Hiện tượng này đã gây thiệt hại không nhỏ cho hoạt động sinh kế của người dân nơi đây, nhất là khu vực cửa sông, ven biển như suy giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, thiếu nước sinh hoạt
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI XÂM NHẬP MẶN Ở XÃ BÌNH THẠNH HUYỆN
THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE
NGUYỄN THỊ ANH THƯ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI XÂM NHẬP MẶN Ở XÃ
BÌNH THẠNH, HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE” do Nguyễn Thị Anh Thư,
sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày………
TS PHAN THỊ GIÁC TÂM Người hướng dẫn
Ngày Tháng Năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn này, trước tiên con xin gởi những dòng tri ân đến
Ba Mẹ và gia đình, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã tạo điều kiện học tập và truyền dạy cho chúng em nhiều kiến thức quý báu Những kiến thức đó đã và sẽ giúp chúng em vững bước hơn trong cuộc sống
Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô PHAN THỊ GIÁC TÂM, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này
Xin chân thành cảm ơn chú Phan Thái Sơn - Trung tâm khí tượng thủy văn Bến Tre, anh Lê Văn Hải, phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Thạnh Phú, chú Phạm Văn Dứt, chú Đặng Văn Na, phòng NNPTNT huyện Thạnh Phú, Anh Lời, chị Sắc, cùng các cô chú, anh chị thuộc UBND xã Bình Thạnh và 60 hộ dân được phỏng vấn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình làm đề tài tại địa phương
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người luôn bên tôi cùng tôi chia sẻ những khó khăn suốt thời gian qua Các bạn đã động viên giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/ 2010
Sinh viên Nguyễn Thị Anh Thư
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ ANH THƯ Tháng 07 năm 2010 “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh
Tế Các Biện Pháp Thích ứng Với Xâm Nhập Mặn ở Xã Bình Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
NGUYEN THI ANH THU July 2010 “Economic Efficiency Evaluation of Measures to Adapt to Salinity Intrusion in Binh Thanh Commune, Thanh Phu District, Ben Tre Province”
Xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng là một biểu hiện của BĐKH ở nước ta nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng Hiện tượng này đã gây thiệt hại không nhỏ cho hoạt động sinh kế của người dân nơi đây, nhất là khu vực cửa sông, ven biển như suy giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, thiếu nước sinh hoạt…Vì vậy, việc tìm ra và đánh giá hiệu quả các biện pháp thích ứng với hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng gay gắt
là vô cùng cần thiết
Đề tài chọn xã Bình Thạnh, huyện Thạnh Phú – một xã đang chịu ảnh hưởng nặng nề của xâm nhập mặn hàng năm là địa bàn nghiên cứu Qua phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, tham vấn chuyên gia và điều tra 60 hộ dân ở xã Bình Thạnh gồm
30 hộ áp dụng chuyên canh lúa trong đê và 30 hộ áp dụng mô hình tôm lúa luân vụ, đề tài đã dùng phương pháp phân tích lợi ích chi phí để so sánh hiệu quả hai mô hình này
Đề tài đã đánh giá nhận thức của người dân địa phương về hiện tượng xâm nhập mặn cũng như BĐKH; tìm hiểu và đánh giá hiệu quả kinh tế của hai mô hình canh tác nông nghiệp ở địa phương nhằm thích ứng với xâm nhập mặn là đắp đê ngăn mặn chuyên canh 2 vụ lúa và mô hình tôm - lúa luân vụ Ngoài ra đề tài còn tham vấn
ý kiến người dân về mô hình canh tác phù hợp với họ Kết quả cho thấy, mô hình đắp
đê chuyên canh lúa đã mang lại hiệu quả cao hơn và cũng được người dân nơi đây mong muốn tiếp tục duy trì bởi tính bền vững của nó
Trang 52.1 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan 5
4.1.1 Tuổi và lao động – thu nhập của người được phỏng vấn 38
Trang 64.1.2 Trình độ học vấn 38
4.2 Tình hình xâm nhập mặn trong thời gian gần đây và ảnh hưởng đến hệ thống
4.2.1 Tình hình xâm nhập mặn ở địa phương 39 4.2.2 Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến hệ thống canh tác nông nghiệp 41
4.3.1 Lịch thời vụ của hai mô hình canh tác ở địa phương 44 4.3.2 Mô hình đắp đê chuyên canh 2 vụ lúa/ năm 44
4.3.4 So sánh các phương án theo lợi ích ròng 58 4.4 Đánh giá nhận thức của người dân về xâm nhập mặn – BĐKH và tham vấn
4.4.1 Sự quan tâm của người dân về biểu hiện và ảnh hưởng của BĐKH
4.4.2 Sự quan tâm, nhận thức của người dân về tình hình xâm nhập mặn - biểu hiện của BĐKH ở nơi họ đang sinh sống 61 4.4.3 Quan điểm của người dân về các mô hình sản xuất nông nghiệp có thể thích ứng với xâm nhập mặn mà vẫn ổn định được sinh kế cho họ 63
Trang 7IPCC Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change ) NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ÔNMT Ô nhiễm môi trường
TNMT Tài nguyên Môi trường
UBND Ủy ban Nhân dân
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1 Giá Trị Hiện Tại Ròng của Dự Án Trồng Rừng Ngập Mặn Phòng Hộ
Đê Biển 8
Bảng 2.3 Cơ Cấu Kinh Tế của Xã Bình Thạnh (2009) 16
Bảng 3.1 Lợi Ích và Chi Phí theo Năm Phát Sinh 35
Bảng 4.1 Đặc Điểm về Tuổi và Lao Động – Thu nhập của Người Được Phỏng Vấn 38
Bảng 4.2 Trình Độ Học Vấn của Người Được Phỏng Vấn 39
Bảng 4.3 Mối Quan Hệ giữa Độ Mặn và Sự Suy Giảm Năng Suất Lúa 41
Bảng 4.4 Tình Hình Thiệt Hại do Xâm Nhập Mặn trên Địa Bàn Tỉnh Bến Tre
Bảng 4.5 Chỉ Số Giá Bình Quân Qua Các Năm (Năm 2009 = 100) 45
Bảng 4.6 Chi Phí Đầu Tư Cho Hệ Thống Đê /1 Ha 45
Bảng 4.7 Tổng Hợp Chi Phí 1 Ha Lúa Vụ Hè Thu - Chuyên Canh Lúa (Năm 2009) 46
Bảng 4.8 Tổng Hợp Chi Phí 1 Ha Lúa Vụ Mùa – Chuyên Canh Lúa (Năm 2009) 47
Bảng 4.9 Tổng Doanh Thu của Mô Hình Chuyên Canh Lúa / 1Ha (2009) 48
Bảng 4.10 Tổng Hợp Doanh Thu- Chi Phí 1 Ha Chuyên Canh Lúa (năm 2009) 48
Bảng 4.11 Lợi Ích và Chi Phí theo Năm Phát Sinh của Mô Hình Chuyên Canh Lúa /
Bảng 4.12 Chi Phí Đầu Tư Hệ Thống Vuông Bao Cho 1 Ha 51
Bảng 4.13 Bảng Tổng Hợp Chi Phí Vụ Tôm (0,57 ha) 1 Ha Tôm Lúa (Năm 2009) 52
Bảng 4.14 Bảng Tổng Hợp Chi Phí Vụ Lúa Mùa (0,43ha) 1 Ha Tôm Lúa (Năm 2009) 53
Bảng 4.15 Bảng Doanh Thu từ 1 Ha Tôm Lúa trong 10 Năm từ 2000 - 2009 54
Bảng 4.16 Năng Suất Tôm Lúa/ 1ha Qua Các Năm của Huyện Thạnh Phú 55
Bảng 4.17 Bảng Tổng Hợp Doanh Thu và Chi Phí của 1 Ha Tôm Lúa (Năm 2009) 57
Bảng 4.18 Lợi Ích và Chi Phí Theo Năm Phát Sinh của Mô Hình Tôm Lúa Luân Vụ/
Bảng 4.19 Các Chỉ Tiêu Lựa Chọn Đầu Tư của 2 Mô Hình Canh Tác/ 1Ha 59
Trang 9Bảng 4.21 Mức Độ ảnh Hưởng của Các Thiên Tai ở Địa Phương 60
Bảng 4.22 Kết Xuất Các Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Nhận Thức của Người Dân về
Xâm Nhập Mặn - Biểu Hiện của BĐKH 61
Bảng 4.24 Mức Độ Quan Tâm Về Xâm Nhập Mặn của Người Dân ở Hai Mô Hình
Bảng 4.25 Quan Điểm của Người Dân về Biện Pháp Thích ứng với Xâm Nhập Mặn
Bảng 4.26 Mức Thu Nhập/ 1Ha của Các Hộ Được Phỏng Vấn từ 2 Mô Hình
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Thống Kê Tỉ Lệ Giới Tính của Người Được Phỏng Vấn 39
Hình 4.2 Diễn Biến Độ Mặn Những Năm Gần Đây vào Tháng Đỉnh Mặn Cao Nhất
Hình 4.3 Dự Báo Xu Hướng Độ Mặn Từ 2010 – 2020 vào Tháng Đỉnh Mặn
Cao Nhất (tháng 4) tại Bến Trại – Sông Cổ Chiên 40
Hình 4.4 Sơ Đồ Lịch Thời Vụ của 2 Mô Hình Canh Tác ở Địa Phương 44
