1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN Ở CÔNG TY TNHH ĐẠI THÀNH – TỈNH TIỀN GIANG

87 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 775,07 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN Ở CÔNG TY TNHH ĐẠI THÀNH – TỈNH TIỀN GIANG NGUYỄN THỊ MỘNG NGHI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN Ở CÔNG TY TNHH ĐẠI THÀNH –

TỈNH TIỀN GIANG

NGUYỄN THỊ MỘNG NGHI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích lợi ích – chi phí các phương án xử lý nước thải thủy sản ở công ty TNHH Đại Thành – tỉnh Tiền Giang” do Nguyễn Thị Mộng Nghi, sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế

Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân Bên cạnh đó, nó cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá nhân, tổ chức

Để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con được bước tiếp con đường mà mình đã chọn Xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi

Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy khóa 32 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua

Gửi đến Cô TS Phan Thị Giác Tâm lòng biết ơn chân thành nhất Cảm ơn Cô

đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Cảm ơn các cô chú, anh chị thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Tiền Giang; các cô chú, anh chị trong công ty TNHH Đại Thành; anh Tân, chị Quý thuộc công ty Duy Nhân Sinh – Quận Gò Vấp – TP.Hồ Chí Minh đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tôi để hoàn thành nghiên cứu này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người luôn bên tôi cùng tôi chia sẻ những khó khăn trong suốt thời gian qua Các bạn đã động viên giúp

đỡ tôi rất nhiều trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 07 năm 2010 Sinh viên

Nguyễn Thị Mộng Nghi

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ MỘNG NGHI Tháng 06 năm 2010 “Phân tích lợi ích – chi phí của các phương án xử lý nước thải thủy sản ở công ty TNHH Đại Thành – tỉnh Tiền Giang”

NGUYEN THI MONG NGHI June 2010 “Analyzing cost – benefit of methods seafood processing wastewater treatment in the company Dai Thanh, Tien Giang province ”

Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường, các dự án đầu tư trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để phân tích, đánh giá, dự báo những tác động xảy ra trong quá trình thực hiện

dự án Đối với dự án đầu tư cơ sở kinh doanh chế biến thủy sản công suất 7.000 tấn cá fillet/năm và 1.925 bột cá/năm của Công ty TNHH Đại Thành – tỉnh Tiền Giang khi đi vào hoạt động sẽ gây ra lượng ô nhiễm lớn Do vậy lượng nước thải sản xuất nếu không được xử lý đúng tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái nước tại khu vực, mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường không khí, sức khỏe cộng đồng Sau khi xác định được những tác động của dự án lên môi trường, đề tài đã đưa ra các biện pháp khắc phục bằng những công nghệ xử lý nước thải khác nhau: xử lý bằng phương pháp hiếu khí, xử lý bằng phương pháp kỵ khí, xử lý bằng phương pháp hiếu khí kết hợp kỵ khí Nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty trong việc lựa chọn các công nghệ xử lý,

đề tài đã tiến hành phân tích lợi ích – chi phí của các phương pháp trên

Kết quả nghiên cứu ước tính được NPV của phương án xử lý nước thải bằng công nghệ hiếu khí kết hợp kỵ khí cao hơn các phương án còn lại Do đó, công ty nên

áp dụng công nghệ này để xử lý nước thải theo tiêu chuẩn quy định

Trang 5

MỤC LỤC

Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5

2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 6

2.2.1 Sản xuất nông nghiệp 6

2.3.6 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, điện nước phục vụ dự án 9

2.3.7 Nhu cầu điện, nước 10

2.4 Tổng quan về ngành chế biến thủy hải sản 10

Trang 6

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1 Cơ sở lý luận 12 3.1.1 Đánh giá tác động môi trường 12

3.1.2 Các phương pháp áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 13

3.1.3 Nước thải thủy sản 14

3.1.5 Các thông số đánh giá ô nhiễm 16

3.1.6 Hệ thống tiêu chuẩn về các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp

chế biến thủy sản 18 3.1.7 Các phương án xử lý nước thải 19

3.2 Chọn lựa công nghệ để XLNT để đạt tiêu chuẩn loại A 21

3.2.1 Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí 22

3.2.3 Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí kết hợp kỵ khí 25

3.3 Phương pháp nghiên cứu 25

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 25

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32

4.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt thiết bị 32

4.1.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động 34

4.3 Xây dựng phương án khắc phục 37

4.3.1 Phương án 1: Xây dựng hệ thống XLNT bằng phương pháp hiếu khí 38

4.3.2 Phương án 2: Xây dựng hệ thống XLNT bằng phương pháp kỵ khí 40

4.3.3 Phương án 3 Xây dựng hệ thống XLNT bằng phương pháp hiếu khí kết

4.5 Phân tích tài chính của các phương án XLNT 44

4.5.1 Lợi ích tính không tính được giá thị trường 45

4.5.2 Lợi ích tính được giá thị trường 45

4.6 Phân tích lợi ích – chi phí của các phương án XLNT 49

Trang 7

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

5.1 Kết luận 53 5.2 Kiến nghị 54 5.2.1 Đối với các cấp chính quyền địa phương 54

5.2.2 Đối với các doanh nghiệp 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC 58

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

EIA Environmental Impact Assessment Report

(Đánh giá tác động môi trường)

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Công Suất Gia Công, Chế Biến 9

Bảng 3.1 Thành Phần Nước Thải CBTS Thô Và Sau Khi Qua HTXL Tại Một Số

Bảng 3.2 Giá Trị Các Thông Số Ô Nhiễm Làm Cơ Sở Tính Toán Giá Trị Tối Đa

Bảng 4.1 Tải Lượng Khí Thải Phương Tiện Vận Chuyển 32

Bảng 4.2 Nồng Độ Các Chất Ô Nhiễm Trong Nước Thải Sinh Hoạt 33

Bảng 4.3 Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Không Khí Tại Khu Vực Dự Án 34

Bảng 4.5 Nồng Độ Và Tải Lượng Các Chất Ô Nhiễm Trong Nước Thải Sản Xuất 36

Bảng 4.7 Chi phí XLNT đạt tiêu chuẩn loại C theo TCVN 5945:2005 ERROR!

BOOKMARK NOT DEFINED

Bảng 4.8 Chi Phí Vận Hành Hệ Thống XLNT Theo Tiêu Chuẩn Loại C 71

Bảng 4.12 Chỉ Số Giá Bình Quân Qua Các Năm (Năm 2008 = 100) 51

Bảng 4.13 Bảng Tổng Hợp Lợi Ích – Chi Phí Của Các Phương Án XLNT 52

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 3.1 Sơ Đồ Làm Việc Của Bể Aeroten Truyền Thống 23

Hình 4.2 Sơ đồ phương án xây dựng hệ thống XLNT bằng phương pháp hiếu khí 38

Hình 4.3 Sơ đồ phương án xây dựng hệ thống XLNT bằng phương pháp kỵ khí 40

Hình 4.4 Sơ đồ phương án xây dựng hệ thống XLNT bằng phương pháp hiếu khí

Hình 4.5 Hệ Thống XLNT Sơ Bộ Theo Phương Pháp Hóa Lý Để Đạt Tiêu Chuẩn

Trang 11

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 QCVN 11:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp chế biến thủy sản Phụ lục 2 Các Căn Cứ Pháp Luật và Kỹ Thuật Của Việc Thực Hiện ĐTM

Các văn bản pháp luật Phụ lục 3 Bảng Chi Phí Của Phương Án XLNT Bằng Phương Pháp Hiếu Khí

