Trong những năm gần đây do thị trường xuất khẩu điều phát triển mạnh nên cây Điều trở thành loài cây công nghiệp mũi nhọn có khả năng thúc đẩy nền kinh tế nông thôn.Tuy nhiên do người dâ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY ĐIỀU TẠI XÃ
NAM CÁT TIÊN-TÂN PHÚ-ĐỒNG NAI
TRẦN THỊ HIỀN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2007
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY ĐIỀU TẠI XÃ
NAM CÁT TIÊN-TÂN PHÚ-ĐỒNG NAI
TRẦN THỊ HIỀN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2007
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY ĐIỀU TẠI XÃ NAM CÁT TIÊN-TÂN PHÚ-ĐỒNG NAI”,
tác giả Trần Thị Hiền, sinh viên khóa 29, ngành “Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông”, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày………
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian học tập và nỗ lực để thực hiện Luận Văn Tốt Nghiệp,nhờ có sự giúp
đỡ nhiệt tình của các cá nhân , tổ chức và các cơ quan ban ngành tôi có thể hoàn thành
Luận Văn này Bằng cả tấm lòng của mình tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm cùng tòan thể quý thầy cô Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm
Thầy Trần Anh Kiệt giáo viên Khoa Kinh Tế đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này
Các cán bộ tại phòng Kinh Tế Huyện Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai
Ban lãnh đạo UBND xã Nam Cát Tiên Huyện Tân Phú Tỉnh Đồng Nai cùng tất cả các
cán bộ tại địa bàn các ấp
Bà con nông dân ở xã Nam Cát Tiên
Xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và các anh chị trong gia đình đã động viên và
giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể thực hiện đề tài này
Chân thành cám ơn các đơn vị cùng các cá nhân trên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình làm đề tài này
Trần Thị Hiền
Trang 5Trong những năm gần đây do thị trường xuất khẩu điều phát triển mạnh nên cây Điều trở thành loài cây công nghiệp mũi nhọn có khả năng thúc đẩy nền kinh tế nông thôn.Tuy nhiên do người dân tại xã Nam Cát Tiên vẫn chưa nắm rõ được tầm quan trọng và lợi ích của việc trồng điều nên việc trồng điều ở đây phát triển một cách manh mún, không theo quy hoạch cụ thể gây khó khăn cho việc đầu tư và phát triển ngành sản xuất và chế biến hạt Điều tại xã Nam Cát Tiên.Vì thế mục tiêu của khóa luận là đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Điều tại địa phương thông qua việc phân tích, đánh giá số liệu thu thập được thông qua những kết quả nghiên cứu, phân tích kết hợp với tính toán một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế sẽ đưa ra đề xuất nhằm giúp cho người dân và những nhà sản xuất có hướng đi đúng trong việc phát triển ngành sản xuất và chế biến hạt Điều
Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên số mẫu điều tra giới hạn là các nông
hộ, tập trung tại xã Nam Cát Tiên Đối tượng được phỏng vấn là những hộ đang trực tiếp trồng Điều tại địa phương
Trong quá trình điều tra, phân tích và tính toán nhận thấy dự án trồng Điều tại
xã Nam Cát Tiên là khả thi, có thể chấp nhận được Người nông dân trồng Điều trong vòng đời của cây Điều là 30 năm sẽ có lợi nhuận là 66,001,000 đồng Đây là một khoản thu nhập khá lớn đối với người nông dân tại xã thuộc vùng sâu vùng xa này
Trang 62.2 Hiện trạng Kinh tế - Xã hội 72.2.1 Công nghiệp 72.2.2 Nông - Lâm nghiệp 82.2.3 Thương mại, dịch vụ và du lịch 8
Trang 72.2.4 Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2003 8
2.3 Tiềm năng Kinh tế - Xã hội 9
2.3.1 Dân số và lao động 92.3.2 Đất đai 92.3.3 Tài nguyên rừng 112.3.4 Tài nguyên khoáng sản 112.3.5 Thắng cảnh và du lịch 122.3.6 Sản phẩm và ngành nghề truyền thống 122.4 Định hướng phát triển 12
3.2.1 Phương pháp điều tra thu nhập số liệu 263.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 26CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CƯÚ VÀ THẢO LUẬN 27
4.2.1 Sản xuất 304.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Điều 384.2.3 Phân tích độ nhạy 464.2.4 Đánh giá về tính bền vững 474.3 Nguyên nhân phát triển và hạn chế sản xuất hạt điều
4.3.1 Nguyên nhân phát triển 494.3.2 Hạn chế 49
Trang 84.4 Định hướng phát triển bền vững 494.4.1 Về mặt kỹ thuật 494.4.2 Về mặt thị trường 54CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1 Kết luận 575.2 Kiến nghị 58TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1.Hiện Trạng Sử Dụng Đất Theo Thành Phần Kinh Tế 9
Bảng 4.1.Kim Ngạch Xuất Khẩu Hạt Điều Của Nước Ta Trong
Bảng 4.2 Các Loại Bệnh Của Cây Điều ở Địa Phương 33
Bảng 4.3 Diện Tích – Năng Suất - Sản Lượng Năm 2005 35
Bảng 4.4 Diện Tích Trồng Điều Các ấp 35
Bảng 4.5 Mức Độ Tham Gia Công Tác Khuyến Nông Tại Xã
Bảng 4.6 Chi Phí 1 Ha Điều Trong Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản 39
Bảng 4.7 Chi Phí Đầu Tư Qua Các Năm 41
Bảng 4.8 Sản Lượng Điều Qua Các Năm 43
Bảng 4.9 Doanh Thu Qua Các Năm 44
Bảng 4.12 Phân Tích Về Tính Khả Thi Của Dự Án 45
Bảng 4.13 Phân Tích Độ Nhạy Khi Sản Lượng và Giá Thay Đổi 46
Bảng 4.14 Liều Lượng Phân Bón Khuyến Cáo Cho Điều ở
Bảng 4.15.Liều Lượng Phân Bón Khuyến Cáo Cho Điều ở
Bảng 4.16.Phương Án Đề Xuất Vay Vốn ở Địa Phương 54
Bảng 4.17 Giá Thu Mua Hạt Điều Của Công Ty Donafoods 54
Bảng 4.18 Giá Thu Mua Hạt Điều Của Thương Lái 55
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.2 Biểu Đồ Định Hướng Kinh Tế Đến Năm 2010 14
Hình 4.1 Đồ Thị Thể Hiện Chi Phí 1 Ha Điều trong Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản 40
Trang 11DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND Hội Đồng Nhân Dân
XNLH Xí Nghiệp Liên Hiệp
Trang 12Được sự quan tâm của nhà nước, tỉnh Đồng Nai chủ trương coi cây điều là cây trồng chủ lực và là hướng phát triển của tỉnh đến năm 2010.Đặc biệt đối với xã Nam Cát Tiên là một xã vùng sâu vùng xa của huyện Tân Phú -Đồng Nai thì cây điều được xác định là cây kinh tế mũi nhọn và quan trọng của xã.Vì một số nguyên nhân sau:
