Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Trường Quang II
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kì một loại hình doanh nghiệp nàocũng muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường Để có thể đứng vững được trên thịtrường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải đạt được hiệu quả cao trong lao động sảnxuất kinh doanh, tức là phải có lợi nhuận Nhưng để đạt được lợi nhuận cao thì cácdoanh nghiệp cần phải chú trọng, quan tâm đến các yếu tố đầu vào của quá trình sảnxuất sao cho phù hợp, có hiệu quả nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao mà giá cảphải chăng Có như thế thì mới thu hút được khách hàng và chiếm lĩnh thị trường hiệnnay.
Trong một đơn vị sản xuất, yếu tố cơ bản không thể thiếu được cho qui trìnhsản xuất đó là nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, nó là cơ sở tạo nên hình thái vậtchất của sản phẩm Do đó chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trongtổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm, nó có tác động và quyết định rất lớn đến hiệu quảcủa quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vậy, các doanhnghiệp sản xuất kinh doanh nói chung cần phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu từkhâu thu mua đến khâu đến khâu sử dụng, có như thế mới vừa đáp ứng đầy đủ cho nhucầu sản xuất - tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, vừa có biện pháp hữu hiệu đểchống mọi hiện tượng xâm phạm tài sản của đơn vị Để làm được yêu cầu trên, cácdoanh nghiệp phải sử dụng các công cụ quản lý trong đó kế toán là một công cụ quảnlý giữ vai trò trọng yếu nhất.
Nhận thấy sự cần thiết của công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
trong doanh nghiệp sản xuất, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Kế toán nguyên vậtliệu và công cụ dụng cụ” nhằm tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nguyên vật liệu
và công cụ dụng cụ trong Công ty TNHH Trường Quang II, tìm ra được những ưuđiểm, nhược điểm trong công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu của công ty Từđó rút ra những kinh nghiệm học tập và làm cơ sở cho quá trình công tác của bản thânsau này.
Vì thời gian thực tập và khả năng có hạn nên chuyên đề thực tập chắc chắnkhông tránh khỏi những thiếu sót Qua đây em rất mong các anh chị, cô chú kế toáncủa công ty góp ý kiến để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị XuânTrang cùng các thầy, cô giáo trong khoa kế toán tài chính Trường Đại Học Kinh Tế vàanh chị, cô chú tại phòng kế toán Công Ty TNHH Trường Quang II đã tận tình giúpđỡ em hoàn thành chuyên đề này.
SVTH: Phạm Thị Phượng - Lớp: 27K6.3 ĐN Trang - 1 -
Trang 2Chuyên đề gồm có những nội dung chính sau:
+ Phần 1: Cơ sở lý luận kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
+ Phần 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại
Công ty TNHH Trường Quang II.
+ Phần 3: Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện kế toán nguyên vật
liệu-công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Trường Quang II.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 02 năm 2009
Sinh viên thực hiệnPhạm Thị Phượng
Trang 3PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU,CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
I Khái niệm - đặc điểm- yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên liệu vậtliệu, công cụ dụng cụ.
1 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý nguyên liệu vật liệu1.1 Khái niệm
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật chất, là yếutố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở vật chất để cấu tạo nên thực thểcủa sản phẩm làm ra.
1.2 Đặc điểm
- Bị hao mòn trong quá trình sản xuất và cấu thành nên thực thể của sản phẩm.- Giá trị vật liệu được chuyển dịch toàn bộ và chuyển dịch một lần vào giá trịsản phẩm sản xuất ra.
- Nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá
- Vật liệu có nhiều loại, nhiều thứ khác nhau.1.3 Yêu cầu quản lý
- Tập trung quản lý chặt chẽ, có hiệu quả nguyên liệu vật liệu trong quá trình
thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên liệu vật liệu
chặt chẽ và khoa học, là công cụ quan trọng để quản lý tình hình thu mua, nhập xuất,bảo quản, sử dụng nguyên liệu vật liệu.
2 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý công cụ dụng cụ.2.1 Khái niệm:
Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trịvà thời gian sử dụng để trở thành tài sản cố định.
2.2 Đặc điểm:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình
thái vật chất ban đầu.
- Trong quá trình tham gia sản xuất giá trị công cụ được chuyển dịch dần vào chi
phí sản xuất.
- Công cụ dụng cụ có nhiều loại, nhiều thứ khác nhau.
- Theo qui định hiện hành những tư liệu sau đây không phân biệt tiêu chuẩn giá
trị và thời gian sử dụng vẫn hạch toán là công cụ dụng cụ :
+ Các loại bao bì dùng để đựng vật tư, hàng hoá trong quá trình thu mua, dự trữ,bảo quản và tiêu thụ.
+ Các loại lán trại tạm thời, đà giáo, giá lắp chuyên dùng trong xây dựng cơ bản.+ Các loại bao bì có bán kèm theo hàng hoá có tính tiền riêng.
SVTH: Phạm Thị Phượng - Lớp: 27K6.3 ĐN Trang - 3 -
Trang 4+Những công cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành sứ hoặc quần áo, giày dép chuyên
dùng làm việc.
2.3 Yêu cầu quản lý
+ Phải quản lý từng loại CCDC đã xuất dùng, còn trong kho Việc hạch toánCCDC phải được theo dõi chính xác, đầy đủ, kịp thời về giá trị và số lượng theo từngkho, loại thứ CCDC và phân bổ chính xác giá trị hao mòn các đối tượng sử dụng.
3 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá trịthực tế của từng loại, từng thứ NLVL, CCDC nhập-xuất-tồn kho, sử dụng tiêu hao chosản xuất.
- Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ.
Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận, đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu vềNLVL,CCDC
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu,công cụ dụng cụ Phát hiện và xử lý kịp thời NLVL,CCDC thừa, thiếu, ứ đọng, kémphẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng NLVL,CCDC lãng phí, phi pháp.
- Tham gia kiểm kê, đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ qui địnhcủa Nhà Nước, lập báo cáo kế toán về NLVL,CCDC phục vụ công tác lãnh đạo vàquản lý, điều hành, phân tích kinh tế.
II Phân loại và tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.1 Phân loại nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ
1.1 Phân loại nguyên liệu vật liệu
Có rất nhiều tiêu thức phân loại NLVL nhưng thông thường kế toán sử dụngmột số các tiêu thức sau để phân loại nguyên, vật liệu phục vụ cho quá trình theo dõivà phản ánh trên các sổ kế toán khác nhau.
- Nếu căn cứ vào tính năng sử dụng, có thể chia NLVL ra thành các nhóm sau: + Nguyên liệu vật liệu chính: Là những nguyên liệu vật liệu cấu thành nên thựcthể vật chất của sản phẩm "Nguyên liệu" là thuật ngữ để chỉ những thuật ngữ để chỉđối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp, "Vật liệu" dùng để chỉ nhữngnguyên liệu đã qua sơ chế.