Phụ lục 4 Các Bảng Chi Phí Của Phương Án XLNT Bằng Phương Pháp Kỵ Khí

Phụ lục 5 Các Bảng Chi Phí Của Phương Án XLNT Bằng Phương Pháp Hiếu Khí

Kết Hợp Kỵ Khí

Phụ lục 6 Các Bảng Chi Phí Của Phương Án XLNT Theo Tiêu Chuẩn loại C

Phụ lục 7 Bảng lợi ích tài chính qua các năm của phương án xây dựng hệ thống

Trang 12

Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của ngành mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa

đủ cho sự phát triển vì sản xuất càng phát triển thì lượng chất thải càng lớn Đặc biệt là các vấn đề ô nhiễm do nguồn nước thải của ngành chế biến thủy hải sản có hàm lượng

ô nhiễm rất lớn lại có mùi hôi thối gây ra những tác động xấu đến môi trường, nhất là việc xả thải các chất thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu ra môi trường tự nhiên như: không khí, nước,…

Do đó, trước khi thực hiện một dự án nào đó, một trong những giai đoạn quan trọng là việc viết một Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường, tiếng Anh là Environmental Impact Assessment Report (EIA) hay còn gọi là Environmental Impact Statement (EIS) Nhà xây dựng phải viết EIA và đệ trình chính quyền EIA phải công

bố cho công chúng trong vùng bị ảnh hưởng để dân chúng có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình Sau khi cân nhắc lợi hại, chính quyền mới chấp thuận hoặc chối từ dự án, hoặc bắt buộc nhà xây dựng phải làm cho hoàn chỉnh hơn

Trang 13

Đánh giá tác động môi trường là một trong những giải pháp quan trọng trong quản lý ô nhiễm công nghiệp, góp phần tích cực trong việc phòng ngừa ô nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp gây nên Theo Điều 19 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: "Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư để phân tích, dự báo các tác động đến môi trường và trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự

án"

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có khá nhiều nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh, đây cũng là một trong những ngành nghề có nhiều đóng góp quan trọng trong nhịp độ phát triển kinh tế của tỉnh Công ty TNHH Đại Thành - huyện Châu Thành với ngành nghề sản xuất chủ yếu là chế biến thủy sản Nhằm tạo ra sản phẩm cá basa fillet có chất lượng cao để phục vụ trong ngành công nghiệp thực phẩm từ nguồn nguyên liệu cá có sẳn tại địa phương và các tỉnh lân cận; mở thêm thị trường tiêu thụ nguồn thủy hải sản tươi, tăng năng lực chế biến hải sản và xuất khẩu của tỉnh; tạo công

ăn việc làm và thu nhập ổn định cho một số công nhân lao động tại địa phương, tăng nguồn thu cho công ty để mở rộng sản xuất và đóng góp vào ngân sách tỉnh và Nhà nước

Với dự án đầu tư cơ sở kinh doanh chế biến thủy hải sản công suất 7.000 tấn cá fillet/năm và 1.925 tấn bột cá/năm Do đặc điểm ngành nghề và công nghệ của mình, ngành chế biến thủy sản đông lạnh sử dụng khá nhiều nước trong quá trình sản xuất, chế biến Vì vậy nguồn nước thải tạo ra cho môi trường xung quanh là khá nhiều, cần

có biện pháp quản lý các nguồn nước thải này cho phù hợp Nếu không được xử lý trước khi thải, sẽ có tác động không nhỏ đến nguồn nước mặt lẫn nước ngầm ở lưu vực sông Tiền, mà nguồn nước này đang là nguồn cấp nước cho các nhà máy nước trên địa bàn các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Vì EIA đóng một vai trò quan trọng như vậy, nhà xây dựng phải cân nhắc kỹ càng xem những phương cách của mình trong dự án đã tối ưu chưa trong việc giảm tác dụng vào môi trường, có cách nào làm khác không, nếu có những tác dụng không thể tránh thì làm sao để giảm ảnh hưởng của nó tới mức tối thiểu, phải đền bù sao cho xứng đáng những người bị ảnh hưởng, v.v

Trang 14

Trước tình hình thực tế và những suy nghĩ đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài

“PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN Ở CÔNG TY TNHH ĐẠI THÀNH – TỈNH TIỀN GIANG”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chính là nhằm phân tích lợi ích – chi phí các phương án xử lý nước thải sản xuất tại Công ty TNHH Đại Thành - tỉnh Tiền Giang

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá tác động môi trường của dự án

- Đưa ra các phương án xử lý nước thải thủy sản

- Tính toán các khoản lợi ích và chi phí của mỗi phương án

- So sánh và đưa ra phương án có hiệu quả kinh tế đáng mong muốn nhất

Trang 15

1.5 Cấu trúc của luận văn

Nội dung của luận văn gồm 5 chương Chương 1 Mở Đầu Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như tóm tắt bố cục của luận văn Chương 2 Tổng quan.Trình bày tổng quan gồm có hai nội dung là trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu và tổng quan về địa bàn nghiên cứu Nêu lên những đăc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, dân số của tỉnh Tiền Giang

và một số thông tin về dự án Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu nêu lên các định nghĩa, khái niệm, công thức, cả khái quát lẫn cụ thể

có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày những phương pháp chủ yếu mà đề tài ứng dụng để tìm ra kết quả chính như: phương pháp phân tích lợi ích – chi phí, các phương pháp sử dụng để thực hiện ĐTM, phương pháp thu thập số liệu, phân tích và tính toán có được kết quả nghiên cứu Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận Đây là nội dung chính của đề tài, trình bày chi tiết các kết quả đạt được Đồng thời phân tích lợi ích – chi phí của mỗi phương án và cuối cùng đưa ra những kết luận cho sự lựa chọn phương án xử lý tối ưu Chương 5 Kết luận và kiến nghị Tóm lược lại những kết quả đã nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị

Trang 16

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Phân tích lợi ích – chi phí cung cấp các kỹ thuật đánh giá các kết quả môi trường không có giá cả bằng các khái niệm kinh tế Đã có hàng loạt các nghiên cứu về phương pháp kinh tế này Theo Hundloe, McDonald, Ware và Wilks (1986) cho rằng phân tích lợi ích – chi phí có thể giúp đỡ tốt cho quá trình đề ra quyết định về môi trường Họ đã minh họa này bằng một phân tích giá trị kinh tế của hệ thống trữ nước trong hồ Mejum để tăng lượng nước cho hệ thống thủy lợi Murrumbidgee Họ chỉ ra làm thế nào để định giá 8 lợi ích và 19 chi phí khác nhau bằng một loạt các phương pháp khác nhau

Thibodeau và Ostro (1869) cũng đã nghiên cứu vùng đất ngập nước của sông Charles gần Boston Họ cộng tất cả các lợi ích lại với nhau và tìm ra lợi ích tối thiểu từ việc bảo tồn một hecta đất ngập nước là $375.000 Chi phí hay khoảng thu khác từ việc bán đất để sử dụng cho phát triển vào khoảng $2.500 một hecta Do đó lợi ích ròng của việc bảo tồn đất là $372.500 với một tỷ lệ lợi ích trên chi phí là 150:1 Các tác giả đã nhận xét về tỷ lệ rất lớn này Theo quan điểm kinh tế học phúc lợi, hoạt động bảo vệ vùng đất ngập nước này là rất thỏa đáng

Một lĩnh vực nghiên cứu thêm là của Faustmann (1849) về sự phát triển của tiêu chí hiện giá ròng Trong bài viết, Faustmann ứng dụng tiêu chí này để đánh giá các phương cách đạt được sự bền vững trong quản lý rừng ở nước Đức

