Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu đều về lĩnh vực văn học,riêng các nghiên cứu về sự nghiệp báo chí của ông còn khá khiêm tốn và vẫncòn những khoảng trống nhất định, như: 1 Vấ
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN BÙI KHIÊM
PHONG CÁCH TẢN VĂN BÁO CHÍ
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Tạ Ngọc Tấn
Công trình được hoàn thành tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Tạ Ngọc Tấn
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia, Hà Nội
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn, nhà báo xuất sắc từ trước Cáchmạng tháng Tám Thân thế và sự nghiệp sáng tác của ông đã thu hút sự chú ýcủa nhiều đồng nghiệp, nhà nghiên cứu, phê bình và các thế hệ học viên, sinhviên Với khoảng 400 công trình, có thể nói, việc nghiên cứu về Ngô Tất Tố khá
đồ sộ Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu đều về lĩnh vực văn học,riêng các nghiên cứu về sự nghiệp báo chí của ông còn khá khiêm tốn và vẫncòn những khoảng trống nhất định, như: (1) Vấn đề thể loại tác phẩm báo chícủa Ngô Tất Tố còn nhiều cách gọi khác nhau như bút chiến, tiểu phẩm, tạp văn,tản văn; (2) Vấn đề phong cách của Ngô Tất Tố trong lao động sáng tạo; (3) Từtrước đến nay, phần lớn các công trình nghiên cứu về sự nghiệp báo chí của NgôTất Tố đều trên dựa cơ sở khảo sát hơn 100 tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tốđược công bố từ năm 1975 Từ năm 2005 đến 2011, các nhà nghiên cứu đã công
bố khoảng 1350 tác phẩm báo chí được xác định là của Ngô Tất Tố Từ thực tế
đó cho thấy, việc tổ chức nghiên cứu dựa trên cơ sở khảo sát tổng thể di sản báochí của Ngô Tất Tố là cần thiết
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa và phát triển lý thuyết về tản văn báo chí vàphong cách tản văn báo chí, luận án đi sâu phân tích để có thể nhận diện đượcphong cách tản văn báo chí của Ngô Tất Tố thể hiện qua nội dung, hình thức kếtcấu và ngôn ngữ; đánh giá được ý nghĩa của vấn đề này trong lịch sử báo chíViệt Nam; rút ra một số bài học đối với hoạt động nghề báo
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án thực hiện các nhiệm vụ: xáclập cơ sở lý thuyết về đối tượng nghiên cứu; nhận diện các đặc trưng về phongcách tản văn báo chí của Ngô Tất Tố thể hiện qua các bình diện như nội dung,
Trang 4hình thức và ngôn ngữ; đánh giá ý nghĩa lịch sử của tản văn báo chí của Ngô Tất
Tố và bài học đối với người làm báo hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là phong cách tản văn báo chí củaNgô Tất Tố được thể hiện thông qua các tư liệu, tài liệu liên quan đến sự nghiệpcủa Ngô Tất Tố nói chung và các tác phẩm tản văn báo chí của ông nói riêng
- Phạm vi nghiên cứu của luận án là khảo sát những tác phẩm tản văn báo
chí của Ngô Tất Tố đã được in trong: “Tổng tập tản văn Ngô Tất Tố”; “Ngô Tất
Tố tiểu phẩm báo chí”; “Ngô Tất Tố tác phẩm”… và một số tác phẩm báo chí của
Ngô Tất Tố đăng báo trước năm 1945 có thể tiếp cận được từ các nguồn khác
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
- Luận án được xây dựng trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí; vận dụng lý luận báo chí, lýluận văn học; một số kết quả nghiên cứu về lịch sử báo chí; thể loại tác phẩmbáo chí; hoạt động sáng tạo báo chí
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của luận án được dựa trên nền tảng của hệ thống lýluận về báo chí học Đồng thời luận án cũng sử dụng các phương pháp cụ thểnhư: phương pháp nghiên cứu lịch sử; phân tích và tổng hợp, thống kê, phân loạivăn bản học và khái quát hóa để phân tích, đánh giá về phong cách tản văn báochí của Ngô Tất Tố
