e d u.vn/14 - Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh: Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữViệt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẶNG HỮU NGHĨA
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu trong luận văn là trung thực, các thông tin, tài liệu trình bày trong luậnvăn đã được ghi rõ nguồn gốc Những kết luận khoa học của luận văn chưatừng được công bố trong bất cứ công trình nào
Tác giả
Đặng Hữu Nghĩa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng QLĐT Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế vàQuản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trongquá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS Trần Thị Minh Ngọc
đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn, và giađình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những
ý kiến đóng góp trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn
Đặng Hữu Nghĩa
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3
4 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn 3
5 Kết cấu của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 5
1.1 Lý luận chung về chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh
5 1.1.1 Ngân sách nhà nước 5
1.1.2 Chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh 8
1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh 11
1.2.1 Khái niệm nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh 11
1.2.2 Nội dung, yêu cầu quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh 14
1.2.3 Hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN 27
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh 29
1.3 Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh của một số địa phương 31
Trang 71.3.2 Bài học kinh nghiệm cho quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh
Vĩnh Phúc 35
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 37
2.2 Phương pháp nghiên cứu 37
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 37
2.2.2 Phương pháp phân tích 38
2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 41
Chương 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC 42
3.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc 42
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 42
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 43
3.1.3 Khuôn khổ pháp lý thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh 47
3.2 Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc 49
3.2.1 Thực trạng chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc 49
3.2.2 Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 54
3.3 Phân tích hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc 69
3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 71
3.5 Đánh giá chung về hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 72
3.5.1 Những kết quả đạt được 72
3.5.2 Những hạn chế 73
3.5.3 Nguyên nhân của hạn chế 75
Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI
Trang 878
Trang 94.1 Quan điểm, phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên
NSNN tỉnh Vĩnh Phúc 78
78
4.1.2 Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 82
4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc 84
4.2.1 Giải pháp hoàn thiện quản lý việc lập, phân bổ, giao và chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN tỉnh 84
4.2.2 Giải pháp hoàn thiện chế độ quản lý kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh 86
4.2.3 Giải pháp liên quan đến thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính và biên chế đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập 88
4.2.4 Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý chi thường xuyên NSNN 89
4.2.5 Một số giải pháp khác 90
4.3 Một số kiến nghị 94
4.3.1 Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ 94
4.3.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính 95
4.3.3 Kiến nghị với UBND tỉnh 96
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 11Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2013 51Bảng 3.5: Tổng hợp quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh tại
Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2013 52Bảng 3.6: Kết quả kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Vĩnh Phúc
giai đoạn 2009 - 2013 65Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu về tình hình phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2009-2013 69
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng tiêu cực của hậukhủng hoảng kinh tế thế giới, giá cả lạm phát tăng cao, thu ngân sách bị hạnchế, bội chi ngân sách lớn trong khi nhu cầu về nguồn lực để đáp ứng cácnhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (NSNN) cho các hoạtđộng của cơ quan Nhà nước đặt ra ngày càng nhiều Chính vì thế, việc quản lýchặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả là hết sức quantrọng
Nhiệm vụ chủ yếu của chi thường xuyên NSNN là duy trì hoạt động của