Mặc dù các bài nghiên cứu có đối tượng tiếp cận khác nhau nhưng đều áp dụng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí để tìm ra phương án mang lại hiệu quả tốt nhất Theo Trần Thị Hồng Phúc (2008) để tìm hiểu lợi ích – chi chí của các phương án

xử lý nước thải tại Cảng cá Đông Hải – tỉnh Ninh Thuận, đề tài đã tập trung tìm hiểu tình hình ô nhiễm tại Cảng cá do quá trình sơ chế hải sản trước khi vận chuyển đến các

Trang 17

địa điểm thu mua khác Qua đó đề tài đưa ra một số phương án XLNT nhất định để lựa chọn, tìm hiểu và phân tích chi phí của các phương án đó trên cơ sở so sánh giữa lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra thông qua các chỉ tiêu kinh tế như NPV, IRR Qua việc tìm hiểu, đề tài đưa ra được 3 phương án so sánh là không xử lý nước thải; phương án xây dựng trạm XLNT tại Cảng cá và phương án chuyển lượng nước thải từ cảng cá về khu XLNT tập trung Kết quả phân tích các phương án cho thấy phương án xây dựng trạm XLNT tại Cảng cá là mang tính khả thi và có hiệu quả cao nhất, có giá trị NPV lớn nhất so với các phương án còn lại, đạt hiệu quả kinh tế mong muốn và xét về khía cạnh môi trường thì phương án này mang lại nhiều lợi ích cho xã hội như giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, trả lại mỹ quan cho cảng cá, hàng năm có thể tiết kiệm chi phí chữa các bệnh tật do ô nhiễm gây ra đối với người dân trong khu vực

Trong quá trình nghiên cứu đề tài có tham khảo các tài liệu liên quan đến chuyên ngành kinh tế tài nguyên môi trường cũng như tham khảo các luận văn tốt nghiệp của các sinh viên khoa Kinh tế - Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

2.2.1 Sản xuất nông nghiệp

Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp có hiệu quả Từ đầu năm 2009, UBND chỉ đạo vận động nhân dân nạo vét các tuyến kinh trên địa bàn xã Tổng chiều dài các tuyến kinh trong và ngoài kế hoạch là 9.260 m Đảm bảo nguồn nước tưới trong mùa nắng Ngoài ra, còn vận động nhân dân gai cố, nâng cấp các đập cống để đảm bảo an toàn trong mùa mưa

Toàn xã có diện tích vườn cây ăn trái là 552 ha, chiếm tỷ lệ 93% so với tổng diện tích đất nông nghiệp Chủ yếu trồng các loại cây như: Sapo, vú sữa, cam, bưởi v.v Trong năm 2009 diện tích trồng cây vú sữa tăng thêm 34 ha, phát huy tiềm năng sẵn có năm 2009 dự kiến tăng thêm 20 ha Tuy nhiên, diện tích trồng cây ăn trái giảm

so với năm 2008 do một số hộ dân chuyển diện tích trồng cây lâu năm cho các doanh nghiệp thành Cụm công nghiệp

Hội nông dân phối hợp với trung tâm khuyến nông tổ chức 11 cuộc hội thảo đã

có gần 590 hội viên tham dự

Trang 18

Để đảm bảo phòng chống dịch cúm gia cầm từ đầu năm xã đã vận động các hộ dân có đăng ký và vệ sinh chuồng trại nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh Tiềm ngừa gia súc đạt 96%; gia cầm 92% đạt chỉ tiêu Huyện giao Hiện xã có 4 thú y viên, đảm bảo công tác tiêm phòng và điều trị cho đàn gia súc

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Hiện trên địa bàn xã có gần 20 doanh nghiệp tư nhân và hơn 100 hộ buôn bán nhỏ lẻ Các doanh nghiệp đi vào hoạt động phần nào giải quyết việc làm cho hơn 483

lao động tại địa phương Nghành nghệ sản xuất chủ yếu là chế biến thủy sản

Nhìn chung, cụm công nghiệp Song Thuận từng bước hình thành và phát triển tạo động lực phát kinh tế xã nhà

b) Giáo dục

Tổng số học sinh cấp 2 toàn xã là 289 học sinh Phổ cập tiểu học 06/05 đạt 120

%, huy động 98/98 trẻ 6 tuổi đến trường đạt 100%

Thực hiện công tác quản lý trể dưới 1 tuổi tiêm chủng đạt 100%

2.3 Tổng quan về dự án

2.3.1 Tên dự án

Đầu tư cơ sở kinh doanh chế biến thủy hải sản công suất 7.000 tấn cá fillet/năm

và 1.925 tấn bột cá/năm

Trang 19

2.3.2 Chủ dự án

Tên tiếng Việt: CÔNG TY TNHH ĐẠI THÀNH

Trụ sở chính: ấp Đông Hòa, xã Song Thuận – Cụm Công Nghiệp Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Giấy chứng nhận đầu tư số 531011000002 của UBND tỉnh Tiền Giang cấp lần đầu ngày 25/12/2006 và thay đổi lần 3 ngày 31/12/2008

Ngành, nghề kinh doanh: gia công, chế biến thủy hải sản, sản xuất bột cá

2.3.3 Vị trí địa lý của dự án

Dự án được xây dựng trong phạm vi diện tích 33.082 m2 đất bao gồm phần đất của công ty là 25.300 m2 và phần thuê đất bãi bồi là 7.224 m2 trong Cụm công nghiệp Song Thuận, Ấp Đông Hòa, Xã Song Thuận, Huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Vị trí xây dựng dự án được xác định như sau:

Phía Bắc giáp: Tỉnh lộ 864

Phía Nam giáp: Sông Tiền

Phía Đông giáp: Kênh Nguyễn Tấn Thành (Kênh Xáng)

Phía Tây giáp: Nhà dân

Trang 20

Bảng 2.1 Công Suất Gia Công, Chế Biến

STT Tên sản phẩm Số lượng (tấn/năm)

Nguồn: Công ty TNHH Đại Thành, 2009

b) Nhu cầu nhân lực

Nhu cầu lao động trong năm sản xuất ổn định được đưa ra trong bảng 2.2

Bảng 2.2 Nhu Cầu Lao Động Của Nhà Máy

Nguồn: Công ty TNHH Đại Thành, 2009

2.3.6 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, điện nước phục vụ dự án

a) Nhu cầu nguyên liệu

Nguyên liệu chính sản xuất cá fillet là cá tra, cá ba sa Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất khoảng 21.000 tấn/năm trong năm ổn định Nguồn cung cấp nguyên liệu từ các hộ dân và đơn vị nuôi cá tra, cá basa ở Tiền Giang và các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long như: An Giang, Đồng Tháp,… Nguyên liệu chính sản xuất bột cá là từ phế phẩm từ quá trình sản xuất cá fillet Nhu cầu nguyên liệu sản xuất bột cá trong năm định khoảng 6.417 tấn/năm Nguồn cung cấp nguyên liệu từ phế phẩm sản xuất cá fillet của nhà máy

Để có nguồn cung cấp ổn định nguyên liệu cho nhà máy theo cơ cấu, số lượng

và chất lượng cho chế biến, Công ty sẽ có kế hoạch cụ thể với cách thức thu mua như:

Trang 21

Hợp đồng với đại lý thu mua, đây là hình thức phổ biến nhất trong ngành chế biến thủy sản hiện nay; Đội thu mua của nhà máy thực hiện biện pháp ứng vốn, hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi; Hình thức mua bán đứt đoạn

b) Nhu cầu nhiên liệu

Trong quá trình sản xuất Công ty TNHH Đại Thành có sử dụng máy phát điện

dự phòng công suất 500 KVA nhằm cung cấp điện khi có sự cố

c) Nhu cầu hóa chất

Hóa chất sử dụng trong nhà máy là Cholorine chủ yếu sử dụng trong: nước nhúng ủng, rửa tay công nhân, khử trùng trang thiết bị và nhà xưởng

2.3.7 Nhu cầu điện, nước

a) Nhu cầu cung cấp điện

Nhu cầu sử dụng điện của cho nhà máy là: 872.220 Kwh/tháng

Nguồn cung cấp điện: Hệ thống cung cấp điện cho Dự án từ lưới điện Quốc Gia

b) Nhu cầu cung cấp nước

Việc sử dụng nước chủ yếu là cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của công nhân viên ở Công ty

Tổng nhu cầu nước cung cấp cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của Công ty

là 1.200 m3/ngày chủ yếu cho quá trình sản xuất và vệ sinh xưởng Ngoài ra, Công ty còn sử dụng nước cho mục đích phòng cháy chữa cháy, tưới cây, rửa đường,….Nguồn nước này được lấy từ kênh Xáng

2.4 Tổng quan về ngành chế biến thủy hải sản

Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta Theo

số liệu thống kê, GDP của ngành thủy sản ở giai đoạn 1995 – 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng đến 24.125 tỷ đồng Trong các hoạt động của ngành khai thác thủy hải sản giữ vị trí quan trọng Sản lượng khai thác thủy hải sản trong khoảng 10 năm gần đây tăng lên liên tục với tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 7,7% (giai đoạn 1991 – 1995) và 10% (giai đoạn 1996 – 2003) Tuy nhiên nuôi trồng thủy sản ngày càng có vai trò quan

Trang 22

trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng lẫn chất lượng Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 245.835 ha nước ngọt để nuôi trồng thủy sản

Thủy sản là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình thủy sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn là 17,1kg và thịt gà là 3,9kg

Ngành thủy sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm

và thu hút một lượng lao động đông đảo tham gia vào các công đoạn sản xuất làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trong cả nước Số lượng lao động của ngành thủy sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (1996) lên khoảng 3,8 triệu người (2001) Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thủy sản là 2,4%/năm

Trang 23

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

dự án phát triển quan trọng Đánh giá tác động môi trường xem xét việc thực hiện dự

án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với đời sống con người tại khu vực thực hiện dự án, tới hậu quả của chính dự án và của các hoạt động khác tại vùng đó Sau dự báo đánh giá tác động môi trường phải xác định các biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực làm cho dự án thích hợp hơn với môi trường của nó”

Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”

b) Mục đích

Dự báo những tác động có thể có đối với môi trường của dự án đầu tư:

Đây là một công cụ giúp cho sự phòng ngừa và ngăn chặn hữu hiệu các tác động tiêu cực tới môi trường của những dự án phát triển Đánh giá tác động môi trường cần phải được xem xét tất cả những ảnh hưởng đối với cuộc sống của con người, tới các thành phần của môi trường, đặc biệt là tới các hệ sinh thái tự nhiên

Đánh giá tác động môi trường cần phải xem xét trong tất cả các yếu tố thành phần của môi trường trong quá trình thiết kế, triển khai và cả quá trình vận hành dự án được thực hiện

Tìm kiếm các giải pháp khoa học và hợp lý để ngăn chặn hoặc làm hạn chế những tác động gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hay sự cố môi trường

Trang 24

trong thời gian dự án đi vào hoạt động Đánh giá tác động môi trường có tác dụng định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh Đặc biệt phải coi trọng việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án sản xuất công nghiệp, các dự án phát triển kết cấu

hạ tầng và các dự án kiểm soát chất thải nguy hại

Những kết quả đánh giá tác động môi trường là cơ sở để lượng hóa về mặt giá trị những tổn thất và lợi ích về môi trường bên cạnh những chi phí và lợi ích về kinh tế khi dự án được triển khai đi vào hoạt động

Đồng thời đánh giá tác động môi trường còn đưa ra những phương án khác nhau đối với các dự án để từ đó chủ đầu tư có thể lựa chọn, cấp có thẩm quyền xét duyệt để lựa chọn phương án tối ưu

3.1.2 Các phương pháp áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

Sử dụng các phương pháp ĐTM chính sau đây:

a) Phương pháp thống kê, lập bảng số liệu: Sử dụng để thu thập, phân tích và

xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế

- xã hội tại khu vực dự án và lân cận, cũng như các nguồn số liệu phục vụ cho đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động môi trường của dự

c) Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Sử dụng để thu mẫu, phân tích và đo đạc các thông số thực tế về hiện trạng

chất lượng môi trường tự nhiên (đất, không khí, độ ồn, vi khí hậu) tại khu vực dự án và lân cận phục vụ cho việc đánh giá tác động môi trường, xây dựng các chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án

d) Phương pháp ma trận tác động: Sử dụng để thiết lập và phân tích mối

quan hệ định tính giữa các hoạt động và quy mô, mức độ tác động môi trường của dự

Trang 25

án, đồng thời để chọn lọc và đánh giá các tác động môi trường quan trọng chủ yếu của

dự án

e) Phương pháp so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường: Sử dụng để

đánh giá mức độ tác động môi trường của dự án trên cơ sở so sánh với các mức giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam ban hành áp dụng (so sánh với ngưỡng chịu tải về các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của môi trường)

f) Phương pháp tham khảo kết quả nghiên cứu trong nước: Sử dụng để

đánh giá tác động môi trường và đánh giá hiệu quả của các biện pháp khống chế, giảm thiểu các tác động chính hoặc các tác động có tính chất đặc thù riêng của dự án sao cho phù hợp với các điều kiện nghiên cứu đánh giá thực tế ở trong nước

3.1.3 Nước thải thủy sản

a) Khái niệm

Nước thải sản xuất phát sinh từ các công đoạn rửa nguyên liệu, lấy máu cá, vệ sinh nhà xưởng…Lượng nước thải sản xuất sẽ phát sinh tương ứng với lượng nước sử dụng Nước thải sản xuất có chứa hàm lượng chất hữu cơ có nguồn gốc động vật rất cao, thành phần chủ yếu là các hợp chất của protit và các axit béo bão hòa Các chất này dễ bị phân hủy tạo ra các sản phẩm trung gian có mùi hôi đặc trưng

Do vậy lượng nước thải sản xuất nếu không được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái nước tại khu vực Ngoài ra, các chất bẩn trong nước thải bị phân hủy gây mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường nước, không khí, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng Đồng thời nước thải ngấm xuống đất có thể làm ô nhiễm tầng nước ngầm tại khu vực

b) Đặc trưng tính chất nước thải thủy sản

Hàm lượng ô nhiễm chủ yếu trong nước thải thủy sản là các chất hữu cơ, màu

và mùi cảm quan Trong nước thải thường chứa nhiều mảnh vụn thịt và nội tạng cá, các mảnh vụn này thường dễ lắng và dễ phân hủy gây nên các mùi hôi tanh, chất ô nhiễm hữu cơ thể hiện qua các thông số COD, BOD5 (do vụn thịt và nội tạng cá), Nito, Photpho Các chất ô nhiễm này làm cho nước thải có mùi hôi khó chịu và biến

Trang 26

nước thải thành nước đen Nước thải có lượng dầm mỡ lớn là do mỡ trong cá tra sinh

ra trong quá trình fillet và lạng da Hàm lượng chất lơ lửng rất cao sinh ra trong quá trình làm cá

