1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ VIỆC XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI TP.HỒ CHÍ MINH

73 190 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 485,96 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ VIỆC XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI TP.HỒ CHÍ MINH VÕ MINH HIẾU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ VIỆC XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

CỦ CHI TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ MINH HIẾU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 10/2007

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Thành kính ghi ơn Cha, Mẹ người đã sinh thành dưỡng dục và hy sinh cuộc

đời cho chúng tôi Những gì tôi đạt được hôm nay là nhờ công ơn Cha, Mẹ

Chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm và quý thầy cô

giáo khoa kinh tế đã tận tình giảng dạy và hỗ trợ tôi trong suốt thới gian học tập và

quá trình thực hiện đề tài này

Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến thầy giáo Đặng Thanh Hà đã

tận tình chỉ dạy trong suốt thới gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp

Xin chân thành cám ơn các cô chú trong Hội nông dân cùng toàn thể 60 hộ gia

đình chăn nuôi heo tại Huyện Củ Chi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình

khảo sát và điếu tra

Xin cám ơn toàn thể các bạn sinh viên lớp phát triển nông thôn và khuyến

nông TC03PT cùng toàn thể bạn bè thân hữu đã chia sẽ những vui buồn và giúp đỡ

động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài

Võ Minh Hiếu

Trang 3

MỤC LỤC

NỘI DUNG TÓM TẮT 1

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 2

1.1 Đặt vấn đề 2

1.2 Mục Đích và Nôi Dung Nghiên cứu 3

1.2.1 Mục đích 3

1.2.2 Nội dung nghiên cứu 3

1.3 Phạm vi và Thời gian nghiên cứu 3

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu 3

1.3.2 Thời gian 3

1.4 Giới hạn của đề tài 3

1.5 Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN 5

2.1 Đặc điểm tự nhiên 5

2.1.1 Vị trí địa lí 5

2.1.2 Địa hình 5

2.1.3 Thổ nhưỡng 7

2.1.4 Khí hậu 7

2.1.4.1 Nhiệt độ 8

2.1.4.2 Ánh sáng 8

2.1.4.3 Chế độ mưa 8

2.1.4.4 Chế độ gió 8

2.1.5 Nguồn nước – Thủy văn 9

2.1.5.1 Nước mặt 9

2.1.5.2 Nước ngầm 9

2.1.6 Thảm thực vật 10

2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 10

2.2.1 Tình hình dân số lao động 10

Trang 4

2.2.1.1 Dân số 11

2.2.1.2 Lao động 11

2.2.2 Văn hoá - Đời sống 11

2.2.3 Y tế 11

2.2.4 Giáo dục – Đào tạo 11

2.2.5 Cơ cấu đất đai năm 2006 12

2.2.6 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp 13

2.2.6.1 Trồng trọt 13

2.2.6.2 Chăn nuôi 14

2.2.7 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm 14

2.2.8 Cơ cấu sử dụng đất và công tác lập đồ án qui hoạch 14

2.2.8.1 Cơ cấu sử dụng đất 14

2.2.8.2 Công tác lập đồ án qui hoạch 15

2.2.9 Cơ sở hạ tầng 15

2.3 Đánh giá tình hình cơ bản 15

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 Vai trò của kinh tế hộ gia đình 17

3.2 Đóng góp của ngành chăn nuôi trong kinh tế hộ 17

3.3 Tăng trưởng chăn nuôi của kinh tế hộ với vấn đề môi trường 18

3.4 Tác động của chất thải chăn nuôi đến môi trường như thế nào? 19

3.4.1 Nhiễm không khí do khí thải chăn nuôi 19

3.4.2 Ô nhiễm đất do chất thải chăn nuôi 19

3.4.3 Ô nhiễm nguồn nước do chất thải chăn nuôi 19

3.5 Một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi 20

3.5.1 Xử lý phân hữu cơ 20

3.5.2 Hầm Biogas (Khí sinh học) 21

3.5.2.1 Khí sinh học là gì? 21

3.5.2.2 Thiết bị khí sinh học 22

3.5.2.3 Các kiểu hầm ủ Biogas 22

Trang 5

3.5.2.4 Tầm quan trọng của công nghệ Biogas 22

3.6 Một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo khác 24

3.6.1 Ao sinh học 24

3.6.2 Bể lắng 24

3.6.3 Hồ sinh học 24

3.6.4 Khử mùi hôi bằng các chế phẩm Enzyme 24

3.7 Phương pháp nghiêm cứu 25

3.7.1 Thu thập số liệu sơ cấp từ các hộ nông dân 25

3.7.2 Thu thập số liệu thứ cấp 25

3.7.3 Phương pháp tính toán tổng hợp 25

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 Tình hình phát triển chăn nuôi ở Huyện Củ Chi 28

4.1.1 Số lượng và chất lượng đàn heo 28

4.1.2 Những quy định liên quan đến bảo vệ môi trường trong chăn nuôi 28

4.1.3 Hệ thống cơ quan quản lý môi trường 29

4.1.4 Hệ thống quản lý, dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi 29

4.1.4.1.Hệ thống khuyến nông 29

4.1.4.2 Hệ thống thú y 30

4.1.4.3 Kênh tiêu thụ sản phẩm của nông hộ 30

4.2 Hiện trạng chăn nuôi heo ở các hộ điều tra trên địa bàn Huyện Củ Chi 31

4.2.1 Thông tin tổng quát về chủ hộ điều tra 31

4.2.1.1 Thành phần Chủ Hộ 31

4.2.1.2 Giới tính chủ hộ 31

4.2.1.3 Trình độ văn hóa của chủ hộ 32

4.2.1.4 Kinh nghiệm chăn nuôi của hộ 32

4.2.1.5 Trình độ chuyên môn 33

4.2.2 Các nhân tố tác động đến sản xuất nông hộ 33

4.2.2.1.Quy mô chăn nuôi các hộ điều tra 33

4.2.2.2 Loại hình chăn nuôi của hộ 35

Trang 6

4.2.2.3 Mức độ tiếp thu thông tin và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật khuyến nông.35

4.2.2.4 Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi 37

4.2.2.5 Tình hình tiêm phòng và điều trị bệnh 37

4.3 Kết quả, hiệu quả chăn nuôi ở một số hộ trên địa bàn Huyện Củ Chi 38

4.3.1 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi tính trên 1 heo thịt 38

4.3.2 Mức độ tham gia tập huấn đối với sản xuất nông hộ 40

4.3.3 Nhận xét tổng quan về các hộ điều tra chăn nuôi 41

4.4 Hiện trạng xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi tại Huyện Củ Chi 41

4.4.1 Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi tại các hô điều tra 41

4.4.1.1 Các phương thức xử lý chất thải chăn nuôi tại các hộ điều tra 42

4.4.1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến khâu xử lý chất thải ở nông hộ 42

4.4.2 Đánh giá về lợi ích của công tác xử lý chất thải chăn nuôi 46

4.4.2.1.Lợi ích kinh tế của việc xử lý chất thải 46

4.4.2.2 Lợi ích xã hội trong xử lý chất thải 47

4.4.2.3 Lợi ích môi trường của việc xử lý chất thải 48

4.4.2.4 So sánh giữa hộ chăn nuôi có xử lý và không xử lý chấ thải 49

4.4.2.5 Yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng xử lý chất thải bằng biogas 51

4.5 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc xử lý chất thai của các hộ chăn nuôi trên Huyện Củ Chi 51

