Lý do không có hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phù hợp với sản phẩm thảm sơ dừa kết hình chữ V...7 2.2 Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung có thể đăng ký khuôn ép tạo ra thảm sơ d
Trang 1MỤC LỤC
ĐỀ SỐ 09 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I SO SÁNH NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 1
II BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 6
2.1 Lý do không có hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phù hợp với sản phẩm thảm sơ dừa kết hình chữ V 7
2.2 Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung có thể đăng ký khuôn ép tạo ra thảm sơ dừa kết hình chữ V là kiểu dáng công nghiệp 11
2.3 Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung có thể bảo hộ sản phẩm dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 2ĐỀ SỐ 09
1 So sánh nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
2 Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung ở bến Tre đã nghiên cứu và chế tạo ra loại thảm sơ dừa áp dụng công nghệ cột các loại sơ dừa theo hình chữ V làm thảm có kết cấu bền và đẹp hơn Sau hai năm bán sản phẩm ra thị trường dưới nhãn hiệu “Thành Trung”, doanh nghiệp tư nhân Thành Trung phát hiện ra một số cơ sở khác cũng bắt chước và làm nhái sản phẩm thảm sơ dừa được kết hình chữ V bán ra thị trường Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung muốn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp để độc quyền sản xuất và bán sản phẩm nói trên
Anh (chị) hãy phân tích và chỉ ra những hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thích hợp cho sản phẩm thảm sơ dừa của Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung và lý giải tại sao?
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I SO SÁNH NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn cho các doanh nghiệp và người sử dụng Mặc dù giống nhau trên nhiều phương diện nhưng đây lại
là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, mang hai ý nghĩa khác nhau trong kinh doanh
*Điểm giống nhau:
-Đều là các chỉ dẫn thương mại xuất hiện trên hàng hóa, giúp người tiêu dùng phân biệt
-Đều thuộc đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp
Trang 3-Đều là các dấu hiệu từ ngữ hoặc hình ảnh biểu tượng, dấu hiệu nhìn thấy được
-Phạm vi bảo hộ: Được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam
*Điểm khác nhau:
Khái niệm “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để
phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
(Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ xung năm 2009))
“Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”
(Khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ xung năm 2009))
Chức năng Dùng để gắn lên hàng hóa, dịch
vụ giúp phân biệt hàng hoá, dịch
vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau
Chỉ dẫn địa lý dùng để chỉ dẫn nguồn gốc địa lý phân biệt sản phẩm chủ yếu cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm, (sản phẩm hữu hình)
Dấu hiệu Bất kì (Trừ các dấu hiệu được
quy định tại Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005)
-Chỉ những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý: tên khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể
- Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác
Trang 4(Điều 83 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ xung năm 2009))
Điều kiện bảo
hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1 Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình
vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2 Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác
(Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ năm
2005 (sửa đổi, bổ xung năm 2009))
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu
do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định
(Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ xung năm 2009))
Căn cứ xác lập -Quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu được xác lập trên
cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp văn bằng bảo hộ cho
Dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Trang 5người nộp đơn đăng ký.
-Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid (sau đây gọi là
“nhãn hiệu đăng ký quốc tế”) được xác lập trên cơ sở quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ cùng với bản sao Công báo nhãn hiệu quốc tế của đăng
ký quốc tế đó do Văn phòng quốc tế phát hành, hoặc giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo yêu cầu của chủ nhãn hiệu Quyết định và giấy xác nhận nói trên có giá trị như văn bằng bảo hộ cấp cho người đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
-Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi khiến cho nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng mà không cần
Trang 6thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục
Sở hữu trí tuệ
Chủ sở hữu Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức,
cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng
ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng
(Khoản 1 Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ xung năm 2009))
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa
lý tại địa phương tương ứng
và đưa sản phẩm đó ra thị trường Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
(Khoản 4 Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ xung năm 2009))
Thời hạn bảo hộ -Giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm
(Khoản 6 Điều 93 Luật sở hữu
-Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp
(Khoản 7 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ xung năm 2009))
Trang 7trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ xung năm 2009))
-Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo
hộ cho đến thời điểm không còn được người tiêu dùng biết đến rộng rãi
-Tuy nhiên khi điều kiện tự nhiên thay đổi ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm thì sẽ bị chấm dứt hiệu lực
Chuyển giao
quyền
Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó
Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra
sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu
(Khoản 4,5 Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi,
bổ xung năm 2009))
Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng
(Khoản 2 Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ xung năm 2009))
II BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Trả lời: Theo em, Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung có thể đăng ký khuôn ép tạo
ra thảm sơ dừa kết hình chữ V là kiểu dáng công nghiệp Ngoài ra, hình thức bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp thích hợp cho sản phẩm thảm sơ dừa dừa mà Doanh nghiệp tư nhân Thành Trungcó thể tham khảo để đăng ký là bảo hộ sản phẩm dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Trang 82.1 Lý do không có hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phù hợp với sản phẩm thảm sơ dừa kết hình chữ V.
Bởi Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung muốn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp để độc quyền sản xuất và bán sản phẩm thảm sơ dừa được kết hình chữ V vậy nên các hình thức bảo hộ có thể được xem xét để bảo hộ cho sản phẩm trên là bảo hộ theo hình thức bảo hộ độc quyền kiều dáng công nghiệp hoặc bảo hộ theo hình thức bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích Tuy nhiên sản phẩm thẩm sơ dừa kết hình chữ V nói trên lại không đủ điều kiện để được bảo hộ theo hai hình thức sở hữu công nghiệp này Cụ thể:
Thứ nhất, sản phẩm thảm sơ dừa được kết hình chữ V không đáp ứng được
điều kiện về tính mới trong các điều kiện để được bảo hộ đối với hình thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Theo khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ xung năm 2009) quy định:” Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”.
“Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1 Có tính mới;
2 Có tính sáng tạo;
3 Có khả năng áp dụng công nghiệp.”(Theo Điều 63 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005).
Các điều kiện này được quy định cụ thể tại các Điều 65, 66, 67 Luât sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ xung năm 2009) Đặc biệt là quy định về tính mới của kiểu dáng công nghiệp được quy định tại Điều 65 Luật sở hữu trí tuệ :” 1 Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở
Trang 9nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
2 Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.
3 Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
4 Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.”
Theo như tình huống thì sản phẩm thảm sơ dừa áp dụng công nghệ cột các loại
sơ dừa theo hình chữ V của Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung đã được sản xuất
và bán ra thị trường được 2 năm Như vậy, số người biết về sản phẩm thảm sơ dừa kết hình chữ V của Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung là không hạn chế và vì sản phẩm đã được bán ra thị trường nên kiểu dáng của thảm cũng không phải là bí mật
và những người biết đến cũng không có nghĩa vụ phải giữ bí mật về kiểu dáng của thảm sơ dừa Như vậy kiểu dáng của thảm sơ dừa kết hình chữ V đã được bộc lộ công khai
Trang 10Hơn nữa sản phẩm thảm sơ dừa đã được Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung công bố bán ra thị trường mật cách công khai khi mà sản phẩm vẫn chưa được đăng
ký bảo hộ theo bất kì hình thức nào trong vòng hai năm và việc doanh nghiệp công khai bán sản phẩm không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 65 Luật
sở hữu trí tuệ Như vậy có thể khẳng định sản phẩm thảm sơ dừa kết hình chữ V của Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung đã mất tính mới và đương nhiên không đủ điều kiện để được bảo hộ theo hình thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Thứ hai, sản phẩm thảm sơ dừa được kết hình chữ V không đáp ứng được
điều kiện về tính mới trong các điều kiện để được bảo hộ đối với hình thức bảo hộ giải pháp hữu ích.
Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình,
được bảo hộ nếu có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp Trong tình huống trên giải pháp để được xem xét để bảo hộ theo hình thức bảo hộ giải pháp hữu ích
là thảm sơ dừa áp dụng công nghệ cột các loại sơ dừa theo hình chữ V làm thảm có kết cấu bền và đẹp hơn Tuy nhiên để được bảo hộ thì phải đáp ứng được các Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ:”Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp”
Đặc biệt là điều kiện về tính mới quy định tại Điều 60 Luật sở hữu trí tuệ:” 1 Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
Trang 112 Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
3 Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể
từ ngày công bố:
a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công
bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức”.
Theo như tình huống thì sản phẩm thảm sơ dừa áp dụng công nghệ cột các loại
sơ dừa theo hình chữ V của Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung đã được sản xuất
và bán ra thị trường được 2 năm Như vậy, số người biết về sản phẩm thảm sơ dừa kết hình chữ V của Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung là không hạn chế và vì sản phẩm đã được bán ra thị trường nên sẽ không tránh khỏi việc người khác nghiên cứu và hiểu được cấu tạo cũng như cách tạo da thảm sơ dừa bằng việc cột các loại
sơ dừa theo hình chữ V và những người này cũng không có nghĩa vụ giữ bí mật Hay nói cách khác sản phẩm thảm sơ dừa đã được bộc lộ công khai
Hơn nữa sản phẩm thảm sơ dừa đã được Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung công bố bán ra thị trường mật cách công khai khi mà sản phẩm vẫn chưa được đăng
ký bảo hộ theo bất kì hình thức nào trong vòng hai năm và việc doanh nghiệp công khai bán sản phẩm không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật
sở hữu trí tuệ Như vậy có thể khẳng định sản phẩm thảm sơ dừa kết hình chữ V
Trang 12của Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung đã mất tính mới và đương nhiên không đủ điều kiện để được bảo hộ theo hình thức bảo hộ giải pháp hữu ích
2.2 Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung có thể đăng ký khuôn ép tạo ra thảm
sơ dừa kết hình chữ V là kiểu dáng công nghiệp
Vì không thể đăng ký sản phẩm thảm sơ dừa kết hình chữ V theo hình thức bảo
hộ là kiểu dáng công nghiệp được nên Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung có thể đăng ký bảo hộ khuôn ép để tạo ra thảm sơ dừa kết hình chữ V là kiểu dáng công nghiệp Bởi người có độc quyền kiểu dáng khuôn chỉ có thể độc quyền về cái khuôn, người khác không có quyền sản xuất, mua bán cái khuôn tương tự cái khuôn này Tuy nhiên, người khác vẫn có quyền dùng một công cụ khác, dùng cách khác để làm ra thảm kết theo hình chữ V
2.3 Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung có thể bảo hộ sản phẩm dưới hình
thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Tuy không thể bảo hộ cho sản phẩm thảm sơ dừa kết hình chữ V theo hình
thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhưng Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung
có thể xem xét để bảo hộ sản phẩm bằng hình thức bảo hộ quyền tác giả, cụ thể là bảo hộ sản phẩm thảm sơ dừa kết hình chữ V có thể bảo hộ theo hình thức bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Mỹ thuật ứng dụng là loại hình nghệ thuật kết hợp giữa mỹ thuật và công dụng, đó là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời và phát triển theo sự lớn mạnh về khoa học kĩ thuật, kinh tế – văn hóa – xã hội của mỗi quốc gia Và đây cũng là loại hình phổ biến rộng rãi nhất trong các loại hình nghệ thuật
Mỹ thuật ứng dụng bắt đầu từ tạo dáng và những vạch trang trí trên đồ gốm
cổ, những đồ dùng đan lát…