Ví dụ: Đối với các doanh nghiệp dệt thì nguyên, vật liệu chính là các loại sợi
khác nhau-sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến bông; Đối với các doanh nghiệpmay thì nguyên, vật liệu chính là các loại vải khác nhau-sản phẩm của các doanhnghiệp dệt, Đối với các doanh nghiệp sản xuất gối thì nguyên, vật liệu chính lại có thểlà các loại vải vụn-phế liệu của các doanh nghiệp may; Vì vậy khái niệm nguyên, vậtliệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể Trong các doanh nghiệpkinh doanh thương mại, dịch vụ không đặt ra khái niệm nguyên, vật liệu chính, phụ.Nguyên, vật liệu chính cũng bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếptục quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm, hàng hoá.
Trang 5Ví dụ:Các doanh nghiệp có thể mua các loại vải thô khác nhau về để nhuộm,in nhằm cho ra đời các loại vải khác nhau, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng.
+ Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất,không cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên, vậtliệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, làm tăng thêm chất lượnghoặc giá trị sử dụng của sản phẩm Vật liệu phụ cũng có thể được sử dụng để tạo điềukiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ cho nhucầu công nghệ, kỹ thuật, phục vụ cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bìnhthường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, phục vụ cho quá trình laođộng.
+ Nhiên liệu: Là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quátrình sản xuất Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như: xăng, dầu, ở thể rắn như: cácloại than đá, than bùn, và ở thể khí như; gas
+ Phụ từng thay thế: Là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế sửa chữa máymóc thiết bị, tài sản cố định, phương tiện vận tải ví dụ như các loại ốc, đinh vít,buloong để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, các loại vỏ, ruột xe khác nhau, để thaythế trong các phương tiện vận tải.
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu, thiết bị dùngtrong xây dựng cơ bản như: gạch, cát, đá, xi măng, sắt, thép, bột trét tường, sơn Đốivới thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ khí cụvà vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản như các loại thiết bịđiện
+ Phế liệu: Là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được trongquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ: Khi ta đưa vật liệu chính là vải vào để cắt, may thành các loại quần áo
khác nhau thì doanh nghiệp có thể thu được phế liệu là các loại vải vụn.
Phế liệu thu được cũng có thể là bản thân vật liệu chính đưa vào là vải nhưngdo không đạt yêu cầu về chất lượng nên bị loại ra khỏi quá trình sản xuất.
Cách phân loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối, gắn liền với từng doanhnghiệp sản xuất cụ thể.Có một số loại vật liệu phụ có khi là phế liệu của doanh nghiệpnày nhưng lại là vật liệu chính hoặc thành phẩm của một quá trình sản xuất kinh doanhkhác.
- Trường hợp căn cứ vào nguồn cung cấp kế toán có thể phân loại nguyên vậtthành các nhóm khác nhau như:
+ Nguyên liệu vật liệu mua ngoài là nguyên vật liệu do doanh nghiệp muangoài mà có, thông thường mua của các nhà cung cấp.
+ Vật liệu tự chế biến là loại vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụngnhư là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm.
+ Vật liệu thuê ngoài gia công là vật liệu mà doanh nghiệp không tự sản xuất ra,cũng không phải mua ngoài mà thuê các sở gia công.
SVTH: Phạm Thị Phượng - Lớp: 27K6.3 ĐN Trang - 5 -
Trang 6+ Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh là nguyên vật liệu do các bên liêndoanh góp vốn theo thoả thuận trên hợp đồng liên doanh.
+ Nguyên liệu vật liệu được cấp là nguyên liệu vật liệu do đơn vị cấp trên cấptheo qui định
+ Trường hợp căn cứ theo tính năng hoạt động, kế toán có thể phân loại chi tiếthơn nữa nguyên liệu vật liệu thành các loại khác nhau: mỗi loại nguyên liệu vật liệu cóthể nhận biết bởi một ký hiệu khác nhau.
1.2 Phân loại công cụ dụng cụ:theo công dụng
- CCDC lao động: Dụng cụ gỡ lắp, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quần áo bảo vệlao động, khuôn mẫu, lán trại.
- Bao bì luân chuyển- Đồ dùng cho thuê.
2 Tính giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ
2.1 Tính giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho
- Nguyên liệu vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, dođó kế toán nguyên liệu vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc trị giá thực tế tại thời điểm phát sinhnghiệp vụ kinh tế, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thìphải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trongsản xuất kinh doanh bình thường trừ(-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chiphí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phíliên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng tháihiện tại.
- Để có thể theo dõi sự biến động của nguyên, vật liệu trên các loại sổ kế toánkhác nhau ( cả sổ chi tiết và sổ tổng hợp) và tổng các chỉ tiêu kinh tế có liên quan tớinguyên, vật liệu doanh nghiệp, cần phải thực hiện việc tính giá nguyên, vật liệu Tínhgiá nguyên, vật liệu là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện trị giácủa nguyên, vật liệu nhập-xuất và tồn kho trong kỳ Nguyên, vật liệu của doanh nghiệpcó thể được tính giá thực tế hoặc giá hạch toán.
- Giá thực tế của nguyên liệu vật liệu nhập kho được xác định tuỳ theo từngnguồn nhập, từng lần nhập, cụ thể như sau:
+ Nguyên liệu vật liệu mua ngoài: Trị giá thực tế
NLVL, CCDCmua ngoài
nhập kho
Giá mua ghitrên hoá đơn(cả thuế nhậpkhẩu (nếu có)
Chi phí thumua (kể cả hao
hụt trong địnhmức)
-Cáckhoảngiảm trừphát sinh khi
mua NVL
* Trường hợp doanh nghiệp mua NLVL,CCDC dùng vào sản xuất kinh doanh
Trang 7hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị giá tăng(GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế,giá trị nguyên liệu vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT,thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên liệu vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụvận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí gia công được khấu trừ và hạch toán vào tàikhoản “133” thuế GTGT được khấu trừ (3331).
* Trường hợp doanh nghiệp mua NLVL,CCDC dùng vào sản xuất kinh doanhhàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đốitượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án thì giá trịcủa nguyên, vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng trị giá thanh toán bao gồm cảthuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có).
* Đối với NLVL,CCDC mua bằng ngoại tệ thì phải được qui đổi ra đồng ViệtNam theo tỷ giá giao dịch.