4.5.1 KhóKhăn 51

4.5.2 Thuận lợi 51

CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52

5.1 Kết luận 52

5.2 Đề nghị 53

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Các nhóm đất chính khi khảo sát thổ nhưỡng 7

Bảng 2: Tình hình nhân khẩu và lao động trên địa bàn 10

Bảng 3: Cơ cấu quỹ đất đai năm 2006 12

Bảng 4: Hiện trạng sản suất nông nghiệp năm 2006 13

Bảng 5: Cơ cấu sữ dụng đất được phân theo đối tượng sử dụng như sau 14

Bảng 6: Thành phần chủ hộ bao gồm 31

Bảng 7: Tỷ lệ giới tính chủ hộ 31

Bảng 8: Trình độ văn hóa của chủ hộ chăn nuôi 32

Bảng 9: Trung bình năm chăn nuôi chia theo Tuổi của chủ hộ 32

Bảng 10: Quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra 33

Bảng 11: Loại hình chăn nuôi của hộ 35

Bảng 12: Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật khuyến nông 35

Bảng 13: Mức độ tiếp thu thông tin khoa học kỹ thuật từ báo, đài 36

Bảng 14: Chiết tình chi phí chăn nuôi cho 1 con heo nái 38

Bảng 15: Kết quả, hiệu quả chăn nuôi của hộ tình trên con heo thịt 39

Bảng 16 Kết quả, hiệu quả chăn nuôi của hộ tình trên 1 con heo thịt 40

Bảng 17: Các hình thức xử lý chất thải rắn tại những hộ điều tra 42

Bảng 18: Vị trí chuồng trại chăn nuôi của hộ điều tra 43

Bảng 19: Kiểu nền chuồng theo loại chuồng của hộ 44

Bảng 20: Đánh giá của hộ chăn nuôi về cách thức xử lý chất thải hiện nay đối với môi trường 45

Bảng 21: Khoản chi phí tiết kiệm được từ việc sử dụng Biogas 46

Bảng 22: So sánh giữa hộ có xử lý và không xử lý 49

Bảng 23: Lý do hộ chưa lắp đặt Biogas 50

Trang 8

NỘI DUNG TÓM TẮT

VÕ MINH HIẾU Tháng 10/2007 “Khảo Sát Tình Hình Chăn Nuôi và Việc Xử Lý Chất Thải Của Các Hộ Chăn Nuôi Heo Trên Địa Bàn Huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh” Qua quá trình khảo sát chăn nuôi và xử lý chăn nuôi của 60 hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Củ Chi, Tp HCM:

Chăn nuôi của các hộ rất đa dạng về quy môi, nhiều nhất là từ 50 đến 500 con Hiệu quả chăn nuôi của nhóm từ 500 con trở lên đạt hiệu quả cao nhất, nhóm kế tiếp là nhóm

từ 20 đến 100 con Các hộ chăn nuôi đa số kết hợp vừa bán giống vừ nuôi thịt để thu lợi nhuận cao

Hệ thống dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi phát triển mạnh: nhà thuốc thú y, công ty thức ăn,… phân bố rộng Hệ thống khuyến nông, thú y họat động mạnh, kết hợp với các đoàn thể địa phương chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cách thức phòng chống dịch bệnh,… cho nhà chăn nuôi

Việc xử lý chất thải gặp rất khó khăn: do tận dụng tối đa diện tích xây chuồng kiên

cố chăn nuôi dẫn đến việc quản lý phân, nước thải chăn nuôi gập nhiều khó khăn bên cạnh đó là do: tốc độ đàn heo tăng nhanh, phân ít được tận dụng cho trồng trọt

Xử lý bằng hầm ủ Biogas được người chăn nuôi có chú ý áp dụng, đem lại nhiêu lợi ích về xã hội, môi trường, kinh tế nhưng chưa được phổ biến, do người chăn nuôi chú trọng nhiều đến lợi nhuận chăn nuôi xử lý chất thải

Trang 9

có tỷ lệ nạc cao

Trong xu thế phát triển chung của ngành chăn nuôi cả nước thì Huyện Củ Chi có ngành chăn nuôi heo khá phát triển, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho không ít hộ gia đình Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn, việc duy trì và phát triển chăn nuôi ở đây còn nhiều bất cập, nhất là việc bảo vệ môi trường Bên cạnh hiệu quả kinh tế mang lại từ hoạt động chăn nuôi heo, thì mặt trái của quá trình phát triển này

là sự ô nhiễm do phân và nước thải Thực tế, việc xử lý chất thải thường khá tốn kém nên chưa có được sự quan tâm đúng mức của nhà chăn nuôi Việc kiểm soát chất thải chăn nuôi trở thành một vấn đề cấp bách cần được xem xét, nghiên cứu đước nhiều góc độ nhằm tìm giải pháp góp phần hạn chế tác hại của chất thải gây ô nhiễm môi trường, bảo

vệ sức khỏe của con người, cảnh quan khu dân cư, đô thị nhưng đồng thời không kìm hãm sức phát triển của ngành chăn nuôi

Xuất phát từ thực tế nêu trên, được sự cho phép của Khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm, Tp Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Thầy Đặng Thanh Hà; tôi đã thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình chăn nuôi và về xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh”

Trang 10

1.2 Mục Đích và Nôi Dung Nghiên cứu

1.2.1 Mục đích

Tìm hiểu tình hình chăn nuôi tại huyện Củ Chi

Tính toán kết quả, hiệu quả kinh tế của hô chăn nuôi heo theo quy mô chăn nuôi và loại hình chăn nuôi theo quy mô để thấy mức độ phát triển chăn nuôi hộ gia đình tại Huyện Củ Chi

Xem xét các nhân tố tác động đến sản xuất chăn nuôi của hô, từ đó đưa ra các kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như thu nhập của hộ

Tìm hiểu các hình thức xử lý chất thải để thấy được mức độ giải quyết ô nhiễm môi trường tại các hộ Lợi ích mang lại của các cách xử lý của nông hộ về kinh tế, xã hội và môi trường Từ đó có những kiến nghị đẩy mạnh công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường

1.2.2 Nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu hiện trạng chăn nuôi heo theo quy mô, loại hình chăn nuôi

Thông qua điều tra thấy được hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi tại các hộ gia đình ảnh hưởng đến môi trường

Xem xét tác động của hệ thống Khuyến Nông, Thú y và Chính quyền địa phương đối với hoạt động chăn nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

So sánh, đánh giá giữa hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp xứ lý chất thải và hô không áp dụng các biện pháp xử lý chất thải về lợi ích kinh tế và môi trường

1.3 Phạm vi và Thời gian nghiên cứu

1.4 Giới hạn của đề tài

Nghiên cứu về tình hình chăn nuôi, hiệu quả chăn nuôi hộ gia đình

Phân tích tình hình xử lý chất thải tại các hộ chăn nuôi có xử lý chất thải

Trang 11

Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc xử lý chất thải nhằm đưa ra ý kiến đẩy mạnh công tác xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường

1.5 Cấu trúc luận văn

Cấu trúc luận văn gồm 5 chương, cụ thể:

Chương 1: Giới thiệu chung

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Tổng Quan

Chương 4: Kết quả nghiên cứa và thảo luận

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 12

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Đặc đ iểm tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lí

