Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Trình bày một số khái niệm, công thức và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả và thảo luận Mô tả quá trình nhập xuất kho Nguyên vật liệ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Nguyên Vật Liệu
Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 610” do Nguyễn Thị Công ,
sinh viên khóa 32, ngành Kinh Tế, chuyên ngành Tài Chính Kế Toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
Thạc sĩ Nguyễn Ý Nguyên Hân Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, Con xin kính lời cảm ơn đến Ông Bà, Cha Mẹ những người đã sinh
ra, nuôi dưỡng và dạy bảo con đến ngày hôm nay
Suốt bốn năm trên giảng đường Đại Học, thầy cô đã trang bị cho em nhiều kiến thức quý báu, tạo một nền tảng vững chắc giúp em tự tin bước vào đời Em xin gởi đến
Ban Giám Hiệu trường ĐH NÔNG LÂM TP.HCM cùng toàn thể quý thầy cô lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc nhất Đặc biệt là Thạc sĩ Nguyễn Ý Nguyên Hân, giáo viên
trực tiếp hướng dẫn thực hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp, đã nhiệt tình đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực tập để Em hoàn thành tốt luận văn này
Trải qua ba tháng thực tập tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 610, nơi đây Em đã làm quen với những phần hành kế toán mà trước đây Em
chỉ được biết qua lý thuyết Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến BGĐ,chú kế toán trưởng,chú kế toán tổng hợp và các cô chú phòng TC-KT đã hết lòng quan tâm và
nhiệt tình chỉ bảo Em trong quá trình thực tập tại Công Ty
Một lần nữa, Em xin chân thành cám ơn sự dạy bảo của cha mẹ, sự dìu dắt của thầy cô, sự động viên an ủi của bạn bè, sự chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú phòng kế toán Tại Công Ty đã tạo điều kiện tốt nhất giúp Em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Kính chúc cha mẹ, quý thầy cô, Ban giám đốc, chú kế toán trưởng và các cô chú phòng kế toán dồi dào sức khỏe, công tác tốt và đạt được nhiều thăng tiến trong công việc cũng như trong cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ CÔNG Tháng 07 năm 2010 “Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công
Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 610”
NGUYỄN THỊ CÔNG July 2010 “Materials Accounting At Civill Engineering Joint –Stock Company 610”
Đề tài tìm hiểu công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng công trình giao thông 610
Mở đầu luận văn bằng việc đặt vấn đề, nêu lý do và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tiếp theo tìm hiểu khái quát toàn bộ đơn vị đến tình hình tổ chức hoạt động và chức năng nhiệm vụ của bộ phận kế toán và chế độ kế toán vận dụng
Sau đó, đưa ra các lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn
Từ đó đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác kế toán của đơn vị gồm qui trình hoạt động từ việc luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán, định khoản, ghi sổ đến lập báo cáo Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét và một vài biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán của đơn vị đối với các phần hành mà luận văn đi vào tìm hiểu
Cuối cùng là đúc kết vấn đề và có một vài đề nghị khác có ảnh hưởng đến công
tác kế toán đơn vị
Trang 5
MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình x
Danh mục phụ lục xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1.Đặt vấn đề 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3.Phạm vi nghiên cứu 2
1.4.Cấu trúc của đề tài 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 3
2.1.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 3
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 3
2.1.2.Chức năng,nhiệm vụ 4
2.1.3.Tổ chức bộ máy quản lý 5
2.1.3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 5
2.1.3.2.Chức năng,nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng
ban 6
2.1.4.Cơ cấu sản phẩm 8
2.1.5.Quy trình công nghệ 8
2.2.Tổ chức công tác kế toán tại công ty 10
2.2.1.Tổ chức bộ máy kế toán 10
2.2.1.1.Sơ đồ tổ chức 10
2.2.1.2.Chức năng,nhiệm vụ của các phần hành kế toán 11
2.2.2.Chế độ áp dụng kế toán 14
2.2.2.1.Chế độ chứng từ áp dụng 14
2.2.2.2.Chế độ tài khoản áp dụng 14
2.2.2.3.Báo cao kế toán 15
2.2.2.4.Chế độ sổ kế toán áp dụng 15
Trang 6CHƯƠNG 3:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1.Cơ sở lý luận 18
3.1.1.Những vấn đề chung về NVL và CCDC ở doanh nghiệp 18
3.1.1.1.Khái niệm 18
3.1.1.2.Đặc điểm 18
3.1.1.3.Vị trí của nguyên vật liệu-CCDC 19
3.1.1.4.Yêu cầu quản lí NVL-CCDC ở doanh nghiệp 19
3.1.1.5.Nhiệm vụ của kế toán NVL-CCDC 20
3.1.2.Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu 20
3.1.2.1.Phân loại 20
3.1.2.2.Đánh giá NVL 23
3.1.3.Đánh giá CCDC 28
3.1.4.Kế toán tình hình nhập xuất nguyên vật liệu-CCDC 29
3.1.4.1.Chứng từ sử dụng 29
3.1.4.2.Phương pháp hạch toán chi tiết 31
3.1.5.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 36
3.1.5.1.Tài khoản sử dụng 36
3.1.5.2.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 37
3.1.5.3.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kì 38
3.1.5.4.Trình tự hạch toán 40
3.1.6.Kế toán tổng hợp CCDC 43
3.1.6.1.Tài khoản sử dụng 43
3.1.6.2.Trình tự hạch toán 43
3.1.7.Kế toán một số trường hợp khác về vật liệu 45
3.1.7.1.Kế toán kiểm kê vật liệu 45
3.1.7.2.Kế toán đánh giá lại vật liệu 46
3.1.7.3.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 46
3.2 Phương pháp nghiên cứu 48
CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49
Trang 74.1.Khái niệm ,đặc điễm,nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu 49
4.1.1.Khái niệm 49
4.1.2.Đặc điểm NVL 49
4.1.3.Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu-CCDC 49
