1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH – TỈNH BÌNH DƯƠNG (THÁNG 32010)

101 70 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 5,09 MB

Nội dung

Mục tiêu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản Xuất Giày Thái Bình là quá trình tìm hiểu thực tế, thu thập và xử lý số liệu, mô tả lại quá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH – TỈNH BÌNH DƯƠNG

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Sản Xuất Giày

Thái Bình – Tỉnh Bình Dương” do Trần Thị Hồng Trang, sinh viên khóa 32, ngành Kế

Toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

LÊ VĂN HOA Người hướng dẫn,

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Bố Mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng dạy dỗ con, tạo mọi điều kiện để con được học tập đến ngày hôm nay, cả một đời vất vả chỉ mong con nên người và học tập thật tốt, công lao đó con nguyện sẽ ghi nhớ suốt đời Con xin gởi lời cảm ơn đến những người thân đã động viên con trong suốt thời gian qua

Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố

Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường, là cơ sở vững chắc để em vững tin trên con đường học vấn và cả sự nghiệp sau này Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Hoa, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Sản Xuất Giày Thái Bình đã tạo điều kiện cho em thực tập tại Công Ty Cảm ơn tất cả các anh, chị phòng Kế toán đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty

Và cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã luôn động viên giúp tôi có thêm niềm tin và nghị lực, những người bạn đã sát cánh cùng tôi trong suốt quãng đời sinh viên

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày tháng năm 2010

Sinh viên

TRẦN THỊ HỒNG TRANG

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

TRẦN THỊ HỒNG TRANG Tháng 07 năm 2010 “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Sản Xuất Giày Thái Bình – Tỉnh Bình Dương”

TRAN THI HONG TRANG July 2010 “Accounting Production Cost and Unit Cost at Thai Binh Holding and Shoes Manufacturing Company – Binh Duong Province”

Mục tiêu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản Xuất Giày Thái Bình là quá trình tìm hiểu thực tế, thu thập và xử lý số liệu, mô tả lại quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Qua đó, thấy được những điểm mạnh, những điểm còn hạn chế của công tác kế toán và từ đó đề xuất các ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán ngày càng phù hợp với quy định

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Danh mục các chữ viết tắt viii

Danh mục các bảng ix

Danh mục phụ lục xi CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty 4

2.2 Phương hướng phát triển chung trong tương lai 6

2.4.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận kế toán 11

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

Trang 6

3.2 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 15

3.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 15

3.2.2 Phân loại chi phí sản xuất và các loại giá thành 15

3.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 16

3.2.4 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính

3.2.5 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

4.1 Tình hình thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính

Trang 7

giá thành sản phẩm tại công ty 33

4.1.5 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 34

4.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính

giá thành sản phẩm 59

4.3.2 Kế toán kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 61

4.4.2 Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 66 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHTN Bảo Hiểm Thất Nghiệp

BHXH Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT Bảo Hiểm Y Tế

CP KH TSCĐ Chi Phí Khấu Hao Tài Sản Cố Định

CP NCTT Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp

CP NVL TT Chi Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 4.1 Bảng Phân Bổ Chi Phí NVL Trực Tiếp cho Từng Mã SP Tháng 3/2010 43 Bảng 4.2 Bảng Phân Bổ Chi Phí Nhân Công cho Từng Mã SP Tháng 3/2010 51 Bảng 4.3 Bảng Phân Bổ CP SXC cho Từng Mã SP Tháng 3/2010 58

Bảng 4.5 Bảng Tính Giá Thành Sản Phẩm DE0001-G 63 Bảng 4.6 Bảng Tính Giá Thành Sản Phẩm DE0002-P 63 Bảng 4.7 Bảng Tính Giá Thành Sản Phẩm DE0003-R 64 Bảng 4.8 Bảng Tính Giá Thành Sản Phẩm DE0004-W 64

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.3 Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán theo Hình Thức Kế Toán Chứng Từ Ghi Sổ 12

Hình 4.1 Sơ Đồ Tập Hợp Chứng Từ 33

Hình 4.3 Sơ Đồ Hạch Toán CP NVL Trực Tiếp 41

Hình 4.6 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Chung 56

Hình 4.7 Sơ Đồ Tổng Hợp Chi Phí Sản Xuất 60

Hình 4.8 Sơ Đồ Hạch Toán Nhập Kho Thành Phẩm tháng 3/2010 65

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Phiếu Xuất Kho Vật Tư Packing

