Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về văn hoá, cụ thể là cần phải làm các công việc sau: - Đẩy mạnh xây dựng thể chế vì để quản lý tốt các hoạt động văn hoá trong quá trình xã hội hoá
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
************
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM: 2015
HỌC PHẦN: QLNN VỀ VĂN HÓA
LỚP: ĐH12 QTVP THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT (SINH VIÊN KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU)
NỘI DUNG ĐỀ THI:
Câu 1: (2,0đ)
Tại sao nói văn hoá là động lực, là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và là công cụ hoàn thiện con người và xã hội?
Câu 2: (3,0đ)
Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về văn hoá cần phải có biện pháp gì? Tại sao?
Câu 3: (3,0đ)
Hãy phân tích yêu cầu cơ bản đối với quản lý Nhà nước về văn hoá?
Câu 4: (3,0đ)
Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay văn hoá và phát triển ngày càng có mối quan hệ khăng khít và không thể tách rời
***HẾT**
ĐỀ SỐ: 01
Trang 2KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
************
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM: 2015
HỌC PHẦN: QLNN VỀ VĂN HÓA
MÃ ĐỀ: 01QLVH/ĐH/2015 LỚP: ĐH12 QTVP
1 Văn hoá là động lực và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vì:
- Văn hoá cho chúng ta cách nhìn là sự chuyển biến của xã hội là sự chuyển biến về
văn hoá
- Văn hoá cho chúng ta cách nhìn lịch sử một cách biện chứng và chính xác hơn (đây là
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội) và có cách nhìn khác với lịch sử
- Văn hoá lại khẳng định văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội
0,75đ
Văn hoá công cụ hoàn thiện con người và xã hội là vì xã hội Thông qua các chức năng
của mình đã tác động lại với con người với rất nhiều mặt tích cực làm con người ngày
càng hoàn thiện hơn, cụ thể:
- Con người nhận thức về vũ trụ, trời đất, nghĩa là văn hoá nhận thức, ở đây văn hoá đã
trang bị cho con người những chi thức cần thiết để làm chủ thiên nhiên, xã hội và bản
thân Hơn nữa bằng các hoạt động văn hoá giúp con người tự sáng tạo, nâng cao trình
độ nhận thức cũng là tự hoàn thiện mình
- Ở chức năng giáo dục của văn hoá, thì thông qua các hoạt động sản phẩm tác động
một cách có hệ thống lên tinh thần và thể chất con người làm cho con người có được
phẩm chất và năng lực như xã hội yêu cầu Mặt khác văn hoá tạo thành những giá trị
chuẩn mực để con người học tập, nhờ đó văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc
hình thành nhân cách con người
- Ở chức năng thẩm mỹ của văn hoá, nó hướng con người hoàn thiện ở góc độ cần có
lối ứng xử xã hội thích hợp, ngăn ngừa những hành vi phi văn hoá để tạo lên lối ứng xử
văn hoá phù hợp với tiến bộ xã hội
- Văn hoá còn hoàn thiện con người ở chức năng giải trí của nó nghĩa là khi con người
hưởng thụ nền văn hoá nghiêm túc thì giúp họ lấy được tinh thần, họ được nghỉ ngơi để
1,25đ
ĐỀ SỐ: 01
Trang 3có thể bắt đầu công việc mới, giúp con người phát triển toàn diện và sáng tạo hơn lao
động có hiệu quả hơn
2 Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về văn hoá, cụ thể là cần phải làm các công
việc sau:
- Đẩy mạnh xây dựng thể chế vì để quản lý tốt các hoạt động văn hoá trong quá trình
xã hội hoá văn hoá thì phải chú trọng việc xây dựng thể chế văn hoá, trong khi xây
dựng thể chế văn hoá thì cần phải quản lý việc xây dựng và phát triển văn hoá bằng