4.2.Phân loại ,đánh giá nguyên vật liệu –CCDC tại công ty 50
4.2.1.Phân loại nguyên vật liệu-CCDC tại công ty 50
4.2.2.Đánh giá nguyên vật liệu-CCDC tại công ty 51
4.2.3.Nguyên tắc hạch toán nguyên vật liệu-CCDC tại công ty 52
4.3.Kế toán nguyên vật liệu tại công ty 52
4.3.1.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 52
4.3.1.1.Chứng từ sử dụng 52
4.3.1.2.Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu 53
4.3.1.3.Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu 53
4.3.2.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 54
4.3.2.1.Phương pháp kế toán 54
4.3.2.2.Trình tự ghi sổ,cách lập sổ tổng hợp 69
4.4.Kế toán CCDC tại công ty 70
4.4.1.Kế toán chi tiết 70
4.4.1.1.Chứng từ 70
4.4.1.2.Tài khoản sử dụng 70
4.4.1.3.Trình tự ghi sổ ,hạch toán chi tiết CCDC 70
4.4.2.Kế toán tổng hợp CCDC 70
4.4.2.1.Phương pháp kế toán 70
4.4.2.2.Trình tự ghi sổ ,hạch toán tổng hợp CCDC 76
4.5.Kiểm kê nguyên vật liệu-CCDC tại công ty CPXDCTGT 610 76
4.5.1.Nội dung kiểm kê 76
4.5.2.Chứng từ sử dụng 76
4 5.3.Tài khoản sử dụng 76
4.5.4.Cách hạch toán kiểm kê NVL-CCDC 77
4.5.5.Các nghiệp vụ phát sinh tại công ty 78
4.5.6.Hệ thống sổ sách tại công ty 80
Trang 8CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 81
5.1.Kết luận 81
5.1.1.Kết luận chung về công tác kế toán tại công ty 81
5.1.2.kết luận về kế toán nguyên vật liệu-CCDC tại công ty 81
5.2.Đề nghị 82
TÀI IỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 9FIFO First in first out
HĐ GTGT Hóa đơn Giá trị gia tăng
KTCL Kiểm tra chất lượng sản phẩm
LIFO Last in first out
BHXH Bảo hiểm xã hội
KPCĐ Kinh phí công đoàn
GĐNTT Giấy đề nghị thanh toán
KHSX Kế hoạch sản xuất
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Mẫu phiếu nhập kho 29
Bảng 3.2 Mẫu phiếu xuất kho 30
Bảng 3.3.Mẫu bảng tổng hợp nhập xuất tồn NVL 32
Bảng 3.4.Mẫu sổ đối chiếu luân chuyển 34
Bảng 3.5.Mẫu sổ số dư 34
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty 5
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình khai thác đá 8
Hình 2.3 Sơ đồ quy trình sản xuất BTNN 9
Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 10
Hình 2.5 Phần mềm vi tính tại công ty 15
Hình 3.1.Sơ đồ quy trình lập và luân chuyển chứng từ về NVL 31
Hình 3.2 Sơ đồ phương pháp thẻ song song 32
Hình 3.3 Sơ đồ phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 33
Hình 3.4 Sơ đồ phương pháp sổ số dư 35
Hình 4.1.Sơ đồ kế toán nhập xuất vật tư 54
Hình 4.2 Sơ đồ NVL nhập kho mua ngoài 56
Hình 4.3.Sơ đồ xuất kho NVL dùng trực tiếp cho sản xuất 57
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục số 1: Các mẫu sổ sách tại Công Ty sử dụng Phụ lục số 2: Các chứng từ kế toán phát sinh tại Công Ty
Trang 13Trong tình hình nước ta hiện nay, nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN có sự cạnh tranh Khi quyết định lựa chọn một phương
án sản xuất nào đó thì luôn tính đến lượng chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về là bao nhiêu để Doanh Nghiệp có lãi cao nhất Để đạt được hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi Doanh Nghiệp phải có chỉ tiêu chất lượng và giá cả cạnh tranh hợp lí nhất Muốn có được những điều đó thì phải bắt nguồn từ khâu sử dụng lao động, sử dụng nguyên liệu, vật liệu có hiệu quả thì mới tạo ra khả năng giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm
Vì vậy, việc quản lí thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng NVL trong DN có liên quan đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm Việc tổ chức tốt công tác quản lí và kế toán nguyên vật liệu trong DN là một trong những khâu quan trọng đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về kết quả hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu ra quyết định của ban quản trị
Xuất phát từ vấn đề trên, thấy được tầm quan trọng của kế toán NVL ở các DN nói chung và công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 610 nói riêng Kết hợp những kiến thức đã học và sự hướng dẫn của thầy cô, Tôi chọn đề tài: “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 610” để làm đề tài tốt nghiệp
1.2 Mục đích nghiên cứu
-Nghiên cứu cơ sở lý luận làm cơ sở khoa học cho đề tài
-Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán NVL tại công ty
Trang 14-Đánh giá và đưa ra một số kiến nghị nhằm làm cho công tác kế toán hoàn thiện hơn
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian; đề tài được nghiên cứu tại công ty CPXDCTGT 610
Về thời gian: đề tài được thực hiện từ 01/04/2010 đến 30/06/2010
Việc thu thập phân tích số liệu được lấy từ báo cáo số liệu chi tiết tài khoản có liên quan, và các tài liệu về Nguyên vật liệu
1.4 Kết cấu đề tài
Đề tài được thực hiện gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu:Nêu lý do chọn đề tài,mục đích,phạm vi nghiên cứu và kết
cấu của đề tài
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về công ty CPXDCTGT 610: Quá trình hình thành và phát triển, bộ máy tổ chức của công ty, chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban và mỗi phần hành kế toán trong bộ phận kế toán của công ty
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, công thức và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả quá trình nhập xuất kho Nguyên vật liệu, phương pháp ghi sổ, định khoản kế toán, trình tự luân chuyển các chứng từ của công ty, cuối cùng đưa ra nhận xét về tình hình hạch toán Nguyên vật liệu
Chương 5: Kết luận và đề nghị: Đưa ra biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện
công tác kế toán của công ty
Trang 15-Giai đoạn 1983-1985,là giai đoạn khởi ngghiệp hoạt động theo cơ chế bao cấp với nhiệm vụ chủ yếu là đại tu tuyến đường sắt Thống Nhất –Tánh Linh –Suối Kết –Tỉnh Thuận Hải