Phụ lục 2 Phiếu Xuất Kho Vật Tư Mũ

Phụ lục 3 Phiếu Xuất Kho Vật Tư C&C

Phụ lục 4 Phiếu Xuất Kho Kiêm Vận Chuyển Nội Bộ Số 1640

Phụ lục 5 Hoá Đơn Giá Trị Gia Tăng Số 112194

Phụ lục 6 Báo Cáo Chi Tiết Kho Mũ Tháng 3

Phụ lục 7 Bảng Kê Phiếu Xuất Nhập Kho Kho Packing

Phụ lục 8 Bảng Kê Phiếu Xuất Nhập Kho Kho C&C

Phụ lục 9 Bảng Liệt Kê Chứng Từ Gốc (Hoá Đơn Phí Vận Chuyển)

Phụ lục 10 Bảng Liệt Kê Chứng Từ Gốc (Hoá Đơn Phí Gia Công)

Phụ lục 11 Sổ Cái Tháng 3/2010 TK 621

Phụ lục 12 Bảng Tổng Hợp Thanh Toán Tiền Lương Tháng 3/2010

Phụ lục 13 Sổ Cái Tháng 3/2010 TK 622

Phụ lục 14 Hoá Đơn Tiền Điện GTGT

Phụ lục 15 Hoá Đơn Tiền Nước GTGT

Phụ lục 16 Hoá Đơn Giá Trị Gia Tăng Số 187217

Phụ lục 17 Sổ Cái Tháng 3/2010 TK 627

Phụ lục 18 Biểu Tính Giá Thành Phân Xưởng

Phụ lục 19 Tổng Hợp Báo Cáo Kiểm Kê Tháng 3/2010

Trang 12

là vô vàn những thách thức và khó khăn

Chúng ta đều biết rằng hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với thị trường, phải nắm bắt thị trường để quyết định vấn đề then chốt: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho đối tượng nào? Sản xuất với chi phí bao nhiêu? Để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường, đảm bảo được mục tiêu ổn định và nâng cao lợi nhuận thì các DN phải luôn quan tâm tới chi phí sản xuất và tìm ra phương pháp hạ giá thành, để có thể cạnh tranh trong cơn bão giá

Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn và là khâu quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán Thực hiện tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp DN phát huy tốt những nhân

tố tích cực đồng thời tìm ra những hạn chế cần khắc phục, tạo điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục mang lại lợi nhuận cao cho DN Việc tính đúng tính đủ

Trang 13

chi phí sản xuất là cơ sở quan trọng, cung cấp thông tin cho nhà quản trị, những thông tin thiết thực trong việc định giá sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của DN

Với ý nghĩa như trên, được sự đồng ý của khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Văn Hoa, cũng như sự giúp đỡ của các anh chị trong Công ty cổ phần đầu tư & sản xuất giày Thái Bình, tôi đã chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình” làm khoá luận tốt nghiệp của mình

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình Qua đó thấy được những điểm mạnh điểm yếu còn tồn tại, đồng thời đề xuất ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán tại công

ty ngày càng hoàn thiện hơn và phù hợp với quy định

Đây cũng là cơ hội để tôi tiếp xúc thực tế, học hỏi, củng cố nâng cao kiến thức chuyên ngành

1.4 Cấu trúc của khoá luận

Khoá luận gồm 5 chương:

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày một số khái niệm, công thức và phương pháp hạch toán kế toán CPSX

và tính giá thành sản phẩm

Trang 14

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Mô tả công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình Từ đó đưa ra nhận xét đóng góp hoàn thiện công tác kế toán

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán và đưa ra kiến nghị

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty

Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản Xuất Giày Thái Bình

Tên giao dịch nước ngoài: Thai Binh Holding & Shoes Manufacturing Company Tên viết tắt: Thai Binh Shoes (TBS’)

Giấy phép thành lập: Số 106/GB.UB ngày 05 tháng 03 năm 1993

Trụ sở: Số 5A, xa lộ Xuyên Á, xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

nữ, giày thể thao chất lượng cao và giày vải đế cao su, toàn bộ sản phẩm đều dành cho xuất khẩu

Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nước EU, Mỹ, Nhật…

Năng lực sản xuất: 500.000 đến 600.000 đôi/ tháng

Tổng diện tích: 200.000 m2

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Trang 16

Tiền thân của công ty cổ phần giày Thái Bình nay do một nhóm các cán bộ sỹ quan thuộc trung đoàn 165, sư đoàn 7, quân đoàn 4, kết hợp với một số kỹ sư mới ra trường thành lập vào năm 1989 Công ty hoạt động trong lĩnh vực gieo trồng cây bạch đằng cao sản cung cấp cho tỉnh miền đông và miền nam trung bộ, thu mua cây nguyên liệu giấy,

kinh doanh bán sỉ và lẻ xăng dầu

Nhóm cán bộ này kết hợp với các chuyên gia Pháp của công ty Liksin và công ty Imex Tam Bình Vĩnh Long trong việc gieo trồng và xuất khẩu cây nguyên liệu giấy Trên

đà phát triển đó ngày 06/10/1992 công ty đầu tiên được thành lập mang tên “Công ty TNHH Thái Bình”

Cuối năm 1995 công ty xây dựng chuyền sản xuất giày thể thao và từng bước chuyển từ “gia công” sang hình thức “mua nguyên liệu, bán thành phẩm” Nhà máy này là

cơ sở đảm bảo cho sự hợp tác và tiêu thụ giữa công ty với tập đoàn Reebok – Tập đoàn thương mại giày hàng đầu thế giới

Công ty Thái Bình cũng đã trở thành một trong những doanh nghiệp mạnh hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất giày dép xuất khẩu, về quy mô hoạt động và uy tín trên thương trường, với phương châm: “Không ngừng nâng cao chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và các bên liên quan”, công ty luôn lấy chất lượng và uy tín làm đòn bẩy phát triển bền vững, thương hiệu Giày Thái Bình được nhiều khách hàng và tập đoàn lớn trên thế giới biết đến Với những nỗ lực và thành quả trên công ty đã vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng III do chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng vào ngày 22/12/2000 Công ty được đánh giá là hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001-2000 do tổ chức quốc tế SGS Liên hiệp Vương Quốc Anh chứng nhận vào ngày 13/12/2001, 5 năm liền được Bộ Thương Mại tặng bằng khen thành tích xuất khẩu vượt chỉ tiêu

Hiện nay TBS’ đã tham gia đầu tư và quản lý điều hành tại 6 công ty cổ phần, TNHH và liên doanh với nước ngoài với tổng số vốn lên tới vài trăm tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động Sản xuất kinh doanh phát triển, doanh thu của đơn vị ngày càng cao Thu nhập bình quân cho người lao động ngày càng tăng, sản lượng và doanh thu của đơn vị đã vượt kế hoạch đề ra

Trang 17

2.2 Phương hướng phát triển chung trong tương lai

2.2.1 Thuận lợi và khó khăn

a) Thuận lợi

Chủ quan

Công ty ý thức sự cần thiết phải thực hiện, triển khai các yêu cầu về công nghệ, quản lý điều hành sản xuất, đạo đức kinh doanh, đảm bảo quyền lợi người lao động, đảm bảo duy trì mối quan hệ bạn hàng, đáp ứng các yêu cầu phát triển và hội nhập

Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, tích cực, trình độ chuyên môn cao, kết hợp với đội ngũ cán bộ cấp cao giàu kinh nghiệm quản lý

Lực lượng lao động, công nhân kỹ thuật, công nhân sản xuất năng động, có tay nghề cao trong sản xuất

Công ty đã xây dựng được một số khách hàng quen thuộc, mặt khác công ty ngày càng mở rộng thị trường

Cơ sở hạ tầng của công ty được đầu tư nâng cấp và đầu tư mới đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và thông thoáng

Khách quan

Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp nhận những thành tựu và công nghệ tiên tiến của nước ngoài về quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh

Sự cải thiện đời sống kinh tế, nhu cầu tiêu dùng giày dép của các nước trên thế giới ngày càng gia tăng

Các chính sách của Chính phủ về tháo gỡ thúc đẩy sản xuất, khuyến khích xuất khẩu tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành giày da, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu

Lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm giày dép tại Việt Nam do nhân công rẻ, người lao động có tay nghề cần cù chịu khó

b) Khó khăn

Nền kinh tế mở cửa do đó đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều không chỉ doanh nghiệp trong nước mà còn là các doanh nghiệp nước ngoài

Trang 18

Tính cạnh tranh của giày da Việt Nam còn yếu so với các nước xuất khẩu giày dép trong khu vực do thiếu khả năng tự đảm bảo vật tư, nguyên liệu trong nước, điều kiện kinh tế hạ tầng dịch vụ Việt Nam còn chưa theo kịp các nước và giá cả chưa thể cạnh tranh được

Sức ép của các rào cản phi thương mại như rào cản kỹ thuật, chính sách bảo hộ của các quốc gia nhập khẩu giày lớn, …sức ép của các công ty nước ngoài lăm le kiện da giày Việt Nam phá giá, chính điều này trong một thời gian dài làm cho da giày Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn

Trình độ khoa học công nghệ hiện đại đòi hỏi công ty phải cũng cố mạnh mẽ, cải tiến không ngừng để hoà nhập vào thị trường cạnh tranh gay gắt

2.2.2 Phương hướng phát triển

Phương hướng phát triển trong tương lai của công ty là trở thành nhóm hoạt động sản xuất kinh doanh trên cả ba lĩnh vực: sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu giày dép, đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản và dịch vụ

Công ty luôn đề ra những mục tiêu, phương hướng đúng đắn để vững bước trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá Trên những thành tích đạt được và việc nhận định tình hình thị trường trong và ngoài nước thời gian sắp tới, Hội đồng quản trị đã đề ra những chiến lược phát triển công ty trong giai đoạn như sau:

Tổng doanh thu tăng trưởng từ 15% - 20% năm

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 20% - 30% năm

Đầu tư sâu phát triển nguồn lực

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và thiết bị mới, hợp lý hoá sản xuất, từng bước nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí…

Áp dụng sâu rộng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh, liên tục quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và chất lượng, từng bước chuyển hoá đội ngũ này

2.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Trang 19

Hình 2.1 Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý Công Ty

PGĐ

KH-ĐH SX

PGĐ ĐẦU VÀO SX PGĐ KHỐI MAY PGĐ SX ĐẾ PGĐ GÒ 1 PGĐ GÒ 2

QĐ PX THÊU

QĐ PX CBSX

PX MAY

1

PX MAY

2

PX MAY

3

PX MAY

TP TKCN

& OLCL

TP

KẾ TOÁN

TP BÁN

TP

QL

NS TL-

CS

TP PT NHÂN LỰC

TP

HC

QT

ĐOÀN THỂ

GĐ CHẤT LƯỢNG

GĐ VT-CBSX

KH-GĐ SẢN XUẤT

GĐ TÀI CHÍNH GĐ NHÂN SỰ ĐẠI DIỆN

CHẤT LƯỢNG

Trang 20

Trực tiếp lãnh đạo và lãnh đạo giám đốc các bộ phận, thực hiện các phương án về đầu tư và phát triển của công ty, quản lý đề bạc và khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên

Phòng kinh doanh:

Thực hiện chức năng kinh doanh sản phẩm ở thị trường nội địa và nước ngoài Chịu trách nhiệm tổng hợp các khiếu nại của khách hàng, đánh giá chất lượng nội bộ Quản lý về việc tổ chức thiết kế và phân tích sản phẩm

Phòng trung tâm mẫu:

Nghiên cứu phân tích sản phẩm mẫu và tiến hành sản xuất mẫu Cân đối vật tư của sản phẩm mẫu

Phòng chất lượng:

Triển khai công nghệ, xác định được đặc tính của sản phẩm, theo dõi đo lường sản phẩm, đánh giá sản phẩm, kiểm soát chất lượng và quá trình sản xuất

Phòng kế hoạch – vật tư – cân bằng sản xuất:

Lên kế hoạch mua vật tư (đầu vào của công ty), có chức năng điều hành, quản lý, cấp phát vật tư

Phân bổ vật tư cho phân xưởng sản xuất theo đơn đặt hàng, chịu trách nhiệm về việc quản lý vật tư

Bộ phận kế hoạch vật tư chuẩn bị sản xuất:

