1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ RỆP SÁP BỘT HỒNG (Phenacoccus manihoti) TRÊN CÂY SẮN (Manihot esculenta) VÀ HIỆU LỰC PHÕNG TRỪ CỦA MỘT SỐ HOẠT CHẤT TRỪ SÂU TẠI TÂY NINH

81 129 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ RỆP SÁP BỘT HỒNG Phenacoccus manihoti TRÊN CÂY SẮN M

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ RỆP SÁP BỘT HỒNG (Phenacoccus

manihoti) TRÊN CÂY SẮN (Manihot esculenta) VÀ HIỆU LỰC

PHÕNG TRỪ CỦA MỘT SỐ HOẠT CHẤT TRỪ SÂU

TẠI TÂY NINH

Họ và tên sinh viên: NGÔ VĂN HẬU Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Niên khóa: 2009 - 2013

TP Hồ Chí Minh, tháng 08/2013

Trang 2

BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ RỆP SÁP BỘT HỒNG (Phenacoccus

manihoti) TRÊN CÂY SẮN (Manihot esculenta) VÀ HIỆU LỰC

PHÕNG TRỪ CỦA MỘT SỐ HOẠT CHẤT TRỪ SÂU

TẠI TÂY NINH

Tác giả:

NGÔ VĂN HẬU

Khóa luận này được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Con mãi khắc ghi công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cùng với gia đình đã cho con có được ngày hôm nay

Để hoàn thành được tốt đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn:

- Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

- Quý thầy cô khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm tp HCM

- Thầy Võ Thái Dân đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài

- TS Trần Thanh Tùng cùng Ban lãnh đạo và Cán bộ Kỹ thuật tại Trung tâm Kiểm định Thuốc Bảo vệ Thực vật phía Nam đã tận tình chỉ bảo những kiến thức cần thiết để hoàn thành tốt đề tài

- KS Lê Thị Kiều Trang cùng các cán bộ kỹ thuật chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Tây Ninh đã tận tình chỉ bảo những kiến thức trong suốt quá trình thực hiện đề tài

- Gia đình ông Ngô Minh Hoàng, chủ ruộng nơi thực hiện đề tài, đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm thí nghiệm tại Tây Ninh

Cám ơn tất cả bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Ngô Văn Hậu

Trang 4

TÓM TẮT

Ngô Văn Hậu, 2013 Biến động quần thể Rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti) trên cây sắn (Manihot esculenta) và hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột hồng của một số

gốc thuốc trừ sâu

Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Thanh Tùng và TS Võ Thái Dân

Đề tài gồm hai nội dung: đánh giá biến động quần thể rệp hồng trên các ruộng sắn có và không có tưới và một thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột hồng của một số gốc thuốc trừ sâu Thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột hồng của một số gốc thuốc trừ sâu đã được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), một yếu tố, từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2013tại huyện Dương Minh Châu và thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Kết quả thu được như sau: phần lớn các hộ nông dân đều trồng sắn một vụ/năm (khoảng từ tháng 10 đến tháng 8 năm sau); sử dụng hai giống sắn phổ biến là KM 94

và KM 98-5; các giống sắn này đều do nông dân tự sản xuất Diện tích trung bình của mỗi hộ từ 0,8 đến 2,0 ha.Trên đồng ruộng, đa số nông dân đều nhận biết được một số loại sâu hại như: rệp sáp bột hồng, nhện đỏ, sâu ăn lá, bọ phấn trắng và nông dân cũng

có biện pháp phòng trừ các loại sâu hại này rất tốt, riêng đối với đội tượng rệp sáp bột hồng là một đối tượng mới xuất hiện và gây hại nặng, ảnh hưởng lớn đến năng suất sắn; nông dân không biết các biện pháp phòng trừ cụ thể và cũng chưa có loại thuốc nào đăng ký để phòng trừ đối tượng này tại Việt Nam Bởi vậy khi rệp sáp bột hồng xuất hiện và gây hại, nông dân thường sử dụng các loại thuốc trừ rệp sáp trên các cây trồng khác để phun

Về biến động quần thể rệp sáp bột hồng trongthời gian điều tra, rệp sáp bột hồng xuất hiện và gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn; diễn biến mật số rệp sáp bột hồng ở hai điều kiện ruộng có tưới và không tưới là tương tự nhau Trong

đó, mật số rệp sáp bột hồng tăng cao ở hai thời điểm giữa cuối tháng 4 và giữa tháng 5

Trang 5

Về hiệu lực phòng trự rệp sáp bột hồng của một số gốc thuốc trừ sâu, nhìn chung các loại thuốc thí nghiệm đều có hiệu lực thấp trong phòng trừ rệp sáp bột hồng, ngoại trừ nghiệm thức xử lý thuốc Movento 150OD (Spirotetramat) liều lượng 0,75 L/ha là cho hiệu lực cao và kéo dài Nghiệm thức xử lý thuốc Movento 150OD (Spirotetramat)

có mật số rệp sáp bột hồng giảm dần qua các thời điểm theo dõi ở cả hai thời điểm xử

lý thuốc: sau khi xử lý thuốc đợt một, mật số rệp sáp bột hồng giảm nhưng không đáng kể; nhưng sau khi xử lý thuốc đợt hai nghiệm thức xử lý Movento 150OD (Spirotetramat) có hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột hồng khá và kéo dài

Về ảnh hưởng của thuốc đến sinh trưởng của cây sắn, nhìn chung các loại thuốc khảo nghiệm không gây ngộ độc đối với cây sắn ngoại trừ thuốc Sulfaron 250EC (Carbosulfan 200 g/L + Cholorfluazuron 50 g/L) ở cả 2 liều lượng (0,4 L/ha và 0,5 L/ha) có ghi nhận hiện tượng lá sắn có những chấm màu vàng nhưng sau 5 ngày thì cây phục hồi, lá chuyển sang màu xanh trở lại và không làm ảnh hưởng gì đến sinh trưởng và phát triển của cây sắn

Trang 6

2.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam 6 2.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới 6 2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam 8

2.4 Quy trình kỹ thuật trồng sắn của nông dân tại Tây Ninh 9

2.5 Giới thiệu về rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti) 12 2.5.1 Tình hình thiệt hại của rệp sáp bột hồng trên sắn 12

Trang 7

2.5.1.1 Thiệt hại do rệp sáp bột hồng gây ra trên sắn của thế giới 12 2.5.1.2 Sự xâm nhiễm của rệp sáp bột hồng ở tiểu vùng sông Mekong 13 2.5.1.3 Tình hình thiệt hại của rệp sáp bột hồng trên sắn tại Việt Nam 13

2.5.2.1 Điều kiện phát sinh và phát triển rệp sáp bột hồng P manihoti 18

2.5.2.2 Thiên địch của rệp sáp bột hồng P manihoti 18 2.6 Thông tin chung của các hoạt chất làm thí nghiệm 19

2.6.5 Hoạt chất Carbosulfan 200 g/L + Cholorfluazuron 50 g/L 22

Trang 8

4.1 Biến động quần thể rệp sáp bột hồng (P manihoti) trên sắn tại Tây Ninh trong giai

4.1.1 Hiện trạng canh tác của một số hộ nông dân ở Tây Ninh 30

4.1.2 Biến động quần thể rệp sáp bột hồng (P manihoti) hại sắn tại các hộ điều tra từ

4.2 Đánh giá hiệu lực của một số gốc thuốc đối với rệp sáp bột hồng (P manihoti) trên

4.2.1 Ảnh hưởng của một số loại thuốc thí nghiệm đến mật số rệp sáp bột hồng 43

4.2.2 Hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột hồng (P manihoti) của các nghiệm thức xử lý

4.2.3 Ảnh hưởng của thuốc đến sinh trưởng và phát triển của cây sắn 50

Trang 9

NSP: Ngày sau phun

NSP2: Ngày sau phun đợt 2

NT: Nghiệm thức

NTP: Ngày trước phun

ppm: Parts per million (một phần triệu; 1/1.000.000)

REP: Replication (Lần lặp lại)

TB: Trung bình

TGCL: Thời gian cách ly

TT: Trung tâm

Trang 10

Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột hồng của một

Hình 3.3 Hình ảnh các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm 29

Hình 4.1 Biến động mật độ quần thể rệp sáp bột hồng ở ruộng sắn KM94 5 tháng tuổi