Hình 4.5 Hình ảnh Vuông Bao và Cống Thoát Nước 51 Hình 4.6 Sự Quan Tâm của Người Dân về Biện Pháp Thích ứng với Xâm Nhập Mặn 63
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn
Phụ lục 2 Một Số Hình Ảnh Mô Hình Chuyên Canh Lúa trong Đê
Phụ lục 3 Một Số Hình Ảnh Mô Hình Tôm Lúa Luân Vụ
Phụ lục 4 Bảng Năng Suất / 0,57 Ha Tôm trên 1 Ha Tôm Lúa Qua Các Năm từ 2000- 2009
Phụ lục 5 Bảng Năng Suất / 0,43 Ha Lúa trên 1 Ha Tôm Lúa Qua Các Năm từ 2000- 2009
Phụ lục 6 Cách Tính Chỉ Số Giá
Phụ lục 7 Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Nhận Thức Người Dân về Xâm Nhập Mặn
Trang 12Bến Tre là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65km, thường xuyên bị ngập khi triều cường, là một trong những địa phương được đánh giá chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH Đặc biệt, xâm nhập mặn và hạn hán là vấn đề thời sự của tỉnh Bến Tre, nhất là ba huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú, đây là biểu hiện của BĐKH rõ rệt nhất ở tỉnh này Tình hình xâm nhập mặn sâu vào nội đồng ở Bến Tre trong những năm gần đây diễn ra càng gay gắt, đang gia tăng cả về nồng độ lẫn chiều sâu vào nội địa (50km), theo Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam năm nay mặn tại tỉnh đã vào vùng ngọt sâu hơn 10km
và sớm hơn nửa tháng so năm 2009 (Mai Hạnh, 2010) Là một tỉnh nông nghiệp vùng
Trang 13Xã Bình Thạnh, huyện Thạnh Phú là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của xâm nhập mặn, những vùng sản xuất lúa 2 vụ ngày càng thu hẹp diện tích và suy giảm năng suất nếu không có biện pháp thích ứng hiệu quả Hiện tại, diện tích canh tác của địa phương này đang thực hiện theo hai mô hình sản xuất: một phần nằm trong hệ thống đê và chuyên canh 2 vụ lúa hàng năm, phần còn lại chuyển sang mô hình tôm lúa luân vụ Mỗi mô hình sản xuất có những tác động tích cực trong việc giúp địa phương thích nghi với xâm nhập mặn, tạo thu nhập cho người dân, song song đó là những hệ lụy trong dài hạn Do đó, để so sánh hiệu quả của hai mô hình này trong việc thích nghi với xâm nhập mặn ngày càng trầm trọng và duy trì sinh kế cho người dân trong tương lai, từ đó làm cơ sở để xã Bình Thạnh triển khai thực hiện và tiếp tục duy trì mô hình mang lại hiệu quả cao, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Các Biện Pháp Thích ứng với Xâm Nhập Mặn ở
Xã Bình Thạnh, Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình lúa – tôm sú luân vụ và
mô hình xây dựng hệ thống đê ngăn mặn giữ 2 vụ lúa/ năm để thích ứng với xâm nhập mặn ở xã Bình Thạnh, huyện Thạnh Phú, Bến Tre Với các mục tiêu cụ thể sau:
• Tìm hiểu về tình hình xâm nhập mặn ở địa phương hiện nay và ảnh hưởng của
nó đối với hệ thống sản xuất nông nghiệp
• Phân tích lợi ích – chi phí của 2 mô hình sản xuất nông nghiệp là: đắp đê dẫn nước ngọt chuyên canh lúa và mô hình lúa tôm sú luân vụ
Trang 14• Đánh giá nhận thức của người dân về xâm nhập mặn – BĐKH và tham vấn biện pháp thích ứng thích hợp đối với người dân
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 01/03/2010 đến ngày 15/07/2010, chia làm 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Thời gian từ 01/03/2010 –25/04/2010
Thu thập các thông tin và dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Tiến hành viết đề cương chi tiết và soạn thảo bảng câu hỏi phục vụ đề tài
- Giai đoạn 2: Thời gian từ 25/04/2010 – 20/05/2010
Thu thập thông tin và số liệu tại Phòng Tài Nguyên Môi Trường (TNMT) huyện Thạnh Phú, Phòng NNPTNT huyện Thạnh Phú, UBND xã Bình Thạnh Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 60 hộ ở xã Bình Thạnh
- Giai đoạn 3: Thời gian từ 20/05/2010 – 15/07/2010
Nhập số liệu, xử lí số liệu và phân tích thông tin để viết hoàn chỉnh đề tài
sở cho quá trình nghiên cứu; đồng thời khái quát điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế
xã hội của tỉnh Bến Tre và của xã Bình Thạnh, huyện Thạnh Phú Trong chương 3, dựa trên cơ sở những khái niệm liên quan, đề tài phân tích các nguyên nhân và tác động của BĐKH, đặc biệt là xâm nhập mặn đến đời sống kinh tế xã hội người dân Đề tài đã sử dụng các phương pháp định tính cũng như định lượng để giải quyết từng mục tiêu nghiên cứu tương ứng Các phương pháp bao gồm: thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn trực tiếp những người dân, tham vấn chuyên gia; cùng với việc thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan địa phương, tài liệu nghiên cứu liên quan, internet, báo chí, … sau đó xử lý, phân tích số liệu trên phần mềm word, excel, Eview Chương
Trang 15nghiệp huyện Thạnh Phú, UBND Bình Thạnh, đề tài đã cơ bản phản ánh được tình hình xâm nhập mặn ở địa phương Đồng thời thông qua kết quả điều tra 60 hộ ở xã Bình Thạnh, tìm hiểu, phân tích và dựa trên kết quả đó, đề tài đã đánh giá được nhận thức của người dân về tình trạng xâm nhập mặn, cũng như phân tích lợi ích chi phí và
so sánh hiệu quả của 2 mô hình chuyên canh lúa nhờ hệ thống đê và tôm – lúa luân vụ Chương 5 rút ra những kết luận xung quanh các vấn đề đã được khảo sát và từ đó đề xuất những ý kiến cho các cấp, ban ngành địa phương trong việc hỗ trợ người dân triển khai thực hiện biện pháp đạt hiệu quả để ứng phó với tình hình xâm nhập mặn đang ngày càng nghiêm trọng ở địa phương
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan
Khí hậu trên toàn cầu đã và đang thay đổi Điều này làm ảnh hưởng đến thời tiết ở Việt Nam, ảnh hưởng đến nông nghiệp, sức khoẻ, môi trường tự nhiên, cơ sở hạ tầng Thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn cũng như khó tiên đoán hơn so với thời gian trước đây (Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 2007) BĐKH đã, đang xảy ra và gây ra tổn hại rất lớn, và khả năng ngăn chặn là không thể Do đó phải có biện pháp để thích nghi với nó, cũng như giảm thiểu tác động của nó gây ra Các chiến lược thích ứng với BĐKH đã được đề xuất bởi một số nhà nghiên cứu trước đây:
Theo Ian Burton và Ctv (1998), nhiều phương pháp thích nghi có khả năng thực hiện trong việc đối phó với BĐKH có thể chia làm 8 nhóm:
- Chấp nhận những tổn thất: Tất cả các phương pháp thích nghi khác có thể được so
sánh với biểu hiện cơ bản của việc “không làm gì cả” ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất Chấp nhận tổn thất xảy ra khi phải chịu tác động mà không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở tầng lớp dân nghèo) hay giá phải trả của các hoạt động thích nghi là cao hơn giá trị thiệt hại
- Chia sẻ những tổn thất: Loại phản ứng thích nghi này liên quan đến việc chia sẻ
những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn Với một sự phân bổ khác, các xã hội lớn chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết thông qua viện trợ của các quỹ cộng đồng Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm xã hội
- Làm giảm sự nguy hiểm: Đối với một vài sự rủi ro, bản thân nó có thể là sự luyện
tập về mức độ kiểm soát hiểm hoạ môi trường Một hiện tượng tự nhiên như là lũ lụt hay hạn hán, những phương pháp thích hợp là gồm các công tác kiểm soát lũ lụt (đắp
Trang 17- Ngăn chặn các tác động: Thường xuyên sử dụng các phương pháp thích nghi từng