Bảng 3.1 Thành Phần Nước Thải CBTS Thô Và Sau Khi Qua HTXL Tại Một Số Nhà Máy CBTS

STT Thành Đơn vị Nước thải Nước thải TCVN 5945 – phần thô sau xử lý 2005, cột A

3.1.4 Khái niệm về công trình XLNT

Công trình XLNT là một khái niệm chung để chỉ một hệ thống tổ hợp bao gồm các hạng mục công trình và thiết bị đi kèm để biến nước thải thành nước sạch ở mức

độ chấp nhận được

Công trình xử lý nước thải với mục tiêu chính là ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của nước thải đến nguồn nước chung, sức khỏe cộng đồng và sinh thái khu vực

Các yêu cầu chính của một công trình xử lý nước thải phải được xem xét trên cả

3 chỉ tiêu (3E): Kỹ thuật (Engineering), Kinh tế (Economics) và Môi trường (Environment)

Khi xem xét một hệ thống xử lý nước thải, cần thiết lưu ý 3 yếu tố sau:

(a) Nguồn xả nước thải

(b) Khối lượng và thành phần nước thải

(c) Xây dựng và quản lý công trình làm sạch nước thải

Trang 27

(d) Các nguồn phát sinh nước thải

Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là từ sinh hoạt chế biến cá basa, cá tra fillet

và vệ sinh thiết bị, nhà xưởng sau khi xử lý Đặc trưng ô nhiễm từ loại nước thải này là hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) cao, hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD) và dinh dưỡng (N, P) và coliform cao Đến cuối ngày, nước thải còn chứa hàm lượng lớn chất tẩy rửa và clorine

3.1.5 Các thông số đánh giá ô nhiễm

Đánh giá chất lượng nước thải cần dựa vào một số thông số cơ bản, so sánh với các chỉ tiêu cho phép về thành phần hóa học và sinh học đối với từng loại nước sử dụng cho mục đích khác nhau Các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước là: độ

pH, màu sắc, độ đục, hàm lượng chất rắn, các chất lơ lửng, các kim loại nặng, oxy hòa tan và đặc biệt là BOD và COD Ngoài các chỉ tiêu hóa học cần quan tâm tới chỉ tiêu sinh học, đặc biệt là E.coli

Độ pH: là một trong những chỉ tiêu xác định đối với nước cấp và nước thải Chỉ số này

cho ta biết cần thiết phải trung hòa hay không và tính lượng hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý đông keo tụ, khử khuẩn

Hàm lượng các chất rắn: tổng chất rắn là thành phần quan trọng của nước thải Tổng

chất rắn (TS) được xác định bằng trọng lượng khô phần còn lại sau khi cho bay hơi 11 mẫu nước trên bếp cách thủy rồi sấy khô ở 1030C cho đến khi trọng lượng khô không đổi Đơn vị tính bằng mg hoặc g/l

Màu: nước có thể có độ màu, đặc biệt là nước thải thường có màu nâu đen hoặc đỏ

nâu

Độ đục: Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước Vi sinh vật có thể bị

hấp thụ bởi các hạt rắn lơ lửng sẽ gây khó khăn khi khử khuẩn Độ đục càng cao độ nhiễm bẩn càng lớn

Oxy hòa tan (DO – Dissolved oxygen): là một chỉ tiêu quan trọng của nước, vì các

sinh vật trên cạn và cả dưới nước sống được là nhờ vào oxy Độ hòa tan của nó phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất và các đặc tính của nước Phân tích chỉ số oxi hòa tan (DO)

là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự ô nhiễm của nước và giúp ta đề ra biện pháp xử lý thích hợp

Trang 28

Chỉ số BOD (Nhu cầu oxy sinh hóa – Biochemical Oxygen Demand): nhu cầu oxy

sinh hóa hay nhu cầu oxy sinh học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ

có trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoại sinh, hiếu khí BOD là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải

Phương trình tổng quát oxy hóa sinh học:

Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O

Vi sinh vật Quá trình này đòi hỏi thời gian dài ngày, vì phải phụ thuộc vào bản chất của chất hữu

cơ, vào các chủng loại vi sinh vật, nhiệt độ nguồn nước, cũng như một số chất có độc tính xảy ra trong nước Bình thường 70% nhu cầu oxy được sử dụng trong 5 ngày đầu, 20% trong 5 ngày tiếp theo, 99% ở ngày thứ 20 và 100% ở ngày thứ 21

Trong thực tế, người ta không thể xác định lượng oxy cần thiết để phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ vì như thế tốn quá nhiều thời gian mà chỉ xác định lượng oxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ ủ 200C, ký hiệu BOD5 Chỉ số này được dùng hầu hết trên thế giới

Chỉ số COD (Nhu cầu oxy hóa học – Chemical Oxygen Demand): Chỉ số này được

dùng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nước thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O

Lượng oxy này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa được xác định khi sử dụng một tác nhân oxy hóa hóa học mạnh trong môi trường axit Chỉ số COD biểu thị cả lượng các chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng vi sinh vật do đó nó

có giá trị cao hơn BOD Đối với nhiều loại nước thải, giữ BOD và COD có mối tương quan nhất định với nhau

Các chất dinh dưỡng: chủ yếu là N và P, chúng là những nguyên tố cần thiết cho các

thực vật phát triển hay chúng được ví như là những chất dinh dưỡng hoặc kích thích sinh học

+ Nito (N): nếu thiếu N có thể bổ sung thêm N để nước thải đó có thể xử lý bằng sinh học

+ Phospho (P): có ý nghĩa quan trọng trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Trang 29

Chỉ thị về vi sinh của nước (E.coli)

Trong nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt, bệnh viện, vùng du lịch, khu chăn nuôi nhiễm nhiều loại vi sinh vật Trong đó có nhiều loài vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt

là bệnh về đường tiêu hóa, tả lị, thương hàn, ngộ độc thực phẩm Chất lượng về mặt vi sinh của nước thường được biểu thị bằng nồng độ của vi khuẩn chỉ thị – đó là những vi khuẩn không gây bệnh và về nguyên tắc đó là nhóm trực khuẩn (coliform) Thông số được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số coli Tuy tổng số coliform thường được sử dụng như một chỉ số chất lượng của nước về mặt vệ sinh, nhưng ở điều kiện nhiệt đới, chỉ số này chưa đủ ý nghĩa về mặt vệ sinh do:

+ Có rất nhiều vi khuẩn coliform tồn tại tự nhiên trong đất, vì vậy mật độ cao các vi khuẩn của nước tự nhiên giàu dinh dưỡng có thể không có ý nghĩa về mặt vệ sinh + Các vi khuẩn coliform có xu hướng phát triển trong nước tự nhiên và ngay trong cả các công đoạn xử lý nước thải (trước khi khử trùng) trong điều kiện nhiệt đới

3.1.6 Hệ thống tiêu chuẩn về các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi thải vào nguồn tiếp nhận nước thải không vượt quá Cmax được tính như sau:

Công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp

C max = C x K q x K f

Trong đó:

Cmax (mg/l) là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi thải vào nguồn tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l)

C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định trong QCVN 11:2008/BTNMT – Nước thải công nghiệp chế biến thủy sản

Kq là hệ số theo lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải quy định

Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định

Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số pH và tổng coliforms

Trang 30

™ Giá trị hệ số C

Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi thải vào các nguồn tiếp nhận nước thải

Bảng 3.2 Giá Trị Các Thông Số Ô Nhiễm Làm Cơ Sở Tính Toán Giá Trị Tối Đa Cho Phép

