Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Các Nguyên Nhân Ảnh Hưởng Đến Việc Bỏ Học của Học Sinh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BỎ HỌC CỦA HỌC SINH CẤP THCS LÀ CON NHỮNG NGƯỜI DÂN NHẬP
CƯ TẠI HUYỆN DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG
VŨ PHƯỢNG THẮM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2007
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Các Nguyên Nhân Ảnh Hưởng Đến Việc Bỏ Học của Học Sinh Cấp THCS Là Con Những Người Dân Nhập
Cư tại Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương” do Vũ Phượng Thắm, sinh viên khóa 29,
ngành Kinh Tế Nông Lâm, chuyên ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
NGUYỄN VĂN NGÃI Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quãng thời gian học tập của mình, em luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh Tế Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô những người đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm sống làm hành trang bước vào đời
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Ngãi - người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn đến các cô chú phòng Thống Kê, phòng Giáo Dục huyện Dĩ An cùng các phòng ban ở các xã đã cung cấp những thông tin cần thiết cho
em trong quá trình thực tập
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ba, mẹ, những người đã luôn ở bên con, luôn động viên nhắc nhở và cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để con được tiếp tục con đường học tập của mình
Mình xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè - những người luôn giúp đỡ và động viên mình trong suốt quãng thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường
Vì thời gian và kiến thức có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được quý thầy cô lượng thứ
Cuối cùng em xin kính chúc tập thể các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm cùng tập thể cán bộ công nhân viên các phòng ban của huyện lời chúc sức khỏe và thành đạt
Sinh viên
Vũ Phượng Thắm
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
VŨ PHƯỢNG THẮM Tháng 7 năm 2007 “Các Nguyên Nhân Ảnh Hưởng Đến Việc Bỏ Học của Con Những Người Dân Nhập Cư tại Huyện Dĩ An Tỉnh Bình Dương”
VU PHUONG THAM July 2007 “Analysing The Factors Influencing on Dropout in Lower Secondary Education in Di An District, Binh Duong Province”
Đề tài phân tích các nguyên nhân bỏ học của con những người dân nhập cư tại huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương để tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng con em của những người dân nhập cư trên địa bàn huyện bỏ học nhiều và tìm ra những giải pháp hạn chế tình trạng đó
Trong phân tích số liệu được thu thập từ các phòng ban của huyện và dựa trên
số liệu điều tra các hộ nhập cư trên địa bàn có con trong độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp kinh tế lượng để tìm ra được những nguyên nhân ảnh hưởng Kết quả đã tìm ra được những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc bỏ học của học sinh, đó là thu nhập bình quân đầu người, chi phí cá nhân cho học tập, trình độ văn hoá của cha mẹ và năng lực của học sinh, trong đó tác động của chi phí làm giảm xác suất nhập học là không đáng kể, đặc điểm gia đình và đặc điểm học sinh ảnh hưởng rất lớn đến quyết định nhập học Trên cơ sở phân tích đó, đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp hạn chế tình trạng bỏ học của con những người dân nhập cư tại huyện
Trang 52.1.1 Di dân của thế giới 4
2.1.3 Di dân ở Bình Dương 7
2.2.1 Nhận thức của Việt Nam về vai trò Giáo dục 8
2.2.2 Tình hình học sinh bỏ học trên cả nước 9 2.2.3 Tình hình học sinh bỏ học ở Bình Dương 11
2.3.3 Tình hình dân số 14
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1.1 Các khái niệm 21
Trang 63.1.3 Sự không chắc chắn về nghề nghiệp: Tự nguyện
nghỉ họcvà thi rớt 25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
4.1 Sơ lược về hệ thống giáo dục ở huyện Dĩ An 36
4.3 Thu thập dữ liệu 40
4.4 Phân tích thống kê mô tả một số chỉ tiêu 41
4.5 Phân tích kinh tế lượng 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW Ban Chấp Hành Trung Ương
CNH Công nghiệp hóa
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐBSH Đồng Bằng Sông Hồng
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
HĐH Hiện đại hóa
HĐND Hội Đồng Nhân Dân
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1 Những Hướng Di Chuyển Chính ở Việt Nam Phân Theo Các
Bảng 2.2 Mật Độ Dân Số của Tỉnh Qua Các Năm 7
Bảng 2.3 Phần Trăm Xã Có Trẻ Em Không Đến Trường Vì Những Lí Do Sau 11
Bảng 2.5 Dân Số Các Xã trong Huyện Phân Theo Tình Trạng Cư Trú Năm
Bảng 4.1 Số Lượng Học Sinh ở Các Cấp trên Địa Bàn Huyện 36
Bảng 4.2 Tỷ Lệ Học Sinh Bỏ Học Qua Các Năm trên Địa Bàn Huyện 37
Bảng 4.3 Số Học Sinh Bỏ Học Thuộc Diện KT3 và KT4 41
Bảng 4.4 Dự Định Tương Lai về Việc Học Hành của Con 42
Bảng 4.5 Tình Hình Chi Tiêu Trong Gia Đình Dân Nhập Cư ở Huyện Dĩ An 43
Bảng 4.6 Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Nhập Cư ở Huyện Dĩ An 44
Bảng 4.7 Việc Làm Sau Khi Nghỉ Học 44
Bảng 4.8 Các Thông Số Thống Kê của Các Biến 46
Bảng 4.9 Phân Tích Tương Quan Giữa Biến Phụ Thuộc và Các Biến Độc Lập 47
Bảng 4.10 Kết Quả Hồi Qui của Mô Hình Logit Giữa Quyết Định Nhập Học
của Học Sinh Cấp THCS Là Con của Dân Nhập Cư tại Huyện Dĩ An Với Các
Bảng 4.14 Tác Động Biên của Thu Nhập Bình Quân Lên Xác Suất Đi Học 55
Bảng 4.15 Tác Động Biên của Năng Lực Học Sinh Lên Xác Suất Đi Học 56
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Trang 10DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Kết quả kinh tế lượng
Phụ lục 2 Bảng câu hỏi điều tra
Phụ lục 3 Một số hình ảnh
Trang 11CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Vấn đề di cư tự do đã xảy ra từ rất lâu trong lịch sử loài người Nó vừa là động
lực vừa là thách thức của sự phát triển xã hội, của cả những nước đã phát triển và
những nước đang phát triển
Đất nước ta trong những năm gần đây đang diễn ra tiến trình đô thị hoá mạnh
mẽ, kéo theo sự gia tăng dân số ở các thành phố lớn mà phần lớn là do lao động nhập
cư từ khắp nơi trong cả nước đổ về Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất
nước các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên nhiều tạo cho người lao động có
nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập Những thành phố lớn như Hà
Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã trở thành những điểm đến hấp dẫn lao
động từ khắp mọi nơi trong cả nước đổ về với mong muốn thay đổi cuộc sống Bình
Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp TP.HCM, giao thông thuận
lợi, là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn như: VSIP, Sóng Thần, Đồng An, Nam
Tân Uyên đã thu hút một lượng lớn lao động từ địa phương khác tới đây làm việc
Giáo dục đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, do
đó phát triển giáo dục đã được nhận thức và ưu tiên trong chiến lược phát triển của
Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng
Lao động nhập cư tới đây thuộc đủ lứa tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp.Có người đem theo cả gia đình: vợ chồng con cái, có người trẻ tuổi đi lập nghiệp rồi xây
dựng gia đình, sinh con Với những người lao động nhập cư ở diện này ngoài sự quan
tâm đến việc làm, thu nhập điều làm họ quan tâm nữa đó là việc học hành của con cái
Có những người rất quan tâm đến việc học hành của con họ quyết tâm nuôi con học