Có trách nhiệm về các hoạt động mua sắm thiết bị, công cụ lao động, vật tư sản xuất kinh doanh, kiểm tra định mức vật tư, nguyên liệu để mua NVL phục vụ sản xuất

Phòng sản xuất:

Trang 21

Lên kế hoạch sản xuất sản phẩm cho từng bộ phận, chịu trách nhiệm về quá trình sản xuất sản phẩm của từng phân xưởng Xác định nguồn gốc sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh Đảm bảo việc sản xuất sao cho phù hợp với tiến độ nhằm đảm bảo sản phẩm hoàn thành theo đơn đặt hàng

Phòng nhân sự:

Có chức năng quản lý về nhân sự, phát triển nâng cao chất lượng lao động Tổ chức công tác đào tạo lao động mới, sắp xếp và bố trí lao động đạt yêu cầu đảm bảo kế hoạch sản xuất của công ty Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo bộ luật lao động, và tổ chức các hoạt động xã hội của công ty

Phòng tài chính:

Bao gồm trưởng phòng ban thực hiện bán các sản phẩm hoàn thành và trưởng phòng kế toán có nhiệm vụ điều hành công tác tổ chức kế toán tại công ty Theo dõi các chi phí, lập báo cáo và phân tích theo yêu cầu của Tổng giám đốc để phục vụ công tác quản lý

2.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.4.1 Bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, đứng đầu là kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán Công tác kế toán trong công ty đã được tin học hoá

Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán

Nguồn tin: Phòng Tài Chính Kế Toán

Kế toán vật tư

Kế toán tiền gửi, thủ quỹ

Kế toán thành phẩm doanh thu

Kế toán xuất nhập khẩu

Trang 22

2.4.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận kế toán

Kế toán trưởng: Tổ chức bộ máy kế toán hoạt động, kiểm soát, chỉ đạo các nghiệp

vụ, kiểm tra và xác nhận các chứng từ, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc

Kế toán tổng hợp: Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo thuế

và báo cáo tài chính

Kế toán TSCĐ – CCDC: Theo dõi tình hình nhập xuất CCDC và TSCĐ

Kế toán công nợ tiền mặt: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt, theo dõi các

khoản thanh toán, công nợ vật tư

Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật tư

Kế toán tiền gửi – thủ quỹ: Theo dõi tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngắn hạn, dài

hạn, thu chi quỹ tiền mặt hàng ngày, lập báo cáo thu chi tồn quỹ tiền mặt

Kế toán thành phẩm doanh thu: Theo dõi tình hình nhập xuất tiêu thụ sản phẩm,

phản ánh doanh thu về hoạt động sản xuất kinh doanh

Kế toán xuất nhập khẩu: Theo dõi những chi phí liên quan đến việc xuất khẩu và

nhập khẩu hàng hoá của công ty ra nước ngoài

2.4.3 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán

Công việc kế toán được phân công cho các kho, hàng ngày hạch toán báo sổ ban đầu rồi gửi bảng kê chứng từ về văn phòng công ty bằng file excel và chứng từ gốc – dữ liệu này được gửi vào cuối ngày (chậm nhất là trưa hôm sau) Sau đó phòng kế toán tổng hợp và ghi chép nghiệp vụ

Chế độ kế toán áp dụng: Công ty thực hiện chế độ kế toán dựa theo chế độ kế

toán doanh nghiệp Việt Nam quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính

Hệ thống chứng từ kế toán: Công ty áp dụng hệ thống chứng từ được quy định

trong chế độ kế toán Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều có chứng từ kế toán chứng minh

Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng

năm

Trang 23

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép hạch toán kế toán là: đồng Việt Nam (ký

hiệu đ, VND), các ngoại tệ khác được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định của ngân hàng tại thời điểm phát sinh các nghiệp vụ Các số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và công nợ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo tài chính

Một số chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị:

Thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% đối với sản phẩm xuất khẩu, 10% đối với sản phẩm tiêu thụ nội địa

Phương pháp hạch toán ngoại tệ: theo tỷ giá thực tế

Phương pháp tính giá xuất kho: bình quân gia quyền cuối kỳ

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên Nguyên tắc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Khấu hao tài sản cố định: thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán

chứng từ ghi sổ

Hình 2.3 Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Chứng Từ Ghi

Sổ

Trang 24

Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

2.4.4 Quy trình công nghệ sản xuất giày

Kết cấu sản phẩm giày:

- Phần mũ giày là phần phía trên của đôi giày, gồm các chi tiết sau:

+ Chi tiết bề mặt (mặt ngoài của mũ): làm bằng da đối với giày cao cấp, Simili đối với giày rẻ tiền, ngoài ra còn có thể là vải hoặc giả da

+ Chi tiết lót (mặt lót): làm bằng da, Simili, vải dệt hoặc vật tư xốp

+ Chi tiết tăng cường: Chemisheet…

+ Chi tiết trang trí: Đèn nháy, tem mác, hoa văn…

Trang 25

+ Chi tiết chuyển tiếp (phần tiếp xúc trực tiếp với lòng bàn chân): tẩy giấy hoặc cao su, lót tẩy, dây viền…

+ Chi tiết tiếp xúc với mặt đất (đế và lót)

+ Chi tiết tăng cường: độn sắt để tránh gãy đế đối với giày có lớp cao su mỏng, lỗ thông khí…

Hình 2.4 Sơ Đồ Quá Trình Sản Xuất Giày

Giải thích quy trình:

Quy trình sản xuất giày căn cứ vào đặc điểm gia công, đòi hỏi phải tiến hành tuần

tự hay có thể tiến hành song song nhau, chia làm hai công đoạn chính:

- Chuẩn bị đầu tư đầu vào sản xuất bán thành phẩm: Giai đoạn này có thể tiến hành song song cùng lúc gồm:

+ Sản xuất mũ giày gồm các quá trình sản xuất chặt các chi tiết mũ giày và lót giày, quá trình sản xuất may mũ giày, nếu mũ giày có các chi tiết phải thêu – in ép trước khi đem may

+ Sản xuất đế giày gồm quá trình cán luyện cao su, ép đế cao su bằng khuôn gia nhiệt, cắt via và vệ sinh đóng bao

- Tập hợp bán thành phẩm sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, gồm chuẩn bị sản xuất

gò, sản xuất gò-ráp Giai đoạn này đòi hỏi tính đồng bộ và chính xác, mũ và đế giày sẽ được gò ráp với nhau để cho sản phẩm hoàn chỉnh

ép, may

Cán, ép

Mũ giày

Đế giày

Gò, ráp Giày hoàn chỉnh

GĐ sản xuất TP

Trang 26

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Hình thức kế toán trên máy vi tính

3.2 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

3.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất là toàn bộ lao động vật hóa (tư liệu sản xuất) và lao động sống (sức lao động) đã chi ra để sản xuất sản phẩm trong một kỳ kế toán

Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất được tính vào khối lượng sản phẩm sau khi đã kết thúc quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm quy định

3.2.2 Phân loại chi phí sản xuất và các loại giá thành

a) Phân loại chi phí sản xuất: Đây là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực

hiện để phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh

- Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố: gồm

+ Chi phí NVL trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

- Phân loại chi phí theo sự vận động của quá trình sản xuất: gồm

+ Chi phí ban đầu

Trang 27

+ Chi phí chuyển đổi

- Phân loại chi phí theo hoạt động của chức năng: gồm

+ Chi phí sản xuất

+ Chi phí bán hàng

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Phân loại chi phí sản xuất theo sự biến động của chi phí: gồm

+ Chi phí biến đổi

+ Chi phí cố định

b) Các loại giá thành sản phẩm

Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh

cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch

Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở định mức tại một thời

điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên nó luôn luôn thay đổi phù hợp với việc thay đổi định mức chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch

Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc sản

xuất sản phẩm và căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

3.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau Về bản chất đều thể hiện các chi phí nhưng khác nhau về số lượng đã tiêu hao do đặc điểm của quá trình sản xuất và kỳ kế toán khác nhau

Chi phí sản xuất gắn liền với kỳ phát sinh chi phí

Giá thành sản phẩm gắn liền với số lượng sản phẩm đã hoàn thành

3.2.4 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm

Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch sai mục đích

Trang 28

Tính chính xác, kịp thời từng loại giá thành sản phẩm

3.2.5 Đối tượng tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành

Đối tượng tập hợp CPSX: Là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp CPSX Đối

tượng tập hợp CPSX có thể là những phân xưởng, đơn đặt hàng, quy trình công nghệ, sản phẩm