o Thứ nhất: Cây điều là loại cây công nghiệp dễ trồng,có khả năng chịu hạn,vốn đầu tư ban đầu thấp,có khả năng sinh trưởng và trồng xen theo kiểu nông lâm kết hợp.Đây là loại cây dễ tính có thể tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho các xã vùng sâu vùng xa có chất đất xấu
o Thứ hai: Được sự quan tâm của nhà nước và dưới sự chỉ đạo của tỉnh Đồng Nai thì huyện Tân Phú đã có nhà máy chế biến hạt Điều Đây là một chi nhánh của công ty chế biến Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Đồng Nai (DONAFOODS) và xã Nam Cát Tiên đã có xưởng Điều được thành lập vào tháng 9/2001.Từ khi có xưởng Điều đặt tại địa phương tuy chỉ ở khâu sơ chế nhưng đã đáp ứng được nhu cầu của người dân về việc cung cấp giống và giải
Trang 13quyết việc làm cho lao động dư thừa ở địa phương góp phần nâng cao thu nhập cho từng nông hộ.Từ đó thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn
o Thứ ba: Cây điều có tác dụng phủ xanh đất trồng đồi trọc góp phần cải thiện môi trường sinh thái
Nhưng điều đáng quan tâm là trong các năm qua Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho ngành điều nhưng chủ yếu mới chỉ tập trung ở chỗ khâu nghiên cứu giống mới, còn nhiều bất cập nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc chế biến hạt điều Vì vậy, tuy hạt điều nước ta là sản phẩm có chất lượng và có hương vị đậm đà được thế giới ưa chuộng, được xếp vào một trong mười mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn nhất nước ta ,nhưng hơn mười năm qua cũng chỉ dừng lại ở sản phẩm điều nhân (thực chất
là bán thành phẩm các tập đoàn nhập về còn phải qua khâu chế biến tiếp và tiêu thụ)
mà chưa quan tâm đến việc đầu tư sản xuất các sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu như dầu hạt điều, sản phẩm ván ép, gỗ từ vỏ hạt điều, thực phẩm cao cấp từ hạt điều,…
Và thực tế ở địa phương cho thấy trong những năm qua do những diễn biến bất thường nắng nóng kéo dài và ít mưa làm sâu bệnh phát triển mạnh Mặt khác do thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, giá cả đầu vào (phân bón ) tăng cao nên người nông dân chưa quan tâm đến việc đầu tư,chăm sóc và trừ dịch bệnh nên năng suất hạt điều giảm
Bên cạnh đó, giá cả thu mua hạt Điều không ổn định (năm 2004: 10.000-15.000 đ/kg;năm 2005:7.000-9.500 đ/kg;năm 2006:8.000-10.000 đ/kg) Đó chính là những nguyên nhân khiến nông dân lo ngại và gây cản trở đến việc mở rộng diện tích trồng điều tại xã
Do đó việc cấp bách hiện nay là phải làm sao giải quyết được vấn đề năng suất vườn điều của xã ổn định và phát triển vững chắc, từ đó tạo sự ổn định trong thu nhập người dân và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển ngành chế biến nhân điều của tỉnh thông qua sự ổn định về nguyên liệu, để đưa ngành điều của tỉnh cạnh tranh được trên thị trường thế giới
Đứng trước thực trạng trên và được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế trường ĐH Nông Lâm, UBND xã Nam Cát Tiên và được sự hướng dẫn của thầy Trần Anh Kiệt, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY ĐIỀU TẠI XÃ NAM CÁT TIÊN-TÂN PHÚ-ĐỒNG NAI”
Trang 141.2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất hạt điều tại xã Nam Cát Tiên Từ đó, đánh giá hiệu quả kinh tế của cây điều trong vòng đời phát triển của cây
- Đánh giá tính bền vững của dự án
- Tìm hiểu các chính sách hỗ trợ đối với việc sản xuất điều của tỉnh
- Đưa ra những định hướng phát triển sản xuất hạt điều ở địa phương
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu vào đánh giá hiệu quả kinh tế của cây điều tại xã Nam Cát Tiên – Tân Phú – Đồng Nai Qua đó có những định hướng để phát triển việc sản xuất hạt điều tại địa phương
1.3.2 Phạm vi không gian :
Nghiên cứu đề tài tại xã Nam Cát Tiên-Tân Phú Đồng Nai
1.3.3 Phạm vi thời gian
Bắt đầu từ ngày 26/3/2007 - 20/06/2007
1.4 Nội dung đề của đề tài
Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây điều tại địa phương Từ đó đưa ra những định hướng phát triển đưa trên cơ sở phù hợp với tiềm năng của địa phương
1.5 Cấu trúc của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương
Chương 1 : Đặt vấn đề
Chương 2 : Tổng quan
Chương 3 : Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 4 : Kết qủa nghiên cứu và thảo luận
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1 Vị trí điạ lý
a Huyện Tân Phú
• Vị trí: Là huyện miền núi nằm phía Bắc tỉnh Đồng Nai, trung tâm huyện cách
TP Biên Hòa 100km, cách TP.HCM 126 km Phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Đông nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây bắc giáp tỉnh Bình Phước; phía Tây Nam giáp huyện Định Quán; phía Tây giáp huyện Vĩnh Cửu
• Tổng diện tích tự nhiên: 773,74 km2, chiếm 13,13% diện tích tự nhiên toàn tỉnh
• Dân số năm 2005:166.462 người, chiếm 7,5% dân số toàn tỉnh, mật độ 215 người/km2
• Huyện có 18 đơn vị hành chính gồm: 1 thị trấn là Tân Phú và 17 xã: Phú Thịnh, Phú Bình, Phú Xuân, Phú Sơn, Phú Lộc, Đak Lua, Nam Cát Tiên, Phú Điền, Trà Cổ, Phú Trung, Phú Lâm, Tà Lài, Phú Thanh, Phú An, Phú Lập, Thanh Sơn, Núi Tượng
• Các cơ quan chuyên môn: Phòng Nội Vụ - Lao động - Thương Binh - Xã hội; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Giáo dục; Phòng Văn hoá - Thông tin - Thể thao; Phòng Y tế; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tư pháp; Phòng Kinh tế; Phòng
Hạ tầng kinh tế; Thanh tra huyện; Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Phòng Tôn giáo, Dân tộc; Văn phòng HĐND và UBND
• Những lợi thế của huyện:
+ Khu rừng cấm Nam Cát Tiên với diện tích 35.000 ha, đang được đầu tư thành khu vườn Quốc gia; trữ lượng rừng đáng kể với nhiều chủng loại động thực vật quý hiếm tại đây có 185 loại thực vật, 62 loại thú rừng và 121 loài chim là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
Trang 16+ Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm 86% đất tự nhiên, là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
+ Than bùn có trữ lượng khá lớn phục vụ cho công nghiệp sản xuất phân bón, đã
có luận chứng trình UBND tỉnh phê duyệt để xây dựng Nhà máy sản xuất
+ Đã quy hoạch khu công nghiệp Tân Phú diện tích 50 ha nằm trên trục Quốc lộ
20 là khu vực khuyến khích kêu gọi đầu tư