-Năm 1984,Xí Nghiệp đổi tên thành Xí Nghiệp Công Trình Giao Thông 610 theo quyết định 1777/QĐ-TCCB của bộ Giao Thông Vận Tải ngày 20/08/1984 cho phù hợp với nhiệm vụ mới của đơn vị:chuyển sang công trình xây dựng giao thông đường bộ và sản xuất bê tông nhựa nóng
-Ngày 19/05/1993,bộ Giao Thông Vận Tải có quyết định số 946/QĐ-TCCB-LT thành lập công ty Công Trình Giao Thông 610 thuộc tổng công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 6
-Ngày 11/11/2003,theo quyết định số 3356/QĐ-BGTVT,công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần ,với vốn điều lệ là:26.863.000.000
Ngày 17/03/2005,Đại Hội Đồng cổ đông thành lập công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 610(CIENCO 610) đã được tổ chức với các nội dung thông qua điều lệ tổ chức hoạt động,ké hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2005 và 2006,bầu Hội Đồng Quản Trị và Ban Kiểm Soát
-Ngày 03/06/2005,cong ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 610 được sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
Trang 16doanh số:4103003461,với vốn điều lệ:26.863.000.000 VND,trong đó Nhà Nước chiếm
tỷ lệ:51%
-Ngày 22/05/2007,Bộ Giao Thông Vận Tải ra quyết định số:1515/QĐ-BGTVT
về việc xác định lại giá trị phần vốn Nhà Nước tại thời điểm 03/06/2005,giảm 6.143.992.999 VND
-Ngày 05/06/2007,Đại Hội Đồng thướng niên 2007 thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu với giá trị:6.144.000.000 VND tương đương 614.400 cổ phiếu để giữ nguyên vốn điều lệ ban đầu
-Tháng 11/2007,công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 610 đã hoàn tất việc phát cổ phiếu giữ nguyên vốn điều lệ.Đến nay vốn điều lệ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty vẫn là:26.863.000.000 VND,trong đó,tỷ
lệ vốn nhà nước còn lại là:28.13% tương đương với 755.630 cổ phần
-Tên công ty:CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 610
-Tên giao dịch quốc tế:CIVILL ENGINEERING JOINT-STOCK COMPANY 610
-Tên viết tắt:CIENCO 60 ISC
Trang 17-Công trình dân dụng như:nhà ở,phòng làm việc,…
-Công trình thủy lợi:trạm bơm.cống ,kênh mương,đập,kè
-Tư vấn thiết kế,thí nghiệm vật tư,tư vấn đấu tư gaim1 sát các công trình không
do công ty xây dựng
-Xây dựng khai thác,kinh doanh vật liệu xây dựng,sản xuất và xây dựng kết cấu thép,cấu kiện,bê tông,cốt thép thường và dự ứng lực bê tông nhựa,sản xuất và cung ứng bê tông thương phân
-Sủa chữa phương tiện cơ giới đường bộ,xe máy,thiết bị thi công và sản xuất cơ khí
-Kinh doanh sắt thép,xi măng,dầu,mở,gas
-Vận tải hàng hóa đường bộ,đường thủy
-Xuất nhập khẩu vật tư,máy móc thiết bị ,phụ tùng phục vụ ngành giao thông vận tải
-Xây dựng các công trình,sản xuất vật liệu xây dựng
2.1.3.Tổ chức bộ máy quản lý
2.1.3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
-Hình 2.1.Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty
Trang 18
Nguồn tin:Phòng kế toán
2.1.3.2.Chức năng,nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng ban
-Đại Hội Đồng cổ đông
◦Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết,là cơ quan quyết định của cộng ty
◦Quyết định lại cổ phiếu và số cổ phẩn được chào bán ở từng loại,quy định mức
cổ tức hàng năm của từng loại cổ đông
◦Bầu,miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội Đồng Quản Trị và Hội Đồng Kiểm Soát
-Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
Là người đại diện cho công ty trước pháp luật có trách nhiệm và quyền hạn sau:
◦Chủ tọa và triệu tập các phiên hợp của Hội Đồng Quản Trị
◦Giám sát giám đốc và các cán bộ quản lý
Đại hội đồng
cổ đôngHội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
BAN KIỂM SOÁT
Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật
Phó tổng giám đốc
phụ trách nhân sự
Phó tổng giám đốc phụ trách thiết bị
Phòng nhân sự
hành chính
Phòng kế hoạch dự án
Phòng tài chính kế toán
Trang 19◦Chuẩn bị nội dung chương trình và điều khiển các cuộc họp
◦Lập chương trình công tác và phân công tác cho các thành viên
-Phòng kế hoạch dự án
Theo dõi tình hình nhập,xuất vật tư đồng thời liên hệ với các khách hàng cung ứng vật tư có quy mô lớn,có uy tín trên thị trường đảm bảo được nguồn nguyên vật liệu cho các công trình khi có yêu cầu theo dõi kế hoạch sản lượng,tiếp cận và tìm kiếm các công trình trong và ngoài nước
-Phòng tài chính kế toán
Giúp cho ban giám đốc trong lĩnh vực kinh tế tài chính và các nghiệp vụ,tổ chức hệ thống luân chuyển và xử lý các chứng từ kế toán,theo dõi kế hoạch tài chính báo cáo hằng ngày với giám đốc,cân đối kế hoạch tài chính,ghi chép kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến thu chi,lập báo cáo với các cơ quan chủ quản về tình hình hoạt dộng của công ty
-Phòng thiết bị vật tư
Quản lý các máy móc thiết bị xe máy,điều hành thi công,theo dõi lập dự toán sữa chữa tham mưu cho giám đốc các loại thiết bị mới,hiện đại,tính công nghệ kỹ thuật cao
Trang 20Các loại đá như:đá mi,đá 1*2,đá 5*10,đá 0*4,…,được sản xuất ra thông qua quy trình khai thác đá.Trải qua nhiều công đoạn phức tạp,tốn nhiều chi phí để tạo ra các loại đá đó,có kích thước và hình dạng phù hợp với yêu cầu đặt ra của công ty để bán có gía trị cao
Máy nghiền
Sàn phân loại
Máy nghiền thứ cấp
Trang 21Băng chuyền thành phẩm
Quy trình khai thác đá:
Đầu tiên:Muốn có mỏ đá phải khoan thăm dò trước,khảo sát cả một vùng đất
rộng để tìm lấy vài mẫu đá đem về thí nghiệm,coi thử trong những mẫu đá có mẫu nào
sử dụng được trong xây nhà,xây dựng,…Sau đó mới quyết định khai thác để biết chất
lượng,khối lượng đá mà công ty cần khai thác
Lập phương án kinh tế kỹ thuật để xin khai thác mẫu đá đó,xem thử việc khai
thác này có được bảo đảm đủ kinh phí hay không,có đem lại lợi ích gì trong công trình
sản xuất,thi công của công ty hay không?
