Tư tưởng Hồ Chí MInh 15 câu hỏi
Trang 1Câu 1: Khái niệm TT HCM ? TT HCM có ý nghĩa gì đối với Đảng và dân tộc ta như thế nào?
- KN: TT HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sang tạo chủ nghĩa Mác-Leenin vào điều kiện
cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi
- Ý nghĩa: TT HCM là nền tảng lý luận và định hướng cho Đảng ta xây dựng đường lối đúng đắn, tổ
chức lực lượng cách mạng và dẫn dắt nhân dân từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong toàn bộ tiến
trình của cách mạng nước ta Đảng chỉ rõ: cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, TT HCM là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, đã đem lại thắng lợi cho công cuộc đổi mới ở
nước ta, sẽ tiếp tục dẫn dắt chúng ta trên con đường xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “ Độc lập tự do hạnh phúc
Câu 2: Nêu ra các nguồn gốc hình thành TT HCM, làm rõ giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN ảnh hưởng đến sự ra đời của TT HCM ?
- Gồm có 4 nguồn gốc hình thành TT HCM: Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN Tinh hoa
văn hóa phương Đông và phương Tây Chủ nghĩa Mác-Lênin Trí tuệ và hoạt động thực tiễn của HCM
- Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN:
+ Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất, tự lực tự cường để dựng nước và giữ nước được hun đúc qua
hàng ngàn năm
+ Tinh thần cộng đồng, đoàn kết, ý thức dân chủ xuất hiện, được nuôi dưỡng trong quá trình dựng nước,
giữ nước và trở thành giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
+ Dũng cảm, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất, chiến đấu đồng thời dân tộc VN
luôn rộng mở đón nhận những giá trị văn minh của nhân loại để bảo tồn dân tộc và phát triển đất nước
Câu 3: Quan niệm của HCM về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ?
- Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu
về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân lao động làm chủ Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào suwjnghieejp sự xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người là bạn bè,
là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết khả năng sẵn có của mình
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không hưởng, các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi; có quan hệ hòa bình, hữu nghị với các dân tộc trên thế giới
Câu 4: Trình bày TT HCM về độc lập dân tộc là tiền đề đi lên CNXH
- Chính trị: Xác lập và phát triển các thành tố của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo;
thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất và thực hiện đoàn kết toàn dân trong mặt trận; giành chính quyền
và xây dựng một nhà nước cách mạng thật sự của dân, do dân và vì dân
Trang 2- Kinh tế: Bước đầu hình thành đường lối kinh tế, từng bước xây dựng các cơ sở kinh tế có tính chất xã
hội chủ nghĩa Mục đích xây dựng phát triển kinh tế là từng bước cải thiện đời sống nhân dân, bồi bổ
các lực lượng cách mạng
- Văn hóa-xã hội: Xây dựng nền văn hóa mới, nền văn hóa cách mạng, và giải quyết những vấn đề xã
hội trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-lênin Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa-xã hội này được tiếp nối và phát triển trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Câu 5: Khái niệm TT HCM về đại đoàn kết là gì ? ĐĐK dân tộc theo TT HCM được thực hiện theo các nguyên tắc nào ?
- TT đại đoàn kết HCM là một hệ thống các luận điểm về vị trí, vai trò, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng cách mạng, nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của dân tộc, của quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội
- Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc:
+ Thứ nhất: ĐĐK phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích của quốc gia dân tộc với
quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong xã hội
+ Thứ hai: Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân.
+ Thứ ba: ĐĐK một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết lâu dài, chặt chẽ.
+ Thứ tư: ĐĐK phải chân thành, thẳng thắn, than ái; đoàn kết phải gắn với tự phê bình và phê bình Câu 6: Theo quan điểm HCM Mặt trận là gì ? về xây dựng Mặt trận thống nhất, HCM có những yêu cầu gì ?