• Cơ cấu kinh tế năm 2005: Công nghiệp – Xây dựng chiếm 5,22%; Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản chiếm 58,6%; Dịch vụ chiếm 36,18%
b Xã Nam Cát Tiên
Nam Cát tiên là một xã nằm ở cực bắc tỉnh Đồng Nai là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Tân Phú:
Phía đông giáp xã Phú An
Phía tây giáp vườn quốc gia Cát Tiên (xã Đắc Lua)
Phía nam giáp xã Núi Tượng
Phía Bắc giáp xã Đạ Cộ, huyện Đạ Tẻ-Lâm Đồng
Tổng diện tích tự nhiên 2219,87 ha Toàn xã có 171 ha sông suối tự nhiên; bao gồm sông Đa Guoay và sông Đồng Nai bao bọc phần diện tích phía Bắc và Tây Bắc của xã và nhiều suối nhỏ và suối cụt, suối cạn về mùa khô
2.1.2 Đơn vị hành chính
Xã Nam Cát Tiên được chia thành 10 Ấp, có tên gọi theo thứ tự tứ Ấp 1, Ấp 2 đến Ấp 10 Ấp xa nhất cách trung tâm xã 6km, giao thông trong toàn xã hiện nay rất thuận lợi Từ trung tâm UBND xã (ấp 5) đến Trung tâm huyện Định Quán là 25 km
Trang 17Vùng đồi núi địa hình cao, chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn xã, rừng tự nhiên nghèo do khai thác cạn kiệt, rừng phòng hộ do mới trồng chưa đáp ứng đúng yêu cầu; rất khó khăn cho tạo và giữ nguồn nước vào mùa khô nên thường thiếu nước sản xuất
và nước sinh hoạt
2.1.4 Khí hậu, thủy văn
Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Tà Lài: Xã Nam Cát Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ thang12 đến tháng 3 năm sau Chu kỳ lũ lụt hàng năm từ tháng 7- 9
Nhiệt độ trung bình trong năm: 250C, cao nhất 33.40C (tháng 7) thấp nhất 18.50C (tháng 3)
Độ ẩm không khí: trung bình 84%, cao nhất 90% (tháng 7), thấp nhất 75.2% (tháng 3)
Lượng mưa: Trung bình 2906 mm; cao nhất 409 mm (tháng 7), thấp nhất 22.6
mm (tháng 3), số ngày mưa cả năm: 224 ngày
Lượng bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi cả năm 977 mm
Các yếu tố khác: Hướng gió thông thường hình thành theo 2 hướng Đông và Đông – Nam, với vận tốc trung bình 2.4-3.3m/g
Nhìn chung khí hậu ôn hòa, không có rét, sương muối và bão Ba năm gần đây do rừng đầu nguồn bị phá hoại và các đập xả nước lớn nên hay gây tình trạng lũ, lụt thiệt hại nặng cho các ấp:1, 4, 5, 6,7,8
2.1.5 Giao thông - Điện
Thực hiện chương trình 135 và chương trình định canh - định cư, chương trình xây dựng hệ thống vùng ven; vùng đệm nên giao thông của xã trong những năm gần đây đã phát triển tương đối khá Hệ thống đường liên xã gồm: 5 km bêtông nhựa nóng
và 6 km trải thảm nhựa, đa số các đường nội ấp đều đã được mở rộng 4-5m đảm bảo cho các phương tiện giao thông cơ giới đi lại thuận tiện, một số đã được bê tông nhựa hoặc bê tông hoá Đến nay lưới điện quốc gia đã cung cấp điện sinh hoạt cho trên 90%
hộ trong xã, giúp cho điều kiện sinh hoạt, học tập được nâng cao
Trang 18
2.1.6 Thông tin liên lạc
Mặc dù là một xã vùng xâu vùng xa nhưng hệ thống thông tin của địa phương đã khá phát triển, hiện có một trạm thu phát sóng FM (do chương trình 135 xây dựng) Toàn bộ 10 Ấp đều có loa phát thanh với thời lượng phát 3 buổi/ngày được duy trì đều đặn, mọi thông tin trong nước, của địa phương, quốc tế được phổ biến đến từng địa bàn, đặc biệt là các thông tin về Khoa học - Kỹ thuật, thông tin về thời tiết được phổ biến kịp thời
Xã đã có một điểm Bưu điện – Văn hóa và tất cả các ấp đều có hội trường là nơi sinh hoạt, vui chơi giải trí cho nhân dân Toàn xã hiện có 200 máy điện thoại cố định
và một số máy điện thoại di động
Nhìn chung thông tin liên lạc vẫn còn thiếu thốn do mức đầu tư hệ thống cáp của Bưu điện còn hạn chế so với nhu cầu của nhân dân
2.1.7 Sơ lược lịch sử của Xã
Xã Nam Cát Tiên được hình thành từ ngày 23/12/1988 Trước năm 1975 nơi đây
là vùng chiến khu D trực thuộc Quân khu 7, mà tiền thân là căn cứ của Đoàn 600, với diện tích chủ yếu lúc đó là rừng gỗ tre, lồ ô và là nơi cất dấu vũ khí để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam Dân cư chủ yếu là người Thượng
Năm 1982 do yêu cầu xây dựng vành đai Kinh tế - Quốc phòng; Xí nghiệp Liên hiệp 600 thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm được hình thành và đến
1988 XNLH 600 giải thể và chính thức thành lập 4 xã trong đó có xã Nam Cát Tiên hiện nay
2.2 Hiện trạng Kinh tế - Xã hội
2.2.1 Công nghiệp
Cho đến nay công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của địa phương vẫn chưa phát triển do tính chất và đặc thù của xã vùng sâu vùng xa: thiếu nguyên liệu do sản xuất nông nghiệp còn mang tính manh múm, xa nơi tiêu thụ, hạ tầng cơ sở chưa đủ sức đáp ứng để phát triển Đến nay mới chỉ có Công ty Donafoods mới đầu tư 1 phân xưởng sơ chế hạt điều, ngoài ra một số cơ sở sản xuất gạch ngói và xay xát nhỏ theo tính chất tự phát và tự cung tự cấp cho địa phương Cơ cấu kinh tế công nghiệp xây dựng mới chiếm khoảng 3,2% trong toàn bộ cơ cấu kinh tế của địa phương
Trang 192.2.2 Nông - Lâm nghiệp
Trong phát triển kinh tế của xã đến nay nông, lâm nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trong cơ cấu kinh tế của xã, tuy nhiên trong những năm qua: nền nông nghiệp phát triển không ổn định, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và thị trường; giá cả, nên giá trị sản phẩm không tăng Kinh tế lâm nghiệp chưa đáp ứng so với yêu cầu, ngư nghiệp phát triển còn chậm chưa đi vào các thâm canh và phát triển các loài thủy sản
có giá trị kinh tế để phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch
Chính từ những yếu tố trên đòi hỏi cần có sự đầu tư về khoa học- kỹ thuật, cũng như nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của xã và huyện đã đề ra theo kế hoạch hành động trong dự án:"Bảo tồn rừng quốc gia Cát Tiên" của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
2.2.3 Thương mại, dịch vụ và du lịch
Mặc dù ngay trên của ngõ của khu du lịch nhưng hoạt động thương mại; dịch vụ chưa có cơ hội phát triển đúng tầm cở do tập quán của người dân nơi đây chủ yếu vẫn sống phụ thuộc vào nông nghiệp, tiềm năng du lịch chưa khai thác triệt để nhất là cơ
sở hạ tầng phục vụ cho du lịch như nhà nghỉ; điểm tập kết; các dịch vụ hỗ trợ