cơ quan Đảng, Nhà nước, an ninh, quốc phòng, các hoạt động sự nghiệp y tế,giáo dục, văn hoá, xã hội, thông tin thể thao, khoa học công nghệ, kinh tế vàđảm bảo an sinh xã hội nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đấtnước Với nhiệm vụ quan trọng đó, trong năm qua các Bộ, ngành và địaphương đã chủ động triển khai quyết liệt các giải pháp của Chính phủ để ổnđịnh kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội Tích cực xây dựng khuôn khổhành lang pháp lý, phân định trách nhiệm giữa các cấp, các ngành, các cơquan nhà nước về quản lý chi NSNN nói chung và chi thường xuyên nóiriêng Cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch các quy trình nghiệpvụ; hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách trong việc phân bổ và giám sát quátrình thực hiện dự toán chi thường xuyên Tuy nhiên, trong quá trình lập, chấphành, quyết toán chi thường xuyên còn nhiều vấn đề bất cập Dự toán chưagắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ của đơn vị, phân bổ ngân sách chưa được chútrọng đúng mức, thiếu hệ thống các tiêu chí thích hợp để xác định thứ tự ưutiên trong phân bổ ngân sách Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyênlạc hậu Công tác quản lý còn chưa chặt chẽ, thanh quyết toán chưa nghiêm,tiêu cực, lãng phí vẫn còn khá phổ biến
Trang 132Vĩnh Phúc là một tỉnh mới được tái lập từ ngày 01/01/1997, với nhiềutiềm năng, lợi thế về phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ Kinh tế Vĩnh
Trang 14Phúc có những bước phát triển đáng kể, thu ngân sách năm sau cao hơn nămtrước, đặc biệt năm 2004, Vĩnh Phúc đã tự cân đối ngân sách và có đóng gópcho NSTW Vì vậy, chi thường xuyên hàng năm của tỉnh Vĩnh Phúc là tươngđối lớn; việc quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các khoản chi thường xuyênnhằm đảm bảo sự phát triển các lĩnh vực xã hội, phục vụ nhu cầu hoạt độngcủa cấp uỷ, chính quyền địa phương, đồng thời khắc phục các tồn tại hạn chếtrong quản lý chi thường xuyên là yêu cầu nhiệm vụ của các cơ quan quản lý
và sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Với những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả Quản lý chi
thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu
luận văn thạc sĩ
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Thông qua phân tích cơ sở lý luận về chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh
và hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh, luận văn tập trung phântích làm rõ thực trạng hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh VĩnhPhúc, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếunhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/
4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh
4 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa có chọn lọc để làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về chithường xuyên NSNN cấp tỉnh và hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNNtỉnh Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về nâng caohiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh và rút ra bài học cho VĩnhPhúc
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngânsách tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạnchế cần khắc phục trong quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thườngxuyên NSNN tỉnh và vai trò, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng NSNN củacác cơ quan chuyên môn và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và tăng cường hộinhập quốc tế của địa phương
Trang 16tỉnh, các đơn vị thuộc ngành Tài chính và các đơn vị sử dụng NSNN trongquá trình quản lý chi thường xuyên NSNN ở cấp tỉnh.
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/
6
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả quản lý chi thường
xuyên NSNN cấp tỉnh
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh
Vĩnh Phúc
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên
NSNN tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 18Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 1.1 Lý luận chung về chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh
1.1.1 Ngân sách nhà nước
1.1.1.1 Khái niệm
Khái niệm về ngân sách Nhà nước (NSNN) có nhiều quan điểm khácnhau: một số tác giả cho rằng NSNN là một bản dự toán thu - chi trong nămcủa Nhà nước Cách quan niệm này đúng về hình thức, nhưng đó chỉ là mộtgiai đoạn của quá trình ngân sách và cũng chưa thể hiện được vị trí của NSNN
Một nhóm tác giả khác cho rằng, NSNN là quỹ tiền tệ tập trung củaNhà nước Cách quan niệm này đúng ở chỗ, người ta đã thực thể hóa đượcNSNN và cũng nêu được vị trí của NSNN so với các quỹ tiền tệ khác Vì thực
tế cũng thường thấy thu của Nhà nước đưa vào một quỹ tiền tệ và chi của Nhànước cũng xuất từ quỹ tiền tệ ấy, nhưng các quan điểm này chưa phản ánhđược vị trí cân đối vĩ mô của NSNN trong nền kinh tế quốc dân
Theo quan điểm của nhóm thứ ba thì NSNN là hệ thống các quan hệkinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động
và phân phối các nguồn tài chính Quan niệm này đúng ở chỗ đã nói lên đượcNSNN chứa đựng các quan hệ kinh tế, nhưng nó lại không nói lên được thựcthể NSNN là gì và quan hệ kinh tế đó có là quan hệ tài chính - ngân sáchkhông?
