ÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỊ BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY CAO SU CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ NẤM Giáo viên hướng dẫn: TS.. 30 4.3 Kết quả thí nghiệm: Đánh giá hiệu quả trị bệnh nấm hồng trên cây cao su
Trang 1ÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỊ BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY CAO SU CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ NẤM
Giáo viên hướng dẫn:
TS NGUYỄN ANH NGHĨA ThS NGUYỄN ĐÔN HIỆU ThS TRẦN VĂN LỢT
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08/2013
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Con xin chân thành cảm ơn Ba, Mẹ và những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện cho con được cắp sách đến trường và có được như ngày hôm nay
Tôi xin chân thành cám ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm khoa Nông học cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập
Ban Giám đốc Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Bộ môn Bảo vệ Thực vật đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
TS Nguyễn Anh Nghĩa đã luôn quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp
Thầy Trần Văn Lợt đã chỉ dẫn và động viên giúp tôi hoàn thành luận văn
ThS Nguyễn Đôn Hiệu đã trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành khoá luận này
KS Nguyễn Phương Vinh, KTV Đàm Văn Chọn, ThS Vũ Thị Quỳnh Chi, KS Nguyễn Thị Thanh Trang cùng tất cả các cô chú, anh chị trong Bộ môn Bảo vệ Thực vật đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong thời gian thực tập tại Bộ môn
Toàn thể lớp DH09BV, đặc biệt là Luân, Khoa, Ân, Lâm, Kiệt, Tuấn các bạn đã cho tôi những kỷ niệm đẹp nhất của thời sinh viên
Bạn Đoàn Nhân Luân, Nguyễn Thị Phương Thanh đã động viên và chia sẽ những khó khăn cùng tôi trong suốt thời gian thực hiện khoá luận
Gia đình bạn Đoàn Nhân Luân đã giúp đỡ tôi rất nhiều về chỗ ăn, chỗ ở và xem tôi như một thành viên trong gia đình
Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013
Nguyễn Ngọc Thiện
Trang 3TÓM TẮT
Nguyễn Ngọc Thiện, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013 “Đánh giá hiệu quả trị bệnh nấm hồng trên cây cao su của một số loại thuốc trừ nấm”
Đề tài được thực hiện tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Viện Nghiên cứu Cao su
Việt Nam nhằm xác định hiệu lực diệt nấm Corticium salmonicolor của 8 loại thuốc
trừ nấm Folicur 250 EW, Sumi Eight 12.5 WP, Hexin 5 SC, Score 250 EC, Vanicide 5
SL, Validacin 5 L, Validan 5 SL và Valivithaco 5 SC bằng phương pháp đầu độc môi trường Trên cơ sở thí nghiệm đầu độc môi trường, chọn ra bốn loại thuốc: Folicur 250
EW, Score 250 EC, Vanicide 5 SL, Validan 5 SL để tiến hành thử nghiệm ngoài đồng
Đề tài được tiến hành với các nội dung:
Điều tra mức độ nhiễm bệnh nấm hồng trên 2 dvt PB 255 và PB 260 tại Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh
Đánh giá hiệu lực diệt nấm C salmonicolor của một số loại thuốc trừ nấm theo
phương pháp đầu độc môi trường
Đánh giá hiệu quả trị bệnh nấm hồng trên cây cao su của một số loại thuốc trừ nấm
Kết quả đạt được:
Qua kết quả điều tra, bệnh nấm hồng đã xuất hiện trên 2 dvt PB 255 và PB 260 tại Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh Dvt PB 255 bị nhiễm bệnh ở mức nhẹ đến nặng ở tuổi 5 và tuổi 7 Dvt PB 260 bị nhiễm bệnh ở mức nhẹ đến trung bình ở các vườn có độ tuổi từ 5 – 7
Theo phương pháp đầu độc môi trường, các loại hoạt chất hexaconazole,
tebuconazole, diniconazole, difenoconazole đều rất có hiệu lực diệt nấm C salmonicolor Các loại thuốc gốc validamycine có hiệu lực diệt nấm ở mức trung bình
Trang 4Kết quả thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số thuốc trừ nấm ngoài đồng ruộng: sau 3 lần xử lý thuốc, hai nghiệm thức Validan 5 SL (1,2%) và Vanicide 5 SL (1,0%) có tỷ lệ khỏi bệnh (TLKB) rất cao trong đó Validan 5 SL có TLKB 100% và Vanicide 5 SL đạt 96% Các nghiệm thức Folicur 250 EW và Score 250 EC chỉ có tỷ lệ khỏi bệnh là 77,3% và 52,0% Kết quả xử lý số liệu cũng cho thấy, có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê của chỉ tiêu TLKB giữa hai nghiệm thức Validan 5 SL 1,2%, Vanicide 5 SL 1% với hai nghiệm thức còn lại và giữa nghiệm thức sử dụng Folicur
250 EW 0,3% với nghiệm thức sử dụng Score 250 EC 0,3%
Trang 5MỤC LỤC
Trang tựa i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ix
Chương 1: MỞ ĐẦU ix
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích 2
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Giới hạn đề tài 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cây cao su 3
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về cây cao su 3
2.1.2 Tình hình phát triển cây cao su trong nước 5
2.2 Sâu bệnh hại trên cây cao su 5
2.2.1 Tổng quan về sâu bệnh hại trên cây cao su 5
2.2.2 Bệnh nấm hồng trên cây cao su 6
2.2.2.1 Phân bố 6
2.2.2.2 Triệu chứng 7
2.2.2.3 Tác nhân gây bệnh 8
2.2.2.4 Thiệt hại do bệnh nấm hồng gây ra 10
2.3 Phòng trị bệnh nấm hồng trên cây cao su 11
2.4 Thuốc bảo vệ thực vật 13
2.4.1 Phân loại thuốc trừ nấm 13
2.4.2 Tính chất của một số loại hoạt chất sử dụng trong thí nghiệm 13
2.4.2.1 Hoạt chất validamycine 13
Trang 62.4.2.2 Hoạt chất tebuconazole 15
2.4.2.3 Hoạt chất diniconazole 16
2.4.2.4 Hoạt chất hexaconazole 17
2.4.2.5 Hoạt chất difenoconazole 18
2.4.2.6 Chất bám dính BDNH 2000 19
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 20
