thông tin chung về đề tμi

I.1 Tên đề tài: “Xây dựng bộ Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam, giai đoạn

2003-2005” [Phụ lục (1) (3).]

I.2 Mã số: ĐTĐL – 2003/06

I.3 Cấp quản lý: Nhà nước

I.4 Thời gian thực hiện: Tháng 1/2003-9/2005 (33 tháng)

I.5 Kinh phí: Tổng số 2.800 triệu đồng, từ ngân sách sự nghiệp khoa học [Phụ

lục (2).]

I.6 Thuộc chương trình: Đề tài độc lập cấp nhà nước

I.7 Chủ nhiệm đề tài:

– Họ và Tên: GS TSKH Vũ Quang Côn

– Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Địa chỉ cơ quan: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

18 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội

I.8 Cán bộ tham gia đề tài:

Gồm những cán bộ khoa học là tác giả tham gia soạn thảo Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam, người biên tập, các thành viên trong Ban chủ nhiệm, Ban biên tập, các trưởng nhóm điều tra thực địa của đề tài Tổng số gồm 94 người và một số thành viên khác Các tác giả tham gia soạn thảo có trình độ Cử nhân, Kỹ sư đến Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học hoặc PGS, GS, hầu hết có thâm niên nghiên cứu lâu năm chuyên sâu một số taxon, hoặc chuyên gia đầu ngành từng nhóm,…

* Ban Chủ nhiệm đề tài:

– GS TSKH Vũ Quang Côn (CN) Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – GS TSKH Đặng Ngọc Thanh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – GS TSKH Nguyễn Tiến Bân Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – PGS TS Lê Xuân Cảnh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Hà Duy Ngọ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

* Ban biên tập Động vật chí Việt Nam:

– GS TSKH Đặng Ngọc Thanh Trưởng ban Viện Sinh thái & TNSV – PGS TS Tạ Huy Thịnh Thư ký Viện Sinh thái & TNSV – GS TSKH Đặng Huy Huỳnh Uỷ viên Viện Sinh thái & TNSV

Trang 6

– GS TSKH Thái Trần Bái Uỷ viên Đại học sư phạm Hà Nội 1 – GS TS Nguyễn Văn Chung Uỷ viên Viện Hải dương học

– TS Nguyễn Nhật Thi Uỷ viên Viện Tài nguyên & MT biển – TS Nguyễn Văn Sáng Uỷ viên Viện Sinh thái & TNSV

* Ban biên tập Thực vật chí Việt Nam:

– GS TSKH Nguyễn Tiến Bân Trưởng ban Viện Sinh thái & TNSV – PGS TS Nguyễn Khắc Khôi Thư ký Viện Sinh thái & TNSV – GS TSKH Trần Đình Lý Uỷ viên Viện Sinh thái & TNSV – GS TS Phan Kế Lộc Uỷ viên ĐH Khoa học Tự nhiên – PGS TS Nguyễn Văn Tiến Uỷ viên Viện Tài nguyên & MT biển – TS Nguyễn Tập Uỷ viên Viện Dược liệu, Hà Nội – PGS TS Vũ Xuân Phương Uỷ viên Viện Sinh thái & TNSV

* Tổ thư ký đề tài:

– TS Lê Đình Thuỷ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – PGS TS Nguyễn Khắc Khôi Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – PGS TS Tạ Huy Thịnh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – CN Lã Hữu Đa Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

* Tác giả bản thảo sách Động vật chí Việt Nam đã hoàn chỉnh (gồm 31 người) (xếp theo ABC):

– TS Phạm Trọng ảnh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – PGS TS Lê Xuân Cảnh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Nguyễn Văn Châu Viện sốt rét, KST và Côn trùng TW

– TS Nguyễn Xuân Đặng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – ThS Trịnh Văn Hạnh Học viện Thuỷ lợi

– PGS TS Nguyễn Thuý Hiền Học viện Thuỷ lợi

– CN Võ Thu Hiền Học viện Thuỷ lợi

– PGS TS Đỗ Sĩ Hiển Viện Vệ sinh dịch tễ TW

– TS Nguyễn Khắc Hường Viện Hải dương học

– GS TSKH Đặng Huy Huỳnh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – PGS TS Nguyễn Đức Khảm Học viện Thuỷ lợi

– TS Hoàng Minh Khiên Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – GS TSKH Nguyễn Thị Lê Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Nguyễn Văn Lục Viện Hải dương học

– PGS TS Vũ Quang Mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội 1

– PGS TS Vũ Văn Nghiên Học viện Thuỷ lợi

– TS Hà Duy Ngọ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Trang 7

– GS TSKH Hoàng Đức Nhuận Viện Nghiên cứu giáo dục

– CN Đỗ Thị Như Nhung Viện Hải dương học

– ThS Nguyễn Văn Quảng Đại học Khoa học tự nhiên

– TS Nguyễn Văn Sáng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – ThS Ngô Trường Sơn Học viện Thuỷ lợi

– GS TSKH Cao Văn Sung Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Nguyễn Minh Tâm Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Nguyễn Vũ Thanh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – CN Lê Thị Thu Thảo Viện Hải dương học

– TS Lê Đình Thuỷ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Lê Văn Triển Học viện Thuỷ lợi

– TS Nguyễn Thu Vân Viện Sốt rét, KST và Côn trùng TW

– CN Nguyễn Phi Uy Vũ Viện Hải dương học

– TS Nguyễn Tân Vương Học viện Thuỷ lợi

* Tác giả bản thảo sách Thực vật chí Việt Nam đã hoàn chỉnh (gồm 7

người) (xếp theo ABC):

– TS Lê Kim Biên Viện Địa học

– TS Nguyễn Hữu Đại Viện Hải dương học

– CN Nguyễn Thị Đỏ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Dương Đức Huyến Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

– GS TSKH Trần Đình Lý Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

– PGS TS Vũ Xuân Phương Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

– PGS TS Nguyễn Văn Tiến Viện Tài nguyên & MT biển

* Tác giả bản thảo sách Động vật chí Việt Nam chưa biên tập (gồm 5 người) (xếp theo ABC):

– PGS TS Hoàng Đức Đạt Viện Sinh học nhiệt đới

– TS Nguyễn Khắc Hường Viện Hải dương học

– PGS TS Khuất Đăng Long Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

– TS Đỗ Công Thung Viện Tài nguyên & Môi trường biển – ThS Nguyễn Quảng Trường Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

* Tác giả bản thảo sách Thực vật chí Việt Nam chưa biên tập (gồm 5 người) (xếp theo ABC):

– GS TSKH Nguyễn Tiến Bân Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Nguyễn Hữu Đại Viện Hải dương học

– CN Nguyễn Kim Đào Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Trang 8

– KSC Nguyễn Hữu Hiến Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

– PGS TS Vũ Xuân Phương Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

* Trưởng nhóm điều tra thực địa (gồm 10 người) (xếp theo ABC):

– GS TS Nguyễn Văn Chung và 7 thành viên Viện Hải dương học

– TS Nguyễn Văn Đức và 2 thành viên Viện Sinh thái & TNSV – PGS TS Hồ Thanh Hải và 4 thành viên Viện Sinh thái & TNSV – PGS TS Khuất Đăng Long và 10 thành viên Viện Sinh thái & TNSV – PGS TS Vũ Xuân Phương và 18 thành viên Viện Sinh thái & TNSV

– ThS Vũ Đình Thống và 3 thành viên Viện Sinh thái & TNSV – TS Lê Đình Thuỷ và 1 thành viên Viện Sinh thái & TNSV – PGS TS Nguyễn Trí Tiến và 3 thành viên Viện Sinh thái & TNSV – PGS TS Nguyễn Văn Tiến và 2 thành viên Viện Sinh thái & TNSV – ThS Nguyễn Quảng Trường và 1 thành viên Viện Sinh thái & TNSV

* Tác giả đã ký hợp đồng soạn thảo Động vật chí Việt Nam (gồm 34 người) (xếp theo ABC):

– ThS Lê Hùng Anh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – GS TS Nguyễn Văn Chung Viện Hải dương học

– CN Hồ Thu Cúc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – ThS Dương Ngọc Cường Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Nguyễn Xuân Dục Viện Cơ học

– CN Phạm Thị Dự Viện Hải dương học

– PGS TS Nguyễn Hữu Dực Đại học sư phạm Hà Nội 1

– TS Đặng Thị Đáp Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Nguyễn Xuân Đặng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Nguyễn Văn Đức Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – PGS TS Hồ Thanh Hải Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – KS Nguyễn Văn Hảo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I – TS Trần Đức Hinh Viện Sốt rét, KST & Côn trùng TW

– CN Đào Tấn Hổ Viện Hải dương học

– CN Nguyễn Thị Minh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS A Monastyrskii TT nhiệt đới Việt-Nga