Hình 4.2 Biến động mật độ quần thể rệp sáp bột hồng ở ruộng sắn KM98-5 3 tháng

Hình 4.3 Biến động mật độ quần thể rệp sáp bột hồng ở ruộng sắn KM98-5 6 tháng

Hình 4.4 Biến động mật độ quần thể rệp sáp bột hồng ở ruộng sắn KM98-5 3 tháng

Hình 4.5 Biến động mật độ quần thể rệp sáp bột hồng ở ruộng sắn KM94 4 tháng tuổi

Hình 4.6 Biến động mật độ quần thể rệp sáp bột hồng ở ruộng sắn KM98-5 4 tháng

Hình 4.7 Biến động mật độ quần thể rệp sáp bột hồng trung bình các ruộng sắn tại Tây

Hình 4.8 Biến động mật độ quần thể rệp sáp bột hồng ở ruộng sắn có tưới và ruộng không tưới tại Tây Ninh giai đoạn tháng 3 đến tháng 7 năm 2013 40

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Diện tích (ha), năng suất (tấn/ha) và sản lượng sắn năm 2011 của Việt Nam

Bảng 2.3 Diện tích (ha) nhiễm rệp sáp hồng tại tỉnh Tây Ninh 14

Bảng 3.1 Điều kiện thời tiết ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn thí nghiệm (tháng 03 –

Bảng 4.1 Hiện trạng canh tác của một số hộ nông dân điều tra 31 Bảng 4.2 Biến động mật độ quần thể rệp sáp bột hồng hại sắn (con/cây) tại các hộ điều

Bảng 4.3 Biến động mật độ quần thể rệp sáp bột hồng trung bình các ruộng sắn tại Tây Ninh giai đoạn từ tháng 03 đến 07 năm 2013 theo tuổi cây 41 Bảng 4.4 Thành phần côn trùng và thiên địch xuất hiện trên ruộng 42 Bảng 4.5 Mật độ rệp sáp bột hồng (con/cây) ở các nghiệm thức thí nghiệm tại các thời

Bảng 4.6 Hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột hồng của các nghiệm thức xử lý thuốc ở các

Trang 12

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Sắn (Manihot esculenta Crantz) không chỉ là cây lương thực truyền thống mà còn

là cây công nghiệp quan trọng, có bộ phận thu hoạch chính là củ, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tinh bột Cây sắn được phân bố rộng rãi từ 30 vĩ độ Nam đến 30

vĩ độ Bắc, trên 90 nước nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á – Thái Bình Dương

Hiện nay sắn có nhiều công dụng khác nhau trong lương thực và trong công nghiệp như: chế biến tinh bột, làm bột ngọt, rượu, bánh kẹo, dược liệu, chế biến thức ăn gia súc

và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao trong tương lai

Tuy sắn dễ trồng nhưng cũng bị nhiều loại côn trùng gây hại nghiêm trọng như: Bọ

phấn (Bemisia tabaci), bọ trĩ (Thrip sp.), rệp sáp (Phenacoccus sp.), rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti) Trong đó rệp sáp bột hồng là một đối tượng dịch hại mới và có

khả năng gây hại nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất của sắn Ở Châu Phi, đến năm

1986, rệp sáp bột hồng đã xâm nhiễm cây sắn ở 25 nước chiếm 70% diện tích trồng sắn ở châu Phi, làm giảm năng suất củ sắn tới 80 – 84% (Neuenschwander và ctv.,1990) Ở Việt Nam, rệp sáp bột hồng là đối tượng mới xuất hiện và gây hại nghiêm trọng tại Tây Ninh Theo Vương Quốc Thới (2012), ở Tây Ninh đã phát hiện khoảng hơn 80 ha sắn bị rệp sáp bột hồng gây hại, sau đó tình hình cây sắn bị loại sâu hại này tấn công nhanh hơn, gây thiệt hại cho người trồng sắn ngày càng nhiều hơn

Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (2013), rệp sáp hồng được phát hiện ở Việt Nam vào tháng 06 năm 2012 tại Tây Ninh, với diện tích nhiễm lúc đó khoảng 78,5

Trang 13

ha và chủ yếu tập trung ở các huyện Dương Minh Châu, Tân Châu và thị xã Tây Ninh Ðến tháng 6 năm 2013, diện tích nhiễm lên đến 884,1 ha, và tập trung tại các huyện Tân Châu, Châu Thành, thị xã Tây Ninh, Dương Minh Châu, Tân Biên, và Hòa Thành Theo điều tra của các cơ quan chuyên môn, tính đến thời điểm tháng 7 năm 2013, rệp sáp bột hồng đã có mặt tại các tỉnh khác như Ðồng Nai (huyện Long Thành), Bình Phuớc (huyện Lộc Ninh) và Bà Rịa – Vũng Tàu (huyện Xuyên Mộc và Châu Ðức)

Theo Phạm Văn Lầm (2012), đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về rệp sáp bột hồng hại sắn ở Việt Nam Trong năm 2012 và 2013, rệp sáp bột hồng gây hại nghiêm trọng ở vùng trồng sắn tại Tây Ninh và Cục BVTV đã phải công bố dịch trên phạm vi toàn tỉnh Ngày 14 tháng 6 năm 2013 vừa qua, tại Hội nghị đánh giá về sâu bệnh hại mới quan trọng do Cục BVTV tổ chức tại TT BVTV phía Nam, rệp sáp bột hồng được liệt kê vào danh sách đối tượng dịch hại quan trọng nhất và ưu tiên tập trung nghiên cứu phòng trừ

Để có thể phòng trừ hiệu quả rệp sáp bột hồng thì việc nắm rõ đặc điểm sinh học,

sự biến động quần thể và các giải pháp trước mắt như việc sử dụng các loại thuốc hóa học

là quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn Chính vì vậy, đề tài “Biến động quần thể rệp sáp

bột hồng (Phenacoccus manihoti) trên cây sắn (Manihot esculenta) và hiệu lực phòng

trừ rệp bột hồng của một số hoạt chất trừ sâu” đã được thực hiện

1.2 Mục tiêu của đề tài

Nắm được biến động quần thể rệp sáp bột hồng trên cây sắn ở thị xã Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh từ tháng 03 đến tháng 07 năm 2013

Đánh giá được hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột hồng P manihoti của một số hoạt

chất thuốc trừ sâu trong điều kiện ngoài đồng ruộng

1.3 Yêu cầu

Trang 14

Đếm mật độ rệp sáp bột hồng trên các ruộng sắn có và không tưới ở các độ tuổi khác nhau ở thị xã Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh từ tháng 03 đến tháng 07 năm 2013

Khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột hồng của một số hoạt chất thuốc trừ sâu Từ đó chọn ra các thuốc có hiệu lực phòng trừ cao để khuyến cáo trong sản xuất trong trường hợp rệp xuất hiện và gây hại nặng

1.4 Giới hạn đề tài

Do giới hạn về thời gian, đề tài này chỉ được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 07 năm 2013, tại thị xã Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Đây là vùng xuất hiện rệp gây hại nặng nhất ở các tỉnh phía Nam trong thời gian gần đây

Đề tài chỉ giới hạn khảo sát biến động quần thể của rệp sáp bột hồng và đánh giá hiệu lực của một số hoạt chất thuốc trừ sâu đối với rệp sáp bột hồng trong điều kiện ngoài đồng ruộng

Trang 15

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu chung về cây sắn

Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực ăn củ hàng năm nhưng có thể

sinh sống nhiều năm, cây cao 2 – 3 m, có hoa, thuộc lớp hạt kín hai lá mầm, thuộc chi Manihot, họ Euphobiaceae, bộ Euphobiaes, ngành Agiospermae

Sắn có nguồn gốc ở vùng Châu Mỹ Latinh được trồng cách đây khoảng 5.000 năm

và trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết là vùng Đông Bắc của Brazil thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại Trung tâm phân hóa phụ

có thể tại Mexico ở Trung Mỹ và vùng ven biển phía Bắc của Nam Mỹ (Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1995)