pháp luật đó là nhà nước phải xây dựng hệ thống pháp luật văn hoá trên cả hai bình
diện quốc tế vì vấn đề văn hoá liên quan đến nhiều quốc gia và nó ràng buộc nhau vì sự
phát triển chung của nhân loại, đặc biệt Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác với các quốc
gia về vấn đề bảo vệ quyền tác giả, bản quyền và sở hữu trí tuệ Trên bình diện quốc
gia thì ngoài những văn bản pháp luật về văn hoá đang hiện thành thì nhà nước cần
phải bổ sung những văn bản còn thiếu hoàn thiện lại cả hệ thống pháp luật để nâng cao
hiệu quả quản lý bằng pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho văn hoá phát
triển, và thực hiện xã hội hoá văn hoá trong nền kinh tế thị trường
Trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hoá thì Nhà nước ta cần
chú trong như bản quyền tác giả, cấp giấy phép cho hoạt động văn hoá nghệ thuật,
nghiêm trị các trường hợp vi phạm pháp luật về văn hoá, xây dựng các cơ chế pháp
luật cho các hoạt động của văn hoá để từ đó người hoạt động văn hoá dễ dàng hoạt
động Đặc biệt là trong quản lý nhất thiết phải sử dụng pháp luật để góp phần tích cực
vào việc lập lại trật tự kỷ cương trong tình hình văn hoá xã hội hiện nay
- Song song với việc đẩy mạnh quản lý văn hoá bằng pháp luật thì nhà nước phải quản
lý văn hoá bằng quy ước vì đây là một thể chế mến phù hợp với việc quản lý văn hoá
xã hội Và việc quản lý bằng quy chế cần tập trung mạnh vào tuyên tuyến thuyết phục
người dân giữ gìn bản sắc văn hoá tránh hiện tượng lai căng, du nhập văn hoá ngoại lai
làm băng hoạivăn hoá truyền thống đặc biệt trong việc lễ hội, cưới, tang
Còn các chủ trương như xây dựng đời sống văn hoá, gia đình, làng, xóm phải thực sự
chứ không hình thức
- Quản lý văn hoá bằng các chính sách văn hoá: muốn quản lý văn hoá bằng các chính
sách này thì bản thân chính sách phải thực sự khoa học và hiệu quả thì nó mới điều hoà
được các vấn văn hoá Nói ở một khía cạnh khác thì quản lý bằng chính sách cũng là
bằng pháp luật vì các chính sách này đều thể hiện dưới các văn bản quy phạm pháp
0,75đ
0,75đ
0,75đ
Trang 4luật
Hơn nữa để quản lý bằng chính sách có hiệu quả thì cần có sự tăng cường hợp tác với
các cơ quan công quyền ở mọi cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, các tổ chức tư nhân, xã hội để
cùng nhu thực hiện thành công các chương trình dự án
- Quản lý văn hoá thông qua đầu tư tài chính, đây là một biện pháp quản lý hiệu quả
cao, vì đầu tư cho văn hoá sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà nước và cho cả nhân dân
Nhưng hiện nay việc đầu tư này cũng tồn tại nhiều bất cập do đó phải quản lý chặt chẽ
các nguồn tài chính đầu tư cho xã hội, thẩm định kỹ càng các dự án văn hoá cần đầu tư
tăng cường kiểm tra các hoạt động tài chính của ngành văn hoá
- Để các biện pháp trên được thực hiện có hiệu quả thì Nhà nước phải tăng cường
thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hoá để đảm bảo các hoạt động này theo đúng
khuôn khổ
0,75đ
3 Văn hoá là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm như vấn đề dân tộc và tôn giáo do vậy trong
quá trình quản lý nhà nước về văn hoá phải có quy tắc riêng biệt và đặc biệt là phải có
yêu cầu để đảm bảo việc quản lý văn hoá có thể thực hiện một cách hiệu quả:
- Quản lý Nhà nước về văn hoá và công tác tư tưởng gắn liền với quyền lực Nhà nước
và hơn bất cứ lĩnh vực nào thì văn hoá càng cần có sự quản lý và lãnh đạo của Nhà
nước, quốc gia nào cũng có cơ cấu quản lý nhà nước về các hoạt động văn hoá, đặt ra