Trang 9

– PGS TS Lê Nguyên Ngật Đại học Sư phạm Hà Nội 1

– CN Bùi Quang Nghị Viện Hải dương học

– TS N Orlov Viện Động vật St Petersburg

– PGS TS Lê Trọng Phấn Viện Hải dương học

– PGS TS Nguyễn Hữu Phụng Viện Hải dương học

– ThS Nguyễn Văn Quảng Đại học Khoa học tự nhiên

– ThS Ngô Trường Sơn Học viện Thuỷ lợi

– TS Nguyễn Minh Tâm Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Nguyễn Nhật Thi Viện Tài nguyên & MT biển

– PGS TS Nguyễn Trí Tiến Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Nguyễn Thái Tự Đại học Sư phạm Vinh

– CN Lê Thị Hoàng Yến Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh

* Tác giả đã ký hợp đồng soạn thảo Thực vật chí Việt Nam (gồm 10 người) (xếp theo ABC):

– ThS Trần Phương Anh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – ThS Trần Thế Bách Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – ThS Nguyễn Quốc Bình Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – ThS Nguyễn Văn Dư Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – ThS Đỗ Tiến Đoàn Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – ThS Bùi Thu Hà Đại học sư phạm Hà Nội 1

– ThS Vũ Văn Hợp Viện Khoa học hình sự

– ThS Nguyễn Thị T Hương Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật – ThS Hà Minh Tâm Đại học Sư phạm Hà Nội 2

– ThS Đỗ Thị Xuyến Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

* Những người tham gia biên tập Động vật chí Việt Nam (gồm 11 người) (xếp theo ABC):

– PGS TS Lê Xuân Cảnh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – GS TS Trần Định Viện Nghiên cứu Hải sản

– PGS TS Lê Xuân Huệ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – GS TSKH Đặng Huy Huỳnh Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật – GS TS Lê Vũ Khôi Đại học Khoa học tự nhiên

– TS Lưu Tham Mưu Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Hà Duy Ngọ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – GS TSKH Đặng Ngọc Thanh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Nguyễn Nhật Thi Viện Tài nguyên và Môi trưởng biển – PGS TS Tạ Huy Thịnh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Lê Đình Thuỷ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – và những người khác

Trang 10

* Những người tham gia biên tập Thực vật chí Việt Nam (gồm 7 người)(xếp theo ABC):

– GS TSKH Nguyễn Tiến Bân Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

– PGS TS Nguyễn Khắc Khôi Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – PGS TS Đỗ Văn Khương Viện Nghiên cứu Hải sản

– GS TSKH Trần Đình Lý Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – PGS TS Vũ Xuân Phương Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TS Nguyễn Tập Viện Dược liệu, Hà Nội

– PGS TS Nguyễn Văn Tiến Viện Tài nguyên & MT biển

– và những người khác

I.9 Cơ quan chủ trì đề tài:

– Tên cơ quan: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

(thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

– Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội

I.10 Cơ quan tham gia thực hiện đề tài (20 cơ quan):

1 Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội)

2 Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh (Bộ Giáo dục & ĐT)

3 Đại học Sư phạm Hà Nội 1 (Bộ Giáo dục & ĐT)

4 Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Xuân Hoà) (Bộ Giáo dục & ĐT)

5 Đại học Sư phạm Vinh (Bộ Giáo dục & ĐT)

6 Học viện thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp & PTNT)

7 TT Nhiệt đới Việt-Nga

8 Viện Cơ học (Viện Khoa học & CNVN)

9 Viện Dược liệu (Hà Nội) (Bộ Y tế)

10 Viện Địa học (Tp Hồ Chí Minh) (Viện Khoa học & CNVN)

11 Viện Động vật St Peterburg (Viện Hàn lâm KH LB Nga)

12 Viện Hải dương học (Nha Trang) (Viện Khoa học & CNVN)

13 Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an)

14 Viện Nghiên cứu giáo dục (Bộ Giáo dục & ĐT)

15 Viện Nghiên cứu Hải sản (Hải Phòng) (Bộ Thuỷ Sản)

16 Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I (Bộ Nông nghiệp & PTNT)

17 Viện Sinh học nhiệt đới (Tp Hồ Chí Minh) (Viện Khoa học & CNVN)

18 Viện Sốt rét, KST & Côn trùng TW (Bộ Y tế)

19 Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Hải Phòng) (Viện KH & CNVN)

20 Viện Vệ sinh dịch tễ TW (Bộ Y tế)

Trang 11

I.11 Tổng quan tài liệu:

Việc kiểm kê đánh giá để hiểu biết đầy đủ, chính xác nguồn tài nguyên Động vật, Thực vật của mỗi nước để phục vụ yêu cầu quy hoạch, phát triển kinh tế, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống, đều được tiến hành ở tất cả các nước trên thế giới Việc soạn thảo và công bố Động vật chí, Thực vật chí là kết quả tất yếu của công tác đó

Nhiều nước trong khu vực đã và đang soạn thảo Động vật chí, Thực vật chí của nước mình và công việc này thường kéo dài liên tục trong nhiều năm Thái Lan (Auct, 1979-1997 Flora of Thailand, vol 1-6, Bangkok), Inđônêxia (Backer et al., 1963-1968 Flora of Java, vol 1-3, Nertheland) Đài Loan (Auct, 1994-2000 Flora of Taiwan, vol 1-5, Taiwan) ấn Độ đang soạn thảo lại bộ Thực vật chí có từ thế kỷ 19 (Hooker, J D., 1872-1897 The Flora of British India, 1-6, London) Trung Quốc, một quốc gia có hệ thực vật, động vật ở phía nam tương tự như hệ thực vật, động vật nước ta, bên cạnh việc soạn thảo Động vật chí, Thực vật chí từng vùng lãnh thổ (F C How et al., 1977-1997 Flora of Yunnanica, 1-7, Yunnan), trong thời gian gần đây còn xúc tiến soạn thảo

Động vật chí, Thực vật chí quốc gia Đến năm 2000 Trung Quốc đã xuất bản được 80 tập Thực vật chí (Auct, 1959-2000 Flora Reipublicae Popularis Sinicae, 1-80, Beijing) và 93 tập Động vật chí, riêng Côn trùng

đã có 18 tập (He Junhua, Chen Xuexin and Ma Yun, Fauna Sinica Insecta, vol 18, Hymenoptera Braconidae, Science Press Beijing, China, 2000) Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc là cơ quan chủ biên các công trình và đứng đầu tên sách xuất bản (Editorial Comitee of Fauna Sinica, Academy Sinica) Kinh phí cấp cho các đề tài (Project) do Quĩ quốc gia

về khoa học tự nhiên của Viện Hàn lâm khoa học và kinh phí của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cấp Malaixia, Singapo, Philippin, P Niu Ghinê đang cộng tác soạn thảo Thực vật chí vùng Malaixia (G Steenis; G G J Van, 1950-1989 Flora Malesiana, vol 1-10 Leiden) Ngoài ra, các công trình soạn thảo Động vật chí, Thực vật chí có khi còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia, như Pháp đã và đang lần lượt soạn thảo

và xuất bản các tập Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam (A Aubreville; J F Leroy; Ph Morat, 1960-1994 Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam, fasc 1-20, Paris) trên cơ sở viết lại có bổ sung tập Thực vật chí Đông Dương cũ (Flore générale de l’ Indochine)

Trang 12

Hầu như các nước phát triển đã hoàn thành Động vật chí, Thực vật chí của nước mình từ lâu và trở thành tài liệu khoa học cơ bản cho nhiều lĩnh vực liên quan trong sự phát triển kinh tế của đất nước

Trong thời gian dài trước Cách mạng tháng Tám, công tác khảo sát

Động vật, Thực vật ở nước ta chủ yếu do các nhà khoa học Pháp thực hiện Các kết quả đã được công bố dưới dạng các bài đăng trên tạp chí, các chuyên khảo về từng nhóm Động vật, Thực vật ở từng khu vực lãnh thổ hoặc trên toàn vùng Đông Dương Nhìn chung, trong giai đoạn này, các hoạt động khảo sát về các nhóm Thực vật bậc cao, Động vật có xương sống lớn được thực hiện có kết quả nhiều hơn so với các nhóm Thực vật bậc thấp, các nhóm Động vật không xương sống nhỏ trên đất liền cũng như ở biển

Về Thực vật, có thể kể công trình lớn và quan trọng bậc nhất là chuyên khảo của Lecomte về Thực vật chí đại cương Đông Dương (H Lecomte, 1907-1952 Flore générale de l’ Indochine, T 1-7, Paris) và sau

đó là công trình bổ sung Thực vật chí đại cương Đông Dương của Humbert (H Humbert, 1938-1950 Supplement à la Flore générale de l’ Indochine, T 1-9, Paris) Đây là những công trình khảo sát có hệ thống

