Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong giai đoạn 2001-2010:

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động trong giai đoạn 1996-2000 (Trang 59 - 75)

1. Mục tiêu:

1.1 mục tiêu tổng quát:

Từ quan điểm cơ bản và địch hướng chính sách của đảng và nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ kế hoạch 2001-2010 là tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao và ổn định chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH,

thực hiện có hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ,định hình thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân thì việc thưc hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động mục tiêu là nhằm tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý và chất lượng ngày càng cao

1.2. Mục tiêu cụ thể:

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành:

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng :giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 63,10% năm 2000 xuống 57% vào năm 2005 và khoang 51-52% vào năm 2010

Tăng tỷ prọng lao động công nghiệp và xây dựng từ 13% năm 2000 lên 20% vào năm 2005 và 22-23% vào năm 2010

Tăng tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ từ 23,9% năm 2000 lên 25-26% vào năm 2010

 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyển dịch theo hướng:

Nâng tỷ lệ lao động đã qua đoà tạo tư 20% năm 2000 lên 30% vào năm 2005 và 35-38 % vào năm 2010, cơ cấu lao động theo trình độ lành nghề hợp lý

Tăng nhanh tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ 15% năm 2000 lên 22% vào năm 2005 và 30% vào năm 2010

 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ: theo hướng phân bố một cách hợp lý nguồn lao động trên các vùng ,địch hướng các dòng di chuyển lao động dựa vào nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và khản năng tạo việc làm của từng vùng, từng khu vực

2. Định hướng chuyển dịch :

2.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành:

 Chuyển dịch cơ cáu lao động theo ngành theo hướng kinh tế : giảm cả về tuyệt đối và tỷ trọng lao động trong nông nghiêp, tăng tuyệt đối và tỷ trọng lao động trong ngành CN&XD và dịch vụ nhằm tạo ra một cơ cấu lao động theo ngành phù hợp với cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH-HĐH:

Bảng: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2001-2010 :

2000 2005 2010

Tổng số: 36.395.674 39.718.664 42.041.654 Nông-lâm-ngư 22.965.670 22.639.638 21.441.243

(%) 63.10 57.0 51.0 CN& XD (%) 4.731.437 13.0 7.943.732 20.0 9.699.580 23.0 Dịch vụ (%) 8.698.567 23.9 9.135.294 23.0 10.930.831 26.0

Nguồn : Vụ lao động văn xã, Bộ KH& ĐT

 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiêp nông thôn theo hướng giảm về cả tuyệt đối và tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng tuyệt đối và tỷ trọng lao dộng trong các ngành phi nông nghiệp nông thôn: vào các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làm dịch vụ nông nghiêp nông thôn. chuyển một phần lao động trồng lúa sang phát triển các lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản trồng cây rau quả và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Đây là một hướng chuyển dich tích cực và mang tính tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình CNH-HĐH, nhất là các nước đang phát triển như nước ta hiện nay sự phát triển của các ngành công nghiệp & xây dựng và dịch vụ thành thị vẫn chưa đủ mạnh để thu hút một số lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp nông thôn đồng thời có ý nghĩa đối với việc giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ tăng thu nhập cho ngưòi lao động. Giảm một phần sức ép cho khu vưc thành thị trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội phức tạp khi số lao động dịch chuyển một cách tư phát và tập trung quá mức vào các thành phố lớn

2.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ:

Chuyển dịch cơ cấu theo trình độ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng lao động dã qua đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao ,tạo ra một cơ cấu ngày càng hợp lí

Trong thời gian tới cần phải ưu tiên phát triển đội ngũ lao động đã qua đào tạo ,đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí ,đội ngũ tham mưu các nhà kinh doanh giỏi ,các nnhà khoa học và công nhân có kỹ thuật cao công nhân lành nghề trong các lĩnh vực kinh tế xã hội .Hình thành và phát triển nguồn lao động với chất lượng cao phạuc vụ những linmhx vực kinh tế mũi nhọn có hiệu quả cao giải quyết thoả đáng quan hệ cung cầu lao động có kỹ năng trình độ kỹ thutật cao nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp nhận công nghệ hiện đại các bí quyết kiến thức

kinh nghiệm quản lí trên các vùng kinh tế trọng điểm các khu công nghiệp tập trung ,các khu chế xuất là nhân tố hàng đầu trong việc khai thác thế mạnh của quốc gia để đạt tốc độ phát triển cao đồng thời phất huy tác dụng của đội ngũ lao động

Tăng tỷ trọng đội ngũ có trình độ chuyên môn kỹ thuật :Một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việck làm trong thời ỳy công nghiệp hoá hiện đại hoá giai đoạn 2001-2010 là nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ 22% năm 2000 lên 30% năm 2005 và 40% năm 2010 .Theo dự tính đề thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên thì tốc độ tăng lao động đã qua đào tạo của việct Nam trong thời kỳ tới càan đạt là 9.4%/năm trong đó thời kỳ 2001-2005 cần đạt là 9.2%/năm thời kỳ 2006 –2010 cần đạt là 9.7%/năm