Đối tượng tính giá thành: Là khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành nhất định

mà DN cần tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm

Kỳ tính giá thành : Là khoản thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí

để tính tổng giá thành, giá thành đơn vị, kết quả hoàn thành Kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý, năm

3.3 Kế toán chi phí sản xuất

Quá trình kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo yếu tố chi phí và phân tích theo đối tượng hạch toán chi phí

- Giai đoạn 2: Tính giá thành sản phẩm dựa trên các số liệu của việc tập hợp chi phí

3.3.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp

Chi phí NVL trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất sản phẩm

Phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Phân bổ theo định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Phân bổ theo tỷ lệ trọng lượng sản phẩm…

Kết cấu và nội dung phản ánh:

Kế toán tổng hợp sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” để phản

ánh chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm trong kỳ

Trang 29

Tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” không có số dư cuối kỳ

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

1 Khi xuất NVL sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp

Có TK 152 – NVL

2 Trường hợp mua NVL (không qua nhập kho) dùng ngay cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331, 141, 111, 112,…

3 Trường hợp mua NVL (không qua nhập kho) dùng ngay cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp (Giá mua có thuế GTGT)

Trị giá thực tế nguyên liệu,

vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt

động sản xuất sản phẩm, hoặc thực

hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán

Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong

kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh

dở dang” hoặc TK631 “Giá tành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm dịch vụ

Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK

632 “Giá vốn hàng bán”

Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho

Trang 30

5 Trường hợp NVL xuất ra dùng không hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, cuối kỳ nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152 – NVL

Có TK 621 – Chi phí NVL

6 Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử dụng NVL (Phân xưởng sản xuất sản phẩm, loại sản phẩm…) theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo

phương pháp kiểm kê định kỳ)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức

bình thường)

Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp

3.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN)

Phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp

- Phân bổ theo định mức chi phí nhân công trực tiếp

- Phân bổ theo số giờ công, ngày công mà công nhân tham gia trực tiếp sản xuất từng loại sản phẩm…

Kết cấu và nội dung phản ánh

Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”

Trang 31

TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” không có số dư cuối kỳ

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

1 Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334 - Phải trả người lao động

2 Tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3389)

3 Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335 – Chi phí phải trả

4 Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 334 - Phải trả người lao động

5 Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên

Nợ TK 154 hoặc bên Nợ TK 631 theo đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Chi phí nhân công trực tiếp tham

gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực

hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền

công lao động và các khoản trích trên

tiền lương, tiền công theo quy định phát

sinh trong kỳ

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên

Trang 32

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, hoặc

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp

kiểm kê định kỳ)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên

mức bình thường)

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

3.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác

Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung

- Phân bổ theo tỷ lệ số giờ máy đã sử dụng cho từng đối tượng hạch toán chi phí

- Phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung

- Phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Phân bổ tỷ lệ với tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất

Kết cấu và nội dung phản ánh

Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”

Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” không có số dư cuối kỳ

Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh

dở dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”

Trang 33

Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung, có 6 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng

- Tài khoản 6272 – Chi phí vật liệu

- Tài khoản 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất

- Tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ

- Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

1 Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của phân xưởng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)

Có TK 334 - Phải trả cho người lao động

2 Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6272)

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

- Khi xuất CCDC sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận,

tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

- Khi xuất CCDC sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, phải phân bổ dần, ghi:

Trang 34

Nợ TK 142, 242

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

- Khi phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất chung, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

4 Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất…thuộc phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274)

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

5 Chi phí điện, nước, điện thoại… thuộc phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6278)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có TK 111, 112, 331,…

6 Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thuộc phân xưởng, tính vào chi phí sản xuất chung

- Khi trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)

Trang 35

- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Nếu phát sinh nhỏ ghi nhận ngay vào

chi phí trong kỳ)

Nợ TK 142, 242 (Nếu phát sinh lớn phải phân bổ dần)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331,…

- Định kỳ, tính, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

8 Cuối kỳ kế toán, xác định lãi tiền vay phải trả và đã trả ngay lãi tiền vay, nếu lãi tiền vay được vốn hoá cho tài sản sản xuất dở dang, khi trả lãi tiền vay, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Tài sản đang sản xuất dở dang)