nhưng thực tế vẫn còn có những học sinh thuộc diện con những người lao động nhập
cư bỏ học tham gia vào thị trường lao động, vậy do những nguyên nhân gì đã ảnh
Trang 12hưởng tới vấn đề này Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành chọn đề tài: “CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BỎ HỌC CỦA CON NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƯ TẠI HUYỆN DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc bỏ học của học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi (cấp 2) là con những người dân nhập cư tại huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những hộ gia đình nhập cư thuộc dạng tạm trú dài hạn (KT3)
và tạm trú ngắn hạn (KT4) có con trong độ tuổi đi học còn đi học hoặc nghỉ học
Trình bày lí do khái quát về việc lựa chọn đề tài, sự cần thiết, mục tiêu và phạm
vi nghiên cứu của luận văn
Chương 2:Tổng quan
Trang 13Trình bày tổng quan về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện
Dĩ An tỉnh Bình Dương và tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này nêu lên những khái niệm, định nghĩa liên quan đến vấn đề nghiên cứu Phần cuối của chương nêu lên phương pháp nghiên cứu được dùng để nghiên cứu cho đề tài
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận mà tác giả đã thu thập trong quá trình điều tra nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Rút ra những kết luận qua quá trình tìm hiểu, khảo sát nghiên cứu và thảo luận,
từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần giải quyết vấn đề
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về di dân
2.1.1 Di dân của thế giới
Di dân là một hiện tượng xã hội xảy ra trong suốt quá trình phát triển của lịch
sử nhân loại Không có một quốc gia nào trên thế giới trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình lại không diễn ra những chuyển động dân cư với những qui mô và cường độ khác nhau Hiện tượng di dân ồ ạt và không thể lường trước trong lịch sử từ nông thôn ra các thành phố lớn ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ La Tinh
Do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt đối với các nước đang phát triển, sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng trong một quốc gia, tạo nên sự chênh lệch về cuộc sống giữa các vùng cũng làm cho làn sóng di dân tăng lên Ở những quốc gia đang phát triển quá trình đô thị hoá làm gia tăng làn sóng di dân từ nông hôn ra thành thị Sự gia tăng dân số cơ học trong các thành phố lớn đã làm bùng nổ vấn đề dân số, làm trầm trọng thêm những vấn
đề xã hội
Các khu vực thành thị đã phát triển cực kỳ nhanh chóng, thường là với những tốc độ khôn lường trong lịch sử Thí dụ, từ năm 1960 đến 1990 ước tính dân số các khu vực thành thị tăng thêm 180% ở Châu Phi, 150% ở Mỹ La Tinh và 135% ở Nam
Á, trong khi các vùng nông thôn chỉ tăng thêm 45% trong cùng thời gian này Rõ ràng
là hiện tượng lao động chuyển từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng đã là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dân số thành thị tăng nhanh và mức thất nghiệp thành thị cao Hiện nay tình trạng di cư từ nông thôn ra thành thị trên thế giới vẫn hết sức phức tạp và nghiêm trọng đặc biệt ở các nước đang phát triển Quá trình công nghiệp hóa đã thu hút khối lượng lao động nông nghiệp đặc biệt là lao động trẻ Ở Hàn Quốc, năm 1990 lực lượng lao động nông nghiệp có 16,4% thanh niên, đến năm 1995 chỉ còn
Trang 1513% Nguyên nhân chính là thanh niên tìm kiếm được cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ., lực lượng nông nghiệp ngày một già đi Ngay trong những năm 60s của thế kỷ XX, di dân ra khu vực thành thị đã gây ra nhiều vấn đề tiêu cực, thậm chí cản trở quá trình phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc Lao động nông nghiệp
ở Malaysia đã giảm mạnh từ gần 60% vào năm 1957 xuống chỉ còn 12% năm 2005, chuyển dịch cơ cấu lao động diến ra nhanh chóng như vậy là nhờ có sự tham gia của di dân từ nông thôn ra thành thị trong đó phần lớn là lao động trẻ tìm kiếm cơ hội việc làm ở đô thị, khu công nghiệp
Nhìn chung ở hầu hết các quốc gia, các khu vực, yếu tố quyết định nhất đến quá trình điân là yếu tố kinh tế Sự phát trển kinh tế không đồng đều giữa các vùng trong một quốc gia, sự hình thành các trung tâm kinh tế và quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh
mẽ càng làm gia tăng cách biệt giữa các vùng
2.1.2 Di dân của Việt Nam
Giống như các quốc gia khác, di dân ở Việt Nam là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính qui luật, một cấu thành gắn liền với quá trình phát triển.Di dân là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường, là biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, vùng miền lãnh thổ Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, cường độ và phương thức di dân cũng khác nhau Ngay từ những năm 60, Đảng và Chính phủ đã tổ chức di dân đi khai hoang các tỉnh miền núi phía Bắc Từ năm 1975, sau khi đất nước được thống nhất, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục tổ chức đưa dân đến các vùng đất hoang hoá ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ để giải quyết lương thực, thực phẩm và phát triển các vùng kinh tế mới Sau gần 35 năm, từ năm 1960 đến năm 1996 đã có khoảng 6 triệu người được tái định cư tại các vùng kinh
tế mới Địa bàn xuất cư chủ yếu là Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc và Nam Trung Bộ Địa bàn nhập cư chủ yếu là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ Bên cạnh luồng di dân do Nhà nước tổ chức thực hiện, còn xuất hiện các dòng di dân ngoài kế hoạch (còn được gọi là
di dân tự phát) ngày càng phát triển mạnh mẽ về quy mô và số lượng trên phạm vi cả nước Di dân tự phát đã đóng góp đáng kể về nguồn nhân lực và sự phát triển kinh tế
xã hội ở nơi đến, giảm bớt một phần áp lực về dân số việc làm ở đầu đi song đã gây không ít khó khăn cho các tỉnh có dân nhập cư về quản lí dân cư
Trang 16Bảng 2.1 Những Hướng Di Chuyển Chính ở Việt Nam Phân Theo Các Giai Đoạn Khác Nhau
ĐVT: 1.000 Người
người
Số lao động
Nguồn tin: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Từ trước những năm 1997, việc di chuyển lao động chủ yếu do thực hiện chủ trương của Nhà nước nhằm phân bố lại dân cư và nguồn lao động theo vùng lãnh thổ
Từ năm 1998 đến nay, chủ yếu là di cư tự do hướng di chuyển chính là theo hướng Bắc - Nam Bên cạnh đó là việc di chuyển tới các thành phố lớn, cùng với hàng loạt các KCN, KCX tại TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng
Ở Việt Nam vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động cũng được sự quan tâm nhiều của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách Thân Văn Liêm và cộng sự (1997) phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua di cư nông thôn-thành thị ở Hà Nội
và Huế cho rằng các yếu tố kinh tế-xã hội yếu kém ở nông thôn là những lực đẩy và sự hấp dẫn ở cuộc sống đô thị là những lực hút làm tăng sự di cư nông thôn thành thị hiện nay Nguyễn Văn Tài (1998) và Đỗ Văn Hoà (1999) đưa ra các kết luận quan trọng là
di dân là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội, di dân chịu sự tác động
Trang 17trực tiếp và gián tiếp của các chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách phát triển vùng
Các chính sách thúc đẩy quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá có tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Nhu cầu lao động ở các khu công nghiệp và các thành phố (nhất là lao động phổ thông), sự chênh lệch về thu nhập giữa lao động ở thành thị và nông thôn là lực hút quan trọng kéo lao động ra khỏi nông thôn
