1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Srem

2 418 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 70 KB

Nội dung

Quản lí dự án hỗ trợ kĩ thuật trong quản lí giáo dục Việt Nam TS Vũ Minh Khương, Calla Wiemer, PGS TS Đỗ Xuân Thụ Dự án SREM LTS. Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án SREM, một số kết quả của Dự án Quản lý theo kết quả sẽ được sử dụng làm cơ sở để phát triển các kết quả nhằm đổi mới phương thức quản lý giáo dục. Một trong những kết quả dự kiến là xây dựng một Hệ thống các chỉ số theo dõi và đánh giá kết quả (chất lượng, hiệu quả) hoạt động của nhà trường. Bắt đầu từ số này, chúng tôi xin giới thiệu những tài liệu về đề tài này. Phần I mang tên Quản lý theo kết quả, khái niệm và vận dụng vào quản lý giáo dục Việt Nam được soạn thảo bởi TS Vũ Minh Khương, Calla Wiemer và PGS TS Đỗ Xuân Thụ. Tài liệu được hoàn thành vào tháng 10/2007. I. Giới thiệu chung về Phương thức quản lý theo kết quả Trong hơn một thập kỷ qua, hệ thống giáo dục Việt Nam đã trải qua những biến đổi mạnh mẽ với những tiến bộ về chỉ tiêu số lượng. Tỉ lệ giáo viên trên 100 học sinh ở các trường tiểu học và trung học tăng từ 3,2 trong năm học 1995-1996 lên 4,7 vào năm học 2005-2006 1 ; tỉ lệ tuyển sinh bậc đại học trong tổng số học sinh tốt nghiệp trung học tăng từ 2% năm 1991 lên 10% vào năm 2004. 2 Số lượng các trường phổ thông, đại học khu vực ngoài công lập tăng lên nhanh chóng. Mặc dầu vậy, giáo dục đang được đánh giá là còn nhiều yếu kém, đặc biệt là chất lượng, khả năng tiếp cận giáo dục bình đẳng và quản lý của nhà nước về giáo dục. Nhiều vấn đề cần sớm được khắc phục chẳng hạn như chương trình học quá tải nhưng mức độ tiếp thu kiến thức và trưởng thành về phẩm chất không được nâng lên; tình trạng gian lận trong thi cử và nâng điểm tràn lan; giáo viên không được đào tạo một cách bài bản, yếu về chất lượng; cán bộ quản lý nhà trường thiếu tầm nhìn, thiếu tính chuyên nghiệp; quản lý nhà nước về giáo dục chồng chéo, không xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận tham gia vào hệ thống. Hiện trạng giáo dục Việt Nam, nếu không được cải cách sớm, sẽ là cản trở nghiêm trọng làm cho đất nước khó đạt được những mục tiêu phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu. Nhu cầu tạo nên một bước đột phá nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống giáo dục Việt Nam đang ngày càng trở nên bức thiết, cấp bách và mang tính then chốt cho toàn bộ công cuộc phát triển chung của đất nước. Các nước trên thế giới cũng đang phải đối mặt với sức ép phải chứng tỏ tính trách nhiệm, tính minh bạch; với yêu cầu thiết lập các chính sách công bằng cũng như phải cung cấp hàng hoá và dịch vụ công một cách kịp thời và hiệu quả. Các bên quan tâm muốn biết liệu các chính sách, chương trình, các đề án/dự án chính phủ đưa ra có đem lại các kết quả mong đợi hay không? Làm thế nào để biết rằng hướng đi được chọn là đúng đắn? Làm thế nào để có thể nhận ra các vấn 1 Tính toán từ số liệu do Tổng cục Thống kê cung cấp (http://ww.gso.gov.vn) 2 Chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng Thế giới (WDI), cơ sở dữ liệu trực tuyến đề phát sinh trong quá trình thực hiện? Các biện pháp sửa chữa thất bại, hạn chế nguy cơ? Nhu cầu giám sát cũng tăng lên khi ngày càng có nhiều hơn các nhà cung cấp dịch vụ không thuộc khối nhà nước được thực hiện một số chức năng của khu vực công mà trước đây thường do các cơ quan chính phủ thực hiện. Việc đo lường kết quả thực hiện, mức độ tiến triển được thực hiện thế nào, mức tin cậy đến đâu? Tất cả các câu hỏi trên đang đòi hỏi chính phủ các nước phải nỗ lực cải cách các phương thức quản lý của mình. Đánh giá kết quả hoạt động của các tổ chức công bắt nguồn từ Hoa Kỳ vào năm 1886 khi Tổng thống Woodrow Wilson tìm cách thoát ra khỏi tình trạng vô cảm và tham nhũng tràn lan trong hệ thống hành chính công. Wilson nhận thấy yêu cầu bức bách phải làm cho công chức thực sự có trách nhiệm với việc làm của họ. Ông tin rằng tính chuyên nghiệp cao sẽ đưa tới một Chính phủ trung thực và hiệu quả hơn. 3 Khoa học quản lý, dựa trên kết quả theo dõi hoạt động của rất nhiều tổ chức trong hàng chục năm đã tổng kết rằng: "Nếu không có thước đo kết quả tốt, sẽ không thể có quản lý tốt”,và "Một khi ta đánh giá kết quả hoạt động một cách xác đáng, kết quả hoạt động sẽ khá hơn lên". Nhiều nước đã áp dụng một cách chiến lược và đồng bộ Hệ thống Quản lý theo Kết quả (HTQLTKQ). Hệ thống này được ứng dụng rộng rãi ở cả các nước phát triển và đang phát triển, ở cả các tổ chức công và tư, trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành giáo dục. Hệ thống được xây dựng theo triết lý chú trọng vào kết quả dự kiến đã được đặt ra trong kế hoạch, quá trình thực hiện, học hỏi và trách nhiệm giải trình. Kết quả được định nghĩa không đơn thuần là các sản phẩm đầu ra mà phải bao gồm cả kết quả đạt được, kết cục và các tác động có được. HTQLTKQ được xây dựng trên nguyên tắc qui tụ đội ngũ cán bộ theo một tầm nhìn và sứ mệnh có sức thôi thúc với toàn bộ đơn vị; đồng thời, thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và thể chế hóa tính trách nhiệm cho mọi cấp, từ cá nhân đến bộ phận và đến toàn bộ tổ chức. Một HTQLTKQ tốt giúp kiểm định và gia tăng không ngừng ba tiêu chí căn bản để đánh giá chất lượng hoạt động của một tổ chức; đó là hiệu quả (efficiency), hiệu lực (effectiveness), và công bằng (fairness) 4 . Một tổ chức muốn nâng cao hiệu năng và chất lượng hoạt động của mình phải chú trọng đặc biệt vào ba tiêu chí này. - Tiêu chí hiệu quả so sánh giữa lợi ích và giá thành của việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công của tổ chức. 3 Dongsung Kong và Constantine P. Danopoulos, Quản lý/Lập ngân sách theo Kết quả Hoạt động: Hướng tới việc Điều hành theo phương pháp Tham gia và Minh bạch (UNPAN, Diễn đàn toàn cầu lần thứ 6 về Tái tạo Chính phủ, 2005). 4 Mark Moore, Sáng tạo giá trị công: Quản lý chiến lược trong Chính phủ (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1995). . Minh Khương, Calla Wiemer, PGS TS Đỗ Xuân Thụ Dự án SREM LTS. Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án SREM, một số kết quả của Dự án Quản lý theo kết quả sẽ

Ngày đăng: 21/08/2013, 09:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w