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm 20
3.2 Vật liệu và phương pháp 20
3.2.1 Điều tra mức độ nhiễm bệnh nấm hồng trên một số dvt cao su đang trồng phổ biến tại Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh 20
3.2.2 Nhóm thí nghiệm: Đánh giá hiệu lực diệt nấm Corticium salmonicolor của một số loại thuốc loại thuốc trừ nấm 22
3.2.2.1 Vật liệu 22
3.2.2.2 Phương pháp 23
3.2.3 Thí nghiệm: đánh giá hiệu quả trị bệnh nấm hồng trên cây cao su của một số loại thuốc trừ nấm 25
3.2.3.1 Vật liệu 25
3.2.3.2 Phương pháp 26
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Kết quả điều tra bệnh nấm hồng 28
4.2 Kết quả nhóm thí nghiệm: Đánh giá hiệu quả diệt nấm C salmonicolor của một số hoá chất trừ nấm bằng phương pháp đầu độc môi trường 30
4.3 Kết quả thí nghiệm: Đánh giá hiệu quả trị bệnh nấm hồng trên cây cao su của một số loại thuốc trừ nấm 38
4.3.1 Đánh giá hiệu quả trị bệnh nấm hồng trên cây cao su của một số thuốc trừ nấm 38
4.3.2 So sánh chi phí đầu tư giữa các nghiệm thức xử lý thuốc 43
Chương 5: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 45
5.1 Kết luận 45
5.2 Đề nghị 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
PHỤ LỤC 49
Trang 7Liều hiệu quả đối với 50% số cá thể thí nghiệm (Effective Dose 50)
Kích thước khuẩn la ̣c Lần lặp lại
Malt extract agar National Center for Biotechnology Information Ngày sau cấy
Nghiệm thức
Tỷ lệ bê ̣nh
Tỷ lệ khỏi bệnh Viê ̣n Nghiên cứu Cao su Viê ̣t Nam
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Bảng phân cấp bệnh nấm hồng 21
Bảng 3.1Phân hạng mức độ nhiễm bệnh nấm hồng dựa theo TLB 22
Bảng 3.3 Tên thuốc và nồng độ hoạt chất sử dụng tại các thí nghiệm in vitro 23
Bảng 3.4 Thông tin các nghiệm thức ở thí nghiệm đánh giá hiệu quả trị bệnh nấm hồng trên cây cao su của một số thuốc trừ nấm 26
Bảng 4.1 Mức độ bệnh nấm hồng của các vườn cây thuộc hai dvt PB 255 và PB 260 trong độ tuổi từ 5 - 7 tại Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh 28
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc gốc triazole đến sự phát triển nấm khuẩn lạc C salmonicolor ở thí nghiệm in vitro 32
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc gốc validamycine đến sự phát triển nấm khuẩn lạc C salmonicolor ở thí nghiệm in vitro 33
Bảng 4.4 Chỉ số ED50 của các loại thuốc dùng trong thí nghiệm 36
Bảng 4.5 Tỷ lệ khỏi bệnh (%) sau các lần xử lý thuốc 39
Bảng 4.6 Chi phí thuốc trị bệnh sau 3 lần xử lý 43
Bảng 7.3 Kết quả điều tra bệnh nấm hồng tại Công ty TNHH MTV Cao su Lộc ninh 51
Bảng 7.4 Kích thước khuẩn lạc nấm C salmonicolor sau 8 ngày cấy nấm trên môi trường sử dụng các thuốc nhóm triazole 52
Bảng 7.5 Kích thước khuẩn lạc nấm C salmonicolor sau 8 ngày cấy nấm trên môi trường sử dụng các thuốc gốc validamycine 53
Bảng 7.6 Tỷ lệ khỏi bệnh qua 3 lần xử lý thuốc và số liệu đã được chuyển đổi tương ứng của thí nghiệm ngoài đồng 62
Bảng 7.7 Chỉ số bệnh qua 3 lần xử lý thuốc và số liệu đã được chuyển đổi tương ứng của thí nghiệm ngoài đồng 63
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Triệu chứng bệnh nấm hồng trên cây cao su 8
Hình 2.2 Hình thái nấm Corticium salmonicolor 10
Hình 3.1 Sơ đồ điều tra theo phương pháp đường chéo góc 21
Hình 3.2 Sơ đồ điều tra theo phương pháp bậc thang 21
Hình 4.1 Bệnh nấm hồng phát triển lại tại vị trí vết bệnh cũ trong năm 2013 29
Hình 4.2 Khuẩn lạc nấm C salmonicolor sau 8 ngày cấy ở thí nghiệm in vitro 34
Hình 4.3 Mức độ nhiễm bệnh nấm hồng tại các nghiệm thức sử dụng thuốc sau 3 lần xử lý 42
Đồ thị 4.1 Đường hồi quy của % ức chế nấm C salmonicolor theo nồng độ a.i của các loại thuốc sau 8 ngày cấy nấm 37
Đồ thị 4.2: Tỷ lệ khỏi bệnh (%) sau các lần xử lý thuốc 38
Trang 10Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell Arg) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được
chính thức du nhập vào Việt Nam năm 1897 (Nguyễn Thị Huệ, 2007) Sau hơn 100 năm tồn tại và phát triển, hiện nay cao su là loại cây trồng có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta Năm 2012, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cao
su lớn thứ tư thế giới, với lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu đạt 10,2 triệu tấn, mang lại nguồn ngoại tệ 2,85 tỷ USD cho đất nước (Ngô Kinh Luân, 2013) Bên cạnh hiệu quả kinh tế, việc phát triển cây cao su còn góp phần ổn định xã hội và cải thiện môi trường sinh thái Ngày 17 tháng 9 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký quyết định số 2855/QĐ-BNN-KHCN chính thức công nhận cây cao
su là cây trồng đa mục đích, có thể sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp
Vào đầu thế kỷ XX, nhiều người cho rằng cây cao su không bị một loại bệnh và côn trùng nào đe dọa (Phan Thành Dũng, 2004) Tuy nhiên, do được trồng độc canh trên diện tích lớn trong vùng có nhiệt độ và ẩm độ cao, các loại bệnh và côn trùng dần xuất hiện gây nên những thiệt hại không nhỏ trên cây cao su Theo Chee (1976), có
550 loài gây hại trên cây cao su, trong đó 26 loài gây hại có ý nghĩa về mặt kinh tế, bao gồm 14 loài gây hại trên lá, 8 loài gây hại trên thân cành và 5 loài gây hại trên rễ Tại Việt Nam, Nguyễn Hải Đường và cs (1997) cũng xác định được 19 loại bệnh hại phổ biến trên cây cao su gồm 7 bệnh lá, 5 bệnh thân cành, 3 bệnh mặt cạo và 4 bệnh rễ, nhưng bệnh rễ hiếm xảy ra và chỉ ghi nhân ở miền trung (Quảng Trị trở ra) Tại Việt