2.1.3 Di dân ở Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và TP.HCM Tỉnh
có diện tích tự nhiên là 2.695,54 km2 Tỉnh có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Thị xã Thủ Dầu Một và 6 huyện: Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo và Dầu Tiếng Toàn tỉnh có 89 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 6 phường và 8 thị trấn Thị xã Thủ Dầu Một vừa được công nhận là đô thi loại 3 – là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Theo số liệu thống kê từ UBND tỉnh, khi mới tái lập tỉnh năm 1997, dân số Bình Dương chỉ mới có 677.000 người Đến nay, dân số tỉnh tính đến ngày 01/10/2006 là 1.156.461 người (số liệu của cục thống kê tỉnh) Trong đó 779.000 người là dân địa phương, số còn lại đa phần là lao động tỉnh ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và số này đang rất cần nơi ăn chốn ở ổn định để làm việc lâu dài ở Bình Dương Trong những năm qua tốc độ tăng dân số khá nhanh: giai đoạn 2001-2005 tăng trung bình 7,64%/năm, chủ yếu do tăng cơ học (6,41%/năm)
Bảng 2.2 Mật Độ Dân Số của Tỉnh Qua Các Năm
Trang 18Theo qui hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 31 KCN, 23 cụm công nghiệp Với tốc độ phát triển công nghiệp như hiện nay, đến năm 2020 sẽ có 800.000 lao động ngoài tỉnh đến làm việc tại Bình Dương
Số liệu dân số tính đến 31/12/2006 theo cục thống kê tỉnh tổng dân số của huyện là 219.382 người trong đó có khoảng 45% dân số địa phương còn lại là dân số tạm trú (KT3&KT4) Nếu xét về nguồn gốc xuất xứ thì có thể nói LĐNC xuất phát từ khắp các tỉnh trong cả nước Huyện Dĩ An hiện có 6 xã và 1 thị trấn cùng với 5 KCN đã đi vào hoạt động là Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đường, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B đã thu hút một lực lượng rất lớn LĐNC đến đây, trong đó dân nhập cư tập trung đông nhất là ở Thị Trấn Dĩ An và các xã Bình An, Đông Hoà, Tân Đông Hiệp và An Bình
2.2 Tổng quan về Giáo dục
2.2.1 Nhận thức của Việt Nam về vai trò Giáo dục
Ngay sau khi đất nước được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vai trò của Giáo dục phục vụ sự phục hưng của một nước mới giành được độc lập Vừa tiến hành chiến dịch chống mù chữ, Chính phủ nướcViệt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiếp tục phát triển tiểu học, trung học, giáo dục đại học, chủ trương cải cách nền Giáo dục thành nền Giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước, một nền Giáo dục là phát triển hoàn toàn những nguồn lực sẵn có của học sinh
Đặc điểm nổi bật nhất của thời kỳ đổi mới là Việt Nam chuyển từ nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, cho phép nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển Về mặt đối ngoại, Việt Nam mở rộng hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới Do đó nề kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển biến rõ rệt,
Trang 19thu nhập, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ đói nghèo và người nghèo đói giảm Những yếu tố tác động tích cực đến nền Giáo dục Việt Nam
Nhận thức vai trò quan trọng của Giáo dục – Đào tạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội Trong nghị quyết 4, BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam (khoá VII) đã chỉ rõ: “cùng với khoa học công nghê, giáo dục là quốc sách hàng đầu Đó là một động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản bảo đảm thực hiện những mục tiêu KT-XH” Đặc điểm của thời kỳ mới là CNH, HĐH, hợp tác với các nước ASEAN, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế quốc tế trong quá trình hội nhập
Mục tiêu tổng quát của Giáo dục là phát triển con người, và đối với xã hội phát triển con người để phát triển KT-XH, đối với từng người để có năng lực nghề nghệp,
để sống và đóng góp cho gia đình, cho cộng đồng, nói cách khác phát triển Giáo dục nhằm phát triển con người bền vững Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, vừa là nền tảng vừa là động lực phát triển đất nước, để chúng ta đi nhanh hơn trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ” (Theo báo Tuổi trẻ ngày 14/04/2007) Do đó cần phải có những quan điểm mới về vai trò của Giáo dục đào tạo, từ đó huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển Giáo dục đào tạo, Giáo dục là quốc sách hàng đầu, cần được các ngành, các cấp nhận thức một cách đúng đắn và sáng tạo
Trước hết là Giáo dục đào tạo phải mang tính xã hội hóa, công việc giáo dục không phải là công việc riêng của Nhà nước mà Nhà nước và nhân dân cùng lo Sự nghệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, toàn Đảng và Nhà nước, của các gia đình, các tổ chức và cá nhân Mỗi người phải góp sức phát triển Giáo dục đào tạo và quan tâm đến sự nghiệp đó Từ đó tạo ra môi trường thuận lợi cho Giáo dục đào tạo
2.2.2 Tình hình học sinh bỏ học trên cả nước
Hiện tượng học sinh bỏ học cũng thường xảy ra ở Việt Nam Trong vài năm trở lại đây, hiện tượng này đang có chiều hướng gia tăng Năm học 2006-2007 Bộ Giáo Dục đề ra chủ trương: “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, hiện tượng học sinh bỏ học đang làm đau đầu các nhà quản lí, nó là vấn đề cấp bách đáng báo động của ngành giáo dục và đang được cả xã hội quan tâm Nếu không có biện pháp hữu hiệu thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của giáo dục Việt Nam và cả xã hội
Trang 20Theo thống kê sơ bộ của các địa phương, từ đầu năm học 2006-2007 đến nay, con số học sinh bỏ học đã tăng từ 10-30% theo bậc học và địa phương so với cùng thời điểm năm học 2005-2006
Trong học kỳ một vừa qua chỉ riêng Phú Yên, một tỉnh không lớn của cả nước
đã có đến 1.600 học sinh bỏ học chiếm tỷ lệ 0,88% số học sinh toàn tỉnh, số em rời mái trường ngoài ý muốn, như thế tăng hơn cùng kỳ năm ngoái trên 300 em Phú Yên không phải là tỉnh duy nhất xảy ra tình trạng học sinh phải thôi học bất đắc dĩ Rất nhiều tỉnh khác, từ các vùng biên giới phía Bắc cho tới khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của miền Nam đều có hàng ngàn học sinh bỏ học mỗi năm Đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa dẫn đầu về tỉ lệ học sinh rời trường giữa chừng, kiến thức chưa thu thập được bao nhiêu, việc đào tạo bị gián đoạn oan uổng
Báo Lao Động ngày 30/01/2007 cho hay: “Tin từ Sở Giáo Dục Đào Tạo Bình Định ngày 29 tháng giêng năm 2007, trong nửa đầu năm học 2006-2007, toàn tỉnh đã
có 2.575 học sinh bỏ học (gồm 1.484 học sinh THPT, 1.035 học sinh THCS, 56 học sinh tiểu học) Theo báo Tuổi Trẻ ngày 19/04/2007, từ đầu năm học 2006-2007 toàn tỉnh Lâm Đồng có 1.820 học sinh ở bậc THCS và 930 học sinh bậc THPT bỏ học Ngoài ra còn có các tỉnh khác như Gia Lai, Sóc Trăng, Quảng Nam cũng đột biến học sinh bỏ học
Sự kiện này có thể được xem là một dấu hiệu đáng quan ngại, vì trong khi đất nước được xem là ngày càng phát triển thì số học sinh thôi học lại tăng, gây ra sự mất thăng bằng cho sự phát triển của quốc gia trong tương lai Tình trạng học sinh bỏ học ở mức độ cao như hiện nay tất yếu sẽ tồn tại một bộ phận lao động có trình độ thấp trong tương lai, ảnh hưởng trực tiếp tới mặt bằng trình độ dân trí chung, hơn nữa sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển nhân lực, đào tạo nhân tài của đất nước