Trong cơ cấu kinh tế của xã, thương mại dịch vụ chiếm 37,06% nhưng tốc độ phát triển cũng như giá trị sản phẩm không ổn định nên ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của địa phương
2.2.4 Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2003
Hình 2.1: Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Năm 2003
Trang 202.2.5 Văn hóa - Giáo dục và y tế
+ Văn hoá: Xã đã tập trung xây dựng được 1 trung tâm văn hóa (nay là trung tâm
giáo dục cộng đồng) với 5 câu lạc bộ cùng với hệ thống hội trường của các ấp đã đưa hoạt động văn hoá thể dục thể thao của xã phát triển khá mạnh
+ Giáo dục: Hệ thống trường học của Xã đã đáp ứng được nhu cầu hiện tại của
địa phương và của các vùng lân cận Hiện có 1 trường tiểu học với 39 phòng học, Trường trung học cơ sở với 30 phòng học, trường mầm non với 14 lớp đủ sức phục vụ cho nhu cầu chăm sóc các cháu nhỏ
2.3 Tiềm năng Kinh tế - Xã hội
2.3.1 Dân số và lao động
Toàn xã có 1264 hộ, 6350 khẩu và hơn 3600 lao động trong độ tuổi, ấp đông nhất
150 hộ, 750 khẩu (ấp 7), ấp ít nhất 75 hộ, 310 khẩu (ấp 4) Chủ yếu là lao động nông nghiệp và khoảng 200 lao động làm việc tại xưởng gia công chế biến hạt điều của Công ty Donafoods mới đầu tư
Ngoài người Kinh là chủ yếu còn có 7 dân tộc ít người (46 hộ) bao gồm: Mường, Khơ me, Châu Mạ, Tày, Nùng, Thái và Hoa.Do dân số đa dạng như vậy nên mỗi địa bàn có những phong tục tập quán riêng mang đậm dấu ấn văn hóa của mỗi vùng
2.3.2 Đất đai
Bảng 2.1.Hiện Trạng Sử Dụng Đất Theo Thành Phần Kinh Tế
LOẠI ĐẤT
Tổng diện tích
(ha)
Các tổ chức kinh tế
(ha)
UB xã quản lý
(ha)
Đối tượng khác
Trang 21+ Đất nông nghiệp: Chiếm 45,8 % Trong đó diện tích cây hàng năm: 577,89 ha
chủ yếu là đất trồng lúa 1 vụ, do chưa chủ động được nguồn nước tứơi (339,72ha), cây lâu năm 413,26 ha ngoài ra còn 6,52 ha cây vườn tạp và còn lại là mặt nước sử dụng nuôi trồng thủy sản Hệ số sử dụng đất thấp Mặt khác do ảnh hưởng của thị trường và điều kiện khí hậu, mức độ đầu tư chưa phù hợp nên năng suất và sản lượng cây trồng chưa cao và thường xuyên có biến động về diện tích cây lâu năm
+ Đất Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 40,59%, trong đó do Lâm
trường 600 quản lý 661,60 ha, diện tích còn lại chủ yếu là giao khoán cho hộ gia đình
và cá nhân trồng và chăm sóc, chủ yếu diện tích rừng tập trung và phân bổ ở các khu vực đồi núi; có độ dốc cao nên cần được đầu tư chăm sóc để phát huy tác dụng chống xói mòn và bảo vệ môi trường
+ Đất chuyên dùng: Chiếm 2,86 % và có xu hướng tăng hàng năm do nhu cầu
xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống
+ Đất ở: Diện tích đất ở chiếm 2,02 % và phân bố rải rác ở các ấp Bình quân đất
ở đạt 344m2/hộ, cao hơn mức bình quân trong khu vực Nhưng do dân số luôn gia tăng nên với diện tích hiện nay mới chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại, trong tương lai cần được
bố trí cho phù hợp hơn
+ Đất chưa sử dụng: Chiếm 15,64%, trong đó đất bằng chưa sử dụng 11,89ha,
đất đồi núi 156,13 ha, mặt nước chưa sử dụng 4,47 ha Diện tích đất chưa đưa vào sử dụng còn khá lớn, đang đòi hỏi có sự đầu tư khai thác có hiệu quả
Đánh giá chung: Tiềm năng đất đai của xã còn khá lớn cả về nông lâm ngư nghiệp cũng như phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển ngành nghề nhất là khả năng phát triển và mở rộng diện tích gieo trồng; nếu được đầu tư thêm vào một số công trình thủy lợi và trồng rừng để bảo vệ môi trường, phát triển các loại cây công nghiệp, cây
ăn trái và tăng cường phát triển chăn nuôi đại gia súc, công nghiệp chế biến thực phẩm, kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ; để nâng cao đời sống dân cư
Trang 222.3.3 Tài nguyên rừng
Hiện tại đa số là rừng trồng phòng hộ được lâm trường 600 giao khoán cho từng
hộ dân (350ha) Diện tích rừng tự nhiên còn lại chủ yếu là rừng thưa, rừng tái sinh có trữ lượng rất nghèo và ngày càng bị thu hẹp, Theo số liệu của Lâm trường 600: hiện Lâm trường quản lý 661.6 ha, trữ lượng 60m3 cây/ha, rừng được che phủ 100%, động vật rừng chỉ còn sót lại những loài nhanh nhẹn, biết né tránh người
Tổng diện tích rừng của xã quản lý là 747.61 ha chiếm 33.67% so với đất lâm nghiệp cũng đa số là rừng phòng hộ, không có rừng sản xuất
Do đó: về hướng lâu dài cần được đầu tư phát triển vùng cửa ngõ Vườn Quốc gia Cát Tiên, xây dựng khu vực bảo tồn hệ sinh thái, nghiên cứu khoa học Tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, chống xói mòn, nhanh chóng phủ xanh đất trống, đồi trọc, thực hiện các giải pháp nhằm làm giảm áp lực kiếm sống của số dân phụ thuộc vào rừng
2.3.4 Tài nguyên khoáng sản
Do cấu trúc địa lý nên tài nguyên khoáng sản quý hiếm tại địa phương đến nay vẫn chưa được phát hiện chủ yếu chỉ có cát, sỏi làm vật liệu xây dựng nhưng vẫn khai thác ở quy mô nhỏ.Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất; toàn xã có 3 nhóm đất chính:
+ Nhóm đất phù sa (Fluvisols) 240,29 ha, được hình thành trên đá trầm tích phù
sa mới của hệ thống sông Đồng Nai, đất có thành phần cơ giới nặng
+ Nhóm đất Gley (Gleysols) 822,62 ha, được hình thành trên trầm tích của hệ
thống sông Đồng Nai và sản phẩm dốc tụ, thành phần cơ giới nặng; từ thịt nặng đến sét + Nhóm đất xám (Avrisols) 1 058, 43 ha, được hình thành trên đá phiến sét, phân
bố trên các địa hình đồi, đất có thành phần cơ giới nhệ (thịt pha cát)
Trang 232.3.5 Thắng cảnh và du lịch
Với một địa thế vô cùng thuận lợi nằm trên trục đường chính vào cửa khu du lịch rừng Quốc gia Cát Tiên một trong những điểm hẹn du lịch sinh thái lý tưởng, cũng như nơi nghiên cứu khoa học của cả nước và quốc tế và đang thực hiện dự án (10 tỷ đồng) đầu tư xây dựng trung tâm du lịch dã ngoại thanh thiếu niên của tỉnh đoàn Đồng Nai Điều kiện để phát triển thành một khu dịch vụ hậu cần phục vụ cho du lịch đang
mở ra hướng phát triển của mạnh địa phương Tuy nhiên mức độ đầu tư chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển hiện nay
2.3.6 Sản phẩm và ngành nghề truyền thống
Sản phẩm của địa phương hiện nay chủ yếu là nông sản như: Cà phê, tiêu, hạt
điều, mới có hướng mở ra phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm
Ngành nghề: do đặc điểm của địa phương là một vùng đất mới, cư dân ở nhiều
địa phương đến đây sinh sống và lập nghiệp nên các ngành nghê truyền thống chưa có điều kiện phát huy Nếu có động lực có thể tập hợp và huy động được các ngành nghề truyền thống của các địa phương thành nội lực phát triển kinh tế của xã
2.4 Định hướng phát triển
2.4.1 Định hướng chung
Thực hiện kế hoạch hành động cũa xã đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông qua trong dự án bảo tồn vườn Quốc gia Cát Tiên, trong thời gian tới các công tác cần được thực hiện:
+ Tập trung di dời dân vùng ngập lũ để ổn định sản xuất, nhằm đưa kinh tế phát triển theo nhịp độ chung của Huyện và của Tỉnh Từng bước nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân
+ Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng, đặc biệt ưu tiên các công trình phục vụ sản xuất, sinh hoạt Gắn chặt giữa đầu tư phát triểnvới các hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng nhanh giá trị sản phẩm hàng hoá
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng giá trị khối lượng ngành dịch vụ thương mại và công nghiệp xây dựng, trong đó lấy nông nghiệp làm mũi nhọn đồng thời làm hậu thuẫn để phát triển các ngành kinh tế khác
Trang 24+ Gắn chặt giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh quốc phòng, giữa phát triển với trật tự an toàn xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái trong khu vực
Phấn đấu đưa giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp
Năm 2003: 865,760,000 đ chiếm 3,25% cơ cấu kinh tế
Đến 2005 đạt: 1,089,360 000đ chiếm 3,5%
Đến 2010 đạt: 1,787,800 000đ chiếm 4,5%
b Nông lâm ngư nghiệp:
Tập trung thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đất đai, địa hình và xu thế chung của thị trường Chuyển dần diện tích vườn tạp, các loại cây có giá trị thấp sang các loại cây có giá trị kinh tế cao, hình thành vùng sản xuất chuyên canh Kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi để giải quyết lao động nâng cao thu nhập Đặc biệt xây dựng và áp dụng một số mô hình: Trồng dâu nuôi tằm, mô hình nông lâm kết hợp, nuôi bò lai sind, mô hình trồng cam ghép Đầu tư xây dựng và nâng cấp toàn bộ hệ thống kênh mương thủy lợi cho các ấp, nhằm ổn định diện tích lúa
Thực hiện việc giao đất, giao rừng để đảm bảo phủ xanh đất trống; đồi trọc Tăng cường giáo dục nhận thức bảo vệ rừng cho nhân dân thông qua nâng cao đời sống để người dân không quá phụ thuộc vào rừng
Phấn đấu đưa giá trị tổng sản lượng ngành Nông lâm nghiệp
Năm 2003: 16,644,000,000 đ chiếm 59,2% cơ cấu kinh tế
Năm 2005: 15,986,000,000 đ chiếm 58.7% cơ cấu kinh tế
Năm 2010: 23,242,000,000 đ chiếm 58,5% cơ cấu kinh tế
Trang 25c Thương mại dịch vụ và du lịch:
Tận dụng và khai thác ưu thế của vùng du lịch sinh thái tập trung xây dựng cơ sở
hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ cho du khách, nâng cấp các tuyến đường giao thông nhất là quanh khu vực bến phà, giữ gìn trật tự và vệ sinh môi trường Phối hợp tổ chức và khai thác tốt khu Trung tâm dã ngoại Thanh-Thiếu niên, tổ chức tốt tốt các dịch vụ phục vụ
du khách
Phấn đấu đưa giá trị tổng sản lượng ngành thương mại dịch vụ:
Năm 2003: 722,240,000 đ chiếm 37,3% cơ cấu kinh tế
Năm 2005: 10,149,640,000 đ chiếm 37,3% cơ cấu kinh tế
Năm 2010: 14,699,200 000 đ chiếm 37,5% cơ cấu kinh tế
d Biểu đồ định hướng kinh tế đến năm 2010:
Hình 2.2 Biểu Đồ Định Hướng Kinh Tế Đến Năm 2010
Trang 26do đó điều chỉ được trồng rải rác ở các vườn nhà chứ không được trồng tập trung Nhưng kể từ khi có nền công nghiệp chế biến hạt điều ra đời thì vị trí và vai trò của cây điều mới được khẳng định Và đến năm 2006 hạt điều là ngành hàng nông sản có giá trị xuất khẩu đứng thứ 4 sau gạo, càphê, cao su Nó được xếp vào 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta
Riêng tại xã Nam Cát Tiên-Tân Phú-Đồng Nai là xã có diện tích điều hiện nay là
415 ha trong đó có khoảng 52 ha diện tích đất trồng xen với các loại cây khác như tiêu
và một số loại cây ăn trái.Với sản lượng trung bình hằng năm là 1,0-1,5 tấn /ha.Sở dĩ
có hiện tượng năng suất không cao là do nhiều nguyên nhân gây nên :thời tiết, khí hậu, cũng như vấn đề thâm canh chăm sóc và đầu tư của người trồng điều …trong số những nguyên nhân trên thì nguyên nhân chủ yếu là sự thoái hoá về giống của cây điều (tại xã thì có 90% hộ nông dân vẫn còn trồng điều bằng hạt ) Đây là biện pháp kĩ thuật lạc hậu ,không cho năng suất cao và ổn định Kết quả hàng trăm hécta điều của xã đang trong tình trạng thoái hoá ,năng suất ngày càng thấp và hiện tượng chặt bỏ vườn điều đã xuất hiện một số nơi ở xã
Bên cạnh đó, ngành sản xuất điều còn có vai trò nâng cao đời sống của người nông dân vùng sâu,vùng xa có chất đất xấu và điều là lọai cây chịu hạn, không cần đầu
tư nhiều (lao động và các chất nông hoá ),sống được ở vùng đất kém màu mỡ và có thể
Trang 27trồng ở những nơi đất dốc và trồng xen kẽ theo kiểu nông lâm kết hợp ,và nó có thể tạo
ra nhiều sản phẩm phụ như: thực phẩm, thức uống, gỗ và dầu cho công nghiệp hoá chất Ngoài ra, nó còn giúp cải tạo môi trường, chống xói mòn đất…nên được xếp vào trong đề án phát triển rừng phòng hộ trong chưong trình 327 của Quốc gia
Nhằm để phát triển ngành sản xuất điều của xã đồng thời giải quyết lao động dư thừa của xã thì cần phải ổn định và nâng cao hiệu quả cây điều thông qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất của nông dân Để làm tốt điều này thì phải có những giải pháp đồng bộ về kĩ thuật và kinh tế
1 Cải tạo những vườn điều cũ bằng phương pháp ghép chồi cao sản trên gốc cũ
2 Trồng mới thêm một số lượng hecta điều phương pháp trồng cây con cao sản.Nhưng do xã Nam Cát Tiên có diện tích trồng điều đa số là đất đồi nên việc trồng điều cao sản là không phù hợp (do điều cao sản dễ bị đổ ngã khi gặp gió lớn).Vì vậy đa số nông dân ở đây vẫn trồng điều hạt (điều địa phương) là chủ yếu,còn điều cao sản chỉ được trồng ở những nơi phần đất bằng phẳng nhưng với diện tích rất ít
3 Đầu tư thâm canh những vườn điều cũ và cả những vườn điều sẽ trồng mới
