1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN BỆNH SƢƠNG MAI Pseudoperonospora cubensis VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÕNG TRỪ CỦA THUỐC TRỪ BỆNH SINH HỌC, KÍCH KHÁNG ĐẾN BỆNH TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, BÌNH DƢƠNG

98 103 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Điều tra tình hình sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của bệnh sương mai trên dưa leo vụ mưa 2013 tại khu phố Tân Ba, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN BỆNH SƯƠNG MAI

Pseudoperonospora cubensis VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÕNG

TRỪ CỦA THUỐC TRỪ BỆNH SINH HỌC, KÍCH KHÁNG ĐẾN

BỆNH TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, BÌNH DƯƠNG

Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Niên khóa: 2009 – 2013

Sinh viên thực hiện: LÊ TRUNG HIẾU

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2013

Trang 2

i

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN BỆNH SƯƠNG MAI

(Pseudoperonospora cubensis) VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÕNG

TRỪ CỦA THUỐC TRỪ BỆNH SINH HỌC, KÍCH KHÁNG ĐẾN

BỆNH TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, BÌNH DƯƠNG

Tác giả:

LÊ TRUNG HIẾU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng

Trang 3

ii

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:

Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học, quý Thầy (Cô) trong Khoa Nông học và trong Trường đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo cho chúng em những nền tảng vững chắc cho em hoàng thành tốt khóa luận tốt nghiệp của tôi

Con xin chân thành cảm ơn cô TS Võ Thị Thu Oanh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo con trong quá trình làm đề tài cho đến khi hoàn thành luận văn này

Trân trọng cảm ơn các hộ nông dân ở khu phố Tân Ba, thị trấn Thái Hòa và gia đình anh Nguyễn Thanh Hải đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian điều tra và bố trí thí nghiệm

Con xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đến ba, mẹ người đã sinh thành và nuôi dưỡng, dạy dỗ con cho tới ngày hôm nay, cũng như cảm ơn các anh chị những người thân yêu trong gia đình đã ủng hộ con cả về vật chất lẫn tinh thần

Xin cảm ơn bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong lúc thực hiện đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013

Lê Trung Hiếu

Trang 4

iii

TÓM TẮT

Lê Trung Hiếu, Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm

2013 “ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN CỦA BỆNH SƯƠNG MAI

(Pseudoperonospora cubensiS) VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÕNG TRỪ CỦA

THUỐC TRỪ BỆNH SINH HỌC, KÍCH KHÁNG ĐẾN BỆNH TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG”

Giáo viên hướng dẫn: TS Võ Thị Thu Oanh, KS Nguyễn Ngọc Long

Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2013 – 07/2013 tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Điều tra tình hình sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của bệnh sương mai trên dưa leo vụ mưa 2013 tại khu phố Tân Ba, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Xác định được loại chế phẩm sinh học có hi ệu quả phòng trừ bệnh sương mai trên cây dưa leo để sử du ̣ng trong sản xuất dưa leo t ại xã Thạnh hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Hai giống dưa leo đang được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở vụ mưa 2013 đều bị nhiễm bệnh sương mai Mức đô ̣ nhiễm bê ̣nh của gi ống Én Vàng cao hơn giống Hunter 1.0 Ruộng dưa xuống giống đầu mùa mưa bệnh phát triển chậm và ít hơn so với ruộng xuống muộn hơn, dưa leo được trồng ở ruộng chưa bao giờ trồng loại cây này thì bệnh xuất hiện muộn và thấp hơn so với ruộng trồng luân canh dưa – mướp –

Trang 5

iv

dưa Kết quả đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh sương mai dưa leo ở giữa 2 mô hình cho thấy:

Có sự khác biệt về sinh trưởng và năng suất thực thu giữa RTN và RND, cụ thể

là RTN đạt 22,51 tấn/ha, còn RND chỉ đạt 21,06 tấn/ha, năng suất tăng 6,44% so với RND, RTN mang về lợi nhuận cao hơn so với RND 7.125.000 đồng/ha

Thí nghiệm phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc sinh học, kích kháng góp phần làm cho mức độ nhiễm bệnh thấp hơn so với thí nghiệm phòng trừ ở ruộng nông dân Mặt khác, canh tác theo mô hình thí nghiệm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh hại, giảm rụng trái mùa mưa, kích thích ra hoa đậu quả, góp phần tăng năng suất và lại lợi nhuận cho nông dân

Trang 6

v

MỤC LỤC

Tr ang

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục v

Danh sách các chữ viết tắt ix

Danh sách các bảng x

Danh sách các hình xi

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Giới thiệu tổng quan về cây dưa leo 3

2.2 Nguồn gốc và sự phân bố 3

2.3 Đặc điểm thực vật dưa leo 4

2.3.1 Hệ rễ 4

2.3.2 Thân 5

2.3.3 Lá 5

2.3.4 Hoa 5

2.3.5 Quả 6

2.3.6 Giá trị dinh dưỡng của dưa leo 6

2.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với cây dưa leo 7

2.4.1 Nhiệt độ 7

2.4.2 Ánh sáng 7

2.4.3 Nước 7

2.4.4 Đất đai và chất dinh dưỡng 8

2.5 Một số bệnh hại chính trên cây dưa leo 8

2.5.1 Bệnh sương mai 8

Trang 7

vi

2.5.2 Bệnh thán thư 9

2.5.3 Bệnh chết cây con 9

2.5.4 Bệnh héo dây 10

2.6 Quy trình kỹ thuật canh tác cây dưa leo 10

2.6.1 Kỹ thuật canh tác dưa leo theo hướng sinh học 10

2.6.2 Kỹ thuật canh tác theo tập quán nông dân 11

2.7 Tổng quan về huyện Tân Uyên – Bình Dương 12

2.7.1 Vị trí địa lý 12

2.7.2 Đất đai – khí hậu – sông ngòi 12

2.7.2.1 Đất đai 12

2.7.2.2 Khí hậu 12

2.7.2.3 Sông ngòi 13

2.8 Một số kết quả nghiên cứu về cây dưa leo trong và ngoài nước 13

2.8.1 Kết quả nghiên cứu về cây dưa leo trong nước 13

2.8.2 Kết quả nghiên cứu về cây dưa leo ngoài nước 14

2.9 Những nghiên cứu về bệnh sương mai hại cây dưa leo 15

2.9.1 Những nghiên cứu trong nước 15

2.9.2 Những nghiên cứu ngoài nước 16

2.10 Đặc tính các loại thuốc được sử dụng trong quy trình thí nghiệm 18

2.10.1 HTD – 04 18

2.10.2 HTD – 01 19

2.10.3 Stop 5DD 19

2.10.4 NLU-Tri 20

2.10.5 HTG 21

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm 22

3.1.1 Địa điểm 22

3.1.2 Thời gian thực hiện đề tài 22

3.2 Vật liệu nghiên cứu 22

3.3 Nội dung nghiên cứu 23

3.4 Điều kiện khí hậu thời tiết 23

Trang 8

vii

3.5 Phương pháp nghiên cứu 233.5.1 Điều tra tình hình sản xuất dưa leo tại khu phố Tân Ba, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 233.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sương mai dưa leo ở vụ mưa 2013 tại khu phố Tân Ba, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 243.5.3 Đánh giá ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học, kích kháng bệnh sương mai hại dưa leo vụ mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 263.6 Phương pháp xử lý số liệu 29

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 Tình hình sản xuất và ảnh hưởng của các yếu tố canh tác đến sự phát sinh phát triển của bệnh sương dưa leo ở vụ mưa 2013 tại thị trấn Thái Hòa , Huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 304.1.1 Hiện trạng sản xuất dưa leo tại thị trấn Thái Hòa, Huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 304.1.2 Các yếu tốảnh hưởng đến bệnh sương mai dưa leo ở vụ mưa 2013 tại khu phố Tân Ba, thị trấn Thái Hòa, Huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 354.1.2.1 Ảnh hưởng của các giống đến mức độ nhiễm bệnh sương mai dưa leo ở vụ mưa 2013 tại thị trấn Thái Hòa, Huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 354.1.2.2 Ảnh hưởng của thời gian trồng đến mức độ nhiễm bệnh sương mai trên cây dưa leo vụ mưa 2013 tại thị trấn Thái Hòa, Huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 364.1.2.3 Ảnh hưởng của cơ cấu trồng đến mức độ nhiễm bệnh sương mai dưa leo vụ mưa 2013 tại thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 374.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc sinh học và kích kháng đến mức độ nhiễm bệnh sương mai trên cây dưa leo vụ mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 374.2.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến tỷ lệ bệnh sương mai trên cây dưa leo vụ mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 384.2.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến chỉ số bệnh sương mai trên cây dưa leo vụ mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 394.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến sinh trưởng của cây dưa leo vụ mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 41