(nếu có)-
Cáckhoảngiảm trừ(nếu có)
+ NLVL, CCDC tự chế tạo Giá thực tế của
NLVL,CCDCchế tạo
Giá thực tế NlVL, CCDC xuất đi chế tạo
+ Các chi phí chếbiến phát sinh
+ NLVL, CCDC thuê ngoài, gia công chế tạo
Giá thực tế củaNLVL,CCDCthuê ngoài giacông chế tạo
Giá thực tế NlVL,CCDC xuất thuê
ngoài gia côngchế tạo
Chi phí vận chuyểnNLVL,CCDC đến nơi
chế tạo (chở về)
Tiền thuêngoài gia công
chế tạo
+ Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp cổ phần:
Giá thực tế của NLVL,CCDCnhận góp vốn liên doanh, góp
Giá trị phế liệu nhập kho = Giá tạm tính trên thị trường (hoặc Giá ước tính của DN)
2.2 Tính giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho
- Khi xuất kho NLVL, CCDC cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, kế toán có nhiệm vụ xác định trị giá thực tế của NLVL, CCDC Vì NLVL,
SVTH: Phạm Thị Phượng - Lớp: 27K6.3 ĐN Trang - 7 -
Trang 8CCDC xuất kho ở những thời điểm khác nhau, nên doanh nghiệp có thể áp dụng mộttrong các phương pháp tính giá NLVL, CCDC dùng như sau:
* Phương pháp tính giá thực tế đích danh:
- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từng loạiNLVL, CCDC theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể Phươngpháp này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, các mặt hàngcó giá trị lớn hơn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
* Phương pháp nhập trước-xuất trước:(FIFO)
- Theo phương pháp này NLVL, CCDC được tính giá thực tế xuất kho trên cơsở giả định vật liệu nào nhập trước thì được xuất dùng trước và tính theo đơn giá củanhững lần nhập trước.
- Như vậy, nếu giá cả có xu hướng tăng lên thì giá trị hàng tồn kho cao và giá trịvật liệu xuất dùng nhỏ nên giá thành sản phẩm giảm, lợi nhuận tăng Ngược lại giá cảcó xu hướng giảm thì chi phí vật liệu trong kỳ sẽ lớn sẽ dẫn đến trong kỳ giảm.
- Phương pháp này thích hợp trong kỳ lạm phát và áp dụng đối với nhữngdoanh nghiệp ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.
Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá NLVL, CCDC xuất kho kịp thời,
phương pháp này cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị vật liệu cuối kỳ Trongthời kỳ lạm phát phương pháp này sẽ có lợi nhuận cao do đó có lợi cho các công ty cổphần khi báo cáo kết quả hoạt động trước các cổ đông làm cho giá cổ phiếu của côngty tăng lên.
Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu
phát sinh hiện hành Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí NLVL, CCDC nóiriêng và hàng tồn kho nói chung vào kho từ trước Như vậy chi phí kinh doanh củadoanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NLVL, CCDC
* Phương pháp nhập sau-xuất trước:(LIFO)
- Phương pháp nhập sau-xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn khođược mua sau hoặc sản xuất sau, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho đượcmua hoặc sản xuất trước đó.Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tínhtheo Giá thực tế của lần nhập sau,sau đó mới tính thêm vào giá nhập của lần nhậptrước.
- Phương pháp này cũng được áp dụng với các doanh nghiệp ít danh điểm vật tưvà số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều Phương pháp này thích hợp trongkỳ giảm phát.
Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại.Chi phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NLVL, CCDC.Làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chính xác hơn.Tính theo phương pháp này doanh nghiệp thường có lợi về thuế nếu giá cả vật tư có xuhướng tăng khi đó giá xuất sẽ lớn, chi phí lớn dẫn đến lợi nhuận nhỏ và tránh đượcthuế.
Trang 9Nhược điểm: Phương pháp này làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp giảmtrong thời kỳ lạm phát và giá trị vật liệu có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kếtoán so với giá trực của nó.
* Phương pháp bình quân gia quyền (liên hoàn, cuối kỳ).
- Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn khođược tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trịtừng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.
Giá thực tế củaNLVL,CCDC xuất
dùng trong kỳ
= Số lượng NLVL, CCDC
xuất dùng X Đơn giá bình quân
+ Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá bình quân cảkỳ dự trữ
Trị giá thực tế
NLVL,CCDC tồn đầu kỳ +
Tổng giá trị NLVL,CCDCnhập kho trong kỳ Số lượng NLVL, CCDC + Tổng sổ lượng NLVL,
Cách này có ưu diểm là đọ, dể làm,tính giá trị nguyên vật liệu trong
+ Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập:
Đơn giá bìnhquân sau mỗi
lần nhập
Trị giá thực tế
NLVL,CCDC tồn đầu kỳ +
Trị giá thực tếNLVL,CCDC nhập kho
trong kỳ Số lượng NLVL, CCDC
Số lượng NLVL, CCDCnhập trong kỳ
III Kê toán chi tiết nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ1 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
1.1 Chứng từ kế toán:
Mọi hoạt động kinh tế xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh danh củadoanh nghiệp đều liên quan đến việc nhập, xuất nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụđều phải lập chứng từ một cách kịp thời đầy đủ, chính xác theo chế độ quy định ghichép ban đầu về nguyên vật liệu đã đực nhà nước ban hành.
- Mẫu 01 – VT: Phiếu xuất kho - Mẫu 02 – VT: Phiếu nhập kho
- Mẫu 03 – VT: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho - Hoá đơn kiêm vận chuyển
Ngoài các chứng từ mang tính chất bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định
SVTH: Phạm Thị Phượng - Lớp: 27K6.3 ĐN Trang - 9 -
Trang 10của nhà nước, trong các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toánhướng dẫn như: (Mẫu 04 – VT) phiếu xuất vật tư kiêm hạn mức,(Mẫu 05- VT) biênbản kiểm nghiệm vật tư, ( Mẫu 07 – VT) phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ và các chứngtừ khác tuỳ thuộc đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vựchoạt động, thành phần kinh tế khác nhau.
Người lập chứng từ phải kịp thời đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nộidung phương pháp lập và chịu trách nhiệm về việc ghi chép chính xác về số liệu củacác nghiệp vụ kinh tế.
Mọi chứng từ kế toán về nguyên vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theotrình tự và thời gian do kế toán trưởng quy định, phục vụ cho việc phản ánh, ghi chép,tổng hợp kịp thời của các bộ phận cá nhân có liên quan.
1.2 Sổ kế toán sử dụng
- Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
- Bảng tổng hợp chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.- Thẻ kho.
- Sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư, sổ cái tài khoản 151, 152, 153.- Bảng kê nhập, xuất (nếu có).
2 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ 2.1 Phương pháp thẻ song song:
- Sử dụng các sổ chi tiết để theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động củatừng mặt hàng tồn kho cả về số lượng và trị giá.
- Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán tiến hành việckiểm tra, ghi giá và phản ánh vào các sổ chi tiết cả về số lượng và giá trị.
- Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên sổ chitiết với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phảiđược xử lý kịp thời Sau khi đã đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toántiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết nhập-xuất tồn kho nguyên, vật liệu.
- Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết nhập-xuất tồn kho nguyên, vật liệu đượcdùng để đối chiếu với số liệu trên tài khoản 152 “nguyên, vật liệu” trong sổ cái.
- Phương pháp này đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu, song cũng tồn tạinhược điểm là sự trùng lắp trong công việc Tuy nhiên, phương pháp này rất tiện lợikhi doanh nghiệp xử lý công việc bằng máy tính.
+ Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song:
Trang 11
2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
- Sử dụng để theo dõi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượngvà trị giá Việc ghi sổ chỉ thực hiện một lần vào cuối tháng và mỗi danh điểm vật tưchỉ được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển.
- Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra,ghi giá và phản ánh vào các bảng kê nhập xuất cả về mặt số lượng và giá trị theo từngloại vật liệu.
- Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số lượng và giá trị từng loại nguyên vật liệuđã nhập-xuất trong tháng và tiến hành vào sổ đối chiếu luân chuyển.
- Kế toán cần đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại nguyên liệu trênsổ đối chiếu luân chuyển với số liệu trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu chênhlệch phải được xử lý kịp thời.
- Sau khi đã đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành tínhtổng trị giá nguyên, vật liệu nhập-xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ Số liệu này dùngđể đối chiếu với số liệu trên tài khoản 152 “nguyên, vật liệu” trong sổ cái.
- Phương pháp này đơn giản, dễ dàng nhưng còn có nhược điểm là tập trungcông việc vào cuối tháng nhiều, ảnh hưởng đến tính kịp thời và đầy đủ của việc cungcấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu dùng khác nhau.
+ Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
SVTH: Phạm Thị Phượng Lớp: 27K6.3 ĐN Trang 11
-Chứng từ nhập
Chứng từ xuấtThẻ
Sổ chitiết vật liệu
Bảng tổng hợp chi
Sổ cái
Trong đó:
: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ : Đối chiếu, kiểm tra.
: Ghi cuối kỳ.
Trang 12- Định kỳ sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra việc ghi chép của thủkho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ nhập xuất, thu nhận phiếu này cùng chứng từcó liên quan về phòng kế toán, sau đó căn cứ vào giá hạch toán được đánh giá vàochứng từ và cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ.
- Căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ, kế toán phản ánh số liệu, vào bảng luỹkế nhập-xuất và tồn kho cho từng loại vật liệu Bảng luỹ kế nhập-xuất-tồn được,mởriêng cho từng kho và mỗi danh điểm vật liệu chỉ được ghi trên một dòng.
- Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số liệu nhập-xuất trong tháng và xác định sốdư cuối tháng của từng loại vật liệu trên bảng luỹ kế, số lượng từng loại vật liệu tồnkho trên sổ số dư do thủ kho chuyển về phải khớp với số lượng tồn kho ở thẻ kho và sốlượng tồn kho thực tế, trị giá từng loại vật liệu tồn kho trên sổ cái phải khớp với trị giátồn kho trên bảng luỹ kế, số liệu tổng cộng trên bảng luỹ kế dùng để đối chiếu với sốliệu trên tài khoản 152 “ nguyên, vật liệu” trong sổ cái.
- Phương pháp này thực hiện công việc kế toán thủ công, hạn chế sự trùng lắptrong công việc giữa thủ kho và nhân viên kế toán.
+ Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư:
Sổcái
Trang 13IV Kế toán tổng hợp nhập xuất kho nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ theophương pháp kê khai thường xuyên.
1 Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên.
- Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tìnhhình nhập-xuất-tồn kho vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán Trong trường hợp này các tàikhoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến độngtăng, giảm của vật tư, hàng hoá Vì vậy, giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho trên sổ kế toáncó thể được xác định tại bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán theo công thức:
Trị giá hàng tồn Trị giá hàng tồn Trị giá hàng nhập Trị giá hàng kho cuối kỳ kho đầu kỳ kho trong kỳ xuất kho trong kỳ
Cuối kỳ kế toán, so sánh giữa số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hoá tồn khovà số liệu vật tư, hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán Nếu có chênh lệch phải tìm ranguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời, đồng thời điều chỉnh số liệu vật tư, hànghoá tồn kho trên sổ kế toán về số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hoá tồn kho.
-Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị thươngnghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao.
2 Tài khoản sử dụng: 151, 152, 153, 331, 133, 142, 111, 112, 141
a, Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”
Tài khoản này phản ánh giá trị thực tế của các loại hàng hoá, vật tư mua ngoài đãthuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho.
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Trong đó:
: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Quan hệ đối chiếu
- Giá trị vật tư hàng hoá đã về nhập kho hoặc giao thẳng cho khách hàng.- Kết chuyển giá thực tế của hàng hoá vật tư đang đi đường đầu kỳ.
Trang 14b, Tài khoản 152 “nguyên liệu vật liệu”
Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm NLVL theo giá thực tế củadoanh nghiệp.
- Giá trị thực tế của NVL phát hiện thừa khi kiểm kê.
- Giá trị thực tế của NVL tăng do đánh giá lại.
Giá trị phế liệu thu hồi.
SDCK: Giá trị thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ.
- Giá trị thực tế của NVL xuất kho để sảnxuất, bán, thuê gia công góp liên doanh - Giá trị thực tế NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê.
- Giá trị thực tế của NVL giảm do đánh giá lại.
- Chiết khấu, giảm giá được hưởng.
c, Tài khoản 153 “ công cụ dụng cụ”.
Tài khoản này phản ánh số hiện có và sự biến động của các loại CCDC nhập kho theogiá thực tế của DN.
- Giá trị thực tế của CCDC phát hiện thừa khi kiểm kê.
SDCK: Giá trị thực tế của CCDC tồn kho cuối kỳ.
- Giá trị thực tế của CCDC xuất kho để sản xuất, bán, thuê gia công góp liên doanh
- Giá trị thực tế CCDC phát hiện thiếu khi kiểm kê.
- Giá trị thực tế của CCDC giảm do đánhgiá lại.
- Chiết khấu, giảm giá được hưởng.
d, Tài khoản 331”phải trả người bán”
Tài khoản này phản ánh các khoản nợ phải trả cho người bán người nhận thầu về cungcấp NLVL, CCDC, hàng hoá, dịch vụ người nhận thầu về XDCB, sửa chữa lớn
Trang 15TSCĐ
e, Tài khoản 133” Thuế GTGT được khấu trừ”
Tài khoản này phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn đượckhấu trừ.
f, Tài khoản 142” chi phí trả trước”
Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính vào chiphí SXKD, nội dung chi phí bao gồm:
- Chi phí về tiền thuê nhà xưởng, nhà kho, văn phòng, thuê phục vụ nhiều kỳ kinhdoanh.
- CCDC xuất dùng có giá trị lớn, thời gian sử dụng tương đối dài, giá trị bao bì vậnchuyển đồ dùng cho thuê.