4 Sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất dưới sự hổ trợ của nhà nước cho việc đầu tư phát triển cây điều
Tóm lại ngành trồng và sản xuất điều của xã có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung và trong lĩnh vực cây trồng nói riêng.Và việc nâng cao hiệu quả của nó là điều cần thiết cho cả người trồng điều và xã hội
3.1.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây điều
a.Giới thiệu sơ lược về cây điều
Cây điều có tên khoa học là : Anacardium Occidentale L thuộc họ thực vật Anacardiaceac, bộ Rutales, tên tiếng anh là Cashew Cây điều có nguyên gốc là cây hoang dại mọc trên các bãi cát ven biển và trong rừng tực nhiên ở Brazil Quần đảo Antiles và ở lưu vực sông Amazone thuộc Nam Mỹ Sau đó cây điều được thuần hoá
và nhân rộng khắp vùng châu Á nhiệt đới
Điều là một cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao Cây điều thích nghi với mọi loại đất khác nhau, và có vài nơi trên nước ta cây điều còn
Trang 28được gọi với tên khác là “cây Đào lộn hột” Hiện nay cây điều được trồng Điều nhiều nhất hiện nay là : Ấn Độ, Brazil, Mozambic, Việt Nam, Indonesia …
Riêng ở Việt Nam cây điều được du nhập vào khoảng hơn 200 năm nay Song phải đến năm 1982 cây Điều mới được trồng rộng rãi ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Nam
Bộ để lấy hạt xuất khẩu
Cây điều là cây cho sản phẩm hằng năm Nhân điều chứa nhiều đạm, béo đường, chất khoáng và các sinh tố B như : B1, B2 đây là hai sinh tố dùng để kích thích ngon miệng, Nhân điều còn giúp cơ thể hoạt động hưng phấn và tăng nghị lực Ngoài ra, nhân hạt điều còn có tác dụng tá dược như khi dùng hạt điều chung với nho khô chữa được bệnh táo bón, và nhân điều còn có thể dùng làm bánh kẹo Vỏ điều cũng có một
số công dụng trong cuộc sống con ngừơi và trong công nghiệp, như là : nguồn nguyên liệu quan trọng của công nghiệp sơn, công nghiệp nhẹ như vecni, vật liệu cách điện, keo dán, vật liệu bền ma sát… Và một số công dụng từ trái điều, nhựa cây và gỗ điều
b.Đặc điểm kỹ thuật, điều kiện phát triển cây điều ở Việt Nam
Cây điều có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới tại các động bằng ven biển, đặc điểm sinh thái này của cây điều khác với các loại cây cây công nghiệp như cà phê,ca cao là cây nhiệt đới vùng núi cao, cây cao su là cây nhiệt đới rừng rậm… Do vậy cây điều có những điều kiện để phát triển riêng, cụ thể:
Khí hậu : cây điều có thể sinh trưởng được ở nhiều nơi trên thế giới, giới hạn
thích nghi của điều trả dài từ 25o vĩ Bắc xuống đến 25o vĩ Nam Nhưng cây chỉ ra hoa đậu trái, cho năng suất cao hay còn gọi là ngưỡng tối ưu giới hạn từ 15o vĩ bắc đến 14o
Về khí hậu, có bốn yếu tố khí hậu chủ đạo quyết định sự sinh trưởng, phát triển
và quyết định đến năng suất của cây điều là :
- Lượng mưa và chế độ mưa : nhiều nhà nghiên cứu về cây điều đã kết luận lượng mưa có giới han thấp nhất là 1000mm/năm là phù hợp với đặc điểm sinh trưởng và
Trang 29phát triển của cây điều, đủ điều kiện để cho thu hoạch đều đặn Tuy nhiên người ta nhận thấy rằng ở những vùng có lượng mưa trong năm thấp hơn hoặc cao hơn giới hạn thích hợp điều vẫn sinh trưởng bình thừơng và hàng năm đều đạt năng suất nhưng còn tùy thuộc vào loại đất của vùng đó có tính chất giữ ẩm tốt, có mạch nước ngầm cao, hoặc lượng mưa trung bình trong năm cao hơn mức giới hạn nhưng lại thoát nước tốt thì năng suất vẫn cao Bên cạnh sự ảnh hưởng của lượng mưa trung bình trong năm thì
sự phân bố đối với năng suất của cây điều Mùa điều ra hoa kết trái thừơng kéo dài đến hơn hai tháng, và để điều nở hoa và thụ phấn thuận lợi đòi hỏi thời tiết lúc đó phải thật khô ráo Nếu gặp mưa dù là mưa nhẹ hoặc khí hậu ẩm ướt sẽ làm ngưng trệ hoặc không xảy ra quá trình thụ phấn, đậu trái, sâu hại tấn công Do đó khí hậu của những vùng được phân chia rõ rệt thành mùa mưa và mùa khô sẽ rất thích hợp cho quá trình hợp cho quá trình đậu trái của điều
- Chế độ nhiệt : khả năng sinh trưởng của cây điều trong một khổ khá rộng, song bản chất là loài cây nhiệt đới nên điều không thích ứng với khí hậu lạnh
Nhiều công trình nghiên cứu thấy rằng khi nhiệt độ xuống đến 7o C cây điều sẽ ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài liên tục thì cây sẽ chết Điều đó chứng tỏ rằng chẳng những không thích ứng được ở những vùng có khí hậu lạnh xa miền nhiệt đới mà ngay cả trong vùng nhiệt đới nhưng ở những nơi có địa hình quá cao, khí hậu lạnh cũng làm cho điều vừa chậm sinh trừởng vừa không thể trổ hoa và đậu trái Chế độ nhiệt thích hợp nhất cho điều sinh trửơng và phát triển tốt là ở những nới có nhiệt độ trung bình hằng năm không dưới 20o C, trong tháng không có nhiệt độ bình quân thấp hơn 15o C
và nhiệt độ tối thiểu phải luôn luôn trên 7o C
- Chế độ ánh sáng : Cây điều là cây ưa sáng hoàn toàn, trên thực tế ta vẫn thấy cây sống ở nơi râm, rợp nhưng ở những nơi đó cây sống còi cọc, sức sinh trưởng phát triển kém và không bao giờ cho trái, vì quá trình đậu trái của điều luôn đòi hỏi một lượng ánh sáng đầy đủ, do đó cây trồng ở những nơi có cường độ chiếu sáng đầy đủ sẽ cho thu hoạch khá, ngược lại trồng ở những nơi thiếu ánh sáng hoặc trồng với mật độ dày đặc thường không có quả Nhìn chung những vùng có độ cao thấp hơn 600m và mùa khô rõ rệt kéo dài từ 5-7 tháng đều là những vùng đủ ánh sáng cần thiết cho điều
Sự sinh trưởng, phát triển của cây điều có liên quan mật thiết đến độ dài ngày và độ che mây che phủ.Ở những vùng mà độ dày của ngày và đêm còn bị tác động của
Trang 30sương mù địa hình hoặc mây che phủ bầu trời làm giảm lượng quang năng cần thiết cho quá trình quang hợp Lượng mây trung bình của Việt Nam cao hơn so với các nước trồng Điều khác, lượng mây trung bình của nước ta là trên 6,0 Vậy tuy số giờ nắng của miền Nam nước ta thấp hơn các nước Đông Nam Châu Phi, nhưng với lượng mây và số giờ nắng như thế thích hợp thoả mãn nhu cầu sinh thái của cây điều