Nam, bệnh nấm hồng do nấm C salmonicolor là loại bệnh gây hại nghiêm trọng nhất
trong các bệnh thân cành Theo Bugnicourt (1937) bệnh nấm hồng gây hại đặc biệt nghiêm trọng trong điều kiện canh tác cây cao su tại Việt Nam Bệnh gây hại cho cây cao su từ 3 - 12 năm tuổi, gây chết cành hoặc ngọn làm chậm sinh trưởng và giảm sản lượng vườn cây (Phan Thành Dũng, 2004)
Trang 11Để quản lý bệnh nấm hồng trên các vườn cao su hiện nay, cần kết hợp chặc chẽ các biện pháp vệ sinh vườn cây, điều tra phát hiện bệnh và biện pháp hóa học Trong
đó, biện pháp hóa học đóng vai trò quan trọng nhất Hiện tại, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh vẫn đang áp dụng qui trình kỹ thuật cao su 2012, sử dụng thuốc Vanicide 5 SL (validamycine) để trị bệnh nấm hồng trên các vườn cây trực thuộc, hiệu quả trị bệnh đạt khá cao Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý bệnh này, cần có nhiều nghiên cứu bổ sung các công thức thuốc mới có hiệu quả kỹ thuật và kinh
tế vào danh sách bộ thuốc trị bệnh nấm hồng Xuất phát từ thực tế trên, đề tài "Đánh giá hiệu quả trị bệnh nấm hồng trên cây cao su của một số loại thuốc trừ nấm" đã
được thực hiện
1.2 Mục đích
Đánh giá mức độ nhiễm bệnh nấm hồng trên một số dvt cao su được trồng phổ biến tại Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh
Đánh giá hiệu lực diệt nấm C salmonicolor của một số loại thuốc chứa hoạt chất
hexaconazole, validamycine, tebuconazole, diniconazole, difenoconazole
Đánh giá hiệu quả trị bệnh nấm hồng trên cây cao su của một số loại thuốc trừ nấm
1.3 Yêu cầu
Nhận dạng được các triệu chứng của bệnh nấm hồng trên cây cao su
Thuần thục các thao tác thí nghiệm trong phòng Phân biệt được các cấp bệnh nấm hồng trên cây cao su Nắm vững phương pháp điều tra, bố trí thí nghiệm trong phòng
và ngoài đồng
1.4 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực tập ngắn, chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ và điều kiện vườn cây, nên thí nghiệm ngoài đồng chỉ thực hiện được trên một số loại thuốc có triển vọng
Trang 12Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Cây cao su
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về cây cao su
Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc chi Hevea, họ Euphorbiaceae Có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ Ngoài loài H brasiliensis còn có 9 loài khác cũng cho mủ Tuy nhiên, chỉ có loài H brasiliensis là có ý nghĩa về mặt kinh tế và
được trồng phổ biến nhất
Cây cao su thích hợp sinh trưởng và phát triển ở những vùng có nhiệt độ từ 25 -
30oC Lượng mưa tối thích từ 1.500 - 2.000 mm/năm với số ngày mưa từ 100 - 150 ngày/năm, tuy nhiên mưa lớn kéo dài nhất là vào sáng sớm có thể gây trở ngại cho việc cạo mủ đồng thời tăng khả năng lây lan nấm bệnh Theo ghi nhận tại Malaysia, gió bão là một trong những yếu tố làm hạn chế việc mở rộng diện tích cao su, tuy nhiên tốc độ độ gió từ 1 - 2 m/s lại là điều kiện giúp vườn cây thông thoáng và hạn chế sâu bệnh hại Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp do đó ảnh hưởng đến sản lượng vườn cây, số giờ chiếu sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là từ 1.800 - 2.800 giờ/năm (Nguyễn Thị Huệ, 2007)
Theo Nguyễn Minh Hiếu và cs (2010), cây cao su thuộc loại cây thân gỗ, cao, to
Sự phát triển chiều cao của cây phụ thuộc vào đỉnh sinh trưởng (chồi ngọn) Đỉnh sinh trưởng này hoạt động theo chu kỳ và phụ thuộc vào điều kiện khí hậu đất đai Thân cao su lúc còn non thường có màu xanh, sau 1 năm tuổi thường có hình trụ và có chân voi nếu là cây ghép và hình chóp cụt không có chân voi nếu là cây cao su thực sinh
Rễ cây cao su hai loại: rễ cọc và rễ bàng Rễ cọc cắm sâu vào đất giữ cho cây đứng vững đồng thời hút nước và muối khoáng từ các lớp đất sâu Hệ thống rễ bàng rất rộng và phần lớn nằm trong lớp đất mặt Cây từ 1 – 3 tuổi, hệ thống rễ bàng tập trung gần gốc cây, cây trên 3 tuổi hệ thống rễ bàng tập trung ở giữa hàng cao hơn ở chung quanh gốc Khi cây được 9 tuổi rễ cọc dài khoảng 2,4 m, rễ bàng dài hơn 9 m Lúc
Trang 13trưởng thành trọng lượng toàn bộ hệ thống rễ cao su chiếm 15% trọng lượng toàn cây (Nguyễn Thị Huệ, 2007)
Lá cao su thuộc dạng lá kép gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách Khi trưởng thành lá có màu xanh đậm ở mặt trên lá và màu nhạt hơn ở mặt dưới lá Lá cao
su mọc thành từng tầng Để hình thành một tầng lá, trong điều kiện khí hậu Việt Nam cần từ 25 – 50 ngày tuỳ theo điều kiện thời tiết Cây cao su từ 3 tuổi trở lên có đặc điểm rụng lá qua đông, tại Việt Nam cây cao su rụng lá qua đông vào khoảng tháng 1 đến tháng 2 hằng năm, tùy theo dvt và tuổi cây, thời gian rụng lá có thể kéo dài từ 15 -
30 ngày tùy thuộc dvt (Nguyễn Thị Huệ, 2007)
Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu: hoa đực và hoa cái riêng nhưng mọc trên cùng một cây (Nguyễn Thị Huệ, 2007) Hoa cao su có màu vàng hơi ngã lục, cuốn hoa ngắn có mùi hương nhè nhẹ, dạng hoa hình chuông với 5 lá đài Hoa đực dài khoảng 5
mm mang một cột nhị chứa 10 nhị đực chia làm hai vòng Hoa cái màu vàng lục dài khoảng 8 mm, có 3 noãn cùng với 3 vòi nhụy màu trắng hơi dính Hoa đực và hoa cái không nở cùng một lúc nên thường xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo giữa các cây, việc thụ phấn diễn ra nhờ gió hoặc nhờ côn trùng (Webster và Baulkwil, 1989 trích dẫn bởi Phan Đình Thảo, 2004) Hạt phấn hình tam giác có đường kính 25 – 30 µm, dễ bị thối trong môi trường ẩm ướt (Nguyễn Minh Hiếu và cs, 2010)