Muốn khai thác một mỏ đá lộ thiên hay ngầm thì việc đầu tiên phải bốc tầng
phủ bám đi để lấy đa cần khai thác,sau đó tiến hành khai thác.Trong khi khai thác ta
cho nổ mìn để đá mổ tung ra,nếu đá còn to quá thì ta cho mìn nổ tiếp cho đến khi đá
nhỏ ra,hay còn gọi là đá hộc
Lúc đã lấy được đá hộc xong ta đưa xe đến vận chuuyển(xe ben) đến đem đá
hộc về đổ vào máy nghiền nát,khi đổ vào có hai hàm nhai để dập đá hộc nhỏ ra rồi sau
đó đưa lên băng chuyền và lên sàn phân loại.Sau phân loại gồm:sàn to lấy đá 1*2,sàn
20*20,…,những đá nào lọt qua sàn thì đem về sử dụng,còn hạt nào còn lại sàn thì về
khối chuông để tiếp tục sàn tiếp,cho tất cả các hòn đều lọt qua sàn,làm sao cho tất cả
các hòn đá đếu vuông thì mới có chất lượng tốt
b)Quy trình sản xuất bê tông nhựa nóng
Hình 2.3.Sơ đố quy trình sản xuất bê tông nhựa nóng
Trang 22Quy trình sản xuất bê tông nhựa nóng
Hệ thống nung nóng trong nhớt nằm trong bồn,ta tiến hành nung nóng nhớt ở nhiệt độ 150oC-160oC để lấy nhựa đướng lên để bắt đầu sản xuất.Nhựa lõng rối cho máy bơm bơm từ bồn này lên thùng khác để cân nhựa.Từ cân nhựa bơm vào hỗn hợp.Từ phòng điều khiển điều khiển đá,cát,bột khoáng,tất cả tập trung vào bồn trộn hỗn hợp
Các phiễu chứa:chứa cát,đa1*2,đá mi đổ vào phiễu đi lên băng chuyền sau đó đưa vào lò rang đá 5*10,cát,từ lò rang này đưa qua cầu tải các đá nóng lên sàn phân loại(4.5 sàn) từ sàn phân loại này theo cấp để sàn các loại theo tỷ lệ,những loại không cần thiết thì chuyển ra ngooài.Các loại đá(đá 3 li-7 li,7 li-12 li,12 li- 19 li,>19 li),cát(cát 0-3 li),được đưa vào buồng cân nhiên liệu,từng mẻ một đưa vào bồn trộn,trộn khoảng 35-45s thì cho ra thành phẩm ,thành phẩm này ở nhiệt độ 160Oc-170oC
Hằng năm đá các loại sản xuất khoảng 1000
2.2.Tổ chức công tác kế toán tại công ty
Lò rang Sàn
phân loại và chứa
Cân các loại vật liệu theo
tỷ lệ
Trộn hỗn hợp
Thành phẩm
Trang 23Nguồn tin:Phòng kế toán
2.2.1.2.Chức năng,nhiệm vụ của các phần hành kế toán
●Chức năng chung
●Là cơ quan tham mưu,xử lý các nghiệp vụ phát sinh giúp việc cho tổng giám đốc trong công tác tổ chức hạch toán,thống kê và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
●Đề xuất về những biện pháp và có vạch ra những chính sách có lợi cho công
ty như tăng năng suất lao động,giảm chi phí,giảm giá thành,tăng lợi nhuận
●Những hạn chế tiêu cực như sau:
●Có nhiệm vụ quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đầy đủ theo nghị định số 59/CP ngày 3-10-1996 của chính phủ ban hành và thông tư số 75/TC/TCDN ngày 12-11-1996 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Kế toán giá thành
Kế toán thanh toán phải thu thuế
Thủ quỹ
Kế toán chi nhánh mỏ đá Phước Tân
Kế toán chi nhánh miền Miền Tây
Trang 24●Ghi chép đầy đủ,tính toán phải chính xác phản ánh số liệu thật kỹ lưỡng và chính xác tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản,vật tư,tiền vốn và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
●Đáp ứng nhu cầu về tài chính để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
●Phân tích đánh giá và xem xét tình hình biến chuyển về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
●Hướng dẫn và tổ chức các nghiệp vụ và hạch toán cho các xưởng,đội của công ty đang thi hành công trình
●Thực hiện kiểm kê định kỳ,kiểm tra đột xuất về TSCĐ,vật tư và đề xuất xử lý số liệu kiểm kê trong phạm vi chế độ tài chính
a)Kế toán trưởng
Là người giúp Tổng giám đốc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống
kê thông tin về kinh tế,hạch toán kế toán tại công ty
●Là người tổ chức lãnh đạo điều hành,hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ kế toán thống kê phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty
●Mọi chứng từ liên quan đến tiền vốn,tài sản phải có chữ ký của kế toán trưởng mới có giá trị thi hành
●Lập kế hoạch thu chi tài chính năm
●Phối nhợp với trưởng phòng sản xuất kinh doan thanh lý các hợp đổng kinh
kế
●Đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài chính chi cho sản xuất kinh doanh của công ty,trả lương cho cán bộ công nhân viên đúng kỳ hạn và đúng chế độ hiện hành của Nhà Nước
●Phân công và chỉ đạo trực tiếp các nhân viên kế toán,thống kê số liệu,các nghiệp vụ phát sinh taiọ công ty,kể cả thống kê tiền lương(phòng nhân chính),thống kê các đội,xưởng
●Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty,làm tham mưu cho tổng giám đốc về việc sử dụng nguồn tài chính và phân phối các quỹ một cách hợp lý
●Kiểm kê vốn và tài sản của công ty,kịp thời chấn chỉnh khâu sổ sách,chứng
từ và ngăn chặn tiêu cực
Trang 25●Kiểm kê các nghiệp vụ về tài chính,hoạch toán kế toán thống kê
●Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và cấp trên
●Vị trí,trách nhiệm,quyền hạn,chế độ của kế toán trưởng được thực hiện theo điều lệ kế toán trưởng xí nghiệp Quốc Doanh tại nghị định số 26/HĐBT ngày 18-3-
1989
b)Kế toán tổng hợp
●Thay mặt kế toán trưởng điều hành hoạt động của phòng khi được ủy quyền
●Lâp3 báo cáo tài chính,thuế,…theo quy định hiện hành
●Tổ chức công tác hạch toán,kế toán các khâu(tiền mặt,TGNH,thành phẩm tiêu thụ,…)
●Tổ chức kiểm tra kế toán định kỳ ở các đội,xưởng
●Tổ chức hướng dẫn chế độ ghi chép ban đầu và đồng thời cập nhật nhanh chóng,kịp thời các thông tin hướng dẫn về chế độ kế toán mới của Nhà Nước ban hành
●Kiểm tra tính pháp lý và hợp lý của các chứng từ trước khi trình kế toán trưởng hoặc tổng giám đốc ký duyệt
●Chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng báo cáo kế toán và số liệu tổng hợp
ở các tài liệu có liên quan
●Đề nghị với kế toán trưởng khen thưởng hoặc phạy đối với các nhân viên kế toán thống kê thiếu trách nhiệm
●Thanh toán và quyế toán khoảng chi phí với các đội nhận khoán
c)Kế toán vật tư kiêm công nợ phải trả
◦Kế toán vật tư:
+Theo dõi tình hình Nhập-Xuất –Tồn vật tư tại kho của các công trình,kết hợp với kiểm kê,giải quyết mọi trường hợp thừa,thiếu khi kiểm kê,lập báo cáo Nhập –Xuất –Tồn vật tư
+Theo dõi tình hình sử dụng tài sản,trang bị những TSCĐ để đáp ứng nhu cầu của công ty
+Lập báo cáo về TSCĐ
◦Kế oán kiêm cô g nợ p ải rảả:
Trang 26+Theo dõi tình hình thu ,chi, tồn quỹ,tình hình tạm ứng,dống thời thanh toán công nợ chính xác cho từng đối tượng pháp nhân
+Căn cứ vào các chứng từ thu,chi để thanh toán với công nhân viên,người mua
+Sử dụng sổ chi tiết và công nợ phải thu,kkhoản phải trả để cuối tháng lập bảng tổng hợp thanh toán công nợ
d)Kế toán ngân hàng,lương,BHXH,KPCĐ
+Theo dõi thu,chi TGNH,thực hiện kiểm tra,đối chiếu số liệu kế toán với Ngân Hàng
+Báo cáo TGNH,vay ngân hàng,lập các hợp đồng vay ngân hàng
+Thanh toán các khoản lương cho người lao động
+Phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
+Cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo về thu nhập cho người lao động
e)Kế toán giá thành
+Tập hợp các chứng từ ghi sổ kế toán có liên quan đến chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm,phân bổ chi phí sản xuất theo từng đối tượng
+Nhận,kiểm tra tính hợp lý các chứng từ,hóa đơn tài chính và tất cả các đội nhận khoán nộp về để khai thuế GTGT đầu vào.Lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành
+Kế toán thanh toán phải thu thuế
Trang 27-Chứng từ hướng dẫn: Bảng thanh toán tạm ứng, biên bản kiểm nghiệm vật tư, biên bản kiểm kê vật tư, thẻ kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ,phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy báo nợ, giấy báo có,…
2.2.2.2.Chế độ tài khoản áp dụng
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo QĐ 15/2006/QD-BTC
Một số tài khoản công ty sử dụng:
-Các tài khoản loại 1:Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn như:
+111:Tiền mặt
+112:Tiền gửi ngân hàng
+113:Tiền đang chuyển
+121:Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
-Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản loại 3,loại 4,…
2.2.2.3.Chế độ báo cáo kế toán
-Báo cáo tài chính:
+Bản cân đối kế toán
+Bảng xác định kết quả kinh doanh
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+Bảng thuyết minh báo cáo tài chính:
Trang 28-Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Quan hệ đối chiếu,kiểm tra:
Hằng ngày nhân viên kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán nhập vào phần
mềm của máy vi tính.Phần mềm tự xử lý và lập thành những loại sổ theo yêu cầu như
sổ chi tiết,sổ tổng hợp, bảng kê,các loại báo cáo,…
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán
được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc
kế toán CTGS
Phần mềm nhập liệu
Sổ kế toán:
-Sổ tổng hợp -Sổ chi tiết
BCTC Máy vi tính
Trang 29Các loại sổ kế toán của hình thức kế toán trên máy vi tính:phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán CTGS sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán này,nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán bằng tay
Tuy nhiên, cuối tháng kế toán thanh toán căn cứ vào các chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ gốc để ghi vào các CTGS và được đánh số hiệu liên tục cuối mỗi tháng(theo số thứ tự trong sổ đăng ký CTGS và có chứng từ kế toán đính kèm phải được kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp duyệt) rồi từ CTGS ghi vào sổ đăng ký CTGS theo trình tự thời gian.Thao tác này nhân viên kế toán làm bằng tay để khi cần
in các sổ kế toán hoặc BCTC thì có thể đối chiếu với các CTGS đã được lập bằng tay
◦Ưu điểm:
+Mẫu sổ đơn giản
+Dễ ghi chép
+Dễ đối chiếu,kiểm tra
+Thuận tiện cho việc phân công kế toán
◦Nhược: điểm ghi chép bị trùng lắp
Sổ đăng ký CTGS:Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian.Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,quản lý CTGS,vừa để kiểm tra,đối chiếu với các loại sổ được in từ phần mềm kế toán Sổ này mở cho cả năm,cuối mổi tháng cộng phát sinh trong tháng
để làm căn cứ đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh trên phần mềm vi tính
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 30Công cụ dụng cụ:là những tư liệu sản xuất không đủ tiêu chuẩn để trở thành TSCĐ.Vì vậy,công cụ dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên vật liệu
◦Mua sản phẩm bằng nguồn vốn lưu động
◦Giá trị nguyên vật liệu kết tinh vào sản phẩm rất cao(>=60%),trong giá thành sản phẩm phải huy dộng vốn nhiều để đảm bảo quá trình sản xuất.Do đó,phải tác động vào
để giảm giá thành bằng các biện pháp kinh tế kỹ thuật
◦Nguyên vật liệu gồm nhiều chủng loại khác nhau,do đó mỗi chủng loại yêu cầu dự trữ bảo quản khác nhau.Vì vậy,phải có kế hoạch bảo quản,dự trữ hợp lý để trán giảm giá trị sử dng5,phải có kế hoạch sử dụng dự trữ thích hợp để tránh ứ đọng vốn,nhằm mục diach1 giảm giá thành nâng cao vòng vay vốn
◦Nguyên vật liệu thưởng được mua ở nhiều thời điểm khác nhau,ở những nơi khác nhau.Do đó,giá cả cũng khác nhau.Vì vậy,phải có phương pháp hạch toán đúng giá trị mua vào và xuất ra để kết chuyển vào giá thành sản phẩm một cách chính xác