đầu tiên về thực vật trên toàn vùng Đông Dương và có thể coi như tài liệu tiền đề của Thực vật chí Việt Nam sau này Vào những năm 50-60, tài liệu về Thực vật giới Đông Dương còn được soản thảo và xuất bản dưới tên Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam (Auberville, A; Le Roy, J F.; Morat, P 1960-1964)

Về Động vật, trong giai đoạn này, có các công trình điều tra khảo sát quan trọng trên toàn Đông Dương về lớp Thú (R Bourret, 1927-1951), về Chim (J Delacour, 1924-1959; J Delacour và P Jabouille, 1927-1940) và sau này riêng về Thú miền Nam Việt Nam của Van Peenen (1969-1971), về Bò sát-Lưỡng cư (R Bourret, 1934-1944), về cá nước ngọt (Sauvage, 1981; Tirant & Pellegrin, 1906; Chevey & Lemasson, 1927), về cá biển (Chevey, 1926), về Động vật không xương sống nước ngọt (Fisher và Dautzenberg, 1905; Rathbrun, 1904-1905),

Động vật không xương sống biển (Serène, 1932; Dawydof, 1952)

Mặc dù số loài còn quá ít, có nhiều sai sót và lạc hậu về khoa học, nhưng những công trình về Động vật, Thực vật trên đây của các nhà khoa học nước ngoài trong một thời gian khá dài đến ngày nay đã và đang là

Trang 13

những tài liệu đầu tiên có tính hệ thống, đầy đủ và là những tài liệu có giá trị khoa học để nghiên cứu tiếp tục hệ Động vật, Thực vật ở nước ta

Từ giai đoạn sau cách mạng tháng Tám và từ khi hoà bình lập lại (1954) đến nay là thời kỳ quan trọng của công tác điều tra, kiểm kê Động vật, Thực vật của nước ta do chính các nhà khoa học Việt Nam đảm nhiệm Các kết quả nghiên cứu này vẫn chỉ được công bố dưới dạng bài báo khoa học phổ biến trên tạp chí, sách chuyên khảo, luận án Ngày nay các công trình đó là những tư liệu cơ sở rất quan trọng, kết hợp việc tăng cường công tác điều tra kiểm kê bổ sung mẫu vật và tư liệu thực địa mới

để phục vụ soạn thảo Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam

Việc soạn thảo Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam đã được nêu

ra từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước Sau ngày đất nước thống nhất, lực lượng khoa học trong cả nước đã có điều kiện thực hiện thuận lợi hơn công tác điều tra khảo sát, tập hợp tư liệu trên cả nước Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân việc tổ chức thực hiện với những kết quả bước đầu của việc soạn thảo và xuất bản Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam chỉ

có từ giai đoạn 1996-2002 Nhận thức được tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tập hợp một lực lượng đông đảo cán bộ khoa học trong cả nước, với sự chủ trì của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, đã soạn thảo và công bố 13 tập Động vật chí Việt Nam, và 4 tập Thực vật chí Việt Nam

Đây chính là kết quả của sự tích luỹ tư liệu của công tác điều tra Động vật, Thực vật của mấy chục năm trước đó và vốn quí tri thức của nhiều cán bộ khoa học lâu năm

Các công trình đã xuất bản, tuy chất lượng về nội dung và hình thức còn tiếp tục phải hoàn thiện, song đã đáp ứng được một phần yêu cầu cấp thiết của hoạt động nghiên cứu Động vât, Thực vật, phục vụ sản xuất, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh vật và môi trường ở nước ta hiện nay

Mặc dù đã cố gắng hết sức mình, song trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài, kinh phí ít, việc soạn thảo và công bố các taxon của Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn

Xuất phát từ tình hình nói trên và do ý nghĩa khoa học và tính cấp thiết của bộ sách Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của đất nước đối với sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, Bộ khoa học và Công nghệ đã xét duyệt việc soạn thảo Động vật

Trang 14

chí, Thực vật chí Việt Nam dưới hình thức đề tài độc lập cấp Nhà nước

“Xây dựng bộ Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam giai đoạn

2003-2005” mã số ĐTĐL-2003/06 giao cho Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh

vật là cơ quan chủ trì

Kết quả sau giai đoạn thực hiện đề tài này sẽ có thêm 20 tập Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam với chất lượng tốt nhất, đáp ứng phần nào yêu cầu của đất nước

I.12 Mục tiêu của đề tài:

Hoàn thành việc soạn thảo để công bố các tập Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam đạt trình độ quốc tế về một số nhóm động vật, thực vật có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, khoa học của nước ta, trên cơ sở các kết quả

điều tra nghiên cứu về tài nguyên sinh vật hiện có và được bổ sung, cập nhật tới năm 2005

I.13 Phương pháp tiến hành đề tài:

Do tính chất đặc biệt của đề tài, nên đã xác định phương pháp đảm bảo tính khoa học, thực tế và hiệu quả nhất để thực hiện đề tài

Về phương pháp nghiên cứu và biên soạn:

- Đã tập trung quan tâm trước hết là soạn thảo Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam về các nhóm động vật, thực vật trên đất liền và ở biển phổ biến nhất, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, khoa học, hiện đang là đối tượng của các hoạt động sản xuất, kinh tế, nghiên cứu và đào tạo của các ngành liên quan Đồng thời đã có đủ mẫu vật và tư liệu phục vụ công tác biên soạn Đặc biệt chú ý các taxon lần đầu tiên bổ sung cho khu hệ Việt Nam

- Việc soạn thảo Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam trong giai đoạn này

là việc làm có sự kế thừa các tài liệu đã được tập hợp hoặc biên soạn từ thời gian trước năm 2003, là sự tích lũy tri thức của các nhà khoa học trong cả quá trình nghiên cứu hàng chục năm, thậm chí sự nghiệp cả cuộc

Trang 15

- Kế hoạch thực hiện được tiến hành theo các bước: tập hợp tư liệu, bổ sung, thẩm định, soạn thảo, biên tập, xét duyệt và xuất bản

- Đã xây dựng bản quy phạm soạn thảo Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam Vì vậy, việc soạn thảo được thực hiện theo quy phạm soạn thảo thống nhất về nội dung và hình thức, đảm bảo chất lượng đạt trình độ quốc gia và quốc tế về khoa học, phù hợp với tình hình nước ta về kỹ thuật và yêu cầu sử dụng [Phụ lục (8), (9) Quy phạm soạn thảo Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam giai đoạn 2003-2005] Tất cả các tác giả khi soạn thảo phải tuân thủ nghiêm ngặt quy phạm này

Về tổ chức:

- Đề tài đã có một tổ chức chặt chẽ: Đã thành lập Ban chủ nhiệm đề tài, Ban biên tập Động vật chí Việt Nam và Ban biên tập Thực vật chí Việt Nam và tổ thư ký [Phụ lục (4), (5) các quyết định], gồm các nhà khoa học có uy tín về chuyên môn ở nước ta, chịu trách nhiệm tư vấn cho chủ nhiệm đề tài và xem xét về kế hoạch, chất lượng nội dung khoa học của các công trình được soạn thảo Đề ra các quy định nhiệm vụ của các thành viên trong Ban chủ nhiệm, Tổ thư ký và hai Ban biên tập [Phụ lục (6)] với phương châm làm việc hiệu quả cả về khối lượng và chất lượng của các công trình Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam Còn có các qui

định về công tác biên tập chuyên môn, biên tập kỹ thuật

- Đề tài còn tranh thủ sự hợp tác trong nước và quốc tế để có thêm sự hỗ trợ về mẫu vật và tư liệu phục vụ biên soạn

- Mỗi nhiệm vụ cụ thể của đề tài được giao cho từng tác giả hoặc nhóm tác giả, chịu trách nhiệm thực hiện theo thể thức hợp đồng trách nhiệm, do Ban biên tập xem xét về khoa học và Ban chủ nhiệm xét duyệt về kế hoạch và kinh phí

Về phương pháp nghiên cứu phân loại:

- Chủ yếu sử dụng các phương pháp kỹ thuật trong các công đoạn sưu tập,

sử lý, thẩm định tư liệu, soạn thảo, phân loại theo phương pháp truyền thống, chủ yếu là hình thái học Khi cần thiết có thể dùng phương pháp phân loại hiện đại kiểm tra và để đảm bảo chất lượng đạt trình độ quốc tế của công trình

- Một số taxon liên quan đến phương pháp tính toán và kỹ thuật trong phân loại đã đảm bảo các phương pháp ứng dụng đầy đủ (như trong phân loại

Trang 16

các loài của lớp Thú dùng đến phương pháp đo đếm và các công thức tính một số bộ phận của Động vật để làm tiêu chuẩn định loại,…)

- Trong các khâu nghiên cứu, đều đảm bảo tính chính xác trong khoa học của quy trình, từ định loại đến xây dựng khóa tra, mô tả, xác định danh pháp và các tư liệu khác phục vụ tốt nhất việc biên soạn Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam có chất lượng cao

Về công tác điều tra khảo sát thực địa:

- Công tác điều tra khảo sát thực địa tiến hành song song với công tác biên soạn Động vật chí, Thực vật chí là phần không thể thiếu, nó bổ sung mẫu vật và tư liệu rất cần thiết Đồng thời để kiểm tra một số nội dung trong khi soạn thảo

- Đề tài đã thành lập 10 nhóm điều tra thực địa, bổ sung mẫu vật và tư liệu, [Phụ lục (7)] gồm:

+ Nhóm Động vật đất + Nhóm các loài Dơi + Nhóm các loài Rùa + Nhóm Ký sinh trùng + Nhóm Động vật, Thực vật biển (tại Nha Trang) + Nhóm Thực vật biển (tại Hải Phòng)

+ Nhóm Thực vật trên cạn + Nhóm Côn trùng

+ Nhóm các loài Chim + Nhóm Thuỷ sinh vật Các nhóm này thành lập dựa trên các yêu cầu chuyên môn khác nhau Mỗi nhóm có phương pháp điều tra riêng để đảm bảo việc thu thập mẫu vật và tư liệu hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu biên soạn Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam

I.14 Nội dung đề tài:

- Tổ chức biện soạn bộ sách Động vật chí Việt Nam, Thực vật chí Việt Nam về các taxon phổ biến nhất, có tầm quan trọng kinh tế, ý nghĩa khoa học, đã được nghiên cứu nhiều năm, có đủ tư liệu, đáp ứng yêu cầu của

đề tài

- Tiến hành công tác điều tra, nghiên cứu, thẩm định ngoài thực địa, bổ sung mẫu vật và tư liệu về sinh học, sinh thái, phân bố, hiện trạng, mẫu vật,… để phục vụ biên soạn Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam

Trang 17

- Xúc tiến hợp tác trong nước và ngoài nước để thu thập tư liệu, cập nhật thông tin mới nhất phục vụ biên soạn Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam

I.15 Tiến độ thực hiện đề tài:

- Đề tài đã đảm bảo tiến độ thực hiện như đề cương được duyệt, gồm các công

đoạn chủ yếu là:

- Tổ chức, tập huấn và hội thảo quốc gia các nhà khoa học và tác giả biên soạn

Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam để thống nhất về yêu cầu, nội dung, quy phạm soạn thảo, xây dựng quy phạm soạn thảo (tháng 1-3/2003) Sản phẩm là bản quy phạm soạn thảo Động vật chí Việt Nam và bản quy phạm soạn thảo Thực vật chí Việt Nam

- Hàng năm tiến hành ký hợp đồng trách nhiệm với các tác giả tham gia soạn thảo và các nhóm điều tra thực địa (từ tháng 4/2003 đến đầu năm 2005), nghiệm thu thanh lý hợp đồng ngay sau khi giao nhận sản phẩm đạt yêu cầu

- Các công trình Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam sau khi soạn thảo được tiến hành biên tập bởi 2-3 cán bộ chuyên môn và thông qua Ban chủ nhiệm

và Ban biên tập [Phụ lục (10) Quy định về nội dung biên tập Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam]

- Công tác điều tra, nghiên cứu, thẩm định thực địa, bổ sung mẫu vật và tư liệu, tổ chức đồng thời với công tác soạn thảo để kịp thời có tài liệu hỗ trợ biên soạn

- Hàng năm tiến hành tổng kết đề tài và hội thảo các nhà khoa học tham gia

đề tài để đánh giá kết quả [Phụ lục (11)]

Trang 18

Phần II kết quả thực hiện nội dung đề tμi

Kết quả thực hiện nội dung của đề tài là biên soạn Động vật chí Việt Nam và Thực vật chí Việt Nam với các tập bản thảo sách Động vật chí Việt Nam, Thực vật chí Việt Nam, mẫu vật và tư liệu điều tra bổ sung

II.1 Bản thảo sách Động vật chí Việt Nam

Các công trình Động vật chí Việt Nam được biên soạn thống nhất theo bản qui phạm soạn thảo Động vật chí Việt Nam 2003-2005 Tùy theo số loài của mỗi nhóm động vật, thực vật, trong mỗi tập có thể mang tên các taxon là Lớp, Bộ, phân Bộ, Họ, thậm chí mang tên một nhóm sinh thái (như Cá biển, Sán lá ký sinh ở người và động vật, giun tròn ở đất ẩm ướt và đất ngập nước,…), cũng có thể là một số taxon trên giống hoặc chi

Cấu trúc mỗi tập Động vật chí Việt Nam thường bao gồm 6 phần là: Mục lục (trong đó có danh sách các loài), hệ thống phân loại, tổng quan, phân loại, tài liệu tham khảo, các bảng chỉ dẫn Riêng phần phân loại là nội dung chủ yếu gồm có khoá định loại các họ, phân họ, đặc điểm họ; khoá định loại các giống,

đặc điểm giống; khoá định loại các loài, mô tả các loài Phần mô tả loài có danh pháp loài, các synonym, mẫu chuẩn, tên Việt Nam, tên tiếng Anh, mô tả hình thái, mẫu nghiên cứu, sinh học-sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng: còn có bảng tra cứu tên khoa học, tên Việt Nam và tài liệu tham khảo chính Hầu hết các loài có hình vẽ, một số loài có ảnh màu

II.1.1 Các tập bản thảo sách Động vật chí Việt Nam đ∙ hoàn chỉnh

để xuất bản [Phụ lục 12]:

Bản thảo sách Động vật chí Việt Nam hoàn chỉnh để xuất bản là những tập đã hoàn thành biên soạn và được biên tập chuyên môn, đủ tiêu chuẩn công

bố và xuất bản Dưới đây giới thiệu nội dung của bản thảo sách Động vật chí Việt Nam hoàn chỉnh để xuất bản gồm 12 tập (28 quyển = 28 taxon):

Tập 1 (1 quyển) Động vật chí Việt Nam: Họ Bọ rùa – Cocinellidae –

Coleoptera, (tác giả Hoàng Đức Nhuận), dày 402 trang, gồm 6 phân họ, 15 tộc,

60 giống, 256 loài và 211 hình vẽ Nội dung chính:

– Khái quát về họ Bọ rùa – Cocinellidae

+ Hệ thống phân loại họ Bọ rùa: Nguồn gốc phát sinh, hệ thống phân loại

+ Tình hình nghiên cứu

Trang 19

+ Đặc điểm hình thái Bọ rùa

– Phân loại họ Bọ rùa

+ Phân họ Sticholotidinae (3 tộc, 12 giống, 24 loài) + Phân họ Scymninae (4 tộc, 11 giống, 86 loài) + Phân họ Chilocorinae (3 tộc, 8 giống, 19 loài) + Phân họ Coccidulinae (2 tộc, 2 giống, 11 loài) + Phân họ Coccinellinae (2 tộc, 22 giống, 58 loài) + Phân họ Epilachninae (1 tộc, 5 giống, 58 loài)

Tập 2 (2quyển) Động vật chí Việt Nam: Họ Mò đỏ – Trombiculidae và bộ

Bọ chét – Siphonaptera, (tác giả Nguyễn Văn Châu, Đỗ Sĩ Hiển, Nguyễn Thu

Vân), dày 278 trang, gồm 1 bộ, 9 họ, 55 giống, 115 loài và 169 hình vẽ Nội dung chính:

Quyển 1 Họ Mò đỏ – Trombiculidae – Acarina

+ Hệ thống phân loại họ Mò đỏ + Tổng quan về họ Mò đỏ: Tình hình nghiên cứu, đặc điểm hình thái-phân loại, đặc trưng phân bố, vai trò dịch tễ của Mò đỏ + Họ Mò đỏ (4 tộc, 2 phân họ, 21 giống, 87 loài)

* Phân họ Trombiculinae (3 tộc, 19 giống, 83 loài)

* Phân họ Leeuwenhoenkiinae (1 tộc, 2 giống, 4 loài)

Quyển 2 Bộ Bọ chét – Siphonaptera (16 họ, 18 phân họ, 34 giống, 28 loài)

+ Tổng quan về Bọ chét: Tình hình nghiên cứu, đặc điểm hình thái phân loại, đặc trưng phân bố, vai trò dịch tễ của Bọ chét

+ Bộ Bọ chét (8 họ, 9 phân họ, 17 giống, 28 loài)

* Liên họ Pulicoidae (1 họ, 3 phân họ, 4 giống, 8 loài)

* Liên họ Ceratophylloidae (7 họ, 6 phân họ, 13 giống, 20 loài)

Tập 3 (1 quyển) Động vật chí Việt Nam: Mối – Bộ Cánh đều - Isoptera, (tác

giả Nguyễn Đức Khảm, Nguyễn Tân Vương, Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Văn Quảng, Lê Văn Triển, Nguyễn Thuý Hiền, Võ Văn Nghiên, Ngô Trường Sơn,