Quả cao su có hình tròn hơi dẹt, đường kính từ 3 5 cm thuộc loại quả nang gồm
3 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt Quả cao su sau khi hình thành và phát triển được 12 tuần thì đạt kích thước lớn nhất, sau 16 tuần thì vỏ quả hóa gỗ, sau 19 20 tuần sau thì quả chín Hạt cao su hình bầu dục có kích thước từ 2,0 3,5 cm, trọng lượng hạt từ 2,5
6,0 g Bên trong hạt có nhân và phôi nhủ (Nguyễn Thị Huệ, 2007)
Trang 142.1.2 Tình hình phát triển cây cao su trong nước
Cây cao su đầu tiên được đưa vào Việt Nam vào năm 1887 do Pierre trồng tại vườn Bách thảo Sài Gòn nhưng bị chết Mãi đến năm 1897 Raoul lấy hạt giống từ Java
về gieo ở vườn ông Yệm tại Thủ Dầu Một và chuyển cây con cho bác sĩ Yersin để thành lập đồn điền đầu tiên tại Suối Dầu, Nha Trang Sau đó bác sĩ Yersin đã nhiều lần nhập hạt giống từ Colombo để lập vườn Từ đó cao su đã được thực dân Pháp trồng trên nhiều đồn điền tại Đông Nam Bộ và Quảng Trị Đến sau năm 1975, cả nước có khoảng 8.700 ha cao su, chủ yếu là cao su già gần hết chu kỳ kinh doanh (Nguyễn Minh Hiếu và cs, 2010)
Đến năm 2012, diện tích cao su cả nước đạt 830.000 ha, phân bố tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung và một số tỉnh miền núi phía bắc, trong đó cao su tiểu điền chiếm khoảng 50% diện tích Dự kiến đến trong giai đoạn từ
2015 - 2020, Việt Nam sẽ duy trì ổn định 800.000 ha cao su, với sản lượng 1,2 triệu tấn cao su thiên nhiên/năm (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, 2013) Hiện nay, sản phẩm cao su thiên nhiên Việt Nam đã có mặt tại hơn 70 quốc gia, chiếm khoảng 10% thị phần xuất khẩu trên thế giới, giúp Việt Nam giữ vững vị trí thứ tư trên thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia
Về năng suất, từ năm 2003 đến nay năng suất cao su Việt Nam không ngừng tăng cao nhờ những tiến bộ về khoa học kỹ thuật Năm 2011, năng suất cao su Việt Nam đứng thứ 2 thế giới đạt mức 1.733 kg/ha
2.2 Sâu bệnh hại trên cây cao su
2.2.1 Tổng quan về sâu bệnh hại trên cây cao su
Sâu bệnh hại là nhân tố quan trọng làm hạn chế việc mở rộng diện tích cây cao
su đến vùng trồng mới Theo Nguyễn Hải Đường và cs (1998) hàng năm nấm bệnh làm thiệt hại khoảng 15% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới, tại Việt Nam thiệt hại
do nấm bệnh gây ra hàng năm rất lớn, đặc biệt là các bệnh: phấn trắng, Corynespora, nấm hồng và Botryodiplodia Tại Nam Mỹ, nguyên quán của cây cao su, đến nay vẫn
Trang 15chưa thực hiện được sự nghiệp trồng cao su trên quy mô lớn, do chưa kiểm soát được
bệnh rụng lá Nam Mỹ do nấm Mycrocyclus ulei gây nên (Phan Thành Dũng, 2004)
Khác với những cây trồng khác, hầu hết các bệnh hại trên cây cao su đều do nấm và yếu tố phi sinh vật (ánh sá ng, nhiệt độ, ẩm độ, sinh lý, ngộ độc…) Chưa có một ghi nhận nào bệnh do vi khuẩn, virus và tuyến trùng Và để tiện lợi trong việc phân loại, chúng được chia ra: bệnh lá (bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá, bệnh đốm mắt chim, rụng lá mùa mưa, bệnh cháy lá Nam Mỹ, bệnh rụng lá Corynespora),
bệnh thân cành (bệnh nấm hồng, bệnh thối vỏ, bệnh Botryodiploidia, bệnh khô ngọn
khô cành, cháy nắng, ), bệnh mặt cạo (bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh thối mốc mặt cạo,…), bệnh rễ (bệnh rễ trắng, bệnh rễ đỏ, bệnh rễ nâu) (Phan Thành Dũng và cs, 2013)
Cây cao su cũng bị nhiều loại động vật tấn công, tuy nhiên mức độ thiệt hại thấp hơn nhiều so với những loại khác Các loại động vật gây hại cho cây cao su được chia ra thành nhóm như sau: côn trùng miệng nhai (mối, sùng hại rễ, câu cấu, bọ đen, sâu…), côn trùng chích hút (rệp…), ốc sên, động vật (chuột, sóc, nhím…) (Phan Thành Dũng và cs, 2013)
2.2.2 Bệnh nấm hồng trên cây cao su
2.2.2.1 Phân bố
Năm 1870, Thwaites phát hiện bệnh nấm hồng đầu tiên trên cây cà phê tại Ceylon (Srilanka) Các nghiên cứu của Zimmermann tại Java (Indonesia) từ 1896 –
1901 cho thấy nấm bệnh trên cây cà phê có thể gây hại cho cây cao su Đến năm 1906,
Rant cũng ghi nhận nấm C salmonicolor trên cây ký ninh có khả năng gây hại cho cây
cao su Ngày nay, bệnh nấm hồng được phát hiện tại tất cả các nước trồng cao su trên thế giới Ở Việt Nam bệnh nấm hồng xuất hiện lần đầu vào năm 1920 do Vincens phát hiện Ngay từ năm 1937, Bugnicourt đã khẳng định bệnh nấm hồng đặc biệt nghiêm trọng trong điều kiện canh tác tại Việt Nam Cho đến nay, loại bệnh này chủ yếu gây hại cho cao su vùng Đông Nam Bộ, nhưng chỉ xuất hiện rãi rác ở các vùng khác (Phan
Trang 16Thành Dũng và cs, 2013)
Bệnh nấm hồng gây bệnh hại cho cây cao su từ 3 – 12 năm tuổi và nặng nhất ở giai đoạn 4 – 8 tuổi Nấm bệnh chỉ tấn công trên thân cành có vỏ đã hóa nâu và có đường kính lớn hơn 1 cm Bệnh gây hại tập trung trong mùa mưa do nấm cần ẩm độ cao để lây lan và phát triển Trong điều kiện ở nước ta, bệnh xuất hiện từ tháng 6 – 11 hàng năm và tập trung thành hai cao điểm tháng 7 (vết bệnh cũ) và tháng 10 (vết bệnh mới) (Trần Ánh Pha, 2007)
2.2.2.2 Triệu chứng
Do vết bệnh có màu hồng đặc trưng nên được gọi là bệnh nấm hồng Quá trình phát triển của bệnh trải qua 2 giai đoạn:
Bệnh nhẹ (corticium): bệnh thường xuất hiện ở vị trí phân cành, do có ẩm độ
cao hơn nên bào tử dễ bám dính và nảy mầm Đầu tiên, nơi bị bệnh, vỏ xuất hiện màu hơi trắng, đồng thời có những giọt mủ chảy ra, sau đó những sợi nấm trắng như mạng nhện phát triển xung quanh và tiếp tục lan rộng
Gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, vết bệnh chuyển từ màu trắng sang hồng nhạt
và lan rộng, sợi nấm phân bố dày đặc và xâm nhập sâu vào vỏ khiến mủ chảy nhiều thành vệt dài và hóa đen do bị oxy hóa Ở giai đoạn này, nấm bệnh hình thành bào tử
đảm (basidiospore) và phát tán theo gió qua những cây khác
Nếu gặp điều kiện không thuận lợi (khô hạn) nấm ngừng phát triển và hoạt động trở lại vào mùa mưa năm sau, cho đến khi cây bị cụt ngọn hoặc chết cành Đây cũng chính là nguồn bệnh ban đầu và lây lan sang những cây khác trong vườn (Phan Thành Dũng, 2004)
Bệnh nặng (necator): Vết bệnh chuyển sang màu hồng đậm, phần tán lá phía
trên vết bệnh chuyển qua vàng hoặc héo rủ Sau đó toàn bộ cành lá đều chết khô Ngay dưới vết bệnh xuất hiện chồi bất định, lúc này vỏ đã hoàn toàn bị hủy hoại Tại nước ta, vết bệnh có thể dài từ 5 - 7 m và phát triển ngay trên mặt cạo Cây cao su bị bệnh gây
Trang 17cụt ngọn thường không thể phục hồi làm giảm sản lượng (Phan Thành Dũng, 2004)
Trong giai đoạn này nấm bệnh hình thành bào tử necator có dạng cầu với đường kính
0,03 mm trên vỏ đã bị chết, bào tử này cũng phát tán nhờ gió và nước mưa Hai loại bào tử nêu trên đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan
Bệnh nhẹ (giai đoạn corticium) Bệnh nặng (giai đoạn necator)
Hình 2.1 Triệu chứng bệnh nấm hồng trên cây cao su 2.2.2.3 Tác nhân gây bệnh
Theo NCBI (2013), nấm C salmonicolor có hệ thống phân loại như sau:
Quả thể của nấm C salmonicolor có thể kéo dài vài centimet trên bề mặt vỏ cây,
nằm lộn ngược, giống như màng, dày khoảng 500 µm, trơn nhẵn, khi còn tươi có màu hơi vàng cam nhưng đến lúc khô thì chuyển dần sang màu kem nhạt hay hơi trắng Hệ thống sợi nấm đơn không dính chồng lên nhau, trong suốt, trơn nhẵn và rõ rệt Sợi nấm chính có đường kính 6 – 10 µm, tế bào sợi nấm dài 30 – 150 µm, vách tế bào dày
Trang 181 – 5 µm, phân cành thưa thớt, gốc phân cành hơi rộng Các sợi nấm nhánh nhỏ hơn, tế bào ngắn hơn, vách mỏng hơn, nhưng có nhiều nhánh hơn so với sợi nấm chính Khi chưa trưởng thành, đảm nấm có dạng trứng ngược và dần dần chuyển sang dạng chùy rộng Nhưng khi trưởng thành thì đảm có dạng chùy hẹp và dần dần chuyển sang dạng hình trụ, vách đảm mỏng, trơn nhẵn, kích thước 30 – 35 x 5 – 10 µm với 4 cuống đính bào tử nhỏ có kích thước khoảng 4 – 6 x 1,5 – 2 µm và hơi uống cong vào phía trong Bào tử đảm dạng bầu dục với các đỉnh nhỏ nhú lên, vách bào tử mỏng, trơn nhẵn có kích thước 10 – 13 x 6 – 9 µm Sợi nấm phân sinh chuyên biệt ở giai đoạn bào tử đính
có hình đĩa, dễ nứt đột ngột và nằm trên bề mặt của vỏ, lúc này hình thành các nốt mụn màu đỏ cam của các tế bào sinh bào tử đính Những phần tạo ra do sự chia cắt này tại các vách ngăn hình thành các bào tử đính đơn, hình bầu dục, trong suốt, vách tế bào mỏng, đơn bào và có kích thước 10 – 18 x 6 – 12 µm (Mordue và Gibson, 1976)
Nấm C salmonicolor phát triển và lây lan mạnh trong điều kiện ẩm độ cao (70
- 100%) Khi thời tiết có mưa nhiều xen kẽ những đợt nắng ráo và gió nhẹ, số lượng bào tử được phóng thích nhiều hơn và mức độ lây lan mạnh hơn so với thời tiết khô ráo kéo dài Bào tử phát tán nhờ gió và mưa có thể xa trên 100 m, sau khi nảy mầm bào tử sẽ xâm nhập vào vỏ và bắt đầu một chu kỳ sống mới Vào mùa nắng triệu chứng không thể hiện, lúc này nấm sẽ sống tiềm sinh ở dạng hạch, đây cũng là nguồn bệnh chủ yếu cho mùa mưa năm sau
Trang 19Hình 2.2 Hình thái nấm Corticium salmonicolor
(Nguồn: Mordue và Gibson, 1976)
F: Các tế bào sinh bào tử và bào tử trưởng thành
2.2.2.4 Thiệt hại do bệnh nấm hồng gây ra
Theo điều tra của Bộ môn BVTV/VNCCSVN từ năm 1965 đến năm 1995 ở Đông Nam Bộ, mức độ nhiễm bệnh nấm hồng tại các công ty cao su ngày càng nặng hơn Kết quả điều tra năm 2001 cho thấy bệnh xuất hiện vào mùa mưa lúc có ẩm độ cao và gây hại nặng cho cây cao su tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ với mức nhiễm
Trang 20hơn 40% Hàng năm phải xử lý 3 – 5 lần tùy theo vườn cây, chi phí cho việc phòng trừ bệnh này từ 176.565 – 429.000 đồng/ha/năm, cao hơn so với các bệnh hại khác tại thời điểm điều tra (Nguyễn Hải Đường và cs, 1990; Nguyễn Thái Hoan và cs, 2002)
2.3 Phòng trị bệnh nấm hồng trên cây cao su
Nguyễn Hải Đường và cs (1990) đã đưa ra một số kết luận về việc quản lý bệnh nấm hồng như sau:
+ Thời gian xử lý bệnh nấm hồng bắt đầu từ tháng 6, tập trung vào tháng 7
+ Vết bệnh nhẹ sau 3 lần phun bằng Validacin 3 L nồng độ 2% đạt tỷ lệ khỏi bệnh 90 - 100%, so với vết bệnh nặng cần phải phun 6 lượt, nhưng chỉ đạt 60 - 90% khỏi bệnh Chi phí phòng trừ bệnh nặng gấp đôi so với bệnh nhẹ
Theo Phan Thành Dũng (2004), đối với bệnh nấm hồng chỉ áp dụng phương pháp trị bệnh, biện pháp phòng không thực tế vì chi phí cao Có thể áp dụng các biện pháp sau để trị bệnh nấm hồng trên cây cao su:
+ Sử dụng dung dịch Bordeaux 1% (phun) và 5% (quét) để trị bệnh nấm hồng trên vườn cây kiến thiết cơ bản, không dùng cho vườn cây khai thác, vì
Trang 21ion đồng làm giảm chất lượng mủ
+ Sử dụng Validacin 3 L và Validacin 5 L nồng độ 1,5 – 2,0% hay Anvil 5
SC nồng độ 0,5% để phun trị bệnh với chu kỳ 7 – 10 ngày/lần
+ Ngoài ra, có thể sử dụng một số thuốc khác để trị bệnh nấm hồng như Calixin 75 WP, Calixin RM, Daconil 80 WP, …
Xử lý trên và dưới vết bệnh 20 – 30 cm, do khuẩn ty không thể quan sát bằng mắt thường, với chu kỳ 7 – 10 ngày/lần cho đến khi vết bệnh không phát triển Nên phát hiện và xử lý ở giai đoạn nhẹ sẽ đạt hiệu quả cao và chi phí thấp, cũng như tránh lây lan Không nên nạo vỏ khi xử lý thuốc, vì tạo điều kiện cho nấm phát tán, hơn nữa tăng chi phí phòng trị