Trong cuộc điều tra tiêu chuẩn mức sống Việt Nam năm 1997-1998 của tổng cục thống kê Việt Nam thực hiện năm 1999, có một số lượng lớn học sinh trong độ tuổi đến trường không tham gia học tập, tìm ra có bốn nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiện tượng này
Trang 21Bảng 2.3 Phần Trăm Xã Có Trẻ Em Không Đến Trường Vì Những Lí Do Sau
ĐVT: %
cơ sở
Trung học phổ thông
18,38
76,89 60,82 47,01
35,37
72,80 56,71 39,62
50,27 Nguồn: Tổng cục thống kê (1999) Cuộc điều tra mức sống Việt Nam 1997-1998 Kinh tế khó khăn luôn là lí do chính ngăn trẻ em đến trường Trên 70% xã trong
có trẻ em không tham gia vào cấp trung học vì tài chính của gia đình
Lí do thứ hai là do năng lực học yếu, dẫn đến không thể vượt qua được kì thi cuối học kì, vì vậy chúng muốn rời khỏi trường Phần trăm của những xã có trẻ em không đến trường vì lực học yếu dao động từ 43,7% ở cấp tiểu học lên đến trên 60% ở cấp trung học cơ sở và 56,71% ở cấp trung học phổ thông
Một nhân tố quan trọng khác đóng góp vào tỷ lệ bỏ học là trẻ em phải đi làm phụ giúp gia đình Tỷ lệ của những xã có trẻ em rời khỏi trường vì phải đi làm tính khoảng 18,4% ở cấp tiểu học và gia tăng gấp đôi lên 50,27% ở cấp trung học phổ thông
Lý do cuối cùng liên quan đến trình độ giáo dục của cha mẹ Cha mẹ không quan tâm đến giáo dục của con cái họ được xem như là lí do quan trọng thứ hai về tỷ
lệ bỏ học của trẻ em, ước tính khoảng 52,96% ở cấp tiểu học Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi sẽ dễ dàng có những hành động và thói quen không lịch sự nếu chúng nhận được ít sự quan tâm của cha mẹ về việc học của chúng
2.2.3 Tình hình học sinh bỏ học ở Bình Dương
Theo thống kê đến 31/12/2006 cả nước có 16.649.196 học sinh đang theo học các lớp từ tiểu học đến trung học phổ thông Trong đó số học sinh đang học cấp tiểu học là 7.304.000 em và số học sinh đang học THCS là 6.371.260 em chiếm tỷ lệ 43,86%, chiếm tỷ lệ 38,26%
Trang 22Riêng tỉnh Bình Dương, trong năm học 2005-2006 số lượng học sinh các cấp đều tăng do tăng dân số cơ học (Báo cáo của Sở GD&ĐT Bình Dương), số học sinh trong tỉnh là 153.660 chiếm 0,92% cả nước, trong đó học sinh tiểu học là 69.231 học sinh, chiếm tỷ lệ 0,94% cả nước, học sinh trung học cơ sở là 55.467 học sinh, chiếm tỷ
lệ 0,87% cả nước
Tính chung cả nước tỉ lệ học sinh bỏ học rất cao tuỳ theo địa phương và bậc học Riêng ở Bình Dương năm học 2005-2006 tỉ lệ học sinh bỏ học : tiểu học 0,24%, trung học cơ sở : 3,18%, trung học phổ thông là 4,25% Trẻ em bỏ học góp phần làm tăng tỉ lệ tội phạm trên cả nước, theo thống kê của ngành công an có 45% tội phạm là
số học sinh bỏ học và hiện tại cả nước có khoảng 20.000 trẻ em trong độ tuổi đến trường lang thang bụi đời, tụ tập băng nhóm xã hội, đó chính là mầm mống của tội phạm đã và đang nảy sinh trong lứa tuổi vị thành niên
2.3 Tổng quan huyện Dĩ An
2.3.1 Đặc điểm tự nhiên
Huyện Dĩ An nằm ở trung tâm khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp 2 thành phố công nghiệp lớn là Biên Hoà và thành phố Hồ Chí Minh, gần sân bay quốc
tế Tân Sơn Nhất và cụm cảng Sài Gòn nên có đủ các điều kiện để phát triển kinh tế -
xã hội và là cửa ngõ quan trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc Dĩ An có 3 tuyến đường quan trọng đi qua là Quốc lộ 1, Quốc lộ 52 và tuyến đường sắt Bắc – Nam Dĩ An có 2 ga xe lửa quan trọng là ga Dĩ An và ga Sóng Thần Trong tương lai sẽ có một tuyến đường sắt xuất phát từ ga Sóng Thần đi Mỹ Tho để chuyên chở hàng hoá, trái cây từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ về các tỉnh miền Đông Nam Bộ Huyện Dĩ An có 6 xã và 1 thị trấn : xã Bình An, xã Đông Hoà, xã Tân Đông Hiệp, xã An Bình, xã Tân Bình, xã Bình Thắng và thị trấn Dĩ An Hiện tại Dĩ An có 5 KCN đã đi vào hoạt động là Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đường, Tân Đông Hiệp
A, Tân Đông Hiệp B Hiện tại Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh có phần lớn diện tích nằm trên địa phận huyện Dĩ An (xã Đông Hoà và xã Bình An) Diện tích tự nhiên của huyện là 6.010 ha, dân số là 219.382 người (số liệu đến ngày 31/12/2006) Huyện Dĩ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau
Trang 232.3.2 Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2006 của huyện như sau: tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 6.010 ha, được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau Đất đai trong huyện được chia theo mục đích sử dụng gồm có đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp
Bảng 2.4 Hiện Trạng Đất Đai Năm 2006
Tổng diện tích
Đất nông nghiệp
Cây hàng năm
Cây lâu năm
Đất phi nông nghiệp
6.010 1.793
450 1.343 4.217
100 29,83 7,49 22,34 70,17 Nguồn tin: Phòng Thống Kê Huyện Diện tích đất nông nghiệp là 1.793 ha chiếm 29,83% tổng diện tích đất, trong
đó đất trồng cây hàng năm là 450 ha chiếm 7,49% tổng diện tích và đất trồng cây lâu năm là 1.343 ha chiếm 22,34% tổng diện tích
Diện tích đất phi nông nghiệp là 4.217 ha chiếm 70,17% tổng diện tích đất
Phân bố dân cư trên địa bàn huyện
Hiện nay toàn huyện được chia thành 6 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Dĩ An, xã Tân Bình, xã Tân Đông Hiệp, xã Bình Thắng, xã Bình An, xã Đông Hoà và xã An Bình với
35 ấp (khu phố) Tình hình phân bố dân cư trong huyện giữa các xã và theo tình trạng
cư trú được thể hiện qua bảng dưới đây
Trang 24Bảng 2.5 Dân Số các Xã trong Huyện Phân Theo Tình Trạng Cư Trú Năm 2006
ĐVT: Người
KT1
Hộ khẩu KT2
Hộ khẩu KT3
28.179 7.640 14.562 7.093 15.333 11.581 10.175
1.030 1.042 5.473
381 2.190
827 1.525
29.039 3.812 22.568 3.560 17.031 5.868 27.330
Nguồn tin: Phòng Thống Kê Huyện Qua bảng 2.4 trên ta có thể thấy dân nhập cư cư ngụ ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện, tại xã Tân Đông Hiệp và xã Bình An có số hộ thuộc dạng KT3 cao, xã Tân Đông Hiệp chiếm 43,89% trong tổng số người thuộc diện KT3, xã Bình An chiếm 17,56% trong tổng số người thuộc diện KT3 trên toàn huyện
Tại Thị trấn Dĩ An, xã An Bình, xã Tân Đông Hiệp và xã Bình An có số người tạm trú ngắn hạn nhiều
2.3.4 Văn hóa xã hội
a) Y tế
Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và ưu tiên các đối tượng diện chính sách – dân nghèo, trong năm 2006 đã tổ chức khám, chữa bệnh cho 290.762 lượt người
Huyện đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền và phòng chống dịch bệnh, triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế., chương trình tiêm chủng
mở rộng luôn đạt 100% đối tượng phải chủng ngừa Các chương trình quốc gia về phòng chống lao, da liễu, bướu cổ, sốt rét đều được triển khai và thực hiện tốt Phối hợp tổ chức kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các hộ kinh doanh buôn bán, chế biến thực phẩm trên địa bàn, từng bước đưa công tác này vào nề nếp Có
Trang 256/6 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, đã cấp phép 127 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, chất lượng hoạt động của các trạm y tế ngày càng được nâng cao
Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, năm 2006 giảm tỷ suất sinh 0,5%, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 2,2% (năm 2005 là 2,15%) Xây dựng mạng lưới cộng tác viên ở các khu, ấp (127 cộng tác viên/35 khu ấp) Tư vấn được 12 cuộc với 420 lượt người dự Số cặp vợ chồng thực hiện kế hoạch hoá gia đình đạt 98,9% so với kế hoạch., tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm 1,57% so với năm 2005, đạt 98,3% so với kế hoạch
b) Giáo dục
