III. Các giải pháp kinh tế chủ yếu :
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Để có một nguồn nhân lực với chất lượng cao cần phải có thơì gian .điều này đã được đảng và nhà nước nhận thức rất rõ và đề ra trong chiến lược phát triển con người trên khắp cả nước .tuy nhiên chúng ta mới chỉ chú ý nhiều đến số lượng mà chưa đầu tư thích đáng để nâng cao chất lượng .trong thời gian tới để có một nguồn lao động có chất lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu cho sự nghiệp CNH-HĐH ,thực hiện mục tiêu tăng trưỏng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hương CNH-HĐH cần phải:
Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo thực hiện các chính sách khuyến khích dạy và học nghề đối với người lao động theo phương châm xã hội hoá giáo dục đào tạo .đầu tiên là với thanh niên đặc biệt là thanh niên nông thôn ,phụ nữ ,lao động dôi dư ra do sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước. phổ cập phổ thông trung học cho người lao động gắn liền với nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong cấc cấp nhằm tạo ra một mặt bằng dân trí tối thiểu và nâng cao năng lực cho người lao động để người lao động có đủ năng lực tiếp cận được với các chương trình đaò tạo bồi dưỡng kiến thức sâu về chuyên môn ,nghiệp vụ khoa học kỹ thuật
Phát triển mạnh mẽ các trường dạy nghề nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý giữa lực lượng lao động ,cân đối lại tỷ lệ gưĩa lao động lành nghề và tỷ lệ lao động có trình độ CĐ,ĐH,giưa kỹ sư lý thuyết và kỹ sư thực hành phân bố lại số lượng chuyên gia giữa các lĩnh vực kinh tế đáp ưng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Hướng nghiệp dạy nghề cần được tiến hành
có hệ thống tại các trường, các trường dạy nghề cần chuẩn hoá các giáo trình đúc rutt kinh nghiệm để có phương pháp dạy nhề đấp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đặt ra ,phù hợp với thị trường lao động
Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực trong đó đặc biệt coi trọng các chinhs sách sau: Tập trung đầu tư thoã đáng vào đào tạo cho các khu công nghiệp các khu công nghệ cao Khuyến khích các doanh nghiệp giáo viên và người học trong lĩnh vực đào tạo nghề. Khuyến khích người học nghề phát triển tài năng và mở đường cho họ phát triển không hạn chế tài năng của mình. Khuyến khích vật chất và đãi ngộ thoã đáng đối với người lao động học tập nâng cao trình độ tay nghề ( Tiền lương, phụ cấp, bồi dưỡng vât, chất cho các giáo viên, nghệ nhân dạy và truyền nghề).
Nâng cao chất lượng lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn. Đối với lao động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp cần mở rộng và đa dạng hoá các hình thức đào tạo các hình thức đào tạo với các chương trình khuyến nông, lâm ngư. Xây dựng mạng lưới đào tạo tới từng xã nhằm gắn đào tạo với sử dụng lao động nông nghiệp với nông thôn. Đối với lao động không có nhu cầu sử dụng trong nông nghiệp cần phải được đào tạo để tăng cơ hội có việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp tại địa bàn nông thôn. Theo hướng này cần sớm tiến hành quy hoạch mạng lưới dạy nghề trên địa bàn nông thôn. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo phù hợp với đối tượng được đào tạo. Phát triển các hình thức đào tạo di động. Tăng nguồn lực đầu tư phát triển nghề trong nông thôn.
Đào tạo nghề cần căn cứ trên cơ sở các định hướng phát triển kinh tế định hướng phát triển các ngành, coi trọng công tác nhu cầu lao động theo trình độ chuyên môn kỷ thuật tránh tình trạng đào tạo tràn lan theo phong trào dẫn đến dư thừa lao động trong ngành này nhưng lại thiếu lao động trong ngành khác. Phát triển các chương trình đào tạo nghề theo yêu cầu của ngưpời lao động và người sử dụng lao động đảm bảo tỷ lệ cân đối lao động qua đào tạo với nhu cầu của nền kinh tế xã hội.
Cần chuyển dịch và xây dựng cơ cấu giữa đào tạo và sử dụng lao động một cách hợp lý: Trong giai đoạn tới 2001-2005 cần xây dựng cơ cấu đào tạo theo hướng 1-2-5 để đến năm giai đoạn 2006- 2010 chuyển dịch từng bước tgeo hướng 1-3-7 gần với cơ cấu của các nước trong khu vực.