Kinh nghiệm của các nước về chuyển dịch cơ cấu lao động trong thờ

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động trong giai đoạn 1996-2000 (Trang 25 - 27)

HĐH đất nước:

1.Trung Quốc :

Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, với 1,3 tỷ dân nhưng vẫn còn tới 70% dân số vẫn còn sống ở khu vực nông thôn.

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động được biểu hiện qua những nét chủ yếu sau:

Sau cải cách và mở cửa nền kinh té trung quốc thực hiện phương châm “ ly nông bất ly hương’’ thông qua chính sách phát triển mạnh mẽ công nghiệp nông thôn nhằm phất triên và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấ kinh tế và phân công lao động xã hộ ở nông thôn. nhờ phát triển công nghiệp mà tỷ trịng lao động nông nghiệp đã giảm xuống từ 70% (1978) xuống conf 50% năm 1992

- Thực hiện chính sách đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh ,thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn và mở mang cá hoạt động phi nông nghiệp - Nhà nước thực hiện chính sách hạn chế di chuyển lao động giữa các vùng nên lao động bị bố chặt ở khu vực nông thôn. mặt khác việc đẩy mạnh cơ khí hoá nông nghiệp trong những năm 1970 tăng cường sử dụng phân bón hoá học, cơ khí hoá … đã dẫn đến rất nhiều lao động trong nông nghiẹp không hoặc thiếu việc làm.đIều này đã tạo đIều kiện cho việc dịch chuyển một phần lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp và phân bố lại lực lượng lao động nông thôn một cách có hiệu quả hơn

2. Đài Loan :

- Kinh nghiệm của Đài Loan cho thất quá trình CNH không nhất thiết phải bắt đầu từ khu vực thành thị và một số ít trung tâm công nghiệp lớn .Quả trình CNH của đài loan khởi đầu từ khu vực nông thôn, mang tính “ nông thôn”của công nghiệp là một nét cơ bản đặc trưng của CNH ở Đài Loan

- Bắt đầu từ năm 1953 chính quyền Đài Loan đã bắt đầu có những cơ chế chính sách phát triển công nghiệp nông thôn. Cùng với quá trình CNH quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở Đài Loan đã đạt được những thành tựu đáng kể :tỷ trọng lao động trong nông nghiệp đã giảm từ 50% những năm 1950 xuống còn 14,2% năm 1988 cà chuyển sang các hoạt động công nghiệ và phi nông nghịp khác

- Kinh nghiêm chuyển dịch cơ cấu lao động của Đài Loan mang những nét đặc trưng sau:

- Nông nghiệp được ưu tiên phát triển làm cơ sở cho việc phát triển công nghiệp nông thôn ,mà trước hết là công nghiệp chế biến nông sản

- Lao động dư thừa trong nông nghiệp được chuyển dần sang các ngành công nghiệp nhẹ nông thôn CNH nông nghiệp nông thôn nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hộ ở nông thôn

- Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ,lấy công nghệ sử dụng nhiều lao động là chính nhằm giải quyết việc làm và thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp –nông thôn

- Bên cạnh việc đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn. Chính phủ còn đặc biệt chú trọng đến các ngành công ngfhiệp sử dụng nhiều lao động như : công nghiệp chế biến nông –lâm sản, dệt may ,giày da, công nghiệp hoá chất, chế tạo máy để giảI quyết việc làm và tvà thu hút loa động dôi dư từ nông nghiệp

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng coa ,tạo đIều kiện tiền đề mang tính quyết định trong việc nâng cao khản năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật và phát triển cac ngành công nghệ cao

- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở nông thôn, tạo điều kiện cho việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn

3.Malaixia:

Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động của Malaixia được thể hiện qua những nét chủ yếu sau :

- Chính sách thu hút đầu tư ở cả trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp mà trước hết là công nghiệp chế biến nông sản để nâng cao giá trị gia tăng cũng như giải quyết việc làm và dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp nông thôn sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ

- Trong qúa trình CNH nông nghiệp nông thôn chính phủ đưa ra các chính sách khuyến khích từng vùng có qui hoạch lâu dài và cụ thể trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường sá kênh mương, thuỷ lợi, cung cấp nước sinh hoạt hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, tạo điều kiện cho việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn

- Khi nền kinh tế đã đạt mức toàn dụng lao động, Malaixia chuyển sang sử dụng nhiều vốn và bước đầu sử dụng công nghệ hiện đại

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực: Nhà nước đặc biệt chú trọng đến vấn đề giáo dục và đào tạo ,từ các cấp học phổ thông đến đào tạo nghề

Phần II

Thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động trong giai đoạn 1996- 2000

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động trong giai đoạn 1996-2000 (Trang 25 - 27)