1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của việt nam giai đoạn đến năm 2020

130 635 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Định hướng và 1.3 Các thành phần chủ yếu của công nghệ tự động hoá và vai trò của tự động hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các 1.3.1 Các thành phần chủ yếu của cô

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐIỆN TỬ, TIN HỌC, TỰ ĐỘNG HÓA

— – ˜ & ™ — –

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

ĐỀ TÀI NCKH&PTCN CẤP BỘ NĂM 2010

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐIỆN TỬ, TIN HỌC, TỰ ĐỘNG HÓA

— – ˜ & ™ — –

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

ĐỀ TÀI NCKH&PTCN CẤP BỘ NĂM 2010

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP MŨI NHỌN

CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

Trang 3

DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

STT Họ và tên Học hàm, học vị,

chuyên môn

Cơ quan công tác

1 Trần Thanh Thuỷ KS Cơ khí,

Ths Quản trị kinh doanh

VIELINA

2 Trịnh Hải Thái Ths Tự động hóa, KS

CNTT

VIELINA

3 Nguyễn Công Hoàn CN CNTT VIELINA

4 Nguyễn Công Nghĩa CN CNTT VIELINA

5 Nguyễn Nam Hải KS Tự động hoá VIELINA

6 Nguyễn Bích Thủy CN Kinh tế VIELINA

Trang 4

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

KH&CN Khoa học và công nghệ

SXKD Sản xuất kinh doanh

TSCĐ Tài sản cố định

NC&PT Nghiên cứu và Phát triển

NCKH&PTCN Nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ

SXTN Sản xuất thử nghiệm

DNV&N Doanh nghiệp nhỏ và vừa

CNPT Công nghiệp phụ trợ

QCKT Quy chuẩn kỹ thuật

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

R&D Research and Development

Nghiên cứu và phát triển GDP Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội GNI Gross National Income

Tổng thu nhập quốc gia CAD Computer Aided Design

Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính CAM Computer Added Manufacturing

Sản xuất có sự trợ giúp của máy tính EPC Engineering, Procurement, Construction

Thiết kế kĩ thuật, cung cấp vật tư, thiết bị, thi công xây lắp, chạy thử và bàn giao

CAE Computer Aided Engineering

Thực hiện phân tích, mô phỏng,…có sự trợ giúp của máy tính

RPT Rapid Prototyping Technology

Công nghệ tạo mẫu nhanh

Điều khiển số

CNC Computer Nomerical Control

Điều khiển số bằng máy tính CC-Link Control and Communication Link

Đường dẫn kết nối điều khiển và truyền thông FL-net

(OPCN-2)

Open Controller Level Network Mạng điều khiển mở

UEM Unified Enterprise Model

Mô hình doanh nghiệp hợp nhất FMS Flexible Manufacturing Systems

Hệ thống sản xuất linh hoạt MRP Manufacturing Resource Planning

Hệ thống lập kế hoạch sản xuất

Trang 5

MES Manufacturing Execution System

Hệ thống thừa hành sản xuất CIM Computer Integrated Manufacturing

Hệ thống sản xuất tích hợp với máy tính WTO World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới UNIDO United Nations Industrial Development Organization

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc NICs Newly Industrialized Country

Các nước công nghiệp mới FDI Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài APEC Asia - Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương AFTA ASEAN Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN GVC Global Value Chain

Chuỗi giá trị toàn cầu CPLD Complex Programmable Logic Device

Mạch Logic khả trình phức hợp FPGA Field Programmable Gate Array

Mạch Logic khả trình trực tuyến SCADA Supervisory Control and Data Acquisition

Thu thập số liệu và điều khiển giám sát SMT Surface Mount Technology

Công nghệ lắp ráp mặt phẳng PLC Programmable Logic Controller

bộ điều khiển logic lập trình DCS Distributed Control System

Hệ thống điều khiển phân tán TCP/IP Transmission Control Protocol/Internet Protocol

Bộ giao thức liên mạng CAS Complex Adaptive Systems

Hệ tự thích nghi phức hợp

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP MŨI NHỌN

1.1 Khái quát chung về quá trình phát triển công nghiệp 11 1.2 Các ngành công nghiệp mũi nhọn ở Việt Nam Định hướng và

1.3 Các thành phần chủ yếu của công nghệ tự động hoá và vai trò của

tự động hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các

1.3.1 Các thành phần chủ yếu của công nghệ tự động hoá 21 1.3.2 Vai trò của tự động hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói

chung và các ngành công nghiệp mũi nhọn nói riêng 22 1.4 Sự cần thiết phải thúc đẩy ứng dụng tự động hóa vào các ngành

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP MŨI NHỌN

Nhận diện một số chính sách của Nhà nước đã ban hành liên quan

đến thúc đẩy ứng dụng và phát triển tự động hoá

Chính sách về nghiên cứu và phát triển

Chính sách đầu tư đổi mới công nghệ

2.2.2 Về đầu tư ứng dụng và phát triển tự động hóa để đổi mới công

2.2.3 Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn

nhân lực cho ứng dụng và phát triển tự động hóa 52 2.2.4 Về hình thành và phát triển các doanh nghiệp SXKD trong lĩnh

2.3 Một số nhận xét chung về thực trạng ứng dụng và phát triển tự

động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn ở Việt Nam 56

Trang 7

CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH, KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG VÀ

PHÁT TRIỂN TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG KHU VỰC 3.1 Tình hình và xu thế ứng dụng và phát triển tự động hóa trong các

3.3 Một số nhận xét chung và bài học đối với Việt Nam về ứng dụng

và phát triển tự động hóa giai đoạn đến năm 2020 76

CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY

ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP MŨI NHỌN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 4.1 Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với ứng dụng

và phát triển tự động hóa Phân tích Ma trận SWOT 80 4.2 Nhu cầu và nội dung ứng dụng và phát triển tự động hóa trong các

ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn đến năm 2020 86 4.3 Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng và phát triển tự động

hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn đến 2020 91

Trang 8

MỞ ĐẦU

Nhân loại đang bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của nền văn minh dựa trên những thành tựu kỳ diệu của nền công nghiệp trí tuệ và hậu công nghiệp Nói cách khác, nhân loại đang chứng kiến một bước ngoặt vĩ đại chưa từng thấy nhờ cuộc cách mạng KH&CN mà sự ra đời và phát triển của công nghệ tự động hoá đóng vai trò chủ chốt đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ với một quy mô rộng lớn Từ một tiềm năng trí tuệ, công nghệ tự động hoá đã trở thành một tài nguyên thực sự và việc khai thác, ứng dụng, phát triển tài nguyên này đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trong lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng, cấu trúc kinh tế, tính chất lao động và cả cách thức quản lý kinh tế - xã hội Với cuộc cách mạng KH&CN hiện nay, chắc chắn rằng:

- Con người sẽ được trang bị những công cụ và điều kiện tuyệt vời để lao động sáng tạo, nhưng nếu không chuẩn bị để tiếp cận và làm chủ chúng thì con người

sẽ rơi vào tình trạng nô lệ mà không có cách nào thoát ra được;

- Nền kinh tế cả cộng đồng thế giới sẽ phát triển không ngừng với tính toàn cầu hoá ngày càng được tăng cường, tính hợp tác có điều kiện ngày càng cao, các hàng rào thương mại ngày càng bị đẩy lùi, các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng gia tăng và do đó xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ tham gia vào cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt và thường xuyên;

- Tiềm năng phát triển kinh tế của một quốc gia có tính quyết định không phải ở tài nguyên thiên nhiên, ở lịch sử tồn tại và phát triển, ở số lượng lao động nhiều hay ít mà là ở kho tàng thông tin và chất xám Nguồn lực trí tuệ là nguồn tài nguyên thực sự quyết định của quốc gia đó

Đây là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội để các dân tộc đi sau với nền kinh tế đang phát triển có thể phát huy nội lực của mình vươn lên thành những nước tiên tiến trong thế kỷ XXI này Việt Nam với nền kinh tế được đặc trưng bằng sự chiếm ưu thế của sản phẩm nông nghiệp và lao động nông thôn cũng không thể tách rời khỏi những quy luật khách quan đó, vì thế Đảng và Nhà nước ta trong nhiều thập kỷ gần đây đã lựa chọn công nghệ tự động hoá như một công nghệ mũi nhọn ưu tiên, bạn đồng hành với công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu

và công nghệ sinh học trong tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII ngày 13/11/2008, Luật Công nghệ cao đã được thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2009, trong đó nêu rõ công nghệ tự động hóa là một trong bốn lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên tập trung

đầu tư phát triển

1 Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Công nghệ tự động hóa là công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và “đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”

Trang 9

Dự thảo Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định mục tiêu quan trọng đó và chỉ rõ một trong những nhiệm vụ cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 -

2015 là “đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế từ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giá rẻ sang tăng cường áp dụng tiến bộ KH&CN, nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; từ chủ yếu là công nghiệp gia công, lắp ráp sang đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp phụ trợ; từ chủ yếu xuất khẩu tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu, sản phẩm thô sang tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế tạo, chế biến”

Trong điều kiện phức tạp của một trật tự kinh tế thế giới mới đang được hình thành trên cơ sở phát triển thương mại quốc tế, thực hiện được những nhiệm vụ nêu trên là hết sức khó khăn Làm gì và làm như thế nào để hàng hóa Việt Nam có thể cạnh tranh được cả về chất lượng, cả về giá đối với hàng hoá cùng loại của các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới trong nền kinh tế toàn cầu? Đây là bài toán chiến lược, có tầm sống còn đối với nền kinh tế cả nước, mà lời giải phải tìm đòi hỏi cả ở tầm vĩ mô, cả ở từng doanh nghiệp khả năng đáp ứng đồng thời các yêu cầu cơ bản sau đây:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm

- Tăng năng suất lao động

- Hạ giá thành sản phẩm

- Linh hoạt hoá nền sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm

- Cải thiện và bảo vệ môi trường

Thực tiễn phát triển trong những năm qua cho thấy, để hóa giải những yêu cầu nêu trên, không còn con đường nào khác là các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp mũi nhọn phải mạnh dạn đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trang thiết bị theo hướng áp dụng tự động hóa

Với mục tiêu tạo lập một bức tranh tương đối đầy đủ về thực trạng ứng dụng và phát triển tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn, đề xuất một số giải pháp, chính sách tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp đẩy mạnh đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng áp dụng tự động hóa, đồng thời xây dựng một số luận cứ khoa học làm cơ sở tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách khi tiến hành xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, trong kế hoạch KH&CN năm 2010, Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học,

Tự động hoá đã đăng ký và đã được Bộ Công Thương giao chủ trì thực hiện đề tài

“Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam giai đoạn đến năm 2020”

Trang 10

2 Nội dung nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nhóm thực hiện đề tài tiến hành các nội dung sau đây:

- Phân tích lý do lựa chọn các ngành công nghiệp mũi nhọn để xây dựng các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển tự động hóa

- Khảo sát, đánh giá thực trạng ứng dụng và phát triển tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong thời gian qua

- Nghiên cứu tình hình và kinh nghiệm ứng dụng và phát triển tự động hóa trong

các ngành công nghiệp ở một số nước trong khu vực và trên thế giới

- Xây dựng và đề xuất các giải pháp chính sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển

tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam giai đoạn

đến năm 2020

Các nội dung này được bố cục trong Báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu của

đề tài theo các chương, mục sau đây:

q Chương I: Tổng quan về công nghiệp Việt Nam và sự cần thiết phải thúc đẩy ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn

q Chương II: Thực trạng ứng dụng và phát triển tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn

q Chương III: Tình hình, kinh nghiệm ứng dụng và phát triển tự động hóa trong các ngành công nghiệp của một số nước trên thế giới và trong khu vực

q Chương IV: Các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn đến năm 2020