STT Thông số Đơn vị Giá trị C

Nguồn: CENTEMA, 2006 – 2008 CASTP – An Giang, 2007

3.1.7 Các phương án xử lý nước thải

a) Phương pháp vật lý (cơ học)

Là các phương pháp sử dụng các thiết bị, máy móc nhằm xử lý hoặc xử lý một phần các chất ô nhiễm có trong nước thải Ví dụ như quá trình tách rác ra khỏi nước thải

Các thiết bị thông dụng loại này như máy tách rác, song chắn rác, máy nghiền rác, máy ép bùn, các loại thiết bị lọc (lọc cát, lọc than),…

- Sàng: nhằm loại bỏ các mảnh vụn lớn như: mỡ cá, nội tạng, rác…ra khỏi nước trước những công đoạn xử lý tiếp theo

- Lắng: dùng để tách các hợp chất ở dạng không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắc dựa vào sự khác nhau giữa trọng lượng giữa các hạt cặn lơ lửng và nước

Trang 31

- Lọc: tách các phần tử lơ lửng có kích thước tương đối bằng cách cho nước thải

đi qua các lớp vật liệu lọc, nước thải CBTS thì bể lọc thường được ít áp dụng vì

nó làm cho giá thành xử lý nước thải cao Bể lọc có thể sử dụng sau khi nước thải đã qua xử lý sinh hóa

b) Phương pháp hoá lý

Là phương pháp ứng dụng các quá trình hoá lý để xử lý nước thải, nhằm giảm một phần các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải Phương pháp hoá lý chủ yếu là phương pháp keo tụ (keo tụ bằng phèn, polymer), phương pháp đông tụ, phương pháp tuyển nổi,… dùng để loại các chất lơ lửng (SS), độ màu, độ đục, COD, BOD của nước thải

c) Phương pháp hoá học

Là các phương pháp dùng các phản ứng hoá học để chuyển các chất ô nhiễm thành các chất ít ô nhiễm hơn, chất ít ô nhiễm thành các chất không ô nhiễm Ví dụ như dùng các chất oxi hoá như Ozon, H2O2, O2, Cl2 … để oxi hoá các chất hữu cơ, vô

cơ có trong nước thải Phương pháp này thường có giá thành xử lý cao nên có hạn chế

sử dụng Thường chỉ sử dụng khí trong nước thải tồn tại các chất hữu cơ, vô cơ khó phân huỷ sinh học Thường áp dụng cho các loại nước thải như: nước thải rò rỉ rác, nước thải dệt nhuộm, nước thải giấy…

d) Phương pháp sinh học

Là phương pháp xử lý nước thải nhờ tác dụng của các loài vi sinh vật Loại này chủ yếu chia làm hai loại là sinh học hiếu khí (có mặt các loài vi sinh vật hiếu khí) và sinh học kị khí (có mặt các loài vi sinh vật kị khí) Đây là phương pháp phổ biến và thông dụng trong các quy trình xử lý nước thải vì có ưu điểm là giá thành hạ, dễ vận hành

Các công trình đơn vị xử lý sinh học hiếu khí như: Aerotank, sinh học hiếu khí tiếp xúc (có giá thể tiếp xúc), lọc sinh học hiếu khí, sinh học tiếp xúc quay - RBC (Rotating Biological Contact)

Các công trình đơn vị xử lý sinh học kị khí như: UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) – bể lọc sinh học kị khí dòng chảy ngược, bể sinh học kị khí dòng chảy ngược có tầng lọc (Hybrid Digester), bể kị khí khuấy trộn hoàn toàn, bể mê tan…

Trang 32

So với phương pháp sinh học hiếu khí, phương pháp sinh học kỵ khí có nhiều

ưu điểm cơ bản như: tiêu thụ rất ít năng lượng, nồng độ bùn hình thành ít, có khả năng chịu được tải trọng hữu cơ (BOD, COD) cao, nhu cầu dinh dưỡng thấp Do đó, đối với các loại nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao thì phương pháp sinh học kỵ khí là phương pháp nên được lựa chọn

3.2 Chọn lựa công nghệ để XLNT

Công nghệ XLNT ngày càng đi sâu vào áp dụng công nghệ sinh học và các biện pháp sinh học cũng đã chứng minh hiệu quả xử lý triệt để, hơn hẳn những biện pháp

xử lý hóa lý khác, đảm bảo tiêu chuẩn nước thải ra đạt tiêu chuẩn loại A

XLNT bằng công nghệ sinh học đáp ứng mục đích đưa dòng thải vào vòng tuần hoàn tự nhiên của vật chất, chất thải được xử lý và phân hủy theo chu trình sinh học tự nhiên Kết quả của quá trình xử lý là các chất thải được chuyển hóa hoàn toàn thành dòng thải sạch (đủ tiêu chuẩn)

Trong quá trình xử lý này, con người không tác động trực tiếp các biện pháp lý hóa vào quy trình khép kín, do đó lượng nước thải sau khi xử lý được đưa vào tự nhiên sạch hơn mà không bị biến đổi thành phần tính chất

Tiết kiệm kinh phí trong việc xử lý nước thải Chi phí cho các biện pháp sinh học thường thấp hơn chi phí cho các biện pháp xử lý khác Bên cạnh đó chi phí quản

lý cũng thấp do việc quản lý đơn giản hơn

Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số hóa chất vô cơ như H2S, sunfit, amonia, nito,…dựa trên cơ

sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất để làm thức ăn đê sinh trưởng và phát triển Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân chia thành 2 loại:

+ Phương pháp kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy

+ Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục

Trang 33

Quá trình sinh học hiếu khí xảy ra gồm các giai đoạn sau:

- Oxy hoá các hợp chất hữu cơ không chứa nitơ (gluxit, hyđrocacbua, pectin, axit hữu cơ, các chất hữu cơ phân tử lượng nhỏ khác…)

- Oxy hoá các hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ (protein, peptit, axitamin…)

- Quá trình oxy hoá luôn kèm theo quá trình tổng hợp các chất mới của tế bào, tức là sinh khối của vi sinh vật tăng lên (quá trình đồng hoá)

- Quá trình tự hủy của bùn:

Ngoài ra trong hệ thống còn xảy ra các quá trình nitrit và nitrat hoá

Trong xử lý hiếu khí gồm có xử lý hiếu khí trong điều kiện tự nhiên (cánh đồng lọc, hồ sinh học) và xử lý trong điều kiện nhân tạo (bể aeroten, bể lọc sinh học), tuy nhiên với các thông số ô nhiễm của nước thải của cơ sở chế biến thuỷ sản nêu trên thì

áp dụng biện pháp xử lý bằng bể aeroten là hiệu quả nhất

b) Ưu nhược điểm của phương pháp

Ưu điểm

+ Tiết kiệm mặt bằng sử dụng

+Hiệu suất xử lý cao

+ Lượng bùn thải bỏ ít

+ Tốc độ oxy hoá nhanh

+ Thời gian lưu trong hệ thống ngắn

+ Không gây mùi như xử lý kỵ khí

+ Vận hành, quản lý đơn giản

+ Dễ khốmg chế các thông số ô nhiễm

+ Hiệu quả xử lý các chỉ tiêu >96%

Nhược điểm

+ Tốn năng lượng cho sục khí

+ Chỉ xử lý nước thải có hàm lượng ô nhiễm thấp

Trang 34

+ Sau xử lý sinh ra lượng bùn lớn

Với nước thải của cơ sở chế biến thuỷ sản có các thông số ô nhiễm BOD= 1000 mg/l, COD = 1600 mg/l thì sau khi qua xử lý sơ bộ và hoá lý thì rất thích hợp để đưa vào xử lý tập trung bằng phương pháp sinh học hiếu khí