Củ Chi là huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc của Thành Phố Hồ Chí Minh Thị trấn Củ Chi cách trung tâm thành phố 35Km theo quốc lộ 22 Củ Chi nằm trong vành đai xanh của trung tâm Thành Phố với tổng diện tích tự nhiên là 428.562ha

Toạ độ địa lí của huyện Củ Chi: 106022’ đến 10604’ kinh độ Đông và 1055’ đến

11010’ vĩ độ Bắc

Vị trí hành chánh của huyện Củ Chi: Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, Đông-Đông Bắc giáp huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương, Tây-Tây Nam giáp huyện Đức Hoà tỉnh Long An, Nam giáp huyện Hốc Môn, Tp.Hồ Chí Minh

Đặc điểm của huyện Củ Chi rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế của cả huyện và của cả thành phố

Huyện Củ Chi nằm trên vùng chuyển tiếp từ vùng đất cao miền Đông Nam Bô xuống vùng đất thấp đồng bằng sông Cửu Long nên hệ cây trồng phong phú, bao gồm các cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều ) cây công nghiệp ngắn ngày (đậu phộng, mía, thuốc lá ), các cây lương thực (lú, bắp ), rau màu các loại, thuận lợi cho đà phát triển nhiều ngành công nghiệp chế biến

Nằm trên tuyến đường giao thông quốc tế nối Phnompênh với thành phố Hồ Chí Minh nên thuận lợi trong việc trao đổi thương mại với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước Ngoài ra, Củ Chi nằm giữa hai nhánh sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ có nhiều kênh rạch, thuận lợi cho việc thiết lập các bến cảng, mở rộng giao lưu với các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ

2.1.2 Địa hình

Huyện Củ Chi là cửa ngỏ Tây Bắc của thành phố Hồ Chính Minh nói riêng và Đông Nam Bô nói chung, nằm ở vị trí chuyển tiếp cấu trúc miền Nam Trung BỘ là một

Trang 13

vừa có những nét tương tự hai miền kế cận thể hiện rõ nét là địa hình nghiêng, thấp dần theo hai hướng: Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc- Tây Nam Khu phía Bắc và Tây Bắc mang sắc thái của miền Đông Nam Bộ: địa hình cao, đồi gò càng xuống phía Nam và Tây Nam địa hình chuyển sang gợn sóng, rồi thoai thoải trước khi đổ xuống vùng thấp bưng trũng

Độ cao trung bình trên mực nước biển của Củ Chi là 8-10m Nơi cao nhất ở phía Tây Bắc xã An Nhơn Tây đạt 22m Nơi thấp nhất đạt khoảng 0.5m, rải rác dọc theo các

xã ven sông Sài Gòn như: Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông Địa hình Củ Chi là yếu tố tương đối rõ nét, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bố trí cây trồng thông qua chế độ thủy văn, tính chất đất trồng…

Nhìn chung địa hình ở Củ Chi có thể phẩn làm 3 loại chính sau:

- Vùng đồi gò: là vùng cao của huyện, thường mặt gò được trải rộng, bằng phẳng,

có độ cao trên 15m, phân bố trên khu vực các xã: Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây Các nông trường An Phú, nông trường Quyết Thắng, Phạm Văn Cội, và một số nơi thuộc xã Trung Lập Thượng, Tân Thạnh Đông có độ cao 10-15m

- Vùng đồi gò thích hợp với việc trồng cây lâu năm như là: trồng rừng, cao su, điều…

- Vùng triền: là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò và vùng bưng trũng, có độ cao từ 10m, phân bố trên hầu hết các xã của huyện, trừ các vùng phía Bắc và ven sông Sài Gòn Cây trồng chủ yếu trên địa hình triền là những cây công nghiệp ngắn ngày, nhất là đậu phộng, rau mà Lúa cũng được canh tác nhưng năng suất không cao so với vùng bưng trũng

Nhìn chung, vùng cao và vùng triền là bậc thềm phù sa cũ bị cắt thành nhiều mảnh nhỏ nên dạng địa hình phổ biến là đồi gò lượn sóng và phong cảnh trong vùng tương phản nhau: làng mạc xen lẫn trong những cánh đồng ruộng lúa, rau màu

Vùng bưng trũng: tập trung ở các xã phía Tây Nam, phía Nam và ven sông Sài Gòn

có độ cao từ 1-2m, thường bị ngập úng vào những tháng cuối mùa mưa Vùng trũng ven sông Sài Gòn đã được phù sa bồi lắng từ lâu, hình thành một tầng phù sa dày trung bình

từ 20-30cm, nay trở thành vùng canh tác lúa hai vụ với năng suất khá: 3-4 tấn/ha/năm

Trang 14

2.1.3 Thổ nhưỡng

Đất đai của huyện Củ Chi rất đa dạng Theo bản đồ thổ nhưỡng tỉ lệ 1/10.000,

huyện Củ Chi thành phồ Hồ Chí Minh có diện tích 42.856ha, bao gồm 8 nhóm đất sau:

Bảng 1: Các nhóm đất chính khi khảo sát thổ nhưỡng

Khoản mục Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Nguồn: Phòng thống kê huyện Củ Chi

Nhóm đất phèn ở Củ Chi chiếm diện tích lớn nhất và đang dần được cải tạo để đưa

và sử dụng

2.1.4 Khí hậu

Đặc trưng khí hậu huyện Củ Chi là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự tương phản rõ

rệt hai mùa trong năm: mùa mưa (từ tháng 5-11), mùa khô (từ tháng 12- tháng 4) Nhìn

chung so với khí hậu từng khu vực, khí hậu huyện Củ Chi không có sự sai biệt đáng kể

Tuy nhiên nó có một số đặc điểm riêng về tự nhiên, đã tạo cho khí hậu huyện một số nét

riêng biệt

Trang 15

2.1.4.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ khá cao và ổn định giữa các tháng trong năm, nhiệt độ trung bình hàng năm 20oC Nhưng tháng 4 có nhiệt độ cao nhất lên đến 28,80C và tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 25,7oC

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 3,1oC Biên độ có sự thay đổi theo mùa: biên độ nhiệt ngày mùa khô từ 6-8oC và mùa mưa từ 5-6oC, nên điều kiện nhiệt độ của Huyện Củ Chi rất thuận lợi cho các loại cây trồng nhiệt đới, chăn nuôi gia súc

2.1.4.2 Ánh sáng

Lượng ánh sáng dồi dào với tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.320 giờ Tháng nào trong năm cũng có số giờ nắng trung bình trên 5 giờ/ngày, trung bình từ 6-8 giờ/ngày Số giờ nắng giảm trong mùa mưa và tăng cao trong mùa khô Thàng 9 có số giờ nắng thấp nhất trung bình 150 giờ Tháng 3 có số giờ nắng cap nhất trung bình 260 giờ Vào cuối mùa mưa độ ẩm không khí dư thừa, cùng với nhiệt độ cao dễ tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển Cần chú ý phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi

2.1.4.3 Chế độ mưa

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 dương lịch Chế độ mưa ở

Củ Chi không đều, có năm mưa sớm, có năm mưa muộn Lại có năm sau một cơn mưa lớn, ngưng không mưa 20-30 ngày làm ảnh hưởng đến thời vụ nhất là vụ lúa mùa trên đất

gò và triền vào cuối mùa mưa, vụ đậu phộng vào đầu mùa mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1,945mmm, mưa nhiều nhưng không đều: có tới 85-95% lượng mưa tập trung vào 4 tháng (từ tháng 6 – tháng 9) Những tháng này có lượng mưa ngày rất lớn (70-130mm), mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh, thường kéo dài từ 1-3 giờ