yêu cầu này là vì: trước hết là do sự cần thiết phải quản lý Nhà nước về văn hoá, Nhà
nước có nhiệm vụ quản lý và lãnh đạo tất cả các ngành, lĩnh vực trong đó không loại
trừ lĩnh vực văn hoá, hơn nữa nhà nước tham gia vào quản lý văn hoá là nhằm làm cho
văn hoá ngày một phát triển đúng hướng, đúng với lòng mong muốn của nhân dân, và
bảo vệ nền văn hoá dân tộc không bị mai một hoặc bị pha trộn hỗn tạp Ta có thể thấy
rõ yêu cầu này là cần thiết qua ví dụ sau: đó là bản quyền tác giả nếu không có sự quản
lý của nhà nước thì quyền lợi của các tác giả sẽ không được tồn trọng các tác phẩm của
họ sẽ bị sử dụng bừa bãi
-Tăng cường trách nhiệm của Nhà nước trong việc trực tiếp quản lý các công trình văn
hoá và những cơ sở phục vụ nhucầu văn hoá của người dân Đảm bảo cho văn hoá có
cơ sở vật chất vững chắc, đồng thời là trách nhiệm của cả cộng đồng trong sự nghiệp
phát triển văn hoá xã hội hoá các hoạt động văn hoá, văn nghệ, đây là một yêu cầu
quan trọng vì nước ta có nền kinh tế chưa phát triển vì vậy nền văn hoá chưa tự thân
hoạt động mà nó vẫn dựa vào nguồn tài chính từ nhà nước để hoạt động như các lĩnh
0,5đ
0,5đ
Trang 5vực truyền hình, điển ảnh… Mặt khác, tăng cường trách nhiệm của Nhà nước trong
việc quản lý các công trình để bảo vệ các công trình này tránh tình trạng "Cha chung
không ai khóc" như việc bảo tồn và duy trì các đền chua miếu mạo là các di tích lịch sử
và nghệ thuật truyền thống hay như các môn nghệ thuật trưyền thống như múa rối nước
hiện nay đang dần mai một nếu Nhà nước không đứng ra sưu tầm và bảo tồn thì chỉ ít
lâu nữa nó thất lạc và mai một đi, và Việt Nam mất đi một nét đẹp văn hoá
- Văn hoá thuộc nhân dân, mọi người đều có quyền hưởng thụ và có nghĩa vụ đóng góp
bảo vệ nền văn hoá dân tộc Trong việc quản lý văn hoá ngoài Nhà nước ra cần khuyến
khích các hình thức tự quản của nhân dân trong việc vệ và phát triển văn hoá, bảo đảm
tính đa dạng của văn hoá và đáp ứng nhu cầu của người dân các đoàn thể quần chúng,
hiệp hội nghề nghiệp có vai trò to lớn trong việc bảo vệ và phát triển văn hoá
+ Văn hoá thuộc nhân dân là vì chính nhân dân là những người từng bước xây dựng
nền văn hoá như ngày nay, qua nhiều thời kỳ họ đúc kết lại những nét đẹp văn hoá
truyền thống và lưu giữ lại cho đời sau, chính vì thế mà họ cũng là người có quyền
hưởng thụ sản phẩm do chính mình làm ra, nhưng chính họ cũng phải tích cực bảo vệ
và tiếp tục phát huy nó để nó ngày càng giầu đệp hơn
+ Ngày nay, việc bảo vệ văn hoá không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà nó là nhiệm
vụ của tất cả mọi người vì văn hoá rất đa dạng và phong phú, nó tồn tại ở khắp mọi nơi
xung quanh cuộc sống của con người vì vậy người dân là người bảo vệ hữu hiệu cho
nền văn hoá của chính mình
+ Trong thực tế thì người dân thực hiện các hương ước, tham gia xây dựng làng, xóm,
gia đình văn hoá là đang phát triển và bảo vệ văn hoá
- Văn hoá Việt Nam là văn hoá đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em và cùng với bằng ấy
nền văn hoá đã tạo nên một nền văn hoá tổng hợp đa dạng của văn hoá Việt Nam
Chính vì sự đa dạng này nên ngành văn hoá nước ta cần phải đặc biệt chú ý đến các
biện pháp quản lý riêng biệt cho phù hợp với nền văn hoá của từng dân tộc thiểu số,
sao cho vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá riêng trong các văn hoá chung của cả dân
tộc
- Kết hợp hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị trong hoạt động văn hoá Đây là yêu