- Chi phí các loại bảo hiểm và các loại chi phí mua và trả một lần trong năm
- Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật, giấy phép chuyển giao công nghệ nhãn hiệuthương mại( chưa đủ tiêu chuẩn là TSCĐ vô hình) được tính phân bổ vào chi phí kinhdoanh.
- Chi phí trong thời gian ngừng việc( không lường trước được)
- Chi phí XD, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí ván khuôn giàn giáo dùng trongXDCB
- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần quá lớn cần phải phân bổ nhiều kỳ kế toántrong năm hoặc một chu trình kinh doanh
- Chi phí trả trước ngắn hạn khác (như tiền vay trả trước, lãi mua hàng trả chậm, trảgóp )
3 Phương pháp hạch toán:
3.1 Phương pháp kế toán nhập kho nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ:
- Mua NVL-CCDC nhập kho (có hoá đơn cùng về): + Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ : Nợ TK 152, 153 : Giá mua chưa có thuế.
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 141, 311 : Đã thanh toán tiền.Có TK 331 : Chưa thanh toán tiền.Có TK 333 : Nếu có thuế nhập khẩu.
+ Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng nộpthuế GTGT :
Nợ TK 152, 153 : Tổng tiền thanh toán.
Có TK 111, 112, 141, 311, 331 : Tổng tiền thanh toán
- Mua NVL-CCDC được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, hàng muabị trả lại:
Nợ TK 111 : Tổng số tiền giảm giá hoặc trả lại bằng TMNợ TK 112 : Tổng số tiền giảm giá hoặc trả lại bằng TGNHNợ TK 331 : Tổng số tiền được giảm giá hoặc trả lại trừ vào nợ.
SVTH: Phạm Thị Phượng Lớp: 27K6.3 ĐN Trang 15
Trang 16-Có TK 152 : Trị giá NVL được giảm giá hoặc trả lại.Có TK 153 : Trị giá CCDC được giảm giá hoặc trả lại.Có TK 133 : Thuế GTGT (nếu có).
- Nếu được hưởng chiết khấu thanh toán do thanh toán trước kỳ hạn cho người bán,phản ánh vào thu nhập hoạt động tài chính, kế toán ghi :
Nợ TK 111 : Số tiền chiết khấu được hưởng bằng tiền mặtNợ TK 112 : Số tiền chiết khấu được hưởng bằng TGNHNợ TK 331 : Số tiền chiết khấu được hưởng trừ vào nợ
Có TK 515 : Số tiền chiết khấu được hưởng.
* Doanh nghiệp đã nhận hoá đơn nhưng nguyên, vật liệu chưa về nhập kho : lưu hoáđơn vào tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường” và định khoản :
Nợ TK 151 : Trị giá nguyên, vật liệu theo chứng từNợ TK 133 : Thuế GTGT (nếu có)
Có TK 111 : Tông giá thanh toán bằng tiền mặtCó TK 112 : Tổng giá thanh toán bằng TGNH
Có TK 331 : Tổng giá thanh toán chưa trả cho người bánCó TK 141 : Tổng giá thanh toán bằng tạm ứng
- Tháng sau, khi hàng về nhập kho hoặc chuyển cho bộ phận sản xuất (sử dụng luôn).Nợ TK 152 : Trị giá nguyên, vật liệu nhập kho
Nợ TK 153 : Trị giá công cụ, dụng cụ nhập khoNợ TK 627, 641, 642, 621 : Nếu sử dụng luôn
Nợ TK 632 : Giao cho khách hàng
Có TK 151 : Trị giá NVL, CCDC nhập kho * Giá trị nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ gia công xong nhập lại kho : Nợ TK 152 : Trị giá thực tế vật liệu nhập lại kho
Nợ TK 153 : Trị giá thực tế công cụ, dụng cụ nhập lại khoCó TK 154 : Chi tiết gia công nguyên vật liệu
* Nhận góp vốn liên doanh của đơn vị khác bằng NVL, CCDC nhận lại vốn góp Nợ TK 152 : Giá trị nguyên, vật liệu nhận góp vốn
Nợ TK 153 : Giá trị công cụ, dụng cụ nhận góp vốnCó TK 411 : Nhận góp vốn
Có TK 222, 128 : Nhận lại vốn góp
* Đối với nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập khẩu, khoản thuế nhập khẩu phảinộp cho nhà nước được phản ánh vào giá nhập và kế toán ghi :
Nợ TK 152 : Nguyên, vật liệuNợ TK 153 : Công cụ, dụng cụ
Có TK 3333 : Thuế nhập khẩu phải nộp
- Khoản thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) phải nộp cho nhà nước cũng được tính theo giánhập, kế toán ghi :
Nợ TK 152 : Nguyên, vật liệu
Trang 17Nợ TK 153 : Công cụ, dụng cụ
Có TK 3332 : Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
- Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp nếu được khấu trừ : Nợ TK 133 : Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ
*Nhập kho có chứng từ đầy đủ, số lượng hàng nhập kho với số lượng hàng nhập khothừa so với số phản ánh trên hoá đơn, chứng từ, nếu chỉ giữ hộ người bán phầnnguyên, vật liệu thừa :
Nợ TK 002 : Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, gia công- Khi trả lại người bán số hàng thừa, kế toán ghi :
Có TK 002 : Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, gia công- Nếu nhập luôn số nguyên,vật liệu thừa, khi nhập kho kế toán ghi : Nợ TK 152 : Trị giá thực tế nguyên, vật liệu nhập khoNợ TK 133 : Thuế GTGT (nếu có)
Có TK 111 : Tổng giá thanh toán bằng tiền mặtCó TK 112 : Tổng giá thanh toán bằng TGNHCó TK 1411 : Tổng giá thanh toán bằng tiền tạm ứng
Có TK 331 : Tổng giá thanh toán chưa trả người bánCó TK 3388 : Trị giá vật liệu thừa
- Khi có quyết định giải quyết số nguyên, vật liệu thừa, mua luôn số thừa : Nợ TK 3388 : Trị giá nguyên, vật liệu thừa
Nợ TK 133 : Thuế GTGT liên quan đến nguyên liệu thừaCó TK 111 : Thanh toán bổ sung bằng tiền mặtCó TK 112 : Thanh toán bổ sung bằng TGNHCó TK 331 : Thanh toán bổ sung phải trả người bán- Trả lại người bán :
Nợ TK 3388 : Trị giá nguyên, vật liệu thừa
Có TK 152 : Trị giá nguyên, vật liệu thừa
3.2 Kế toán xuất nguyên liệu vật liệu :
SVTH: Phạm Thị Phượng Lớp: 27K6.3 ĐN Trang 17
Trang 18-+ Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng (căn cứ chứng từ xuất kho) : Nợ TK 621 : Dùng cho sản xuất
Nợ TK 627 : Dùng cho quản lý phân xưởngNợ TK 641 : Dùng cho bán hàng