Trên thế giới sắn được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ 300

B – 300N, nhiệt độ thích hợp từ 150 – 290C, thích hợp nhất là 230

– 270C Sắn là cây cần ánh sáng ngày ngắn, lượng mưa thích hợp từ 1.000 – 2.000 mm/năm

Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo (Châu Phi) khoảng thế kỷ 16 Ở Châu Á, sắn được nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 và SriLanka đầu thế kỷ 18 Sắn được nhập vào Trung Quốc, Myanmar và các nước Châu Á khác khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 Ở Việt Nam, sắn được nhập vào khoảng giữa thế kỷ 18 (Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1995) Hiện được canh tác phổ biến trong cả nước từ Bắc đến Nam Diện tích sắn tập trung nhiều nhất ở vùng núi và Trung Du phía Bắc, ven biển Nam Trung Bộ

và Đông Nam Bộ

Trang 16

Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc

và lương thực thực phẩm Sản phẩm sắn ngày càng thông dụng trong buôn bán, trao đổi thương mại quốc tế Đối với nhiều nước, sắn được xem như là cây dự trữ cứu đói, bổ sung cho cây lúa trong những năm mất mùa

Công dụng của sắn

- Sắn được sử dụng làm lương thực và rau: lá sắn tươi có nhiều protein, hydrat cacbon, vitamin nên có thể làm rau ăn, làm bánh đa, hủ tiếu, sắn lát khô, bột sắn khô, củ sắn khô, bột lọc sắn, làm các loại bánh Sắn nén khô (pellet) xuất khẩu tiện lợi

- Sắn dùng để làm thức ăn trong chăn nuôi

- Sắn dùng trong công nghiệp thực phẩm như làm hạt trân châu nấu chè xuất khẩu, bột bánh chế biến thủ công, chế tinh hồ, chế biến đường gluco hay dạng xiro kết tinh, cồn, rượu, mỳ chính, làm giấy, dệt vải, làm dược phẩm (Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1995)

2.2 Nhu cầu sinh thái

Sắn là cây trồng của vùng nhiệt đới ẩm Sắn sinh trưởng và phát triển ở vĩ tuyến

300B – 300N Nhiệt độ trung bình thích hợp cho sắn là 23 – 270C Sắn ngừng sinh trưởng, thân lá bị chết héo khi nhiệt độ xuống thấp hơn 100C và phát triển rất chậm khi nhiệt độ vượt quá 400

C Dựa vào nhu cầu về nhiệt độ, sắn có thể được trồng hầu hết các vùng của Việt Nam Tuy nhiên, ở vùng núi cao phía Bắc nơi có mùa đông lạnh nhiều và có sương muối, sắn kém phát triển (Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1995)

Sắn rất cần ánh sáng ngày ngắn Giảm bức xạ mặt trời thì chiều dài lóng tăng lên,

lá dưới rụng sớm, chóng tàn, thân nhỏ, phân hóa củ chậm và hình thành bột chậm, năng suất củ bị giảm rõ rệt Trong điều kiện 8 giờ chiếu sáng/ngày sự hình thành củ xảy ra sớm hơn điều kiện 14 – 20 giờ nắng/ngày, tuy nhiên không ảnh hưởng tới số lượng củ sau 16 tuần lễ (Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1995)

Trang 17

Sắn là cây có khả năng chịu hạn nhưng phải đủ ẩm cần thiết mới đạt năng suất cao Lượng mưa trung bình năm thích hợp đối với sắn trong khoảng 1.000 – 2.000 mm Sắn mới trồng cần đủ ẩm để phục hồi, ra rễ và mọc mầm Mưa nhiều, hom sắn dễ bị thối Ngược lại, khô hạn kéo dài sắn mọc chậm, sinh trưởng kém hoặc bị chết

Cây sắn non từ 5 – 20 lá, nhu cầu về nước tăng lên nhưng đồng thời cây cũng chịu đựng khô hạn cao hơn Giai đoạn phình to của củ và tích lũy bột, nhu cầu về nước giảm Thiếu nước ở giai đoạn cuối làm giảm năng suất sắn nhưng nếu mưa nhiều lúc thu hoạch thì tỉ lệ bột trong củ sẽ bị giảm (Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1995)

Sắn là loại cây trồng lấy củ rất dễ tính, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau,

từ đất cát ven biển đến đất phù sa, đất xám, đất đồi núi, đất đỏ bazal, pH 3,5 – 7,8 Nhưng thích hợp nhất ở đất có tưới, sa cấu đất trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao với pH 5,5 – 7,5, ngoại trừ đất úng nước (Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1995)

Chất dinh dưỡng quan trọng nhất với sắn là kali Sắn hút kali mạnh ngay từ đầu Tháng thứ hai sắn hút kali gấp 10 lần so với tháng thứ nhất, tháng thứ ba gấp 3 lần so với tháng thứ hai, trước lúc thu hoạch lượng kali được hút gấp 2,5 lần tổng lượng đạm và lân Sắn cũng rất cần đạm để phát triển thân lá và cành Tốc độ hút đạm tăng khá nhanh trong các tháng đầu Lân là yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sắn Lân được cây hút đều trong suốt quá trình sinh trưởng Ca và Mg cũng quan trọng đối với sắn Trong suốt thời gian sinh trưởng, sắn hút một lượng Ca nhiều gấp đôi lượng lân được sử dụng Mg được hút ít hơn, chỉ bằng 1/3 lượng Ca (Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1995)

2.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên Thế giới và Việt Nam

2.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên Thế giới

Sắn hiện được trồng trên 102 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Phi (40 nước), châu Mỹ (35 nước),châu Á (15 nước), và châu Đại dương (12 nước) (FAO, 2013).Tổ chức Nông lương thế giới (FAO – Food and Agriculture Organization) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa

Trang 18

gạo, ngô và lúa mì Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh

kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm

Trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) Năm 2008, Trung Quốc đã sản xuất một triệu tấn ethanol, họ đã thoả thuận với một số quốc gia lân cận để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất ethanol Tại Thái Lan, nhiều nhà máy sản xuất ethanol sử dụng sắn đã được xây dựng năm 2008 Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất ethanol để pha vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5% bắt đầu từ năm 2010 Các nước như Lào, Papua New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria, Colombia và Uganda cũng đang nghiên cứu thử nghiệm cho sản xuất ethanol

Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng gia tăng từ năm

1995 đến nay; theo FAO (2013), diện tích sắn của thế giới các năm 1990, 1995, 2000,

2005, 2010 và 2012 lần lượt là 15.208.620; 16.448.139; 16.970.058; 18.400.508; 19.293.280 và 19.990.556 ha; sản lượng đạt tương ứng lần lượt là: 152.444.682; 162.266.343; 176.277.210; 205.647.597; 240.658.746; 256.529.314 tấn Năm 2009 sản lượng và giá trị xuất khẩu của sắn khô và tinh bột sắn của thế giới đạt lần lượt là 6.952.472 tấn và 1.026.070.000 USD; 1.821.938 tấn và 520.338.000 USD (FAO, 2013)

Năm 2012, mười nước có diện tích sắn lớn nhất thế giới là Nigeria (3.850.000 ha); Cộng hòa Dân chủ Congo (2.200.000 ha); Brazil (1.703.733 ha); Thái Lan (1.250.000 ha); Indonesia (1.119.784 ha); Angola (1.062.865 ha); Cộng hòa liên bang Tanzania (954.509 ha); Ghana (868.550 ha); Mozambique (762.598 ha) và Việt Nam (550.810,5 ha) (FAO, 2013) Năng suất sắn của Việt Nam chỉ xếp thứ 13, đạt 17,7 tấn/ha Mười nước có năng suất săn cao nhất thế giới là: Ấn Độ (36,5 tấn/ha); đảo Cook (26,3 tấn/ha); Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (24,1 tấn/ha); Suriname (23,3 tấn/ha); Malawi (22,4 tấn/ha); Bahamas (22,3 tấn/ha); Cambodia (21,7 tấn/ha); Indonesia (21,4 tấn/ha); Jamaica (18,9 tấn/ha) và