bước một để ngăn chặn các tác động của BĐKH và sự cố dao động khác Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong việc thực hiện quản lý mùa vụ như là tăng việc tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bọ gây hại
- Thay đổi cách sử dụng: Chỗ nào hiểm hoạ của BĐKH thực sự ảnh hưởng đến các
hoạt động kinh tế có thể thay đổi về cách sử dụng Ví dụ, có thể chọn lựa để thay thế những cây chịu lũ hay là chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác như cho đất nghỉ
- Thay đổi địa điểm: Thay đổi địa điểm của các hoạt động kinh tế Ví dụ, chuyển các
cây trồng chủ chốt và vùng nông trại ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực ôn hoà hơn và có thể sẽ thích hợp hơn cho một vài vụ trong tương lai
- Nghiên cứu: Quá trình thích nghi có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong
lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích nghi
- Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một kiểu khác của thích nghi
là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi
William E Easterling và Ctv (2004) đã đánh giá về vai trò của thích ứng BĐKH, điều chỉnh và lựa chọn các giải pháp thích ứng để có thể làm giảm những hậu quả của BĐKH tới tài nguyên thiên nhiên và nền kinh tế Mỹ Mục đích của nghiên cứu này là để xem xét phương án quản lý để thích nghi với biến đổi khí hậu ở Hoa Kỳ, và
để nhận biết các đặc điểm thích ứng của hệ sinh thái đó thúc đẩy việc thực hiện thành công và đáp ứng nhu cầu quản lý tài nguyên Hành động và chiến lược thích ứng hiện nay là một phương pháp bổ sung để giảm nhẹ Trong khi giảm nhẹ có thể được xem như là làm giảm khả năng điều kiện bất lợi, thích ứng được xem như giảm mức độ nghiêm trọng của các tác động bất lợi rất nhiều nếu các điều kiện ưu tiên áp dụng Chủ động thích ứng để giảm tổn thương lâu dài của cộng đồng dân cư vùng ven biển, quy hoạch lại vùng, di tản dân và thay đổi sinh kế cho phù hợp với từng địa phương… là những giải pháp giảm thiểu các thiệt hại do BĐKH gây ra Ví dụ về các chiến lược thích ứng và đối phó với BĐKH hiện nay bao gồm nông dân trồng loại cây trồng khác nhau cho mùa khác nhau, và động vật hoang dã di cư đến môi trường sống thích hợp
Trang 18hơn Ví dụ về một chiến lược thích ứng để ngăn chặn thiệt hại từ BĐKH là bảo vệ bờ biển (ví dụ đê, bãi biển nuôi thủy sản) Nếu các chi phí hoặc các tác động môi trường của bảo vệ bờ biển là cao so với các tài sản đang được bảo vệ, một chiến lược thích ứng thay thế sẽ là một kế hoạch rút lui, di dời vào sâu nội địa
Để thích ứng với BĐKH, nhiều chiến lược đã được đề xuất, tuy nhiên cần phải đánh giá hiệu quả để lựa chọn biện pháp phù hợp và không ảnh hưởng đến sinh kế người dân nhất là tầng lớp nghèo Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert (2008) đã phân tích mối quan hệ giữa sự nghèo, BĐKH và khả năng thích ứng với BĐKH Sự bất công bằng có thể đem lại những hậu quả đáng kể và lâu dài đối với khả năng ứng phó với BĐKH của Việt Nam trong tương lai Tính dễ tổn thương trước BĐKH gắn liền với nghèo đói và vì vậy, biện pháp thích ứng lâu dài tốt nhất đối với người dễ bị tổn thương nhất là giảm nghèo bằng tất cả các hình thức Các biện pháp cấp bách để tăng thu nhập và duy trì sinh kế là khuyến khích giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hoá thu nhập; tạo ra khả năng thực hiện những đánh giá về tính dễ tổn thương và tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó thiên tai, bao gồm các hệ thống cảnh báo sớm và các biện pháp giảm thiểu như gia cố đê điều và trồng rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển Thực hiện các biện pháp ứng phó với BĐKH trên cơ sở lựa chọn giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, và có thể duy trì cải thiện sinh kế cho mọi người, nhất là người nghèo
Về phương pháp phân tích lợi ích chi phí của các biện pháp thích ứng với BĐKH, có một số nghiên cứu sau:
Vũ Tấn Phương và Trần Thị Thu Hà (2008) đã sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí để ước tính hiệu quả trồng rừng ngập mặn trong phòng hộ đê biển, với mục tiêu làm rõ giá trị bảo vệ hệ thống đê biển của rừng ngập mặn Đối tượng nghiên cứu là hệ thống đê biển của huyện Giao Thủy – Nam Định với chiều dài 31,2 km, trong đó 20,7 km không có rừng ngập mặn phòng hộ và 10,5 km có rừng ngập mặn phòng hộ Nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu NPV để đánh giá hiệu quả trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển Tiến hành phân tích lợi ích chi phí của dự án trong nhiều năm theo công thức: NPV = ∑
0 ( 1 )^
Trang 19Với các mức chiết khấu là 0% (trường hợp vốn trồng rừng là do ngân sách nhà nước
cấp), 5% và 7% (trường hợp vốn trồng rừng là vốn đi vay) Kết quả phân tích như sau:
Bảng 2.1 Giá Trị Hiện Tại Ròng của Dự Án Trồng Rừng Ngập Mặn Phòng Hộ
đê biển đã cho mức lợi nhuận ròng dương ở các mức chiết khấu khác nhau Giá trị lợi
nhuận ròng này sẽ tiếp tục tăng bởi vì sau 7 năm thì chi phí cho việc trồng và bảo vệ
rừng không đáng kể trong khi các lợi ích về môi trường vẫn tiếp tục được duy trì Vì
vậy, trong trường hợp không được chính phủ hoặc các tổ chức trong và ngoài nước hỗ
trợ nguồn vốn, cộng đồng dân cư ven biển vẫn có thể vay vốn để trồng rừng ngập mặn
bảo vệ đê biển nhằm ngăn ngừa và giảm bớt thiệt hại do thiên tai, và dù mức lãi suất
cao (7%) thì dự án trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê biển vẫn có lợi nhuận ròng dương
Akhmad R.Saidy và Yusuf Azis (2009) đánh giá hiệu quả kinh tế của chiến
lược thích ứng trong nông nghiệp để ứng phó với mực nước biển dâng ở tỉnh Nam
Kalimantan, Indonesia, cụ thể là ước tính chi phí và lợi ích của việc xây dựng hệ thống
đê nông nghiệp và dự án tái định cư thành lập các khu vực nông nghiệp mới Phương
pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) được các tác giả sử dụng trong nghiên cứu
Các CBA được tiến hành dựa trên các giả định sau đây:
1 Đê có thể bảo vệ đất nông nghiệp (ruộng lúa, cây ăn quả và trang trại tôm)
trước nguy cơ nước biển dâng Xây dựng đê sẽ được tiến hành cho tất cả các khu vực
nông nghiệp bị ảnh hưởng (157.973 ha) và xây dựng sẽ diễn ra trong giai đoạn 5 năm
Tuổi thọ của một con đê là 50 năm, một cửa khẩu là 15 năm
Lợi ích được thể hiện là giá trị lợi ích gia tăng (là sự khác biệt giữa các lợi ích hiện tại
và lợi ích trong những năm trước đó) Những lợi ích của dự án là tránh được sự mất
Trang 20mát của lợi nhuận ròng cho ruộng lúa, trang trại hoa quả, và trang trại nuôi tôm và giá trị còn lại của các đê ở các năm cuối của dự án
Chi phí được diễn tả như giá trị chi phí gia tăng Các chi phí này ước tính từ các chi phí mà có thể phát sinh trong dự án, cụ thể là xây dựng, mua sắm, lắp đặt và bảo trì
2 Dự án tái định cư: Chi phí cơ hội của đất sử dụng cho dự án tái định cư là 0,
vì đất là thuộc sở hữu của chính phủ và là đất nhàn rỗi
Tổng diện tích và các điều kiện của khu vực nông nghiệp mới tương tự như vùng đất nông nghiệp trước đây Mỗi hộ gia đình sẽ nhận được hai ha đất nông nghiệp, do vậy, 15.000 ha đất nông nghiệp sẽ được cung cấp cho 7.500 hộ gia đình, mỗi năm năm cho đến 157.973 ha Ruộng lúa mới, nhà ở và xây dựng cơ sở hạ tầng khác sẽ diễn ra trong giai đoạn năm năm, năm gốc 1 (2007) Tuổi thọ của những cánh đồng lúa, hoa quả trang trại, ao nuôi tôm, nhà ở và cơ sở hạ tầng khác là 66 năm Lần thu hoạch gạo và tôm đầu tiên sẽ diễn ra trong năm thứ ba (một năm sau khi di dời) và thu hoạch hoa quả đầu tiên sẽ diễn ra sau ba năm kể từ khi di dời