Toàn huyện có 25 trường học từ mầm non đến phổ thông trung học với tổng số học sinh là 23.790 học sinh, trong đó nữ là 9.968 học sinh, chiếm 41,9% học sinh toàn huyện Tỷ lệ huy động trẻ đến trường các lớp đầu cấp tiểu học đạt 99,83% Kết quả học tập của học sinh được giữ vững, có 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học; 96% tốt nghiệp Trung học cơ sở và 92% tốt nghiệpTrung học phổ thông
Trong năm học đã đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo phục
vụ cho việc dạy và học, trang bị mới về cơ sở vật chất trường học
Việc tăng dân số cơ học trên địa bàn huyện dẫn đến số lượng học sinh tăng Trong năm học 2005-2006, quy mô giáo dục mầm non và phổ thông tiếp tục tăng so với năm học trước Mầm non tăng 2 trường là Mẫu giáo Hoa Hồng 2 và Mẫu giáo Hoa Hồng 3, bậc tiểu học trên địa bàn huyện tăng thêm 2 trường là Kim Đồng và Lê Quí Đôn
Trong lĩnh vực mầm non với 5 trường, 145 lớp học, 4.337 em Với chương trình cải cách các cháu được chăm sóc ngày càng tốt hơn, đặc biệt là trong việc giáo dục kiến thức, sức khỏe và dinh dưỡng
Trong khối tiểu học với 12 trường và 250 lớp học phân bổ khá hợp lí trên địa bàn, 7 phường xã, thị trấn đều có, thu nhận 8.971 học sinh niên học 2005-2006 Tỷ lệ huy động trẻ đến trường các lớp đầu cấp tiểu học đạt 99,83% Quy mô học sinh tiểu học có xu hướng tăng dần, từ 7.686 em năm 2001 tăng lên 8.971 em năm 2006 do việc tăng dân số cơ học
Trung học cơ sở với 5 trường, 148 lớp học đã tiếp nhận 6.508 học sinh niên học 2005-2006, học sinh khối này cũng có xu hướng gia tăng từ 5.100 em năm 2001 tăng
Trang 26lên 6.508 em năm 2006 Đã có 5 trong 7 xã, thị trấn có trường trung học cơ sở còn 2
xã chưa có Trung học phổ thông với 2 trường công lập và 1 trường bán công, xu thế học sinh trung học phổ thông cũng gia tăng từ 2.535 em năm 2001 tăng lên 3.974 em năm 2006
Tóm lại, ngành giáo dục trên địa bàn huyện phát triển khá so với các huyện trong tỉnh, điều kiện dạy và học cũng khá hơn, khối lượng học sinh huy động cao hơn
và chất lượng giáo dục đạt yêu cầu Tuy nhiên, hiện nay ngành còn tồn tại một số vấn
đề cần xem xét tính toán trong thời gian tới như: Nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu học tập của học sinh; tăng cường và trẻ hoá đội ngũ giáo viên
Một Số Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Việc Phát Triển Hệ Thống Giáo Dục Thuận lợi
Giáo dục ngày càng được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, được xem là quốc sách hàng đầu, là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, đóng vai trò quan trọng trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục
vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Giáo dục luôn được sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, xã hội hóa giáo dục từng bước được phát triển Hoạt động của Giáo dục luôn được sự quan tâm của toàn xã hội bởi Giáo dục là sự nghiệp trồng người
Khó khăn
Nhu cầu học tập ngày càng cao, phương thức dạy học ngày càng đổi mới, song
hệ thống trường lớp phát triển chưa đồng bộ giữa các địa phương, giữa các vùng, cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp thời
Nhìn từ góc độ kinh tế, đầu tư cho giáo dục có hiệu quả chậm nhưng tốn kém nhiều, đối tượng đầu tư rộng Tệ nạn xã hội mặc dù được các cấp quan tâm với nhiều biện pháp phối hợp ngăn chặn không để lây lan xâm nhập vào trường học, nhưng vẫn còn ảnh hưởng chưa tốt đối với thế hệ trẻ nhất là học sinh Chương trình giáo dục ít ổn định thường hay thay đổi chưa có tầm nhìn giáo dục từ xa, lâu dài
c)Văn hoá – thông tin
Tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kỷ niệm các ngày lễ lớn, đầu tư xây dựng các thiết chế văn
Trang 27hoá cơ sở (có 5/6 xã đã cắm mốc quy hoạch khu văn hoá thể thao, trong đó xã Tân Bình, An Bình, Đông Hoà đã được thông qua đề án chi tiết, nhà bia ghi danh liệt sĩ thị trấn Dĩ An đã thi công)
Tổ chức nhiều chương trình văn hoá văn nghệ, giao lưu tài tử, các hội thi mang sắc thái dân tộc thu hút hàng ngàn người xem, cổ vũ
Phong trào thể dục thể thao được tổ chức thực hiện với nhiều hoạt động phong phú Ngoài việc duy trì các điểm sinh hoạt thể dục dưỡng sinh, võ thuật, các câu lạc bộ cầu lông, tennis đã phát triển thêm được 26 điểm sinh hoạt Tỷ lệ nhân dân tham gia rèn luyện thân thể đạt 20,15%
Nhà thiếu nhi xã Tân Đông Hiệp được đầu tư ( kinh phí 639 triệu đồng ) và đưa vào sử dụng, thu hút đông đảo thanh thiếu niên đến sinh hoạt, vui chơi, đã đáp ứng phần nào nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân trên địa bàn
Toàn huyện có 25 đài, trạm cơ sở, tỷ lệ phủ sóng đạt trên 80% Trong năm phát sóng 1.245 giờ, đơn vị đã nâng cao chất lượng và thời lượng phát sóng, tạo thêm nhiều chuyên mục mới để kịp thời đưa tin phục vụ các nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội ở địa phương
Nhìn chung, trong năm 2006 công tác thông tin, tuyên truyền đã được tổ chức thực hiện tốt, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng nâng cao về chất lượng với nhiều loại hình hoạt động phong phú, đa dạng đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đạt được những kết quả đáng
kể Công tác quản lý văn hoá được tăng cường, các thiết chế văn hoá được quan tâm
và triển khai thực hiện
Trang 282.3.5 Về kinh tế
a) Sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất thực hiện 9.262 tỷ đồng, tăng 42,6 % so với năm 2005 và đạt 107,55 % so với kế hoạch năm Trong đó, các cơ sở cá thể tăng 101,97 %; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 48,97 %; Doanh nghiệp tư nhân tăng 23,5%, Công ty TNHH và Công ty cổ phần tăng 31,99%; Doanh nghiệp Nhà nước tăng 4,79%
Toàn huyện có 5 khu công nghiệp, tổng diện tích quy hoạch 726,8 ha đã giải toả được 684,8 ha, đạt tỷ lệ 94% và 3 cụm công nghiệp với diện tích quy hoạch 104 ha, đã giải toả được 102 ha, đạt tỷ lệ 72,85% Đến nay các KCN đã thu hút 156 dự án với vốn đầu tư 362,43 tỷ VNĐ và 44.767.768 USD Về cụm công nghiệp đã thu hút 6 dự án với số vốn đầu tư 74 triệu USD Khu dân cư & Siêu thị Đông Hoà giải tỏa đạt 90%, đã xây dựng và triển khai bố trí tái định cư Tổng số dự án giải toả trên địa bàn để phục
vụ cho các dự án quốc gia, TP HCM, tỉnh, địa phương là 15 dự án, với số diện tích phải giải toả là 959 ha, số hộ nằm trong dự án giải toả là 1.638 hộ, đã giải toả được
776 ha, số hộ chấp hành giải toả là 543 hộ
Ngành điện: đã đầu tư dự án nâng cấp lưới điện sinh hoạt cho nhân dân với kinh phí 6,2 tỷ đồng Tiếp nhận 17 công trình điện do nhân dân đầu tư với giá trị vốn còn lại là 508,563 triệu đồng Đang thi công trạm điện 110KVA Bình An và đền bù giải toả thi công trạm Tân Đông Hiệp với tổng kinh phí 143 tỷ đồng
Khai thác khoáng sản: Hiện nay toàn huyện có 09 đơn vị được khai thác khoáng sản với doanh thu đạt 122 tỷ đồng, đa số các đơn vị áp dụng vật liệu nổ mới cho nên hạn chế chấn động địa chất khắc phục được tình trạng ảnh hưởng đến môi trường
Vấn đề xử lý rác: Đã được UBND huyện lập dự án để triển khai tại xã Tân Bình Về chương trình rác dân lập có 60% số hộ, 100% các tổ chức đơn vị đăng kí tham gia Trên các tuyến đường trung ương, tỉnh, huyện, thường xuyên được tổ chức thu gom quét don rác nạo vét và khơi thông hệ thống thoát nước, trồng cây xanh, đầu
tư thêm hạ tầng kỹ thuật đã góp phần phục vụ việc đi lại cho nhân dân tốt hơn
Để góp phần vào môi trường xanh, sạch, trong năm đã tổ chức trồng mới gần 4
ha cây xanh, tuy nhiên tỷ lệ độ che phủ cây xanh tiếp tục bị giảm do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra
Trang 29b) Thương mại - dịch vụ