Trang 19

French Polynesia (18,6 tấn/ha) Sản lượng sắn của mười nước cao nhất thế giới là: Nigeria (54.000.000 tấn); Indonesia (23.922.075 tấn); Brazil (23.414.267 tấn); TháiLan (22.500.000 tấn); Cộng hòa Dân chủ Congo (16.000.000 tấn); Ghana (14.547.279 tấn); Angola (10.636.400 tấn); Mozambique (10.051.364 tấn); Việt Nam (9.745.546 tấn) và Ấn

Độ (8.076.000 tấn) (FAO, 2013)

2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam

Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng,

ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ (Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1995)

Sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh thái nông nghiệp Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam năm 2011 được tổng hợp và trình bày trong Bảng 2.1

Bảng 2.1 Diện tích (ha), năng suất (tấn/ha) và sản lượng sắn năm 2011 của Việt Nam và

Diện tích sắn nhiều nhất ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (174.200 ha) Tây Nguyên là vùng sản xuất sắn lớn thứ hai của cả nước, tập trung chủ yếu ở bốn

Trang 20

tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông Năm 2011, diện tích sắn của Tây Nguyên đạt 158.800 ha, tổng sản lượng 2.662.100 tấn Ở Tây Ninh năm 2011, diện tích cây sắn đạt 45.700 ha, tổng sản lượng đạt 1,325 triệu tấn (Tổng cục thống kê, 2011)

Sản lượng và giá trị xuất khẩu sắn khô của Việt Nam năm 2009 và 2010 đạt lần lượt là 2.294.131 tấn và 316.556.000 USD; 1.070.891 tấn (giảm 53,3% so với năm 2009)

và 196.300.000 USD (giảm 38% so với năm 2009) (FAO, 2013)

2.3.3 Thành phần sâu hại chính trên cây sắn

Bảng 2.2 Thành phần sâu hại chính trên sắn

Rệp sáp bột hồng (Phenacoccus

manihoti) Hemiptera Pseudococcidae Đỉnh sinh trưởng

Bọ phấn (Bemisia tabaci) Hemiptera Aleyrodidae Trên lá

Bọ trĩ (Caliothrips sp.) Thysanoptera Thripidae Lá non

Sâu ăn lá (Erinnyis ello) Lepidoptera Sphingidae Lá non

Nhện đỏ (Tetranychus urticae) Arachnida Tetranychidae Mặt dưới lá

2.4 Quy trình kỹ thuật trồng sắn của nông dân tại Tây Ninh

Trong quá trình điều tra biến động quần thể rệp sáp bột hồng,quy trình kỹ thuật trồng sắn của nông dân Tây Ninh đã được ghi nhận như sau:

Sau khi thu hoạch sắn, tiến hành thu gom cây lại, dọn rễ cây và tàn dư thực vật Chọn những cây to, khỏe, không có mầm bệnh để lại dùng làm giống cho vụ sau, các cây còn lại đem thiêu hủy bằng cách đốt để phòng ngừa mầm bệnh

Sau đó khoảng 3 – 5 ngày tiến hành làm đất: đầu tiên dùng máy cày, cày lật đất lại, phơi đất trong khoảng 15 – 20 ngày, sau đó tiến hành bón vôi để sát khuẩn đất, kế đến bón các loại phân chuồng để cải tạo và làm tăng màu mỡ cho đất.Cày trở đất lại, cày sâu

Trang 21

khoảng 20cm để làm tăng độ sâu và làm đất tơi xớp, đồng thời cũng bảo quản phân không

bị bốc hơi rửa trôi, sau đó san lấp đất cho bằng mặt và tiến hành lên luống Lưu ý lên luống phải vuông góc với độ dốc, không nên lên luống theo chiều dọc của đất có thế làm đất bị rửa trôi theo nước khi tưới hoặc mưa Trong giai đoạn làm đất nếu thời tiết có mưa lớn làm đất không còn tơi xớp thì phải tiến hành khâu làm đất lại

Xử lý giống: chọn những cây sắn to, khỏe và không có mầm bệnh;chặt hom dài khoảng 10cm ở phần giữa của cây; các phần còn lại đem thiêu hủy để đảm bảo không có mầm bệnh Xử lý giống: dùng các dụng cụ chứa nước (thùng) để ngâm hom giống với thuốc kích thích ra rễ Atonik 1.8DD (Sodium - S - Nitrogualacolate 0,03%, Sodium - O - Nitrophenolate 0,06%, Sodium - P - Nitrophenolate 0,09%) với liều lượng pha một gói 10mL cho 8 lít nước (nhằm kích thích ra rễ, tăng khả năng nẩy mầm) Ngâm khoảng 15 –

20 phút sau đó đem ra ruộng trồng

Phương pháp trồng: đặt hom nằm ngang trên những chân đất tương đối bằng phẳng; ở những diện tích đất có mưa nhiều, thoát nước kém, có thể kéo luống hoặc lên líp

để trồng với các phương pháp hom đứng và hom xiên Ngoài ra, nếu trồng vào vụ cuối mưa, ẩm độ đất thấp thì nên trồng hom đứng

Khoảng cách trồng: đối với đất tốt và trung bình trồng với khoảng cách 1,0 x 1,0m (tương đương với 10.000 cây/ha), đất xấu trồng với khoảng cách 1,0 x 0,8m và 0,8 x 0,8m (tương đương với 12.500 cây/ha và 16.000 cây/ha) Sau 10 – 15 ngày nên đi kiểm tra ruộng nếu thấy có hom không nảy mầm hoặc nảy mầm yếu thì trồng lại

Sau khi trồng khoảng 3 – 5 ngày tiến hành phun thuốc diệt mầm Dual Gold 960EC (hoạt chất S-Metolachlor 960 g/L) với liều lượng 1,5 L/ha; phun trên mặt đất, có thể trộn thêm với thuốc diệt rệp để khử rệp có thể còn ở vụ trước trong đất

Khoảng một tháng sau khi trồng, tiến hành bón phân ure liều lượng khoảng 100 kg/ha; lưu ý bón phân lúc khô để tránh gây cháy lá sắn Trong giai đoạn này nếu thấy trên

Trang 22

ruộng có cỏ thì tiến hành làm cỏ có thể làm thủ công nếu ít hoặc phun thuốc diệt cỏ Cariza 5EC (Quizalofop-P-Ethyl 5%) với liều lượng 0,8 – 1,2 L/ha

Khi sắn được 3 – 4 tháng tuổi, tiến hành bón phân, cày úp đất lại để bảo quản phân không bị trôi rửa, bốt hơi.Có thể bón NPK 16-16-8+TE hoặc NPK 20-20-15+TE với lượng bón khoảng 250 – 300 kg/ha, tùy theo mức độ tăng trưởng của sắn Nông dân cũng

có thể sử dụng phân đơn Khi sắn đạt 5 – 6 tháng trong ruộng có cỏ thì có thể phun thuốc trừ cỏ lưu dẫn như Niphosate 480SL (Glyphosate IPA SALT 480g/L) liều lượng 2 – 3 L/ha và trong giai đoạn này thấy sắn tăng trưởng mạnh, phát triển thân lá có thể sẽ cho năng suất, sản lượng củ kém, có trử lượng bột thấp thì có thể bón phân kali để hạn chế sự tăng trưởng thân lá và tăng sản lượng củ, trữ lượng bột

Trong suốt quá trình sinh trưởng đến lúc thu hoạch của cây sắn có thể phun phân bón lá vi lượng (NQ - vi lượng) liều lượng 1,5 L/ha để tạo củ 3 lần: lần thứ nhất là lúc cây khoảng 2 tháng, lần thứ hai lúc cây khoảng 6 tháng và lần thứ ba phun trước khi thu hoạch khoảng 2 – 3 tuần, với liều lượng 1,5 L/ha phun ướt đều lá

Trong quá trình trồng trên cây sắn thường xuất hiện một số sâu bệnh như: nhện đỏ

(Tetranychus sp.) thường xuất hiện vào mùa khô gây cho sắn bị cháy khô có thể dùng

Supracide 40EC (Methidathion 40%) với liều lượng 1,0 – 1,5 L/ha, ngoài ra người nông dân còn dùng nước để tưới cũng có thể làm giảm được nhện đỏ tiết kiệm được chi phí

phun thuốc Bọ phấn (Bemisia tabaci) cũng có xuất hiện trên ruộng nhưng mật số không

cao, bọ phấn chích hút dinh dưỡng nước làm lá cây bị vàng, cây cần cõi, kém phát triển,