cầu cần thiết trước hết là hiệu quả kinh tế cần kết hợp với văn hoá là vì ngành văn hoá
tuy được nhà nước cung cấp ngân sách nhưng bản thân ngân sách chưa đủ để phát triển
mà ngành văn hoá phải tự thân vận động để tạo nên nguồn lực hoạt động và mang lại
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Trang 6lợi nhuận cho nhà nước, ta có thể thấy hiệu quả kinh tế thông qua việc phát triển du
lịch tại các làng nghề truyền thống, kết hợp các nghệ thuật cổ như hát quan họ múa rối,
nhã nhạc cung đình Huế với du lịch sẽ mang lại hiệu quả cao, tổ chức lễ hội để thu hút
du khách
- Còn hiệu quả chính trị, thì Nhà nước ta với văn hoá là một mặt trận quan trọng trong
công tác dân vận, thông qua văn hoá chúng ta có thể lồng ghép các chủ trương đường
lối của Nhà nước để tuyên truyền đến dân nhân Như thông qua các vở kịch, cuốn sách
bộ phim để truyền tải tư tưởng của Nhà nước
Như vậy để quản lý Nhà nước về văn hoá có hiệu lực và hiệu quả thì nhất thiết phải
đảm bảo đồng bộ các yêu cầu trên
0,5đ
4 Trong thời đại ngày nay văn hoá và phát triển ngày càng có mối quan hệ khăng khít và
không thể tách rời là vì:
- Văn hoá vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển nói chung, khi xã hội phát triển thì
kéo theo đó là văn hoá phát triển theo để đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển
- Văn hoá là tinh thần còn sự phát triển là vật chất Nếu xảy ra sự mất cân đối giữa vật
chất và tinh thần hay giữa sự phát triển và văn hoá bao giờ cũng tạo ra sự khập khiểng,
hụt hẫng trong tâm trí con người trong xã hội
- Phát triển tác động đến văn hoá, đó là với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã cung
cấp những phương tiện hiện đại cho văn hoá nghệ thuật phát triển tạo điều kiện cho giá
trị tinh thần đời sống, tạo được tác dụng là thúc đẩy nâng cao dân trí, cải thiện đời sống
tinh thần cho người dân, kích thích trí sáng tạo cho nhân dân để họ tiếp tục nâng cao sự
phát triển hiện có của xã hội có nghĩa là sự sáng tạo hay phát triển đều được xây dựng
trên cơ sở văn hoá tinh thần
- Văn hóa là nền tảng của sự phát triển Nghĩa là sự phát triển của đất nước phải nẩy
mầm từ chính nền văn hoá truyền thống của dân tộc, thể hiện được bản sắc dân tộc,
chứ không thể phát triển bằng văn hoá ngược lại như vậy có nghĩa là tha hoá về văn
hoá Ngày nay nếu sự phát triển trên cơ sở nền tảng của văn hoá truyền thống thì văn
hoá sẽ trở thành trung tâm của sự phát triển nghĩa là phát triển kinh tế xã hội là nhằm
mục tiêu phát triển văn hoá và đổi mới văn hoá
Như vậy ta có thể thấy được rằng giữa văn hoá và phát triển là có sự khăng khít và
không thể tách rời
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Trang 7KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
************
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM: 2015
HỌC PHẦN: QLNN VỀ VĂN HÓA
LỚP: ĐH12 QTVP THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT (SINH VIÊN KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU)
NỘI DUNG ĐỀ THI:
Câu 1: (3,0đ)
Hãy trình bày những nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về văn hoá?
Câu 2: (4,0đ)
Anh/Chị hãy phân tích những thách thức của quản lý nhà nước về văn hoá? Giải pháp cơ bản để khắc phục?
Câu 3: (2,5đ)
Quan điểm cho rằng: “Nước nào có trình độ giáo dục cao, đầu tư mạnh cho giáo dục thì nhất định sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao” Điều này đúng hay sai? Hãy giải thích?