Lợi ích được diễn tả là giá trị lợi ích gia tăng bổ sung Lợi ích của việc thành lập khu vực nông nghiệp mới được ước tính từ lợi ích nhờ tránh được những mất mát những cánh đồng lúa, cây ăn quả và trang trại tôm và các giá trị còn lại của những cánh đồng lúa, nhà ở và cơ sở hạ tầng khác ở cuối dự án
Chi phí được diễn tả như chi phí gia tăng Chi phí của việc thành lập các khu vực nông nghiệp mới là những chi phí phát sinh trong việc thực hiện dự án, đặc biệt là xây nhà
ở, cung cấp lương thực và di dời người dân từ các khu vực bị ảnh hưởng đến các khu vực mới
Vòng đời của cả 2 dự án là 66 năm Giá trị quy về năm gốc 2007
Sự khác biệt giữa các lợi ích và chi phí là những lợi ích ròng Các dòng lợi ích ròng từ năm 1 (năm 2007) đến năm 66 của dự án (năm 2072) được quy về năm gốc 2007 với mức chiết khấu (r = 8%) Tổng các lợi ích ròng là giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự
án
Trang 21đê nông nghiệp là một chiến lược thích ứng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với
dự án tái định cư để thành lập khu vực nông nghiệp mới
Các nghiên cứu về tình trạng xâm nhập mặn – một biểu hiện của BĐKH đã được thực hiện khá nhiều nhằm dự báo xu thế và đánh giá tổn hại ở một số khu vực:
Trần Thị Mộng Ni (2009) đã sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp suy luận, phương pháp định giá dựa vào giá thị trường
để đo lường tổn hại do nhiễm mặn nguồn nước thông qua việc tính toán sự ảnh hưởng hay những tác hại của nó đối với năng suất cây trồng, chi phí sức khỏe, chi phí mua nước sinh hoạt và chi phí xây dựng các cống hồ chứa dự trữ nước ngọt Qua điều tra
và tính toán, tác giả đã ước tính tổng thiệt hại của toàn xã là 3,77 tỷ đồng (2008), một con số không nhỏ Tình trạng thiếu nước vào mùa khô ngày càng trầm trọng, nước sông bị nhiễm mặn, người dân phải mua nước sinh hoạt với giá 30.000 – 45.000/ m3nhưng cũng không bảo đảm vệ sinh Ngoài ra, tác giả còn tìm hiểu về chương trình thích ứng với xâm nhập mặn ở tỉnh Bến Tre:
- Chương trình 1: Kiểm soát xâm nhập mặn các huyện ven biển, hạn chế và giảm nhẹ tác hại của quá trình xâm nhập mặn diễn ra trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Chương trình 2: Cải tạo tình hình vệ sinh môi trường vùng nông thôn, cấp nước sạch cho vùng bị xâm nhập mặn
Nguyễn Quang Cầu (2006) đã đánh giá các tác động của quá trình xâm nhập mặn: gây hạn trên diện rộng, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, năng suất cây trồng và vật nuôi suy giảm, đe dọa hệ sinh thái…Sự xâm nhập triều mặn vào sâu trong nội đồng
vùng Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lượng nước từ thượng
nguồn đổ về; Biên độ triều vùng cửa sông; Địa hình; Các yếu tố khí tượng; Hoạt động kinh tế của con người Qua nghiên cứu thực tế, tác giả rút ra kết luận yếu tố dòng chảy
Trang 22xuôi Qx và độ lớn thủy triều là 2 nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến sự truyền triều và
xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long Sự thay đổi của lưu lượng thượng lưu và
mức lấy nước ở đồng bằng trong hai thời kỳ khác nhau có thể là nguyên nhân chính gây nên sự xâm nhập sâu thêm này, các hồ chứa nước lớn ở thượng lưu sẽ làm thay đổi
tỉ lệ dòng chảy trong năm Bất kỳ một sự gia tăng Qx nào đều làm giảm xâm nhập mặn trên sông Theo tính toán, nếu Qx tăng gấp rưỡi so với hiện nay thì mặn sẽ bị đẩy lùi từ 4-8km và nếu tăng gấp đôi sẽ là 8-15 km Như vậy càng chứng tỏ Qx đóng vai trò quan trọng đến sự truyền triều và xâm nhập mặn
Những nghiên cứu vừa qua đã đánh giá những tác động của BĐKH cũng như đề
ra những biện pháp thích ứng cần được áp dụng Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên chỉ đề xuất nhưng chưa tính toán được hiệu quả các biện pháp áp dụng cho từng hiện tượng, từng khu vực cụ thể Trong đó, nghiên cứu của Trần Thị Mộng Ni đã đánh giá được tổn hại kinh tế xã hội do tác động của sự xâm nhập mặn, biểu hiện của BĐKH ở một xã ven biển tỉnh Bến Tre Giá trị thiệt hại này sẽ tăng lên rất lớn nếu không có những biện pháp thích ứng trong tương lai Dựa trên cơ sở đó, tôi áp dụng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí để đánh giá hiệu quả của hai biện pháp là đắp
đê chuyên canh lúa và mô hình tôm - lúa luân vụ nhằm thích ứng với tình trạng xâm nhập mặn càng nghiêm trọng mà vẫn duy trì được sinh kế của người dân xã Bình Thạnh Dựa trên cơ sở tính toán, nếu mô hình đạt hiệu quả cao thì sẽ được khuyến nghị
áp dụng và duy trì để mang lại thu nhập ổn định cho người dân ở địa phương
2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Tổng quan về tỉnh Bến Tre
a Vị trí địa lý
Bến Tre nằm ở phía Đông vùng ĐBSCL, với diện tích tự nhiên là 2.356,85 km2, chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL Toàn tỉnh được chia thành 9 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Bến Tre – trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa
xã hội của tỉnh và 8 huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm,
Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú Bến Tre có ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang
- Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh
Trang 23- Vùng địa hình thấp có độ cao dưới 1m: bị ngập nước khi triều lên, bao gồm một số đất ruộng ở lòng chảo xa sông, các bãi triều ven sông, ven biển và khu vực rừng ngập mặn chiếm 6,7% diện tích toàn tỉnh
- Vùng địa hình trung bình có độ cao 1- 2m: là vùng đất ngập trung bình hoặc ít ngập theo triều, chỉ bị ngập khi triều cường vào tháng 9 – 12, đã được người dân lên liếp làm vườn, đắp bờ trồng lúa chiếm khoảng 87,5 % diện tích toàn tỉnh
- Vùng địa hình cao có độ cao từ 2 – 3,5 m, có nơi trên 5 m bao gồm các dải đất cao ven các con sông lớn từ Chợ Lách đến Châu Thành và phía Bắc – Tây Bắc của thành phố Bến Tre: các giồng cát tại khu vực ven biển, chiếm 5,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh
Trang 24c Khí hậu
Tỉnh Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, hàng năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 5 -11) với gió mùa Tây Nam và mùa khô (tháng 12 – 4) với hoàn lưu gió Đông khống chế Do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa kết hợp với điều kiện địa hình và mặt đệm là những vườn dừa, vườn cây rộng lớn
và những cánh đồng đan xen tạo cho Bến Tre có sự tương đối đồng nhất về khí hậu, không có sự phân hóa mạnh mẽ theo không gian giữa các huyện, giữa các vùng ven biển và các huyện xa biển Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 – 1500 mm
d Chế độ thủy hải văn
Chế độ triều: Thủy triều biển Bến Tre tương đối lớn, xấp xỉ với thủy triều vịnh
Bắc Bộ, và lớn hơn thủy triều ở bán đảo Cà Mau khoảng 2 lần Chu kì triều một năm thường lớn nhất vào tháng 11 và 12 dương lịch, nhỏ nhất vào tháng 5, 6 dương lịch
Xâm nhập mặn: Do Bến Tre nằm ở vùng cửa sông ven biển chịu ảnh hưởng
của triều, gió chướng, sóng nên hàng năm tỉnh bị mặn xâm nhập nghiêm trọng, nhất