để trừ bọ phấn có thể dùng bẫy dính màu vàng để thu hút con trưởng thành hoặc sử dụng thuốc Actara 25WG (Thiamethoxam 25%) với liều lượng 30 g/ha Ngoài ra trên sắn còn

có bệnh cháy lá có thể dùng thuốc Kasuran 47WP (Kasugamycin 2%, Copper oxychloride 45%) với liều lượng 1,5 L/ha

Tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống sắn mà xác định thời gian thu hoạch cho hợp lý, để bảo đảm năng xuất và tỉ lệ bột cao Thu hoạch đúng thời điểm khi cây đã

Trang 23

rụng gần hết lá ngọn (còn lại khoảng 6 – 9 lá) và chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt là

có thể thu hoạch được

2.5 Giới thiệu về rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti)

Năm 1973, một loài rệp sáp bột ngẫu nhiên nhập nội vào nước Congo, Zaire và trở thành sâu hại nguy hiểm trên cây sắn ở các nước này Năm 1977, Matile-Ferrero đã mô tả

loài rệp sáp bột này là loài mới cho khoa học, đặt tên là Phenacoccus

manihoti (Neuenschwander và Muaka, 1990) Loài Phenacoccus manihoti có tên tiếng

Anh là “cassava pink mealybug” Tên tiếng Việt của loài này đề nghị gọi là “rệp sáp bột

hồng” vì nó thuộc họ rệp sáp bột Pseudococcidae và có màu hồng

2.5.1 Tình hình thiệt hại do rệp sáp bột hồng trên sắn

2.5.1.1 Thiệt hại do rệp sáp bột hồng gây ra trên sắn của thế giới

Phenacoccus manihoti là một trong những loài gây thiệt hại nghiêm trọng nhất của

sắn trên thế giới Rệp sáp bột hồng sinh sản đơn tính và lây lan rất nhanh Từ hai nước Congo và Zaire bị xâm nhiễm đầu tiên vào năm 1973, rệp sáp bột hồng lây lan sang Senegal-Gambia năm 1976, Nigeria-Benin năm 1979, Sierra Leone, Malawi năm 1985 Đến năm 1986, nó đã xâm nhiễm cây sắn ở 25 nước chiếm 70% diện tích dải trồng sắn ở châu Phi Vào năm 1987 đã ghi nhận rệp sáp bột hồng có mặt ở Tanzania, Mozambique Rệp sáp bột hồng lây lan trên cây sắn ở châu Phi với tốc độ khoảng 300 km/năm Đến năm 1987, nó đã xâm nhiễm cây sắn ở 31/35 nước thuộc dải trồng sắn ở châu Phi

(Neuenschwander và ctv., 1990) Năm 2006, P manihot được phát hiện đầu tiên ở Thái

Lan, sau đó lan rộng ra các vùng trồng sắn của Thái Lan và xâm nhập vào các nước láng giềng và Indonesia

Tại châu Phi, cây sắn là ký chủ tự nhiên duy nhất của rệp sáp bột hồng Rệp sáp bột hồng gây tác hại nặng nề cho cây sắn Nó tấn công điểm sinh trưởng của cây sắn, gây hiện tượng chùn ngọn Ngọn chính bị rệp sáp bột hồng gây hại dẫn đến cây sắn trở nên lùn Bị nhiễm với mật độ cao, đôi khi gây rụng toàn bộ lá của cây sắn.Rệp sáp bột hồng

Trang 24

gây hại, làm giảm năng suất củ sắn ở châu Phi tới 80 – 84% (Neuenschwander và ctv., 1990)

2.5.1.2 Sự xâm nhiễm của rệp sáp bột hồng ở tiểu vùng sông Mekong

Cây sắn là một trong các cây trồng chính của các nước ở tiểu vùng sông Mekong Cây sắn trồng ở tiểu vùng sông Mekong nhằm đáp ứng một phần lương thực cho người,

thức ăn cho gia súc và nguyên liệu cho sản xuất năng lượng sinh học Rệp sáp bột hồng P

manihoti đã xâm nhiễm hai nước ở tiểu vùng sông Mekong Tại Thái Lan, lần đầu tiên rệp

sáp bột hồng được ghi nhận vào cuối năm 2006 Đến tháng 4/2008 diện tích sắn ở Thái Lan bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 48.000 ha và diện tích này tăng lên 166.700 ha vào tháng 5/2010 Tại Campuchia, một số đồng sắn ở các tỉnh biên giới với Thái Lan đã ghi nhận có sự hiện diện của rệp sáp bột hồng Năm 2009, diện tích sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ước khoảng hơn 100 ha và năm 2010 khoảng 137 ha Trên sắn ở Lào, Trung Quốc chưa ghi nhận thấy rệp sáp bột hồng

Nghiên cứu của Thái Lan cho thấy trong điều kiện nhất định, rệp sáp bột hồng có thể chuyển sang sống trên các lộc non của cây cao su Như vậy, tác hại kinh tế do rệp sáp bột hồng gây ra sẽ còn lớn hơn nhiều đối với các nước ở tiểu vùng sông Mekong có trồng cây cao su

2.5.1.3 Tình hình thiệt hại do rệp sáp bột hồng trên sắn tại Việt Nam

Ở Việt Nam, lần đầu tiên phát hiện rệp sáp hồng vào tháng 6/2012 ở Tây Ninh (Chi cục BVTV Tây Ninh), đây là đối tượng mới xuất hiện và đã gây hại nghiêm trọng tại Tây Ninh Theo Vương Quốc Thới (2012), ở Tây Ninh đã phát hiện khoảng hơn 80 ha sắn tại tỉnh bị rệp sáp bột hồng gây hại, sau đó tình hình cây sắn bị loại sâu hại này tấn công nhanh hơn, gây thiệt hại cho người trồng sắn ngày càng nhiều hơn

Tại huyện Châu Thành, Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã phát hiện 8,5 ha nhiễm rệp sáp bột hồng trên cây sắn tại ấp 2 xã Phước Vinh Để phòng trừ sự lây lan của rệp sáp bột hồng, Trạm đã tiến hành điều tra, phân loại những diện tích bị nhiễm và vận động bà con

Trang 25

thu gom tiêu huỷ Tại huyện Tân Biên, địa bàn có diện tích là hơn 8.100 ha sắn Thời gian qua, trên địa bàn huyện xuất hiện tình trạng cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng với diện tích 78,1 ha ở các xã Thạnh Tây, Thạnh Bắc, Hòa Hiệp, Trà Vong, Mỏ Công, Tân Phong

và thị trấn Tân Biên Hiện nay toàn huyện còn khoảng hơn 40 ha cây sắn bị nhiễm, trong

đó xã Thạnh Bắc còn hơn 20 ha, xã Thạnh Tây hơn 10 ha, các xã khác còn rải rác trên một số diện tích cây sắn, cần được theo dõi, xử lý kịp thời

Bảng 2.3 Diện tích (ha) nhiễm rệp sáp hồng tại tỉnh Tây Ninh

Diện tích nhiễm khi thu hoạch (ha) - 17,0

Địa điểm xuất hiện rệp sáp bột hồng

Dương Minh Châu, Tân Châu,Thị xã Tây Ninh

Tân Châu, Châu Thành, Thị xã Tây Ninh, Dương Minh Châu, Tân Biên, và Hòa Thành

(Chi cục BVTV tỉnh Tây Ninh, 2013)

Rệp sáp hồng cũng được ghi nhận xuất hiện ở một số tỉnh miền Đông Nam Bộ:

- Bình Phước: tháng 10/2012, tại huyện Lộc Ninh gần cửa khẩu Hoa Lư trên nguồn hom giống mua từ Campuchia

- Đồng Nai: tháng 01/2013, tại huyện Long Thành trên cây sắn 4 – 5 tháng tuổi

- Bà Rịa – Vũng Tàu: ngày 14/5/2013, trên hom giống tại huyện Xuyên Mộc và Châu Đức; nguồn giống mua từ Tây Ninh và Đồng Nai

Trang 26

Tuy đã được phát hiện và tiêu hủy kịp thời nhưng qua đó cũng cho thấy nguy cơ lây lan rệp sáp hồng từ tỉnh này sang tỉnh khác bằng con đường vận chuyển hom giống là rất cao