Luật NSNN được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, khóa XI,
kỳ họp thứ hai, thông qua ngày 16/12/2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân
sách 2004, đã nêu: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của
Nhà nước, đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/
8
Nhà nước” Đây có thể coi là khái niệm cơ bản được thống nhất khi nghiên
cứu về NSNN
Trang 20Nội dung khoa học của NSNN: là phạm trù kinh tế - lịch sử; là phạmtrù kinh tế, NSNN gắn với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa; là phạmtrù lịch sử, nó gắn với sự ra đời và phát triển của nhà nước và là công cụ kinh
tế của nhà nước Nhà nước sử dụng ngân sách để thực hiện các quan hệ phânphối dưới hình thái giá trị các nguồn lực tài chính, bằng việc huy động một bộphận thu nhập của xã hội dưới hình thức thuế và các hình thức động viên khác
để đáp ứng các nhiệm vụ kinh tế- xã hội của nhà nước
Các quan điểm trên không có sự khác nhau nhiều, chúng đều thể hiệnnội hàm của khái niệm NSNN trên các góc độ khác nhau nhưng chưa đầy đủ
do chỉ mô tả hình thức biểu hiện bên ngoài mà chưa phản ánh được nội dungkinh tế bên trong của NSNN Do vậy, cần xem xét NSNN một cách tổng thểtrên các phương diện:
Xét về mặt hình thức: NSNN là một bản dự toán thu và chi do Chínhphủ lập ra, đệ trình Quốc hội và giao cho Chính phủ thực hiện
Xét về mặt thực thể: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, nhữngkhoản chi cụ thể và được định lượng
Xét trong tổng thể một hệ thống tài chính thống nhất: NSNN là khâuchủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia
Xét về các nội dung kinh tế chứa đựng trong hoạt động của NSNN: cáckhoản thu - luồng nhập quỹ NSNN, các khoản chi- nguồn xuất quỹ NSNN làquá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước Trong quá trình đóxuất hiện hàng loạt các quan hệ tài chính giữa một bên là Nhà nước với mộtbên là các chủ thể phân phối trong quá trình phân phối nguồn lực tài chínhcủa một quốc gia
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm NSNN như sau: NSNN
là một khâu của hệ thống tài chính quốc gia, nó phản ánh các quan hệ kinh tế trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ kinh tế- xã hội của Nhà
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/
10
Vai trò của NSNN trong nền kinh tế quốc dân
Ngân sách nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sựphát triển của đất nước Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều phải có chínhsách sử dụng ngân sách nhà nước hợp lý và hiệu quả Nhà nước huy độngnguồn tài chính, tạo lập quỹ Ngân sách nhà nước để thực hiện các chức năng,nhiệm vụ kinh tế - xã hội của mình
Nghiệp vụ chủ yếu của NSNN là thu, chi nhưng không đơn thuần chỉ làviệc tăng giảm số lượng tiền tệ, mà còn phản ánh mức độ quyền lực, ý chí và
sở nguyện của nhà nước, đồng thời biểu hiện quan hệ kinh tế - tài chính giữaNhà nước với các tác nhân khác nhau của nền kinh tế trong quá trình phân bổcác nguồn lực và phân phối thu nhập mới sáng tạo ra
+ Là công cụ huy động nguồn tài chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêucủa nhà nước Nguồn lực tài chính được huy động thông qua các khoản thu từthuế, phí, thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước và các nguồn thu khácnhư phát hành công phiếu (trái phiếu hay tín dụng nhà nước) vay nợ nướcngoài (ODA) và tín dụng quốc tế (IMF, WB, ADB ) Chi NSNN có nhiềutiêu chí khác nhau để phân loại chi NSNN, nếu căn cứ theo tính chất vàphương thức quản lý, chi NSNN được chia thành 3 nội dung cơ bản: Chi đầu
tư phát triển; chi thường xuyên; chi trả nợ, viện trợ và chi dự trữ
+ NSNN là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế- xã hội Đó là vai tròđịnh hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnhđời sống xã hội Điều tiết vĩ mô được thực hiện thông qua một hệ thống cáccông cụ như: chiến lược, kế hoạch (định hướng và hướng dẫn), pháp luật(điều tiết hành vi) và các công cụ kinh tế tài chính (thuế, lãi suất tín dụng,chiết khấu ) Trong lĩnh vực tài chính, NSNN giữ vai trò rất quan trọngthông qua chính sách động viên các nguồn lực tài chính và đầu tư phát triển
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địaphương Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
Trang 22quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương Ngân sách địaphương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhândân và Ủy ban nhân dân.