- Độ ẩm tương đối của không khí : Tác động của độ ẩm tương đối của không khí đối với của cây điều chủ yếu là vào thời kỳ ra hoa, đậu trái của nó Độ ẩm tương đối của không khí phải không vượt quá 75% , khi đó sẽ rất thích hợp cho sự nở của bao phấn, sự truyền phấn hoa cũng như sự thụ tinh Nếu trong trừơng hợp vượt quá ngưỡng này bao phấn của điều sẽ khó nứt để hật phấn tung ra, điều đó làm hạn chế quá trình truyền phấn qua côn trùng để thụ tinh Ngoài ra, nếu độ ẩm không khí cao sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh hại cây, các loài nấm bệnh Song nếu độ ẩm quá thấp, dưới ngưỡng 50% cộng với khí trời khô nóng và có gió sẽ gây trở ngại cho quá trình thụ tinh, và khi trái điều non mới hình thành gặp thời tiết khô cây sẽ thiếu nước dễ làm cho khô rụng trước khi kịp chín
Tóm lại với những điều kiện về khí hậu của cây điều như : thời tiết trong năm phân ra hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, nhiệt độ trung bình năm luôn phải cao hơn 20o C, số giờ có ánh sáng chiếu sáng trên 2000 giờ/ năm, độ ẩm không khí trong thời kì ra hoa thấp hơn 75% thì cây điều là cây rất thích hợp với điều kiện khí hậu tại Đồng Nai, cây điều trồng tại đây sẽ sinh trưởng và phát triển rất tốt và sẽ cho năng suất cao
Điều kiện đất đai :
Yêu cầu về đất : cây điều có thể sống trên rất nhiều loại địa hình với nhiều loại đất khác nhau, ít lệ thuộc vào nguồn gốc của đá mẹ phát sinh ra loại đất đó Tuy nhiên,
để điều được sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao thì điều phải mọc trên loại đất có tầng mặt sâu , thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước Nếu đất có thành phần cơ giới phù hợp ,có độ phì khá nhưng lại ở những vùng trũng, hàng năm bị ngập úng dài ngày thì việc công tác cây điều trên những đất ấy cũng không có kết quả Song bên cạnh những yếu tố về đất đai, độ phì để điều sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao đòi hỏi phải có biện pháp canh tác phù hợp
Trang 31Các loại đất thích hợp cho điều có mặt ở nước ta là đất cát biển mà thích hợp nhất
là những đồi cát đỏ, đất bạc màu trên granit hoạc phù sa cổ , đất xám, đất đỏ vàng…
có thành phần cơ giới nhẹ, tương đối sâu khoảng trên 50 cm và thoát nước tốt Xét về khả năng chịu mặn điều chịu mặn rất kém ở thời kỳ nảy mầm Thật vậy, thí nghiệm ở Kenya cho biết nồng độ muối 0.8 ppm sức nảy mầm giảm đi, khi nồng độ muối lên đến 3,2 ppm hạt sẽ mất hoàn toàn khả năng nảy mầm Nhưng khi cây đã trưởng thành thì sức chịu mặn lại tốt, điều trưởng thành có thể đươc trồng sát vùng rừng ngập mặn khi thuỷ triều lên nước bao quanh gốc nhưng cây vẫn sinh trưởng và phát triển xanh tốt
Nhìn chung các vùng trông điều ở Việt Nam nói chung và các vùng thuộc tỉnh Đồng Nai nói riêng , có một vài nơi trồng điều trên những loại đất không thật thuận lợi nhưng nếu có biện pháp xử lý đúng mức đất trước khi trồng thì điều vẫn cho kết quả tốt Về khí hậu, độ ẩm nước ta cao, rất thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển, nhưng như vậy sẽ rất dễ bị sâu bệnh tấn công và sản phẩm sẽ rất khó bảo quản được lâu sau khi thu hoạch Do đó cần phải có biện pháp chăm sóc, phòng trừ đúng mức và kịp thời, khi đó khí hậu ở Việt Nam sẽ là điều kiện rất thuận lợi để cây điều sinh trưởng và phát triển
Quỹ đất trồng điều ở nước ta : ở khu vực Đông Nam Bộ của nước ta, các loại cây công nghiệp mà sản phẩm đã tham gia xuất khẩu chủ yếu là cao su, cà phê, hồ tiêu, điều , chè Trong đó các loại cây như cao su, cà phê hồ tiêu, chè đều có yêu cầu cao về chất lượng đất chẳng hạn như có tầng mặt dày lớn, độ phì cao Do vậy nhằm đảm bảo cho nền nông nghiệp nước ta được đa dạng về hình thức canh tác cũng như đối tượng canh tác thì toàn bộ loại đất bazan ở miền Nam cần được dành cho bốn loại cây trên Riêng với cây điều có thể thích hợp với các loại đất kém hơn nên tận dụng những loại đất khác và không nên trồng trên đất bazan
Theo chủ trương của nhà nước ta , đất sử dụng cho mục đích trồng lúa là loại đất quý của Việt Nam, nên hạn chế mức thấp nhất sử dụng đất lúa và những mục đích sử dụng khác, trong đó có việc chuyển sang trồng điều Các loại đất rừng càng không thể tiến hành khai hoang để trồng điều vì mục đích bảo vệ diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhưng các vùng rừng thưa thớt, trữ lượng gỗ không đáng kể và giá trị kinh tế của
Trang 32các loại gỗ đó không cao thì nên chuyển sang trồng điều, điều này vừa sẽ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn vừa làm tăng độ che phủ đất
Như vậy quỹ đất dành cho mở rộng diện tích điều chủ yếu là dựa và đất trồng đồi trọc, không bị tranh chấp với những cây có giá trị kinh tế quan trọng khác như cao su,
cà phê… Mà nó chỉ góp phần sử dụng triệt để hơn các vùng đất xấu, đất bị khô hạn Mặt khác, cần chú ý đến tiêu chuẩn chọn đất để trồng cây lâu năm: độ dốc của địa hình dứơi 15o C , tầng dày đất 70 – 100 cm, tầng đất có chứa chất hữu cơ dày trên 40 cm, thoát nước tốt, cấu tượng tơi xốp, ít chua, có thể nghèo lân, không có các yếu tố bất lợi đột xuất về mặt sinh thái, có nguồn nước tưới bổ sung Các chỉ tiêu trên đối với cây điều là vượt quá yêu cầu cần thiết Ngoài ra quỹ đất để mở rộng diện tích điều còn có thể lấy từ đất trồng cây hàng năm nhưng hiệu quả kinh tế của cây hàng năm kém, và cũng có thể lấy từ đất vườn tạp
Tóm lại quỹ đất để phát triển cây điều ở khu vực Đông Nam Bộ là rất phong phú Theo nhận định của giới chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương thì cây điều là cây của nhà nghèo, không chỉ vì ít đầu tư mà còn vì nó được trồng trên nhưng vùng đất mà ở đó không thể canh tác cây gì khác để đem lại hiệu quả kinh tế
Giống :
Việt Nam có nhiều giống điều tốt, vì qua khảo sát các vùng trồng điều lâu đời tại
Phú Yên, Bình Thuận , Bình Phước, Đồng Nai thấy có hàng trăm giống điều khác nhau như giống cao, giống lùn, giống phân càng thấp, giống phân càng cao, giống quả
