1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ THẢO MỘC DR THANH CỦA CÔNG TY TNHH – TM DV TÂN HIỆP PHÁT

101 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Trong quá trình tìm hiểu hoạt động phân phối tại Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đã cho tôi thấy được những ưu điểm như: HTPP bao phủ tồn quốc, ln là người tiên phong trong việc tạo ra

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM

TRÀ THẢO MỘC DR THANH CỦA

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ THẢO MỘC DR THANH CỦA CÔNG TY TNHH – TM & DV TÂN HIỆP PHÁT”, do Trần Thị Tố Như, sinh viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _

Th.S TRẦN ĐÌNH LÝ Người hướng dẫn,

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Từ sâu thẳm trái tim, con xin cám ơn Ba Úm đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên người, em xin cám ơn các anh chị, nhất là chị Thủy, đã luôn là người động viên, khuyến khích em mỗi khi em gặp khó khăn, xin cám ơn những người bạn đã cùng tôi chia sẻ những buồn vui của đời sinh viên

Xin cảm ơn tất cả các thầy cô đã dạy bảo cho em từ thuở ấu thơ đến lúc em vào giảng đường đại học Đặc biệt em xin cám ơn các thầy cô khoa kinh tế Trường Đại học Nông Lâm TP HCM đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để em bước vào một ngưỡng cửa mới của cuộc đời, trong đó xin cho em được gửi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Đình Lý, người đã tận tình chỉ dạy cho em trong suốt thời gian em làm đề tài Một lần nữa em xin cám ơn thầy Chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe và may mắn trong cuộc sống

Xin cám ơn công ty TNHH - TM &DV Tân Hiệp Phát đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Đặc biệt xin chân thành cám ơn anh Văn, Trưởng phòng nhân sự Sales, cám ơn chị Tuyền, chị Trà đã chân thành chỉ dạy, cung cấp cho tôi nhiều thông tin bổ ích

Xin cám ơn tất cả những người đã tạo ra nguồn tài liệu quý giá giúp tôi làm phong phú thêm khóa luận của mình

Một lần nữa, xin gửi lời tri ân đến tất cả moi người

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2010

Trần Thị Tố Như

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

TRẦN THỊ TỐ NHƯ Tháng 7 năm 2010 "Nghiên Cứu Hệ Thống Phân Phối

Sản Phẩm Trà Thảo Mộc Dr Thanh của Công Ty TNHH –TM & DV Tân Hiệp Phát "

TRAN THI TO NHU July 2010 "Research On Distribution System’s Dr

Thanh Herbal Tea Of Tan Hiep Phat Commercial Limited Company "

Trong khóa luận nghiên cứu các mục tiêu sau:

- Tìm hiểu sự tổ chức, vận hành hệ thống phân phối và phân tích hiệu quả hoạt động phân phối của Công ty

- Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động phân phối

- Việc phân tích hệ thống phân phối của công ty để thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu và từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của công ty

Các mục tiêu chủ yếu sử dụng các phương pháp để nghiên cứu như: Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp phân tích thống kê

Trong quá trình tìm hiểu hoạt động phân phối tại Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đã cho tôi thấy được những ưu điểm như: HTPP bao phủ toàn quốc, luôn là người tiên phong trong việc tạo ra các SP tự nhiên, có lợi cho sức khỏe, chiến lược chiêu thị cổ động mạnh mẽ, ban quản trị công ty rất có tầm nhìn, đội ngũ nhân sự bán hàng chuyên nghiệp Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn tồn tại một số khó khăn như:

Độ bao phủ hàng ở một số khu vực Miền Bắc, Miền Trung còn hạn chế, đội ngũ bán hàng thuyên chuyển cao, đôi khi có sự xảy ra xung đột lợi ích giữa các NPP, công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường

Từ kết qủa tìm hiểu, phân tích hoạt động phân phối của công ty, tôi đề xuất một

số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của Công ty

Trang 5

v

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH x

DANH MỤC PHỤ LỤC xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Cấu trúc khóa luận 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Sự hình thành và lịch sử phát triển của Công ty THP 3

2.1.1 Giới thiệu công ty TNHH – TM & DV THP 3

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của THP 3

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của THP 5

2.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 6

2.2.1 Cơ cấu tổ chức 6

2.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban 6

2.3 Tầm nhìn - chính sách chất lượng - sứ mệnh kinh doanh 9

2.4 Các sản phẩm của THP 10

2.5 Thành tích 13

2.6 Chứng nhận 14

2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của THP 15

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Cơ sở lý luận 16

3.1.1 Bản chất của kênh phân phối 16

3.1.2 Vai trò, chức năng của kênh phân phối 17

3.1.3 Cấu trúc kênh phân phối 18

3.1.4 Các thành viên trong kênh phân phối 20

3.1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống phân phối sản phẩm 22

3.2 Phương pháp nghiên cứu và thực hiện 22

Trang 6

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu 22

3.2.2 Phương pháp thực hiện 23

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Tổng quan về thị trường nước giải khát Việt Nam 25

4.2 Một số nét cơ bản về sản phẩm Trà thảo mộc Dr Thanh 26

4.3 Các yếu tố môi trường vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến HTPP 29

4.3.1 Các yếu tố vĩ mô 29

4.3.2 Các yếu tố vi mô (cạnh tranh) 32

4.3.3 Vị thế của công ty trong ngành 41

4.4 Phân tích HTPP mà công ty đang sử dụng 42

4.4.1 Chiến lược phân phối trong Marketing Mix của Trà thảo mộc Dr Thanh 42

4.4.2 Hệ thống phân phối công ty đang sử dụng 48

4.4.3 Quan hệ của công ty với các trung gian PP 52

4.4.4 Tổ chức nhân sự trong HTPP 56

4.4.5 Hệ thống thông tin trong phân phối 58

4.4.6 Thực trạng trưng bày hàng hóa tại các KPP 59

4.5 Đánh giá chung về HTPP của THP 59

4.5.1 Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động phân phối của công ty 59

4.5.2 Đánh giá HTPP thông qua kết quả nghiên cứu thị trường 66

4.5.3 Đánh giá chung HTPP của Cty 70

4.6 Các biện pháp xây dựng và hoàn thiện HTPP 71

4.6.1 Phân tích ma trận SWOT của HTPP 71

4.6.2 Một số đề xuất xây dựng và hoàn thiện HTPP 73

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

5.1 Kết luận 81

5.2 Kiến nghị 81

5.2.1 Đối với công ty : 81

5.2.2 Đối với Nhà nước 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

KQ HĐSXKD Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

 

Bảng 2.1 KQ HĐSXKD qua các năm: 15 

Bảng 4.1 Công Thức Bào Chế Trà Thảo Mộc Dr Thanh 27 

Bảng 4.2 Tốc Độ Tăng Trưởng GDP của Việt Nam Từ 2006 – 2009 29 

Bảng 4.3 Một Số Nhà Cung Ứng của THP 36 

Bảng 4.4 Đánh giá của NTD về sự tiện lợi của kênh phân phối trà Dr Thanh 44 

Bảng 4.5 Kết quả nghiên cứu thị trường về sự hài lòng của KH đối với giá của Dr Thanh 45 