Trang 9

viii

4.4 Năng suất thực thu trên ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân 42

4.5 Lượng toán hiệu quả kinh tế cho cây dưa leo trồng theo quy trình thí nghiệm và theo tập quán nông dân 43

Chương 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45

5.1 Kết luận 45

5.2 Đề nghị 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

PHỤ LỤC 49

Trang 11

đến tháng 07 năm 2013 23

Bảng 3.3 Những tác động kỹ thuật chính giữa ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân 27 Bảng 4.1 Tình hình sản xuất dưa leo tại khu phố Tân Ba, thị Trấn Thái Hòa, huyện

Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 30

Bảng 4.2 Kỹ thuật canh tác dưa leo của nông dân tại khu phố Tân Ba, thị Trấn Thái

Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 32

Bảng 4.3 Một số bệnh hại chính trên dưa leo 33 Bảng 4.4 Mức độ nhiễm bệnh sương mai của các giống dưa leo đươ ̣c trồng phổ biến

tại địa phương 35

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của thời gian trồng đến mức độ nhiễm bệnh sương mai trên cây

dưa leo vụ mưa 2013 tại thị trấn Thái Hòa , huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 36

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của cơ cấu trồng đến mức độ nhiễm bệnhsương mai trên cây dưa

leo vụ mưa 2013 tại thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 37

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến tỷ lệ bệnh (%) sương mai trên

cây dưa leo vụ mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 38

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến CSB (%) sương mai trên cây

dưa leo vụ mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 39

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến sinh trưởng của cây dưa leo vụ

mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 41

Bảng 4.10 Năng suất thực thu trên ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân 42 Bảng 4.11: Lượngtoánhiê ̣u quả kinh tế của ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân 44

Trang 12

xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 3.1 Phân cấp lá dưa leo bị bê ̣nh 25

Hình 4.2 Ruộng nông dân 15 NSG 40

Hình 4.1 Ruộng thí nghiệm 15 NSG 40

Hình 4.3 Ruộng thí nghiệm 30 NSG 40

Hình 4.4 Ruộng nông dân 30 NSG 40

Hình 4.6 Ruộng nông dân 55 NSG 40

Hình 4.5 Ruộng thí nghiệm 55 NSG 40

Hình 4.7 Hình dạng trái dưa leo ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân 43

Trang 13

1

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Dưa leo (Cucumis sativus L) là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, là loại

cây truyền thống , được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm thông dụng của nhiều nước Những nước dẫn đầu về diện tích và sản lượng trên thế giới: Trung Quốc, Liên Xô, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan,Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập, và Tây Ban Nha Theo FAO (1993), diện tích trồng dưa leo trên thế giới hiện nay là: 1.178.000 ha, năng suất đạt 15,56 tấn/ha Ở nước ta những năm gần đây dưa leo đã trở thành cây rau quan trọng trong sản xuất nông nghiệp

Trước đây, dưa leo được dùng như một loại quả tươi dùng để giải khát là chủ yếu Khi thị trường trong nước và thế giới mở rộng, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú thì việc đa dạng hoá cách sử dụng là tất yếu Ngày nay, dưa leo được

sử dụng trong bữa ăn thường nhật hàng ngày dưới dạng quả tươi, xào, trộn salat, cắt lát, muối chua đóng hộp (Theo Tạ Thu Cúc, 2005)

Tuy nhiên hiện nay việc trồng và sản xuất dưa leo cung như một số loại rau khác gặp phải một số khó khăn đặc biệt là vấn đề về sâu bệnh hại làm thiệt hại đến năng suất và phẩm chất đáng kể Trong đó, bệnh gây hại nghiêm trọng đến năng suất cũng như phẩm chất của dưa leo là bệnh sương mai, đã gây không ít khó khăn cho người nông dân trong công tác phòng và trừ một cách có hiệu quả

Với tình hình sản xuất nông nghiê ̣p nói chung và cây dưa leo nói riêng ở những vùng sản xuất rau chuyên canh ở tỉnh Bình Dương vẫn còn trồng rau theo tâ ̣p quán canh tác cũ Viê ̣c quá la ̣m du ̣ng thuốc trừ sâu, trừ bê ̣nh như sử du ̣ng phối hợp nhiều loa ̣i thuốc hóa học khác nhau cho một lần phun, phun liên tu ̣c nhiều lần và với nồng đô ̣ cao hơn rất nhiều so với khuyến cáo Do mô ̣t số loại rau có thời gian thu hoạch sát nhau như bầu ,

bí, đă ̣c biê ̣t đối với cây dưa leo (viê ̣c thu hoa ̣ch diễn ra liên tu ̣c 1 ngày/lần thu) nên viê ̣c sử du ̣ng thuốc hóa ho ̣c sẽ không đảm bảo thời gian cách ly dẫn đến tồn dư thuốc bảo vê ̣

Trang 14

2 thực vâ ̣t trên rau quả vượt mức cho phép nhiều lần , làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng

Vì vậy , vấn đề sản xuất rau , củ, quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang thực sự cấp bách và được đă ̣t lên hàng đầu Do đó , viê ̣c sử du ̣ng các thuốc và chế phẩm có nguồn gốc sinh ho ̣c để ha ̣n chế hoă ̣c thay thế sử du ̣ng các loa ̣i thuốc hóa học đang được ưu tiên khuyến khích sử dụng

Xuất phát từ tình hình trên và được sự đồng ý của Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật – Trường DH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh chúng tôi thực hiện đề tài: “ Ảnh hưởng của phân bón, t-+

huốc trừ bệnh sinh hoc, kích kháng đến bệnh sương mai dưa leo tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương’’ nhằm góp phần đảm bảo tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt hiệu quả tối ưu phòng trừ dịch hại

1.2 Mục tiêu đề tài

Nhằm nắm được tình hình diễn biến của bệnh sương mai trong vụ mưa năm

2013 tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Xác định được hiệu lực phòng trừ của thuốc trừ bệnh sinh học, kích kháng đối với bệnh sương mai dưa leo theo hướng an toàn và bảo vệ môi trường

1.3 Yêu cầu

Theo dõi diễn biến bệnh sương mai trên dưa leo trên ruộng nông dân

Theo dõi diễn biến bệnh sương mai dưa leo trên ruộng thí nghiệm trên cơ sở áp dụng quy trình phòng trừ bệnh bằng biện pháp sinh học

Trang 15

3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu tổng quan về cây dưa leo

Cây dưa leo thuộc họ bầu bí: Cucurbitaceae

Tên khoa học: Cucumis sativus L

Tên tiếng Anh: Cucumber

Số lượng nhiễm sắc thể: 14

Dưa leo là loại rau thương mại quan trọng, là cây rau truyền thống, nó được trồng lâu đời trên thế giới Những thập kỷ 20, dưa leo là cây rau chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau trên thế giới Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Liên xô, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha Dưa leo được trồng từ châu Á, châu Phi đến 630c vĩ Bắc

Trước đây dưa leo được dùng như một loại quả tươi để giải khát là chủ yếu Ngày nay, dưa leo được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn thường nhật dưới dạng quả tươi, sào, trộn salat, cắt lát, muối chua…(Theo Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)

Dưa leo là loại rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao Trái có hàm lượng dinh dưỡng như vitamin các loại, khoáng chất cao nên rất được ưa chuộng

ở các nước có nền kinh tế phát triển (Theo Trần Khắc Thi, 1999)

2.2 Nguồn gốc và sự phân bố

Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000) dưa leo là loại rau truyền thống, nhiều tài liệu cho biết dưa leo có nguồn gốc ở miền Tây Ấn Độ Cũng có ý kiến cho rằng dưa leo có nguồn gốc ở Nam Á và được trồng trọt khoảng 3000 năm nay Dưa leo được đưa đến một số vùng phía Tây châu Á, Bắc Phi và Nam Âu Dưa leo được giới thiệu ở Trung Quốc rất sớm có thể 100 năm hoặc hơn trước công nguyên