b)Công cụ dụng cụ
◦Công cụ dụng cụ là tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ.Công cụ dụng cụ giống TSCĐ ở chỗ tham gia nhiều chu kỳ sản xuất chuyển dần giá trị vào sản
Trang 31phẩm mới và không thay đổivật chất ban đầu.Mặt khác,lại giống vật liệu ở chỗ dễ bị
hư hỏng,thời gian sử dụng không dài nên phải dự trữ thường xuyên
◦Mang tính chất của nguyên vật liệu vì được mua bằng nguồn vốn lưu
động,mua từ nhiều nguồn,nhiều nơi,địa điểm khác nhau,nên cần ghi chép giống như nguyên vật liệu
◦Mang tính chất của TSCĐ,sử dụng qua nhiều kỳ sản xuất nên hạch toán phải
có biện pháp phân bổ chính xác
◦Một số công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng thì tính toàn bộ giá trị vào chi phí vào bộ phận sử dụng một lần.Nếu công cụ dụng cụ có giá trị lớn thì khi xuất dùng ta ohải phân bổ giá trị ra làm nhiều lần vào chi phí của bộ phận sử dụng
3.1.1.3.Vị trí của NVL-CCDC
Trong doanh nghiệp sản xuất,vật liệu chiếm một tỷ trọng cao trong tổng số TSLĐ và trong tổng số chi phí sản xuất để tạo sản phẩm thì chi phí về vật liệu cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể.Vì vậy,chỉ cần một sự biến động nhỏ của vật liệu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu giá thành và chỉ tiêu lợi nhuận,…để đạt được hiệu quả sản xuất thì biện pháp tối ưu và duy nhất là sử dụng hiệu quả vật liệu trong sản xuất tránh lãng phí ứ đọng
3.1.1.4.Yêu cầu quản lý NVL-CCDC ở doanh nghiệp
●Quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm từ khâu thu mua đến khâu bảo quản sử dụng,dự trữ chính là yêu cầu đặt ra đối với việc quản lý nguyên vật liệu
Khâu thu mua phát sinh ngoài quá trình sản xuất song nó liên quan trực tiếp đến sản xuất.Thực hiện tốt khâu thu mua không những bảo đảm nguồn cung cấp thường xuyên liên tục mà còn đảm bảo đươc số lượng,chất lượng,quy cách,giá của vật liệu giúp cho sản xuất hoàn thành kế hoạch đăt ra và ngược lại nó sẽ gây khó khăn cho sản xuất
●Khâu bảo quản,dự trữ vật liệu cũng luôn phải quan tâm chú ý,phải xác định mức dự trữ tối đa,tối thiểu cho từng loại vật liệu đảm bảo không thiếu hụt và tránh ứ đọng.Góp phần hạ thấp chi phí tồn kho,làm tăng vòng quay của vốn nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp
●Khâu sử dụng vật liệu phải quản lý chặt chẽ sao cho sử dụng tiết kiệm trên cơ
sở xác định mức dự toán.Có như vậy mới hạ thấp được chi phí,từ đó hạ thấp được giá thành làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trang 32●Quán triệt những yêu cầu quản lý vật liệu trên doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt công tác kế toán vật liệu
3.1.1.5.Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu –CCDC
a)Nguyên vật liệu
-Thực hiện đầy đủ nguyên tắc thể lệ hạch toán nhà nước ban hành
-Tăng cường quản lý vât liệu,thường xuyên giám sát việc chấp hành kế hoạch thu mua NVL,tình hình thanh toán người bán,tôn trọng định mức dự trữ
-Giải quyết kịp thời ứ đọng vật liệu
b)Công cụ dụng cụ
-Tổ chức ghi chép phản ánh tình hình N-X-T CCDC về mặt hiện vật và giá trị cho từng đặc điểm hiện diện của chúng
-Tính toán phân bổ chính xác giá trị CCDC chuyển vào giá trị sản phẩm
mới.Theo dõi CCDC báo hỏng để phân bổ giá trị còn kại vào đối tượng sử dụng
3.1.2.Phân loại và đánh giá
3.1.2.1.Phân loại
a)Nguyên vật liệu
●Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau.Chúng có vai trò,công dụng,tính chất lý hóa rất khác nhau và biến động liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh.Tùy theo nội dung kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh cần phải phân loại nguyên vật liệu.Có nhiều cách phân loại vật liệu nhưng cách phân loại quan trọng chủ yếu va thường được sử dụng là phân loại theo nội dung kinh tế:
◦ Nguyên liệu,vật liệu chính:là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh
nghiệp và là cơ sở vật chát chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mới
◦Nguyên liệu phụ:là đối tượng lao động không phải là cơ sở vật chất chủ yếu
hình thành nên thực thể sản phẩm mà nó chỉ kết hợp với vật liệu chính làm cho quá trình sản xuất tiến hành một cách trôi chảy bình thường,làm tăng bản chất nguyên vật liệu chính,tăng chất lượng sản phẩm hoặc phục vụ cho công tác quản lý,phục vụ sản xuất
◦Ví dụ:phụ gia trong sản xuất,dầu mỡ bôitrơn máy,…
Trang 33◦ Nhiên liệu:bao gồm các loại vật liệu dùng để tạo ra năng lượng phục vụ cho
sự hoạt động của các loại máy móc thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất
◦Ví dụ:nấu luyện ,sấy,ủi,hấp,…
◦Cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh
như:xăng,dầu,nhớt,…
◦Phụ tùng thay thế,sữa chữa:là những chi tiết,ohụ tùng dùng cho việc thay
thế,sữa chữa các loại TSCĐ,máy móc thiết bị phục vụ cho việc thay thế cho những bộ phận bị hư hỏng ,phương tiện vận tải,truyền dẫn,…như vòng bi,vòng đệm xăm lớp,…
◦Vật liệu bao bì:dùng để hòan thiện sản phẩm hoặc chứa đựng thành phẩm
◦Thiết bị xây dựng cơ bản:các loại thiết bị,phương tiện được sử dụng trong
xây dựng cơ bản(cả thiết bị cần lắp và không cần lắp như:công cụ,khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản như thông gió,chiếu sáng,…)
◦Phế liệu :là những vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất
◦Các loại vật liệu khác:là những vật liệu bị loại ra khỏi quá trình sản xuất,chế
tạo sản phẩm hoặc là các phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý TSCĐ và các loại nguyên vật liệu khác chưa đề cập đến trong các loại kể trên