là vào mùa khô Độ mặn của nước biến thiên theo từng tháng do ảnh hưởng phối hợp của thủy triều và lưu lượng nước thủy triều đổ về Hàng năm vào mùa khô, mặn theo dòng triều xâm nhập sâu vào các sông chính trong tỉnh, gây thiệt hại ít nhiều đến sản xuất và đời sống Triều biển Đông đẩy mạnh vào sâu trên các sông, mặn theo triều nên một ngày cũng thường xuất hiện 2 đỉnh mặn và 2 chân mặn Trị số đỉnh mặn và chân mặn thường xuất hiện sau đỉnh triều và chân triều từ 1 – 3 giờ Độ mặn xâm nhập trong sông càng về thượng lưu càng giảm
Tình hình nước dâng: Hiện tượng nước dâng xuất hiện do tổ hợp cùng lúc 3
yếu tố: triều cường, lũ thượng nguồn, bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp Hiện tượng này thường xuất hiện từ giữa khoảng mùa mưa đến cuối năm, vào các tháng 8 đến 11 (âm lịch) vào giai đoạn các ngày đầu tháng và giữa tháng (mùng 1 và 15): mỗi tháng xuất hiện 2 đợt nước dâng, mỗi đợt từ 4 – 7 ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 3 giờ
Trang 25e Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 236.020 ha (2007) với 4 nhóm
đất chính:
- Đất cát (14.826 ha): đất có địa hình cao, là đất cát biển đã phân hóa, thành phần cơ giới nhẹ nên đất có kết cấu rời rạc, nghèo chất hữu cơ, khả năng giữ nước, phân kém
- Đất phèn (40.110 ha): có độ chua khá cao, giàu hữu cơ, tốc độ phân giải rất chậm nên khó sử dụng trong trồng trọt
- Đất mặn (59.497 ha): phân bố tập trung ở phần lớn khu vực 3 huyện ven biển Đất có thành phần cơ giới nặng, thoát nước kém, tốc độ phân giải chất hữu cơ chậm
- Đất phù sa (84.171 ha): đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến nặng, có độ phì từ khá đến cao, kết cấu đất thông thoáng, được sử dụng trồng lúa và cây lâu năm
Tài nguyên nước: gồm nước mặt và nước ngầm
- Tài nguyên nước mặt: Do đặc thù là vùng sông nước nên tỉnh sở hữu nguồn nước mặt dồi dào Tổng lưu lượng nước mặt trung bình là 7.512,3 m3/s phân bố trên 4 nhánh sông chính: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên Ngoài ra còn có trên
103 sông, kênh rạch nhỏ với tổng chiều dài là 741 km và chiều rộng là 3,6 km Tuy nguồn nước dồi dào nhưng do ảnh hưởng của hoạt động sông biển, khu vực vùng cửa sông và do địa hình thấp nên vào mùa khô nguồn nước bị nhiễm mặn nghiêm trọng, một số vùng còn bị nhiễm phèn
- Tài nguyên nước ngầm: Tổng trữ lượng nước ngầm là 32.640 m3/ ngày, tồn tại ở 3 dạng: nước ngầm giồng cát, nước ngầm tầng nông, nước ngầm tầng sâu
Tài nguyên rừng: do khí hậu nhiệt đới và tiếp giáp với biển nên thuận lợi phát
triển cả 3 loại rừng: rừng ngập mặn, rừng nước lợ và rừng tự nhiên Tổng diện tích trồng rừng tập trung tự nhiên ở Bến Tre là 16 ha và trồng cây phân tán là 3.723 cây, bên cạnh đó, tỉnh còn đẩy mạnh việc chăm sóc rừng với 1.674 ha và tu bổ được 44 ha (2009)
Trang 26Tài nguyên biển:
- Nguồn lợi thủy sản ven bờ: nguồn lợi nghêu, cá, tôm, mực, cua, ghẹ ven bờ, nguồn lợi con giống (tôm giống, tôm tít, ấu trùng cua, cá bột, những động vật thủy sinh )
- Nguồn lợi thủy sản xa bờ: Đa dạng về sinh thái và tập tính
2.2.2 Tổng quan về xã Bình Thạnh huyện Thạnh Phú
a Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Xã Bình Thạnh là một xã thuộc tiểu vùng I của huyện Thạnh Phú,
tỉnh Bến Tre Vị trí của xã gần trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của huyện, tương đối thuận lợi cho hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hóa, với ranh giới hành chính:
- Phía Đông giáp xã An Thuận
- Phía Tây giáp xã Hòa Lợi
- Phía Nam giáp với thị trấn Thạnh Phú
- Phía Bắc giáp sông Cổ Chiên
Hình 2.2 Bản Đồ Hành Chính Huyện Thạnh Phú
Nguồn:http://www.bentre.gov.vn Vùng nghiên cứu
Trang 27Địa hình: Được hình thành do sự bồi đắp của hai sông Cổ Chiên Toàn địa hình
là vùng thấp nên chịu ảnh hưởng mỗi khi nước triều cường lên xuống Qua quá trình khai phá của nhân dân, vùng đất này hình thành nên những cánh đồng lúa rất rộng, ao
đầm, ngư trường nuôi thủy sản xen cây lúa
Khí hậu: Xã Bình Thạnh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính chung
của ĐBSCL, nóng ẩm quanh năm Nhiệt độ cao và ôn hòa trung bình 26 – 270c Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 5 – tháng 11), mùa khô (tháng 12 – tháng 4 năm sau) với lượng mưa hàng năm khoảng 1250 mm đến 1670 mm Với đặc điểm thời tiết trên sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Thủy văn: Xã Bình Thạnh giáp với sông Cổ Chiên, ngoài ra còn có hệ thống
sông, kênh rạch phong phú nên nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên do là vùng cửa sông nên vào mùa khô, mặn xâm nhập hầu như toàn
bộ diện tích của xã
Tài nguyên đất: Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.775,5 ha và được
phân chia thành 2 vùng với hệ thống canh tác khác nhau:
- 464 ha nằm trong vùng đê ngăn mặn của huyện – chuyên canh 2 vụ lúa/ năm
- 1013 ha nằm ngoài hệ thống đê – thực hiện mô hình tôm lúa luân vụ
- Còn lại là diện tích đất thổ cư
Tài nguyên nước: Do là vùng cửa sông và có hệ thống sông ngòi chằng chịt
nên nguồn tài nguyên nước của xã dồi dào
b Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế: Do yếu tố địa hình và các điều kiện tự nhiên nên hoạt động kinh tế chính của địa phương là nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Bảng 2.3 Cơ Cấu Kinh Tế của Xã Bình Thạnh (2009)
Nguồn: UBND xã Bình Thạnh
Trang 28Dân số: Toàn xã có 6 ấp, dân số là 2.079 hộ với 9.320 nhân khẩu (năm 2009),
đa số là người Việt Mật độ dân số trung bình: 128 người/km2 Nguồn lao động của địa phương tương đối dồi dào, xấp xỉ 45% dân số Nguồn lực lao động này quyết định cho
sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhìn chung lực lượng lao động này chủ yếu tham gia vào nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, và trình độ lao động đa số mới
đạt trình độ phổ thông
Giáo dục: Toàn xã có 3 điểm trường: Mẫu giáo 1 trường, cấp I có 1 trường, cấp
II có 1 trường, chưa có trường cấp III Tổng số giáo viên là 45 người Các cháu vào mẫu giáo và số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm dần, chất
lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất được đầu tư và tu sửa
Y tế: Xã có một trạm y tế với 4 nhân viên: 1 bác sĩ, 2 y sĩ và 1 nữ hộ sinh Các
hoạt động về tiêm chủng mở rộng công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt xuất huyết, lao, phòng dịch cúm gia cầm, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, bảo vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm hơn, thường xuyên tuyên truyền trên đài phát thanh của xã và thực hiện đạt kết quả tốt
Giao thông: Đa số hệ thống giao thông đều thuận tiện cho việc quan hệ hành
chính từ ấp đến xã đều có đường nhựa
Trang 29CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận
3.1.1 Một số khái niệm và vấn đề về xâm nhập mặn
a Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân
tự nhiên và nhân tạo (Theo Wikipedia)
Nguyên nhân tự nhiên
Hiệu ứng nhà kính: Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo thành bởi sự cân bằng
giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và năng lượng bức xạ nhiệt độ của mặt đất phản xạ vào khí quyển Bức xạ mặt trời là bức xạ sóng ngắn nên nó dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và tầng ôzôn rồi xuống mặt đất, ngược lại, bức xạ nhiệt từ mặt đất phản xạ vào khí quyển là bức xạ sóng dài, nó không có khả năng xuyên qua lớp khí