Xử lý bằng bể aeroten

Quá trình xử lý chất ô nhiễm được thực hiện trong bể oxy hoá được cấp khí cưỡng bức một cách liên tục Trong quá trình xử lý, vi sinh vật sinh trưởng ở trạng thái huyền phù, quá trình làm sạch trong aeroten diễn ra theo mức dòng chảy qua nước thải

và bùn hoạt tính được sục khí Việc sục khí đảm bảo làm nước được bão hoà oxy và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng

Sơ đồ làm việc của một bể aeroten cụ thể như hình 2.1

Hình 3.1 Sơ Đồ Làm Việc Của Bể Aeroten Truyền Thống

Nước thải đầu vào được cấp khí liên tục vào bể cùng với bùn hoạt tính tuần hoàn Hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính trong bể được khuấy trộn để tiếp xúc với oxy được cấp bằng hệ thống cấp khí Các vi sinh vật sẽ oxy hoá các chất ô nhiễm hữu

cơ có trong nước thải và chuyển hoá thành các khí (CO2, NH3…) và một phần sinh khối dưới dạng bông bùn hoạt tính Hỗn hợp bông bùn và nước được dẫn qua bể lắng, bùn được tách ra và được tuần hoàn một phần trở lại bể aeroten để duy trì hàm lượng sinh khối trong bể

Trang 35

Hiệu suất xử lý của hệ thống aeroten và chất lượng bùn hoạt tính phụ thuộc vào thành phần, tính chất nước thải, nhiệt độ, pH, thành phần dinh dưỡng, điều kiện thuỷ động học của quá trình khuấy trộn

3.2.2 Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí

a) Cơ chế

Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí do một quần thể vi sinh vật hoạt động không cần sự có mặt của oxy không khí, sản phẩm cuối cùng là một hỗn hợp khí CH4, CO2, N2, H2, H2S…trong đó có tới 65% là CH4 (khí metan) Vì vậy quá trình này còn được gọi là lên men metan

Quá trình sinh học kỵ khí xảy ra theo 3 giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn thuỷ phân

Dưới tác dụng của các enzim thuỷ phân hydrolaza của vi sinh vật, các chất hữu

cơ phức tạp như: gluxit, lipit, protein…được phân giải thành các hợp chất hữu cơ đơn giản, khi đó các chất này đóng vai trò là nguồn thức ăn và năng lượng cho các vi sinh vật sống và hoạt động

- Giai đoạn 2: Giai đoạn lên men các axit hữu cơ

Các sản phẩm lên men ở giai đoạn trước sẽ được phân giải yếm khí tạo thành các axit hữu cơ có phân tử lượng nhỏ hơn như axit butyric, axit propionic, axit axetic,…

Trong quá trình lên men axit hữu cơ, một số axit béo phân tử lượng lớn được chuyển hoá tạo thành axit axetic dưới tác dụng của vi khuẩn axetogen

Ngoài ra sự lên men cũng tạo thành các chất trung tính như: rượu, anđehyt, axeton, các chất khí CO2, H2, NH3, H2S

Trong giai đoạn này BOD và COD giảm không đáng kể, đặc biệt độ pH của môi trường sẽ giảm mạnh vì giai đoạn này tạo ra nhiều axit

- Giai đoạn 3: Giai đoạn tạo khí metan

Dưới tác dụng của vi khuẩn metan, các axit hữu cơ, các chất trung tính…bị phân giải tạo thành khí metan

b) Ưu nhược điểm của phương pháp

Ưu điểm: Có thể xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ rất cao và có khả

năng phân hủy các hợp chất hữu cơ có phân tử lượng lớn, cấu trúc phức tạp mà các

Trang 36

phương pháp khác hầu như không xử lý được; Chi phí năng lượng cho xử lý thấp;

Lượng bùn tạo ra nhỏ; Sản phẩm phân giải hoàn toàn các hợp chất hữu cơ trong quá

trình xử lý là khí sinh học (biogas), thành phần chủ yếu là CH4, CO2

Nhược điểm: Khởi động lâu, phải khởi động một tháng trước khi hoạt động

Hiệu quả xử lí không ổn định vì đây là quá trinh sinh học xảy ra tự nhiên nên chúng ta không thể can thiệp sâu vào hệ thống Lượng khí sinh ra không ổn định gây khó khăn cho vận hành hệ thống thu khí Xử lí không đạt hiệu quả khi nồng độ BOD thấp; Thời gian lưu nước thải lâu, nên chi phí cho xây dựng lớn; Thời gian ổn định công nghệ dài; Quy trình vận hành khá phức tạp, chi phí vận hành cao; Hiệu quả xử lý thường chỉ đạt

75 – 90%; Bùn có mùi đặc trưng

Do đó, phương án này không được sử dụng phổ biến

3.2.3 Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí kết hợp kỵ khí

Hệ thống xử lý sinh học hiếu khí kết hợp kỵ khí bao gồm: xử lý sinh học kị khí hai giai đoạn (bể lọc sinh học kị khí) kết hợp xử lý sinh học hiếu khí (bể lọc hiếu khí ngập nước) cho phép xử lý 96 - trên 99% COD Nước thải sau lắng có COD vào khoảng 6000 mg/l Sau khi qua hệ thống xử lý sinh học COD còn khoảng 60 mg/l đạt tiêu chuẩn thải loại B

Phương án xử lý nước thải bằng phương pháp lọc sinh học kết hợp giữa kị khí

và hiếu khí có nhiều ưu điểm như: thích hợp cho xử lý nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, ít tiêu tốn năng lượng và lượng bùn sinh ra không đáng kể, hệ thống có khả năng chịu biến động về nhiệt độ và tải lượng ô nhiễm, thời gian thích nghi, khởi động nhanh (khoảng 2-3 tuần), quy trình vận hành đơn giản, chi phí đầu tư thấp song hiệu quả xử lý đạt cao

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thu thập từ các nghiên cứu có liên quan trước đó, thu thập những thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang từ các cơ quan

có liên quan: phòng Kinh tế, phòng Tài Nguyên Môi Trường

Thu thập số liệu từ công ty TNHH Đại Thành – tỉnh Tiền Giang về quy mô, báo cáo đánh giá tác động môi trường để thực hiện dự án đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm cá fillet và bột cá

Trang 37

Thu thập các chi phí xây dựng, chi phí vận hành cho các phương án XLNT từ Công ty Duy Nhân Sinh – Gò Vấp – TP.Hồ Chí Minh

3.2.2 Phương pháp phân tích

a) Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tác động môi trường, mục tiêu chính của đề tài là đánh giá lợi ích – chi phí của các phương án XLNT và so sánh lợi ích chi – phí giữa các mô hình nhằm giúp công ty lựa chọn được phương án thích hợp cho công ty

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí để thực hiện việc phân tích Vì vậy, việc hiểu rõ về phương pháp nghiên cứu là rất cần thiết

i) Định nghĩa Phương pháp phân tích lợi ich – chi phí (CBA) có nhiều khái niệm liên quan

“Phân tích lợi ích – chi phí là một phương pháp để đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội” (Trần Võ Hùng Sơn, 2003)

“Phân tích lợi ích – chi phí là một phương pháp đánh giá chính sách mà phương pháp này lượng hóa bằng tiền giá trị của tất cả các kết quả của chính sách đối với tất cả mọi thành viên trong xã hội nói chung Lợi ích xã hội ròng là thước đo giá trị của chính sách” (Boardman, 2001)