Bảng 4.6 Thị Trường Tiêu Thụ Của THP 49 

Bảng 4.7 Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh của THP 60 

Bảng 4.8 Sản Lượng Tiêu Thụ Của Dr Thanh Trong Năm 2009: 60 

Bảng 4.9 Tốc Độ Tăng Trưởng Sản Lượng Tiêu Thụ của Dr Thanh năm 2009 61 

Bảng 4.10 Mật Độ Phủ Hàng của Dr Thanh Năm 2009 62 

Bảng 4.11 Mật Độ Phủ Hàng Chi Tiết các Khu Vực Kênh GT 62 

Bảng 4.12 Mật Độ Phủ Hàng Chi Tiết các Khu Vực Kênh MT 63 

Bảng 4.13 Mật Độ Phủ Hàng Chi Tiết các Khu Vực Kênh SA 64 

Bảng 4.14 DT Của Dr Thanh Phân Chia Theo Khu Vực Năm 2009 65 

Bảng 4.15 Kết Quả Nghiên Cứu về Thời Gian Giao Hàng 66 

Bảng 4.16 Kết Quả Nghiên Cứu về Hoa Hồng Chiết Khấu 67 

Bảng 4.17 Kết Quả Nghiên Cứu về Địa Bàn Hoạt Động 67 

Bảng 4.18 Kết Quả Nghiên Cứu về Nhân Viên Bán Hàng 67 

Bảng 4.19 Kết Quả Nghiên Cứu Về Đánh Giá Chung Mức Độ Hài Lòng Của NPP Đối Với Các Chính Sách Của THP 68 

Bảng 4.20 Kết Quả Nghiên Cứu về Sự Tiện Lợi 68 

Bảng 4.21 Kết Quả Nghiên Cứu về Cách Trưng Bày 69 

Bảng 4.22 Kết Quả Nghiên Cứu về Chất Lượng SP 69 

Bảng 4.23 Kết Quả Nghiên Cứu về Giá Cả 69 

Bảng 4.24 Kết Quả Nghiên Cứu về Thương Hiệu SP 70 

Trang 9

ix

Bảng 4.25 Kết Quả Nghiên Cứu về Đánh Giá Chung Mức Hài Lòng Của NTD đối với HTPP của THP 70 Bảng 4.26 Ma trận SWOT của HTPP 72 

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

 

Hình 2.1 Công Ty TNHH – TM & DV THP 4 

Hình 2.2 Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty 7 

Hình 2.3 Cơ Cấu Sản Phẩm Công Ty THP 12 

Hình 3.1 Sơ Đồ Năm Dòng Chảy Chính trong Kênh Phân Phối của Một Sản Phẩm Cụ Thể 17 

Hình 3.2 Sơ Đồ Các Hệ Thống Phân Phối Hàng Hóa Tiêu Dùng Cá Nhân Phổ Biến 19 

Hình 3.3 Sơ Đồ Phân Loại Những Người Tham Gia Vào Kênh 21 

Hình 3.4 Cấu Trúc của Marketing - Mix 22 

Hình 4.1 Sản Lượng Dự Kiến của Ngành Đồ Uống Việt Nam Năm 2010 – 2025

26 

Hình 4.2 9 Loại Thảo Mộc Trong Trà Thảo Mộc Dr Thanh 27

Hình 4.3 Thị Phần của Dr Thanh và Các Đối Thủ Cạnh Tranh tại Kênh Siêu Thị 42 

Hình 4.4 Biểu Đồ Chi Phí Quảng Cáo Top 10 Nhãn Hàng Năm 2009 47 

Hình 4.5 Hệ Thống Phân Phối của Công Ty THP 48 

Hình 4.6 Sơ đồ tổ chức khối bán hàng toàn quốc 57

Hình 4.7 Biểu Đồ Sản Lượng Tiêu Thụ của Dr Thanh Năm 2009 60

Hình 4.8 Biểu Đồ TĐTT Sản Lượng Tiêu Thụ của Dr Thanh Năm 2009 61

Hình 4.9 Biểu Đồ Mật Độ Phủ Hàng của Dr Thanh Năm 2009 62 

Hình 4.10 Biểu Đồ Mật Độ Phủ Hàng Kênh GT của Dr Thanh năm 2009 63 

Hình 4.11 Biểu Đồ Mật Độ Phủ Hàng Kênh MT của Dr Thanh năm 2009 64 

Hình 4.12 Biểu Đồ Mật Độ Phủ Hàng Kênh SA của Dr Thanh năm 2009 64

Hình 4.13 DT Dr Thanh Đóng Góp theo Kênh Năm 2009 65 

Bảng 4.14 DT Của Dr Thanh Phân Chia Theo Khu Vực Năm 2009 65 

Hình 4.15 Thị Trường Bán lẻ Việt Nam Năm 2008 74 

Hình 4.16 Biểu đồ tỷ lệ chọn kênh truyền thông của các công ty năm 2008 79 

Trang 11

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Một số hình ảnh về trưng bày sản phẩm của THP Phụ lục 2 Bảng câu hỏi điều tra KH

Phụ lục 3 Bảng câu hỏi điều tra NPP

Trang 12

đó chính là KPP

Lựa chọn của NTD Việt Nam hiện nay không chỉ hướng tới giá cả, chất lượng

mà còn xem trọng sự tiện lợi và dễ mua, tức là đang hướng tới vấn đề phân phối của NSX Kết quả điều tra của một cơ quan báo chí mới đây cho thấy, 36% NTD cho rằng yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới quyết định mua hàng là sự dễ mua, tức là KPP; tiếp theo là thương hiệu: 31,7%; giá cả: 17,5%; chất lượng: 3,9%; khuyến mãi: 2,4%; mẫu mã: 2,1%; SP mới: 1,7%; và các lý do khác: 4,7%

Thực tế cho ta thấy, các chiến lược quảng cáo sáng tạo, khuyến mãi, giảm giá bán chỉ có lợi thế ngắn hạn bởi các DN khác cũng nhanh chóng làm theo khiến cho các chiến lược này bị mất tác dụng, đặt biệt trong lĩnh vực cung cấp thức uống Vì vậy, các

DN đang tập trung phát triển HTPP để có thể đạt được lợi thế trong dài hạn HTPP hoàn thiện, một chính sách phân phối đúng đắn sẽ giúp cho DN thành công trong kinh doanh Đặc biệt trong xu thế hội nhập, không chỉ chịu sự cạnh tranh của các đối thủ trong nước mà còn là các DN mạnh của nước ngoài, HTPP hiệu quả là vấn đề cấp bách đặt ra cho các DN Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của HTPP trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cũng như muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, được sự đồng ý của khoa

Trang 13

2

dẫn tận tình của thầy Trần Đình Lý, tôi tiến hành thực hiện đề tài:“NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÀ THẢO MỘC DR THANH CỦA CÔNG TY TNHH – TM & DV TÂN HIỆP PHÁT ”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu hệ thống phân phối sản phẩm trà Dr Thanh của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát để thấy được những ưu và nhược điểm, những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động phân phối Từ đó đề ra những ý kiến đóng góp

bổ sung để ngày càng mở rộng và phát triển hệ thống phân phối

1.3 Phạm vi nghiên cứu

-Phạm vi không gian : Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH thương mại dịch

vụ Tân Hiệp Phát

-Phạm vi thời gian : từ tháng 03 đến tháng 06 / 2010

1.4 Cấu trúc khóa luận

Khóa luận được trình bày thành năm chương, với nội dung cơ bản của từng chương là:

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày những khái niệm có liên quan và giới thiệu một số phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Tìm hiểu xu hướng thị trường NGK Việt Nam, phân tích hệ thống phân phối của Cty, phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động phân phối, đánh giá hoạt động phân phối của Công ty Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của Công ty

Chương 5: Kết luận và đề nghị

Kết luận chung cho toàn bộ khóa luận và đưa ra một số đề nghị đối với các đối tượng liên quan

Trang 14

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Sự hình thành và lịch sử phát triển của Công ty THP

2.1.1 Giới thiệu công ty TNHH – TM & DV THP

- Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ THP

- Trụ sở chính: 219 quốc lộ 13 - huyện Dĩ An - tỉnh Bình Dương -Việt Nam

- Logo của công ty:

ƒ THP: Chữ viết tắt tên cty

ƒ Hai bàn tay: Sức mạnh của sinh lực, nghị lực

ƒ Hai ngón trỏ: Trở thành một Tập đoàn Việt Nam cung cấp thức uống số 1 Việt Nam và có tầm cỡ châu Á

ƒ Màu xanh nước biển: sự thịnh vuợng, hòa bình

ƒ Màu xanh lá cây: sự phát triển, lớn mạnh và đa dạng

ƒ Nhìn tổng thể: Một tòa tháp đầy sức mạng, nghị lực và sự vững chắc

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của THP

Trải qua 15 năm phát triển không ngừng, đến nay tập đoàn THP đã tạo dựng được một cơ ngơi có trụ sở chính tọa lạc tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, có

Trang 15

4

(45,552m2) với các thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu và sản xúât hiện đại bậc nhất Đông Nam Á, cho ra các sản phẩm chất lượng cao với các thương hiệu nổi tiếng như: Number 1, Bia Laser, Bia Bến Thành và Bia Gold Bến thành, đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Bia và NGK và đã nhận được sự tín nhiệm và yêu thích của NTD

Hình 2.1 Công Ty TNHH – TM & DV THP

Nguồn: Thu thập tổng hợp

Tổng số cán bộ công nhân viên của THP hiện nay khoảng 5000 người, bao gồm các chuyên gia nước ngoài, kỹ sư, chuyên viên, nhân viên và công nhân Trong đó có 720 nhân viên được đào tạo chuyên môn tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước và 90% có kinh nghiệm làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn đang hoạt động tại Việt Nam Cùng với đội ngũ công nhân viên tham gia vào hoạt động sản xuất, hơn 300 kỹ

sư, chuyên viên, nhân viên có trình độ nghiệp vụ tay nghề cao được chuyên gia nước ngoài huấn luyện thực tế trong quá trình lắp đặt, vận hành các dây chuyền công nghệ

• Năm 1994, THP tung ra thị trường 3 sản phẩm mới đó là Bia chai - Bia hơi Bến Thành và bia tươi Flash, khởi đầu cho sự phát triển thị trường ngày càng lớn Bia Bến Thành luôn đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục từ năm

1998 đến nay

Trang 16

• Năm 2000, trở thành một trong những nhà máy hàng đầu về NGK tại Việt Nam

• Năm 2001, cùng với chiến lược tiếp thị độc đáo bằng các chiến dịch quảng cáo

“Number 1 sắp có mặt tại Việt Nam” THP đã làm được điều kì diệu chưa từng có cho sản phẩm này là đạt kỷ lục “Sản phẩm đứng vào hàng Top 5” trên thị trường Việt Nam chỉ trong vòng 3 tháng sau khi có mặt tại hiện trường

• Năm 2002, nhằm đa dạng hoá sản phẩm mới và đáp ứng thị hiếu NTD ngày càng cao, THP đã đưa ra thị trường cũng dưới nhãn hiệu nổi tiếng Number 1, các loại NGK có gas với những hương vị độc đáo riêng như Number 1 Cocla, Cam và Cream Soda

• Tháng 12/2003 lần đầu tiên NTD Việt Nam biết đến sản phẩm bia tươi được đóng chai là bia Laser Sản phẩm Bia Laser được sản xuất bởi dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất Đông Nam Á và là sản phẩm bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam với sự đón nhận nồng nhiệt của KH

• Tháng 10/2005, sau một thời gian nghiên cứu, THP đã tung ra thị trường một sản phẩm mang tên Bia Gold Bến Thành, gắn liền với những hình ảnh gần gũi của NTD như sự may mắn, sự thành công và sự chia sẻ trong cuộc sống đời thường Gold Bến Thành với những thông điệp “Mừng cho khí thế”, “Rửa cho hoành tráng”, “Khao cho xứng đáng” đã đi đầu trong việc khai thác xu hướng cảm xúc mới của NTD trong thị trường đầy tiềm năng này

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của THP

Là đơn vị sản xuất kinh doanh còn rất non trẻ, BGĐ cùng toàn thể cán bộ công nhân viên THP nhận thấy rằng muốn tồn tại và phát triển được trong những điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay, phải bằng mọi nỗ lực thỏa mãn cao nhất mọi nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của KH Đây là mục tiêu chiến lược hàng đầu đã được xây dựng thành chính sách chất lượng, làm ngọn đuốc dẫn đường cho tất cả những nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế theo kế hoạch của công ty giao

Để đạt được kết quả này, Cty đã không ngừng cải tiến và hoàn thành các yêu cầu liên quan đến hệ thống chất lượng, từ nhận thức, động cơ làm việc của cán bộ công nhân viên, các hệ thống thủ tục, đầu tư mới công nghệ thiết bị, phát triển sản

Trang 17

6

cạnh tranh sẵn có, đó là: công nghệ tiên tiến - Lãnh đạo hiệu quả - Lao động năng suất cao “ Học, học nữa, học mãi ” là phương châm cty vận dụng trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Tập trung nâng cao và tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, tay nghề trong sản xuất

Lãnh đạo hỗ trợ mật thiết công tác xây dựng và hoạt động công đoàn cơ sở THP vững mạnh, xung kích trên các lĩnh vực, tích cực tham gia quản lí, năng động và sáng tạo trong phát huy sáng kiến cùng cải tiến các hoạt động vận hành trong Cty đạt hiệu quả cao, góp phần ổn định đời sống, nâng cao thu nhập, đảm bảo việc làm cho toàn thể cán bộ công nhân viên Tích cực trong công tác vận động cùng tự nguyện đóng góp cho các hoạt động xã hội cộng đồng dân sinh

2.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban

2.2.1 Cơ cấu tổ chức

(xem hình Hình 2.2 Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty)

2.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban

a Khối sản xuất

- Bao gồm hai nhà máy sản xuất NGK có cồn, không có cồn và nhà máy bao bì

- Chức năng: tham mưu tư vấn cho công ty những vấn đề liên quan trong lĩnh vực sản xuất