- Mặt trận là: một liên minh chính trị nhằm đoàn kết rộng rãi các tổ chức yêu nước vào một khối thống
nhất, đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
- Mặt trận thống nhất HCM yêu cầu:
+ Thứ nhất: Mặt trận phải lấy liên minh công – nông – trí thức làm nền tảng Liên minh công – nông –
trí thức có vững, Mặt trận mới bền, lâu dài được Đây là yếu tố cần Còn yếu tố đủ là Mặt trận phải đoàn kết các tầng lớp yêu nước khác để mở rộng tổ chức, mở rộng khối đại đoàn kết
+ Thứ hai: Mặt trận do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, đề ra chính sách Mặt trận đúng đắn, phù
hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn của cuộc cách mạng; bằng phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục; thông qua tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng VN
Câu 7: Kể tên các phương pháp ĐĐK dân tộc theo TT HCM ? Làm rõ phương pháp tổ chức ?
- Có 3 phương pháp: phương pháp đại đoàn kết dân tộc Phương pháp tổ chức Phương pháp xử lý và
giải quyết các mối quan hệ
Trong đó, phương pháp tổ chức là phương pháp xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống chính trị,
bao gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân
- Phương pháp tổ chức: Đảng phải đề ra được đường lối đại đoàn kết đúng đắn; Đảng phải đoàn kết,
thống nhất cả trong tư tưởng lẫn hành động, từ trên xuống dưới; Đảng phải là một tổ chức chặt chẽ, có
kỷ luật, tự giác; đảng viên là người đày tớ thật trung thành của nhân dân Nhà nước đề ra chính sách thực hiện đại đoàn kết đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với thực tiễn Cán bộ công chức nhà nước phải tận tụy, trung thành phục vụ nhân dân, phải là “ công bộc của dân” Mặt trận và các đoàn thể nhân dân: cương lĩnh đề ra phải thiết thực, ngắn gọn, rõ ràng; hình thức tổ chức phải phong phú, đa
Trang 3dạng, phù hợp với trình độ nhận thức của quần chúng; cán bộ óc nghĩ, chân đi, mắt thấy, tay nghe, miệng nói, tay làm; phải làm tốt công tác dân vận
Câu 8: Vai trò của HCM trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước VN là gì ?
- Một là, HCM là người sáng lập Nhà nước ta, đứng đầu Nhà nước đó trong vòng 24 năm, để lại dấu ấn
sâu đậm về một phong cách lãnh đạo nhà nước, trở thành chuẩn mực cho các thế hệ lãnh đạo sau này
Ha là, HCM đã xác lập các cơ sở, nền móng pháp lý tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta Các cơ sở pháp lý đó là nền tảng tư tưởng để tổ chức, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước qua các giai đoạn cách mạng của dân tộc
Ba là, HCM là người khơi nguồn cho truyền thống dân chủ hiện đại ở VN, đã làm cho dân ta được hưởng các quyền tư do, dân chủ, hướng dẫn nhân dân làm chủ, thực hành dân chủ trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ dân trí thấp, từng bước quá độ lên CNXH
Câu 9: Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước kiểu mới được thể hiện qua những nội dung nào?
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, theo HCM bất ký một nhà nước nào cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định, tính chất của Nhà nước là bản chất giai cấp của một quốc gia nhất định Trong tư tưởng HCM, Nhà nước kiểu mới ta mang bản chất giai cấp công nhân vì:
- Nhà nước ta được tổ chức, hoạt động theo các nguyên tắc phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước chuyên chính vô sản, Nhà nước XHCN nói chung
- Nhà nước luôn luôn được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng công sản
- Nhà nước ta được tổ chức, hoạt động và vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ
- Cơ sở XH của Nhà nước là khối đại đoàn kết dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân, mà nòng cốt là liên minh công – nông –trí thức
- Nhà nước ta được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc: Quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng trong
tổ chức, hoạt động có sự phân công rành mạch về chức năng, nhiệm vụ giữa quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp
- Nhà nước điều hành, quản lý XH bằng pháp luật, mà pháp luật đó đại biểu cho ý chí, nguyện vọng, lợi
ích của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng nhân dân lao động
Câu 10: Trình bày quan niệm HCM về nhà nước do dân ?
