II. Thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động thời kỳ
1. Thực trang cơ cấu cung lao động:
1.3. Cơ cấu chất lượng nguồn lao động:
Chất lượng lao động là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh rất nhièu yếu tố như:trình dộ văn hoá ,trình độ chuyên mônkỹ thuật ,tay nghề ,thể lực vàa sức khoẻ của người lao động ,tuy nhiên chất lượng dó có phát huy tốt trong qúa trình sản xuất hay không còn phụ thuộc vào
hàng loạt các yếu tố khác cả khách quan lẫn chủ quan như điều kiện làm việc cơ sở vật chất kỹ thuật ,vốn đầu tư, sự phân bố hợp lí lao động ,tổ chức và phân công lao động khoa học
1.3.1.Trình độ văn hoá của lực lượng lao động
Nhìn chung cả nước trình độ học vấn của lực lượng lao động đang ngày một nâng cao biểu hiện rõ rệt là tỷ lệ ngươì chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp một ngày càng giảm .Năm 1996 tỷ lệ này là 26.67%, năm 1997 là 25.36% và đến năm 2000 chỉ còn 20.49% bình quân hàng năm giai đoạn 1996-200- giảm 3.86% /năm đồng thời số người tốt nghiệp cấp hai và cấp ba không ngừng tăng lên ,trong đó tăng nhành nhất cả về quy mô và tốc độ là số người tốt nghiệp cấp III
Bảng: Trình độ văn hoá của lực lượng lao động gai đoạn 1996-2000
đơn vị tính:(%) 1996 1997 1998 1999 2000 Chưa biết chữ 5,8 5.1 3.8 3.8 4.01 Chưa TN cấp I 20.9 20.3 18.5 18.5 16.48 Đã TN cấp I 27.8 28.1 29.4 29.4 29.29. Đã TN cấp II 32.1 32.4 32.3 32.3 32.99 Đã TN cấp III 13.5 14.1 14.1 14.1 17.23
Nguồn : Vụ lao động văn xã -bộ KH& ĐT
Năm 1996 số người tốt nghiệp cấp III là 4833,1 ngàn người ,chiếm 13.48% trong tổng số ,năm 1997 là 5132.1 ngàn người chiếm 14.31% đến năm 2000 con số này là 6662.2 ngàn người chiếm 17.23% tính bình quân giai đoạn 1996-2000 tăng 9,22% /năm với mức tăng tuyệt đối là 49.52 ngàn người
Những chuyển biến tích cực này về văn hoá này của lực lượng lao động sẽ tạo thêm không ít thuận lợi trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo dạy nghề nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động trong thơì gian tới
ở khu vực nông thôn trình độ học vấn của lực lượng lao động cũng diễn ra theo chiều hươóng tương tự nhưng còn đang còn ở điêm r xuất phát thấp hơn nhiều so với nkhu vực thành thị ,hiện nay số người chưa tốt nghiệp cấp i trong tổng số lực lượng lao động nông thôn vẫn còn tơi 24.9% và tỷ lệ người tốt nghiệp phổ thông trung học mới chỉ đạt 11.11% trong khi ở khu vực thành thị các chỉ số này là 11.93% và 37.42%
Bảng: Trình độ văn hoá thành thị –nông thôn:
Chung TT NT Tổng số 100 100 100 Chưa biêt chữ 4,12 143 4.89 Chưa TN cấp I 17.97 10.51 20.11 Đã TN cấp I 28.89 22.73 30.65 Đã TN cấp II 31.94 27.91 33.09 Đã TN cấp III 17.09 37.42 11.26
Nguồn: thực trang lao động việc làm 1999 Nhà XB TK
Tỉ lệ người chưa tốt nghiệp tiểu học của nông thôn gấp đôi thành thị trong khi đó tỉ lệ người tốt nghiệp phổ thông trung học ở thành thị lại gấp 3 lần nông thôn như vậy về cơ bản trình đọ văn hoá của lực lượng lao động nông thôn thấp xa so với thành thị .ở các cấp học canmgf cao thì tỷ lệ chềnh lệch này càng lớn