Trang 18

Hình 2.2 Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty

Phòng quản

lý nhãn hàng

GĐ phát triển

tổ chức

Tổng Giám Đốc

Ban kiểm

soát

Phó Tổng Giám Đốc

Phòng

an ninh

Phòng đào tạo

Phòng nhân

sự

Phòng DV Marketing

Phòng truyền thông

Phòng

NC &

PT

Phòng ngân quỹ

Phòng KTQT

Phòng TCKT

Phòng

QA Phòng R&D

Trang 19

8

b Khối phát triển nguồn nhân lực

Bao gồm: Phòng hành chính, phòng nhân sự, phòng đào tạo và phòng an ninh

- Chức năng: Tham mưu, tư vấn đưa ra hướng phát triển nguồn nhân lực cho công ty

- Nhiệm vụ:

Phòng hành chính:

ƒ Tiếp nhận, đề xuất và xử lý các khiếu nại của nhân viên

ƒ Xây dựng định mức lao động tiền lương

Phòng nhân sự:

ƒ Tuyển dụng nhân viên có năng lực cho công ty

ƒ Tổ chức kiểm tra từ quá trình tuyển dụng đến công tác của nhân viên

ƒ Lập báo cáo tình hình nhân sự chung

Phòng đào tạo:

Lập kế hoạch chung về sự phát triển và đào tạo của công ty

ƒ Tổ chức huấn luyện, đào tạo các nhân viên thông qua việc kiểm tra đánh giá kết quả, hiệu quả công tác

ƒ Dự tính các khoản chi phí đào tạo, tuyển dụng nhân viên

Phòng an ninh:

ƒ Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tài sản cho công ty và khách hàng

ƒ Ghi chép, theo dõi việc ra vào của công nhân viên

ƒ Ghi chép theo dõi quá trinh xuất nhập nguyên liệu sản phẩm của công ty

- Nhiệm vụ:

Phòng quản lý nhãn hiệu:

Mỗi nhãn hiệu sẽ có nhân viên phụ trách, giải quyết các vấn đề phát sinh

Phòng nghiên cứu thị trường:

Trang 20

Chất lượng

ATVSTP Môi trường

Nghiên cứu về nhu cầu hiện tại và tương lai của thị trường, nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh nhằm hổ trợ đưa ra các chiến lược marketing thích hợp và hiệu quả nhất

Phòng marketing:

Đưa ra những chương trình marketing đặc sắc nhằm tạo ấn tượng mạnh tới NTD

d Khối tài chính kế toán

Bao gồm phòng tài chính kế toán, phòng kế toán quản trị và phòng ngân quỹ

- Nhiệm vụ:

Thực hiện mọi vấn đề liên quan đến tài chính kế toán nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý và sử dụng vốn, cung cấp số liệu chính xác và kịp thời, kiểm tra và báo cáo tài chính thường xuyên và thường niên, thực hiện trả lương cán bộ công nhân viên

e Khối RD & QA

Thiết lập dự án, nghiên cứu phân tích, đánh giá dự án đầu tư, tổ chức xây dựng các dự án của công ty, nghiên cứu phát triển sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, khối hợp với các công ty thiết kế bao bì nhãn mác cho sản phẩm

2.3 Tầm nhìn - chính sách chất lượng - sứ mệnh kinh doanh

ƒ Vị trí mong muốn: Top 3 Cty đứng dầu trong các lĩnh vực tham gia

ƒ Quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế Chứng nhận chất lượng TQM

b Chính sách chất lượng tích hợp

“Thực hiện chất lượng toàn diện, thỏa mãn

nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng và

các bên liên quan, đảm bảo vệ sinh an toàn

thực phẩm Liên tục cải tiến các điều kiện tác

Trang 21

10

động môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và cam kết thực hiên đúng pháp luật môi trường Tôi, TGĐ THP đảm bảo mọi điều kiện thực hiện chính sách trên và kêu gọi mọi thành viên tích cực thực hiện chính sách này của THP.”

ƒ Hôm nay phải hơn ngày hôm qua, nhưng không bằng ngày mai

ƒ Với tinh thần “Không có gì là không thể vượt qua”

ƒ Tinh thần định hướng của đại gia đình Đối xử bằng tình cảm thương yêu và tôn trọng

ƒ Cam kết với chất lượng tiêu chuẩn quốc tế

ƒ Là đối tác tin cậy “Đôi bên đều có lợi”

ƒ Tinh thần làm chủ trong công việc

ƒ Tập đoàn THP phấn đấu là công dân có trách nhiệm và đáng kính trọng

2.4 Các sản phẩm của THP

Từ qui mô sản xuất ban đầu chỉ gồm một số sản phẩm đơn lẻ, đến nay THP đã

sở hữu một dòng sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng đầy đủ nhu cầu giải khát đa dạng của NTD

- Bia Bến Thành - 1996: Là một trong những sản phẩm truyền thống của THP,

đến nay Bia Bến Thành đã là một thương hiệu phổ biến và có mặt hầu hết trên khắp các thị trường cả nước Sản phẩm Bia Bến Thành đã từng bước chinh phục lòng tin của NTD và trở thành sản phẩm được yêu thích với chất lượng ổn định và giá cả hợp

lý Bia Bến thành được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với hệ thống quản

lý chất lượng tiên tiến ISO 9002 nhằm đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế

- Nước tăng lực Number 1 - 2000: Với quyết định kinh doanh táo bạo, năm

2000 THP đã cho ra đời sản phẩm nước tăng lực Number 1, đáp ứng nhu cầu phục hồi

Trang 22

thể lực nhanh chóng của đông đảo NTD Sự ra đời của sản phẩm và thương hiệu nước tăng lực Number 1 là một trong những điển tích được nhắc đến nhiều trong ngành Marketing Việt Nam Lần đầu tiên có một thương hiệu Việt Nam ra đời, đón đầu nhu cầu thị trường, xây dựng ngành hàng mới và lôi kéo các nhà sản xuất quốc tế tham gia Sản phẩm nước tăng lực Number 1 sáu năm liên tiếp nhận được bằng khen là sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất và luôn nằm trong top 10 sản phẩm hàng đầu Ngoài nước tăng lực Number 1, Cty còn sản xuất nhiều loại sản phẩm khác như Number 1 Cream Soda, Number 1 Cola và Number 1 Cam

- Bia tươi đóng chai cao cấp Laser-2003: Trước nhu cầu bùng nỗ ngày càng

đa dạng của NTD sành điệu, năm 2003, THP lại một lần nữa đi trước một bước giới thiệu sản phẩm bia tươi đóng chai cao cấp Laser Bia Laser được sản xuất với 100% Malt và là loại bia tươi cao cấp đầu tiên không qua thanh trùng nên giữ được nhiều vitamin, chất khoáng và các chất dinh dưỡng mà những loại bia đóng chai khác không thể nào có được, trong khi vẫn giữ được hương vị đặc trưng của bia tươi tinh khiết

- Sữa đậu nành Number 1 - 2004: Tháng 10/2004 THP giới thiệu sản phẩm

sữa đậu nành Number 1- một loại nước uống mới đang được NTD tại các Tp lớn và các khu vực ngoại thành ưa chuộng Tháng 5/2006, THP cho ra đời sản phẩm sữa đậu nành Soya Number 1 hộp giấy tạo nên sự lựa chọn đa dạng cho NTD