Chủ yếu là dịch vụ kinh doanh giải trí, phòng trọ, bưu điện, kinh doanh mua bán Tổng số hộ đăng ký kinh doanh thương mại dich vụ là 8.230 hộ với số vốn 250,469 tỷ đồng (trong đó năm 2005 cấp mói 956 hộ với số vốn 60,3 tỷ đồng) Tổng doanh thu trong năm đạt 1.716 tỷ đồng, tăng 23,28% so với năm 2005, trong đó thương nghiệp tăng 22,98%, khách sạn nhà hàng tăng 25,19%, dich vụ khác tăng 24,24%
Riêng dich vụ bưu chính viễn thông tổng số đại lý trên địa bàn là 320 đại lý Năm 2003 đã phát triển 4 điểm bưu điẹn văn hoá (Bình An, Tân Bình, Tân Đông Hiệp,
Dĩ An) Hiện nay, bình quân số người sử dụng điện thoại trên địa bàn là 12,6 máy/100 dân
c) Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 là 16,7 tỷ đồng, đạt 91,2% so với kế hoạch, giảm 11,8% so với năm 2003 Tổng diện tích gieo trồng đạt 835 ha, về tình hình sâu bệnh diễn ra trên địa bàn không lớn và mức độ gây thiệt hại nhẹ
Về chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm giảm từ 27,6 đến 33%, nguyên nhân do các gia đình chuyển sang làm dịch vụ, mặt khác môi trường chăn nuôi không thuận lợi, vì
đô thi hoá nên đàn gia súc có giảm
Kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm đạt 100% kế hoạch năm Tiêm phòng bệnh đạt 40% Đa số các hộ kinh doanh chấp hành tốt việc đưa gia súc vào lò giết môt tập trung, qua kiểm tra chưa phát hiện các trường hợp vi phạm
d) Công tác quản lý đô thị
Để thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, huyện đã ban hành các quyết định quy định tạm thời về quản lí đô thị, hành lang bảo vệ đường bộ các tuyến đường huyện quản lý, công bố 6 dự án quy hoạch đầu tư trên địa bàn Thành lập các tổ chức phục vụ cho công tác quản lí đô thị từ huyện đến xã, thị trấn, xây dựng các tổ tự quản về trật tự
đô thị và an toàn giao thông, nhìn chung tình hình trật tự đô thị được chấn chỉnh ổn định bước đầu
Lắp đặt 07 chốt đèn giao thông và xây gờ giảm tốc độ tại các giao lộ, đặt 485 biển báo, đầu tư và sửa chữa hệ thống chiếu sáng trên các tuyến đường Đầu tư trồng cây xanh, hoa viên, xây dựng chương trình thoả thuận với các chủ đầu tư khu công
Trang 30nghiệp, khu dân cư, các nhà doanh nghiệp để chỉnh trang đầu tư tại các đơn vị Kết quả trên đã góp phần thay đổi bộ mặt của địa phương, nhân dân phấn khởi Tuy nhiên, so với vị trí và sự phát triển kinh tế của địa phương công tác chỉnh trang đô thị vẫn chưa ngang tầm, tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn chưa thật sự ổn định
e) Về thu chi ngân sách
Thu mới ngân sách 107 tỷ 164 triệu đồng, đạt 124% so với dự toán toàn tỉnh giao và bằng 116% Nghị quyết HĐND huyện thông qua, tăng 24% so với năm 2005 Trong đó nguồn thu do huyện trực tiếp quản lí là 53 tỷ 558 triệu đồng, đạt 130% dự toán UBND tỉnh giao và bằng 110% Nghị quyết HĐND huyện thông qua, tăng 43% so với năm 2005 Phần thu đưa vào cân đối ngân sách huyện được hưởng là 29 tỷ 76 triệu đồng
Kết quả thu các nguồn quỹ: Quỹ “An ninh quốc phòng” thu 730 triệu, đạt 128% chỉ tiêu huyện giao; Quỹ “Lao động công ích” 1 tỷ 481 triệu đồng, đạt 119% chỉ tiêu tỉnh giao; Quỹ “Phòng chống lụt bão” 200 triệu đồng, đạt 82% chỉ tiêu tỉnh giao Các nguồn thu ngân sách hàng năm được chi 100% cho các hoạt động của huyện
Trang 31CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Các khái niệm
a) Đô thị hóa
Bao hàm 3 phương sách:
Biến đổi một khu vực nông thôn thành một đô thị bằng cách xây dựng đường
sá, nhà ở, trang thiết bị và tạo ra các hoạt động thương mại, công nghiệp
Đưa người ở nông thôn vào đô thị
Quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các khu đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển xã hội
b) Giáo dục
Được quan niệm theo 2 nghĩa
Theo nghĩa rộng: Giáo dục chỉ sự bồi dưỡng nói chung, bao gồm từ giáo dục mầm non đến phổ thông, đại học và dạy nghề
Theo nghĩa hẹp: Giáo dục chỉ sự bồi dưỡng, phát triển con người toàn diện ở bậc học mẫu giáo và phổ thông
Tác giả Bùi Minh Hiền định nghĩa về giáo dục như sau: “Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, có nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ thành những người phục vụ đắc lực cho sự phát triển của xã hội”(A.G Covaliop)
Tác giả Jean Piaget nhà tâm lý học lớn giải đáp các vấn đề về giáo dục thì:
“Giáo dục, đó là thích nghi con người vào môi trường xã hội xung quanh”
Theo giáo trình Giáo dục học đại cương thì giáo dục được hiểu theo những nghĩa sau:
Giáo dục được hiểu theo nghĩa xã hội học “Bao gồm quá trình hình thành nhân cách con người dưới tác động, ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
Trang 32xung quanh con người và dưới ảnh hưởng của hoạt động chuyên môn có mục đích của nhà giáo dục”
Giáo dục được hiểu theo nghĩa của giáo dục học
Theo nghĩa rộng “Là quá trình hình thành con người dưới ảnh hưởng của tác động có mục đích có tổ chức có kế hoạch của nhà giáo dục trong các cơ quan giáo dục chuyên biệt”
Theo nghĩa hẹp “Là quá trình nhằm tạo ra cơ sở khoa học của thế giới quan lý tưởng đạo đức thái độ thẩm mỹ đối với con người kể cả việc phát triển nâng cao thể chất” (Vũ Thị Sai)
Nghĩa hẹp nhất “Là quá trình tạo ra cơ sở khoa học của thế giới quan, lý tưởng đạo đức và đặc biệt hình thành ở họ thói quen đạo đức”
Gillis, et.al (1996:256) định nghĩa ‘Giáo dục’ là tất cả các hình thức của học
hỏi của con người, về cơ bản có ba dạng giáo dục: giáo dục chính qui liên quan đến quá trình học tập tại các trường học, viện; giáo dục không chính qui liên quan các chương trình học diễn ra bên ngoài trường với khoảng thời gian học ngắn và cuối cùng
là hình thức học diễn ra ở bất cứ nơi đâu: ở nhà, công sở và ở địa phương
Hình thức học chính qui cung cấp các kiến thức và kỹ năng tổng quát quan trọng hơn, do đó hai hình thức còn lại chỉ mang tính bổ sung kiến thức chứ không thể thay thế cho giáo dục chính qui
Từ những khái niệm về giáo dục sinh viên nhận thấy, qua giáo dục cá nhân sẽ
có kiến thức, kỹ năng và sẽ có những nhận thức mới, khả năng hội nhập vào với môi trường tốt hơn, giúp cho đội ngũ lao động trẻ trở thành những người hỗ trợ đắc lực cho
sự phát triển của xã hội
c) Tăng trưởng kinh tế
Là sự gia tăng về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường
là 1 năm) Tăng trưởng kinh tế thường được đánh giá bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Hai chỉ tiêu này đều phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm cuối cùng và dịch vụ do các hoạt động của nền kinh tế tạo ra
Trang 33d) Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là sự biến đổi nền kinh tế về mọi mặt, bao gồm sự biến đổi qui mô sản lượng của nền kinh tế, sự biến đổi cơ cấu kinh tế và sự biến đổi về mặt xã hội của con người
Phát triển toàn diện con người là tư tưởng giáo dục (GD) của thời đại, là mục tiêu tổng quát của nền GD Việt Nam, là yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa hoc- công nghệ, của nền kinh tế tri thức GD có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy nguồn lực con người, phát triển tiềm năng của con người, là đòn bẩy mạnh mẽ nhất mà chúng ta cần có để tiến vào tương lai đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế tri thức
e) Khái niêm di cư-nhập cư
Khái niệm di cư
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về di cư và cũng rất khó để đưa ra một định nghĩa thống nhất Vì vậy, mỗi tổ chức, cá nhân sẽ định nghĩa tùy thuộc vào các khía cạnh mà học nhìn nhận vấn đề Dưới đây là một số định nghĩa về di cư mà các nhà khoa học đã đưa ra trong quá trình nghiên cứu của mình
Theo từ điển về dân số học của Liên Hiệp Quốc (1985) di cư là một hình thức