1.1.1.2 Chi ngân sách nhà nước
Về phương diện pháp lý: Chi NSNN là những khoản chi tiêu do chínhphủ hay các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được những mục tiêucông ích
Về bản chất: Chi NSNN là hệ thống các quan hệ phân phối lại cáckhoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tậptrung của nhà nước, nhằm thực hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế, pháttriển các sự nghiệp văn hóa- xã hội, duy trì bộ máy quản lý nhà nước và đảmbảo an ninh, quốc phòng
Như vậy, chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đãđược tập trung vào quỹ NSNN cho từng mục tiêu, từng hoạt động, từng côngviệc cụ thể thuộc chức năng của Nhà nước
Chi NSNN bao gồm hai quá trình: phân phối và sử dụng quỹ NSNN Quá trình phân phối là quá trình phân bổ kinh phí từ quỹ NSNN theonhững tiêu chí, tỷ lệ nhất định để hình thành các quỹ tiền tệ nhỏ hơn trước khiđưa vào sử dụng Nói cách khác, đó là quá trình phân bổ quỹ NSNN thànhnhiều phần với những cơ cấu nhất định cho những nội dung, đối tượng thụhưởng NSNN khác nhau đảm bảo với một nguồn lực tài chính có hạn nhưnglại phải đáp ứng các nhu cầu chi tiêu trong quá trình thực hiện các chức năngnhiệm vụ của Nhà nước
Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi dùng các khoản tiền đượccấp phát từ quỹ NSNN cho các công việc cụ thể theo các mục đích đã định
1.1.2 Chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh
1.1.2.1 Khái niệm
Chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh là quá trình phân phối và sử dụng
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/
12
nhu cầu chi giúp bộ máy nhà nước cấp tỉnh vận hành và thực hiện nhiệm vụcủa mình đồng thời đảm bảo chi cho các hoạt sự nghiệp nhằm cung ứng cáchàng hoá công cộng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh tế - xãhội trên địa bàn tỉnh
Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh:
- Các khoản chi thường xuyên NS tỉnh mang tính ổn định
- Phạm vi, mức độ chi thường xuyên ngân sách tỉnh gắn với cơ cấu, tổchức và hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước cấp tỉnh và sự lựa chọntrong việc cung ứng các hàng hoá dịch vụ công cộng
- Xét theo cơ cấu chi ở từng niên độ và mục đích cuối cùng của vốn cấpphát thì chi thường xuyên của ngân sách tỉnh cho các hoạt động sự nghiệp cóhiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xãhội
- Các chính sách, chế độ về chi thường xuyên của NS tỉnh cho các cơquan nhà nước thường chậm thay đổi và có nguy cơ tụt hậu so với nhu cầuthực tiễn
1.1.2.2 Nội dung chi thường xuyên NSNN tỉnh
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, vănhóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ,môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan cấp tỉnh quản lý
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cấp tỉnh quản lý như: sự nghiệpgiao thông; sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp và lâmnghiệp; sự nghiệp thị chính; đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính vàcác hoạt động sự nghiệp địa chính khác; điều tra cơ bản; các hoạt động sựnghiệp về môi trường và các sự nghiệp kinh tế khác
- Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngânsách cấp tỉnh bảo đảm theo quy định;
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/
14
- Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh: Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữViệt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp tỉnh theo quy định;
- Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do cấp tỉnhquản lý;
- Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia docác cơ quan cấp tỉnh thực hiện;
- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật
1.1.2.3 Vai trò của chi thường xuyên NSNN tỉnh
- Đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ quan nhà nước
- Thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quannhà nước của tỉnh khi đem so sánh giữa số chi NSNN với các mặt kinh tế,hiệu suất, hiêụ ích của các khoản chi này
- Đảm bảo cho nhà nước có thể thực hiện sản xuất và cung ứng mộtphần hàng hoá công cộng trên địa bàn