- Bia Gold 2005: Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ bậc nhất hiện nay

tại Đông Nam Á, bia Gold là một trong những sản phẩm của chất lượng Cũng như các loại bia như Bến Thành, Laser việc sản xuất bia Gold được thực hiện trên dây chuyền công nghệ khép kín, được điều chỉnh hoàn toàn tự động bằng vi tính nên các sản phẩm Gold luôn có chất lượng đồng nhất và luôn đảm bảo độ tươi ngon

- Trà xanh Không Độ 2006: Có thể nói, hầu hết các sản phẩm của THP luôn

luôn ra đời sau những quyết định kinh doanh táo bạo, đón đầu nhu cầu thị trường Tháng 2/2006, tiếp theo truyền thống đó, trà xanh Không Độ đóng chai PET là sản phẩm trà xanh tự nhiên được đóng chai thanh khiết lần đầu tiên tại Việt Nam, đón đầu nhu cầu giải khát tiện dụng mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống tất bật của NTD hiện đại Chỉ sau 8 tháng ra đời, đến nay nhãn hiệu Không Độ đã trở nên rất phổ biến và thân

Trang 23

Nước tinh khiết Number 1 Active chanh muối

Nước ép cam Nước ép đào Nước ép ổi

Nước ép mãng ầ Nước ép chanh Nước ép khóm Nước ép me Nước ép táo

Trà xanh không Trà xanh chanh Trà xanh mật ong

Trà xanh Trà xanh táo

Bia

Nước giải khát Number 1

Trà xanh O O

Trà thảo mộc Trà Barley

Trà trái cây

Trang 24

thuộc đối với NTD trong bất kì hoàn cảnh nào: tiêu thụ cá nhân tại gia đình, hội họp, vui chơi, picnic v.v

- Nước uống vận động Number 1 Active: là loại thức uống vận động đầu tiên

xuất hiện trên thị trường, được nghiên cứu và sản xuất đáp ứng nhu cầu bù đắp lượng khoáng chất (Natri, kali, cloride) mất đi trong quá trình vận động, giúp bạn hồi phục sức khoẻ và sự dẻo dai của cơ thể Nước uống vận động Number 1 Active được sản xuất theo công nghệ tiên tiến của Nhật, trên dây chuyền tự động đảm bảo các tiêu chuẩn, qui định vệ sinh ATTP

- Trà Barley: Ngày 15/10/2007 THP ra mắt dòng sản phẩm mới trà Barley

Không Độ làm từ hạt đại mạch, là nguồn cung cấp Trytophan để hình thành Niacin (Vitamin B3/PP) giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch Trà Barley có chức năng giải khát và giảm chất béo, được sản xuất theo công nghệ vô trùng Aseptic, vì thế trà Barley giữ lại các tinh tuý có trong hạt đại mạch,giúp lưu lại hương thơm đặc trưng và tự nhiên

- Trà thảo mộc Dr Thanh: ra đời vào ngày 22/12/2008, là loại trà thảo dược

đầu tiên tại Việt Nam được chiết xuất từ 9 loại thảo mộc cung đình

Điểm nổi bật của các sản phẩm của Tân Hiệp Phát là sự đa dạng về chủng loại

và dunh tích, đáp ứng mọi nhu cầu giải khát của khách hàng bất cứ ở đâu lúc nào

2.5 Thành tích

Trải qua 15 năm, với những nỗ lực và phát triển không ngừng, đến nay Tập đoàn THP đã tạo dựng được một cơ ngơi đầy đủ tiện nghi và thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại vào bậc nhất Đông Nam Á, cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng cao mang thương hiệu: Number One, Bia Laser, Bia Gold Bến Thành, Number One Active, Trà Xanh Không Độ, Trà Dr Thanh,… khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Bia va Nước giải khát Việt Nam

¾ Tháng 5/2000: “Huy chương vàng độc đáo” dành cho gian hàng tiếp thị độc đáo của Bia Bến Thành do hội đồng xét thưởng của Trung tâm thông tin Bộ thương mại tổ chức bình chọn

¾ Tháng 1/2001: Giải vàng chất lượng vệ sinh ATTP dành cho Bia Bến thành do Cục quản lí vệ sinh ATTP tổ chức

Trang 25

¾ Tháng 10/2005: THP vinh dự đón bằmg khen của Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng bởi những thành tích đóng góp cho sự nghiệp phát triển phong trào TDTT

¾ 1998-2005: Các sản phẩm của THP đã đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục 8 năm liền do NTD bình chọn

ƒ Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

ƒ Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 và Hệ thống quản

lý vệ sinh ATTP theo tiêu chuẩn HACCP

Hai chứng nhận trên do tổ chức chuyên ngành uy tín quốc tế Dat Norske Veritas giám sát và chứng nhận

Các tiêu chuẩn này thể hiện khả năng sản xuất và cung cấp sản phẩm có chất lượng vệ sinh ATTP cao nhất cho người sử dụng

Trang 26

2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của THP

2006 với ra đời của sản phẩm trà xanh Không Độ đã làm cho DT Cty tăng đột biến Những năm 2007, 2008 TĐTT DT ngày càng gia tăng Đặc biệt năm 2009 TĐTT DT

đạt đỉnh điểm 95% so với các năm trước Đó là sự đóng góp rất lớn của trà Dr Thanh

Trang 27

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Bản chất của kênh phân phối

a Định nghĩa kênh phân phối

Theo quan điểm người quản lý Marketing kênh phân phối được định nghĩa như

là tập hợp các quan hệ với các tổ chức và cá nhân bên ngoài doanh nghiệp để tổ chức

và quản lý các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt các mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường

b Tầm quan trọng của các kênh phân phối trong kinh doanh

Các kênh phân phối tạo nên lợi thế cạnh tranh phân biệt giữa các doanh nghiệp Việc đạt được lợi thế so với đối thủ về tính ưu việt của sản phẩm ngày càng khó Các chiến lược cắt giảm giá không chỉ nhanh chóng và dễ dàng bị copy bởi những đối thủ cạnh tranh mà còn dẫn đến sự giảm sút hoặc bị mất khả năng có lợi nhuận Các chiến lược quảng cáo và xúc tiến sáng tạo thường chỉ có kết quả trong ngắn hạn và cũng dễ

bị mất tác dụng trong dài hạn

c Các dòng chảy trong kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối hoạt động thông qua các dòng chảy Những dòng chảy này cung cấp sự kết nối và ràng buộc các thành viên kênh và các tổ chức khác nhau trong quá trình phân phối hàng hóa và dịch vụ Có năm dòng chảy chính trong kênh phân phối:

- Dòng vận động của sản phẩm về mặt vật chất: thể hiện sự di chuyển thực sự của sản phẩm về không gian và thời gian qua tất cả các thành viên tham gia vào quá trình này từ địa điểm sản xuất đến địa điểm tiêu dùng cuối cùng

- Dòng đàm phán: biểu hiện sự tác động qua lại lẫn nhau của các bên mua và bán liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm

Trang 28

- Dòng chuyển quyền sở hữu: thể hiện sự di chuyển quyền sở hữu sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng

- Dòng thông tin: tất cả các thành viên kênh đều tham gia vào dòng thông tin và các thông tin phải được chuyển qua lại giữa từng cặp thành viên

- Dòng xúc tiến: thể hiện sự hỗ trợ về truyền tin sản phẩm của người sản xuất cho tất cả các thành viên kênh dưới các hình thức quảng cáo, bán hàng cá nhân, xúc tiến bán và quan hệ công chúng

Hình 3.1 Sơ Đồ Năm Dòng Chảy Chính trong Kênh Phân Phối của Một Sản

Phẩm Cụ Thể

Dòng sản Dòng đàm Dòng sở Dòng thông Dòng xúc phẩm phán hữu tin tiến

Nguồn: TS Trương Đình Chiến, “Quản Trị Kênh Phân Phối (Kênh marketing)”, nhà xuất bản thống kê Hà Nội – 2004, trang 12

3.1.2 Vai trò, chức năng của kênh phân phối

a Vai trò của các trung gian phân phối

Có nhiều lí do để những người sản xuất chuyển giao một phần công việc tiêu thụ cho những người trung gian phân phối Việc chuyển giao này cũng có nghĩa là từ

bỏ một số quyền kiểm soát đối với sản phẩm được bán như thế nào và bán cho ai Tuy nhiên, việc bán sản phẩm qua trung gian đem lại cho nhà sản xuất nhiều lợi thế:

- Việc phân phối trực tiếp đòi hỏi đầu tư rất nhiều tiền bạc và nhân lực

ĐL quảng cáo

Người BB

Người BL

NTD Người SX

Cty vận tải

Trang 29

b Chức năng của kênh phân phối

Những thành viên của kênh phân phối thực hiện một số chức năng chủ yếu sau:

- Thông tin: thu thập thông tin cần thiết để hoạch định marketing và tạo thuận tiện cho sự trao đổi sản phẩm và dịch vụ

- Cổ động: triển khai và phổ biến những thông tin có sức thuyết phục về sản phẩm nhằm thu hút khách hàng

- Tiếp xúc: tìm ra và truyền thông đến khách hàng tương lai

- Cân đối: định dạng nhu cầu và phân phối sản phẩm thích ứng với nhu cầu của khách hàng

- Thương lượng: cố gắng để đạt được sự thỏa thuận cuối cùng về giá cả và những điều kiện khác liên quan để có thể thực hiện được việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng sản phẩm

- Phân phối vật phẩm: vận chuyển và tồn kho hàng hóa

- Tài trợ: huy động và phân bổ nguồn vốn cần thiết để dự trữ, vận chuyển, bán hàng và thanh toán các chi phí hoạt động của kênh phân phối

- Chia sẻ rủi ro: chấp nhận những rủi ro liên quan tới việc điều hành hoạt động của kênh phân phối

3.1.3 Cấu trúc kênh phân phối

a Định nghĩa cấu trúc kênh

Cấu trúc kênh như là một nhóm các thành viên của kênh mà tập hợp các công việc phân phối được phân chia cho họ Các cấu trúc kênh khác nhau có cách phân chia các công việc phân phối cho các thành viên kênh khác nhau

b Cấu trúc kênh phân phối

Có ba yếu tố cơ bản phản ánh cấu trúc của một kênh phân phối:

- Chiều dài của kênh được xác định bởi số cấp độ trung gian có mặt trong kênh

Trang 30

- Bề rộng của kênh biểu hiện ở số lượng trung gian ở mỗi cấp độ của kênh

- Các loại trung gian ở mỗi cấp độ của kênh Ở một cấp độ trung gian trong kênh có thể có nhiều loại trung gian thương mại cùng tham gia phân phối sản phẩm

Hình 3.2 Sơ Đồ Các Hệ Thống Phân Phối Hàng Hóa Tiêu Dùng Cá Nhân Phổ Biến

Nguồn tin: Bộ thương mại viện nghiên cứu thương mại, “Phát Triển Hệ Thống Phân Phối Hàng Hóa Ở Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế”, nhà xuất bản lý luận chính trị - 2004, trang 15

Hệ thống phân phối A là hệ thống trực tiếp bởi vì người sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng Hệ thống này rất thích hợp với những sản phẩm có đặc điểm

dễ hư hỏng, giá trị lớn, cồng kềnh, kỹ thuật phức tạp, khách hàng tập trung ở một khu vực địa lý và một số điều kiện khá

Hệ thống phân phối B thường gọi là hệ thống phân phối một cấp, tức là sản phẩm từ ngưới sản xuất phải qua người bán lẻ để tới người tiêu dùng Hệ thống này thường được hình thành khi người bán lẻ có quy mô lớn, có thể mua được một khối lượng lớn sản phẩm từ người sản xuất hoặc khi chi phí lưu kho là quá đắt nếu phải sử dụng nhà bán buôn

Hệ thống phân phối C thường gọi là hệ thống phân phối hai cấp, trong đó có thêm người bán buôn Hệ thống này được sử dụng phổ biến cho các loại hàng hóa giá

Người SX (NK) Người SX (NK) Người SX (NK) Người SX (NK)

Trang 31

để giúp phối hợp cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn

3.1.4 Các thành viên trong kênh phân phối

Các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào hệ thống phân phối được chia làm hai nhóm: các thành viên chính thức và các tổ chức bổ trợ Các thành viên chính thức tham gia đàm phán chia công việc phân phối và chuyển quyền sở hữu hàng hóa Còn các tổ chức bổ trợ cung cấp các dịch vụ phân phối chuyên môn hóa trên cơ sở tái hợp đồng với các thành viên của hệ thống

Các thành viên chính thức của kênh phân phối bao gồm: người sản xuất (người nhập khẩu), người trung gian, người tiêu dùng cuối cùng

a Người sản xuất (hoặc người nhập khẩu)

Là người khởi nguồn của các hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường Họ cung cấp cho thị trường những sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường tiêu dùng Bằng cách chuyển công việc phân phối cho người trung gian là các thành viên khác như người bán buôn, người bán lẻ, người sản xuất có thể tiết kiệm được chi phí lưu thông sản phẩm Những trung gian thương mại cùng một lúc có thể phân phối sản phẩm của nhiều người sản xuất khác nhau và vì vậy cho phép họ giảm được chi phí phân phối hàng hóa

b Người trung gian

Người trung gian bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh thương mại độc lập trợ giúp người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng thực hiện các công việc phân phối sản phẩm và dịch vụ Có hai lọai người trung gian: trung gian bán buôn và trung gian bán lẻ

- Các trung gian bán buôn bao gồm các DN và cá nhân mua hàng hóa để bán lại cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác Người bán buôn được chia làm ba lọai chính:

+ Bán buôn hàng hóa: là các doanh nghiệp thương mại mua, sở hữu hàng hóa,

dự trữ và quản lý vật chất sản phẩm với số lượng lớn và bán lại sản phẩm với số lượng nhỏ cho người bán lẻ hoặc cho người bán buôn khác