“Phân tích kinh tế, còn gọi là phân tích lợi ích – chi phí, là phân tích mở rộng của phân tích tài chính,…được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và các cơ quan quốc

tế để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không?” (Frances Perkins, 1994)

“Phân tích lợi ích – chi phí là một quá trình nhận dạng, đo lường và so sánh các lợi ích và chi phí của một dự án đầu tư hay một chương trình” (Campbell, 2003) Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của một phương án cụ thể Lợi ích là các nguồn lợi có được từ phương án cho chủ thể đầu tư

Chi phí là nguồn tài nguyên vật lực tiêu hao cho phương án hoạt động

Phân tích lợi ích – chi phí là một khuôn khổ chỉ ra sự thuận lợi và bât lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên quan, xếp hạng các phương án dựa vào các chỉ tiêu giá trị kinh tế

Trang 38

Tóm lại, phân tích lợi ích tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau như vậy nhưng đều đề cập 4 vấn đề: (1) Phân tích lợi ích – chi phí là phương pháp đánh giá để thực hiện lựa chọn quyết định; (2) Phân tích lợi ích – chi phí xem xét tất cả các lợi ích

và chi phí (có giá và không có giá thị trường); (3) Phân tích lợi ích – chi phí xem xét chủ yếu đến hiệu quả kinh tế; (4) Phân tích lợi ích – chi phí xem xét vấn đề trên quan điểm xã hội nói chung

ii) Các bước thực hiện

Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết

Giống như tất cả các phương pháp giải quyết vấn đề, phân tích lợi ích chi phí có thể cung cấp thông tin giúp lựa chọn để cải thiện tình trạng hiện tại Bước đầu tiên là nhận dạng vấn đề, đó là nhận dạng khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn Sau đó, các dự án, chính sách hoặc chương trình khác nhau được được xác định để làm thu hẹp khoảng này và thu hẹp vấn đề Để xử lý ô nhiễm nước thải thủy sản có thể dùng hai công nghệ là: xử lý hiếu khí và xử lý kỵ khí

Phương pháp kỵ khí: sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy

Phương pháp hiếu khí: sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục

Phương pháp kỵ khí kết hợp hiếu khí

Nhận dạng lợi ích và chi phí xã hội ròng của mỗi phương án Bước này sẽ

nhận dạng bản chất của lợi ích và chi phí xã hội thực của mỗi phương án

Trên phạm vi toàn xã hội, nguyên tắc chung là tính tất cả lợi ích và chi phí bất kể ai là người nhận hoặc trả chúng Hơn nữa, tất cả các lợi ích và chi phí phải được tính, do đó

ta phải nhận dạng những ảnh hưởng về môi trường và những ảnh hưởng khác cũng như doanh thu và chi phí bằng tiền đối với khu vực tư nhân

Đánh giá lợi ích – chi phí của mỗi phương án Ở bước này ta cố gắng tìm ra

giá trị kinh tế cho lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án

Một số lợi ích và chi phí xã hội có thể đã có các giá trị kinh tế thực, một số có thể có giá trị kinh tế tài chính, vốn không phải là giá trị kinh tế thực và một số khác có thể không có giá trị bằng tiền nào cả

Trang 39

Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm Giá trị của lợi ích và chi phí hàng năm

của mỗi phương án được thành lập thành bảng theo các năm phát sinh và lợi ích ròng của mỗi năm được tính

Tính toán lợi ích xã hội ròng Để tính tổng lợi ích xã hội ròng, ta không chỉ

đơn giản cộng các lợi ích ròng hàng năm vì người ta thường đặt tầm quan trọng khác nhau vào lợi ích nhận được ở mỗi thời gian khác nhau Để thấy được sự khác nhau này, tổng lợi ích xã hội được tính theo hai giai đoạn:

Ở giai đoạn thứ nhất, lợi ích ròng hàng năm của dự án được quy đổi thành lợi ích ròng tương đương ở mỗi thời điểm chung bằng phương pháp lấy trọng số

Ở giai đoạn thứ hai, hiện giá của lợi ích ròng hàng năm được cộng lại và cho ta con số tổng cộng cho toàn bộ kết quả

So sánh các phương án theo lợi ích ròng Phương án có lợi ích ròng cao nhất

được xếp hạng thứ nhất được xem là đáng lựa chọn nhất và phương án có lợi ích xã hội ròng thấp nhất được xếp hạng cuối cùng và là phương án ít mong muốn nhất

Kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong dữ liệu Khi phân tích chúng ta

thường đưa ra những giả định về dữ liệu và vì vậy người phân tích phải kiểm định những ảnh hưởng của những thay đổi trong giả định đối với thứ tự xếp hạng và sự so sánh giữa các phương án

Đưa ra kiến nghị cuối cùng Người phân tích chỉ ra một phương án cụ thể nào

đó có đáng mong muốn hay không, phương án nào hay một số phương án nào là đáng mong muốn nhất

iii) Các tiêu chí lựa chọn dự án trong phân tích lợi ích – chi phí

Hiện giá ròng (NPV – Net Present Value) Là tổng của các dòng lợi ích ròng hàng

năm, trong đó mỗi lợi ích ròng được diễn đạt như một hiện giá Tất cả các phương án

có hiện giá ròng dương tức là có lợi ròng và như vậy là đáng mong muốn, phương án

có hiện giá ròng cao nhất có lợi ròng cao nhất là đáng mong muốn nhất

NPV

0 ( 1 )

) (

Trang 40

Trong đó: Bi là lợi ích năm i

Ci là chi phí năm i

r là suất chiết khấu

n là số năm của dự án

Tỷ số lợi ích – chi phí (BCR – Benefit and Cost Rate) Là tỷ số hiện giá của các lợi

ích so với hiện giá của các chi phí

t

i Ct

i Bt

PVC

PVB BCR

0

0

)1

(

)1

(

Tỷ số BCR này lớn hơn 1 khi lợi ích đã chiết khấu lớn hơn chi phí đã chiết khấu, do đó tất cả các phương án nào có tỷ số BCR lớn hơn 1 là có lợi và đáng mong muốn Theo tiêu chí này, phương án nào có tỷ số này cao nhất là đáng mong muốn nhất

Tỷ suất sinh lợi nội tại (IRR – Internal Return Rate) Là chiết khấu mà tại đó hiện

giá của lợi ích vừa bằng với hiện giá của chi phí Đó chính là suất chiết khấu làm cho NPV bằng không

0 )

1 (

) 1 ( )

1 ( )

2 2 2

1 1 1

0

+

− +

+ +

− +

+

− +

+

i

C B

i

C B

i

C B C

B NPV

Giải phương trình trên ta sẽ có được i (tỷ suất sinh lợi nội tại)

Tỷ suất sinh lợi nội tại là tỷ suất mà lợi ích ròng do dự án tạo ra sẽ tăng lên Suất chiết khấu xã hội là tỷ suất mà ở đó xã hội lựa chọn các lợi ích ròng này được tăng lên Do

đó, các phương án có IRR lớn hơn suất chiết khấu xã hội thì có lợi và do đó đáng được lựa chọn Trong số các phương án mong muốn này, phương án nào có IRR cao nhất thì được coi là đáng mong muốn nhất

iv) Lựa chọn suất chiết khấu

Để đơn giản hóa cho việc tính toán lợi ích – chi phí đề tài có một số giả định là

về chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng (khấu hao đều) trong vòng 20 năm

Ngày đăng: 28/02/2019, 11:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w