1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CNTT trong dạy học mỹ thuật

4 647 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 209,5 KB

Nội dung

ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Thờng thức Mĩ thuật ở tiểu học GS. Hoàng Sỹ Nguyên 1. Đặc trng của Phân môn thờng thức mĩ thuật: Phân môn TTMT là phân môn mang tổng hòa kiến thức của các phân môn khác trong môn Mĩ thuật. Dựa vào những kiến thức đã đợc học ở các phân môn nh : Vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, tập nặn tạo dáng mà HS có thể nhận xét sơ lợc về giá trị cũng nh vẻ đẹp của một tác phẩm mĩ thuật. Với lớp 4 và 5 các em có thêm SGK và đợc cung cấp lợng kiến thức nhất định trong bài nên cũng giúp các em trả lời và tiếp thu bài tốt hơn. Còn với lớp 1,2,3 thì các em chỉ có Vở tập vẽ với một vài bức tranh, ảnh vậy sẽ rất khó khi GV tổ chức các hoạt động cho hết 35 phút mà vẫn mang lại hiệu quả cho bài học. Do vậy đòi hỏi GV phải su tầm thêm tranh, ảnh liên quan tới bài học để HS cùng tìm hiểu. 2. ứng dụng CNTT trong giảng dạy Phân môn Thờng thức mĩ thuật Dạy phân môn TTMT bằng CNTT sẽ giúp ngời GV đỡ vất vả với đống tranh ảnh trực quan lỉnh kỉnh mà đôi khi còn không mang lại hiệu quả nh: Tranh quá nhỏ, tranh khó su tầm . Hiện nay Internet rất thông dụng, gần nh mọi thông tin đều có thể lấy về từ Internet. Để phục vụ cho bài dạy của mình GV có thể download về từ trên mạng thông tin cần thiết rồi đa vào bài giảng điện tử của mình cho thêm sinh động. Hay chỉ cần một máy ảnh kĩ thuật số hoặc máy scan giáo viên có đa đợc những bức tranh, ảnh trong SGK hay su tầm đợc cho vào máy vi tính để tích hợp vào bài giảng rất nhanh chóng. Qua đó, bài giảng có đợc những bức tranh phóng lớn và đẹp mắt tạo hiệu quả cao cho bài học. CNTT với những phần mềm nh Photoshop, Flash, ViOlet . GV có thể phóng to từng chi tiết của tác phẩm, hay thể hiện đặc trng của màu sắc trong tác phẩm. Hoặc GV có thể đa những đoạn Video vào bài giảng vừa gây hứng thú cho HS lại vừa thể hiện nội dung của bài, hay có thể tạo những trò chơi ô chữ, trắc nghiệm để củng cố kiến thức cho HS. Có thể nói sự kết hợp giữa CNTT và phân môn TTMT là sự kết hợp hoàn hảo mang lại hiệu quả cao trong giờ học Mĩ thuật. Qua đó học sinh hứng thú và yêu thích các tác phẩm nghệ thuật của chính các em, của các họa sĩ và của dân tộc. 3. Chuẩn bị cho bài giảng điện tử hoặc ĐDDH ứng dụng CNTT trong Phân môn Thờng thức mĩ thuật Để chuẩn bị tốt cho một tiết dạy bằng Giáo án điện tử hay ĐDDH ứng dung CNTT đòi hỏi ngời GV phải tiến hành qua các bớc nh sau: - Lập kế hoạch cho từng hoạt động bám sát vào mục tiêu của bài học. - Su tầm tranh, ảnh, t liệu . phục vụ cho bài giảng. - Tìm t tởng, chủ đề của các tác phẩm và những nội dung liên quan. - Lựa chọn những đoạn phim, bài hát, câu chuyện .có nội dung phù hợp với tác phẩm. - Tìm những t liệu ở địa phơng phù hợp với tác phẩm. - Có thể tạo thêm trò chơi cho cả lớp thêm hứng khởi. 4. Thiết kế bài giảng hoặc đồ dùng hỗ trợ cho bài giảng: - Su tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài dạy. - Lên kế hoạch, tiến trình của bài dạy. - Sắp xếp các nội dung, hoạt động một cách khoa học. - Lạ chọn hình thức giới thiệu bài để gây hứng thú cho HS về bài học. Nh 1 đoạn phim, bài hát hay câu chuyện liên quan trong bài. - T liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm. - Đa