5 Giả thuyết nghiên cứu
5.1 Những tìm tòi thể nghiệm về tản văn báo chí là những đóng góp của
Ngô Tất Tố trong tiến trình vận động và phát triển của báo chí Việt Nam
5.2 Là một nhà cựu học, làm báo trong bối cảnh giao thời Đông - Tây với
những biến động chính trị xã hội trước Cách mạng tháng Tám… đó là nhữngnhân tố hình thành phong cách tản văn báo chí của Ngô Tất Tố
Trang 55.3 Phong cách tản văn báo chí của Ngô Tất Tố có ý nghĩa trong lịch sử
báo chí Việt Nam và những bài học đối với lao động nghề báo hiện nay
6 Đóng góp mới của luận án
Luận án nhấn mạnh một số phương pháp mới về lý luận như:
- Giới thuyết về tản văn báo chí, một số đặc trưng về thể loại; các yếu tốchi phối, ảnh hưởng đến phong cách tác giả và tác phẩm tản văn báo chí
- Nhận diện về phong cách của Ngô Tất Tố qua các bình diện nội dung,hình thức và ngôn ngữ
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cầnthiết cho việc giảng dạy, nghiên cứu và lao động nghề báo
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan nghiên cứu, Kết luận, Tài liệu tham khảo
và Phụ lục, luận án được kết cấu gồm có 5 chương: Chương 1 Lý luận chung vềphong cách tản văn báo chí; Chương 2 Phong cách tản văn báo chí của Ngô Tất
Tố qua bình diện nội dung tác phẩm; Chương 3 Phong cách tản văn báo chí củaNgô Tất Tố qua bình diện hình thức và kết cấu tác phẩm; Chương 4 Phong cáchngôn ngữ tản văn báo chí của Ngô Tất Tố; Chương 5 Phong cách tản văn báochí của Ngô Tất Tố - ý nghĩa lịch sử báo chí và bài học nghề báo
Trang 6TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Theo tổng hợp chưa đầy đủ, đến nay đã có khoảng 400 công trình nghiêncứu về Ngô Tất Tố nhưng hầu hết là nghiên cứu về sự nghiệp văn học của ông
Năm 1939, trong một số bài báo giới thiệu tác phẩm “Tắt đèn” đã có
những nhận xét đầu tiên về phong cách làm báo của Ngô Tất Tố Trên báo Thời
vụ, ngày 31/01/1939, Vũ Trọng Phụng giới thiệu: “Ngô Tất Tố là một nhà báo
về phái nho học và là một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà Nho”; trên báo
Mới, số ra ngày 15/6/1939, Trần Minh Tước cũng cho rằng, ở Ngô Tất Tố là một
nhà Nho, nhưng ông đã “vượt khỏi cả thế hệ của mình Người môn đồ của
Khổng Mạnh này đã thở hít cái không khí xã hội của K Marx như tất cả những thiếu niên văn sĩ ở hàng tranh đấu”; Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã
nhận xét, Ngô Tất Tố là tay kỳ cựu trong làng văn, làng báo: “… vào số những
nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được người ta kể vào hạng nhà Nho có óc phê bình, có trí xét đoán, có tư tưởng mới”, đọc văn của ông
“người ta có cái cảm tưởng như đọc những câu văn dịch ở tiếng Pháp”.
Năm 1954, sau khi Ngô Tất Tố mất, đã có nhiều bài báo giới thiệu về NgôTất Tố với niềm tiếc thương và kính trọng tài năng, đức độ của ông; tuy nhiên,trong những bài báo đó đó chỉ gần như không đề cập đến sự nghiệp báo chí củaNgô Tất Tố Năm 1959, trong cuốn “Những nhà văn tiền chiến 1930 - 1945”, tác
giả Thế Phong đã cho rằng, Ngô Tất Tố “là nhà văn, nhà báo của bình cũ rượu
mới, có lối văn sáng sủa, hấp dẫn, quan sát tận tường, với những rung cảm phong phú”
Năm 1962, Nguyễn Đức Đàn và Phan Cự Đệ đã báo cáo kết quả nghiêncứu chung về Ngô Tất Tố Trong công trình này, các tác giả đi sâu nghiên cứu vềloại văn “nói mà chơi” và nội dung tư tưởng, nghệ thuật viết báo của Ngô Tất
Tố Theo đó, loại văn trong chuyên mục “Nói mà chơi” do Ngô Tất Tố chủ trì
được gọi là tiểu phẩm, là “những bài bình luận ngắn, gọn về xã hội, chính trị,
thời sự, văn nghệ, giáo dục…” và nhận xét “ngòi bút của Ngô Tất Tố luôn luôn biểu hiện một tinh thần chiến đấu sắc bén và mạnh mẽ”.