3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc xem xét thực trạng ứng dụng và phát triển tự động hóa trong 10 năm trở lại đây tại một số tổ chức nghiên cứu triển khai, một số doanh nghiệp SXKD hoạt động trong lĩnh vực tự động hóa

và các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn, cũng như công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành tự động hóa tại các trường đại học, cao đẳng, đồng thời đề xuất một số giải pháp, chính sách cụ thể thúc đẩy ứng dụng và phát triển tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn đến năm

2020

Trong quá trình nghiên cứu, để đảm bảo độ tin cậy, tính khoa học và giá trị ứng dụng, phù hợp với các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển trong các lĩnh vực liên quan đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhóm thực hiện đề tài áp dụng một hoặc phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Trang 11

- Phương pháp kế thừa (tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu thực hiện trước đây, kế thừa những kết quả điều tra, đánh giá, nghiên cứu đã có cả trong

và ngoài nước)

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thông qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp

- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu

- Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo bài học kinh nghiệm nước ngoài (thông qua tham khảo tài liệu, trao đổi và hợp tác với các tổ chức, cá nhân chuyên ngành…)

Sau khi xây dựng xong bản thảo Báo cáo tổng kết khoa học, nhóm nghiên cứu tiến hành lấy ý kiến chuyên gia và tổ chức hội thảo khoa học để trao đổi, thảo luận

về các kết quả nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhóm nghiên cứu tiến hành sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện nhằm tăng độ tin cậy, tính khả thi của các kết quả nghiên cứu

Trang 12

Giai đoạn từ 1954 đến năm 1985

Sau thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ, Việt Nam bước vào giai đoạn vừa xây dựng vừa bảo vệ miền Bắc XHCN, vừa tiếp tục cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất tổ quốc Thời kỳ này ngành công nghiệp Việt Nam được hình thành chủ yếu dựa vào trợ giúp của các nước XHCN Với ý tưởng tự lực tự cường nên cơ cấu ngành đã được hình thành nhưng là "cân đối tĩnh", cụ thể là đã có 19 tiểu ngành công nghiệp, khá toàn diện, ít thua kém về số lượng các tiểu ngành so với một số nền công nghiệp phát triển lúc đó trong khi tiềm lực còn non yếu, cơ cấu lại được xây dựng trên một hệ trục là cơ chế kế hoạch hoá tập trung với công cụ cân đối tĩnh mang tính chất tản mạn, thiếu mũi nhọn, thiếu động lực phát triển Đại hội lần thứ IV của Đảng (12/1976) có phương hướng: "Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ " Thực hiện phương hướng đó trong kế hoạch

1976 - 1980 đã bố trí nhiều công trình công nghiệp nặng then chốt, sau đó cho công nghiệp cơ bản và công nghiệp cho xuất khẩu Tuy nhiên việc điều chỉnh cơ cấu trong giai đoạn này vẫn được quyết định hoàn toàn bởi Chính phủ theo kiểu kế hoạch hoá tập trung, đối tác quốc tế chủ yếu ở thời kỳ này là các nước XHCN Đến cuối những năm 1980, sự đổ vỡ và chuyển đổi nền kinh tế các nước XHCN

đã tác động trực tiếp đến công nghiệp Việt Nam khi phải tham gia trong một môi trường kinh tế quốc tế mới Cơ cấu ngành, tiến trình phát triển và trật tự cũ đã

Trang 13

không cho phép doanh nghiệp có các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường mới trong các quan hệ hội nhập hoàn toàn mới mẻ

Giai đoạn từ 1986 - nay

Sau gần 25 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra là chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng XHCN, ngành công nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc, cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất được tăng cường, nhiều ngành công nghiệp mới có kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại ra đời, môi trường đầu tư cởi mở, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển Nhịp độ sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng cao và ổn định Có thể điểm qua một số kết quả quan trọng của quá trình phát triển công nghiệp trong gần 25 năm đổi mới như sau:

1 Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, năng lực sản xuất của ngành công nghiệp ngày càng lớn mạnh

Tổng vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp trong những năm gần đây đã tăng mạnh, nhờ đó cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp đã được tăng cường, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển, mở rộng năng lực sản xuất và tăng nhanh trình độ kỹ thuật, công nghệ Trên Hình 1.1

là Biểu đồ về kết quả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp trong 03 năm gần đây

Hình 1.1 Biểu đồ về kết quả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào

ngành công nghiệp trong các năm 2007, 2008 và 2009

Trang 14

Theo Biểu đồ này:

Năm 2008:

- Kết quả thực hiện vốn đầu tư xây dựng trong nước đạt khoảng 137,3 nghìn tỷ đồng, bằng 85% kế hoạch năm, tăng 43% so với năm 2007 về giá trị tuyệt đối vốn đầu tư;

- Trong tổng số 1.059 dự án được cấp phép đầu tư có 440 dự án đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp (bằng 42% tổng số dự án đầu tư nước ngoài cả nước) với tổng vốn đăng ký là 32,16 tỷ USD (tương đương 537,027 ngàn tỷ đồng, bằng 55,0% tổng vốn đăng ký cả nước)

vụ bất động sản

Số lượng doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ cao Đến thời điểm 31/12/2007, cả nước có 155.771 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động (năm 2000 là 42.100 doanh nghiệp), trong đó doanh nghiệp Nhà nước là 3.494, chiếm 2,2% tổng số lượng doanh nghiệp; doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 147.316, chiếm 95,0% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 4.961, chiếm 2,8% Số lượng doanh nghiệp Nhà nước tuy có giảm (năm 2000, là 5.768 doanh nghiệp, chiếm 13,6%)do tiến trình cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp, nhưng quy mô ngày càng lớn Nếu như năm 2000, số lao động bình quân 1 doanh nghiệp

là 363 người thì đến năm 2007, con số này lên tới 505 người; nguồn vốn bình quân

1 doanh nghiệp năm 2000 là 130 tỷ đồng/doanh nghiệp, năm 2005 là 354 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 đã lên tới 626 tỷ đồng; doanh thu thuần bình quân 1 lao động năm 2000 là 213 triệu đồng, năm 2005 là 421 triệu đồng, đến năm 2007 là 640 triệu đồng/1 lao động, tăng gấp 3 lần so với năm 2000 Riêng ngành công nghiệp

Trang 15

chiếm 22,8% số doanh nghiệp, 55,4% số lao động, 28,5% vốn SXKD, 39,7% doanh thu và 51,1% nộp ngân sách

2 Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao và ổn định

Giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 1986 - nay có tốc độ tăng trưởng bình quân cao, đặc biệt là thời kỳ 1986 - 2005 đạt cao nhất trong vòng 50 năm lại đây, toàn ngành tăng bình quân 12,3%/năm, 20 năm trước đó (1966 - 1985) chỉ tăng 7,2%/năm Trong những năm gần đây, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng mức tăng trưởng này vẫn đạt cao, năm 2006 là 16,8%, năm 2007 là 16,7%, năm 2008 là 13,9%, năm 2009 là 7,6% và năm 2010 ước đạt 14,0% Trên Hình 1.2 trình bày Biểu đồ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 - 2009

0 50.000

Khu vực nhà nước Khu vực ngoài nhà nước Khu vực có vốn ĐTNN

Hình 1.2 Biểu đồ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành

phần kinh tế giai đoạn 2005 - 2009 Theo Biểu đồ này có thể thấy:

- Khu vực doanh nghiệp Nhà nước có mức tăng trưởng thấp nhất và đang có xu hướng nới rộng khoảng cách về mức độ gia tăng kể từ năm 2006 đến nay so với các thành phần kinh tế khác, cụ thể năm 2006 là 5,9%, năm 2007 là 5,0%, năm

2008 là 2,7% và năm 2009 là 1,6%;

- Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh là khu vực luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các khu vực khác, năm 2005 là 25,5%, năm 2006 là 25,7%, năm 2007 là 24,7%, năm 2008 là 19,8% và năm 2009 là 10,1%;

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mới chính thức có trong cơ cấu công nghiệp Việt Nam từ năm 1989, nhưng phát triển khá nhanh cả về quy mô và tốc độ sản xuất, 20 năm liên tục tăng, năm cao nhất tăng 45,6% (năm 1991), năm thấp

2009

Trang 16

nhất 8,8% (năm 1995), bình quân 20 năm (1989 - 2009) tăng xấp xỉ 20,0%/năm

3 Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tích cực

Cơ cấu ngành công nghiệp trong GDP (tính theo giá thực tế) tăng nhanh, năm

1985 chiếm 28,2%, năm 2000 là 31,4%, năm 2005 lên 34,1% và năm 2009, mặc

dù bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng vẫn đạt 33,5% Kết quả này đã góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế quốc dân theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản Năm 2009, tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ đã đạt mức 23% - 41,1% - 35,9%

4 Hiệu quả sản xuất có tiến bộ

Cùng với tăng trưởng cao về sản xuất, thì hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp tuy còn nhiều hạn chế nhưng đã có những tiến bộ Trong Bảng 1.1 là các số liệu về tổng doanh thu và thu nhập bình quân của người lao động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp trong 03 năm 2007, 2008 và 2009

Bảng 1.1 Tổng doanh thu và thu nhập bình quân của người lao động của các

doanh nghiệp ngành công nghiệp trong 03 năm 2007, 2008 và 2009

Chất lượng của nhiều sản phẩm công nghiệp được nâng lên rõ rệt, mặt hàng phong phú, đa dạng, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng Những năm gần đây có nhiều sản phẩm đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước, đồng thời nâng dần số lượng mặt hàng xuất khẩu mới ra thị trường ngoài nước, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đã tăng lên đáng kể Kết quả xuất khẩu trong 03 năm

2007, 2008 và 2009 được trình bày trong Bảng 1.2

Trang 17

2007 2008 2009 Các chỉ tiêu

Giá trị

Tăng so với

2006

Giá trị

Tăng so với 2007

Giá trị

Bảng 1.2 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu hàng

hóa công nghiệp trong 03 năm 2007, 2008 và 2009

Trên Hình 1.3 là Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành công nghiệp giai đoạn 2005 - 2009

Hình 1.3 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành công nghiệp giai đoạn

2005 - 2009

0,0 10,0

Trang 18

Ngoài việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung, hàng hóa công nghiệp nói riêng, thị trường xuất khẩu cũng đã được mở rộng ra nhiều khu vực trên thế giới Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào một số thị trường lớn trong

03 năm 2007, 2008 và 2009 được trình bày trên Hình 1.4

Hình 1.4 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường lớn

trong 03 năm 2007, 2008 và 2009

Phát huy những thành tựu thu được sau gần 25 năm đổi mới và phát triển, đồng thời tích cực rà soát, sửa đổi, bổ sung và sớm ban hành các cơ chế, chính sách linh hoạt, phù hợp, với phương châm: “Lấy phát triển kinh tế công nghiệp nhà nước làm nền tảng, công nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài làm động lực phát triển toàn ngành và coi đầu tư nước ngoài là chìa khóa để công nghiệp Việt Nam cất cánh và hội nhập với thế giới”, trong giai đoạn đến năm 2020 công nghiệp Việt Nam kỳ vọng sẽ có những bước đột phá, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển hài hoà, có chọn lọc và hiệu quả

1.2 Các ngành công nghiệp mũi nhọn ở Việt Nam Định hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2020

Trong quá trình phát triển kinh tế, ở mỗi giai đoạn khác nhau, Đảng và Nhà nước ta đều đã xác định các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn để

đề ra các cơ chế, chính sách thích hợp Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và X của Đảng, trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã nêu rõ “Công nghiệp tiếp tục giữ vai trò động lực, quyết định trong phát triển nền kinh tế, đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại với một số ngành công nghiệp chế tác tham gia vào nhóm nước đứng đầu trong khu vực” Trên cơ sở các quan điểm và mục tiêu đó, trong giai đoạn 2005 - 2010 và tiếp tục đến năm 2020, Chính phủ đã và đang tập trung mọi nguồn lực cho phát triển ba nhóm ngành công nghiệp, đó là:

0 2.000

Trang 19

- Nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như chế biến nông - lâm - thuỷ

hải sản và thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng như may mặc, giày dép, đồ gỗ, công nghiệp nặng như cơ khí đóng tàu, máy động lực và máy nông nghiệp, chế tạo thiết bị, lắp ráp cơ điện tử, xe máy, ngành tiểu thủ công nghiệp ;

- Nhóm ngành công nghiệp nền tảng (hay còn gọi là trọng yếu) bao gồm các

ngành công nghiệp cơ bản sản xuất tư liệu sản xuất như các ngành hạ tầng và năng lượng; một số ngành cơ khí, hoá chất cơ bản; hoá dầu, hoá dược, phân bón để đảm bảo đáp ứng nhu cầu an ninh, an sinh, bảo đảm tự chủ trong điều kiện có biến động lớn trên thị trường thế giới và đồng thời làm nền tảng cho các ngành công nghiệp khác phát triển;

- Nhóm ngành công nghiệp có tiềm năng bao gồm các ngành công nghiệp sử

dụng hàm lượng tri thức và công nghệ cao như điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, hoá chất là nhóm các ngành công nghiệp tuy hiện nay giá trị sản xuất còn khiêm tốn nhưng có lợi thế so sánh động sẽ xuất hiện và chuyển thành sức cạnh tranh hiện thực khi các điều kiện về công nghệ,

về nguồn nhân lực và khả năng tích luỹ tư bản cho phép

Ba vấn đề lớn, trọng tâm trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 được đề cập đến là khẳng định một số ngành công nghiệp mũi nhọn, rà soát lại phân bố phát triển công nghiệp và thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là trong sản xuất các linh kiện cơ khí Riêng về các ngành công nghiệp mũi nhọn, trong giai đoạn 2011 - 2020, Chính phủ khẳng định tiếp tục lựa chọn các ngành thuộc Danh mục các ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn

2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 trong Quyết định số 55/2007/QĐ - TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:

- Cơ khí chế tạo (ô tô, đóng tầu, thiết bị toàn bộ, máy nông nghiệp, cơ điện tử);

- Thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin;

- Các ngành sản xuất các sản phẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phần mềm, nội dung số)

Đây là những ngành có khả năng cạnh tranh, chiếm tỷ trọng đáng kể tại thị trường trong nước và quốc tế, có khả năng tạo hiệu ứng lan tỏa, dẫn dắt và kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, của các ngành công nghiệp phụ trợ và cũng là những ngành công nghiệp đi vào các mũi nhọn của tiến bộ KH&CN thế giới và có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai, sử dụng nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, có điều kiện hội nhập và tham gia vào chuỗi sản xuất quốc tế Định hướng và mục tiêu phát triển của các ngành công nghiệp mũi nhọn đến năm 2020 như sau:

Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo

Ngành công nghiệp cơ khí chế tạo là ngành công nghiệp nền tảng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Phát triển

Trang 20

ngành công nghiệp cơ khí chế tạo là cơ sở để phát triển công nghiệp Việt Nam một cách bền vững, tạo thế mạnh trong cạnh tranh và đạt hiệu quả cao cho nền kinh tế Đây là nhóm ngành gắn với quy trình sản xuất sử dụng công nghệ cao, vì vậy cần tập trung thu hút các dự án đầu tư nước ngoài tham gia vào các quy trình sản xuất công nghệ cao, sản xuất các chi tiết quy chuẩn chất lượng cao; khuyến khích chuyển giao công nghệ tiến tiến, cung cấp trang thiết bị hiện đại, có trình độ tự động hóa và cấp độ chính xác cao Trong giai đoạn đến năm 2020, để đáp ứng về

cơ bản nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, định hướng sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí chế tạo tập trung vào một số lĩnh vực chính sau đây :

- Sản xuất, lắp ráp thiết bị toàn bộ cho các ngành công nghiệp, máy động lực, cơ khí phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, máy công cụ CNC, cơ khí xây dựng, cơ khí đóng tàu thủy, thiết bị kỹ thuật điện - điện tử, cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải;

- Sản xuất phụ tùng, linh kiện, cụm chi tiết; gia công cơ khí, đúc, rèn, tạo phôi lớn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm tiêu chuẩn để chế tạo chi tiết, phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp các chủng loại thiết bị nêu trên;

- Cơ khí chính xác, khuôn mẫu, vật liệu cắt gọt và gia công áp lực… với mức độ trang thiết bị có độ chính xác cao, được điều khiển bằng chương trình tự động hóa

Mục tiêu đến năm 2020 ngành cơ khí đáp ứng 55 - 60% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước, trong đó khoảng 50% - 55% nhu cầu thiết bị toàn bộ, 25% - 30% nhu cầu các máy điều khiển số bằng máy tính, 70% - 75% nhu cầu về máy động lực, 70% các trang thiết bị y tế thiết yếu, đồng thời đảm bảo hoàn thành đúng tiến

độ, chất lượng Chương trình sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm và các sản phẩm trọng điểm quốc gia

Ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin

Ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin

là một trong những ngành có tiềm năng phát triển lớn và giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế hiện đại Tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin được thể hiện ở khả năng khai thác lợi thế so sánh động của Việt Nam là nguồn nhân lực dồi dào, cơ cấu lao động trẻ, khéo léo, cần cù và tiếp thu nhanh công nghệ, kỹ thuật mới

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin có xu hướng chia nhỏ quá trình sản xuất thành các công đoạn và quốc tế hóa từng công đoạn sản xuất Các công ty đa quốc gia luôn tìm kiếm những địa điểm thích hợp nhất để tổ chức các cơ sở sản xuất, phân phối

và liên kết với các cơ sở sản xuất khác trên toàn thế giới Việt Nam được đánh giá

là quốc gia có cơ hội tham gia tích cực vào mạng lưới sản xuất thiết bị điện tử,

Trang 21

viễn thông và công nghệ thông tin của Đông Á và là một địa điểm thích hợp để xây dựng các nhà máy, vì vậy công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin được lựa chọn là ngành công nghiệp mũi nhọn, định hướng xuất khẩu và phát triển trở thành một trong các ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiệm

vụ quốc phòng, an ninh của đất nước, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới Các định hướng phát triển cụ thể là:

- Từng bước nâng cao tiềm lực công nghệ để chuyển từ gia công lắp ráp các sản phẩm phần cứng cho các công ty nước ngoài sang giai đoạn sản xuất linh kiện, phụ tùng, phát triển CNPT, thay thế dần các chi tiết nhập khẩu, đẩy mạnh nội địa hóa sản phẩm

- Tập trung thiết kế, tự sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa;

Mục tiêu đến năm 2020 ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông

và công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo tăng trưởng trên 20%/năm, công nghệ hiện đại và sản xuất được nhiều sản phẩm có hàm lượng sáng tạo cao mang thương hiệu Việt Nam, trong đó tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm CNPT trong các sản phẩm điện tử đạt khoảng 55% về giá trị

Ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ công nghệ mới

Ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ công nghệ mới bao gồm ngành sản xuất năng lượng mới, năng lượng tái tạo, ngành công nghiệp phần mềm và ngành công nghiệp nội dung số Đây là những ngành công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ ở Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Về các ngành công nghiệp sản xuất năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các đánh giá đều cho rằng, Việt Nam là quốc gia có đầy đủ điều kiện để phát triển mạnh các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo và nếu đầu tư khai thác đúng hướng, trong tương lai nguồn năng lượng này có thể thay thế 100% năng lượng truyền thống của Việt Nam Hiện tại, điện hạt nhân là dạng năng lượng được các nhà chiến lược và công nghệ năng lượng nước ta quan tâm, bởi sự hội tụ những ưu điểm nội tại về mặt công nghệ và kinh tế, đặc biệt là trong xu thế cả thế giới đang phải đối phó hiểm họa biến đổi khí hậu toàn cầu Theo kế hoạch, năm 2014 Việt Nam sẽ tiến hành khởi công tổ máy đầu tiên theo nghị quyết của Quốc hội, đến năm 2020 tổ máy điện hạt nhân này sẽ được đưa vào hoạt động và đến năm 2025, mạng lưới điện quốc gia sẽ được bổ sung 11.000MW công suất điện hạt nhân (bằng 5,5 lần công suất của nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện nay), tăng tỷ trọng điện hạt nhân trong toàn bộ hệ thống điện quốc gia lên đến con số 20 - 30% Với vị

trí địa lý thuận lợi, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học cũng

Trang 22

là những dạng năng lượng có tiềm năng lớn cần được nghiên cứu để sớm khai thác không những góp phần giảm gánh nặng về cung cầu năng lượng khi các nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo

vệ môi trường và phát triển bền vững Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ cuối năm 2007 đặt mục tiêu đến năm 2020, sản lượng điện từ năng

lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học chiếm khoảng 5% tổng năng

lượng thương mại sơ cấp và đến năm 2050 là 11%

Công nghiệp phần mềm và Công nghiệp nội dung số là những ngành kinh tế tri thức, công nghệ cao, có nhiều tiềm năng phát triển, đem lại giá trị gia tăng cao, tạo

ra giá trị xuất khẩu cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Mục tiêu trong giai đoạn đến năm 2020 là vẫn duy trì được tốc

độ tăng trưởng trung bình khoảng 35 - 40%/năm Tổng doanh thu từ công nghiệp phần mềm đạt trên 1 tỷ USD/năm, từ công nghiệp nội dung số đạt khoảng 500 triệu USD/năm, trong đó giá trị xuất khẩu đạt ít nhất là 40% Để đạt được các mục tiêu này Nhà nước đặc biệt khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu

tư và phát triển các ngành công nghiệp này trở thành những ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân

1.3 Các thành phần chủ yếu của công nghệ tự động hoá và vai trò của tự động hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các ngành công nghiệp mũi nhọn nói riêng

1.3.1 Các thành phần chủ yếu của công nghệ tự động hoá

Công nghệ nói chung, công nghệ tự động hoá nói riêng là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện, hay nói cách khác là sự kết hợp hài hoà giữa “phần cứng” và “phần mềm” với một tỷ lệ thích hợp để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm Cũng như công nghệ nói chung, công nghệ tự động hoá được cấu thành bởi 4 thành phần có tác động qua lại với nhau, phối hợp với nhau, đó là:

- Thành phần Kỹ thuật (T - Technoware): bao gồm các công cụ và các phương

tiện sản xuất thực hiện các hoạt động sản xuất để tạo ra các sản phẩm mong muốn Thành phần Kỹ thuật là xương sống, là cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào

- Thành phần Con người (H - Humanware): bao gồm tri thức, kỹ xảo, kiến thức,

khả năng sáng tạo và kinh nghiệm của mỗi cá nhân hoặc một nhóm người và là yếu tố chìa khoá của hoạt động sản xuất;

- Thành phần Thông tin (I - Inforware): bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật,

về con người và tổ chức Các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để duy trì và bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết

kế các bộ phận của phần kỹ thuật Thành phần thông tin biểu hiện các tri thức

Trang 23

được tích luỹ trong công nghệ, nó giúp trả lời câu hỏi "làm cái gì" và "làm như thế nào"

- Thành phần Tổ chức (O - Orgaware): đề cập tới sự hỗ trợ về nguyên lý, thực

tiễn, và bố trí để vận hành hiệu quả việc sử dụng Technoware bởi Humanware

Nó có thể được thể hiện thông qua các thuật ngữ như nội quy công việc, tổ chức công việc, sự thuận tiện trong công việc, đánh giá công việc và giảm nhẹ công việc

Bốn thành phần này bổ sung cho nhau và tác động lẫn nhau Chúng đòi hỏi

phải có mặt đồng thời trong hoạt động sản xuất và không có hoạt động chuyển đổi nào có thể hoàn thành nếu thiếu một trong bốn thành phần nêu trên