Trang 32

+ Đại lý, môi giới và bán buôn hàng hóa ăn hoa hồng: họ cũng là các trung gian độc lập, đảm nhiệm tất cả hoặc phần lớn các công việc kinh doanh của họ Họ thường nhận được thu nhập dưới hình thức tiền hoa hồng trên doanh số bán,…

+ Các chi nhánh và đại diện bán của người sản xuất: được làm chủ và quản lý hoạt động bởi người sản xuất nhưng được tách biệt về mặt tổ chức và vật chất khỏi các nhà máy sản xuất Họ thường được sử dụng trước hết cho mục đích phân phối các sản phẩm của người sản xuất cho người bán buôn

- Các trung gian bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng

c Người tiêu dùng cuối cùng

Người tiêu dùng cuối cùng bao gồm cá nhân tiêu dùng và các tổ chức, doanh nghiệp, là điểm đến cuối cùng của hàng hóa và dịch vụ

Hình 3.3 Sơ Đồ Phân Loại Những Người Tham Gia Vào Kênh

Có thực hiện đàm phán Không tham gia đàm phán

Nguồn: TS Trương Đình Chiến, “Quản Trị Kênh Phân Phối (Kênh marketing)”, nhà xuất bản thống kê Hà Nội – 2004, trang 44

Tất cả những người tham gia vào kênh

tải

Cty kho hàng

Cty tài chính

Cty bảo hiểm

Cty NCTT

Trang 33

Phân phối Cổ động

Kênh, các trung gian Quảng cáo, khuyến mãi Phạm vi bao phủ Quan hệ công chúng

Địa điểm, dự trữ, vận chuyển Marketing trực tiếp

Nguồn tin: Lê Thế Giới (chủ biên) - Nguyễn Xuân Lãn, “Quản Trị Marketing”, nhà xuất bản giáo dục – 2001, trang 24

3.1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống phân phối sản phẩm

- Yếu tố bên trong là những yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mà nhà quản lý có thể xoay chuyển được

- Yếu tố bên ngòai là những yếu tố bên ngoài DN nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động của DN nhưng DN không thể xoay chuyển được nó bằng những quyết định của mình

3.2 Phương pháp nghiên cứu và thực hiện

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp nghiên cứu Lịch Sử

Nghiên cứu lịch sử là loại nghiên cứu tìm hiểu và giải thích các sự kiện quá khứ Mục đích của việc nghiên cứu quá trình lịch sử là từ các số liệu, sự kiện ở quá khứ để rút ra kết luận khi tiến hành phân tích nguyên nhân, kết quả, xu hướng để từ đó

có thể giải thích các hoạt động của doanh nghiệp, phân tích các hoạt động sản xuất và đồng thời dự báo xu hướng hoạt động tương lai

Đề tài áp dụng phương pháp này nhằm thu thập và xâu chuỗi các dữ liệu trong quá khứ của hoạt động kinh doanh để từ đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn những việc cần khắc phục và phát huy để hệ thống phân phối hoạt động nhịp nhàng, cân đối và đồng đều

Marketing mix

Thị trường mục tiêu

Trang 34

b Phương pháp nghiên cứu Mô Tả

Phương pháp mô tả là cách thức thu thập thông tin nhằm kiểm chứng những giả thiết hay nhằm giải quyết câu hỏi liên quan đến tình trạng hiện tại của đối tượng nghiên cứu

Ứng dụng phương pháp mô tả trong việc tường trình các hoạt động theo trình tự thời gian, không gian, theo diễn biến nghiệp vụ Các dữ liệu cũng được phân loại và sắp xếp theo những tiêu thức phục vụ cho việc phân tích và tổng hợp của đề tài

c Phương Pháp Nghiên Cứu Tại Bàn

phương pháp nghiên cứu tại bàn thu thập những số liện và dữ liệu thứ cấp bên trong và bên ngoài công ty, sau đó sàng lọc, sắp xếp dữ liệu theo trình một trình tự nhất định Sau đó tiến hành xữ lý và trình bày một cách khoa học để các dữ liệu có ý nghĩa trong nghiên cứu, làm cơ sở cho việc phân tích thông kê, diễn giải và báo cáo

3.2.2 Phương pháp thực hiện

a Phương pháp thu thập số liệu:

-Thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban như phòng sales, phòng kinh doanh, phòng hành chính, phòng Marketing… về các vấn đề kênh phân phối, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ của Cty,…

-Sử dụng bảng câu hỏi điều tra NPP về “Sự thoả mãn của NPP đối với các chính sách của THP” và bảng câu hỏi điều tra NTD về “Sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm Trà thảo mộc Dr thanh của THP” Từ đó có thể tìm ra các biện

pháp giúp hoàn thiện và phát triển KPP

-Tham khảo các tài liệu từ internet, sách báo và các luận văn trước về các vấn

Trang 35

24

s (độ lệch chuẩn của biến thống kê): vì thang đo mức độ hài lòng là 5 và ước định khoảng mà giá trị ta đang ước đoán (giá trị trung bình) nằm trong đó (min tới max) và chia khoảng đó cho 6 (chia cho 6 là vì khoảng đó bao phủ toàn bộ phân bố và +/- 3 (hay 6) độ lệch chuẩn bao trùng 99,9% của vùng diện tích nằm dưới đường cong phân phối chuẩn) nên s = 5/6

- Cỡ mẫu đối với bảng câu hỏi điều tra NPP

Vì nghiên cứu mức độ hài lòng của NPP nên ước lượng độ tin cậy của nghiên cứu là γ = 90% => α = 1 – 0,90 = 0,1 => α/2 = 0,05 Tra bảng có z = 1,645 Chọn sai số mẫu là e = ± 0,2

Cỡ mẫu: N = (5/6)2*1,6452/0,22 = 46,97

Vậy cỡ mẫu điều tra NPP tối thiểu là 47 NPP

- Cỡ mẫu đối với bảng câu hỏi điều tra KH

Ta ước lượng độ tin cậy của nghiên cứu là γ = 95% => z = 1.96

Chọn sai số mẫu điều tra là e = ± 0,2

Trang 36

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan về thị trường nước giải khát Việt Nam

Khi mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu về các loại thức uống bổ dưỡng cũng dần tăng lên Ngành nước giải khát hiện có hai loại: nước giải khát có gas và nước giải khát không gas Tuy nhiên, nước giải khát có gas đang dần nhường chỗ cho các loại nước giải khát được chiết suất từ thiên nhiên và có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng Xu hướng trên là do nguồn nguyên liệu trái cây dồi dào, phong phú của Việt Nam và thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay là ưa chuộng các loại thức uống bổ dưỡng Theo phòng nghiên cứu phát triển, công ty nước ngọt Chương Dương (TP.HCM), dự kiến sản lượng của ngành nước giải khát không có gas

sẽ còn tăng từ 5 – 36% / năm trong những năm tới

Theo Martin Rnrile, chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán Kim Eng, trung bình mỗi người Việt Nam uống khoảng 3 lít nước giải khát không cồn trong một năm, đây là một con số khá thấp so với mức bình quân của người Philippines là 50 lít / năm