- Trợ giúp đắc lực cho sự phát triển kinh tế
1.1.2.4 Điều kiện chi thường xuyên NSNN tỉnh
- Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách cấp tỉnh được cấp cóthẩm quyền giao và phê chuẩn;
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định;
- Được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyềnquyết định chi;
- Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểmsoát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán
Trang 261.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh
1.2.1 Khái niệm nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh
1.2.1.1 Khái niệm quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh
- Quản lý chi NSNN
Trước hết, quản lý nói chung được hiểu như một quy trình mà chủ thểquản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thíchhợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phùhợp với quy luật khách quan và đạt được mục tiêu đã định Trong quản lý cầnxác định đúng các yếu tố trọng yếu như: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý,công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý
Quản lý chi NSNN là việc nhà nước phân phối và sử dụng quỹ NSNNnhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc
đã được xác lập
Chủ thể quản lý chi NSNN là Nhà nước hoặc các cơ quan nhà nướcđược giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động phân phối và sử dụng các quỹNSNN
Đối tượng quản lý chi NSNN là các hoạt động chi bằng tiền của NSNN Trong quản lý chi NSNN có thể sử dụng các phương pháp và công cụ
quản lý như: phương pháp tổ chức, phương pháp hành chính, phương phápkinh tế, hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý NSNN, các đòn bẩy kinh
tế, tài chính, kiểm tra, thanh tra, các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chiNSNN
- Quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh
Quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh là quá trình các cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền sử dụng hệ thống các biện pháp tác động vào
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/
16khoản chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh được sử dụng đúng mục đích, tiếtkiệm và hiệu quả
Ở đây, chủ thể quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh là các cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với lĩnh vực chi NSNN trên địa bàn
Trang 28tỉnh (HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Sở Tài chính, KBNN ) và các đơn vị sử dụngngân sách cấp tỉnh (cơ quan nhà nước cấp tỉnh và đơn vị sự nghiệp công lập
sử dụng ngân sách cấp tỉnh)
Đối tượng quản lý là hoạt động chi thường xuyên ngân sách tỉnh, hoạtđộng đó bao gồm việc lập dự toán; phân bổ dự toán; chấp hành dự toán; kiểmtra, kiểm soát, thanh toán, quyết toán các khoản chi thường xuyên ngân sáchcấp tỉnh
Công cụ và phương pháp quản lý: Công cụ quản lý chi thường xuyênNSNN tỉnh là các chế độ, chính sách; các tiêu chuẩn, định mức do các cơquan nhà nước có thẩm quyền ban hành tác động lên đối tượng và chủ thểquản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh
Sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua việcthực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của quản
lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Đó là mục tiêu sử dụng ngân sách tỉnhmột cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển KT-XH và ổn định kinh tế,chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn tỉnh
1.2.1.2 Nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh
- Nguyên tắc tập trung dân chủ:
Đây là một nguyên tắc cơ bản trong quản lý nói chung Nguyên tắc nàyđòi hỏi trong quản lý phải bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tậptrung và dân chủ Trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấptỉnh, nguyên tắc này phải được quán triệt trong toàn bộ các khâu trong chutrình quản lý Thực hiện nguyên tắc này, quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước cấp tỉnh được phân cấp cho các vị dự toán cấp dưới, song việc phâncấp quản lý phải bảo đảm sự tập trung, thống nhất quản lý của cấp trên Tronglập dự toán chi ngân sách và quyết định phân bổ dự toán; chấp hành dự toán;kiểm tra, kiểm soát, thanh toán; quyết toán các khoản chi thường xuyên ngân