CO2 và lại bị khí CO2 và hơi nước trong không khí hấp thụ, do đó nhiệt độ của khí quyển bao quanh trái đất sẽ tăng lên làm nhiệt độ bề mặt trái đất tăng, hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhà kính (Green house effect) vì lớp cacbon dioxit ở đây có tác
dụng tương tự như lớp kính giữ nhiệt của nhà kính trồng rau xanh trong mùa đông
Sự vận động của địa quyển: Bão biển kéo dài và sự trôi dạt lục địa, sự nâng lên
của các lục địa và tạo núi hoạt động qua phân lớp thời gian dài (105-109 năm) và gần
như chắc chắn là những nhân tố quan trọng về thay đổi khí hậu lâu dài
Hoạt động núi lửa: Các hoạt động núi lửa sản sinh ra những chất khí và sự phát hiện rộng rãi dẫn đến sự hình thành những lớp sol khí tầng bình lưu dai dẳng Nó có lẽ
là một nhân tố trong những thay đổi khí hậu tại tất cả các phân lớp thời gian
Trang 30Nguyên nhân do con người
Do đốt một lượng lớn các nguyên liệu hoá thạch như than, dầu khí trong phát triển công nghiệp, chặt phá rừng bừa bãi và một số hình thức khai thác nông nghiệp đặc biệt là gia tăng chăn nuôi đại gia súc (phát xả nhiều phân gia súc tạo ra nguồn tăng Metan), khai hoang các vùng đất ngập nước chứa than bùn Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9%, các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác
Dân số tăng liên tục cũng là một nhân tố gây biến đổi khí hậu thế giới, vì càng nhiều người sinh sống trên Trái Đất sẽ làm gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác (Nguyễn Xuân, 2008)
Tác động của BĐKH
Báo cáo “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH” (07/ 2008) của
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã nhận định về xu thế cũng như những tác động của BĐKH ở Việt Nam như sau:
Tác động của nước biển dâng: Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một
triệu km2 lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa
và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như
đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển
và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển
Trang 31Tác động của sự nóng lên toàn cầu: Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ
sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và
hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ có thể bị thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại hoặc thậm chí không còn vụ đông; vụ mùa kéo dài hơn Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, cùng với biến động của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh dẫn đến giảm năng suất và
sản lượng, tăng nguy cơ và rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực Nhiệt độ
tăng, độ ẩm cao làm gia tăng sức ép về nhiệt đối với cơ thể con người, nhất là người già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và vật chủ mang bệnh, chế
độ dinh dưỡng và vệ sinh môi trường suy giảm Sự gia tăng của nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, xây
dựng, du lịch, thương mại,… liên quan đến chi phí gia tăng cho việc làm mát, thông
gió, bảo quản và vận hành thiết bị, phương tiện, sức bền vật liệu
Tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai: Sự gia tăng của
các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát
triển, trong đó có những thành quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ
b Biểu hiện của BĐKH ở tỉnh Bến Tre
Nhiệt độ: mức tăng nhiệt độ trung bình 0,05-0,150C/1 thập kỷ trong thế kỷ XX,
dự báo nhiệt độ tỉnh Bến Tre sẽ tăng lên 1,10C vào năm 2050 và tăng lên 1,50C vào năm 2070 so với hiện nay (Đoàn Văn Phúc, 2009)
Bão: Áp thấp nhiệt đới, bão, mưa to xảy ra thất thường, đặc biệt cơn bão số 9
quét vào toàn tỉnh cuối năm 2006 đã gây thiệt hại năng nề: 16 người chết, gần 500
Trang 32người bị thương, 69.000 căn nhà bị tốc mái, 11.000 căn nhà bị sập đổ hoàn toàn, tổng giá trị thiệt hại trên 3.000 tỉ đồng (Đoàn Văn Phúc, 2009)
Xâm nhập mặn: Bến Tre có địa hình chủ yếu nằm dưới mực nước biển trung
bình Các con sông chủ yếu chịu tác động của chế độ thủy triều biển Đông Nhiều sông
và kênh rạch có độ rộng khá lớn, một số cửa sông rộng từ 2 đến 3 km, do đó nước sông bị nhiễm mặn nghiêm trọng và trong mùa khô, mặn xâm nhập gần như hầu khắp diện tích trong tỉnh, gây nên tình trạng thiếu nước ngọt gay gắt (Mai Hạnh, 2010)
Hạn hán: Tình trạng thiếu nước, khô hạn, xâm nhập mặn làm cho nhu cầu sử
dụng nước ngọt ngày càng lớn trong khi khả năng tích giữ nước và khả năng cung cấp nước thấp và tài nguyên nước ngầm hạn chế (Đoàn Văn Phúc, 2009)
c Xâm nhập mặn
Sự xâm nhập của nước mặn trong sông ngòi là một hiện tượng tự nhiên do sự khác biệt về tỉ trọng giữa nước ngọt và nước mặn Hiện tượng này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như lưu lượng và thời lượng của nước sông, cao độ của nước sông so với mặt nước biển, độ dốc của lòng sông, biên độ thủy triều, vận tốc và chiều gió, và nhiệt
độ của nước Trong đó, lưu lượng và thời lượng của nước sông là yếu tố quyết định
d Đặc điểm của sự xâm nhập mặn
Mặn biến đổi theo thời gian: Mặn theo nước thủy triều vào trong sông, nên có
quan hệ mật thiết với chế độ thủy triều Sự dao động cũng tương tự như sự dao động của triều Chân và đỉnh mặn thường xuất hiện sau chân và đỉnh triều 1 đến 2 giờ Càng
xa biển, chênh lệch này càng lớn Ngoài việc biến đổi theo mùa mặn còn phụ thuộc vào lượng nước ngọt từ thượng nguồn đổ về Mùa lũ, lượng nước ngọt lớn, mặn bị đẩy
ra xa Tuy vậy, những vùng giáp biển, độ mặn không lúc nào nhỏ hơn dưới 2 ‰ Độ
mặn lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 4, tháng có lượng nước ngọt ít nhất
Mặn biến đổi theo không gian: Mặn từ biển xâm nhập vào sông dưới dạng
hình nêm Do sự tiết giảm của sóng triều, sức cản và làm loãng của lượng nước ngọt, nên càng vào sâu trong sông, nồng độ mặn càng giảm Mặn xâm nhập còn có sự khác nhau giữa hai bờ, do các bãi bồi vùng cửa sông thường chia ra làm nhiều cửa nhỏ Cửa nào có độ sâu lớn diện tích mặt cắt lớn, thì lượng triều vào lớn, mặn xâm nhập sâu nên
mặn mất cân đối, lệch hẳn về một bên bờ
Trang 33Ranh giới mặn: Đường ranh giới mặn chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước ngọt
từ thượng nguồn về Lượng nước ngọt càng nhỏ, ranh giới mặn càng vào sâu nội địa,
vì vậy mùa cạn, ranh giới mặn vào sâu nhất gần như bao trùm toàn diện tích tỉnh Lúc
đó, tỉnh chia làm 3 khu vực: khu không bị nhiễm mặn, khu nước lợ và khu nước mặn
Độ mặn trong kênh rạch: Kênh rạch không có nước ngọt từ thượng nguồn về,
nên thủy triều dồn vào, mặn ngấm vào trong đất, tích tụ ngày một nhiều, vì vậy với cùng khoảng cách đối với cửa sông, bao giờ độ mặn trong kênh rạch cũng lớn hơn trong sông
e Các nguyên nhân dẫn đến xâm nhập mặn ở Bến Tre
- Địa hình của tỉnh Bến Tre có dạng hình quạt nan, nhìn chung tương đối bằng phẳng, có xu thế thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống hướng Đông Nam và nghiêng ra biển, với 94,2% diện tích tự nhiên bị ảnh hưởng của thủy triều nên việc xâm nhập mặn
do thủy triều chiếm ưu thế ở tỉnh Bến Tre