tranh, ảnh liên quan đến bài khai thác vẻ đẹp của tác phẩm: Chủ đề, hình ảnh, cách sắp xếp (bố cục), màu sắc . - Giới thiệu thêm một số tác phẩm liên quan để HS khai thác. - Xây dựng trò chơi để củng cố kiến thức trong bài. Ví dụ trò chơi ô chữ. Chú ý: + Khi xây dựng bài giảng điện tử tránh sử dụng nhiều màu hay các hình ảnh trang trí khác làm phân tán sự chú ý của HS. + Các hiệu ứng nên đơn giản phù hợp với bài giảng. + Không sử dụng những hình ảnh quá nhỏ, hình mờ hay bị vỡ hình. a. T liệu chuẩn bị: - Tranh dân gian đợc chụp lại ở tranh, ảnh, sách, báo, tạp trí và download trên mạng Internet. - Đoạn video clip tải từ địa chỉ trang Web: http://media.vovnews.vn/html/vn/video/34/514 b. Ch ơng trình, phần mềm sử dụng: - Chơng trình PowerPoint trong bộ phần mềm Microsoft Office 2003 của hãng Microsoft. + Cách mở chơng trình: 1. Start/Programs/Microsoft Office/Power Point 2003 2. Kích đúp vào biểu tợng trên màn hình Xuất hiện giao diện cửa sổ làm việc của chơng trình : Để trình chiếu nhấn phím F5 c. Cấu trúc Gồm 15 Slide: Slide 1: Giới thiệu chung - Với mỗi ngời dân Việt Nam bảo tồn những nét giá trị văn hoá của dân tộc không phải là của riêng ai. Bài Xem tranh dân gian Việt Nam trong môn mĩ thuật lớp 4 sẽ giúp học sinh hiểu thêm về giá trị nghệ thuật của các bức tranh dân gian có từ lâu đời, những bức tranh đã từng gắn bó rất thân thiết với mỗi ng- ời dân, chúng mang đậm chất dân tộc và mang những nét giá trị tinh hoa của cha ông ta xa kia. Ngày nay tranh dân gian không còn đợc a chuộng và nhiều ngời không còn biết đến tranh dân gian của Việt Nam. Việc giáo dục HS hiểu và nắm rõ giá trị nghệ thuật của tranh dân gian qua đó các em sẽ yêu quý và trân trọng những bức tranh dân gian của cha ông ta để lại. Slide 2: Giới thiệu một số dòng tranh dân gian Việt Nam thông qua 1 tác phẩm của dòng tranh đó. -Trên slide là hình ảnh 3 bức tranh của 3 dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống và làng Sình Slide 3: Giới thiệu đề tài của tranh dân gian. ở slide này giới thiệu cho HS về đề tài chúc tụng thông qua 3 bức tranh. Qua đó HS thấy đợc ý nghĩa của các bức tranh là ớc vọng của ngời dân về cuộc sống và con cái . - Tranh Tiến tài: Cầu mong tiền tài, của cải và vật chất đầy nhà - Tranh Vinh hoa: Cầu mong cho con cái khoẻ mạnh, bụ bẫm nh em bé trong tranh. + Hình ảnh chú gà trống biểu trng cho ngời quân tử: Văn, vũ, dũng ,nhân, tín. + Dòng chữ Vinh hoa trên tranh là cầu mong cho con cái sau này đỗ đạt làm quan. + Bông hoa cúc tợng trng cho sự thanh tao, nho nhã. - Tranh Phú quý: Là hình ảnh em bé gái mạnh khoẻ, bụ bẫm + Hình ảnh con vịt tợng trng cho nữ giới: dịu hiền, sinh sản + Bông hoa sen tợng trng cho sự trong trắng và thuần khiết. Slide 4: Một số tranh về đề tài tôn giáo tín ngỡng của ngời dân xa thông qua các bức tranh thờ. - Ngời dân xa kia hay dùng tranh vẽ các vị Phật hoặc mâm ngũ quả dùng để thờ cúng. Ngoài ra còn có hình ảnh các vị thần dùng để dán ở cửa nhằm xua đuổi tà ma Slide 5: Tranh về đề tài minh hoạ, lịch sử là những bức tranh vẽ về các nhân vật lịch sử hay qua các tích truyện. - Tranh vẽ về những vị anh hùng dân tộc nh Hai bà Trng, Đinh Bộ Lĩnh, Quang Trung hay vẽ theo các tích truyện của nh Tam Quốc, Truyện Kiều . Slide 6: Tranh về đề tài sinh hoạt. Là những bức tranh vẽ về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của