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/
18
thường xuyên ngân sách cấp tỉnh được quyết định trên cơ sở nhu cầu chi tiêuhợp lý của các đơn vị sử dụng ngân sách Khi dự toán ngân sách đã đượcquyết định thông qua, mọi đối tượng thụ hưởng ngân sách đều phải tuân thủcác quyết định về dự toán, phân bổ dự toán, kiểm tra, quyết toán ngân sách
- Nguyên tắc quản lý theo dự toán:
Hoạt động của NSNN, đặc biệt là cơ cấu thu, chi của NSNN phụ thuộcvào quyền phán quyết của cơ quan quyền lực Nhà nước Do vậy mọi khoảnchi từ NSNN chỉ có thể trở thành hiện thực khi và chỉ khi các khoản chi đónằm trong cơ cấu chi theo dự toán đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xétduyệt và thông qua
Phạm vi của chi NSNN rất đa dạng, liên quan đến nhiều loại hình đơn
vị thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau Mức chi cho mỗi hoạt độngđược xác định theo đối tượng riêng, định mức riêng và ngay giữa các cơ quantrong cùng một lĩnh vực hoạt động nhưng hoạt động trên địa bàn khác nhau,điều kiện về trang bị cơ sở vật chất khác nhau, quy mô và tính chất hoạt độngkhác nhau sẽ dẫn đến các mức chi từ NSNN cho mỗi cơ quan là khác nhau
Quản lý theo dự toán mới đảm bảo được yêu cầu cân đối của NSNN,tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành NSNN; hạn chế tính tuỳ tiện trongquản lý và sử dụng kinh phí ngân sách tại các đơn vị dự toán
- Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả:
Nguyên tắc này đòi hỏi bảo đảm với một chi phí thấp nhất sẽ phải thuđược lợi ích lớn nhất Trong quản lý chi thường xuyên ngân sách, nguyên tắctiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi việc chi một đồng ngân sách phải tạo ra lợi íchlớn nhất có thể Tiết kiệm không đồng nghĩa với hạn chế chi tiêu, tiết kiệm là
sự chi tiêu hợp lý Đó là chi đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức, đảm bảo đáp ứngđầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh Chi tiêuhợp lý sẽ tạo ra tác động lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Hiệu quả được xác định bằng kết quả so với chi phí đã bỏ ra Chi tiêuhợp lý sẽ bảo đảm ngân sách được sử dụng có hiệu quả chi tiêu càng hợp lý,
Trang 30ngân sách được sử dụng càng hiệu quả cao Hiệu quả của chi tiêu ngân sáchphải được xét trên nhiều mặt, hiệu quả kinh tế, xã hội, chính trị ; hiệu quảtrước mắt và hiệu quả lâu dài.
Chi tiêu ngân sách không tiết kiệm, hiệu quả không chỉ gây lãng phíngân sách, lãng phí nguồn lực mà còn có thể gây bất ổn cho nền kinh tế, tạo ranhững hệ lụy cho nền kinh tế địa phương
Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả cũng phải được quán triệt trong cáckhâu của quá trình chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh Để chi ngân sách tiếtkiệm, hiệu quả, quản lý chi ngân sách phải bảo đảm xác định được đúng đốitượng chi, thứ tự ưu tiên các khoản chi, tiêu chí, định mức, cơ cấu phân bổngân sách tỉnh cho chi thường xuyên hợp lý
- Nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc Nhà nước:
Một trong những chức năng quan trọng của Kho bạc Nhà nước là quản
lý quỹ NSNN Vì vậy, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm phải kiểm soát chặtchẽ mọi khoản chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là các khoản chi thườngxuyên
1.2.2 Nội dung, yêu cầu quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh
1.2.2.1 Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh
Chi thường xuyên là một bộ phận của chi NSNN, phản ánh quá trìnhphân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên vềquản lý KT-XH của Nhà nước
Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số chi
, nhằmđảm bảo sự hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể, đảm bảo anninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế -văn hoá - xã hội và các nhiệm vụ
Trang 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/