Trang 7Cũng trong năm 1962, trong bài “Ngô Tất Tố như tôi đã biết” trên tạp chí
Văn nghệ, Nguyễn Đức Bính có nhận định, Ngô Tất Tố “là nhà báo viết tạp
văn, cái mà Âu Tây gọi là tiểu phẩm, thời bình, một loại văn trên có nhiều nhà văn có tài như Lỗ Tấn chẳng hạn đã xây dựng cả một sự nghiệp”; Ngô Tất Tố
“có một lối viết mới, độc đáo nữa là khác, không chút gì nhắc lại lối văn biền ngẫu
của các cụ đồ, giọng văn khi thì đậm đà, khi thì duyên dáng, nhưng đặc biệt là dí dỏm; câu văn sắc cạnh, trong sáng, ngắn gọn, chữ dùng thường mạnh dạn và ý nhị”.
Năm 1973, trong cuốn “Lịch sử văn học Việt Nam”, Nguyễn Đăng Mạnh
đã nhận định, Ngô Tất Tố, là người đã phát huy được những yếu tố tích cực củaNho giáo và của các học thuyết cổ đại Trung Hoa nói chung; là người có tàinăng nhiều mặt, có sức sáng tạo phong phú, bền bỉ Ông có đầy đủ điều kiện cốtyếu về đức và tài để có thể trở thành một nhà báo, một nhà văn xuất sắc
Năm 1975, Nhà xuất bản Văn học phát hành bộ “Ngô Tất Tố - tác phẩm”
do của Phan Cự Đệ chủ biên Sau những kết quả đã công bố năm 1962, đây làcông trình tiếp tục giới thiệu toàn diện về sự nghiệp của Ngô Tất Tố Về lĩnh vựcbáo chí, lần đầu tiên Phan Cự Đệ công bố 110 bài báo của Ngô Tất Tố được viếttrong khoảng thời gian 1929 - 1943
Năm 1983, trong bài “Đặc sắc trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố” trên tạpchí Văn học, Lê Thị Đức Hạnh cho rằng, những tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất
Tố “rất giàu tính nghệ thuật, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý trí và hình
tượng, thông qua những sự kiện, những tài liệu cụ thể, tạo nên một sức thuyết phục mạnh” Lối viết báo của Ngô Tất Tố giản dị, tự nhiên; sử dụng nhiều hình
ảnh sinh động, cụ thể, châm biếm, song vẫn giữ vững tính nghiêm túc và tínhchiến đấu mạnh mẽ
Năm 1993, Hội Nhà báo Việt Nam và Viện Văn học đã tổ chức Hội thảokhoa học nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ngô Tất Tố với sự tham gia củanhiều nhà văn, nhà báo Các tham luận tại Hội thảo đã khẳng định tầm vóc của NgôTất Tố, một nhà văn, nhà báo lớn của thế kỷ XX
Trang 8Phan Quang, lúc đó là Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã nhận định: “nói
đến sự nghiệp báo chí Ngô Tất Tố, không ít người nghĩ ngay đến tiểu phẩm của ông… Đó là những áng văn xuất sắc còn lại mãi với thời gian” Theo Phan
Quang, phong cách viết báo của Ngô Tất Tố luôn mới mẻ về văn phong, về cách
vào đề, dẫn dắt sự việc cho đến cách kết thúc vấn đề
Trong bài “Tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố”, tác giả Trương Chính chorằng, Ngô Tất Tố đã luôn cố gắng để thay đổi từ văn phong của các nhà Nho
thường chuộng văn biền ngẫu, sang lối văn mới “ngắn, sắc, xoay chuyển nhanh,
câu thường đặt theo lối phá cách Đó là văn phong của báo chí phương Tây…”.