di chuyển về không gian của cư dân giữa một đơn vị địa lí này và một đơn vị địa lí khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định
Theo tác giả Lee (1996) thì di cư như là “sự thay đổi cố định nơi cư trú” (Dẫn
lại theo David Lucas và Paul Meyer Nhập môn nghiên cứu dân số)
Theo tác giả Paul Shaw thì “Di dân là hiện tượng di chuyển khỏi tập thể từ một địa điểm địa lý này đến một địa điểm địa lý khác, trên cơ sở quyết định của người di
cư, dựa vào một loạt các giá trị trong hệ thống các mối quan hệ qua lại của người di
cư” (Dẫn lại theo Thông tin khoa học Lao động và Xã hội Tổng luận khoa học Di dân
tự do Hà Nội, 1993)
“Di cư là hiện tượng di chuyển nơi cư trú từ đơn vị hành chính lãnh thổ này sang đơn vị hành chính lãnh thổ khác thông thường trong một khoảng thời gian tương đối dài gắn liền với việc tìm kiếm những khả năng tồn tại, phát triển một cá nhân hay một cộng đồng nhất định” (Tiến và Ngọc,2000)
Trang 34“Di cư còn gọi là di trú, là thuật ngữ mô tả quá trình di chuyển dân số hoặc đó
là quá trình con người rời bỏ hoặc hội nhập vào một đơn vị hành chính nhất định” (Tài, 1998)
Khái niệm nhập cư
Nhập cư là hiện tượng con người di chuyển từ một đơn vị hành chính nào đó sang một đơn vị hành chính xác định, mang những đặc trưng quy định về không gian
và thời gian nhất định Việc chuyển đến này gắn liền với việc tìm kiếm các điều kiện, khả năng tồn tại của một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó Hay nói cách khác những người dân di cư đến một nơi nào đó gọi là dân nhập cư
Dân nhập cư
Trong đề tài này nghiên cứu những hộ gia đình nhập cư thuộc diện tạm trú dài hạn (KT3) hoặc tạm trú ngắn hạn (KT4) tại huyện Dĩ An có con trong độ tuổi cấp 2 còn đi học hoặc nghỉ học
3.1.2 Cầu về giáo dục
Theo E.O.Edwards (1973) Nhu cầu về một mức giáo dục đủ làm cho một cá nhân đủ tư cách vươn tới các cơ hội có việc làm ở khu vực hiện đại liên quan tới hoặc được quyết định bởi ảnh hưởng phối hợp của bốn biến số sau:
- Chênh lệch về tiền lương và /hoặc thu nhập giữa những việc làm trong khu vực “hiện đại” và những việc làm ở khu vực truyền thống Việc đi vào các việc làm trong khu vực hiện đại tuỳ thuộc trước hết vào trình độ học vấn đã hoàn tất, trong khi các cơ hội kiếm được thu nhập trong khu vực truyền thống không có những yêu cầu
cố định về giáo dục Chênh lệch thu nhập giữa khu vực hiện đại với khu vực truyền thống càng lớn thì cầu về giáo dục càng lớn Do đó, mối quan hệ phụ thuộc thứ nhất nói lên rằng, cầu về giáo dục có liên quan tỉ lệ thuận với mức chênh lệch tiền lương giữa các khu vực hiện đại và truyền thống
- Khả năng thành công trong khi tìm việc làm ở khu vực hiện đại Một cá nhân hoàn thành được nội dung học ở trường cần thiết cho việc tiếp cận thị trường lao động khu vực hiện đại, trên thực tế sẽ có khả năng kiếm được việc làm trả lương cao ở thành phố
- Chi phí trực tiếp của cá nhân cho giáo dục Ở đây chúng ta nói về những chi phí tiền túi phổ biến để trả tiền đào tạo một cháu bé Những chi phí này bao gồm học
Trang 35phí, sách vở, áo quần và các khoản chi có liên quan khác Cầu về giáo dục sẽ tỷ lệ ngược với những chi phí trực tiếp ấy, tức là học phí và các khoản có liên quan khác càng cao thì cầu về gíáo dục của cá nhân sẽ càng thấp khi mọi yếu tố khác là như nhau
- Chi phí gián tiếp hoặc “chi phí cơ hội” cho giáo dục Đầu tư giáo dục cho một cháu bé bao gồm không chỉ những chi phí trực tiếp trả bằng tiền túi cho việc giáo dục
đó, nhất là khi cháu bé đến tuổi có thể góp phần sản xuất để tăng thêm thu nhập cho gia đình Ví dụ, bằng việc tiếp tục học lên trung học, một học sinh đã học xong cấp một trên thực tế đang từ bỏ khoản thu nhập bằng tiền mà chắc rằng mình có thể kiếm được, hoặc từ bỏ một sản lượng mà mình có thể sản xuất cho nông trại của gia đình trong suốt những năm học trung học Những chi phí cơ hội này cũng phải được coi là một biến số tác động đến cầu trong giáo dục Mối quan hệ này lại cũng là quan hệ nghịch, nghĩa là chi phí cơ hội càng lớn thì cầu trong giáo dục càng thấp
3.1.3 Sự không chắc chắn về nghề nghiệp: Tự nguyện nghỉ học và thi rớt
Mô hình bỏ học mà Manski (1989) xây dựng cho rằng kết quả của việc đi học,
bỏ học hay hoàn tất việc học là không biết trước được Việc đăng ký nhập học là do chúng ta quyết định nhưng hoàn tất việc học sẽ do khả năng hay năng lực của học sinh quyết định bởi vì học sinh sẽ bỏ học trước khi khoá học kết thúc một khi nhận thấy không có khả năng hoàn tất môn học Lời bình luận này có ích cho các nhà hoạch định chính sách vì không có gì đảm bảo cho việc làm giảm hiện tượng bỏ học kể cả chương trình học bổng hay trợ giúp học phí
Bởi vì đầu tư nguồn nhân lực là lý thuyết hành vi các nguyên nhân về cầu giáo dục, nên có thể tạo ra một số tác động không tốt cho xã hội như sự bất công trong giáo dục và thu nhập Thông thường chi phí giáo dục phải thực hiện trước trong khi thu nhập trong tương lai là không biết chắc, dẫn đến việc người nghèo không có khả năng cho trẻ em đến trường, đặc biệt ở những nước đang phát triển với hệ thống tài chính còn rất yếu kém Chính vì thế, nảy sinh sự hình thành vai trò của trường công với sự
hỗ trợ chi phí giáo dục từ phía chính phủ Thêm vào đó là sự gia tăng phúc lợi xã hội cũng như các ngoại tác tích cực khác do giáo dục cộng đồng mang lại nên chính phủ
có động cơ can thiệp vào lĩnh vực giáo dục Cơ bản có 4 loại hình thức mang tính can
Trang 36sách cải thiện chất lượng giáo dục Tuy nhiên, có một vài sự tranh luận cho rằng sự can thiệp của chính phủ là không hiệu quả
Tiếp theo là một số kết quả của các bài nghiên cứu trước đây về giáo dục của Việt Nam
Thứ nhất là của Behman và Knowles (1999) nghiên cứu tác động của thu nhập gia đình lên việc học của trẻ em Kết quả là thu nhập bố mẹ càng cao thì chất lượng và chiều dài giáo dục của con cái họ càng cao, tác động của chi phí giáo dục lên đăng kí nhập học là không rõ ràng
Tiếp theo là bài của Lê Văn Chơn (2000) về các yếu tố hình thành quyết định giáo dục cấp hai và ba cho trẻ em ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em càng lớn tuổi càng ít cơ hội đến trường, ảnh hưởng của trình độ giáo dục của bố mẹ lên trình độ giáo dục của con cái là đáng kể và có sự phân biệt học tập theo giới tính nghiêng sự bất công về nữ Trẻ em tham gia thị trường lao động hầu như không muốn
đi học và thu nhập gia đình có tác động mạnh lên quyết định đầu tư giáo dục cho trẻ
em
3.1.4 Vấn đề chính sách
Nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng quyết định nhập học ở trường có tương quan thuận với đặc điểm gia đình điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn dẫn đến sự bất bình đẳng từ thế hệ này đến thế hệ khác Trẻ em ở gia đình nghèo sẽ có áp lực rời khỏi trường sớm
vì cha mẹ của chúng không có đủ khả năng tài chính để trang trải cho việc học Những đứa trẻ này làm việc với một vị trí không thuận lợi trong thị trường lao động vì trình
độ thấp Kết quả là con cái của chúng lại có một trình độ thấp và lại nghèo vì những lí
do tương tự Mặt khác, nếu không có sự can thiệp công cộng, một sự bất bình đẳng sẽ
có xu hướng gia tăng từ thế hệ này đến thế hệ khác
Vì vậy, các nhà lập chính sách và các nhà xã hội học cố gắng tìm ra những biện
pháp để phá vỡ vòng bất bình đẳng giữa các thế hệ
Lợi ích xã hội: Một sự đầu tư vào giáo dục không chỉ đem lại kết quả làm gia tăng thu nhập cá nhân mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội Trên quan điểm xã hội, một sự tính toán lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế khuyến khích chính phủ đầu tư