2.1.4.4 Chế độ gió

Gió ở Củ Chi có 3 hướng chính: từ tháng 1-4: gió có hướng Đông hoặc Đông Nam

từ tháng 5-10: gió có hướng Tây hoặc Tây Nam, từ tháng 11-12: gió có hướng Bắc

Trang 16

Có 2 giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 kì khác nhau: vào tháng 1 gió chuyển từ hướng Bắc sang Đông, vào tháng 4 gió từ hướng Đông Nam sang hướng Tây Nam, vào mùa mưa ở Củ Chi chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam (những cơn mưa đầu mùa) và nhất là gió Tây Nam (từ tháng 1-5)

Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 thường có những cơn lốc xoáy gây thiệt hại mùa màng Củ Chi nói riêng và Tp Hồ Chí Minh nói chung ít chịu ảnh hưởng của bão

2.1.5 Nguồn nước – Thủy văn

2.1.5.1 Nước mặt

Chủ yếu là các sông ngòi kênh rạch Trên địa bàn huyện Củ Chi hệ thống sông rạch phân bố không đều, chủ yếu tập trung ven sông Sài Gòn và vùng bưng trũng các xã phía Nam, Tây Nam của huyện với tổng chiều dài độ 345km

Phần lớn các sông, kênh rạch chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn sông Sài Gòn, Rạch Tra, Rạch Sơn, Rạch Bên Mương, kênh thầy Cai chịu ảnh hưởng của sông Vàm Cỏ Đông

Ngoài ra, còn nhiều kênh rạch nhỏ khác nằm ven song Sài Gòn như rạch Bà Phước, rạch Dừa Những sông rạch này có tác dụng tiêu nước vào mùa mưa và dẫn nước cho vùng thấp vào mùa khô

Kênh Đông: công trình thủy lợi lớn nhất của các tỉnh phía Nam, dẫn nước ngọt từ

hồ Dầu Tiếng về đến xã Tân Phú Trung, Củ Chi Riêng trong địa bàn huyện Củ Chi, kênh Đông tạo nguồn nước tới trên 10.000ha Vùng gò và triền phía Tây Bắc của huyện có Công trình kênh Đông đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân Củ Chi

Trang 17

xuất và đời sống, nhất là trên vùng đồi gò nước ngầm ở Củ Chi nói chung là tốt cho

việc phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân, đặc biệt là cho chăn nuôi bò sữa rất cần

nguồi nước tốt

2.1.6 Thảm Thực vật

Cây trồng ở Củ Chi có sự khác biệt trên 2 địa hình:

Vùng đồi gó có cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều…), cây ăn trái (mít, xoài

bưởi), cây công nghiệp ngắn ngày (như đậu phộng, thuốc lá) Vùng thấp có cây lương

thực như: bắp, lúa và các loại rau đậu Nhìn chung, huyện Củ Chi có điều kiện tự nhiên

và vị trí tương đối thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, điều kiện tự nhiện này rất

phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi bò sữa một cách bền vững

2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.2.1 Tình hình dân số lao động

Bảng 2: Tình hình nhân khẩu và lao động trên địa bàn

Nơng nghiệp Người 162.314 60,33 Phi nơng nghiệp Người 101.697 37,80

4 Lao động cĩ việc làm Người 116.906 76,70

5 Lao động chưa cĩ việc làm ổn định Người 35.514 23,30

Nguồn: Phịng thống kê Huyện Củ Chi

2.2.1.1 Dân số

Trang 18

Theo số liệu thống kê năm 2006 thì dân số của huyện là 269.055 người Trong đó dân số sống ở nông thôn là 256.640 người chiếm 95,4% ( trong đĩ tỉ lệ nam chiếm 47,5%, nữ chiếm 52,5%) Với cơ cấu nhĩm tuổi thì huyện Củ Chi là dân số trẻ vì số người từ 11 tuổi trở xuống chiếm 29,4% tổng số dân và người trên 60 tuổi chiếm 8,7% Dân cư phân bố khơng đều ở các xã

2.2.1.2 Lao động

Số dân trong độ tuổi lao động của huyện năm 2006 là 152.420 người chiếm 56,65% tổng nhân khẩu của huyện Điều này cho thấy lực lượng lao động ở Củ Chi khá dồi dào Nhìn chung, lao động nơng nghiệp năm 2006 cĩ giảm hơn so với năm 2005, cịn lao động phi nơng nghiệp lại tăng, cĩ điều này là do sự hình thành các khu cơng nghiệp, nhà máy, cơng ty đang mọc lên rất nhiều Đây là điều cảnh báo cho sự thiếu lao động trẻ trong nơng nghiệp trong tương lai

2.2.2 Văn hố - Đời sống

Các năm qua chương trình XĐGN đã được huyện tích cực thực hiện và đến nay huyện đã cơng bố XĐGN ở Củ Chi Thu thập bình quân trên người của huyện là 682.000đ

2.2.4 Giáo dục – Đào tạo

Huyện Củ Chi đang tiếp tục sữa chữa, nâng cấp và hồn thiện cho càc trường từ mẫu giáo đến cấp I,II, III Cơng tác huy động trẻ em ra học các lớp mẫu giáo và cấp I đạt

kế hoạch đề ra Cơng tác xố mù chữ phổ cập tiểu học đã hồn thành, cơng tác phổ cập

Trang 19

trung học đang được thực hiện Hiện nay, toàn huyện có 4 trường cấp 3, còn trường cấp 1

và 2 đều có ở từng xã

2.2.5 Cơ cấu đất đai năm 2006

Bảng 3: Cơ cấu quỹ đất đai năm 2006

Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường

Nhìn chung, đất trồng cây trồng hàng năm có giảm hơn so với các năm trước vì có

sự chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng nông nghiệp sang đất ở Đất trồng cây lâu

năm đang tăng chủ yếu là tăng đất trồng cây cao su do mấy năm nay giá mủ cao su khá

cao Diện tích đất trồng cỏ chỉ được thống kê ở các nông trường còn diện tích đất trồng cỏ

ở nông hộ thì chưa được thống kê Đất thủy sản có tăng nhờ kết hợp với nguồn nước để

Trang 20

nuôi cá và tôm Đất lâm nghiệp cũng tăng do việc tăng diện tích rừng trồng Đất xây dựng

cơ bản tăng mạnh trong những năm gần đây do tốc độ phát triển của đô thị hoá Đất chưa

sử dụng và sông suối vẫn còn nhiều và chưa được sử dụng triệt để

2.2.6 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp

Bảng 4: Hiện trạng sản suất nông nghiệp năm 2006

3.253 25.856

59.772 26.623 15.979 4.404 1.098.115

Nguồn: Điều tra tình toán tổng hợp

2.2.6.1 Trồng trọt

Diện tích trồng trọt trong những năm gần đây không thay đổi nhiều, cây trồng chủ yếu vẫn là lúa, kế đến là đậu phộng, bắp giống Nhìn chung, thu tập từ lúa và đậu phộng không ổn định do giá cả tăng giảm thất thường, đặc biệt là giá phân bón đang lên, còn bắp giống thì do công ty bao tiêu sản phẩm với giá định trước nên thu nhập ổn định Tình hình rau sạch hiện đang phát triển mạnh trên địa bàn huyện và là cây trồng chủ điểm của huyện trong các năm tới đây