Ngô Tất Tố không lạm dụng từ Hán - Việt mà sử dụng rất nhuần nhuyễn; sửdụng nhiều điển cố nhưng đúng chỗ, đúng lúc; ông viết như nói, không trauchuốt; đả kích, châm biếm không phải cho sướng miệng, mà là để tố cáo, vạchtrần một cách nghiêm chỉnh
Trong chuyên đề “Ngô Tất Tố một chân dung lớn, một sự nghiệp lớn”,Phong Lê đã nhận định, Ngô Tất Tố là một chân dung lớn và tiêu biểu, là ngườithúc đẩy cho cả hai nhu cầu cách mạng và canh tân, người đáp ứng cả haiphương diện nội dung và hình thức của văn chương theo hướng cách mạng vàhiện đại Phong Lê khái quát, những tri thức sâu sắc về văn hóa dân tộc và văn hóaphương Đông cổ truyền là những nhân tố cơ bản tạo nên cốt cách riêng của NgôTất Tố
Năm 1998, trong chuyên đề “Tiểu phẩm văn học và báo chí của Ngô TấtTố”, Hà Minh Đức gọi những tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố là “tiểu phẩmvăn học và báo chí” Đó là những tác phẩm khai thác những chuyện có thật,những con người có địa chỉ rõ ràng… nhưng không phải để ca ngợi mà là đấu
tranh, “cho công bằng xã hội, cho quyền sống của con người Phẩm chất ấy thể
trong các bài viết tạo nên linh hồn và dũng khí của ngòi bút”
Năm 2000, trong cuốn “Tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh”, tác giả TạNgọc Tấn đã đưa ra một số nhận định: Những năm 30 của thế kỷ trước, khi màbáo chí công khai phát triển rầm rộ thì tiểu phẩm đã khẳng định vai trò vị trí của
Trang 9mình là một thể loại báo chí có uy lực, “tác giả tiểu phẩm để lại dấu ấn đặc biệt
sâu đậm trên mặt báo trong nước là Ngô Tất Tố” Theo Tạ Ngọc Tấn, dấu ấn
đặc biệt ở những tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố chính là sự kết hợp giữanhững phương pháp thể hiện của báo chí và thủ pháp nghệ thuật của văn học,giữa ngôn ngữ thông tin chính luận với ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật; có sựkết hợp rất linh hoạt giữa các yếu tố của chính luận, tự sự, thông tin và nghệthuật truyền thống
Năm 2004, Hội đồng Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội đã
nghiệm thu Đề tài khoa học “Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận và
thực tiễn đối với sự nghiệp phát triển báo chí Thủ đô” do Phan Cự Đệ chủ
nhiệm Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có quy mô lớn, thực hiện trên cơ
sở khảo sát 1.350 tác phẩm đăng báo, phần lớn mới xác định được là của NgôTất Tố
Trang 10Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẢN VĂN VÀ PHONG CÁCH TẢN
VĂN BÁO CHÍ CỦA NGÔ TẤT TỐ 1.1 Giới thuyết về tản văn
1.1.1 Lý luận về tản văn
Theo “Từ điển tiếng Việt”, tản văn có hai ý nghĩa, thứ nhất đó là cáchphân biệt giữa văn xuôi và văn vần theo cách phân loại của văn học cổ; thứ hai
là cách xác định một thể loại tác phẩm văn học ngoài thể truyện, thơ và kịch
Người Pháp gọi tản văn là “feuilleton”, từ này có nguồn gốc từ tiếngLatinh có nghĩa là bài văn nhỏ
Theo nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tản văn có nhiều dạngthức phong phú với những tên gọi cụ thể khác nhau, như: tạp văn, tạp cảm, tiểuphẩm, đặc tả, đoản văn, thời đàm, phiếm luận, nhàn đàm… Về cơ bản, đó lànhững bài văn ngắn có đề tài, lập ý, kết cấu, bố cục, cách thể hiện… tự do, qua đóthể hiện được mục đích, ý nghĩa, tình cảm của người viết