Trang 37cho giáo dục Thứ nhất, đối với xã hội lợi ích bằng tiền của đầu tư giáo dục cho xã hội bao gồm khoản thu nhập cá nhân và thuế thu nhập cá nhân đóng góp vào ngân sách Nhà nước Đối với hộ gia đình hay cá nhân, lợi ích thu hồi của giáo dục chính là thu nhập cá nhân thuần sau thuế trong khi thuế thu nhập đóng góp vào phúc lợi xã hội Thứ hai, giáo dục là nền tảng trong tiến trình phát triển Với trình độ cao, con người có thể cập nhật được những thông tin, tiếp thu sự thay đổi công nghệ và áp dụng được kỹ thuật sản xuất mới một cách nhanh chóng, tất cả những điều đó được xem là một nguồn tài nguyên mới ngày nay (Haddad, 1995) Con người có trình độ cao không chỉ làm gia tăng thu nhập của họ mà còn cải tiến hoạt động sản xuất Nhiều nghiên cứu chỉ
ra rằng số năm đi học của con người gia tăng sẽ làm gia tăng của cải và tỉ lệ tăng trưởng kinh tế (Work Bank, 2002) Trong sản xuất, giáo dục cũng tạo ra những ngoại tác tích cực, những người có trình độ học vấn cao hơn sử dụng vốn vật thể khéo léo hơn người có trình độ thấp hơn và do đó có khả năng cải tiến kỹ thuật hay sáng chế ra những phương pháp sản xuất hiệu quả hơn, những người có học vấn cao có khuynh hướng làm tăng năng suất trung bình của các người thợ làm việc bên cạnh họ Giáo dục còn có quan hệ mật thiết với việc giảm nghèo ở những quốc gia đang phát triển Nền giáo dục cơ bản có thể làm cho người nghèo học về cách cư xử văn minh, lịch sự, bày tỏ nguyện vọng của họ,có ý thức bảo vệ tài sản công cộng Phụ nữ nghèo thường gánh trên vai trách nhiệm công việc gia đình bao gồm cả những hoạt động bên trong
và ngoài gia đình, vì vậy họ nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chiến lược giảm nghèo, đặc biệt những chương trình giáo dục phụ nữ ở những hộ nghèo Rút ngắn sự chênh lệch trình độ giữa nam giới và nữ giới hướng đến việc nâng cao trình độ cho nữ giới không chỉ gia tăng thu nhập, khả năng làm việc mà còn cải thiện sức khoẻ của họ, giảm tỷ lệ
tử vong trẻ sơ sinh bởi vì họ có kiến thức về sức khoẻ và dinh dưỡng, và những lợi ích cho cả thế hệ hiện tại và tương lai Hơn nữa, phụ nữ có trình độ học vấn cao có xu hướng tham gia vào thị trường lao động đóng góp vào hiệu quả kinh tế bởi vì tiền lương ở thị trường cao hơn tiền lương mờ khi làm công việc gia đình, những phụ nữ có trình độ cao thường có ít con hơn làm giảm áp lực dân số giảm được sự tác động lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (1999) dựa trên một nghiên cứu 45 quốc gia đang phát triển đã khám phá ra rằng trung bình
Trang 38có 144/1000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong là con của người mẹ mù chữ, 106/1000 trẻ chết
có mẹ ở trình độ tiểu học và giảm xuống 68/1000 trẻ chết có mẹ ở trình độ phổ thông
Từ những lợi ích của giáo dục, cá nhân có thể xem xét những lợi ích để quyết định nên hay không nên đầu tư vào giáo dục cho chính họ và cho con cái họ, và lý do công bằng cũng được tính đến, chính phủ đã khuyến khích học tập bằng cách tăng chi tiêu cho giáo dục cùng với nhiều chính sách can thiệp Kết quả là, ngân sách giáo dục
ở nhiều nước đang phát triển không ngừng tăng lên, từ 15% tăng lên đến 27% trong tổng chi tiêu của chính phủ trong những năm 1980 (Todaro, 1994)
Về cơ bản, có 4 chính sách can thiệp chính đã được áp dụng trong lĩnh vực giáo dục Đó là chính sách giáo dục bắt buộc, trợ cấp, chính sách giá và chính sách cải thiện chất lượng giáo dục
Chính sách giáo dục bắt buộc: Chính sách này được áp dụng phổ biến ở mọi nơi trên
thế giới Nó đòi hỏi giáo dục phải hướng tới một mức độ nhất định bằng cách buộc cha
mẹ phải cho con họ được đi học đầy đủ đặt dưới sự thi hành luật Trong trường hợp này, những khoản chi phí giáo dục được tài trợ đầy đủ bởi ngân sách chính phủ
Mục tiêu của chính sách là phổ cập giáo dục để có một sự cân bằng trong phân phối thu nhập và để bù vào sự chênh lệch trong kiến thức (Edward and Bedi, 2000) Theo nghiên cứu của Ranasinghe’s (1999), có 2 trường phái bàn về vấn đề này Đầu tiên là
lý lẽ từ các nhà lập chính sách cho rằng khó để thực hiện giáo dục bắt buộc một cách hoàn toàn bởi vì phải có một cơ chế có hiệu lực để kiểm tra xem liệu các bậc cha mẹ
có cho con họ đến trường và phải có một hình phạt cho cha mẹ khi không chấp hành luật Một lý lẽ khác từ những cá nhân cho rằng sự thất bại của chính sách này sẽ xảy ra khi những cá nhân nhận ra chiều dài học tập của họ ít hơn chiều dài bắt buộc Một vấn
đề then chốt là xác định chiều dài của giáo dục phổ cập: giáo dục tiểu học hay cao hơn đến giáo dục phổ thông Hơn nữa, nguồn tài chính để thực hiện chính sách này cũng là một vấn đề quan trọng khi ngân sách chính phủ hạn chế
Chính sách trợ cấp: Tất cả những chính sách trợ cấp giáo dục có thể được chia thành
trợ cấp chung và trợ cấp cho cá nhân cụ thể Một hình thức của trợ cấp chung là chính sách giáo dục miễn phí mang lại lợi ích cho tất cả mọi người trong độ tuổi đến trường trong khi trợ cấp cho cá nhân cụ thể chỉ đem lại lợi ích cho những người được chọn
Trang 39nhận trợ cấp như học bổng và cho vay lãi suất thấp Mục tiêu chung không được kể đến của hình thức là làm giảm gánh nặng chi phí giáo dục và do đó khuyến khích học sinh học đầy đủ hơn nếu họ phải quyết định chiều dài học tập bao lâu trong trường hợp không có trợ cấp Tuy nhiên, mỗi hệ thống trợ cấp có những thuận lợi và bất lợi riêng của nó Chính sách này sẽ không thu hút những người đã rời trường sớm vì những lí
do khác Ví dụ, họ không có khả năng chi trả cho những khoản chi phí thiết yếu lớn hơn chi phí trực tiếp đến trường mặc dù sau đó được tối thiểu hoá bởi sự can thiệp chính sách, ít có động cơ thúc đẩy học sinh Dưới sự giả định có sự tương quan thuận của tầng lớp gia đình lên quyết định nhập học, một tỉ lệ lợi ích lớn hơn từ giáo dục miễn phí sẽ được dồn lại cho những học sinh thuộc gia đình giàu có hơn
Việc thực hiện chính sách trợ cấp cho cá nhân cụ thể đòi hỏi phải xác định được những người thực sự có nhu cầu trợ cấp và trợ cấp cho họ Nhưng nó là một nhiệm vụ khó trong việc xác định ra nhóm ít cơ hội trong việc tiếp cận giáo dục Tuy nhiên chính sách này có thể đem lại kết quả mong muốn làm giảm sự chênh lệch kiến thức giữa nhóm ít cơ hội học tập và nhóm có nhiều cơ hội học tập hơn cũng như làm gia tăng chiều dài học tập của cả hai nhóm và vì vậy chiều dài học tập trung bình của xã hội sẽ gia tăng (Ranasinghe, 1999)
Nói chung, hai hình thức trợ cấp giáo dục mô tả ở trên không phải là một hệ thống thích hợp để khuyến khích học tập hiệu quả hơn và khuyến khích học sinh học đầy đủ hơn
Chính sách giá: Có nhiều giá khác nhau cho việc học: Tiền học phí hàng năm, những
giá cho dụng cụ học tập khác nhau mà cha mẹ phải mua như là đồng phục, sách, vở, viết, và giá 1 giờ hoặc 1 ngày của thời gian trẻ em đến trường, hay nói cách khác là chi phí cơ hội bị mất khi trẻ em rời khỏi gia đình để đi học (Glewwe and Grosh, 2000) tiền học phí phải được nộp nếu trẻ em đi học; trong khi đó hộ gia đình có thể giảm bớt những khoản chi phí khác tùy thuộc vào khả năng tài chính của họ
Một vài quốc gia như Srilanka cung cấp giáo dục công cộng miễn phí ở tất cả các cấp học cho nhiều năm học hàm ý trợ cấp hoàn toàn (Ranasinghe, 1999) Những quốc gia khác tính vào phí ở mức độ vừa đủ để bù lại những chi phí mà chính phủ đã
bỏ ra để cung cấp dịch vụ giáo dục Sự thiết lập phí học tập gây ra tình thế tiến thoái