đỏ, giống quả vàng v v.v phân bố rãi rác khắp nơi, nhưng chỉ được người nông dân nhớ đến với tên giống quen thuộc là giống địa phương hoặc là giống điều Ấn Độ, đa phần những giống điều này có cải thiện năng suất hơn so với những giống điều được trồng ở nước ta từ thập niên 70 trở về trước, nhưng nếu so với những giống điều hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại thì năng suất của nhưng cây điều già cỗi hiện tại của nhưng người dân không cao lắm Nhưng cũng có một số cây điều rãi rác khắp nơi giống tốt cho năng suất khá cao ,hạt to, tỷ lệ nhân so với trọng lượng hạt cao, chín tập trung Đây là nguồn gen quý, có thể tuyển chọn lại sử dụng và xây dựng những giống mới tốt cho năng suất cao nhằm thực hiện cải tạo thay thế cho những vườn điều đã già cõi năng suất càng giảm, hiệu quả kinh tế mang lại không cao
Trang 33 Công nghiệp chế biến hạt điều nhân ở Việt Nam
Các cơ sở chế biến hạt điều nhân ở Việt Nam có đủ khả năng thu mua hết hạt điều nguyên liệu của người nông dân để thực hiện chế biến hết hạt điều nhan thoả mãn nhu cầu xuất khẩu Với hơn 50 nhà máy chế biến hạt điều nhân có thể đảm nhận hết toàn bộ sản lượng điều trong nước, ngoài ra các cơ sở chế biến trên còn nhập thêm nguyên liệu thô từ nước ngoài về đáp ứng đủ công suất của họ Ngành cơ khí chế tạo máy trong nước đã có thể chế tạo ra toàn bộ máy móc thiết bị cần thiết để trang bị cho công nghiệp chế biến hạt điều nhân Đó cũng là những điều kiện thuận lợi về nhiều mặt để phát triển ngành sản xuất Điều của nước ta trong tương lai theo hướng lâu dài, hiệu quả và bền vững
Tại Đồng Nai , DONAFOODS là doanh nghiệp thu mua hạt điều mạnh nhất, có nhu cầu về nguyên liệu lớn nhất trong toàn Tỉnh với công suất chế biến 25.000 tấn/năm Công ty gồm 7 nhà máy chế biến phân bố trên toàn tỉnh như : Long Thành, Xuân Lộc, Định Quán Tân Phú, Long Khánh, Nhơn Trạch, Trung Tâm Long Bình Trong các nhà máy trên công suất chế biến cao nhất là Trung Tâm Long Bình (7.000 tấn/năm), Long Thành (6000 tấn/năm) thấp nhất là Nhơn Trạch (2000 tấn/năm)
Với nguồn cầu khác cao của các doanh nghiệp về nguyên liệu, trong những năm gần đây nguồn nguyên liệu trong tỉnh không đủ đáp ứng nguyên liệu cho các doanh nghiệp, do vậy trong những năm gần đây các doanh nghiệp đã phải nhập khẩu thêm nguyên liệu để đảm bảo sản xuất Theo đó triển vọng của ngành điều là rất lớn , đẩy mạnh phát triển ngành Điều để tăng nguồn cung cấp nguyên liệu, đáp ứng lượng cầu của các nhà máy
Trang 34Như vậy những điều kiện về kinh tế – xã hội trên là những yếu tố thuận lợi và là
cơ hội cho ngành điều việt nam, từ đó ngành điều của ta có thể củng cố trở lại và tiến
tới phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững
3.1.3 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế nhằm phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được với phần chi phí bỏ ra của quá trình sản xuất Tính phức tạp của việc đánh giá hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố và nhiều mặt, vừa phải dựa vào thực tế sản xuất hiện tại, lại vừa phải dự báo cho tương lai Ngoài ra còn phải tính đến lợi ích nhiều mặt của xã hội
Hiệu qủa kinh tế là một phạm trù rất quan trọng trong sản xuất mở rộng Đối với nước ta việc xác định, đánh giá và nâng cao hiệu quả kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để đánh giá và cải tiến lại sản xuất cũng như những thành quả đạt được
Trong nông nghiệp nói chung là trong ngành trồng trọt nói riêng, do chịu ảnh hưởng bởi điều kiện khách quan của tự nhiên và sinh học như : thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, sinh lý cây trồng… Do đó việc xác định hiệu quả kinh tế gặp nhiều khó khăn Vì vậy để xác định được hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất nông nghiệp , tôi xét trong điều kiện sản xuất cố định
Xác định hiệu quả kinh tế vừa là vấn đề có tính chất lý luận, vừa có tính chất thực tiển đối với vấn đề phát triển kinh tế nhất là sản phẩm nông nghiệp Đây là vấn đề hết sức cấp bách mà người sản xuất nông nghiệp hay người nông dân rất cần thiết để có thể thấy đựơc hiệu quả sản xuất của mình trong quá trình sản xuất với nhiều yếu tố ảnh hưởng Việc xác định hiệu quả kinh tế của từng mô hình sản xuất cho phép người dân
có được quyết định hoàn thiện về cơ cấu mô hình sản xuất, đây là nhiệm vụ hàng đầu cần phải quan tâm thích đáng, đầy đủ và đúng đắn Nền kinh tế nước ta đang phát triển, nền nông nghiệp lạc hậu , phần lớn nông dân nước ta đều thiếu vốn sản xuất, năng suất lao động chưa cao, lao động thủ công còn lớn Tuy vậy nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi theo hướng cơ chế thị trường, sản phẩm là hàng hoá, do đó việc xác định hiệu quả kinh tế rất thiết thực giúp ta định hướng sản xuất cho phù hợp với sự chuyển đổi từng ngày, từng giờ của thị trường trong nước và quốc tế… cùng với các
Trang 35ngành khác, ngành điều đang ngày càng hoà nhập vào nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp nhất về chất lượng sản xuất kinh doanh Nó được giải thích thông qua việc so sánh kết quả đạt được với phần chi phí đầu tư tương ứng tạo nên kết quả đó, cho nên vấn đề hiệu quả kinh tế của sản xuất điều cần được xem xét cả hai mặt định tính và định lượng Mặt định tính của hiệu quả kinh tế trong sản xuất điều phải phản ánh đựơc năng lực giải quyết các nhiệm vụ kinh tế – xã hội cụ thể trong từng phương án sản xuất Về mặt định lượng mức hiệu quả sản xuất phải thể hiện ở sự so sánh giữa cập yếu tố kết quả và chi phí Do vậy khi đánh giá hiệu quả kinh tế của cây điều ta cũng không được tách riêng giữa hai mặt định tính và định lượng
3.1.4 Một số chỉ tiêu dùng đánh giá hiệu quả kinh tế
Đánh giá mặt lượng hiệu quả kinh tế sản xuất phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế này trực tiếp phản ánh mối tương quan giữa kết quả và chi phí, tức là trực tiếp phản ánh mặt lượng của hiệu quả kinh tế
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cụ thể là :
* Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất
+ Chi phí sản xuất (TC) : được xác định bằng tổng của chi phí vật chất và chi phí lao động
LĐT : chi phí lao động thuê
TVC : chi phí vật chất : là bao gồm tất cả những chi phí được hiển thị bằng hiện vật , như phân bón, thuốc trừ sâu, giống …
TKC : Chi phí khác : gồm các khoản chi phí như : tiền lãi phải trả cho các khoản vay, nhiên liệu chạy máy…