1.1.2 Lý luận về tản văn báo chí
Theo “Thuật ngữ báo chí truyền thông”, tản văn là văn xuôi nghệ thuậtnói chung, bao gồm nhiều thể: tạp văn, tùy bút, tiểu phẩm, tiểu luận; hay gồmthể được định danh khá ngẫu hứng, như: nhàn đàm, phiếm đàm, thời đàm, tạptrở, đoản văn Theo Phạm Thành Hưng, tác giả cuốn “Thuật ngữ báo chí truyềnthông”, thuật ngữ tản văn sẽ trở nên đặc dụng và đơn giản hơn khi người làm
báo “không ý thức được”, hoặc “không quan tâm” tới tác phẩm của mình được
viết theo thể loại nào, bởi đó là thể loại báo chí tự do, ngẫu hứng theo những đặctrưng riêng về loại hình Các nhà nghiên cứu không đưa ra đánh giá về sự khácnhau giữa tản văn văn học và tản văn báo chí Tản văn báo chí là thể văn trữ tìnhnhưng phát triển mạnh nhờ báo chí Trên thực tế, hai khái niệm này không có sựkhác nhau Có chăng là các cách gọi tên khác nhau của các nhà nghiên cứu màthôi
Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả luận áncho rằng: Tản văn báo chí là một thể loại tác phẩm báo chí đặc thù Tản văn báo
Trang 11chí cơ bản thể hiện những đặc trưng chủ yếu của tản văn Tản văn báo chí thuộcnhóm chính luận nghệ thuật với kết cấu ngắn gọn và linh hoạt, có nội dung phêphán, đả kích sâu cay bằng tư duy lý tính về những mặt trái trong cuộc sốngđương đại mang hơi thở thời sự dưới một thủ pháp uyển chuyển và hình tượngrất gần với văn học Đặc điểm phổ quát của tản văn báo chí là sự hiện diện trựctiếp của cái tôi tác giả, là sự ưu tiên quan điểm, cách cảm, cách nhìn của thôngtin lý lẽ trước thông tin sự kiện, là sự linh hoạt, phóng túng trong cách hành văn,trong tổ chức hình ảnh, liên hội các chi tiết
1.2 Lý luận về phong cách và phong cách báo chí
1.2.1 Quan điểm về phong cách của phương Tây và Trung Quốc
Người Hi-La đã dùng chữ stylos (Hi Lạp), stylus (La Mã) để chỉ dụng cụ viết, về sau người Pháp thay đổi dùng chữ style để chỉ nét chữ, rồi chỉ đặc điểm
về mặt hình thức như ngôn ngữ và văn thể của tác phẩm văn học
Viện sỹ M.B Khrapchenkô (Liên Xô) trong cuốn “Cá tính sáng tạo của
nhà văn và sự phát triển văn học” đã cho rằng: “Phong cách được hiểu như
những thủ pháp biểu hiện, cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả”
Theo tác giả Lưu Hiệp (Trung Quốc) trong cuốn “Văn tâm điêu long” cáiquan trọng của phong cách của mỗi tác giả là cá tính sáng tạo, cá tính sáng tạokhác nhau thì dẫn đến phong cách khác nhau; Lỗ Tấn, nhà tạp văn nổi tiếngTrung Quốc thì cho rằng, phong cách một mặt là nơi hội tụ, biểu hiện cá tínhsáng tạo của nhà văn
1.2.2 Quan điểm về phong cách ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ phong cách trong báo chí, văn học đã xuất hiện từđầu thế kỷ XX với ý nghĩa là “lối văn”, “giọng văn”, “bút pháp”…
Trong công trình nghiên cứu “Dẫn luận phong cách học”, Nguyễn Thái
Hòa đã định nghĩa: “Phong cách là những đặc trưng trong hoạt động lời nói
được lặp đi lặp lại ở một người nào đó, ở một môi trường ngôn ngữ hay một cộng đồng, có khả năng khu biệt với những kiểu biểu đạt ngôn ngữ khác” Theo
Trang 12đó, nhà báo nổi tiếng và thành công nhờ tạo cho mình một phong cách viếtriêng Mặc dù bản chất của báo chí là sự thật, thông tin sự thật nhưng việc tạonên một cách viết, một giọng văn ấn tượng cũng là một điều hết sức cần thiết
Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả luận áncho rằng: Phong cách là nét độc đáo gắn liền với con người nhà báo, có thể nhậndiện từ toàn bộ sáng tác của họ thông qua các yếu tố nội dung, hình thức, ngônngữ của tác phẩm và không phải nhà báo nào cũng có phong cách Chỉ nhữngnhà báo có tài năng nghệ thuật, có bản lĩnh, biết sử dụng các phương tiện hìnhthức trong một thể thống nhất theo một kiểu riêng để thể hiện đạt hiệu quả điềumình muốn nói mới tạo ra phong cách riêng
1.3 Một số nhân tố chi phối, ảnh hưởng tới phong cách tản văn báo chí của Ngô Tất Tố
1.3.1 Những nhân tố chủ quan
Ngô Tất Tố sinh năm 1894 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Lộc
Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Mai Lâm, huyện ĐôngAnh, Hà Nội Dưới thời Pháp thuộc làng quê của Ngô Tất Tố tồn tại nhiều hủtục nặng nề Sau này, tuy Ngô Tất Tố rời quê ra Hà Nội viết báo, viết văn nhưngông thường xuyên trở về quê Chính việc gần gũi với làng quê như vậy đã giúpcho Ngô Tất Tố có dịp tìm hiểu rất nhiều phong tục, tập quán, văn hóa làng quê,đồng thời thấy rõ sự bóc lột đè nén của thực dân, phong kiến, địa chủ, cường hàođối với người nông dân cũng như những hủ tục sau những lũy tre làng
Ngô Tất Tố là người có lòng yêu nước thiết tha Trong thời kỳ Mặt trậndân chủ, Ngô Tất Tố đã tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng, đứng trên lập trườngdân chủ, tố cáo áp bức bóc lột của bọn thực dân, phong kiến và tha thiết đòi cảithiện đời sống cho nhân dân lao động
Tố chất của một nhà văn, nhà Nho viết báo đã tạo cho Ngô Tất Tố phongcách tiếp cận hiện thực ở những góc nhìn khác nhau, từ đó có cách lý giải, đánhgiá vấn đề theo quan điểm tiến bộ Điều này tạo nên một Ngô Tất Tố nhà văn -
Trang 13nhà Nho - nhà báo không thể trộn lẫn với các nhà văn, nhà báo là trí thức Tâyhọc cùng thời.
Ngô Tất Tố đã cộng tác và viết bài cho 27 tờ báo, tạp chí, sáng tạo hơn1.350 tác phẩm báo chí với nhiều bút danh khác nhau đã được xác định là củaNgô Tất Tố Số lượng tác phẩm báo chí đồ sộ ấy được chưng cất từ quá trình trảinghiệm hoạt động báo chí đầy nhiệt huyết, nên người đọc dễ dàng cảm nhậnđược phong cách sáng tạo rất riêng biệt của Ngô Tất Tố qua những tản văn củaông
Sự ra đời của các đảng cộng sản Pháp, Trung Quốc và các nước trên thếgiới vừa là nguồn cổ vũ động viên các chiến sĩ cộng sản Việt Nam, vừa tạo ranhững thuận lợi cho sự du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng tiến
bộ vào Việt Nam Từng bước, phong trào cách mạng Việt Nam hội nhập và trởthành một bộ phận không thể tách rời của phong trào cộng sản thế giới dưới sựlãnh đạo của Quốc tế Cộng sản Đây cũng là thời kỳ phong trào đấu tranh yêunước và cách mạng của nhân dân ta diễn ra sôi nổi, dưới nhiều hình thức khácnhau và in đậm dấu ấn của những giai cấp, những tầng lớp xã hội tiến hànhnhững cuộc đấu tranh đó
Cũng trong giai đoạn này, phải kể đến những hoạt động xuất sắc và cônglao to lớn của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp, tại Liên Xô cũng như tại các nước lánggiềng: Trung Quốc, Lào, Miên, Xiêm Người tiếp cận chủ nghĩa Mác - Lênin,