- Tỉnh có nhiệt độ và số giờ nắng trung bình cao, kết hợp với lượng mưa trung bình không cao cùng với gió chướng đã tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập dễ hơn
và sâu hơn vào trong đất liền
- Hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt với dòng chảy nhỏ, lưu lượng thấp, địa hình bằng phẳng kết hợp với hướng sóng đánh vuông góc với bờ biển nên thủy triều dễ dàng xâm nhập vào sâu trong đất liền
- Trong mùa khô kiệt hàng năm (từ tháng 1 - 4), lượng nước mưa ít, nguồn nước ngọt duy nhất vào hệ thống sông ngòi của Tỉnh là nguồn nước sông Tiền (được tiếp nước từ dòng chảy thượng nguồn sông Mêkông) trùng với thời kỳ lưu lượng thượng nguồn tương đối nhỏ Tác động tương hỗ giữa dòng chảy sông và động lực biển gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực ven biển, đặc biệt mực nước sông xuống thấp, dòng chảy ra biển không đủ mạnh để ngăn nước mặn mà đẩy ngược nước mặn vào sâu trong sông và hệ thống kênh rạch tạo ra một vùng nước nhiễm mặn với các nồng độ khác nhau
- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, đồng nghĩa với việc một diện tích lớn rừng ngập mặn bị phá hủy Rừng ngập mặn mất đi làm cho thủy triều, sóng biển dễ xâm nhập vào đất liền gây ra xâm nhập mặn Bên cạnh đó, để phục vụ cho
Trang 34nuôi tôm, người dân đã dẫn nước mặn từ biển vào các vuông tôm làm cho độ mặn trong đất và nước ở đây tăng cao
- Vì hầu hết nguồn nước mặt của tỉnh là bị nhiễm phèn, mặn nên việc khai thác nước ngầm để sử dụng là một vấn đề tất yếu ở tỉnh Bến Tre Tuy nhiên, do gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội, bùng nổ các hoạt động nuôi tôm làm cho việc khai thác nước ngầm ở đây hoạt động rất mạnh mẽ Chính vì việc khai thác nước ngầm quá mức đã làm cạn kiệt nguồn nước ngầm Nước mặn từ biển và tầng nước mặn dễ thẩm thấu vào tầng nước ngầm gây nhiễm mặn nước ngầm (Mai Hạnh, 2009)
f Những ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn
Ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt: Nước ngọt trên các sông rạch là nguồn
nước sinh hoạt duy nhất, khi nước mặn xâm nhập sẽ gây ra thiếu nước dùng mà hậu quả của nó là dịch bệnh do sử dụng nước thiếu vệ sinh: đau mắt, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa do sử dụng
nguồn nước ô nhiễm càng gia tăng (Nguyễn Quang Cầu, 2009)
Ảnh hưởng năng suất cây trồng: Quá trình xâm nhập mặn làm thay đổi môi
trường đất và nguồn nước Hai yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp lên năng suất cây trồng Tất cả các loại cây trồng đều chịu ngưỡng mặn nhất định, những cánh đồng lúa bị nhiễm mặn với độ mặn quá cao, vượt ngưỡng cho phép thì năng suất suy giảm, cây sẽ
bị chết dần Sự nhiễm mặn ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa: giảm sức nảy mầm của lúa, giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh, hệ rễ phát triển kém, giảm sự cố định đạm sinh học và quá trình khoáng hóa đạm trong đất Nếu để nước mặn tràn lên đồng ruộng sẽ làm lúa chết hàng loạt trên những cánh đồng ruộng lớn, thậm chí ngay
cả khi độ mặn còn thấp hơn 1‰ cũng có thể làm giảm năng suất Xâm nhập mặn làm cho nguồn nước ngọt khan hiếm trong khi nhu cầu tưới tiêu rất lớn nhất là vào mùa
khô, làm năng suất cây trồng suy giảm (Trần Thị Mộng Ni, 2009)
Ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản: Nếu để nước mặn tràn vào các ao, đìa
nuôi thủy sản nước ngọt, sẽ làm giảm năng suất hoặc thất thu hoàn toàn Ngay cả đối
với ao nuôi tôm nước mặn, nếu độ mặn cao quá cũng làm giảm năng suất tôm
Ảnh hưởng đến môi trường: Sự nhiễm mặn ảnh hưởng đến nguồn nước sinh
hoạt, sức khỏe con người cũng như các loài động thực vật khác Sự nhiễm mặn nguồn
Trang 35ra dịch bệnh Hệ thống sinh thái ở những vùng mặn xâm nhập sẽ bị xáo trộn, làm suy
giảm tính đa dạng sinh học của vùng (Trần Thị Mộng Ni, 2009)
3.1.2 Biện pháp thích ứng với xâm nhập mặn
a Khái niệm Thích ứng với BĐKH
Thích ứng với BĐKH là tìm cách làm giảm thiệt hại nhiều hết mức có thể bằng các biện pháp thông minh, ít tốn kém, dễ thực hiện và làm tăng kết quả thuận lợi với các biện pháp được thực hiện (S Rahmstorf, Hans J Schellnhuber, 2007) Thích ứng với BĐKH nhằm mục đích:
- Để giảm tổn thương
- Để vừa phải bồi thường thiệt hại tiềm năng
- Để đối phó với những hậu quả
Biện pháp để thích ứng với BĐKH là các biện pháp điều chỉnh hệ thống tự
nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do các tác động hiện hữu hoặc tiềm tàng của BĐKH và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, 2008) Trong tương lai, Bến Tre tăng cường nỗ lực giảm thiểu và thích ứng với tác động của BĐKH đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội:
- Xây dựng các công trình thủy lợi thoát lũ, ngăn mặn, đê biển, đê vùng cửa sông, các công trình phòng chống sạt lở ven sông, ven biển Xây dựng hệ thống phòng tránh, trú bão, sóng và nước biển dâng Triển khai các dự án trồng rừng, thủy lợi phục
vụ nông nghiệp, các chương trình điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường Giảm thiểu khả năng tổn thương của rừng hiện nay, để giúp nâng cao khả năng phục hồi trước những tác động của biến đổi khí hậu
- Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, nâng cấp các công trình kênh mương điều tiết và hệ thống thoát nước đô thị trên toàn tỉnh Xây dựng quy hoạch và quản lý nguồn nước ngầm, nước mặt; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
Trang 36thuật về cung cấp nước sạch, mở rộng qui mô của các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là Nhà máy nước Tân Mỹ, huyện Ba Tri), để tăng tỉ lệ người dân được sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh, nhất là 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú
- Bảo tồn và giữ gìn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, ứng dụng khoa học công nghệ trong lai, ghép, tạo giống mới Tổ chức nâng cấp ngân hàng giống và phát triển giống mới cho năng suất cao, thích ứng với điều kiện thiếu nước, khô hạn, xâm nhập mặn tại Bến Tre Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với BĐKH Ứng dụng khoa học công nghệ tưới tiết kiệm nước, kỹ thuật canh tác nông nghiệp tăng sản và giảm nhẹ phát thải khí mêtan
- Đầu tư phương tiện, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường, quan trắc môi trường, nhất là xây dựng các trạm quan trắc chất lượng nước cửa sông ven biển
- Xây dựng các mô hình giảm thiểu và thích ứng với sự biến đổi của khí hậu
Hỗ trợ công tác truyền thông, giáo dục môi trường, tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững (Sở TNMT Bến Tre)
c Biện pháp thích ứng với xâm nhập mặn
Khuyến cáo các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến hạn - xâm nhập mặn, nhằm kịp thời có biện pháp phòng, chống hiệu quả
- Hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn mặn dọc sông, xây dựng các cống ngăn mặn
và lấy nước ngọt Các địa phương cần tiếp tục nạo vét kênh mương, sửa chữa bờ bao, cống bọng, cống kiểm soát mặn Đắp đập tạm thời vụ, theo dõi diễn biến mặn để có thể lấy nước tưới khi chưa có mặn