ngời dân hay phê phán những thói h tật xấu, đả kích . - Diễn tả cuộc sống hàng ngày của ngời dân nh cuộc sống hạnh phúc của đôi vợ chồng trong tranh Hứng Dừa. - Bức tranh Đánh ghen là sự phê phán những ông chồng có thói trăng hoa. Trong tranh là hình ảnh ngời vợ cả đang cầm kéo định đâm ngời tình của chồng. Anh chồng thì đang che chở cho ngời tình một tay vẫn đặt trên nhũ hoa của ngời tình xem điều rất đắc địa. Trên tranh có hàng chữ. Dịch là: Thôi thôi bớt giận làm lành. Chi điều sinh sự hổ mình hổ ta Slide7 : Hai bức tranh Đám cới chuột và thầy đồ Cóc giúp HS thấy cha ông ta xa kia đã biết nhân cách hoá các con vật trong tranh của mình. Slide 8: Giới thiệu về cách làm tranh dân gian Đông Hồ - Qua slide này học sinh đã hiểu rõ cách làm tranh của dòng tranh Đông Hồ Slide 9: Giới thiệu cách làm tranh dân gian Hàng Trống. - Qua slide này học sinh đã hiểu rõ cách làm tranh của dòng tranh Hàng Trống Slide 10: Xem tranh Lí ng vọng nguyệt và tranh cá chép. ở slide này giáo viên đặt các câu hỏi giúp HS nhận ra các hình ảnh, nội dung và đặc điểm của từng tranh. Thông qua đó HS so sánh sự khác biệt giữa hai dòng tranh. - Học sinh tìm hiểu các hình ảnh có trong tranh, màu sắc, cách sắp xếp Slide 11: Củng cố lại cho HS thấy đặc điểm của tranh Hàng Trống Slide 12: Củng cố lại cho HS thấy đặc điểm của tranh Đông Hồ Slide 13: Dựa vào kiến thức tiếp thu đợc về hai dòng tranh HS chỉ ra hai bức tranh trên slide này đâu là tranh Đông Hồ và đâu là tranh Hàng Trống. Kết quả sẽ hiển thị khi kích chuột vào bức tranh các bức tranh. Slide 14: Đây là phần trắc nghiệm kiến thức của HS. Dựa vào các nội dung ở bên trái HS sẽ chỉ ra đó là đặc điểm của dòng tranh dân giân Đông Hồ hay Hàng Trống. Dựa vào sự lựa chọn của học sinh GV sẽ kích vào ô Đông Hồ hoặc Hàng Trống thì đáp án sẽ đợc thể hiện thông qua 1 gơng mặt đang cời, còn nếu sai sẽ là gơng mặt mếu. Slide 15: Đây là 1 đoạn Clip về dòng tranh dân giân Đông Hồ, qua clip nhỏ này HS sẽ hiểu rõ hơn về một dòng tranh mang đậm chất dân tộc và là niềm tự hào của ngời dân Việt Nam. Hơn nữa tôi đặc đoạn Clip này ở phần cuối của tiết học chứ không đặt ở phần giới thiệu về cách làm tranh dân gian Đông Hồ là với mục đích vừa giúp các em củng cố lại kiến thức vừa giúp các em th thái sau 1 tiết học. Qua 15 slide với các bức tranh đẹp nội dung phong phú, hình ảnh sinh động và một bài trắc nghiệm gây nhiều hứng thú cho HS. Tiết học thờng thức mĩ thuật đã trở lên nhẹ nhàng, dễ hiểu và khắc sâu đợc kiến thức cho HS. Qua đó HS thấy hứng thú và yêu thích các tác phẩm đợc giới thiệu trong các tiết học Thòng thức mĩ thuật. . ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Thờng thức Mĩ thuật ở tiểu học GS. Hoàng Sỹ Nguyên 1. Đặc trng của Phân môn thờng thức mĩ thuật: Phân môn. học. Do vậy đòi hỏi GV phải su tầm thêm tranh, ảnh liên quan tới bài học để HS cùng tìm hiểu. 2. ứng dụng CNTT trong giảng dạy Phân môn Thờng thức mĩ thuật

Ngày đăng: 21/08/2013, 09:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Lạ chọn hình thức giới thiệu bài để gây hứng thú cho HS về bài học. Nh 1 đoạn phim, bài hát hay câu chuyện liên quan trong bài. - CNTT trong dạy học mỹ thuật
ch ọn hình thức giới thiệu bài để gây hứng thú cho HS về bài học. Nh 1 đoạn phim, bài hát hay câu chuyện liên quan trong bài (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w