Có TK 111, 112 (Nếu trả lãi vay định kỳ)

9 Cuối kỳ kế toán, xác định lãi tiền vay phải trả nhưng chưa trả, nếu lãi tiền vay được vốn hoá cho tài sản sản xuất dở dang thì số lãi tiền vay phải trả, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 – Chi phí phải trả (Lãi tiền vay phải trả)

10 Khi trả trước lãi tiền vay dùng cho sản xuất tài sản dở dang, ghi:

Trang 36

11 Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung, ghi:

Nợ TK 111, 112, 138,…

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

12 Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào các tài khoản có liên quan cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ theo tiêu thức phù hợp:

Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Chi phí sản xuất chung cố định không phân

bổ)

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

3.3.4 Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng

Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng về đặc điểm kỹ thuật đã quy định

Có 2 loại sản phẩm hỏng:

Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Xét về mặt kỹ thuật thì sản phẩm này có thể sửa chữa được đồng thời xét về mặt kinh tế thì chi phí sửa chữa cho sản phẩm này phải nhỏ hơn chi phí đã chế tạo ra nó

Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: Xét về mặt kỹ thuật thì sản phẩm này không thể sửa chữa được hoặc cũng có thể sửa chữa được nhưng xét về mặt kinh tế thì chi phí sửa chữa cho sản phẩm này lớn hơn chi phí chế tạo ra nó Vì vậy nếu có thu hồi thì được xem là phế liệu và giá trị phế liệu thu hồi được phép ghi giảm giá thành sản phẩm

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

Đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được:

1 Nếu sản phẩm hỏng đã nhập kho, khi xuất kho để sửa chữa, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 155 – Thành phẩm

2 Chi phí sửa chữa phát sinh, ghi:

Trang 37

Nợ TK 111, 112, 334

Có TK 1388

Đối với sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được:

1 Khi thu hồi phế liệu được phép ghi giảm giá thành

Nợ TK 152 (kê khai thường xuyên)

3.3.5 Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất

Là những khoản thiệt hại do ngừng sản xuất bởi các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, có 2 loại:

Ngừng sản xuất có kế hoạch: vì lý do thời vụ, sửa chữa TSCĐ… có thể có kế hoạch trước

1 Trích trước chi phí ngừng sản xuất, ghi:

Nợ TK 622, 627

Có TK 335 – Chi phí phải trả

2 Khi phát sinh chi phí trong thời gian ngừng sản xuất, ghi:

Trang 38

Kết cấu và nội dung phản ánh:

Kế toán tổng hợp sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho

TK 154

Bên Có Bên Nợ

Các CP NVL TT, CP NC TT, CP

sử dụng máy thi công, CPSXC phát sinh

trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm

và chi phí thực hiện dịch vụ

Các chi phí phát sinh trong kỳ liên

quan đến giá thành sản phẩm xây lắp theo

giá khoán nội bộ

Kết chuyển CPSX kinh doanh

DDCK (Phương pháp Kiểm kê định kỳ)

Chi phí thực tế của khối lượng lao

vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng

Kết chuyển CPSX kinh doanh DDĐK (Phương pháp KKĐK)

Trang 39

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

1 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần CP NVL vượt trên mức bình thường)

Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

2 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần CP NC vượt trên mức bình thường)

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

3 Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn hoặc bằng công suất bình thường thì cuối kỳ, kế toán thực hiện việc tính toán, phân bổ và kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung (chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định) cho từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

4 Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chi phí sản xuất chung cố định không

phân bổ vào giá thành sản phẩm)

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

5 Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công nhập lại kho, ghi:

Trang 40

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

6 Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

7 Đối với đơn vị chu kỳ sản xuất, kinh doanh dài mà trong kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sang TK 154, khi xác định được chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không tính vào giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không được tính vào trị giá hàng tồn kho) mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Trường hợp đã kết

chuyển chi phí từ TK 621, 622, 627 sang TK 154)

8 Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi:

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

9 Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà chuyển giao thẳng cho người mua hàng (Sản phẩm điện, nước…), ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

1 Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định trị giá thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thực hiện việc kết chuyển, kế toán ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 631 – Giá thành sản xuất

Ngày đăng: 28/02/2019, 11:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w