20Cùng với quá trình phát triển KT-XH, các nhiệm vụ thường xuyên củanhà nước ngày càng tăng lên làm phong phú thêm nội dung chi thường xuyêncủa ngân sách
Trang 32Quản lý chi thường xuyên bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống định mức chi ngân sách:
khi lập phương án phân bổ ngân sách, kiểm tra quá trình chấp hành ngân sách,thẩm tra xét duyệt quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách Định mức chicũng là cơ sở pháp lý để các đơn vị sử dụng ngân sách triển khai thực hiện dựtoán ngân sách được giao tại đơn vị theo đúng chế độ quy định
Định mức chi ngân sách bao gồm hai loại: định mức phân bổ và địnhmức sử dụng ngân sách
- Định mức phân bổ ngân sách: Đây là định mức mang tính chất tổng
: định mức chi hànhchính trên một biên chế; định mức chi tổng hợp cho một học sinh thuộc cáccấp học; định mức chi cho một giường bệnh; định mức chi cho sự nghiệp vănhóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao tính trên một ngườidân…
Định mức này có thể ban hành hàng năm hoặc tính cho cả một thời kỳ
ổn định ngân sách, có tính đến yếu tố điều chỉnh tăng hàng năm do trượt giá.Trên cơ sở tổng chi ngân sách địa phương được Trung ương giao và định mứcphân bổ ngân sách do Thủ tướng Chính phủ ban hành, địa phương phải xâydựng và ban hành các định mức phân bổ cho các ngành, các cấp, các đơn vịthụ hưởng NSĐP, phù hợp với khả năng tài chính - ngân sách và đặc điểmtình hình ở địa phương mình Định mức phân bổ ngân sách là căn cứ để phân
bổ chính thức tổng mức kinh phí trong hệ thống các đơn vị dự toán
- Định mức sử dụng ngân sách: Biểu hiện của loại định mức này là chế
độ tiền lương, phụ cấp lương, chế độ công tác phí, chế độ hội nghị,… Loạiđịnh mức này khá đa dạng do chi thường xuyên bao gồm nhiều lĩnh vực khácnhau Theo quy định hiện hành, phần lớn các định mức sử dụng ngân sách do
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/
22
Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với Bộ Tàichính ban hành Đối với địa phương thì HĐND tỉnh được phân cấp ban hành
Trang 34một số định mức, chế độ chi tiêu phù hợp với đặc thù địa phương Đây là cơ
sở pháp lý để các đơn vị sử dụng ngân sách chấp hành khi chi tiêu ngân sáchđược cấp và cũng là căn cứ pháp lý để KBNN thực hiện kiểm soát chi
Do tầm quan trọng của định mức đối với công tác quản lý chi thườngxuyên nên khi xây dựng định mức cần chú ý các yêu cầu sau:
- Định mức chi phải được xây dựng một cách khoa học, không mangtính áp đặt, chủ quan, phù hợp với đặc điểm, loại hình hoạt động của từng cơquan, đơn vị
- Định mức chi phải mang tính thực tiễn, phản ảnh được mức độ phùhợp của các định mức chi với nhu cầu kinh phí cho hoạt động, Phải tổ chứctheo dõi và đánh giá tình hình hình thực hiện định mức, từ đó điều chỉnh kịpthời cho phù hợp với biến động của thực tiễn
- Định mức phải mang tính ổn định,
chi thường xuyên trong cân đối ngân sách và triển khai thực hiện được chínhsách khoán chi hành chính, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp cóthu
Thứ hai, lập dự toán chi thường xuyên:
Dự toán chi thường xuyên là một bộ phận rất quan trọng của chi NSĐP.Khi lập dự toán chi thường xuyên phải dựa trên các căn cứ sau:
- Các chỉ tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng… đặcbiệt là các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí chi thườngxuyên
- Các chủ trương,
, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động an ninh - quốc phòng
và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định
- Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định;định mức phân bổ dự toán ngân sách do Thủ tướng chính phủ, HĐND cấpTỉnh ban hành theo phân cấp
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/
24
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triểnKT-XH và dự toán NSNN; thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách của BộTài chính và văn bản hướng dẫn của cơ quan chủ quản các cấp
Trang 36- Số kiểm tra về dự toán ngân sách được cơ quan có thẩm quyền thôngbáo, tình hình thực hiện dự toán năm báo cáo và các năm liền kề.