Theo HCM, nhà nước do dân là dân làm chủ nhà nước; nhà nước phải tin dân và dựa vào dân, trước hết
thể hiện ở chổ: Nhân dân là người tổ chức nên các cơ quan nhà nước từ TW đến địa phương thông qua thực hiện chế độ tổng tuyển cử phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín bầu các đại biểu xứng đáng vào các cơ quan quyền lực nhà nước, v.v
Nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử thì cũng có quyền thực hiện chế độ bãi miễn theo ba mức độ từ thấp đến cao: bãi miễn đại biểu; bãi miễn các cơ quan nhà nước; bãi miễn nội các chính phủ nếu các đại biểu
đó, các cơ quan nhà nước và nội các chính phủ không còn phù hợp với nhân dân, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân
Nhà nước do dân có một nội dung quan trọng là nhân dân có quyền tham gia công việc quản lý nhà nước; sao cho các quyết định của cơ quan nhà nước đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân Nhà nước do dân, nghĩa là dân có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp trí tuệ, sức người, sức của tổ chức, xây dựng, bảo vệ và phát triển nhà nước
Trang 4Nhà nước do dân còn bao hàm một nội dung quan trọng: nhân dân có quyền tham gia vào công việc quản lý nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do mình cử ra
Câu 11: Thế nào là trung với nước, hiếu với dân ?
- Trung với nước, hiếu với dân” là mối quan hệ với đất nước với dân tộc, thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và sự phát triển của đất nước, là phẩm chất đạo đức chủ chốt nhất Nội dung chung với nước, hiếu với dân là phải quyết tâm, suốt đời, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục
vụ nhân dân, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết Phải trọng dân, tin dân, học dân, hỏi dân, hiểu dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, thương dân, hòa mình với quần chúng nhân dân thành một khối, nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý, quan tâm dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ, dân vận; làm cho dân tin, dân phục, dân yêu
- “Trung với nước, hiếu với dân” không phải là một khẩu hiệu, không phải quyết tâm ở hội trường mà phải lấy hiệu quả công việc làm thước đo theo tinh thần “ nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Đó mới thật sự là đạo đức mới, đạo đức cách mạng
Câu 12: Trình bày quan niệm của HCM về cần, kiệm, liêm, chính?
Nội dung về cần, kiệm, liêm, chính của HCM là:
- Cần là siêng năng, chăm chỉ cố gắng dẻo dai Cần liên quan đến kế hoạch, công việc, nghĩa là phải tính
toán cẩn thận, sắp đạt gọn gàng Cần là luôn cố gắng, luôn chăm chỉ, cả năm, cả đời
- Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi Cần và kiệm phải đi đôi với nhau Tiết kiệm không phải là bủn xỉn Khi có việc nào đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì
dù bao nhiêu công, tốn hao bao nhiêu của cũng vui lòng
- Liêm là trong sạch, không tham lam Tham tiền của, tham danh tiếng, tham ăn ngon, tham sống yên là bất liêm.Người cán bộ cậy quyền mà đục khoét dân, ăn của đút, dìm người giỏi để giữ địa vị và danh tiếng của mình ddeuf là trái với chữ liêm Chữ liêm phải đi đôi chữ kiệm
- Chính là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn Điều gì không thẳng thắn, đứng đắn, tức là tà
- Cần , kiệm, liêm là gôc rễ của chính Nhưng một cây cần có gốc mới là hoàn toàn Mọi người phải cần, kiệm, liêm, nhưng con phải chính mới là người hoàn toàn
Câu 13: Quan niệm của HCM về phong cách người cán bộ là gì ? có bao nhiêu phong cách HCM
mà người cán bộ phải học tập và làm theo; làm rõ phong cách tư duy ?