Để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động vào năm 2010 trong các khu vực nông nghiệp ,công nghiệp và dịch vụ tương ứng là 50,23.27 cần có sự điều chỉnh mục tiêu đào tạo nghề cho lao động theo các cấp trình độ khác nhau .Trong thời kỳ 2001-2005 cần phải đào tạo thêm 1.3 triệu người trong đó thời kỳ 2001-2005 cần đào tạo cần đào tạo 1 triệu người /năm và thờin kỳ 2005-2010 cần tăng 1.5 lần

Đồng thời cần phải có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu đào tạo theo các cấp trình độ ưu tiên cho phát triển đào tạo nghề theo ước tính số người cần đaò tạo bình quânmỗi năm là trên 880 ngàn trong đó thời kỳ 2001-2005 là 626 nghìn và thời kì sau là 1 triệu trong đó số công nhân kĩ thuật dào hạn cần đào tạo khoảng 200 nghìn người/năm

Theo cơ cấu lao động đào tạo thêm về cơ bản đã khắc phục được sự thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật đảm bảo cơ cấu đào tạo giữa cao đẳng,đại học so với trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề là 1-2.5-5.2 vào năm 2005và 1-3-7 vào năm 2010 gần tương đương với cơ cấu của các nước trong khu vực và trên thế giới

Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn đặc biệt là nông dân ở các vùng ven đô thị lớn bị mất đất do quá trình đô thị hoá nhanh nhằm chuyển sang làm các nghành nghề công nghiệp ,tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn đến năm 2010 nâng tỉ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo lên 30%

Cơ cấu trình độ lành nghề của đội ngũ lao động chuyển dịch theo hướng yêu cầu trí tuệ ngày càng cao gắn với cơ cấu công nghệ mới đó là cơ cấu gồm nhiều trình độ công nghệ nhiều loại quy mô trong đó ưu tiên các loại hình trình độ tiên tiến thích hợp

2.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ:

Chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động theo trình độ nói riêng góp phần làm giảm bớt sự mất cân đối về cung cầu lao động của từng vùng lãnh thổ,thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ cần chuyển dịch theo hướng sau

Bên cạnh việc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch lao động trong nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm tỉ trọng lao động nông nghiệp tăng tỉ trọng lao động trong các ngành phi nông nghiệp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo hướng “li nông bất li hương” để hạn chế dòng di dân và dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị ngày càng lớn cần định hướng việc dịch chuyển lao động từ nông nghiệp nông thôn vào các ngành công nghiệp và dịch vụ ở khu vực thành thị đó là các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như công nghiệp chế biến,giày da ,may mặc,

Đẩy mạnh quá trình dịch chuyển nguồn lao động theo vùng lãnh thổ dịch chuyển một phần lao động từ các vùng đôngf bằng đông dân đất đai hạn chế lên các vùng miền núi và trung du để làm ăn sinh sống tăng cường việc khai hoang mở rộng diện tích canh tác phát triển các vùng kinh tế mới.Hiện nay vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông cửu long còn 20- 22% diện tích đất chưa khai hoang vùng Tây nguyên và miền núi trung du phía bắc còn trên 50% Duyên Hải miền trung và Bắc trung bộ còn trên 40%.Việc mở rộng diện tích đất canh tác được khai hoang sẽ góp phần làm tăng diện tích đất canh tác tăng sản lượng cây trồng và vật nuôi góp phần thực hiẹn mục tiêu tăng trưởng giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở các vùng

Đẩy mạnh quá trình dịch chuyển lao động đã qua đào tạo trên các vùng lãnh thổ nhằm đạt được một cơ cấu sử dụng hợp lí về lao động có trình độ có trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa các vùng để thực hiện mục tiêu này nhà nước cần có các chính sáh thích hợp để thu hút lao động đã qua đào tạo làm việc tại các vùng nông thôn miền núi vùng sâu vùng xa

III. Các giải pháp kinh tế chủ yếu :

1. Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH:

Tăng nhanh tỷ trọng của khu vực CN&XD và dịch vụ ,giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp `nhằm tạo cơ cấu của một nền kinh tế có khả năng tạo thêm nhièu việc làm mới và thu hút ngày càng nhiều lực lượng lao động

Trong công nghiệp :Phát triển mạnh những ngành công nghiệp đang có có lợi thế về lao động và tài nguyên ,tạo ra được nhiều việc làmcho người lao động tăng thu ngoại tệ ,góp phần cải thiện cán cân thương mại .Đây chủ yếu là các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm -thuỷ sản :gạo ,cà phê ,cao su tự nhiên,thuỷ sản và những ngành sử dụng nhiều lao động như giày da ,may mặc