ở các vùng khác nhau trên các vùng lãnh thổ trình độ văn hoá của lực lượng lao động cũng có sự khác biệt rõ rệt
ở đồng bằng sông Hồng lực lượng lao động có trình độ văn hoá tỷ lệ cao nhất thể hiện qua số người đã tốt nghiệp trung học cơ sở và phổ thông trung học ở mức cao nhất so với cả nước ( 49.8%và 23.5%) ở các vùng duyên hải Miền Trung và Khu 4 cũ số người đã qua hết tiểu học ,trung học cơ sở và phổ thông trung học cũng khá cao và cao hơn so với đồng bằng sông Cửu Long ở đồng bằng sông Cửu Long số người biết chữ tập trung ở mức tốt nghiệp tiểu học .Tỷ lệ lao động chưa hết tiểu học với trên 70% lực lượng lao động số người học cao hơn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ ở mức thấp nhất so với cả nước (8.03%) Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là bhững vùng được đánh giá làcó trình độ dân trí khá phát triển với trên 22.2% lực lượng lao động đã qua phổ thông trung học
Bảng:Trình độ văn hoá của lực lượng lao động theo vùng
Đơn vị tính:% Tổng số Chưa biết chữa Chưa TNcấp I đã TN cấp I đã TN cấp II đã TN cấp III
Tổng số 100 4.1 17.9 28.9 31.9 17.2 ĐBSH 100 0.8 6.0 19.7 49.9 23.6 Đông bắc 100 5.2 12.0 16.3 39.3 17.2 Tây Bắc 100 15.3 25.3 28.2 22.5 8.7 Bắc Trung bộ 100 3.1 9.3 23.3. 45.4 20.2 Nam Trung Bộ 100 12.3 21.6 36.3 24.6 14.4 Tây Nguyên 100 2.6 18.8 30.1 25.6 13.2 Đông Nam bộ 100 6.4 20.1 32.8 22.1 22.4 ĐBSCL 100 34.6 37.0 13.9 8.1
Nguồn : Thực trạng lao động việc làm 1999.NXB thống kê
Trình độ văn hoá của lực lượng lao động nữ so với nam vẫn còn khoảng cách chênh lệch khá lớn trong khi nam giới chỉ còn 3% số ngưopừi chưa biết chữ thì của nữ là 5.15% lao động nam chưa hết tiểu học là 16.05% nhưng của nữ vẫn còn tới 19.92% .Số lao động nam tốt nghiệp phổ thông trung học là 18.92% còn của nữ chỉ bằng 15.22% lớp học cao nhất đã qua bình quân theo người của lao động nữ là 6.9/12 trong khi đó bình quân chung của lao động cả nước là 7.4/12
Ngay trong số lao động nữ trình độ văn hoá cũng phát triển không đều .Tuy trình độ văn hoá của lực lượng lao động nữ ở khu vực nông thôn tăng khá nhanh nhưng vẫn ở mức thấp hơn kha nhiều so với khu vực thành thị ,hiện nay trong tổng số lực lượng lao động nữ ở khu vực nông thôn tỷ lệ số người chưa tốt nghiệp tiểu học vẫn còn tơí 28.06% trong khi ở thành thị chỉ còn 13.53% tỷ lệ người tốt nghiệp trung học mới chỉ đạt 9.33% ở khu vực thành thị là 36.74% .Trong khi bình quân lớp học cao nhất cho một lao động nữ thành thị 1999 là 8.5 lớp khi khu vực nông thôn chỉ là 6.5 lớp ,tại một số tỉnh vùng sâu ,còn nhiều khó khăn thì con số này còn hơn rất nhiều chẳng hạn An Giang và Soc Trăng là 4.1/12 Kon Tum 3.6,Sơn La 3.1 Lai Châu 2.1 tình trạng văn hoá của lực lượng lao động nữ không đều còn thể hiện giữa các vùng trong khi mức bình quân số lớp của lao động nữ ở vùng đồng bằng sông Hồng đến 1999 là 7.8/12 thì ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ là 5.1 lớp Tây nguyên 5.0 .Vùng Đông Bắc chỉ có 3.9 lớp