Trong giai đoạn Roma, dưa leo có giá trị và phát triển phương pháp trồng dưới mái che Charlemagne đã trồng dưa leo và thế kỷ 13 dưa leo được đưa đến nước Anh Columbus đã gieo và trồng những cây dưa leo ở Haiti trong chuyến du lịch đường biển

Trang 16

4 lần thứ 2 của ông Người Tây Ban Nha đã phát hiện ra cây dưa leo của địa phương trong thời gian bọn thực dân thống trị lâu dài ở thế kỷ 16

Vì khí hậu ở nước Anh rất khắc nghiệt (xứ sở sương mù) và sự mẫn cảm của dưa leo với nhiệt độ, người Anh đã sáng tạo ra phương pháp trồng dưa leo không hạt trong nhà kính

Ở Trung Đông phổ biến là dạng quả mềm và nhẵn Người Liên Xô thích dạng quả ngắn, mập, sù sì và màu nâu Người Pháp thích dạng quả mập và hình dạng không theo quy luật nào

Dưa leo thuộc chi Cucumis, loài C sativus L Đã có nhiều tác giả tiến hành phân loại dưa leo, trong đó Teachenko (1967) đã phân loại Cucumis sativus L thành 3

thứ: dưa leo thường, dưa leo lưỡng tính và dưa leo hoang dại

Theo Raymond A.T George (1989) dưa leo có nhiều dạng hình, hình dạng và kích cỡ quả phong phú Loài trồng trọt có thể chia thành 4 nhóm chính:

- Dưa leo sản xuất ngoài đồng với đặc điểm nổi bật là gai trắng hoặc đen

- Dưa leo trồng trong nhà kính hoặc như giống dưa leo Anh Những dạng hình này quả dài, không có gai, có thể sản xuất quả đơn tính

- Giống Sik Kim nguồn gốc ở Ấn Độ, quả có màu hơi đỏ hoặc vàng da cam

- Dưa leo có thể dùng dầm dấm, muối chua

- Dưa leo còn được phân loại theo cách sử dụng: Cắt lát hoặc muối chua (ăn tươi hoặc chế biến) Theo Mark J Basett (1986) thì dưa leo dùng để muối chua tỷ lệ chiều dài/đường kính (L/D) phải nhỏ hơn dưa leo dùng để thái lát L/D của dưa leo muối chua từ 2,8 – 3,2 Tỷ lệ này thay đổi theo mật độ trồng Dưa leo dùng để muối chua phải thẳng tròn, hình khối

2.3 Đặc điểm thực vật dƣa leo

2.3.1 Hệ rễ

Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000) hệ rễ của cây dưa leo có thể ăn sâu dưới tầng đất 1 m, rễ nhánh và rễ phụ phát triển tùy theo điều kiện đất đai Hệ rễ phân bố ở tầng đất 0 – 3 cm, nhưng hầu hết rễ tập trung ở tầng đất 15 – 20 cm Sau mọc 5 – 6 ngày rễ phụ phát triển, thời kỳ cây con sinh trưởng phát triển yếu Khả năng sinh trưởng mạnh hay yếu phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm đất và thời gian bảo quản hạt giống

Trang 17

5 Thời kỳ cây con khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi kém, nếu cây bị hạn hoặc úng, nồng độ chất dinh dưỡng cao, hệ rễ sẽ bị khô đen và bị thối Rễ phát triển kém sẽ ảnh hưởng đến bộ phận trên mặt đất, thân bé nhỏ sinh trưởng kém

2.3.2 Thân

Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000) thân cây dưa leo thuộc loại dây bò, thân mảnh, nhỏ, chiều cao thân phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc

Căn cứ vào chiều cao cây có thể chia thành 3 nhóm:

- Loại lùn: Chiều cao cây từ 0,6 – 1 m

- Loại trung bình: Chiều cao cây > 1 – 1,5 m

- Loại cao: Chiều cao cây > 1,5 đến 2 – 3 m, có loại tới 4 – 5 m

Trên thân có cạnh và có lông cứng và ngắn, đường kính thân là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình sinh trưởng của cây, đường kính thân quá nhỏ hoặc quá lớn đều không có lợi Đối với những giống muộn đường kính đạt gần 1 cm là cây sinh trưởng tốt

Trên thân chính có khả năng phân cành cấp 1 và cành cấp 2, quả ra chủ yếu trên thân chính Trong kỹ thuật tỉa cành lưu giữ thân chính và giữ 1 – 2 cành cấp 1, tùy theo điều kiện cụ thể

2.3.3 Lá

Theo Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Anh Cường (2007) lá dưa leo là lá đơn, to,

có dạng hơi tam giác, có cuống dài, mặt lá có lông gai nhám, rìa lá có răng cưa

Lá thật có 5 cánh, chia thùy, dạng chân vịt hay dạng tròn, mọc đơn có lông cứng, màu xanh xám hay xanh sẫm (Trích bởi Ngô Thị Năm, 2011)

2.3.4 Hoa

Theo Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Anh Cường (2007) hoa dưa leo chủ yếu là hoa đơn tính, có hoa đực và hoa cái riêng, ngoài ra cũng có hoa lưỡng tính Hoa màu vàng, bầu noãn hoa cái khá phát triển, thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng Hoa trổ tương đối sớm, thường bắt đầu từ nách lá thứ 4 – 5 trên thân chính, sau ra liên tục trên thân chính và các nhánh Sự biến động về giới tính của cây dưa leo rất rộng Trong các điều kiện không thuận lợi về khí hậu và dinh dưỡng cây dưa leo thường cho nhiều hoa đực

Trang 18

6 hơn hoa cái Hiện nay người ta sử dụng chất kích thích sinh trưởng để làm thay đổi giới tính của cây

2.3.5 Quả

Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000) quả dưa leo thường thon dài, quả có 3 múi, hạt đính vào giá noãn Hình dạng, độ dài, khối lượng, màu sắc của quả sai khác rất lớn, sự sai khác đó phụ thuộc chủ yếu vào giống

Màu sắc của quả hầu hết phụ thuộc vào giống dưa leo: Màu xanh, màu vàng, khi chín vỏ quả thường nhẵn hoặc có gai

Trong sản xuất dưa leo thường xuất hiện những quả dị hình, quả không phát triển cân đối, đó là sự biến đổi quá mạnh trong thời kỳ phôi thai Sự thay đổi không bình thường trong thời kỳ hình thành hạt sẽ sản sinh ra quả dị hình

Đường kính quả là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng và giá trị sử dụng Theo R L Lower và M D Edwards (1986), năng suất dưa leo đóng hộp được đánh giá qua 2 chỉ tiêu khối lượng và đường kính quả

2.3.6 Giá trị dinh dƣỡng của dƣa leo

Dinh dƣỡng

Dưa leo là nguồn vitamin và khoáng chất quan trọng trong bữa ăn hàng ngày

của con người, có giá trị dinh dưỡng được ghi nhận qua bảng 2.1

Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng có trong 100gr ăn được của quả dưa leo

Trang 19

ăn dưa chuột non cắt miếng trộn mật ong Vỏ dưa chuột sắc uống có thể chữa bệnh vàng da Ðầu quả dưa chuột có thành phần chất đắng, các vitamin: A, B, C, D, caroten

C có tác dụng kháng khối u, hơi độc Vỏ và hạt dưa chuột đều có thể dùng làm thuốc (Trích tapchimonngon.com)

2.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với cây dưa leo

2.4.1 Nhiệt độ

Theo Trần Khắc Thi (1993) dưa leo thuộc nhóm cây ưa nhiệt, hạt có thể nảy mầm ở 12 – 130C Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây dưa leo là

25 – 300c Nhiệt độ cao hơn sẽ làm cho cây ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ

35 – 400c cây sẽ chết Ở nhiệt độ 150c cây sẽ phát sinh trạng thái mất cân bằng giữa quá trình đồng hóa và dị hóa

2.4.2 Ánh sáng

Dưa leo là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, thời gian chiếu sáng 10 – 12 giờ/ngày, hoa cái ra sớm, ở vị trí thấp Phản ứng của dưa leo còn phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ cao (> 300c) sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, hoa cái xuất hiện muộn Ánh sáng thiếu và cây sinh trưởng phát triển kém, ra hoa cái muộn, màu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ bị rụng Năng suất quả thấp, chất lượng giảm, hương vị kém (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)

2.4.3 Nước

Không thể xem nhẹ việc tưới nước cho cây vì hàm lượng nước trong thân lá chiếm tới 93,1%, hàm lượng nước trong quả còn cao hơn ở thân lá với 96,8% Đất khô hạn, hạt mọc chậm, thân lá sinh trưởng kém Đặc biệt thiếu nước nghiệm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả đắng, cây bị nhiễm bệnh virus