2.5.2 Đặt điểm của rệp sáp bột hồng P manihoti

Rệp sáp bột hồng có tập tính tương tự như rệp vừng (Aphidius ervi) Nó có thể sử dụng thị giác và khứu giác để phát hiện một vật chủ, một khi xâm nhập vào vật chủ, nó đi dọc theo bề mặt lá và sử dụng các cơ quan chuyên môn cảm giác để xác định khả năng tồn tại Nó thường hại cây sắn bằng cách gây ra tăng trưởng biến dạng, rụng lá, còi cọc và

có thể chết cây

Hàng năm, quần thể rệp bắt đầu hình thành vào tháng 2 và có chín thế hệ, các thế

hệ lớn nhất là trong mùa khô, số lượng này sẽ giảm dần vào mùa mưa Chu kỳ sống của rệp sáp bột hồng bao gồm trứng và bốn giai đoạn sinh trưởng:giai đoạn thứ nhất là rệp tuổi 1, tiếp theolà rệp tuổi 2, tuổi 3 và giai đoạn thứ tư là con trưởng thành Các giai đoạn

tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 và con trưởng thành của rệp sáp bột hồng P manihotiđều hại sắn

Các giai đoạn sinh trưởng của rệp:

- Trứng: trứng thuôn hình chữ nhật, màu hồng vàng, trong các túi trứng bao phủ kín bằng lông mịn và nằm ở điểm cuối phía sau của trưởng thành cái Kích thước trứng: dài 0,30 – 0,75mm, rộng 0,15 – 0,30mm Rệp sáp bột hồng có thể sinh sản khoảng 500 trứng trong tuổi thọ trung bình là 20 ngày, trứng ủ kéo dài 8 ngày, và rệp thường chết từ 1 – 3 ngày sau khi chúng không còn đẻ trứng nữa Trong điều kiện thuận lợi khoảng 25 –

280C trứng phát triển đến con trưởng thành trung bình từ 31 – 33 ngày

- Rệp non: rệp có dạng hình trứng có màu hồng đậm hơn con trưởng thành, bao phủ bởi một lớp bột màu trắng Râu đầu của rệp non tuổi 1 có 6 đốt, của rệp non các tuổi tiếp theo có 9 đốt

Trang 27

- Rệp trưởng thành: con cái có dạng hình trứng, màu hồng, bao phủ bởi lớp sáp bột màu trắng; mắt hơi lồi, chân rất phát triển và kích thước như nhau Phân chia các phần của cơ thể rất rõ ràng Các đốt của cơ thể mang các sợi tơ sáp trắng rất ngắn ở phần bên

và đuôi ở dạng phồng lên, làm cho cơ thể rệp nhìn như có gai bên (nhìn từ bên ngoài) Râu đầu thường có 9 đốt, đôi khi có 7 hoặc 8 đốt

Hình 2.1 Vòng đời rệp sáp bột hồng (P manihoti)

Rệp sáp bột hồng P manihoti là loài sinh sản đơn tính, phát triển mạnh vào mùa

khô, có thể sống cộng sinh với kiến Trong điều kiện tốt nhất con cái có thể đẻ từ 200 –

600 trứng trong đời trên mặt dưới của lá, xung quanh đỉnh sinh trưởng và bên các chồi non Lá sắn cung cấp môi trường và nguồn thức ăn cho rệp sáp bột hồng, chúng di chuyển

và ăn trên lá từ đó dễ dàng bị gió thổi bay đi, chuyển động trong không khí là điều kiện để phân tán sang nơi khác Rệp sáp bột hồng cũng có thể lây lan qua hom giống, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật, người, công cụ, và phương tiện vận chuyển

Trang 28

Bảng 2.4 Kích thước rệp non các tuổi

Tuổi 4 (trưởng thành mới vũ hoá) 1,10-2,60 0,50-1,40

Rệp sáp bột hồng tồn tại trên tất cả các bộ phận của cây sắn (gốc, thân, lá, điểm sinh trưởng) Khi ăn sắn, rệp sáp bột hồng gây ra biến dạng nghiêm trọng của chồi, vàng

và quăn lá, đốt giảm, còi cọc và làm suy yếu thân cây được sử dụng để nhân giống cây trồng Rệp sáp bột hồng tấn công điểm sinh trưởng của cây sắn, gây hiện tượng chùn ngọn Ngọn chính bị gây hại dẫn đến cây sắn trở nên lùn Bị nhiễm với mật độ cao, cây sắn có thể rụng toàn bộ lá làm giảm năng suất củ tới 80 – 85% Rệp sáp bột hồng có thể phá hủy tối đa 54% rễ và 100% Ngoài sắn, rệp sáp bột hồng còn được phát hiện thấy gây

hại trên cây cao su

Hình 2.2 Sắn bị rệp sáp bột hồng tấn công và triệu chứng gây hại trên sắn

Trang 29

2.5.2.1 Điều kiện phát sinh và phát triển rệp sáp bột hồng P manihoti

Châu Á là khu vực có điều kiện thuận lợi cho rệp sáp bột hồng phát triển mạnh, chủ yếu là trong các khu vực được dự báo là có nguy cơ trở thành ổ dịch như: khu vực trồng sắn ở phía nam Karnataka ở Ấn Độ, đầu phía đông của tỉnh Ninh Thuận, Tây Ninh tại Việt Nam và trong hầu hết Tây Timor ở Indonesia Khu vực miền Bắc Việt Nam và trong toàn bộ tỉnh Quảng Tây ở Trung Quốc và các vùng nhiệt đới ẩm ướt không phù hợp cho rệp sáp bột hồng phát triển

Kết quả nghiên cứu thí nghiệm cho rằng ngưỡng nhiệt độ của rệp sáp bột hồng từ

15 – 350C và nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng và phát triển là 280

C (Schulthess và ctv., 1987)

Lượng mưa là yếu tố quyết định rệp sáp bột hồng P manihoti có phát triển được

hay không, mùa khô là điều kiện thuận lợi cho rệp sáp bột hồng phát triển thành dịch

Lượng mưa được cho là để ngăn chặn rệp sáp bột hồng P manihoti chủ yếu gây tử vong

cơ giới, mà cũng có thể làm giảm các loài côn trùng gây hại khác

Rệp sáp bột hồng có thể phát triển rộng rãi, phù hợp với khí hậu ở Đông Nam Á nhưng có thể bị giới hạn bởi lạnh ở vĩ độ phía Bắc (>200

N) và lượng mưa xung quanh đường xích đạo

2.5.2.2 Thiên địch của rệp sáp bột hồng P manihoti

Rệp sáp bột hồng P manihoti có kẻ thù tự nhiên là ong ký sinh Anagyrus lopezi

Anagyrus lopezicó nguồn gốc từ Trung Mỹ, nó được sử dụng như tác nhân kiểm soát sinh

học rệp sáp bột hồng P manihoti.Anagyrus lopezi có kích thước 1,2 – 1,4 mm, màu đen, con đực nhỏ hơn con cái A lopezi là loài chuyên tính (chỉ ký sinh trên rệp sáp hồng) Một

ong cái có khả năng đẻ từ 50 – 100 trứng trong suốt thời gian sống của nó và đẻ trứng liên tục trong quần thể rệp sáp hồng Khả năng ký sinh: từ 15 – 20 con/ngày, trong điều kiện thường, ong sống được 2 tuần, trong điều kiện lạnh 15o

C ong sống được 1 tháng

Trang 30

Anagyrus lopezi là một loài ong ký sinh được sử dụng để kiểm soát dịch hại rệp

sáp bột hồng ở châu Phi lần đầu tiên tại IITA (Ibadan) trong tháng 11 năm 1981 và một năm sau đó tại Abeokuta và cả ở Tây Nam Nigeria (Neuenschwander và ctv., 1987)

Anagyrus lopezi đã được thiết lập tại 28 khu vực và trong một số trường hợp Anagyrus lopezilây lan qua biên giới giữa các nước Hiện nay, ong ký sinh xuất hiện trên khoảng