***HẾT**
ĐỀ SỐ: 02
Trang 8KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
************
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM: 2015
HỌC PHẦN: QLNN VỀ VĂN HÓA
MÃ ĐỀ: 02QLVH/ĐH/2015 LỚP: ĐH12 QTVP
1 Những nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về văn hoá:
* Xây dựng thể chế:
Để quản lý tốt hoạt động văn hoá trong quá trình xã hội hoá văn hoá thì nhà nước cần
chú trọng xây dựng thể chế văn hoá Trong nội dung xây dựng thể chế thì Nhà nước
chú trọng tới việc xây dựng thể chế mềm và thể chế cứng
- Thể chế cứng: nghĩa là Nhà nước quản lý văn hoá bằng pháp luật Trong lĩnh vực này
lại bao gồm 2 nội dung nhỏ đó là:
+ Quản lý trên bình diện quốc tế thì có đề cập tới những bộ luật, điều luật có tính quốc
tế về văn hoá mà Việt Nam tham gia đó là công ước quốc tế về quyền tác giả, luật bảo
hộ sản xuất bằng đĩa, và Việt Nam cũng cần tích cực tham gia vào các điều ước này để
tạo thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế về văn hoá
+ Quản lý trên trên bình diện quốc gia, hầu hết các quốc gia đều có những điều luật về
văn hoá, ở Việt Nam cũng vậy sự quản lý Nhà nước về văn hoá thể hiện ngay trong
Hiến Pháp - văn bản pháp luật cao nhất của nước ta, và hàng loạt các đạo luật riêng đối
với một số hoạt động văn hoá như luật về tổ chức bộ máy quản lý văn hoá, luật bảo vệ
di sản văn hoá, bảo vệ quyền tác giả, luật xuất bản, báo chí… tóm lại nội dung quản lý
Nhà nước về văn hoá của Việt Nam được tóm lại ở 12 lĩnh vực cơ bản và các văn bản
này đã tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động văn hoá khi thực hiện xã hội hóa hoạt
động văn hoá trong nền kinh tế thị trường
+ Trong quản lý Nhà nước về văn hoá, cũng đặt ra những vùng cấm trong hoạt động
văn hoá như nghiêm cấm các hoạt động về chính trị làm tiết lộ bí mật quốc gia, thất
thoát di sản văn hoá quốc gia, xâm phạm quyền tác giả, đặc biệt là nghiêm cấm làm
băng hoại đạo đức phá hoại nhân phẩm
1,0đ
ĐỀ SỐ: 02
Trang 9- Thể chế mềm là quản lý nhà nước về văn hoá bằng quy ước vì hoạt động văn hoá là
loại hoạt động dân sự, gắn với xã hội nên áp dụng thể chế này sẽ có hiệu quả hơn
+ Ngày nay Đảng và Nhà nước ta đã đề ra một số nội dung quản lý văn hoá đó là việc
xây dựng đời sống văn hoá ở cở sở phù hợp với từng điều kiện của địa phương, và từ
đó chúng ta chú trọng xây dựng quy ước tập trung vào một số lĩnh vực sau: Thông tin
tuyên truyền, các cầu lạc bộ; Thư viện, sách báo, giải trí, thể thao; Văn nghệ quần
chúng; Xây dựng gia đình văn hoá và nếp sống văn hoá; Bảo vệ di tích lịch sử, văn
hoá, giáo dục truyền thống
+ Ngoài ra, Nhà nước ta còn xây dựng các quy ước về nếp sống như lễ hội, tết, cưới
xin, ma chay, cũng như các quy ước về gia đình văn hoá, làng văn hoá Nhà nước ta
làm như vậy là để tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc quản lý các hoạt động
văn hoá
* Hệ thống các chính sách về văn hoá Đây là một nội dung có ý nghĩa to lớn trong
điều kiện nề kinh tế thị trường nhằm điều chỉnh những bất bình đẳng trong văn hoá do
thị trường tạo ra, khích lệ hỗ trợ cho những xu hướng văn hoá vì chính sách văn hoá là
sự thể chế hoá các quan điểm và phương hướng phát triển văn hoá, nhằm tác động lên
các nhóm cộng đồng văn hoá, cộng đồng chính trị và cộng đồng dân cư để giải quyết
các vấn để phát sinh trong quá trình văn hoá