Nợ TK 642 : Dùng cho quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 241 : Dùng cho xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐNợ TK 154 : Xuất gia công, chế biến
Có TK 152 : Giá trị nguyên, vật liệu xuất kho+ Xuất kho nguyên, vật liệu nhượng bán, cho vay (nếu có) : Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Nợ TK 1388 : Xuất kho NLVL cho vay
Có TK 152 : Giá trị nguyên liệu vật liệu xuất kho
+ Xuất kho nguyên, vật liệu góp vốn liên doanh với các đơn vị khác (giá do hội đồngliên doanh đánh giá) :
- Nếu giá trị được đánh giá > giá trị thực tế của nguyên, vật liệu đem góp : Nợ TK 128, 222 : Giá do hội đồng liên doanh đánh giá
Có TK 152 : Giá thực tế của nguyên, vật liệuCó TK 711 : Phần chênh lệch tăng
- Nếu giá trị được đánh giá < giá trị thực tế của nguyên, vật liệu đem góp : Nợ TK 128, 222 : Giá do hội đồng liên doanh định giá
Nợ TK 811 : Phần chênh lệch giảm
Có TK 152 : Giá thực tế của nguyên, vật liệu+ Đối với nguyên, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê : - Nếu hao hụt trong định mức, ghi :
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bánCó TK 152 : Giá trị nguyên, vật liệu
- Nếu thiếu hụt chưa xác định được nguyên nhân thì ghi : Nợ TK 1381 : Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 152 : Giá trị nguyên, vật liệu
* Căn cứ biên bản xác định giá trị vật liệu thiếu hụt, mất mát về biên bản xử lý : Nợ TK 1388 : Phải thu khác
Nợ TK 111 : Tiền mặt
Nợ TK 334 : Phải trả công nhân viên
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán (phần còn lại)Có TK 1381 : Tài sản thiếu chờ xử lý
3.3 Kế toán xuất kho công cụ, dụng cụ :
- Các phương pháp phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ : + Phương pháp 1: Phân bổ một lần l
* Những công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn, khi xuất dùng toànbộ giá trị công cụ, dụng cụ được hạch toán vào đối tượng sử dụng :
Trang 19Nợ TK 627 : Chi phí chế biến phát sinh tại bộ phận quản lýNợ TK 641 : Chi phí chế biến phát sinh tại bộ phận bán hàngNợ TK 642 : Chi phí chế biến phát sinh tại bộ phận quản lý DNNợ TK 241 : Chi phí sản xuất ở bộ phận đầu tư XDCB
Có TK 153 : Trị giá công cụ, dụng cụ xuất kho+ Phương pháp 2 : Phân bổ nhiều lần
* Những công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài hoặc xuất dùng mangtính bị đồng loạt Theo phương pháp này, khi xuất dùng công cụ, dụng cụ, kế toánchuyển toàn bộ giá trị công cụ, dụng cụ vào tài khoản 142, sau đó phân bổ dần vào cácđối tượng sử dụng Căn cứ vào giá trị, mức độ và thời gian sử dụng của công cụ, dụngcụ trong quá trình sản xuất kinh doanh để xác định số lần phân bổ cho hợp lý Khicông cụ, dụng cụ báo hỏng, phân bổ phần giá trị còn lại sau khi đã trừ phế liệu bồithường.
Số phânbổ lần cuối =
Giá thựctế CCDCbáo hỏng
-Giá trị thực tếCCDC đã phân
-Phế liệuthu hồi(nếu có)
-Khoản bồithường vật chất
Nợ TK 627 : Chi phí quản lý phân xưởngNợ TK 641 : Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệpCó TK 142 (242) : Chi phí trả trước
+ Khi công cụ, dụng cụ báo hỏng, mất mát hoặc hết thời gian sử dụng theo qui định,kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Nợ TK 1528 : Giá trị phế liệu thu hồi
Nợ TK 138 : Số bồi thường vật chất (nếu có)Nợ TK 627, 641, 642 : Số lần phân bổ cuối
Có TK 142 (242) : Giá trị còn lại
SVTH: Phạm Thị Phượng Lớp: 27K6.3 ĐN Trang 19
Trang 20-PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH TRƯỜNG QUANG II
A Khái quát chung về Công ty TNHH Trường Quang III Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Trước năm 2002 Công ty TNHH Trường Quang II chỉ là một cơ sở sản xuấtkinh doanh các mặt hàng thiết bị máy móc chuyên dùng, các thiết bị tự động, thiết bịlạnh như máy bơm nước đồng hồ nhiệt điện lạnh và môi trường
Cơ sở kinh doanh với tổng số lao động không quá 10 người, làm việc trên mặt bằngchật hẹp, chủ yếu gia công và lắp ráp các sản phẩm theo đơn đặt hàng nhỏ lẻ.
Đến năm 2002 xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất, cũng như nhucầu tiêu thụ của thị trường đòi hỏi cơ sở phải mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanhđa dạng hoá nâng cao chất lượng sản phẩm Theo đà phát triển đó cộng với sự năng nổkhéo léo của chủ sở hữu( hiện nay là giám đốc của công ty) ngày càng dành đượcnhiều hợp đồng, tổ chức công tác nhân sự tốt đã đưa cơ sở sản xuất ngày càng pháttriển hơn Trước tình hình đó chủ cơ sở gọi thêm vốn và xin phép thành lập công ty đểđáp ứng nhu cầu phát triển của công ty một cách lâu dài và bền vững.
Đến ngày 26 tháng 06 năm 2002 cơ sở Trường Quang II đổi thành công tyTNHH Trường Quang II và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với số320200629.
- Với tên giao dịch : TQ2.CO,.LTD- Tên viết tắt : TQ2
- Tên thường gọi : Công ty TNHH Trường Quang II- Địa chỉ : 335 Ông ích Khiêm – TP Đà Nẵng - Vốn điều lệ : 2.000.000.000 đồng
- Tổng số lao động : 50 người
Công ty đã được phép sử dụng con dấu riêng để giao dịch với các ngành nghềnhư sau: Chuyên về lĩnh vực thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sửa chữa các thiết bị cơ khíchuyên ngành nhiệt điện lạnh và môi trường Kinh doanh các loại máy công cụ, sảnxuất các thiết bị chuyên ngành lò hơi, thiết bị lạnh hàn cắt kim loại, xử lý ô nhiễm môitrường, các thiết bị tự động đo lường kỹ thuật, các loại máy móc thiết bị và hoá chấtchuyên dùng khác, các loại ống dẫn nước.Thiết kế cấp nhiệt, điều hoà không khí chocác công trình công nghiệp.