Trang 20

8 Nhu cầu lượng nước khi hạt nẩy mầm bằng 50% trọng lượng hạt Thời kỳ thân lá sinh trưởng mạnh đến ra hoa cái đầu cần độ ẩm đất 70 – 80%, thời kỳ ra hoa quả rộ

và quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao > 80 – 90% (Tạ Thu Cúc và ctc, 2000)

2.4.4 Đất đai và chất dinh dưỡng

Cây dưa leo ưa thích đất đai màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp, độ pH từ 5,6 – 6,8 và tốt nhất từ 6 – 6,5 Dưa leo gieo trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha thường cho năng suất cao, chất lượng tốt Đất trồng các cây họ bầu bí phải luân canh triệt để, tốt nhất nên luân canh với cây trồng nước (cây lúa nước)

Cây dưa leo yêu cầu độ phì trong đất rất cao Dinh dưỡng khoáng không đủ ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và phát triển của cây Ở thời kỳ đầu sinh trưởng cây cần đạm và lân, cuối thời kỳ sinh trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm bón đạm

sẽ làm tăng thu hoạch một cách rơ rệt

Trong 3 yếu tố NPK, dưa leo sử dụng kali nhiều nhất, tiếp là đạm và ít nhất là lân (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)

Phạm Hữu Nguyên (2008) thì sự hấp thu dinh dưỡng của dưa leo được thể hiện qua bảng 2.2

Bảng 2.2 Sự hấp thu dinh dưỡng của dưa leo

2.5 Một số bệnh hại chính trên cây dưa leo

Bệnh hại có rất nhiều bệnh nhưng chủ yếu là một số bệnh chính sau đây và đặc biệt là bệnh sương mai, nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu quy trình phòng trừ

bệnh sương mai trên dưa leo do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra

2.5.1 Bệnh sương mai

Tác nhân:

Do nấm Pseudoperonospora cubensis

Trang 21

Triệu chứng và tác hại: Bệnh hại chủ yếu trên lá, ngoài ra còn có trên thân và

quả Trên lá, vết bệnh lúc đầu là những đốm hình tròn, màu vàng nhạt, sau lớn lên có màu nâu và những vòng tròn đồng tâm màu nâu sẫm, vết bệnh khô đi và rách vỡ Trên thân bệnh tạo thành những vết màu nâu lớn, hơi lõm, về sau khô đi, có màu xám trắng Trên quả vết bệnh tròn, màu nâu vàng nhạt, lõm vào vỏ, về sau chuyển màu nâu đen, giữa vết bệnh nứt ra và sinh lớp phấn màu hồng (các phân sinh bào tử) Bệnh nặng liên

kết thành mảng lớn làm quả thối, nhũng nước

Nấm gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển bệnh:

Nấm chỉ sinh ra các phân sinh bào tử hình cầu, hơi dài, đơn bào, không màu,

đính trên các cành bào tử màu nâu tối

Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển 30 – 340c, chết ở 450c trong 10 phút

Trong các bộ phận bị hại, nấm hình thành các phân sinh bào tử, tồn tại trong tàn

dư cây bệnh và hạt giống chuyển sang năm sau để gây bệnh

Giai đoạn nhiễm bệnh: Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nắng

nóng, mưa nhiều, từ khi cây dưa bắt đầu ra hoa đến thu hoạch

Biện pháp phòng trừ:

Thu gom tàn dư cây trồng

Ruộng bị hại nặng luân canh với cây trồng khác 1 năm

Không dùng hạt ở quả bị bệnh để làm giống (Phạm Văn Biên – Bùi Cách Tuyến

Trang 22

10

Triệu chứng và tác hại: Cổ rễ cây con chỗ gần mặt đất bị thối nhũn, tóp lại,

màu nâu, cây ngã gục trong khi lá non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo

Nấm gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển bệnh:

Nấm không sinh bào tử mà hình thành các hạch nấm Hạch nấm màu nâu hơi dẹt, thô, kích thước khoảng 0,5 – 1,0 mm

Nấm phát triển trong điều kiên nhiệt độ 15 – 370c, thích hợp nhất khoảng 25 –

300c, pH từ 3,5 – 9,0, thích hợp nhất là 5,5 – 6,0

Nấm tồn tại trong tàn dư thực vật và trong đất dưới dạng sợi nấm và hạch nấm Hạch nấm có thể sống trong nước hàng năm, gặp điều kiện thích hợp mọc ra các sợi nấm xâm nhập vào gốc cây bị bệnh

Giai đoạn nhiễm bệnh: Bệnh chỉ phát sinh phá hại từ khi cây mới mọc đến có

Tác nhân: Do một trong các loài nấm Rhizoctonia, Fusarium, Pythium

Triệu chứng: Rễ và cổ rễ bị thối, điểm bị thối thắt lại, tất cả các lá trên cây

biến màu vàng, cây héo và bị chết

Giai đoạn nhiễm bệnh: Bệnh xuất hiện từ khi cây có 3 – 4 lá thật đến thu

hoạch Bệnh hại nặng trong mùa mưa Đất bị úng nước, đặc biệt khi có mưa to gió lớn gây xây xát vùng rễ, bệnh nặng có thể gây héo rũ chết hàng loạt (Trích bởi Nguyễn Anh Rin, 2009)

2.6 Quy trình kỹ thuật canh tác cây dưa leo

2.6.1 Kỹ thuật canh tác dưa leo theo hướng sinh học

Giống: Hạt giống trước khi gieo ngâm trong dung dịch chế phẩm Wehg 0,1% trong 2h

Trang 23

11 + Lượng phân sử dụng: 9 kg N + 6 kg P2O5 + 7 kg K2O

+ Phân chuồng trộn với chế phẩm BIMA (Trichoderma spp): 6 kg/2000 kg

+ Komix USM lân hữu cơ vi sinh: 300 kg

+ Phun chế phẩm sinh học Wehg: 3 lần vào các giai đoạn 15 NSM, 30 và 45 NSM với liều lượng 40 lít dung dịch thuốc đã pha ( tỉ lệ 1 : 200) cho 1000 m2

Phòng trừ bệnh sương mai:

+ Dùng chế phẩm NLU-Tri (T.41) 109 cfu/g với liều lượng 1,2 kg/1000 m2

tưới gốc ở giai đoạn dưa leo được 7 NSM và 14 NSM

+ Thuốc kích kháng: Phun Olicide 9DD và Exin 4,5HP, 3 lần, 10, 20 và 30 NSM

+ Sử dụng các thuốc Som 5SL, Actinovate 1SP, phun khi bệnh mới xuất hiện (3

- 5%), mỗi lần phun cách nhau 7 ngày

+ Phun Diboxylin 8SL,Senly 2.1SL vào lúc 55 NSM

Thuốc trừ sâu: Luân phiên Biocin, Success, Vertimec, Confidor, V-BT,

Rotecide (Trích theo Võ Thị Thu Oanh, 2011)

2.6.2 Kỹ thuật canh tác theo tập quán nông dân

Làm đất: Bón vôi bột 50 kg, 3,0 kg Basudin 10H

Phân bón/1000 m2

: + Lượng phân sử dụng: 13 kg N + 9 kg P2O5 + 15 kg K2O

 Lần 3: Carban 50 SC + Score 250EC

 Lần 4: Ridomil MZ + Bavistin 50FL + Carban 50SC

 Lần 5: Daconil 500SC + Zintracol 70WP + Carban 50SC

 Lần 6: Bavistin 50FL + Carban 50SC + Daconil 500SC

 Lần 7: Bavistin 50FL + Ridomil MZ + Zintracol 70WP

 Lần 8: Score 250EC + Daconil 500SC + Score 250EC

Trang 24

12 Thuốc trừ sâu: Phun định kỳ 7 ngày/lần Padan 95 WP, Sherpa 25EC, SecSaigon, Marshal (Trích theo Võ Thị Thu Oanh, 2011)

2.7 Tổng quan về huyện Tân Uyên – Bình Dương

2.7.1 Vị trí địa lý

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối Nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10 m đến 15m so với mặt biển Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10o – 50’ – 27’’ đến 11o – 24’ – 32’’ vĩ độ bắc và từ 106o

– 20’ đến 106o25’ kinh độ đông

2.7.2 Đất đai – khí hậu – sông ngòi

2.7.2.1 Đất đai

Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại:

Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13 Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn

trái chịu được hạn như mít, điều

Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía Bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An; đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối Đất này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng, loại đất này sau

khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v

2.7.2.2 Khí hậu

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: Nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 260c – 270c Nhiệt độ cao nhất

Trang 25

13 2.000 mm Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến 2.113,3 mm

2.7.2.3 Sông ngòi

Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: Mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác

Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương

ở Tân Uyên Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân (Trích theo nguồn www.binhduong.ogv.vn)

2.8 Một số kết quả nghiên cứu về cây dưa leo trong và ngoài nước

2.8.1 Kết quả nghiên cứu về cây dưa leo trong nước

Tại Việt Nam, từ năm 1976 đến nay, viện cây lương thực và thực phẩm đã tạo

ra các dòng dưa chuột F1 mang gen chống chịu bệnh sương mai, phấn trắng

Năm 1991, viện nghiên cứu rau Trung ương đã khảo nghiệm và chọn lọc một số giống dưa leo từ tập đoàn dưa của Hungari, Việt Nam, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp

Từ năm 2003 – 2004, Viện cây lương thực và thực phẩm đã thực hiện đề tài

“Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất cà chua lai số 1, C95, dưa chuột lai Sao xanh, PC1 phục vụ cho chế biến xuất khẩu’’ (Trích bởi Ngô Thị Năm, 2011)

Kim Quy Cách, 2005 tiến hành khảo nghiệm một số giống dưa leo tại ấp Đình,

xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM cho biết, đối với các tổ hợp lai của công ty hạt giống Trung Nông: Tổ hợp lai 12 (22,4 tấn/ha), tổ hợp lai 14 cho năng suất 25,36 tấn/ha, tổ hợp lai 15 (27,23 tấn/ha), tổ hợp lai 17 (29,02 tấn/ha), tổ hợp lai 18 (22,92 tấn/ha), tổ hợp lai 19 (31,77 tấn/ha),…Đối với giống hai mũi tên đỏ 124 của công ty giống Đông Tây cho năng suất 30,52 tấn /ha Tuy nhiên, các giống này đều bị nhiễm bệnh sương mai rất nặng (trích bởi Nguyễn Mạnh Thái, 2004)

Phần lớn các giống trồng ở Việt Nam là giống địa phương, các giống này được phân thành hai nhóm theo quy cách sử dụng thông qua kích thước quả (Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi, 1996)

Trang 26

14 + Nhóm quả ngắn (đại diện là giống Tam Dương, Vĩnh Phú): Quả có chiều dài khoảng 10 cm, đường kính 1,5 – 3 cm Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn (65 –

80 ngày tùy theo vụ trồng) năng suất khoảng 15 – 20 tấn/ha Dạng này rất thích hợp cho đóng hộp ngâm dấm (Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi, 1996)

+ Nhóm quả trung bình: Đại diện là giống Yến Mỹ, Thủy Nguyên, Yên Phong, Quế Võ, quả có chiều dài từ 15 – 20 cm, đường kính từ 3,5 – 4,5 cm, thời gian sinh trưởng 75 – 80 ngày, năng suất 22 – 25 tấn/ha, các giống này thích hợp cho ăn tươi hoặc chẻ nhỏ đóng lọ thủy tinh (Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi, 1996)

+ Nhóm quả dài: Có hai dạng quả: quả ngắn do các công ty của Nhật đưa sang trồng để muối mặn, kích thước 30 – 40 x 4 – 6 cm, trọng lượng quả đạt 200 – 400 gam Dạng thứ hai quả nhẵn, do Đài Loan cung cấp, kích thước nhỏ hơn (25 – 30 x 4 –

5 cm, dùng để ăn tươi (Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi, 1996)

2.8.2 Kết quả nghiên cứu về cây dưa leo ngoài nước

Trên thế giới từ những năm 60 của thế kỷ XX, Viện nông nghiệp Jimiriazep ở Nga đã thu thập và nghiên cứu khoảng 8.000 giống dưa chuột

Năm 1997, các nghiên cứu ở Mỹ về kiểm tra tính chống chịu bệnh sương mai của dưa chuột ở Bắc Caralina Tỷ lệ bệnh thay đổi từ 1,3 đến 9,0 trên thang điểm từ 0 – 9, có 9 giống có tính chống chịu cao (Trích bởi Ngô Thị Năm, 2011)

Arakaki và ctv, 1994 đã thử nghiệm 21 giống dưa leo dùng cho mục đích làm dưa đã chọn ra được 8 giống cho năng suất cao như: Sweet Sliec, Blirz, Burpeeana II, VDG – 6054, Raider, Slicenice, Trilemench, Maximore

Kết quả khảo nghiệm 7 giống dưa leo do LinMingBao thực hiện đã chọn ra được giống cho năng suất cao là giống Luch En 26 (55,45 tấn/ha) và có khả năng kháng bệnh phấn trắng và bệnh khảm Theo Brain và ctv, 1994 thử nghiệm giống dưa leo không chỉ thực hiện ở điều kiện ngoài đồng mà còn thực hiện trong điều kiện nhà kính, cũng mang lại kết quả tốt Kết quả thí nghiệm 4 giống dưa leo trong điều kiện nhà kính do Brain và Haskins thực hiện năm 1994, cho thấy 4 giống dưa leo không có

sự khác biệt về năng suất nhưng kích thước trái của giống Jessica, Exacta nhỏ hơn hai giống Dugan và Corona Zandstra (1997) cũng đã tìm ra hai giống dưa leo có năng suất cao nhất là FMX 5020 (23,3 tấn/ha) và Continental (23,7 tấn/ha) (Trích dẫn bởi Nguyễn Mạnh Thái, 2004)

Trang 27

15

2.9 Những nghiên cứu về bệnh sương mai hại cây dưa leo

2.9.1 Những nghiên cứu trong nước

Nguồn gốc

Bệnh sương mai dưa leo do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra và được

phát hiện lần đầu tiên ở Cuba vào 1868 Sau đó phát hiện thấy ở Bắc Mỹ và đến nay phổ biến hầu hết khắp các nước trên thế giới

tử phân sinh của nấm bệnh

Khi bệnh nặng các vết bệnh liên kết với nhau tạo thành vết lớn gây rách nứt các

mô tế bào bị chết, lá biến dạng, cây phát triển yếu và chết (Vũ Triệu Mân, 2007)

Nguyên nhân

Nấm gây bệnh Pseudoperonospora cubensis (Berkley et Curtis) Rostovtzev

thuộc bộ Peronosporales, lớp Nấm Tảo Sợi nấm hình ống, đơn bào, phân nhánh nằm len lõi giữa các tế bào hình thành vòi hút để hút chất dinh dưỡng và tạo các cành bào

tử phân sinh chui qua lỗ khí ra ngoài Cành bào tử phân sinh hình cây, phân nhánh kép không đều đặn, đơn bào không màu, đỉnh nhánh nhọn, uốn cong hình cung

Bào tử phân sinh hình bầu dục hoặc hình trứng, đơn bào, không màu, vỏ mỏng với một núm nhỏ ở trên đỉnh Khi rơi vào giọt nước bào tử phân sinh nảy mầm và xâm nhập qua lỗ khí vào trong gian bào của mô cây ký chủ

Giai đoạn hữu tính hình thành bào tử trứng hình cầu, màu vàng, màng dày có nhiều chất dinh dưỡng dự trữ, tồn tại ở trên lá và tàn dư cây bệnh và đây cũng là nguồn bệnh tồn tại lâu dài cho các vụ sau Nấm này có nhiều dạng chuyển hóa khác nhau đối với từng loại ký chủ ( bầu, bí, dưa bở, dưa hấu, dưa chuột…và các loại cây khác thuộc

họ bầu bí khác) (Vũ Triệu Mân, 2007)

Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh

Trang 28

16 Bệnh phát triển thuận lợi khi có điều kiện ẩm độ cao (mưa phùn, mưa nhỏ, gió, sương) và nhiệt độ tương đối thấp thích hợp, trong điều kiện có giọt nước, hoặc ẩm độ bão hòa 100%, nhiệt độ 180

c thời kỳ tiềm dục của bệnh chỉ trong 5 giờ (Vũ Triệu Mân, 2007)

Những biện pháp phòng trừ:

Vệ sinh ngay sau khi thu hoạch, thu gom tiêu hủy tàn dư lá bệnh

Sử dụng màng phủ (nilon) nông nghiệp để lá không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất

Sử dụng Trichoderma: Bón lót và phun qua lá

Xử lý hạt: Nước nóng 530c trong 20 phút, Chlorothalonil 0,1%

Phun kích kháng:Trước khi bệnh xuất hiện (10 ngày sau mọc): Acid salicylic, Oligo – chitosan

Phun sớm khi bệnh mới xuất hiện (20 – 25 ngày sau mọc): Chlorothalonil, Copper Oxychloride, Fosetyl Aluminium

Giai đoạn thu trái: Sử dụng thuốc sinh học, thảo mộc TP – Zep 18 EC (dầu xả, dầu hồng, dầu hương nhu, dầu chanh), Trichoderma (Trích theo Võ Thị Thu Oanh, 2011)

2.9.2 Những nghiên cứu ngoài nước

Theo Lebeda (2009) bệnh sương mai đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Trung Âu từ năm 1984 Những tài liệu lúc này hầu hết nói lên mối quan hệ ký sinh và

vật chủ (Cucurbitaceae: Pseudoperonospora cubensis) Dựa vào mối quan hệ giữa ký

chủ, sự biến đổi của ký sinh, và tính kháng bệnh thì sự phân bố địa lý của

Pseudoperonospora cubensis được phân tích và là nguồn tài liệu mới mở ra cho những

nghiên cứu về ký sinh này ở Châu Âu Có đến hơn 50 loài bầu bí được biết là ký chủ

của Pseudoperonospora cubensis Những tài liệu thí nghiệm gần đây cho rằng các giống Cucumis sativus L được đưa ra trong chương trình chọn tạo giống trên thế giới

đều bị ảnh hưởng rất cao bởi loại nấm này Trong số những loài dưa leo hoang dại

được tìm thấy có tính kháng bệnh không cao Chỉ có giống Cucumis melo, MR-1, và

một vài giống khác có sức kháng hoặc kháng không hoàn toàn Ngoài ra còn có một số

giống dưa leo có mức kháng đồng ruộng đối với Pseudoperonospora cubensis Một vài giống như PI 197085, PI 197088, PI 288238, Cucurbita spp, được đặc trưng cho

Trang 29

17

mức kháng cao dưới điều kiện phòng thí nghiệm và đồng ruộng Cucurbita pepo và

những loại cây trồng khác thể hiện sự biến đổi cao trong sự phản ứng với

Pseudoperonospora cubensis sau khi được ghép nhân tạo trong phòng thí nghiệm

(Trích bởi Nguyễn Anh Rin, 2009)

Triệu chứng

Theo Motes và ctv (1986), Bernhardt và ctv (1988) thì triệu chứng ban đầu của bệnh sương mai là những cùng màu xanh lá cây xuất hiện trên bề mặt lá, dần dần chuyển sang những đốm màu vàng có góc cạnh, sau đó một lớp mịn trắng đến xám tro xuất hiện ở mặt dưới lá Những lá bị bệnh thường chết nhưng vẫn còn trương lên và phiến lá cuộn xoăn vào bên trong Thông thường những lá bên dưới nằm gần mặt đất

bị mắc bệnh đầu tiên và lây lan ra ngoài Bệnh gây rụng lá, kìm hãm sự sinh trưởng của cây, trái kém phát triển, toàn bộ cây có thể bị chết (Trích bởi Nguyễn Anh Rin, 2009)

Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh

Theo Hansen và Mary Ann (2000) thì bào tử nấm được phát tán dễ dàng nhờ dòng nước, sự bắn tung tóe của nước mưa, những đồ dùng trong nông trại, hay quần áo, tay, chân của con người Điều kiện cho bệnh phát sinh là khi khí hậu lạnh, mát, độ

ẩm cao, nhưng cũng chịu được những ngày nắng nóng mặc dù khô nóng kéo dài có thể dập tắt được sự lây lan của dịch bệnh

Ảnh hưởng của bệnh sương mai đến năng suất dưa leo

Những tài liệu định lượng về tổn thất do bệnh sương mai gây ra rất ít, tuy nhiên

nó được cảnh báo rộng rãi rằng bệnh là một yếu tố làm hạn chế năng suất ở nhiều vùng trên thế giới Mức độ thiệt hại gây ra bởi bệnh sương mai phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của ký chủ khi xảy ra dịch bệnh, những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, cũng như cường độ của bệnh

Một nét đặc trưng của bệnh sương mai là có thể phát tán rất nhanh theo những điều kiện thuận lợi, nhưng ngược lại một dịch bệnh có thể bị tạm dừng bởi sự thay đổi đột ngột bất lợi của thời tiết (nóng và khô)

Ở Cuba Gonzalez và ctv (1992) đã báo cáo sản lượng của dưa leo tăng từ 0,51 – 0,60 tấn/ha, khi tỷ lệ bệnh trên lá giảm từ 10 – 16 % Ở Ấn Độ bệnh trong thời gian gần đây được đáng giá là mức nhẹ (Thakur và Mathur, 2002) Ở Đức (Bruno, 1996)

Trang 30

18 Bun-ga-ri (Neykov và ctv, 1997), Cộng hòa Séc (Kristkova và Lebeda, 1995), Áo (Bedlan, 1986), U-crai-na (Chaban và ctv, 2000) bệnh sương mai được đánh giá là bệnh quan trọng nhất của cây dưa leo Yuan và ctv (1999) báo cáo rằng bệnh sương mai là bệnh quan trọng nhất trong chương trình bảo vệ những cánh đồng dưa ở Trung Quốc (Trích bởi Nguyễn Anh Rin, 2009)

2.10 Đặc tính các loại thuốc đƣợc sử dụng trong quy trình thí nghiệm

2.10.1 HTD – 04

Thành phần:

Bacillus sp.: 8×108

Sinh chất và vi sinh vâ ̣t hỗ trợ đă ̣c biê ̣t

Đa enzymes: Cellulose, dehydrogenase, catalase, decarboxylase,…

Vi sinh vâ ̣t cố đi ̣nh N , vi sinh vâ ̣t phân giải P , vi sinh vâ ̣t phân giải cellulose ,

Trichoderma spp …

Acid humic, acid fulvic, acid fulgavic, fulvalerate,…

Đệm hữu cơ và sinh chất đă ̣c biê ̣t

Công du ̣ng:

Mươ ̣t lá, xanh lá, lớn lá và bảo quản nông sản dài ngày

Giúp rau nảy mầm nhanh , sinh trưởng ma ̣nh , ra nhiều rễ và giúp rau ăn trái

nhiều hoa, nhiều trái, đều trái, bóng trái

Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Giúp cây trồng xua đuổi côn trùng: bọ chích hút, bướm sâu đu ̣c thân, sâu cắn lá,

rầy, rê ̣p, bọ trĩ,… và tự đề kháng nấm bê ̣nh ha ̣i, chống héo rũ, thán thư, chết cây

Không ô nhiễm môi trường , không gây đô ̣c ng ười và động vật , sản phẩm an

toàn sinh học cao

Cách dùng:

Lắc đều trước khi mở nắp

Dùng 100 ml/10 lít, phun đi ̣nh kỳ 7 – 15 ngày 1 lần, phun thâ ̣t kỹ vào sáng sớm

hoă ̣c chiều tối Tốt nhất phun mă ̣t dưới lá

Không pha chung với thuốc bảo vê ̣ thực vâ ̣t hóa ho ̣c Có thể pha chung với

phân bón lá

Trang 31

19

2.10.2 HTD – 01

Thành phần:

Bacillus sp.: 3×108

Sinh chất và vi sinh vâ ̣t hỗ trợ đă ̣c biê ̣t

Enzymes: Cellulose, dehydrogenase, catalase, decarboxylase,…

Vi sinh vâ ̣t cố đi ̣nh N, vi sinh vâ ̣t phân giải P, vi sinh vâ ̣t phân giải cellulose Acid humic, acid fulvic, acid fulgavic, fulvalerate,…

Đệm hữu cơ và sinh chất đă ̣c biê ̣t

Công du ̣ng:

Nảy mầm nhanh, sinh trưởng mạnh, nhiều lá, lá dày, nhiều rễ, nhiều hoa, nhiều

trái và trái đều

Chống vàng lá, rụng lá, rụng nụ, rụng trái và thối trái Giúp cây trồng xua đuổi

bệnh hại và côn trùng: Bọ chích hút, bướm sâu đục thân, ruồi đục trái…

Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Giúp cây trồng xua đuổi côn trùng : Bọ chích hút, bướm sâu đu ̣c thân , sâu cắn lá, rầy, rê ̣p, bọ trĩ,… và tự đề kháng nấm bê ̣nh

hại, chống héo rũ, thán thư, chết cây

Không ô nhiễm môi trường Không gây đô ̣c người và đô ̣ng vâ ̣t Sản phẩm an

toàn sinh học cao

Cách dùng:

Dùng 100 ml/10 lít, phun đi ̣nh kỳ 7 – 15 ngày 1 lần, phun thâ ̣t kỹ vào sáng sớm

hoă ̣c chiều tối Tốt nhất phun mă ̣t dưới lá

Không pha chung với thuốc bảo vê ̣ thực vâ ̣t hóa ho ̣c , có thể pha chung với phân

bón lá, lắc đều trước khi mở nắp

2.10.3 Stop 5DD

Hoạt chất: Oligo – chitosan

Công dụng: Chitosan là hợp chất cao phân tử sinh học, cấu tạo bởi hàng ngàn

gốc Glucosamine…, là sản phẩm sinh học, có khả năng phân hủy trong tự nhiên, không ô nhiễm môi trường Chitosan dùng xử lý hạt giống và nông sản sau thu hoạch

để kích thích sinh trưởng, tăng sức kháng bệnh, ức chế trực tiếp sự phát triển của nấm,

vi khuẩn và tuyến trùng

Áp dụng: Lúa, rau, đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp

Trang 32

20 Liều lượng: 1 - 1,5 lít/ha, phun ướt đều trên cây hoặc tưới gốc

Có thể hỗn hợp chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh

2.10.4 NLU-Tri

Hoạt chất:Trichoderma virens

Vị trí phân loại nấm Trichoderma

C

Hiện tượng k ý sinh của nấm Trichoderma trên nấm bệnh được Weinding mô tả

năm 1932 (Snyder, 1976) tác giả gọi là hiện “tượng giao thoa sơi nấm” Trước tiên sợi

nấm Trichoderma vây quanh sợi nấm của nấm gây bệnh, sau đó các sợi nấm của Trichoderma thắt chặt lấy sợi nấm của nấm gây bệnh, cuối cùng thì mới thấy nấm của Trichoderma xuyên qua sợi nấm gây bệnh, làm thủng màng ngoài của nấm gây bệnh

Gây ra sự phân hủy các chất nguyên sinh trong sợi nấm gây bệnh

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những điểm ký sinh hoặc sự quấn của sợi nấm

Trichoderma bên nấm bệnh Đôi khi thấy hiện tượng sợi nấm bệnh quăn lại chết từng đoạn mà không cần sự ký sinh trực tiếp Đều chứng tỏ nấm Trichoderma có thể tạo ra

độc tố gây hại cho nấm bệnh Bên cạnh sự tác động qua lại trong quần thể nấm đối

kháng và nấm bệnh Nấm Trichoderma còn có tác dụng tác động trực tiếp lên sự phát

triển của cây trồng Do trong hoạt động sống nấm này sản sinh ra các men phân hủy glucose, cellulose nhờ các men này mà các chất hữu cơ trong đất đươc phân hủy nhanh hơn, làm tăng chất dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thụ cho cây trồng, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt

Áp du ̣ng : Cho nhiều loại cây rau màu, khoai tây, sầu riêng, cây ăn quả, cây công nghiệp

Trang 33

21

Công dụng: Phòng trị các bệnh về nấm, tăng khả năng phát triển của bộ rễ,

giúp cây trồng hấp thụ được những hợp chất hữu cơ khó tiêu trong đất Ngoài ra có khả năng phân giải các xác bã hữu cơ, có thể sử dụng để xử lý môi trường

Cách dùng: Pha loãng 25 – 30 lần, có thể tưới hoặc phun, cần lắc kỹ trước khi

sử dụng

Chú ý:

- Không sử du ̣ng chung với thuốc BVTV

- Bảo quản s ản phẩm nơi khô ráo thoáng mát, sản phẩm rất an toàn cho người

và vật nuôi, không có thời gian cách ly

2.10.5 HTG

Thành phần:Nguyên liê ̣u và công nghê ̣ trong nước

Đa enzymes: Catalase, dehydrogenase, photphatase, β-glucosidase,…

Vi sinh vật cố định đạm: 2,9 x 106, vi sinh vật phân giải phosphor: 8,2 x 106, vi sinh vật phân giải cellulose 6 x 106, Bacillus sp ≥ 106, Trichoderma spp ≤ 106,…

Chất hữu cơ 23,5%, acid humic13,5%, acid fulvic 6%,

Đệm (buffer) sinh học

Áp dụng: Tất cả các loại cây trồng

Công dụng:

Hạn chế tuyến trùng, nấm bệnh trong đất như Phytophthora sp., Pythium sp

Tăng khả năng sinh trưởng cho cây trồng và kháng nấm bệnh hại rễ

Tiết kiệm phân bón, phát triển bộ rễ mạnh

Phối hợp với HTD để chống vàng lá, thán thư, héo rũ, thối trái

Giúp cây nảy mầm nhanh, đẻ nhánh mạnh và ra nhiều rễ, nhiều lá, nhiều bông,

nhiều hạt, rút ngắn thời gian thu hoạch

Khử và giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Cách dùng:

Liều dùng rải 1 kg/1000 m2 (có thể trộn chung với phân bón hoặc tro trấu… để rải), hoặc 150 – 200 g/20 lít nước quậy đều, tưới và thêm nước nhiều lần Hiệu quả rất tốt khi tưới vào rễ hoặc phun lên lá Không trộn chung với thuốc bảo vệ thực vật hóa

học, 7 – 15 ngày 1 lần đối với rau màu hoặc 2 – 3 tháng 1 lần đối với cây ăn trái

Trang 34

22

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm

3.1.1 Địa điểm

Thí nghiệm được thực hiện tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

3.1.2 Thời gian thực hiện đề tài

Đề tài được thực hiện từ ngày 11/03 đến 11/07 năm 2013

3.2 Vật liệu nghiên cứu

Giống sử dụng thí nghiệm: THE HUNTER 1.0 của công ty Hai Mũi Tên Đỏ Bút, sổ ghi chép, phiếu điều tra, bình phun thuốc, thùng đựng nước, khẩu trang, áo mưa, xe máy, kéo, thước, cân, nọc tre, dây nilon, cuốc, dao, đồ bảo hộ lao động

Bảng 3.1 Các loại thuốc BVTV sử dụng trong thí nghiệm

Long Đỉnh Enzyme, vi sinh

vật, buffer sinh học HTD-01 50 – 100 ml/8 lít

Công ty TNHH Long Đỉnh Enzyme, vi sinh

vật, buffer sinh học HTD-04 50 – 100 ml/8 lít

Công ty TNHH Long Đỉnh Chitosan (Oligo-

chitosan) Stop 5 DD 1 – 1,5 lít/ha DNTN Tân Qui Nitro benzen Bowflower-n 20 – 30 ml/16 lít Công ty BVTV An

Giang

Trang 35

23

3.3 Nội dung nghiên cứu

Điều tra tình hình sản xuất dưa leo tại khu phố Tân Ba, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sương mai dưa leo ở vụ mưa năm 2013 tại khu phố Tân Ba, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Khảo sát hiệu lực phòng trừ của thuốc trừ bệnh sinh học, kích kháng đến bệnh sương mai dưa leo vụ mưa 2013 tại huyện Tân Uyên, Bình Dương

3.4 Điều kiện khí hậu thời tiết

Bảng 3.2 Tình hình thời tiết khí hậu tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương từ tháng 05

đến tháng 07 năm 2013

Tháng

lượng mưa (mm)

Ẩm độ không khí (%)

Trung bình Tối cao Tối thấp

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Bình Dương, 2013)

- Nhiệt độ từ tháng 5 – 6 ít biến động và ở mức khá cao, nhiệt độ chênh lệch rất cao với nhiệt tối thấp từ 22,9 – 23,70C và nhiệt độ tối cao từ 34,2– 38,20

3.5 Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Điều tra tình hình sản xuất dưa leo tại khu phố Tân Ba, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Sử dụng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với nông dân tại khu phố Tân Ba, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Tổng số phiếu điều tra 40 phiếu (phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục 2)

Trang 36

24

Chỉ tiêu ghi nhận:

 Thông tin chung (diện tích canh tác, số năm canh tác, năng suất…)