650.000 km2 tại 13 quốc gia, trong đó: 420.000 km2 ở Tây Phi, 210.000 km2 ở Trung Phi, bao gồm một loạt các khu vực sinh thái (Sudan Savannah, Guinea Savannah, rừng mưa xích đạo, Tây Nguyên)

Ngoài ra còn có các loài thiên địch ăn mồi như: bọ rùa 6 vệt đen (Menochilus

sexmaculatus), vớikhả năng ăn mồi của trưởng thành đực là 7 – 8 con/ngày, trưởng thành

cái là 6 – 7 con/ngày; bọ rùa đỏ (Micraspis discolor) với khả năng ăn mồi của trưởng

thành đực trung bình khoảng 9 – 10 con/ngày, trưởng thành cái 8 – 9 con/ngày và bọ cánh

gân (Green lacewing) với khả năng ăn mồi trên 50 con/ngày

2.6 Thông tin chung của các hoạt chất làm thí nghiệm

2.6.1 Hoạt chất Dinotefuran

Tên hóa học của hoạt chất: (RS) – 1 – methyl – 2 – nitro – 3 – (tetrahydro – 3 – furylmethyl) guanidine Nhóm hóa học: Neonicotinoid

Công thức hóa học

Sản phẩm thương mại: Oshin 20WP (Mitsui Chemicals Inc)

Thuốc kỹ thuật ở thể rắn, điểm nóng chảy 94,5 – 101,5oC; lượng tan trong nước 54,3 g/L (ở 20oC) Thuốc thuộc nhóm độc III, LD50 qua miệng 2.804 mg/kg, qua da > 2.000 mg/kg Ít độc với cá (LD50 với cá chép > 1g/L trong 96 giờ) Thời gian cách ly là 7

Trang 31

ngày Thuốc trừ sâu vị độc và tiếp xúc, có khả năng nội hấp mạnh Phổ tác dụng rộng, phòng trừ được nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút cho nhiều loại cây trồng, có hiệu quả cao với các loại rầy, rệp

Sử dụng: Oshin 20 WP hiện đang đăng ký phòng trừ rầy nâu hại lúa và nhiều loại sâu hại trên nhiều cây trồng khác (rau, dưa, cam, xoài, chè) Liều lượng sử dụng 0,15 – 0,30 kg/ha, pha với nước nồng độ 0,05% phun ướt đều lên cây

Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với nhiều loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác Không pha chung với thuốc có tính kiềm mạnh như Bordeaux

2.6.2 Hoạt chất Imidacloprid

Tên hóa học của hoạt chất: 1[(6 – chloro – 3 – pyridinyl) methyl] – N – nitro – 2 – imidazolidinimine Nhóm hóa học: Chloronicotinyl

Công thức hóa học

Tên sản phẩm thương mại: Confidor 100SL (Bayer Vietnam Ltd (BVL))

Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, không màu Trọng lượng riêng 1,543 g/cm3 (20oC) Không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như hexane, dichloromethane, propanol, toluene Thuốc thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 450 mg/kg, LD50 qua da > 5.000 mg/kg Ít độc với cá, độc với ong; thời gian cách ly là 14 ngày Tác động tiếp xúc,

vị độc và nội hấp Phổ tác dụng rộng

Sử dụng: phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá và chích hút trên lúa, ngô, khoai tây, rau, bông, mía, chè, cây ăn quả Có hiệu lực cao với các loại rầy, rệp, bọ trĩ Ngoài ra, còn

Trang 32

dùng trừ sâu hại trong đất (mối, sùng trắng), xử lí hạt giống Liều lượng sử dụng 0,3 – 0,4 L/ha, pha nước với nồng độ 0,08 – 0,10%, phun ướt đều trên cây

Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác

2.6.3 Hoạt chất Petroleum spray oil (PSO)

Tên sản phẩm thương mại: SK Ensray 99EC (SK Corporatino-Korea)

PSO là loại dầu khoáng, được sản xuất từ dầu thô, thuộc nhóm dầu bôi trơn trong những sản phẩm của nhà máy lọc dầu.Thành phần chính là hydrocarbon mạch thẳng no có nhánh (Isoparafin) Ngoài ra còn có hydrocarbon mạch vòng no (Naphthene) và hydrocarbon mạch vòng không no (Aromactic) Tác động của PSO với sâu là bịt lỗ thở ngăn cản hô hấp, thay đổi tập quán đẻ trứng, hạn chế trứng nở Phổ tác dụng tương đối rộng Không gây tính chống thuốc An toàn với người và môi trường Thuộc nhóm độc

IV, TGCL 2 ngày Nếu trong dầu có hàm lượng Aromactic cao (> 10%) dễ hại cây

Sử dụng: phòng trừ rệp muội, rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ, rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, ruồi trắng hại cam, chanh, nhện đỏ hại chè, rệp sáp cà phê Pha nước với nồng độ 0,3 – 0,5% Trừ các loại rệp và nhện đỏ pha nước với nồng độ 0,5 – 1,0% Nên phun nhiều nước cho ướt đều lá (đến mức chảy tràn) Không phun khi nhiệt độ không khí > 35%, khi cây đang bị úng nước; không phun khi cây đang ra hoa, không phun nồng độ quá 3%

Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh Không pha chung với các thuốc gốc lưu huỳnh, đồng, thuốc trừ bệnh chlorothalonil Hiện có dạng hỗn hợp với Abamectin

2.6.4 Nấm xanh (Metarhizium anisopliae)

Thành phần: Metarhizium anisopliae (1-3)x109

bào tử/g + chất phụ gia

Công dụng: phòng trừ nhóm sâu ăn lá và nhóm rầy chích hút đặc biệt là rầy nâu hại lúa, rầy đầu vàng, bọ cánh cứng hại rễ cây trồng cạn Côn trùng sẽ bị nhiễm nấm trên cơ

Trang 33

thể, chậm ăn, chết 5 –10 ngày sau khi phun.Thời gian cách ly: 1 – 2 ngày sau khi phun thuốc

Cách dùng: pha 100 g chế phẩm với 16 lít nước + 5cc

chất dính Phun hai bình 16 lít nước cho 1.000 m2

Phun ướt đều cả hai mặt lá, nên phun và lúc chiều mát

Lưu ý: Dùng vải lọc chế phẩm khi pha thuốc để tránh bị nghẹn béc

Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh để trực tiếp dưới ánh nắng và xa tầm tay trẻ em

2.6.5 Hoạt chất Carbosulfan 200 g/L + Cholorfluazuron 50 g/L

Tên hóa học của hoạt chất: Carbosulfan: 2,3 – dichydro – 2,2 – dimethyl – 7 – benzo – furanyl [(dibutylamino) thio] methylcarbamate.Cholorfluazuron: 1 – [3,5 – dichloro – 4 – (3 – chloro – 5 – trifluoromethyl – 2 – pyridyloxy) phenyl] – 3 – (2,6 – difluorobenzoyl) urea Nhóm hóa học: Carbosulfan: Carbamate; Cholorfluazuron: nhóm điều tiết sinh trưởng côn trùng

Công thức hóa học: Carbosulfan

Cholorfluazuron

Tên sản phẩm thương mại: Sulfaron 250EC (Cty TNHH Hóa nông Lúa Vàng)

Carbosulfan: có tỉ trọng 1,056 (20oC), rất ít tan trong nước (0,3 ppm), tan trong nhiều dung môi hữu cơ Nhóm độc II, LD50 qua miệng 209 mg/kg, LD50 qua da > 2.000

Trang 34

mg/kg Độc với cá, thời gian cách ly 14 ngày Tác động vị độc, tiếp xúc, có khả năng nội hấp, phổ tác dụng rông

Cholorfluazuron: điểm nóng chảy 228oC Hầu như không tan trong nước (0,016 ppm), tan ít trong một số dung môi hữu cơ như acetone (52 g/L), chlorofrom (30 g/L), xylene (0,03 g/L), ethanol (0,017 g/L) Tương đối bền vững dưới tác động của nhiệt độ và ánh sáng Nhóm độc IV, LD50 qua miệng > 8.500 mg/kg, LD50 qua da 1.000 mg/kg Rất ít độc với cá và ong, thời gian cách ly 7 ngày Tác động vị độc và tiếp xúc Thuốc có tác dụng chọn lọc, chủ yếu với sâu non bộ cánh vẩy