'Trong khu vực nông nghiệp nông thôn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,cơ cấu ngành nghề nông thôn theo hướng giảm tỷ trong nông nghiệp tăng dần tỷ trọng công nghiệp ,tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn trước hết cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếtronglĩnh vực nông -lâm- ngư nghiệp theo hướng đa canh đa dạng hoá sản xuất cây trồng vật nuôi đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần tăng năng suất ,nâng cao chất lượng và sự cạnh tranh của sản phẩm .Cần quy hoạch lại các vùng chuyên canh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với lợi thế từng vùng ,từng địa phương ,phát riển công nghiệp ,tiểu tủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn theo hướng đưa công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu và thị trường nông thôn .Tạo sự liên kết gắn bó giữa công nghiệp và nông nghiệp thu hút lao động dư thửa trong nông nghiệp ,nông thôn .Trước mắt cần tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu tại chỗ như mía đường ,cà phê ,chè ,rau quả chế biến gỗ và hải sản .Phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như sản xuất vật liệu xây dựng thủ công mỹ nghệ dệt may gia công... khôi phục các làng nghề truyền thống phát triển các làng nghề mới ,phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp nông thôn

2. CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn :

Thúc đẩy quá trình HĐH nông nghiệp nông thôn bằng việc thực hiện thủy lợi hoá, cơ khí hoá, điện khí hoá, hoá học hóa, sinh học hoá nhằm tăng năng suất cây trồng vật nuôi, tăng năng suất lao động tronh nông nghiệp ,tạo điều kiện cho việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tro trong nông nghiệp nông thôn

Phát triển công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản gắn với các vùng nguyên liệuvới công nghệ ngày càng tiên tiến được coi là hoạt động then chốt để giũ vũng thị trường trong và ngoài nước làm tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp đồng thời tạo được nhiều việc làm góp phần thu hút một lượng lớn lao động trong nông nghiệp

Phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động :cùng với công nghiệp chế biến nông lâm thủ sản cần phát triển các ngành nghề như dệt may ,giày da gốm sứ ,vật liệu xây

dựng cơ khí chế tạo và sữa chữa công cụ lao dộng nông nghiệp .ở các vùng ven đô thị có thể phát triển các ngành lắp ráp cơ khí hoặc gia công khác là vệ tinh cho các trung tâm công nghiệp thương mại và dịch vụ đay là các ngành sử dụng nhiều lao động do đó việc phát triển những ngành này có tác dụng thu hút nhiều lao động trong nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm ,tăng thu nhập cho người lao động tạo điều kiện cho việc chuuyển dịch lao động nông nghiệp nông thôn

Phát triển các ngành nghề tiể thủ công nghiệp với quy mô hộ gia đình ,chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống đáp ứng nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền được hình thành và tồn tại trong các làng xã chuyên làm nông nghiệp được coi là nghề phụ lúc nông nhàn và trong cả các làng nghề truyền thống .Đi đôi với việc khôi phục và phát triển các làng nghề cổ truyền có thể mở ra các làng nghề mới phù hợp vớ nhu cầu thị trường giải quyết lao động tại chỗ trong nông thôn

Thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn làm cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông thôn .Nhà nước kích thích quả trình này bằng cách hỗ trợ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như: Giao thông, điện nước,thông tin liên lạc, các trung tâm thương mại dịch vụ ..Khuyến khích dân cư nông thôn tự tạo việc làm ngay tại quê nhà

3. Phát triển các nghành nghề ở nông thôn:

Đây là một giải pháp tích cực có ý nghĩa trước mắt và lâu dài nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn sang các ngành phi nông nghiệp. Thực tế ở hầu hết các làng xã vùng nông thôn nước ta hiện nay đều ít nhiều có các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Các hoạt động này đang được phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây .đặc biệt là những làng nghề truyền thống ,những vùng ven đô thị gần các trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ

Tiềm năng phát triển các hoạt động này còn rất lớn và đa dạng từ nghề mọc rền ,xây dựng ,dệt may da công, mây tre đan đến xay xát ,chế biến ,sữa chữa ,buôn bán dịch vụ nông nghiệp nông thôn .Nhiều nơi kết hợp phát triển các nghề truyền thống và các nghề dịch vụ mới thu hút từ 60-80% số hộ và người lao động tham gia .theo số liệu điều tra kinh tế xã hội kể cả miền núi các tỉnh phía bắc cũng như phía nam đều cho kết quả cho thấy ở đâu có các ngành nghề và dịch vụ phát triển thì ở đó có tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn tỷ trộng lao động phi nông nghiêp cao và không có lao động dư thừa trong nông thôn một số nơi có các làng nghề và các hoạy độnh phi nông nghiệp phát triển như ninh hiệp, Bát Tràng

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động trong giai đoạn 1996-2000 (Trang 59 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)