Khảo sát sự biến đổi của công nghệ tự động hoá cho ta thấy được mức độ gia tăng bên trong của mỗi thành phần Khi mức độ phức tạp trong vận hành gia tăng, nhu cầu về phát triển và sử dụng phần kỹ thuật có các cấp tinh xảo hơn sẽ tăng lên

và do đó cũng đòi hỏi phần năng lực tức là con người phải có sự tinh xảo phù hợp

Vì cấp tinh xảo của phần kỹ thuật, con người tăng, nên cấp tinh xảo của phần thông tin cần có để chỉ dẫn sử dụng các phần này cũng tăng theo Cuối cùng là khi một hoạt động biến đổi theo cấp gia tăng số lượng và phạm vi hoạt động, các chức năng quản lý trở nên ngày càng phức tạp và do vậy càng đòi hỏi mức độ tinh xảo lớn hơn trong phần tổ chức để kết hợp một cách có hiệu quả các phần kỹ thuật, con người, thông tin

Như vậy, hiểu và nắm bắt sâu sắc 4 thành phần của công nghệ tự động hoá sẽ giúp các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, thiết kế, các nhà sản xuất thuận tiện trong việc phân tích sự mất cân đối, không đồng bộ, chỉ ra chỗ yếu, điểm mạnh của hệ thống hiện có và từ đó định ra hướng tăng cường, nhằm đáp ứng các nhiệm

vụ do yêu cầu của sản xuất đặt ra với những chi phí ít nhất về nguồn lực

1.3.2 Vai trò của tự động hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và

các ngành công nghiệp mũi nhọn nói riêng

Một đặc điểm nổi bật của thế giới ngày nay là sự phân chia giàu nghèo ngày càng lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển Một số nước đang phát triển

ở Châu Á, đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á đã vươn lên rút ngắn thời gian và đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng, giảm khoảng cách giàu nghèo trong khuôn khổ của phát triển bền vững bằng con đường công nghiệp hoá, trong đó tự động hóa là công cụ quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức lao động của con người thành sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng

Trong xã hội hiện đại, vai trò của tự động hóa ngày càng tăng lên Tự động hóa

đã trở thành một trong những yếu tố quyết định làm nên sự thay đổi xã hội và sự thịnh vượng hay suy vong của một quốc gia Những tiến bộ như vũ bão của

Trang 24

KH&CN trong hai thập kỷ qua đã làm đảo lộn tư duy và chiến lược của nhiều nước trên thế giới Không ai còn có thể hoài nghi về vai trò của tự động hóa trong phát triển kinh tế toàn cầu và của mỗi quốc gia và bất kỳ quốc gia nào khi xây dựng chính sách trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng cũng phải chú ý tới sự tác động cũng như vai trò đặc biệt của tự động hóa Có thể nêu khái quát một số tác động cụ thể như sau:

Thứ nhất, tự động hóa góp phần tăng năng suất lao động, chất lượng và tính ổn định của sản phẩm Ở các nước công nghiệp phát triển, sự đóng góp của tự động

hóa vào sự tăng trưởng GDP là rất lớn Các ngành công nghiệp áp dụng tự động hóa

có năng suất lao động cao hơn hẳn so với các ngành công nghiệp khác Việc ứng dụng công nghệ tự động hóa đã tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng về lực lượng sản xuất

Thứ hai, tự động hóa có tác động đến chất lượng tăng trưởng và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế Các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ tự động hóa hiện đại,

hiệu quả cao, có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng tăng trưởng và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế Việc hình thành và phát triển với tốc độ cao của các ngành nghề mới nhờ ứng dụng tự động hóa đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao (ở những nước phát triển, dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 70% GDP) Tự động hóa cũng góp phần tạo ra các ngành nghề, các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh và tiềm năng thị trường lớn; hiện đại hóa và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành nghề truyền thống

Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển có quy mô dân số trên 85 triệu dân, có nhiều tiềm năng về nguồn lực con người, tài nguyên, việc ứng dụng và phát triển tự động hóa trong các ngành kinh tế nói chung, các ngành công nghiệp mũi nhọn nói riêng càng là giải pháp quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch và thực hiện tối ưu hóa cơ cấu nền kinh tế cũng như thay đổi phương thức tăng trưởng kinh tế Ứng dụng và phát triển tự động hóa sẽ nâng cao được hàm lượng công nghệ và trình độ phát triển theo chiều sâu nền kinh tế quốc dân, giảm thiểu tỷ trọng các công nghiệp sơ chế, tiêu hao tài nguyên và áp lực đối với môi trường, thúc đẩy

và nâng cao chất lượng, hiệu quả nền kinh tế Ngoài ra, ứng dụng và phát triển tự động hóa còn cho phép cải tạo, nâng cấp các ngành công nghiệp truyền thống trên

cơ sở thực hiện hiện đại hóa, tự động hóa các quá trình sản xuất và thay đổi các thế

hệ công nghiệp truyền thống

Thứ ba, tự động hóa thúc đẩy đa dạng hoá mặt hàng, linh hoạt hoá quá trình sản xuất Tự động hoá có mặt từ khâu thiết kế đến khâu đóng gói sản phẩm trong

một dây chuyền sản xuất Tự động thiết kế CAD không chỉ cần thiết kế sản phẩm,

mà còn dùng để mô phỏng, tính toán, phân tích, so sánh Bộ chương trình máy tính EPC (Engineering, Procurement, Construction - thiết kế kỹ thuật, cung cấp vật tư, thiết bị, thi công xây lắp, chạy thử và bàn giao), một công cụ đắc lực giúp việc trở

Trang 25

thành “tổng thầu”, cũng là một loại chương trình CAD Ngày nay, người ta rất quan tâm đến một dạng phát triển nữa của CAD, đó là CAE (Computer Aide Engineering) dùng để phân tích kĩ thuật và tìm lời giải hợp lí nhất ngay trong giai đoạn thiết kế Ví dụ, khi thiết kế khuôn ép nhựa, bên cạnh việc tạo dáng hình học chính xác, còn cần phải mô phỏng để phân tích quá trình sẽ xẩy ra trong khi phun

ép nhựa nóng, từ đó chọn phương án liên quan đến đầu phun, đến độ co ngót v.v

để sản phẩm sau khi ép xong không bị biến dạng, cong vênh Một dạng phát triển nữa của CAD là công nghệ tạo mẫu nhanh RPT (Rapid Prototyping Technology) Theo công nghệ này, các thông tin về sản phẩm được thiết kế trên máy tính và sẽ chuyển trực tiếp sang thiết bị RPT để tạo ngay ra mẫu vật 3 chiều Vì thế, người ta

còn gọi đây là máy in 3D (Three Dimetions Printer)

Như vậy, chỉ riêng một vấn đề nhỏ của kỹ thuật tự động hoá, CAD đã có thể làm thay đổi nhiều quá trình sản xuất Khi mới ra đời, CAD đã được một cơ quan khoa học của Mỹ đánh giá như một công nghệ mới “làm tăng năng suất lên gấp bội, mà chưa công nghệ nào đạt tới”, đồng thời dẫn ra ví dụ minh hoạ về việc rút ngắn thời gian thiết kế một chiếc máy bay từ 1,5 năm với hơn 1000 kĩ sư, xuống còn vài tuần với một nhóm nhỏ kỹ sư Ngày nay, CAD vẫn trên đà phát triển mới

Một ứng dụng khác của kỹ thuật tự động hoá là có thể dùng máy tính trực tiếp điều khiển đến từng thiết bị, từng dây chuyền sản xuất cũng như toàn bộ hệ thống sản xuất Bắt đầu từ việc ứng dụng điều khiển số NC (Numerical Control), chuyển sang điều khiển bằng máy tính CNC (Computer Numerical Control) rồi ứng dụng các “máy tính nhúng” trong các bộ điều khiển các thiết bị, kỹ thuật tự động hoá đã bước một bước dài trong quá trình phát triển

Ngày nay, nhiều người đã thừa nhận rằng, nói đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thể không nói đến tự động hoá, mà linh hoạt hoá là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hệ thống tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Những bước đi từ số hoá đến máy tính hoá hệ thống sản xuất ngày càng thực hiện theo con đường mềm hoá, linh hoạt hoá để thích nghi với thị trường biến động Hệ thống sản xuất linh hoạt FMS (Flexible Manufacturing Systems) trở thành biểu tượng cho nền sản xuất hiện đại Hệ thống sản xuất tự động này cho phép đáp ứng nhanh với yêu cầu thay đổi mẫu mã và đặc tính kĩ thuật của sản phẩm trong thị trường cạnh tranh Hệ thống FMS cũng rất thích hợp với quy mô sản xuất vừa và nhỏ Hệ thống sản xuất tích hợp với máy tính CIM (Computer Integrated Manufacturing) trở thành cốt lõi cho hệ thống quản lý công nghệ và kinh tế của các doanh nghiệp hiện đại Như vậy, càng ngày

tự động hoá càng nổi lên với vai trò chủ đạo, dẫn dắt nhiều ngành kinh tế kỹ thuật phát triển

Bản thân tự động hoá là một liên ngành, không thuộc một ngành kinh tế - kỹ thuật riêng biệt nào, nhưng lại có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế - kỹ thuật Nếu hình ảnh “máy tính nhúng” (embeded) trong từng thiết bị và trong cả doanh nghiệp

Trang 26

hiện đại là một hình ảnh đẹp đã phổ biến khắp nơi, thì cũng có thể nói rằng, ngày nay tự động hoá đã “nhúng” trong hầu hết các ngành kinh tế - kỹ thuật, thúc đẩy

đa dạng hoá mặt hàng, linh hoạt hoá quá trình sản xuất của các ngành này

Thứ tư, tự động hóa làm tăng giá trị các hàng hoá của mọi lĩnh vực sản xuất

Khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường được quyết định phần lớn bởi chất lượng, giá cả, mẫu mã, bao bì mà biểu hiện chính là trình độ công nghệ Có thể điểm qua một số sản phẩm điển hình của một số ngành kinh tế để làm dẫn

chứng như sau:

- Sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí chế tạo

Cho đến nay, có thể thấy, công nghiệp cơ khí chế tạo nước ta mới chỉ đạt trình

độ gia công kết cấu thép và chế tạo các loại máy công cụ, các loại máy và dây chuyền sản xuất phục vụ các ngành xây dựng, giao thông vận tải, công nghiệp chế

biến, tàu thủy,… cỡ nhỏ Số doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí chế tạo Việt Nam có

cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực chế tạo các loại máy, thiết bị công nghiệp, thiết bị đồng bộ đạt tiêu chuẩn, có hàm lượng công nghệ cao để cạnh

tranh với thị trường trong nước và quốc tế là rất ít Để ngành cơ khí chế tạo Việt

Nam tiếp tục có đà tăng trưởng nhanh, bền vững, có hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong giai đoạn đến năm 2020 cần tập trung đầu tư mạnh cho lĩnh vực cơ khí chế tạo thông qua đổi mới trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng thực hành tốt

Cùng với việc ứng dụng các phương pháp, công cụ gia công hiện đại như CAD, CAM, CAE, CNC, plasma, laser việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển tự động hoá trong ngành công nghiệp cơ khí chế tạo sẽ giúp tạo ra được những sản phẩm mới, có hàm lượng khoa học cao, chính xác, chất lượng tốt và có giá trị kinh tế lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Sản phẩm của các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường mở, giao lưu quốc tế tăng nhanh, hàng tiêu dùng (đặc biệt là các mặt hàng điện tử) do Việt Nam sản xuất bị hàng ngoại tràn vào cạnh tranh quyết liệt Để các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đứng vững, phát triển và vươn ra thị trường quốc tế, việc ứng dụng và phát triển tự động hoá vào các dây chuyền sản xuất các loại sản phẩm này là hết sức cần thiết Sản phẩm được tạo ra sẽ đa dạng, đồng đều ở quy mô lớn và chất lượng cao, giá thành hạ, sức cạnh tranh của sản phẩm được nâng lên

- Sản phẩm ngành công nghiệp chế biến:

Trang 27

Đối với nước ta, nông, lâm, thuỷ sản là những ngành có thế mạnh, song nếu sản phẩm của những ngành này không qua công nghiệp chế biến, phải xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, hoặc nguyên liệu sơ chế như hiện nay, thì giá trị sản phẩm xuất khẩu bị giảm nhiều lần, thậm chí không có thị trường tiêu thụ Chẳng hạn, giá

1 tấn gạo xuất khẩu của ta thấp hơn giá gạo Thái Lan từ 10% đến 13%, giá tôm và những thuỷ sản đông lạnh khác thấp hơn từ 30% đến 40%, một số sản phẩm khác như thịt lợn, bò, vịt rất khó tìm thị trường tiêu thụ, nguyên nhân là do ta chưa làm chủ được những công nghệ chế biến thích hợp với thị trường thế giới, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển và ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã, bao bì để cho các mặt hàng xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản nâng giá trị cũng như khả năng cạnh tranh

- Sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng đang và sẽ là nhu cầu lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Tuy nhiên, do chất lượng cuộc sống được nâng cao, yêu cầu về chất lượng mỹ thuật của các loại vật liệu xây dựng của xã hội ngày càng khắc nghiệt, vì vậy công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cần phải được hiện đại hoá rộng rãi, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, đa dạng, giá thành hạ, đáp ứng được rộng rãi nhu cầu xã hội và cạnh tranh một cách bình đẳng với các loại vật liệu xây dựng nhập ngoại

Như vậy, ứng dụng tự động hoá để làm tăng giá trị sản phẩm của các ngành công nghiệp ở nước ta là rất cần thiết, tuy nhiên cũng cần phải có sự lựa chọn và

ưu tiên đầu tư thích hợp, nhất là đối với những ngành lợi thế ta có, nhanh chóng tạo nguồn tích luỹ từ nội bộ cũng như những điều kiện cơ bản cho sự phát triển công nghiệp với quy mô lớn, trình độ kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại

Thứ năm, tự động hoá cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần đảm bảo cho phát triển bền vững Bước sang thế kỷ 21, nhân loại đứng trước tình trạng

môi trường bị tàn phá nặng nề, để lại những hậu quả khôn lường Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay sự phát triển của nền văn minh nhân loại đã đưa vào môi trường khoảng hơn 2000 các chất độc hại Các môi trường không khí, nước ngọt, nước đại dương, đất, lương thực, thực phẩm đang bị ô nhiễm Tầng ô zôn bảo vệ trái đất đang bị phá huỷ, khí hậu trái đất đang bị biến đổi không thuận lợi, sự nóng lên toàn cầu do sự hình thành các chất khí tạo nên hiện tượng nhà kính và mực nước biển dâng cao đang đe doạ nhấn chìm một phần lãnh thổ ven biển Liên hợp Quốc đã tổ chức nhiều diễn đàn quốc tế về vấn đề môi sinh - môi trường, lên tiếng cảnh báo con người phải thay đổi cách đối xử với thiên nhiên trước khi mọi việc trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là các quốc gia có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc ., đồng thời đề xuất các giải pháp hữu hiệu để làm suy giảm tác hại của chất thải công nghiệp đối

với môi trường

Trang 28

Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền công nghiệp sẽ dẫn tới 4 loại tác động đến môi trường mà chúng ta nhất thiết phải quan tâm, đó là:

- Sức ép mạnh mẽ lên các dạng tài nguyên đất, nước, khoáng sản và sinh vật, các nguồn năng lượng và nhiên liệu, dẫn đến sự cạn kiệt hoặc suy thoái nhanh chóng về chất lượng các tài nguyên này, làm cho quá trình phát triển không bền vững và chỉ là sự bóc lột thiên nhiên một cách cấp tốc;

- Lan rộng về phạm vi và trầm trọng hoá về mức độ các dạng ô nhiễm môi trường không khí, nước hiện có, làm xuất hiện những dạng ô nhiễm mới đối với các nhân tố vật lý, hoá học, sinh học, gây nên những tác động tiêu cực về môi trường;

- Hình thành những địa bàn gay cấn về môi trường sinh thái do tổ hợp các nguyên nhân phá hoại cân bằng sinh thái, chất lượng môi trường sống, trước hết ở các đô thị, vùng công nghiệp, vùng phát triển kinh tế ven biển và vùng thâm canh nông nghiệp;

- Tác động đến biến đổi khí hậu, làm tăng nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính và nước biển dâng

Vấn đề phòng và khắc phục các tác động nêu trên phải thực hiện bằng nhiều biện pháp về thể chế, kinh tế, giáo dục, KH&CN, trong đó việc ứng dụng tự động hoá cho hệ thống MONITORING môi trường để giám sát môi trường, đo đạc, phân tích, cung cấp và xử lý dữ liệu môi trường chính xác là một giải pháp hữu hiệu

Ở nước ta, nền công nghiệp non trẻ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như

Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hoà, Việt Trì, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Đà Nẵng Theo ước tính, hàng năm các hoạt động công nghiệp thải vào môi trường nước khoảng 290.000 tấn chất độc hại Nếu tốc độ phát triển công nghiệp như hiện nay và các nhà máy, xí nghiệp vẫn coi nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường thì dự tính hàng năm các sông hồ của Việt Nam sẽ phải tiếp nhận khoảng 350.000 tấn các chất độc hại Chỉ tính riêng khu vực Hà Nội, hàng ngày thải vào môi trường khoảng 300.000 m3 nước thải và hàng năm thải ra khoảng 3.600 tấn chất hữu cơ các loại, 317 tấn dầu mỡ, hàng chục tấn kim loại nặng và các chất độc hại khác có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp như AS, Hg, Pb, F, Fenol Hàm lượng BOD của nước thải dao động trong khoảng từ 14mg/l đến 140 mg/l, hàm lượng chất lơ lửng cao và biến động trong khoảng từ 60 mg/l đến 350 mg/l, hàm lượng một số kim loại nặng biến động trong khoảng từ 0,03 mg/l đến 0,04 mg/l Các nguồn độc hại này chủ yếu do các xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp hoá chất, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, sản xuất sơn, các chất tẩy rửa, sản xuất giấy, ngành dệt, nhuộm, ngành sản xuất nhựa, cao su v.v gây ra

Thách thức đặt ra cho sự phát triển bền vững của nước ta chứa đựng những mâu thuẫn không thể giải quyết một cách đơn giản Một mặt phải tăng nhanh tốc

độ phát triển kinh tế để có thể nâng cao đời sống của nhân dân và khả năng cạnh

Trang 29

tranh của quốc gia Một mặt phải bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn chất lượng môi trường trên những địa bàn đã chịu nhiều tổn thất và huỷ hoại

về sinh thái Tình huống phức tạp đòi hỏi các nhà quản lý cả ở tầm vĩ mô, cả ở từng doanh nghiệp sản xuất công, nông, lâm nghiệp Việt Nam mạnh dạn đổi mới công nghệ, hiện đại hoá thiết bị kỹ thuật thông qua việc ứng dụng những thành tựu của tự động hoá nhằm nhanh chóng cải thiện môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái Thước đo mới về tính ưu việt của tự động hoá đã xuất hiện và ngày càng rõ nét, đó là công nghệ sạch hơn, công nghệ ít tiêu hao năng lượng hơn Cùng với những công nghệ này, những công nghệ làm sạch ô nhiễm, công nghệ tận dụng phế thải cũng đang và sẽ phát triển mạnh mẽ Ứng dụng và phát triển những công nghệ này sẽ là giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế các tác động xấu cuả các ngành công nghiệp đến môi trường và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững

Thứ sáu, tự động hoá có tác động to lớn tới củng cố an ninh, quốc phòng

Công nghệ tự động hóa phát huy hiệu quả cao trong quốc phòng thông qua các

ứng dụng sau đây:

- Sử dụng các phương pháp, phương tiện, thiết bị và hệ thống tự động hóa để phòng, tránh, đánh trả vũ khí công nghệ cao của địch;

- Ứng dụng công nghệ tự động hóa để cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị

kỹ thuật theo hướng thông minh hóa, nâng cao độ chính xác và hiệu quả hoạt động;

- Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong chế tạo mới các vũ khí, trang thiết bị

kỹ thuật nhằm đạt được các chỉ tiêu chiến thuật và kỹ thuật vượt trội;

- Ứng dụng công nghệ tự động hóa để chế tạo các hệ thống tự động hóa chỉ huy cấp chiến thuật, cấp chiến dịch và cấp chiến lược;

- Ứng dụng công nghệ tự động hóa để chế tạo các thiết bị và hệ thống thiết bị phục vụ huấn luyện

Xét qua những ứng dụng này, có thể thấy công nghệ tự động hóa là linh hồn và

là yếu tố đặc biệt quan trọng của các hệ thống kỹ thuật quân sự hiện đại trong chiến tranh công nghệ cao Với xu hướng tạo ra các hệ thống vũ khí, khí tài thông minh, có độ tinh khôn cao, phản ứng nhanh, các vũ khí có điều khiển hoạt động chính xác, tin cậy kể cả trong điều kiện tác chiến điện tử, hầu hết các nước trên thế giới đều đang tập trung nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các hệ thống tích hợp điều khiển tự động và tổ hợp vũ khí mới với mục tiêu làm cho vũ khí và tổ hợp vũ khí

có những biến đổi cơ bản về chất, có uy lực mạnh hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn trên cơ sở ứng dụng những thành tựu kỳ diệu của công nghệ tự động hoá Thực tế cuộc chiến tranh vùng Vịnh đã cho thấy cùng một loại vũ khí truyền thống, nếu được trang bị các hệ thống điều khiển tự động hiện đại, uy lực và hiệu quả công phá được tăng lên gấp bội

Trang 30

Tự động hoá ngày nay còn được áp dụng mạnh mẽ vào các sở chỉ huy Trong chiến tranh công nghệ cao, quyết sách chỉ huy cần phải xuất phát từ toàn cục, hệ thống chỉ huy cần phải có khả năng đề kháng cao, vì vậy phải áp dụng phương thức kết hợp chỉ huy tập trung với chỉ huy phân tán bằng hệ thống tự động hoá chỉ huy, nhằm bảo đảm độ tin cậy, độ chính xác và linh hoạt của chỉ huy Sự ra đời của các hệ thống tự động hoá chỉ huy thống nhất, đa năng, được hình thành bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa các hệ thống chỉ huy - kiểm soát - truyền thông - tình báo như C3I, C4I2, C4ISR, v.v là những minh chứng đã đưa lại sự thay đổi về chất của các phương tiện chỉ huy Với các hệ thống này, các khâu trong quy trình tác chiến được thực hiện một cách tự động, người chỉ huy và các sĩ quan tham mưu được giải phóng khỏi các công đoạn tác nghiệp thủ công bận rộn để tập trung tinh lực cho sự sáng tạo, từ đó rút ngắn được thời gian chuẩn bị tác chiến, tiến hành có hiệu quả việc kiểm soát chiến trường và chiến đấu thắng lợi

Trong lĩnh vực An ninh, công nghệ tự động hoá được ứng dụng rộng rãi trong công tác báo động phòng cháy, phòng mất trộm tại các ngân hàng, các công sở, kho tàng, viện bảo tàng, v.v Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ tự động hoá

đã làm phong phú và đa dạng các hệ thống thiết bị tự động báo động, ngăn ngừa được nhiều tình huống phức tạp, bảo đảm an toàn xã hội

Như vậy, ứng dụng và phát triển tự động hóa vào các ngành kinh tế nói chung,

các ngành công nghiệp mũi nhọn nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thay đổi phương thức tăng trưởng kinh tế, tạo sức mạnh cạnh tranh tổng hợp cho nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay Trước làn sóng đầu tư lớn và rất nhộn nhịp đang đến sau khi Việt Nam gia nhập WTO, việc thúc đẩy ứng dụng và phát triển tự động hóa vào các ngành công nghiệp mũi nhọn đã trở thành nhiệm vụ bức bách và là bước đi quan trọng để thúc đẩy sự phát triển KH&CN, đồng thời đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.4 Sự cần thiết phải thúc đẩy ứng dụng tự động hóa vào các ngành công nghiệp mũi nhọn

Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ở Việt Nam, công nghiệp hóa luôn là một mục tiêu chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước Trong thời kỳ trước

1989, chính sách công nghiệp bị chi phối bởi yêu cầu của chiến tranh và nỗ lực kiến tạo một nền công nghiệp theo mô hình Xô viết Nỗ lực này kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước XHCN ở châu Âu và được thay thế bởi chính sách công nghiệp ít nhiều chịu ảnh hưởng từ kinh nghiệm của một số nước láng giềng Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc, và Hàn Quốc

Đại hội VIII (1996) của Đảng đề ra mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành “một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại” Mục tiêu này được diễn đạt một cách thận trọng hơn trong văn kiện của Đại hội IX (2001) là

Trang 31

“đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” Thông báo của Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 28/3/2010 một lần nữa khẳng định đây là một mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020

Tham khảo những tiêu chí chung của các nền kinh tế công nghiệp mới trên thế giới do Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO) xây dựng để phân loại mức độ phát triển công nghiệp, các chuyên gia kinh tế Việt Nam đã khái quát ba nhóm tiêu chí, trong đó có hai nhóm tiêu chí quan trọng mà nền kinh tế Việt Nam hướng tới nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là:

Nhóm 1, gồm các tiêu chí về tăng trưởng kinh tế vĩ mô Các tiêu chí này phản

ánh trình độ công nghiệp hoá của một nước Đó là: (1) Quy mô (GDP); (2) Tốc độ tăng GDP/năm; (3) GDP bình quân đầu người; (4) Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người/năm; (5) Tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong GDP; (6) Tỷ trọng giá trị công nghiệp trong GDP; (7) Tỷ trọng giá trị dịch vụ trong GDP; (8) Tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tác trong xuất khẩu hàng hoá; (9) Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng chế tác; (10) Điện sản xuất bình quân đầu người; (11) Tỷ lệ đường bộ rải nhựa

Nhóm 2, gồm các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế, đó là: (1)

Giá trị xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ; (2) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ; (3) Vốn FDI; (4) Mức nợ nước ngoài và tỉ trọng so với Tổng thu nhập quốc gia (GNI - Gross National Income)

Từ các nhóm tiêu chí định tính cơ bản nêu trên và căn cứ vào một số tài liệu nghiên cứu tin cậy cũng như các số liệu thống kê trong những năm gần đây, các chuyên gia kinh tế đã xây dựng một số các tiêu chí định lượng mà Việt Nam cần

và dự báo có thể đạt được vào năm 2020 là: GDP đạt 180 - 200 tỉ USD Tốc độ tăng trưởng GDP/năm giai đoạn 2006 - 2020: 9,2 - 10% GDP bình quân đầu người: 1.800 - 2.000 USD Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người/năm giai đoạn 2006/2020: 7,9 - 8,6% Tỷ trọng giá trị nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong GDP: 10 - 44 - 46% Tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tác trong tổng xuất khẩu hàng hoá: 75% Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng chế tác: 30% Điện bình quân đầu người: 2.200 Wh/người Giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ: 108 - 110 tỉ USD Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm: 9,4% Vốn FDI: 2.384 triệu USD

Để đạt được các tiêu chí này, vai trò của các ngành công nghiệp mũi nhọn mà Việt Nam đã lựa chọn để phát triển là vô cùng quan trọng Do vậy, việc tính toán

lộ trình đầu tư xây dựng, nuôi dưỡng và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn một cách tối ưu trên cơ sở nền kinh tế hội nhập và khả năng huy động các nguồn lực cho phát triển là việc làm cấp thiết Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện

Trang 32

nay, cần gắn việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm của các ngành công nghiệp mũi nhọn vào chuỗi sản xuất và lưu thông quốc tế, đặc biệt là mạng lưới của các công ty đa quốc gia thông qua việc gia nhập vào chuỗi sản xuất toàn cầu để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp và xuất khẩu Sự chuyển dịch và gia nhập có thể là từ chỗ ở bên ngoài mạng trở thành mắt khâu của mạng, có thể là từ mắt khâu có giá trị gia tăng thấp chuyển lên vị trí có giá trị gia tăng cao (hoặc tự nâng cấp để nâng giá trị gia tăng ngay ở vị trí hiện tại) Điều này chỉ có thể thực hiện thành công khi các ngành công nghiệp mũi nhọn được hiện đại hóa một cách toàn diện theo hướng áp dụng tự động hóa

Có thể lấy ngành chế tạo thiết bị cơ khí trong nước làm ví dụ Để trở thành một nước công nghiệp, Việt Nam phải hình thành các doanh nghiệp mạnh đủ sức làm tổng thầu EPC các dự án đầu tư xây dựng Tuy nhiên trên thực tế, thời gian qua, các nhà thầu nước ngoài do cạnh tranh về giá đã giành được hầu hết hợp đồng EPC các dự án nhiệt điện chạy than, ximăng, đạm, lọc dầu Theo các chuyên gia

kinh tế, điều này đang cảnh báo nguy cơ "chết yểu" trên sân nhà của các nhà thầu

Việt Nam, nếu chúng ta không có những quyết sách kịp thời để phát huy nội lực

Theo số liệu của Bộ Công thương và Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), chỉ tính riêng trong lĩnh vực năng lượng, vật liệu xây dựng, hoá chất, khai thác quặng nhôm, hiện cả nước phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư không nhỏ cho nhập khẩu thiết bị đồng bộ Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng nhập siêu Chỉ tính riêng 4 lĩnh vực công nghiệp là nhiệt điện, thuỷ điện, sản xuất ximăng, chế biến alumin, lượng vốn cho nhập khẩu thiết bị đồng bộ là gần 110 tỉ USD Nếu tính cả ngành công nghiệp hoá chất, hoá dầu, máy xây dựng và các ngành công nghiệp khác, đầu tư cho thiết bị giai đoạn 2008 - 2025 ước tính lên tới khoảng 250

tỉ USD, một con số khổng lồ! Với lượng vốn nêu trên, nếu chúng ta có chiến lược, chính sách phát triển đúng đắn, đầu tư tăng cường để hiện đại hóa một cách hợp lý trang thiết bị, công tác quản lý quá trình SXKD của các doanh nghiệp cơ khí thì 50% giá trị thiết bị đồng bộ (tương đương khoảng từ 100 - 130 tỉ USD) đã thuộc

về các doanh nghiệp trong nước sản xuất, thay vì rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài để rồi 100% thiết bị máy móc phải nhập ngoại

Điểm qua một số công trình đang thực hiện gần đây: 23 nhà máy thuỷ điện công suất từ 50 - 2400MW do nhà thầu chính nước ngoài cung cấp thiết bị cơ điện;

11 nhà máy nhiệt điện chạy than, chỉ duy nhất có nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 là do nhà thầu Việt Nam (TCty Lắp máy - LILAMA) làm tổng thầu, các dự

án còn lại đều do nước ngoài tổng thầu; 12 dự án nhiệt điện khí thì có tới 9 dự án

do nước ngoài tổng thầu EPC; 18 nhà máy ximăng, thì cũng duy nhất có nhà máy ximăng Sông Thao do LILAMA làm tổng thầu, 17 nhà máy còn lại do nước ngoài làm tổng thầu Chưa kể thời gian qua, dự án lọc dầu Dung Quất, đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình, DAP Hải Phòng, khí điện đạm Bà Rịa - Vũng Tàu đều do nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu EPC

Trang 33

Nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp trong nước không thể làm tổng thầu EPC các dự án nêu trên thì có nhiều, nhưng một nguyên nhân quan trọng mang tính quyết định là năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm thấp và giá thành sản phẩm còn quá cao, không đáp ứng được yêu cầu của các chủ đầu tư dự án, đặc biệt là các đơn vị trong nước chưa làm chủ việc thiết

kế phần mềm, tích hợp hệ thống điều khiển, chuẩn đoán giám sát và công nghệ điều khiển, tự động hóa trong việc chế tạo các dây chuyền thiết bị đồng bộ tại Việt Nam mà còn phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài

Một ví dụ khác là ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn, một trong các ngành công nghiệp mũi nhọn Theo đánh giá của nhiều chuyên gia “Sự nghiệp công nghiệp hóa sẽ khó hoàn thành nếu bỏ qua vi mạch (microcircuits), hay mạch tích hợp (Integrated Circuits - IC), là linh kiện cơ bản, là trái tim, là bộ não của các thiết bị điện tử, tin học, tự động hóa, các thiết bị kiểm tra, đo lường, tính toán, v.v., phục vụ cho mọi hoạt động của xã hội ngày nay” Ở Việt Nam, tầm quan trọng của công nghiệp bán dẫn đã được nhận thức từ lâu và 30 năm trước đây đã có đầu tư để xây dựng ngành công nghiệp này Với các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam được đánh giá là quốc gia hấp dẫn với ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn tương lai, nhất là đóng gói IC (vi mạch điện tử) và lắp ráp thiết bị, vì thế trong những năm gần đây một số nhà đầu tư nước ngoài đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào ngành này

và điển hình là tập đoàn INTEL của Hoa Kỳ Tuy nhiên, về tổng thể chung, theo nhận định của tạp chí khá nổi tiếng EE Times, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu khả quan trở lại, Việt Nam vẫn đang tỏ ra chậm trễ, chưa thực sự tận dụng được cơ hội vàng của mình và vẫn chưa có những bước đi đột phá

về đầu tư công nghệ, thiết bị trên con đường cụ thể hóa giấc mơ trở thành một quốc gia sản xuất IC hùng mạnh trong khu vực và trên thế giới

Mặc dù đối mặt với hàng loạt khó khăn và nền kinh tế đang giảm sút, nhưng Việt Nam vẫn đang có những lộ trình hứa hẹn trong cuộc đua của ngành công nghiệp bán dẫn Theo báo cáo công bố năm 2009 của Frost & Sullivan, thị trường Việt Nam khá hấp dẫn, lượng tiêu dùng IC ở Việt Nam có thể lên tới 1,8 tỉ USD trong năm 2011 và “Chính phủ Việt Nam dành khá nhiều ưu tiên với một lộ trình

rõ ràng cho ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn Họ cũng đang hướng tới việc thiết lập một nền công nghiệp bán dẫn đầy tiềm năng, nhằm thúc đẩy lượng sản phẩm xuất khẩu Người Việt Nam tin rằng bất kể họ là những người tham dự vào bữa tiệc muộn màng, nhưng đất nước của họ sẽ sớm thăng hoa, đủ sức tạo ra sức

ép cạnh tranh với một số tên tuổi lớn khác của châu Á như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia”

Cũng như ngành chế tạo thiết bị cơ khí và ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn, các ngành chế tạo thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; các ngành sản xuất các sản phẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phần mềm, nội dung số) cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự

Trang 34

Tóm lại, để vượt qua mọi trở ngại về quy mô, nguồn lực, thị trường,… và thực hiện thành công mục tiêu “đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, nhiệm vụ cấp bách hiện nay của các ngành công nghiệp mũi nhọn là phải nhanh chóng đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trang thiết

bị sản xuất theo hướng áp dụng tự động hóa, đồng thời phải nhanh chóng nghiên cứu, tiếp cận làm chủ việc thiết kế, chế tạo các hệ thống điều khiển (cả phần cứng,

cả phần mềm) cho các dây chuyền thiết bị đồng bộ, các thiết bị, máy móc cơ khí, các thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; các sản phẩm từ công nghệ mới cho các ngành kinh tế quốc dân nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm do các ngành công nghiệp trong nước chế tạo và góp phần tạo động lực thúc đẩy ứng dụng và phát triển tự động hóa ở nước ta