Theo Phan Thành Dũng (2010), phối hợp chất bám dính BDNH 2000 với Validacin 5 L và Anvil 5 SC tăng hiệu quả trị bệnh nấm hồng cũng như chống tái nhiễm trong năm sau Trong quản lý bệnh cần thường xuyên điều tra, phát hiện bệnh sớm và phun thuốc kịp thời sẽ tăng hiệu quả quản lý bệnh
Theo quy trình kỹ thuật cây cao su (2012), quy trình quản lý bệnh nấm hồng như sau:
+ Phát hiện bệnh sớm để xử lý kịp thời Có thể dùng một trong các loại thuốc sau để trị bệnh nấm hồng: validamycine (Validacin 5 L, Vanicide 5 SL) nồng độ 1,0 - 1,2%, hexaconazole (Anvil 5 SC, Hexin 5 SC, Vivil 5 SC, Saizol 5 SC) nồng độ 0,5% Các loại thuốc trên cần pha phối hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 1,0%
+ Dụng cụ và phương pháp xử lý: sử dụng bình phun đeo vai có vòi nối dài phun phủ kín vết bệnh với chu kỳ 10 - 14 ngày/lần cho đến khi khỏi bệnh Sau khi phun, phải kiểm tra, đánh dấu cây bệnh để xử lý lại nếu bệnh chưa khỏi + Ngưng cạo mủ những cây bị chết tán và cây bị bệnh nặng Vào mùa khô, tiến hành cưa cắt cây, cành bị chết và đưa ra bìa lô để đốt
Trang 222.4 Thuốc bảo vệ thực vật
2.4.1 Phân loại thuốc trừ nấm
Thành phần thuốc trừ nấm phục vụ nông nghiệp trên thị trường rất đa dạng Dựa vào cơ chế tác động có thể chia thuốc trừ nấm thành 3 nhóm:
Nhóm thuốc trừ nấm lưu dẫn: được cây hấp thụ qua rễ, thân, lá và dịch chuyển đến các bộ phận khác qua hệ thống bó mạch Thuốc lưu dẫn theo hướng lên và hiếm khi từ trên xuống dưới Các loại thuốc gốc này hiệu quả trong phòng cũng như trị bệnh, gần đây có nhiều báo cáo cho rằng “nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài cho cùng một loại nấm sẽ hình thành tính kháng, nên sử dụng luân phiên hoặc phối hợp các loại thuốc khác” Các loại thuốc gốc triazole được sử dụng rộng rãi là do có hiệu quả trị bệnh cao và ít độc với môi trường
Nhóm không lưu dẫn: Bao gồm nhiều gốc hoá học khác nhau Các loại thuốc trừ nấm phổ biến hiện nay thuộc nhóm này là lưu huỳnh vô cơ, lưu huỳnh hữu cơ, gốc đồng, gốc thuỷ ngân, gốc kẽm, chloronitrobenzene, morpholine, hetrocylic nitrogen, dicarboximide
Nhóm kháng sinh: là những sản phẩm do vi sinh vật sản sinh ra, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và nấm bệnh gây hại cho động thực vật Có hàng trăm loại thuốc kháng sinh khác nhau đã được phát hiện và lớp xạ khuẩn Artinomycetales là nguồn sản sinh các loại kháng sinh lớn nhất Một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng phòng trị bệnh cây trồng như: validamycine, streptomycine, oxytetracycline…
2.4.2 Tính chất của một số loại hoạt chất sử dụng trong thí nghiệm
2.4.2.1 Hoạt chất validamycine
Tên hóa học: 1L - (1,3,4/2,6) - 2,3 - dihydroxy - 6 - hydro - xymethyl - 4 - [(1S,4R,5S,6S) - 4,5,6 - trihydroxy - 3 - hydroxyl - methyl - cyclohex - 2 - enyllamino]cyclohexylβ - D - gluco - pyranocide
Trang 23 Công thức hóa học:
Phân tử lượng: 497,5
Nhóm hóa học: antibiotic
Tính chất:
Thuốc kỹ thuật ở dạng bột trắng, tan trong nước và trong nhiều dung môi hữu
cơ (N,N – dimethylformamide, dimethyl-sulfoxide, methanol) tan ít trong acetone, ethanol, không tan trong ethyl acetate, diethyl ether Tương đối bền trong nhiệt độ bình thường, bị phân giải dưới tác động của chất kiềm và ion kim loại
Nhóm độc IV, LD50 > 20.000 mg/kg LD50 qua da > 50.000 mg/kg Không độc với cá, ong Thời gian cách ly 5 ngày
Validamycine A là một chế phẩm sinh học, được sản xuất qua quá trình lên men
một dòng nấm Streptomyces, có tác động kháng sinh, chủ yếu với các nấm Rhizoctonia, Corticium và Sclerotium gây ra các bệnh khô vằn, lở cổ rễ, héo rũ và nấm hồng trên
nhiều cây trồng Trong quá trình nuôi cấy, nấm sản sinh ra một số đồng phân validamycine, trong đó đồng phân validamycin A có hiệu lực diệt nấm tốt nhất Trong sản phẩm kỹ thuật nếu còn chứa nhiều các đồng phân khác coi như còn lẫn nhiều tạp chất, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả trừ nấm
Tác động của thuốc này thông qua việc ức chế men chuyển hóa và hấp thu
Trang 24đường của nấm C salmonicolor
Trang 25Nhóm độc III, LD50 qua miệng > 2.000 mg/kg, LD50 qua da > 5000 mg/kg Ít độc với cá, không độc với ong Thời gian cách ly 7 ngày
Thuốc trừ nấm, tác động nội hấp Phổ tác dụng rộng, có hiệu quả với nhiều loại
nấm như: Erysiphe, Puccinia, Rhizoctonia, Botrytis, Mycosphaerella
Nhóm độc III, LD50 qua da > 5000mg/kg, LD50 qua miệng 474 – 693 mg/kg Tương đối độc với cá, ít độc với ong Thời gian cách ly 7 ngày
Trang 26Là loại thuốc trừ nấm có tác dụng nội hấp, phổ tác dụng rộng
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác
Thuốc kỹ thuật ở dạng tinh thể rắn, điểm nóng chảy: 111oC, ít tan trong nước
(18 mg/l), tan nhiều trong các dung môi hữu cơ
Trang 27Nhóm độc IV, LD50 qua da > 2000 mg/kg, LD50 qua miệng 2189 – 6071 mg/kg
Thuốc ít độc với cá và ong Thời gian cách ly: 7 ngày
Sử dụng
Phòng trừ bệnh khô vằn và lem lép hạt trên lúa Đốm lá và gỉ sắt hại đậu Bệnh phấn trắng hại rau và bầu bí Thán thư và gỉ sắt cà phê Bệnh phấn trắng trên nho, bệnh
phồng lá chè Bệnh sọ trên táo Bệnh phấn trắng và gỉ sắt trên hoa cây cảnh
Khả năng hỗn hợp: Thuốc có khả năng hỗn hợp với carbendazim Khi dùng có
thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu khác
Trang 28độc với cá, ít độc với ong Thời gian cách ly 7 ngày