Trang 20

Võ Thu Hiền), dày 313 trang, gồm 4 họ, 33 giống, 101 loài và 123 hình vẽ Nội dung chính:

– Hệ thống phân loại Bộ Cánh đều

– Tổng quan: Tình hình nghiên cứu, đặc điểm hình thái phân loại, sinh học-sinh thái, đặc trưng phân bố

– Phân loại bộ Cánh đều – Isoptera:

+ Họ Termopsidae (1 giống, 2 loài) + Họ Kalotermitidae (3 giống, 6 loài) + Họ Rhinotermitidae (3 phân họ, 5 giống, 21 loài) + Họ Termitidae (4 phân họ, 24 giống, 72 loài)

Tập 4 (1 quyển) Động vật chí Việt Nam: Bộ Cá vược – Perciformes, (tác giả

Đỗ Thị Như Nhung), dày 410 trang, gồm 2 phân bộ, 13 họ, 62 giống, 226 loài

và 227 hình vẽ Nội dung chính:

– Khái quát bộ Cá vược: Hệ thống phân loại, tình hình nghiên cứu, đặc

điểm phân loại, đặc trưng phân bố, giá trị nguồn lợi

– Phân loại bộ Cá vược:

+ Phân bộ Cá vược – Percoidei (12 họ, 58 giống, 201 loài)

+ Phân bộ Cá đuôi gai – Acanthuroidei (1 họ, 4 giống, 25 loài)

Tập 5 (5 quyển) Động vật chí Việt Nam: Cá biển (tác giả Nguyễn Khắc

Hường), dày 322 trang, gồm 12 bộ, 34 họ, 80 giống, 179 loài và 179 hình vẽ Nội dung chính:

– Tổng quan tình hình nghiên cứu: vài nét về lịch sử nghiên cứu, hệ thống phân loại, đặc trưng phân bố (nhóm cá nổi mang tính chất đại dương, nhóm cá mang tính chất lục địa, nhóm cá san hô nhiệt đới, nhóm cá biển sâu), đặc trưng

địa động vật, giá trị, nguồn lợi và hiện trạng

– Liên bộ cá dạng suốt – Atherinomorpha

Quyển 2 (6 bộ) – Bộ Cá sóc – Cyprinodontiformes (2 họ, 4 giống, 4 loài)

– Bộ Cá suốt – Atheriniformes (1 họ, 2 giống, 3 loài) – Bộ Cá hồi – Salmonitiformes (1 họ, 3 giống, 4 loài) – Bộ Cá tuyết – Gadiformes (3 họ, 3 giống, 4 loài)

– Bộ Cá mặt trăng – Lampridiformes (3 họ, 3 giống, 3 loài) – Bộ Cá dây – Zeiformes (3 họ, 7 giống, 9 loài)

Quyển 3 Bộ Cá tráp mắt vàng – Beryciformes (6 họ, 11 giống, 29 loài)

Trang 21

Quyển 4 Bộ Cá đối – Mugiliformes (3 phân bộ, 3 họ, 9 giống, 42 loài) Quyển 5 (3 bộ) – Bộ Cá rồng – Pegasiformes (1 họ, 1 giống, 3 loài)

– Bộ Cá vây chân – Lophiiformes (4 họ, 8 giống, 12 loài)

– Bộ Cá chìa vôi – Syngnathiformes (2 phân bộ, 3 giống, 23 loài)

Tập 6 (2 quyển) Động vật chí Việt Nam: Sán lá ký sinh ở người và động vật

(tác giả Nguyễn Thị Lê, Hà Duy Ngọ), dày 312 trang, gồm 2 bộ, 26 họ, 76 giống, 190 loài và 208 hình vẽ Nội dung chính:

– Tình hình nghiên cứu Sán lá bộ Paramphistomatida và Plagiorchiida trên thế giới và ở Việt Nam: Sơ lược lịch sử nghiên cứu

– Phân loại Sán lá ký sinh ở người và động vật

Quyển 1 Bộ Paramphistomatida (1 phân bộ, 6 họ, 4 phân họ, 17

giống, 46 loài)

* Phân bộ Paramphistomatata (6 họ, 4 phân họ, 17 giống, 46 loài)

* Phân bộ Plagiorchiata (16 họ, 21 phân họ, 41 giống, 80 loài)

* Phân bộ Dicrocoeliata (4 họ, 3 phân họ, 18 giống, 64 loài)

Tập 7 (4 quyển) Động vật chí Việt Nam: Lớp thú – Mammalia (tác giả Đặng

Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng ảnh, Nguyễn Xuân

Đặng, Hoàng Minh Khiên, Nguyễn Minh Tâm) dày 282 trang, gồm 5 bộ, 22 họ,

68 giống, 145 loài và 145 hình vẽ Nội dung chính:

+ Hệ thống phân loại linh trưởng: Tình hình nghiên cứu Linh trưởng, đặc điểm hình thái phân loại, đặc trưng phân bố của linh trưởng ở Việt Nam, giá trị nguồn lợi

+ Phân loại Bộ Linh trưởng ở Việt Nam

+ Tổng quan về Bộ Thú ăn thịt

+ Đặc trưng hình thái phân loại: Các đặc điểm mô tả, những số đo cơ bản trong khoá định loại bộ ăn thịt, đặc trưng phân bố, giá trị nguồn lợi

+ Phân loại Bộ Thú ăn thịt

– Hệ thống phân loại Thú móng guốc

+ Hệ thống phân loại + Tổng quan về Bộ thú móng guốc ngón chẵn: Tình hình nghiên cứu, đặc điểm hình thái phân loại, đặc trưng phân bố, nhóm loài

Trang 22

phân bố rất rộng, nhóm loài phân bố hẹp, nhóm loài phân bố rộng

+ Giá trị nguồn lợi: Giá trị kinh tế (giá trị thực phẩm và thương phẩm, giá trị dược liệu), giá trị nguồn gen và giá trị khác

Quyển 3 (2 bộ) – Bộ Thú móng guốc ngón chẵn – Artiodactyla (5 họ, 3

Tập 8 (1 quyển) Động vật chí Việt Nam: Phân bộ Rắn – Serpentes (tác giả

Nguyễn Văn Sáng) dày 197 trang, gồm 8 họ, 61 giống, 149 loài và 146 hình vẽ Nội dung chính:

– Hệ thống phân loại rắn

– Tổng quan về rắn ở Việt Nam: Tình hình nghiên cứu, đặc trưng hình thái phân loại, đặc trưng phân bố, giá trị nguồn lợi

– Khoá định loại các họ Rắn ở Việt Nam ( 8 họ, 61 giống, 146 loài)\

+ Họ Rắn giun – Typhlopidae ( 2 giống, 3 loài) + Họ Rắn rầm ri – Acrochordidae (2 giống, 2 loài) + Họ Rắn mống –Xemopeltidae (1 giống, 1 loài) + Họ Rắn hai đầu – Uropeltidae (1 giống, 1 loài) + Họ Trăn – Boidae (1 giống, 3 loài)

+ Họ Rắn nước – Colubridae (37 giống, 104 loài) + Họ Rắn hổ – Elapidae (13 giống, 25 loài) + Họ Rắn lục – Viperidae (4 giống, 10 loài)

Tập 9 (5 quyển) Động vật chí Việt Nam: Cá biển (tác giả Nguyễn Văn Lục,

Lê Thị Thu Thảo, Nguyễn Phi Uy Vũ), dày 287 trang, gồm 5 họ, 63 giống, 183 loài và 184 hình vẽ Nội dung chính:

– Hệ thống phân loại

– Tổng quan: Tình hình nghiên cứu, đặc điểm hình thái phân loại, đặc trưng phân bố, giá trị nguồn lợi

– Phân loại

Trang 23

Quyển 3 Họ Cá bướm – Chaetodontidae (9 giống, 47 loài)

Tập 10 (1 quyển) Động vật chí Việt Nam: Bộ Ve giáp – Oribatida (tác giả

Vũ Quang Mạnh) dày 340 trang, gồm 46 họ, 91 giống, 150 loài và 150 hình vẽ Nội dung chính:

– Hệ thống phân loại bộ Ve giáp

– Tổng quan về bộ Ve giáp: Tình hình nghiên cứu, đặc điểm hình thái phân loại, đặc trưng phân bố, giá trị nguồn lợi và hiện trạng

– Phân loại bộ Ve giáp (46 họ, 91 giống, 150 loài)

Tập 11 (2 quyển) Động vật chí Việt Nam: Giun tròn ở đát ẩm ướt và đất

ngập nước (tác giả Nguyễn Vũ Thanh), dày 381 trang, gồm 2 lớp, 7 bộ, 32 họ,

63 giống, 147 loài và 156 hình vẽ Nội dung chính:

– Hệ thống phân loại

– Tổng quan: Tình hình nghiên cứu, đặc điểm hình thái phân loại giun tròn, đặc điểm sinh học-sinh thái học, đặc trưng phân bố