Trang 35

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TỰ ĐỘNG HÓA

TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP MŨI NHỌN

2.1 Nhận diện một số chính sách của Nhà nước đã ban hành liên quan đến thúc đẩy ứng dụng và phát triển tự động hoá

Nhận thức về vai trò của tự động hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam có từ rất sớm, nhưng do trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, tiềm lực KH&CN còn hạn chế, nên các hoạt động ứng dụng và phát triển tự động hoá ở Việt Nam đã không tận dụng được nhiều lợi thế và bỏ qua nhiều cơ hội để phát triển Mãi đến ngày 28/3/1997 Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 27/CP về ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Theo Nghị quyết này, một số cơ chế, chính sách đã được ban hành

để ưu tiên, khuyến khích các ngành, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh

tế ứng dụng và phát triển tự động hóa nhằm hiện thực hóa mục tiêu hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và “đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, có thể thấy hiệu quả thu được từ các chính sách này còn nhiều hạn chế Nguyên nhân là do:

- Chưa có sự liên kết giữa các cấp, các bộ, ngành trong thực hiện chính sách Thực tế có nhiều chủ trương được Chính phủ đưa ra rất đúng nhưng khi triển khai thực hiện ở địa phương, do không đúng cách, lại thành sai Có những chính sách cần sự kết hợp của nhiều ngành nhưng lại chỉ một ngành quyết định, nên nhiều khi quyết định chỉ phục vụ lợi ích cục bộ, mà không tính đến lợi ích chung gây khó khăn cho doanh nghiệp Về bản chất, chính sách đưa ra là vì lợi ích người thụ hưởng chứ không phải vì lợi ích người ban hành chính sách

- Một số chính sách vẫn còn nhiều bất hợp lý, thiếu sự nhất quán và tính đồng

bộ, thậm chí còn mâu thuẫn với quan điểm chung về phát triển công nghiệp của Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa và chưa thu hút được hết các đối tượng quan tâm, mà thực tế, việc xây dựng chính sách, ngoài các chủ thể như chuyên gia, cơ quan hành chính, thì những người thụ hưởng chính sách như doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp chưa tham gia nhiều Sau đây là một số chính sách cụ thể:

2.1.1 Chính sách về nghiên cứu và phát triển

Trong suốt 25 năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của tự động hoá đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà nước đã tập trung đầu

Trang 36

tư mạnh cho NC&PT về tự động hoá Song song với Chương trình NCKH&PTCN

về tự động hoá đã được triển khai trong 5 kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1985 đến 2010 và hiện nay vẫn đang được triển khai tiếp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, ngày 03/3/1998 Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành Quyết định số 54/1998/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và điều hành các Chương trình kỹ thuật - kinh tế, trong đó có Chương trình kỹ thuật - kinh tế Quốc gia về tự động hóa để thúc đẩy ứng dụng và phát triển tự động hóa vào các ngành kinh tế quốc dân Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, so với thế giới, Việt Nam vẫn còn thua kém rất xa về mức độ đầu tư thực tế từ xã hội cho KH&CN nói chung và cho KH&CN về tự động hóa nói riêng Theo số liệu thống kê, hiện nay đầu tư toàn

xã hội cho KH&CN ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,7% GDP (trong đó đầu tư của Nhà nước là 2% tổng chi ngân sách, tương đương khoảng 0,5% GDP, đầu tư của khu vực ngoài nhà nước khoảng 0,2% GDP), trong khi đó tỷ lệ đầu tư cho KH&CN của các nước EU là 1,95% GDP, Nhật Bản là 3,15% GDP, Trung Quốc

là 1,31% GDP, Hoa Kỳ là 2,59% GDP và Hàn Quốc là 5% GDP Điều này phần nào đã làm cho giới trí thức hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu KH&CN khó có điều kiện phát huy hiệu quả Hệ quả là, trong nhiều lĩnh vực kinh tế chúng ta mới chỉ đơn thuần xuất khẩu sản phẩm thô, hàm lượng chất xám cũng như tính “thông minh” trong sản phẩm rất ít

Ngoài các chương trình Quốc gia nêu trên, để thúc đẩy hoạt động NC&PT phục vụ phát triển SXKD tại các doanh nghiệp, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 119/1999/NĐ-CP về các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu đổi mới công nghệ và tiếp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đã có điều khoản quy định doanh nghiệp được trích tới 10% lợi nhuận trước thuế để lập Quỹ phát triển KH&CN Tuy nhiên, các doanh nghiệp hầu như rất ít quan tâm tận dụng các cơ chế, chính sách này đầu tư cho NC&PT và do đó tỷ lệ các doanh nghiệp có bộ phận NC&PT và có Quỹ phát triển KH&CN đầu tư cho NC&PT là rất nhỏ Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho đến nay các doanh nghiệp trong nước cũng chỉ mới dành khoản kinh phí khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ (trong khi tỷ lệ này ở Hàn Quốc là 10%, ở Ấn

Độ là 5%) Ở các Tập đoàn kinh tế lớn, các Tổng công ty 90, 91 của Nhà nước tỷ

lệ này còn thấp hơn, thậm chí còn thấp hơn cả khối doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác

Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam có nhiều cơ hội để đi tắt đón đầu Nhưng do bị giới hạn bởi những định kiến có từ trước về chính sách đầu tư thiếu tầm nhìn chiến lược, các nhà làm chính sách chưa mạnh dạn và táo bạo trước những luồng gió mới về KH&CN nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư cho những công nghệ mới Các nguồn vốn dành cho nghiên cứu KH&CN chưa được

ưu tiên cho những thành quả có giá trị mà còn mang nặng tính “xin cho” Đã đến lúc Nhà nước cần chú trọng thực sự vào hoạt động nghiên cứu ứng dụng hơn là chỉ học tập lý thuyết, đồng thời phải thể hiện rõ quyết tâm đột phá, đầu tư bài bản vào các lĩnh vực mới của KH&CN để thực hiện thành công cuộc cách mạng về kinh tế

Trang 37

Một trong những hạn chế khác là chính sách đầu tư cho NC&PT của Việt Nam chậm đề cập phát triển loại hình đầu tư mạo hiểm cho KH&CN, một loại hình đầu

tư có khả năng tạo ra một kênh cấp vốn hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển KH&CN Hiện Việt Nam có khoảng 100 viện nghiên cứu và 80 trường đại học, cao đẳng có hoạt động liên quan đến các lĩnh vực công nghệ cao, trong đó có công nghệ tự động hóa và cũng có hơn 60 dự án với tổng số vốn trên 2,1 tỷ USD đầu tư vào hai khu công nghệ cao trọng tâm của cả nước là Khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh và Khu công nghệ cao cao Hòa Lạc - Hà Nội Ngoài ra, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới được thành lập với những kế hoạch kinh doanh tốt, hứa hẹn mức độ thành công và thu được lợi nhuận cao, nhưng họ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện bởi thiếu kinh nghiệm quản lý, kinh doanh…đặc biệt là thiếu vốn Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc vay vốn ngân hàng là điều rất khó khăn, nhất là với các tổ chức, cá nhân không có nhiều tài sản thế chấp, do đó nếu có quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư đúng thời điểm cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn thì thành công và hiệu quả đầu tư sẽ rất lớn Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Việt Nam chỉ có duy nhất quỹ đầu tư mạo hiểm của Tập đoàn IDG (Mỹ) nhằm vào lĩnh vực công nghệ cao (chủ yếu là công nghệ thông tin) trong số hơn 30 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động Điều này càng cho thấy, Nhà nước đã rất chậm trễ đầu tư vốn ban đầu vào quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao để thu hút được vốn từ các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước cho hoạt động công nghệ cao nói chung, công nghệ tự động hóa nói riêng Hiện tại, thực hiện Luật Công nghệ cao,

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa trình Thủ tướng đề án Quỹ Đầu tư mạo hiểm công nghệ cao Việt Nam với số vốn dự kiến 450 tỷ đồng, nhằm thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp công nghệ và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu công nghệ cao.Theo Đề án của Bộ Khoa học và Công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao là quỹ tài chính nhà nước có chức năng đầu tư vốn, cung cấp dịch vụ tư vấn cho tổ chức, cá nhân nhằm ươm tạo và phát triển công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao Nguồn tài chính hình thành quỹ bao gồm phần vốn của Nhà nước, các khoản tài trợ, hợp tác, liên doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức quốc tế và huy động từ một số nguồn khác Đối tượng được quỹ đầu tư sẽ là các tổ chức, cá nhân đã ươm tạo thành công công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao, các DNV&N có dự án phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao 2.1.2 Chính sách đầu tư đổi mới công nghệ

Công nghệ lạc hậu sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng cao, gây ô nhiễm môi trường và cuối cùng là sản xuất ra sản phẩm không thoả mãn nhu cầu của thị trường về giá cả và chất lượng Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nhận thức được điều đó, nhưng thực tế việc đổi mới công nghệ sản xuất gặp không ít khó khăn, cần khắc phục Một mặt do các nhà quản lý chưa thực sự có quyết tâm trong việc đổi mới công nghệ, còn bảo thủ và sợ những quyết định mạo hiểm Mặt khác, hệ thống chính sách hỗ trợ, khuyến khích chưa đủ mạnh để gắn yêu cầu, quyền lợi với trách nhiệm trong việc quản lý và đổi mới công nghệ

Trang 38

Trong những năm gần đây, trên cơ sở Luật Khoa học và Công nghệ (2000), Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật Chuyển giao công nghệ (2006), Luật Tiêu chuẩn

và Quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (2007), Luật Đầu tư (2005), Luật Doanh nghiệp (2005)… và Nghị định số 119/1999/NĐ - CP

về các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu đổi mới công nghệ, việc nhập công nghệ (để đổi mới công nghệ) đã đạt được một số thành tựu nhất định, một số nhà máy mới xây dựng trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, năng lượng, hoá dầu, chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, v.v đă không còn tình trạng nhập công nghệ lạc hậu, phế thải mà ngược lại tỷ trọng các thiết bị tự động hoá đă tăng lên rất nhiều (có nơi đạt đến 80%) Tuy nhiên, cũng còn bộc lộ nhiều nhược điểm, sai sót không nhỏ, rõ nhất là đã để lọt lưới, nhập về một số dây chuyền công nghệ không đồng bộ, tính năng công nghệ thấp (độ chính xác gia công thấp, suất tiêu hao năng lượng - nguyên vật liệu cao, gây ô nhiễm môi trường…) Nguyên nhân là

do Nhà nước vẫn chưa tiến hành xem xét, phân định rõ, cụ thể về trách nhiệm của chủ đầu tư và của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó cần bàn kỹ là vấn đề thẩm định công nghệ, giám định công nghệ đối với các dự án đầu tư để cho các hoạt động này đi vào thực chất, có giá trị cao cả về mặt khoa học và pháp lý, làm chỗ dựa cho các quyết định đúng đắn của cả quản lý vi mô và vĩ mô

Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, đổi mới công nghệ là một quá trình phức tạp và để đạt hiệu quả, Nhà nước cần ban hành các cơ chế hỗ trợ đồng

bộ Hỗ trợ đổi mới công nghệ không đơn giản chỉ là hỗ trợ về mặt nghiên cứu khoa học mà còn phải phối hợp giải quyết đồng thời nhiều yếu tố có liên quan như tìm nguồn tài chính để thực thi dự án, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm mới và muốn đổi mới thành công đòi hỏi phải có tinh thần kinh doanh để vượt qua những thất bại có thể xảy ra trong quá trình ứng dụng ban đầu Trong quá trình đổi mới, sức kéo của thị trường có tầm quan trọng đặc biệt Có thể đầu tư nhiều thời gian và tiền của cho công tác nghiên cứu - triển khai và phát triển sản phẩm nhưng nếu như không nhìn rõ nhu cầu của thị trường thì ngay cả những sáng chế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cũng sẽ chỉ nằm trong “ngăn kéo” mà thôi

Trang 39

lãm các thành tựu KH&CN, cuộc thi sản phẩm Quả cầu vàng, Sao vàng đất Việt, v.v…cũng như khảo sát sơ bộ thị trường, thật hiếm khi xuất hiện các sản phẩm là máy móc, thiết bị tự động hóa, mang thương hiệu Việt Nam đã thay thế được các chủng loại thiết bị hiện đang nhập khẩu vào nước ta được hưởng mức thuế là 0% Điều này cho thấy, để phát triển nền kinh tế, Việt Nam còn lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu các mặt hàng là máy móc, thiết bị tự động hóa

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chính sách thuế của Việt Nam chưa thực sự hợp lý Có thểnêu hai ví dụ sau đây:

Ví dụ 1, trong khi hàng ngàn loại máy móc, thiết bị tự động hóa nhập khẩu vào

Việt Nam được hưởng mức thuế là 0%, nếu có một doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất một vài loại trong số máy móc, thiết bị này tại Việt Nam, thì doanh nghiệp

phải chịu đồng thời 03 sắc thuế là thuế nguyên vật liệu đầu vào (vật tư, linh kiện, nguyên vật liệu), thuế VAT bán hàng ra và thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh

nghiệp muốn bán được hàng thì giá thành bán ra của doanh nghiệp phải từ 60% đến 70% so với giá thành nhập khẩu, mặc dù các sản phẩm này có chất lượng tương đương, thậm chí có những chức năng ưu việt hơn hàng nhập khẩu Đây là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm là máy móc, thiết bị tự động hóa

Nghiên cứu Luật đầu tư, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng,…cho thấy Nhà nước cũng đã quan tâm và đã có những chính sách ưu đãi và

hỗ trợ, tuy nhiên các chính sách ưu đãi này chỉ mới phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng dân dụng, mà chưa phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng là máy móc, thiết bị tự động hóa hiện đang nhập khẩu vào nước ta với mức thuế nhập khẩu được hưởng là 0%.