Là một chất ức chế demethylation của C - 14 trong quá trình sinh tổng hợp ergosterol
Ức chế sinh tổng hợp ergosterol ở màng tế bào, làm nấm ngừng phát triển Thuốc trừ nấm, tác động nội hấp Phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều nấm thuộc lớp nang khuẩn, đảm khuẩn và nấm bất toàn
Sử dụng:
Phòng trừ các bệnh đốm lá, gỉ sắt, thán thư, gẻ, phấn trắng cho rau cải, hành tỏi,
ớt, cà chua, khoai tây, dưa, đậu, cây ăn quả, cà phê, cây cảnh
Khả năng hỗn hợp: Có dạng hỗn hợp với propiconazole (Tilt Super), khi sử dụng có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác
Pha chất bám dính nồng độ 1 – 1,5% đối với bệnh thân cành, 0,1 – 0,2% đối với bệnh lá Xử lý trong mùa mưa hoặc theo tình hình bệnh của cây
Sản phẩm chỉ sử dụng trong ngành cao su
Phun thuốc ngay sau khi pha với BDNH 2000 (không để quá 24 giờ)
Trang 29Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm
Điều tra bệnh nấm hồng được thực hiện tại các nông trường trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh Thời gian: từ 17/06 - 29/06/2013
Các thí nghiệm in vitro được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ môn BVTV -
VNCCS VN Thời gian thực hiện: từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2013
Thí nghiệm đánh giá hiệu quả trị bệnh nấm hồng trên cây cao su của một số loại thuốc trừ nấm được thực hiện tại lô 108C/Nông trường III/Công ty TNHH MTV Cao
su Lộc Ninh Thời gian từ tháng 06 đến tháng 08 năm 2013
3.2 Vật liệu và phương pháp
3.2.1 Điều tra mức độ nhiễm bệnh nấm hồng trên một số dvt cao su đang trồng
phổ biến tại Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh
Đối tượng điều tra: vườn cao su có năm trồng từ 2006 - 2008, thuộc hai dvt PB
255 và PB 260
Điều tra được thực hiện theo hướng dẫn trong qui trình kỹ thuật cây cao su 2012 Mỗi lô điều tra từ 3 - 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 35 cây sao cho số liệu điều tra mang tính đại diện cho tình hình bệnh hại tại lô được điều tra
Trang 304 Không thể chữa trị khỏi
Nấm màu hồng, vỏ bệnh thối, chảy mủ nhiều, lá vàng không rụng, phía dưới mọc nhiều chồi dại
(Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, 2012)
Trang 31 Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh được tính theo các công thức như sau:
Phân hạng mức độ nhiễm bệnh dựa vào TLB (%):
Bảng 3.2 Phân hạng mức độ nhiễm bệnh nấm hồng dựa theo TLB
Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm Excel
3.2.2 Nhóm thí nghiệm: Đánh giá hiệu lực diệt nấm Corticium salmonicolor của
một số loại thuốc loại thuốc trừ nấm
3.2.2.1 Vật liệu
Nguồn nấm C salmonicolor được thu thập trên cây cao su bị nhiễm bệnh nấm
hồng thuộc dvt PB 255, năm trồng 2005 tại lô 1/Nông trường V/Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh, Nguồn nấm này được phân lập và nuôi cấy trên môi trường MEA (malt extract agar) ở điều kiện nhiệt độ phòng (27 ± 2oC)
Môi trường MEA
Trang 32 Thuốc trừ nấm: Validacin 5 L (validamycine), Valivithaco 5 SC (validamycine), Vanicide 5 SL (validamycine), Validan 5 SL (validamycine), Folicur 250 EW (tebuconazole), Sumi Eight 12.5 WP (diniconazole), Hexin 5 SC (hexaconazole), Score 250 EC (difenoconazole)
Một số trang thiết bị: tủ cấy, nồi hấp, tủ sấy
Một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm: đĩa petri, bình tam giác, ống nghiệm, pipet, cốc thủy tinh, que cấy, ống đục đường kính 0,8 cm, đèn cồn, nước cất, cồn 95%
3.2.2.2 Phương pháp
Mỗi loại thuốc thương phẩm ở phần vật liệu được bố trí thành một thí nghiệm độc lập Các thí nghiệm này được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 9 nghiệm thức/thí nghiệm (8 nghiệm thức tương ứng với 8 nồng độ thuốc và 1 nghiệm thức đối chứng không sử dụng thuốc), 5 lần lặp lại Mỗi ô cơ sở tương ứng với 1 đĩa petri
Bảng 3.3 Tên thuốc và nồng độ hoạt chất sử dụng tại các thí nghiệm in vitro
Sumi Eight 12.5 WP (diniconazole) 10; 1; 0,5; 0,1; 0,05 và 0,01
Hexin 5 SC (hexaconazole)
Score 250 EC (difenoconazole)
10; 1; 0,5; 0,1; 0,05 và 0,01 10; 5; 1; 0,5; 0,1 và 0,05
Trang 33Phương pháp thực hiện: Các thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp đầu độc môi trường (poisoned food technique) trên nền môi trường MEA
Chuẩn bị các dung dịch thuốc Công thức quy đổi từ nồng độ hoạt chất (a.i) sang nồng độ thương phẩm:
Chuẩn bị môi trường: Môi trường MEA (tỉ lệ 50 g môi trường/1lít nước) được đun sôi và rót vào các bình tam giác, mỗi bình 45 ml Các bình chứa môi trường MEA sau đó được khử trùng trong nồi hấp ở 121oC trong 15 phút Dùng pipet lấy 5 ml dung dịch thuốc đã pha sẵn ở các nồng độ khác nhau cho vào bình tam giác (riêng nghiệm thức đối chứng, môi trường trong bình tam giác gồm 5 ml nước cất vô trùng và 45 ml môi trường MEA) Lắc đều cho thuốc hoà tan vào môi trường và rót vào 5 đĩa petri (mỗi đĩa tương ứng với 10 ml) Khi môi trường trong các đĩa petri nguội và đặc lại, tiến hành cấy các mẫu nấm có đường kính 0,8 cm vào giữa đĩa petri
Chu kỳ theo dõi: 2 ngày/lần cho đến khi khuẩn lạc ở nghiệm thức đối chứng mọc đầy đĩa petri
Chỉ tiêu theo dõi: Đường kính khuẩn lạc nấm
2
2dd1
Trong đó:
d: đường kính trung bình của khuẩn lạc nấm
d1, d2: 2 đường chéo vuông góc đo trên khuẩn lạc
Tính phần trăm ức chế sự phát triển khuẩn lạc nấm theo công thức:
I = (C –T)/C × 100
Trong đó:
I: % ức chế sự phát triển khuẩn lạc nấm
Trang 34C: đường kính khuẩn lạc nấm ở nghiệm thức đối chứng
T: đường kính khuẩn lạc nấm ở nghiệm thức xử lý thuốc