 Hiện trạng canh tác ( giống, kỹ thuật canh tác…)

 Công tác BVTV trong sản xuất dưa leo ( các loại sâu, bệnh hại chính và phòng trừ) Chi tiết tham khảo phiếu điều tra đính kèm phụ lục 2

3.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sương mai dưa leo ở vụ mưa 2013 tại khu phố Tân Ba, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

 Ảnh hưởng của ngày trồng đến bệnh sương mai trên dưa leo

 Mức độ nhiễm bệnh sương mai của một số giống trồng phổ biến ở địa phương

 Ảnh hưởng của cơ cấu trồng đến bệnh: luân canh, xen canh

Phương pháp điều tra: Theo quy chuẩn QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT Mỗi

ruộng điều tra 10 điểm ngẫu nhiên, mỗi điểm 10 cây nằm trên đường chéo của khu vực điều tra Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m, mỗi điểm điều tra 10 lá ngẫu nhiên, đếm toàn bộ số lá bị bệnh và không bị bệnh tại các điểm điều tra Bắt đầu điều tra lúc

cây còn nhỏ, định kỳ điều tra 1 tuần/lần cho đến khi thu hoạch

Các chỉ tiêu theo dõi: Ghi nhận tất cả các bệnh quan sát được tại điểm điều tra

Tỷ lệ bệnh (%) = (Số lá /Tổng số lá điều tra) x 100

Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại

Cấp 3: > 1 đến 5% diện tích lá bị hại

Cấp 5: >5 đến 25% diện tích lá bị hại

Trang 37

25 Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại

Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại

A B

C D

E Hình 3.1 Phân cấp lá dưa leo bị bê ̣nh

A: lá bệnh cấp 1, B: lá bệnh cấp 3, C: lá bệnh cấp 5, D: lá bệnh cấp 7, E: lá bệnh cấp 9

Trang 38

26

3.5.3 Đánh giá ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học, kích kháng bệnh sương mai hại dưa leo vụ mưa 2013 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

a Địa điểm và thời gian

Thí nghiệm được thực hiện trong vụ mưa năm 2013 trên ruộng nông dân tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

b Phương pháp thực hiện

Thí nghiệm được bố trí trên diện rộng không lần lập lại Khu thử nghiệm được chia thành 2 lô song song, mỗi lô có diện tích là 1000 m2, tương ứng với 2 nghiệm thức NT1: Quy trình phòng trừ thử nghiệm và NT2: Quy trình theo tập quán nông dân (đối chứng) Sử dụng giống dưa leo The Hunter 1.0 của công ty Hai Mũi Tên Đỏ

Phương pháp thu thập mẫu và chỉ tiêu theo dõi:

Mỗi lô điều tra ngẫu nhiên 20 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm theo dõi

10 cây, mỗi cây theo dõi 10 lá ngẫu nhiên, cố định điểm điều tra

Thời điểm theo dõi: 5 ngày/lần từ khi lần phun thuốc đầu tiên cho đến khi thu hoạch

Chỉ tiêu theo dõi:

Tỷ lệ bệnh hại (%): Điều tra định kỳ, thời gian điều tra 5 ngày, 10 ngày sau khi phun thuốc

 Công thức: (áp dụng công thức tính tỷ lệ bệnh mục 3.2.3.2)

Chỉ số bệnh (%): Tiến hành điều tra giống như điều tra tỷ lệ bệnh, đánh giá cấp bệnh theo thang điểm 5 cấp, dựa vào phần trăm diện tích lá bệnh (giống thang điểm phân cấp bệnh mục 3.2.3.2)

 Công thức: (áp dụng giống công thức tính chỉ số bệnh mục 3.2.3.2) Chỉ tiêu về sinh trưởng: Theo dõi số lá, số nhánh và tiến hành đo chiều cao cây Chỉ tiêu năng suất được ghi nhận qua các đợt thu hoạch, cân năng suất của toàn ruộng để tính năng suất thực tế và so sánh hiệu quả kinh tế

 Hiệu quả kinh tế: Tính bằng công thức: Qt = A - B

Trong đó:

Qt: Hiệu quả kinh tế

A: Tiền bán dư so với đối chứng

Trang 39

27 B: Chi phí phòng trừ (tiền mua thuốc và công phun thuốc)

Các chỉ tiêu xác đ ịnh hiệu quả phòng trừ bệnh sương mai dưa leo của các loại thuốc thử nghiệm:

 Hiệu quả năng suất, tính bằng công thức: Qn (%) = [(A - B)/A]*100 Trong đó:

Qn: Hiệu quả năng suất

A: Năng suất thực thu ở nghiệm thức thuốc

B: Năng suất thực thu ở nghiệm thức đối chứng

 Những tác động kỹ thuật chính trong quy trình ở ruộng thí nghiệm và

ruộng nông dân trong vụ mƣa 2013

Bảng 3.3 Những tác động kỹ thuật chính giữa ruộng thí nghiệm và ruộng nông dân Các

+ Lên liếp cao 25 cm, rộng 1,2 m, liếp được phủ bạt plastic

Bón phân chuồng: Phân chuồng được

ủ oai mục: 1500kg + 1kg NLU-Tri Bón phân komix vi sinh: 250kg

Mật

độ

gieo

trồng

Gieo hàng đơn, khoảng cách hàng cách hàng 1,2 m Cây cách cây 50 – 60

cm, mỗi hốc gieo khoảng 1 – 2 hạt, số lượng cây 17.000 ngàn cây/ha

Tưới nước: Ngày tưới 1 – 2 lần, những ngày mưa không tưới

Làm cỏ: Phun thuốc Gramoxone 20SL bên ngoài liếp vào lúc ruộng dưa 15 NSG với liều lượng 1,5 – 2 lít/ha (30 – 40 ml/8 lít) phun vào lúc ít gió để tránh tạt vào dưa leo, nhổ cỏ bằng tay 1 lần trong hốc lúc ruộng dưa ra hoa kết trái

Trang 40

Lần 4: Giai đoạn 37 NSG (ra hoa làm nụ): 2kg Ure + 4kg Kali

Phun thuốc kích thích sinh trưởng:

Phun 3 đợt vào lúc 14 NSG, 21 NSG

và 28 NSG, phun Bomflower của công

ty BVTV An Giang với liều lượng 30

– 40/16 lít, phun ướt đều lên bề mặt lá,

phun lúc chiều mát

Phân bón lá (AjiFol-V): Phun từ lúc 14NSG đến khi thu trái, cách 5 ngày phun 1 đợt, với liều lượng 30 – 40/16 lít

Trừ

sâu

Phun thuốc 2 đợt:

Đợt 1 (21 NSG): Phun thuốc trừ sâu

sinh học Golnitor 50WDG với liều

lượng 5 ml/10 lít

Đợt 2 (28 NSG): Phun thuốc trừ sâu

sinh học Brightin 1,8EC với liều lượng

5 ml/10 lít Phun khi sâu non mới xuất

hiện và ướt đều lên 2 bề mặt lá

Giai đoạn phun (15 NSG) Golnitor 50WDG và Brightin luân phiên từ lúc 14 NSG đến khi thu hoạch trái

+ HTD 04 với liều lượng 100 ml/16 lít

Đợt 2 (25 NSG): Phun thuốc Stop

5DD với liều lượng 1 – 1,5 lít/ha

Đợt 3 (35 NSG): Phun thuốc HTD 01

+ HTD 04 với liều lượng 50 – 100

ml/16 lít

Đợt 4 (45 NSG): Phun thuốc HTD 01

+ HTD 04 với liều lượng 50 – 100

ml/16 lít Phun thuốc phải ướt đều 2

mặt lá và phun sáng sớm hoặc chiều

mát

Chỉ sử dụng thuốc hóa học (6 đợt) Đợt 1 (15 NSG): Phun thuốc Daconil 75WP vào lúc bệnh mới xuất hiện với liều lượng 15 g/10 lít Đợt 2 (22 NSG): Phun thuốc Score 250EC với liều lượng 5 – 10 ml/16 lít

Đợt 3 (28 NSG): Phun thuốc Daconil 75WP + Anvil 5SC

Đợt 4 (35 NSG): Phun thuốc Score 250EC + Anvil 5SC

Đợt 5 (45 NSG): Phun thuốc Daconil 75WP với liều lượng 15g ml/10 lít + Anvil 5SC Phun thuốc phải ướt đều 2 mặt lá và phun sáng sớm hoặc chiều mát

Ngày đăng: 27/02/2019, 09:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w