Vì vậy, “Việt nam là một trong 5 thị trường thức uống không cồn đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới” (theo báo Bangkok Post 10/01/2003) Cụ thể, sản lượng tiêu thụ nước giải khát đã tăng từ 585 triệu lít năm 2000 lên 1.575 triệu lít năm 2008 Với tốc

độ phát triển như vậy các chuyên gia Hiệp hội máy móc, đóng gói và chế biến thực phẩm (VDMA) của Đức dự báo, thị trường đồ uống Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trưởng cao trong những năm tới Tổng lượng đồ uống tiêu thụ ở Việt Nam vào năm

2012 dự báo sẽ tăng 46% so với năm 2007, trong đó bia, nước đóng chai, đồ uống có gas và nước trái cây, … vẫn là các loại thức uống phổ biến Lượng đồ uống tiêu thụ ở Việt Nam vào năm 2012 bình quân đầu người sẽ tăng gấp khoảng 2 lần so với năm

2004 (năm 2004 là 6.4 lít/người/năm) và sẽ tiếp tục tăng vì lối sống hiện đại ngày càng

Trang 37

26

Triển vọng phát triển lĩnh vực đồ uống Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn

kéo theo yêu cầu về vốn, cập nhật kịp thời các công nghệ mới, hiện đại để nâng cao

năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp,

nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường… đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày

càng cấp bách

Hình 4.1 Sản Lượng Dự Kiến của Ngành Đồ Uống Việt Nam Năm 2010 – 2025

Nguồn : Công ty nghiên cứu thị trường TNS

Không chỉ tiêu thụ trong nước, đồ uống Việt Nam đã và đang vươn ra thị

trường thế giới Theo Hiệp hội Bia – Rượu – NGK Việt Nam, xuất khẩu bia những

năm qua đạt giá thị khoảng 40%/năm; xuất khẩu rượu tăng từ năm 5.1triệu USD năm

2000 lên 7.5 triệu USD năm 2007; xuất khẩu nước giải khát ( nhất là các loại nước ép

hoa quả và nước uống bổ dưỡng) tăng rất nhanh chiếm một thị phần đáng kể tại các thị

trường cao cấp như Hà Lan, Nhật Bản, Canada, Singapore, Trung Quốc (trong đó các

loại thức uống bổ dưỡng chiếm 60% tổng giá trị )

4.2 Một số nét cơ bản về sản phẩm Trà thảo mộc Dr Thanh

Trà thảo mộc Dr Thanh chính thức xuất hiện trên thị trường vào ngày

22/12/2008, được sản xuất dưới dạng chai PET có thể tích 350 ml, gồm 9 vị thảo mộc

quý hiếm là kim ngân hoa, hoa cúc vàng, la hán quả, hạ khô thảo, cam thảo, đản hoa,

mộc miên hoa, bung lai, tiên thảo, có tác dụng thanh nhiệt, tăng cường sức khỏe,

phòng ngừa một số bệnh tật

Trang 38

Bảng 4.1 Công Thức Bào Chế Trà Thảo Mộc Dr Thanh

Tính Theo Lượng Dược Liệu Khô Tuyệt Đối

Nguồn: Nghiên cứu an toàn và một số tác dụng của Trà thảo mộc Dr Thanh,

Đại tá PGS TS Nguyễn Văn Minh, Học viện quân y, Hà Nội, 2010

Hình 4.2 9 Loại Thảo Mộc Trong Trà Thảo Mộc Dr Thanh

Nguồn: Phòng Marketing

Trang 39

28

” Kim ngân hoa

Theo kinh nghiệm dân gian và trên thực tế lâm sàng, kim ngân được dùng riêng hay phối hợp với những vị thuốc khác chữa mụn nhọt, mày đay, lở ngứa Ngoài ra, kim ngân còn được dùng như một thuốc hạ sốt, làm dễ tiêu và trị

Kim ngân còn có tác dụng cải thiện chuyển hoá chất béo trong bệnh tăng lipid máu Nước cất từ nụ hoa kim ngân được dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn

” Cúc hoa vàng

Hoa cây cúc hoa vàng được dùng chữa các chứng cảm lạnh, sốt hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, đinh độc, mụn nhọt sưng đau Uống lâu ngày lợi khí huyết, có tác dụng về nội tiết làm trẻ lâu

” Phá bố diệp (Bung lai)

Công dụng trị cảm lạnh đau đầu, tiêu hoá kém, trướng bụng, ỉa chảy, viêm gan

” Tiên thảo

Dùng thân và lá sương sáo nấu thạc đen ăn cho mát Dùng làm thuốc chữa cảm mạo, viêm khớp thấp, viêm thận, huyết áp cao, đái đuờng

” Đản hoa

Thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà vị, nhuận tràng, bổ phổi, có tác dụng hạ huyết âp rất

rõ Vỏ cây có vị đắng có tác dụng thanh nhiệt sát trùng

Với sự pha trộn 9 loại thảo mộc cung đình, trà thảo mộc Dr Thanh có tác dụng tiêu nhiệt nhanh chóng, thanh lọc cơ thể, trung hoà các tác nhân gây nhiệt đến từ chế

Trang 40

độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hằng ngày Trà thảo mộc Dr Thanh có thể được dùng bất cứ lúc nào trong ngày như một loại thức uống giải khát mà lại vừa có tác dụng thanh nhiệt thiệt nhanh

4.3 Các yếu tố môi trường vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến HTPP

4.3.1 Các yếu tố vĩ mô

a Môi trường kinh tế

Bảng 4.2 Tốc Độ Tăng Trưởng GDP của Việt Nam Từ 2006 – 2009

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có sự thay đổi qua các năm Năm

2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên tốc độ tăng trưởng bị giảm xuống Kéo theo năm 2009 lạm phát tăng, sức mua của NTD giảm Vì vậy DN cần phải xem xét các chính sách giá sao cho phù hợp, đẩy mạnh các chính sách chăm sóc KH, tập trung vào thị trường nội địa Tuy nhiên năm 2008 THP vẫn có mức doanh thu tăng đáng kể TĐTT doanh thu năm 2009 là 95 % , chứng tỏ sản phẩm của THP đã đứng vững trên thị trường Năm 2008 có thể nói là năm thành công nhất đối với sản phẩm trà xanh Không Độ khi chưa có một sản phẩm nào cạnh tranh trên thị trường Còn trà thảo mộc Dr Thanh lúc này chỉ mới xuất hiện (ngày 22/12 / 2008) nên chưa gây ấn tượng cho người tiêu dùng

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2435 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành bia - rượu- NGK đến năm 2025 Theo đó, đến năm 2010, ngành này sẽ đạt sản lượng 2,5 tỷ lít bia, 80 triệu lít rượu công nghiệp, 2 tỷ lít nước giải khát, kim ngạch xuất khẩu 70-80 triệu USD

b Môi trường văn hoá xã hội

Môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của

DN Trước khi tung một sản phẩm ra thị trường DN phải tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của NTD Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống vẫn còn chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng (khoảng 50 %) Tuy nhiên ngày nay NTD rất quan tâm đến sức khoẻ Khẩu vị NTD đã

Năm 2006 2007 2008 2009 GDP 8.23 8.48 6.18 5.32

Ngày đăng: 28/02/2019, 11:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w