●Yêu cầu quản lý:
◦Nếu căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu thì vật liệu được phân thành:
+Vật liệu mua ngoài
+Vật liệu tự sản xuất
+Vật liệu có từ nguồn khác (được cấp,nhận góp vốn,…)
◦Để phục vụ tốt hơn về yêu cầu quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu,doanh nghiệp cần phải biết cụ thể và đầy đủ số hiện có ,tình hình biến động của từng loại nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
◦Do vậy,doanh nghiệp cần phải phân chia một cách chi tiết hơn theo tính năng
lý hóa học,theo quy cách,phẩm chất của nguyên vật liệu
Doanh nghiệp phân chia nguyên vật liệu trên cơ sở xây dựng và lập sổ danh điểm nguyên vật liệu.Tùy theo số lượng của từng thứ,từng nhóm,từng loại nguyên vât liệu mà xây dựng mã số cho ohù hợp,có thể gồm 1,2,3 hoặc 4 chữ số…
b)Công cụ dụng cụ
Căn cứ vào đặc điểm hiện diện:
Trang 34Công cụ dụng cụ trong kho
Công cụ dụng cụ đanh dùng
Theo cách phân loại này là căn cứ tổ chức tổng hợp,vận dụng tài khoản phân cấp để quản lý CCDC trong doanh nghiệp
Căn cứ vào giá trị và thời gian sử dụng
●Loại phân bổ 100% giá trị:là những CCDC có giá trị thấp và thời gian sử dụng ngắn,khi sử dụng sẽ phân bổ toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm
●Loại phan bổ 50% giá trị:là những loại có giá trị đơn vị có giá trị lớn,thời gian
sử dụng tưng đối dài,khi sử dụng chỉ phân bổ một nửa vào sản phẩm mới lúc báo hỏng
sẽ phân bổ hết phần còn lại
●Cách phân loại sau dùng làm căn cứ để chọn phương pháp phân bổ CCDC khi sử dụng:
-Giá trị phân bổ lần 1=50% giá trị CCDC xuất dùng
-Giá trị phân bổ lần 2=giá trị CCDC –giá trị phân bổ lần 1-phế liệu thu hồi báo hỏng
+Những dụng cụ đồ nghề bằng thủy tinh,sành,xứ,…
+Phương tiện quản lý,đồ dùng văn phòng
+Quần áo,giày dép chuyên dùng để làm việc
3.1.2.2.Đánh giá NVL
Theo quy định 195/HĐBT 02/12/1989,chúng ta đã bỏ chế độ cấp phát vật tư,giao nộp sản phẩm,thực hiện chế độ mua vật tư,bán sản phẩm theo hợp đồng knh tế
Đánh giá vật liệu là xác định giá trị tiền tệ của các loại nguyên vật liệu
Trang 35Tính giá nguyên vật liệu
●Tính giá nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán đúng đắn tình hình tài sản cũng như chi phí SXKD
●Tính giá vật liệu phụ thuộc vào phương pháp quản lý và hạch toán vật liệu:phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ
●Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay.Đặc điểm của phương pháp này là mọi nghiệp vụ nhập,xuất vật liệu đều được
kế toán theo dõi,tính toán và ghi chép một cách thường xuyên theo quá trình phát sinh
●Phương pháp kiểm kê định kỳ có đặc điểm là trong kỳ kế toán chỉ theodõi,tính toán và ghi chép các nghiệp vụ nhập vật liệu,còn giá trị vật liệu xuất chỉ được xác định một lần vào cuối kỳ khi có kết quả kiểm kê vật liệu hiện còn cuói kỳ
Trị giá vật trị giá vật trị giá vật trị giá vật Liệu xuất = liệu hiện còn +liệu nhập - liệu hiện còn Trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
.a)Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế
Giá được xác định căn cứ vào chứng từ gốc:
Giá thực tế = giá +chi phí +thuế không được
NVL mua hóa đơn thu mua khấu trừ
Trường hợp chưa có thuế GTGT:
Giá thực giá mua chi phí khoản giảm
Tế NVL = trên hóa đơn + thu mua -giá được
Nhập kho (nếu có) (nếu có) hưởng
Trường hợp chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Giá thực giá mua thuế nhập chi phí khoản giảm
Tế NVL = trên hóa đơn + khẩu +thu mua -giá được Nhập kho (có VAT) (nếu có) thực tế hưởng
Chi phí trước nhập kho bao gồm chi phí phát sinh trong quá trình thu mua cho đến khi vật liệu về đến kho của đơn vị như chi phí vận chuyển,chi phí lưu kho lưu bãi,…
Lưu ý:
Trang 36-Các khoản được giảm giá,được khấu trừ phải tính trừ ra khỏi giá thực tế
+Các khoản thuế không được hoàn lại,không được khấu trừ khi mua nguyên vật liệu như:thuế nhập khẩu,thuế TTĐB,thuế GTGT của doanh nghiệp chịu thuế trực tiếp…
+Chi phí mua thực tế bao gồm:
Chi phí vận chuyển,bốc xếp,bảo quản,…
Chi phí bao bì đóng gói
Chi phí lưu kho,bãi
Chi phí nhập khẩu
Các loại chi phí khác
Đối với vật liệu tự gia công:
Giá thực tế NVL =giá thực tế NVL + chi phí để Nhập kho xuất để gia công gia công
Đối với vật liệu thuê ngoài gia công:
Giá thực tế NVL =giá thực tế NVL +chi phí để +chi phí vận chuyển Nhập kho xuất thuê gia công gia công hàng đi và về
Đối với nguyên vật liệu được tặng thưởng:
Giá thực tế NVL =giá thời điểm +chi phí trước Được tặng thưởng ở địa phương nhập kho
Trường hợp vật liệu do góp vốn liên doanh:
Giá thực tế NVL giá vốn được Nhận góp vốn =hội đồng đánh giá +chi phí trước nhập kho Liên doanh quyết định
Trị giá thực tế NVL nhập kho
Nguyên vật liệu rất phong phú và đa dạng về chủng loại,hơn nữa trong quá trình sản xuất chúng biến động thường xuyên.Vì vậy,tùy vào đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp,vào yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán có thể sử dụng một trong nhữngphương pháp sau theo phương pháp nhất quán trong hạch toán của cả niên độ kế toán
Căn cứ vào việc tính giá thực tế nhập
Trang 37Giá thực tế NVL =giá thực tế NVL+giá thực tế NVL -giá thực tế NVL Tồn đầu kỳ nhập trong kỳ xuất trong kỳ tồn cuối kỳ
b)Kế toán xuất kho NVL
Nguyên tắc:Nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó
+Các phương pháp tính giá áp dụng trong xuất kho NVL
Phương pháp bình quân gia quyền
Cách 1:giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + trị giá nhập trong kỳ Bình quân =