– Phân loại giun tròn ở đất ẩm ướt và đất ngập nước:

Quyển 1 Lớp Chromadorea ( 4 bộ, 17 họ, 36 giống, 61 loài)

* Bộ Monhystera (3 họ, 7 giống, 21 loài)

* Bộ Araeolaimida (5 họ, 12 giống, 16 loài)

* Bộ Chromadorida (3 họ, 3 giống, 3 loài)

* Bộ Rhabditia (6 họ, 14 giống, 21 loài)

* Bộ Enoplida (7 họ, 8 giống, 15 loài)

* Mononchida (3 họ, 11 giống, 56 loài)

* Bộ Dorylaimida (4 họ, 8 giống, 15 loài)

Tập 12 (3 quyển) Động vật chí Việt Nam: Lớp Chim – Aves (tác giả Lê Đình

Thuỷ), dày 290 trang, gồm 5 bộ, 68 họ, 74 giống, 164 loài và 165 hình vẽ Nội dung chính:

Trang 24

Quyển 1 (3 bộ) – Bộ Bồ nông – Pelecaniformes (3 họ, 3 giống, 6 loài)

– Bộ Hạc – Cicconiiformes (3 họ, 18 giống, 33 loài) – Bộ Sếu – Gruiformes (3 họ, 10 giống, 22 loài)

Tổng cộng các tập bản thảo sách Động vật chí Việt Nam đã hoàn chỉnh để xuất bản gồm 12 tập (28 quyển = 28 taxon), dày 3814 trang bản thảo

(trung bình 319 trang/tập), có 4 lớp, 34 bộ, 268 họ, 769 giống, 2005 loài và

2064 hình vẽ

Đánh giá chung 12 tập Động vật chí Việt Nam nói trên, khi biên tập các

nhà khoa học và Ban biên tập đã nhận xét tất cả các công trình đều có nội dung

đảm bảo tính khoa học, sự nghiêm túc, chính xác, tư liệu đầy đủ và phong phú,

có độ tin cậy cao, tuân thủ chặt chẽ qui phạm soạn thảo của đề tài, đáp ứng yêu cầu công bố và xuất bản

II.1.2.Các tập bản thảo sách Động vật chí Việt Nam chưa được biên tập chuyên môn [Phục lục 12]:

Các tập bản thảo sách Động vật chí Việt Nam chưa được biên tập chuyên môn là các tập đã được tác giả biên soạn nhưng chưa biên tập chuyên môn, là

tập dự trữ cho năm tiếp theo Dưới đây giới thiệu nội dung bản thảo sách Động vật chí Việt Nam chưa biên tập gồm 5 tập (9 quyển = 9 taxon):

Tập 1 (2 quyển) Động vật chí Việt Nam: Bộ Cá chép – Cypriniformes (tác giả

Hoàng Đức Đạt & cộng sự), dày 739 trang, 1 phân bộ, 5 họ, 16 phân họ, 43 giống,

397 loài Nội dung chính:

Tập 2 (1 quyển) Động vật chí Việt Nam: Lớp Thân mềm hai mảnh vỏ biển

Việt Nam – Bivalvia (tác giả Đỗ Công Thung), dày 231 trang, 10 họ, 55 giống,

184 loài Nội dung chính:

– Hệ thống phân loại

Trang 25

– Tổng quan: Tình hình nghiên cứu, đặc điểm hình thái phân loại, giá trị kinh tế

– Phân loại một số họ Thân mềm hai mảnh vỏ ở biển Việt Nam

+ Họ Vẹm – Mytilidae (36 loài) + Họ Sò – Arcidae (24 loài) + Họ Ngao – Veneridae (59 loài) + Họ Bàn mai – Pinnidae (17 loài) + Họ Hầu – Ostreidae (12 loài) + Họ Điệp quạt – Pectinidae (10 loài) + Họ Trai tai tượng – Tridacnidae (3 loài)

+ Họ Móng tay – Solenidae (14 loài) + Họ Trai ngọc – Pteridae (16 loài) + Họ Trai búa – Malleidae (2 loài) + Họ Vênh – Isognomonidae (5 loài)

Tập 3 (1 quyển) Động vật chí Việt Nam: Bộ Rùa – Testudines (tác giả

Nguyễn Quảng Trường) dày 76 trang, gồm 6 họ, 24 giống, 29 loài và 39 hình

vẽ Nội dung chính

– Hệ thống phân loại Rùa

– Tổng quan: Tình hình nghiên cứu Rùa ở Việt Nam, đặc điểm hình thái phân loại, đặc trưng về phân bố, giá trị nguồn lợi và hiện trạng

– Phân loại Rùa ở Việt Nam

+ Họ Ba ba – Trionychidae (5 giống, 5 loài) + Họ Rùa da – Dermochelydae (1 giống, 1 loài) + Họ Vích – Cheloniidae (4 giống, 4 loài) + Họ Rùa đầu to – Platysternidae (1 giống, 1 loài) + Họ Rùa đầm – Bataguridae (11 giống, 16 loài) + Họ Rùa núi – Testudinidae (2 giống, 2 loài)

Tập 4 (1 quyển) Động vật chí Việt Nam: Họ Ong ký sinh – Braconidae (tác

giả Khuất Đăng Long), dày 320 trang, gồm 21 phân họ, 95 giống, 281 loài Nội dung chính:

– Mở đầu: Hình thái chung, sinh học, hệ thống phân loại, hình thái học

và thuật ngữ học

– Phân loại họ Ong ký sinh

Vị trí: Bộ Cánh màng – Hymenoptera

Trang 26

Phân bộ Ong bụng cuống – Apocrita Tổng họ Ong cự – Ichneumonoidea

Họ Ong ký sinh (Ong kén mỏng) – Braconidae

Tập 5 (4 quyển) Động vật chí Việt Nam: Cá biển (tác giả Nguyễn Khắc

Hường), dày 494 trang, 4 bộ, 125 giống, 272 loài Nội dung chính:

II.2 Bản thảo sách Thực vật chí Việt Nam

Các công trình Thực vật chí Việt Nam được biên soạn thống nhất theo bản quy phạm soạn thảo Thực vật chí Việt Nam 2003-2005 Trong mỗi tập, taxon có thể là Ngành, Bộ, Họ hay Chi thực vật, có các phần chính là: đặc điểm hình thái, hệ thống phân loại, khoá định loại các chi Với mỗi taxon nói trên giới thiệu theo thứ tự: danh pháp (tên khoa học, tên Việt Nam), trích dẫn tài liệu cần thiết, synonym, mô tả ngắn gọn đặc trưng, loài chuẩn, số lượng chi và loài, sinh thái, khoá định loại các chi, loài Với mỗi loài giới thiệu theo thứ tự: danh pháp (tên khoa học, tên Việt Nam), trích dẫn tài liệu cần thiết, synonym, mô tả hình thái, mẫu chuẩn, sinh học-sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị, ghi chú (nếu có) Hầu hết mỗi loài có hình vẽ (có thể trích dẫn ở tài liệu hay vẽ trực tiếp từ mẫu), một số có ảnh màu Cuối cùng là các bảng tra cứu tên khoa học và tên Việt Nam, tài liệu tham khảo chính

II.2.1 Các tập bản thảo sách Thực vật chí Việt Nam đ∙ hoàn chỉnh

để xuất bản [Phụ lục 12]:

Bản thảo sách Thực vật chí Việt Nam hoàn chỉnh để xuất bản là những tập đã hoàn thành biên soạn và được biên tập chuyên môn, đủ tiêu chuẩn công

bố và xuất bản Dưới đây giới thiệu nội dung bản thảo sách Thực vật chí Việt Nam hoàn chỉnh để xuất bản gồm 8 tập (11 quyển = 11 taxon):

Tập 1 (1 quyển) Thực vật chí Việt Nam: Họ Trúc đào – Apocynaceae (tác

giả Trần Đình Lý) dày 342 trang, gồm 4 phân họ, 13 tông, 44 chi, 152 loài, 3 dưới loài và 155 hình vẽ

Trang 27

Họ Trúc đào có số chi loài tương đối lớn, phân bố chủ yếu vùng nhiệt

đới, rất ít ở ôn đới Về mặt khoa học, họ này là một mắt xích quan trọng trong chuỗi tiến hoá của lớp Mộc lan (Magnoliopsida) Tập Thực vật chí Việt Nam –

họ Trúc đào là một công trình có hệ thống hợp lý và đầy đủ so với các tài liệu

có trước,…đã sử lý sửa chữa tới 50 % danh pháp loài sai sót trước đây, phát hiện 20 loài mới cho khoa học, bổ sung nhiều loài mới cho hệ thực vật Việt Nam và những tư liệu khác, các khoá định loại dễ tra cứu sử dụng, mô tả dễ nhận biết Trúc đào cũng là họ có giá trị sử dụng quan trọng về mặt làm thuốc

và công dụng khác Nội dung chính:

– Khoá định loại các loài, mô tả các chi, loài và hình vẽ

– Bảng tra cứu tên khoa học và Việt Nam

– Tài liệu tham khảo

– Hệ thống phân loại họ Trúc đào ở Việt Nam

+ Phân họ Xirô – Carissoideae (2 tông, 7 chi, 24 loài) + Phân họ Mướp xác – Cerberoideae (2 tông, 7 chi, 31 loài)

+ Phân họ Bánh hỏi – Tabernaemontaneae (1 chi, 17 loài) + Phân họ Trúc đào – Apocynoideae (8 tông, 29 chi, 80 loài)

Tập 2 (1 quyển) Thực vật chí Việt Nam: Họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae

(tác giả Vũ Xuân Phương) dày 287 trang, gồm 26 chi, 140 loài, 150 hình vẽ

Họ Cỏ roi ngựa gồm những cây gỗ, bụi hay cỏ; phân bố chủ yếu các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ít ở ôn đới; ở Việt Nam các loài mọc rộng rãi khắp cả nước, trên cạn và cả đầm lầy có rừng ngập mặn Giá trị sử dụng thường làm thuốc, làm cảnh, làm phân xanh, có quả ăn được, cho tinh dầu thơm Nội dung chính:

– Đặc điểm hình thái họ Cỏ roi ngựa

– Hệ thống phân loại họ Cỏ roi ngựa

– Khoá định loại các chi thuộc họ Cỏ roi ngựa ở Việt Nam

– Khoá định loại các loài, mô tả các chi, loài và hình vẽ

– Bảng tra cứu tên khoa học và Việt Nam

Trang 28

– Tài liệu tham khảo

– Hệ thống phân loại họ Cỏ roi ngựa ở Việt Nam

+ Phân họ Phi ma – Phrymoideae (1 chi, 1 loài) + Phân họ Cỏ roi ngựa – Verbenoideae (4 tông, 7 chi, 7 loài) + Phân họ Bình linh – Viticoideae (5 tông, 9 chi, 108 loài) + Phân họ Dực dẻ – Caryopteridoideae (6 chi, 9 loài) + Phân họ Mấm – Avicenioideae (1 chi, 3 loài) + Phân họ Symphoremoideae (2 chi, 12 loài)

Tập 3 (1 quyển) Thực vật chí Việt Nam: Ngành Rong lục – Chlorophyta,

(tác giả Nguyễn Văn Tiến), dày 225 trang, gồm 2 lớp, 5 bộ, 13 họ, 35 chi, 157 loài, 4 phân loài và thứ, 162 hình vẽ

Rong lục là một ngành lớn, các loài sống cả ở biển nuớc mặn và sông ngòi nước ngọt Tập Thực vật chí Việt Nam-ngành Rong lục gồm các taxon sống trong nước mặn, phân bố theo vùng biển từ Bắc vào Nam Đây là những loài có giá trị sử dụng quan trọng như làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, làm phân bón, thức ăn của động vật biển và gia súc, tạo nên các rạn san hô; là nguyên liệu để tách chiết một số chất khoáng và sắc tố,…Nội dung chính:

– Tổng quan

+ Đặc điểm hình thái ngành Rong lục + Hệ thống phân loại

+ Khoá định loại các lớp, bộ, họ, chi, loài ngành Rong lục

+ Mô tả các taxon ngành Rong lục + Bảng tra cứu tên khoa học và Việt Nam + Tài liệu tham khảo

+ Phân loại ngành Rong lục – Lớp Rong ống – Siphonophyceae (2 bộ):

+ Bộ Rong ống – Siphonales (4 họ):

* Họ Rong đại – Codiaceae (5 chi, 14 loài)

* Họ Rong lông chim – Bryopsidaceae (4 chi, 10 loài)

* Họ Rong tán ô – Dasycladaceae (3 chi, 10 loài)

* Họ Rong guột – Caulerpaceae (4 chi, 33 loài) + Bộ Rong lông cứng –Siphonocladaceae (5 họ)

* Họ Rong chi đài – Siphonocladaceae (3 chi, 8 loài)

* Họ Rong lông cứng – Clasdophoraceae (3 chi, 36 loài)

Trang 29

* Họ Rong mạng – Anadyomenaceae (2 chi, 5 loài)

* Họ Rong búp – Boodleaceae (2 chi, 7 loài)

* Họ Rong túi – Valoniaceae (2 chi, 9 loài) – Lớp Rong lục – Chlorophyceae (3 bộ):

+ Bộ Rong tóc – Ulothrichales (1 họ):

* Họ Rong tóc – Ulothrichaceae (1 chi, 1 loài) + Bộ Rong Cải biển – Ulvales (2 họ):

* Họ Rong giấy – Monostromataceae (2 chi, 3 loài)

* Họ Rong cải biển – Ulvaceae (2 chi, 19 loài) + Bộ Rong dây tơ – Chaetophorales (1 họ)

* Họ Rong dây tơ – Chaetophoraceae (2 chi, 2 loài)

Tập 4 (1 quyển) Thực vật chí Việt Nam: Bộ Rong mơ – Fucales (tác giả

Nguyễn Hữu Đại), dày 100 trang, gồm 2 họ, 3 chi, 55 loài, 7 thứ và 68 hình vẽ

Bộ Rong mơ thuộc ngành Rong nâu (Phaeophyta) có thành phần loài khá lớn và ý nghĩa quan trọng, loài có kích thước to và sản lượng cao nhất so với các loài Rong biển khác ở Việt Nam, phân bố rộng vùng biển từ Bắc vào Nam Giá trị sử dụng có thể làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, phân bón, chiết keo alginic chất lượng tốt Nội dung chính:

– Mở đầu

– Đặc điểm hình thái

– Sơ lược tình hình nghiên cứu

– Hệ thống phân loại và danh lục các loài Bộ Rong mơ ở Việt Nam

– Khoá định loại các họ, các chi

– Khoá định loại các loài và mô tả các họ, chi, loài và hình vẽ

– Bảng tra cứu tên khoa học và Việt Nam

– Tài liệu tham khảo

– Phân loại bộ Rong mơ ở Việt Nam

+ Họ Rong khế - Cystoseiraceae có 1 chi Hormophysa với 1 loài

+ Họ Rong mơ - Sargassaceae có 2 chi với 54 loài là chi

Curbinaria (4 loài) và Sargassum (50 loài)

Tập 5 (3 quyển) Thực vật chí Việt Nam: Bộ Loa kèn – Liliales (tác giả

Nguyễn Thị Đỏ) dày 539 trang, gồm 22 họ, 59 chi, 258 loài và 250 hình vẽ

Bộ Loa kèn có tính đa dạng cao nhất trong lớp Hành (Liliopsida) Hầu hết các loài là cây bụi, hiếm khi cây gỗ, sống ở trên cạn và cả dưới nước, nơi

Trang 30

bùn lầy, một số ít sống hoại sinh Nhiều loài có giá trị sử dụng quan trọng trong

đời sống như làm thực phẩm, lương thực, làm thuốc, thức ăn gia súc, làm cảnh

Về hệ thống phân loại của bộ Loa kèn còn có những quan điểm khác nhau về giới hạn các họ Công trình này sử dụng hệ thống của Takhtajan (1966) có bổ sung một số quan điểm khác Nội dung chính:

– Đặc điểm hình thái bộ Loa kèn

– Hệ thống phân loại và chủng loại phát sinh

– Khoá định loại các họ, chi và loài trong bộ Loa kèn

– Mô tả các họ, chi, loài và hình vẽ

– Bảng tra cứu tên khoa học và Việt Nam

– Tài liệu tham khảo

– Phân loại bộ Loa kèn ở Việt Nam

+ Quyển 1 Bộ Loa kèn – Liliales (một số họ)

* Họ Hành – Alliaceae (2 chi, 9 loài, 2 thứ)

* Họ Náng – Amaryllidaceae (12 chi, 22 loài, 4 thứ)

* Họ Hành biển – Hyacịnthaceae (1 chi, 1 loài)

* Họ Loa kèn – Liliaceae (1 chi, 1 loài)

* Họ Thiên môn đông – Asparagaceae (1 chi, 5 loài)

* Họ Bách bộ – Stemonaceae (1 chi, 6 loài)

* Họ Phong nữ – Nolinaceae (1 chi, 1 loài)

* Họ Mạch môn đông – Convallariaceae (12 chi, 44 loài, 1 thứ)

* Họ Huyết giác – Dracaenaceae (3 chi, 18 loài, 8 thứ, 1 dạng)

* Họ Hoa hiên – Hemerocallidaceae (2 chi, 3 loài)

* Họ Lô hội – Asphodelaceae (1 chi, 2 loài)