Phần trăm ức chế sự phát triển khuẩn lạc ở các nghiệm thức được chuyển đổi sang probit (y) và nồng độ hoạt chất của thuốc thí nghiệm được chuyển sang log (C*1000) (x) Từ đó thiết lập mô hình toán học dạng y = ax + b để xác định ED50 của
các loại thuốc thí nghiệm Đánh giá hiệu lực diệt nấm C salmonicolor của các loại
thuốc thí nghiệm dựa vào trị số ED50 theo thang chuẩn do Finney (1968) đề xuất như sau:
Số liệu ở các thí nghiệm được tính toán, phân tích hồi qui và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel
3.2.3 Thí nghiệm: đánh giá hiệu quả trị bệnh nấm hồng trên cây cao su của một
Trang 35 Dụng cụ: bình phun đeo vai có cải tiến
3.2.3.2 Phương pháp
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 4
nghiệm thức, 3 lần lặp lại Mỗi ô cơ sở 0,5 ha, trong đó chọn ra 25 cây có vết bệnh trên thân hoặc cành cấp 1 để theo dõi hiệu quả trị bệnh
Bảng 3.4 Thông tin các nghiệm thức ở thí nghiệm đánh giá hiệu quả trị bệnh nấm
hồng trên cây cao su của một số thuốc trừ nấm
Các loại thuốc thí nghiệm đều được phối trộn với chất bám dính BDNH 2000 1%
Phương pháp xử lý thuốc: phun thuốc phủ kín vết bệnh và phủ lên trên và dưới vết bệnh 20 - 30 cm Số lần xử lý: 3 lần Chu kỳ xử lý: 14 ngày/lần
Chỉ tiêu theo dõi: cấp bệnh, dựa theo bảng phân cấp bệnh nấm hồng trong quy
trình kỹ thuật cây cao su, 2012
Phương pháp quan trắc: đánh giá cấp bệnh 1 lần khi bắt đầu thí nghiệm và 3 lần tiếp theo vào thời điểm 14 ngày sau mỗi đợt xử lý thuốc
Đánh giá mức độ khỏi bệnh:
+ Vết bệnh tái, mủ không xì, nấm không lan rộng
+ Cây chưa khỏi bệnh: nấm vẫn phát triển, mủ vẫn xì, vết bệnh vẫn giữ màu trắng hoặc hồng
Tính tỷ lệ bệnh (TLB) ban đầu, chỉ số bệnh (CSB) và tỷ lệ khỏi bệnh (TLKB) theo
các công thức:
Trang 36 Số liệu về TLKB và CSB (các giá trị: 0% được thay thế = 1/4n và 100% được thay
thế = 100 - 1/4n, với n là số cây quan trắc/ô cơ sở) được chuyển đổi sang
hoặc arcsin trước khi phân tích thống kê (Lý Ngọc Hùng, 2004; Nguyễn Hữu Huân
và cs, 1994)
TLB hoặc CSB trước khi phân tích thống kê được chuyển đổi như sau:
Nếu số liệu quan sát (%) trong khoảng từ 31% - 69% thì không cần chuyển đổi Nếu số liệu quan sát (%) biến động trong khoảng từ 0% - 30% hoặc 70% - 100% thì chuyển đổi sang
Nếu số liệu quan sát không thuộc hai trường hợp còn lại thì chuyển đổi sang arcsin
Trang 37Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả điều tra bệnh nấm hồng
Mức độ bệnh nấm hồng trên các vườn cao su phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ mẫn cảm của dvt, tuổi cây, điều kiện môi trường và công tác quản lý bệnh tại các Nông trường Việc hiểu rõ mức độ mẫn cảm của các dvt ở các độ tuổi khác nhau đóng vai trò quan trọng, giúp cán bộ kỹ thuật chủ động hơn trong việc đề xuất các biện pháp quản lý loại bệnh này Theo thống kê của Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh, hiện nay diện tích cao su thuộc hai dvt PB 255 và PB 260 chiếm trên 50% tổng diện tích các vườn cây trong độ tuổi mẫn cảm với bệnh nấm hồng Vì vậy, việc điều tra đánh giá mức độ mẫm cảm của hai dvt này ở độ tuổi mẫn cảm đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch quản lý bệnh nấm hồng tại công ty Kết quả điều tra được trình bày tại bảng 4.1
Bảng 4.1 Mức độ bệnh nấm hồng của các vườn cây thuộc hai dvt PB 255 và PB
260 trong độ tuổi từ 5 - 7 tại Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh
Vườn cây trồng (năm)
Kết quả điều tra (bảng 4.1) cho thấy, các vườn cây thuộc 2 dvt PB 255 và PB
260 trong độ tuổi từ 5 –7 tại thời điểm điều tra bị bệnh nấm hồng ở mức từ nhẹ đến nặng Trong đó, các vườn cây thuộc dvt PB 260 nhiễm bệnh ở mức từ nhẹ đến trung bình, các vườn cây thuộc dvt PB 255 nhiễm bệnh ở mức từ nhẹ đến nặng Không có sự khác biệt đáng kể về mức độ bệnh nấm hồng trên các vườn cây thuộc dvt PB 260 trong
Trang 38độ tuổi từ 5 - 7, sự khác biệt mức độ nhiễm bệnh giữa các vườn cây thuộc dvt này chủ yếu do yếu tố địa hình chi phối Đối với dvt PB 255, các vườn cây có năm trồng 2007 chỉ nhiễm bệnh ở mức nhẹ, trong khi một số vườn cây trồng năm 2006 và 2008 nhiễm bệnh nặng, sự khác biệt này có thể do yếu tố môi trường ảnh hưởng, do phần lớn vườn cây có năm trồng 2007 phân bố ở những vùng có địa hình cao, ẩm độ thấp
Bên cạnh các yếu tố tuổi cây, môi trường ẩm độ và tính mẫn cảm với bệnh nấm hồng của dvt, thì hiệu quả phun trị bệnh nấm hồng ở các nông trường trong giai đoạn cuối mùa mưa năm 2012 cũng là yếu tố quan trọng, quyết định mức độ nhiễm bệnh trên các vườn cây tại thời điểm điều tra Hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh tại thời điểm điều tra đều ở vị trí vết bệnh cũ trong năm 2012 Kết quả này có thể do việc trị bệnh nấm hồng ở những cây này vào giai đoạn cuối mùa mưa năm 2012 chưa thật sự
hiệu quả, trong mùa khô, do ảnh hưởng bất lợi của điều kiện ẩm độ nên nấm C salmonicolor chuyển sang sống ở giai đoạn tiềm sinh, sau đó phát triển và gây bệnh
trở lại vào đầu mùa mưa năm 2013
Hình 4.1 Bệnh nấm hồng phát triển lại tại vị trí vết bệnh cũ trong năm 2013
Nhìn chung ở độ tuổi từ 5 - 7, các vườn cây thuộc hai dvt PB 255 và PB 260 khá mẫn cảm với bệnh nấm hồng, do đó việc quản lý bệnh trên nhóm đối tượng này cần được tổ chức chặc chẽ, thường xuyên điều tra giám sát, để có phương án trị bệnh kịp thời Việc triển khai phun trị bệnh trong giai đoạn đầu mùa mưa cần chú trọng các vườn cây có địa hình ẩm thấp và các vườn cây có tỷ lệ bệnh cao trong giai đoạn cuối mùa mưa năm trước