Gia quyền số lượng hàng tồn đầu kỳ + số lượng hàng nhập trong
kỳ
Trong đó:
Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ=số lượng hàng tồn kho cuối kỳ xgiá đơn
vị bình quân
Trị giá hàng xuất =trị giá nhập+trị giá nhập -trị giá hàng
Trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối k
Phương pháp này đơn giản,dễ làm nhưng có độ chính xác không
cao,mặt khác công việc tính toán dồn vào cuối kỳ,ảnh hưởng đến tiến độ quyết toán
Cách 2:giá đơn vị bình quân kỳ trước:
Đơn giá giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ
Bình quân =
Cuối kỳ trước số lượng vật liệu tồn đầu kỳ
Cách làm này đơn giản,kịp thời nhưng không chính xác vì không tính đến sự biến động giá cả vật liệu trong kỳ
Cách 3:giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập:
Đơn giá giá thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập
Bình quân sau =
Mỗi lần nhập số lượng vật liệu tồn sau mỗi lần nhập
Trang 38Phương pháp này lại khắc phục được nhược điểm của cả 2 phương pháp trên,vừa chính xác vừa cập nhập.Nhược điểm của 2 phương pháp này là tốn nhiều công sức,tính toán nhiều lần,mất nhiều công sức tính toán
Phương pháp nhập trước xuất trước(FIFO)
Vật liệu nào nhập vào trước thì sẽ cho ra trước về mặt giá trị,theo phương pháp này,giả thiết rằng NVL nào nhập trước thì xuất trước xyất hết số nhập trước thì mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng giá hàng xuất.Cơ
sở của phương pháp này là giá thực tế của NVL mua trước sẽ được dùng là giá
để tính giá thực tế NVL mua vaò sau cùng.Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm
Phương pháp nhập sau xuất trước(LIFO)
Giá thành sản phẩm gắn chặt với thị trường,những NVL mua sau cùng
sẽ được xuất trước tiên,ngược lại với phương pháp nhập trước xuất
trước(FIFO),phương pháp này thích hợp trong trường hợp lạm phát
Phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp này,NVL được xác định theo giá đơn chiếc hay từng lô và giữ nguuyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng(trừ trường hợp điều chỉnh).Khi xuất NVL nào sẽ tính giá thực tế NVL đó,do vậy phương pháp
này còn có tên gọi là phương pháp thực tế đích danh và thường được sử
dụng với các loại NVL có giá trị cao và có tính tách biệt.Phương pháp này được áp dụng cho các đơn vị phát sinh ít nghiệp vụ
+Đánh giá NVL theo giá hạch toán
Trong thực tế việc hạch toán NVL biến động hằng ngày theo giá thực
tế là việc làm hết sức khó khăn,phức tạp và mất nhiều công sức vì thường xuyên phải tính toán lại giá thực tế của mỗi loại NVL sau mỗi lần nghiệp vụ nhập,xuất mà các nghiệp vụ này diễn ra liên tục.Để hạn chế và khắc phục những khó khăn trên doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập xuất NVL hằng ngày.Theo phương pháp này toàn bộ NVL biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một giá ổn định trong kỳ)
Giá hạch toán được tính như sau:
Trang 39Giá hạch toán số lượng vật tư đơn giá = x
Nhập(xuất) nhập(xuất) hạch toán
Trị giá thực tế vật tư số lượng đơn giá hệ số = x x
Xuất trong kỳ vật tư xuất hạch toán giá
Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức:
Trị giá thực tế trị giá thực tế vật tư +
Vậtt tư tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Hệ số giá NVL = Trị giá hạch toán trị giá hạch toán vật tư +
Vật tư tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Giá vốn thực tế giá hạch toán NVL hệ số NVL xuất dùng = tồn trong kỳ x giá (hoặc tồn kho cuối kỳ) (hoặc tồn kho cuối kỳ) NVL
Hệ số giá có thể tính cho từng loại,từng nhóm hoặc từng thứ NVL chủ yếu tùy thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý
Giá hạch toán chỉ có tác dụng trong sổ chi tiết,không có tác dụng trong
sổ tổng hợp,phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp còn có nhiều loại vật liệu,nhiều mức giá,nghiệp vụ nhập xuất vật liệu diễn ra thường xuyên
và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao
Áp dụng:phương pháp này cuối tháng kế toán sẽ lập bảng kê tính giá
vật tư,hàng hóa để từ đó xác định giá thực tế vật tư,hàng hóa xyất dùng trong
kỳ và tồn kho cuối kỳ
Bảng kê tính giá vật tư, hàng hóa
Trang 40Ưu điểm :phương pháp hạch toán cho phép kết hợp chặt chẽ hạch
toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về NVL trong công tác tính giá,nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm của NVL,số lần nhập,xuất của mỗi loại nhiều hay ít
Nhược điểm:phương pháp tính giá này không chính xác vì nó không
tính đến sự biến động giá cả của vật liệu,phương pháp này chỉ nên áp dụng khi thị trưởng giá cả ít biến động
Phương pháp xác định trị giá tồn cuối kỳ theo giá mua lần cuối
Trị giá vật tư trị giá vật tư trị giá vật tư trị giá vật tư = + -
Xuất trong kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ
Theo phương pháp này,căn cứ vào giá mua NVL lần cuối để xác định trị giá vật tư tồn cuối kỳ,từ đó xác định trị giá vật tư xuất
Trong đó:
Trị giá vật tư = số lượng x đơn giá Tồn cuối kỳ tồn mua lần cuối
Ưu điểm: phương pháp này đơn giản,giảm nhẹ công việc của kế toán
vì kế toán chỉ phải tính một lần vào cuối kỳ,trị giá vật tư tồn cuối kỳ được đánh giá đúng theo giá thị trường
Nhược điểm:chỉ xác định được tổng giá trị vật liệu trong kỳ mà
không tính được cụ thể từng lần xyất,nên không thể tập hợp chi phí cho từng
Khi xuất kho CCDC
Giá thực tế CCDC xuất = số lượng CCDC xuất x đơn giá bình quân
3.1.4.Kế toán tình hình nhập xuất NVL-CCDC
3.1.4.1.Chứng từ sử dụng
Phiếu nhập kho mẫu số 01-VT