Sử dụng: thuốc hiện đang đăng ký phòng trừ sâu đục thân, sâu đục bẹ lúa

2.6.6 Hoạt chất Spirotetramat

Tên hóa học của hoạt chất: cis – 3-(2,5-dimethylphenyl) – 8 – methoxy – 2 – oxo – 1-azaspiro [4-5] dec – 3 – en – 4 – yl-ethyl carbonate

Công thức hóa học

Tên sản phẩm thương mại: Movento 150OD (Bayer Vietnam Ltd (BVL))

Tính chất: Thuốc trừ sâu nội hấp, có hiệu quả cao với các sâu chích hút

Sử dụng: Thuốc hiện đăng ký trừ rệp muội hại bắp cải

Trang 35

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ 03/2013 đến 07/2013 tại thị xã Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Tây Ninh có khí hậu nóng ẩm, ôn hòa quanh năm Nhiệt độ trung bình khoảng 27 –

28oC Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Mùa nắng (khô) từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và mùa mưa là từ tháng 5 đến tháng 11 Vào tháng 3, tháng 4

và tháng 5 thì nhiệt độ trung bình vào khoảng 28 – 29oC, lượng mưa vào khoảng 100 –

120 mm/tháng và ẩm độ không khí khoảng 78 – 80% (Bảng 3.1) Đây là điều kiện thuận

lợi cho sâu hại phát triển, đặc biệt đối với rệp sáp bột hồng P manihoti Tháng 6, tháng 7

là giai đoạn vào mùa mưa nên lượng mưa và số ngày mưa tăng lên (Bảng 3.1), vì thế sẽ

làm giảm mật độ rệp sáp bột hồng trên ruộng sắn

Nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617 km, trung bình 0,11 km/km2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông

Vùng đất trồng sắn làm đề tài là khu vực chân núi Bà Đen thuộc huyện Hòa Thành (trước đây) nay thuộc thị xã Tây Ninh là loại đất xám trên nền phù sa cổ Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình (cát pha và thịt nhẹ), địa hình cao và bằng phẳng, có đến 75,45% diện tích có độ dốc 0 – 3%, một số ít gần chân núi có độ dốc 3 – 5%, tầng canh tác dày trên 100cm Đất có độ phì tự nhiên không cao, nhưng lại có độ phì nhiêu thức tế cao nếu biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật Đất xám trên nền phù sa cổ rất thích hợp với hoa màu trồng cạn, cây ăn quả và đặc biệt là ngô, sắn

Trang 36

Bảng 3.1 cho thấy, trong giai đoạn thực hiện đề tài, đặc điểm khí hậu thời tiết trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 tại Tây Ninh là điều kiện thuận lợi để khảo nghiệm hiệu lực của một số hoạt chất thuốc trừ sâu đối với đối tượng rệp sáp bột hồng trên cây sắn

Bảng 3.1 Điều kiện thời tiết ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn thí nghiệm (tháng 03 – 07/2013)

Nhiệt độ (oC)

Lượng mưa (mm)

Số ngày mưa (ngày)

Độ ẩm không khí (%)

Trung bình Tối cao

tuyệt đối

Tối thấp tuyệt đối

(Chi cục BVTV tỉnh Tây Ninh, 2013)

3.2 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Khảo sát biến động quần thể của rệp sáp bột hồng (Phenacoccus

manihoti) trên cây sắn trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2013 tại thị xã Tây

Ninh và huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Nội dung 2: Đánh giá hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột hồng của một số hoạt chất thuốc trừ sâu

3.3 Vật liệu thí nghiệm

Sâu hại: Rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti)

Trang 37

Hình 3.1 Rệp sáp bột hồng trên sắn

(Phenacoccus manihoti)

Loại thuốc trừ sâu sử dụng:

Các hoạt chất thuốc trừ sâu được sử dụng bao gồm: Carbosulfan + Cholorfluazuron (sản phẩm Sulfaron 250EC), Dinotefuran (Oshin 20WP), Spirotetramat (Movento 150OD), Imidacloprid (Confidor

100SL), Petroleum spray oil (SK Enspray 99EC), Metarhizium anisopliae (nấm xanh)

Giống sắn KM98-5, giống có đặc điểm là: thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng xanh, thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch từ 8 đến 10 tháng

Một số vật liệu và dụng cụ nghiên cứu khác bao gồm: máy chụp hình, hộp nhựa, khay nhựa (30cm x 50cm), cọc tre, dao, kéo, dây, bình phun nước cầm tay, bình phun thuốc 16 lít, ống đong 1 lít, 2 lít, thùng pha thuốc, bảng ghi số liệu, thước kẻ, thước dây

3.4 Phương pháp thí nghiệm

3.4.1 Khảo sát biến động quần thể của rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti)

Biến động quần thể của rệp sáp bột hồng được điều tra trên ruộng của nông dân tại thị xã Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh từ tháng 03 đến tháng 07 năm 2013

Số ruộng điều tra: 6 ruộng (3 ruộng tưới và 3 ruộng không tưới), tại mỗi huyện, chọn 3 ruộng sắn ở 3 gian đoạn sinh trưởng khác nhau trên các giống sắn phổ biến tại địa phương Trên mỗi ruộng, chọn 10 điểm cố định, mỗi điểm chọn 3 cây và theo dõi mật số rệp sáp bột hồng còn sống định kỳ 7 ngày/lần

Trang 38

Chỉ tiêu theo dõi: trên mỗi cây tập trung quan sát phần ngọn, đếm tổng số rệp sáp bột hồng còn sống Ngoài ra, tại các ruộng quan sát còn ghi nhận chi tiết các biện pháp canh tác của nông dân Từ kết quả điều tra đánh giá biến động quần thể rệp sáp bột hồng theo thời gian

3.4.2 Thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột hồng của một số hoạt chất thuốc trừ sâu

Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), ba lần lặp lại, tám nghiệm thức (Bảng 3.2) Tổng số ô thí nghiệm: 8 nghiệm thức x 3 lần lập lại = 24 ô

Hướng dốc Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột hồng của một số

hoạt chất thuốc trừ sâu

Diện tích ô thí nghiệm: 7 m x 7 m = 49 m2 Tổng diện tích khu thí nghiệm: 24 ô x

49 m2 = 1.176 m2 Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần lặp lại: 0,5 m; khoảng cách

Trang 39

giữa các lần lập lại (khối): 1,0 m Xung quanh thí nghiệm được cách ly khoảng 1,0 m tính

3.4.3 Thời điểm và phương pháp xử lí thuốc

Thuốc được phun hai lần, cánh nhau 10 ngày Lần phun thứ nhất khi rệp sáp bột hồng xuất hiện ở tuổi 1 – 2 với mật số khoảng 10 con/cây Lượng nước thuốc phun 600 l/ha, phun ướt đều trên toàn bộ cây, nhất là phần ngọn nơi rệp sáp bột hồng tập trung Thời gian phun vào buổi chiều mát khoảng 3 – 4 giờ Trong quá trình phun thuốc, đảm bảo thuốc không bay từ ô này sang ô khác bằng cách sử dụng miếng chắn nhựa ngăn giữa mỗi nghiệm thức khi phun thuốc nếu có gió mạnh

Trang 40

Hình 3.4 Điều tra mật độ rệp sáp bột

hồng

Tính hiệu lực phòng trừ rệp sáp bột hồng

của thuốc theo công thức

Henderson-Tilton ở các thời điểm theo dõi như sau:

H(%)=[1- (T a x C b )/(T b x C a )]x100

Trong đó: H: hiệu lực (%) của thuốc; Ta:

số cá thể sống ở ô xử lý thuốc sau khi

phun; Ca: số cá thể sống ở ô đối chứng sau khi phun; Tb: số cá thể sống ở ô xử lý thuốctrước khi phun và Cb: số cá thể sống ở ô đối chứng trước khi phun

3.4.5 Xử lí số liệu

Số liệu được tính toán tổng hợp bằng chương trình Microsoft Excel và phân tích ANOVA và trắc nghiệm phân hạng bằng phần mềm SAS Số liệu được chuyển đổi theo phương pháp phù hợp trước khi xử lý thống kê

Ngày đăng: 27/02/2019, 09:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w