- Ở những vùng đan xen lúa-tôm cần có kế hoạch đóng mở cống hợp lý, kiểm soát ranh mặn, có biện pháp kịp thời ngăn chặn nước ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản Những vùng sản xuất nhờ nước mưa thì chủ động sạ khô chờ mưa, nhưng theo dõi thời tiết để có lịch gieo sạ hợp lý, tránh sạ quá sớm gặp các đợt hạn kéo dài không có nước tưới Tăng khả năng cấp nước ngọt cho vùng mặn Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bố trí thời vụ hợp lý để giảm lượng nước tưới và thực hành tiết kiệm nước
- Về lâu dài, các địa phương cần có quy hoạch hoàn chỉnh vùng nuôi trồng thủy sản, nhằm khai thác thế mạnh kinh tế thủy sản, đồng thời giảm thiểu tác động xấu do
Trang 37Giống: OM1490, IR64, OM3536, OM2513, B-TE1, ST5
Nguồn nước: Sau khi sạ 5 ngày xử lý cỏ xong, đưa nước vào và nâng mức nước dần
tới 10cm để khống chế cỏ và giúp lúa sinh trưởng tốt, giữ nước đến khoảng 1 tháng sau khi sạ, rút nước phơi ruộng 5-7 ngày nhằm tăng cường lượng ôxy trong đất giúp rễ
ăn sâu, hạn chế chồi vô hiệu, cây lúa cứng cáp, khỏe mạnh hơn
Bón phân (kết hợp phân hữu cơ - vô cơ / phân bón gốc - phân bón lá), liều lượng trên
1 ha như sau: Bón 200kg phân hữu cơ khoáng Ca-Humate (4 bao), 200 kg phân lân (4
bao Super Long Thành hay lân Ninh Bình, Văn Điển) và 50 kg urê (1 bao) Gọi tắt là
4-4-1
Phun thuốc: Trường hợp mật độ sâu bệnh không đến mức gây hại thì chỉ cần xịt thuốc
1 lần trước khi lúa trổ 5-7 ngày Ngừa bệnh lem lép hạt, đốm vằn bằng Til super, Validacin, Anvil Ngừa các loại sâu bằng Padan 95 SP, Karate
Thu hoạch đúng độ chín: Thu hoạch khi lúa chín 85%, giữ được chất lượng gạo, nếu
để lúa quá chín sẽ dễ bị rụng, hao hụt nhiều khi thu hoạch
Kỹ thuật canh tác vụ mùa: Từ tháng 9 đến giữa tháng 1 năm sau
Làm đất và vệ sinh đồng ruộng: Sau khi dọn sạch cỏ, tiến hành bừa trục 2-3 lần san
sửa mặt bằng, diệt cỏ dại, diệt ốc bươu vàng, diệt chuột (nếu có) trước khi sạ Đất có mặt bằng tốt, chủ động nước sẽ dễ dàng thực hiện các biện pháp kỹ thuật như khống chế cỏ, bón phân
Giống: Các giống lúa phổ biến: HĐ1, OM5930, OM2395, MTL384
Trang 38Chuẩn bị hạt giống: Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3% Lượng hạt giống gieo: 100-120 kg/ha Khoảng cách gieo: hàng cách hàng
20 cm
Bón phân (kết hợp phân hữu cơ - vô cơ / phân bón gốc - phân bón lá), liều lượng trên
1 ha như sau: Bón 200kg (4 bao) phân hữu cơ, 200 kg phân lân (4 bao), 50 kg Urê (1 bao) Chú ý: Gọi tắt là 4-4-1: 4 bao hữu cơ (Anvi R1 hoặc Bio Minh Hoàng), 4 bao lân, 1 bao Urê
Quản lý sâu bệnh theo IPM - sử dụng thuốc BVTV: Theo 4 đúng "Phòng ngừa
bệnh trên lúa hiệu quả, ngăn ngừa bệnh đốm vằn, bệnh cháy lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, vàng lá chín sớm và cháy bìa lá"
Thu hoạch: Vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã
chín vàng Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt
3.1.4 Mô hình tôm – lúa luân vụ
Mô hình này có thể áp dụng cho vùng đất bị nhiễm mặn, không chủ động được nước vào mùa khô nhưng có nước ngọt dồi dào trong mùa mưa Thời vụ nuôi tôm sú bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 (nước mặn), trồng lúa từ tháng 7 (cấy tháng 8) đến tháng 12
Theo ý kiến của chú Phạm Văn Dứt, phòng NNPTNT huyện Thạnh Phú khi chuyển từ chuyên canh lúa sang mô hình lúa tôm luân vụ thì: “Năng suất lúa bình quân đạt 3,5 – 4 tấn/ ha (năm trúng mùa), cao hơn 0,5 tấn so với chuyên canh lúa Tuy nhiên, nếu gặp thời tiết bất lợi: mưa ít, hạn kéo dài, năng suất sẽ giảm đáng kể, thấp hơn cả năng suất lúa trong đê Chi phí đầu tư giảm hơn vì ít sử dụng phân bón, và tuyệt đối không dùng thuốc BVTV”
Trang 39Thạnh Phú, kế hoạch của UBND huyện Thạnh Phú
Cơ sở khoa học và thực tiễn:
- Những hạn chế của mô hình chuyên canh lúa: thời gian cho đất nghỉ ít, suy giảm độ màu mỡ, năng suất bấp bênh, mầm mống sâu bệnh,…Quy luật thời tiết, khí hậu của một số xã và đặc biệt tình hình xâm nhập mặn đang trầm trọng, tạo cho địa phương nhiều thách thức (canh tác nông nghiệp gặp khó khăn ) nhưng cũng vừa là cơ hội cho ngành nuôi thủy sản nước mặn, lợ
- Tại hội nghị giao ban khuyến nông khuyến ngư vùng ĐBSCL và Đông Nam
bộ (tổ chức tại Đồng Tháp, tháng 10/2009), thạc sĩ Phạm Văn Tình, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến ngư Quốc gia, nhấn mạnh: “Hiện nay, mục tiêu của Chính phủ là phải chuyển dần sang nuôi tôm luân canh Việc luân canh nuôi tôm, trồng lúa vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm và nhiễm mặn, đồng thời, năng suất cũng tăng lên Nuôi tôm luân canh là vấn đề sống còn trước tình hình nhiễm mặn ngày một gia tăng” (Phan
Lữ Hoàng Hà, 2009)
b Kỹ thuật canh tác mô hình tôm – lúa
Canh tác kiểu này đòi hỏi nông dân phải tuân thủ các điều kiện sau: Có nguồn nước mặn vào mùa khô, mùa mưa có đủ nước ngọt từ 4 tháng trở lên; đảm bảo nước ngập trên mặt ruộng quanh năm để đất không khô nẻ vào mùa khô; hệ thống cống, bờ
ao đảm bảo giữ nước, xổ phèn, rửa mặn tốt
Kỹ thuật nuôi tôm
Cải tạo ruộng nuôi:
Việc cải tạo đồng ruộng bao gồm sên vét phù sa bồi lắng trong lòng mương (hàng năm) và trên mặt ruộng (nhiều năm một lần) để duy trì độ sâu cần thiết
Bón vôi để trung hòa độ chua, khử cá tạp và các loài thủy sản khác bằng dây thuốc cá (rotenon, tuyệt đối không dùng các loại thuốc trừ sâu vì sẽ gây ô nhiễm môi trường) Sau khi cho nước mặn vào ruộng, nông dân sử dụng các loại phân vô cơ (đạm, lân, vôi) và hữu cơ để "gây màu nước" trước khi thả tôm giống vào nuôi Việc này nhằm
Trang 40mục đích điều chỉnh một số đặc tính lý hóa học của nước trong ruộng (độ mặn, độ chua, độ trong) và dinh dưỡng để phát triển nguồn phiêu sinh làm thức ăn tự nhiên cho tôm
Thả giống
Chọn giống tốt, khỏe mạnh, con giống phải đồng đều, cùng kích cỡ (khoảng 12mm) Tôm sú có 6 đốt ở bụng, các đốt này càng dài càng tốt và tôm sẽ lớn nhanh Tôm có đuôi, râu hình dáng chữ V và góc hai râu sát nhau như góc chữ V là tôm khoẻ Các chân ở phần đuôi gọi là chân đuôi hay đuôi, khi bơi xoè rộng, khoảng cách giữa 4 chân ở phần đuôi càng xa càng tốt Màu sắc tôm tươi sáng, vỏ mỏng, có màu tro đen đến đen, đầu thân cân đối là con giống tốt Mật độ nuôi 5-7con/m2; không thả nhiều lần kéo dài trong một vụ nuôi; không kết hợp khai thác tôm tép tự nhiên hay nuôi cua trong ruộng tôm
Thức ăn, chăm sóc
Cho ăn đầy đủ, tôm được cho ăn bổ sung 1-3 lần/ngày bằng thức ăn công nghiệp hoặc tự chế biến từ ruốc tươi, gạo, cám, bột cá, không cần sục khí Thường xuyên theo dõi sức khỏe tôm (quan sát tôm ăn), sức phát triển và bệnh tôm Xử lý nước thải khi tôm bệnh, chết trước khi thải ra môi trường
Thu hoạch: Tôm sú có thể thu hoạch sau 4 -5 tháng thả nuôi tùy mức độ tăng trưởng
của tôm trong vụ nuôi
Kỹ thuật trồng lúa
Làm đất: Đầu mùa mưa bà con nông dân nên tháo nước rửa phèn, mặn 2-3 lần trước
khi cấy Vì vùng đất nuôi tôm có lớp phù sa bồi hàng năm trên 10cm thì không cần tốn chi phí cày bừa, chỉ dọn sạch cỏ và rong trước khi cấy từ 5 đến 7 ngày
Bón thêm phân lân để cải tạo đất với liều lượng từ 25 đến 30 kg/1.000 m2 Nếu đất có phèn nặng bón thêm vôi để giảm phèn với liều lượng 50 kg/1.000 m2
Giống : Tuỳ điều kiện canh tác, đất đai ở từng vùng để chọn giống lúa, cần ưu tiên
chọn những giống có khả năng chịu mặn Các giống phổ biến tại địa phương như len bụi, B52, lúa lai BT 1
Phương pháp gieo sạ: sạ thẳng và gieo mạ cấy Ở địa phương chủ yếu áp dụng
phương pháp gieo mạ cấy Mạ gieo sạ trên bờ liếp hoặc một khoảng đất trống dành