- Hầu hết các chính sách văn hoá của nhà nước đều thể hiện dưới hình thức các văn bản
quy phạm pháp luật của cơ quan pháp luật và Nhà nước
- Khi thực hiện chính sách văn hoá cần phải có sự tăng cường hợp tác với các cơ quan
công quyền ở mọi cấp đặc biệt là ở địa phương vì đặc biệt phải đáp ứng được mối quan
tâm của 3 nhóm cộng đồng
- Hiện nay, các chính sách văn hoá của chính phủ Việt Nam đều tập trung vào một số
các mục tiêu cơ bản như sau:
+ Mục tiêu về sự phát triển văn hoá ở cơ sở
+ Hoạt động sáng tạo văn hoá, nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền
thống
+ Mục tiêu về phát triển đội ngũ cán bộ văn hoá, về sự quản lý và phân cấp quản lý…
1,0đ
* Đầu tư tài chính cho văn hoá Đây là một nội dung cần thiết vì hầu hết tất cả các
quốc gia trên thế giới đều có khoản đầu tư này để xây dựng một nền văn hoá cho cả đất
nước Ở nước ta cơ cấu đầu tư cho văn hoá bao gồm phần ngân sách cho giáo dục,
1,0đ
Trang 10khoa học, nghệ thuật và những công việc văn hoá, phát thành truyền hinh báo chí, thể
dục thể thao…
- Nguồn đầu tư hiện nay cho văn hoá chủ yếu là lấy từ ngân sách Nhà nước do Bộ Văn
hoá Thông tin quản lý ở cấp vĩ mô, còn sở chỉ quản lý ở các địa phương Ngoài ra còn
có các nguồn đầu tư từ các tổ chức và cá nhân
- Khi đầu tư ngân sách cho văn hoá thì Chính phủ cũng áp dụng những nguồn tài chính
trong đầu từ để đạt được mục tiêu quản lý Nhà nước về văn hoá
2 Để đạt được mục tiêu quản lý về văn hoá, thì chúng ta cần vượt qua các thách thức cơ
bản như sau:
* Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập Đây là một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay,
chúng ta không chỉ hội nhập về kinh tế mà còn hội nhập về văn hoá Những thách thức
to lớn đặt ra cho các nhà quản lý văn hoá là làm sao để hội nhập thành công nhưng lại
không làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc Hiện nay không chỉ là sự lo lắng mà nó đã
trở thành sự thật ở một số khía cạnh như nếp sống của một bộ phận thanh niên đua đòi
lai căng…
Về xu thế toàn cầu hoá thì nó diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tạo điều kiện để mọi quốc
gia giao lưu và mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá cũng như quảng bá nền văn hoá
của quốc gia mình cho thế giới biết đến, nhưng toàn cầu hoá cũng mang lại cho xã hội
nhiều mặt trái như tình trạng chẩy máu cổ vật ở Việt Nam, một số người bị tha hoá đạo
đức, nếp sống do tác động xấu từ các luồng văn hoá độc hai…
* Đặc tính thương mại trong văn hoá Đây cũng đang là một thách thức khó khăn,
đánh rằng văn hoá ở một khía cạnh nào đó khi mang tính thương mại thì sẽ mang lại
lợi nhuận cho Nhà nước như các hoạt động du lịch văn hoá, sản xuất các đồ mỹ nghệ
xuất khẩu Nhưng này nay cùng với nền kinh tế thị trường thì một bộ phận văn hoá đã
bị thương mại hoá quá mức như hiện tượng xây dựng các đền chùa giả mạo ở chùa
Hương để lừa khách du lịch là một kiểu thương mại hoá văn hoá quá mức, nó làm cho
hình ảnh văn hoá tốt đẹp của lễ hội chùa Hương bị giảm sút Và một điểm nữa đang
làm đau đầu các nhà quản lý văn hoá đó là việc vi phạm bản quyền tác giả, in lậu băng
đĩa và các hình thức thương mại hoá văn hoá trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; điều
này làm hạn chế chất lượng của các sản phẩm văn hoá ảnh hưởng đến quyền lợi ích của
người thụ hưởng văn hoá
0,5đ
0,5đ