Trang 21

2.2.6.2 Chăn nuôi

Do lợi nhuận từ bò sữa khá cao nên có sự chuyển đổi cơ cấu vật nuôi với số bò cày

kéo giảm, bò thịt và bò sữa tăng mạnh với quy mô đàn hơn 4 con chiếm khá nhiều

Tình hình chăn nuôi heo cũng tăng nhưng tốc độ tăng có giảm xuống do ảnh hưởng

của chuyện đổi cơ cấu vật nuôi

Trong những năm qua, đàn gia cầm tăng khá nhanh nhưng do nạn dịch cúm cuối

năm đã làm thiệt hại rất lớn cho đàn gia súc của huyện và ảnh hưởng lớn đến đời sống của

người chăn nuôi gia cầm và người tiêu dùng

2.2.7 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm

Ngành nông lâm ngư nghiệp: tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 104% /

năm (tăng 4%), trong nông nghiệp tỉ trọng chăn nuôi chiếm 30% (tăng 4,9%), trồng trọt

chiếm 57,3% (giảm so với năm 2005)

Ngành công ngiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Sản xuất tăng cao và đạt 25,7%, tốc độ thu hút đầu tư trên địa bàn tăng nhanh, tính

đến nay Củ Chi có 1224 cơ sở sản xuất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp với 33.000 lao

động, trong đó có 59 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 22.000 lao động

Về TM-DV: toàn huyện có 7245 cơ sở kinh doanh Trong đó hộ cá thể chiếm 98,7%,

tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm đạt 15,05%

2.2.8 Cơ cấu sử dụng đất và công tác lập đồ án qui hoạch

2.2.8.1 Cơ cấu sử dụng đất

Bảng 5: Cơ cấu sữ dụng đất được phân theo đối tượng sử dụng như sau:

Đơn vị Diện tích sử dụng (ha)

Các tổ chức kinh tế 5.395,74 Nước ngoài và liên doanh nước ngoài: 235,27

Đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng 1.112

Nguồn: Điều tra tình toán tổng hợp

Trang 22

2.2.8.2 Công tác lập đồ án qui hoạch

Huyện Củ Chi đang trên đà phát triển rất lớn như Huyện đã tiến hành qui hoạch xây dựng kiến trúc và đã hoàn thành quy hoạch ngành nông nghiệp Bên cạnh đó, Huyện đã lập qui hoạch chi tiết khu công nghiệp Huyện Lị, qui hoạch chung 02 khu công nghiệp và

02 công viên, qui hoạch khu dân cư thị trấn được 08 khu vực

Nước sinh hoạt chủ yếu vẫn là nước giếng khoan, nhưng nhìn chung mạch nước ngầm vẫn chưa bị ô nhiễm Hệ thống kênh đông thực hiện tốt việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp

Thông tin liên lạc: Hiện nay thông tin liên lạch ở huyện không còn khó khăn nữa Số máy điện thoại tăng nhanh do giá gắn điện thoại phù hợp với khả năng chủa người dân, tivi, radio hầu như nhà nào cũng có thể mua được, hệ thống phát thanh đã được trải khắp các xã giúp bà con tiếp cận thông tin nhanh và dễ dàng

2.3 Đánh giá tình hình cơ bản

Thuận lợi:

Huyện Củ Chi có điều kiện địa hình hình thổ nhưỡng đa dạng phù hợp cho trồng trọt với nhiều loại cây trồng Thời tiết khí hậu thuận lợi cho chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi bò sữa

Huyện là một trong các cửa ngõ vào Tp.HCM – là trung tâm thương mại lớn của cả nước nên thuận lợi cho việc tiếp cận,học hỏi kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật

Các trạm thu mua sữa của các công ty như: Vinamilk, Foremost, và gần đây là Dutchlady thu mua sữa giá ổn định

Trang 23

Ngoài ra được sự chỉ đạo của trung ương và thành phố cho Củ Chi tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa

Khó khăn:

Do quá trình đô thị hoá với sự hình thành các khu công nghiệp ngày càng nhiều nên việc di chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp là điều tất yếu nên trong tương lao sẽ thiếu lao động trẻ trong nông nghiệp

Do việc giảm liên tục diện tích gieo trồng nên nguồn thức ăn thô cho bò sữa sẽ ít

Trang 24

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vai trò của kinh tế hộ gia đình

Nông nghiệp Việt Nam đã bắt đầu công cuộc đổi mới từ năm 1981; tức là từ khi thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, khóa 4 Từ đó đến nay, đường lối chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn của Đảng liên tục được hoàn thiện theo quá trình đổi mới chung của đất nước nghị quyết số 10/NQ-

TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị (khoán 10) thừa nhận: “…tư cách pháp nhân, bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo hộ quyền làm ăn chính đáng

và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể…”; Luật Đất Đai ban hành năm 1993 cũng quy định rõ quyền sử dụng đất của hộ gia đình… Những chính sách này gắn nông dân với đất đai, khai thác tốt tiềm năng của từng gia đình nông dân đề phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường, tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp, đóng góp quan trọng trong tổng sản phẩm quốc dân cũng như tổng kim ngạch xuất khẩu Kinh tế hộ gia đình đóng vai trò đặc biệt trong giải quyết nhu cầu lương thực thực phẩm cho cả nước, đảm bảo an toàn lương thực cho Quốc Gia Hộ nông dân còn là nguồn cung cấp lao động dồi dào để phát triển các ngành nghề ở nông thôn và các ngành công nghiệp, dịch vụ, góp phần phát triển nông thôn và đất nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa…

3.2 Đóng góp của ngành chăn nuôi trong kinh tế hộ

Theo một nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình, chăn nuôi chiếm một vị trí khá quan trọng khoảng 90% số hộ gia đình được điều tra có chăn nuôi trong gia đình Ngành chăn nuôi đã và đang đóng vai trò quan trọng chiến lược phát triển nông thôn và kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam Điều này dựa trên quan điểm cho rằng chăn nuôi là góp phần quan trọng trong việc đa dạng hóa nguồn thu và tăng trưởng kinh tế hộ gia đình Với

Trang 25

trường trong nước lẩn nước ngoài, ngành chăn nuôi đã trở thành một trụ cột cho chiến lược phát triển nông nghiệp, vì một số lý do sau:

Việc tăng sản phẩm chăn nuôi (đặc biệt là đối với các loài động vật có vòng đời ngắn như heo, gà, vịt, cút…), trong bối cảnh đặc tính của cơ cấu nền nông nghiệp là sản xuất quy mô nhỏ, tạo cơ hội cho thu nhập bình quân trên một hecta đất canh tác cao hơn

là trồng trọt

Phát triển công nghiệp chăn nuôi sẽ phụ thuộc vào mộ số ngành kinh tế có quy mô lớn như: chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm súc sản… Như vậy sẽ tạo điều kiện cho một sự phối hợp tốt hơn giữa khu vực sản xuất hàng hóa quy mô lớn với các hộ sản xuất nhỏ, điều này có thể dẫn đến biến đổi lớn thu nhập của các hộ gia đình