- Khả năng cân đối nguồn kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi thườngxuyên kỳ kế hoạch Khả năng này được dự báo trên cơ sở cơ cấu thu NSNN
kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu
Thứ ba, chấp hành dự toán chi thường xuyên:
Đây là nội dung rất quan trọng trong quản lý chi ngân sách, là khâu thứhai trong chu trình quản lý ngân sách Mục tiêu chính của việc tổ chức chấphành dự toán chi thường xuyên là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụngkinh phí được phân bổ một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả
Để đạt được các mục tiêu đó, trong quá trình tổ chức chấp hành dự toánchi thường xuyên cần chú trọng các yêu cầu sau: phân phối nguồn vốn mộtcách hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở dự toán chi đã xác định; đảmbảo cấp phát vốn kịp thời, đúng nguyên tắc; tuân thủ đúng nguyên tắc tiếtkiệm, hiệu quả trong sử dụng vốn NSNN
Trong khâu này cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát của cơ quantài chính các cấp, công tác kiểm soát chi của KBNN và hơn hết là nâng cao ýthức chấp hành dự toán, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn kinh phí đượccấp của các đơn vị sử dụng ngân sách
Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chingân sách cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Sở Tài chính cótrách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấpquyết định dự toán chi ngân sách tỉnh, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnhtrước ngày 10 tháng 12 năm trước; Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm báocáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách tỉnh và kết quảphân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyếtđịnh
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/
26Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở Tài chính trình
Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định giao nhiệm vụ chi ngân sách cho từng
cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh
Trang 38- Trường hợp đơn vị dự toán là cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tựchủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chínhtheo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17/10/2005 của Chính phủ, việcphân bổ và giao dự toán chi tiết theo 2 phần: phần dự toán chi ngân sách nhànước giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phần dự toán chi ngânsách nhà nước giao không thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Trường hợp đơn vị dự toán là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tựchủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại Nghị định số43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, việc phân bổ và giao dự toánthu, chi ngân sách nhà nước được căn cứ vào nhiệm vụ được giao, phân loạiđơn vị sự nghiệp (là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt độnghoặc đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạtđộng) Dự toán được giao chi tiết theo 2 phần: phần dự toán chi ngân sách nhànước bảo đảm hoạt động thường xuyên và phần dự toán chi hoạt động khôngthường xuyên
Sau khi nhận được dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao;các đơn vị dự toán phải tổ chức phân bổ và giao dự toán chi ngân sách chotừng đơn vị trực thuộc, kể cả dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền (nếu có)trước ngày 31 tháng 12 năm trước
Khi phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, đơn
vị phân bổ dự toán phải bảo đảm phân bổ hết dự toán ngân sách được giao.Trường hợp có các nhiệm vụ chi chưa xác định được rõ đơn vị thực hiệntrong dự toán đầu năm thì được giữ lại để phân bổ sau, nhưng khi phân bổ chocác nhiệm vụ này, đơn vị dự toán cấp I phải lập phương án phân bổ gửi SởTài chính để thẩm tra
Sở Tài chính thẩm tra phương án phân bổ dự toán chi ngân sách của các
cơ quan nhà nước và đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng ngân sách
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/
28
- Thẩm tra tính chính xác giữa nội dung, tổng mức phân bổ của đơn vị
dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng ngân sách với nội dung, tổng dự toán doUBND tỉnh giao
- Thẩm tra việc chấp hành chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn vàcác tiêu chí phân bổ chi ngân sách
- Qua thẩm tra, nếu phát hiện phương án phân bổ không đảm bảo cácyêu cầu trên thì Sở Tài chính yêu cầu cơ quan phân bổ điều chỉnh lại Trườnghợp cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách không thống nhất với yêu cầu điềuchỉnh của Sở Tài chính thì báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để xem xét, quyếtđịnh
- Trong phạm vi 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương ánphân bổ dự toán ngân sách, Sở Tài chính phải có văn bản thông báo kết quảthẩm tra đến cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách Nếu quá 07 ngày làm việc
mà Sở Tài chính chưa có ý kiến thì được coi như Sở Tài chính đã đồng ý vớiphương án phân bổ của cơ quan, đơn vị đã gửi
Trường hợp Sở Tài chính nhất trí với phương án phân bổ thì thủ trưởng
cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách giao ngay dự toán cho các đơn vị sử dụngngân sách trực thuộc, đồng thời gửi Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước cùng cấp
và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi
Sau ngày 31/12 hàng năm, vì khó khăn, vướng mắc mà đơn vị dự toáncấp I chưa phân bổ xong dự toán được giao, đơn vị báo cáo Sở Tài chính đểxem xét, cho phép kéo dài thời gian phân bổ dự toán, Đối với các nguyênnhân do chủ quan của đơn vị, thời gian phân bổ dự toán được kéo dài chậmnhất đến ngày 31/01 hàng năm Quá thời hạn này, Sở Tài chính tổng hợp báocáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm dự toán chi của đơn vị để điều chuyểncho cơ quan, đơn vị khác, hoặc bổ sung vào dự phòng ngân sách theo quyđịnh Đối với các nguyên nhân do khách quan, vượt quá thẩm quyền của đơn
Trang 40thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp I phải dự kiến thời hạn hoàn thành