Phong cách của cán bộ là một chỉnh thể bắt đầu từ suy nghĩ đến hoạt động thực tiễn, và cuối cùng là phong cách sinh hoạt đời thường
Có 5 phong cách mà người người cán bộ học tập và làm theo HCM đó là:
+ Phong cách tư duy; Phong cách làm việc; Phong cách diễn đạt; Phong cách ứng xử;
Phong cách sinh hoạt đời thường
Rèn luyện phong cách tư duy:
Tu dưỡng theo phong cách tư duy HCM là mỗi cán bộ, đảng viên phải có tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo Độc lập là không lệ thuộc, không phụ thuộc, không bắt chước, không theo đuôi
Tự chủ là tự mình làm chủ suy nghĩ của mình, làm chủ bản thân và công việc của mình, tự mình thấy trách nhiệm trước nhân dân
Sáng tạo là sẵn sàng từ bỏ những cái củ xấu xa, lạc hậu, lỗi thời; những cái cũ đã đúng một thời nhưng nay không còn phù hợp
Trang 5Tư duy phải xuất phát từ thực tế VN, địa phương, ngành của mình, phù hợp với những điều kiện lịch sử
cụ thể
Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo đồng nghĩa với một bản lĩnh vững vàng, một tinh thần dũng cảm, dám nghĩ đến những “nghịch lý táo bạo” trên cơ sở nhân cách và tài năng, tự quyết định một cách độc lập thái
độ, hành động, quan điểm của mình không vì áp lực bên ngoài mà thay đổi chính kiến với tinh thần dám nghĩ, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, Tổ quốc, Đảng Tư duy đó tạo cho mỗi cán bộ có bản sắc riêng, chính kiến riêng, xa lạ với những gì xơ cứng, giáo điều
Câu 14: Học tập và rèn luyện theo phong cách làm việc của HCM gồm những tác phong nào? Người cán bộ học theo tác phong quần chúng cần phải làm gì?
- Gồm có 3 tác phong: Tác phong quần chúng, tác phong tập thể-dân chủ và tác phong khoa học
- Tác phong quần chúng:
+ Thứ nhất: phải đặt lợi ích của quần chúng nhân lên trên hết
+ Thứ hai: Liên hệ chặt chẽ với nhân dân
+ Thứ ba: Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ Vấn đề gốc rễ ở đây là
cán bộ, đảng viên phải hiểu “ vì ai mà làm? Đối ai phụ trách?
+ Thứ tư: Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoanh nghênh nhân dân phê
bình mình, chỉ sợ có khuyết điểm không dám tự phể bình Đó là một trong những cách tốt nhất để
làm cho dân tin
+ Thứ năm: Sẵn sàng học hỏi nhân dân Người lãnh đạo không nên kêu ngạo mà nên hiểu thấu.
Mỗi người phải hiểu rằng, sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình cũng chưa đủ cho sự lãnh đạo đúng đắn Vì vậy, ngoài kinh nghiệm của mình, người lãnh đạo còn phải dung kinh nghiệm của đảng viên, của dân chúng, để thêm cho kinh nghiệm của mình
+ Thứ sáu: Chống bệnh quan liêu Từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng Thực hiện phong
cách quần chúng đồng thời chống cách quan liêu với các biểu hiện xa nhân dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân, không tin cậy nhân dân, không hiểu biết nhân dân, không thương yêu nhân dân Quan liêu
là gốc rễ, cội nguồn đẻ ra ham ô, lãng phí Làm theo cách quan liêu là hỏng việc, là thất bại
Câu 15: Quan niệm của HCM về lãnh đạo đúng và dùng cán bộ đúng ?
- Lãnh đạo đúng: phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng Phải tổ chức sự thi hành cho đúng.
Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được.
- Dùng cán bộ đúng: Phải có độ lượng vĩ đại, không có thành kiến với cán bộ Phải có tinh thần
rộng rãi, mới có thể gần gụi những người mình không ưa Phải có tính chịu khó dạy bảo để nâng đỡ những cán bộ kém Phải sáng suốt để khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộ tốt Phải có thái
độ vui vẻ, thân mật để cán bộ gần gũi mình