Phát triển chăn nuôi đóng góp một phần đáng kể cho việc cải thiện thành phần dinh dưỡng cho người dân thông qua việc tăng thêm chất đạm vào chế độ ăn uống và giúp xóa

bỏ tình trạng thiếu dinh dưỡng

Phát triển mạnh chăn nuôi tạo ra một sự cân đối tỷ trọng chăn nuôi- trồng trọt trong

cơ cấu ngành nông nghiệp và đóng góp tăng thu nhập cho các hộ nông dân

3.3 Tăng trưởng chăn nuôi của kinh tế hộ với vấn đề môi trường

Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ mới vào chăn nuôi, đã nâng cao năng suất vật nuôi và năng suất lao động của người chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm chăn nuôi của xã hội Song mặt khác, chỉ tập trung vào tăng năng suất,qui mô sản xuất theo nhu cầu và lợi ích trước mắt, khai thác tối đa tiềm năng vật nuôi, mà chưa quan tâm đến chất thải của vật nuôi ành hưởng đến môi trường sinh thái

Vì vậy nếu kết hợp các biện pháp xử lý chất thải hiệu quả, các hoạt động chăn nuôi cũng

có thể góp phần tạo ra sự cân bằng của môi trường sinh thái Trong đó, việc kết hợp phát triển chăn nuôi với trồng trọt sinh học có thể tạo điều kiện cải tạo đất đai và nâng suất của cây trồng

Trang 26

3.4 Tác động của chất thải chăn nuôi đến môi trường như thế nào?

Ô nhiễm môi trường: là quá trình chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường, gây ảnh hưởng đến nhiều quá trình khác nhau trong sản xuất và sinh hoạt của con người

3.4.1 Nhiễm không khí do khí thải chăn nuôi

Khí thải là loại khí được sinh ra trong chuồng nuôi và bãi chứa chất thải chăn nuôi

do quá trình phân hủy hiếu khí và kỵ khí, quá trình hô hấp của vi sinh vật tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, trong đó loại khí NH3 (Amoniac) và H2S (Hydrogen Sulphide) có tác động xấu với người chăn nuôi, gây viêm phổi, choáng váng và có thể dẫn đến hôn mê, tử vong

Đối với heo, hai khí này làm giảm năng suất heo, sinh ra chứng viêm phổi, ngứa mũi, miệng, thở gấp co giật, chứng thủng ở phổi và dẫn đến tử vong

3.4.2 Ô nhiễm đất do chất thải chăn nuôi

Chất thải chăn nuôi chứa một lượng lớn chất hữu cơ và các chất N, P, K nên dùng làm phân bón sẽ tăng độ màu mỡ cho đất góp phần tăng năng suất cây trồng Tuy nhiên, khi lượng chất thải này quá nhiều không được cây trồng hấp thụ hết, sẽ tích tụ lại trong đất gây bão hòa dinh dưỡng, mất cân bằng sinh hóa đất, thoái hóa đất và làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm (do bị rửa trôi và thẩm thấu)

Chất thải chăn nuôi còn chứa nhiều loại vi sinh vật, ấu trùng và trứng giun sán gây nhiều bệnh tật nguy hiểm cho người và gia súc Các loại này có thể tồn tại sinh sản trong đất, đặc biệt là loại vi khuẩn có nha bào và trứng giun sán có thể tồn tại từ vài tháng đến vài năm Khi dùng phân tươi để bón cây, hoa màu thì nguy cơ nhiễm bệnh cho người và gia súc sẽ gia tăng

3.4.3 Ô nhiễm nguồn nước do chất thải chăn nuôi

Lượng chất thải chăn nuôi thải vào môi trường quá lớn sẽ gây ô nhiễm và phú dưỡng hóa nguồn nước mặt (ao hồ, sông suối, đầm lầy ) Hơn nữa, trong quá trình thẩm

Trang 27

thấu của nước sẽ đem theo các chất gây ô nhiễm và vi sinh vật thâm nhập vào nguồn nước ngầm Phân và nước tiểu gia súc chứa nhiều vi khuẩn, ấu trùng và trứng giun sán có thể trở thành nguồn lây bệnh cho người và gia súc khi sử dụng nguồn nước này, đặc biệt là các vùng sông rạch không có nguồn nước sinh hoạt

Hình 1: Sơ đồ sự ô nhiễm của Chất thải chăn nuôi

3.5 Một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi

3.5.1 Xử lý phân hữu cơ

Phân heo là một trong những loại phân hữu cơ được sử dụng phổ biến và lâu đời ở các nước cũng như nước ta, vì phân heo có một khối lượng lớn và để tập trung để làm phân

Mục đích chính của việc trộn ủ là: Xử lý mầm bệnh có thể lây lan ảnh hưởng đến con người và cây trồng, biến các chất dinh dưỡng trong phân từ khó tiêu sang dễ tiêu để cây trồng sử dụng và khử được mùi hôi thối gây ô nhiễm, dễ dàng bón cho cây trồng

Khí sinh ra trong quá trình phân hủy

Chất thải chăn nuôi Thải vào

Trang 28

* Ủ khí hiếu

Gọi là ủ hiếu khí vì trong quá trình ủ, đống phân được tơi xốp, thoáng khí, do đó các

vi sinh vật háo khí hoạt động rất mạnh, làm cho nhiệt độ trong đống phân có lúc lên đến

60oC, sau 45-60 ngày là có thể đem phân bón ruộng được, lúc này phân không còn thối như phân tươi vì được phân giải nhanh ở điều kiện thoáng khí và nóng, các chất hữu cơ mau mục, đạm trong phân bị mất đi nhiều

Phương pháp này có thể ủ nổi hoặc ủ chìm Để ủ chìm, người ta đào một cái hố (hố lớn hoặc nhỏ, sau, cạn là tùy lượng phân ta định ủ), nện chặt dưới đáy và chung quanh, sau đó tiến hành trộn ủ

* Ủ tự nhiên

Đây là cách kết hợp giữa ủ hiếu khí và yếm khí Thời gian đầu tiên nên ủ tơi để phân mau mục sau đó đảo phân lên và vun đống, nén chặt cho đỡ mất đạm trong quá trình ủ tiếp theo (ủ yếm khí) Ủ theo cách này, sau 2-3 tháng có thể đem phân ra bón ruộng được

3.5.2 Hầm Biogas (Khí sinh học)

3.5.2.1 Khí sinh học là gì?

Khí sinh học (Biogas) là một sản phẩm có giá trị sinh ra từ quá trình ủ phân, một loại khí cháy tốt, có thể dùng để đun nấu, thắp sáng, phát điện… Ngoài ra, phần còn lại của quá trình sinh khí vẫn là một loại phân bón, thậm chí độ dinh dưỡng và khả năng tạo

Trang 29

mùn còn tốt hơn phân tươi, hạn chế được mùi hôi và mầm bệnh, nghĩa là đã hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường

3.5.2.2 Thiết bị khí sinh học

Bộ phận phân hủy: là nơi chứa nguyên liệu và đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra (đây là bộ phận chủ yếu của thiết bị)

Bộ phận chứa khí: khí sinh ra từ bộ phận phân hủy được chứa tại đây

Lối vào: nơi nạp nguyên liệu bổ sung vào bể phân hủy

Lối ra: nguyên liệu sau khi phân hủy được lấy ra lối này

Lối lấy khí: khí được di chuyển từ bộ phận chứa khí đến nơi sử dụng

3.5.2.3 Các kiểu hầm ủ Biogas

Hiện nay ở Huyện Củ Chi nói chung có ba loại hầm ủ thông dụng là:

Hầm ủ có nắp trôi nổi: được lắp đặt ở Củ Chi từ năm 1990, do Sở Khoa học – Công nghệ Môi trường tiến hành vận động lắp đặt

Hầm ủ bằng túi dẻo: được tiến hành lắp đặt từ 1995do trung tâm khuyến nông triển khai bàn giao kỹ thuật cho người nông dân Hiện nay, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường đã và đang tiếp tục tiến hành lắp đặt theo yêu cầu

3.5.2.4 Tầm quan trọng của công nghệ Biogas

Qua những điều trên, công nghệ khí sinh học biogas – một công nghệ đa mục tiêu, mang lại nhiều lợi ích, giải quyết được nhiều vấn đề:

Tạo nguồn năng lượng tái sinh, rẻ và sạch, phục vụ đời sống con người Giũ gìn

và bảo vệ môi trường vệ sinh trong sạch trong các khu vực cộng đồng nông thôn Với thiết kế khép kín của hầm ủ làm số lượng trứng sán, giun móc và các ấu trùng tìm thấy có thể giảm tới 99% Qua đó, góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của toàn xã hội, thông qua việc giảm ô nhiễm môi trường sản xuất, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp sạch

Giải quyết được một số vấn đề nảy sinh khác do thiếu chất đốt Điển hình là giảm chặt phá rừng ở các khu vực trung du, miền núi vì sử dụng biogas sẽ giảm nhu cầu tiêu thụ gỗ, củi

Trang 30

Tăng thu nhập cho các hộ gia đình thông qua việc giảm chi phí về nhu cầu chất đốt phục vụ sinh hoạt, sản xuất

Tạo nguồn phân bón hữu cơ có vi sinh, hạn chế việc lạm dụng phân bón hóa học trong canh tác công nghiệp, giảm bớt sự thoái hóa và cải thiện đất trồng, nâng cao năng suất cây trồng và nuôi cá trong hệ thống VAC gia đình Với các nguyên tố N, P, K của nguyên liệu khí phân hủy hầu như không tổn thất, bên cạnh đó lại chuyển sang dạng phân cây trồng dễ hấp thụ Thực nghiệm cho thấy tại tỉnh Jiangsu, Trung Quốc sau 6 năm sử dụng (1982-1986) hàm lượng chất hữu cơ trong đất tăng 1,3%-1.7%, sản lượng lúa tăng gấp đôi và lượng phân hóa học giảm đi 86% Ngoài ra, người ta còn dùng bã thải lỏng để ngâm thóc giống trước khi gieo cho kết quả tốt, tỷ lệ nảy mầm tăng 8,6% - 10,2%, tỷ lệ sống tăng 21% - 24,5%, mạ cao khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt hơn

Hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao mức sống và tiếp cận điều kiện văn minh đô thị cho người dân nông thôn (trong việc cải hộ hố xí gia đình,

sử dụng khí sinh học trong công việc nội trợ)

Phát triển biogas cũng có thể tạo nên một nguồn nhiên liệu mới cho việc cơ giới hóa nông nghiệp Vì gas không chỉ dùng để nấu ăn, thắp sáng, mà còn để kéo các máy công nghiệp Theo báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin anh kỹ sư trẻ tuổi Bùi Hoàng Langchế t ạothành công chiếc máy phát điện bằng Biogas với công suất 5kW, mức 220V , với công suất của chiếc máy này, người sử dụng có thể thắp sáng gần 100 chiếc bóng đèn tuýp cho các trang trại chăn nuôi Để chạy máy 5kW liên tục 24/24 giờ, cần lượng biogas sinh ra từ khoảng 30 đến 40 con heo thịt”

Giảm sức lao động của phụ nữ trong công việc nội trợ Họ có thời gian tham gia vào sản xuất và toàn xã hội nhiều hơn

Qua các cuộc điều tra người ta đã kết luận: “Việc sử dụng bã thải làm phân bón là một yếu tố kinh tế nổi bật và thường quan trọng hơn chính bản thân khí sinh học”

Trang 31

3.6 Một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo khác

3.6.1 Ao sinh học

Là hệ thống ao đào nhiều hố để nước thải chảy qua một số diện tích lớn, tạo điều kiện cho qua trình lên men kỵ khí, lên men yếm khí kết hợp với các thực vật thủy sinh hấp thu các chất ô nhiễm

Quy trình này có ưu điểm là công nghệ và vận hành khá đơn giản, giá thành rẻ, nhưng có nhược điểm ;à xử lý không triệt để khí thải, còn mùi hôi, đặc biệt cần diện tích rộng để xử lý đạt hiệu quả

3.6.2 Bể lắng

Công nghệ này dùng để xử lý nước thải vận hành bằng cách cho nước thải chảy qua lưới lọc để loại bỏ cặn lớn Sau đó, nước thải được cho chảy vào bể lắng 3 ngăn ( thường xây bằng xi măng), nước được luân chuyển liên tục Chức năng là giảm đi phần lớn các phần rắn trong nước thải nhưng giải quyết không triệt để các tác nhân gây bệnh trong nước thải Định kỳ lấy bùn lắng trong các bể sử dụng làm phân bón

3.6.3 Hồ sinh học

Các quá trình diễn ra trong hồ sinh học tương tự như quá trình tự rữa sạch ở sông

hồ nhưng tốc độ nhanh hơn và hiệu quả hơn Trong hồ có nhiều loại thực vật nước, tảo, vi sinh vật, cá, phiêu sinh vật, nấm… sinh sống và phát triển Quần thể động thực vật này đóng vai trò quan trọng trong quá trình vô cơ hoá các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đon giản và vô cơ Cá nuôi trong hồ phát triển bình thường tốc độ lớn nhanh phẩm chất thịt không thay đổi

3.6.4 Khử mùi hôi bằng các chế phẩm Enzyme

Các chất này tác dụng cải thiện môi trường trong chăn nuôi, ngăn chặn mùi hôi chuồng trại, giảm lượng ký sinh vật, bảo đảm sức khỏe vật nuôi Làm tăng năng suất và chất lượng các sản phẩm động vật

Trang 32

3.7 Phương pháp nghiêm c ứu

3.7.1 Thu thập số liệu sơ cấp từ các hộ nông dân

Điều tra thu thập số liệu sơ cấp về tình hình chăn nuôi hiện nay, công tác xử lý chất thải thông qua phỏng vấn các hộ chăn nuôi ở một số xã theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên hộ chăn nuôi, có chú trọng đến hộ chăn nuôi lớn

Các hộ điều tra nằm trên 3 xã gồm xã Trung Lập Hạ, Xã Phú Hoà Đông, Tân Thạnh Đông Thông tin thập về tình hình chăn nuôi và cách xử lý chất thải tại nông hộ với số mẫu điều tra là 60 phiếu

3.7.2 Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thống kê vế tính hình chăn nuôi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

từ phòng thống kê Huyện Củ Chi

Tìm hiểu các chương trình, số liệu liên quan đến môi trường và xữ lý chất thải từ trạm khuyến nông Huyện

Thu thập số liệu và một số thông tin về Biogas từ khoa công nghệ môi trường phòng

kỷ thuật Biogas – Khoa Chăn nuôi - trường Đại học Nông Lâm

3.7.3 Phương pháp tính toán tổng hợp

Dùng phần mềm Excel để tiến hành xử lý số liệu thô và tổng hợp

- Phương pháp phân tích theo quy mô, phương pháp tính bình quân

- Sử dụng một số chỉ tiêu tế để đánh giá tình hình chăn nuôi heo tại nông hộ:

* Chỉ tiêu kết quả chăn nuôi

+ Chi phí sản xuất: Tổng các chi phí mà người chăn nuôi bỏ ra trong quà trình sản xuất

+ Chi phí vật chất: tổng chi phí sản xuất trừ công nhà và công thuê

CPVC = CPSX – (LĐN +LĐT)

+ Doanh thu bằng giá bán nhân trọng lượng xuất chuồng của heo:

LN = DT – CPSX + Thu nhập bằng lợi nhuận cộng công nhà của hộ

Trang 33

TN = LN + LĐN Trong đó:

LĐT: tổng chi phí lao động thuê

* Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

+ Chỉ tiêu hiệu quả 1 đồng chí phí sản xuất

DL 1 đồng CP: dung lượng 1 đồng chi phí

• Ý nghĩa: để có được 1 đồng thu nhập thì chủ hộ phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí ban đầu trong việc sản xuất nông nghiệp của hộ

Trang 34

+ Chỉ tiêu lợi nhhuận trên 1 đồng chi phí (tỉ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ sản phẩm)

LN LN/1 đồng CP =

CPSX Trong đó:

LN: lợi nhuận

LN/1 đồng CP: lợi nhuận trên 1 đồng chi phí

• Ý nghĩa:Cứ 1 đồng chi phí sản xuất đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận

+ Chỉ tiêu thu nhập trên 1 đồng ch phí sản xuất:

TN TN/1 đồng CP =

CPSX Trong đó:

TN thu nhập

TN/1 đồng CP: thu nhập trên 1 đồng chi phí

• Ý nghĩa: Cứ 1 đồng chi phí sản xuất đem lại bao nhiêu đồng thu nhập

* Các chỉ tiêu về kỹ thuật:

+ Chỉ tiêu trọng lượng bình quân heo thịt xuất chuồng: trọng lượng heo nuôi để bán thịt bình quân 1 con trong đàn kể từ heo con 2-2,5 tháng tuổi đến khi xuất chuồng từ 4-5 tháng

Tổng TL của đàn

TL heo thịt XCBQ =

Tổng số con trong đàn Trong đó:

TL heo thịt XCBQ: tổng trọng lượng xuất chuồng bình quân

Tổng TL của đàn: Tổng trọng lượng của đàn

Trang 35

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình phát triển chăn nuôi ở Huyện Củ Chi

4.1.1 Số lượng và chất lượng đàn heo

Theo số liệu thống kê thời điểm 1/10/2006, với tổng số đàn 169.746 con heo, chiếm 20,27% tổng đàn heo của cả huyện, huyện Củ Chi là một trong những huyện có đàn heo lớn nhất Tp.HCM

Tổng đàn heo của huyện tăng lên liên tục trong các năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2006 là 5,3%

4.1.2 Những quy định liên quan đến bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi đã trở thành một trong những vấn đề cấp thiết được các cơ quan nhà nước tại địa phương rất quan tâm Huyện Củ Chi là một trong những huyện đi đầu trong việc ban hành quy định tạm thời về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi (gọi tắt là quy định), đã được UBND huyện ban hành Quy định này cụ thể hoá Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện

Quy định gồm 5 chương và 24 điều khoản:

Chương 1: Những quy định chung, gồm 3 điều Chương này xác định mục đích, đối tượng áp dụng quy định về bảo vệ môi trường, giải thích các thuật ngữ, phân loại quy mô

cơ sở hoạt động

Chương 2: Bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi, gồm 8 điều Chương này bao gồm các quy định về thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đạt theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và quy định bảo vệ môi trường Huyện

Chương 3: Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, gồm 9 điều Chương này cụ thể hoá nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện Củ Chi, cũng như các đoàn thểm tổ chức, cá nhân ở địa phương

Chương 4: Khen thưởng và xử lý vi phạm

Trang 36

Chương 5: Điều khoản thi hành

Kèm theo 2 phụ lục về:

Hướng dẫn về xử lý nước thải

Danh sách các chất bổ sung làm giảm ô nhiễm trong chăn nuôi

Quy định ban hành đã thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường, các ban ngành, địa phương đã định kỳ tiến hành thanh kiểm tra hoạt động của các công ty, trang trại, hộ chăn nuôi để hướng dẫn, nhắc nhở và xử lý các vi phạm về ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, quá trình thực thi quy định còn một số điều khoản vướng mắc gây nhiều khó khăn, nhất là đối với các hộ chăn nuôi gia đình như các yêu cầu về: quy mô chăn nuôi, vị trí xây dựng, khoảng cách đến khu dân cư, xây rào bao quanh cao 2m…

4.1.3 Hệ thống cơ quan quản lý môi trường

Phòng tài nguyên – Môi trường là cơ quan chuyên môn của Huyện Củ Chi, trực tiếp quản lý tài nguyên đất, nước, khoáng sản và môi trường trên địa bàn huyện

Nhìn chung, do các Sở ban ngành của Huyện đặt trụ sở tại Huyện Do vậy các hoạt động của hệ thống khuyến nông, thú y, môi trường của Huyện luôn được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của các Sở Ban Ngành Thành Phố

4.1.4 Hệ thống quản lý, dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi

4.1.4.1.Hệ thống khuyến nông

Khuyến nông là cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất, là kênh chuyển tải tốt nhất tiến

bộ kỹ thuật đến với nông dân, là biện pháp hữu hiệu của nhà nước giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng và phát triển nông thôn nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân

Trong vai trò là cầu nối đó Trạm Khuyến Nông Củ Chi đã chủ động trong việc kết hợp với Hội, Đoàn thể địa phương thực hiện nhiều chương trình: chuyển giao kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn, hội thảo, tham quan, xuất bản ấn phẩm khuyến nông,… chỉ tính trong năm 2005 vừa qua, Trạm đã triển khai được nhiều điểm trình diễn kỹ thuật , hội thảo vào tập huấn về thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt, hoa kiểng: kỹ thuật chăn nuôi heo

Ngày đăng: 27/02/2019, 14:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Tóm tắt Hội Thảo “Mô hình Bogas cải tiến – phát triển bền vững”, Phạm Văn Thành giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Cộng Đồng Nông Thôn, Viện Chăn Nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình Bogas cải tiến – phát triển bền vững
6. Hội thảo: “Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi trên diện rộng (AWI)_Biện pháp kỹ thuật và chính sách” FAO-ĐH Nông Lâm, 12/9/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi trên diện rộng (AWI)_Biện pháp kỹ thuật và chính sách
1. Võ Văn Ninh, Chăn nuôi heo, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, năm 1999 Khác
2. Nguyễn Văn Năm, Giáo Dục Khuyến Nông, trường Đại Học Nông Lâm TP. Hố Chí Minh khoa kinh tế, 10/2000 Khác
3. Nguyễn Duy Thiện, Công Trình Năng Lượng Khí Sinh Vật Biogas, Nhà Xuất Bản Xây Dựng, Hà Nội – 2001 Khác
4. Ngô Kế Sương - Nguyễn Lâm Dũng, Sản xuất khí đốt Biogas bằng kỹ thuật lên men kỵ khí, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, năm 1997 Khác
7. Một số địa chỉ internet. - www.htp.hoinongdan.org.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w