Từ năm 2002 đến 2005, mặc dù công ty gặp không ít khó khăn do mới thànhlập, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao với sự nỗ lực và khôn khéo trong kinh doanh,công ty luôn có những nghiên cứu các giải pháp tối ưu đạt hiệu quả cao trong lĩnh vựcchuyên ngành Từ đó công ty luôn khắc phục được những khó khăn ban đầu mà cònđưa công ty ngày càng ổn định về sản xuất, xâm nhập thị trường tạo được uy tín cao vànhiệm của các doanh nghiệp trong cả nước.
Từ năm 2005 đến nay, với những phương án tận dụng triệt để năng lực sẵn có
Trang 21và dần dần từng bước đầu tư vào khâu then chốt trong bộ phận sản xuất chế tạo nhiềusản phẩm chất lượng cao, giá thành tương đối ổn định đảm bảo yêu cầu của kháchhàng Chỉ với 3 năm trở lại đây công ty ngày càng mở rộng phạm vi sản xuất ở nhiềutĩnh trong cả nước như: Mở rộng quy mô sản xuất Lò hơi 5 tấn Tuy Hoà, Lò hơi 5 tấnNghệ An, Lò hơi 3 tấn Tây Đô, Lò hơi 7 tấn Tân Quảng Phát
Hiện nay công ty TNHH Trường Quang II cũng là nhà phân phối duy nhất sảnphẩm thép, cáp dự ứng lực tại Miền Trung Với mong muốn được giới thiệu các sảnphẩm của công ty đến các nhà thiết kế các doanh nghiệp trong cả nước để qua đókhẳng định được sự mong muốn cùng hợp tác và phát triển với tất cả các doanhnghiệp.Từ khi thành lập đến nay,công ty có tốc đố tăng trưởng hàng năm là 40%.Đâylà mức tăng trưởng rất cao đối với một đơn vị trưc thuộc ngành sản xuất.
II Chức năng và nhiệm vụ của công ty 1 Chức năng:
- Công ty TNHH Trường Quang II là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam thựchiện hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng được mở tài khoản tại ngânhàng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức quy mô sản xuất đạt hiệu quả tốt nâng cao chất lượng sản phẩm - Chỉ đạo điều hành sát sao không chỉ điều hành tại chỗ mà còn điều hành ởnhiều công trình trên khắp cả nước
- Công ty còn có chức năng chế tạo,thiết kế và phân phối các mặt hàng, dụng cụxử lý môi trường, các loại máy móc thiết bị và các chất chuyên dùng khác Đặc biệt làphân phối các lò hơi công nghiệp cho các khu công nghiệp trên các tỉnh, thành trên cảnước.
- Khai thác các thế mạnh, tiết kiệm chi phí tối đa chi phí đem lại hiệu quả kinhtế cao.
- Duy trì và phát triển sản xuất ổn định góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tếxã hội mà nhà nước đề ra
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ, chính sách hiệu quả cao đảm bảotrang trải về tài chính, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng chính sách chăm lođời sống vật chất, tinh thần bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môncho cán bộ công nhân viên.
- Đảm bảo các hoạt động công ích xã hội góp phần giải quyết việc làm cho
SVTH: Phạm Thị Phượng Lớp: 27K6.3 ĐN Trang 21
Trang 22: Trình tự tiến hành công việc
: Đối chiếu so sánh giữa thiết kế và thực tế sản xuất
1.2 Giải thích chu trình sản xuất
- Công ty tiến hành sản xuất một sản phẩm theo đơn đặt hàng, dựa vào yêu cầucủa khách hàng nhân viên phòng kỹ thuật tiến hành tính toán thiết kế Sau đó trình bàysản phẩm thiết kế cho khách hàng, khách hàng đồng ý phòng kỹ thuật tiến hành yêucầu phòng vật tư tập hợp NVL, CCDC, năng lực lao động chuẩn bị sản xuất Sau đótiến hành thi công chế tạo lắp đặt tại phân xưởng sản xuất, tiếp theo làm sạch thẩm mỹsản phẩm đến khi hoàn tất sản phẩm nhân viên phòng kỹ thuật tiến hành kiểm tra dúngvới thiết kế, đúng với kỹ thuật hay không, việc kiểm tra đúng với chất lượng yêu cầuthì bộ phận phân xưởng cho tiến hành xuất xưởng sản phẩm.
2 Đặc điểm tổ chức công tác quản lý tại Công ty TNHH Trường Quang II2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Tính toán thiết kế sản phẩm
Xuất xưởngsản phẩm
Tập hợp NVL, CCDC năng lực lao động
Kiểm trathử nghiệm áp lực
Tiến hành thi công chế tạo lắp đặt
Làm sạchthẩm mỹ
Trang 23* Chú thích:
: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng: Quan hệ tham mưu: Quan hệ phối hợp
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
* Giám đốc: Là người đứng đầu, có quyền quản lý cao nhất, có quyền quyết
định chỉ đạo trực tiếp các phương án kinh doanh của công ty, là người đại diện theopháp luật của Công Ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị CôngTy, điều hành các hoạt động hàng ngày của Công Ty cũng như thực hiện các quyền vànghĩa vụ được giao, có quyền miễn nhiệm, bổ nhiệm, cách chức các chức danh quản lýtrong công ty đồng thời giám đốc có trách nhiệm đối với đời sống của cán bộ côngnhân viên trong công ty.
* Phó giám đốc nhân sự: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ giám đốc, là người trực
tiếp quản lý nhân sự trong công ty từ phòng kế toán sang phòng kinh doanh có tráchnhiệm thay mặt giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm tuyển dụng nhân viên, thay mặt giámđốc điều hành đôn đốc các phòng ban giải quyết công việc hàng ngày khi giám đốc đivắng.
* Phó giám đốc kỹ thuật: Có trách nhiệm điều hành thiết kế, đọc bản vẽ, quản
lý tình hình thực hiện kế hoạch quản lý chỉ đạo phòng kỹ thuật và bộ phận sản xuất.Thay mặt giám đốc chịu trách nhiệm trước công trình sản xuất của công ty, phó giámđốc là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về tất cả các hoạt động sản xuất, thaymặt giám đốc chỉ đạo công nhân viên làm việc tốt, đúng kỹ thuật.
* Các phòng ban chức năng:
+ Phòng kế toán: Là nơi tổ chức hạch toán quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, lập báo cáo tài chính, theo dõi sự biến động của tài sản và nguồn vốn.
+ Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm nghiên cứu bản vẽ, tổ chức giám sát theo
đúng kế hoạch đề ra, trực tiếp sản xuất thao tác kỹ thuật theo đúng nguyên lý máy mócthiết bị sử dụng nguyên liệu theo định mức, đề xuất sáng kiến phục vụ sản xuất chocấp trên.
+ Phòng sản xuất: Đề ra các biện pháp, kế hoạch sản xuất hợp lý, chịu trực tiếp
về qui cách, mẫu mã và chất lượng sản phẩm.
+ Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch lao động, kế hoạch về đơn giá tiền lương
cho từng loại sản phẩm, qui đổi, tính toán và xây dựng định mức tiền lương theo giaiđoạn công nghệ, tính toán tiền lương sản phẩm và thời gian cho toàn bộ cán bộ côngnhân viên trong toàn Công Ty, có kế hoạch bồi dưỡng công nhân, theo dõi tình hìnhbiến động tăng giảm công nhân, nâng bậc lương cho công nhân đến kỳ kế hoạch.
Là nơi triển khai kế hoạch kinh doanh của toàn Công Ty Bố trí những cán bộcông nhân viên có đầy đủ kinh nghiệm trong công việc và không thể tách rời với
SVTH: Phạm Thị Phượng Lớp: 27K6.3 ĐN Trang 23
Trang 242 Chức năng và nhiệm vụ của các nhân viên kế toán
* Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung của phòng kế toán, chịu trách nhiệm với
lãnh đạo của Công Ty, và là người tổ chức hình thức kế toán Kế toán có trách nhiệmđôn đốc, giám sát, việc điều hành chế độ chính sách về quản lý tài chính và chỉ tiêu kếhoạch sản xuất kinh doanh.Tổ chức thực hiện lập và nộp báo cáo thống kê kế toán kịpthời, đầy đủ, phản ánh tình hình huy động vốn kinh doanh cho lãnh đạo Công Ty.
* Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm theo dõi số liệu kế toán tổng hợp của toàn công ty
và đánh giá giá thành sản phẩm, lập báo cáo kế toán.
* Kế toán vật tư hàng hoá: Có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư
hàng hoá Mở các sổ chi tiết, các bảng kê định kỳ, lập bảng cân đối nhập, xuất, tồn vậttư hàng hoá và thường xuyên đối chiếu với thủ kho để phát hiện sai sót.
* Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm trước giám đốc và kế toán trưởng về tiền mặt, tồn quỹ
hàng ngày, có trách nhiệm thu chi, bảo quản tiền mặt và lập báo cáo quỹ mỗi tháng.
* Kế toán thanh toán: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, toàn bộ chứng từ trước khi
thanh toán, theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, cập nhật vào sổ sách hàng ngày, theodõi tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, theo dõi các khoản vay ngắnhạn, trung hạn, dài hạn với các ngân hàng, cuối tháng lên bảng kê ghi có các tài khoảntiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay Theo dõi các khoản thu chi, mở sổchi tiết quỹ,ngân hàng, cập nhật số liệu và rút số dư hàng ngày trên sổ theo dõi các tài khoản 111,112, đồng thời phụ trách việc tính lương
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp tư hàng hoáKế toán vật toán và công nợKế toán thanh Thủ quỹ
Trang 253 Hình thức kế toán áp dụng tại Công Ty
Công Ty áp dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ ghi sổ
Chú thích :
: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Quan hệ đối chiếu
- Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc phát sinh để kiểm tra tính hợp lệ, định khoảnchính xác kế toán thành lập các tờ kê chi tiết tài khoản ( các tờ kê này được mở hàngtháng ) Đối với các tài khoản cần theo dõi chi tiết như tiền mặt, nguyên vật liệu, côngnợ …thì kế toán cần căn cứ vào chứng từ để kiểm tra và ghi vào thẻ kế toán.
- Định kỳ, cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc để lậpcác chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được kế toán ghi vào sổ cái, tínhra tổng số phát sinh trong kỳ và số dư từng tài khoản cuối kỳ Kiểm tra đối chiếu chínhxác sau đó căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh, lập báo cáo tài chính theoqui định của Nhà nước.
SVTH: Phạm Thị Phượng Lớp: 27K6.3 ĐN Trang 25
-Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
Trang 26B Thực trạng công tác hạch toán NLVL-CCDC tại Công ty TNHH TrườngQuang II
Công ty TNHH Trường Quang II là một công ty chuyên chế tạo lắp đặt nhữngsản phẩm do công ty làm ra do chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng Chính vì vậy màNLVL dùng cho quá trình sản xuất tương đối đa dạng, do yêu cầu sản xuất theo đơnđặt hàng nên các loại NLVL lại được phân ra nhiều chủng loại khác nhau khiến choNLVL của công ty tương đối đa dạng và phức tạp hơn,
Công ty thường sản xuất theo đơn đặt hàng nên việc dự trữ NVL chỉ vừa đủ đểduy trì hoạt động sản xuất đối với đơn đặt hàng đã nhận.
Do đặc điểm của NLVL như trên nên công tác kế toán tại công ty phải thựchiện tốt, công tác quản lý và bảo quản, sử dụng phải thực hiện một cách chặt chẽ vàchu đáo.Phải kiểm ra thường xuyên để tránh khỏi lẫn lộn giữa các loại NLVL đối vớimỗi đơn đặt hàng khác nhau Từ đó có thể tiết kiệm tránh lãng phí thất thoát NLVLnhằm đạt hiệu quả trong việc sản xuất.
I Đặc điểm NLVL, CCDC tại công ty TNHH Trường Quang II.1 Các loại nguyên liệu vật liệu của Công ty
Với khối lượng và chủng loại NLVL tương đối đa dạng và phức tạp - Nguyênvật liệu của Công Ty có rất nhiều loại, đơn vị tính, nhiều công dụng khác nhau Nhưnghiện tại NLVL của Công Ty được phân chia theo từng nhóm, từng loại, từng nội dungkinh tế, chức năng khác nhau và được dùng chủ yếu cho sản xuất
- Các loại NLVL chủ yếu của Công Ty gồm có:
+ NLVL chính: Thép tấm, Ống thép, Inox, Xi măng, bê tông chiệu nhiệt, cát
thạch anh, đá rửa, thiết bị điện( cáp điện, dây điện ), Bông thuỷ tinh, Bơm, môtơ,Thanh ghi lò, cáp hàn, Van, Hoá chất, Vật liệu lọc, than hoạt tính, Bóng đèn UV,Amiăng, Băng tải Nguyên liệu vật liệu khác
+ NLVL phụ: Sơn, que hàn, sứ, ghíp đồng + Nhiên liệu: Xăng, dầu, điện năng
- Các loại công cụ dụng cụ chủ yếu của Công Ty gồm có:
+ Dụng cụ thi công : Kìm, búa, mỏ lết, cà lê, kéo, Máy hàn, máy cắt, máy
in, máy photocoppy (8 triệu đồng)
2 Nguồn cung cấp NVL-CCDC của Công Ty
- Nguồn cung cấp NLVL của Công Ty nhập kho chủ yếu do mua ngoài từ cácđơn vị có quan hệ mua bán lâu dài, có uy tín với Công Ty ở trong nước và nhậpkhẩu.Còn một số phụ tùng thay thế thì Công Ty cử cán bộ vật tư đi mua ngoài thịtrường.Các loại vật tư sau khi đã kiểm nhận, Công Ty thanh toán bằng tiền mặt, tiền