* Họ Lục thảo – Antheriaceae (2 chi, 5 loài)

* Họ Ngót Ngoẻo – Colchicaceae (2 chi, 2 loài)

* Họ Cỏ sao – Narthericaceae (2 chi, 3 loài)

* Họ Hạ trâm – Hypoxidaceae (2 chi, 9 loài)

* Họ Dứa sợi – Agavaceae (4 chi, 11 loài)

* Họ Râu hùm – Tacaceae (1 chi, 6 loài)

* Họ Trọng lâu – Trilliaceae (1 chi, 6 loài)

* Họ Lục bình – Pontederiaceae (2 chi, 7 loài)

* Họ Cỏ đuôi lươn – Philydraceae (1 chi, 1 loài)

+ Quyển 2 Họ Củ nâu – Dioscoraceae (1 chi, 43 loài)

+ Quyển 3 Họ Khúc khắc – Smilacaceae (2 chi, 37 loài)

Trang 31

Tập 6 (2 quyển) Thực vật chí Việt Nam: Họ Cúc – Asteraceae (tác giả Lê

Kim Biên), dày 658 trang, gồm 2 phân họ, 12 tông, 126 chi, 374 loài và 375 hình vẽ

Họ Cúc là một trong những họ lớn nhất và có vị trí tiến hoá cao nhất của ngành Mộc lan (Magnoliophyta), là họ quan trọng với số loài rất lớn của hệ Thực vật thế giới (với 1550 chi và 23.000 loài) cũng như Việt Nam Phân bố khắp mọi nơi, trong các môi trường khác nhau, từ vùng núi cao đến vùng ven biển và hải đảo Họ Cúc có vai trò đáng kể trong đời sống, giá trị sử dụng đã biết tới 50% số loài, chủ yếu là làm thuốc, làm cảnh, thực phẩm, phân xanh, cho dầu béo và tinh dầu,… Nội dung chính:

– Đặc điểm hình thái

– Phân bố và sinh thái

– Giá trị sử dụng

– Hệ thống và quan hệ chủng loại của họ Cúc

– Khoá định loại các phân họ, các tông trong họ Cúc

– Khoá định loại các chi họ Cúc

– Khoá định loại các loài

– Mô tả các phân họ, tông, chi, loài và hình vẽ

– Bảng tra cứu tên khoa học và Việt Nam

– Tài liệu tham khảo

– Phân loại họ Cúc ở Việt Nam:

+ Quyển 1 Phân họ Hoa ống – Carduoideae, gồm 109 chi, 11

tông, 329 loài

* Tông Cúc bạc đầu – Vernonieae (7 chi, 44 loài)

* Tông Mần tưới – Eupatorieae (6 chi, 17 loài)

* Tông Cúc sao – Astereae (16 chi, 35 loài)

* Tông Mộc hương nam – Inuleae (17 chi, 69 loài)

* Tông Hướng dương – Heliantheae (23 chi, 51 loài)

* Tông Cúc vạn thọ – Helenieae (2 chi, 5 loài)

* Tông Ngải – Anthemideae (11 chi, 27 loài)

* Tông Cửu hoàng tràng – Senecioneae (12 chi, 43 loài)

* Tông Hoa xu xi – Calenduleae (1 chi, 1 loài)

* Tông ác ti sô – Cynareae (10 chi, 21 loài)

* Tông Vân cúc – Mutisieae (4 chi, 16 loài)

+ Quyển 2 Phân họ Hoa thìa lìa – Cichorioideae, gồm 17 chi, 45 loài

* Tông Rau diếp – Lactuceae (17 chi, 45 loài)

Trang 32

Tập 7 (1 quyển) Thực vật chí Việt Nam: Họ Rau răm – Polygonaceae (tác

giả Nguyễn Thị Đỏ) dày 125 trang, gồm 10 chi, 52 loài và 55 hình vẽ

Họ Rau răm trên thế giới có khoảng 50 chi, hơn 1400 loài, phân bố rộng rãi ở các vùng ôn đới Bắc bán cầu và các vùng nhiệt đới ở Việt Nam các loài phân bố rộng rãi khắp đất nước Họ này đặc trưng bởi các đặc điểm hình thái dễ nhận biết trong thiên nhiên Giá trị sử dụng cây lấy gỗ, cây bóng mát, làm thuốc, làm cảnh, gia vị,…Nội dung chính:

– Đặc điểm hình thái họ Rau răm

– Quan hệ họ hàng và sự phân loại

– Khoá định loại các chi

– Khoá định loại các loài, mô tả các chi, loài và hình vẽ

– Bảng tra cứu tên khoa học và Việt Nam

– Tài liệu tham khảo

– Hệ thống phân loại họ Rau răm ở Việt Nam (các chi):

* Coccoloba (1 loài) * Rheum (2 loài)

* Meuhlenbeckia (1 loài) * Rumex (7 loài)

* Fallopia (1 loài) * Polygonum (34 loài)

* Antigonon (1 loài) * Antenoron (2 loài)

* Reynoutia (1 loài) * Fagopyrum (2 loài)

Tập 8 (1 quyển) Thực vật chí Việt Nam: Chi Hoàng thảo – Dendrobium

(Họ Lan – Orchidaceae) (tác giả Dương Đức Huyến) dày 157 trang, gồm 97

loài, 1 thứ và 67 hình vẽ

Hoàng thảo là một trong những chi lớn nhất của họ Lan, có đặc điểm hình thái rất rễ nhận biết trong thiên nhiên Thường sống phụ sinh trên cây gỗ hay trên đá, trong các khu rừng ẩm nhiệt đới Tuy vậy việc định loại các loài trong chi rất khó khăn bởi tính đa dạng của chúng ở Việt Nam, Hoàng thảo phân bố từ Bắc vào Nam, trên độ cao 500-1500 m hay 2000 m Đây cũng là chi

có giá trị sử dụng quan trọng bởi có nhiều loài với hình dáng đa dạng, hoa đẹp

có thể trồng làm cảnh; đồng thời là nguyên liệu làm thuốc Nội dung chính:

– Đặc điểm hình thái chi Hoàng thảo

– Hệ thống phân loại chi Hoàng thảo

– Khoá định loại các tông của chi Hoàng thảo

– Khoá định loại các loài của chi Hoàng thảo

Trang 33

– Mô tả các loài của chi Hoàng thảo

– Bảng tra cứu tên khoa học và Việt Nam

– Tài liệu tham khảo

– Hệ thống phân loại chi Hoàng thảo ở Việt Nam

+ Tông Grastidium (3 loài) + Tông Conostalix (2 loài) + Tông Bạch nhạn – Formosae (10 loài) + Tông Hoàng thảo – Dendrobium (30 loài) + Tông Breviflores (6 loài)

+ Tông Distichophyllum (3 loài) + Tông Superbientia (1 loài) + Tông Pedilorum (5 loài) + Tông Stachyobium (6 loài) + Tông Kim điệp – Chrysotoxae (6 loài) + Tông Bolbidium (3 loài)

+ Tông Tuyết mai – Crumenatae (8 loài) + Tông Strongyle (2 loài)

+ Tông Aporum (12 loài) + Tông Oxystophyllum (1 loài)

Tổng cộng các tập bản thảo sách Thực vật chí Việt Nam đã hoàn chỉnh để xuất bản gồm 8 tập (11 quyển = 11 taxon), dày 2433 trang bản thảo,

(mỗi tập trung bình 304 trang), 1 ngành, 2 lớp, 7 bộ, 42 họ, 308 chi, 1285 loài,

15 dưới loài và 1315 hình vẽ

Đánh giá chung 8 tập Thực vật chí Việt Nam nói trên, khi biên tập các

nhà khoa học và Ban biên tập đều nhận xét tất cả các công trình đều có nội dung đảm bảo tính khoa học, sự nghiêm túc, chính xác, đầy đủ tư liệu và phong phú, có độ tin cậy cao, tuân thủ chặt chẽ quy phạm soạn thảo của đề tài, đã đáp ứng yêu cầu công bố xuất bản

II.2.2 Các tập bản thảo sách Thực vật chí Việt Nam chưa được biên tập chuyên môn [Phụ lục 12]:

Các tập bản thảo sách Thực vật chí Việt Nam chưa được biên tập chuyên môn là các tập đã được tác giả biên soạn nhưng chưa được biên tập chuyên môn, là tập dữ trữ cho năm tiếp theo Dưới đây giới thiệu nội dung bản thảo

sách Thực vật chí Việt Nam chưa được biên tập gồm 5 tập (5 quyển = 5 taxon):

Ngày đăng: 20/04/2014, 12:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tóm tắt kết quả thực hiện hợp đồng của đề tài Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam - Xây dựng bộ động vật chí, thực vật chí việt nam, giai đoạn 2003-2005
Bảng t óm tắt kết quả thực hiện hợp đồng của đề tài Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w