Để bớt đi sự bất cập làm hạn chế đầu tư sản xuất, vấn đề ở đây không phải là yêu cầu tăng thuế nhập khẩu, mà mong muốn Nhà nước cần có nghiên cứu, rà soát

để có những sửa đổi, bổ sung trong các chính sách nhằm tạo sự công bằng trong cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tư sản xuất các sản phẩm là máy móc, thiết bị tự động hóa Không thể để tình trạng cùng một chủng loại thiết bị như nhau, nếu nhập khẩu được miễn thuế 100% nhưng sản xuất trong

nước thì phải chịu cả 03 sắc thuế Nên chăng đối với các mặt hàng đang nhập khẩu

vào Việt Nam có thuế suất thuế nhập khẩu là 0%, nếu được sản xuất tại Việt Nam

và mang thương hiệu Việt để thay thế thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (Bổ sung vào Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp) Hai sắc thuế còn lại là thuế

nguyên vật liệu đầu vào và thuế VAT có thể vẫn giữ nguyên, không miễn giảm hoặc nếu có giảm thì giảm theo lịch trình đã cam kết khi gia nhập WTO Tuy chưa đạt sự công bằng đầy đủ, vì thuế nhập khẩu thông thường có giá trị lớn hơn thuế thu nhập khá nhiều, nhưng nếu được sửa đổi, bổ sung và áp dụng sẽ làm bớt đi sự bất hợp lý giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, đồng thời kích thích vào đầu tư sản xuất các loại hàng hóa là máy móc, thiết bị tự động hóa Có thể thấy

Trang 40

ngay lợi ích thiết thực từ việc sửa đổi, bổ sung này, đó là không thất thu thuế mà vẫn tạo được nguồn thu mới và đẩy mạnh được đầu tư sản xuất các loại hàng hóa là máy móc, thiết bị tự động hóa có hiệu quả kinh tế cao và lợi ích lâu dài

Thực ra, đã nhiều năm nay, chúng ta không thu được thuế của các loại hàng hóa là máy móc, thiết bị tự động hóa bởi vì chúng ta không có sản xuất trong nước các chủng loại hàng hóa này để thu hoặc nếu có để thu thì do số lượng hàng hóa quá ít nên lượng thu không đáng kể và nhập khẩu thì thuế suất lại là 0% Như vậy, nhìn tổng thể, chúng ta sẽ không bị thất thu thuế Do đó, nếu chính sách tốt, hợp lý

và công bằng thì chúng ta sẽ được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm xây dựng các nhà máy sản xuất các loại hàng hóa là máy móc, thiết bị tự động hóa tại Việt Nam để thay thế nhập khẩu Nếu được như vậy, trước mắt, chúng ta sẽ thu được thuế nguyên vật liệu đầu vào và thuế VAT đầu ra, đồng thời rất phù hợp với chủ trương của Nhà nước là tạo điều kiện cho “sản xuất hàng công nghệ cao thay thế nhập khẩu” Khi đã có nhiều nhà máy sản xuất các loại hàng hóa là máy móc, thiết bị tự động hóa mang thương hiệu Việt thay thế được hàng nhập khẩu đang hưởng mức thuế 0%, và sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu thì chúng ta chỉ cần nâng mức thuế nhập khẩu mặt hàng đó từ 0% lên 1% hoặc cao hơn thì thời hạn để ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các mặt hàng sản xuất trong nước cũng có thể kết thúc

Ví dụ 2, như chúng ta đã đề cập, tự động hóa là một lĩnh vực công nghệ cao

Các sản phẩm tự động hóa đang được tung ra thị trường trong nước phục vụ các ngành kinh tế quốc dân hầu hết đều là những sản phẩm được thiết kế, chế tạo và phát triển trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các đề tài NCKH&PTCN và các dự án SXTN các cấp Tuy nhiên cho đến thời điểm này, các chính sách ưu đãi về thuế của Nhà nước đối với các đơn vị NC&TK cũng như các doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm này vẫn đang còn nhiều bất hợp lý Trong khi các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các khu công nghệ cao được hưởng quá nhiều ưu đãi về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 5 năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu hoạt động và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho 9 năm tiếp theo), thì các đơn vị trong nước thực hiện các dự án SXTN để hoàn thiện và tung ra thị trường các sản phẩm tự động hóa chỉ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 6 tháng (Điểm 2, Điều 40, Nghị định số 164/2003/NĐ - CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết về thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp) và trong Nghị định số 24/2007/NĐ - CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết về thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì không còn nêu điểm này nữa

mà chỉ nêu thời hạn miễn thuế tối đa không quá 01 năm đối với sản phẩm làm ra

từ công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, kể từ ngày bắt đầu áp dụng công nghệ mới này để sản xuất sản phẩm (Điểm 3, Điều 37, Nghị định số 24/2007/NĐ - CP) Như vậy, các sản phẩm của các dự án SXTN về thực chất là các sản phẩm được làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam thì nay lại không được coi là các sản phẩm thuộc loại được ưu tiên miễn thuế

Ngày đăng: 24/05/2014, 00:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Kỷ yếu Hội thảo “Khoa học và Công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội”. NXB KH&KT, Hà Nội, tháng 12 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học và Công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội
Nhà XB: NXB KH&KT
17. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia “Khoa học và Công nghệ thế giới. Thách thức và vận hội mới”. Hà Nội - 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học và Công nghệ thế giới. Thách thức và vận hội mới
18. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia “Khoa học và Công nghệ thế giới. Những năm đầu thế kỷ XXI”. Hà Nội - 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học và Công nghệ thế giới. Những năm đầu thế kỷ XXI
28. Quyết định số 53/2008/QĐ - BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao đến năm 2020
34. Viện NC Chiến lược, Chính sách Công nghiệp - Bộ Công nghiệp “Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp công nghệ cao một số nước”. Thông tin Chiến lược Chính sách Công nghiệp, số 08/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp công nghệ cao một số nước
35. Viện NC Chiến lược, Chính sách Công nghiệp - Bộ Công nghiệp “Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chuyển hướng công nghệ cao”. Tuần tin Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, số 26, từ ngày 26/6 đến 02/7/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chuyển hướng công nghệ cao
36. Đề án “Đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố” được ban hành theo Quyết định số Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố
38. Dự thảo “Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về Công nghệ thông tin” do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về Công nghệ thông tin
39. Dự thảo “Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao” do Bộ Khoa học và Công nghệ soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao
31. Tạp chí Hoạt động khoa học (http://www.tchdkh.org.vn, ngày 26/5/2009) 32. Chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ cao của Trung Quốc Link
43. Tài liệu Hội thảo về xúc tiến thương mại - khoa học và công nghệ tự động hóa do Hội tự động hóa Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 20/10/2010.44. http://www.vnn.vn Link
1. Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XI của Đảng. Tháng 4 - 2010 Khác
2. Nghị quyết số 27/CP ngày 28 tháng 03 năm 1997 của Chính phủ về ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Khác
3. Nghị định số 119/1999/NĐ - CP về các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu đổi mới công nghệ Khác
4. Quyết định số 55/2007/QĐ - TTg ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 Khác
5. Nghị định số 164/2003/NĐ - CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết về thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Khác
6. Nghị định số 24/2007/NĐ - CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết về thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Khác
14. Luật Công nghệ cao đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2009 Khác
15. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch các năm 2007, 2008 và 2009 của Bộ Công Thương Khác
19. Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020 ban hành theo Quyết định số 186/2002/QĐ - TTg ngày 26 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  1.1.  Biểu  đồ  về  kết  quả  đầu  tư  trong  nước  và  đầu  tư  nước  ngoài  vào - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của việt nam giai đoạn đến năm 2020
nh 1.1. Biểu đồ về kết quả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào (Trang 13)
Hình 1.2.  Biểu  đồ  tăng  trưởng giá trị sản  xuất  công  nghiệp  phân theo thành - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của việt nam giai đoạn đến năm 2020
Hình 1.2. Biểu đồ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành (Trang 15)
Bảng 1.1. Tổng doanh thu và thu nhập bình quân của người lao động của các - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của việt nam giai đoạn đến năm 2020
Bảng 1.1. Tổng doanh thu và thu nhập bình quân của người lao động của các (Trang 16)
Hình 1.3. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành công nghiệp giai đoạn - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của việt nam giai đoạn đến năm 2020
Hình 1.3. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành công nghiệp giai đoạn (Trang 17)
Bảng 1.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu hàng - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của việt nam giai đoạn đến năm 2020
Bảng 1.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu hàng (Trang 17)
Hình 1.4.  Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường lớn - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của việt nam giai đoạn đến năm 2020
Hình 1.4. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường lớn (Trang 18)
Bảng 2.1. Số lượng các máy CNC các doanh nghiệp trong ngành cơ khí chế tạo đã - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của việt nam giai đoạn đến năm 2020
Bảng 2.1. Số lượng các máy CNC các doanh nghiệp trong ngành cơ khí chế tạo đã (Trang 46)
Bảng 3.1:  Tỷ lệ nhân lực KH&CN và tỷ lệ đầu tư tài chính cho nghiên cứu và - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của việt nam giai đoạn đến năm 2020
Bảng 3.1 Tỷ lệ nhân lực KH&CN và tỷ lệ đầu tư tài chính cho nghiên cứu và (Trang 68)
Bảng 4.1. Giá trị đầu tư thiết bị, máy móc cho 4 ngành công nghiệp - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của việt nam giai đoạn đến năm 2020
Bảng 4.1. Giá trị đầu tư thiết bị, máy móc cho 4 ngành công nghiệp (Trang 89)
Hình 1. Mô hình một dây chuyền thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của việt nam giai đoạn đến năm 2020
Hình 1. Mô hình một dây chuyền thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm (Trang 127)
Hình 2. Phân xưởng của tương lai sẽ có tính tự động hóa cao và được - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của việt nam giai đoạn đến năm 2020
Hình 2. Phân xưởng của tương lai sẽ có tính tự động hóa cao và được (Trang 129)
Hình 3. Nhãn thông minh và hệ thống định vị vệ tinh cho phép theo dõi - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của việt nam giai đoạn đến năm 2020
Hình 3. Nhãn thông minh và hệ thống định vị vệ tinh cho phép theo dõi (Trang 130)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w